HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC 1
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ 1
ĐẶC SAN 1
TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT 1
Số 10/2010 1
CHỦ ĐỀ 1
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG 1
VẤN ĐỀ QUỐC TỊCH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN 1
CỦA MỘT SỐ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH 1
LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM NĂM 2008 1
HÀ NỘI - NĂM 2010 1
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 2
I. TRONG VẤN ĐỀ NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM 3
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành 3
Luật Quốc tịch Việt Nan năm 1998 3
1.2 Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật quốc tịch Việt Nam 5
1.3 Thông tư số 09/1998/TTLT/BGD&ĐT-BTP ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp quy định một trong những văn bằng chứng chỉ Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt 7
2. Các quy định cụ về trình tự, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 8
2.1 Nhập quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 19, 20, 21 và Điều 22 Luật Quốc tịch năm 2008 8
2.2 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 10
II. VẤN ĐỀ TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM 14
1. Các quy định của Luật Quốc tịch năm 2008 về trình tự, thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam 15
2. Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam 17
III. VẤN ĐỀ THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM 18
1. Các quy định về trình tự, thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch năm 2008 18
2. Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam 20
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT HỒ SƠ XIN TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM 22
1. Điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam 22
2. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam 23
3. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam. 24
4. Những bất cập về trình tự, thủ tục về việc giải quyết các hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam 25
Phần thứ hai 27
I. NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM THEO LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM NĂM 2008 27
II. THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM THEO LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM 2008 36
1. Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam 36
2. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam 37
3. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam 39
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUỐC TỊCH ĐỐI VỚI DÂN DI CƯ TỰ DO TẠI CÁC KHU VỰC BIÊN GIỚI 43
1. Tình hình người không quốc tịch cư trú ổn định ở nước ta 43
Vấn đề quốc tịch đối với người Campuchia tị nạn 45
3. Vấn đề dân di cư tự do dọc biên giới Việt - Lào 47
4. Về thi hành Điều 22 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 52
IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ GIỮ QUỐC TỊCH VIỆT NAM THEO LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM NĂM 2008 57
1. Tình hình đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam 57
2. Trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam 59
Phần thứ ba 64
I. NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/NĐ-CPNGÀY 22/9/2009 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM NĂM 2008 64
1. Sự cần thiết ban hành Nghị định 64
2. Bố cục của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP 65
3. Những nội dung cơ bản của Nghị định 66
3.1. Những quy định chung 66
3.2. Về việc giải quyết hồ sơ trở lại quốc tịch Việt Nam 67
3.3. Về việc giải quyết hồ sơ trở lại quốc tịch Việt Nam 71
3.4. Về việc giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam 73
3.5. Tước quốc tịch Việt Nam 74
3.6. Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, thông báo có quốc tịch nước ngoài 75
3.7. Ghi vào sổ hộ tịch các việc về quốc tịch 77
3.8. Trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nhà nước về quốc tịch 78
II. THỒNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 05/2010/BTP-BNG-BCA NGÀY 01/3/2010 CỦA BỘ TƯ PHÁP, BỘ NGOẠI GIAO VÀ BỘ CÔNG AN HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2009/NĐ-CP 81
1. Bối cảnh và sự cần thiết 81
2. Cơ cấu của Thông tư liên tịch 81
3. Nội dung của Thông tư liên tịch 82
3.1. Tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam (Điều 2) 82
3.2. Chuyển giao hồ sơ và danh sách những người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam (Điều 3) 83
3.3. Thông báo kết quả giải quyết hồ sơ cho người xin nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và thông báo cho các cơ quan đăng ký hộ tịch kết quả giải quyết việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh (Điều 4 và Điều 5) 83
3.4. Giải quyết trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam mà giấy tờ bảo đảm việc cho nhập quốc tịch nước ngoài hết thời hạn (Điều 6) 84
3.5. Giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam cho những người không quốc tịch không có các giấy tờ về nhân thân đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ đủ 20 năm trở lên tính đến ngày ngày 01 tháng 7 năm 2009 (Điều 7) 84
3.6. Đăng tải danh sách các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thực hiện viêc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và tiếp nhận thông báo có quốc tịch nước ngoài (Điều 8) 84
3.7. Áp dụng các văn bản pháp luật về quốc tịch Việt Nam để xác định quốc tịch Việt Nam của người đăng ký giữ quốc tịch (Điều 9) 85
3.8. Xác minh quốc tịch Việt Nam của người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (Điều 10) 86
3.9. Thông báo có quốc tịch nước ngoài (Điều 11) 87
3.10. Báo cáo tình hình đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, thông báo có quốc tịch nước ngoài (Điều 12) 87
3.11. Xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam (Điều 13) 87
3.12. Ghi chú vào sổ hộ tịch các việc về quốc tịch (các Điều 14 và 15) 88
Phần thứ nhất
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH
Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu. Cả các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng cường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội. Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mục tiêu cải cách hành chính của các nước nói chung, đặc biệt ở nước ta cải cách thủ tục hành chính được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng. Tại các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đều chú trọng đến cải cách hành chính, Chính phủ đã xây dựng một Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 trong đó cải cách về thủ tục hành chính là một nội dung then chốt.
Cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết các công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Mẫu hoá thống nhất các loại giấy tờ mà công dân cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống Từ những mục tiêu quan trọng của Chương trình tổng thể cải cách hành chính, việc cải cách thủ tục hành chính về quốc tịch được Quốc hội và các cơ quan quản lý Nhà nước về quốc tịch đặc biệt quan tâm, việc sửa đổi Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 và xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật theo hướng cải cách về thủ tục hành chính là cần thiết.
Ngày 13 tháng 11 năm 2008 tại kỳ họp thứ tư Quốc hội đã thông qua Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thay thế Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2009. Tiếp theo, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này được ban hành: ngày 22 tháng 9 năm 2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; ngày 01 tháng 3 năm 2010 Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP; ngày 25 tháng 3 năm 2010 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 08/2010/TT-BTP Hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu số tiếp nhận các việc về quốc tịch.
