Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn ngoại thành có vai trò và vị trí quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và hiện nay trong quá trình phát triển đã nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc. Nó đòi hỏi phải được nghiên cứu và giải quyết kỹ càng cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhằm tạo điều kiện cần thiết cho quá trình đổi mới toàn diện "bộ mặt" nông thôn theo đường lối của Đảng đã đề ra.
Đề tài đã tập trung giải quyết được những vấn đề sau đây:
Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư, vai trò của hoạt động đầu tư, kết quả, hiệu quả của hoạt động đầu tư, những vấn đề cơ bản về vai trò, vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế cũng như vai trò, đặc điểm của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn và nội dung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn.
Tình hình thực hiện đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuậ nông thôn, cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho từng lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông, điện, nước sạch, nông thôn , kết quả và hiệu quả của công cuộc đầu tư, những vấn đề còn tồn tại của hệ thống kết cấu hạ tầng.
85 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với năng lực thiết kế 5000m*33m được khởi công từ năm 1999 và sẽ hoàn thành trong năm 2004.
1.4 Các lĩnh vực khác
Nước sạch và vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất được coi trọng đầu tư, hiện có 38 trạm cấp nước sạch tập trung và hàng ngàn giếng khoan cung cấp nước sạch cho khoảng 65% dân số ngoại thành. Trong mấy năm trở lại đây, các dự án nước sạch được đầu tư phát huy tác dụng cung cấp ngày một tốt hơn nhu cầu nước sạch của nhân dân. Kết quả như sau:
Biểu 17: Tổng hợp hiệu quả đầu tư lĩnh vực nước sạch nông thôn
Lĩnh vực
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số công trình hoàn thành
7
5
8
Tổng số dân khu vực nông thôn
Người
1.155.400
1175500
1203500
1221552
Số dân được dùng nước sạch tăng thêm
Người
37813
47991
54965
Số dân được dùng nước sạch
Người
774118
811931
859922
914887
Tỷ lệ số dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch
%
67
69.1
71.5
74.9
Nguồn: Sở kế hoạch & đầu tư Hà Nội
Hệ thống trụ sở quản lý nhà nước ở các xã cũng được quan tâm đầu tư nâng cấp. Trong năm 2002,2003, đã triển khai xây dựng trụ sở xã ở 2 huyện Từ Liêm và Thanh Trì . Kết quả cụ thể như sau:
Biểu 18: Tổng hợp hiệu quả đầu tư xây dựng trụ sở quản lý nhà nước
Lĩnh vực
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Số công trình hoàn thành
dự án
3
1
Số diện tích sàn xây dựng mới
m2 sàn
34.559
1.548
Xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh khu liên cơ quan
ha
4
Nguồn: Sở kế hoạch & đầu tư Hà Nội
Ngoài ra, các yếu tố kết cấu hạ tầng khác cũng đã được quan tâm đầu tư và đạt được nhiều thành tựu. Hệ thống chợ nông thôn được tập trung đầu tư. Đến cuối năm 2003, trên địa bàn thành phố có tổng 140 chợ. Các chợ đầu mối chợ loại I, loại II được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Hệ thống các chợ được đầu tư nâng cấp cải tạo và xây dựng mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá và tiêu thụ nông sản của nông dân
Hệ thống cơ sở giáo dục trạm y tế đã được tăng cường mở rộng. 100% số xã có trường tiểu học và trung học cơ sở, 16.1% số xã có trường phổ thông trung học, các cơ sở nhà trẻ mẫu giáo được duy trì, mở rộng, 100% các xã có lớp mẫu giáo. Trong lĩnh vực y tế, ngoài việc tăng cường số lượng lương y bác sĩ cho các trạm y tế, việc mở rộng các cơ sở khám chữa bệnh cũng được đặc biệt chú ý. Thống kê các đơn vị tuyến huyện cơ sở hạ tầng có 590 giường bệnh ở 4 bệnh viện huyện, 18 phòng khám đa khoa khu vực, 228 cơ sở y tế ở tuyến xã. Số y sĩ bình quân mỗi trạm y tế là 2.34 người.
Có 100% trụ sở uỷ ban xã có điện thoại, 46385 hộ dân (chiếm 17.1%) , 100% số xã có loa truyền thanh, 85% số xã có trạm bưu điện, 32.3% số xã có nhà văn hoá, 28.8% số xã có thư viện…những kết quả nêu trên của ngoại thành Hà nội đều cao hơn mức bình quân cả nước, vùng đồng bằng Sông Hồng và thành phố Hồ Chí Minh.
Tỷ lệ trẻ em đến lớp mẫu giáo đạt 70%. Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 100%. Thành phố đã hoàn thành việc phổ cập tiểu học cấp II.
Nhiều xã đăng kí xây dựng làng văn hoá, nhiều gia đình đăng kí xây dựng gia đình văn hoá. Số xã có nhà văn hoá đạt 80%. Các xã đều có đài truyền thanh. Ước tính 90% số hộ dân ngoại thành được xem truyền hình, 30 số làng có trung tâm văn hoá làng. Có 195/621 thôn làng đăng kí xây dựng làng văn hoá chiếm 32.8%
Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện.
Thu nhập người dân tăng (năm 2000, thu nhập trung bình/người /tháng là 275.000(đ), năm 2001 được 320.000đ, năm 2002 tăng lên 390.000đ, năm 2003 là 420.000đ. Tỷ lệ hộ nghèo còn 2.3% ( năm 2003) cao nhất là huyện Sóc Sơn 8%, không có hộ đói.
2. Hiệụ quả kinh tế xã hội đạt được
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố, chương trình đẩy nhanh công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ngoại thành đã đạt được những hiệu quả kinh tế xã hội quan trọng
2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
Mặc dù đất nông nghiệp trong những năm qua giảm nhanh ( mỗi năm giảm khoảng hơn 1000ha do quá trình đô thị hoá), và có hàng ngàn ha đất nông nghiệp bị ảnh hưởng do phải chờ dự án không sản xuất được hoặc bị sâu bọ chuột phá hoại cho năng suất thấp, nhưng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng trung bình mỗi năm 2.84%
Năm
2000
2001
2002
2003
Giá trị sản xuất
1289045
1334055
1391579
1430914
Năm 2001 đạt 1.334.055 triệu đồng tăng 3.43% so với năm 2000, năm 2002 đạt 1.391.579 triệu đồng tăng 4.34% so với năm 2001, năm 2003 đạt 1.430.914,227 triệu đồng tăng 2.8% so với năm 2002. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất nông nghiệp tính theo giá thực tế năm 2002 đạt 43.5 triệu đồng, năm 2003 đạt 47 triệu đồng ( cao nhất là huyện Từ Liêm giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 67.7 triệu /ha, thấp nhất là huyện Sóc Sơn đạt 34 triệu/ha
Kết quả nổi bật trong sản xuất nông nghiệp
Về trồng trọt: Tổng giá trị sản xuất ngành rồng trọt ( giá ccố định) từ 2001-2003 tăng trung bình mỗi năm 1% , năm 2001 đạt 721.832 triệu đồng giảm 3.73% so với năm 2000 do năm 2001 thời tiết thay đổi bất thường ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp(mưa, hạn sâu bệnh…), năm 2002 đạt 754.768 triệu đồng tăng 3.73% so với năm 2001, năm 2003 đạt 780.419 triệu đồng, tăng 3.4% so với năm 2002.
Nhìn tổng thể các nhóm cây trồng có giá trị kinh tế lớn đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình phát triển của sản xuất hàng hoá, ngoại trừ nhóm cây lâu năm còn bấp bênh chưa ổn định. Đã đưa vào sản xuất thành công một số giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao như: các giống rau cao cấp, các giống hoa mới, áp dụng việc nhân giống một số loài hoa cao cấp bằng công nghệ cấy mô tế bào (INVITRO). Từ năm 2000 đến 2003 đã giảm 3000 ha đất trồng lúa để trồng rau sạch, hoa, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích cây ăn quả tăng từ 2.565 ha năm 2000 lên 3.165 ha năm 2003, tăng 23%. Diện tích trồng hoa tăng từ 1.562ha năm 2000 lên 2149.6 ha năm 2002, tăng 587.6ha tăng 37.6%. Năm 2003 là 2656.6ha tăng 507 ha so với năm 2002. Diện tích trồng rau đạt 8247.2ha, trong đó rau an toàn đạt 3272 ha(gieo trồng)
Nhiều vùng nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng các cây khác, hình thành những vùng hàng hoá sản xuất tập trung như vùng hoa Tây Tựu( Từ Liêm ), vùng trồng rau sạch Văn Đức, Đặng Xá, Đông Dư( Gia Lâm ), Vân Nội (Đông Anh), Lĩnh Nam(Thanh Trì ), vùng trồng cây ăn quả Phú Diễn, Minh Khai(Từ Liêm )…
Về chăn nuôi thuỷ sản: Ngành chăn nuôi thuỷ sản có những bước tiến đáng kể: ngành gia cầm phát triển nhanh, ngành thuỷ sản và bò sữa có nhiều tiến triển, các sản phẩm chăn nuôi phát triển theo hướng đa dạng và chất lượng như: lơn nạc, gà thả vườn, cá chim trắng, tôm càng xanh đang phát triển nhanh
Tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm đạt 4.86%. Giá trị ngành chăn nuôi năm 2001 đạt 492.52 tỷ tăng 7.5% so với năm 2000, năm 2002 đạt 515.12 tỷ tăng 4.35% so với năm 2001, năm 2003 đạt 529.275 tỷ tăng 2.74%
Trong đó đàn bò sữa tăng nhanh: năm 2000 đàn bò sữa có 1800 con, năm 2001 có 2000 con, năm 2002, có 2437 con tăng 22.3% so với năm 2001, năm 2003 có 2650 con tăng 7.8%.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2003 đạt 3580ha tăng 5.3% so với năm 2002. Một số địa phương đã mạnh dạn chuyển dịch diện tích trũng trồng lúa năng suất thấp bấp bênh sang nuôi trồng thuỷ sản và cây ăn quả.
Cơ cấu kinh tế trong 3 năm vừa qua có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: Năm 2000 cơ cấu ngành trồng trọt chiếm 60.42%, ngành chăn nuôi chiếm 39.58%. Năm 2003 cơ cấu ngành trồng trọt chiếm 56.5%, ngành chăn nuôi chiếm 43.5%
2.2 Cơ cấu kinh tế nông thôn có sự chuyển dịch tích cực
Giá trị sản xuất CN-TTCN-XDCB tăng trung bình một năm 27% ( năm 2001 đạt 1.555,41 tỷ đồng tăng 13% so với năm 2000. Năm 2000 đạt 2.092.27 tỷ đồng tăng 34.525 so với năm 2001, năm 2003 ước đạt 2794.9 tỷ tăng 33.58%
Cùng với các khu công nghiệp lớn như: Đền Lừ, Mai Động, dự án phía nam Hà nội, Nội Bài, Bắc Thăng long đã hình thành các khu công nghiệp vừa và nhỏ: Từ Liêm , Phú Thuỵ, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Vĩnh Tuy, Nguyên Khuê… đã bước đầu đi vào sản xuất thu hút một lượng lớn lao động nông nghiệp
Công nghiệp chế biến nông lâm sản đang có xu hướng phát triển. Tính đến hết năm 2002 Hà nội có 22 cơ sở chế biến quốc doanh và khoảng 7000 cơ sở chế biến nông lâm, thực phẩm đồ uống và chế biến gỗ. So với năm 2000 tăng 902 cơ sở chế biến nông sản.
Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản năm 2003 ước đạt 1761 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5.8% so với giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt13.12%/năm
Ngành nghề thủ công truyền thống của ngoại thành đang có điều kiện phục hồi phát triển tốt. Hiện nay Hà nội đang có 83 làng nghề sản xuất CN_TTCN chiếm 10.8% so với tổng số làng ở ngoại thành. Có 44 xã có nghề bằng 37.3% tổng số xã ngoại thành
Ngọai thành đã hình thành những khu công nghiệp vừa và nhỏ: khu công nghiệp Vĩnh Tuy, Từ Liêm, Dương Xá đã bắt đầu đi vào sản xuất, thu hút hàng ngàn lao động dư thừa trong nông nghiệp.
Nhiều ngành nghề nông thôn được khuyến khích phát triển như : may mặc, hàng da, giả da, gốm sứ, đồ gỗ, đan lát, thủ công mỹ nghệ…
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành diễn ra rõ nét và chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng ngành CN_XD tăng từ 51.7% năm 2000 lên 60% năm 2003, thương mại dịch vụ từ 19.1% năm 2000 lên 20% năm 2003 và nông nghiệp giảm dần từ 29.2% năm 2000 xuống còn 20% năm 2003. Kinh tế nông thôn đang chuyển sang nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
2.3 Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được củng cố, tình hình chính trị- trật tự an toàn xã hội được bảo đảm
Hoạt động của các hợp tác xã sau chuyển đổi dần được ổn định, có nhiều hợp tác xã làm ăn có lãi. Số HTX hoạt động khá chiếm 25%. Công tác quản lý của nhà nước đối với HTX được quan tâm hơn…
Kinh tế trang trại phát triển tạo bước tiến quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn: tăng cả về qui mô lẫn vốn đầu tư. Thành phố đang tạo ra những cơ chế thuận lợi, ưu đãi để các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Hiện nay toàn thành phố có 277 trang trại.
Đến nay đã hoàn thành cơ bản việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân.
Tập trung sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Đã xây dựng kế hoạch sắp xếp từ nay đến 2005. Trong đó ưu tiên đầu tư phát triển các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ công ích và dịch vụ: giống cây trồng vật nuôi, các đơn vị có điều kiện phát triển công nghiệp chế biến.
Hà nội đang tập trung xây dựng trong năm 2004 bảy mô hình thí điểm doanh nghiệp cổ phần nông nghiệp ở các huyện. Trong đó cổ đông là những pháp nhân và hộ nông dân góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất.
3. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn
3.1 Kết cấu hạ tầng vẫn còn thiếu hụt và lạc hậu so với thực tế phát triển sản xuất và đời sống, không đáp ứng được yêu cầu phát triển của nông nghiệp nông thôn trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Khả năng và mức độ cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng còn thấp so với nhu cầu thực tế của sản xuất và đời sống.
. Mặc dù đề án điện đã được triển khai và đã đạt được các mục tiêu cơ bản đã đề ra tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề án còn một số tồn tại và khó khăn.
