Chuyên đề Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng Bảo hiểm huỵên Thanh Trì - Hà Nội

Đây là khâu khởi đầu, quan trọng nhất của chu kỳ kinh doanh bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng. Giống như hầu hết các nước trên thế giới, ở nước ta đây cũng là nghiệp vụ bắt buộc. Bởi vậy, trong những năm đầu tiên triển khai nghiệp vụ, Bảo Việt Thanh Trì nên có nhiều biện pháp phối hợp để thu hút các chủ xe tham gia bảo hiểm ngoài lý do “bắt buộc” còn có phần tự nguyện là chính. Về lâu dài mà nói, phòng phải có những giải pháp thích hợp để lôi cuốn phần lớn các chủ xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự một cách hoàn toàn tự nguyện, coi bảo hiểm là “tấm lá chắn” về kinh tế trong hoạt động kinh doanh của họ. * Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền quảng cáo về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giơí đối với người thứ ba thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: ti vi, radio, tạp chí, sách báo, biểu báo. nên đưa kèm các hình ảnh về tai nạn giao thông và sự giải quyết bồi thường nhanh chóng thoả đáng của bảo hiểm. Đưa ra những lời phát biểu của các chủ xe được bồi thường trong các vụ tai nạn lớn, những lời cảm ơn sâu sắc của lái xe và gia đình họ đối với bảo hiểm, . Nhằm mục đích tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân nói chung và các chủ xe nói riêng thấy rõ và hiểu được quyền lợi, trách nhiệm của người Việt Nam tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự. * Kết hợp chặt chẽ hơn nữa với lực lượng CSGT trong việc kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của các chủ xe. Khi làm thủ tục đăng ký xe, kiểm tra kỹ thuật định kỳ, cấp giấy phép lưu hành xe hoặc bán lệ phí giao thông, thi cấp bằng lái xe. yêu cầu các chủ xe phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

doc62 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng Bảo hiểm huỵên Thanh Trì - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chữa phải ngừng hoạt động làm thiệt hại kinh doanh đến chủ xe trong những ngày sửa chữa.v.v… Về nguyên tắc, khi yêu cầu Bảo Việt bồi thường, chủ xe phải thu thập đầy đủ hồ sơ như đã quy định trong quy tắc cung cấp cho Bảo Việt. Nếu có những văn bản chứng từ chủ xe không thu thập được thì Bảo Việt có thể phối hợp cùng chủ xe thu thập nhưng chủ xe phải thanh toán các chi phí sao chụp mà Bảo Việt đã chi cho CSGT. Việc tính toán và bồi thường dựa vào thông tư 03 và 173 của TAND tối cao và công văn số 1180/BH của Tổng Công ty Bảo Việt Việt Nam tức là việc bồi thường vẫn được túnh toán theo thiệt hại thực tế. Thiệt hại bao nhiêu tính toán bấy nhiều cộng với chi phí hợp lý liên quan số tiền bồi thường tối đa không quá số tièn bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận. Từ năm 1974, Bảo Việt đã đề ra 4 hạn mức trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ 3: Mức tối thiểu: Về người: 12 triệu đồng/người /vụ Về tài sản: 30 triệu đồng/vụ Mức thứ hai: Về người: 15 triệu đồng/người vụ Về tài sản: 40 triệu đồng/ vụ Mức thứ ba : Về người : 20 triệu đồng/ người/ vụ Về tài sản : 80 triệu đồng / vụ Mức thứ tư : Về người: 30 triệu đồng / người/ vụ Về tài sản: 80 triệu đồng / vụ Ngoài ra chủ xe còn có thể tham gia với hạn mức trách nhiệm bảo hiểm cao hơn tuỳ theo khả năng tài chính của mình. Trong khi tính toán số tiền bồi thường của bảo hiểm cần lưu ý: - Hai xe cùng thuộc một chủ đâm vào nhau ngoài thiệt hại của chủ xe còn gây thiệt hại cho người đi đường. Khi đó phần thiệt hại của bản thân hai xe không phát sinh trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm vì không thuộc TNDS của chủ xe. Nhưng phần thiệt hại của người đi đường lại phát sinh trách nhiệm dân sự và bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại của người đi đường. - Hai xe đâm va vào nhau, mức độ lỗi ngang nhau bảo hiểm vẫn bồi thường cho các chủ xe theo số tiền dược định bằng 50% thiệt hại của bên kia. - Hai xe thuộc hai chủ khác nhau, tham gia bảo hiểm cùng một đại diện bảo hiểm địa phương. Việc tính toán số tiền bồi thường vẫn được tính toán bình thường. Ví dụ: Về việc tính toán số tiền bồi thường Trên đường xe A là 30 triệu, xe B là 20 triệu, xe B hỏng phải sửa chữa trong 4 ngày, mỗi ngày chủ xe thất thu 200.000đ. Cả hai bên đều không có thiệt hại về người, lỗi mỗi bên là 50%. Yêu cầu: Xác định vụ tai nạn nói trên, biết rằng: + Xe A tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm dân sự của chủ xe là: Về người: 4 triệu đồng/ người/ vụ Về tài sản: 10 triệu đồng/ vụ + Xe B tham gia với mức trách nhiệm dân sự của chủ xe là: Về người: 15 triệu đồng / người/ vụ Về tài sản: 80 triệu đồng / vụ + Hai xe thuộc hai chủ khác nhau Lời giải: Bước 1: Xác định thiệt hại mỗi bên Thiệt hại thực tế của xe A: 30 triệu Thực hiện thực tế của xe B: 20 triệu Thiệt hại thực tế của xe B về kinh doanh là 4 x 200.000 = 800.000đ Tổng thiệt hại xe B là : 20.000.000 + 800.000 = 20.800.000đ Bước 2: Xác định bồi thường của chủ xe A đối với xe B: 50% x 30.000.000 = 15.000.000đ Số tiền bảo hiểm thay mặt A bồi thường cho Blà 10 triệu đồng Số tiền bảo hiểm thay mặt B bồi thường cho A tham gia mức trách nhiệm về tài sản là 10 triệu đồng / vụ . Mặt khác bảo hiểm thực hiện theo nguyên tắc bồi thường theo thiệt hại thực tế. Nên dù mức trách nhiệm về tài sản chủ xe B tham gia là 80 triệu dồng/ vụ nhưng vẫn chỉ được bồi thường 15triệu/ vụ. Tuy nhiên để giải quyết một cách linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra và nhằm nâng cao uy tín của Công ty, thu hút đông đảo khách hàng trên thực tế số tiền bồi thường của bảo hiểm được tiến hành chi trả trực tiếp cho nạn nhân để dảm bảo khắc phục hậu quả tai nạn một cách nhanh chóng . Phần II Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng bảo hiểm huyện Thanh Trì - Hà Nội I- Một số nét khái quát về phòng bảo hiểm Thanh Trì. Huyện Thanh Trì là một huyện có số dân cư tương đối đông ở thành phố Hà Nội, có trên hàng trăm các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp .v.v...hoạt động, sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện đồng thời có tuyền đường quốc lộ 1A chạy qua trên địa bàn. Đây là nguồn đối tượng vô cùng to lớn trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên ở địa bàn huyện không chỉ có văn phòng đại diện bảo hiểm huyện độc quyền khai thác mà còn phải cạnh tranh với nhiều đại lý của các Công ty bảo hiểm khác như: Bảo Minh , PJiCo, PVIC…nên thị trường này luôn sôi động. Với đặc điểm chỉ là văn phòng đại diện của Bảo Vịêt Hà Nội với 10 cán bộ trong đó: - 1 trưởng phòng chỉ đạo chung - 1 cán bộ kế toán kiêm tài vụ - 1 cán bộ thủ quỹ - 1 cán bộ thống kê - 1 cán bộ giám định kiêm khai thác - 5 cán bộ khai thác và thu thập hồ sơ . Tất cả đội ngũ khai thác đều thực hiện tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm mà Bảo Việt Hà Nội giao triển khai, chủ yếu là các loại hình bảo hiểm như: 1- Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu 2- Cảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa 3- Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt 4- Bảo hiểm vật chất ô tô 5- Bảo hiểm TNDS chủ xe đối với hành khách 6- Bảo hiểm trách nhiệm chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe 7- Bảo hiểm TNDS chủ phương tiện đối với người thứ ba 8- Bảo hiểm toàn diện học sinh 9- Bảo hiểm kết hợp con người 10- Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật 11- Bảo hiểm sinh mạng cá nhân 12- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe 13- Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt . Nhiệm vụ chính của phòng là tuyên truyền quảng cáo về bảo hiểm đến từng cơ sở trong địa bàn, bán phí bảo hiểm cho đối tượng tham gia giải quyết bồi thường cho nạn nhân.. Hàng kỳ văn phòng phải có thông báo mức doanh thu đạt được trong kỳ, mức đã chi trả bồi thường. Bảo Việt Hà Nội cho phép văn phòng giữ lại từ 5 dến 7% doanh thu để chi phí hạn chế tổn thất và quản lý, riêng phần hoa hồng của cán bộ khai thác được chi trả hàng tháng. Tất cả việc bồi thường cho người tham gia dù lớn hay nhỏ đều phải có quyết định của trưởng phòng và trưởng phòng chịu trách nhiệm chung trước Công ty. * Những thuận và khó khăn Trong những năm qua, nhất là từ khi nền kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị trường, Hà Nội đã và đang có những bước chyển biến tích cực về nhiều mặt để trở thành thủ đo văn minh, trung tâm kinh tế, chính trị , văn hoá, khoa học - kỹ thuật của cả nước. Thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sau khi Mỹ xoá bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Tình hình giá cả ngày càng ổn định, lạm pháp được kiềm chế, đời sống của nhân dân thủ độ không ngừng tăng lên. Có thể nói đây là một môi trường thuận lợi cho ngành Bảo hiểm nói chung và chúng tôi Bảo hiểm Việt Nam nói riêng có điều kiện phát triển đi lên. Phòng Bảo hiểm Thanh Trì, mọt trong mười hai văn phòng đại diện bảo hiểm trong thành phố trực thuộc chúng tôi Bảo hiểm Hà Nội cũng nắm bắt kịp thời những thuận lợi để từ đó cung cấp tốt nhất nhưng dịch vụ bảo hiểm mà Bảo Việt Hà Nội giao cho, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho mọi người. Với tình hình thực tiễn đó, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động kinh doanh của phòng bảo hiểm Thanh Trì gặp không ít khó khăn. 1- Về thuận lợi: Là một văn phòng đại diện bảo hiểm nằm trên địa bàn Hà Nội nơi mang đầy đủ tính chất của một nền kinh tế nhiều thành phần, có thể nói phòng bảo hiểm Thanh Trì là một trong những văn phòng đại diện bảo hiểm có điều kiện rất thuận lợi để hoạt động , cụ thể: * Do địa bàn của phòng nằm trên một huyện có số dân đông của thành phố mà mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập ổn định, nhân dân lại có truyền thống tương thân, tương ái. Vì vậy nếu biết vận động và tổ chức tốt bằng nhiều hình thức thì Bảo Việt sẽ đạt hiệu quả cao. * Lãnh đạo phòng đã nhanh nhạy nắm bắt tình hình, xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn, từng thời kỳ, có chủ trương và biện pháp đúng đắn, ra nghị quyết kịp thời đưa phòng bảo hiểm Thanh Trì ngày một tiến vững trong kinh doanh, bảo hiểm nhất là hoạt động kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. * Điều quan trọng là sự đoàn kết nhất trí cao của đội ngũ cán bộ, khai thác viên trong. Có sự hợp đồng chặt chẽ trong công việc giữa các bộ phận liên quan, giữa trên và dưới nhằm tạo nên một khí thế thi đua trong công việc cùng nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. * Được sự giúp đỡ, chỉ đạo của Ban lãnh đạo chúng tôi Bảo hiểm Hà Nội và các cấp, các ngành có liên quan, giữa trên và dưới nhằm tạo nên một khí thế thi đua trong công việc cùng nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. * Được sự giúp đỡ, chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công ty Bảo hiểm Hà Nội và các cấp, các ngành có liên quan, các Công ty, xí nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện. Đặc biệt là các cấp chính quyền: Hyện uỷ, UBND huyệnkết hợp chặt chẽ với các cơ quan đầu ngành trong huyện như phòng lao động - thương binh xã hội, phòng CSGT, phòng công nghiệp.v.v… đã tạo điều kiện giúp đỡ phòng bảo hiểm Thanh Trì hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện triển khai công tác bảo hiểm trên địa bàn được sâu rộng, có hiệu quả, tạo ra thế mạng trong kinh doanh và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. 2- Về khó khăn: Đi đôi với điều kiện thuận lợi có được, trong quá trình hoạt động của mình phòng bảo hiểm Thanh Trì nói chung và bảo hiểm thách nhiệm dân sự nói riêng cũng còn gặp phải ít nhiều khó khăn cần được khắc phục: * Thứ nhất do trình độ dân trí chưa cao, nhân dân ta chưa có tập quán bảo hiểm sản xuất - kinh doanh, mặc dù ở thủ đô đang trên đang phát triển mạnh nhưng chưa ổn định, nhiều đơn vị còn gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ, mức sống của đa số người dân chưa cao. Đây là một hạn chế rất lớn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong việc tuyên truyền, thuyết phục quần chúng nhân dân tham gia bảo hiểm. * Thứ hai, kể từ năm 1994, đứng trước bối cảnh mới đó là việc Nhà nước ban hành "Nghị định về kinh doanh bảo hiểm" cho phép mọi thành phần kinh tế được thành lập doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động bảo hiểm trên lãnh thổ Việt Nam. Trong bối cảnh đó, phòng bảo hiểm Thanh Trì phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các chúng tôi bảo hiểm khác, làm ảnh hưởng đến nghệp vụ bảo hiểm trên địa bàn. * Thứ ba, phòn bảo hiểm thanh Trì chưa có nhiều cán bộ được đào tạo chuên dâu từng lĩnh vực. Các cộng tác viên, khai thác nên bảo hiểm còn thiếu nên chưa khai thác được một cách triệt để, sâu rộng nhu cầu đông đảo khách hàng tham gia bảo hiểm trong toàn huyện. Tất cả những khó khăn và thuận lợi trên đều có ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực hoặc tích cực đến hoạt động kinh doanh bao rhiểm của phòng Thanh Trì nói chung cũng như nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng. (Tuy nhiên trước tình hình biến động ngày mọt lớn của cơ chế thị trường. Phòng Thanh Trì cần phải năng động tìm ra những biện pháp hữu hiệu, khắc