Đề tài này bao gồm 29 trang, có 2 bảng, 1 sơ đồ và tất cả được chia làm 2 phần có liên quan chặt chẽ với nhau: từ cơ sở lý luận đến thực tiễn đối với việc cổ phần hoá ở phân xưởng cơ khí của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ.
Việc cổ phần hoá phân xưởng cơ khí của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ hiện nay vừa có tác dụng phát huy được số vốn tài sản cố định hiện nay của phân xưởng đang “ chêt ” vì thiếu vốn đầu tư để đồng bộ hoá; mặt khác có thêm vốn để đầu tư các khâu công nghệ mới làm tăng năng lực sản xuất của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ.
Việc cổ phần hoá phân xưởng cơ khí của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ còn tạo điều kiện cho Viện có điều kiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác, kể cả đầu tư nước ngoài để khai thác hết tiềm năng về cơ sở vật chất và con người của Viện. Vì vậy có thể nói cổ phần hoá phân xưởng sản xuất cơ khí là biện pháp hợp lý nhất tạo điều kiện cho Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ vừa duy trì được hoạt động đầu ngành về nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm cơ khí, vừa duy trì phát triển được số tài sản của Nhà nước do Viện quản lý.
Tuy nhiên do khả năng và trình độ có hạn nên trong đề tài này không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong sự góp ý của các thầy cô trong khoa cùng các cán bộ trong Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ để đề tài này được tốt hơn.
Em xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Từ và các cán bộ trong Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này.
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cổ phần hoá phân xưởng sản xuất cơ khí của Viện thiết kế Máy năng lượng và Mỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hoá làm cho tiềm lực kinh tế của Nhà nước ngày càng tăng thêm, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp này ngày càng nâng cao góp phần đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
c,Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước phải gắn liề với chi phí quản lýđể tạo động lực phát huy mạnh hơn vai trò làm chủ và tinhs năng động sáng tạo của người lao động trong quản lý doanh nghiệp.
d, Cổ phần hoá phải đảm bảo quản lý Nhà nước trên cơ sở số cổ phần cần thiết chi phối của Nhà nước tại doanh nghiệp.
3/ Điều kiện lựa chọn doanh nghiệp cổ phần hoá.
Thứ nhất, những doanh nghiệp có quy mô vừa (không quá lớn mà cũng không quá nhỏ). Quá lớn khó tìm đủ cổ đông. Quá nhỏ mang tính chát “không bỏ công”. Thế nào là quy mô vừa? Việc phân loại ở mức tương đối. Vân dụng kinh nghiệm của các nước vào nước ta cho thấy để tiến hành cổ phần hoá có hiệu quả đối với các doanh nghiệp, cần bảo đảm:
Vốn cổ phần vừa đủ để số người mua cổ phiếu cho phép bán hết cổ phiếu của doanh nghiệp. Điều này đặt ra vấn đề khi tiến hành cổ phần hoá phải dự tính được số lượng cổ phiếu bán ra cần thiết.
Thứ hai, các đơn vị kinh tế quốc doanh không nằm trong danh mục Nhà nước cần đầu tư 100% vốn.
Thứ ba, những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có lãi thực, hoặc trước mắt tuy không có lãi, gặp khó khăn, song có thị trường ổn định và phát triển, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp.
4/ Các bước cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Quá trình cổ phần hoá bao gòm 4 bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị cổ phần hoá.
Bước 2: Xây dựng phương án doanh nghiệp.
Bước 3: Duyệt và triển khai thực hiện cổ phần hoá.
Bước 4: Ra mắt Công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh.
Sau đây là những nội dung chính của các bước.
Bước 1: Chuẩn bị cổ phần hoá :
Việc chuẩn bị gồm 2 nhóm công việc chính.
Hình thành ban chỉ đạo Bộ, địa phương và lựa chọn doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá thuộc ngành, địa phương:
Ra quyết định thành lập ban chỉ đạo cổ phần hoá ( theo quyết định 548/TTg ngày 3/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ ).
Nghiên cứu các điều kiện để lựa chọn doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đưa ra cổ phần hoá.
Thống nhất với các ngành quyết định doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp cổ phần hoá ( lập danh sách theo mẫu quy định gửi Ban chỉ đạo TW cổ phần hoá và Bộ tài chính ).
Danh sách các loại doanh nghiệp cần chia làm 2 loại:
-Loại có vốn Nhà nước từ 3 tỷ đồng trở xuống;
-Loại có vốn trên 3 tỷ đồng theo quyết toán tại thời điểm cổ phần hoá.
Các doanh nghiệp được lựa chọn cổ phần hoá phair đảm bảo những điều kiện quy định tại điều 7, Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ.
Thông báo cho từng doanh nghiệp được lựa chọn cổ phần hoá.
Ra quyết định thành lập Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp và thực hiện tập huấn cho Ban cổ phần hoá doanh nghiệp và các cán bộ liên quan.
ở các doanh nghiệp được lựa chọn cổ phần hoá phải thực hiện các công việc sau:
1)Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp phải tiến hành các công việc:
*Tuyên truyền, phổ biến giải thích chủ trương, chính sách về cổ phần hoá.
*Chuẩn bị các tài liệu liên quan đến kinh tế – tài chính của doanh nghiệp .
*Lập dự toán chi phí cho quy trình cổ phần hoá .
*Kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ ...của doanh nghiệp.
2)Nhiệm vụ của Giám đốc doanh nghiệp:
*Ký hợp đồng với cơ quan kiểm toán hợp pháp để kiểm toán kết quả hoạt động kinh doanh.
*Tổ chức thanh toán công nợ, xử lý vật tư, tài sản thuộc thẩm quyền.
*Đăng ký kho bạc mở tài khoản nộp tiền bán cổ phần hoá doanh nghiệp.
*Mở sổ đăng ký các cổ đông mua cổ phiếu. Đăng ký mua ấn chỉ tại kho bạc Nhà nước.
Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hoá doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp.
Các công việc của Bộ chủ quản, UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Hội đồng quản trị, Tổng công ty 91 có nhiệm vụ:
1. Chỉ đạo ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp tiến hành các công việc nội bộ doanh nghiệp.
2.Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan để giải quyết những vướng mắc.
3.Tiến hành thẩm định giá trị doanh nghiệp do ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp trình bày và ra văn bản thoả thuận giá trị doanh nghiệp.
Bộ tài chính ( hệ thống Tổng cục quản lý vốn và tài sản )
1.Kết hợp với các cơ quan có liên quan để hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết các công việc về ký hợp đồng với cơ quan kiểm toán và xử lý tài chính vượt quá quyền hạn của doanh nghiệp
2.Ban hành các văn bản định giá thực tế của doanh nghiệp.
C.Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp cần làm các công việc:
1.Lập phương án ( dự kiến ) liên quan đến cổ phần hoá.
2.Phổ biến công khai phương án để người lao động thảo luận và thống nhất thực hiện.
3.Xác định giá trị doanh nghiệp để báo cáo các cấp, các ngành theo quy định để xét duyệt.
4.Lập phương án để cổ phần hoá.
5.Tổ chức Đại hội CNVC để lấy ý kiến về phương án cổ phần hoá.
6.Hoàn chỉnh phương án.
7.Trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt phương án.
8.Dự thảo và trình xin quyết định về điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần.
Bước 3: Duyệt và triển khai thực hiện phương án cổ phần hoá.
A.Nhiệm vụ của Bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW
1.Xét duyệt phương án cổ phần hoá những doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 3 tỷ. Đối với các doanh nghiệp có vốn trên 3 tỷ, báo cáo lên cấp trên duyệt.
2.Thảo luận với hệ thống Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp về nhân sự tham gia Hội đồng quanr trị của công ty cổ phần (có lưu ý riêng cho doanh nghiệp là thành viên Tổng công ty 90, trích thông tư 90/TTg ngày 4/3/1994 ).
3.Chỉ đạo Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp tổ chức Đại hội cổ đông để bầu Hội đồng quản trị và thông qua điều lệ của công ty.