Kế thừa những điểm cơ bản của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bổ sung các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch, nhằm cải cách thủ tục, công khai minh bạch hoá các trình tự, thủ tục, quy định thời gian giải quyết hồ sơ ở từng giai đoạn trong quy trình, tương ứng với trách nhiệm và tính chất công việc phải giải quyết của từng cơ quan, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết các việc về quốc tịch, tạo điều kiện cho người dân có cơ sở pháp lý yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các việc về quốc tịch
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cải cách thủ tục hành chính trong vấn đề quốc tịch và nội dung cơ bản của một số văn bản hướng dẫn thi hành luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hoá, xã hội, nghệ thuật, thể thao, được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực nói trên của Việt Nam.”
Những giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam: Khoản 1 Điều 7 hướng dẫn chi tiết các giấy tờ quy định tại điểm b, đ, e và g khoản 1 Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam:
“a) Giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó;
b) Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp.
Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hoà nhập theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này, nhưng không có một trong các giấy tờ nêu trên, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt của người đó theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản; người trực tiếp phỏng vấn căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này để đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình;
c) Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con;
d) Bản sao Thẻ thường trú;
đ) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó.”
Để làm rõ trường hợp được miễn một số điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại các điểm b, c khoản 2 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam, Nghị định đã cụ thể hóa bằng các giấy tờ chứng minh có trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam như bản sao Giấy chứng nhận kết hôn để chứng minh quan hệ hôn nhân của người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam, bản sao Giấy khai sinh để chứng minh quan hệ cha con, mẹ con, v.v... (các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 7 Nghị định).
Về trình tự, thủ tục và hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch: Việc nhập quốc tịch Việt Nam cho những người không quốc tịch mà không có các giấy tờ về nhân thân nhưng đã cư trú lâu năm trên lãnh thổ Việt Nam là một thực tế tồn đọng từ nhiều năm nay chưa được giải quyết. Trong quá trình xây dựng dự án Luật Quốc tịch Việt Nam, vấn đề này đã được thảo luận kỹ với tinh thần là Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhất, ưu tiên giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam cho những người thuộc đối tượng này theo một quy trình riêng, thủ tục đơn giản, miễn một số điều kịên và không thu lệ phí.
Nghị định đã thể hiện tinh thần nêu trên, đồng thời đề cao trách nhiệm và tính chủ động của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết vấn đề quốc tịch cho những người không quốc tịch thuộc diện quy định tại Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam, nhằm giúp những người không quốc tịch ổn định cuộc sống, hưởng quyền và làm nghĩa vụ công dân. Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Uỷ ban nhân dân các tỉnh nơi có người không quốc tịch sinh sống sẽ phải chỉ đạo các Sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã rà soát, lập danh sách, hỗ trợ người không quốc tịch hoàn thiện về hồ sơ và đề xuất ý kiến kèm theo danh sách gửi Bộ Tư pháp. Đây là công việc mang tính chất quá độ, chuyển tiếp nhằm giải quyết những tồn đọng của nhiều năm nay về vấn đề người không quốc tịch cư trú trên lãnh thổ Việt Nam nên nhiệm vụ này cần được xác định thời hạn để giải quyết dứt điểm, theo đó, khoản 3 Điều 8 Nghị định quy định thời hạn giải quyết đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012. Chính phủ cũng giao cho Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Ngoại giao hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch vả triển khai công tác này. Cụ thể:
“1. Người không quốc tịch, không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ ngày 01 tháng 7 năm 1989 trở về trước (sau đây gọi là người không quốc tịch) có nguyện vọng được nhập quốc tịch Việt Nam thì làm hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của người không quốc tịch quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan Công an cấp tỉnh, Sở Ngoại vụ (nếu có) và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc rà soát, lập danh sách, hỗ trợ làm hồ sơ, xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét danh sách và hồ sơ xin nhập quốc tịch và đề nghị Sở Tư pháp giải quyết việc cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan Công an cấp tỉnh, Sở Ngoại vụ thẩm định, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam của những người trong danh sách và gửi Bộ Tư pháp.
c) Căn cứ vào danh sách và hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ ký tờ trình kèm theo danh sách và hồ sơ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp trao đổi với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao trước khi trình Chủ tịch nước.
3. Thời hạn nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều này đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012. Hết thời hạn này, những người nói tại khoản 1 Điều này mà chưa nộp hồ sơ, nếu có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam, thì việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ được giải quyết theo quy định tại các Điều 19, 20 và 21 Luật Quốc tịch Việt Nam.
4. Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch rà soát, lập danh sách và hỗ trợ việc giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho những người quy định tại khoản 1 Điều này”.
3.3. Về việc giải quyết hồ sơ trở lại quốc tịch Việt Nam
Một số điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam: Trên tinh thần “Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam trở lại quốc tịch Việt Nam” việc giải quyết nhập quốc tịch cho đối tượng này được thực hiện theo trình tự thủ tục ít khắt khe hơn so với thủ tục nhập quốc tịch. Các điều kiện quy định tại điểm c, d và đ khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 9 như sau:
“1. Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và người mà việc trở lại quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 của Nghị định này.
2. Người thực hiện đầu tư tại Việt Nam phải có dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy tờ chứng nhận việc đầu tư đó.”
Một số giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam: Điều 10 quy định rất chi tiết, cụ thể các giấy tờ quy định tại các điểm đ và e khoản 1 Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam:
“a) Các giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao Giấy khai sinh; bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó;
b) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 7 của Nghị định này hoặc giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại Việt Nam.
2. Con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng người đó cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con.
3. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lập thành 03 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan tiếp nhận hồ sơ”.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu nhận thấy cần thiết phải xác minh thêm về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Quốc tịch Việt Nam thì Bộ Tư pháp có văn bản nêu rõ những nội dung cụ thể đề nghị Bộ Công an xác minh và trả lời kết quả bằng văn bản cho Bộ Tư pháp. Thời hạn để thực hiện việc xác minh được quy định tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an có trách nhiệm xác minh (Điều 11).