phục những khó khăn, nắm bắt những thuận lợi và những cơ hội mới để không ngừng phát triển kinh doanh. II- Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng Bảo hiểm Thanh Trì Hà Nội giai đoạn 1996 - 2000 Trước sự cần thiết khách quan của bảo hiểm trách nhiệm dân sự và đặc biệt là sự cấp thiết mang tính xã hội của vấn đề nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội, kỷ cương của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của ngượi bị nạn trong các vụ tai nạn giao thông, ngày 10/3/1998 HĐBT ra nghị định 30/HĐBT quy định bắt buộc tất cả các chủ xe cơ giới lưu hành trên lãnh thổ nước CNXHCN Việt Nam đều phải tham gia bảo hiểm thực hiện theo quiy định này. Được sự đồng ý của Công ty Bảo Việt Hà Nội, phòng bảo hiểm Thanh Trì cũng đã tiến hành triền khai nghiệp vụ bao rhiểm trách nhiệm dan sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, trong những năm đầu hoạt động của nghiệp vụ, do còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nhân dân chưa hiểu được đây là loại hình bắt buộc. Đời sống kinh tế tuy chưa được cải thiện song vẫn gặp nhiều khó khăn đối với người dân lao động. Hơn nưa, trình độ dân trí chưa cao chưa nhận thức đầy đủ công tác bảo hiểm nên công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn gặp nhiều khó khăn, chưa đồng đều và rộng khắp, kết quả đạt được của nghiệp vụ này còn ở mức độ thấp. Cụ thể phí chi nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm bảo hiểm dân sự chỉ chiếm 5% - 9%, tổng phí bảo hiểm thu được. trong những năm gần đây, đứng trước bói cảnh mới: Nền kinh tế chuyển sang tự hạch toán kinh doanh, sựk xoá bỏ lệnh cám vận kinh tế chuyên sang tự hạch toán kinh doanh, sự xoá bỏ lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất là là sự cạnh tranh giữa các Công ty bảo hiểm Hà Nội nói chung và phòng bảo hiểm Thanh Trì nói riêng đã sớm định ra hướng đi của mình nhằm đứng vững và phát triển khong ngừng trong cơ chế thị trường. Đáng chú ý nhất là sự ra tăng của nghiệp vụ bảo Hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Sau một thời gain hoạt động và nhất là trong ba bốn năm trở lại đây nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, ở phòng bảo hiểm Thanh Trì đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Doanh thu của nghiệp vụ này tăng từ hơn hơn 300 triệu đồng năm 1996 lên tới 700 triệu đồng năm 2000 tức là trong vòng 5 năm chỉ riêng doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm trách nhiệm dân sự cuả chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã tăng hơn 200%. Số phí thu này chiếm một tỷ lệ rất lớn . (Khoảng trên dưới 35% tổng phí bảo hiểm các nghiệp vụ mà phòng Thanh Trì đang tiến hành hoạt động ) đặc biệt là 2 năm trở lại đây. Như vậy có thể nói hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một nghiệp vụ chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của phòng Thanh Trì. Sở dĩ đạt được kết quả rực rỡ đó là do trong những năm gần đây. Phòng bảo hiểm Thanh Trì đã áp dụng cho các chủ xe tham gia ở nhiều mức trách nhiệm khác nhau ứng với các mức phí, tuỳ thuộc vào khả năng của tài chính của chủ xe. Trong đó mức trách nhiệm về người và tài sản được phân tích rõ ràng. Mặt khác trong những năm gần đây. Phòng bảo hiểm Thanh Trì đã áp dụng cho các chủ xe tham gia bảo hiểm. Khác với năm trước, khi mới bắt đầu triển khai nghiệp vụ, bảo việt đã khống chế mức trách nhiệm, phí, số lượng người tham gia và áp dụng bồi thường theo thiệt hại thực tế. Việc làm này dẫn tới hiệu quả thấp của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cho chúng tôi bảo hiểm Hà Nội nói chung và bảo hiểm Thanh Trì nói riêng. Tuy nhiên dù có bằng hình thức nào đi chăng nữa, cũng giống như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, quá trình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của phòng bảo hiểm Thanh trì thực chất theo ba giai đoạn: Khai thác- giám định - bồi thường. Vì vậy ở đây cần đi sâu xem xét, đánh giá tình hình kinh doanh nghiệp vụ này ở phòng Thanh trì theo trình tự ba giai đoạn đó. 1. Khâu khai thác : Quá trình khai thác có hệ thốngể nói dó là khâu đầu tiên và là khâu quan trọng nhất của một chu kỳ kinh doanh bảo hiểm. Đặc biệt nó lại càng có ý nghĩa đối với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới. Thực chất của quá trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này là bằng mọi biện pháp để khuyến khích đoọng viên các chủ xe tham gia bảo hiểm một cách tối ưu. Quá trình khai thác có vai trò hết sức quan trọngm, có ý nghĩa quyết định chủ yếu tới nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm, bởi vì có tổ chức khai thác tốt thì mới thu được nhiều pphí bảo hiểm của các chủ xe để hình thành nên các quỹ bảo hiểm, từ đó dùng để chi trả bồi thường, bù đắp các chi phí, trích lập các quỹ thực ghiên các biện pháp mà bảo việt Hà Nội giao cho phòng. Bên cạnh đó do đặc điểm của hoạt động kinh doanh kinh doanh bảo hiểm thì các khoản thu từ phí bảo hiểm gốc lại là phần chủ yếu trong thu nhập của nghiệp vụ bảo hiểm này. Nhận biết được đây là khâu then chốt trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Phòng Thanh trì đã mở rộng địa bàn hoạt động nhằm khai thác một cách triệt để các khách hàng. Trưởng phòng cùng với cán bộ công nhân viên trong phòng lập một kế hoạch khai thác cụ thể rõ ràng. Những cán bộ phụ trách kế toán, thủ quỹ, thống kê thường xuyên ở tại phòng phục vụ bán bảo hiểm cho các chủ xe trực tiếp đến tham gia tại các văn phòng còn những cán bộ khai thác khác được phân công cụ thể đến từng địa bàn trong huyện như các doanh nghiệp, xí nghiệp lắp ráp phụ tùng ô tô - xe máy, bến xe giáp bát ... để liên hệ, chỉ rõ cho các chủ xe thấy được quyền lợi khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện. Tích cực tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa mục đích của chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba để chủ xe hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi tham gia bảo hiểm. Hơn thế nữa, phòng còn tổ chức thực hiện việc thu phí và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm nhanh, gọn, tạo điều kiện cho các chủ xe tham gia bảo hiểm được thuận lợi và dễ dàng. Đồng thời phòng còn có mối quan hệ tốt, tranh thủ được sự ủng hộ của huyện uỷ, UBND, các cấp, các ngành trong địa bàn huyện để phục vụ một cách tốt nhất được đến " tận tay" các đối tượng bảo hiểm. Tình hình khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của phòng Thanh trì trong giai đoạn 1996 - 2000 được đánh giá qua bảng số liệu sau (bảng 1) Bảng 1: Tình hình khai thác bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng bảo hiểm Thanh Trì - Hà Nội ( 1996 - 2000) Chỉ tiêu Năm Số xe khai thác (chiếc) Số phí thu (tr đồng) Ô tô Xe máy Ô tô xe máy Tổng Thực tế lưu hành Tham gia bảo hiểm Tham gia / lưu hành Thực tế lưuhành Tham gia bảo hiểm Tham gia/ lưu hành 1996 8.900 1.017 11,4 80.492 177 0,2 300,114 12,500 312,614 1997 9.850 1312 13,3 82.855 261 0,3 399 20,117 419,995 1998 11.120 1894 17 98017 425 04 483,247 29,568 512,815 1999 13,700 2960 21,6 103.660 630 0,6 517,500 33,213 550,713 2000 14,900 3121 21 112,834 770 0,7 663,372 35,239 698,611 Theo số liệu bảng 1, nhận thấy trong 5 năm từ 1996 - 2000 tổng số lượng mỗi loại xe tham gia bảo hiểm và tổng số phí thu được qua các năm có sự tăng lên một cách đáng kể. Số lượng xe ô tô tham gia bảo hiểm tăng từ 1017 chiếc năm 1996 lên tới 3121 chiếc năm 2000 (tăng khoảng 306%). Số lượng xe máy tham giua bảo hiểm cũng tăng lên không kém từ 177 chiếc năm 1996 lên tới 770 chiếc năm 2000 tăng 650%. Đi đôi với số lượng ô tô, xe máy tham gia gia bảo hiểm tăng, số lượng phí thu được của nghiệp vụ này cũng có sự tăng đều từ 312,614.tr đồng năm 1996 lên tới 698,611 tr đồng năm 2000. Đặc biệt trong 2 năm 1999, 2000 số lượng ô tô tham gia bảo hiểm chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng số xe ô tô đang lưu hành trong địa bàn mà có thể thống kê được (21%) Bên cạnh đó, mặc dù lượng xe máy tham gia bảo hiểm cũng đã tăng rất nhiều, song chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lượng xe máy lưu hành trên địa bàn. Để thấy rõ xu hướng phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, hãy xem xét tốc độ phát triển của từng loại xe tham gia bảo hiểm và số phí thu được giữa hai năm liên tiếp nhau (bảng 2) Bảng 2: Tốc độ phát triển của số lượng xe tham gia bảo hiểm TSDS và số phí thu được giữa 2 năm liên tiếp (1996 - 2000). Đơn vị: % Chi tiêu Loại xe 1997/1996 1998/1997 1999/ 1998 2000/ 1999 Số xe Số phí Số xe Số phí Số xe Số phí số xe Số phí Ô tô 129 133,2 144,4 120,8 156,3 107,1 105,4 128,2 Xe máy 147,5 160,9 162,8 147 148,2 112,3 122,2 106,1 Tổng 131,7 134,3 147,4 122,1 154,8 107,4 108, 126,9 Qua số liệu bảng 2 ta thấy: * năm 1997/ 1996: Tổng số xe tham gia bảo hiểm tăng lên 31,7%. (tăng 379 chiếc) trong số lượng xe ô tô tăng 29% và lượng xe máy tham gia tăng 47,5%. Tổng số chi phí tăng 34,3 %; Trong đó phí thu bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô tăng 33,2%; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy tăng 60,9%. * Năm 1998/ 1997: Toàn bộ số lượng xe tham gia bảo hiểm tăng 47,4% (tăng 746 chiếc) trong đó lượng xe ô tô tham gia tăng 44,4% và lượng xe máy tham gia tăng 62,8%. Tuy nhiên tổng số phí thu được nghiệp vụ này có sự gia tăng nhưng lại giảm hơn so với năm 1997/ 1996, tổng số phí thu chỉ là tăng 22,1% ( giảm đi 12,2% So với 1997 / 1996) , số phí ô tô thu được tăng 20,8%; số phí xe máy tăng 47%. Sở dĩ số phương tiện ô tô, xe máy tham gia nhiều hơn nhưng số phí thu được lại giảm đi là do chủ phương tiện tham gia bảo hiểm với hạn mức trách nhiệm thấp. * Năm 1999/ 1998: Tổng số phương tiện tham gia bảo hiểm tăng 54,8% (tăng 1271chiếc) trong đó số lượng ô tô tham gia tăng 56,3% lượng xe máy tham gia tăng 48,2%. Toàn bộ phí thu tăng 7,4% trong đó phí ô tô tăng 7,1%; Phí thu xe máy tăng 12,3%. Như vậy số ô tô tham gia bảo hiểm tăng lên rất đáng kể nhưng số phí thu được lại có sự giảm đi, nghuyên nhân là do chủ xe tham gia bảo hiểm chọn với hạn hạn mức trách nhiệm không cao. * Năm 2000/ 1999: Tổng số xe tham gia bảo hiểm tăng 8,45 (tăng 301 chiếc) trong đó lượng xe ô tô tham gia tăng 5,4%, lượng xe máy tham gia tăng 22,2%. Tổng số phí thu được tăng 26,9% trong đó phí ô tô tăng 28,2%, phí xe máy tăng 6,1%. Nhìn chung số lượng xe tham gia bảo hiểm và số phí thu được của năm sau so với năm trước là tăng lên . Căn cứ vào bảng tốc độ phát triển của số lượng xe tham gia bảo hiểm và số phí thu được 2 năm liên tiếp (1996 - 2000) ta thấy hầu hết cac chủ xe ô tô đều tham gia bảo hiểm, chỉ còn lại một số ít là chưa tham gia. Riêng về xe máy, tuy lượng xe tham gia bảo hiểm so với lượng xe lưu hành trên địa bàn còn thấp, song đến năm 2000 thì lượng xe máy tham gia bảo hiểm đã tăng lên rất nhiều so với 4 năm trước. Đạt được kết quả này bởi rất nhiều nguyên nhân. * Khi mới bắt đầu đi vào nghiệp vụ triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba bảo việt thanh trì ngoài nhiệm vụ tuyên truyền cho các chủ xe hiêủ được đây là nghiệp vụ bắt buộc, còn tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa, mục đích, sự cần thiết cảu chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba để chủ xe hiểu được nghĩa vụ, quyền lợi của mình khi tham gia. * Bảo hiểm phối hợp với cảnh sát giao thông ở các chốt điểm giao thông chính để kiểm tra kiểm soát các xe lưu hành trên đường. Trường hợp xe lưu hành không có bảo hiểm tghì yêu cầu xử phạt nghiêm khắc. * Qua thực tế các chủ xe cơ giới đã thấy rõ được các tác dụng của loại hình bảo hiển dân sự. Việc khắc phục, bòi thường của bảo hiểm đã góp phần không nhỏ trong việc khắc phục hậu quả tai nạn. * Từ năm 1993, bảo việt Hà Nội đã triển khai với nhiều hạn mức trách nhiệm khác nhau đồng thời cũng giao cho phòng bảo hiểm Thanh trì tiến hành các hạn mức trách nhiệm đó và có biểu phí tính cho từng hạn mức trách nhiệm. Việc làm này là hết sức cần thiết và phù hợp với thực tế tạo điều kiện cho các chủ xe có thể tham gia các mức trách nhiệm khác nhau tùy thuộc vào khả năng tài chính của mình. * Hơn thế nữa những vụ tai nạn lớn xảy ra, Bảo Việt Thanh Trì đã phối hợp kịp thời với CSGT giải quyết hậu quả tai nạn ở ngay hiện trường, trợ cấp về mặt tài chính cho người bị nạn ở ngay hiện trường, phối hợp với các cấp, các ngành hoàn tất mọi thủ tục, cuối cùng đưa người bị nạn đi cấp cứu. Có rất nhiều lá thư cảm tạ với lòng biết ơn sâu sắc của chủ xe, lái xe và gia đình họ là sự động viên, cổ vũ to lớn đối với cán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng. Đồng thời tạo ra sự tin tưởng của người dân đối với loại hình này. Bên cạnh kết quả đó, mặc dù số lượng xe máy lưu hành ngày một tăng lên, song kết quả lượng xe máy tham gia bảo hiểm còn ở độ thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do: * Khác với ô tô cách quản lý xe máy còn rất lỏng lẻo. Hầu hết các chủ xe máy mua xe chỉ cần có giấy tờ hợp lệ là đủ, thậm chí không cần sang tên, đổi chủ để tránh nộp thuế xe, không cần khám định kỳ hàng năm vẫn đủ điều kiện lưu hành. Đó chính là khe hở để chủ xe không tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự. * Biện