Tỷ lệ tổn thất điện năng vẫn còn cao, thể hiện qua bảng số liệu sau
Tên huyện
Tỷ lệ tổn thất điện năng(%)
Từ Liêm
20
Thanh Trì
13
Gia Lâm
23
Đông Anh
15
Sóc Sơn
29
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện đề án điện nông thôn
Giá bán điện bình quân sau đầu tư <700 đ/kwh, nhưng cơ cấu giá bán điện nông thôn, chưa tính đúng tính đủ, hạch toán tỷ lệ tổn thất điện năng cao hơn so với thực tế, các chi phí điện chiếu sáng công cộng( đường làng trụ sở uỷ ban, đình làng trường học…) còn tính vào giá thành để tính vào giá bán điện đến hộ dân dẫn đến giá bán điện chưa giảm đáng kể. Đây là một trở ngại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp vì điện chính là điều kiện để vận hành các hệ thống kỹ thuật phục vụ sản xuất khác như các trạm bơm, hệ thống tưới tiêu nước…
Hệ thống cấp nước sạch đã được quan tâm song mới chỉ đáp ứng được 73.5% số hộ dân dùng nước sạch. Hơn nữa tỷ lệ dùng nước sạch đạt tiêu chuẩn còn rất thấp, mới chỉ chiếm 25% số hộ. 15% số xã chưa có trạm bưu điện, 20% số xã chưa có nhà văn hoá, 71.2% số xã chưa có thư viện, còn 30% trẻ em chưa được đến lớp mẫu giáo.
3.2 Nhiều các công trình hạ tầng ở nông thôn đã xây dựng từ lâu, chất lượng kém đòi hỏi được sửa chữa hoặc thay đổi hoàn toàn.
Các công trình tưới được xây dựng từ rất lâu đã lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng như từ 1960 về trước có hệ thống Thụy Phương, các hệ thống lớn vừa xây dựng thời kì 1960-1975, các trạm bơm lẻ chủ yếu từ 1970-1980, nên các đầu mối xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt máy bơm sử dụng lâu năm hiệu suất giảm. Một số vùng như vùng trung du của huyện Sóc Sơn, vùng bãi ngoài đê vẫn chưa có công trình tưới.Theo thống kê hiện còn tới 30% diện tích đất chưa đựơc tưới và 60% chưa được tiêu chủ động.
3.3 Có sự khác biệt khá lớn về qui mô và trình độ phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn giữa các vùng ở ngoại thành
Tại các vùng ven đô, nơi mà quá trình đô thị hoá đã diễn ra từ lâu, hệ thống kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng nói riêng đã được chú trọng đầu tư và đạt được mức độ tương đối hiện đại. Trong khi đó, tại các vùng xa trung tâm hơn như ở huyện Sóc Sơn thì hệ thống kết cấu hạ tầng cũ kỹ lạc hậu, nhiều nơi đã xuống cấp nghiêm trọng đặc biệt ở các xã vùng sâu vùng xa
Thực trạng thiếu hụt và lạc hậu của các điều kiện hạ tầng trên đây làm cho chúng chưa thể hiện và phát huy đầy đủ tính định hướng và vai trò nền tảng đối với phát triển sản xuất, mở mang kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
Chương III
Quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn trong những năm tới
I. Quan điểm phát triển
Một là: Kết cầu hạ tầng phải đáp ứng được những yêu cầu và điều kiện cho sự tăng trưởng phát triển nhanh chóng vững chắc sản xuất nông -lâm -ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của chúng. Đồng thời phải đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của quá trình đổi mới cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển sản xuất hàng hoá và đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nông nghiệp nông thôn.
ở đây mục tiêu của phát triển kết cấu hạ tầng không những phải thích ứng và phù hợp với thực tế phát triển sản xuất kinh doanh đang diễn ra trong nông thôn hiện nay, mà hơn nữa cần hướng tới việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình làm thay đổi cấu trúc, tính chất và trình độ của nền sản xuất xã hội ở khu vực này. Phát triển kết cấu hạ tầng vừa là điều kiện hàng đầu, vừa là một trong những nội dung quan trọng nhất của quá trình chuyển biến đó.
Hai là: phát triển kết cấu hạ tầng cần hướng tới sự đảm bảo các điều kiện cho sự phát triển nông thôn mới toàn diện, góp phần tạo việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của dân cư, thúc đẩy nâng cao dân trí và phát triển xã hội ở nông thôn- đồng thời tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc bảo vệ tài nguyên môi trường và điều kiện sống nói chung. Theo đó việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cần được xem như là một nội dung không thể thiếu của quá trình phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn và cần phải "đi trước một bước" so với thực tế và đời sống.
Ba là: Đặt sự phát triển của kết cấu hạ tầng trong nông thôn nông nghiệp trong tổng thể quá trình tạo lập và phát triển kết cấu hạ tầng nền kinh tế quốc dân, trong xu thế quốc tế, hoá khu vực hoá và toàn cầu hoá, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và cân đối trong quá trình tạo lập, phát huy tác dụng và hiệu quả của chúng. Muốn vậy trước mắt và trong những năm tới, cần sớm khắc phục tình trạng mất cân đối cả về hệ thống cấu trúc, phân bố không gian lãnh thổ cũng như trang bị kỹ thuật của các cơ sở và công trình hiện có. Mặt khác cần ưu tiên phát triển đồng bộ, và hiện đại hoá một số hệ thống công trình giao thông, điện thông tin liên lạc… nhằm tạo khả năng và cơ hội mới cho việc mở rộng, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động của tổng thể các công trình kết cấu hạ tầng.
Bốn là: việc đẩy mạnh và phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn hiện nay phải được coi là nhiệm vụ chung chứ không phải là nhiệm vụ riêng của khu vực nông nghiệp nông thôn. Do vậy cần tiếp tục quán triệt hơn nữa quan điểm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", huy động mọi nguồn lực trong nước và các tổ chức cá nhân, mọi thành phần và lực lượng kinh tế xã hội, cả ở trung ương , địa phương lẫn các cấp, ngành và cơ sở ở nông thôn cũng như ở thành thị. Đồng thời phải mở rộng và tăng cường hơn nữa việc hợp tác và đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.
Song ở đây cũng cần khẳng định "vai trò và tính chất quyết định của các nguồn lực trong nước và trách nhiệm hàng đầu của nhà nước trong việc đầu tư, tổ chức xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn". Điều đó là cần thiết để nâng cao vai trò và khả năng kiểm soát của nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế xã hội ở khu vực này, và mặt khác để có thể đảm bảo tốt hơn sự công bằng và bình đẳng trong phát triển kinh tế xã hội giữa nông thôn và thành thị.
Việc tập trung vốn đầu tư của nhà nước vào kết cấu hạ tầng ở khu vực thành thị cũng như việc huy động góp quá sức của dân cư ở nông thôn đều có thể làm tăng những bất bình đẳng nói trên.
Năm là: trong điều kiện chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay cần khuyến khích đa dạng hoá các hình thích sở hữu, đầu tư tổ chức và khai thác đối với kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn. Song phải có sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa các hình thức tổ chức quản lý, các thành phần kinh tế xã hội và những mục đích, lợi ích khác.
Mặt khác cần có sự phối hợp và thống nhất các mục tiêu của chính những hệ thống và công trình kết cấu hạ tầng, giữa thuỷ lợi và giao thông, giữa công trình bảo vệ đất đai và bảo vệ tài nguyên môi trường, giữa phục vụ phát triển kinh tế và phục vụ văn hoá xã hội, nhằm đạt tới mục tiêu và hiệu quả chung là phát triển toàn diện mạnh mẽ nền kinh tế xã hội nông thôn.
