Chuyên đề Cải cách hành chính

Những vấn đề nêu trên cho thấy cải cách hành chính ở nước ta hiện nay không chỉ là đơn thuần cải cách thủ tục hành chính mà còn là công việc của bộ máy hành chính, là đội ngũ công chức hành chính, là xây dựng nền hành chính công Đụng chạm đến toàn bộ các hoạt động của hệ thống chính trị. Điểm mấu chốt có ý nghĩa quyết định đảm bảo cho cải cách hành chính thành công là giữ vững quan điểm chỉ đạo kiên quyết, tập trung của cả hệ thống chính trị và ý thức chủ động, tự giác của mọi cán bộ, công chức nhà nước và tinh thần làm chủ của nhân dân. Tiến hành các hoạt động cải cách hành chính một cách cơ bản, hệ thống, đồng bộ, không chắp vá, làm tăng tính năng động sáng tạo của các cơ quan trong bộ máy hành chính, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng quan liêu tham nhũng, tiêu cực, làm sạch bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước ta thực sự là nhà nước Xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân, vì nhân dân.

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2871 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Cải cách hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Lớp K48 – Xã hội học CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Cải cách hành chính ở nước ta hiện nay đang là vấn đề hết sức quan trọng của việc củng cố, hoàn thiện bộ máy công quyền, “công bộc của dân”, có quan hệ trực tiếp đến lợi ích của nhân dân trong các lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên đến nay kết quả thực hiện còn rất nhiều hạn chế, chưa có sự chuyển biến đáng kể. Vì vậy để thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đang triển khai thực hiện “Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 một cách toàn diện và sâu sắc”. Đây là một việc làm hết sức quan trọng cần được sự quan tâm của các Tổ chức, các nhân, các cơ quan chuyên môn và của toàn xã hội. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề này trước hết chúng ta cần nắm một số khái niệm sau: I. Các khái niệm 1. Tổ chức và tổ chức xã hội - Tổ chức là gì? Tổ chức là khái niệm tương đối rộng và được sử dụng khá linh hoạt. Có hai khái niệm được nhiều người, nhiều trường phái khoa học tán thành đó là: + Tổ chức là sự liên kết con người cùng thực hiện mục tiêu theo các nguyên tắc nhất định + Tổ chức là một đơn vị Xã hội được điều phối một cách có ý thức, có phạm vi, lĩnh vực, chức năng hoạt động tương đối rõ ràng nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung đã đặt ra. Trong trường hợp trên “Tổ chức” như một tập hợp người cùng thực hiện mục đích, chương trình chung theo những quy định, luật lê và những thủ tục đã được xác định tổ chức xã hội là khái niệm thường được dùng trong XHH, nó có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. * Theo nghĩa rộng: Tổ chức xã hội chỉ bất kỳ tổ chức nào trong xã hội * Theo nghĩa hẹp: Tổ chức xã hội chính là một tiểu hệ thống XH trong một tổ chức xã hội nào đó. Trong các ngành khoa học khác nhau và tư duy đời thường, tổ chức xã hội có thể được hiểu hoặc là một thành tố cơ cấu xã hội, sự điều hoà giữa các thành phần của một chính thể trong XHH khái niệm tổ chức xã hội được dùng chủ yếu ở nghĩa thứ nhất ( nghĩa hẹp ) tức là xem nó như một thành tố của cơ cấu xã hội , với ý nghiã này tổ chức xã hội chính là một hệ thống các quan hệ, tập trung liên kết các cá nhân nào đó để đạt được mục đích nhất định. Tóm lại có thể hiểu Tổ chức XH là một dạng nhóm thứ cấp khá phổ biến nhưng chúng ta đều biết rằng không phải mọi nhóm thứ cấp đề là tổ chức XH. 2. Nhóm và tổ chức - Nhóm xã hội: Nhóm là tập hợp người có liên quan với nhau về vị thế, vai trò hình thành nên cơ cấu nhóm, những nhu cầu lợi ích riêng, những định hướng giá trị nhất định và nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể. * Có hai loại hóm: + Nhóm sơ cấp: Gia đình ( số con, số thế hệ ) + Nhóm thứ cấp: Nhóm hâm mộ một ca sỹ, một đội bóng - Tổ chức xã hội: Nhóm được xem