pháp phối hợp với công an, CSĐT chưa thường xuyên, chưa kích thích được đúng mức về lợi ích kinh tế để họ quan tâm nhiệt tình công tác tham gia bảo hiểm. Hơn thế nữa kết quả phối hợp giữa Bảo Việt Thanh Trì và công an, CSGT trong việc kiểm tra xe tham gia bảo hiểm, xử phạt, cấp giấy chứng nhận mới… còn hạn chế. Mặc dù định kỳ hàng quý vẫn có đợt kiểm tra gắt gao trong toàn thành phố nhưng công tác này ít nhiều các tiêu cực nên kết quả thu được chưa cao. * Mặt khác, do trình độ dân trí cũng như ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao. Họ cho rằng việc gây tai nạn xe máy đối với họ là rất hạn hữu vì thế nên việc mua phí bảo hiểm không cần thiết. Song, cho dù số lượng xe máy tham gia bảo hiểm chưa cao nhưng lượng xe tham gia vẫn có sự tăng đều giưã các năm kèm theo đó là số phí thu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy cũng tăng theo. Từ khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đến nay, trong số hơn 10 nghiệp vụ mà phòng Thanh Trì đang tiến hành, nghiệp vụ bảo hiểm này luôn là một trong số các nghiệp vụ nòng cốt của phòng. Doanh thu của nó chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số doanh thu từ phí bảo hiểm gốc cuả phòng (bảng 3) Bảng 3: Doanh thu phí bảo hiểm TNDS chủ phương tiện đối với người thứ ba so với tổng doanh thu phí ở phòng bảo hiểm Thanh Trì (1996- 2000) Đơn vị: Đồng Doanh thu phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Tổng doanh thu phí bảo hiểm các nghiệp vụ của phòng Thanh Trì Tỷ lệ % 1996 312614251 1397996824 22,4% 1997 419993630 1583901302 26,5% 1998 512815182 1695870463 30,2% 1999 550712626 1721486783 32% 2000 698610493 1885327746 37,1% Qua bảng số liệu trên cho thấy năm 2000 doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba chiếm tỷ trọng 37,1% là lớn nhất trong tổng số phí thu bảo hiểm gốc của phòng Thanh Trì so với các năm trước. Tỷ lệ phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba so với tổng doanh thu phí bảo hiểm các nghiệp vụ là tương đối lớn và có sự tăng đều giữa các năm chứng tỏ nghiệp vụ này là nghiệp vụ chủ chốt của phòng và phòng Thanh Trì cũng đã phát huy được tối đa hiệu quả nghiệp vụ để hướng tới một hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Nói tóm lại, trong những năm gần đây, về khâu khai thác Bảo Việt Thanh Trì đã đạt được kết quả khả quan. Phần lớn là khai thác lượng xe ô tô lưu hành trên địa bàn. Số lượng xe máy khai thác được qua các năm tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, trong thời gian tới, phòng Thanh Trì vẫn phải có những biện pháp để có thể khai thác triệt để lưu lượng xe trên địa bàn, nhất là xe máy. 2. Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất không những chỉ mang lại cho Bảo Việt nói chung và bảo hiểm Thanh Trì nói riêng hậu quả kinh doanh mà nó còn thực hiện mục tiêu cao cả và mang lại sự an toàn cho xã hội, tạo điều kiện cho con người luôn được yên tâm trong sản xuất kinh doanh. Nắm bắt được ý nghĩa đó, Bảo Việt Thanh Trì thường cử cán bộ, nhân viên xuống các đơn vị tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba để công tác này ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhận rõ được tầm quan trọng của công tác đề phòng và hạn chế tổn thất trong mấy năm qua Bảo Việt Thanh Trì đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm tối đa số vụ tai nạn có thể xảy ra cũng như thiệt hại của nó: Đặt các panô, áp phích, biển báo tại các đầu mối giao thông hay tại một số đoạn đường nguy hiểm thường xảy ra tai nạn. Phối hợp cùng các ngành chức năng tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về luật lệ giao thông nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông của người dân. Ngoài ra, phòng bảo hiểm Thanh Trì còn áp dụng các biện pháp thưởng, phạt đối với những xe chấp hành tốt hoặc không đúng luật lệ giao thông. Hơn thế nữa, thỉnh thoảng phòng còn tổ chức các hội nghị khách hàng với mục đích nhằm khuyến khích và giáo dục các chủ xe luôn có ý thức trách nhiệm khi hoạt động xe của mình. Trong phạm vi kinh phí được duyệt, Bảo Việt Thanh Trì luôn cố gắng làm hết sức mình để người tham gia bảo hiểm có ý thức, trách nhiệm tốt hơn trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. 3. Công tác giám định Giám định tai nạn là khâu trung gian quan trọng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nó là cơ sở để thực hiện công tác bồi thường. Việc bồi thường có được nhanh chóng, chính xác, hợp lý hay không phần lớn là phụ thuộc vào kết quả của công tác giám định. Trong công tác giám định, khâu giám định giải quyết tai nạn giao thông ở ngay hiện trường là khâu quan trọng nhất. Khi tai nạn xảy ra CSGT, CSGT có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan bảo hiểm biết. Đối với các vụ tai nạn nghiêm trọng, làm chết bị thương nhiều người, thiệt hại lớn về tài sản thì cán bộ bảo hiểm cần có mặt tại hiện trường để cùng các ngành chức năng giải quyết. Trường hợp cần thiết cơ quan bảo hiểm cùng chủ xe có thể ứng trước một số tiền để cấp cứu người bị thương hay chôn cất người chết (nếu có), hạn chế tổn thất gia tăng. Trong quá trình giải quyết tai nạn, bảo hiểm phối hợp chặt chẽ với cảnh sát giao thông, cảnh sát điều tra tìm hiểu về nguyên nhân gây tai nạn, xác định lỗi các bên có liên quan và thiệt hại thực tế phát sinh trong tai nạn. Với những vụ tai nạn được giải quyết bằng biện pháp thương lượng, hoà giải dân sự giữa các bên thì CSGT hoặc CSĐT nơi thụ lý tai nạn thông báo cho cơ quan bảo hiểm thống nhất về phương pháp, cách thức thực hiện để buổi hoà giải đạt kết quả tốt. Đồng thời CSGT, CSĐT cung cấp bản sao hồ sơ tai nạn cho cơ quan bồi thường bao gồm: Biên bản kiểm nghiệm hiện trường hiện tại Biên bản kiểm nghiệm xe có liên quan trong vụ tai nạn + Biên bản kết luận điều tra + Các chứng cứ khác liên quan đến vụ tai nạn Từ năm 1994 để phù hợp với mô hình tổ chức công tác giám định Bảo Việt Hà Nội đã thay đổi từ giám định tại chỗ ở tất cả các văn phòng đại diện bảo hiểm. Do đó việc giám định xác minh kịp thời và thuận lợi cho khách hàng khi có tai nạn xảy ra đồng thời việc thu thập những thông tin cần thiết được đầy đủ hơn, đặt điều kiện cho việc giải quyết bồi thường tốt hơn. Cùng với sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, trong thời gian qua ở phòng bảo hiểm Thanh Trì, khâu giám định tai nạn nghiệp vụ này cũng ngày càng tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu: Nhanh chóng, kịp thời, chính xác và trung thực. Tuy vậy cũng cần phải thống nhất mối quan hệ trong công tác giám định, kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, các