Để đảm bảo mục tiêu xác định được những
lợi ích khách quan của cử tri, có một quan
niệm khá phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa
trước đây là các
ĐBQH cần phải
sống và gắn bó
với cuộc sống
của nhân dân để
có thể hiểu được
một cách cặn
kẽ nhất các tâm
tư, nguyện vọng
của nhân dân.
Đây là một trong
những nguyên
nhân để tổ chức
các ĐBQH hoạt
động trên cơ sở
kiêm nhiệm. Tức
là các ĐBQH
dành phần lớn
thời gian của
mình sống ở địa phương, thực hiện những công
việc của một công dân bình thường và chỉ dành
một phần thời gian cho các hoạt động của Quốc
hội, đặc biệt là trong việc tham gia các kỳ họp
Quốc hội. Tất nhiên, cách tổ chức như vậy có
những điểm hợp lý nhất định. Nếu các ĐBQH
chỉ sống ở thủ đô, dành phần lớn thời gian để
nghiên cứu về các quy định pháp luật phức tạp,
thì rõ ràng sẽ có những khoảng cách với những
cử tri đã bầu ra mình. Tuy nhiên, nếu quá thiên
về hướng ngược lại thì cũng không hẳn sẽ thực
hiện tốt vai trò đại diện. Thực tế cho thấy, việc
phải vật lộn với những thách thức của công việc
thường nhật nhiều khi làm cho các đại biểu
kiêm nhiệm lơ là, hoặc thậm chí là quên mất vai
rò là người đại diện của mình. Một giáo viên
tiểu học có thể chỉ quan tâm đến các công việc
dạy học, những câu chuyện từ nhà đến trường,
mà không có thời gian và động lực để quan tâm
đến các tâm tư, nguyện vọng của những cử tri
khác trong địa phương mình. Hoặc nếu có quan
tâm thì có thể phạm vi của những mối quan
tâm đó chỉ được giới hạn trong một phạm vi
hẹp, không mang tính bao quát để có thể nhận
thấy những lợi
ích khách quan,
mang tính phổ
biến của các cử
tri. Hơn thế nữa,
tìm hiểu tâm tư,
nguyện vọng
của người khác
đòi hỏi phải có
những kỹ năng
nhất định, đòi
hỏi phải có quá
trình học hỏi
và trèn luyện.
Rõ ràng, so với
những ĐBQH
hoạt động
chuyên nghiệp
thì đây là những
điểm yếu của các đại biểu kiêm nhiệm.
Ở đây, giải pháp được áp dụng ở nghị viện
các nước có truyền thống lâu đời có nhiều điểm
hợp lý. Đó là các nghị sĩ hoạt động trên cơ sở
chuyên trách, chủ yếu làm việc ở thủ đô để dành
thời gian cho những hoạt động chung của nghị
viện, phục vụ cho lợi ích của toàn quốc gia. Tuy
nhiên, các đại biểu cũng sẽ được dành những
khoảng thời gian nhất định để có thể trở về các
đơn vị bầu cử đã bầu ra mình để tiếp xúc và
tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của những
người được mình đại diện.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chức năng đại diện của Quốc hội: Một số vấn đề về khái niệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(185) 122010
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Khái niệm về đại diện được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong các giao dịch dân sự. Điều này dẫn
đến một thực tế là dường như ai cũng có thể
hiểu, dù ít dù nhiều về khái niệm đại diện được
sử dụng trong khoa học chính trị, nhất là khi nói
về sự đại diện của Quốc hội. Tuy nhiên, việc
đưa ra một khái niệm cụ thể để định nghĩa về
đại diện chính trị hay về chức năng đại diện
của Quốc hội lại là một công việc không dễ
dàng.
Một trong những định nghĩa được chấp nhận
khá phổ biến hiện nay cho rằng đại diện chính
trị là các hoạt động làm cho các tiếng nói, các ý
kiến, các quan điểm của người dân được “hiện
diện” trong quy trình hoạch định các chính sách
của quốc gia. Hoạt động đại diện được diễn ra
khi các nhà chính trị thực hiện các hoạt động
phát biểu, vận động, biểu quyết trên cơ sở thay
mặt cho nhân dân trên các diễn đàn chính trị
quốc gia1.
Đây là một khái niệm rất khái quát, thể hiện
đúng bản chất của hoạt động đại diện trong lĩnh
vực chính trị. Tuy nhiên định nghĩa này chưa
cho thấy tính chất phức tạp, ẩn chứa phía sau
của hoạt động đại diện chính trị. Đại diện chính
trị có rất nhiều yếu tố khác biệt so với những
hoạt động đại diện thông thường diễn ra trong
đời sống dân sự hàng ngày. Đó là mối quan
hệ giữa một cộng đồng với những người đại
diện cho mình, thay thế mình thực hiện quyền
lực nhà nước mà quyền lực đó vốn luôn có xu
hướng quay lại áp đặt những quy tắc, quy phạm
đối với người được đại diện. Vì vậy, trong khái
niệm đại diện được sử dụng trong lĩnh vực chính
trị luôn có những yếu tố đa dạng và có tính
đối lập với nhau. Chẳng hạn, đó là mối quan
hệ giữa việc đại diện cho lợi ích của các cử tri
trong đơn vị bầu cử của mình hay là lợi ích của
toàn quốc gia; giữa việc đại diện theo đúng các
yêu cầu của cử tri hay trên cơ sở những lập luận
nhận định riêng của người đại biểu; giữa việc
làm việc trên cơ sở kiêm nhiệm hay trên cơ sở
chuyên trách, chuyên nghiệp v.v..
Do vậy, để có thể có được một cái nhìn khái
quát về khái niệm đại diện trong lĩnh vực chính
trị, ngoài việc tiếp cận khái niệm chung về đại
KỶ NIỆM 65 NĂM QUỐC HỘI VIỆT NAM
CHỨC NĂNG ĐẠI DIỆN CỦA QUốC HỘI:
MỘT Số VẤN ĐỀ VỀ KHÁI NIỆM
HOÀNG MINH HIẾU *
(*) Thạc sĩ, Trưởng phòng Trung tâm Thông tin-Thư viện và nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc hội.
(1) Hana Pitkin, The Concept of Representation (Los Angeles University Press, 1967).