4.Ban hành quyết định chuẩn doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo thẩm quyền;
B.Hội đồng quản trị của Tổng công ty 91: Có các nhiệm vụ:
1.Báo cáo phương án cổ phần hoá lên cấp trên phê duyệt theo quy định.
2.Thực hiện các nhiệm vụ như các Bộ quản lý nêu ở mục 3, mục A, điểm 1,3.
3.Trình Thủ tướng Chính phủ chuyển doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp theo công ty cổ phần.
C.Bộ tài chính ( hệ thống Tổng cục quản lý vốn và tài sản )
1.Bán tờ cổ phiếu cho cổ đông theo đúng quy định.
2.Ra quyết định chuyển tài sản, vốn của doanh nghiệp Nhà nước thành tài sản, vốn của công ty cổ phần.
D.Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp:
1.Thông báo công khai tình hình tài chính trước cổ phần hoá;
2.Thông báo việc bán cổ phần, tổ chức cho các cổ đông đăng ký mua cổ phiếu.
3.Tổ chức bán cổ phiếu và nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước;
4.Báo cáo tình hình bán cổ phiếu theo phương án được duyệt;
5.Dự kiến nhân sự và xin ý kiến nhân sự tham gia Hội đồng quản trị;
6.Triệu tập và tổ chức Đại hội lần 1 các cổ đông;
Bước 4: Ra mắt công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh:
1.Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp bàn giao cho Hội đồng quản trị Công ty cổ phần theo đúng quy định;
2.Hội đồng quản trị hoàn tất những công việc còn lại:
-Xin khắc dấu mới, hộp dấu cũ theo quy định của Bộ nội vụ;
-Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản;
-Tổ chức ra mắt công ty, bố cáo thành lập Công ty cổ phần theo quy định;
3.Đăng ký kinh doanh theo đúng quy định tại điều 16, NĐ 28/CP ngày 7/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ.
Trên đây là những công việc chính trong quy trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Việc thực hiện từng công việc đó không đơn giản, căn cứ theo những hướng dẫn cụ thể của Nhà nước về cổ phần hoá để tiến hành thuận lợi.
IV. Thực trạng và một số biện pháp để tiến hành cổ phần hoá Nhà nước.
1.Thực trạng của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Nhận rõ công ty cổ phần là một trong những hình thức kinh tế là phương thức kinh doanh phù hợp có khả năng giúp một số lơn doanh nghiệp Nhà nước trước xây dựng “ quá tầm “ - khắc phục những lúng túng, bất cập khi chuyển sang cơ chế thị trường, Đảng và Chính phủ đã quyết định triển khai thực hiện cổ phần hoá ở một số đơn vị. Đến ngày 31/12/1998 đã có 116 doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần, có 19 doanh nghiệp TW, 90 doanh nghiệp địa phương và 7 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty 91. Chỉ trong 6 tháng ( 7 - 12 /1998 ) đã cổ phần hoá được 86 doanh nghiệp Nhà nước.
Kết quả hoạt động của 16 doanh nghiệp đã cổ phần hoá hơn 1 năm cho thấy tác dụng tích cực về tăng động lực tại doanh nghiệp và khả năng huy động thêm nguồn vốn trong xã hội cho yêu cầu phát triển doanh nghiệp hoặc đổi mới cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.
So với trước khi cổ phần hoá thì các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đều tăng: vốn tăng 183 %, doanh thu tăng 133,5 %, lợi nhuận sau thuế tăng 31%, các khoản nộp Ngân sách tăng 153,5 %, lao động tăng 9 %, thu nhập bình quân tăng 29 % và giá trị cổ tức tăng bình quân 2,6 % tháng, cao gấp 3 lần lãi suất tiền gửi Ngân hàng, có công ty đạt 50%/tháng ( như nước mắm Kiên Giang). Riêng công ty đại lý Liên hiệp vận chuyển đã tăng vốn gấp 11 lần, tăng doanh thu gấp 10 lần, lao động gấp 4 lần, thu nhập bình quân tăng 4 lần (chưa kể thu nhập từ cổ tức). Công ty cơ điện, Công ty Việt Phong cũng có kết quả tương tự.
Bốn doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá gặp nhiều khó khăn về việc làm và nợ ngân sách, nhưng năm nay có nhiều tiến bộ hơn trước. Tuy thu nhập chưa cao nhưng có đủ việc làm và tương đối ổn định nên người lao động trong các doanh nghiệp này đều yên tâm. Đó là công ty xe khách Hải Phòng, công ty đóng tàu thuyền Bình Định, công ty giày Hiệp An, công ty đồ mộc Hà Nội.
Có thể kết luận rằng không phải cổ phần hoá tự nó sẽ có hiệu quả trước biến động của thị trường; song trong một môi trường như nhau thì doanh nghiệp theo mô hình của công ty cổ phần hoá hoạt động tốt hơn hoạc chí its cũng không kém hơn doanh nghiệp Nhà nước, tăng thực lực của Nhà nước tại doanh nghiệp, đồng thời cũng duy trì được vai trò chỉ đạo của Nhà nước.
Một số vấn đề đặt ra:
Kết quả đạt được là sự cố gắng phấn đấu của các doanh nghiệp, là một thành quả lớn trong hoạt đọng kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước thích ứng với cơ chế thị trường. Tuy vậy quá trình cổ phần hoá đã được đặt ra từ năm 1992 mà nay mới chỉ tiến hành được 16 doanh nghiệp là quá chậm chạp.
Nguyên nhân của sự chậm chạp đó là:
a)Lãnh đạo các Bộ, các địa phương còn “ quá thận trọng”. Với suy nghĩ việc triển khai cổ phần hoá là hết sức mới mẻ và rất khó khăn, phức tạp, không cân nhắc cẩn thận sẽ dẫn tới tình trạng đi chệch hướng, từ dó vịn vào cớ “ chậm mà chắc” nên thiếu tích cực chủ động và quyết tâm thực hiện. Đồng thời cũng có tư tưởng chờ đợi môi trường pháp lý và cơ chế chính sách vĩ mô hoàn thiện hơn. Việc chỉ đạo của TW cũng thiếu kiên quyết, thiếu thường xuyên và không tập trung nên không chỉ ở các địa phương có tình trạng ỳ ạch mà các thành phố có nhiều doanh nghiệp Nhà nước như Đà Nẵng, Vũng Tàu, Hạ Long chưa đi vào chỉ đạo triển khai cổ phần hoá.
b)Chủ trương thực hiện cổ phần hoá tuy đã có những văn bản pháp quy thể chế hoá, cũng đã có những chỉ thị, nghị định bổ sung như chỉ thị 81/TTg ngày 4/3/1993, nghị định 28/CP ngày 7/5/1996, nhưng lại thiếu hướng dẫn và cũng còn nhiều điều chưa phù hợp. Chẳng hạn chưa có tiêu chuẩn định rõ thế nào là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nào thuộc diện nắm cổ phần 100 %, thời điểm thẩm định, trách nhiệm các cơ quan hướng dẫn thực hiện.
c)Về mặt tâm lý, cán bộ, công nhân, nhân dân cũng còn nhiều băn khoăn, lo ngại, chưa thật sự yên tâm. Cán bộ lãnh đạo các doanh nghiệp lo lắng khi chuyển sang doanh nghiệp cổ phần thì địa vị, quyền lợi của mình có được bảo đảm không. Nhiều cán bộ rất ngại chuyển vì sợ sẽ bị vất vả hơn, căng thẳng hơn, trách nhiệm nặng nề hơn, phải nỗ lực hơn rất nhiều mới bảo đảm được toàn vốn, giữ được nhịp độ phát triển của doanh nghiệp. Một số cán bộ cơ quan quản lý ngành cũng lo mất quyền nắm và chi phối doanh nghiệp, lo bị giảm sút vị trí.