ngành chức năng có liên quan để hoàn tất hồ sơ nhanh nhất. Công tác giám định nhằm giúp cho việc bồi thường được chính xác kể cả về mặt pháp lý lẫn mặt kinh tế, do vậy mà đòi hỏi người giám định viên phải giỏi về nghiệp vụ cũng như tinh thần trách nhiệm cao. 4. Công tác bồi thường Công tác bồi thường là khâu cuối cùng khép kín và không kém phần quan trọng trong công tác bảo hiểm. Chất lượng của công tác này hoặc sẽ làm tăng uy tín của bảo hiểm, kết quả của công tác uy tín bảo hiểm một mặt phản ánh hiệu quả xã hội của công tác bảo hiểm, mặt khác lại thể hiện chất lượng của công tác phòng ngừa, hạn chế tổn thất và là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh bảo hiểm Thấy rõ được tầm quan trọng trong công tác bồi thường trong thời gian qua phòng bảo hiểm Thanh Trì không ngừng nâng cao chất lượng công tác bồi thường, đặc biệt là đã sắp xếp theo mô hình cơ cấu tổ chức mới, thành lập bộ phận bồi thường và bộ phận giám định riêng biệt, tạo điều kiện trong việc chuyên môn hoá trong công việc, cải tiến lề lối, thái độ phục vụ khách hàng. Song song với việc làm này Bảo Việt Thanh Trì còn tích cực đấu tranh phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực trong công tác bồi thường, cải tiến lề lối của bộ phận bồi thường, hoàn thiện quy trình bồi thường, nhằm đáp ứng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, hạn chế hồ sơ tồn đọng không có lý do chính đáng, giải quyết dứt điểm hồ sơ tai nạn. Để gắn bó với khách hàng, tạo điều kiện cho việc khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm có hiệu quả, phòng Thanh Trì đã phân cấp trách nhiệm bồi thường cho cán bộ phân giải quyết bồi thường, qua một vài năm triển khai hầu hết các cán bộ đều làm tốt nhiệm vụ, mở rộng và củng cố thêm quan hệ với khách hàng gây uy tín cho phòng. Trong mỗi năm bảo hiểm, xác suất tai nạn của số xe hoạt động nói chung và số xe tham gia bảo hiểm nói riêng là khác nhau. Mức độ thiệt hại giữa các vụ tai nạn và mức độ bồi thường của bảo hiểm cũng khác nhau. Do đó số tiền bồi thường thiệt hại trách nhiệm dân sự của chủ xe, số vụ tai nạn giao thông xảy ra còn ít nên số bồi thường thiệt hại trong thời gian này nhỏ. Nhưng cùng theo thời gian, số lượng xe hoạt động ngày càng tăng lên, số vụ tai nạn ngày một nhiều, có những vụ tai nạn khá lớn nên số tiền bồi thường cũng ngày một tăng. Bảng 4: Tổng số chi bồi thường bảo hiểm TNDS chủ phương tiện đối với người thứ ba ở phòng bảo hiểm Thanh Trì (1996- 2000) Đơn vị : Đồng Năm Tổng số bồi thường Bồi thường ô tô Bồi thường xe máy Tổng 1996 10700.000 481.400 11.181.400 1997 13.890.520 515.664 14.406.184 1998 16.212.300 533.700 16.746.000 1999 18.950.593 623.500 19.574.093 2000 22.991.800 714.200 23.706.000 Theo số liệu ở bảng 4, tổng số tiền bồi thường cũng như số tiền bồi thường từng nghiệp vụ ô tô, xe máy của năm sau tăng lên so với năm trước. Trong cơ cấu số tiền bồi thường của một năm thì số tiền bồi thường do tai nạn ô tô gây ra luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Thực tế có thể thấy rằng số vụ tai nạn do xe máy gây ra cao hơn rất nhiều so với một số vụ tai nạn ô tô gây ra nhưng số tiền bồi thường xe máy lại thấp hơn rất nhiều so với số tiền bồi thường tai nạn ô tô. Nguyên nhân là do tính chất hoạt động của ô tô có độ nguy hiểm cao hơn rất nhiều so với xe máy. Vì thế thiệt hại trong vụ tai nạn ô tô là rất lớn Mặt khác, nhìn vào bảng số liệu chứng tỏ tỷ lệ giải quyết tai nạn giao thông (giải quyết bồi thường) ở phòng bảo hiểm Thanh Trì qua các năm ngày càng tăng. Tỷ lệ này đánh giá khả năng, tinh thần trách nhiệm làm việc của cán bộ bảo hiểm, đánh giá trình độ nghiệp vụ và khả năng tài chính của phòng. Cùng với việc phát triển của việc tổ chức khai thác bảo hiểm và tổ chức giám định, công tác giải quyết bồi thường thiệt hại của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Bảo Việt Thanh Trì cũng ngày được hoàn thiện đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác, kịp thời, tạo điều kiện cho chủ xe nhanh chóng nhận được tiền bảo hiểm, nhằm khắc phục khó khăn về tài chính sau khi xảy ra tai nạn, làm cho các chủ xe thấy được lợi ích của xe tham gia bảo hiểm, tin tưởng vào bảo hiểm và có tác dụng tích cực trong việc tuyên truyền công tác bảo hiểm, gây uy tín cho Bảo Việt. Tuy vậy, trong công tác bồi thường ở nghiệp vụ này ở Bảo Việt Thanh Trì không tránh khỏi một số tồn tại sau: * Một số tai nạn còn giải quyết bồi thường chậm trễ chưa thực sự giúp đỡ chủ xe khắc phục khó khăn về tài chính do phải bồi thường cho nạn nhân, vừa phải chịu những thiệt hại về tài sản, sức khoẻ của chính bản thân. * Khả năng giải quyết tai nạn mặc dù đã tăng nhiều so với các năm trước nhưng vẫn còn tồn đọng một vài vụ sang năm sau làm kéo dài thời gian, chế độ của chủ xe * Việc hoàn tất thủ tục hồ sơ vụ tai nạn bị chậm trễ do các cơ quan, bộ phận gây ra cho chủ xe như việc lấy giấy nằm viện, thanh toán viện phí, thuốc men, giấy chứng nhận thu nhập… * Trong thực tế hiện nay, khi xe gây tai nạn thiệt hại cho bên thứ ba, chủ xe thường phải bồi thường một khoản rất lớn so với những thiệt hại thực tế của bên thứ ba, nhằm mục đích làm giảm trách nhiệm hình sự của chủ xe. Do đó với số tiền bồi thường của bảo hiểm chủ xe vẫn cảm thấy nhỏ bé so với số tiền bồi thường của mình bỏ ra. Điều này dễ làm nảy sinh tư tưởng tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Bảo Việt Thanh Trì nói riêng và toàn ngành bảo hiểm nói chung III. Đánh giá chung tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng bảo hiểm Thanh Trì- Hà Nội (1996- 2000) Đặc điểm hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Bảo Việt Thanh Trì là hạch toán kinh doanh độc lập, tự trang trải thu chi và đảm bảo yêu cầu có lãi. Chế độ tài chính kế toán của nghiệp vụ này ở phòng bảo hiểm Thanh Trì thường áp dụng theo hướng dẫn của Bảo Việt Hà Nội trong mỗi thời kỳ, có tính đến những điều kiện đặc thù của phòng và địa phương cũng như sự biến động của thị trường để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Về khoản thu của nghiệp vụ này, chủ yếu là khoản thu phí bảo hiểm gốc. Sau đó, định kỳ hàng tháng bộ phận kế toán của phòng phải báo cáo, quyết toán doanh thu báo lên công ty Bảo Hiểm Hà Nội Các khoản chi, ngoài khoản chi bồi thường bảo hiểm gốc là khoản chi chủ yếu còn các khoản chi như: chi đề phòng và hạn chế tổn thất, chi quản lý, chi hoa hồng bảo hiểm gốc và một số khoản chi khác. Giống như các nghiệp vụ bảo hiểm khác ở Bảo Việt Thanh Trì nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đượcc hạch toán độc lập trong toàn ngành