Số 24(185) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 912
2010
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
diện như trên, điều cần thiết là phải tiếp tục
xem xét những thành tố của khái niệm này và
mối quan hệ giữa chúng. Vì vậy, các nội dung
dưới đây sẽ lần lượt giới thiệu và thảo luận về
những vấn đề mang tính khái niệm liên quan
đến chức năng đại diện của Quốc hội với ba câu
hỏi cơ bản là: Tại sao Quốc hội lại có chức năng
đại diện; Quốc hội đại diện cho ai, và đại diện
của Quốc hội được thực hiện như thế nào.
1. Tại sao quốc hội lại có chức năng đại
diện?
Nghị viện của nhiều nước trên thế giới
thường được ghi nhận trong Hiến pháp là cơ
quan đại diện tối cao của nhân dân. Chẳng hạn,
Điều 43 Hiến pháp Nhật Bản quy định: “Hai
viện của nghị viện bao gồm các thành viên
dân cử, đại diện cho toàn thể nhân dân”; Điều
66 Hiến pháp Tây Ban Nha cũng khẳng định:
“Nghị viện Tây Ban Nha đại diện cho toàn thể
nhân dân Tây Ban Nha”; Điều 94 Hiến pháp
Liên bang Nga cũng có nội dung tương tự:
“Quốc hội Liên bang - nghị viện của Liên bang
Nga - là cơ quan đại diện và lập pháp của Liên
bang Nga”... Một số nước không có các quy
định cụ thể như vậy trong Hiến pháp, nhưng
chức năng đại diện của nghị viện cũng được
thừa nhận một cách đương nhiên.
Chức năng đại diện của nghị viện được ghi
nhận một cách phổ biến xuất phát từ một lý do
rất cơ bản là nghị viện thường do chính nhân
dân bầu ra, là hình thức chủ yếu của việc tổ
chức và thực hiện quyền lực nhân dân.
Việc khẳng định quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân là thành quả của quá trình đấu tranh
lâu dài của nhân loại. Trước đây, quyền lực nhà
nước thường được giải thích là có nguồn gốc từ
đấng siêu nhiên uỷ thác cho nhà vua để cai trị
xã hội. Vì vậy, nhà vua có toàn quyền trị vì đất
nước. Tính chính đáng của quyền lực của nhà
vua được giải thích từ sự uỷ thác của đấng siêu
nhiên. Nhà vua có quyền áp đặt quyền lực của
mình đối với mọi thần dân và trên mọi vấn đề.
Vương quyền của nhà vua là bất khả xâm phạm
và không phải là đối tượng để nghi vấn. Trong
bối cảnh đó, bộ máy nhà nước do nhà vua lập
ra không phải để đại diện cho dân chúng mà để
áp đặt quyền lực của nhà vua, do nhà vua nhận
được từ Chúa trời lên dân chúng.
Quá trình đấu tranh vì tự do, dân chủ của
nhân loại đã đi đến sự thừa nhận một cách phổ
biến quan niệm nguồn gốc quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước không
phải từ bên ngoài, không phải do một đấng siêu
nhiên nào đó đưa lại, mà xuất phát từ chính xã
hội, từ nhân dân. Chính nhân dân là chủ thể của
quyền lực nhà nước, có quyền quyết định các
vấn đề liên quan đến vận mệnh của mình. Nhân
dân có quyền tham gia một cách thực chất vào
quy trình ra quyết định hay thiết kế chính sách.
Việc ghi nhận quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân đặt ra đòi hỏi phải có cách thức để
nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Thông
thường có hai cách thức cơ bản để thực hiện
điều này là: (i) để người dân trực tiếp thực thi
quyền lực của mình, và (ii) người dân thực thi
quyền lực thông qua người đại diện.
Người dân trực tiếp thực thi quyền lực của
mình (hay còn gọi là dân chủ trực tiếp) là hình
thức lý tưởng để nhân dân quyết định các vấn
đề liên quan đến cộng đồng. Hình thức này
được xem là có thể xoá nhoà được sự phân biệt
giữa người cai trị và người bị trị, giữa nhà nước
và xã hội dân sự.
Tuy nhiên, để thực hiện được việc nhân dân
trực tiếp thực thi quyền lực của mình trên thực tế
là rất khó khăn, tốn kém, nhất là đối với những
cộng đồng dân cư có đông thành viên, có địa
bàn cư trú rộng và đa dạng về văn hoá, sắc tộc.
Lịch sử cho thấy, hình thức dân chủ trực tiếp
mới chỉ có thể được thực hiện ở một số thành
bang (polis) trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại với dân
số hạn chế. Chẳng hạn như ở thành bang Athen
(từ năm 461 đến năm 322 trước công nguyên),
quyền quyết định các vấn đề quan trọng của
thành bang thuộc về 50.000 công dân nam giới
trưởng thành của thành bang, không bao gồm
nữ giới, nô lệ và người nước ngoài2.
Bên cạnh đó, việc thực hiện hình thức dân
chủ trực tiếp cũng có những hạn chế nhất định.
Chẳng hạn, không phải người dân nào cũng sẵn
sàng quan tâm và có trình độ nhận thức tốt để
10 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(185) 122010
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
tham gia công việc quản trị nhà nước. Nhà nước
có thể bị quản trị bởi những người “tay ngang”,
không chuyên nghiệp. Hơn thế nữa, hình thức
dân chủ trực tiếp, quyết định theo số đông sẽ
tạo ra nguy cơ xâm phạm quyền lợi của số ít,
bởi vì khi đa số tham gia quyết định từng vấn
đề một cách trực tiếp thì sẽ không có cơ chế để
phán xét lại quyết định đó, trừ chính đa số của
tập thể đó. Vì lẽ đó, sẽ khó có thể xây dựng nên
cơ chế tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của
thiểu số hoặc của cá nhân để yêu cầu tập thể
xem xét lại các quyết định của mình.
Chính vì vậy, có thể nói hình thức thực thi
quyền lực của nhân dân thông qua những người
đại diện là một bước phát triển quan trọng. Nhân
dân bầu ra những người đại diện cho mình và
uỷ quyền cho họ thực hiện các công việc của
chính quyền. Trong hình thức này, sự tham gia
của người dân vào chính quyền không thường
xuyên, chỉ chủ yếu tập trung vào các kỳ bầu
cử. Quyền lực của người dân thể hiện ở việc
họ tuyển chọn những người đại diện thay mặt
cho mình thực thi quyền lực nhà nước và có thể
thay thế những người đại diện này ở những kỳ
bầu cử tiếp theo.
