Công nghiệp chế biến rau quả là một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu của TCT và đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả là hoạt động đầu tư quan trọng của TCT. Nó không những mang lại rất nhiều tác động tích cực cho các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh khác của TCT, mang lại rất nhiều lợi ích cho TCT mà nó còn có tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế, đến đời sống xã hội của dân cư. Nó phù hợp với chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước đã đề ra và trong những năm qua đầu tư cho công nghiệp chế biến đã được TCT không ngừng củng cố và đẩy mạnh. Với những cố gắng và nỗ lực đó hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể, mang lại cho TCT một doanh số ổn định về số lượng sản phẩm rau quả chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó không thể không kể đến những khó khăn và hạn chế trong công cuộc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả. Vì vậy, để tăng cường hiệu qủa đầu tư phát triển mặt hàng này trong thời gian tới Tổng công ty cần phải kịp thời đề ra các chiến lược, các sách lược kinh doanh mới phù hợp hơn.
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam : Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất rau quả). Người lao động giản đơn trong sản xuất chế biến với đồng lương thấp hơn sản xuất tại các khu công nghiệp đã không còn thu hút được họ vào các nhà máy sản xuất chế biến làm việc .
1.3.2. Đánh giá những tác động của ngành công nghiệp chế biến
1.3.2.1. Đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của toàn TCT
TCT rau quả nông sản Việt Nam là một tổng công ty Nhà nước bao gồm các nhàm máy, các dơn vị sản xuất nguyên liệu chuyên canh, trải rộng khắp các địa phương tỉnh thành trong cả nước, bao gồm nhiều sản phẩm nông nghiệp (rau, quả , củ, hạt tiêu, hạt điều, sắn, lạc, đậu tương, đậu xanh. . . sản phẩm rau quả mang tính chất thời vụ (chẳng hạn dứa quả, thời vụ thu hoạch hàng năm từ tháng 10 đến tháng 12 và tháng 4 đến tháng 6 ) ngoài thời vụ dứa ra thì nhà máy chuyên sản xuất sử dụng nguyên liệu dứa quả một năm còn từ 150 đến 170 ngày dừng sản xuất vì không có nguyên liệu, vì vậy việc phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác của nhà máy cũng như của toàn TCT luôn được đặt ra trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư và sản xuất. Chẳng hạn đối với nhà máy sản xuất dứa, trong thời vụ dứa thì sản xuất dứa đóng hộp và nước dứa cô đặc, ngoài thời vụ chính của nguyên liệu dứa nhà máy chuyển sang sản xuất nước giải khát (sử dụng sản phẩm nước dứa cô đặc để làm nguyên liệu sản xuất nước giải khát đóng hộp). Việc tận dụng sản phẩm của thời vụ chính (nước dứa cô đặc) không phải nhà máy nào cũng có thể thực hiện được như nhà máy chế biến nước dứa cô đặc Đồng Giao (vì nhà máy chế biến nước dứa cô đặc Đồng Giao được đầu tư dây chuyền chế biến giá trị nhiều triệu USD mà các nhà máy khác chưa có điều kiện đầu tư). Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện cụ thể mà các nhà máy tổ chức sản xuất các sản phẩm phù hợp với khả năng của mình ( nhà máy chế biến vải thiều lạnh đông Lục Ngạn- Bắc Giang ngoài thời vụ vải hàng năm từ tháng 5 đến tháng 7 nhà máy tổ chức trồng và thu mua ngô bao tử, ngô ngọt dưa chuột đậu côve….Những nguyên liệu nêu trên sẽ đảm bảo cho nhà máy hoạt động đủ 12 tháng/ năm , đảm bảo thu nhập cho công nhân , khấu hao thiết bị, bảo dưỡng thiết bị… Nhà máy tinh bột sắn Bá Thước- Thanh Hoá ngoài thời vụ sắn từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau thì chuyển sang tổ chức trồng và thu mua ớt quả, rau cơm xôi làm những sản phẩm ớt muối, ớt sấy, rau muối phục vụ xuất khẩu đảm bảo thu nhập cho công nhân , khấu hao thiết bị…..
Việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến còn có tác động rất tích cực tới hoạt động xuất khẩu của TCT. Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào công nghiệp chế biến thì hoạt động xuất khẩu những mặt hàng rau quả chế biến ngày càng trở nên sôi động. Trước đây (trước năm 1991) rau quả của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Liên Xô cũ và một số nước (chiếm 98% sản lượng xuất khẩu). Nhưng những năm gần đây, mặt hàng rau quả chế biến của nước ta đã xuất hiện ở gần 50 nước , cơ cấu thị trường hầu như không có sự thay đổi lớn và Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, chiếm 44,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên thời gian qua việc xuất khẩu sang Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất là từ 140 triệu USD năm 2001 xuống còn 80 triệu USD năm 2004. Do đó làm giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu chung toàn quốc mặc dù xuất khẩu sang các nước khác như Pháp, Hàn Quốc. Nga, Nhật Bản, Hà Lan, Đài Loan… được đẩy mạnh và tăng cao từ 40-57%. Sản lượng rau quả chế biến chiếm tỷ trọng rất lớn trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
Bảng 1.11: Tình hình xuất khẩu rau quả
(Thời kỳ 1995-2005)
Năm
Giá trị xuất khẩu ( triệu USD)
1995
56,1
1996
87,2
1997
71,2
1998
53,4
1999
104,9
2000
213,1
2001
329,972
2002
201,156
2003
149,74
2004
178,8
2005
235,5
( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )
Năm 1995 xuất khẩu rau quả Việt Nam mới đạt giá trị 56,1 triệu USD nhưng đến năm 2001 đã đạt mức kỷ lục với giá trị gần 330 triệu USD (tăng gấp gần 6 lần năm 1995 và 2,2 lần năm 2000), chiếm 2,2% trong tổng giá trị xuất khẩu năm 2001; sang đến năm 2002 kim ngạch xuất khẩu rau quả lại giảm đáng kể, giá trị xuất khẩu đạt hơn 201 triệu USD, giảm 39,4% so với năm 2001 và năm 2003 đạt 151,5 triệu USD, giảm 24,4% so với năm 2002; năm 2004 đạt 178,8 triệu USD ( tăng 17 triệu USD so với năm 2003); năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 235,5 triệu USD, tăng 31,67% so với năm 2004, trong đó xuất khẩu rau quả vào thị trường Nhật Bản tăng khá mạnh (trên 76%, đạt 13,6 triệu USD), các thị trường khác cũng có mức tăng khá mạnh như Pháp, Singapore riêng thị trường Campuchia và Mỹ giảm.
1.3.2.2. Đối với nền kinh tế:
- Việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến của TCT như đã nói ở trên có tác động rất tích cực đến việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả chế biến của TCT. Kim ngạch xuất khẩu tăng làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Đây là tác động có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế.
- Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả là hoạt động đầu tư nhằm khai thác lợi thế của quốc gia, nước ta có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc sản xuất các loại rau quả tươi cũng như phục vụ chế biến. Việc tận dụng lợi thế của riêng mình này giúp chúng ta có được lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước khác trong khu vực. Tạo ra các hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường. Tạo ra một thế mạnh riêng cho đất nước.
