Chuyên đề Đề xuất phương hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản

+ Nhà nước cần soạn thảo, ban hành và thực thi các luật nghề cá, luật nuôi trồng thuỷ sản, luật bảo vệ môi trường, luật về vệ sinh thực phẩm, luật về quyền sở hữu trí tuệ, Trong từng luật đó, cần quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan khi bị người khác xâm hại, hay gây hại cho người khác, trong các vấn đề như thương hiệu, vấn đề trách nhiệm đối với người tiêu dùng, + Cùng với việc sửa đổi và xây dựng hệ thống luật pháp chính sách liên quan trực tiếp đến ngành thuỷ sản, cũng cần phải xây dựng, bổ sung một số điều luật mới như Luật khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, xây dựng pháp lệnh về đỗi xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia, tiến tới thống nhất giữa luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật đầu tư trong nước , đồng thời phải thành lập các cơ quan pháp chế trong bộ máy quản lý thủy sản để hỗ trợ thực hiện các điều khoản luật pháp, chính sách đã ban hành. + Xây dựng chĩnh sách xuất nhập khẩu thuỷ sản ổn định, đảm bảo sự thống nhất theo các chương trình mục tiêu dài hạn đã định của Nhà nước; xây dựng chính sách mặt hàng thủy sản xuất nhập khẩu theo hướng tăng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ chế biến, giảm dần xuất khẩu hàng thô

doc57 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đề xuất phương hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am trong thời gian tới, nhất là khi Thái Lan đã đạt được những thoả thuận thương mại song phương với Trung Quốc. *Thị trường các nước NICs châu á Những đặc điểm chính của các thi trường các nước NICs: Thị trường các nước NICs châu á là khu vực xuất khẩu truyền thống của Việt nam. Đây là khu vực thị trường có mức tiêu thụ hàng hoá khá lớn và chủng loại sản phẩm tiêu thụ đa dạng rất phù hợp với cơ cấu nguồn lợi thuỷ sản của Việt Nam. Các nước cạnh tranh xuất khẩu chính với Việt Nam: Không có các đối thủ cạnh tranh quyết liệt của Việt Nam tại các thị trường này. Hiện nay, mặc dù kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản cuar khu vực này không lớn nhưng tỷ trọg kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đến đó cũng rất đáng kể. Giá cả xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam. Cùng với quá trình đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng và tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu trong xuất khẩu thuỷ sản, giá cả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Năm 1997, giá tôm cá đông lạnh xuất khẩu trung bình của Việt Nam chỉ là 5,93 USD/kg và 2,53 USD/kg, thì đến năm 1999 là 9,81 USD/kg và 2,9 USD/kg. Mặc dù , trong các năm 2001 – 2003, giá tôm quốc tế rớt mạng nhưng giá tôm Việt Nam vẫn giữ ở mức cao: năm 2001 là 8,9 USD/kg và 3,00 USD/kg, của năm 2003 là 8,48 USD/kg và 3,07 USD/kg. Trong 6 tháng đầu năm 2004 giá tôm xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giảm đi khoảng 10% do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá tôm ở Mỹ. Tuy nhiên, do tôm nhập khẩu chiếm tới 80% nhu cầu tôm ở Mỹ, nên dù Mỹ có tăng tỷ lệ nhập khẩu của các nước không bị kiện (các nước bị kiện là các nước xuất khẩu tôm lớn như : Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, ấn Độ, Êcuađo, Brazin), các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục nhập khẩu tôm từ các nước bị kiện, giá tôm nhập khẩu sẽ tăng lên. Trên thực tế giá tôm xuất khẩu tháng 7/2004 đã cao hơn tháng 6 đến 95 sau khi DOC có kết luận sơ bộ về biên phá giá tôm của các nước bị kiện. Mặc dù, giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam đã được nâng lên rõ rệt trong những năm vừa qua, nhưng nếu so với giá của các đối thủ cạnh tranh thì giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn còn thấp hơn. Chẳng hạn. tại thị trường Nhật, hiện nay giá tôm xuất khẩu của Việt Nam là 833 Yên/kg, trong khi giá tôm của Thái Lan và Inđônêxia là 944-950 Yên/kg, hay giá tôm của Việt Nam thấp hơn các nước trên 10%. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu và chế biến thuỷ sản của Việt Nam hiện chưa có thương hiệu riêng cho các sản phẩm của mình và chủ yếu được tiêu thụ dưới nhãn hiệu của các nhà nhập khẩu, hay thương hiệu của hệ thống phân phối, siêu thị ở nước ngoài. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong khi các nước xuất khẩu thủy sản lớn trong khu vực như Thái Lan, Inđônêxia, là các đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam, lại quảng bá được thương hiệu của mình. Thêm vào đó, sau phán quyết sơ bộ của DOC, biểu thuế áp dụng cho tôm của Thái Lan, ấn Độ, Brazin, Êcuađo thấp hơn tương đối nhiều so với Việt Nam. Inđônêxia lâu nay là nguồn cung cấp tôm chủ yếu cho Nhật, không nằm trong vụ kiện này, lại đang chuyển hướng tập trung bán hàng vào Mỹ, nơi có lợi hơn trong xuất khẩu thuỷ sản so với Nhật. Trong các điều kiện trên, giá thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của Inđônêxia, Thái Lan và nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Một trong những bất lợi khác về giá cả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam là cơ cấu giá thành còn bất hợp lý, đặc biệt tang điều kiện có lợi thế về nguồn lợi thuỷ sản, nhưng chi phí nguyên liệu đầu vào cho chế biến còn cao. Theo các số liệu điều tra tại các cơ sở chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, chi phí nguyên liệu thuỷ sản chiếm trung bình 70,1% tổng chi phí, còn lại 29,9% là các chi phí tiền công, khấu hao cơ bản, vận tải, giao dịch, quảng cáo chỉ chiếm trên 1%. Chính vì vậy, mặc dù giá cả thuỷ sản xuất khâu của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nhưng hiệu quả thực tế của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện nay chưa được cải thiện tương ứng. 2. Thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu thủy sản: 2.1. Tổ chức phát triểncác dịch vụ thiết yếu cho ngành thủy sản: 2.1.1. Hệ thống sản xuất giống thủy sản nước ngọt: Về số lượng: tổng số cơ sở sản xuất giống thủy sản cả nước là 350 cơ sở vao` name 2001, hàng năm sản xuất ra khoảng 12 tỷ cá bột đáp ứng cơ bản cho nhu cầu nuôi cá trong cả nước. Nhiều giống cá mới được nghiên cứu và đưa vào sản xuất thương phẩm thành công như cá chim trắng, cá rô phi đơn tính siêu thịt, tôm càng xanh, cá trình, cá lăng, cá chiên, cá bỗng… Về chất lượng các cơ sở sản xuất giống thủy sản: chiếm phần lớn các cơ sở sản xuất giống đã được xây dựng từ 20-30 năm về trước, trong thời gian dài họat động đã không hoặc ít được đầu tư nâng cấp hoặc bị trang lại các thiết bị nên đang xuống cấp nghiêm trọng. Giá thành sản xuất giống của các cơ sở rất cao làm cho sức tiêu thụ chậm, chất lượng giống không đảm bảo, dễ thóai hóa. 2.1.2. Hệ thống sản xuất giống thủy sản nước lợ: Năm 2001 cả nước đã có tới 4077 trại tôm giống, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Phần lớn các cơ sở sản xuất giống thương phẩm chỉ sản xuất một đối tượng là tôm sú giống, vì vậy việc giải quyết nhu cầu cho nuôi trồng thủy sản nước lợ còn rất hạn chế về giống. 