Với những định hướng mục tiêu và quan điểm phát triển trên đây, trong những năm tiếp theo, cần nỗ lực tập trung cho việc tăng tốc các điều kiện kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp nông thôn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, khắc phục và cải thiện căn băn tình trạng lạc hậu và yếu kém của chúng.
2.Phương hướng phát triển
Quá trình phát triển của Thủ đô mang đăc điểm rõ rệt: từ làng đến phố, nhiều làng trở thành phố. Vì vậy rất nhiều phố của Hà nội vẫn mang dáng dấp đặc trưng của làng xã: cơ sở hạ tầng yếu kém lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu của Thành phố, Thủ đô thời kì công nghiệp hoá, văn minh và hiện đại. Việc sửa chữa các khuyết tật này rất khó khăn. Do đó việc xây dựng mới và cải tạo cơ sở hạ tầng hiện có và ngoại thành phải có sự chuẩn bị chu đáo, qui hoạch tổng thể và cho tiết theo hướng hiện đại nhưng phải phù hợp với thực tế, cần thiết phải đưa ra bàn trong các cộng đồng hưởng lợi từ công trình và phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá kinh tế xã hội ngoại thành Hà nội, với vai trò là bộ phận cấu thành của Thủ đô Hà nội, một trung tâm lớn về chính trị, hành chính quốc gia, kinh tế văn hoá khoa học giáo dục thương mại của cả nước và của vùng trọng điểm phía Bắc.
Đảm bảo cho xây dựng nông thôn ngoại thành theo hướng đô thị hiện đại hoá, ngay từ khi qui hoạch và tránh những khiếm khuyết hiện tại đã mắc phải.
Sự phát triển cơ sở hạ tầng có tác động cơ bản đến hiện đại hoá nông thôn. Nhiệm vụ đặt ra trong những năm tới là đầu tư nông thôn theo hướng hiện đại hoá và văn hoá sinh thái:
Đầu tư toàn diện hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi với mạng lưới trạm bơm có đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Thực hiện nhanh chóng chương trình cứng hoá kênh mương, đảm bảo tưới khoa học khoảng 90% và tiêu chủ động đạt 75%. Các vùng sản xuất rau, hoa, cây ăn quả tập trung được đầu tư tưới bằng thiết bị tưới hiện đại. Tăng cường công tác quản lý khai thác công trình bảo vệ đê điều chống lũ.
Phát triển hệ thống giao thông nông thôn đồng bộ hoàn chỉnh. Phải tạo được hệ thống giao thông công cộng nối liền nội thành với các đô thị và các điểm dân cư ngoại thành cho các đường liên huyện, liên xã liên thôn để tạo mối liên hệ giữa các điểm dân cư, giữa trung tâm xã, các thị tứ và hệ thống đô thị toàn thành phố nhằm xoá bỏ sự cách biệt giữa nội thành với ngoại thành, tạo điệu kiện phân bổ dân cư thống nhất trên toàn thành phố.
Đầu tư hoàn thiện hệ thống lưới điện, thực hiện phương thức thống nhất quản lý lưới điện có hiệu quả, giảm thất thoát điện năng, giá bán điện ưu đãi phục vụ sản xuất. Thiết lập các công trình đầu mối phân phố đến từng điểm dân cư. Trước mắt phải hoàn thiện hệ thống cấp điện đến các thị tứ, các trung tâm xã, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cộng đồng.
Đẩy mạnh việc ứng dụng cơ giới hoá và thông tin liên lạc trong nông nghiệp nông thôn. Phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 80% công việc trong sản xuất được sử dụng thiết bị cơ khí.
Hiện đại hoá công nghệ trong sản xuất xử lý môi trường ở các cụm công nghiệp và làng nghề, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đến các hoạt động thương mại dịch vụ
Một số chỉ tiêu chủ yếu trong xây dựng cơ sở hạ tầng
Giao thông:
Các hệ thống đường giao thông lớn, về cơ bản sẽ hoàn thành sớm, như hệ thống đường 1,5,2,3,6, các nút giao thông, hệ thống cầu vượt, hệ thống giao thông đường vành đai 3 cũng sẽ cơ bản hoàn thành. Đảm bảo giao thông vào nội thành cũng như đi các tỉnh thông suốt và đã được hiện đại hoá một bước.
Đường liên huyện, liên xã, đường trên hệ thống đê, được nhựa hoá hoặc bê tông. Đường đến các khu công nghiệp, khu sản xuất lớn về nông nghiệp, công nghiệp đều được trải nhựa tối thiểu 6m
Đường trong thôn xóm, đến năm 2010, 50% số nông thôn sẽ xây dựng, vào năm 2020 sẽ hoàn thành toàn bộ hệ thống đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại.
Điện:
Hoàn thiện hệ thống điện đến 100% số hộ gia đình, chậm nhất 2005 xong, đảm bảo đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của dân. Hướng chung hoàn thiện lưới điện theo yêu cầu hiện đại. Trước hết các khu công nghiệp dùng đường điện tải điện cáp ngầm.
Cấp và thoát nước:
Thuỷ lợi công trình tưới đảm bảo chủ động, hệ thống kênh mương được kiên cố hoá bê tông, nhựa composit…Các vùng trồng rau hoa, quả, lúa tập trung, nuôi trồng thuỷ sản được đầu tư thiết bị tưới với công nghệ hiện đại đạt 50% diện tích vào năm 2010
Nước sinh hoạt năm 2005, 100% dân ngoại thành được cấp nước sinh hoạt, trong số 50% được cấp nước sạch từ các nhà máy. Riêng huyện Sóc Sơn được cấp nước sinh hoạt cho các vùng ở tập trung.
Đến 2010 thì 80% dân số dùng nước sạch, 20% dùng nước giếng khoan có lọc. Đặc biệt vùng Từ Liêm , Thanh Trì , Gia Lâm khẩn trương giải quyết vấn đề nước sạch đạt 100% vào năm 2010.
Đến năm 2010 toàn bộ nước thải ở ngoại thành kể cả nước thải công nghiệp và nước thải của các khu dân cư đều qua xử lý theo hình thức lọc 3 lớp hồ sinh học theo qui định về môi trường.
3.Dự tính nguồn vốn cho kết cấu hạ tầng
Vốn là nhân tố quan trọng hàng đầu của quá trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Chỉ khi có vốn chúng ta mới có thể tiến hành xây dựng nâng cấp cải tạo, duy tu bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn. Theo dự tính nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp và ngoại thành Hà nội đến 2010 được phân bổ như sau:
Biểu19 : Kế hoạch vốn đầu tư XD kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn Hà nội giai đoạn 2001 - 2010.
Đơn vị: tỷ đồng
stt
Lĩnh vực đầu tư
Nguồn vốn
Tổng số
3000
1
Nông lâm nghiệp
269
2
Thuỷ lợi
1252
3
Đê điều
326
4
Điện nông thôn
391
5
Giao thông nông thôn
544
6
Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm sản xuất làng nghề tập trung
108
7
Hệ thống nước sạch nông thôn
110
Nguồn: Chương trình phát triển kinh tế và hiện đại hoá nông thôn ngoại thành
Nguồn vốn đầu tư phân bổ cho các lĩnh vực để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau;
* Thuỷ lợi:
- Tiếp tục thực hiện đề án kiên cố hoá kênh mương
- Triển khai công trình tưới tiết kiệm nước bao gồm tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa để tiết kiệm nước
-Triển khai chương trình sử dụng nước sạch trong thuỷ lợi để nâng cao chất lượng sản phẩm.