Công nhân trong doanh nghiệp thì băn khoăn về chức năng đảm nhiệm, về trình độ tay nghề, thậm chí sợ mất chỗ làm đồng thời lo lắng về thu nhập giảm, băn khoăn không biết có làm chủ được không, làm chủ như thế nào hay lại biến thành người làm thuê, người làm không còn thuộc “ biên chế ” Nhà nước dễ bị thiệt thòi.
Nhân dân trải qua thời kỳ sống trong môi trường bao cấp, chưa quen sử dụng đồng vốn kinh doanh. Chuyển qua cơ chế thị trường lại bị choáng bởi những cách làm ăn chụp giật, đặc biệt là cuộc đỗ vỡ của các quỹ tín dụng trong những năm đầu thập kỷ 1990 mà hậu quả đến nay vẫn chưa giải quyết xong, đã làm mất lòng tin vào việc giao vốn cho người khác. Việc giải quyết hậu quả cho cuộc đổ vỡ tín dụng không triệt để, quyền lợi của khách hàng gửi tiền không được bảo vệ còn làm nảy sinh tâm trạng nghi ngờ cả khả năng pháp luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân. Tình trạng tâm lý này gây trở ngại rất lớn cho việc thực thi cổ phần hoá nên cần chú ý tích cực khai thông.
Nhiều doanh nghiệp tư nhân hiện nay cũng không ủng hộ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Các chủ tư nhân này vốn có những lợi ích bám vào quan hệ làm ăn, đầu tư liên doanh với doanh nghiệp Nhà nước - thực ra là lợi dụng các sơ hở, các yếu kém để móc ruột các doanh nghiệp Nhà nước - tất nhiên sẽ lo mất phần kiếm chác được trước đây “ thật thuận lợi ” và “ dễ dàng “.
d)Quy trình lập và xét duyệt phương án cổ phần hoá chưa rõ ràng, chưa ổn định. Có trường hợp chỉ một vài tháng là hoàn tất việc lập và duyệt phương án, có trường hợp tới nữa năm hoặc có trường hợp đã bỏ nhiều công sức, thời gian để hoàn tất phương án, nhưng rồi lại không được duyệt.
Thủ tục để chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang cổ phần hoá cũng còn phiền hà, chủ yếu là trong thẩm định giá trị doanh nghiệp và việc xác định quyền sở hữu tài sản của công ty không khống chế thời gian thẩm định và không định rõ cơ quan nào có trách nhiệm xác nhận quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp và Nhà nước đã chuyển nhượng.
3.Một số biện pháp:
Để đẩy nhanh quá trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới cần nghiên cứu và ban hành môtj số chính sách và thực hiện một số biện pháp sau:
Chính sách hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Chính sách xử lý nợ nần.
Xác định quyền và trách nhiệm của người đại diện chủ nợ, đại diện người lao động hoặc đại diện pháp nhân của doanh nghiệp đưa yêu cầu phá sản. Sở dĩ cho đến nay số doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản khá nhiều nhưng mới có số nhỏ trong đó thực hiện quy định phá sản. Nguyên nhân chủ yếu là không ai chịu đứng ra nộp đơn lên toà án kinh tế đề nghị cho phá sản theo luật.
Quy chế giao, bán, khoán, cho thuê những doanh nghiệp nhỏ.
Ban hành nguyên tắc công ty hoá doanh nghiệp 100% sở hữu Nhà nước.
Kết hợp sắp xếp theo ngành và địa phương, đặc biệt là ngành khai thác thuỷ nông, ngành lâm nghiệp, xây dựng và ngành cơ khí.
Trong lĩnh vực cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đang phát sinh một số vấn đề nổi cộm cần được tháo gỡ để việc cổ phần hoá diễn ra theo đúng tiến độ và mục đích đề ra. Đó là:
Sửa đổi quy định giám đốc, kế toán trưởng không được mua quá cổ phần ưu đãi bình quân của doanh nghiệp nhằm bảo đảm công tác trong doanh nghiệp và khuyến khích vai trò tích cực của giám đốc trong công tác cổ phần hoá.
Quy định 6 lại tiêu chí người lao động nghèo được mua cổ phần trả chậm cho phù hợp. Đồng thời nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ phần vốn của Nhà nước dành cho cổ phần ưu đãi cho phù hợp với tình hình vốn và lao động của từng loại hình doanh nghiệp.
Phân cấp cho UBND tỉnh và thành phố trực thuộc TW và cán bộ được quyền căn cứ vào ý kiến của cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp để quyết định những trường hợp đánh giá lại giá trị doanh nghiệp thấp hơn 10% giá trên sổ sách đối với những doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 10 tỷ đồng.
Ban hành quy chế thí điểm bán cổ phần cho người nước ngoài và lựa chọn 4 đến 5 doanh nghiệp thí điểm bán cổ phần cho người nước ngoài trong năm 1999.
Cán bộ, địa phương, Tổng công ty chưa có doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá cần tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm những nơi đã làm có kết quả để vận động doanh nghiệp và các cơ quan liên quan tích cực hưởng ứng chủ trương này.
Chương II: Chuẩn bị cổ phần hoá phân xưởng sản xuất cơ khí của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ.
I.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Viện.
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ.
Tháng 6 /1981 trước yêu cầu phát triển cơ khí của ngành than Bộ mỏ và than đã quyết định thành lập Viện maý mỏ trực thuộc Bộ - đây là tổ chức tiền thân của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ ngày nay. Khi mới ra đời hoạt động chủ yếu của Viện là tiến hành song song 2 nhiệm vụ: Nghiên cứu khoa học kỹ thuật cơ khí và thiết kế các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, công trình cơ khí phục vụ cho sản xuất ngành năng lượng và mỏ.
Tháng 10/1988 thực hiện chủ trương giảm bớt các đầu mối trực thuộc Bộ, Viện máy mỏ chuyển sang trực thuộc công ty cơ khí mỏ thuộc Bộ mỏ và than.
Tháng 10/1995 theo quyết định của Bộ năng lượng Viện máy mỏ được tổ chức lại và lấy tên là Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ. Tới nay Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty cơ khí năng lượng và mỏ, thuộc Bộ công nghiệp.
Dù đổi tên, đổi đơn vị chủ quan, nhưng từ khi ra đời tới nay Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ vẫn có tư cách pháp nhân độc lập, tiến hành song song với 2 nhiệm vụ: nghiên cứu khoa học và thiết kế các sản phẩm cơ khí ngành điện than, chủ yếu là phục vụ cho ngành điện than.
2.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của xưởng sản xuất cơ khí.
Hiện nay Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ có một xưởng cơ khí gồm nhiều phân xưởng trực thuộc quyền điều hành sản xuất của các phòng thiết kế. Theo phương án đổi mới tổ chức của Viện thì sẽ có một xưởng cơ khí ra đời trên cơ sở xưởng cơ khí hiện nay, về mặt máy móc, thiết bị và sản phẩm sẽ không có gì thay đổi, chỉ thay đổi cách thức quản lý và điều hành sản xuất. Theo hướng đó rồi đây xưởng cơ khí sẽ có một số phân xưởng riêng sản xuất các mặt hàng cơ khí độc lập theo các quy trình công nghệ và đòi hỏi kỹ thuật khác nhau. Việc cổ phần hoá sản xuất công nghiệp của Liên hiệp sẽ được tiến hành từng bước, bắt đầu từ xưởng cơ khí. Vì vậy cần làm rõ một số đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của xưởng.
a)Về mặt quy mô của xưởng có thể so sánh với doanh nghiệp Nhà nước hạng IV và hạng III, điều đó có thể thấy rõ qua bảng so sánh các chỉ tiêu sau đây:
Bảng 1- Một số chỉ tiêu cơ bản trong xếp hạng doanh nghiệp sản xuất, sữa chữa sản phẩm cơ khí.