2.1.3. Hệ thống sản xuất và cung ứng thức ăn: Cả nước có 39 cơ sở sản xuất thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản với tổng công suất 50000tấn/năm.Sản lượng này chỉ đủ cung cấp khoảng 50% nhu cầu về thức ăn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, hàng năm phải nhậpkhẩu khoảng 40.000 taasn từ các nước Thái lan, Hồng Kông, Đài Loan. 2.1.4. Hệ thống dịch vụ khuyến ngư: Họat động khuyến ngư đã được thực hiện trong nhiều năm qua dưới sự chỉ đạo và trực tiếp tở chức của Bộ Thủy sản. Năm 2001 thành lập trung tâm khuyến ngư Trung ương đóng tại Bộ Thủy sản. Tại cấp tỉnh trong cả nước có 25/28 tỉnh ven biển đã thành lập trung tâm khuyến ngư. ở 26 tỉnh khác, công tác khuyến ngư do các trung tâm khuyến nông đảm nhận . Họat động khuyến ngư đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản bằng nhiều họat động như tổng kết csc mô hình nuôi trồng thủy sản giỏi; xâu dựng các chính sách khuyến ngư, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm sản xuất cho ngư dân các vùng. Hạn chế của các họat động là việc phổ biến các mô hình nuôi trồng thủy sản chưa có tác dụng rộng rãi, thành công chưa nhiều, việc tổ chức thông tin chưa đảm bảo thường xuyên và chưa đáp ứng về thời vụ đói với ngư dân, hình thức thông tin cưha phù hợp với điều kiện nhận thức và khả năng tiếp nhận của ngư dân. 2.1.5. Hệ thống dịch vụ về vốn cho phát triển thủy sản: Trong những năm qua phần lớn vốn tín dụng phục vụ cho phát triển thủy sản do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm nhận. Năm 1998 Ngân hàng đã cho vay là 2,55 tỉ VNĐ, năm 1999 là 443,9 tỉ đồng, năm 2001 là1700 tỉ. Đã có khoảng 259504 hộ ngư dân được tiếp cận vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xu hướng dư nợ tín dụng cho phát triển thủy sản ngày càng tăng, chứng tỏ tính hiệu quả kinh tế cao của ngành này càng hấp dẫn Ngân hàng chuyển vốn tín dụng cho các hộ ngư dân vay. Theo thống kê của Bộ Thủy sản, tổng tín dụng do Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển đến cac hộ ngư dân chiếm tới 43% tổng dư nợ của cac hộ. Tuy nhiên, dịch vụ tín dụng của Ngân hàng và các tổ chứ tín dụng cho các hộ ngư dân vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuát cả về khối lượng vốn cần vay, thời gian vay và các điều kiện vay do các cơ sở cấp tín dụng chưa thật sự gắn với sản xuất của hộ ngư dân trên từng vùng. 2.2. Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành thủy sản phục vụ cho công tác quản lí nhà nước. 2.2.1.Các quan điểm cơ bản xây dựng chiến lược và qui hoạch phát triển thủy sản: - Lấy hiệu quả kinh tế làm động lực chính để phát triển thủy sản nhân dân; - Lấy kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể làm bia đỡ cho ngành thủy sản phát triển; - Phát huy nội lực và tính sáng tạo của nghề cá nhân dân; -Phát huy thủy sản gắn liền với xây dựng cở sở vật chất kĩ thuật hạ tầng đảm bảo cho sản xuất phát triển theo hướng hiện đại hóa và thị trường hóa; - Chủ động đưa nghề thủy sản Việt Nam hội nhập vào nghề khu vực và nghề thủy sản thế giới; - Phát triển kinh tế đi đôI với phát triển xã hội văn minh và gìn giữ môI trường vùng thủy sản để tạo lập sự phát triển bền vững. 2.2.2. Các mục tiêu chiến lược: - Không ngừng gia tăng đóng góp của ngành thủy sản vào phát triển kinh tế đất nước. - Phát triển thủy sản nhằm thay đôI, bổ sung chất dinh dưỡng của nhân dân, tham gia tích cực vào đảm bảo an ninh thực phẩm quốc gia và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu; - Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản Việt Nam nhằm nâng cao khẳ năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; - Phát triển ngành thủy sản đI đôI với việc triển khai các biện pháp bảo vệ môI trường. 2.2.3. Các định hướng quy hoạch phát triển: - Phương án 1: tăng mạnh sản xuất thủy sản nước ngọt, mở rộng nuôI cá biển và các loàI nhuyễn thể. Tổng sản lượng thủy sản vào năm 2010 đạt 3,6 triệu tấn, trong đó nuôI trồng đạt 2,1 triệu tấn và đánh bắt đạt 1,5 triệu tấn. Giá trị xuất khẩu đạt 4,5 tỉ USD. - Phương án 2: Thâm canh đi đôi với mở rộng nuôi cá biển và nhuyễn thể. Tổng sản lượng thủy sản đạt 4 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 2,5 triệu tấn và sản lượng đánh bắt đạt 1,5 triệu tấn. Giá trị xuất khẩu đạt 5 tỉ USD. Lựa chọn phương án 1 vì tính khả thi cao hơn và khả năng bảo vệ nguồn lợi thủy sãn bền vững cũng cao hơn, mặc dù giá trị xuất khẩu có phần thấp hơn phương án 2. 2.2.4. Các định hướng hành động triển khai thực hiện quy hoạch: - Trong đánh bắt: tiến hành quy hoạch, phân loại ngư trường; sắp xếp lại nghề cá ven bờ, quản lí chặt chẽ các hoạt động đánh bắt trên các ngư trường, theo dõi chặt sự tăng trưởng và suy giảm các nguồn lợi thủy sản ven bờ, chủ động đề ra các giải pháp hạn chế đánh bắt quá mức, tái tạo các loài thủy sản ven bờ; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho nghề đánh bắt ven bờ; tăng cường hệ thống dẹ báo , cảnh báo, cảnh cáo và cứu nạn, bảo hiểm trong đánh bắt trên biển; phát triển hệ thống tàu thuyền và phương tiện đánh bắt hải sản có hiệu quả cao. - Trong nuôi trồng: đẩy nhanh công tác quy hoạch, xây dựng các bản đồ thích nghi giống thủy sản theo vùng sinh thái; triển khai công tác phát triển giống thủy sản phục vụ nuôi trồng cho giá trị cao, thu nhập ổn định; thúc đẩy đổi mới côn gnghệ nuôi trồng theo hướng thâm canh, năng suất cao, diện tích nuổi trồng không cần lớn; kết hợp nuôi trồng thủy sản ngay trên các diện tích sản xuất nông nghiệp; xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp thương mại và các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn kinh doanh thủy sản; củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới viện, trạm nghiên cứu công nghệ thủy sản cho từng vùng sinh thái. - Trong chế biến thủy sản có nhiều tín hiệu phát triển nhanh., Nhà nước đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ và khuyến khích các hộ và doanh nghiệp cùng bỏ vốn đầu tư và mở rộng các hoạt động nuoi trồng và đánh bắt thủy sản. Ngày 8/12/1999 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kì 1999-2010 ( Quyết định số 224- TTg). Ngày 25/8/2000 Thủ tướng chính phủ phê duyệt một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản, ngoài ra còn ban hành một số chính sách trợ giá giống thủy sản cho các vùng sâu, vùng xa. Bộ Thủy sản đã phối hợp với các Bộ liên quan ban hành nhiều thông tư hướng dẫn thực hiện các chính sách và chế độ của Nhà nước, đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn ngành, các quy chế quản lí moi trường, thuốc thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Các tỉnh cũng đãc có những chính sách riêng phù hợp với địa phương nhằm khuyến khích phát triển thủy sản, điển hình như các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ninh… Để đưa công tác quản lí nhà nước ngành thủy sản đi vào nề nếp theo pháp luật , ngày 26/11/2003 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật Thủy sản, bao gồm những nội dung quan trọng về quản lí nhà nước đối với ngành thủy sản nước ta: - Quy định đối tượng và phạm vi áp dụng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên đất liền hải đảo, vùng nội thủy, lãnh hải, vùn đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Giải thích các khái niệm về : nguồn lợi thủy sản; hoạt động thủy sản; tái tạo nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản; ngư trường; đất để nuôi trồng thủy sản; mặt biển để nuôi trồng thủy sản; giống thủy sản mới; tàu cá; cảng cá; cá nhân. - Xác định rõ nguồn lợi thủy sản thuộc về toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lí. Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật. - Các nguyên tắc hoạt động thủy sản: Bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai và dịch bệnh thủy sản; hoạt động Thủy sản phải kết hợp với đảm bảo an ninh quốc phòng. - Phát triển thủy sản bền vững: Nhà nước có chính sách bảo đảm phát triển bền vững; Nhà nước khuyến khích tổ chức cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầngphục vụ phát triển thủy sản; Nhà nước phát triển kinh tế thủy sản trên cơ sở quy hoạch phát triển thủy sản phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kính tế – xã hội trong phạm vịcả nước; Chính phủ xác định ranh giới vùng biển ven bờ, phân cấp cho địa phương quản lí tổng hợp gắn với phát triển sản xuất kinh doanh thủy sản. - Quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản gồm: khai thác, hủy hoại trái phép các rạn đá ngầm; rạn san hô; các bãi thực vật ngầm; khai thác các loài thủy sản thuộc danh mục cấm, kể cả cấm có thời hạn, lấn chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và công bố; khai thác thủy sản ở vùng biển cấm, khai thác quá sản lượng cho phép; sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm, sử dụng loại nghề bị cấm để khai thác thủy sản, sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phương pháp có tính hủy diệt khác; sử dụng loại ngư cụ làm cản trở hoạc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đanh khai thác, thả neo, đậu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác; vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng; vi phạm các quy định về an toàn giao thông, an toàn công trình theo quy định của pháp luật; vi phạm các quy định về quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản; chuyển mục đích sử dụng đất, mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản đã được giao, cho thuê mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xuất, nhập khẩu hàng thủy sản thuộc danh mục cấm xuất, nhập khẩu. - Quy định những nội dung về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản + Quy định những điẻm quan trọng phải được thực hiện để bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản: Mọi tổ chứcm cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản; Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động thủy sản phải tuân thủ pháp luật về thủy sản về bảo vệ môi trường, pháp luật về tài nguyên và các pháp luật khác có liên quan; Tổ chức, cá nhân khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có kiên quan đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thủy sản phải được thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trườn; Tổ chức khai thác thủy sản bằng đặt đăng, đáy hoặc phương pháp ngăn, chắn các sông, hồ, đầm, phá phải giành hành lang cho các loài thủy sản di chuyển theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa phương. + Quy định về bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản: Nhà nước có chính sách bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, các loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa khoa học; Tổ chức cá nhân có nghĩa vụ thực hiện việc bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản théo quy định của pháp luật về thủy sản; Bộ Thủy sản định kì công bố danh mục loài thủy sản đã được ghi trong sach đỏ và loại thủy sản bị cấm khai thác, công bố các phương pháp khai thác bị cấm, khu vực, mùa vụ bị cấm, công bố chủng loại kích cỡ tối thiểu loài thủy sản được pháp khai thác. + Những quy định của Nhà nước về quy hoạch và quản lí khu bảo tồn vùng nước nội địa, khi bảo tồn biển: Chính phủ ban hành tiêu chuẩn để phân loại và công bố các khu vực bảo tồn nội địa và khu bảo tồn mang tính quốc tế; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bạn hành quy chế quản lí khu bảo tồn được phân cấp cho địa phương quản lí; Nhà nước đầu tư để bảo tồn quỹ gen và đa dạng hóa sinh học; Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu vực bảo tồn biển theo quy chế quản lí khu bảo tồn. + Quy định về tài chính để tái tạo nguồn lợi thủy sản gồm: ngân sách nhà nước; quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản hình thành từ đóng góp của tổ chức, cá nhân khai thác nuôi trồng, chế biến, mua bán, xuất nhập khẩi thủy sản, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn lợi thủy sản. - Quy định những nội dung về quản lí nhà nước đối với các họat động khai thác thủy sản: + Các nguyên tắc khai thác thủy sản: hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển, sông hồ, đầm phá, và các vùng tự nhiên khác phải đam bảo không làm cạn kiệt tài nguyên; sử dụng các loại ngư cụ, phương tiên khai thác cso kích cở phù hợp với các loài thủy sản được phép khai thác. + Quản lí khsi thác thủy sản xa bờ: Nhà nước điều tra nguồn lợi thủy sản, dự báo ngư trường, tổ chức các dịch vụ hậu cần thủy sản; Tổ chức cá nhân đầu tư vào hoạt động thủy sản xa bờ được áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước; Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản xa bờ phải cso tranh thiết bị bảo đàm thống tin lien lạc. phương tiện cứu sinh trên tàu, tuân thủ các quy định về pháp luật hàng hải; Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm đối với thuyền viên làm việc trên tàu theo quy định của Luật về kinh doanh bảo hiểm. + Quản lí khai thác thủy sản ven bờ : Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức lại các họat động thủy sản ven bờ, gắn kết giữa khai thác nuôi trồng thủy sản vói chế biến; Nhà nước có chính sách hỗ trợ đối với những trường hợp chuyển đổi từ hoạt động thủy sản ven bờ sang xa bờ. + Quản lí vùng khai thác thủy sản: Tổ chức, cá nhân hoạt động khi thác Thủy sản trên các vùng biển, sông, hồ, đầm, và các vùng mặt nước tự nhiên phải tuân theo quy định của phápluật về khai thác thủy sản tự nhiên; Chính phủ có trách nhiệm phân vùng biển, phân tuyến khai thác thủy sản, phân công, phân cấp quản lí cho các Bộ ngành hữu quan và địa phương để đảm bảo phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản trên các vùng biển tuyến khai thác thủy sản. