Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi

- Tính đơn chiếc của sản phẩm: Công ty Cơ Khí - Điện Thuỷ Lợi chủ yếu sản xuất và lắp đặt theo đơn đặt hang, mỗi công trình thuỷ lợi lại có công dụng khác nhau vì vậy yêu cầu về thiết kế cũng như các loại vật tư phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm đó cũng rất khác nhau. Sự khác nhau còn thể hiện ở vị trí thi công các công trình: có những công trình ở gần nguồn nguyên liệu nhưng cũng có những công trình được thi công ở những vùng sâu vùng xa, những sự khác nhau trên tạo ra rất nhiều khó khăn trong công tác xác định nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên cần thiết cũng như công tác quản lý vốn ngắn hạn.

doc89 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00 85 A. Cương PKH mua gioăng 1150000 115000 1265000 86 A.Bình ứng thanh toán HĐ đúc bơm 60000000 60000000 94 A.Chương mua DC sửa chữa 7750000 7750000 102 A.Hòa PKH ứng mua BHLĐ 1700000 1700000 34 Nhập BHLĐ cho tổ phun kẽm 1700000 1700000 104 A.Bảo ứng mua vật tư 3311660 3311660 Cộng 73524000 87656820 9450000 8765682 337408561 90160152 Tháng 12/ 2007 Biểu số 19 Bảng kê chứng từ ngân hàng Số CT Nội dung Nợ tài khoản Có tài khoản TK 141 TK152 TK 133 TK311 Tk133 TK 111 TK 141 TK 311 34 Trả nợ vay kế ước 25/12/2007 100000000 100000000 50 A.Nhân GCN mua vật tư CTN Vang 45000000 4500000 49500000 51 A.Anh PKH mua dây kẽm 3500000 3500000 3850000 52 A.Chương PKH ứng mua thép 90000000 90000000 57 A.Chương PKH ứng mua vật tư 134862850 134862850 90000000 58349135 58 A.Bảo PKH mua thép U/120CT Klong 24000000 2400000 26400000 59 A.Anh PKH mua sơn- CT sơn- Thợp 3739200 373920 4113120 60 A.Quý PKH mua vật tư 150826000 15082600 75300000 90308600 62 A.Ty PKH trả nhà máy CK 7-5 7630000 763000 8393000 Cộng 387939750 38793975 427592000 725248790 165300000 195057735 Tháng 12/2007 Biểu số 20 Sổ chi tiết TK 141- Tạm ứng Tháng 12/2007 Họ tên: Tô Ngọc Bảo- PKH Ngày tháng Nội dung Nợ Có Số dư đầu quý 2900445 1/12 Trả công ty kim khí HN PC 82 22100000 2/12 Trả chứng từ phiếu nhập số 14 5000000 4/12 Trừ nợ phiếu chi số 82 22100000 5/12 Trả chứng từ phiếu nhập số 17 16448652 8/12 Mua ống thép CT KaLong PC104 3311660 15/12 Nhập trả chứng từ nhập số 29 3311660 20/12 Trả công ty KD thép và VT PC113 90000000 26/12 Trả công ty Nam Vang 34750200 28/12 Trả công ty Nam Vang 36930605 . . .. . Cộng quý IV/2007 Số dư cuối quý IV/2007 194592465 47026933 150465977 Biểu số 21 Sổ chi tiết TK 311- vay ngắn hạn (ngân hàng nông nghiệp- Láng Hạ) Tháng 12/2007 Ngày tháng Nội dung Nợ Có Số dư đầu tháng 1333068020 2/12 A.Ty PKH trả nhà máy CK7-5 8393000 4/12 Trả nợ khế ước vay 11-10/2006 333068020 6/12 A.Chương PKH trả tiền mua vật tư 58349135 11/12 A.Quý PKH trả công ty Nam Vang 90308600 15/12 A.Bảo PKH trả công ty Nam Vang mua vật tư CT KaLong 26400000 27/12 A.Chương trả công ty Nam Vang mua vật tư công trình KaLong 4939005 .. .. .. .. Cộng quý IV/2007 Số dư cuối tháng 2243568020 1645450207 734950207 Biểu số 22 Chứng từ ghi sổ Tháng12/2007 Số 27 Diễn giải Nợ tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Nhập vật liệu 152 387939750 Tháng12/2007 111 112 78523627 141 150272728 311 159143395 Cộng 387939750 387939750 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập chứng từ (Ký) Kế toán trưởng (Ký) Biều số 23 Bảng kê vật tư xuất cho công trình Tháng 12/2007 Ghi Nợ TK 621, Ghi có TK 152 Số chứng từ Nội dung Tài khoản Số NT TK 152 Công trình Klong 6 3/12 A.Thọ LMH nhận vật tư cho CT 15656760 11 5/12 A.Thắng nhận vật tư cho công ty 1324800 13 12/12 A.Vũ uốn ống kẽm 4352200 14 14/12 A.Bảo nhập thép tấm 12 ly 295450000 Cộng công trình KLong 420233760 Công trình NM đường – QB 15 16/12 C.Hải LMI mang vật tư đi CT 6280665 16 20/12 A.Thọ sàn cốt 24866405 18 22/12 C.Hải- dầm (400x200) 5410365 20 25/12 A.Nhân- GCN cầu thang 3510210 . Cộng công trình NM đường QB 58794790 .. .. Cộng 540187350 Biểu số 24 Bảng kê vật tư xuất dùng cho quản lý, phục vụ sản xuất Ghi Nợ TK 642, Có TK 152 Chứng từ Nội dung Tài khoản 152 Số NT 5 1/12 A.Hùng thay và sửa chữa xe cầu 3769100 6 2/12 A.Nhân- GCV trang bị cho PX 1069200 13 8/12 C.Dung trang bị cho tổ phun kẽm 14 12/12 A. Hà Mua dụng cụ KCS 920000 18 15/12 A.Lê sửa xe 8 tấn Cộng 187200 . 18449500 Biểu số 25 Chứng từ ghi sổ Tháng 12/2007 Số 50 Diễn giải Nợ tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có Xuất vật liệu 621 540187350 Tháng12/2007 627 18449500 642 18551200 152 577188050 Cộng 577188050 577188050 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập chứng từ (Ký) Kế toán trưởng (Ký) Biểu 26 Sổ cái TK 152- Nguyên vật liệu Quý IV/2007 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Số NT Nợ Có Dư đầu quý IV/2007 PS trong quý IV/2007 120475063 12 3/11 Chi tiền mặt T1 111 15300000 13 - Tạm ứng T1 141 12800000 14 - Phân bổ nhiên liệu T1 627 1128000 - - Phân bổ nhiên liệu T1 642 4579586 25 1/12 Nhập vật liệu T2 111 41205902 - - Trả chứng từ mua vật liệu T2 141 55216600 27 1/12 Thanh toán tiền mua VL T2 112 78523627 - - Nhập vật liệu T2 141 150272728 - - Vay thanh toán mua VL T2 311 159143395 28 2/12 Nhiên liệu cho vận chuyển T2 627 754137 - - Nhiên liệu cho xe con T2 642 5701102 39 31/12 Nhập vật tư T3 111 11312528 40 31/12 Nhập vật tư T3 112 21890976 - - PKH nhập trả CT mua vật liệu 141 47011524 42 31/12 Nhiên liệu cho xe vận chuyển T3 627 2497200 - - Nhiên liệu cho xe con T3 642 3321200 50 31/12 NVL xuất dùng quý IV 621 540187350 - - NVL xuất dùng quý IV 627 18449500 - - NVL xuất dùng quý IV 642 18551200 Cộng quý IV Dư 31/12/2007 592677280 117983068 595169275 II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN NGẮN HẠN TẠI CÔNH TY CƠ KHÍ - ĐIỆN THỦY LỢI 1 .Nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn Chi phí nguyên vật liệu là một trong ba nhóm chi phí chính cấu thành giá thành sản phẩm. Bởi vậy, doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm thì một trong các biện pháp cần phải làm là giảm chi phí NVL. Để đạt được điều này thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng NVL tức là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn chung của toàn doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn của mình để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm bấy nhiêu.Lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn từng đồng vốn ngắn hạn, nhằm làm cho mỗi đồng hàng năm có thể mua sắm nguyên nhân vật liệu được nhiều hơn sản xuất ra sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn. 