Tuy nhiên, quyền lực của người dân không
vì vậy mà mất đi. Sau khi uỷ quyền cho những
người đại diện, bằng nhiều hình thức khác nhau,
người dân vẫn có quyền tham gia ý kiến về các
hoạt động của chính quyền cũng như giám sát
quá trình thực hiện công việc của những người
đại diện. Trong khi đó, bản thân những người
đại diện cũng có trách nhiệm và có động lực
để thường xuyên tham vấn ý kiến của người
dân. Hơn thế nữa, ngày nay, xu hướng phổ biến
ở nhiều nước trên thế giới là phối hợp cả hai
hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân.
Bên cạnh việc người dân bầu chọn ra những
người đại diện để thực thi quyền lực nhà nước,
một số nội dung quan trọng vẫn do người dân
trực tiếp quyết định thông qua cơ chế trưng cầu
ý dân.
Trong việc hình thức dân chủ gián tiếp, nghị
viện chính là cơ quan thể hiện tập trung nhất
sự uỷ quyền của nhân dân trong việc thực thi
quyền lực nhà nước. Sự ra đời của nghị viện
là để phản ánh ý chí và lợi ích của nhân dân.
Trong tiến trình phát triển của nghị viện, hình
thức ban đầu của nghị viện cũng chính là tập
hợp đại diện của các lãnh địa để cho ý kiến về
việc tăng thuế của nhà vua3. Vì vậy, có thể nói
rằng chức năng đại diện chính là trung tâm của
nguyên nhân mà nghị viện tồn tại4.
Mặc dù trong các mô hình chính thể khác
nhau, nghị viện có thể có những vai trò đại diện
khác nhau nhưng trong mọi trường hợp nghị
viện vẫn luôn là cơ quan có vai trò đại diện tập
trung nhất. Trong hầu hết các mô hình chính
thể, các nghị sĩ phần lớn là do người dân trực
tiếp bầu lên5. Mỗi nghị sĩ đại diện cho một số
lượng dân cư nhất định và có trách nhiệm giữ
mối liên hệ với các cử tri trong khu vực bầu
cử của mình. Ở một số nước, các cơ quan nhà
nước khác như tổng thống hoặc thẩm phán cũng
có thể do nhân dân trực tiếp bầu ra6, nhưng do
cách thức bầu cử và tính chất nhiệm vụ của các
chức vụ này nên vai trò đại diện của họ cũng
như mối liên hệ giữa họ với cử tri không thể
hiện rõ ràng và tập trung như các nghị sĩ.
Với vị trí nền tảng như vậy nên việc thực
hiện chức năng đại diện của các nghị sĩ có tính
chất tương đối đồng nhất giữa các nghị viện.
Vai trò của các nghị sĩ trong hoạt động lập pháp
có thể phụ thuộc rất nhiều vào việc mô hình
chính thể của quốc gia đó. Việc thực hiện hoạt
(2) Dave Robinson và Judy Groves, Triết học Chính trị nhập môn, Tinh Vệ dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí
Minh, 2009.
(3) Nguyễn Đăng Dung, Sự biến chuyển chức năng của nghị viện, Hội thảo về Chức năng đại diện và mối quan hệ giữa lập pháp –
hành pháp, Văn phòng Quốc hội, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc, TP. Hồ Chí Minh, 2004.
(4) Phillip Norton và Cristina Leston-Bandeira, Thiết chế nghị viện: Những khái niệm cơ bản, Văn phòng Quốc hội, Chương trình phát
triển Liên hiệp quốc, Hà Nội, 2005, tr. 31.
(5) Cần chú ý là ở một số nước, các nghị sĩ không phải do nhân dân trực tiếp bầu nên mà có thể do thế tập tước vị (như Thượng viện
Anh) hoặc do các cơ quan khác bầu lên (như Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc).
(6) Trong mô hình chính thể tổng thống và hỗn hợp ở một số nước như Hoa Kỳ, Philippines, Brazil, Pháp, Nga v.v.. tổng thống cũng do
nhân dân bầu nên. Thẩm phán ở một số bang của Hoa Kỳ cũng do nhân dân trực tiếp bầu chọn.
Số 24(185) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 1112
2010
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
động giám sát và động lực thực hiện giám sát
của nghị sĩ cũng có thể phụ thuộc vào việc nghị
sĩ đó thuộc phe cầm quyền hay phe thiểu số
trong nghị viện. Nhưng việc thực hiện các hoạt
động mang tính đại diện của các nghị sĩ trong
các nghị viện được nhân dân thực chất bầu lên
thì phần lớn có tính chất tương đồng. Dù ở đâu,
khi một nghị sĩ được nhân dân trong một khu
vực bầu cử bầu ra thì nhiệm vụ đầu tiên của họ
vẫn là duy trì mối liên hệ với các cử tri nhằm
bảo đảm tính chính đáng trong quá trình thực
hiện công việc của nghị viện, và đồng thời có
thể trực tiếp nhận được các ý kiến phản hồi của
người dân về các hoạt động chính trị hay việc
thực hiện các chương trình, chính sách công7.
Cũng như các quốc gia khác, ở nước ta,
Hiến pháp cũng quy định Quốc hội là cơ quan
đại biểu cao nhất của nhân dân (Điều 83). Các
đại biểu Quốc hội (ĐBQH) do nhân dân bầu ra
theo nhiệm kỳ để đại diện cho nhân dân, thực
hiện quyền lực của nhân dân.
Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng là Hiến
pháp cũng như các văn bản quy phạm pháp luật
ở nước ta không xác định cụ thể đại diện là một
chức năng của Quốc hội. Chính vì vậy, đã làm
xuất hiện quan điểm cho rằng đại diện hoàn
toàn không phải là một chức năng mà là một
tính chất của Quốc hội. Thế nhưng, việc quan
niệm đại diện là tính chất của Quốc hội, ngoài
việc chưa có cơ sở chắc chắn về mặt khái niệm,
còn có thể dẫn đến việc xem nhẹ trách nhiệm
thực hiện chức năng đại diện của các ĐBQH.
Về mặt khái niệm, tính chất là những yếu
tố khi sinh ra đã có. Việc khẳng định đại diện
là tính chất của Quốc hội đồng nghĩa với việc
khẳng định Quốc hội ngay từ khi hình thành
đã “toát ra” sự đại diện. Tuy nhiên, thực tế thì
việc tìm kiếm một cơ cấu thành phần của Quốc
hội để có thể phản ánh một cách chính xác cơ
cấu thành phần của xã hội, để trở thành một
hình ảnh “đồng dạng” với xã hội là điều không
thể, nhất là trong điều kiện các cuộc bầu cử
Quốc hội được thực hiện theo nguyên tắc tự do,
bình đẳng và bỏ phiếu kín nên không thể đặt
ra những khuôn khổ hạn chế sự lựa chọn của
người dân. Chẳng hạn, vào thời điểm này khó
có thể đòi hỏi thành phần của Quốc hội nước ta
phải có đủ hơn 75% đại biểu là nông dân.