3.4. Về việc giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam
Trường hợp chưa được thôi quốc tịch Việt Nam: Điều 12 hướng dẫn cụ thể quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam đối với trường hợp người đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam mà cơ quan thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ nợ có văn bản yêu cầu chưa cho người đó thôi quốc tịch Việt Nam thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ không giải quyết việc cho thôi quốc tịch Việt Nam, chờ cho người đó hoàn thành nghĩa vụ của mình thì mới được thôi quốc tịch Việt Nam.
Một số giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam: Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người xin thôi quốc tịch Việt Nam, không để họ bị rơi vào tình trạng không quốc tịch hoặc không cho thôi quốc tịch Việt Nam khi họ còn nghĩa vụ, ràng buộc trách nhiệm nào đó. Các giấy tờ quy định tại các điểm đ và g khoản 1 Điều 28 của Luật Quốc tịch Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 13 như sau:
“1. Giấy tờ xác nhận việc người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận hoặc bảo đảm cho người đó được nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này. Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam đã có quốc tịch nước ngoài thì nộp bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để chứng minh người đó đang có quốc tịch nước ngoài.
2. Giấy xác nhận quy định tại điểm g khoản 1 Điều 28 Luật Quốc tịch Việt Nam do thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, cách chức, giải ngũ hoặc phục viên căn cứ vào quy chế của ngành để xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó.
3. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam phải lập thành 03 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan tiếp nhận hồ sơ.”
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thông báo về trường hợp chưa được thôi, không được thôi quốc tịch Việt Nam: Chỉ trong trường hợp người xin thôi quốc tịch cư trú ở trong nước, thì cơ quan thụ lý hồ sơ quốc tịch phải đăng tải công khai thông tin về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam của đương sự. Điều 14 quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ quan đăng tải biết nếu biết và phải biết, cụ thể:
“Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp đăng tải thông tin về người xin thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam, cơ quan Công an, cơ quan Thi hành án dân sự, cơ quan thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, nếu phát hiện thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp chưa được thôi hoặc không được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam, thì phải kịp thời thông báo cho Sở Tư pháp nơi đã đăng tải thông tin đó.”.
Xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam: Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam được gửi từ các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài qua Cục Lãnh sự về Bộ Tư pháp được phân loại thành 2 danh sách: hồ sơ thuộc diện phải xác minh nhân thân và hồ sơ thuộc diện được miễn xác minh về nhân thân. Trên cơ sở danh sách đó, trong quá trình kiểm tra, Bộ Tư pháp thấy những trường hợp cần thiết phải xác minh, thì có văn bản đề nghị xác minh về nhân thân, không cần phải đăng tải, niêm yết như trường hợp người xin thôi cư trú ở trong nước. Cụ thể:
“1. Trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam không thuộc diện được miễn thủ tục xác minh về nhân thân theo quy định tại Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam thì Bộ Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Công an xác minh.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an có trách nhiệm xác minh và trả lời kết quả bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.”
3.5. Tước quốc tịch Việt Nam
Tuy Luật Quốc tịch ViệtNam đã quy định rất chi tiết tại các Điều 31 và 32 về căn cứ, trình tự thủ tục tước quốc tịch Việt Nam và tại các Điều 33 và 34 về căn cứ và trình tự, thủ tục huỷ bỏ quyết định tước quốc tịch Việt Nam, nhưng Nghị định vẫn hướng dẫn cụ thể thêm trong các tình huống cụ thể về hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam tại Điều 16:
“1. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam đối với người có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam thì hồ sơ gồm có:
a) Văn bản kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc tước quốc tịch Việt Nam;
b) Các tài liệu xác minh, kết luận của các cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam;
c) Đơn, thư tố cáo người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam (nếu có).
2. Trong trường hợp Toà án đã xét xử bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam đối với người đó thì hồ sơ gồm có:
a) Văn bản kiến nghị của Toà án về việc tước quốc tịch Việt Nam;
b) Bản án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu có liên quan.”
Đồng thời, Nghị định cũng hướng dẫn cụ thể về hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam tại Điều 17:
“1. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị huỷ bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với người có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Quốc tịch Việt Nam thì hồ sơ gồm có:
a) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị huỷ bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Các tài liệu xác minh, kết luận của các cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của người bị đề nghị huỷ bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
c) Đơn, thư tố cáo người bị đề nghị huỷ bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam (nếu có).
2. Trong trường hợp Toà án đã xét xử bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Quốc tịch Việt Nam kiến nghị huỷ bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với người đó thì hồ sơ gồm có:
a) Văn bản kiến nghị của Toà án về việc tước quốc tịch Việt Nam;
b) Bản án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu có liên quan.”
3.6. Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, thông báo có quốc tịch nước ngoài
Đối tượng phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam: Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là một chế định hoàn toàn mới trong Luật quốc tịch Việt Nam nhằm giải quyết tình trạng không rõ ràng về quốc tịch Việt Nam của một bộ phận người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Về đối tượng đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam: Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam thì: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam”. Nghị định quy định cụ thể đối tượng phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Quy định này phù hợp với tinh thần của khoản 2 Điều 13 nêu trên ở chỗ: chỉ người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng, nếu có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam thì đăng ký để giữ quốc tịch Việt Nam.
Thẩm quyền của các cơ quan thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam: cần thiết phải xác định rõ thẩm quyền theo địa hạt của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong từng tình huống cụ thể, kể cả ở những nước và vùng lãnh thổ mà không có Cơ quan đại diện để người dân biết và chủ động đến hoặc liên hệ với Cơ quan đại diện để thực hiện yêu cầu của họ. Điều 19 quy định:
“1. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là Cơ quan đại diện Việt Nam thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước nơi người đăng ký giữ quốc tịch đang có quốc tịch hoặc đang thường trú.
2. Trường hợp Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao hoặc chưa có Cơ quan đại diện thường trú hoặc kiêm nhiệm tại nước mà người đăng ký giữ quốc tịch đang thường trú thì việc đăng ký giữ quốc tịch được thực hiện tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước thứ ba theo sự uỷ quyền của Bộ Ngoại giao.”
Trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam: Khoản 1 Điều 20 Nghị định quy định người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam làm Tờ khai (theo mẫu) và bản sao giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam nộp cho Cơ quan đại diện Việt Nam. Việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam không có nghĩa là Cơ quan đại diện Việt Nam phải công nhận ngay tại thời điểm đăng ký là người đó có quốc tịch Việt Nam. Khi tiếp nhận Tờ khai đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch và cấp cho đương sự giấy xác nhận đã đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Nếu người đăng ký giữ quốc tịch có đầy đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, thì Cơ quan đăng ký ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam là người đó có quốc tịch Việt Nam; nếu người đăng ký giữ quốc tịch không có đầy đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ thì Cơ quan đăng ký phối hợp với các cơ quan liên quan để tiến hành xác minh. Căn cứ vào giấy tờ đương sự xuất trình và kết quả xác minh, tra cứu, nếu xác định được người đó có quốc tịch Việt Nam và không có vướng mắc về an ninh - chính trị, thì Cơ quan đại diện ghi vào Sổ đăng ký giữ quốc tịch là người đó có quốc tịch Việt Nam; Trường hợp không đủ căn cứ xác định thì cũng cần ghi rõ là không có đủ căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam.
Thông báo có quốc tịch nước ngoài: Do chính sách một quốc tịch mềm dẻo của Nhà nước ta được thể hiện trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, nên kể từ ngày Luật có hiệu lực công dân Việt Nam có thể có hai quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 cũng có quy định riêng về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân của họ. Cần phải quy định trách nhiệm của công dân Việt Nam, từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 trở đi , vì lý do nào đó mà có quốc tịch nước ngoài thì trong vòng 02 năm phải thông báo việc có quốc tịch nước ngoài cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, vì theo quy định tại Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam thì Nhà nước ta đã chính thức công nhận về mặt pháp lý công dân có thể có hai quốc tịch. Do vậy, để được công nhận quốc tịch nước ngoài thì công dân Việt Nam phải có trách nhiệm thông báo cho Nhà nước quốc tịch nước ngoài của họ. Quy định này là cần thiết, nhằm bảo đảm cho việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân đối với những trường hợp có hai quốc tịch được thực hiện theo đúng pháp luật. Do đó, phải quản lý chặt chẽ việc công dân Việt Nam có hai quốc tịch, cũng là để góp phần làm cho công tác quản lý công dân ngày càng đi vào nền nếp, khắc phục tình trạng không rõ ràng về quốc tịch thời gian qua. Trên tinh thần đó, Điều 21 quy định trách nhiệm của công dân Việt Nam phải thông báo về việc có quốc tịch nước ngoài của mình cho cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 02 năm kể từ ngày có quốc tịch nước ngoài. Nếu không thực hiện việc thông báo thì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có quyền từ chối việc công nhận quốc tịch nước ngoài của người đó, dựa trên nguyên tắc một quốc tịch nêu tại Điều 4 của Luật.
3.7. Ghi vào sổ hộ tịch các việc về quốc tịch
Luật Quốc tịch Việt Nam cho phép trẻ em khi sinh ra mà cha mẹ là người không quốc tịch, hoặc khi sinh ra mà mẹ là người không quốc tịch còn cha không rõ là ai thì đều có quốc tịch Việt Nam và việc xác định quốc tịch Việt Nam phải được thực hiện thông qua đăng ký khai sinh. Khi đăng ký khai sinh, cơ quan đăng ký hộ tịch ghi quốc tịch Việt Nam của trẻ em đó vào Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh. Bên cạnh đó, việc Luật Quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam, người đã từng có quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam, mở rộng ngoại lệ công dân Việt Nam có thể đồng thời có quốc tịch nước ngoài trước hết đặt ra yêu cầu phải ghi nhận quốc tịch nước ngoài của những người này trong các giấy tờ hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Do vậy, Nghị định đã dành riêng chương III để quy định việc ghi vào Sổ hộ tịch các việc về quốc tịch, cụ thể là: ghi quốc tịch Việt Nam của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch (Điều 22); ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch của người được nhập, được trở lại quốc tịch Việt Nam (Điều 23); ghi quốc tịch trong các giấy tờ về hộ tịch đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài (Điều 24) và ghi chú vào Sổ hộ tịch việc thôi quốc tịch Việt Nam (Điều 25).
3.8. Trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nhà nước về quốc tịch
Điều 39 và Điều 40 Luật Quốc tịch Việt Nam đã quy định về nguyên tắc trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài cơ quan trong quản lý nhà nước về quốc tịch. Chính phủ thấy cần thiết phải có sự phân công cụ thể cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện để có sự đồng bộ, thống nhất cao. Với vai trò giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về quốc tịch trên phạm vi cả nước, Bộ Tư pháp có trách nhiệm sau đây (Điều 26):
“1. Soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch;
2. Tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch;
3. Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch;
4. Tổng hợp tình hình và thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch, hằng năm báo cáo Chính phủ;
5. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quốc tịch;
6. Ban hành và quản lý thống nhất các mẫu giấy tờ, sổ sách về quốc tịch Việt Nam;
7. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề giải quyết các việc về quốc tịch Việt Nam;
8. Thẩm tra hồ sơ và phối hợp với Bộ Công an trong việc xác minh các hồ sơ về quốc tịch theo quy định của pháp luật;
9. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình trình Chủ tịch nước về việc cho nhập, cho trở lại, cho thôi quốc tịch Việt Nam;
10. Chủ trì và phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an trong việc đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về quốc tịch;
11. Xây dựng và chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về quốc tịch Việt Nam trong phạm vi cả nước;
12. Hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 8 và Điều 18 của Nghị định này, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng kết việc giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch; phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng kết việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam để báo cáo Chính phủ.”
Trong vai trò chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm sau đây (Điều 27):
“1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch;
2. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc kiểm tra, thanh tra công tác quốc tịch tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc tịch cho công dân Việt Nam ở nước ngoài;
4. Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hằng năm thông báo cho Bộ Tư pháp;
5. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về quốc tịch;
6. Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao về đối tượng, thời hạn, cơ quan có thẩm quyền và trình tự, thủ tục thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam đến hết ngày 01 tháng 7 năm 2014; chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và Bộ Công an hướng dẫn cụ thể việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam khi có vướng mắc;
7. Hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 18 của Nghị định này, chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng kết việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam để thông báo cho Bộ Tư pháp.”