2 .Quy mô và kết cấu vốn ngắn hạn Kết cấu vốn kinh doanh thể hiện tỷ trọng từng loại vốn kinh doanh trong tổng vốn kinh doanh của công ty, tại Công ty Cơ khí Điện thuỷ lợi vốn kinh doanh trong kỳ được thể hiện: Quy mô vốn kinh doanh đầu kỳ là 22.624.719.983 đồng, cuối kỳ là 42.645.177.667 đồng tương ứng với tỷ trọng 85,26% và 92,47% trong tổng tài sản của công ty. Tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên cuối năm so với đầu năm là 20.020.457.684 đồng. Quy mô vốn kinh doanh tăng do có sự tăng ở tất cả các khoản mục: - Vốn bằng tiền tăng 13.556.672 đồng - Các khoản phải thu tăng 10.409.338.062 đồng - Hàng tồn kho tăng 8.972.328.336 đồng - Tài sản ngắn hạn khác tăng 625.234.614 đồng Trong số các bộ phận của của vốn kinh doanh trên thì các khoản phải thu và giá trị hàng tồn kho tăng nhiều nhất và là nhân tố chủ yếu đóng góp vào sự gia tăng chung của quy mô vốn cố định. Các khoản phải thu đầu năm chiếm tỷ trọng 82,2% vốn kinh doanh của công ty, cuối năm chiếm tỷ trọng 68,04%. Tỷ trọng của các khoản phải thu trong tổng vốn ngắn hạn giảm nhưng về mặt tuyệt đối lại tăng từ 18.606.424.699 đồng lên 29.015.762.761 đồng (tăng 56%). Các khoản phải thu tăng hay giảm thông thường phụ thuộc vào doanh thu. Doanh thu của công ty năm nay tăng 130% so với năm trước, như vậy tốc độ tăng của nợ phải thu nhỏ hơn so với doanh thu, qua đó có thể khẳng định công tác quản lý thanh toán sau bán hàng của công ty đang tốt dần. Trong các khoản phải thu của Công ty, quan trọng và đáng quan tâm nhất là các khoản chủ yếu là phải thu nội bộ và phải thu của khách hàng. Các khoản phải thu nội bộ phát sinh trong quá trình thanh toán giữa Công ty với các đơn vị phụ thuộc. Các khoản này phát sinh do Công ty chi trả cho người bán nguyên vật liệu phục vụ cho việc xây dựng và lắp đặt các công trình lớn mà công ty tổ chức hạch toán riêng. Nếu so sánh giữa khoản phải thu nội bộ với các khoản phải trả nội bộ thì các khoản phải thu lớn hơn cả vào thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ: Các khoản thanh toán nội bộ của công ty (đơn vị : đồng) Phải trả nội bộ Phải thu nội bộ Chênh lệch Số đầu năm 283.757.049 6.465.179.319 6.181.422.270 Số cuối năm 13.950.828.218 22.643.362.644 8.692.534.426 Chênh lệch 13.667.071.169 16.178.183.325 Khoản phải thu của khách hàng, đầu kỳ là 12.033.393.426 đồng cuối kỳ là 5.840.791.869 đồng (tỷ trọng tương ứng là 64,6% và 20,13% các khoản phải thu). Như vậy, các khoản phải thu của khách hàng giảm mạnh trong kỳ. Đây là thành tích của doanh nghiệp. Trong số nợ phải thu của khách hàng chỉ có 399.315.203 đồng là số nợ quá hạn (cả vào thời điểm đầu kỳ và thời điểm cuối kỳ). Trong kỳ, công ty đã không để phát sinh nợ quá hạn. Tuy nhiên, số nợ quá hạn đầu kỳ công ty vẫn chưa xử lý được đây là điểm cần phải có gắng trong công tác thu hồi nợ. Hàng tồn kho của công ty ở thời điểm cuối kỳ tăng mạnh so với đầu kỳ (tăng 3,88 lần). Đầu kỳ hàng tồn kho là 3.115.193.537 đồng, cuối kỳ là 12.087.521.873 đồng tương ứng với tỷ trọng 13,7% và 28,34% trong vốn kinh doanh. Hàng tồn kho của công ty bao gồm nguyên, nhiên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trong đó, nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là chủ yếu. Đầu kỳ nguyên vật liệu tồn kho của Công ty là 1.181.566.746 đồng, cuối kỳ là 1.309.945.222 đồng, tỷ trọng tương ứng trong tổng giá trị hàng tồn kho là:37,9% và 10,8%. Nguyên vật liệu tồn kho trong kỳ tăng 11%. Giá trị nguyên vật liệu tồn kho bình quân trong năm 2007 là 1.245.755.984 đồng giảm 28,8% so với năm trước (năm trước là 1.750.356.460 đồng), trong khi đó tổng chi phí về nguyên vật liệu trong kỳ lớn hơn rất nhiều so với kỳ trước (kỳ này là 37.297.801.233 đồng và kỳ trước là 12.732.669.494 đồng.) Qua đó có thể thấy được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đầu tư cho nguyên vật liệu tăng lên. Nguyên vật liệu tồn kho bình quân giảm vì trong kỳ các sản phẩm xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu. Riêng giá trị của các công trình kè, cống, hồ do công ty xây dựng trong kỳ đã chiếm 47% doanh thu của công ty, mà trong điều kiện nền kinh tế hiện nay việc tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho xây dựng là rất thuận lợi, nguyên vật liệu được đưa trực tiếp từ nơi cung ứng đến các công trình, công ty không cần dự trữ nguyên vật liệu. Cũng từ lý do này ta không thể kết luận công ty đã có thành tích tốt hơn năm trước trong quản lý nguyên vật liệu tồn kho dự trữ. Hơn nữa nguyên vật liệu tồn kho tăng lên trong kỳ đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý dự trữ phải có các nghiên cứu cụ thể nguyên nhân để có sự điều chỉnh kịp thời. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng từ 1.911.222.382 đồng lên 10.766.957.952 đồng tương ứng với tỷ trọng là 61,3% và 89,07%. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 5,63 lần so với đầu kỳ do trong kỳ công ty đã trúng thầu nhiều công trình có giá trị lớn thời gian xây dựng kéo dài. Trong đó có các công trình lớn như: Công trình Xâm Thị : 3.693.878.632 đồng Công trình Kiên Giang: 3.043.642.515 đồng Công trình Cổ Đô- Vạn Thắng :1.166.741.574 đồng Nếu như không xét đến công tác lựa chọn cơ cấu sản phẩm thì có thể khẳng định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ lớn không phải do lỗi chủ quan của công ty, tuy vậy những công trình lớn đặt ra cho Công ty những thách thức trong công tác huy động vốn kinh doanh cho kỳ sau do các công trình này đòi hỏi tiếp tục đầu tư để hoàn thành. Đồng thời, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ lớn đòi hỏi công ty phải đặc biệt quan tâm đến công tác bảo quản, bảo vệ, điều này càng cấp thiết hơn khi phần lớn các công trình lớn đều thi công ở các vùng có trình độ dân trí chưa cao. 3 .Nguồn hình thành vốn ngắn hạn của công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi Nguồn hình thành vốn là vấn đề đầu tiên mà mỗi nhà quản trị tài chính cần nghĩ đến, đặc biệt là trong tình trạng thiếu vốn chung của các doanh nghiệp trong nước. Là một doanh nghiệp nhà nước, vốn của Công ty được hình thành từ các nguồn: vốn do ngân sách cấp, vốn tự bổ sung, và các khoản nợ. Căn cứ vào nguyên tắc tài sản thường xuyên phải được tài trợ bằng nguồn dài hạn thì toàn bộ tài sản cố định của Công ty được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu, từ đó tính ra số vốn chủ sở hữu tài trợ cho tài sản ngắn hạn kết hợp với các nguồn còn lại ta có bảng nguồn vốn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Qua bảng ta thấy: một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu (bằng 22.22%tổng tài sản ngắn hạn đầu kỳ và cuối kỳ là 14.92%). Đây là một số nhỏ so với tỉ trọng của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản là 92,47%. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn dài hạn duy nhất do công ty không có nợ dài hạn. Có hiện tượng này là do từ trước năm 2006 khấu hao hàng năm doanh nghiệp phải nộp lại cho Ngân sách, quy định này tạo ra cho doanh nghiệp nhiều khó khăn, vốn chủ sở hữu ngày càng nhỏ, không có khả năng tận dụng nguồn vốn khấu hao để tài trợ cho vốn ngắn hạn, hiện nay nhờ việc Nhà nước cho phép giữ lại vốn khấu hao, mỗi năm công ty huy động khoảng 1 tỷ đồng từ nguồn vốn khấu hao tạm thời thoả mãn một phần nhu cầu vốn ngắn hạn. Nguồn thứ hai tài trợ cho tài sản ngắn hạn là các khoản nợ ngắn hạn. Các khoản nợ ngắn hạn của công ty bao gồm: vay ngắn hạn, phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Ngân sách, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ và phải trả phải nộp khác. Các khoản nợ ngắn hạn này chiếm 77,48% tổng nguồn tài trợ cho tài sản ngắn hạn (đầu kỳ) và cuối kỳ là 84,92%. Như vậy, về tỷ trọng nguồn nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên. Về số tuyệt đối, đầu kỳ tổng số nợ phải trả là 17.528.907.796 đồng cuối kỳ là 36.215.518.513 đồng (tăng 106,6%) Trong đó khoản phải trả nội bộ chiếm 1,25% (đầu kỳ) và 32,71% (cuối kỳ) trong tổng nguồn vốn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Khoản phải trả nội bộ lớn do đặc điểm ngành nghề của công ty tạo ra. Trong các năm vừa qua Công ty nhận thi công các công trình xây dựng với giá trị lớn các công trình này được tổ chức hạch toán riêng do đó tạo ra các khoản phải thu, phải trả nội bộ rất lớn trong công ty. Đầu kỳ Công ty nợ của người cung ứng số tiền là 7.906.703.578 đồng, cuối kỳ, Công ty chiếm dụng vốn của người cung ứng số tiền 10.465.821.687 đồng (tương ứng với 34.48% và 24.28% tổng tài sản ngắn hạn), có sự tăng lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm tương đối. Nguyên nhân của sự gia tăng này là việc tăng khối lượng sản xuất của Công ty trong kỳ, tuy thế tỷ trọng của khoản này trong tổng nguồn tài trợ cho vốn ngắn hạn lại giảm do tốc độ tăng của tổng tài sản ngắn hạn lớn hơn, đồng nghĩa với việc Công ty thay thế nguồn vốn chiếm dụng của người bán bằng các nguồn khác. Số vốn này mang lại cho doanh nghiệp thuận lợi lớn là không phải trả lãi suất. Song cũng đem đến khó khăn đó là thời hạn của nguồn vốn, lượng vốn này công ty chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn không phù hợp với các công trình mà công ty xây dựng và lắp đặt, các công trình này thường được thi công trong thời gian dài (có những công trình kéo dài vài năm)và thường chậm được thanh toán. Khi các khoản nợ đáo hạn sẽ tạo ra rủi ro cao về tài chính đối với công ty, dễ dẫn đến mất uy tín đối với nhà cung cấp. Khoản phải trả công nhân viên của công ty cũng rất lớn. Đầu kỳ, khoản phải trả công nhân viên là 1.958.034.386 đồng, đến thời điểm cuối năm công ty đã chậm thanh toán cho công nhân viên số tiền là 5.580.267.339 đồng. Số tiền này tài trợ cho 12,95% lượng tài sản ngắn hạn của công ty(cuối kỳ). Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc Công ty chưa nghiệm thu được công trình kết hợp với việc chậm trễ trong quá trình thanh toán tiền cho Công ty của chủ đầu tư. Như vậy, thực chất công ty cũng không được sử dụng toàn bộ số vốn chiếm dụng này để đầu tư vào tài sản để phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng giống như vốn đi chiếm dụng của người cung cấp, lượng vốn này công ty cũng không phải trả chi phí sử dụng vốn nhưng thực tế số vốn này quá lớn so với tổng quỹ lương của công ty (Tổng quỹ lương của Công ty trong kỳ là 9.302.298.272 đồng). Việc chậm thanh toán tiền lương cho công nhân viên sẽ dẫn đến không đảm bảo đời sống cho công nhân viên, mà hậu quả tiếp theo là giảm năng suất lao động, thiếu nhiệt tình trong công việc. Khoản tiền vay ngắn hạn đầu kỳ tài trợ cho 22,67% tài sản ngắn hạn của công ty (cuối kỳ là 9,28%). Nguồn vốn này trong kỳ giảm cả về số tiền và cả về tỷ trọng trong tổng tài sản ngắn hạn. Căn cứ vào số liệu của bảng cân đối phát sinh trong kỳ ta thấy: toàn bộ khoản vay ngắn hạn là vay của công nhân viên, số dư đầu kỳ của khoản vay này là 5.198.171.175 đồng, phát sinh tăng trong kỳ là 481.677.473 đồng, phát sinh giảm là 1.681.308.778 đồng và số dư cuối kỳ là 3.998.539.870 đồng. Đây là nguồn vốn đã xác định thời hạn hoàn trả buộc công ty phải có kế hoạch hoàn trả đúng hạn. Cũng từ các số liệu này cho ta thấy công ty đã biết khai thác một nguồn vốn rất quan trọng đó là vay của công nhân viên trong doanh nghiệp, nguồn vốn này mang lại cho Công ty nhiều thuận lợi đó là: Giảm chi phí sử dụng vốn do công ty không cần phải trả chi phí cho các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Thúc đẩy tinh thần hăng say lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân viên đối với công ty. Cũng từ đó cho ta thấy Công ty chưa khai thác nguồn vốn mà các ngân hàng có thể cung cấp. Trong kỳ tới Công ty có thể phát triển nguồn vốn theo hướng này. Tóm lại, nguồn tài trợ cho tài sản ngắn hạn trong công ty chưa có sự hợp lý. Về nguyên tắc tài sản thường xuyên phải được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Điều này có nghĩa toàn bộ tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn thường xuyên phải được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Nhưng tại Công ty, vốn ngắn hạn chủ yếu được tài trợ bằng nợ ngắn hạn (77,78%) chứng tỏ chưa có sự hợp lỳ trong công tác tổ chức nguồn tài trợ, rủi ro tài chính ở mức cao, đây là nguyên nhân gây ra các khó khăn trong sắp xếp cơ cấu tài sản ngắn hạn từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn, ngăn cản mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. 