là tổ chức xã hội phải có sự thể hiện cụ thể các quan hệ quyền lực xã hội tức là có quan hệ lãnh đạo phục tùng, có những cá nhân có khả năng điều chỉnh hành vi, thái độ của người khác thuộc nấc thang quyền lực thấp hơn, nói cách khác trong nhóm này có những người nhiều quyền lực và người ít quyền lực hơn họ được phân bổ trong mạng lưới các quan hệ quyền lực theo thứ bậc trên dưới, cao thấp. II. Ưu điểm, nhược điểm của tổ chức quan liêu Trong ngôn ngữ hàng ngày thuật ngữ “ bộ máy quan liêu” thường được dùng với nghĩa xấu, nhưng theo các nhà khoa học thì bộ máy quan liêu có những mặt ưu nhược điểm như sau: 1. Ưu điểm Các tổ chức xã hội theo mô hình bộ máy quan liêu có ý nghĩa tích cực trong quá trình tổ chức và vận hành xã hội, nó hợp lý hoá các tổ chức hoạt động thể hiện ở các bước chuyển mạnh mẽ từ cách thực hiện công việc tự phát, thiếu kế hoạch, định hướng giá trị truyền thống sang cách làm việc có hệ thống, được tổ chức theo quy tắc, luật lệ, định hướng, mục đích và duy lý.. Sự phân công lao động được xác định theo qui định, theo luật. Ví dụ: Trong một Xí nghiệp những chức vụ như Giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng, phó phòng… được xác định trách nhiệm quyền hạn theo quy định. Nó có một hệ thống ban hành mệnh lệnh theo thứ bậc từ trên xuống dưới với nhiều cấp độ khác nhau, tức là một người đồng thời là cấp dưới của một người nhưng lại là cấp trên của nhiều người khác. Những chức danh trong cơ quan đó được đào tạo một cách chính thức để phục vụ cho công việc. Ví dụ: Việc đào tạo một nhân viên văn phòng sẽ đơn giản hơn và ngắn hơn so với việc tự mày mò học hỏi qua kinh nghiệm bản thân. Những người lao động cống hiến toàn bộ sự quan tâm và sức lực cho hoạt động của tổ chức và coi đó là một sự nghiệp hay một nghề nghiệp. Những quy định chính thức ổn định có thể thực hiện và tuân theo một cách dễ dàng, những quy định này điều chỉnh và định hướng công việc của mỗi thành viên. Ví dụ: Các Công ty có thể đặt ra quy định công nhân được nghỉ giữa giờ bao nhiêu lần - Có sự trung thành của nhân viên với tổ chức những nơi bộ máy quan liêu hoạt động có hiệu quả thì nhân viên đó sẽ trung thành với tổ chức Những đặc điểm nêu trên của bộ máy quan liêu giúp cho Tổ chức có thể kiểm soát và điều phối hoạt động của các thành viên. Điều này là then chốt để tạo ra hiệu quả và năng suất hoạt động của tổ chức quan liêu so với bất kỳ một tổ chức nào khác. Quan liêu nó là nền tảng của sự phát triển: nó phân công chia thành cấp bậc và thực hiện công việc một cách cụ thể đó là mỗi một nghề nghiệp được chyên môn hoá và những đòi hỏi tiêu chuẩn cũng chặt chẽ và nghiêm khắc hơn để đạt được những đòi hỏi của nghề nghiệp, người lao động phải học qua những trường lớp nhất định tức là phải được đào tạo trong những bộ máy quan liêu. Nó điều phối chống độc quyền: Ví dụ: Các tổ chức lúc mới lập ra thì nhỏ, càng về sau càng lớn dần lên và có xu hướng trở thành tổ chức độc quyền ( nhất là trong kinh tế ), các Công ty nhỏ không thể cạnh tranh với các tổ chức quan liêu đó. Để tạo môi trường cạnh tranh tự do lành mạnh chính phủ lập ra các cơ quan điều phối - Quan liêu là một nguyên nhân cơ bản để đem lại năng suất và hiệu quả bởi vì năng suất và hiệu quả này có được là do các thành viên hiểu rõ công việc và nhiệm vụ của họ - Các tổ chức quan liêu có thể tạo ra khả năng kiểm soát sự phân bố quyền lực. Giữa các giai cấp, các nhóm trong tổ chức xã hội sự tranh dành phân bố củng cố quyền lực luôn diễn ra vì vậy nếu không có sự quan liêu kiểm soát các cuộc đấu tranh này chúng sẽ làm tê liệt các nhóm xã hội và những cá nhân cũng có nhu cầu về quyền lực. Ví dụ: Một người khi được phân công đảm nhiệm một vị trí nào đó lúc đầu họ chưa muốn củng cố và duy trì quyền lực lâu dài nhưng chỉ sau một thời gian ra mệnh lệnh, quản lý nhân sự, tiền tệ thì sự đam mê quyền lực xuất hiện. - Tổ chức quan liêu kiểm soát bằng cách đề ra quy định về nhịêm kỳ nắm giữ quyền lực, tuy vậy