Chuyên đề Công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, các DNBH cần cố gắng hợp tác cùng hành động chung và thực hiện đúng cam kết đã đề ra đồng thời cũng phải tự đánh giá năng lực của bản thân doanh nghiệp tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có chiến lược phát triển lâu dài, tìm cho mình hướng đi đúng đắn cũng như để góp phần xây dựng một thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới lành mạnh hơn. Chuyên đề của em chỉ đề cập đến một phần rất nhỏ các vướng mắc mà PVI Thăng Long nói riêng, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nói chung đang gặp phải. Trong khuôn khổ bài viết có hạn, em hy vọng các kiến nghị mà mình đã đề cập trên đây góp phần nào đó trong việc hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long. Với năng lực nội tại cũng như nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ phía tổng công ty, em tin PVI Thăng Long trong thời gian tới sẽ làm tốt công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới, hơn thế nữa PVI Thăng Long sẽ hoàn thành tốt kế hoạch mà tổng công ty đã giao.

doc103 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc quy định các yêu cầu trên là cần thiết và chứng tỏ PVI có sự giám sát chặt chẽ đặc biệt đối với các vụ tổn thất trên 10 triệu. Nhưng việc để chủ xe tự đi sửa chữa là một kẽ hở lớn có thể dẫn tới trục lợi bảo hiểm nếu như chỉ căn cứ vào hóa đơn chứng từ mà chủ xe đưa đến làm bằng chứng vì những tài liệu này khách hàng có thể dễ dàng xin được từ các xưởng sửa chữa, thêm vào đó vẫn chưa quy định rõ trong trường hợp chủ xe tự đi sửa chữa mà PVI duyệt giá không hợp lý và khách hàng không chấp nhận thì phải xử lý như thế nào. Còn trong trường hợp chủ xe đi sửa chữa có sự giám sát của PVI thì việc lấy báo giá sửa chữa của ba công ty khác nhau chưa quy định cụ thể các công ty này phải đủ điều kiện như thế nào để thỏa mãn tiêu chuẩn có thể so sánh được. Bước 5: Lập hồ sơ bồi thường. Cán bộ giám định phải có trách nhiệm giúp khách hàng kiểm tra hoàn thiện hồ sơ, giúp khách hàng có thể nhận được tiền bồi thường nhanh nhất có thể để khắc phục khó khăn. Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm các giấy tờ sau: Thông báo tai nạn, giấy yêu cầu bồi thường của chủ XCG (theo mẫu do PVI cung cấp). Bản sao giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhân viên PVI các giấy tờ sau: GCNBH, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn và kỹ thuật môi trường. Bản sao kết luận điều tra tai nạn của công an (có xác nhận của công an nơi xảy ra tai nạn) (nếu có). Bản án hoặc Quyết định của Tòa án (trong trường hợp có tranh chấp). Các biên bản, tài liệu xác định trách nhiệm của bên thứ 3 (trong trường hợp tổn thất do người thứ ba gây ra). Biên bản giám định thiệt hại. Các chứng từ, hóa đơn liên quan đến việc sửa chữa, thay thế hoặc mua mới. Biên bản mất cắp, cướp hoặc mất tích xe có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp xe bị mất, bị cướp). Lấy xác nhận của phòng Kế toán về tình trạng nộp phí bảo hiểm của khách hàng. Các trường hợp ký HĐBH hoặc cấp GCNBH thông qua đại lý thì phải có xác nhận tình trạng nộp phí của phòng quản lý đại lý đó. Thời gian để phòng GĐBT nghiên cứu, đối chiếu, hoàn chình hồ sơ bồi thường không quá 03 ngày Việc quy định thời gian hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường không quá 03 ngày là chưa rõ ràng vì không biết tính từ ngày nào. Không những thế nếu rơi vào thứ bảy, chủ nhật hoặc các ngày nghỉ lễ thi việc này là không thể đối với cán bộ giám định. Do các giấy tờ trong hồ sơ bồi thường hầu hết đều phải viết theo mẫu in sẵn của PVI Thăng Long do đó sẽ tạo nên tính thống nhất trong việc khai báo tổn thất, nhưng cần có sự cung cấp kịp thời cho khách hàng vì không phải lúc nào khách hàng cũng có được những mẫu in sẵn của PVI Thăng Long. Bước 6: Lập tờ trình bồi thường. Dựa vào các giấy tờ trong hồ sơ bồi thường, cán bộ GQBT tiến hành đánh giá xem tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không. Nếu không thuộc phạm vi bảo hiểm thì thì lập tờ trình từ chối bồi thường, trong đó phải nêu rõ lý do từ chối. Và phải thông báo ngay bằng văn bản có chữ ký của lãnh đạo cho chủ xe biết việc từ chối bồi thường ngay khi có đầy đủ căn cứ chứng minh tổn thất đó là không thuộc phạm vi bảo hiểm. Nếu nghi ngờ tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm nhưng chưa có căn cứ chắc chắn thì vẫn tiến hành giám định, phối hợp với chủ xe thu thập tài liệu cho đến khi có kết quả chính xác. Nếu thuộc phạm vi bảo hiểm thì lập tờ trình bồi thường, trong đó có ghi rõ STBT cho khách hàng căn cứ vào kết quả giám định, phương án sửa chữa xe, STBH… Đây là bước xem xét lại một lần nữa liệu tổn thất xẩy ra có thuộc phạm vi bảo hiểm không, đồng thời xác minh những chi phí nào người được bảo hiểm được bồi thường là hợp lý. Là bước cuối cùng hoàn thiện hồ sơ để trình lãnh đạo ký duyệt dựa trên cơ sở là kết quả của các bước giám định trước. Bước 7: Trình lãnh đạo ký duyệt. Chuyển hồ sơ bồi thường hoặc từ chối bồi thường để Lãnh đạo đơn vị ký duyệt trong vòng tối đa là 02 ngày. Đối với những vụ tổn thất có STBT lớn thì phải chuyển lên cho Tổng công ty xem xét Bước 8: Thanh toán tiền bồi thường. Trong khoảng thời gian là 01 ngày kể từ khi tờ trình được phê chuẩn, phòng GĐBT lập thông báo bồi thường (theo mẫu in sẵn) gửi khách hàng và yêu cầu xác nhận đồng ý STBT. Làm thủ tục chuyển tiền cho khách hàng thông qua chuyển khoản (trong vòng 02 ngày) hoặc khách hàng có thể đến trực tiếp phòng hành chính kế toán của công ty để nhận tiền bồi thường bằng tiền mặt. PVI Thăng Long có thể trực tiếp thanh toán cho xưởng sửa chữa, và khi khách hàng nhận bàn giao xe ra khỏi xưởng tức là họ đã nhận được STBT. Nghiêm cấm trường hợp Đại lý, cán bộ của PVI nhận tiền bồi thường thay cho khách hàng, kể cả trường hợp có ủy quyền của khách hàng. Việc thanh toán bồi thường cho khách hàng được PVI quy định trong một khoảng thời gian tương đối nhanh, mất 03 ngày làm việc và có những quy định cụ thể về hình thức thanh toán chuyển khoản hoặc dùng tiền mặt cũng như những trường hợp không được nhận tiền thay dù có ủy quyền chính. PVI cũng có bảo lãnh cho khách hàng trong trường hợp sửa chữa tại hãng mà PVI Thăng Long chỉ định do đó công tác thanh toán có tính linh hoạt cao. Đây là một trong những điểm cải tiến hợp lý mới của PVI Thăng Long nói riêng và hệ thống PVI nói chung. Bước 9: Thu hồi tài sản và đòi người thứ ba. Tùy theo số lượng tài sản thu hồi, định kỳ hàng tháng, hàng quý, hoặc 6 tháng, đơn vị tiến hành thanh lý tài sản thu hồi sau bồi thường. Bán