- Bất kỳ một hoạt động đầu tư nào cũng mang lại những lợi ích nhất định cho người lao động. Và hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến cũng không nằm ngoài hoạt động đó. Trước hết ta có thể thấy ngay được rằng nguyên liệu cho chế biến cần một đội ngũ lao động nông nghiệp chuyên sản xuất và chăm bón vùng nguyên liệu. Khi đã có nguyên liệu cho chế biến rồi, những lao động này lại có thể được tận dụng để thực hiện các khâu chuyên bóc tách hạt, gọt vỏ… Như vậy việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả theo chuyên vùng còn có tác động qua lại là khai thác được lao động giản đơn là con em của những người sản xuất nguyên liệu rau quả, giải quyết được lao động xã hội, làm cho người sản xuất nguyên liệu rau quả yên tâm sản xuất (đáp ứng được chính sách ưu tiên phát triển sản xuất của Đảng và Nhà nước ta), tạo ra việc làm rất phù hợp cho người nông dân , góp phần tăng thu nhập cho họ.
- Thúc đẩy thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc khai thác hiệu quả tài nguyên, chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp
- Giúp nhiều hộ dân làm giàu chính đáng từ sản xuất và kinh doanh rau quả .
- Góp phần cải thiện cơ cấu dinh dưỡng cho người dân theo hướng tăng khẩu phẩn trái cây- được xem là có lợi cho sức khoẻ.
- Bên cạnh đó lợi ích về môi trường xã hội cũng không thể phủ nhận: tăng tỷ lệ che phủ , tạo cảnh quan, cải tạo môi trường (đặc biệt các vùng quanh các đô thị, khu công nghiệp tập trung.
Chương 2: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam.
2.1. Những cơ hội, thách thức đối với hoạt dộng đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT trong thời gian tới.
2.1.1. Những cơ hội
- Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức hợp tác khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, Hiệp định thương mại Việt- Mỹ và quan trọng hơn cả là vừa qua nước ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.
- Nhu cầu trái cây của thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU còn rất lớn và có xu hướng tăng lên, trong đó có rau quả chế biến.
- Đối với thị trường nội địa, nhu cầu tiêu dùng rau quả ngày càng gia tăng cả về số lượng và những đòi hỏi cao về chất lượng. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc sử dụng các sản phẩm rau quả chế biến cũng dần được người tiêu dùng chấp nhận thông qua hệ thống thương mại siêu thị đang phát triển mạnh ở các đô thị, các khu công nghiệp.
- Chính phủ có chương trình phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999- 2010 theo Quyết định số 182/1999/QĐ- TTg ngày 03/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ ; Bộ thương mại, Bộ Công nghiệp và đặc biệt Bộ NN và phát triển nông thôn đã và đang có những chính sách tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp.
2.1.2. Những thách thức
- Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng chế biến TCT bao gồm rau tươi và đã qua chế biến ngày càng cao, khắt khe và phức tạp, đặc biệt là đối với thị trường nước ngoài.
- Nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả trong khu vực và thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ… Vì vậy, sản phẩm Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt ở những thị trường này.
- Những đối xử bất công của những nước công nghiệp phát triển với những nước đang phát triển trong trao đổi thương mại quốc tế.
Trước những cơ hội và thách thức đó, TCT đã đưa ra các định hướng phát triển cho toàn TCT như sau:
2.2. Định hướng phát triển của TCT thời gian tới.
2.2.1 Định hướng chiến lược
Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển rau quả, hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010. Định hướng chiến lược của TCT đến năm 2010 là:
- Phát triển rau quả, hoa và cây cảnh nhằm khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng của các vùng để sản xuất thực phẩm có giá trị đa sinh tố cho người, góp phần giải quyết việc làm, phủ xanh đất trống đồi nuí trọc, tạo cảnh quan môi trường.
- Phát triển rau quả, hoa và cây cảnh phải gắn với nhu cầu thị trường, có khả năng ở thị trường trong nước ,thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới, cả trước mắt và lâu dài.
- Phát triển rau quả, hoa và cây cảnh ở các vùng trong cả nước trong đó cần quan tâm phát triển ở một số vùng có điều kiện sinh thái đặc biệt như đồng bằng sông Cửu Long, Lâm Đồng, đồng bằng sông Hồng (nhất là cây vụ đông); vùng cao miền núi phía Bắc; kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh.
- Tập trung phát triển các loại cây ăn quả chủ lực xuất khẩu như: cam sành , bưởi (Năm Roi, da xanh), xoài cát Hoà Lộc, Sầu riêng (Ri 6, Chín Hoá), nhãn xuồng cơm vàng , vú sữa Lò Rèn , măng cụt , dứa cayen , vải thiều, thanh long.
- Triển khai xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh chế biến rau quả. Đầu tư các vùng nguyên liệu cây ăn quả tập trung cho các nhà máy theo hướng chủ yếu là thâm canh, xây dựng các vườn giống đạt tiêu chuẩn, sản xuất đủ giống tốt, có kiểm soát chất lượng; mở rộng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, bảo quản và chế biến; khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng và thúc đẩy phong trào liên kết “ 4 nhà” gồm sản xuất, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà cung cấp tài chính.
Cụ thể như sau:
2.2.1.1. Công nghệ.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Viện nghiên cứu rau quả, Viện nghiên cứu cây miền Nam giúp các tỉnh về kỹ thuật để các tỉnh có vườn giống đầu dòng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và nhân dân lai ghép, tạo giống tốt cung cấp cho nhu cầu của người trồng rau, quả,hoa, cây cảnh.
- Trên cơ sở sắp xếp lại hệ thống các cơ sở nghiên cưú khoa học của Bộ, cần có kế hoạch đầu tư Viện nghiên cứu rau quả thuộc TCT rau quả Việt Nam cùng với Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam trở thành các Viện nghiên cứu vùng về rau quả, hoa, cây cảnh.
- Nhanh chóng áp dụng và thực hiện quy trình sản xuất bằng công nghệ sạch, công nghệ tưới tiêu, công nghệ bảo quản, chế biến rau quả của Việt Nam sánh kịp các nước trong khu vực.
2.2.1.2. Chế biến.
- Trên cơ sở quy hoạch vùng chuyên canh tập trung, vùng đã có sản phẩm phải được đầu tư cơ sở chế biến phù hợp giữa công suất chế biến với nguồn nguyên liệu. Viêc nhập khẩu thiết bị chế biến phải đảm bảo yêu cầu về công nghệ tiên tíên và hiện đại phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu thụ, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng.
- Hoàn thành đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nước quả, đồ hộp ở một số vùng, nghiên cứu đầu tư chế biến nước quả đối với một số quả đặc sản có hương vị riêng của Vịêt Nam.
Trước mắt ở một số tỉnh đã trồng dứa như: Kiên Giang, Tiền Giang, Hà Tĩnh, Ninh Bình (Đồng Giao), Bắc Giang và một số địa phương khác cần sớm hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mới hoặc đầu tư cải tạo, đổi mới thiết bị đối với nhà máy hiện có để tiêu thụ hết dứa cho người trồng dứa nhưng phải đảm bảo có thị trường tiêu thụ.
2.2.1.3. Thị trường.
Bộ thương mại chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xuất khẩu rau quả vào các thị trường lớn và mới trong đó có Mỹ, Nga nhằm giải quyết ổn định đầu ra cho sản xuất rau quả trước mắt và lâu dài. Tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp về kinh phí tham gia hội trợ, triển lãm quốc tế, tiếp thị để tìm kiếm thị trường.
2.2.1.4. Đầu tư và tín dụng.
- Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho các công việc: nghiên cứu khoa học và công nghệ; nhập khẩu, tạo giống đầu dòng; khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về cây ăn quả, hoa , cây cảnh , đào tạo cán bộ.
- Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch được thực hiện đối với các dự án cải tạo đổi mới công nghệ, thiết bị và đầu tư mới cho chế biến; trồng cây ăn quả theo các dự án.
- Vốn tín dụng Ngân hàng: Đảm bảo vốn cho nhu cầu của người trồng rau quả, hoa,cây cảnh.
- Vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo , nếu thuộc vùng khó khăn.