người ta cũng có thể lạm dụng bộ máy quan liêu để củng cố bộ máy quyền lực. - Quan liêu giúp cho việc nắm giữ và quản lý thông tin: mỗi vị trí trong cơ quan chỉ được biết một số thông tin nhất định, những thông tin không thuộc nhiệm vụ thì người đó không cần và không được phép biết đến. Nói cách khác thiết chế quyền lực chỉ cho từng vị trí trong đó có những lượng thông tin nhất định tuỳ theo thứ bậc quyền lực của nó, đồng thời nó sẽ thực hiện sự kiểm soát đối với từng vị trí xung quanh vấn đề này. - Quan liêu bắt buộc mọi người muốn nắm được những thông tin quan trọng trong cơ quan đòi hỏi họ phải có học vấn, có khả năng trình độ ( có tri thức ), tức là quan liêu buộc mọi người muốn vươn lên thì phải phấn đấu không ngừng. - Quan liêu nó tạo ra cơ chế quản lý chặt chẽ dựa trên sự đề ra luật lệ, quy tắc xác định rõ ràng. Những ông chủ, các thủ trưởng cơ quan để tránh những phiền toái cho các nhân viên và tổ chức khi họ điều hành trực tiếp các nhân viên thường có những quy định luật lệ thông thường. Một tổ chức càng nhiều luật lệ, quy tắc xác định rõ ràng thì càng ít phải ra lệnh. Ví dụ: Trong cơ quan quy định giờ làm việc buổi sáng bắt đầu từ 7h30’ thì thủ trưởng cơ quan sẽ không phải nhắc nhở các nhân viên của mình hàng ngày đến làm lúc mấy giờ - Quan liêu nó giúp cho việc điều khiển và nắm bắt công việc từ xa: những quy địng cho phép nhà quản lý kiểm soát được hành vi ở tất cả các cấp độ tổ chức. Ví dụ: Quy định về chấm công cho nhân viên giúp các nhà quản lý cấp trên không chỉ nắm bắt được tình hình làm việc của người lao động mà còn là trách nhiệm giám sát quan lý của cấp trung gian. Quan liêu cũng tạo nên cơ sở của sự trừng phạt các quy định thường chứa đựng những tiêu chuẩn đánh giá những thành viên làm việc kém hoặc không chịu tuân thủ cấp trên để đưa ra trừng phạt. Ví dụ: Đi làm muộn nhiều lần sẽ là lý do dẫn đến việc trừ lương hoặc sa thải. - Quan liêu cũng tạo ra độ co giảm trong hành lang quản lý, những quy định cho phép các nhà quản lý khe hở trong việc thoả thuận nhằm đạt được sự hợp tác với người lao động, với lương quy định dể đáp lại sự nhượng bộ thoả hiệp của nhân viên, tức là khi nhân viên vi phạm quy định thì thường họ sẽ bị trừng phạt ngay, nhưng họ tỏ ra thảo hiệp để thực hiện công việc tốt hơn thì họ vẫn có thể không bị trừng phạt. Ví dụ: Họ không nhất định phải trừng phạt tội đi muộn của nhân viên nếu như người đó ngày hôm đó ở lại để làm thêm công việc khẩn cấp. 2. Nhược điểm của bộ máy quan liêu Khi phân tích về những bộ máy quan liêu chúng ta đã nêu rõ những ưu điểm giúp nó có thể tồn tại và phát triển trong các loại xã hội khác nhau nhưng ngoài các ưu điểm và các khía cạnh tích cực đó thì Tổ chức xã hội và đặc biệt là bộ máy quan liêu còn có các nhược điểm dưới đây: - Bất ổn định không chắc chắn Những người tham gia vào bộ máy quan liêu cần phải biết mục đích của nó và theo đuổi nó bằng cách thức hợp lý nhưng thực tế không đơn giản như vậy bởi vì cả mục đích của tổ chức và các phương tiện để đạt được nó đều có thể thiếu ổn định, không chắc chắn và không rõ ràng vì vậy nhược điểm cơ bản của tổ chức xã hội bắt nguồn từ sự vi phạm vào các nguyên tắc kết hợp đúng đắn phương tiện với mục đích như sau: + Mục đích rõ ràng – phương tiện chắc chắn: Khi tổ chức ý thức rõ ràng được mục đích của hoạt động và biết rõ ràng chính xác những phương tiện đáng tin cậy để đạt được mục đích đó. + Mục đích rõ ràng - phương tiện không chắc chắn: Khi tổ chức ý thức rõ ràng được mục đích nhưng lại không tìm ra phương tiện chắc chắn đảm bảo để đạt được nó. + Mục đích không rõ ràng – phương tiện chắc chắn: Khi tổ chức không lựa chọn được cho mình mục đích hành động, không biết mục đích nào quan trọng hơn. Nhưng với từng mục đích cụ thể ở đây thì nó lại tìm được ngững phương tiện chắc chắn để đạt được mục đích đó. + Mục đích không rõ ràng – phương tiện không chắc chắn: Tình huống này xảy ra khi Tổ chức không biết chắc chắn cần phải ưu tiên cái gì