Trong vai trò chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Công an có trách nhiệm sau đây (Điều 28):
“1. Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp trong quá trình giải quyết các việc về quốc tịch, có trách nhiệm thẩm tra, xác minh hoặc hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan công an địa phương trong việc xác minh về nhân thân của người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc đối với những người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị đề nghị huỷ bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về quốc tịch.”
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch trong phạm vi địa phương, có trách nhiệm sau đây (Điều 29):
“1. Xem xét, đề xuất ý kiến về các trường hợp xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam và huỷ bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc tịch;
3. Tổng hợp tình hình, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch, hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
5. Hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 8 của Nghị định này, tổng kết việc giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch để báo cáo Bộ Tư pháp.”
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch Việt Nam trong phạm vi địa bàn phụ trách, có trách nhiệm sau đây (Điều 30):
“1. Xem xét, đề xuất ý kiến về các trường hợp xin thôi, xin trở lại quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam;
2. Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thông báo kết quả cho người đăng ký;
3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc tịch cho công dân Việt Nam ở nước ngoài;
4. Tổng hợp tình hình, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hằng năm báo cáo Bộ Ngoại giao;
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quốc tịch theo thẩm quyền;
6. Đăng tải trình tự, thủ tục và thời hạn đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam trên Trang thông tin điện tử của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đến hết ngày 01 tháng 7 năm 2014;
7. Hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 18 của Nghị định này, tổng kết việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam để báo cáo Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp”.
II. THỒNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 05/2010/BTP-BNG-BCA NGÀY 01/3/2010 CỦA BỘ TƯ PHÁP, BỘ NGOẠI GIAO VÀ BỘ CÔNG AN HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2009/NĐ-CP
1. Bối cảnh và sự cần thiết
Ngay sau khi Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 được ban hành, dư luận của nhân dân ở trong và ngoài nước rất phấn khởi, đã đánh giá cao những điểm sửa đổi, bổ sung trong Luật Quốc tịch mới so với Luật Quốc tịch năm 1998, đặc biệt là Luật đã thể hiện rõ tinh thần cải cách hành chính, thuận lợi cho việc giải quyết hồ sơ quốc tịch vốn tồn tại từ nhiều năm, vừa khó khăn vừa chậm chễ, ách tắc, đáp ứng được sự mong mỏi của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đồng thời Bộ Tư pháp cũng đã nhận được nhiều thông tin phản ánh trên các phương tiên thông tin đại chúng về một số điểm trong Luật, trong Nghị định số 78/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật (tuy đã có sự thể hiện khá chi tiết, cụ thể) nhưng vẫn còn những điểm chưa rõ, cần phải có sự hướng dẫn cụ thể hơn. Ngoài ra, một số địa phương và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng đã có văn bản nêu ra những khó khăn, vướng mắc đề nghị được giải đáp, hướng dẫn cụ thể hơn để triển khai đồng bộ, thông nhất. Trước tình hình đó, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an đã chỉ đạo cần thiết phải khẩn trương xây dựng và ban hành một Thông tư liên tịch để hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
2. Cơ cấu của Thông tư liên tịch
Thông tư liên tịch gồm 16 điều, cụ thể như sau:
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Điều 2: Tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam
Điều 3. Chuyển giao hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam
Điều 4. Thông báo kết quả giải quyết hồ sơ cho người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam
Điều 5. Thông báo cho cơ quan đăng ký hộ tịch việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam
Điều 6 Giải quyết trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam mà giấy tờ bảo đảm việc cho nhập quốc tịch nước ngoài bị hết thời hạn
Điều 7. Giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam cho những người không quốc tịch theo Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam
Điều 8. Đăng tải danh sách Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và tiếp nhận thông báo có quốc tịch nước ngoài
Điều 9. Văn bản pháp luật và giấy tờ dùng để xác định quốc tịch Việt Nam đối với người đăng ký giữ quốc tịch
Điều 10. Xác minh quốc tịch Việt Nam của người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam
Điều 11. Thông báo có quốc tịch nước ngoài
Điều 12. Báo cáo tình hình đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và thông báo có quốc tịch nước ngoài
Điều 13. Xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam
Điều 14. Ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam
Điều 15. Ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh việc thông báo có quốc tịch nước ngoài
Điều 16. Tổ chức thực hiện.
3. Nội dung của Thông tư liên tịch
3.1. Tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam (Điều 2)
Trước đây, việc tiếp nhận hồ sơ quốc tịch chưa có một quy trình thống nhất. Hầu hết việc tiếp nhận hồ sơ đều được thực hiện theo cách thức riêng của từng cơ quan. Nhất là đối với hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam được nộp ở nước ngoài, cơ quan tiếp nhận, thông qua Bộ Ngoại giao chuyển hồ sơ về Bộ Tư pháp bằng nhiều công văn khác nhau mà không có một danh sách tổng thể những người xin thôi quốc tịch Việt Nam. Để việc giải quyết hồ sơ quốc tịch đi vào nền nếp, trật tự, khoa học thì cần phải xây dựng một quy trình thống nhất, chặt chẽ ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ. Các nội dung cần có trong Phiếu tiếp nhận hồ sơ cũng cần được hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất tại các cơ quan tiếp nhận hồ sơ (khoản 1).
Thẩm tra hồ sơ là nhiệm vụ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ mới được quy định trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. Việc thẩm tra hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ và tính xác thực của các thông tin về người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu thấy có những điểm chưa rõ ràng. Việc thẩm tra này là cần thiết để đảm bảo các hồ sơ được xem xét kỹ ngay từ khâu đầu tiên.