2.2.1.5. Đào tạo cán bộ và huấn luyện kỹ thuật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hơn nữa công tác khuyến nông khuyến lâm để huấn luyện nông dân về kỹ thuật trồng trọt cây, rau ăn quả, hoa và cây cảnh nhất là việc áp dụng công nghiệp sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại trong sản xuất rau quả, hoa và cây cảnh; phát huy vai trò tích cực của kinh tế hợp tác và hợp tác xã về phòng trừ sâu bệnh.
Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trước hết là giám đốc các doanh nghiệp để nâng cao kiến thức về kỹ thuật và quản lý sản xuất, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm.
Tăng cường và mở rộng tác quốc tế về khoa học và kỹ thuật, công nghệ và cán bộ đào tạo.
Cùng với những mục tiêu và nhiệm vụ trên TCT khuyến khích các thành phần kinh tế trang trại gia đình, trang trại tư nhân đầu tư trồng rau, quả hoa cây cảnh và công nghiệp chế biến.
2.2.2. Định hướng đầu tư.
Để đáp ứng yêu cầu về rau quả chế biến của cả thị trường trong cũng như ngoài nước. Dự kiến đến năm 2010 tổng công suất chế biến công nghiệp đạt 450 ngàn tấn SP/ năm. Áp dụng công nghệ chế biến quả với nhiều trình độ kỹ thuật khác nhau từ thủ công đến hiện đại, với nhiều dạng sản phẩm chế biến khác nhau (sấy, muối, sirô, rượu vang, nước quả, giải khát, đồ hộp… ), chú trọng các mặt hàng mũi nhọn như các loại nước dứa, xoài cô đặc. Trước hết thực hiện nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá các nhà máy, xí nghiệp chế biến rau quả hiện có, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Đầu tư xây dựng một số nhà máy mới ở các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, chuyên xuất khẩu với quy mô vừa và nhỏ, nhưng có công nghệ và thiết bị hiện đại, đồng bộ với các phương tiện vận chuyển, kho tàng… đạt trình độ tiên tiến.
Bên cạnh đó xây dựng các nhà máy phân loại, bao gói, đồng thời có các kho bảo quản mát, bảo quản đông lạnh sản phẩm. Dự kiến các nhà máy này (với công suất 50.000 tấn SP/năm) được bố trí ở các tỉnh và thành phố sau: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định , Hải Phòng, Bình Thuận, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Tiền Giang …
Ngoài ra còn có khoảng 30 xí nghiệp liên doanh, xưởng chế biến của tư nhân với tổng công suất trên 100.000 tấn / năm đã hoạt động hoặc chuẩn bị đi vào sản xuất.
Quy mô nhà máy vùng tập trung 10.000- 50.000 tấn/ năm; đối với các vùng sản xuất nhỏ, phân tán (diện tích dưới 500 ha) cần chuyển giao công nghệ bảo quản và chế biến thích hợp (quy mô nhỏ) để phục vụ nội tiêu là chính, quy mô 1.000-2.000 tấn/ năm.
Bảng 2.1: Dự kiến công suất chế biến rau quả theo vùng
Đơn vị tính: tấn SP/năm
STT
Hạng mục
Hiện trạng
Theo ĐA
PA điều chỉnh
Tổng
313.010
650.000
450.000
1
ĐBSCL
60.800
120.000
76.500
2
Trung du miền núi Bắc Bộ
14.000
55.000
24.300
3
Bắc Trung Bộ
24.500
35.000
38.000
4
Duyên Hải Miền Trung
15.000
80.000
29.000
5
Tây Nguyên
27.600
110.000
28.800
6
Đông Nam Bộ
93.100
200.000
124.400
7
Đồng Bằng Sông Cửu Long
77.060
-
108.000
8
Cơ sở đồ hộp rau ở các vùng chuyên canh
-
-
50.000
( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )
Bảng 2.2: Về sơ chế, bảo quản quy mô nhỏ trong dân.
Nội dung
Số lượng
Địa điểm
Cải tiến các lò sấy vải, nhãn hiện có ( lò)
4000
Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bến Tre, Tiền Giang, Sơn La
Thay thế các lò sấy nhãn, vải thủ công ( lò)
200
Hưng Yên, Hải Dương
Nâng cấp các cơ sở muối dưa ( cơ sở)
100
Nam Định, Hải Dương
Đầu tư xây dựng các kho bảo quản làm mát thanh long
Bình Thuận, Tiền Giang
( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )
2.2.3. Mục tiêu đầu tư của TCT để phát triển ngành công nghiệp chế biến rau quả .
2.2.3.1. Căn cứ để xác định mục tiêu.
- Căn cứ Quyết định 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 phê duyệt chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông – lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
- Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
- Căn cứ vào tốc độ phát triển rau quả thời kỳ 1999-2005
- Căn cứ vào khả năng phát triển của khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống, bảo quản, chế biến …
- Căn cứ vào thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Căn cứ vào quỹ đất và điều kiện sinh thái từng vùng.
2.2.3.2. Mục tiêu phát triển
Mục tiêu phát triển: Được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Mục tiêu phát triển của TCT đến năm 2010
STT
Chỉ tiêu chủ yếu
Năm 2010
1
Tổng kim ngạch XNK( tr USD)
Xuất khẩu
Nhập khẩu
250
200
50
2
Tổng giá trị nội tiêu( tr đồng)
1.597.362
3
Các sản phẩm chủ yếu
* Tổng khối lượng SP xuất khẩu(tấn)
+ Rau quả tươi
+ Các sản phẩm rau quả chế biến.
+ Nông sản thực phẩm chế biến khác.
* Các sản phẩm nội tiêu.
+ Các sản phẩm rau quả chế biến.
+ Rau quả tươi.
+ Hạt giống rau.
+ Giống cây ăn quả( ngàn cây)
350.000
130.000
208.000
12.000
110.000
160.000
300
274.300
4
Công nghiệp chế biến rau quả.
- Tổng khối lượng sản phẩm(tấn)
- Tổng giá trị sản lượng ( tr đ)
250.000
3.060.000
5
Vùng chuyên cang rau quả .
- Tổng diện tích canh tác(ha).
- Tông sản lượng rau quả( tấn)
50.000
1000.000
6
Tổng vốn đầu tư (tr đ)
636.599
7
Tổng các nguồn thu chủ yếu ( tr đ)
- Ước nộp ngân sách( tr đ)
- Ước lợi nhuận( tr đ)
4.688.112
281.000
46.000
8
Tổng số lao động( người)
- Sản xuất công nghiệp, dịch vụ.
- Sản xuất nông nghiệp
210.000
60.000
150.000
( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )
Qua bảng mục tiêu phát triển của TCT đến năm 2010 ta có thể thấy rõ được các mục tiêu cụ thể về số lượng, cơ cấu mặt hàng. Ngoài ra TCT còn đưa ra mục tiêu xuất khẩu đến năm 2010 như sau:
Bảng 2.4: Dự kiến thị trường xuất khẩu rau quả đến năm 2010
STT
Thị trường
Kim ngạch
( triệu USD)
Cơ cấu (%)
Tổng số
405
100
1
Châu Mỹ
43,1
10,64
2
Châu Âu
103,4
25,54
3
Châu Á- Thái Bình Dương
248,5
61,36
4
Châu Phi
3
0,74
5
Châu Úc
7
1,73
( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )
Về thị trường xuất khẩu, ngoài các thị trường truyền thống Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong thời gian tới cần hướng tới các thị trường khác để đa dạng hoá như Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, EU, Australia, Malaysia, Iran…
2.2.3.3. Mục tiêu đầu tư.
2.2.3.3.1.Về giống phục vụ công nghiệp chế biến.