Các chỉ tiêu
Hạng III
Hạng IV
Xưởng cơ khí của Liên hiệp
1-Vốn sản xuất kinh doanh ( 1000đ)
Dưới 1.000.000
Dưới 600.000
1.900.000
2-Trình độ công nghệ
Cơ khí, bán tự động
Cơ khí, bán tự động
Cơ khí 100%
3-Số lao động sử dụng người
Dưới 500
Dưới 300
150
4-Phạm vi hoạt động
Trong 1 tỉnh hoặc 1 ngành
Trong 1 tỉnh hoặc 1 ngành
Toàn quốc
Nguồn: Công văn số 03/TCNSĐT-TT ngày 1/3/1994 của Bộ công nghiệp nặng
b)Sản phẩm của xưởng đa dạng, ổn định về chủng loại, mang tính truyền thống chuyên ngành, chẳng hạn: các thiết bị vận tải mỏ như máng cào, băng tai; các loại phụ tùng của nó; búa chèn; cột chống lò bằng kim loại; bột hợp kim BK8 để sản xuất mũi khoan xoay cầu, hoặc dao cắt kim loại...
c)Công nghệ chế tạo các sản phẩm cơ khí khá ổn định, khi có sự thay đổi cần thiết nào đó thì xưởng thiết kế của Liên hiệp hoàn toàn có khả năng sửa chữa, cải tiến thiết kế và công nghệ sản xuất phục vụ cho các yêu cầu mới. Đòi hỏi kỹ thuật đối với các sản phẩm cơ khí của xưởng không cao về độ chính xác, nhưng đòi hỏi kết cấu chắc chắn, độ bền cao để phù hợp với điều kiện làm việc có va đập và ma sát lớn.
d)Xưởng tổ chức sản xuất trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết hoặc các đơn đặt hàng có đảm bảo, có nghĩa là đã hoạt động theo cơ chế thị trường. Đây là một đặc điểm khá quan trọng khác với các doanh nghiệp cơ khí hiện nay. Vì vậy có thể nói Liên hiệp hoàn toàn có khả năng chủ động với việc xác lập quy mô sản xuất của xưởng; việc xác định quy mô chỉ phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của Liên hiệp về vốn, nguồn nhân lực và khả năng mở rộng thị phần của các sản phẩm đó ( thực tế thị phần các sản phẩm cơ khí đối với ngành sản xuất năng lượng, mỏ còn khá lớn, sản xuất nội địa chưa đáp ứng được nhiều, nhất là những sản phẩm có đặc tính kỹ thuật nêu trên )
e)Đặc điểm kinh doanh sản phẩm cơ khí của Liên hiệp mang tính độc quyền khá rõ nét. Độc quyền về sản phẩm, Liên hiệp có thế mạnh mà không một đơn vị sản xuất nào cũng có được, đó là Liên hiệp có xưởng thiết kế đầu ngành có khả năng giải quyết hầu hết các vấn đề kỹ thuật của sản phẩm và công nghệ chế tạo với chất lượng cao và chi phí thấp. Độc quyền về giá sản phẩm, do có ưu thế về thiết kế nên về mặt hạch toán giá thành và giá bán sản phẩm Liên hiệp có khả năng chủ động bảo đảm cho sản xuất có lãi và cạnh tranh được với các đơn vị trong nước, nhất là với các sản phẩm nhập ngoại như của Trung Quốc
3.Thực trạng hoạt động kinh doanh của Viện:
Như đã nói trên, hoạt động kinh doanh của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ từ khi thành lập đến nay đã trải qua nhiều biến động, thay đổi. Trước năm 1991 về cơ bản là thời kỳ bao cấp và khủng hoảng sau bao cấp.
Từ năm 1991 đến năm 1995 là thời kỳ quả độ đổi mới dần để thích nghi được với cơ chế mới. Có thể coi từ năm 1996 đến năm 1998 là những năm hoạt động ổn định trong cơ chế mới và đật được những hiệu quả cao. Kết quả hoạt động của Viện trong những năm 1996-1998 như sau:
STT
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1
Doanh số
9000000000
10000000000
11000000000
2
Lợi nhuận
48500000
50000000
55000000
3
Thu nhập BQ
1000000/n,th
1276000/n,th
1368000/n,th
Nghiên cứu, khảo sát các hoạt động kinh doanh của Viện tôi nhận thấy hoạt động nghiên cứu của Viện có thế mạnh mà các đơn vị khác không có, nó cần được duy trì và phát triển. Muốn phát triển năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện không thể đơn thuần lấy hoạt đôngj nghiên cứu nuôi nghiên cứu mà phải biến chất xám đó thành sản phẩm, vì vậy cần phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh để biến các ý tưởng khoa học thành sản phẩm hàng hoá. Nhưng sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất cơ khí trong giai đoạn này là hết sức khó khăn, đòi hỏi phải jkhai thác được thế mạnh của hoạt động nghiên cứu phục vụ cho sản xuât. Do đó bài toán đặt ra ở đây là làm sao sử dụng triệt đẻ năng lực máy móc thiết bị và cơ sở vật chất hiện nay của Viện, tạo ra sản phẩm hàng hoá để hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và chính các hoạt động nghiên cưú lại tạo điều kiện cho sản xuất phát triển với hiệu quả ngày càng cao. Trong tất cả mọi yếu kém, nhược điểm của Viện có thể nói điểm yếu của Viện là vấn đề nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Điểm yếu đương nhiên này phát sinh tất yếu ngay từ khi Viện buộc pahỉ chuyển từ cơ chế cũ sang coư ché mới và sẽ không có một giải pháp tiên tiến nào có thể khắc phục được, nếu không tạo nguồn vốn mới đủ mạnh kèm theo nó là một quyền lực tài chính đủ mạnh để cải tổ triệt để việc quản lý tài chính của Viện. Đây cũng là vấn đề tôi trăn trở mong muốn đem hiểu biết của mình để tìm ra một lời giải hợp lý có tính khả thi góp phần củng cố và phát triển Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ. Vì vậy chúng tôi đi sâu nghiên cứu phương án cổ phần hoá phân xưởng sản xuất cơ khí của Viện nhằm giải quyết những mâu thuẫn đặt ra hiện nay, đó là: việc vừa thiếu vốn đầu tư để phát triển sản xuất vừa để một số lượng vốn TSCĐ khá lớn không được dùng vào sản xuất kinh doanh. Theo tôi nếu việc cổ phần hoá được tiến hành thắng lợi sẽ đem đến hiệu quả kinh tế- xã hội cao; một mặt tạo ra sản phẩm cho xã hội, khai thác hết tiềm năng sẵn có của Viện; mặt khác nâng cao đời sống, gắn chặt quyền lợi lâu dài cuả người lao động vào sự tồn tại và phát triển của Viện.
Một số điều cần thiết để cổ phần hoá.
Tính tới ngày 31/12/1996 Viện thiết kế năng lượng và mỏ quản lý khối tài sản giá trị xấp xỉ 2 tỷ đồng, trong đó có 1,2 tỷ trực tiếp phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm cơ khí ngành năng lượng và mỏ.
Tình hình kinh doanh của Viện những năm qua đã được phân tích kỷ ở phần thứ nhất, để giúp cho Viện có điều kiện tồn tại và phát triển trong giai đoạn mới, cần phải sắp xếp lại tổ chức trên cơ sở đó tién hành cổ phần hoá một bộ phận của Viện, đó chính là phần sản xuất cơ khí hiện nay.
Mục tiêu của Viện tiến hành cổ phần hoá cũng chính là những mục tiêu chung mà những quyết định của Nhà nước đã nêu, những đIều quan trọng nhất để thu hút thêm nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác, đầu tư đẩy mạnh sản xuát cơ khí, cung cấp các máy móc phụ tùng cho ngành năng lượng và mỏ, vừa tạo nguồn tài chính để duy trì đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu của Viện.