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy chế vùng khai thác thủy sản ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng tự nhiên khác thuộc phạm vi quản lí của mình theo hướng dẫn của Bộ thủy sản. + Quản lí hoạt động khai thác thủy sản bằng việc cấp giấy phép: Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tầu đánh cá, Điều kiện cấp giấy phép khai thác thủy sản gồm: đăng kí kinh doanh, có tầu đánh cá đã đăng kí; có ng cụ, phương tiện khai thác phù hợp ; thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; Giấy phép khai thác thủy sản bị thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp : không còn đủ điều kiện để giữ giấy phép, vi phạm nghiêm trọng Luật Thủy sản, tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép, có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi. + Thực hiện báo cáo khai thác thủy sản và ghi nhật kí khai thác: Tổ chức cá nhân có giấy phép khai thác thủy sản phải báo cáo khai thác thuỷ sản với cơ quan quản lý thuỷ sản ở địa phương nơi đăng ký tàu cá; với những loại tàu mà Bộ Thuỷ sản quy định phải ghi nhật ký thì khi hoạt động khai thác diễn ra thuyền trưởng phải ghi nhật ký; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc báo cáo khai thác thuỷ sản trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản. - Quy định về quản lý Nhà nước đối với nuôi trồng thuỷ sản. Quy hoạch nuôi trồn thủy sản: Bộ Thuỷ sản chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dung kế hoạch phát triển nuôi trông thuỷ sản trong phạm vi cả nước và trong phạm vi từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh, thành phố, Uỷ ban nhân dân cấp dưới xây dựng kế hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thuỷ sản của mình để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp trên. Điều kiện được tiến hành nuôi trồng thuỷ sản bao gồm: Điạ điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch; cơ sở nuôi trồng phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thuỷ sản (vệ sinh, thú y, môi trường); sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Bộ Thuỷ sản ban hành tiêu chuẩn, Quy trình, quy phạm nuôi trồng. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện quy trình nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh hoặc thâm canh đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. Quản lý nhà nước vùng nuôi trồng thuỷ sản: Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng nuôi trồng thủy sản tập trung theo quy hoạch; đầu tư xây dựng trạm quan trắc môi trường thuỷ sản, trạm kiểm tra dịch bệnh thuỷ sản. Quản lý nhà nước về giống thuỷ sản: Các loại giống thủy sản mới, giống lần đầu đưa vào nuôi trồng phải được Bộ Thuỷ sản công nhận và cho phép đưa vào sản xuất kinh doanh; Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu giống thuỷ sản quý hiếm, tạo giống thuỷ sản mới, đầu tư xây dựng các trung tâm giống thủy sản quốc gia. Bộ Thuỷ sản phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tố chức kiểm tra chất lượng giống thủy sản ở các cơ sở sản xuất giống. Giống thuỷ sản nhập khẩu phải qua kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống Thuỷ sản nhập khẩu lần đầu phải được Bộ Thuỷ sản cho phép bằng văn bản; giống thuỷ sản xuất khẩu phải thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu chuyên ngành thuỷ sản. Quản lý nhà nước về thức ăn, thuốc và hoá chất chuyên dùng trong nuôi trồng thuỷ sản: Thức ăn, thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản phải đảm bảo tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia. Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu thức ăn, thuốc, hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thú y, chất lượng hàng hoá, thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn nuôi trồng thuỷ sản phải có đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ; Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm công bố danh mục. Quản lý bệnh dịch thuỷ sản: Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản hàng hoá phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, khi xuất hiện dịch bệnh phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn. Bộ Thuỷ sản và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện phòng trừ dịch bệnh thủy sản. - Quy định về quản lý nhà nước đỗi với các loại tàu đánh cávà cơ sở dịch vụ hoạt động thuỷ sản. Phát triển tàu đánh cá: Việc phát triển tàu đánh cá phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành thủy sản; Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển tàu đánh cá phù hợp với chiến lược khai thác thuỷ sản xa bờ; Tổ chức cá nhân nhập khẩu tàu đánh cá phải thực hiện theo quy định của chính phủ. Việc đóng mới hoặc cải hoán tàu thuộc diện đăng kiểm phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép và phê duyệt; Bộ thuỷ sản cho phép và phê duyệt hồ sơ thiết kế đóng mới hoặc cải hoán tàu đánh cá có chiều dài từ 20 mét trở lên; ban hành tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường tàu đánh cá. Đăng kiểm tàu đánh cá: Tất cả các tàu đánh cá,trừ các loại tàu có chiều dài dưới đường nước thiết kế từ 15 mét trở xuống và không lắp máy hoặc lắp máy nhưng công suất dưới 20 sức ngựa đều phải làm thủ tục đăng kiểm; Bộ Thuỷ sản tổ chức thống nhất việc đăng kiểm tàu đánh cá trong phạm vi cả nước đỗi với các tàu có đường nước từ 20 mét trở lên, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đăng kiểm đỗi với các tàu có đường nước thiết kế dưới 20 mét. Đăng ký tàu đánh cá và đăng ký thuyền viên tàu đánh cá: tàu phải được đăng ký tên tàu, số tàu theo quy định của Bộ Thuỷ sản; Chủ tàu đánh cá phải đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu; Bộ Thuỷ sản thống nhất quản lý việc đăng ký tàu cá, và đăng ký thuyền viên tàu cá, quy định chức danh thuyền viên tàu cá trong phạm vi cả nước; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện đăng ký tàu cá, thuyền viên tàu cá địa phương theo hướng dân của Bộ Thuỷ sản. Quản lý nhà nước đỗi với cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá: Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các bến cá, khuyến khích tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu cá; Bộ Thuỷ sản phối hợp với các Bộ có liên quan cùng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế mẫu về cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật của cảng cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức và phân cấp quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Quản lý nhà nước chợ đầu mối thuỷ sản: Nhà nước quy hoạch phát triển các chợ đầu mối thủy sản; Nhà nước hỗ trợ vỗn xây dựng các chợ đầu mối thuỷ sản: Bộ Thuỷ sản phối hợp với các Bộ liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế mẫu về chợ đầu mối thuỷ sản, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật chợ thuỷ sản đầu mỗi, phê duyệt quy chế, tổ chức quản lý hoạt động của chợ thuỷ sản đầu mỗi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ. Quản lý các hoạt động chế biến thủy sản: Nhà nước quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến thủy sản theo sản lượng thủy sản các vùng nuôi trồng và đánh bắt, Bộ Thuỷ sản phối hợp với các Bộ liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, công nhận cơ sở chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường trong hoạt động thủy sản. Quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản: Tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng, bảo quản, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá, pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm; Bộ Thuỷ sản phối hợp với các Bộ có liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản; xử lý kịp thời tổ chức cá nhân sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Quản lý xuất nhập khẩu thủy sản: Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá thuỷ sản, phát triển thị trường xuất khẩu hàng thuỷ sản; Tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản phải tuân theo các quy định của Luật về thuỷ sản; Bộ Thuỷ sản phối hợp với các Bộ có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản, tổ chức cung cấp thông tin về thị trường, công nghệ chế biến, pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thủy sản - Quản lý Nhà nước về hợp tác quốc tế hoạt động thuỷ sản. Quản lý hợp tác giữa các tàu cá Việt Nam với tàu cá quốc tế: Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hợp tác quốc tế trong hoạt động thuỷ sản với các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật; Chính phủ thống nhất quản lý tàu cá Việt Nam hoạt động ở nước ngoài vùng biển của Việt Nam và tàu cá nước ngoài hoạt động ở vùng biển Việt Nam. Quản lý việc khai thác cá ngoài vùng biển Việt Nam: Tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thuỷ sản ở vùng biển quốc tế, vùng biển của quốc gia khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải tuân theo Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; Chính phủ quy định cơ quan cấp giấy phép, điều kiện, thủ tục cho tàu cá Việt Nam đi khai thác thuỷ sản ở ngàoi vùng biển của Việt Nam. Quản lý tàu cá nước ngoài vào hoạt động tại vùng biển Việt Nam: Tàu đánh cá nước ngoài được xem xét cho vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam dựa trên khả năng sản lượng khai thác cho phép hàng năm, theo các hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký kết và tuân theo các điều khoản công ước quốc tế về Luật biển; tàu đánh cá của nước ngoài hoạt động trong vùng biển của Việt Nam phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hoạt động thuỷ sản và tuân thủ các quy định khác cuat pháp luật có liên quan; Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục, thẩm quyền, thu hồi giấy phép hoạt động thủy sản đối với tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. 3. Những kết quả đạt được và vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. + Việc đa dạng hoá các mặt hàng, việc tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao đã đem lại những lợi ích rất rõ trong xuất khẩu thuỷ sản như mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng giá xuất khẩu. Điều này cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới nhằm đáp ứng tốt hơn yeu cầu của các thị trường, nhất là thị trường các nước công nghiệp phát triển và góp phần tăng thu nhập quốc nội. Tuy vậy, việc tăng tỷ lệ hàng có giá trị gia tăng cao trong mấy năm gần đây và cả trong kế hoạch năm2005 của Ngành Thuỷ sản đã có dầu hiệu giảm dần. Đây là vấn đề cần sớm được khắc phục. + Chất lượng mạt hàng thuỷ sản xuất khẩu trong thời gian qua dã tiến bộ rất lớn, song vấn đề dư lượng kháng xinh và tính trạng nhiễm khuẩn do tiêm chích tạp chất và ngâm hóa chất vẫn đang tiềm ẩn có thể gây rủi ro, thiết hại cho xuất khẩu. Việt Nam hiện nay không còn bị EU áp dụng biện pháp kiểm tra 100% các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu, song vẫn có thể bị áp dụng trở lại nếu Việt Nam kiểm tra giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm không chặt chẽ. Vì vậy, việc thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thuỷ sản từ tàu thuyền , ao nuôi đến chế biến xuất khẩu, việc thực hiện truy suất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của các thị trường là yêu cầu đang đặt ra. + Khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Na trong những năm qua đã đạt những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác dự báo thị trường còn rất yếu. Đồng thời, kinh nghiệm trong việc ngăn chặn và giải quyết các tranh chấp cũng còn nhiều hạn chế. Khó khăn hiện nay về thị trường xuất khẩu vẫn đang tiếp tục, nhất là đối với sản phẩm tôm do tác động của vụ kiện vừa qua. Vì vậy, vấn đề đang được đặt ra cho các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện nay là cần phải chủ động giải quyết các vấn đề thị trường theo hướng làm thế nào để giữ thị trường Mỹ, tăng cường hơn nữa xuất khẩu vào Nhật, EU, Trung Quốc, các nước NICs và ASEAN và mở rộng xuất khẩu vào các nước SNG, Trung Đông, Nam Mỹ. + Việc tăng tỷ lệ hàng giá trị gia tăng cao và tăng chất lượng mặt hàng trong xuất khẩu thuỷ sản có tác dụng tăng giá xuất khẩu bình quân. Đó cũng là yêu cầu để tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy vậy, vấn đề đang đặt ra đối với giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam là cần tiến tới một cơ cấu giá cả hợp lý hơn và ngang bằng hơn với nhiều nước xuất khẩu lớn trong khu vực và trên thế giới. + Nhìn chung, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay được đánh giá là khá tốt cả về giá cả và chất lượng. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tiến tới một mức có lợi hơn, tức là mức giá cao hơn, trên thị trường xuất khẩu. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào đê tiếp tục giữ và nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thuỷ sản ngày càng gay gắt. + Vấn đề xây dung, phát triển và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam cũng là một trong những vấn đề cần được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong những Chương III: Đề xuất phương hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với xuất khẩu thuỷ sản. 1. Về chính sách thuế. Trong điều kiện ngày nay khi lợi thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản đã giảm nhiều do các chi phí như giá lao động, chi phí tàu thuyền, đầu tư máy móc thiết bị mới ngày càng tăng và vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thuỷ sản ngày càng giảm, Nhà nước cần có những chính sách thuế hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản. Cụ thể là: + Nhà nước điều chỉnh và áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản hợp lý nhằm hạn chế khuynh hướng chống lại xuất khẩu thuỷ sản do chính sách bảo hộ ngành chế biến thức ăn nuôi thuỷ sản. + Nhà nước cần xem xét để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đỗi với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản nói chung và nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. + Để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực thuỷ sản, Nhà nước cũng cần đưa ra ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đỗi với các doanh nghiệp đầu tư vào những khu vực cần khuyến khích đầu tư như đã nêu trên đây. + Để khuyến khích các doanh nghiệp và ngư dân phát triển hoạt động khai thác cá xa bờ, đề nghị Nhà nước áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất đối với ngành nghề khai thác thuỷ sản xa bờ, do mức độ rủi ro cao nhưng lợi nhuận và tiền lương hiện nay chưa cao. + Để không gây áp lực tâm lý nặng nề và đảm bảo khả năng thu đỗi với thuế thu nhập cá nhân, Nhà nước cần nghiên cứu đơn giản hoá các biện pháp thu thuế, cách tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng mở rộng khoảng cách chênh lệch về thu nhập chịu thuế giữa thu nhập chịu thuế ở các mức thuế suất khác nhau. + Đối với thuế sử dụng đât, để đảm bảo thu nhập cho các hộ nông dân nói chung và ngư dân nói riêng ổn định đời sống và phát triển sản xuất Nhà nước cần: Giảm 50 - 70% hoặc miễn tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất phải trả tiền sử dụng đất; Miễn tiền thuê đất tối thiểu 3 năm và miễn toàn bộ tiền thuê đất phải trả trong suốt thời gian hoạt động của dự án tuỳ theo địa bàn đầu tư; Miễn thuế sử dụng đất. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành thuỷ sản, cần thực hiện các ưu đãi về thuế sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ sản đối với các lĩnh vực đầu tư ưu tiên: nuôi biển, nuôi công nghiệp và các nghề yểm trợ cho nuôi công nghiệp. + Tăng mức thuế suất thuế tài nguyên đối với khai thác thuỷ sản gần bờ, để hạn chế hoạt động khai thác, đảm bảo nguồn tài nguyên thuỷ sản đang bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường. Đồng thời, giảm mức thuế suất thuế tài nguyên đối với khai thác thuỷ sản xa bờ để khuyến khích ngư dân và doanh nghiệp tăng nhanh sản lượng và lợi nhuận khai thác. Tuy nhiên, việc giảm bớt thuế tài nguyên cho khai thác xa bờ cần phải kèm theo qui định xử phạt nghiêm minh để đảm bảp môi trường sinh thái; + Mức thuế mặt nước cần có sự giảm hơn nữa để khuyến khích nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, không nên miễn loại thuế tài nguyên mặt nước và cần tăng mức xử phạt nhằm tạo thêm nguồn thu ngân sách cho Nhà nước và giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. + Giảm các loại chi phí dịch vụ như điện, giao thông, thuỷ lợi, nước, cảng, giá cước container… để tạo điều kiện khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành thuỷ sản… Phấn đấu áp dụng cùng một giá các chi phí sản xuất với các doanh nghiệp Việt Nam; + Bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và bỏ hoàn thuế lợi tức táo đầu tư, thay bằng việc công bố áp dụng rộng rãi danh mục các dự án khuyến khích đầu tư vào ngành thửy sản. 2. Về chính sách tín dụng. Để khác phục hạn chế về ngồn vốn và lưu chuyển các nguồn vốn ở nước ta nói chung và trong lĩnh vực thuỷ sản nói riêng, chính sách tín dụng của Nhà nước cần được sửa đổi một số nội dung sau: + Hiện nay, theo qui định, lãi suất tín dụng ưu đãi chỉ bằng khoảng 50 – 70% so với lãi suất tín dụng thương mại. Tuy nhiên, nếu so với lãi suất tín dụng bằng ngoại tệ thì lãi suất tín dụng ưu đãi lại cao hơn đến hơn 1,5 lần. Nghĩa là, nếu tỷ giá của đồng Việt Nam ổn định thì mức lãi suất tín dụng ưu đãi xuất khẩu hiện nay không có ý nghĩa đối với việc tăng sức cạnh tranh của cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trong nước trước các doanh nghiệp nước ngoài (khi họ chỉ vay với lãi xuất thị trường). Vì vậy, trong những năm tới, Nhà nước cần xem xét mức ưu đãi lãi suất tín dụng tối thiểu bằng lãi suất tín dụng ngoại tệ công với chỉ số lạm phát trong năm, hoặc thậm chí có thể thấp hơn (thực hiện lãi suất tín dụng ưu đãi âm như Hàn Quốc đã áp dụng) khi cần tăng khuyến khích cho các dự án đặc biệt + Về thời hạn cho vay: Đối với vôn vay lưu động, thưòi hạn vay vốn thiộc loại ngắn hạn (trên dưới 1 năm) có thể căn cứ vào độ dài thời vụ và/hoặc cộn với thời gian giao hàng xuất khẩu cộng với thời gian thanh toán sau khi giao hàng, thường kéo dài trên dưới 1 năm tuỳ theo qui cách sản phẩm và độ chế biến; Đối với vốn vay đầu tư sửa chữa hay đầu tư mới vào tài sản cố định của cơ sở sản xuất, thời hạn vay vốn ở tầm trung và dài hạn (thường 2 – 5 năm) nên căn cứ vào qui định khấu hao tài sản cho Nhà nước. Nếu Nhà nước qui định tỷ lệ khấu hao nhanh thì thời hạn cho vay có thể ngắn hơn so với qui định tỷ lệ khấu hao chậm. Đồng thời,Nhà nước nên xem xét kéo dài thời hạn cho vay vốn khi có những ảnh hưởng khách quan đến khả năng thu hồi vốn của các dự án đầu tư. Có như vậy mới phù hợp với đặc thù của ngành thuỷ sản là cần nguồn vốn với khối lượng lớn, cần đầu từ lâu dài, phụ thuộc nhiều vào ngư trường, thời tiết, biến động giá cả… + Về vốn đối ứng: Theo quyết định 