Bảng 2.5 : Dự kiến phát triển các đơn vị sản xuất giống rau quả
TT
Đơn vị
Diện tích
( ha)
Tổng vốn đầu tư ( tr. Đ)
Đặc điểm xây dựng và nhiệm vụ chính
Tổng số
536
107.600
1
SaPa
70
10.000
Nâng cấp, giống rau quả ôn đới, nấm
2
TT.Phú Hộ - Phú Thọ
32,7
3.000
Nâng cấp, giống cây ăn quả
3
TT.Xuân Mai- Hà Tây
30,6
3.600
Nâng cấp, giống cây ăn quả,rau
4
TT.Phủ Quỳ - Nghệ An
91
2.000
Nâng cấp, giống cây ăn quả
5
Gia Lâm - Hà Nội
61
5.000
Nâng cấp, giống rau, 1 số cây ăn quả
6
Hải Phòng
5,7
1.000
Nâng cấp, giống rau
7
Thường Tín – Hà Tây
5
3.000
Nâng cấp, giống rau, kho giống dự trữ quốc gia
8
Quảng Bình
30
10.000
XD mới, giống dứa, cây ăn quả, rau
9
Quảng Ngãi
30
10.000
XD mới giống cây ăn quả, rau
10
Khánh Hoà
30
10.000
XD mới giống cây ăn quả, rau
11
ĐắcLắc
30
10.000
XD mới giống cây ăn quả, rau - Thái Nguyên
12
Biên Hoà
30
10.000
XD mới giống cây ăn quả, rau
13
Long An
30
10.000
XD mới giống cây ăn quả, rau
14
Bến Tre
30
10.000
XD mới giống cây ăn quả, rau
15
Cần Thơ
30
10.000
XD mới giống cây ăn quả,
( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )
2.2.3.3.2. Về nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.
Bảng 2.6: Quy mô sản xuất các loại rau quả nguyên liệu cần xây dựng vùng chuyên canh đến năm 2010.
TT
Loại rau quả
Diện tích canh tác
Năng suất (tấn/ha/vụ)
Sản lượng
( tấn)
Tổng số
30.320
-
450.000
A
Rau các loại
9.620
-
70.000
1
Dưa chuột (DC)
520
-
15.000
DC Phú Thịnh ( nhỏ)
120
25
6.000
DC bao tử
300
5
3.000
DC muối ( quả to)
100
30
6.000
2
Cà chua
600
31
37.000
3
Ngô rau
7.500
1,2
18.000
B
Quả các loại
21.700
-
380.000
4
Dứa
12.000
40
248.000
Dứa Queen
4.000
24
48.000
Dứa Cayene
8.000
50
200.000
5
Cam quýt
6.000
13,5
80.000
6
Vải
1.200
15
18.000
7
Mơ ( Nhật)
1.000
10
10.000
8
Thanh Long
600
20
12.000
9
Đu đủ
200
30
6.000
10
Na
700
8,6
6.000
( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )
2.2.3.3.3. Về nghiên cứu đào tạo
Bảng 2.7 : Dự kiến đầu tư cho nghiên cứu và đào tạo ( vốn ngân sách)
Hạng mục ĐT
Tông ĐT
( tr. Đ)
Giai đoạn 2004-2006
Giai đoạn 2007-2010
2004
2005
2006
T.số
Tổng số
110.000
13.000
15.000
25.000
53.000
57.000
1. Đầu tư xây dựng Viện NC rau quả
95.000
10.000
10.000
20.000
40.000
55.000
2. Đào tạo
15.000
3.000
5.000
5.000
13.000
2.000
Trong đó:
- Viện rau quả
5.000
1.000
2.000
2.000
5.000
-
- Các đơn vị khác
10.000
2.000
3.000
3.000
8.000
2.000
( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )
2.2.3.3.4. Về vốn.
Bảng 2.8: Tổng hợp dự kiến đầu tư phát triển thời kỳ 2007-2010.
TT
Hạng mục
Tổng số
( triệu đồng)
Tổng vốn đầu tư
693.599
Trong đó
- Vốn ngân sách
133.299
- Vốn đầu tư XDCB
560.300
I
Đầu tư về Công nghiệp
340.000
1
Đầu tư XDCB 22 nhà máy chế biến rau quả
310.000
2
Đầu tư XDCB các nhà máy bao bì, kho cảng
30.000
II
Đầu tư về nông nghiệp
284.599
* Vốn ngân sách
130.299
Gồm: - Khuyến nông
107.289
- XD,nâng cấp CSHT
23.010
* Vốn đầu tư XDCB
154.300
1
Vùng rau quả nguyên liệu chế biến
90.520
2
Vùng chuyên canh rau quả cho XK tươi
69.529
3
Đầu tư XD các đơn vị sản xuất giống rau quả
-
4
Hỗ trợ sản xuất giống rau quả
95.250
5
Đầu tư sản xuất rau sạch
29.300
III
Đầu tư XDCB các đơn vị dịch vụ thương mại ( mới)
12.000
IV
Đầu tư cho nghiên cứu và đào tạo
57.000
( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )
2.2.3.3.5. Về xây dựng.
Bảng 2.9: Phát triển các nhà máy chế biến rau quả đến năm 2010
TT
Nhà máy
Công suất
( Tấn/năm)
Ghi chú
Tổng số
250.000
1
Đồng Giao
30.000
Mở rộng và xây dựng mới
2
Lục Ngạn
20.000
Xây dựng mới
3
Kiên Giang
20.000
Mở rộng và xây dựng mới
4
Quảng Ngãi
20.000
Xây dựng mới trên cơ sở đã có
5
Cần Thơ
20.000
Xây dựng mới ( LD với liên tỉnh)
6
Quảng Bình
15.000
Xây dựng mới ( LD với liên tỉnh)
7
Vĩnh Phúc
10.000
Nâng cấp và mở rộng
8
Hưng Yên
10.000
Nâng cấp và thêm dây chuyền cà chua cô đặc
9
Tân Bình ( TP.HCM)
10.000
Nâng cấp và mở rộng
10
Duy Hải ( TP.HCM)
10.000
Chuyển địa điểm, nâng cấp, mở rộng
11
Sơn La
10.000
Xây dựng mới ( LD với tỉnh)
12
Nha Trang
10.000
-nt-
13
Đồng Tháp
10.000
-nt-
14
Cửu Long
10.000
-nt-
15
Lào Cai
8.000
-nt-
16
Lạng Sơn
6.000
-nt-
17
Hà Nội
6.000
Nâng cấp
( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )
Để đạt được công suất như trên, nhu cầu và tiến độ đầu tư xây dựng như sau:
Bảng 2.10: Dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản các nhà máy chế biến rau quả giai đoạn 2007-2010
Nhà máy
Vốn đầu tư
( Tỷ Đ)
Công suất
( ngàn tấn/năm)
Tổng số
310
250
1.Đồng Giao
50
30
2. Lục Ngạn
40
20
3. Kiên Giang
30
20
4. Quảng Ngãi
30
20
5.Cần Thơ
60
20
6. Quảng Bình
30
15
7. Vĩnh Phúc
-
10
8. Hưng Yên
-
10
9. Tân Bình
-
10
10. Duy Hải
25
10
11. Sơn La
30
10
12. Nha Trang
-
10
13. Đồng Tháp
-
10
14. Cửu Long
-
10
15. Lào Cai
15
7
16. Lạng Sơn
-
5
17. Hà Nội
-
5
18. XĐCT2
-
1
19. XĐCT3
-
1
20. XĐ Ch. Th
-
1
( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )
Chú thích : dấu (- ) thể hiện đã đầu tư giai đoạn trước.
- Ngoài ra TCT còn dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản các nhà máy bao bì và kho cảng khác như: Trong giai đoạn tiếp theo dự kiến đầu tư xây dựng nhà máy bao bì hộp sắt phía Bắc với tổng vốn đầu tư là 15 tỷ đồng, đầu tư Kho Thọ Quang CT2 với tổng vốn đầu tư là 5 tỷ đồng.