thanh lý các tài sản hu hồi còn có giá trị và báo cáo lãnh đạo kết quả bán thanh lý Đối với tai nạn có lỗi của bên thứ ba; PVI làm thủ tục thế quyền người được bảo hiểm, sau đó tiến hành đòi bên thứ ba. Bước 10: Đóng hồ sơ giải quyết khiếu nại và Lưu giừ hồ sơ bồi thường. Vào sổ thống kê, lưu trữ hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường được lưu giữ trong thời gian 03 năm. Riêng đối với các hồ sơ đã hoàn tất việc bồi thường cho khách hàng được chuyển về luôn kho lưu trữ của công ty mà không cần theo dõi qua 3 năm. Công tác thống kê và lưu giữ hồ sơ được PVI Thăng Long chú trọng thực hiện là bước cuối cùng của quy trình nhưng nó có vai trò rất quan trọng cho việc xác định kết, đánh giá quả công tác giám định; có thể theo dõi lịch sử khách hàng để có những chính sách bán hàng hợp lý đồng thời phục vụ cho việc xác định phí cho sản phẩm bảo hiểm. Trên đây là quy trình GĐBT quy định chuẩn cho tất cả các đơn vị thành viên và tổng công ty việc thực hiện phải được tiến hành qua các bước tuần tự đảm bảo chính xác. Chính vì vậy nó tạo cho PVI Thăng Long một thế mạnh lớn trong công tác GĐBT. Từ sơ đồ ta cũng thấy rõ quy trình luôn có sự giao trách nhiệm đến từng khâu công việc vì vậy sẽ hạn chế tình trạng khi GĐBT sai thì không tìm ra ai để quy trách nhiệm đồng thời yêu cầu về thời gian thực hiện cũng được chú trọng đáng kể nhưng vẫn phụ thuộc nhiều vào đạo đức nghề nghiệp của cán bộ giám định. 2.2.2 Kết quả chi bồi thường Theo số liệu thống kê của PVI Thăng Long trong giai đoạn 2003-2008 tình hình bồi thường tổn thất nghiệp vụ BH VCXCG như sau: Chỉ tiêu Năm Số vụ BT (vụ) STBT (trđ) DT phí (trđ) STBT bquân (trđ) Tỷ lệ BT (%) Tốc độ tăng STBT (%) 2003 344 967,68 3.814,72 2,81 25,37 - 2004 436 1.377,76 3.351,94 3,16 41,10 42,38 2005 593 2.219,49 4.976,23 3,16 44,60 61,09 2006 769 3.517,31 7.017,95 4,57 50,12 58,47 2007 915 5.417,30 9.794,46 5,92 55,31 54,02 2008 1.092 6.645,10 12.808,53 6,08 51,88 22,66 Bảng 2.6: tình hình bồi thường tổn thất bảo hiểm VCXCG. “Nguồn: Phòng GĐBT PVI Thăng Long” Từ bảng 2.6 ta thấy: Chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm VCXCG của PVI Thăng Long nhìn chung có xu hướng tăng lên, chi bồi thường năm 2008 là 6.645,10 triệu tăng gấp 6,87 lần so với chi bồi thường năm 2003, tốc độ tăng chi bồi thường nghiệp vụ bình quân giai đoạn (2003-2008) là 47(%) nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu phí nghiệp vụ bình quân 27.4(%) điều này chứng tỏ sự gia tăng về mức trách nhiệm của PVI Thăng Long với khách hàng không tương ứng với STBT hàng năm do đó cũng chứng tỏ công tác quản lý chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm VCXCG vẫn chưa được PVI Thăng Long thực hiện tốt. Giai đoạn đầu do mới thành lập nên năng lực khai thác bảo hiểm của PVI Thăng Long còn hạn chế vì vậy mức trách nhiệm bảo hiểm tương đối thấp doanh thu 2003 chỉ đạt 3.841,72 triệu bình quân phí một hợp đồng là 11.76 triệu tổng, thêm vào đó do giai đoạn này tình hình an toàn giao thông chưa diễn biến phức tạp các vụ tổn thất chủ yếu là va quệt gây móp, bẹp, vỡ gương kính nên thường tổn thất chỉ ở mức độ thấp. STBT năm 2003 là 967,68 triệu tương đương với tỷ lệ bồi thường là 25,73 %. Tuy nhiên, khi đã đi vào ổn định kể từ 2005-2006 PVI Thăng Long chuyển về số 10 Trần phú, Hà Nội, thương hiệu PVI ngày càng được biết đến nhiều hơn đồng thời công tác khai thác cũng có những bước phát triển nên giai đoạn này số lượng xe tham gia bảo hiểm tăng nhanh chóng doanh thu 2006 là 7.017,95 triệu gấp 1.8 lần so với năm 2003 cũng do đó STBT tăng lên 3.517,31 triệu gấp 3.6 lần so với năm 2003, tỷ lệ bồi thường năm 2006 là 50.12 % đây là tỷ lệ bồi thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ bồi thường của tổng công ty PVI 27.75% trong các năm 2007, 2008 tỷ lệ bồi thường của PVI Thăng Long vẫn tiếp tục cao hơn tỷ lệ bồi thường chung của Tổng công ty. Tuy nhiên so với các doanh nghiệp khác trên thị trường lúc này như: Bảo Việt 55.84% , Bảo Minh 58.83%, PTI 61.98% , PJICO 71.22% ; Bảo Long 69.57%; QBE 84.04% cũng có tỷ lệ chi tương đối cao. Điều đó được thể hiện ở bảng số liệu 2.7 như sau: DN Năm Bảo Việt Bảo Minh PVI PTI Bảo Long QBE PJICO Toàn thị trường 2006 55.84 58.83 25.75 61.98 69.57 84.04 71.22 56.83 2007 51.06 58.75 32.92 69.76 63.1 79.4 42.13 48.82 2008 60.7 73.3 46.91 73.7 81.6 84 51.50 57.48 Bảng 2.7: Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm XCG các DNBH tại Việt Nam (Đơn vị: %) (Nguồn: Bản tin hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Tỷ lệ bồi thường BHVCXCG tại PVI Thăng Long tăng cao đột biến trong năm 2006 và vẫn diễn biến tăng đến năm 2008 là do: Thứ nhất, Thị trường phi nhân thọ cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe, tình trạng cạnh tranh diễn ra không chỉ giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường mà còn giữa các chi nhánh của cùng một công ty, do chế độ khoán tiền lương và định mức chi phí theo doanh thu đã dẫn đến các doanh nghiệp chạy theo doanh thu bằng mọi giá, có một đặc điểm riêng là kinh doanh bảo hiểm có đầu vào tương đối ít trong khi khả năng cung ứng thì vô tận nên cách thức cạnh tranh phổ biến hiện nay là hạ phí bảo hiểm hoặc mở rộng phạm vi bảo hiểm. Như vậy vô hình dung tình trạng cạnh tranh gay gắt đã đẩy chi bồi thường tăng nhanh chóng Thứ hai, lý do khác làm tăng tỷ lệ bồi thường phải kể đến là công tác đánh giá rủi ro khi nhận bảo hiểm. thường thi cán bộ khai thác của PVI Thăng Long phai nắm bắt thông tin về đối tượng bảo hiểm bằng cách tiếp cận với khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm, thu thập các thông tin thông số kỹ thuật, giá trị xe, mục đích sử dụng xe..., xong do ảnh hưởng của cạnh tranh nên hầu nhu công tác này bị các cán bộ khai thác buông lỏng. Có những xe quá cũ không đủ tiêu chuẩn lưu hành mà vẫn được bảo hiểm nhằm giữ chân khách hàng, với mức phí không hề thay đổi. Hoặc trường hợp giấy đăng kiểm chỉ có thời hạn 6 tháng nhưng lại cấp đơn bảo hiểm vật chất một năm. Do đó trong thời gian tới PVI Thăng Long cần khắc phục nhanh chóng những tồn tại nêu trên. Đặc biệt qua theo dõi một số đối tượng có nguy cơ rủi ro cao như xe taxi, xe cho thuê tự lái, xe đầu kéo. Xe container, xe chở hàng đông lạnh...là những đồi tượng cần hạn chế chấp nhận bảo hiểm hoặc có những biểu phí riêng và điều kiện điều khoản chặt chẽ hơn để hạn chế chi bồi thường. Thứ ba, tỷ lệ bồi thường gia tăng là do sự gia tăng nhanh chóng của số vụ tai nạn giao thông. Từ bảng 2.8 dưới đây ta thấy, số vụ tai nạn giao thông trong những năm gần đây có tốc độ gia tăng nhanh chóng. Mặc dù năm 2007-2008 tuy có giảm hơn về tốc độ tăng 2005 (36,86%); 2006 (25%); 2007 (22.45%); 2008 (21.07%) nhưng mức độ thiệt hại mỗi vụ thì lớn hơn nhiều theo số liệu bảng 2.6 STBT bình quân một vụ năm 2003 là 2.81 triệu, năm 2006 là 4.57 triệu, năm 2008 lên đến 6.08 triệu. Sự gia tăng nhanh chóng về số vụ tai nạn là do cơ sơ hạ tầng tăng lên không tương ứng với sự gia tăng nhanh chóng của các loại XCG tham gia giao thông, tình trạng sử dụng xe quá hạn, không đủ yêu cầu kỹ thuật hoặc xe chở quá trọng tải gấp hai đến ba lần,.... diễn ra thường xuyên. Bảng 2.8: Tình hình giám định tai nạn bảo hiểm. Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số vụ tai nạn thuộc trách nhiệm BH Vụ 386 453 620 775 949 1.149 Tốc độ tăng số vụ tai nạn (%) - 17,36 36,86 25 22,45 21,07 Số vụ tự giám định (vụ) 371 437 602 759 925 1.123 Số vụ thuê giám định ngoài (vụ) 15 16 18 16 24 26 Tỷ trọng tự giám định (%) 96,11 96,47 97,10 97,93 97,47 97,73 Tỷ trọng thuê giám định ngoài (%) 3,89 3,53 2,90 2,07 2,53 2,27 (Nguồn: Phòng GĐBT PVI Thăng Long) Trong giai đoạn 2007-2008 PVI Thăng Long đã có những hoạt động tích cực trong công tác đề phòng hạn chế rủi ro, tăng cường hợp tác với các cơ quan chuyên môn như bộ công an, các trường học... tuyên truyền phổ biến an toàn giao thông nên đã hạn chế được phần nào tốc độ tăng số vụ tai nạn. Tất nhiên, số vụ tai nạn tăng lên cũng là do số xe tham gia tăng, tình hình kinh tế Việt Nam những năm 2006-2007 có những bước phát triển vượt bậc tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của ngành bảo hiểm năm 2006 tốc độ tăng GDP đạt 8.17%, tổng vốn đầu tư nước ngoài tăng 45.1%. xuất khẩu tăng 22.1% . Năm 2007 tốc độ tăng GDP đạt 8.5 %, đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đương 20.3 tỷ USD, đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP, vốn ODA đạt 5.4 tỷ USD, xuất khẩu đạt 48 tỷ USD kinh tế xã hội phát triển dẫn đến thu nhập của người dân cải thiện nên họ có nhu cầu nhiều hơn về ô tô, cũng như bảo hiểm vật chất xe.. không những thế ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đồng thời đâu năm 2007 PVI thực hiện cổ phần hóa nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường đã góp phần không nhỏ mở rộng hoạt động kinh doanh của PVI Thăng Long, Năm 2008 tuy kinh tế Việt Nam chụi ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng số xe tham gia vẫn tăng mạnh do PVI đã trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường, thêm vào đó do tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp nên các chủ xe cũng chủ động hơn trong vấn đề tìm mua bảo hiểm để bảo vệ tài sản cho mình. Từ bảng 2.8 cũng cho thấy hầu hết các vụ tai nạn đều do PVI Thăng Long trực tiếp giám định, tỷ trọng tự giám định luôn chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ tự giám định tăng đều qua các năm 2003 (96.11%); năm 2004 (96.47 %); năm 2005 tăng lên 97.10%. Đến 2008 là 97.73%. Là một trong những thành viên có tốc độ phát triển nhanh và đạt nhiều thành tích PVI Thăng Long được phân cấp bồi thường 100% mức trách nhiệm đối với nghiệp vụ XCG. Điều này chứng tó năng lực giám định của PVI Thăng Long ngày càng chuyên nghiệp hơn và nhận được sự tin tưởng từ phía Tổng công ty. Có được kết quả như trên là do sự cố gắng không ngừng nghỉ của đội ngũ GĐBT cộng với sự cộng tác từ phía các phòng kinh doanh và hỗ trợ của các Tổng công ty, tuy số lượng cán bộ giám định còn rất hạn chế năm 2006 số lượng cán bộ giám định là 4 cán bộ, năm 2007 đến nay bổ sung thêm 2 cán bộ hầu hết các cán bộ của phòng đều tốt nghiệp từ các trường kỹ thuật nên rất am hiểu về đặc điểm kỹ thuật của xe do đó công tác giám định gặp nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, sự hạn chế về số lượng cán bộ cũng gây cho PVI những áp lực lớn trong công tác giám định điển hình như năm 2008 bình quân một cán bộ phải giám định 183 vụ/ năm đấy chỉ là số vụ thuộc trách nhiệm bảo hiểm của nghiệp vụ XCG, từ đó thấy rằng bình quân cứ 2 ngày một cán bộ phải giám định một vụ tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm. Thực tế trên đã dẫn đến hậu quả là tuy đã cố gắng hết mình để hoàn thành công việc nhưng kết quả công tác giám định vẫn còn nhiểu hạn chế. Do địa bàn kinh doanh rộng lớn đại đa số là khu vực miền núi, địa hình đi lại hiểm trở, các phòng ban khó khăn trong công tác liên lạc hoặc nắm bắt tình hình khi tai nạn xẩy ra, sự không kịp thời giám định ảnh hưởng lớn đến độ chính xác khi xác định STBT và uy tín của PVI Thăng Long, đồng thời do khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều công nghệ hiện đại được liên tục ứng dụng vào ngành công nghiệp ô tô nên không phải lúc nào cán bộ giám định của PVI Thăng Long cũng kiểm soát hết được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro là thuộc phạm vi hay không thuộc phạm vi bảo hiểm. Tình hình thiên tai tổn thất ngày càng diễn biến phức tạp chủ yếu là do sự thay đổi khí hậu toàn cầu mà điển hình là trận mưa lớn lịch sử diễn ra ở Hà Nội năm 2008 đã gây ra số lượng không nhỏ các vụ tổn thất thuộc trách nhiệm của PVI Thăng Long. Bảng 2.9: Tình hình giải quyết khiếu nại bồi thường BH VCXCG tại PVI Thăng Long (2003-2008). Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số vụ năm trước chuyển sang Vụ 40 82 99 126 132 127 Số vụ phát sinh trong năm Vụ 386 453 620 775 949 1.149 Số vụ đòi GQBT trong năm Vụ 426 535 719 901 1.042 1.276 Số vụ đã GQBT trong năm Vụ 344 436 593 769 915 1.092 Số vụ tồn đọng chưa được giải quyết Vụ 82 99 126 132 127 184 Tỷ lệ đã GQBT % 80,75 81,5 82,84 85,35 87,81 85,51 Tỷ lệ tồn đọng % 19,25 18,5 17,52 14,65 12,19 14,49 “Nguồn: Phòng GĐBT PVI Thăng Long” Công tác giải quyết khiếu nại cũng được PVI Thăng Long chú trọng thực hiện, điều này thể hiện qua các con số ở bảng 2.9 Tỷ lệ tồn đọng có xu hướng giảm từ 2003 đến 2008, trong giai đoạn 2003-2005 do PVI Thăng Long chưa có phòng GĐBT riêng mà cán bộ GĐBT kiêm luôn cả cán bộ khai thác, do đó áp lực công việc nhiều hơn, giai đoạn 2006-2007 Tỷ lệ tồn đọng giảm mạnh chỉ còn 14.65 % năm 2006; 12.19 % năm 2007. Tỷ lệ tồn đọng giảm tức là tỷ lệ GQBT tăng dẫn đến STBT cũng tăng lên đây chính là nguyên nhân làm tốc độ tăng STBT năm 2006-2007 cao hơn các năm trước. Đến 2008 do số vụ tai nạn tăng lên nhanh chóng, số cán bộ của phòng lại chưa được bổ sung kịp thời nên dẫn đến tăng tỷ lệ tồn đọng, tỷ lệ tồn đọng tăng làm cho STBT năm 2008 cũng có tốc độ tăng chậm hơn so với 2006 và 2007. Nhưng cũng từ thực tế này sẽ là gánh nặng cho công tác chi bồi thường trong những năm tiếp theo. Do đó PVI cần khắc phục những hạn chế nêu trên để đảm bảo kịp thời giám định và GQBT cho khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh và uy tín của mình trên thị trường Thứ tư, tình hình trục lợi bảo hiểm làm gia tăng tỷ lệ bồi thường Từ bảng số liệu 2.10 dưới đây cho thấy số vụ bồi thường sai sót ngày càng tăng Bảng 2.10: Tình hình trục lợi bảo hiểm VCXCG tại PVI Thăng Long. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số vụ khiếu nại Vụ 426 535 719 910 1.042 1.276 Số vụ khiếu nại được GQBT Vụ 344 436 593 769 915 1.092 Số tiền chi BT trong kỳ Triệu 967,68 1.378 2.219 3.517 5.417 6.645 Số vụ BT sai sót Vụ 10 14 16 17 19 22 Tổng STBT sai sót Triệu 25,3 50.9 62,4 69,7 115,9 134,6 Tỷ lệ BT sai sót % 2.9 3.2 2.7 2.22 2.08 2.01 STBT sai bình quân một vụ Triệu 2,531 3,633 3,9 4,102 6,1 6,12 Tỷ lệ STBT thất thoát % 2.6 3.69 2.81 1.98 2.14 2.03 “Nguồn: Phòng GĐBT PVI Thăng Long” năm 2008 là 22 vụ tăng 120% so với năm 2003 đồng thới STBT bình quân sai sót cũng tăng qua các năm năm 2008 gấp gần 3 lần so với 2003. Hiện tượng trục lợi là một vấn nạn và ngày càng có xu hướng gia tăng không những ở Việt Nam mà trên thế giới nói chung Các hình thức trục lợi ngày càng tinh vi hơn kiến cho các GĐV của PVI Thăng Long không phải lúc nào cũng kiểm soát được, giai đoạn 2003- 2005 tỷ lệ bồi thường sai sót tăng đều qua các năm, đến 2006 tỷ lệ này giám chỉ còn 1.98 % so với 3.69 % năm 2005 điều này là do năm 2006 công tác GĐBT đã được PVI Thăng Long chuyên môn hóa, giai đoạn 2007-2008 lại tăng trở lại nhưng năm 2008 đã giảm hơn so với năm 2007 với tốc độ giảm tương đốichậm. Đạt được những tiến bộ kể trên là do có sự giám sát và đôn đốc từ phía ban lãnh đạo PVI Thăng Long, đồng thời các cán bộ của phòng GĐBT cũng được hỗ trợ đào tạo chuyên môn từ phía tổng công ty, thêm vào đó họ cũng có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cao. Một số hành vi trục lợi phổ biến như: Hợp lý hóa ngày giờ xẩy ra tai nạn: đây là loại gian lận phổ biến nhất trong tát cả các loại hình khiếu nại gian lận đòi bồi thường tại PVI Thăng Long. Sau khi khách hàng gặp tai nạn, do GCNBH hết hạn hoặc chưa mua bảo hiểm, để được bồi thường, chủ xe điều chỉnh ngày giờ tai nạn về thời hạn bảo hiểm, hoặc mua bảo hiểm mới rồi khai báo ngày giờ tai nạn về thời hạn bảo hiểm. thông thường loại gian lận này được chủ xe thông đồng với cơ quan công an, chính quyền địa phương, đây cũng là kẽ hở trong công tác đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm của cán bộ khai thác, đồng thời là khâu tiếp nhận thông tin trong quy trình giám định tổn thất. Vì vậy đây vẫn là một tồn tại lớn mà PVI Thăng Long trong những năm tới cần khắc phục. Thay đổi nguyên nhân tai nạn hay các tình tiết liên quan trong vụ án: việc giám định nguyên nhân xẩy ra tai nạn chủ yếu là do GĐV của PVI thực hiện, do đó khi xác định nguyên nhân gây tai nạn có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ đó. Thực tế cho thấy có những trường hợp do cán bộ giám định không thể phát hiện ra nhưng cũng có nhiều trường hợp cán bộ giám định cũng thông đồng với người chủ xe để thực hiện hành vi gian lận. Tại PVI Thăng Long, hiện tượng này xẩy ra chủ yếu là do áp lực công việc lớn, không những thế các loại xe được áp dụng những công nghệ mới trong quá trình sản xuất nên cũng gây khó khăn cho GĐV trong quá trình xác định nguyên nhân tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không. Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần: đây là trường hợp kiếu nại có liên quan đến bảo hiểm trùng, mà tại PVI hiện tượng này không thể tránh khỏi, hiện tại các thông tin này luôn được các DNBH dấu kín vì lý do cạnh tranh gay găt. Nên để hạn chế tình trạng này, các DNBH cũng như hiệp hội bảo hiểm đã đề xuất nhiều giải pháp nhưng thực tế đến nay vẫn chưa được áp dụng hoặc chưa được các DNBH thực hiện đồng bộ Lập hiện trường giả: gian lận này thường xẩy ra theo dạng: đổi biển số xe của xe đã mua bảo hiểm nhưng không bị tai nạn bằng biển số xe có mua bảo hiểm rồi chụp ảnh, cho khám nghiệm hiện trường hoặc đưa xe từ nơi bị tai nạn đến nới khác nhằm che dấu thời điểm và nguyên nhân tai nạn Khai tăng tổn thất: Hình thức này thường được thực hiện bởi chính chủ xe, sau khi tổn thất xẩy ra họ cố tình gây thiệt hại nghiêm trọng hơn để được bồi thường. Đặc biệt là trong trường hợp bồi thường tổn thất toàn bộ ước tính. Hoặc có thể khi xẩy ra tai nạn, các chủ xe cố tình thay đổi các phụ tùng trên xe sao cho hợp lý để được bồi thường nhiều hơn Trên đây là các hình thức gian lận phổ biến ở PVI Thăng Long, tuy nhiên trong nhiều trường hợp vẫn có nhiều vụ nghi ngờ nhưng không tìm ra chứng cứ để từ chối bồi thường, đôi khi cũng rất khó phân biệt giữa khiếu nại bảo hiểm do thiếu hiểu biết hay không xem quy tắc bảo hiểm. 2.2.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý chi bồi thường Từ số liệu bảng 2.10 dưới đây cho thấy, chi bồi thường luôn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi nghiệp vụ bảo hiểm XCG của PVI Thăng Long, không những thế từ năm 2006 đến 2007 tỷ lệ này năm 2006 là 60.84 %; năm 2007 là 56.94 %; đến năm 2008 lại tăng lên 59.21% nhưng vẫn thấp hơn năm 2006. Như vậy, chi bồi thường luôn chiếm tỷ trọng lớn và không có dấu hiệu giảm mặc dù trong giai đoạn 2006-2008 tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất có tăng lên nhưng cũng chỉ hỗ trợ một phần làm giảm tỷ lệ chi bồi thường. Đặc biệt hiệu quả khâu GĐBT lại quá yếu, năm 2006 bỏ ra một đồng chi bồi thường chỉ thu về được 0.0068 đồng lợi nhuận. đến năm 2008 lại càng xấu hơn khi bỏ ra 1 đồng chi bồi thường chỉ thu về 0.006 đồng lợi nhuận Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu phản ánh công tác chi bồi thường tại PVI Thăng Long Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 Chi bồi thường nghiệp vụ VCXCG Triệu 3.517,31 5.417,30 6.645,10 Tổng chi BT và trả tiền bảo hiểm toàn công ty Triệu 6.255,201 9.423,051 10.728,012 Tổng chi kinh doanh nghiệp vụ VCXCG Triệu 5.781 9.514 11.223 Tỷ lệ chi BT nghiệp vụ trong tổng chi bồi thường % 56.23 57.49 61.94 Tỷ lệ chi BT % 60.84 56.94 59.21 chi đề phòng hạn chế tổn thất Triệu 10,275 18,254 26,172 Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất % 0.18 0.19 0.23 Lợi nhuận Triệu 23,999 31,556 40,388 Hiệu quả công tác đề phòng hạn chế tổn thất Đồng 2.33 1.73 1.93 Hiệu quả công tác giám định theo chi BT Đồng 0.0068 0.0058 0.006 “Nguồn: Phòng GĐBT PVI Thăng Long” Nói tóm lại, công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm VCXCG tuy đã có diễn biến tích cực hơn trong giai đoạn 2006-2008 nhưng để vượt qua những khó khăn về kinh tế xã hội và thực trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm hiện nay, PVI Thăng Long cần thiết phải có những giải pháp thiết thực và kịp thời để hạn chế chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm VCXCG trong giai đoạn tới. 2.2.3 Những tồn tại trong công tác quản lý chi phí bồi thường bảo hiểm VCXCG tại PVI Thăng Long. Thứ nhất, công tác đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm tuy đã được coi là một vấn đề quan trọng cần khắc phục để giảm chi bồi thường, Nhưng trên thực tế công tác này vẫn chưa được đôn đốc và giám sát chặt chẽ. Thực chất đây cũng là vấn đề gặp phải của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ ở Việt Nam. Xuất phát từ tình trạng các doanh nghiệp vẫn quản lý theo doanh thu chứ không quản lý theo hiệu quả kinh doanh. Thêm vào đó để thuận tiện cho việc cấp đơn bảo hiểm thường GCNBH được ký đóng dấu sẵn (gọi là các khống chỉ). Việc làm này đáp ứng được nhu cầu cấp đơn nhanh gọn thuận tiện cho khách hàng, giảm chi phí cấp đơn và giảm gánh nặng cho phòng nghiệp vụ khi phân cấp phạm vi cấp đơn về các đại lý. Tuy nhiên, PVI Thăng long lại gặp rủi ro về trách nhiệm khi không kiểm soát được những rủi ro bảo hiểm trước khi cấp đơn Thứ hai, đề phòng và hạn chế tổn thất tuy có thực hiện nhưng hiệu quả của công tác này chưa cao, các hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất của PVI Thăng Long đã được triển khai nhưng chỉ mang tính thời điểm ngắn hạn như các hình thức tuyên truyền, vận động cùng tham gia với các cơ quan chuyên nghành... Thứ ba, tuy đã có sự chuyên môn hóa trong công tác GĐBT và quy định các GĐV không được khai thác bảo hiểm nhưng vẫn còn xẩy ra tình trạng phối hơp giữa cán bộ khai thác với cán bộ giám định để trục lợi bảo hiểm. Quy trình giám định đã được Tổng công ty chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO và có văn bản hướng dẫn thực hiện đến từng cấp, từng đơn vị, nhưng vẫn không tránh khỏi những kẽ hở, như đã phân tích trong quy trình GĐBT do đó sẽ là nguyên nhân để kẻ xấu lợi dụng trục lợi bảo hiểm. Thêm vào đó không phải lúc nào các GĐV cung thực hiện đúng theo các trình tự như trong quy trình yêu cầu Thứ tư, quản lý chi bồi thường không những hạn chế được tỷ lệ bồi thường, tỷ lệ chi bồi thường ở mức hợp lý mà còn phải tạo nên một cơ cấu chi hợp lý cho từng nghiệp vụ nhưng điều này thật khó thực hiện trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tỷ lệ các khoản chi bán hàng và chi quản lý của PVI Thăng Long trong tổng chi vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn mà quan trọng là chi hoa hồng và chi hỗ trợ đại lý, thêm vào đó là chi phí quà cáp, hội thảo hội nghị.... Do các khoản chi này lớn nên trong hạn mức chi phí Tổng công ty cho phép các khoản chi cho đề phòng hạn chế tổn thất, chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm sẽ bị co hẹp lại. Cũng phải nói thêm là mặc dù có sự phối hợp giữa phòng hành chính kế toán và phòng GĐBT nhưng vẫn chưa nhịp nhàng do đó tỷ lệ chi bồi thường thường xuyên vượt quá hạn mức khống chê đối với nghiệp vụ VCXCG. Đồng thời do địa bàn hoạt động kinh doanh rộng lại khó khăn trong việc đi lại nên PVI Thăng Long cũng không thể kiểm soát đôn đốc được một cách chặt chẽ tình hình kinh doanh của phòng kinh doanh khu vực Lào Cai, Thứ năm, về công tác cán bộ, thực tế cho thấy với quy mô hoạt động như hiện nay mà phòng GĐBT chỉ có 6 định biên là còn quá thấp, trong trường hợp cán bộ của phòng đi công tác hoặc phải đi học các lớp ngắn hạn sẽ dẫn đến công việc trì trệ, ứ đọng. Không những thế tại các phòng kinh doanh khu vực, số cán bộ ít nhưng phải đảm nhận tất cả các khâu công việc nên gây áp lực công việc lớn trong khi Mức tiền lương và thu nhập còn thấp so với mặt bằng chung của Tổng Công ty và những đơn vị PVI thành viên khác, mặc dù năng suất lao động/người là tương đối cao so với mặt bằng chung, do đó chưa động viên được tinh thần làm việc của nhân viên cũng như trách nhiệm của họ đối với tình hình chung của toàn công ty. Thứ sáu, các khoản thu giảm chi phí kinh doanh bảo hiểm cũng là những khoản thu giảm chi bồi thường như: thu đòi người thứ ba, thu xử lý hàng bồi thường 100%. Tuy nhiên hầu hết các khoản thu đòi người thứ ba vẫn được chuyển sang danh mục nợ khó đòi rồi lâu dần không đòi được phải đành xóa nợ. Còn các khoản thu xử lý hàng bồi thường 100% là các loại hàng thanh lý có giá trị thấp nên vẫn chưa được PVI Thăng Long quản lý chặt chẽ. CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ BỒI THƯỜNG TẠI PVI THĂNG LONG 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA PVI THĂNG LONG. 3.1.1 Phương hướng phát triển chung của PVI Thăng Long Trong thời gian tới PVI Thăng Long sẽ không ngừng phát triển để đa dạng hoá các loại hình sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời hoàn thiện hơn nữa về cơ cấu tổ chức, đào tạo đội ngũ nhân viên một cách bài bản hơn, đưa PVI Thăng Long trở thành một công ty vững mạnh. Trên cơ sở những kết quả mà PVI Thăng Long đã đạt được trong năm 2008 đến năm 2009, tổng công ty đã có giao ước thi đua như sau: - Kế hoạch doanh thu là 86 tỷ đồng. Trong đó: Phòng kinh doanh khu vực đống đa 20 tỷ Phòng BH kỹ thuật 19 tỷ Phòng Bh tài sản – hàng hải : 16 tỷ Phòng KD KV Hà Đông : 12.5 ỷ Phòng BH XCG, CN & QLDL : 12.5 tỷ Phòng KD KV Lào Cai: 6 tỷ Với đà phát triển sẵn có, PVI Thăng Long cố gắng phấn đấu thực hiện kế hoạch doanh thu 2009 vượt 20% so với doanh thu năm 2008. Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh theo nghiệp vụ bảo hiểm PVI Thăng long 2009 (Đơn vị: triệu đồng) Nghiệp vu PVI Thăng Long PVI Hùng Vương Tổng cộng Thân tàu 8.275 539 8.814 P&I 2.170 115 2.285 Hàng hóa 4.581 215 4.796 Con người 4.206 160 4.366 XCG 14.424 3.883 18.307 Cháy 6.661 586 7.247 Tài sản 3.794 145 3.939 XDLD 22.180 11.998 34.178 MMTB 3.165 64 3.219 Trách nhiệm 13.338 60 13.398 khác 3.166 235 3.401 Tổng cộng 86.000 18.000 104.000 (Nguồn: Bảo hiểm dầu khí Thăng Long) Trong năm 2009, PVI Thăng Long tiếp tục chú trọng việc thay đổi cơ cấu doanh thu vào các nghiệp vụ là thế mạnh của Công ty, mang lại hiệu quả cao như bảo hiểm kỹ thuật, PI, bảo hiểm hàng hoá... - Đôn đốc thu đòi công nợ tồn đọng - Bảo hiểm cho dự án thuỷ điện Đồng Nai 3 - Cải tạo và nâng cấp quốc lộ 3 - Bảo hiểm trách nhiệm cho nhà thầu Technit - Bảo hiểm dự án xây dựng cầu cạn Pháp Vân - Bảo hiểm trách nhiệm cho Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội, cho CT tư vấn đầu tư xây dựng VINACONEX - Bảo hiểm cho tập đoàn đóng tàu Vinashin, Vinaline, - Dịch vụ bảo hiểm cho Công ty TNHH tư vấn Heerim - Bảo hiểm dự án xây dựng cầu