-Hệ thống tiêu nước:
+Tiến hành tách nước thải dân cư ra khỏi nước mặt
+ Hoàn thiện hệ thống tiêu để xác định vùng cần chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản.
-Đối với công trình phục vụ nuôi trồng thuỷ sản: xây dựng cống dẫn nước, làm bờ vùng bờ thửa, kênh dẫn nước tiêu nước.
Với danh mục các dự án trên thì dự tính nhu cầu vốn đầu tư cho thuỷ lợi đến 2010 sẽ là 1252 tỷ đồng .
*Điện nông thôn
Khi đề án điện nông thôn hoàn thiện vào năm 2003 thì bắt đầu từ thời điểm này thì các chương trình dự án về điện nông thôn không do ngân sách thành phố chịu trách nhiệm nữa mà sẽ giao cho ngành điện quản lý. Dự tính đến năm 2010 thì ngành điện cần đầu tư cho điện nông thôn một khối lượng vốn là 391 tỷ đồng
* Giao thông
- Mở rộng nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn
- Xây dựng hệ thống tiêu nước của đường giao thông
Dự tính nguồn vốn cần đầu tư thêm đến 2010 sẽ là 544 tỷ đồng
*Nước sạch
-Xây dựng cụm công trình nước sạch cho các xã đặc biệt là các xã vùng trũng ( Bắc Phú, Tân Hưng, Đông Mỹ), các vùng bị ô nhiễm nguồn nước (Văn Điển, Nam Sơn, Hồng Kỳ) và các xã khác.
Dự tính nguồn vốn cho các dự án nước sạch nông thôn sẽ là 110 tỷ đồng.
II. Các giải pháp tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
1. Tạo vốn bằng nguồn thu từ đất công ích cho xây dựng kết cấu hạ tầng
Hiện nay thực hiện Luật đất đai 1993, khi giao đất cho các hộ, ở các xã được giành một phần quĩ đất của địa phương làm quĩ đất công và gọi là quĩ đất công ích. Việc cho phép có qũi đất công ích cũng nhằm đáp ứng nhu cầu chung của xã về phát triển hạ tầng phục vụ kinh tế văn hoá xã hội mang tính chất công ích của mỗi cộng đồng làng xã.
Với tính cách là nguồn tạo thu nhập để đáp ứng nhu cầu hoạt động công ích của cộng đồng làng xã, trong thực tiễn đã xuất hiện một số cách sử dụng quĩ đất. Và một trong số đó là chuyển đổi đất thành cơ sở hạ tầng theo phương thức "đổi đất lấy cơ sở hạ tầng". Đây là một phương thức tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới nảy sinh trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường ở nông thôn. Xét về thực chất, đổi đất lấy cở sở hạ tầng là một phương thức tạo nguồn tài chính cho phát triển hạ tầng dựa trên quĩ đất công ích. Đất công ích là quĩ đất 5% so với tổng số đất nông nghiệp, dành cho nhu cầu công ích do xã quản lý và sử dụng theo qui định của Luật đất đai 1993.
ở những nơi gần đường quốc lộ, gần các thị tứ, thị trấn và thành phố đang trong quá trình chuyển biến mạnh sang cơ chế thị trường, tốc độ đô thị hoá cao, nhu cầu về đất ở tăng nhanh. Mặt khác nơi đây dân cư có thu nhập cao hơn, năng lực chuyển đổi kinh tế của các hộ cũng lớn hơn các nơi khác. ở những nơi này, việc mua bán đất diễn ra khá nhanh và tạo nguồn tài chính chủ yếu cho phát triển hạ tầng.
Trong năm 2003, các quận huyện được thành phố giao kế hoạch lập dự án và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất 13 dự án, trong năm 2003 đã tổ chức đấu giá được 5 dự án - tổng số tiền thu được 644 tỷ đồng, cụ thể như sau: dự án tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm :9762m2- tổng số tiền thu được 94.611 triệu đồng, dự án tại khu Đền Lừ II:3970m2- tổng số tiền thu được:68.502 triệu đồng, dự án tại phường Nhân Chính quận Thanh Xuân:13.532 m2- tổng số tiền thu được 148 tỷ đồng, dự án tại phủ Tây Hồ, quận Tây Hồ 13.885 m2- tổng số tiền thu được 247 tỷ đồng, dự án tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm ( khu vực xây dựng nhà chung cư):15.305m2 - tổng số tiền thu được 86 tỷ đồng)
Trong năm 2004, để đạt được mục tiêu đấu giá quyền sử dụng 50ha đất, thu về cho ngân sách 1.500 tỷ đồng , nhiều ý kến của các quận huyện kiến nghị UND Thành phố nên qui hoạch phần phê duyệt qui hoạch cho các địa hương trong trường hợp đã có qui hoạch chi tiết, đẩy mạnh cải cách hành chính trong việc làm thủ tục đầu tư
Những vướng mắc trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tất cả các khâu sẽ được giải quyết dứt điểm. Trong tháng 3, thành phố đấu giá quyền sử dụng đất tại các dự án :11ha xã Phù Linh ( huyện Sóc Sơn), 5.9ha xã Xuân Đỉnh ( huyện Từ Liêm), 16 ha phường Dịch Vọng(quận Cầu Giấy). Cả 3 dự án đều được tổ chức đấu giá dưới hình thức đấu giá từng khu theo dự án và từng lô đất.
UBND Thành phố đã cho phép UBND các quận, huyện sử dụng nguồn vốn ngân sách đó để đầu tư vào các công trình hạ tầng kỹ thuật của địa phương như xoá phòng học cấp 4, xây dựng hệ thống kênh mương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao và cải thiện đời sống dân cư khu vực.
Phương thức "đổi đất lấy cơ sở hạ tầng" trong thời gian qua có ý nghĩa chủ yếu sau:
Xét về qui mô và tầm vóc, phương thức này tạo ra nguồn tài chính gần như lớn nhất, mang tính chất tập trung vì vậy có thể nhanh chóng xây dựng được những hạ tầng với qui mô lớn.
Xết về tính chất, bán đất công ích là giải pháp thị trường: thông qua quan hệ hàng hoá tiền tệ để chuyển hình thái tồn tại của lọai tài sản này sang thành tài sản khác cần thiết cho nhu cầu phát triển.
Tuy nhiên phương thức này cũng có những hạn chế nhất định. Với tính cách là phương pháp tạo nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng nông thôn, quĩ đất công ích được sử dụng theo các hướng khác nhau: Giao tạm thời, đấu thầu trong thời gian ngắn, trong đó bán đất chính là bản chất của việc đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có hiệu quả tiêu cực trên 2 phương diện: làm xuyên tạc bản chất kinh tế của vấn đề quĩ đất công ích trong nông thôn truyền thống có từ thời phong kiến và mặt khác do cơ chế tài chính chưa chặt chẽ đã gây nên nhiều vấn đề bức xúc trong nông thôn mà thực tiễn những năm qua đã chứng minh.