2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT rau quả Rau quả- nông sản Việt Nam.
2.3.1. Giải pháp về nguyên liệu.
2.3.1.1. Giải pháp quy hoạch vùng nguyên liệu
Mỗi nhà máy tốt nhất cần có vùng nguyên liệu riêng để phục vụ cho sản xuất chế biến của chính nhà máy mình. Vì vậy trước khi đặt địa điểm xây dựng nhà máy cần xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố trong đó nguyên liệu là yếu tố cực kỳ quan trọng. Ví dụ như nguyên liệu dứa, dự kiến đến năm 2010 diện tích dứa có 25,6 ngàn ha, tăng 8,1ngàn ha so với hiện trạng (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2004-2010 là 6,5%/năm); sản lượng ước đạt hơn 1000 ngàn tấn. tăng 538,2 ngàn tấn so với hiện trạng (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2004-2010 là 13,2%/năm), diện tích tập trung ở tỉnh Ninh Bình (3,2 ngàn ha), Nghệ An (3 ngàn ha), Đồng Nai (3 ngàn ha), Tiền Giang (3,5 ngàn ha), Kiên Giang (3 ngàn ha). Vì vậy các vùng nguyên lịêu này phải được quy hoạch một cách có khoa học để đảm bảo diện tích dứa trồng đạt được đúng so mục tiêu đề ra, đảm bảo cung cấp đủ dứa phục vụ nhu cầu chế biến của các nhà máy.
Việc quy hoạch vùng nguyên liệu cho từng loại rau quả khác nhau phải dựa vào đặc điểm sinh trưởng của từng loại rau quả đó. Ví dụ như cam sành, việc lựa chọn vùng đất thích hợp để trồng là đất phù sa có thành phần cơ giới nặng- màu gan gà. Vùng trồng cam cho năng suất và chất lượng cao là: huyện Tam Bình, Trà Ôn- Vĩnh Long, Vũng Liêm- Trà Vinh, Càng Long- Trà Vinh,Châu Thành- Hậu Giang.
Từ các vùng nguyên liệu cũ, mở rộng diện tích vùng nguyên liệu đến mức có thể để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy.
2.3.1.2. Giải pháp đầu tư giống.
- Lựa chọn giống tốt, giống phù hợp với từng loại đất trồng.
- Cần có các cơ sở nhân giống, biện pháp nhân giống đối với từng loại cây trồng. Bình tuyển và nhân giống sạch bệnh, đạt chất lượng cao từ cây đầu dòng cung cấp trực tiếp cho các nhà vườn, nên giao cho chủ hộ có cây đầu dòng hoặc các cơ sở nhân giống được công nhận là địa chỉ xanh. Ví dụ như dứa cần có biện pháp nhân giống bằng nom thân( chẻ dọc, cắt khoanh), bằng chồi ngọn và huỷ đỉnh sinh trưởng, mỗi vùng nguyên liệu tập trung cần xây dựng một khu vực nhân giống với quy mô bình quân 50 ha (đối với 1 vùng nguyên liệu 1000 ha) để tiến hành nhân nhanh giống dứa Cayen cung cấp cho vùng sản xuất. Mật độ dứa Cayen: 5-5,5 vạn chồi/ha (các tỉnh miền Bắc), 6-6,5 vạn chồi/ha (các tỉnh miền Trung), các tỉnh ĐBSCL mật độ 3-3,3 vạn chồi/ha (hệ số sử dụng đất là 50-60%). Vải thì cần duy trì các giống vải thiều Thanh Hà, vải thiều Lục Ngạn, và một số giống vải lai giống mới.
- Hoàn thiện qui trình thâm canh cho từng giống cây thích hợp với từng tiểu vùng sinh thái .
- Cần tiếp tục nghiên cứu để chọn ra được giống mới có thời kỳ thu hoạch rải vụ như vải phục vụ chế biến gồm các giống chín sớm, chính vụ, chín muộn nhằm hạn chế tác động của thị trường khi cung vượt quá cầu.
2.3.2. Giải pháp đầu tư cho khoa học kỹ thuật
Trong những năm tới, công tác nghiên cứu về rau quả bao gồm các khâu: nông nghiệp, chế biến và quản lý sẽ tập trung vào giải quyết những vấn đề cấp bách và thiết thực nhất phục vụ cho sản xuất và kinh doanh, nhất là : giống, công nghệ mới trong trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh, công nghệ sau thu hoạch, chế biến sản phẩm mới, bao bì, kiểm tra chất lượng sản phẩm… Trong nghiên cứu , đặc biệt coi trọng việc tiếp nhận và ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ của thế giới vào điều kiện nước ta, tranh thủ lợi thế của nước đi sau. Chỉ nghiên cứu mới những vấn đề cần thiết và đặc thù ở Việt Nam. Mọi nghiên cứu đều phải gắn với sản xuất hàng hoá, thông qua các hợp đồng gắn trách nhiệm và lợi ích của đơn vị và cán bộ nghiên cứu với hiệu quả thực tế sau khi áp dụng vào sản xuất.
Đơn vị chuyên trách chính là Viện nghiên cứu rau quả. Những vấn đề cần nghiên cứu tại các vùng sinh thái khác nhau, sẽ bố trí tại các đơn vị của hệ thống giống rau quả và các đơn vị thích hợp trong TCT trên cơ sở hợp đồng giao đề tài. Nhu cầu đầu tư xây dựng trong các năm tới tập trung chủ yếu là Viện rau quả.
Về đào tạo, trong những năm tới bao gồm: đào tạo bổ túc và đào tạo mới đội ngũ cán bộ chuyên ngành rau quả phục vụ cho nghiên cứu đào tạo và sản xuất trồng trọt, chế biến, quản lý, quản trị kinh doanh, để có thể đủ khả năng tiếp cận và làm việc thành thạo với các thiết bị và công nghệ mới, hiện đại. Đồng thời đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh rau quả. Tổng kinh phí đào tạo trong nước dự tính là 15 tỷ đồng
2.3.3. Giải pháp về vốn.
2.3.3.1. Các nhóm giải pháp về tạo vốn.
Nguồn vốn của TCT hiện nay được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau:
- Vốn ngân sách cấp.
- Vốn vay tín dụng.
- Vốn liên doanh nước ngoài.
- Vốn tự có.
* Vốn ngân sách cấp: Đây là một nguồn vốn quan trọng trong cơ cấu các nguồn vốn của TCT. Qua phân tích ta thấy nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu các nguồn vốn của TCT. Vì vậy trong những năm tới TCT cần đề nghị Nhà nước cấp thêm vốn ngân sách cho các hoạt động đầu tư. Ngoài ra TCT có thể cùng các ban ngành, địa phương ở các nhà máy, các xí nghiệp, các công ty con của TCT đề nghị cấp thêm ngân sách để cải tạo cơ sở hạ tầng của khu vực dân cư xung quanh. Điều này sẽ giúp cải thiện đời sống nhân dân và cũng là có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT sau này.
* Vốn vay tín dụng: Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn vay tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của công ty. Đối với nguồn vốn này thì triển vọng huy động trong tương lai của TCT là rất cao vì hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT đang có hiệu quả cao. Tuy nhiên TCT cũng cần phải chú trọng trả đúng hạn các khoản nợ trong quá khứ để nâng cao uy tín, đồng thời thiết lập các mối quan hệ bền vững với các ngân hàng truyền thống để đảm bảo nguồn cung cấp đáng tin cậy. Ngoài ra TCT cũng cần tìm những nguồn tài trợ khác an toàn và hiệu quả hơn để tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Vốn liên doanh với nước ngoài: Thiết bị lạc hậu và thiếu vốn đầu tư là khó khăn lớn nhất của TCT trong thời đại hiện nay. Thực hiện chủ trương của nhà nước về mở rộng thu hút đầu tư, liên doanh liên kết với nước ngoài, trong những năm tới, TCT cần có những biện pháp tích cực hơn để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài bằng cách tăng cường liên doanh liên kết, xây dựng tốt mối quan hệ với các đối tác liên doanh, đảm bảo hài hoà lợi ích của cả hai bên để công tác liên doanh liên kết có hiệu quả hơn.