Trong khi đó, chức năng thường được hiểu
là những mặt hoạt động cơ bản, những công
việc bắt buộc một chủ thể phải thực hiện. Rõ
ràng, những công việc mang tính chất đại diện
cho người dân như tiếp xúc cử tri, phản ánh ý
kiến của người dân tại diễn đàn Quốc hội v.v..8
là trách nhiệm mà các đại biểu phải thực hiện,
là những mặt hoạt động của Quốc hội. Mặc dù
Hiến pháp và pháp luật không quy định đại diện
là một chức năng của Quốc hội nhưng Hiến
pháp, pháp luật cũng đã quy định cụ thể trách
nhiệm phải thực hiện những công việc này của
Quốc hội, ĐBQH. Do vậy, không thể xem đại
diện chỉ là tính chất của Quốc hội, bản thân khi
Quốc hội hình thành đã có. Quan niệm như vậy
có khả năng dẫn tới việc xem nhẹ trách nhiệm
thực hiện chức năng đại diện của các ĐBQH9.
Rõ ràng, một khi được xem là một mặt hoạt
động thì động lực để thực hiện những hoạt động
đó sẽ mạnh mẽ hơn so với việc xem đó là một
tính chất, không cần thực hiện cũng đã được
đảm bảo.
2. Quốc hội đại diện cho ai?
Câu hỏi: “Các nghị sĩ đại diện cho ai?” tưởng
chừng như rất đơn giản để trả lời, nhưng thực tế
lại có thể gây ra rất nhiều vấn đề cần phải giải
quyết cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Đương nhiên các nghị sĩ phải đại diện cho
các cử tri, nhưng đó là cử tri của địa phương
mình hay cử tri của cả nước. Rõ ràng, không
phải bao giờ lợi ích của các cử tri ở địa phương
(7) Xem thêm: Constituency Relations: Tools for Effective Representation, Tài liệu của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc.
(8) Các nội dung hoạt động đại diện của các ĐBQH được quy định cụ thể tại Điều 97 Hiến pháp 92: “ĐBQH phải liên hệ chặt chẽ với
cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà
nước hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội; trả lời những yêu cầu và
kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực
hiện các quyền đó”.
(9) Xem thêm:Hoàng Hải, Đại diện: Chức năng hay tính chất, Người đại biểu nhân dân, Số 252 (905), ngày 9/9/2006.
12 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(185) 122010
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
của một nghị sĩ cũng trùng khớp với lợi ích của
cử tri cả nước. Ví dụ như trong việc biểu quyết
về ngân sách hàng năm, các nghị sĩ thường sẽ
chú trọng đến quyền lợi của các địa phương mà
mình làm đại diện hơn là lợi ích chung của toàn
quốc gia.
Về mặt lý thuyết, các nghị sĩ, đặc biệt là các
hạ nghị sĩ, thường được xác định là đại diện cho
toàn quốc gia bởi vì nhiệm vụ quan trọng nhất
của nghị viện, với tư cách là một chủ thể thống
nhất, là ban hành các quyết định liên quan đến
các vấn đề của toàn quốc gia chứ không phải là
các vấn đề của một địa phương hay của một cá
nhân nào đó. Edmund Burke, nhà chính khách
kiêm triết gia người Anh đã nhấn mạnh trong
một bài phát biểu nổi tiếng của mình rằng:
“Nghị viện là một hội nghị thảo luận của một
quốc gia, với một lợi ích duy nhất, lợi ích của
toàn thể quốc gia - nơi mà không một mục
đích địa phương, không một sự thành kiến địa
phương nào được phép chi phối, mà chỉ có lợi
ích chung, bắt nguồn từ lý trí chung của toàn
thể quốc gia. Quả thực là bạn đã bầu ra một
nghị sĩ, nhưng khi bạn đã chọn ông ta, ông ta
không phải là nghị sĩ của vùng Bristol, mà ông
ta là nghị sĩ của quốc gia”10.
Tuy nhiên, có một thực tế là thông qua cơ
chế bầu cử, chính các cử tri mới thường là
người quyết định khả năng tái cử của các nghị
sĩ. Trong khi đó, các cử tri lại ít khi quan tâm tới
thành quả chung mà nghị viện đã tạo ra với tư
cách là một thể chế. Yếu tố quan trọng để vượt
qua các kỳ bầu cử là sự ủng hộ của các cử tri
mà nghị sĩ có thể thu nhận được thông qua các
hoạt động mang tính cá nhân của mình. Chính
vì vậy, các nghị sĩ luôn phải ở trong thế “tiến
thoái lưỡng nan” khi gặp phải các vấn đề có
mâu thuẫn giữa lợi ích của địa phương và trung
ương. Chẳng hạn, việc tăng thuế đánh vào các
sản phẩm nông nghiệp, nếu xét trên lợi ích của
toàn quốc gia, có thể là một quyết định tốt. Thế
nhưng, với những đại biểu đến từ các vùng địa
phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp
thì rõ ràng sức ép của các cử tri sẽ làm cho họ
phải cân nhắc liệu có nên ủng hộ quyết định đó
hay không. Ở đây, có thể thấy nếu việc thiết kế
hệ thống nghị viện tạo ra cơ hội để lợi ích của
địa phương lấn át lợi ích của toàn quốc gia thì
đó là điều không may cho một đất nước.
Mâu thuẫn giữa việc xác định đại diện cho
cử tri cả nước hay đại diện cho cử tri của một
địa phương có thể được điều hoà phần nào bằng
nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhau.
Chẳng hạn, để đảm bảo sự độc lập của các
nghị sĩ với các tác động của một địa phương
có tính cố kết lâu đời, người ta thường sử dụng
biện pháp tạo ra những khu vực bầu cử không
trùng khớp với các khu vực hành chính truyền
thống. Điều này cũng góp phần tạo ra sự độc
lập của nghị sĩ đối với bộ máy hành chính địa
phương luôn có xu hướng bảo vệ lợi ích của địa
phương mình.