2. Huy động sức dân đóng góp để xây dựng kết cấu hạ tầng
Huy động sức dân là phương thức đầu tư truyền thống trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, được thực hiện theo các cách chủ yếu sau:
+Qui định nghĩa vụ đóng góp dưới hình thức "nghĩa vụ dân công" đối với lao động trong độ tuổi lao động. Đối tượng phải đóng góp là cả nam và nữ. Mức đóng góp tuỳ theo qui định của mỗi tỉnh, nhưng thường từ 10-20 ngày công /người/năm.
+Hình thành quĩ không chia dùng vào mục đích phát triển hạ tầng của hợp tác xã. Trong cơ chế cũ, quĩ không chia này có quĩ tích luỹ và quĩ công ích. Trong cơ chế mới, quĩ không chia của hợp tác xã có quĩ tích luỹ. Thực chất các quĩ này cũng là phần thu nhập của hợp tác xã do công sức của xã viên tạo ra.
+ Đóng góp tự nguyện ngoài nghĩa vụ dân công qui định, theo nhu cầu của từng vụ việc xây dựng hạ tầng( tiền xây dựng trường của học sinh do trường qui định, tiền đóng góp xây dựng đường làng ngõ xóm do dân thôn bàn bạc tự nguyện đóng góp…)
Với xã có kinh tế phát triển khá hoặc trung bình, thu nhập và đời sống dân cư tương đối ổn định, năng lực của cấp xã khá, việc phát triển hạ tầng nông thôn của những xã này có thể dựa chủ yếu vào việc đóng góp của dân.
Trong thời gian qua, hội viên nông dân đã được vận động đóng góp 9.198 triệu đồng, 128.420 ngày công lao động tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, vận động nông dân tham gia sửa chữa, làm mới 192.58 km đường giao thông đến nay đã có 70% đường liên thôn, liên xã được trải nhựa bê tông, lát gạch vận động nông dân tham gia đóng góp làm mới sửa chữa được 270 phòng học, trạm xá, góp phần vào việc đảm bảo 100% trường PTTH, 83% trường TH cơ sở, 81% trường tiểu học, 68.4% trường mẫu giáo được xây dựng kiên cố, khang trang không còn hiện tượng học ca 3, 100% số xã có trạm y tế, bình quân 1000 người có 0.56 giường bệnh đảm bảo phục vụ cho việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở nông thôn, vận động nông dân làm mới nâng cấp sửa chữa 104 cầu cống và 45.2 kênh mương góp phần đảm bảo 70% diện tích được tưới tiêu và 40% diện tích được tiêu chủ động, vận động nông dân xây dựng sửa chữa làm mới được 17 công trình điện góp phần phủ kín 100% số hộ có điện sử dụng, vận động nhân dân đào hàng chục ngàn mét giếng khoan góp phần đảm bảo cung cấp cho 65% nông dân được dùng nước sạch.
Bằng phương pháp huy động sức dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn sẽ có ý nghĩa rất lớn, thể hiện trên các khía cạnh sau đay:
+Xét về mặt lịch sử: Đây là phương thức đã được áp dụng rất phổ biến trong thời kì bao cấp, vì vậy đây là cách kế thừa những kinh nghiệm quá khứ trong điều kiện hiện nay để phát triển nông thôn
+ Xét về mặt kinh tế: Đây là một phát huy nội lực của nông dân trong điều kiện kinh tế kém phát triển, đặc biệt đối với vùng còn dư thừa lao động.
+ Xét về mặt xã hội: các khoản đóng góp như trình bày trên hoặc là theo luật định hoặc là do dân thôn bàn bạc tự nguyện, vì vậy ít có nguy cơ hậu quả không tốt trong nông thôn.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định:
+ Huy động nguồn lực của dân đóng góp trong xây dựng hạ tầng nông thôn là một phương thức truyền thống, huy động tại chỗ và đầu tư tại chỗ ở thôn làng. Trong điều kiện hiện nay việc huy động này mang tính chất nhà nước, tính chất pháp lệnh qui định nghĩa vụ công dân đối với xã hội và được sử dụng xây dựng các công trình ngoài thôn làng, thậm chí ngoài xã. Do vậy người dân cảm thấy có sự không trùng khớp giữa huy động đóng góp và hưởng thụ thành quả khi công trình hạ tầng được tạo ra làm cho tính chất nghĩa vụ tăng lên. Do tính chất hạn chế này mà nhiều địa phương hiện nay không qui định nghĩa vụ hoặc qui định rất thấp trong giới hạ ít năm.
+ Mọi khoản đóng góp của dân hiện nay, về hình thức ban đầu được tính bằng thóc theo đầu sào hay đầu người nhưng cuối cùng đều qui ra tiền hoặc nộp bằng tiền. Như vậy hình thức huy động được thực hiện một cách gián tiếp thông qua quan hệ tiền tệ. Huy động đóng góp cho phát triển hạ tầng đã trở nên mâu thuẫn gay gắt với trạng thái còn kém phát triển của nền kinh tế làm trầm trọng thêm mâu thuẫn thiếu tiền, thừa lao động ở nhiều vùng nông thôn nước ta hiện nay.
3. Huy động tổng lực cho đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn theo phương châm"Nhà nước và nhân dân cùng làm"
Đây là phương thức đầu tư thể hiện xu thế của sự biến đổi mạnh của nền kinh tế từ trạng thái kém phát triển sang giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Sở dĩ gọi là phương thức huy động tổng lực vì phương thức này thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn dựa vào mọi nguồn lực, phù hợp với mọi yêu cầu của cơ chế thị trường, bao gồm: Hỗ trợ của ngân sách, vay tín dụng đầu tư, vay nợ dân và các tổ chức, nguồn đóng góp của các hợp tác xã và các chủ thể kinh tế, nguồn tài trợ khác.
Thực hiện phương châm " Nhà nước và nhân dân cùng làm" , phương thức huy động tổng lực cho đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn là một xu hướng ở nông thôn vì :
+ Nhu cầu về phát triển hạ tầng nông thôn hiện nay đã vượt qua khả năng tự túc tự cấp của nền kinh tế làng xã. Nếu chỉ bằng những giải pháp truyền thống là là dựa vào ruộng công làng xã, hoặc dựa vào quĩ công ích, dựa vào sự đóng góp theo nghĩa vụ hay tự nguyện … là không phù hợp nữa. Nói cách khác việc áp dụng các giải pháp truyền thống là không đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển hạ tầng nông thôn hiện nay.
+ Không thể dựa chủ yếu vào nguồn tài trợ bên ngoài cho phát triển hạ tầng nông thôn ở mọi vùng, mọi địa phương vì đây là đặc thù áp dụng cho những địa phương đặc thù.
+ Không thể thực hiện việc cấp phát ngân sách cho đầu tư hạ tầng nông thôn vì một mặt ngân sách nhà nước không cho phép và mặt khác cách làm này không phù hợp vói yêu cầu của cơ chế thị trường.
Như vậy, phuơng thức huy động tổng lực cho đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn là một xu thế phù hợp với điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển nhưng cần đựơc đầu tư vượt trội để phát triển nhanh hơn. Phương thức này qui tụ được mọi nguồn lực tài chính bằng cách sử dụng tổng hợp cả những giải pháp truyền thống lẫn những giải pháp của nền kinh tế thị trường, giải pháp của nền kinh tế kém phát triển với giải pháp của nền kinh tế đã phát triển trong xã hội hiện đại. Nhờ vậy kết cấu hạ tầng của nông thôn có thể phát triển nhanh hơn.