* Vốn tự có: Nguồn vốn này như đã phân tích ở trên chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng cơ cấu các nguồn vốn của TCT. Nguồn vốn này chủ yếu là lợi nhuận để lại và vốn khấu hao. Nguồn vốn này trong những năm qua chiếm chưa đến 10% tổng cơ cấu các nguồn vốn của TCT. Tỷ lệ này là khá thấp, do vậy trong thời gian tới TCT có những biện pháp để tăng tỷ lệ nguồn vốn tự có của TCT.
Theo phân tích ở chương I ta cũng thấy rằng về số tuyệt đối lượng vốn tự có của TCT trong các năm qua liên tục tăng, đây là một điều đáng mừng vì nó đã chứng tỏ rằng TCT đang hoạt động có hiệu quả, có tích luỹ tăng vốn. Để nguồn vốn này, có thể tiếp tục tăng trưởng thì TCT cần phải có biện pháp tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng và tỷ suất sinh lời vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm , gia tăng lợi nhuận, từ đó tăng lợi nhuận trích ra để tái đầu tư.
Một biện pháp nữa để tăng nguồn vốn tự có của TCT là có thể tiến hành trích khấu hao tài sản cố định ở mức cao mà vẫn đảm bảo có lãi. Theo qui định hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước có thể trích khấu hao cơ bản tài sản cố định tới 20% và được giữ toàn bộ khấu hao tài sản cô định thuộc nguồn vốn Nhà nước để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định. TCT phải cân nhắc mức trích khấu hao tài sản cố định sao cho giá cả sản phẩm của TCT vẫn phải cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác đặc biệt là các công ty khác trên thế giới.
Đối với nguồn vốn là lợi nhuận thì TCT phải tích cực khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có để tăng doanh thu đồng thời tăng lợi nhuận… Ngoài ra TCT cần phải thực hiện các biện pháp giảm chi phí trong quá trình sản xuất cũng như tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm để tăng lợi nhuận.
Vốn khấu hao cũng là một nguồn vốn rất quan trọng. TCT cần phải đánh giá lại chính xác gía trị tài sản của mình và có phương pháp khấu hao phù hợp để tránh tình trạng khấu hao quá ít thì sẽ gây lãng phí vốn còn nếu quá nhiều thì sẽ gây tăng gía thành khiến quá trình tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.
2.3.3.2. Nhóm giải pháp về quản lý và sử dụng vốn.
- Đánh giá lại vốn của TCT để nhanh chóng đưa vốn vào hoạt động. Xin phép được thanh lý, chuyển đổi các tài sản không sử dụng, tồn kho đã lâu - Đánh gía lại giá trị thương hiệu và lợi thế kinh doanh của TCT làm cơ sở cho việc hợp tác, liên doanh sắp tới với các đối tác trong tương lai.
- Vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, các tổ chức ngân hàng để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT.
- Tạo cơ chế quản lý vốn tập trung và linh hoạt. Nắm và quản lý chặt chẽ các quỹ như phúc lợi, quỹ khen thưởng … để đảm bảo cho việc lập, trích và sử dụng các quỹ này đúng và đủ tránh lãng phí. Ngoài ra TCT cần giao trách nhiệm cụ thể cho kế toán trưởng quản lý quỹ tiền mặt của TCT để tránh thất thoát.
- Xác định nhu cầu vốn thực sự cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó lập kế hoạch sử dụng vốn một cách khoa học và phù hợp với thực tế, tránh tình trạng lúc thừa lúc thiếu, tránh thất thoát, dàn trải. Cần nâng cao khả năng hoạch định, nghiên cứu thị trường cũng như lập kế hoạch trong tất cả các khâu của cán bộ trong TCT.
- Công tác chuẩn bị đầu tư, thủ tục xin phép đầu tư phải làm nhanh gọn, tránh rườm rà qua nhiều khâu xét duyệt, dễ gây mất cơ hội đầu tư.
- Công tác giải phóng mặt bằng chuẩn bị thực hiện đầu tư cần phải làm nhanh gọn để khỏi mất thời gian thi công dự án và bỏ dở dự án. TCT cần lập ra phòng đầu tư để việc quản lý mọi hoạt động đầu tư được thống nhất hơn.
- Đẩy nhanh việc thanh quyết toán với các dự án đầu tư đã hoàn thành.
- Đẩy mạnh công tác giám sát tiến độ thực hiện các dự án để hoàn thành dự án đúng tiến độ và không khê đọng vốn.
2.3.4. Giải pháp về con người.
Yếu tố con người là rất quan trọng trong mọi lĩnh vực sản xuất. Để nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao TCT cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
2.3.4.1. Đối với công tác tuyển dụng lao động.
TCT cần chú trọng hơn nữa đến công tác tuyển dụng, tổ chức thông báo rộng rãi hơn về thông tin tuyển dụng để có thể thu hút được nhiều ứng viên tham gia, tổ chức tuyển công khai thông qua hình thức thi tuyển đảm bảo có thể lựa chọn đúng người, đúng việc. Công tác tuyển chọn cần thực hiện chặt chẽ và khách quan ngay từ đầu, phải dựa trên trình độ và năng lực của con người dự tuyển để đánh giá và lựa chọn. Làm tốt công tác tuyển chọn đầu vào sẽ đảm bảo trình độ và chất lượng nguồn nhân lực của TCT, giảm chi phí đào tạo và đào tạo lại không cần thiết sau này. Đây là một trong những tiền đề để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng tích lũy vốn để tái đầu tư sau này.
Tình trạng nhận các đối tượng là con em vào các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là khá phổ biến, nhiều khi doanh nghiệp nhận những người không đủ năng lực để làm việc mà vẫn phải trả lương, đó cũng là một sự thất thoát lãng phí lớn. TCT cần chú ý xem xét vẫn có thể ưu tiên nhận các đối tượng là con em trong công ty nhưng phải có năng lực thật sự. Nếu như vậy người lao động vừa có sự gắn bó vừa có thể đóng góp cho sự phát triển của TCT.
Trong công tác tuyển dụng phải chú ý đảm bảo một cơ cấu lao động hoàn chỉnh. Đó là việc phải cân đối giữa tỷ lệ các trình độ đại học- cao đẳng- trung cấp- công nhân kĩ thuật, cân đối giữa tỷ lệ công nhân bậc thấp với công nhân bậc cao…
2.3.4.2. Đối với công tác đào tạo.
Đẩy mạnh việc đào tạo mới và đào tạo lại để bổ sung lực lượng lao động có kĩ thuật, nghiệp vụ lành nghề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhu cầu của sản xuất.
Đối với những lao động hiện tại của các công ty trực thuộc TCT, để nâng cao tay nghề hơn nữa và có thể sử dụng được máy móc thiết bị hiện đại thì TCT phải tổ chức đào tạo lại bằng cách ký hợp đồng đào tạo ở các trường đại học có liên quan trong nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Kinh phí đào tạo sẽ được TCT hỗ trợ một phần, còn lại học viên tự lo.