4 .Khả năng thanh toán của công ty Nhận xét: Trong năm qua, tất cả các hệ số thanh toán đều có xu hướng giảm. Các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp Chỉ tiêu Các hệ số §ầu năm Cuối năm Khả năng thanh toán tổng quát Tổng tài sản (tổng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) 1,513764 1,273442 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn TSNH và Đầu tư ngắn hạn (tổng nợ ngắn hạn) 1,400367 1,137903 Khả năng thanh toán nhanh (TSNH và Đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho, nợ ngắn hạn) 1,207551 0,887026 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Tiền + tương đương tiền + nợ ngắn hạn) 0,000844 0,000189 Khả năng thanh toán tổng quát giảm từ 1,51 xuống 1,27. Khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có của công ty đang quản lý sử dụng với tổng số nợ mà công ty phải trả. Khả năng thanh toán tổng quát cả đầu kỳ và cuối kỳ đều lớn hơn 1 chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài của công ty đều có tài sản đảm bảo. Tuy vậy, ở Công ty Cơ khí Điện thuỷ lợi hệ số này giảm từ 1,51 xuống 1,27 thể hiện tỉ trọng nợ trong tổng nguồn vốn đang tăng lên, trong kỳ Công ty đã tăng vốn kinh doanh bằng cách vay nợ. - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm từ 1,4 xuống 1,23. Khả năng thanh toán ngắn hạn là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cả ở đầu kỳ và cuối kỳ đều lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đáo hạn trong kỳ tới, hệ số này cũng có sự giảm sút do trong kỳ Công ty đã sử dụng chủ yếu các nguồn vay ngắn hạn mà chưa chú ý tới nguồn dài hạn. - Khả năng thanh toán nhanh giảm từ 1,2 xuống 0,89. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm nhiều vì trong kỳ lượng hàng tồn kho tăng rất lớn đặc biệt là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang làm tỷ trọng của các khoản mục khác trong vốn ngắn hạn giảm (đầu kỳ, hệ số này lớn hơn 1 nhưng cuối kỳ lại nhỏ hơn 1). - Khả năng thanh toán tức thời giảm từ 0,000844 xuống 0,000789. Khả năng thanh toán tức thời của công ty rất nhỏ, có hiện tượng này vì trong công tác quản lý vốn Công ty hạch toán phụ thuộc vào văn phòng tổng công ty, mọi thanh toán liên quan đến tiền gửi ngân hàng đều được thực hiện thông qua tổng công ty. Tuy nhiên lượng vốn hoạt động của văn phòng Tổng công ty là quá nhỏ không đủ để tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn của Công ty (vốn bằng tiền của cả công ty và văn phòng Tổng công ty đầu năm là 520.029.023 đồng bằng 3,22% so với nợ ngắn hạn của Công ty). Như vậy, khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn trong kỳ là rất kém, Công ty không có khả năng chủ động trong việc thanh toán nợ, nguồn tài trợ cho việc trả nợ phụ thuộc hoàn toàn vào các khoản thu. Điều này càng trở thành một vấn đề cần giải quyết khi như ta đã biết tỉ trọng của các khoản nợ ngắn hạn là rất lớn trong tổng nguồn tài trợ cho các tài sản của Công ty. 5 .Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn ở những phần trên chúng ta đã nghiên cứu nguồn hình thành vốn ngắn hạn và kết cấu vốn ngắn hạn trong Công ty cũng như cách sử dụng vốn ngắn hạn, song để thấy rõ tác động của cách tổ chức và sử dụng đó như thế nào ta cần sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của Công ty trong kỳ. Đối với Công ty Cơ khí Điện thuỷ lợi chúng ta sử dụng các chỉ tiêu. Vốn ngắn hạn đầu kỳ của Công ty là 22.624.719.983 đồng cuối kỳ là 42.645.177.667 đồng, bình quân trong kỳ Công ty sử dụng lượng vốn ngắn hạn là 32.634.948.825 đồng. Với số vốn ngắn hạn trên kết hợp với vốn cố định Công ty tạo ra 838.165.119 đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn ngắn hạn là 2,57%. Nếu xét đến tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên toàn bộ vốn kinh doanh của công ty (vốn kinh doanh bình quân là 36.326.497.470 đồng) là 2,3% thì có thể kết luận lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh của công ty là quá thấp, công ty kinh doanh không có hiệu quả. Nếu so sánh tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn ngắn hạn của năm nay với của năm trước thì chúng ta thấy có hiện tượng sụt giảm (năm trước tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn ngắn hạn là 3,52% và năm nay là 2,57%). Mặc dù lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của Công ty nhưng nếu chỉ căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên vốn ngắn hạn để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn thì đó là cách đánh giá thiếu toàn diện và sẽ không chỉ ra được trọng điểm và các điểm yếu của quản lý. Lợi nhuận không chỉ phụ thuộc vào chi phí mà còn phụ thuộc vào doanh thu, giả sử vì một lý do nào đó mà giá bán tăng từ đó làm tăng lợi nhuận dẫn đến tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn ngắn hạn thì khi đó không thể kết luận đó là thành tích trong quản lý vốn ngắn hạn của Công ty. Vì vậy, để đánh giá chính xác hơn ta cần phải nghiên cứu các chỉ tiêu khác như mức tiết kiệm vốn ngắn hạn, số vòng quay vốn ngắn hạn, số vòng quay các khoản phải thu, số vòng quay hàng tồn kho... Theo bảng số 6 ta thấy: số vòng quay vốn ngắn hạn tăng từ 1,17 vòng năm trước lên 1,7 vòng năm nay, trong khi tổng mức luân chuyển tăng từ 24.285.588.105 đồng lên 55.703.546.054 đồng dẫn đến mức tiết kiệm vốn ngắn hạn tương đối trong kỳ của công ty là 15059.228.853 đồng, tương ứng kỳ luân chuyển của vốn ngắn hạn giảm từ 308 ngày xuống 211 ngày. Như vậy, so với kỳ trước kỳ này công ty đã rút ngắn kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn được 97 ngày. Việc tăng số vòng quay vốn ngắn hạn là kết quả trực tiếp của việc tăng số vòng quay của từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn song đáng chú ý nhất là số vòng quay các khoản phải thu và số vòng quay hàng tồn kho, đây là 2 khoản mục chiếm phần lớn vốn ngắn hạn của công ty và có biến động nhiều trong kỳ. Số vòng quay các khoản phải thu kỳ trước là 1,7 vòng, kỳ này là 2,34 vòng tăng 0,64 vòng. Số vòng quay các khoản phải thu tăng do tác động của 2 nhân tố: doanh thu và số dư bình quân các khoản phải thu. Ta xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố bằng cách cho một nhân tố thay đổi và cố định các nhân tố còn lại: Cố định doanh thu tại năm phân tích, cho số dư bình quân các khoản phải thu thay đổi ta có ảnh hưởng của nhân tố số dư bình quân các khoản phải thu: ảnh hưởng của D T1 D T1 khoản phải thu = - = 2,34-3,92 = - 1,58 (vòng) bình quân PT1 PT0 + Cố định số dư bình quân các khoản phải thu bình quân ở kỳ trước cho doanh thu thay đổi ta xác định được mức độ ảnh hưởng của doanh thu: ảnh hưởng D T1 D T0 của = - = 3,92 – 1,7 = 2,22 (vòng) doanh thu PT0 PT0 DT1, DT0 : doanh thu năm nay và năm trước PT1, PT0 : Số dư bình quân các khoản phải thu năm nay và năm trước Như vậy tác động của 2 nhân tố là ngược chiều nhau, đây là hiện tượng bình thường do thông thường các khoản phải thu thường tỷ lệ thuận với doanh thu. Nhưng do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của số dư bình quân các khoản phải thu lên tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố thì số vòng quay các khoản phải thu vẫn tăng so với kỳ trước 0,64 vòng. Số vòng quay hàng tồn kho tăng từ 5,86 vòng kỳ trước lên 6,92 vòng kỳ này (tăng 1,06 vòng). Số vòng quay hàng tồn kho tăng do tác động của 2 nhân tố: giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân trong kỳ. Giống như cách phân tích đối với khoản phải thu ta xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố: ảnh hưởng của GV1 GV1 số dư hàng tồn kho = - = 6,92 -16,11= -9,19 (vòng) bình quân HTK1 HTK0 ảnh hưởng của GV1 GV0 nhân tố giá vốn = - = 16,11-5,86=10,25(vòng) hàng bán HTK0 HTK0 GV1, GV0: giá vốn hàng bán kỳ này và kỳ trước HTK1, HTK0: Hàng tồn kho bình quân kỳ này và kỳ trước Qua phân tích trên ta thấy, hàng tồn kho trong kỳ tăng làm số vòng quay hàng tồn kho giảm 9,19 vòng, nhưng giá bán tăng nhanh làm số vòng quay hàng tồn kho tăng 10,25 vòng. Hai nhân tố có tác động ngược chiều, nhưng do tác động của giá vốn hàng bán lớn hơn lên số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ vẫn tăng 1,06 vòng. Ngoài các khoản phải thu và hàng tồn kho, hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các bộ phận vốn ngắn hạn khác cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn nói chung, song do đặc điểm về kết cấu vốn ngắn hạn là các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn còn các khoản mục khác có tỷ trọng không lớn nên chúng ta không đi sâu để phân tích. Tuy vậy trong công tác quản trị vốn ngắn hạn công ty cũng cần chú ý đến các bộ phận này. Tóm lại, qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của công ty chúng ta thấy trong kỳ công ty đã có những cố gắng trong công tác quản trị vốn ngắn hạn, các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn ở các khoản mục vốn ngắn hạn chủ chốt đều tốt nhưng mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận thì Công ty Cơ khí Điện thuỷ lợi chưa hoàn thành tốt. Nguyên nhân là do tỉ trọng lợi nhuận trong doanh thu của các mặt hàng giảm sút. Để giải quyết được các vấn đề trên cần phải có rất nhiều các giải pháp trong đó có những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn, một số giải pháp chủ yếu trong số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn sẽ được nêu ra ở phần III. PHẦN III MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ - ĐIỆN THUỶ LỢI I .ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ - ĐIỆN THUỶ LỢI 1 .Những ưu điểm về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi 1.1 Về tổ chức công tác kế toán Cán bộ phòng kế toán có trình độ chuyên môn, có trách nhiệm với công việc, đã tiếp cận và vận dụng được các văn bản chế độ mới do Bộ tài chính đã ban hành để phù hợp với hoạt động của công ty. 1.2 Về tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi Việc tổ chức hạch toán vật liệu được công ty rất quan tâm. Mọi công việc như nhập – xuất, đánh giá vật liệu đều tuân thủ các nguyên tắc, chế độ, chuẩn mực kế toán đã ban hành, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán vật tư với các bộ phận liên quan, đồng thời số liệu kế toán được phản ánh trung thực, chính xác rõ ràng tình hình hiện có và sự biến động của nguyên liệu. Do đó về cơ bản tổ chức kế toán vật liệu phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. -Việc đánh giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước có ưu điểm bởi khi lập báo cáo thì hàng tồn kho được xác định đúng theo giá thị trường. -Việc tổ chức thu mua vật liệu do bộ phận vật tư của phòng kế toán đảm nhận. Công ty có đội ngũ thu mua vật tư nhanh nhẹn, hoạt bát trong việc nắm bắt vật tư trên thị trường để thu mua nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty tránh tình trạng mất cân đối do mua thừa làm ứ đọng vốn, khó bảo quản. -Việc tổ chức bảo quản vật tư được công ty rất quan tâm. Công ty đã xây dựng quy hoạch hệ thống kho tàng khá tốt, phù hợp với công ty. Đồng thời công ty có đội ngũ thủ kho có trình độ, có trách nhiệm bảo quản an toàn cho vật tư không bị hư hỏng, mất mát ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. 2 .Những hạn chế trong kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi 2.1 Về hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi Công ty mới chỉ áp dụng các chứng từ bắt buộc, chưa quan tâm đến các chứng từ hướng dẫn và công tác kiểm tra kiểm soát, xác định trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân có liên quan. 2.2 Về tài khoản sử dụng Toàn bộ nguyên vật liệu của công ty đều được hạch toán trên tài khoản 152. Công ty ít mở chi tiết từng loại nguyên vật liệu để dễ dàng cho việc theo dõi. 2.3 Về trình tự hạch toán Hàng tồn kho của công ty chưa được xác định theo nguyên tắc giá gốc. Công ty tính giá hàng tồn kho chỉ bao gồm giá mua mà không bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Các chi phí này công ty hạch toán trực tiếp vào tài khoản 642 và không phù hợp với chuẩn mực kế toán số 02 (hàng tồn kho). 2.4 Về hệ thống sổ kế toán Về cơ bản công ty đã áp dụng các biểu mẫu về sổ sách kế toán theo quyết định 15, nhưng bên cạnh đó công việc ghi chép sổ sách của kế toán vật tư chưa được hợp lý. 3 .Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu 3.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu Trong cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là hướng tới tối đa lợi nhuận, ngày càng nâng cao lợi ích xã hội. Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp tổ chức kỹ thuật, quản lý. Song một trong những biện pháp cơ bản được doanh nghiệp quan tâm đó là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Trong các doanh nghiệp thì chi phí nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm. Việc tăng cường quản lý vật liệu hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu là một trong những vấn đề quan trọng, góp phần hạ giá thành sản phẩm. 3.