Đồng thời với các công việc trên, các khoản 2, 3 và 4 hướng dẫn cụ thể cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm phân thành 2 loại: hồ sơ thuộc diện được miễn xác minh và hồ sơ thuộc diện phải xác minh; lập danh mục các giấy tờ có trong từng hồ sơ và danh sách những người được đề nghị giải quyết hồ sơ quốc tịch đó. Việc phân loại hồ sơ thuộc diện được miễn xác minh và hồ sơ thuộc diện phải xác minh sẽ giúp kiểm soát được thời hạn của giấy tờ bảo đảm việc cho nhập quốc tịch nước ngoài. Qua đó, khắc phục được tình trạng tồn tại trong thời gian qua là khi hồ sơ chuyển về đến Bộ Tư pháp (sau khi xác minh xong) thì giấy tờ bảo đảm việc cho nhập quốc tịch nước ngoài đã hết thời hạn. Nhiều trường hợp phải xin gia hạn hoặc xin cấp lại giấy tờ nêu trên, thậm chí có một số trường hợp tồn đọng quá lâu mà không giải quyết được.
3.2. Chuyển giao hồ sơ và danh sách những người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam (Điều 3)
Để xử lý nhanh chóng và chính xác hồ sơ khi hồ sơ được chuyển đến Bộ Tư pháp và để tiến tới tin học hóa quá trình giải quyết hồ sơ quốc tịch, khoản 2 hướng dẫn Cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi gửi hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, đồng thời gửi cho Bộ Tư pháp văn bản điện tử về danh sách những người được đề nghị giải quyết vào địa chỉ: quoctich.@moj.gov.vn .
Đặc biệt, để phù hợp với xu hướng cải cách hành chính của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong việc giải quyết các hồ sơ quốc tịch, tạo điều kiện cho các cơ quan và người dân có thể theo dõi được tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ, khoản 2 đã hướng dẫn Bộ Tư pháp trong việc đăng tải danh sách những người có hồ sơ lên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và cập nhật tiến độ và kết quả giải quyết hồ sơ vào danh sách đã được đăng tải nói trên.
3.3. Thông báo kết quả giải quyết hồ sơ cho người xin nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và thông báo cho các cơ quan đăng ký hộ tịch kết quả giải quyết việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh (Điều 4 và Điều 5)
Thông báo kết quả giải quyết việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam là khâu cuối cùng trong quá trình giải quyết hồ sơ quốc tịch. Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Nghị định số 78/2009/NĐ-CP chỉ quy định chung về trách nhiệm thông báo của Bộ Tư pháp. Vì vậy, để cụ thể hóa vấn đề này, Điều 4 Thông tư đã hướng dẫn quy trình, thủ tục thông báo kết quả, hồ sơ đã được giải quyết và hồ sơ không được giải quyết cho cơ quan thụ lý hồ sơ và cho đương sự.
Ngoài ra, để việc quản lý hộ tịch và quốc tịch có mối liên thông chặt chẽ với nhau, cần thiết phải thông báo kết quả giải quyết việc thôi quốc tịch, việc trở lại quốc tịch Việt Nam cho các cơ quan quản lý hộ tịch để cập nhật thay đổi về quốc tịch thông qua việc ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh. Điều 5 đã hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
3.4. Giải quyết trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam mà giấy tờ bảo đảm việc cho nhập quốc tịch nước ngoài hết thời hạn (Điều 6)
Một trong những vướng mắc hiện nay khi giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam là khi công dân nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch thì giấy tờ bảo đảm việc cho nhập quốc tịch của nước ngoài còn thời hạn nhưng khi hồ sơ được chuyển về Bộ Tư pháp thì giấy tờ đó đã hết hạn. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho công dân, Điều 6 hướng dẫn cách xử lý trường hợp giấy tờ bảo đảm việc cho nhập quốc tịch nước ngoài hết thời hạn để người xin thôi quốc tịch Việt Nam làm thủ tục xin gia hạn giấy tờ đó hoặc xin cấp mới. Nếu người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đề nghị, thì Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có biện pháp hỗ trợ đương sự làm thủ tục xin gia hạn hoặc xin cấp mới giấy tờ bảo đảm cho việc nhập quốc tịch nước ngoài phù hợp với pháp luật và qui định hiện hành của nước sở tại.
3.5. Giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam cho những người không quốc tịch không có các giấy tờ về nhân thân đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ đủ 20 năm trở lên tính đến ngày ngày 01 tháng 7 năm 2009 (Điều 7)
Giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam cho những người không quốc tịch mà không có các giấy tờ về nhân thân đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ đủ 20 năm trở lên tính đến ngày ngày 01 tháng 7 năm 2009 là một vấn đề quan trọng được quy định trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Nghị định số 78/2009/NĐ-CP. Điều 8 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục giải quyết vấn đề này. Vì vậy, Thông tư liên tịch tại Điều 7 có hướng dẫn chi tiết hơn trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan ở địa phương để xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch giải quyết việc nhập quốc tịch cho những người không quốc tịch thuộc diện này và cách thức phối hợp triển khai kế hoạch đó ở địa phương.