TCT cần dựa trên nhu cầu hoạt động để xác định nhu cầu đào tạo của cả năm, công bố chương trình đào tạo và chỉ tiêu đào tạo rộng rãi cho toàn thể cán bộ công nhân viên. TCT phải xây dựng cụ thể kế hoạch đào tạo và có kế hoạch điều động lao động hợp lý tạo điều kiện cho người lao động trong các công ty con vừa tham gia lao động sản xuất đảm bảo thu nhập, vừa có thể tham gia học tập nâng cao tay nghề.
Đối với công tác đào tạo công nhân là những người lao động trực tiếp cần thường xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên tay nghề của công nhân để có các lớp đào tạo mới, đào tạo lại cho phù hợp, đảm bảo mặt bằng chung tay nghề, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân.
Đối với công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cần phải được đào tạo có bài bản, có hệ thống về các kiến thức quản lý kinh doanh , phải được trang bị đầy đủ các kiến thức pháp luật. Trên thực tế đội ngũ lãnh đạo ở các doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu đi dần lên từ công nhân, không phải là họ không có năng lực mà thực tế là họ không được đào tạo một cách bài bản các kỹ năng quản lý kinh doanh, trong khi đó yêu cầu của thực tiễn rất cần các bộ quản lý có thể tiến hành dưới hình thức học tập trung dài hạn các lớp cao học, đại học hoặc tham gia học tập thường xuyên tại các lớp ngắn hạn, tham quan học tập tìm hiểu kinh nghiệm phương pháp quản lý ở các doanh nghiệp điển hình cả trong và ngoài nước.
2.3.5. Giải pháp về công nghệ và máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến.
Thực trạng công nghệ máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến của TCT so với thế giới là vẫn còn lạc hậu, TCT chưa có được những máy móc thiết bị tiên tiến nhất. Lí do rất đơn giản do nguồn vốn đầu tư của TCT có hạn nên TCT chọn giải pháp mua lại những thiết bị đã qua sử dụng, giá trị còn lại khoảng từ 80- 90%. Vì vậy các giải pháp đặt ra là:
- TCT cần phải đổi mới dần dần, đồng bộ hoá từng phần chứ không thể hiện đại hoá, đồng bộ hoá tất cả các máy móc thiết bị ngay được vì như vậy sẽ cần một lượng vốn quá lớn vượt qúa khả năng của TCT. Bên cạnh hoạt động đầu tư theo chiều rộng TCT cũng phải tính đến các hoạt động đầu tư theo chiều sâu, đầu tư các thiết bị tiên tiến nhất để phục vụ chiến lược phát triển lâu dài của TCT.
- Để tiết kiệm vốn đầu tư, TCT có thể tìm kiếm những thiết bị đã qua sử dụng, giá những thíêt bị này rẻ hơn rất nhiều thiết bị mua mới. Tuy nhiên để tránh trở thành bãi thải công nghệ của các nước tiên tiến, phải thận trọng tránh những thiết bị quá cũ, lạc hậu. Phải tiến hành đánh giá lại giá trị còn lại của thiết bị hết sức cẩn thận và khoa học. Trước khi mua phải điều tra kĩ càng về các thông tin liên quan đến thiết bị cần mua, hãng bán và lí do vì sao họ bán.
TCT cần có những biện pháp chỉ đạo cho các công ty con thường xuyên làm công tác đánh gía tình hình biến động và sử dụng máy móc thiết bị, từ đó lập kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, có kế hoạch sửa chữa máy móc đảm bảo cho hệ thống máy móc thiết bị luôn đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra TCT cũng phải áp dụng hình thức đầu thẩu rộng rãi trong mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ. Hình thức đấu thầu có rất nhiều ưu điểm, nó đảm bảo một sự cạnh tranh công khai và công bằng giữa các nhà thầu cung cấp máy móc thiết bị và công nghệ. Chỉ những nhà thầu có năng lực trình độ công nghệ đáp ứng được yêu cầu mới có khả năng thắng thầu. Thông qua đấu thầu mua sắm máy móc thiết bị, TCT có thể có được những thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại của các hãng nổi tiếng trên thế giới với mức giá hợp lý, tránh tình trạng phải trả giá cao cho những thiết bị kém phẩm chất, đồng thời sẽ tránh được những tiêu cực sẽ phát sinh trong quá trình mua sắm thiết bị thường xảy ra.
Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại đảm bảo cho TCT có khả năng sản xuất ra những sản phẩm ngày càng có chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Qua đó uy tín và vị thế của TCT cũng như sức cạnh tranh của TCT ngày càng lớn trên thị trường quốc tế.
2.3.6. Giải pháp về thị trường.
2.3.6.1. Dự báo nhu cầu thị trường trong những năm tiếp theo.
a/Trong nước:
Dân số Việt Nam trong những năm gần đây khoảng 84 triệu người và có khoảng 3 triệu người nước ngoài có mặt ở Việt Nam ( tính trung bình / năm), tổng số là 87 triệu người. Nếu tính nhu cầu tiêu thụ ở mức trung bình là mỗi người 100kg rau và 60kg quả/ năm thì mỗi năm cần 8,7 triệu tấn rau và 5,2 triệu tấn quả. Năm 2010 dân số tăng lên, nhu cầu tiêu thụ bình quân đầu người cũng tăng lên, có thể cần tới 10 triệu tấn rau và 8 triệu tấn quả. Đây là một thị trường lớn không những yêu cầu về khối lượng rau quả, mà cả về chất lượng, chủng loại và thị hiếu, sẽ đòi hỏi đa dạng hơn khi kinh tế phát triển, nước ta chuyển dần thành một nước công nghiệp có mức sống tăng cao.
Dự báo một số xu hướng sau sẽ tiếp tục phát triển:
- Nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi sẽ tăng nhanh. Các loại rau quả cần trao đổi Bắc- Nam như: Xoài, nho, chôm chôm… (từ phía Nam ra ); khoai tây, vải, nhãn, hoa đào, quất cảnh…(từ phía Bắc vào), nếu được tổ chức tốt sẽ cung ứng với khối lượng lớn, giá TCT thành hạ có lợi cho cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất. Ngoài ra, vẫn cần nhập khẩu một số loại hoa quả Ôn đới như: táo tây, nho, đào, mận, hoa… mà trong nước không sản xuất được. Nếu phát triển trồng cam quýt trong nước với chất lượng tốt sẽ tự túc được và không cần nhập cam quýt Trung Quốc qua biên giới.
- Các loại nước giải khát từ quả thiên nhiên sẽ được tiêu thụ ngày càng mạnh, do tác dụng bổ dưỡng sức khoẻ, cần sản xuất nhiều với chất lượng tốt và giá cả phải chăng, để thay dần các đồ uống pha chế công nghiệp. Các sản phẩm rau quả chế biến, đóng hộp, lọ và các loại rau quả tươi thái sẵn để nấu ăn, sẽ được tiêu thụ ngày càng nhiều, do nhịp độ cuộc sống thay đổi theo hướng công nghiệp. Nhu cầu rau sạch đã bắt đầu tăng ở các thành phố.
b/ Ngoài nước.
Nước ta không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế, hội nhập với khu vực và thế giới. Việt Nam đã là thành viên của ASEAN và WTO và các tổ chức quốc tế khác, đồng thời thiết lập và mở rộng quan hệ với tất cả các nước. Đó là những thuận lợi cơ bản cho kinh doanh kinh tế đối ngoại, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, trong đó có rau quả. Song thách thức gay gắt nhất là nền kinh tế nước ta xuất phát từ cơ sở thấp kém, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Theo các tài liệu của FAO, trong mấy thập kỷ gần đây, nhu cầu tiêu thụ rau quả thế giới tăng nhanh, đã thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Trong khi đó, hàng rau quả Việt Nam tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã còn thấp, giá thành cao, khối lượng còn rất nhỏ bé so với thế giới, nhưng lại phải cạnh tranh với rau quả của nhiều nước xuất khẩu truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thường xuyên có nhiều khách hàng nước ngoài đặt vấn đề mua rau quả Việt Nam với khối lượng lớn như chuối tươi, vải, đồ hộp dứa và nhiều sản phẩm rau quả khác. Song ta chưa đáp ứng thực sự đáp ứng hết yêu cầu của họ. Dự báo sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, sẽ tạo lập thêm các hành lang thương mại mới cho ngành rau quả .