Nhật Tân Ngoài ra, trong năm 2009, Công ty tiếp tục duy trì và phát triển các đầu mối khai thác như Ngân hàng, các Công ty tài chính, các Uỷ ban... để mở rộng đầu mối khách hàng, tăng cường năng lực khai thác của công ty, bên cạnh các nghiệp vụ lớn, mang lại doanh thu cao, PVI Thăng Long sẽ cũng mở rộng mạng lưới khai thác đối với các khách hàng nhỏ lẻ. Bên cạnh chăm sóc và khai thác các khách hàng truyền thống, Công ty sẽ không ngừng tìm kiếm khai thác các khách hàng mới, khai phá thị trường tiềm năng nhằm đa dạng hoá loại hình bảo hiểm, phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định và bền vững cho sự tăng trưởng lâu dài của Công ty. Tạo dựng mối quan hệ tốt hơn nữa với các xưởng sửa chữa và các gara. Từ đó sẽ khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty thông qua việc tạo ra các giá trị gia tăng ngoài việc được bảo hiểm như: cho xe vào sửa chữa tại các cơ sở sửa chữa uy tín khi có tai nạn xảy ra, hoặc cho khách hàng vào sửa chữa xe tại các cơ sở này với giá ưu đãi (đối với những tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm) … Đẩy mạnh phát triển khối các phòng kinh doanh nghiệp vụ tài sản, kỹ thuật, hàng hải theo chiều sâu thông qua việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mới và qua môi giới. Tận dụng lợi thế Tổng Công ty, phối hợp với các Ban trong Tổng công ty, phát triển mở rộng dịch vụ con người trách nhiệm cao và dịch vụ qua môi giới. Chú trọng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Cháy, các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản có tái tục hằng năm theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ mở rộng đối tượng, địa bàn triển khai nghiệp vụ. Đối với nghiệp vụ Cháy và các RRĐB, phấn đấu đạt tối thiểu 6 tỷ doanh thu Thắt chặt quản lý hệ thống đại lý, quản lý rủi ro ngay từ khi cấp đơn, bộ phận GĐBT của Công ty phải nâng cao năng lực, trình độ tác nghiệp đặc biệt phải hạn chế được tối đa hiện tượng trục lợi bảo hiểm ngay từ khâu giám định, hạn chế STBT của nghiệp vụ XCG, CN xuống dưới 45% doanh thu, tạo cơ sở để giảm tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này trong những năm tiếp theo. 3.1.2 Phương hướng trong triển khai bảo hiểm vật chất xe và công tác quản lý chi phí bồi thường. Địa bàn triển khai: Căn cứ vào tình hình thực tế thị trường, Công ty dự kiến phân bổ địa bàn để các Phòng kinh doanh chủ động trong triển khai: - Phòng BHKT: Khu vực Thành phố Hà Nội. - Phòng BHHH-TS: Khu vực Thành phố Hà Nội. - Phòng KDKV Đống Đa: Khu vực Thành phố Hà Nội. - Phòng BHXCG, CN&QLĐL: thị xã Phúc Yên, huyện Đông Anh, Sóc Sơn. - Phòng KDKV Hà Đông: Thành phố Sơn Tây, Thành phố Hà Đông, huyện Thường Tín. - Phòng KDKV Lào Cai: tỉnh Lào Cai. Phương thức triển khai Để triển khai một cách có hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm XCG, đem lại nguồn doanh thu ổn định: Các Phòng kinh doanh chủ động trong việc lập đại lý pháp nhân, đại lý cá nhân chuyên nghiệp để triển khai loại hình nghiệp vụ này (ưu tiên các đại lý có kinh nghiệm làm bảo hiểm phi nhân thọ). Trực tiếp khai thác qua các kênh: Ngân hàng, Showroom ôtô - xe máy, các điểm đăng ký xe, các xưởng sửa chữa đã ký hợp tác với PVI Thăng Long Về phương hướng thực hiện công tác quản lý chi bồi thường trong thời gian tới: Chi bồi thường phải đảm bảo đúng quy tắc bảo hiểm và điều kiện, điều khoản, phạm vi trách nhiêm trong HĐBH. Khi phát sinh bồi thường bằng cách thay thế hoặc sửa chữa phải tham khảo giá cả thị trường, lựa chọn đối tác theo hình thức chòa hàng cạnh tranh hoặc đấu thầu. Chi đề phòng hạn chế tổn thất được Tổng công ty cho phép chủ động trích lập trong phạm vi định mức kinh phí hằng năm. Do đó PVI Thăng Long sẽ cố gắng thực hiện tốt các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất nhằm giảm thiểu tổn thất cho tài sản do PVI Thăng Long bảo hiểm. Giảm tỷ lệ bồi thường xuống mức 45% Nâng cao tính chuyên nghiệp trong khâu GĐBT đảm bảo các vụ bồi thường được giải quyết nhanh chóng, chính xác, trung thực và khách quan tất cả các tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm của PVI Thăng Long, Giảm tỷ lệ tồn đọng xuống mức thấp nhất có thể Phòng GĐBT phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong công ty, các công ty giám định độc lập, cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy… trong việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm này. Tiếp tục công tác chống trục lợi bảo hiểm để giảm bớt gánh nặng chi trả bồi thường cho công ty từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ. Tăng cường công tác đánh giá rui ro đối tượng bảo hiểm trước khi nhận bảo hiểm để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ có âm mưu trục lợi. 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.2.1 KIẾN NGHỊ VỚI PVI THĂNG LONG 3.2.1.1 Về đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm Cán bộ khai thác/ đại lý trực tiếp đánh giá các thông tin, số liệu liên quan đến các rủi ro yêu cầu bảo hiểm và người được bảo hiểm, cụ thể: Ngành nghề sản xuất của người yêu cầu bảo hiểm Thành phần kinh tế - Nước ngoài, Liên doanh, Nhà nước hay tư nhân Đối tượng cần được bảo hiểm (Loại xe, loại hàng hoá chuyên chở trên xe). Loại hình bảo hiểm cần mua Mức trách nhiệm bảo hiểm yêu cầu Thời hạn bảo hiểm yêu cầu Tình hình tổn thất trong các năm trước Công ty bảo hiểm hiện thời Loại xe, biển kiểm soát, công suất máy, năm sản xuất, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng, mục đích sử dụng (chở người, khách hay hàng hoá), tình trạng hiện thời của xe ( cần căn cứ theo Giấy đăng kiểm xe còn hiệu lực) Phạm vi hoạt động của xe, tần suất và thời gian hoạt động chủ yếu, giá trị thay thế mới của xe và xác định giá trị thực tế của xe tại thời điểm giám định. Chủng loại hàng hoá thường xuyên chuyên chở, phạm vi vận chuyển, số lượng người tối đa trong một chuyến vận chuyển... Những khách hàng có nguy cơ rủi ro cao như: xe taxi, xe cho thuê tự lái xe đầu kéo, xe container và xe chở hàng đông lạnh Xe có giá trị thấp hoặc xe cũ sử dụng trên 20 năm Xe tải, xe chở khách, xe ô tô của các hãng ô tô Trung Quốc Trước khi nhận bảo hiểm phải thông qua ý kiến Lãnh đạo. Đặc biệt là phải tìm hiểu về lịch sử tổn thất của xe, các chỉ số kỹ thuật đồng thời không nên áp dụng các điều khoản bổ sung cũng như cần có mức phí cao hơn cho các loại xe này. Kiên quyết từ chối chào phí đối với các khách hàng kê khai không trung thực các thông tin về rủi ro yêu cầu bảo hiểm Đối với những HĐBH có số lần tổn thất nhiều hoặc/và mức độ tổn thất cao trong suốt thời hạn bảo hiểm, Phòng kinh doanh cần phải thực hiện tính