4. Dựa vào nôi lực, phát huy các nguồn lực bên ngoài
Đây là phương thức đặc thù được áp dụng cho những xã, huyện có điều kiện đặc thù, thường là những điạ phương được chọn lựa làm phong trào, làm điểm hoặc có hoàn cảnh đặc biệt, được nhận đầu tư từ các dự án nước ngoài.
Do những hạn chế của khu vực nông thôn nên loại vốn này dành cho 3 loại công trình giao thông, thuỷ lợi, điện rất ít (đa số là nguồn ODA với tính chất hỗ trợ phát triển)
Thời gian qua, hai huyện Sóc Sơn và Thanh Trì đã nhận được vốn ODA của cộng hoà Pháp đầu tư cho dự án cấp nước với tổng vốn đầu tư là 0.195 triệu USD
Đây là phương thức đầu tư có ý nghĩa to lớn thúc đẩy sự ra đời và phát triển hệ thống hạ tầng của những vùng nông thôn có nhiều khó khăn, xoá đi sự chệnh lệch do những điều kiện khách quan đem lại trong quá trình phát triển. Đối với những xã, huyện gặp điều kiện khó khăn, nếu không có phương thức đầu tư đặc biệt thì tự bản thân họ không thể phát triển được.
III. Các giải pháp đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn giai đoạn 2001-2010.
1. Đẩy mạnh công tác qui hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
Dựa vào các định hướng phát triển, nhà nước và các cấp các quyền từ trung ương đến cơ sở cần tiến hành đồng bộ công tác khảo sát điều tra cơ bản, đánh giá lại toàn bộ thực trạng và nhu cầu kết cấu hạ tầng trên các vùng nông thôn. ở đây cần xá định đánh giá toàn diện cả về chất lượng, số lượng, cấu trúc kỹ thuật lẫn phân bố không gian lãnh thổ và tính hệ thống của các yếu tố và điều kiện kết cấu hạ tầng.
Trên cơ sở đó, sẽ tiến hành qui hoạch xây dựng các đề án và kế hoạch phát triển tổng thể toàn thành phố. Điều quan trọng là cần có sự phối kết hợp chặt chẽ thống nhất với công tác điều tra qui hoạch tổng thể kinh tế- xã hội, đồng thời phải tính đến các đặc điểm của việc tạo lập và phát triển các hệ thống, công trình kết cấu hạ tầng.
Mặt khác, trong công tác qui hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội nông thôn nói chung cũng như qui hoạch xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng nói riêng, cần xác định rõ và có sự kết hợp giữa các phương án, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và kế hoạch dài hạn có tính chiến lược .
Thực tế cho thấy từ nhiều năm qua việc khảo sát, điều tra, qui hoạch kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn đã chưa được nhà nước coi trọng đúng mức. Đặc biệt là qui hoạch dài hạn, tổng thể. Phần lớn các công trình vừa và nhỏ cấp địa phương, cơ sở chỉ được qui hoạch ở tầm trung và ngắn hạn. Do vậy ở không ít địa phương, có những công trình thuỷ lợi hay giao thông phải phá đi làm lại, thay đổi cấu trúc thiết kế hoặc phân bố không gian lãnh thổ làm lãng phí, thiệt hại đáng kể vốn đầu tư, nhân lực thiết bị và thời gian thi công công trình.
Nhìn chung trong các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng, công tác điều tra qui hoạch phải "đi trước một bước" làm cơ sở cho việc xây dựng phương án, dề án phát triển và xác định "kịch bản" đầu tư hợp ý trên mỗi địa phương trong những khoảng thời gian nhất định.
2. Đổi mới chính sách huy động và hỗ trợ vốn đầu tư
Đây là một trong những giải pháp then chốt nhất để đảm bảo cho sự phát triển của kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp nông thôn hiện nay. Bởi vì như vừa phân tích, thực tế ở phần trên đã cho thấy, tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng vốn đầu tư đang là trở lực và thách thức rất lớn đối với sự phát triển của nó. Vấn đề đặt ra là : nguồn vốn cần huy động từ đâu, làm thế nào để huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng.
Trong điều kiện hiện nay, do nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế quốc dân cũng như cho kết cấu hạ tầng đều đòi hỏi rất lớn và một cách bức xúc nên cần có quan điểm tổng hợp và chính sách nhất quán về huy động vốn đầu tư. Trong đó cần có những thể chế và chính sách thích hợp để khuyến khích động viên ,kêu gọi nguồn vốn, dưới nhiều hình thức khác nhau của các tổ chức đơn vị thuộc mọi thành phần và lực lượng kinh tế, xã hội kể cả trong nước, ngoài nước và của các tổ chức quốc tế:
Tăng cường vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho việc tạo lập và phát triển kết cấu hạ tầng. Đây là nguồn vốn quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển của hệ thống hạ tầng. Song ở đây cũng cần có sự phân cấp hợp lý giữa ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và cơ sở. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước sẽ tập trung đầu tư cho các hệ thống, công trình trọng tâm, trọng điểm. Ngân sách địa phương cần tập trung cho các công trình đầu mối ở địa phương, cơ sở trong thôn, xóm, xã(như thuỷ lợi nội đồng, đường giao thông liên thôn, liên xã,…)
Cần mở rộng các hình thức và hệ thống tín dụng, ngân hàng ở nông thôn để đầu tư vốn tín dụng cho kết cấu hạ tầng. Một mặt có thể mở rộng dưới hình thưc tín dụng, mặt khác nguồn vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế, xã hội khác có thể được huy động chu chuyển và phân bố thuận lợi hơn. Thông thường nguồn vốn này cần huy động và đầu tư trung hạn hoặc dài hạn với lãi suất thấp, có thể hoàn vốn theo phương thức trả góp trong thời gian dài.
Nhà nước cần huy động các nguồn vốn khác như: phát hành công trái, kì phiếu, trái phiếu, xổ số kiến thiết…để đầu tư cho kết cấu hạ tầng. Theo đó có thể phát hành công trái hoặc xổ số trực tiếp theo từng hệ thống hay công trình nhất định, nhất là đối với công trình trọng điểm.
Tiếp tục khuyến khích các hình thức huy động đóng góp trực tiếp của dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội, tổ chức cộng đồng… để đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng tại chỗ, trong mỗi làng, xã, ấp. Song bên cạnh đó, cần khuyến cáo và tạo điều kiện cho sự hình thành các tổ chức tín dụng trong nhân dân, tăng cường huy động vốn dưới hình thức tín dụng để khai thác tối đa nguồn vốn tại chỗ đồng thời đảm bảo bình đẳng về lợi ích, nghĩa vụ và công bằng xã hội trong việc tạo lập và sử dụng kết cấu hạ tầng.
Trong thời gian tới, cần có những chính sách và giải pháp thích hợp để khuyến khích tăng cường đầu tư nước ngoài cho kết cấu hạ tầng nông thôn, kể cả vốn vay, viện trợ của chính phủ cũng như nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ và hợp tác đầu tư của các nhà kinh doanh.