Tổng hợp dự báo thị trường xuất khẩu rau quả thời gian tới như sau:
- Khu vực Đông Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc, Viễn Đông Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Úc, New Zealand…
- Trung cận đông và một số nước châu Phi.
- Tây Bắc Âu, Mỹ và một số nước Châu Mỹ, Đông Âu.
2.3.6.2. Giải pháp để đáp ứng nhu cầu thị trường trên.
- Từng bước xây dựng chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm cho các mặt hàng xuất khẩu. Coi trọng thị trường truyền thống (Đông Âu, SNG, đặc biệt là Nga), Đông Bắc á (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan...) và ASEAN (Singapo...), đồng thời mở rộng thị trường Trung Quốc, Mỹ, thị trường Tây Âu và các thị trường khác. Nâng cao tỷ trọng hàng rau quả xuất khẩu trong tổng kim ngạch XK.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại: Trên cơ sở định hướng thị trường để xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại có mục tiêu, nâng cao năng lực kinh doanh và xúc tiến thương mại qua mạng Internet (bố trí đủ cán bộ có năng lực, trang bị đủ phương tiện...). Nắm bắt kịp thời các quy định mới (hàng rào phi quan thuế) của từng thị trường để giảm thấp các tranh chấp khiếu kiện.
- Xây dựng quy chế thống nhất thương hiệu sản phẩm chung của Tổng Công ty. Chỉ đạo thống nhất về giá, nhãn hiệu sản phẩm vào từng thị trường, trước hết là những thị trường chủ lực của Tổng công ty.
- Phát triển hệ thống dịch vụ- thương mại thành mạng lưới rộng khắp trong cả nước. Tăng cường hoạt động tiếp thị, khuyến mãi, làm cho người tiêu dùng ở Việt Nam sớm quen thuộc và tin dùng sản phẩm của TCT rộng rãi ở khắp nơi
- Thực hiện liên doanh liên kết trong và ngoài nước để đẩy mạng tiêu thụ sản phẩm, giảm những cạnh tranh không cần thiết, thu hút mọi đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tự nguyện tham gia Hiệp hội rau quả, nhằm: hỗ trợ nhau, tăng sức mạnh và khả năng cạnh tranh, nhất là trong xuất khẩu cần thống nhất chiến lược thị trường, giá cả…
Kết luận
Công nghiệp chế biến rau quả là một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu của TCT và đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả là hoạt động đầu tư quan trọng của TCT. Nó không những mang lại rất nhiều tác động tích cực cho các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh khác của TCT, mang lại rất nhiều lợi ích cho TCT mà nó còn có tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế, đến đời sống xã hội của dân cư. Nó phù hợp với chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước đã đề ra và trong những năm qua đầu tư cho công nghiệp chế biến đã được TCT không ngừng củng cố và đẩy mạnh. Với những cố gắng và nỗ lực đó hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể, mang lại cho TCT một doanh số ổn định về số lượng sản phẩm rau quả chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó không thể không kể đến những khó khăn và hạn chế trong công cuộc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả. Vì vậy, để tăng cường hiệu qủa đầu tư phát triển mặt hàng này trong thời gian tới Tổng công ty cần phải kịp thời đề ra các chiến lược, các sách lược kinh doanh mới phù hợp hơn.
Tin tưởng rằng với sự đổi mới trong kinh doanh cùng với các tiềm năng sẵn có của đất nước, Tổng công ty rau quả, nông sản sẽ đạt được mục tiêu đầu tư, kinh doanh của mình, tiến tới trở thành một doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu rau quả hàng đầu của đất nước và khẳng định thương hiệu vững chắc trên thị trường thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư. Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt- TS Từ Quang Phương.
2. Giáo trình lập và quản lý dự án. Chủ biên PGS.TS, Nguyễn Bạch Nguyệt.
3. Dự án phát triển của TCT Rau quả Vịêt Nam đến năm 2010. TCT Rau quả nông sản Việt Nam
4. Báo cáo tổng kết công tác các năm: 2003, 2004, 2005, 2006. TCT Rau quả nông sản Việt Nam
5. Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động của TCT 1988-2002. TCT Rau quả nông sản Việt Nam
6. Các dự án đầu tư của TCT. TCT Rau quả nông sản Việt Nam
7. Báo cáo thực hiện xuất khẩu của TCT đến tháng 7/2006 của TCT. TCT Rau quả nông sản Việt Nam
8. Bản tin thị trường của TCT các năm 2003, 2004, 2005, 2006. TCT Rau quả nông sản Việt Nam
9. Đề tài: Nghiên cứu, tuyển chọn, phát triển giống, giống Vải không hạt, Lạc tiên và bảo quản chế biến sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. TCT Rau quả nông sản Việt Nam
10. Đề tài: Đánh gía hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng dây chuyền nước dứa cô đặc tại công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao- TCT Rau quả nông sản Việt Nam. TCT Rau quả nông sản Việt Nam
11. Các tạp chí về nông nghiệp và báo đầu tư .
12. Luận văn viết về TCT các khoá 43,44.
13. Trang web của TCT: www. Vegetexcovn.com.vn
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức của TCT. 6
Bảng 1.1:Cơ cấu đầu tư phát triển của TCT 20
Bảng 1.2: Vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT: 21
Bảng 1.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của TCT 24
Bảng 1.4: Lợi nhuận trước thuế của TCT 26
Bảng 1.5: Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất nguyên liệu. 30
Bảng 1.6: Vốn đầu tư cho xây dựng nhà máy của TCT qua các năm: 32
Bảng 1.7: Vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị 33
Bảng 1.8: Thu nhập bình quân của người lao động của TCT . 36
Bảng 1.9: Vốn đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại 38
Bảng 1.10: Các vùng sản xuất rau, quả truyền thống chủ yếu trong nước. 41
Bảng 1.11: Tình hình xuất khẩu rau quả 49
Bảng 2.1: Dự kiến công suất chế biến rau quả theo vùng 57
Bảng 2.2: Về sơ chế, bảo quản quy mô nhỏ trong dân. 57
Bảng 2.3: Mục tiêu phát triển của TCT đến năm 2010 59
Bảng 2.4: Dự kiến thị trường xuất khẩu rau quả đến năm 2010 60
Bảng 2.5 : Dự kiến phát triển các đơn vị sản xuất giống rau quả 60
Bảng 2.6: Quy mô sản xuất các loại rau quả nguyên liệu cần xây dựng vùng chuyên canh đến năm 2010. 61
Bảng 2.7 : Dự kiến đầu tư cho nghiên cứu và đào tạo ( vốn ngân sách) 62
Bảng 2.8: Tổng hợp dự kiến đầu tư phát triển thời kỳ 2007-2010. 62
Bảng 2.9: Phát triển các nhà máy chế biến rau quả đến năm 2010 63
Bảng 2.10: Dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản các nhà máy chế biến rau quả giai đoạn 2007-2010 64
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCT: Tổng công ty
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
XNK: Xuất nhập khẩu
TPXK: Thành phẩm xuất khẩu
SP: Sản phẩm
TT: Thị trấn
XD: Xây dựng
NC: Nghiên cứu
XDCB: Xây dựng cơ bản
CSHT: Cơ sở hạ tầng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DT51.docx