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu phải dựa trên những nguyên tắc sau: - Phải tuân thủ chế độ tài chính kế toán hiện hành, các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan đồng thời hướng tới hòa nhập với các thông lệ chung và chuẩn mực kế toán quốc tế. - Phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh riêng của công ty. Việc vận dụng sáng tạo chế độ kế toán tài chính vào công tác hạch toán nguyên vật liệu sẽ nâng cao hiệu quả của công tác kế toán đồng thời không trái quy định chung. - Việc hoàn thiện công tác kế toán phải được đặt ra trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được vì mục đích của hoàn thiện là nâng cao hiệu quả của công tác kế toán nguyên vật liệu góp phần vào công tác hạch toán chung của doanh nghiệp được thuận lợi. - Việc hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu phải hướng tới làm tốt hơn vai trò cung cấp thông tin của kế toán cho công tác quản trị trong nội bộ doanh nghiệp cũng như cho các nhà quản lý tài chính, những người quan tâm cũng được biết về tình hình tài chính của công ty. 3.3 ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu Đối với các doanh nghiệp sản xuất việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kế toán tại công ty. Trên cơ sở khắc phục những hạn chế về hạch toán kế toán nguyên vật liệu công việc của kế toán được giảm bớt đáng kể, các nghiệp vụ kinh tế bất thường xảy ra luôn được ghi nhận một cách đầy đủ, kịp thời đúng với chuẩn mực kế toán, khối lượng nhập xuất nguyên vật liệu liên tục và thường xuyên được theo dõi và phản ánh một cách chi tiết phục vụ tốt cho đối chiếu, kiểm tra cung cấp thông tin cần thiết cho kế toán giá thành, kế toán xác định kết quả kinh doanh. Kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp nguyên vật liệu được thực hiện tốt góp phần làm tăng hiệu quả làm việc của các phần hành kế toán. Bên cạnh đó việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu không những có tác động đến công tác quản lý nguyên vật liệu mà còn tác động trực tiếp đến công tác quản lý tại công ty. Nguyên vật liệu được kiểm soát, quản lý chặt chẽ trên cả 2 mặt giá trị và số lượng theo từng khâu và từng bộ phận. Từ đó các nhà quản lý có thể đưa ra các chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn II CÁC ĐỀ XUẤT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ - ĐIỆN THUỶ LỢI Qua quá trình thực tập ở Cơ khí - Điện thủy lợi trên cơ sở đã được học ở trường kết hợp với thực tế công tác kế toán về nhập – xuất vật liệu ở công ty.Em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhắm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty. 1 .Về công tác nghi chép ban đầu Hiện nay Công ty đang sử dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ nhưng đến cuối tháng kế toán mới lập chứng từ ghi sổ và nhập các chứng từ ghi sổ vào máy nên toàn bộ công việc bị dồn vào cuối tháng. Tuy nhiên, tồn tại này là do đặc điểm sản xuất của Công ty chi phối. Theo em, để hạn chế tồn tại này, Công ty nên trang bị máy vi tính cho nhân viên kế toán tại xí nghiệp. Việc trang bị này là có tính khả thi vì hầu hết các nhân viên kế toán của Công ty đều đã biết sử dụng máy vi tính. Mặt khác, xu hướng trong những năm tới của Công ty là sẽ để các xí nghiệp thực hiện hạch toán độc lập và chỉ trích nộp lợi nhuận về Công ty theo một tỷ lệ nhất định. Hơn thế nữa, công việc kế toán được thực hiện trên hệ thống máy vi tính ở các xí nghiệp có nối mạng với máy chủ sẽ cho phép bộ phận kế toán tại phòng kế toán thu thập, xử lý, cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo Công ty một cách nhanh chóng giúp lãnh đạo ra các quyết định kinh tế kịp thời. 2 .Về hệ thống tài khoản sử dụng Để đảm bảo thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý nguyên vật liệu chính xác kế toán phải mở thêm chi tiết tài khoản 152, ví dụ như sau: - 1521: Nguyên vật liệu chính gồm các loại tôn, thép - 1522: Nguyên vật liệu phụ gồm các loại sơn chống gỉ, - 1523: Nhiên liệu gồm các loại: xăng, dầu, đất đèn, 3 .Về trình tự hạch toán - Về sổ danh điểm NVL Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối với từng thứ NVL, trên cơ sở phân loại theo vai trò và công dụng của NVL, doanh nghiệp cần tiếp tục chi tiết và hình thành “sổ danh điểm vật liệu” cần thống nhất tên gọi, kí mã hiệu, quy cách, số hiệu, đơn vị tính, giá hạch toán của từng danh điểm NVL Biểu số 27: sổ danh điểm vật liệu Ký hiệu Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất NVL Đơn vị tính Đơn giá hạch toán Ghi chú Nhóm Danh điểm NVL - Về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: - Việc kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ làm cho bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh được chính xác hơn giá trị thực của tài sản mà doanh nghiệp hiện có. Đối với phương diện tài chính thì lập dự phòng sẽ làm giảm lợi nhuận của báo cáo nhưng ngược lại nó lại tạo ra nguồn tài chính để bù đắp các khoản thiệt hại có thể xảy ra. - Việc dự phòng được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm, sau khi đã tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu. Để lập dự phòng thì nguyện vật liệu phải có điều kiện sau: nguyên vật liệu là những vật tư tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính, giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị gốc và được ghi nhận vào giá hàng bán trong kỳ vào cuối kỳ kế toán năm khi lập báo cáo tài chính. - Để hạch toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ta sử dụng tài khoản 1593 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. - Phương pháp hạch toán: + Cuối kỳ kế toán năm, khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đầu tiên ghi” Nợ TK 632 Có TK 1593 + Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo: * Nếu kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản lập dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn phải ghi: Nợ TK 632 Có TK 159 (HTK) * Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ hơn khoản lập dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn ghi: Nợ TK 159 (HTK) Có TK 632 4 .Về hệ thống sổ công ty sử dụng Hiện nay, ở Công ty không lập bảng phân bổ vật tư mà chỉ sử dụng bảng kê tổng hợp vật tư xuất dùng có mẫu sổ gần phù hợp với bảng phân bổ vật tư, tuy nhiên, nội dung bảng kê thì chỉ phản ánh được quá trình tập hợp chi phí chứ nó không phản ánh được quá trình phân bổ chi phí cho từng công trình. Để giúp kế toán thuận lợi trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty nên lập bảng phân bổ vật tư theo mẫu sau: Biểu số 28: Đơn vị:.. Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu công cụ, dụng cụ Tháng 12 năm 2007 STT Ghi Có các TK Đối tượng sử dụng TK 152 TK 153 1. TK 621 2.543.690.000 - Công trình H-Linh 315.487.535 - Công trình Ba Hạ 82.756.564 -Công trình ĐAKAROSA 188.217.620 . .. 2. TK 627 8.188.500 10.540.000 3. TK 642 1.250.000 Cộng 2.553.128.500 10.540.