toán lại hiệu quả kinh doanh và đánh giá lại mức độ rủi ro về dịch vụ bảo hiểm đó để báo cáo Lãnh đạo Công ty trước khi cấp GCNBH bổ sung/ tái tục hợp đồng 3.2.1.2 Về công tác Xác định phí, điều kiện, chào phí. Căn cứ vào các thông tin được cung cấp và kết quả đánh giá rủi ro, cán bộ/đại lý viên dùng biểu phí của Công ty để đưa ra một mức chào phí phù hợp cho đối tượng được bảo hiểm (xem chi tiết biểu phí cho từng nghiệp vụ). Riêng đối với các trường hợp: • Khách hàng đề nghị với mức trách nhiệm bảo hiểm vượt phân cấp. • Xe có giá trị > 200.000 USD. • Phương tiên cơ giới đặc chủng, chuyên dụng không có trong biểu phí hoặc không được định nghĩa rõ ràng trong Biểu phí. • Khả năng xảy ra rủi ro toàn bộ hoặc mức độ tập trung rủi ro cao. • Phí bảo hiểm khách hàng yêu cầu quá thấp vượt quá quy định của Công ty. • Khách hàng yêu cầu bảo hiểm thêm các rủi ro ngoài các rủi ro quy định trong quy tắc bảo hiểm do Bộ tài chính ban hành. Cán bộ khai thác/đại lý viên phải báo cáo về Công ty xin ý kiến chào phí bảo hiểm/thông báo từ chối bảo hiểm. 3.2.1.3 Về công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm PVI Thăng Long phải tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị rủi ro, quản trị DN, GĐBT và đặc biệt là công tác quản lý hồ sơ khách hàng. trang bị các phương tiện như máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm cho cán bộ GQBT, trong đó quan trọng nhất là thực hiện quy trình quản trị rủi ro đạt tiêu chuẩn ISO mà Tông công ty đã xây dựng và ứng dụng các tiện ích trên phần mềm bảo hiểm PIAS một cách hiệu quả. Quan tâm giáo dục ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật trong tát cả các khâu công việc cho cán bộ công nhân viên, kể cả đại lý, đồng thời có chính sách đãi ngộ hợp lý, thỏa đáng, thưởng phạt nghiêm minh .Thêm vào đó cần phối hợp với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam thực hiện tốt các cam kết chung nhằm làm lành mạnh thị trường bảo hiểm vật chất xe. 3.2.1.4 Về công tác GĐBT Tiếp tục tăng cường nhân lực cho công tác GĐBT để giải quyết giảm dần số hồ sơ tồn đọng để đảm bảo quyền lợi khách hàng cũng như nâng cao uy tín và hình ảnh của PVI đối với khách hàng. Đồng thời quán triệt các cán bộ GĐBT thực hiện theo các nguyên tắc, quy trình mà Tổng công ty đã chỉ đạo. Tăng cường phối hợp giữa phòng hành chính kế toán với phòng GĐBT để có thông tin về khách hàng, tình trạng nộp phí, số lần bồi thường, thủ tục xác nhận nộp phí và thanh toán tiền bồi thường một cách nhanh gọn chính xác đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý. 3.2.1.5 Về công tác nhân sự Tiếp tục phối hợp với Phòng HCKT tuyển gấp những nhân sự tốt, kinh nghiệm bổ sung cho đơn vị để có thể triển khai kinh doanh hiệu quả. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, có chính sách thu hút nhân tài cho đơn vị, có chính sách động viên khuyến khích kịp thời những đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đồng thời các phòng ban chức năng thường xuyên họp trao đổi, rút kinh nghiệm để sự phối kết hợp trong công việc được chính xác và nhanh chóng hiệu quả hơn, tiến hành cho nhân viên tự đánh giá, đánh giá chéo kết quả làm việc của bản thân và đồng nghiệp. hơn nữa cần tăng cường tính tập thể trong nội bộ PVI Thăng Long đem đến một môi trường văn hoa PVI đoàn kết, quyết tâm phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2009 do Tổng Công ty giao. 3.2.2 Kiến nghị với Tổng công ty Bảo hiểm Dầu Khí Cần xem xét lại chính sách quản lý theo doanh thu và có biện pháp chuyển sang quản lý theo hiệu quả kinh doanh. Tăng cường chất lượng của sản phẩm để hạn chế thực trạng giảm phí hiện nay, tập trung vào các biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao uy tín và thương hiệu của PVI trên thị trường bảo hiểm Trên cơ sở các chính sách của PVI Thăng Long. Tông công ty cũng có những hỗ trợ hợp lý về cả nhân lực cũng như vật lực nhằm tạo đà cho PVI Thăng Long có thể thực hiện tốt các mục tiêu trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn của mình Hiện tại Tổng công ty đã có những hoạt động hỗ trợ rất tích cực cho PVI Thăng Long nói riêng và cho toàn thể hệ thống PVI noi chung đó là chính sách đào tạo và bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ một cách liên tục, xây dựng các quy tắc bảo hiểm, các quy trình quản lý cũng như các quy trình kinh doanh bài bản đạt chuẩn, trong thời gian tới công tác này cần được phát huy hơn nữa để toàn hệ thống PVI có thể phối hợp nhịp nhàng hơn. Hiện tại quy trình GĐBT nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe vẫn bị xem là nhiều thủ tục rườm rà và vẫn tạo kẽ hở cho đối tượng xấu trục lợi bảo hiểm. Do đó trong thời gian tới ban quản trị rủi ro của Tổng công ty cần xem xét lại để có những điều chỉnh hợp lý. 3.2.3 Kiến nghị với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam Hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai bộ điều khoản và biểu phí tiêu chuẩn bảo hiểm VCXCG đã được 16 doanh nghiệp cam kết thực hiện tại hội nghị CEO ngày 15/9/2008. Tuy có những thông tin cho rằng đây là hành vi vi phạm luật cạnh tranh. Nhưng sau khi cục quản lý cạnh tranh vào cuộc điều tra thì đã cho kết luận thỏa đáng, tránh được những thông tin trái chiều Phối hợp với các thành viên trong hiệp hội xây dựng phần mềm dữ liệu thống nhất của ngành bảo hiểm Việt Nam. Đây là một cách hiêu quả nhất giúp tránh được các hành vi trục lợi bảo hiểm. Nhanh chóng triển khai đề tài phòng chống trục lợi bảo hiểm, xây dựng hệ thống sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế thống nhất giữa các DNBH. Tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền bằng cách cung cấp nhiều bài viết bản tin cho các phóng viên, báo chi phát thanh truyền hình nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm cũng như các chính sách pháp luật mới ra đời nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác khai thác bao hiểm mà quan trọng hơn là nhằm làm lạnh mạnh hóa thị trường bảo hiểm hiện nay Quản lý và sử dụng tốt quỹ tuyên truyền và đảm bảo an toàn giao thông nhằm đề phòng và hạn chế tổn thất, phối hợp chặt chẽ với các DNBH thực hiện các khóa đào tạo tập nghiệp vụ nhất là nghiệp vụ GĐBT trong bảo hiểm VCXCG giúp giảm bớt tỷ lệ bồi thường quá cao như hiện nay. KẾT LUẬN Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, các DNBH cần cố gắng hợp tác cùng hành động chung và thực hiện đúng cam kết đã đề ra đồng thời cũng phải tự đánh giá năng lực của bản thân doanh nghiệp tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có chiến lược phát triển lâu dài, tìm cho mình hướng đi