Hoặc để tránh việc các cử tri có thể gây sức
ép thái quá tới cá nhân từng nghị sĩ, hệ thống
bầu cử có thể được xây dựng trên cơ sở bầu cử
theo đảng. Lúc đó, các cử tri sẽ lựa chọn người
đại diện thông qua việc lựa chọn giữa các đảng
chính trị với nhau. Các nghị sĩ, vì vậy, sẽ có
động lực phục vụ lợi ích của quốc gia nhiều
hơn thông qua việc theo đuổi các đường lối,
chính sách của đảng. Để thắng cử trên phạm vi
toàn quốc gia, những đường lối, chính sách đó
đương nhiên là mang tính quốc gia mà không
phải chỉ để phục vụ một địa phương. Nhưng
không phải vì vậy mà mối liên hệ giữa các cử
tri và nghị sĩ bị mất đi. Các nghị sĩ, và đặc biệt
là các đảng chính trị của họ, vẫn có nhu cầu và
động lực để duy trì tốt mối quan hệ với cử tri
bởi vì dù sao đi nữa, chính các cử tri, với các lá
phiếu của mình, sẽ quyết định ai là người thắng
cử trong cuộc bầu cử kế tiếp.
Một giải pháp nữa là tạo ra một cơ cấu tổ
chức của nghị viện phù hợp để kết hợp đại diện
hài hoà giữa lợi ích của các địa phương và của
toàn quốc gia. Theo đó, nghị viện sẽ bao gồm hai
viện, trong đó Hạ nghị viện chủ yếu sẽ đại diện
cho lợi ích của toàn quốc gia còn Thượng nghị
viện sẽ đại diện cho lợi ích của các địa phương.
Mô hình này thường phổ biến ở những quốc gia
có hình thức tổ chức nhà nước liên bang. Chẳng
(10) Edmund Burke, Speech to the electors of Bristol, có tại documents/ v1ch13s7.html
Số 24(185) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 1312
2010
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
hạn như ở Cộng hoà liên bang Đức, các thành
viên của Hạ nghị viện (Bundestag) được bầu ra
theo nguyên tắc phổ thông, tự do, bình đẳng,
trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các hạ nghị sĩ đại
diện cho toàn thể nhân dân11. Trong khi đó, các
thành viên của Thượng nghị viện (Bundesrat)
là những đại diện của chính quyền các bang, do
chính quyền các bang chỉ định và bãi nhiệm12.
Thượng nghị viện là nơi để các bang thể hiện
tiếng nói của mình, bảo vệ cho các lợi ích của
mình, trong việc ban hành các đạo luật của
quốc gia13. Bên cạnh đó, các quy định về quy
trình, thủ tục làm việc của nghị viện Cộng hoà
Liên bang Đức cũng được xây dựng một cách
hợp lý để kết hợp vai trò của cả Hạ nghị viện và
Thượng nghị viện. Do vậy, lợi ích của toàn dân
tộc và lợi ích của các địa phương sẽ được kết
hợp một cách hài hoà.
Ở Việt Nam, đáp án cho câu trả lời các
ĐBQH đại diện cho ai được ghi rõ trong Hiến
pháp với quy định ĐBQH “không chỉ đại diện
cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn
đại diện cho nhân dân cả nước”14.
Tuy nhiên, vấn đề xác định ĐBQH đại diện
cho ai không thể được giải đáp chỉ bằng một
quy định đơn giản trong luật thực định. Thực tế
cho thấy, cách thức tổ chức các đơn vị bầu cử
theo đơn vị hành chính và tổ chức các đại biểu
theo Đoàn ĐBQH ở từng tỉnh như hiện nay đã
tạo ra xu hướng các ĐBQH nghiêng về việc bảo
vệ lợi ích của các địa phương nhiều hơn15. Điều
này được thể hiện rõ trong các buổi thảo luận
về kinh tế, xã hội tại kỳ họp với đa số các ý kiến
phát biểu tập trung vào những vấn đề của địa
phương. Hoặc cụ thể hơn, vào năm 2001, khi
Quốc hội thảo luận về việc tăng tổng số ĐBQH
chuyên trách lên thành 25% thì các địa phương
cũng đã giành được quyền có đại biểu chuyên
trách tại địa phương trong tổng số các đại biểu
chuyên trách16.
Cách thức tổ chức gắn kết các ĐBQH với
các khu vực hành chính cũng tạo ra những rào
cản nhất định đối với hoạt động giám sát của
Quốc hội. Đã có những trường hợp các ĐBQH
được các lãnh đạo đoàn đại biểu ở địa phương
“nhắc khéo” về sự tích cực trong quá trình chất
vấn.
Ngoài ra, ở nước ta, việc xác định đại biểu
đại diện cho ai còn có một yếu tố phức tạp hơn
là có những ĐBQH được cơ cấu đại diện cho
các ngành nghề. Điều 9, 32 và Điều 41, Luật
Bầu cử ĐBQH năm 1997 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2002) đã quy định rất cụ thể về các
lần Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến cơ cấu,
thành phần ĐBQH và số lượng ĐBQH được
bầu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân,
cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương.
Hơn thế nữa, việc xây dựng danh sách các ứng
cử viên để bầu ĐBQH phần lớn cũng dựa trên
sự giới thiệu của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ
trang nhân dân, cơ quan nhà nước. Điều đó có
nghĩa là, cử tri của một số ngành nghề sẽ luôn
có những đại diện của mình ở Quốc hội. Chẳng
hạn, từ khi ra đời cho đến nay, trong Quốc hội
nước ta luôn có từ 4,5% đến 9,7% đại biểu là
quân nhân (xem sơ đồ dưới).
Trong bối cảnh như vậy, khi thực hiện nhiệm
vụ, các ĐBQH sẽ phải cân nhắc thêm việc đại
diện cho các cử tri trong ngành mình công tác.
Khi đó, nhiệm vụ đại diện của đại biểu sẽ được
phân tán, co kéo bởi ít nhất ba yếu tố là (i) đại
diện cho cử tri ở địa phương, (ii) đại diện cho
cử tri trong ngành, lĩnh vực và (iii) đại diện cho
cử tri cả nước. Rõ ràng, cơ hội để các ĐBQH
toàn tâm, toàn ý đại diện cho lợi ích của cử tri
cả nước sẽ bị giảm đi.
Hơn thế nữa, các đại biểu có nguồn gốc là đại
diện của các ngành, nghề cũng gặp phải những
bất lợi nhất định khi thực hiện một số hoạt động
tại Quốc hội. Trong hoạt động giám sát, rõ ràng
(11) Điều 38, Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức.