Thực tế của Viện hiện nay có đủ điều kiện để thực hiện việc cổ phần hoá từ cơ sở vật chất đến hướng sản xuất kinh doanh, đội ngũ lao động và thị phàn của nó trong nền kinh tế quốc doanh, cụ thể:
Về ngành nghề và phương hướng kinh doanh: Công ty cổ phần được thành lập từ việc cổ phần hoá phân xưởng sản xuát cơ khí của Viện sẽ tiép tục sản xuất cơ khí, làm ra các sản phẩm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất than và điện, các loại phụ tùng thay thế. Phương hướng phát triển làm mở rộng thị phần làm đáp ứng nhu cầu sản xuất năng lượng và mỏ về các loại máy móc, thiết bị phù hợp vơi trònh độ kỷ thuật công nghệ khai thác của nước ta trong vài thập kỷ tới.
Cơ sở vật chất của Viện hiện nay có trụ sở giao dịch nằm ngay trên mặt đường Quốc lộ 6 từ Hà Nội lên Hoà Bình, có khu vực sản xuất cơ khí riêng với diện tích trên 5000m2 trong đó có hơn 1000m2 nhà xưởng.
Vốn sản xuất cơ khí của Viện hiện nay có trên1,2 tỷ đồng với một giàn máy móc, thiét bị tương đương với một doanh nghiệp cơ khí hạng ba, hàng năm làm ra khối sản lượng sản phẩm có giá trị trên 10 tỷ đồng.
Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn đầu ngành về kỷ thuật, công nghệ và thiết kế các sản phẩm cơ khí năng lượng và mỏ; xác hoạt đonbgj nghiệp vụ đã có một vài kinh nghiệm trong cơ chế thị trường từ 1991 đến nay
Tóm lại, có thẻ nói với đội ngũ quản lý chuyên môn nghiệp vụ và đội ngũ công nhân kỷ thuật có trình đọ hiện nay, nếu có hình thức tổ chức kinh tế phù hợp thì sẽ tổ chức sản xuất có hiệu quả.
III. Nội dung các công việc chuẩn bị cổ phần hoá.
1.Về mặt tư tưởng.
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Nhưng thực hiện chr trương này là một khó khăn, mang tính đột phá vì vậy phải có bước chuẩn bị chu đáo, khẩn trương. Trong thực tế ở mỗi nước đều có tâm lý muốn ổn định vì mọi sự thay đổi nếu không thấy trước được viễn cảnh tốt hơn hiện tại thì không ai muốn thay đổi những gì hiện có. Vì vậy khi tiến hành cổ phần hoá lãnh đạo Viện cần làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ nhân viên trong cơ quan. Công tác tư tưởng còn tập trung làm rỏ một số việc cơ bản sau đây.
- Làm rỏ tất yếu của việc chuyển dần những doanh nghiệp công hữu sang các công ty cổ phần đa sở hữu. Tính tất yếu đó phải được phân tích từ xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thị trường, đến kinh nghiệm của các nước và kinh nghiệm của nước ta trong mấy năm đổi mới vừa qua. Từ đó chỉ ra hướng phát triển của Viện nếu không cổ phần hoá sẽ đẫn đến tình trạng không có việc làm, thu nhập thấp.
- Làm rỏ chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Đặc biệt nói rỏ xu hướng bắt buộc phải cổ phần hoá nếu làm sớm sẽ chủ động và có lợi hơn so với việc làm chậm.
- Làm rỏ các điều kiện sẵn sàng của Viện trong việc thực hiện cổ phần hoá, hay nói cách khác là Viện đã hội đủ mọi điều kiện đẽ thực hiện chủ trương lớn về cổ phần hoá của Đảng, Nhà nước.
- Điều quan trọng nhất là phải làm rỏ quyền lợi của các hộ công nhân viên khi hoạt động trong công ty cổ phần. Đó là quyền có việc làm, có thu nhập và có phần sở hữu riêng của mình, có thể thừa kế lại cho con cháu.
2. Tổ chức phân định phạm vi cổ phàn hoá và đánh giá tài sản.
Để làm tốt việc này, lãnh đạo Viện phải thành lập ban chỉ đạo cổ phần hoá của Viện do đồng chí Viện trưởng làm trưởng ban; cơ cấu của ban chỉ đạo phải có các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đại diện các tổ chức xã hội-chính trị như đảng uỷ, công đoàn, nữ công, thanh niên. Ban chỉ đạo cần làm một số việc:
-Chuẩn bị các loại báo cáo: Báo cáo quyết toán ba năm cuối cùng đến thời điểm cổ phần hoá; Boá cáo tình hình công nợ, tài sản, vật tư, hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất, phân tích rỏ nguyên nhân và dự kiến hườn giải quyết. Báo cáo danh sách lao động của Viện đến thời điểm cổ phần hoá, chú ý phan loại như đã trình bày ở trên.
-Kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ của Viện, dự kiến phân loại tài sản thành: Tài sản đang dùng, tài sản không cần dùng, tài sản xin thanh lý, tài sản bằng hiện vật được hình thành từ quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng của Viện.
Trên cơ sở kết quả của hai hoạt đọng chính đó để phan định phạm vi cổ phần hoá. Từ thực tế của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ, có thể đặt phạm vi cổ phần hoá là những hoạt động phục vụ sản xuất cơ khí của Viện, theo đó các tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm cơ khí của Viện.
3.Phần tài sản của Viện và đối tượng tham gia vào công ty cổ phần.
Sau khi đã có báo cáo, phân định các tài sản thuộc khâu sản xuất cơ khí của Viện. Việc phân định và xử lý khối tài sản đó được xem xét như sau:
Toàn bộ tìa sản cố định phục vụ cho sản xuát cơ khí được đánh giá và chia thành 3 loại như sau:
-Loại hư hỏng, củ nát nếu có dùng phải đầu tư, sửa chữa lại, các taì sản tuy còn dùng được nhưng chưa bao giờ dùng vào sản xuất, trong đó kể cả kho, bãi, nhà xưởng.
-Loại máy móc, thiết bị, nhà xưởng cũ, hết kháu hao, chất lượng kém nhưng vẫn được sữ dụng vào sản xuất. Đối với loại này cũng được chia làm hai nhóm: nhóm sử dụng dưới 50% công suất, nhóm sử dụng trên 50% công suất.
-Loại máy móc thiết bị mới được đầu tư chiều sâu trong mấy năm gần đây, hoạt động tốt, có tác động tới hiệu quả sản xuất của Viện.
Trên cơ sở phân loại tài sản cố định như vậy, sẽ xác định phần tài sản đưa vào công ty cổ phần. Có hai phương án xử lý:
+Phương án 1: Đưa toàn bộ tài sản cố định liên quan đến phàn sản xuất cơ khí. Theo phương án này có những ưu khuýet điểm sau:
Ưu điểm: làm tăng phần vốn của Nhà nước trong công ty cổ phần, theo đó cổ tức của Nhà nước sẽ cao.
Nhược điểm: phần vốn kém hiệu quả trong công ty cổ phần tăng, do vậy sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanhcủa công ty và ảnh hưởng tới mục tieu đề ra của vấn đề cổ phần hoá.
+Phương án 2: Chỉ đưa hai loại tài sản cuối cùng vào ccông ty cổ phần. Khi định giá tài sản cố định cũng chia ra làm hai cách. Đối với tài sản cố định thứ hai cần được đánh giá theo giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách; đối với loại tài sản thứ bathì đánh giá theo giái trị của thị trường mua được-bán được. Còn đối với loại thứ nhất, Viện có trách nhiễmin phép thanh lý thu hồi lại vốn cho Nhà nước giao cho Viện quản lý. Phương án này sẽ giải quyết được nhược điểm của phương án 1 nhưng lại nãy sinhvấn đề là tài sản cố định lẽ ra thuộc sản xuất cơ khí lại bị tách riêng vàdo Viện chịu trách nhiệm thanh lý như vậy có vẽ không hợp lý. Nhưng vấn đè đó cũng cần phải được giải quyết một cách thấu tình đạt lý. Theo chúng tôi khi công ty cổ phần ra đơì thì Viện cũng sẽ là cổ đông lớn nhất, do vậy trách nhiệm giải quyết vẫn thuộc về Viện; Mặt khác, khi công ty cổ phần vừa mới ra đời ban giám đốc còn phải tập trung vào vấn đề tổ chức kinh doanh theo phương án mới, nếu còn phải lo việc thanh lý số tài sản tồn động mấy chụ năm qua sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn công ty.