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên ) Số liệu để phản ánh vào bảng phân bổ vật tư được tổng hợp từ các chứng từ xuất kho vật liệu và các bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng. Sau đó, số liệu ở bảng phân bổ vật tư được dùng làm căn cứ ghi sổ chi tiết TK 621 cho từng đơn đặt hàng, vào bảng kê nhập - xuất - tồn, lập chứng từ ghi sổ III ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ - ĐIỆN THUỶ LỢI 1 .T¨ng c­êng công tác bảo quản, bảo vệ hàng tồn kho dự trữ và chi phí sản phẩm sản xuất kinh doanh dở dang Hàng tồn kho là bộ phận quan trọng của tài sản ngắn hạn nên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn thì không thể không quan tâm đến hàng tồn kho. Tại Công ty Cơ khí Điện thuỷ lợi tỷ trọng hàng tồn kho là rất lớn chiếm 28,34% tài sản ngắn hạn (cuối kỳ) thì công tác quản lý hàng tồn kho càng phải được chú trọng. Lượng hàng tồn kho của Công ty tập trung chủ yếu vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, đây là các công trình mà Công ty phải thi công trong thời gian dài, xa trung tâm quản lý của công ty do đó nguy cơ hao hụt, mất mát là rất lớn. Để đảm bảo an toàn cho hàng tồn kho và tiết kiệm vốn ngắn hạn công ty cần thực hiện tốt các biện pháp : Đối với hàng tồn kho dự trữ cần có sự kết hợp giữa kế hoạch cung cấp và kế hoạch tiêu dùng để xác định mức tồn kho hợp lý, vừa đảm bảo cho sản xuất được liên tục đồng thời sử dụng lượng vốn ngắn hạn ít nhất. Để hoàn tốt được công tác bảo quản Công ty cần có đội ngũ nhân viên quản lý kho có trình độ, hiểu rõ được tính chất, tính năng của vật tư dự trữ đồng thời phải có hệ thống kho tàng, bến bãi đảm bảo các yêu cầu của công tác bảo quản bảo vệ. Đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cần có kế hoạch bảo vệ, bảo quản đảm bảo cho công trình không bị hư hỏng do thiên nhiên hoặc do âm mưu phá hoại. Kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp cho thấy, đối với các công trình ở xa thì đội ngũ bảo vệ hữu hiệu nhất chính là các đội quản lý an ninh trật tự của chính địa phương đó. Do vậy, công ty cũng cần lưu ý đến lực lượng này để có thể sử dụng khi cần thiết. Làm tốt công tác quản lý hàng tồn kho cho phép công ty bảo toàn và tiết kiệm được vốn ngắn hạn, ngoài ra còn đảm bảo cho công ty hoàn thành công trình đúng tiến độ giữ được uy tín với khách hàng. 2 .Xây dựng cơ cấu sản phẩm hợp lý Hiện nay trong nền kinh tế bên cạnh các doanh nghiệp chuyên môn hoá trong sản xuất tồn tại rất nhiều các doanh nghiệp có cơ cấu mặt hàng đa dạng, Công ty Cơ khí Điện thuỷ lợi là một trong các doanh nghiệp có cơ cấu mặt hàng đa dạng đó. Trong kỳ vừa qua, Công ty Cơ khí Điện thuỷ lợi đã kinh doanh 44 loại sản phẩm khác nhau, các sản phẩm này bao gồm sản phẩm xây dựng, sản phẩm cơ khí và cả các dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị. Các sản phẩm của Công ty có tính chất khác biệt nhau về công dụng kinh tế, quy trình sản xuất do đó cũng khác nhau về nhu cầu vốn ngắn hạn, mức doanh lợi trên vốn, chu kỳ sản xuất. Khi có sự thay đổi kết cấu sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn ngắn hạn và hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn. Đối với Công ty Cơ khí Điện thuỷ lợi - một doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn, thì cơ cấu sản phẩm phải được thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao, đó là các mặt hàng như động cơ, máy biến áp ... Để có thể đổi mới được cơ cấu sản phẩm, Công ty cần có sự đổi mới toàn bộ từ khâu nghiên cứu thị trường đến khâu mua nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất . Đối với khâu nghiên cứu thị trường cần phải xác định được nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm mà Công ty dự định sản xuất, cần tích cực xâm nhập các thị trường mới để mở rộng tiêu thụ sản phẩm. Công ty Cơ khí Điện thuỷ lợi có truyền thống hoạt động trong lĩnh vực cung ứng các thiết bị cho các doanh nghiệp dịch vụ nông nghiệp, nhưng như ta đã biết, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thường chậm đổi mới, hoạt động trì trệ, vì vậy đây là thị trường kém năng động. Do vậy, Công ty không nên chỉ cung cấp các sản phẩm cho các doanh nghiệp dịch vụ nông nghiệp mà còn phải mở rộng thị trường ra các lĩnh vực khác. Để mở rộng thị trường Công ty cần phải : +Tăng cường quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Công ty có thể sử dụng hệ thống báo chí để giới thiệu chất lượng, công dụng, giá cả của sản phẩm đến khách hàng. Quảng bá rộng rãi sản phẩm là phương pháp khá hữu hiệu trong cạnh tranh. +Tăng cường công tác dịch vụ sau bán hàng từ đó nâng cao uy tín của sản phẩm và của Công ty, Công ty có thể tiến hành các hoạt động như: bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa miễn phí... Căn cứ vào kế hoạch do bộ phận nghiên cứu thị trường cung cấp để xác định nhu cầu vốn, xác định các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, cách thức tổ chức sản xuất. Như vậy để có thể đổi mới được cơ cấu sản phẩm Công ty phải tiến hành đổi mới một cách đồng bộ toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ đây là dự án lớn có liên quan đến sự sống còn của Công ty do đó nó phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. 3 .Sử dụng phương pháp trực tiếp để xác định nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên cần thiết. Như đã biết đặc điểm sản phẩm của Công ty mang tính đơn chiếc. Công ty Cơ khí Điện thuỷ lợi không sản xuất một vài loại sản phẩm mà sản xuất rất nhiều sản phẩm các sản phẩm này lại thuộc về nhiều ngành nghề, do vậy hàm lượng vốn ngắn hạn ở mỗi loại có sự khác nhau rất lớn, nên nếu xác định nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên bằng các phương pháp gián tiếp hay tỉ lệ % trên doanh thu đều không đem lại các kết quả chính xác. Phương pháp trực tiếp cho phép tách rời các loại sản phẩm trong quá trình tính nhu cầu vốn ngắn hạn chỉ rõ nhu cầu vốn ngắn hạn của từng loại sản phẩm, của từng công trình sau đó được tổng hợp lại. Phương pháp này yêu cầu khối lượng tính toán lớn song nó mang tính khả thi cao do công ty đã trang bị máy tính cho công tác quản lý tài chính. 