159/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chủ đầu tư kinh doanh ngành nghề thuỷ sản phải có ít nhất 15% vốn tự có để đảm bảo năng lực tài chính của mình. Dưới góc độ ngân hàng, mức vốn tự có như trên là quá thấp so với tổng mức đầu tư của matt dự án cho vay, nhưng dưới góc đọ của người đi vay (ngư dân), nguồn vốn tự có như trên là quá lớn so với tài sản hiện có của họ. Chẳng hạn, để đóng mới một con tàu phục vụ cho khai thác thuỷ sản xa bờ, tổng vốn đầu tư là khoảng 1,3 – 1,5 tỷ đồng, thì mức vốn tự có của người dân cũng lên tới trênm 200 triệu đồng – mức mà nhiều ngư dân không có được. Như vậy, Nhà nước nên có những văn bản hướng dẫn cụ thể và yêu cầu các Ngân hàng đảm nhận việc thẩm định tính khả thi của dự án vay vốn. Với những dự án được thẩm định có tính khả thi cao, ngân hàng có thể chấp nhận mức vốn tự có thấp hơn mức qui định 15%., ngược lại voéi dự án ít khả thi, ngân hàng có thể từ chỗi cho vay vốn. Đồng thời, ngân hàng cần phối hợp với các cấp chính quyền cơ sở trong việc xác minh vốn tự có của người đi vay. + Về tài sản thế châp: Theo quyết định 67/1999/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, các hộ nuôi trồng thuỷ sản vay vốn dưới 10 triệu đồng không cần thế chấp, nhưng phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn trường hợp vay vốn trên 10 triệu đồng thì phải dùng tài sản thế chấp. Tuy nhiên, qui định về mức vay cần tài sản thế chấp này là không phù hợp với khả năng thế chấp tài sản của các hộ nông dân nghèo ở các vùng cần chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy, Nhà nước có thể giaỉ quyết vướng mắc về tài sản thế chấp vay vốn để nuôi trông thủy sản thông qua việc áp dụng mô hình cho vay vốn bằng hiện vật và bằng tiền (chủ yếu để làm vốn lưu động). Để thực hiện mô hình này, Nhà nước cần có chính sách đảm bảo lợi ích cho các bên: ngân hàng – doanh nghiệp – người vay vốn, tránh những tình trạng xấu xảy ra sau giai đoạn “hậu tín dụng”. + Về mức vay tối thiểu: Hiện nay nhu cầu về vốn đang trở thành một trong những trở ngại lớn cho công tác phát triển ngành nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Nếu so với tiềm năng và nhu cầu của nghề này, thì mức cho vay đầu tư hiện có còn rất thấp, mới chỉ đạt khoảng 20%. Chẳng hạn, mức cho vay trung bình cho một dự án đánh bắt xa bờ là 500 triệu đồng, chỉ đủ cho đầu tư tàu thuyền nhỏ, chứ chưa có ngư cụ hoặc đầu tư tàu thuyền quy mô lớn. Để khắc phục vấn đề này, Nhà nước và chính quyền địa phương cần khẩn trương quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thuỷ sản, giúp nhân dân lập các dự án có tính khả thi để có điều kiện vay vốn. Các tỉnh, thành phố phải thành lập ra các cơ quan chức năng để xác nhận cho các hộ dân về quy mô đầu tư (mức trang trại hay mức hộ sản xuất nhỏ), nhu cầu đánh bắt hải sản (quy mô, kích cỡ tàu thuyền, máy móc, ngư cụ), tiềm năng hiện có, nhu cầu vay vốn… Có như vậy ccs chi nhánh ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng mới có căn cứ thực tế để dựa vào tiêu chí do Bộ Nông nghiệp và Phát tiển nông thôn quy định để cho vay vốn theo từng quy mô dự án, đáp ứng nhucấu đầu tư của các dự án quy mô lớn. + Về tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư vào khu vực thuỷ sản, Nghị quyết trung ương Đảng khoá IX và Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 1/6/2002 đã chỉ rõ: các ngân hàng thương mại thực hiện cơ chế cho vay theo lãi suất thoả thuận, xoá bỏ hoàn toàn sự phân biệt giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn cần tiếp tục tháo gỡ những rào cản hạn chế sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức đối với khu vực kinh tế tư nhân hiện nay, như: do hiểu biết về luật pháp, về quản lý đầu tư, về thủ tục lập dự án đầu tư, lập hồ sơ vay vốn… của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, nên ngân hàng cần chủ động nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp thông qua các hội nghị khách hàng hàng năm, thành lập các tổ tư vấn, thường xuyên gửi thông báo về các vấn đề có liên quan đến các khách hàng của mình… Việc thẩm định dự án (chủ yếu thẩm định khả năng trả nợ, khả năng tổ chức, hành nghề…), ngân hàng phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phươngtrong việc tìm hiểu người vay, tìm hiểu nghề nghiệp của ngư dân, tìm hiểu kinh nghiệm của ngư dân với quy trình khai thác – chế biến – tiêu thụ hải hản, tìm hiểu quy trình đóng mới, cải hoán một con tàu hoặc một quy trình sản xuất, nhân giống; Cấn mở rộng việc bảo lãnh của Quỹ hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản được vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Nhà nước cũng cần xúc tiến nhanh chóng đưa Quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vào hoạt động, kết hợp với các quy định nới lỏng, cởi mở hơn khi bảo lãnh cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản. + Nhà nước cần qui định chế độ đào tạo bắt buộc đối với các chủ đầu tư khi vay vốn tín dụng. Đặc điểm chung của lực lượng ngư dân là tư tưởng sản xuất nhỏ, thật thà chất phác, trình độ văn hoá còn hạn chế, hiểu biết pháp luật còn thấp không hiểu biết về vận hành máy móc, kỹ thuật nuôi mà chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm, cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh và chế biến thuỷ sản thường mang tính tự phát và nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy, việc đào tạo bắt buộc về kiến thức kinh doanh thủy sản là cần thiết đỗi với ngư dân. + Các chính sách, biện pháp thu hồi vay nợ một cách có hiệu quả: Mặc dù, đã có các chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc trả nợ, nhưng hiện vẫn chưa có những dầu hiệu chuyển biến tích cực. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách qui định làm tăng trách nhiệm trả nợ của người vay, như: quy định bắt buộc về việc mua bảo hiểm thân tàu đảm bảo tài sản cho vay của Nhà nước và đảm bảo quyền lợi cho ngư dân trong trường hợp xảy ra rủi ro, mất mùa; xây dung cơ chế chính sách để thu hồi được nợ và đẩy mạnh sản xuất… + Mở rộng hoạt động bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Theo Quyết định 133/2001/QĐ-TTg của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xuất khẩu thuỷ sản vào tất cả các thị trường sẽ được ưu tiên vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, thêm vào đó, Chính phủ nên cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được bán hàng theo phương thức thanh toán chậm. Trong trường hợp, nếu tiềm lực tài chính doanh nghiệp còn yếu, đề nghị Nhà nước hỗ trợ bằng cách mua lại các khoản nợ này, hoặc bảo lãnh cho các khoản nợ này để họ có thể chiết khấu chứng từ tại các Ngân hàng thương mại. ( Về vấn đề bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Chính phủ đã quyết định giao cho Bộ Tài chính thực hiện kể từ cuối năm 2002 thông qua Nghị Quyết số 05/2002). 