Việc xác định người tham gia công ty cổ phần cũng cần được hiểu liên quan đến hai vấn đè mua cổ phiếu và than gia việc trong công ty.
Về việc mua cổ phiếu, thì vấn đề đơn giản là tất cả các cán bộ công nhân viên có tên trong danh sách của Viện (trừ số lao đọng hợp đồng, thời vụ, ngắn hạn) đều được cấp một số cổ phiếu theo đúng chính sách của Nhà nước, ngoài ra nếu ai còn có khả năng tài chính và có nguyện vọng có thể mua thêm cổ phiếu không hạn chế. Những người mua cổ phiếu được hửng cổ tức từ kết quả sản xuất kinh doanh.
Vấn đề tham gia làm việc tại công ty cổ phần. Đây là một vấn đề phức tạp, do vậy cũng phải lựa chọn một trong hai phương án.
+Phương án 1: Chuyển toàn bộ những người mà hoạt động của họ liên quan trực tiếp tới sản xuất cơ khí, đối với số gián tiếp của Viện những ai có thời gian làm việc liên quan tới sản xuất cơ khí lớn hơn 50% thì đưa vào làm việc ở công ty cổ phần hoá.
Ưu điểm của phương án này là không gây xáo trộn trong đội ngũ lao động của Viện.
Nhược điểm của nó là không tạo điều kiện để đổi mới cách thức quản lý và làm việc trong công ty cổ phần.
+Phương án 2: Sau khi có công ty cổ phần, Hội đòng quản trị, Ban giám đốc điều hành căn cứ vào nhu cầu hoạt động của công ty để quyết định nhân sự cụ thể với việc giành ưu tiên lựa chọn cho cán bộ công nhân viên của Viện, có nghĩa là khi cần người vào một khâu công việc nào đó thì đối tượng được xem xét, lựa chọn trước hết là người của Viện. Mặt mạnh của phương án này là từ đầu công ty cổ phần đã có được đội ngũ phù hợp với các yêu cầu của sản xuất kinh doanh, tạo đà cho việc phát triển. Nhưng nó cũng có điểm yếu là không tích cực góp phần giải quyết số lao động hiện nay của Viện.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay của Việnkhông thể có một phương án nào có thể thoả mãn các yêu cầu đặt ra, vì vậy khi chuẩn bị phương án cổ phần hoá cần phải có sự cân nhắc để quyết định phù hợp nhất với thực tế.
4. Xử lý tài sản đưa vào công ty cổ phần và xác định mạnh giá cổ phiếu.
Việc xử lý tài sản cố định liên quan đến sản xuất cơ khí của Viện như trên đã trình bày cần phải có sự lựa chọn các phương án để quyết định phần tài sản coi như vốn góp của Nhà nước vào công ty cổ phần; nhưng phương án chung về định giá tài sản là:
Đối với loại tài sản thứ nhất: Phải tổ chức việc thanh lý, giá cả thanh lý là căn cứ giá thị trường, trường hợp này phải xem thời gian giải quyết việc thanh lý quan trọng hơn cả giá cả của nó, vì càng để lâu tài sản càng mất giá, chi phí bảo quản càng tăng.
Đối với tài sản thứ hai, nhóm 1 cũng cần giải quyết theo tinh thần của loại một, nhưng có tham khảo giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách, để không bị thua thiệt cho Nhà nước; còn đối với nhóm 2 thì như đã nêu trên, bán theo giá trị còn lại trên sổ sách của tài sản. ở đây ta hiểu bán tức là Viện bán cho công ty cổ phần, chứ không có nghĩa là bán ra trên thị trường.
Đối với loại thứ ba định giá trị theo giá thị trường.
Việc định giá này do Viện cùng Ban chỉ đạo cổ phần hoá tiến hành, sau đó phải trình cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính trách nhiệm quản lý xem xét và phê chuẩn.
Sau khi đã được phê chuẩn giá trị tài sản của Nhà nước do Viện quản lý được đưa vào Công ty cổ phần. Căn cứ vào phương án sản xuất cụ thể của công ty cổ phần để xác định tổng số vốn cần thiết cho các hoạt động sản xuất kinh doanh theo công thức:
QVNC = QVNN + QVĐTM
Trong đó: -QVNC là tổng số vốn theo nhu cầu để tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần.
-QVNN là tổng số vốn Nhà nước góp vào Công ty cổ phần.
-QVĐTM là tổng vốn đầu tư mới để đồng bộ các yếu tố sản xuất nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
(Tổng các loại vốn ở đây là vốn cố định, còn để tiến hành sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào đó, Công ty cổ phần phải vay vốn lưu động tại các ngân hàng thương mại).
Vấn đề quan trọng nhất ở đây chính là tính toán để có phương án vốn đầu tư mới phù hợp, vừa để đồng bộ các yếu tố sản xuất trước mắt vừa có điều kiện để có thể mở rộng sản xuất. Tổng số vốn QVNC chính là vốn điều lệ của công ty cổ phần, do vậy nếu không có những tính toán khoa học, cụ thể từ phương án sản xuất của công ty sẽ dẫn đến những hậu quả hoạt động của công ty. Nếu QVNC nhỏ hơn mức cần thiết thì việc sản xuất khó khăn vì thiếu đồng bộ và khó có phương án mở rộng; Nếu QVNC lớn hơn mức cần thiết thì dẫn đến việc thừa năng lực sản xuất gây lãng phí dẫn tới sản xuất không có lãi, có nghĩa là cổ tức hàng năm thấp. Do đó những người sáng lập viên (trường hợp cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước chính là lảnh đạo của doanh nghiệp trước khi cổ phàn hoá) phải nghiên cứu tính tán xác định phương hướng sản xuất của công ty cổ phần trong những năm đầu phải khách quan, chính xác, không duy ý chí, cũng không tự ti co lại quá mức cần thiết.
Trong trường hợp của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ, nhu cầu thị trường còn rất lớn, năng lực hiện nay chưa đáp ứng thì rõ ràng phải đầu tư mới để tăng năng lực sản xuất của công ty cổ phần.
Kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp thì số vốn của Nhà nước tham gia vào công ty cổ phần cũng không qúa 40% có nghĩa là tỷ lệ QVNN/QVNC Ê 40%. Trường hợp của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ là cổ phần hoá phân xưởng sản xuất cơ khí lại là một bộ phạn của Viện, thì tỷ lệ có thể thấp hơn 40%. Để đảm bảo cho việc quản lý công ty cổ phần theo đúng phương hướng sản xuất ban đầu của Viện đề ra, ta có thể khống chế số cổ phần của một cổ đông dược mua không quá 50% số cổ phiếu của của cổ đông là Nhà nước . Sau này khi sản xuất đi đúng hướng, có hiệu quảta có thể giảm tỉ lệ vốn góp của Nhà nước và công ty cổ phần bằng cách nâng mệnh giá cổ phiếu và phát hành các cổ phiếu mới để kêu gọi đầu tư mở rộng kinh doanh.
Sau khi xác định được tổng vốn theo nhu cầu (QVNC) ta xác định số cổ phần cần thiết của công ty cổ phần theo công thức:
Trong đó: QCP là tổng số cổ phần của công ty cổ phần.
VCP là mệnh giá của một cổ phần hay gọi là cổ phiếu.