đúng đắn cũng như để góp phần xây dựng một thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới lành mạnh hơn. Chuyên đề của em chỉ đề cập đến một phần rất nhỏ các vướng mắc mà PVI Thăng Long nói riêng, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nói chung đang gặp phải. Trong khuôn khổ bài viết có hạn, em hy vọng các kiến nghị mà mình đã đề cập trên đây góp phần nào đó trong việc hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long. Với năng lực nội tại cũng như nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ phía tổng công ty, em tin PVI Thăng Long trong thời gian tới sẽ làm tốt công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới, hơn thế nữa PVI Thăng Long sẽ hoàn thành tốt kế hoạch mà tổng công ty đã giao. Trên đây là những tìm hiểu của em về công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long. Do thời gian và khả năng còn hạn chế nên chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được các ý kiến từ phía thầy cô và các anh chị Trong công ty để em hoàn thiện bài viết của mình. em xin ch©n thµnh c¶m ¬n! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng kinh tế bảo hiểm của PGS.TS Nguyễn Văn Định. Giáo trình kinh tế bảo hiểm. Nhà xuất bản thống kê. Chủ biên Nguyễn Văn Định. Tập bài giảng thống kê bảo hiểm- GSTS Nguyễn Văn Định Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm. Nhà xuất bản thống kê. Chủ biên Nguyễn Văn Định. Tạp chí hiệp hội bảo hiểm bảo hiểm. www.mof.gov.vn www.pvi.com.vn www.baohiem.pro.vn www.vneconomy Báo cáo thường niên của Công ty PVI Thăng Long, Tổng công ty bảo hiểm khí Việt Nam MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Trang Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM VCXCG 3 1.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM VCXCG 3 1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 5 1.1.1 Đối tượng bảo hiểm 5 1.1.2 Phạm vi bảo hiểm 7 1.1.3 Giá trị bảo hiểm và STBH 9 1.1.4 Phí bảo hiểm 10 1.3 Quản lý chi phí bồi thường trong bảo hiểm VCXCG 14 1.3.1 Khái niệm 14 1.3.1.1 Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm 14 1.3.1.2 Chi phí bán hàng trong DNBH 16 1.3.1.3 Chi quản lý doanh nghiệp. 16 1.3.1.4 Chi phí hoạt động tài chính 16 1.3.1.5 Chi phí hoạt động khác 16 1.3.2Chi phí bồi thường 17 1.3.2.1 Khái niệm .....................................................................................17 1.3.2.2 Ý nghĩa của chi phí bồi thường trong 18 1.3.2.3 Đặc điểm của chi phí bồi thường 19 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí bồi thường 23 1.3.3.1Giá trị thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm 23 1.3.3.2 Công tác đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất 24 1.3.3.3 Tình hình trục lợi bảo hiểm 24 1.3.3.4 Công tác GĐBT 25 1.2.3.5 Công tác đòi bên thứ ba và giải quyết bảo hiểm trùng 25 1.3.4 Quản lý chi phí bồi thường 26 1.3.4.1 Vai trò của công tác quản lý chi phí bồi thường 26 1.3.4.2 Biện pháp quản lý chi phí bồi thường 27 1.3.4.3 Kết quả và hiệu quả quản lý chi phí bồi thường 30 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ 34 2.1 Giới thiệu chung về PVI Thăng Long 34 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long 39 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của PVI Thăng Long 43 2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động kinh doanh 50 2.1.4.1 Thuận lợi 50 2.1.4.2 Khó khăn. 52 2.2 Thực trạng công tác quản lý chi phí bồi thường BHXCG 53 2.2.1 Quy trình giải quyết kiếu nại bồi thường được thể hiện ở 53 2.2.2 Kết quả chi bồi thường 67 2.2.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý chi bồi thường 78 2.2.3 Những tồn tại trong công tác quản lý chi phí bồi thường bảo hiểm VCXCG tại PVI Thăng Long. 80 CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 83 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN. 83 3.1.1 Phương hướng phát triển chung của PVI Thăng Long 83 3.1.2 Phương hướng trong triển khai BH VCXCG 86 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 88 3.2.1 KIẾN NGHỊ VỚI PVI THĂNG LONG 88 3.2.1.1 Về đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm 88 3.2.1.2 Về công tác Xác định phí, điều kiện, chào phí. 90 3.2.1.3 Về công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm 90 3.2.1.4 Về công tác GĐBT 91 3.2.1.5 Về công tác nhân sự 91 3.2.2 Kiến nghị với Tổng công ty Bảo hiểm Dầu Khí Thăng Long 92 3.2.3 Kiến nghị với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 92 KẾT LUẬN..................................................................................................94 Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................95 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PVI Thăng Long : Công ty bảo hiểm Dầu khí Thăng Long DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm STBH: Số tiền bảo hiểm GTBH: Giá trị bảo hiểm GĐBT : Giám định bồi thường XCG: Xe cơ giới CVNV: Cán bộ nhân viên GCNBH: Giấy chứng nhận bảo hiểm NĐBH: Người được bảo hiểm GĐV: Giám định viên BHDK: Bảo hiểm Dầu khí HĐBH: Hợp đồng bảo hiểm GQBT: Giải quyết bồi thường GĐV: Giám định viên HCKT: Hành chính kế toán MMTB: Máy móc thiết bị CN & QLDL: Con người và quản lý đại lý XDLĐ: Xây dựng lắp đặt RRĐB: Rủi ro đặc biệt BHHH-TS: Bảo hiểm hằng hải – tài sản BHKT: Bảo hiểm kĩ thuật DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1 Tỷ lệ giá trị tổng thành cho tất cả các loại xe con và 6 Bảng1.2. Mức phí bảo hiểm VCXCG (trường hợp bồi thường không tính khấu hao thay thế mới) 12 Bảng 1.3 Tỷ lệ phí tăng lên so với phí tiêu chuẩn đối với xe cũ 12 Bảng1.4 Mức miễn thường không khấu trừ tối thiểu áp dụng cho các loại xe: 13 Bảng 2.1 Doanh thu của PVI trong giai đoạn 2006-2008. 35 Bảng 2.2 Tình hình kinh doanh các đơn vị năm 2006 45 Bảng 2.3 Doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm năm 2007 46 Bảng 2.4 Doanh thu các nghiệp vụ năm 2008 48 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức PVI Thăng Long 40 Sơ đồ 2.2 Quy trình GĐBT tổn thất 53 Bảng 2.6: tình hình bồi thường tổn thất bảo hiểm VCXCG. 68 Bảng 2.7: Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm XCG các DNBH tại Việt Nam 69 Bảng 2.8: Tình hình giám định tai nạn bảo hiểm 71 Bảng 2.9: Tình hình giải quyết khiếu nại bồi thường BH VCXCG tại PVI Thăng Long (2003-2008). 74 Bảng 2.10: Tình hình trục lợi bảo hiểm VCXCG tại PVI Thăng Long. 75 Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý chi bồi thường 79 Bảng3.1: Kế hoạch kinh doanh theo nghiệp vụ bảo hiểm PVI Thăng long 84

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31392.doc
Tài liệu liên quan