(12) Điều 51, Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức.
(13) Điều 50, Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức.
(14) Điều 97, Hiến pháp 1992
(15) Xem thêm: Nguyễn Sĩ Dũng, Quốc hội với 4 thách thức của thời kỳ hội nhập, Tia sáng, Số tháng 5/2008.
(16) Võ Văn Kiệt, Ba thách thức của Quốc hội, Tuổi trẻ, số ngày 08/01/2006.
14 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(185) 122010
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
các ĐBQH trong một ngành sẽ rất khó để “đi
đến cùng” đối với các chất vấn dành cho người
đứng đầu của ngành mình. Tiếp tục những câu
chuyện khó nói về chất vấn ở trên, vào năm
2004, một ĐBQH vốn là chuyên gia đầu ngành
về tài chính -
ngân hàng, đã
nhận thấy những
lập luận của vị
quan chức trong
ngành về tình
hình và nguyên
nhân lạm phát
là không xác
đáng. Nhưng
đại biểu đó đã
không đứng lên
phát biểu ở hội
trường để phản
bác các lập luận
đó vì cái thế
người cấp dưới
cùng ngành.
3. Đại diện như
thế nào?
Đại diện
chính trị là một
công việc hoàn
toàn khác với
đại diện như
trong pháp luật
về dân sự. Sợi dây ràng buộc giữa một cộng
đồng với người đại diện của mình hoàn toàn
khác với mối liên hệ chặt chẽ giữa người được
đại diện và người đại diện trong pháp luật dân
sự. Cũng từ đó, cách thức thực hiện công việc
đại diện của một nghị sĩ cũng có những điểm
đặc biệt.
Trước hết là các tranh luận về việc nghị sĩ
đại diện cho các cử tri theo cách thức nào - đại
diện theo các quan điểm của cử tri hay đại diện
trên cơ sở các xét đoán riêng của mình.
Về mặt lý luận, người ta gọi việc đại diện
theo phương thức hành động chủ yếu trên cơ
sở quan điểm
của các cử tri
là phong cách
đại diện “đại
biểu”; còn việc
đại diện theo
phương thức
hành động trên
cơ sở xét đoán
riêng của mình
là phong cách
đại diện “uỷ
thác”.
Quá trình
tranh luận nghị
sĩ nên đại diện
theo phong cách
nào là một quá
trình tranh luận
dai dẳng, thu
hút rất nhiều sự
quan tâm của
các nhà lý luận.
Đại diện tiêu
biểu cho những
người ủng hộ
phong cách đại
diện “đại biểu” là James Madison (1751 - 1836),
Tổng thống thứ 4 của Hoa Kỳ. Còn người ủng
hộ một cách tích cực cho phong cách “uỷ thác”
là Edmund Burke (1729 - 1797), chính trị gia
kiêm triết học người Anh19.
Hai lý thuyết về hai phong cách nói trên đã
đặt các nghị sĩ vào sự lựa chọn khó khăn. Phong
cách đại diện “đại biểu” yêu cầu các nghị sĩ phải
Một ĐBQH Khoá XI vốn là Giám đốc Sở kể
lại, vì “nóng ruột” trước những chuyện mà cử
tri yêu cầu phải lên tiếng, tại một kỳ họp Quốc
hội ông phát biểu rất hăng, chất vấn bộ ngành
rất thẳng thắn.
Nhưng khi về địa phương, một vị lãnh đạo
nói với ông: “Ông ơi, ông nói vừa vừa thôi,
chứ không họ giận, họ cắt mất tiền của tỉnh
mình thì hỏng”. Một đại biểu khác cũng chất
vấn khá căng một thành viên Chính phủ. Ông
này đã gặp Trưởng đoàn ĐBQH của đại biểu
để than phiền đại ý là “vị kia cứ chất vấn tôi
mãi”. Ông Trưởng đoàn sau đó có “nói lại”.
Âu cũng là chuyện dễ hiểu trong mối quan hệ
kiêm nhiệm hiện nay, và đặc biệt là do quyền
lợi của địa phương còn phải phụ thuộc nhiều
như vậy.
Chất vấn: Những chuyện khó nói17
(17) Nguồn: Nguyên Lâm, Chất vấn: Những chuyện khó nói, Người đại biểu nhân dân, số ngày 22/11/2008.
(18) Chưa có số liệu về tỷ lệ ĐBQH là quân nhân ở Khóa I nên chưa được thể hiện ở biểu đồ này. Nguồn: Trung tâm Thông tin-Thư viện
và nghiên cứu khoa học, Cơ cấu thành phần các ĐBQH qua các thời kỳ, Chuyên đề nghiên cứu phục vụ ĐBQH, Hà Nội, 2008.
(19) Edmund Burke, Dẫn trên, chú thích số 10. Trong bài phát biểu nổi tiếng của mình với cử tri ở vùng Bristol, Edmund Burke đã nói:
“Quyền của mọi người dân là đưa ra ý kiến. Ý kiến của các cử tri là những ý kiến có trọng lượng và đáng tôn trọng mà một nghị
sĩ phải luôn luôn vui vẻ lắng nghe và phải luôn luôn cân nhắc một cách nghiêm túc. Nhưng đó không phải là những chỉ thị bắt
buộc, không phải là những nhiệm vụ được giao mà các nghị sĩ phải tuân thủ một cách tuyệt đối và mù quáng để biểu quyết, để
tranh luận bất chấp nó trái hoàn toàn với nhận thức sáng sủa và lương tâm của ông ta.”
Số 24(185) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 1512
2010
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
4.50%
4.92%
6.43%
6.60%
10.98%
9.88%
9.88%
9.62%
12.22%
11.04%
9.74%
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
14.00%
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Biểu đồ 1: Tỷ lệ ĐBQH là quân nhân qua các khóa Quốc hội
tuân thủ các ý kiến của cử tri trong khi phong
cách “uỷ thác” yêu cầu các nghị sĩ tuân theo
những phán quyết của riêng mình.