chứ không xét riêng trong phạm vi của phòng. Trong 3, 4 năm trở lại đây hoạt động của nghiệp vụ này đều đem lại cho Bảo Việt Thanh Trì một khoản lợi nhuận lớn và ngày một tăng. Đạt được kết quả đó phần lớn là do sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ trong phòng. Phòng bảo hiểm Thanh Trì đã không ngừng đổi mới và tiếp tục vươn lên về mọi mặt để đáp ứng với tình hình mới hiện nay. Đặc biệt là sự cố gắng đổi mới trong việc nâng cao khả năng, chất lượng khai thác, chú ý khâu giải quyết bồi thường nhanh chóng, chính xác, cụ thể: * Về tổ chức: Được sự chỉ đạo trực tiếp của công ty bảo hiểm Hà Nội, phòng bảo hiểm Thanh Trì đã có sự thay đổi đáng kể. Bộ máy làm việc gọn nhẹ nhưng năng động, hiệu quả đảm bảo yêu cầu khai thác, giám định, kịp thời bồi thường được nhanh chóng, uy tín * Phòng luôn tích cực đổi mới chính sách khách hàng, tạo mối quan hệ, hợp tác chặt chẽ, đồng bộ với các ngành liên quan và các cộng tác viên * Việc quan tâm đổi mới về cơ sở vật chất kỹ thuật như: xây dựng mở rộng trụ sở, trang bị hệ thống máy vi tính, thông tin liên lạc… giúp cho phòng có những thuận lợi mới để tiếp cận phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. * Công tác đào tạo cán bộ luôn được chú trọng, đặc biệt là cán bộ nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Đội ngũ cán bộ cộng tác viên giỏi sẽ là một tiềm năng lớn đối với hợp đồng kinh doanh của phòng. * Từ năm 1995 Bảo Việt Thanh Trì đã được sự phân cấp giám định và giải quyết bồi thường từ Công ty bảo hiểm Hà Nội, tạo điều kiện cho các chủ xe thamgia bảo hiểm một cách dễ dàng cũng như việc bồi thường được kịp thời, không mất thời gian cho các chủ xe tăng uy tín đối với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng và toàn ngành bảo hiểm nói chung. Bên cạnh những thành công trên, trong thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Bảo Việt Thanh Trì vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần phải giải quyết: 1. Phần lớn các chủ xe (lái xe) chưa hiểu sâu về quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia bảo hiểm, đặc biệt là chủ xe máy. Vì thế việc tuyên truyền, quảng cáo, giáo dục trong quần chúng nhân dân về nghiệp vụ này bằng tất cả biện pháp, xúc tiến mạnh mẽ nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đây là hạn chế lớn mà phòng chưa khắc phục được. 2. Trong một số vụ tai nạn, số tiền của bảo hiểm thấp hơn thiệt hại thực tế, đặc biệt đối với những doanh nghiệp lớn. Vì vậy phòng nên đề nghị công ty xem xét lại phí hàng năm cho phù hợp với mức bồi thường của bảo hiểm trong năm trước. 3. Từ trước tới nay số hồ sơ bồi thường vụ tai nạn phụ thuộc quá nhiều vào hồ sơ của công an và toà án. Thực tế có nhiều hồ sơ công an lập sơ sài, không đủ cơ sở để bảo hiểm tính toán bồi thường, nhiều hồ sơ công an tự giải quyết nhưng bảo hiểm lại tính toán bồi thường. Vấn đề này thiếu sự chính xác trong khâu giải quyết bồi thường tai nạn, tạo ra sự “chán nản” cho các chủ xe. 4. Trường hợp lái xe gây tai nạn nhưng không có lỗi và cũng không phải là do sự cố ý của nạn nhân. Trong trường hợp này đương nhiên là không phát sinh trách nhiệm dân sự, do đó không phát sinh trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm. Nhưng trong thực tế, lái xe (chủ xe) cũng phải mất một khoản chi lớn để giải quyết vụ việc ổn thoả và không nhận được lại khoản tiền bồi hoàn của bảo hiểm. Nên chăng, với những trường hựp này ngành bảo hiểm cần có một phần là phí bảo hiểm tai nạn hoặc có chính sachs “đền bù nhân thọ” để có thể giải quyết đền bù thoả đáng. Phần III một số kiến nghị góp phần hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng bảo hiểm huyện thanh trì- hà nội Trải qua hơn 10 năm hoạt động, luôn tự điều chỉnh và đi lên với cơ chế năng động, với sự cố gắng liên tục, cho tới nay Bảo Việt Thanh Trì đã đạt được những kết quả rực rỡ. Với tư cách là một ngành dịch vụ, Bảo Việt Thanh Trì đã có nhiệm vụ bảo vệ, hỗ trợ cho những thành viên tham gia bảo hiểm, luôn đề cao khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế”. Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành bảo hiểm, phòng bảo hiểm Thanh Trì đã có những tiến bộ vượt bậc, trong đó đáng chú ý là sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Mặc dù tuổi đời nghiệp vụ này chưa cao, song đã thu hút được khá đông đảo khách hàng (chủ xe) tham gia bảo hiểm, mang lại cho công ty bảo hiểm Hà Nội và phòng bảo hiểm Thanh Trì một khoản lợi nhuận không nhỏ. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động hiện nay, nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Bảo Việt Thanh Trì vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế mà nhất là đôí với thị trường bảo hiểm còn rất “non trẻ” ở nước ta hiện nay. Tất yếu Bảo Việt Thanh Trì phải không ngừng tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy mặt mạnh để thích ứng với điều kiện thực tế của nền kinh tế thị trường đang ngày một biến động, đứng vững trong cạnh tranh với các đối thủ của mình. Trên cơ sở những thành tích đã đạt được, đặc biệt là thực trạng hoạt động kinh doanh ở phòng bảo hiểm Thanh Trì và những vấn đề còn tồn tại trước mắt, đối với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đang được thực hiện ở phòng, trong tình hình hiện nay tôi xin để xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao và hoàn thiện nghiệp vụ này trong thời gian tới. 1. Khâu khai thác Đây là khâu khởi đầu, quan trọng nhất của chu kỳ kinh doanh bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng. Giống như hầu hết các nước trên thế giới, ở nước ta đây cũng là nghiệp vụ bắt buộc. Bởi vậy, trong những năm đầu tiên triển khai nghiệp vụ, Bảo Việt Thanh Trì nên có nhiều biện pháp phối hợp để thu hút các chủ xe tham gia bảo hiểm ngoài lý do “bắt buộc” còn có phần tự nguyện là chính. Về lâu dài mà nói, phòng phải có những giải pháp thích hợp để lôi cuốn phần lớn các chủ xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự một cách hoàn toàn tự nguyện, coi bảo hiểm là “tấm lá chắn” về kinh tế trong hoạt động kinh doanh của họ. * Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền quảng cáo về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giơí đối với người thứ ba thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: ti vi, radio, tạp chí, sách báo, biểu báo... nên đưa kèm các hình ảnh về tai nạn giao thông và sự giải quyết bồi thường nhanh chóng thoả đáng của bảo hiểm. Đưa ra những lời phát biểu của các chủ xe được bồi thường trong các vụ tai nạn lớn, những lời cảm ơn sâu sắc của lái xe và gia đình họ đối với bảo hiểm, ... Nhằm mục đích tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân nói chung và các chủ xe nói riêng thấy rõ và hiểu được quyền lợi, trách nhiệm của người Việt Nam tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự. * Kết hợp chặt chẽ hơn nữa với lực lượng CSGT trong việc kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của các chủ xe. Khi làm thủ tục đăng ký xe, kiểm tra kỹ thuật định kỳ, cấp giấy phép lưu hành xe hoặc bán lệ phí giao thông, thi cấp bằng lái xe... yêu cầu các chủ xe phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự. * Cùng với các cơ quan cơ quan chức năng, bảo hiểm cần đưa ra chế độ xử phạt nghiêm minh đối với các chủ xe đang lưu hành mà không tham gia bảo hiểm hoặc tham gia bảo hiểm chậm (sau ngày 1/4) cần phải tiến hành thường xuyên kiểm tra. Đặc biệt là đối với những kẻ gây tai nạn mà chưa mua bảo hiểm thì có hình thức xử phạt thích đáng. Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền ban hành những văn bản quy định rõ mức độ xử phạt đối với những trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, phòng bảo hiểm Thanh Trì cũng cần có những hình thức khen thưởng đối với những chủ xe chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông, nhằm khuyến khích các chủ xe hơn nữa. * Đề nghị với công ty bảo hiểm Hà Nội cần có thêm sự quan tâm đến việc trả hoa hồng bồi thường, thưởng thích đáng cho công an, CSGT và đội ngũ cộng tác viên để kích thích sự nhiệt tình của họ. * Thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị nhằm tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu những tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân khi lưu hành xe. 2. Khâu giám định bồi thường * Giám định đúng đắn là cơ sở cho việc bồi thường được chính xác, trung thực. Vì vậy bảo hiểm cần phối hợp nhanh chóng với công an, CSGT để tiến hành giám định kịp thời ngay sau khi tai nạn xảy ra. Yêu cầu phải có mạng lưới thông tin rộng khắp, đảm bảo liên lạc được thường xuyên, chặt chẽ giữa Bảo Việt nói chung và bảo hiểm Thanh Trì nói riêng với CSGT ở các nơi. Bằng mọi biện pháp, mọi phương tiện bảo đảm việc giám định trực tiếp được càng nhiều vụ tai nạn càng tốt. * Giám định là khâu tương đối phức tạp, đòi hỏi người giám định viên không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải am hiểu về sự hoạt động của xe cơ giới. Do đó cán bộ giám định phải thạo về 2 lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự và hoạt động giao thông. * Sau khi giám định xong, các khoản bồi thường phải được tính toán chính xác dựa trên cơ sở + Thiệt hại thực tế + Mức độ lỗi của chủ xe + Hạn mức trách nhiệm mà chủ xe tham gia và phải phù hợp với sự biến động của giá cả thị trường. Đặc biệt phải chú ý tới khoản mất giảm thu nhập của nạn nhân và tỷ lệ khấu hao của tài sản bị thiệt hại, bởi vì đây là 2 yếu tố rất khó xác định được chính xác. * Các hồ sơ cần thiết trong việc bồi thường nên được đơn giản hoá tới mức có thể, tránh gây mất thời gian và phức tạp cho các chủ xe. Hướng dẫn chủ xe nhanh chóng hoàn thành hồ sơ tai nạn và chi trả bồi thường kịp thời. Giải thích rõ ràng cho chủ xe hiểu được các khoản bồi thường là hợp lý. Việc bồi thường nên thực hiện nhanh chóng và chính xác, không để các chủ xe đi lại nhiều lần để đòi tiền bồi thường, gây khó khăn cho chủ xe. Hơn nữa cần có chính sách bồi thường nhân đạo thích hợp nhằm khuyến khích các chủ xe. 3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Đề xuất, kiến nghị với ngành giao thông vận tải, CSGT thường xuyên quan tâm đến việc sửa sang lại đường xá, cầu cống. Xây dựng các biểu báo, panô, áp phích... tại các đầu mối giao thông quan trọng dễ xảy ra tai nạn. Mở rộng lòng đường ở những nơi có nhiều xe cộ đi lại. Định kỳ hàng năm tổ chức các lớp tập huấn cho các lái xe. Kết luận Để xây dựng và triển khai mỗi loại hình bảo hiểm phải trải qua nhiều giai đoạn, từ lúc xác định nhu cầu thị trường, xây dựng mức phí, triển khai kế hoạch thực hiện, bổ sung khiếm khuyết từ thực tế đòi hỏi, phổ biến sâu rộng trên thị trường... đòi hỏi cả một quá trình lâu dài. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cũng vậy, Bảo Việt đã mất một thời gian để hoàn thiện nghiệp vụ này trên thị trường. Từ năm 1990, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba mới được Công ty bảo hiểm Hà Nội chính thức triển khai ở tất cả các văn phòng đại diện bảo hiểm trong toàn thành phố Phòng bảo hiểm huyện Thanh Trì cũng nằm trong kế hoạch đó, lợi nhuận và doanh thu từ năm 1990 trở đi ở phòng Thanh Trì đã tăng lên rõ rệt. So với một số loại hình bảo hiểm có doanh thu cao ở phòng như: bảo hiểm toàn diện học sinh, bảo hiểm kết hợp con người, bảo hiểm vật chất thân xe... thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba luôn có doanh thu cao nhất. Sự phát triển của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trong tương lai là rất khả quan, nhưng những khó khăn là không phải ít, khắc phục và giảm bớt khó khăn luôn được cán bộ phòng bảo hiểm Thanh Trì giải quyết từng bước phù hợp với thực tế của từng thời kỳ Mong rằng những ý kiến trong bài viết này sẽ ít nhiều giải toả được những khó khăn đang gặp. Từ đó nâng cao hơn nữa tính hoàn thiện của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trong thời gian tới. Mục lục Lời mở đầu 1 Phần I: Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 4 I- Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 4 II- Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 8 III- Một số nội dung chính của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 10 1- Đối tượng bảo hiểm - Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe 10 2- Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba 12 3- Người được bảo hiểm 13 4- Phạm vi bảo hiểm 15 5- Số tiền bảo hiểm - phí bảo hiểm 16 6- Trách nhiệm 23 7- Công tác giám định và bồi thường 24 Phần II: Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng bảo hiểm Thanh Trì 35 I- Một số nét khái quát về phỏng bảo hiểm hyện Thanh Trì giai đoạn 1996 - 2001- 35 1- Thuận lợi 37 2- Khó khăn 38 II- Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng bảo hiểm Thanh Trì giai đoạn 1996 - 2000 39 III- Đánh giá chung tình hình triển khai nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng bảo hiểm Thanh Trì trong thời gian tới. 53 Phần III: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dan sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng bảo hiểm huyện Thanh Trì - Hà Nội 56 Kết luận 60 Nhận xét của cơ quan thực tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28744.doc
Tài liệu liên quan