3. Chính sách huy động và phân bổ vốn đối với sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản. Để tiếp tục phát triển, ngành thủy sản cần thực hiên các chính sách hút vốn trong và ngoài nước dể đảm bảo phân bổ vốn cho nhu cầu phát triển. Để đảm bảo khả năng huy động mọi nguồn vỗn trong và ngoài nước, Nhà nước cần thực hiện một số chính sách biện pháp như sau: Xây dựng ngân hàng cổ phần thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu thủy sản. Trong đó, cần có chính sách thu hút các “nậu vựa”, các công ty thủy sản lớn tham gia vào hoạt động của ngân hàng. + Xây dựng hệ thống các quỹ tín dụng nghề cá tại các vùng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trọng điểm với mục tiêu huy động nguồn vốn nhàn rỗi, tạo ra sự lưu chuyển vốn liên tục trong nội bộ ngư dân và các cơ sở sản xuất, chế biến. + Khuyến khích thu hút nguồn vốn FDI thông qua các hình thức liên doanh, 100% vốn nước ngoài vào phát triển ngành thuỷ sản, chủ yếu trong lĩnh vực đánh cá xa bờ, nuôi thuỷ sản biển, nuôi tôm công nghiệp, chế biến kỹ thuật cao,sản xuất thiết bị lạnh kỹ thuật cao, dịch vụ tín dụng nghề cá và dịch vụ ngoại thương. + Điều chỉnh các quy định quản lý về vốn vay nước ngoài một cách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước có thể vay từ các doanh nghiệp, ngân hàng ngoài nước… Về chính sách phân bổ các nguồn vốn: Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu dành để đầu tư và hỗ trợ đầu tư vào các khâu: xây dựng cơ sửo hạ tầng cho các trung tâm nghề cá, cảng cá, khu neo đậu, trú bão, tàu dịch vụ hậu cần cho các địa phương ven biển và các đảo lớn; đầu tư cho công tác điều tả nguồn lợi hải sản (thuộc lĩnh vực khai thác hải sản); đầu tư công tác quy hoạch các vùng nuôi, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, chuyển đổi mục đích vùng sản xuất lúa ven biển sang phát triển nuôi trồng thuỷ sản; xây dựng các trung tâm giống quốc gia, các trạm quan trắc, dự báo môi trường, kiểm định thủy sản (thuộc lĩnh vực nuôi trồng); đầu tư xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm, xây mới nâng cấp theo chiều sâu cơ quan kiểm tra chât lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trung tâm công nghệ chế biến thuỷ sản và hệ thống thông tin thị trường… (thuộc lĩnh vực chế biến thuỷ sản). Nguồn vốn tín dụng: + Đối với hệ thống cung cấp vốn tín dụng thương mại, Nhà nước có chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng xây dựng chi nhánh hoạt động tại các vùng sản xuất, xuất khẩu thủy sản trọng điểm để cung cấp tín dụng cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, xuất khẩu thủy sản trọng điểm để cung cấp tín dụng cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh ngành thuỷ sản, bằng các biện pháp như: cấp bù một phần lãi suất thông qua lãi suất chiết khấu giữa ngân hàng nhà nước với các tổ chức tín dụng; hay áp dụng thuế suất ưu đãi đỗi với tổ chức tín dụng này; hay áp dụng các khuyến khích theo số lượng tín dụng và các khuyến khích khác. + Đối với hệ thống tín dụng ưu đãi của nhà nước (từ các Quỹ tín dụng hỗ trợ của Nhà nước), do hạn chế về vốn của các quỹ hỗ trợ, Nhà nước càn phải xem xét để thu hẹp diện đối tượng và lĩnh vực cần hỗ trợ tín dụng, nhằm tăng sưc kích thích của chính sách đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có năng lực và hiệu quả thực sự. Trong đo, về lĩnh vực hỗ trợ, Nhà nước cần tập trung vào khâu đánh bắt hải sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản có quy mô công nghiệp và tỷ lệ xuất khẩu lớn, các cơ sở chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu có thương hiệu. Về đối tượng thụ hưởng chĩnh sách ưu đãi, Nhà nước cần tập trung vào các cơ sở thủy sản cóqui mô lớn, hay các cơ sở có khả năng phát triển thành các tập đoàn kinh doanh thủy sản lớn. Đối với nguồn vốn FDI: để tạo môi trường hẫp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành thủy sản, Nhà nước cần xây dựng các hành lang pháp lý thông thoáng hơn và dành các ưu đãi hấp dẫn cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào nuôi trồng (đặc biệt ở các cùng đất cát ven biển) ỏ qui mô lớn, ưu đãi cho các xí nghiệp đi tiên phong trong phát triển nuôi biển, nuôi công nghiệp và các nghề yểm trợ cho nuôi công nghiệp… Đỗi với nguồn vốn ODA: Nhà nước cần khuyến khích các địa phương sử dụng vốn ODA vào xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, cảng, chợ cá, phòng tránh bão, giao thông, nâng cấp xây dựng cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu, sản xuất thức ăn nuôi trồng; phát triển công nghệ cao, thuê chuyên gia phục vụ các chương trình khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. 4. Các chính sách khác. + Nhà nước cần soạn thảo, ban hành và thực thi các luật nghề cá, luật nuôi trồng thuỷ sản, luật bảo vệ môi trường, luật về vệ sinh thực phẩm, luật về quyền sở hữu trí tuệ,… Trong từng luật đó, cần quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan khi bị người khác xâm hại, hay gây hại cho người khác, trong các vấn đề như thương hiệu, vấn đề trách nhiệm đối với người tiêu dùng,… + Cùng với việc sửa đổi và xây dựng hệ thống luật pháp chính sách liên quan trực tiếp đến ngành thuỷ sản, cũng cần phải xây dựng, bổ sung một số điều luật mới như Luật khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, xây dựng pháp lệnh về đỗi xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia, tiến tới thống nhất giữa luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật đầu tư trong nước…, đồng thời phải thành lập các cơ quan pháp chế trong bộ máy quản lý thủy sản để hỗ trợ thực hiện các điều khoản luật pháp, chính sách đã ban hành. + Xây dựng chĩnh sách xuất nhập khẩu thuỷ sản ổn định, đảm bảo sự thống nhất theo các chương trình mục tiêu dài hạn đã định của Nhà nước; xây dựng chính sách mặt hàng thủy sản xuất nhập khẩu theo hướng tăng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ chế biến, giảm dần xuất khẩu hàng thô… mục lục Danh mục các bảng biểu Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 15 Bảng 2. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo mặt hàng chủ yếu. 18 Bảng 3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 20 Bảng 4. Tỷ trọng nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của một số thị trường chính 21

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12445.doc
Tài liệu liên quan