Một trong những phương án phổ biến được
đề cập để giải quyết nghịch lý này là đặt ra
những khuôn khổ tự do cho cả cử tri và những
người đại diện. Theo đó, môi trường hoạt động
của thiết chế nghị viện phải được xây dựng theo
hướng đảm bảo khả năng của các cử tri trong
việc đưa ra các yêu cầu cho người đại diện và
có thể xem xét trách nhiệm của những người
đại diện. Mặt khác, các nghị sĩ cũng được bảo
đảm khả năng để hành động một cách độc lập
với những ý muốn của cử tri để bảo đảm lợi ích
khách quan của nhân dân20. Tuy nhiên, vấn đề
quan trọng đặt ra là các nghị sĩ phải xác định
được những lợi ích khách quan ấy. Có thể nói,
đây là vấn đề cơ bản nhất trong mối liên hệ giữa
các cử tri và những người đại diện. Điều này có
lẽ chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện để đại diện
cũng như các kỹ năng đại diện của các nghị sĩ,
đặc biệt là trong việc tiếp xúc với cử tri. Nhưng
bên cạnh đó, cũng có những cách thức mang
tính pháp lý hoặc mang tính kỹ thuật để đảm
bảo giải pháp nói trên.
Trước hết, đó là các quy định ràng buộc về
trách nhiệm đại diện. Phương thức quy định phổ
biến về trách nhiệm đại diện ở các nước hiện
nay là phương thức “uỷ quyền tự do”. Theo đó,
Hiến pháp hoặc pháp luật một số nước quy định
rất rõ việc các nghị sĩ không bị ràng buộc bởi
bất kỳ một sự chỉ đạo nào, dù là từ cử tri, đảng
chính trị của mình hay từ bất kỳ một chủ thể nào
khác và có thể quy định thêm việc cấm áp dụng
phương thức “uỷ quyền chịu lệnh”. Chẳng hạn,
ở Cộng hoà Pháp, hình thức uỷ quyền chịu lệnh
đã bị cấm và Hiến pháp của Đệ ngũ Cộng hoà
có quy định “các hình thức uỷ quyền chịu lệnh
là không có giá trị”21. Điều 38, Hiến pháp Cộng
hoà liên bang Đức quy định các thành viên của
Hạ nghị viện (Bundestag) “không bị ràng buộc
bởi bất kỳ một mệnh lệnh hay một chỉ thị nào
và chỉ chịu trách nhiệm với bản thân lương tâm
của mình”. Điều 67, Hiến pháp Tây Ban Nha
cũng quy định các nghị sĩ không bị ràng buộc
bởi bất kỳ một sự uỷ quyền chịu lệnh nào. Các
quy định tương tự như vậy có thể được tìm thấy
ở nhiều bản hiến pháp tân tiến khác.
Cũng cần phải lưu ý là theo hình thức uỷ
quyền tự do, về nguyên tắc, pháp luật các nước
cũng không bắt buộc các nghị sĩ phải tuân thủ
các chủ trương, đường lối của đảng chính trị mà
mình là thành viên trong các hoạt động tại nghị
viện. Đương nhiên là các đảng chính trị có thể
khai trừ ra khỏi đảng mình những nghị sĩ không
tuân theo kỷ luật của đảng, nhưng không vì vậy
(20) Hanna Pitkin, Dẫn trên, chú thích số 1.
(21) Điều 27, Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958.
16 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(185) 122010
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
mà pháp luật bắt buộc các nghị sĩ mất đi địa vị
là người đại diện của mình.
Đi kèm với quy định đó, pháp luật của các
nước cũng đảm bảo rằng các nghị sĩ không bị
truất quyền đại diện bởi các cử tri mà chỉ có thể
bị truất quyền đại diện bởi nghị viện khi phạm
phải những trọng tội. Chẳng hạn, Hiến pháp
Thụy Điển không cho phép bất kỳ ai có quyền
bãi nhiệm đại biểu là thành viên của Riksdag
(nghị viện) trừ Nghị viện. Hình thức thể hiện
sự chấp thuận của Nghị viện là một nghị quyết
mà ở đó có sự đồng thuận của không ít hơn năm
phần sáu tổng số nghị sĩ có mặt22. Còn Hiến
pháp của Australia lại quy định rằng, một nghị
sĩ sẽ đương nhiên bị mất tư cách là thành viên
của Nghị viện nếu người đó rơi vào một trong
những vi phạm mà Hiến pháp đã quy định như:
phản bội tổ quốc, bị kết án tù, không có khả
năng thanh toán nợ23. Hiến pháp Nhật Bản thì
quy định, mỗi viện của Quốc hội đều có quyền
trong việc xem xét các vấn đề liên quan đến tư
cách các nghị sĩ Quốc hội của viện mình. Tuy
nhiên, trong trường hợp bãi nhiệm một nghị
sĩ thì Quốc hội cần phải thông qua một nghị
quyết, trong đó thể hiện sự chấp thuận của trên
hai phần ba số thành viên có mặt24. Việc không
quy định quyền của cử tri trong việc chấm dứt
địa vị của người đại diện trong thời gian có hiệu
lực của nhiệm kỳ chính là nhằm đảm bảo sự tự
do của những người đại biểu trong việc thực thi
nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, bên
cạnh các nước quy định rõ về phương thức uỷ
quyền tự do, vẫn còn một số nước cũng có quy
định về hình thức uỷ quyền chịu lệnh với mục
tiêu ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm đại diện cử
tri của những người đại biểu. Trước đây, hình
thức này tồn tại một cách phổ biến ở những
nước xã hội chủ nghĩa. Pháp luật ở các nước
đó, ngoài việc đòi hỏi các đại biểu phải chịu
trách nhiệm trước cử tri, còn quy định về nghĩa
vụ của nghị sĩ trong việc báo cáo với những
cử tri đã bầu ra mình về những hoạt động của
bản thân cũng như các hoạt động của Quốc hội
tại kỳ họp. Hơn thế nữa, pháp luật ở các nước
này còn cho phép cử tri có thể miễn nhiệm tư
cách đại biểu của nghị sĩ khi họ phản bội lại lợi
ích của nhân dân, không thực hiện theo đúng
các ý kiến, các yêu cầu của cử tri. Chẳng hạn
như ở Hungary trước đây, các nghị sĩ có thể bị
tước bỏ vai trò đại diện theo đề nghị của một
phần mười các cử tri trong khu vực bầu cử hoặc
theo đề nghị của Hội đồng Quốc gia thuộc Mặt
trận Nhân dân Ái quốc. Các nước như Bulgaria,
Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Liên Xô
v.v.. cũng có các quy định gần tương tự. Trong
thời gian gần đây, sau khi các nước này bước
vào quá trình chuyển đổi, áp dụng theo mô
hình nghị viện của các nước phương Tây, thì
các quy định về uỷ quyền chịu lệnh cũng thưa
thớt dần.