3.6. Đăng tải danh sách các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thực hiện viêc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và tiếp nhận thông báo có quốc tịch nước ngoài (Điều 8)
Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và thông báo có quốc tịch nước ngoài là những quy định mới được đặt ra trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. Mặc dù Luật Quốc tịch năm 2008 và Nghị định số 78/2009/NĐ-CP đã có quy định chung về thẩm quyền của cơ quan thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (Điều 19 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP), nhưng thực tế, đối tượng thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và thông báo giữ quốc tịch nước ngoài là người Việt Nam hiện đang định cư ở nhiều nước hoặc nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Để thuận lợi cho người dân thì ngoài thẩm quyền theo nội dung công việc đã được quy định, phải có sự hướng dẫn cụ thể và đăng tải công khai trên Công thông tin của Bộ Ngoại giao và Cổng thông tin của Bộ Tư pháp danh sách các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền theo địa hạt (từng khu vực các nước, vùng lãnh thổ). Đây thực chất là một bản đồ phân bố thẩm quyền theo địa hạt để vừa thuận lợi cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, vừa thuận lợi cho người dân biết trước được nơi cần đến đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
3.7. Áp dụng các văn bản pháp luật về quốc tịch Việt Nam để xác định quốc tịch Việt Nam của người đăng ký giữ quốc tịch (Điều 9)
Liên quan đến việc áp dụng các văn bản pháp luật Việt Nam về quốc tịch, do đặc điểm lịch sử, tại thời điểm trước năm 1975, ở miền Nam Việt Nam tồn tại hệ thống chính quyền của Nhà nước Việt Nam Cộng hoà. Và đi kèm theo chính thể đó là hệ thống các văn bản pháp luật do chính quyền này ban hành trong đó có văn bản quy định về quốc tịch Việt Nam là Dụ số 10. Vấn đề quốc tịch của người dân Việt Nam sống trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam sẽ được điều chỉnh bởi văn bản này. Vậy trong Thông tư có nên liệt kê Dụ số 10 là một trong những văn bản pháp luật được áp dụng để xác định quốc tịch Việt Nam của công dân như những văn bản pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay không? Cần thiết phải liệt kê các văn bản pháp luật về quốc tịch qua các thời kỳ để xác định một người có hay không có quốc tịch Việt Nam làm cơ sở cho các cơ quan áp dụng thống nhất. Tuy nhiên, không nên liệt kê rõ các văn bản của chế độ cũ trước 30/4/1975, vì thực tế trong một giai đoạn lịch sử có nhiều người dân đã được Nhà nước Việt Nam Cộng hoà cấp các giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch Việt Nam, nếu không áp dụng Dụ này thì các giấy tờ đó không được thừa nhận, như thế sẽ không đảm bảo quyền lợi cho người dân. Đây là vấn đề nhạy cảm, nên phải rất linh hoạt khi áp dụng các văn bản pháp luật nêu trên trong các trường hợp cụ thể để xác định quốc tịch Việt Nam của người đăng ký giữ quốc tịch, có thể căn cứ vào các giấy tờ về quốc tịch, nhân thân, hộ tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30/4/1975 để xác định một người có hay không có quốc tịch Việt Nam; nếu có vướng mắc thì Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phản ánh về Bộ Ngoại giao để phối hợp với Bộ Tư pháp và Bộ Công an kịp thời hướng dẫn. Hơn nữa, việc liệt kê các văn bản cũng giúp cho các cơ quan đăng ký dễ dàng đối chiếu, áp dụng. Đây là vấn đề nhạy cảm nên chỉ hướng dẫn trong Thông tư liên tịch ở mức đó, còn tuỳ từng trường hợp các cơ quan sẽ phối hợp hướng dẫn cụ thể trong nội bộ các cơ quan nhà nước.
Đối với việc thực hiện đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cho với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì những căn cứ mang tính pháp lý để xác định họ có hay không có quốc tịch Việt Nam là rất phức tạp. Bởi vì họ đã sống qua nhiều chế độ khác nhau, có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau đã được ban hành điều chỉnh về quốc tịch, họ đã làm rất nhiều thủ tục qua các sự kiện pháp lý như đăng ký khai sinh, đăng ký kêt hôn, xin cấp thẻ căn cước, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, thẻ thường trú, có quyết định được thôi, được nhập, được trở lại quốc tịch Việt Nam, được làm con nuôi, có quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên…. Do đó, cơ quan đăng ký cần căn cứ vào thời gian xảy ra sự kiện pháp lý về quốc tịch của họ và đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó để xác định họ có hay không có quốc tịch Việt Nam. Điều 9 đã hướng dẫn theo hướng liệt kê các văn bản pháp luật về quốc tịch qua các thời kỳ để cơ quan thực hiện việc đăng ký đối chiếu, áp dụng. Quá trình áp dụng các văn bản pháp luật nêu trên trong các trường hợp cụ thể để xác định quốc tịch Việt Nam của người đăng ký giữ quốc tịch, các giấy tờ về quốc tịch, nhân thân, hộ tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30/4/1975 cũng là căn cứ để xác định một người có hay không có quốc tịch Việt Nam; nếu có vướng mắc thì Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phản ánh về Bộ Ngoại giao để phối hợp với Bộ Tư pháp và Bộ Công an kịp thời hướng dẫn.
3.8. Xác minh quốc tịch Việt Nam của người đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam (Điều 10)
.Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP, Điều 7 Thông tư đã hướng dẫn cụ thể việc xác minh có hay không có quốc tịch Việt Nam của người yêu cầu đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Trường hợp phải xác minh do không có đủ giấy tờ để chúng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh không rõ thì người đăng ký cần cung cấp cho Cơ quan đăng ký những thông tin và giấy tờ cần thiết có liên quan để phục vụ việc xác minh quốc tịch; người yêu cầu đăng ký giữ quốc tịch cung cấp càng nhiều thông tin thì càng dễ dàng, thuận lợi trong việc xác minh của cơ quan Ngoại giao, Tư pháp, Công an. Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam của người đăng ký có giá trị làm căn cứ để xem xét trong việc xác định quốc tịch của đương sự. Quy trình và thời hạn xác minh tại các cơ quan cũng được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2. Trên cơ sở hướng dẫn này, Cơ quan đăng ký có thể chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan trong nước trong việc tiến hành xác minh xem người đăng ký có hay không có quốc tịch Việt Nam.
3.9. Thông báo có quốc tịch nước ngoài (Điều 11)
Căn cứ vào Điều 21 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP, cần phải có hướng dẫn cụ thể về hình thức thông báo có quốc tịch nước ngoài đối với công dân Việt Nam đồng thời có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài. Việc thông báo có quốc tịch nước ngoài rất cần thiết để quản lý chặt chẽ người có hai quốc tịch trở lên, tạo điều kiện để thực hiện bảo hộ công dân cũng như thuận lợi khi tham gia vào các quan hệ pháp lý. Tuy nhiên, thủ tục thông báo cần phải thông thoáng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Vì vậy, Điều 11 Thông tư hướng dẫn hình thức của việc thông báo phải bằng văn bản trong đó có các nội dung chi tiết liên quan, có chữ ký của người thông báo, kèm theo bản sao giấy tờ chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho người dân, đương sự có thể đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; trường hợp không thể trực tiếp đến thông báo thì có thể thông qua người thân hoặc có thể gửi văn bản thông báo có quốc tịch nước ngoài qua đường bưu điện và văn bản thông báo đó phải kèm theo bản sao giấy tờ tuỳ thân.