Cần tiếp tục hoàn thiện một số chính sách kinh tế chủ yếu phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể như sau:
+Chính sách đất đai: chính sách đất đai được cụ thể hoá ở Hà Nội tập trung về: giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ổn định và lâu dài đất nông nghiệp, đất ở, đất ao và vườn liền kề khu vực nông thôn, qui định sử dụng đất để liên doanh, liên kết , chính sách đền bù thiệt hại, khung giá đất cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn, các biện pháp tăng cường quản lý đất đai và xử lý các trường hợp vi phạm, qui định đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư…
Trong những năm tới cần khuyến khích và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi ruộng đất, "dồn điền, đổi thửa" hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuê đất và thuế sử dụng đất đối với hoạt động khoa học nông nghiệp, đảm bảo lợi ích thoả đáng cho nông dân khi đền bù đất giải phóng mặt bằng: thu hồi đất sẽ đền bù bằng tiền, việc tính toán giá đền bù cần lấy giá trị thực tế khi dự án bắt đầu tại khu vực đó, mức hỗ trợ chuyển nghề phải căn cứ vào thực tế lao động và chi phí cần thiết khi chuyển nghề. Bổ sung những qui định cho phép tạo vốn từ quĩ đất
Chính sách đất đai sẽ giúp hoàn thành cơ bản việc giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ổn định và lâu dài đất nông nghiệp, xác lập quyền sử dụng hợp pháp cho nông dân, giải phóng sức lao động, chủ động bố trí sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển và quản lý đất đai tốt hơn. Đồng thời nó sẽ giúp cho việc giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh chống thuận lợi, tạo điều kiện thực hiện các dự án đầu tư, phát triển kinh tế thủ đô.
+Bổ sung, sửa đổi chính sách đầu tư và tín dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn: tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và điện nông thôn, cơ sở chọn và nhân giống, vật nuôi cây trồng, nước sạch nông thôn bằng ngân sách nhà nước. Kinh phí thu được do đền bù thiệt hại đất công ích được dùng để hỗ trợ xây dựng hạ tầng, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất hoặc chế biến, dịch vụ tại nông thôn, không hạn chế vốn và được thuê lao động theo nhu cầu. Vận động nhân dân đóng góp xây dựng quĩ kết cấu hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng. Cho phép lập dự án tạo vốn từ đấu thầu quyền sử dụng đất.
Về cơ chế đầu tư: Nhà nước cần tập trung đầu tư cho sản xuất giống, thuỷ lợi, khuyến nông. Hỗ trợ khu công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển làng nghề, khu nông nghiệp công nghệ cao. Khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn chế biến nông sản, xây dựng chợ. Huy động dân làm giao thông và đường điện nông thôn, mương cấp 3.
Cơ chế huy động vốn gồm: ngân sách nhà nước, thực hiện dự án tạo vốn từ quĩ đất, khuyến khích các thành phần kinh tế kể cả nước ngoài đầu tư, đóng góp, vay vốn ODA, WB, thành lập các quĩ.
+Chính sách hỗ trợ khắc phục thiên tai: Lập quĩ phòng chống thiên tai để trợ cấp, khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân. Miễn hoặc giảm thuỷ lợi phí, hỗ trợ thóc giống vật tư khi úng lụt, hạn hán lớn xảy ra. Thực hiện chế độ doanh nghiệp công ích đối với các công ty khai thác công trình thuỷ lợi…
3. Quản lý và sử dụng có hiệu qủa vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Trước hết cần có sự phối hợp giữa các cấp các ngành để hoạch định một "kịch bản" đầu tư kết cấu hạ tầng trên cơ sở qui hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội nông thôn và những hướng ưu tiên kết cấu hạ tầng đã hoạch định. Từ đó thiết lập các dự án đầu tư cụ thể cho mỗi hệ thống công trình.
Mặt khác trong cơ chế thị trường, cần sớm chuyển đổi hình thức "giao nhận" xây dựng công trình như trước đây sang phương thức đấu thầu, kể cả trong khâu thiết kế, lập dự án đầu tư lẫn khâu thi công xây dựng.
Việc kiểm tra giám sát quá trình cung ứng và sử dụng vốn đầu tư cũng cần chuyển đổi theo hướng tăng cường kiểm tra giám sát trực tiếp quá trình thực hiện của mỗi dự án, chủ yếu giám sát bằng các nghiệp vụ ngân hàng kết hợp với kiểm soát tài chính-kinh tế. Công tác này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục như một chế độ bắt buộc
4. Khuyến khích chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới vào xây dựng hệ thống hạ tầng
Những cải tiến về khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Để đáp ứng được yêu cầu này, cần dành môt khối lượng vốn đầu tư thoả đáng cho việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống hạ tầng. Cần đầu tư hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất của các trạm, trại ở xã, khuyến khích nghiên cứu đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phổ cập kiến thức kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân, chỉ đạo sản xuất nhằm từng bước thực hiện đổi mới "bộ mặt" nông thôn.
5.Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Khi hệ thống hạ tầng dần được hiện đại hoá thì yêu cầu đối với các đối tượng vận hành, quản lý các cơ sở vật chất của nông thôn cũng ngày càng cao. Thực tế tại các xã, đội ngũ này thường bị hạn chế về kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý nên hiệu quả hoạt động không cao. Trong những năm tới cần tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lý đối với đội ngũ hoạt động tại cơ sở, khuyến khích những người có chuyên môn, trình độ về làm việc ở các xã. Chỉ như vậy mới nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Kết luận
Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn ngoại thành có vai trò và vị trí quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và hiện nay trong quá trình phát triển đã nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc. Nó đòi hỏi phải được nghiên cứu và giải quyết kỹ càng cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhằm tạo điều kiện cần thiết cho quá trình đổi mới toàn diện "bộ mặt" nông thôn theo đường lối của Đảng đã đề ra.
Đề tài đã tập trung giải quyết được những vấn đề sau đây:
Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư, vai trò của hoạt động đầu tư, kết quả, hiệu quả của hoạt động đầu tư, những vấn đề cơ bản về vai trò, vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế cũng như vai trò, đặc điểm của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn và nội dung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn.
Tình hình thực hiện đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuậ nông thôn, cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho từng lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông, điện, nước sạch, nông thôn…, kết quả và hiệu quả của công cuộc đầu tư, những vấn đề còn tồn tại của hệ thống kết cấu hạ tầng.
Những phương hướng, mục tiêu, quan điểm của nhà nước về đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn ngoại thành trong những năm tiếp theo, trên cơ sở đó xác định nhu cầu và dự tính nguồn cung ứng vốn và đưa ra một số giải pháp tăng cường thu hút vốn, đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo-TS Từ Quang Phương và các cô, các chú ở phòng kế hoạch nông nghiệp và PTNT- Sở kế hoạch& đầu tư Hà Nội đã giúp em hoàn thành đè tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Kinh tế đầu tư PGS-TS. Nguyễn Ngọc Mai NXB Giáo dục
2 .Lập và quản lý dự án TS. Nguyễn Bạch Nguyệt NXB Thống kê
3. Kinh tế phát triển nông thôn TS. Vũ Đình Thắng- Hoàng văn Định
- NXB Thống kê
4. Chương trình phát triển kinh tế ngoại thành và hiện đại hoá nông thôn- Thành uỷ Hà Nội
5. Đề án kiên cố hoá kênh mương- Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
6. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương- Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
7. Đề án cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn ngoại thành Hà Nội- Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
8. Báo cáo kết quả thực hiện Đề án cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn ngoại thành Hà Nội- Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
9. Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 1999,2000,2001,2002- Cục thống kê Hà Nội.
10.Báo cáo thực hiện Xây dựng cơ bản khối nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội 2000,2001,2002,2003- Sở kế hoạch & đầu tư Hà Nội
`
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29204.doc