Ở nước ta hiện nay, nếu chiểu theo các quy
định của Hiến pháp và pháp luật thì các ĐBQH
được nhân dân uỷ quyền theo hình thức uỷ
quyền chịu lệnh. Trước và sau các kỳ họp Quốc
hội, các đại biểu có trách nhiệm phải tiếp xúc
cử tri với một nội dung quan trọng là để báo cáo
trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu
của mình25.
Hơn thế nữa, pháp luật còn quy định rất
rõ quyền của các cử tri trong việc bãi nhiệm
những ĐBQH không còn xứng đáng với “sự
tín nhiệm của nhân dân”. Các cử tri trong một
đơn vị bầu cử có thể đề nghị Uỷ ban thường vụ
Quốc hội đưa ra Quốc hội để bãi nhiệm hoặc
tự mình bãi nhiệm các ĐBQH khi nhận thấy
sự những người đại diện cho mình không còn
xứng đáng với vị trí đó nữa26. Thực tế thì trong
hơn 60 năm qua, ở nước ta mới chỉ tồn tại phổ
biến hình thức Quốc hội tiến hành bãi nhiệm
(22) Điều 8, Hiến pháp Thụy Điển.
(23) Điều 45. Hiến pháp Australia.
(24) Điều 55, Hiến pháp Nhật Bản.
(25) Điều 51, Luật tổ chức Quốc hội năm 2002 quy định: “Mỗi năm ít nhất một lần ĐBQH phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện
nhiệm vụ đại biểu của mình. Cử tri có thể trực tiếp hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc yêu cầu đại biểu báo cáo công tác và có thể
nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH”.
(26) Điều 56, Luật tổ chức Quốc hội năm 2002.
Số 24(185) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 1712
2010
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
các ĐBQH có những vi phạm nghiêm trọng về
pháp luật27 nhưng chưa có trường hợp nào các
cử tri trực tiếp đứng ra bãi nhiệm các ĐBQH.
Thủ tục cho việc các cử tri trực tiếp đứng ra bãi
nhiệm ĐBQH cũng chưa được Uỷ ban thường
vụ Quốc hội quy định cụ thể.
Để đảm bảo mục tiêu xác định được những
lợi ích khách quan của cử tri, có một quan
niệm khá phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa
trước đây là các
ĐBQH cần phải
sống và gắn bó
với cuộc sống
của nhân dân để
có thể hiểu được
một cách cặn
kẽ nhất các tâm
tư, nguyện vọng
của nhân dân.
Đây là một trong
những nguyên
nhân để tổ chức
các ĐBQH hoạt
động trên cơ sở
kiêm nhiệm. Tức
là các ĐBQH
dành phần lớn
thời gian của
mình sống ở địa phương, thực hiện những công
việc của một công dân bình thường và chỉ dành
một phần thời gian cho các hoạt động của Quốc
hội, đặc biệt là trong việc tham gia các kỳ họp
Quốc hội. Tất nhiên, cách tổ chức như vậy có
những điểm hợp lý nhất định. Nếu các ĐBQH
chỉ sống ở thủ đô, dành phần lớn thời gian để
nghiên cứu về các quy định pháp luật phức tạp,
thì rõ ràng sẽ có những khoảng cách với những
cử tri đã bầu ra mình. Tuy nhiên, nếu quá thiên
về hướng ngược lại thì cũng không hẳn sẽ thực
hiện tốt vai trò đại diện. Thực tế cho thấy, việc
phải vật lộn với những thách thức của công việc
thường nhật nhiều khi làm cho các đại biểu
kiêm nhiệm lơ là, hoặc thậm chí là quên mất vai
(27) Ví dụ, trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XI, Quốc hội đã tiến hành bãi nhiệm các ông Mạc Kim Tôn (ĐBQH tỉnh Thái Bình) và ông Lê
Minh Hoàng (ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh).
(28) D. Beetham, Parliament and Democracy in the Twenty-First Century: A Guide to Good Practice, International Parliamentary
Union, 2006
Bố trí thời gian phù hợp để tìm hiểu tâm tư,
nguyện vọng của cử tri28
Tại Sri Lanka, các phiên họp của Nghị viện
diễn ra vào tuần thứ nhất và thứ ba mỗi tháng,
trong tuần thứ hai và thứ tư nghị sĩ làm việc tại
khu vực bầu cử của họ, nơi người dân có thể
tiếp cận và gặp gỡ nghị sĩ của mình. Tại Chilê,
các phiên làm việc của cả hai viện đều diễn ra
trong vòng ba tuần mỗi tháng, do đó vào tuần
thứ tư, các nghị sĩ có thể làm việc tại khu vực
cử tri của mình để tiếp tục gặp gỡ đối thoại với
các cử tri.
trò là người đại diện của mình. Một giáo viên
tiểu học có thể chỉ quan tâm đến các công việc
dạy học, những câu chuyện từ nhà đến trường,
mà không có thời gian và động lực để quan tâm
đến các tâm tư, nguyện vọng của những cử tri
khác trong địa phương mình. Hoặc nếu có quan
tâm thì có thể phạm vi của những mối quan
tâm đó chỉ được giới hạn trong một phạm vi
hẹp, không mang tính bao quát để có thể nhận
thấy những lợi
ích khách quan,
mang tính phổ
biến của các cử
tri. Hơn thế nữa,
tìm hiểu tâm tư,
nguyện vọng
của người khác
đòi hỏi phải có
những kỹ năng
nhất định, đòi
hỏi phải có quá
trình học hỏi
và trèn luyện.
Rõ ràng, so với
những ĐBQH
hoạt động
chuyên nghiệp
thì đây là những
điểm yếu của các đại biểu kiêm nhiệm.
Ở đây, giải pháp được áp dụng ở nghị viện
các nước có truyền thống lâu đời có nhiều điểm
hợp lý. Đó là các nghị sĩ hoạt động trên cơ sở
chuyên trách, chủ yếu làm việc ở thủ đô để dành
thời gian cho những hoạt động chung của nghị
viện, phục vụ cho lợi ích của toàn quốc gia. Tuy
nhiên, các đại biểu cũng sẽ được dành những
khoảng thời gian nhất định để có thể trở về các
đơn vị bầu cử đã bầu ra mình để tiếp xúc và
tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của những
người được mình đại diện.
(Xem tiếp trang 43)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuc_nang_dai_dien_cua_quoc_hoi_mot_so_van_de_ve_khai_niem.pdf