tức là không thể lựa chọn được mục đích nào trong những mục đích xung đột lẫn nhau đồng thời nó cũng tìm được những phương tiện cách thức để đạt được mục đích đó. Đa số các tổ chức có mục đích và nhiều khi những mục đích này xung đột với nhau. Ví dụ: Trường Đại học tổng hợp có những mục đích đào tạo như đào tạo cử nhân, đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học để phục vụ xã hội thì khó có thể xác định rõ ràng mục đích ưu tiên từng khoa bộ môn, các tổ chức cũng khó xác định mục đích ưu tiên của mình. + Môi trường hoạt động có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mục đích và phương tiện, yếu tố văn hoá chính trị và các tổ chức xã hội khác. Nhưng nhiều khi một tổ chức lựa chọn mục đích và cách hành động có tham khảo xem những yếu tố khác ( ứng dụng ) đã làm điều đó thế nào. - Quy mô tổ chức , tính phức tạp và tính không hiệu quả: Quy mô tổ chức được đo bằng số lượng người là thành viên của tổ chức đó , sự phức tạp của nó được xác định số lượng người chiếm giữ các chức vụ quản lý. Càng tổ chức to lớn về kích cỡ thì càng phức tạp, nhưng khi các tổ chức này trở thành rất lớn chúng lại có xu hướng có hiệu quả hơn các tổ chức khác nhỏ hơn vì tiền thuê nhà, thuế cũng như vốn do nhiều đơn vị cùng gánh vác chia sẻ. Cần xem xét kích thước và sự phức tạp là cái gì quy định cái gì, kích thước tạo ra sự phức tạp hay sự phức tạp tạo ra kích thước. Từ đây cho thấy các tổ chức trở thành phức tạp thì chúng cần nhiều người quản lý. Do vậy quy mô tổ chức là hệ quả của sự phức tạp. - Yếu tố công nghệ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phức tạp của nó, việc áp dụng máy tính vào hoạt động trong các tổ chức làm giảm đi nhiều số lượng nhân viên của một người quản lý tức là bớt đi tính phức tạp. - Yêú tố cạnh tranh kinh tế thị trường hiện nay cũng ảnh hưởng đến tính phức tạp của tổ chức, qua tổng kết của các nhà nghiên cứu cho thấy những toà báo có tổ chức phức tạp hơn, có cạnh tranh hơn, những toà báo không có cạnh tranh trong cùng thành phố, bởi vì tờ báo cạnh tranh chú ý đến những nhóm khác nhau và để phản ảnh về các nhóm này thì đội ngũ phóng viên được đa dạng hoá. Những tổ chức có tỉ lệ các thành viên có trình độ chuyên môn cao lớn hơn sẽ có cấu trúc phức tạp hơn, những tổ chức có tỷ lệ người này thấp. Bởi vì thường trách nhiệm của những người có trình độ cao rất rộng lớn đụng chạm đến nhiều khía cạnh của tổ chức còn những người có trình độ thấp thường có những trách nhiệm giới hạn, công việc được xác định và được chuyên môn hoá cao. III. Thực trạng của nền hành chính nhà nước Hệ thống thể chế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể do cán bộ, ngành cơ quan ngang bộ trong các nghị định của chính phủ nhiều trường hợp chồng chéo, trùng lặp, hoặc không kể đến, hoặc bỏ sót nhiệm vụ. Hay nói cách khác có những vấn đề chịu sự điều tiết của nhiều bộ trong khi đó không có bộ nào chịu trách nhiệm tuyệt đối trước nhân dân. Ví dụ như vấn đề khinh doanh ga ( đóng bình ) hiện nay các đại lý ga mọc lên rất nhiều và đặt tại các trung tâm dân cư trên các phố lớn, nhỏ nếu có sự cố cháy nổ gây thiệt hại cho dân, không hiểu ai sẽ là người chịu trách nhiệm. Có thể vì một chút lợi nhuận nhỏ mà sẽ xảy ra một hậu quả lớn không lường trước được. Rõ ràng nếu thiếu sự quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước thì sẽ không xử lý được. Nhiều văn bản, tài liệu hội nghị, hội thảo đã đề cập đến sự chồng chéo, trung lặp song không có sự chuyển đổi cải cách đáng kể. Nhiều nguyên nhân gây ra sự chậm trễ này và một trong những nguyên nhân là cán bộ chưa sẵn sàng sửa đổi thể chế quy định chức năng của mình. Việc thành lập các tổ chức mới của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ các tổ chức do Thủ tướng chính phủ thành lập, những việc phân tích đánh giá, xác định nhu cầu để thành lập các cơ quan đó, thể chế thẩm định và chịu trách nhiệm của các cơ quan thẩm định không rõ ràng nên khi xảy ra, thông tin đại