Vấn đề quan trọng ở đây là xác định mệnh giá cổ phiếu, nếu mệnh giá cổ phiếu quá thấp, cổ tức hàng năm không hấp dẫn người mua cổ phiếu; nhưng nếu cổ phiếu quá lớn thì các cổ đông sẽ không có tiền để mua cổ phiếu. Để giả quyết khó khăn này thông thường người ta chọn phương án quy định mệnh giá cổ phần có thể thấp hơn mức chuẩn (thực ra nếu xác định được mức chuẩn là tốt nhất, nhưng thực tế rất khó vì thị trường tiền tệ giá cả biến động theo thời gian nên không có mức chuẩn tuyệt đối), vì như vậy mỗi cổ đông theo tính toán của họ có thể mua nhiều cổ phần. Kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp của ta đã tiến hành cổ phần hoá trong máy năm vừa qua mệnh giá cổ phần nằm trong khoảng 150.000đ đến 300.000đ (150.000đÊVCPÊ300.000đ)
Tóm lại bốn việc nêu trên là những việc mà ban chỉ đạo cổ phần hoá của Viện phải có kế hoạch nghiên cứu chuẩn bị trước bàn tới phương án cổ phần hoá phân xưởng sản xuất cơ khí thì những vấn đề trên về cơ bản đã có câu trả lời.
Còn phương án tiền khả thi xin trình bày ở phần tiếp theo.
IV/Phân công trách nhiệm và các bước tổ chức thực hiện cổ phần hoá phân xưởng sản xuất cơ khí.
1/ Trách nhiệm của lãnh đạo Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ.
+Thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá phân xưởng sản xuất cơ khí
+Ký hợp đồng với cơ quan kiểm toán Nhà nước để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Viện là cơ sở xác định giá trị của Viện
+Tổ chức thanh toán công nợ đã xác định, xử lý tài sản, vật tư ứ động, thanh lý tài sản thuộc thẩm quyền.
+Đăng ký với kho bạc Nhà nước để mở rộng tài khoản tiền nộp do bán cổ phần doanh nghiệp cổ phần hoá (trường hợp phải thu về ngân sách), trong trường hợp Nhà nước cho phép để lại doanh nghiệp thì không cần phải mở tài khoản tại kho bạc.
+Mở sổ đăng ký các cổ đông dự định mua cổ phần doanh nghiệp. Đăng ký mua ấn chỉ cổ phiếu tại kho bạc.
Những phần tài sản, công nợ, vật tư... nói trên là những phần liên quan tới phân xưởng sản xuất cơ khí, còn phần liên quan tới nghiên cứu thiết kế và các hạot động chung của Viện không được đề cập ở đây.
2/Trách nhiệm của ban chỉ đạo cổ phần hoá.
+Lập dự toán chi phí cho việc cổ phần hoá phân xưởng cơ khí từ lúc chuẩn bị cổ phần hoá đến khi họp xong Đại hội cổ đông lần thứ nhất.
+Lập phương án cụ thể cho các việc:
-Phân phối quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng bằng tiền cho người lao động trong doanh nghiệp. Dù chỉ cổ phần hoá một phần của Viện những việc phân phối này là do toàn thể cán bộ công nhân viên có trong danh sách (trừ số hợp đồng thời vụ)
-Xác định số cổ phiếu cấp cho người lao động để hưởng cổ tức theo thâm niên và chất lượng công tác của từng người, đây là số cổ phiếu có ghi danh
-Xác định số tiền cho cán bộ công nhân viên vay để mau chịu cổ phiếu với lãi suất 4% năm đối với từng người lao động.
+Niêm yết công khai các phương án nêu trên để trưng cầu ý kiến cán bộ công nhân viên và hoàn thiện các phương án đó.
+Tổ chức các hoạt động liên quan tới việc xác định giá trị của doanh nghiệp.
Lập phương án cổ phần hoá phân xưởng cơ khí của Viện, gồm các phần chính sau đây:
Phần 1: Đánh giá thực trạng của phân xưởng sản xuất cơ khí và dự kiến phương hướng phát triển của công ty cổ phần trong những năm tới. Cần tập trung vào các điểm chính sau đây:
-Tình hình chung của phân xưởng sản xuất cơ khí: Địa điểm, sản phẩm, thuận lợi, khó khăn.
-Tình hình biến động tài sản, tiền vốn, lao động, kết quả kinh doanh của xưởng trong ba năm gần đây (tính từ 1/1/1994-31/12/1996).
-Đánh giá chung về thực trạng của phân xưởng và phương hướng phát triển của công ty cổ phần trong vài ba năm tới.
Phần 2: Phương án tiến hành cổ phần hoá. Cần phân tích làm rõ các nội dung cơ bản sau đây:
-Xác định mục tiêu cụ thể và hình thức cổ phần hoá phân xyưởng cơ khí, giá trị của công ty cổ phần (QVNC và số vốn lần đầu huy đọng thêm QVĐTM ).
-Mệnh giá cổ phiếu; số cổ phiếu, loại cổ phiếu cần phải phát hành.
-Xác định tỷ lệ góp vốn của các cổ đông trong Công ty cổ phần, cần xác định rỏ:
+ Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước.
+ Tỷ lệ cổ phần của người lao động trong doanh nghiệp bao gồm cả phần cấp cho quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và phần cho vay với lãi suất 4%/năm và phần đăng ký mua thêm.
+ Tỷ lệ cổ phầ của cổ đông ngoài Viện.
-Mức phân phối ưu đãi về tài chính cho người lao động trong Viện.
+ Tổng giá trị cổ phiếu cấp cho người lao động để hưởng cổ tức ( tổng số người cao nhất, thấp nhất)
+Phương hướng hoàn trả số tiền mua chịu ( trừ vào cổ tức hàng năm hay có phương án khác)
-Thời gian và cơ quan bán cổ phiếu. Việc phảI làm với các ngân hàng thương mạI hoặc các công ty tài chính để thống nhất cách thức và thời gian bán cổ phiếu.
-Thời hạn các cổ đông mua cổ phiếu ( qui định thời hạn bắt đầu và kết thúc việc mua cổ phiếu).
-Những vấn đề đề nghị cơ quan chủ quan, các cơ quan Nhà nước và địa phương nơi Viện đóng và giải quyết. Như các vấn đề khó khăn liên quan tới vốn, tài sản, lao động, thuế.
Phần 3: Xác định nội dung cơ bản của dự thảo điều lệ công ty cổ phần.
-Hình thức, mục tiêu, tên gọi, trụ sở, thời gian hoạt động của công ty.
ở đây phải khẳng định 2 việc: Hình thức là công ty cổ phần, Nhà nước nắm cổ phần chi phối, thời gian hoạt động là vô hạn ( vô hạn được hiểu là không quy định thời hạn chấm dứt hoạt động của công ty, hoàn toàn không có nghĩa là vô tận ).
-Khác với công ty cổ phần được thành lập theo Luật công ty, khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thì lập danh sách những người mua cổ phiếu, thay cho họ tên của những người sáng lập viên. Trong quá trình tồn tại khi có sự thay đổi về cơ cấu góp thì lúc đó mới xem xét tới các thành vieen sáng lập.
-Ghi rõ vốn điều lệ. Việc ghi vốn điều lệ phải ghi ra tiền mặt tại thời điểm góp vốn tất cả các laọi vốn bằng hiện vật, bằng bản quyền sở hữu công nghiệp. Từ đó ghi rõ mệnh giá cổ phiếu và số lượng cổ phần huy động vốn của công ty.
-Quy định về việc lựa chọn, cử và bãi miễn người thay mặt Nhà nước quản lý phần vốn của Nhà nước góp vào công ty cổ phần. Trường hợp khi cổ phần hoá phân xưởng của Viện thì nên cử người lập phương án cổ phần hoá để có điều kiện chỉ đạo thực hiện mục tiêu đặt ra ban đầu. Trong quá trình hoạt động, khi sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn định có thể tìm người phù hợp hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
-Làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của người được cử làm đại diện quản lý phần vốn của doanh nghiệp. Theo kinh nghiệm, khi xác định nội dung quyền hạnh, trách nhiệm thì nên qui định những việc cấm không cho phép, không nên nêu việc cần làm, vì thực tế việc cần cấm ít hơn việc cần làm. Nhưng dù sao vẫn bảo đảm sự duy trì và phát triển một số vốn của Nhà nước góp vào công ty cổ phần, không để thất thoát.