3.10. Báo cáo tình hình đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, thông báo có quốc tịch nước ngoài (Điều 12)
Để có thể thực hiện tốt việc quản lý nhà nước về quốc tịch và bảo hộ công dân đối với những người đã thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và thông báo việc đồng thời có quốc tịch nước ngoài, cần thiết phải hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan quản lý ở trong và ngoài nước định ký báo cáo cho nhau kết quả và tình hình thực hiện các việc nêu trên, tạo cở sở để so sánh, đối chiếu, phục vụ công tác quản lý, thống kê, tổng hợp, báo cáo.
3.11. Xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam (Điều 13)
Trước đây, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 có quy định về việc cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam. Nhưng Luật Quốc tịch năm 2008 không còn quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu của công dân về việc cấp loại giấy này vẫn còn nhiều để phục vụ các quan hệ pháp lý như làm hồ sơ nhập học, hồ sơ xin học bổng, hồ sơ xin việc làm, đăng ký kinh doanh, thương mại, bổ nhiệm, làm thủ tục hưởng các chế độ đãi ngộ.... Ngay khi Luật năm 2008 có hiệu lực, Bộ Tư pháp đã nhận được nhiều công văn của các Sở Tư pháp địa phương và đơn, thư của người dân đề nghị hướng dẫn để tháo gỡ vướng mắc này. Mặc dù đã xuất trình những giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam nhưng nhiều cơ quan trong và ngoài nước vẫn yêu cầu có giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam. Thực tế cũng có khá nhiều người đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng họ vẫn có thể xuất trình giấy khai sinh, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp từ trước khi thôi quốc tịch. Với chức năng quản lý nhà nước về quốc tịch, các cơ quan quản lý quốc tịch ở trong và ngoài nước, sau khi kiểm tra, xem xét các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam do người yêu cầu nộp và tra cứu danh sách những công dân Việt Nam đã được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam qua hệ thống lưu trữ của Bộ Tư pháp, trả lời bằng văn bản trong đó có nội dung xác nhận một người có quốc tịch Việt Nam. Trong cảc trường hợp, việc đề nghị tra cứu thông tin tại Bộ Tư pháp là cần thiểt trong điều kiện chưa có cơ sở dữ liệu quốc tịch điện tử và chưa nối mạng được giữa Bộ Tư pháp, các Cơ quan đại diện và các UBND cấp tỉnh với nhau. Tuy nhiên, đối với trường hợp mà đương sự xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định của Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và giấy tờ đó vừa mới được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, có đủ sự tin cậy để xác nhận, thì không nhất thiết phải tra cứu ở Bộ Tư pháp.
Việc xác nhận người gốc Việt Nam cũng là một nhu cầu đang đặt ra trong thực tiễn hiện nay do các quy định của pháp luật Việt Nam nhất là các quy định có liên quan đến nhà ở, đất đai, đầu tư có những ưu đãi riêng đối với những người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, họ đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống hoặc con cháu của họ.
Vì vậy, Điều 13 Thông tư liên tịch có hướng dẫn về việc Sở Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, theo yêu cầu của người dân, trả lời bằng văn bản trong đó xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận là người gốc Việt Nam. Quy định này nhằm tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong thực tế và cũng không trái với Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, vì đây không phải là hình thức cấp “Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam” hoặc “Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam” mà là việc trả lời dưới hình thức văn bản đối với yêu cầu của người dân. Trong cảc trường hợp, việc đề nghị tra cứu thông tin tại Bộ Tư pháp cũng là cần thiểt trong điều kiện chưa có cơ sở dữ liệu quốc tịch điện tử và chưa nối mạng được giữa Bộ Tư pháp, các Cơ quan đại diện và các UBND cấp tỉnh với nhau. Tuy nhiên, đối với trường hợp mà đương sự xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng minh rõ ràng rằng mới bị mất quốc tịch Việt Nam, giấy tờ đó có đủ sự tin cậy để xác nhận người đó có quốc tịch theo huyết thống khi sinh ra và đã từng có quốc tịch Việt Nam, thì không nhất thiết phải tra cứu ở Bộ Tư pháp.
3.12. Ghi chú vào sổ hộ tịch các việc về quốc tịch (các Điều 14 và 15)
Hộ tịch và quốc tịch có mối liên hệ mật thiết với nhau, những thông tin về quốc tịch của một người khi có sự thay đổi cần phải được ghi chú vào sổ hộ tịch. Khi công dân Việt Nam có thay đổi quốc tịch do được nhập, được trở lại, được thôi quốc tịch Việt Nam hoặc đối với Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, thì những thông tin đó nhất thiết phải được ghi chú, cập nhật tại cơ quan tư pháp đăng ký hộ tịch ở trong nước hoặc tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Nếu một người có thay đổi về quốc tịch mà không ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh những thông tin đó thì sau này cơ quan quản lý hộ tịch rất dễ bị những sai sót khi cấp các giấy tờ hộ tịch (ví dụ: một người đã thôi quốc tịch Việt Nam năm 2000, nhưng trở lại quốc tịch Việt Nam năm 2010, đến năm 2012 xin cấp lại bản chính hoặc xin cấp bản sao từ sổ gốc). Vì vậy, căn cứ vào các Điều 23, 24 và 25 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP, vận dụng các quy định về pháp luật hộ tịch hiện hành, Thông tư liên tịch đã hướng dẫn cụ thể việc ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam (Điều 14); ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh việc công dân Việt Nam thông báo có quốc tịch nước ngoài đối với trường hợp đã đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh ở trong nước hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Điều 15); Việc ghi chú này cũng có ý nghĩa quan trọng, làm căn cứ để cơ quan đăng ký hộ tịch cấp các giấy tờ về hộ tịch trong đó cập nhật được tình trạng quốc tịch của công dân./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dac san so Chuyen de cai cach thu tuc hanh chinh trong van de quoc tich 1.doc