chúng đề cập đến, các cơ quan nhà nước mới tìm cách điều chỉnh và không ai chịu trách nhiệm Ví dụ: Các vụ việc về quản lý dự án, thẩm định dự án xảy ra khá phổ biến, nhưng thiếu sự chịu trách nhiệm trước sự đổ vỡ của các dự án và do đó khi thẩm định thiếu sự khách quan và khoa học. Một thực trạng đáng lo ngại là các thể chế hoạt động của nền hành chính được ban hành nhưng chậm triển khai hoặc không được triển khai thể chế quy định, tính công khai trong thủ tục hành chính, hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước để cho “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ít được sự quan tâm của chính các cơ quan nhà nước làm cho sự tin cậy, gắn bó của nhân dân bị giảm sút. Tổ chức hành chính các cơ quan nhà nước được đánh giá là cồng kềnh nhiều đầu mối, nhiều tầng lớp trung gian, chất lượng hiệu quả thấp. Việc đánh giá cán bộ công chức chủ yếu dựa trên hình thức văn bằng, các loaị giấy chứng chỉ. Trong một XH "kinh tế tri thức" văn bằng chứng chỉ có thể sử dụng để đo kiến thức của từng người nếu như hình thức văn bằng chứng chỉ đạt được chuẩn mực, chất lượng. Trong điều kiện hiện nay, có người cho rằng công chức có rất nhiều loại bằng, chứng chỉ nhưng chất lượng công tác vẫn thấp điều đó phản ánh hai mặt vấn đề: - Chất lượng của văn bằng chứng chỉ - Khả năng khai thác kiến thức kỹ năng được đào tạo bồi dưỡng về hoạt động của quản lý nhà nước đối với kinh tế. Thực trạng của quản lý nhà nước, hiện tại được đánh giá cả trên phương diện sử dụng nguồn lực nhà nước do các hợp đồng kinh tế. Quản lý kinh tế của nhà nước đặc biệt trong cách điều hành các Doanh nghiệp nhà nước và thẩm định đánh giá các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau. Hiện các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế hợp đồng thủ trưởng chịu trách nhiệm về kinh tế (thua lỗ phải bù trừ) thì có bao nhiêu tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp nhà nước hiện tại sẽ ở lại doanh nghiệp. Về quan hệ cơ quan quản lý nhà nước và công dân là mối quan hệ nhiều mặt, một mặt đó là mối quan hệ chủ thể quản lý và khách thể quản lý, mặt khác đó là quan hệ giữa một bên đóng thuế cho nhà nước để nhà nước đáp ứng nhu cầu của công dân, quan hệ giữa khách hàng (không phải là khách thể bị quản lý) và người cung cấp dịch vụ mối quan hệ này trong nền kinh tế thị trường đặt công dân dưới ưu tiên hơn nhà nước. Trong khi đó, mối quan hệ chủ thể- khách thể đặt nhà nước ưu thế hơn công dân Phân tích thực trạng quan hệ này sẽ làm rõ hơn, đúng hơn bản chất của nhà nước “ Của dân, do dân, vì dân” hay nhà nước của nhà nước, những thuật ngữ xa dân ức hiếp dân không phải không tồn tại, đó cũng chính là thực trạng không lành mạnh của nền hành chính hiên đại dân chủ. Thể chế hành chính nhà nước đều nhấn mạnh đến thiết lập quan hệ giữa nhà nước và nhân dân. Điều này không chỉ ở các cơ quan cấp TW. Tỉnh mà còn ở các cơ quan cấp cơ sở như xã phường, sự tham gia của nhân dân trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói riêng và công việc nhà nước nói chung thể hiện tính chất dân chủ. Dân chủ đã được ghi nhận trong hiến pháp , một thực trạng quan liêu ức hiếp người dân và cơ quan đã làm cho không ít cơ quan các cấp trở thành quan liêu, hách dịch, lợi dụng để làm thoả mãn ý đồ mục đích của cá nhân. IV. Cải cách hành chính 1. Cải cách thể chế hành chính Chính phủ cần trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện thể chế phục vụ trực tiếp cho cải cách hành chính. Chú trọng xây dựng luật, pháp lệnh và phải ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành luật pháp lệnh. Chính phủ phải trình quốc hội 49 dự án luật qua để tạo cơ sở vững chắc cho cải cách thể chế kết hợp với cải cách luật pháp và cải cách hành chính. Các luật phải thể hiện rõ các quan điểm các chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tạo sự bình đẳng giữa các thành phần phát triển kinh tế sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, giảm sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính của các cơ quan nhà nước và các quan hệ dân sự, kinh tế , thương mại và hoạt động của các doanh nghiệp, giảm bớt cơ chế xin cho. Chính quyền các địa phương cần tăng cường công tác cải cách thể chế, ban hành các văn bản theo thẩm quyền để thi hành các thể chế do trung ương quy định và thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương trong thu hút đầu tư, xây dựng công nghiệp, giải phóng mặt bằng hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển, loại bỏ dần sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ và bước đầu phân biệt rõ hoạt động của cơ quan hành chính với doanh nghiệp, dịch vụ công. Tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước. Xử lý các hành vi trái pháp luật của cơ quan và cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ, tăng thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của nhân dân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ chế "một cửa" Công khai ngân sách đấu thầu thanh tra nhân dân. Các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, hải quan, thuế kho bạc, xuất nhập khẩu… Phải được rà soát, loại bỏ những thủ tục phức tạp gây phiền hà, từng bước công khai hoá các quy định, thủ tục cần thiết, phù hợp với tình hình mới. 2. Cải cách bộ máy hành chính Từng bước xây dựng, ban hành đầy đủ các nghị định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các bộ, ngành Trung ương để mang lại kết quả, khắc phục những chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan thực hiện và phân cấp cho chính quyền địa phương. Xu hướng lựa chọn đúng việc để phân cấp và chính quyền địa phương chịu trách nhiệm một số việc, như thẩm quyền giao đất, cấp đất, thu hồi đất. Trước đây những việc này vừa thuộc thủ tướng chính phủ vừa thuộc chủ tịch UBND tỉnh nay đã giao toàn bộ cho chủ tịch tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư, về ngân sách, về giáo dục, ytế, vầ thẩm quyền quyết định bộ máy và biên chế sự nghiệp. Nhờ vậy, thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp được gia tăng và mở rộng. Phân biệt hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước với hoạt động của đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công. Thông qua các thể chế về nhân sự, tổ chức, tài chính công, tạo lập được những cơ sở để tiếp tục quá trình tách hành chính với doanh nghiệp, hành chính với sự nghiệp theo quan điểm của nghị quyết đại hội IX của Đảng. 3. Cải cách công chức hành chính Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cần tiếp tục được cải cách theo hướng xác định rõ ràng hơn về phân công và phân cấp. Phải có sự phân định rõ ràng về trách nhiệm, thẩm quyền quản lý đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của thủ tướng chính phủ, của các bộ và chính quyền địa phương. Thẩm quyền và trách nhiệm trong bổ nhiệm, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức cũng cần được xác định một cách rõ nét cho người đứng đầu các cơ quan hành chính và thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công. Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003 đã tiếp tục phân loại rõ hơn đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị: Cán bộ qua bầu cử, công chức hành chính, viên chức sự nghiệp, cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước, cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã. Tiến hành rà soát, đánh giá lại hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức hiện có, kịp thời điều chỉnh, ban hành mới một số chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức. Cần có sự phân biệt đối với công chức hành chính bắt buộc qua thi tuyển, còn viên chức sự nghiệp được áp dụng cả hai hình thức là thi tuyển và xét tuyển theo chế độ hợp đồng. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải được đổi mới theo hướng phù hợp với các đối tượng. Phân công giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các bộ, ngành trung ương tập trung và bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch cán sự , chuyên viên. Các trường của Tỉnh, ngoài đối tượng là cán sự, chuyên viên phải bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức cấp xã, cho đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã. Chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội phải có những cải cách bước đầu, góp phần ổn định cuộc sống của cán bộ, công chức. 4. Cải cách tài chính công Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi cần xác định phân cấp theo hướng tăng tính chủ động, tăng thẩm quyền và trách nhiệm của các bộ, ngành địa phương. Quyền và trách nhiệm quyết định ngân sách địa phương của hội đồng nhân dân cấp tỉnh được đảm bảo. quyền quyết định ngân sách và phân bổ ngân sách hàng năm được quốc hội thực hiện phải đi vào nề nếp. Tiếp tục đổi mới quản lý và điều hành ngân sách. Nguồn thu ngân sách tiếp tục tăng và tập trung kịp thời. Việc cấp phát vốn đầu tư và hạn mức kinh phí cho các đơn vị dự toán và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ cần cải tiến, tạo chủ động cho các đơn vị giảm nhiều thủ tục không cần thiết. Đổi mới cơ chế tài chính cho các loại hình tổ chức trong hệ thống hành chính bằng cách khoán biên chế, kinh phí hành chính và cơ chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Qua việc khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan các tổ chức, sắp xếp bộ máy thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả công việc. Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tham gia giám sát quá trình thực hiện cơ chế khoán theo đề án đã được duyệt, thúc đẩy sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả thông qua xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng tiêu chuẩn định mức chi của cơ quan; Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức thông qua các biện pháp tiết kiệm. Các đơn vị sự nghiệp có thu, được giao quyền tự chủ về tài chính chủ động sử dụng các nguồn kinh phí đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị bảo đảm chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng. Thực hiện tốt hơn quy định công khai minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn tài chính công. Phát triển mở rộng các hoạt động dịch vụ, chủ động huy động các nguồn lực, nguồn vốn và cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp tăng thu nhập cho người lao động. 5. Vấn đề cần rút ra Cải cách hành chính đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và đã dần đi vào chương trình, kế hoạch. Ban chỉ đạo cải cách hành chính các cấp tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động. Trưởng ban phải là người đứng đầu như bộ trưởng, chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Các ban chỉ đạo cải cách hành chính có quy chế làm việc, phân công rõ trách nhiệm các thành viên và định rõ chương trình, kế hoạch, mục tiêu phương hướng biện pháp cụ thể, sát hợp. Những vấn đề nêu trên cho thấy cải cách hành chính ở nước ta hiện nay không chỉ là đơn thuần cải cách thủ tục hành chính mà còn là công việc của bộ máy hành chính, là đội ngũ công chức hành chính, là xây dựng nền hành chính công…Đụng chạm đến toàn bộ các hoạt động của hệ thống chính trị. Điểm mấu chốt có ý nghĩa quyết định đảm bảo cho cải cách hành chính thành công là giữ vững quan điểm chỉ đạo kiên quyết, tập trung của cả hệ thống chính trị và ý thức chủ động, tự giác của mọi cán bộ, công chức nhà nước và tinh thần làm chủ của nhân dân. Tiến hành các hoạt động cải cách hành chính một cách cơ bản, hệ thống, đồng bộ, không chắp vá, làm tăng tính năng động sáng tạo của các cơ quan trong bộ máy hành chính, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng quan liêu tham nhũng, tiêu cực, làm sạch bộ máy nhà nước, xây dựng nhà nước ta thực sự là nhà nước Xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân, vì nhân dân. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1405.doc
Tài liệu liên quan