-Xác định cơ cấu Hội đồng quản trị, thể thức hoạt động và thông qua các quyết định của Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông. Thành phần Hội đồng quản trị căn cứ vào giá trị cổ phiếu của cổ đông để xác định, trong trường hợp cổ phần của Nhà nước chiếm trên 30% thì Hội đồng quản trị phải có 2 người của Nhà nước, trong đó có người được Nhà nước cử ra quản lý số vốn của Nhà nước, các cổ đông là cán bộ công nhân viên có đại diện cho phẩn vốn mua thêm của mình; còn đại diện các cổ đông ngoài doanh nghiệp được cử căn cứ vào số cổ phiếu họ mua, nhưng ít nhất cũng có 1 người. Quyền hạnh, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị và thể thức thông qua các quyết định tuỳ điều kiện từng nơi để có qui định cụ thể, thông thường nên áp dụng hình thức “ nhất trí “ để thông qua các quyết định kinh doanh để tạo ra sự nhất trí cao trong quản lý các hoạt động của công ty cổ phần.
Đối với các Đại hội cổ đông việc sinh hoạt tuân thủ theo luật định, việc biểu quyết thông qua các vấn đề liên quan tới tổ chức, hoạt động của công ty cổ phần thì áp dụng hình thức “ tán thần đa số quá 2/3 số cổ đông dự Đại hội”. ( ở đây cần có quy định thêm Đại hội đồng chỉ họp lúc có đại diện của 2/3 số cổ phần có mặt ).
-Xác định cơ cấu và dự kiến thành phần của ban Giám đốc điều hành. Để đảm bảo điều kiện cho Giám đốc hoạt động có hiệu quả, trong điều kiện cụ thể của Viện chỉ nên quyết định người đại diện quản lý vốn Nhà nước vừa làm chủ tịch Hội đồng quản trị vừa làm Giám đốc công ty cổ phần. Còn các thành viên khác do Giám đốc tự chọn để ngay từ đầu có một ê kíp làm việc ăn ý.
-Lựa chọn người để bầu ban kiểm soát công ty, trong 2 uỷ viên kiểm soát phải có 1 người là do Viện cử người của mình, còn một người là do cổ đông còn lại bầu người đại diện.
-Hội đồng xí nghiệp của Viện kết hợp với Đảng uỷ, công đoàn dự kiến người đại diện cho việc tham gia vào cổ đông quản trị, Ban Giám đốc điều hành và Ban kiểm soát công ty cổ phần. Việc lựa chọn này phải căn cứ vào nămg lực hoạt động thực tiễn của cán bộ đề cử người có khả năng quản lý công ty cổ phần.
-Xác định các loại quỹ của công ty cổ phần, mức giới hạn của quỹ và mục đích sử dụng của từng loại quỹ.
-Thể lệ quyết toán và phân chia lợi nhuận. Việc này cũng hết sức lưu ý chuẩn bị lập luận để bảo vệ trước cổ đông, nếu để lợi nhuận chia thành cổ tức thì cổ đông phấn khởi, nhưng không có điều kiện đầu tư lại cho sản xuất; nếu để tái đầu tư mở rộng sản xuất thì những năm đầu cổ tức thấp cũng gây tâm lý không vui cho cổ đông, nhất là những cổ đông chỉ gặp vốn mà không làm việc tại công ty.
-Dự kiến các tình huống khác có thể xảy ra với công ty như: sát nhập chuyển đổi hình thức tổ chức, giải thể, phá sản và thể thức thanh toán cho từng trường hợp vừa nêu.
Phần 4: Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hoá phân xưởng cơ khí.
-Sau khi cổ phần hoá được duyệt, Ban chỉ đạo cổ phần hoá của Viện phải họp và quyết định thời hạn công ty cổ phần chính thức hoạt động.
-Phân công người giải quyết những vấn đề còn tồn đọng sau khi phân xưởng đã được cổ phần hoá. Quyết định nhân sự đại diện Nhà nước quản lý phần vốn của mình trong công ty cổ phần.
-Tổ chức Đại hội công nhân viên chức bất thường để thông qua những nội dung cơ bản của phương án cổ phần hoá. Trên cơ sở đó hoàn chỉnh phương án cổ phần hoá để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp của Viện là trình Tổng công ty cơ khí năng lượng và mỏ, trong đó có việc thông qua các nội dung cơ bản của điều lệ hoạt động của công ty cổ phần như đã nêu ở trên.
3.Các bước đã thực hiện được về cổ phần hoá ở phân xưởng cơ khí của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ.
Hiện nay, việc cổ phần hoá phân xưởng cơ khí đã thực hiện xong bước1, bao gồm những công việc sau :
Viện trưởng cùng ban chỉ đạo cổ phần hoá thông báo công khai tình hình tài chính của Viện trước khi cổ phần hoá, số liệu này đã được Công ty Kiểm toàn xác nhận để CBCNV thấy rõ tình trạng của Viện.
Thông báo phương thức và nơi bán cổ phần, tổ chức cho các cổ đông trong và ngoài Viện đăng ký mua cổ phần. Nếu việc bán cổ phiếu thông qua Ngân hàng hoặc một công ty tài chính nào đó thì phải phối hợp gửi cho nơi đó môt bản danh sách cổ đông dăng ký mua cổ phần của công ty.
Nghiên cứu các diều kiện và xác định được các yếu tố cần thiết để cổ phần hoá phân xưởng cơ khí của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ và đã thông báo cho các cơ quan liên quan được biết.
Dự kiến nhân sự của Hội đồng quản trị của phân xưởng và xin ý kién của cơ quan quản lý cấp trên.
Triệu tập Đại hội cổ đông lần thứ nhất để:
+ Bầu Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
+ Thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần .
+ Thực hiện tập huấn cho Ban cổ phần hoá phân xưởng và các cán bộ có liên quan.
Tuyên truyền, phổ biến giải thích chủ trương, chính sách về cổ phần hoá cho các cán bộ trong phân xưởng.
Chuẩn bị các tài liệu liên quan đến kinh tế- tài chính của doanh nghiệp
Lập dự toán chi phí cho quy trình cổ phần hoá, kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn công nợ.. .. của doanh nghiệp.
Kết luận
Đề tài này bao gồm 29 trang, có 2 bảng, 1 sơ đồ và tất cả được chia làm 2 phần có liên quan chặt chẽ với nhau: từ cơ sở lý luận đến thực tiễn đối với việc cổ phần hoá ở phân xưởng cơ khí của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ.
Việc cổ phần hoá phân xưởng cơ khí của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ hiện nay vừa có tác dụng phát huy được số vốn tài sản cố định hiện nay của phân xưởng đang “ chêt ” vì thiếu vốn đầu tư để đồng bộ hoá; mặt khác có thêm vốn để đầu tư các khâu công nghệ mới làm tăng năng lực sản xuất của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ.
Việc cổ phần hoá phân xưởng cơ khí của Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ còn tạo điều kiện cho Viện có điều kiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác, kể cả đầu tư nước ngoài để khai thác hết tiềm năng về cơ sở vật chất và con người của Viện. Vì vậy có thể nói cổ phần hoá phân xưởng sản xuất cơ khí là biện pháp hợp lý nhất tạo điều kiện cho Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ vừa duy trì được hoạt động đầu ngành về nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm cơ khí, vừa duy trì phát triển được số tài sản của Nhà nước do Viện quản lý.
Tuy nhiên do khả năng và trình độ có hạn nên trong đề tài này không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong sự góp ý của các thầy cô trong khoa cùng các cán bộ trong Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ để đề tài này được tốt hơn.
Em xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Từ và các cán bộ trong Viện thiết kế máy năng lượng và mỏ đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0291.doc