4 .Phấn đấu giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Giảm chi phí luôn là giải pháp được tất cả các doanh nghiệp quan tâm và thực thi trên con đường phấn đấu tăng hiệu quả sử dụng vốn và tăng lợi nhuận. Chi phí là tất cả các khoản mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ bao gồm lao động sống và lao động vật hoá. Giảm chi phí, công ty sẽ giảm được lượng dự trữ của tất cả các khoản mục của tài sản ngắn hạn như: giảm tiền phục vụ thanh toán, giảm nguyên vật liệu tồn kho do nhu cầu tiêu dùng ít đi, giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang... Như vậy, giảm chi phí sẽ tạo điều kiện để công ty giảm bớt được lượng vốn ngắn hạn bỏ vào sản xuất hoặc giữ nguyên lượng vốn đó và tăng doanh thu (cho phép công ty tăng mức tiết kiệm vốn ngắn hạn), đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn. Để có thể giảm được giá thành Công ty cần có các giải pháp sau: Đổi mới tài sản cố định: Như đã đề cập ở phần trước, tài sản cố định của công ty ở trong tình trạng lạc hậu, cũ nát, giá trị còn lại của tài sản cố định chỉ bằng khoảng 30% so với nguyên giá dẫn đến năng suất thấp tiêu hao nhiều nguyên vật liệu từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của công ty. Như vậy việc đổi mới tài sản cố định là rất cần thiết. Công ty cần phải lập kế hoạch đổi mới tài sản cố định đó là cơ sở để Công ty xây dựng kế hoạch tích luỹ, kế hoạch huy động vốn để tạo nguồn vốn cho đổi mới. Xắp sếp lao động hợp lý và quản lý tốt lực lượng lao động : Xắp sếp lao động hợp lý trong sản xuất sẽ tránh tình trạng lãng phí lao động lãng phí giờ máy. Đặc biệt, phải nâng cao ý thức tự giác, tinh thần yêu nghề, yêu công việc trong từng công nhân viên của Công ty. Tại Công ty Cơ khí Điện thuỷ lợi có đặc điểm là số công nhân làm theo hợp đồng vụ việc khá nhiều, số công nhân này thường được tuyển theo từng công trình từ lượng lao động dư thừa của các vùng nông thôn, do vậy ý thức kỷ luật lao động không cao, Công ty cần có sự quản lý chặt chẽ đối với lượng lao động này. Công ty cần có chế độ thưởng phạt nghiêm minh trong quản lý lao động, tiến hành thưởng kịp thời cho các phát minh cải tiến kỹ thuật, các công nhân hoàn thành chỉ tiêu công việc... Trong kỳ vừa qua, không có công nhân viên nào được khen thưởng chứng tỏ việc quản lý vấn đề thưởng phạt chưa hợp lý hoặc còn có sự yếu kém trong ý thức và trình độ của công nhân. Công ty cũng cần có kế hoạch đào tạo lại cho các công nhân, ngày nay với sự đổi mới liên tục của công nghệ thì trình độ công nhân cũng phải được nâng cao một cách thường xuyên để sử dụng máy móc một cách có hiệu quả. Cung ứng đầy đủ vật tư cho các công trình : Hầu hết các công trình thuỷ lợi mà Công ty tiến hành thi công đều ở các vùng giao thông không có nhiều thuận lợi, do vậy việc cung ứng đầy đủ và kịp thời vật tư cho các công trình cần được chú trọng. Vật tư được cung ứng đầy đủ sẽ đảm bảo cho sản xuất được liên tục. Để thực hiện được điều đó Công ty cần lập kế hoạch cung ứng vật tư, lựa chọn nguồn cung ứng hợp lý đồng thời cũng phải chú trọng đến công tác bảo quản, bảo vệ. Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn, song để có được kết quả cao nhất cần phải có sự vận dụng kết hợp nhiều giải pháp (không chỉ có các giải pháp tài chính), có như vậy mới có thể phát huy được toàn bộ các lợi thế của Công ty, tăng cường sức mạnh về tài chính tạo cơ sở cho các thắng lợi trong cạnh tranh sau này. KẾT LUẬN Công ty Cơ khí - Điện thủy lợi là một công ty chuyên thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sửa chữa cơ khí thủy công trong các công trình thủy lợi và thủy điện, cho nên vật liệu được sử dụng với khối lượng và chủng loại khá lớn. Cùng với sự cố gắng của các phòng ban trong công ty, công ty đã luôn đảm bảo được sản xuất liên tục, từng bước đưa sản phẩm của mình chiếm lĩnh trên thị trường. Đặc biệt là tổ chức công tác kế toán, với khâu kế toán vật liệu đã không ngừng hoàn thiện mình, đáp ứng yêu cầu quản lý vật tư làm cho dòng vật tư được luân chuyển liên tục, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi khiếm khuyết nhất định. Trong chuyên đề em có trình bày một số vấn đề liên quan đến việc hoàn thiện sổ sách và trình tự hạch toán NVL và đưa ra một số ý kiến đề xuất để công ty tham khảo, em hy vọng rằng những ý kiến trên sẽ được Công ty nghiên cứu áp dụng góp phần hoàn thiện hơn kế toán nghuyên vật liệu tại Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi. Trong quá trình em thực tập tại công ty Cơ khí - Điện thủy lợi vì điều kiện thời gian nghiên cứu và sự hiểu biết còn hạn chế nên trong bản chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của công ty và các thầy cô giáo để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và phòng kế toán công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi đã nhiệt tình chỉ bảo giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đăng Phúc đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập. DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU STT Sơ đồ Tên sơ đồ 1 2 3 1 01 Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất của Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi 2 02 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cơ khí Điện Thuỷ lợi 3 03 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi 4 04 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại công ty Cơ khí - Điện Thuỷ lợi 5 05 Hoá đơn (GTGT) 6 06 Phiếu nhập kho 7 07 Giấy đề nghị tạm ứng 8 08 Hoá đơn (GTGT) 9 09 Phiếu nhập kho 10 10 Phiếu định mức 11 11 Phiếu xuất kho 12 12 Sổ kho 13 13 Sổ kho 14 14 Sổ chi tiết 15 15 Sổ chi tiết 16 16 Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu 1 2 3 17 17 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán 18 18 Bảng kê chứng từ tiền mặt 19 19 Bảng kê chứng từ ngân hàng 20 20 Sổ chi tiết TK141 21 21 Sổ chi tiết TK311 22 22 Chứng từ ghi sổ 23 23 Bảng kê vật tư xuất cho công trình 24 24 Bảng kê vật tư xuất dung cho quản lý phục vụ sản xuất 25 25 Chứng từ ghi sổ 26 26 Sổ cái TK152 27 27 Sổ danh điểm vật liệu 28 28 Bảng phân bổ nhiên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NVL : Nguyên vật liệu BTC : Bộ tài chính TSCĐ : Tài sản cố định KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm VT : Vật tư GTGT : Giá trị gia tăng HTK : Hàng tồn kho TK : Tài khoản TSNH : Tài sản ngắn hạn PKH : Phòng kế hoạch CT : Công ty PS : Phát sinh VL : Vật liệu KD : Kinh doanh BHLĐ : Bảo hiểm lao động BHXH : Bảo hiểm xã hội DC : Dụng cụ PT : Phiếu thu PC : Phiếu chi HĐ : Hợp đồng PĐM : Phiếu định mức CNV : Công nhân viên VAT : Thuế giá trị gia tăng UNC : Uỷ nhiệm chi KSV : Kiểm soát viên DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - Tạp chí kế toán - Sách tổ chức hạch toán kế toán - www.kiemtoan.com.vn - www.ketoan.com.vn - Quyết định 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/3/2006 - Các tài liệu kế toán do phòng kế toán công ty Cơ khí - Điện Thuỷ Lợi cung cấp. MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6302.doc
Tài liệu liên quan