LỜI NÓI ĐẦU
Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ với nhau rất mật thiết. Nếu cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lý phù hợp thì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Cơ cấu kinh tế tổng thể các bộ phận cấu thành nền kinh tế như cơ cấu ngành, cơ cấu các khu vực kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ . Về hình thức cơ cấu kinh tế được thể hiện dưới các dạng tỷ trọng của các chỉ tiêu kết quả. Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành có ý nghĩa kinh tế cực kỳ lớn. Có thể nói sự thành công hay thất bại của một quốc gia phụ thuộc vào sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Ngày nay khi quá trình CNH-HĐH và xu hướng quốc tế hoá toàn cầu và toàn cầu hoá khu vực đang diễn ra hầu hết ở các quốc gia. Đứng trước thực trạng như vậy Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn những thách thức cũng như những cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế của mình. Việt Nam cũng giống như các nước phát triển muộn, CNH mới ở chặng đầu, nền kinh tế vẫn chuyển dịch theo hướng nông nghiệp. Để phấn đấu nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 vấn đề được đặt ra là chúng ta cần phải nghiên cứu một cánh toàn diện những tác động xu thế mới để đưa ra những quyết định về lựa chọn các bước đi thích hợp, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới là vấn đề lớn cấp bách cả ở lý luận và thực tiễn ở phạm vi quốc gia, từng ngành và ở từng địa phương .
Cùng với nhịp độ phát triển chung của cả nước, Hà Nội cũng đang tìm hướng chuyển dịch cơ cấu riêng cho mình. Với đặc điểm là thành phố đã được mở rộng hơn, nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội đã có sự thay đổi. Do vậy hướng đi cũ cần được điều chỉnh cho phù hợp vời tình hình thực tế hiện nay của thành phố. Thành phố Hà Nội cũng xác định chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một việc hết sức khó khăn phức tạp .Đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố phải dựa vào định hướng chung của Đảng và nhà nước, đồng thời phải phù hợp với nguồn lực thực tế của thành phố. Từ đó đưa ra các giải pháp thích ứng với tình hình cụ thể của địa phương .Đây là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu hợp lý mà nhân tố chính được dựa trên tín hiệu về lợi thế so sánh của Thành phố Hà Nội đối với trong nước và quốc tế .
Với những suy nghĩ như vậy sau thời gian thực tập và nghiên cứu các tài liệu liên quan và tìm hiểu tình hình thức tế. Cùng với những kiến thức đã học và dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Huy Đức em chọn đề tài “ Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 ” làm chuyên đề thực tập với mục đích tìm hiểu nghiên cứu để hiểu rõ hơn về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cũng như xu hướng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội trong thời gian tới .Trong bài viết này, em xin đưa ra nội dung nghiên cứu như sau :
CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn vị: con
2005
2006
2007
Lợn
372147
247128
349661
Trâu
11536
10242
7278
Bò
47469
52345
56050
Gia cầm
3390373
2896156
3435997
( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội )
Ngành chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là bò,lợn và gia cầm. Qua các năm phát triển về quy mô đầu con.Tổng đàn trâu giảm từ 11536 con năm 2005 xuống còn 7278 con 2007;Tổng đàn bò tăng 47469 con năm 2005 lên 56050 con năm 2007, đàn lợn giảm từ 372147 con 2005 xuống 349661 con năm 2007 cùng với hàng triệu con gia cầm. Thời gian qua,ngành chăn nuôi đã tích cực triển khai thực hiện cải tạo đàn bò,nâng cao tầm vóc và trọng lượng ,cải tạo đàn lợn hướng nạc với tỷ lệ thịt nạc cao mạnh đưa các giống gia cầm và năng xuất thịt cao vào sản xuất .
Đã từng bước hình thành được khu vực chăn nuôi chủ yếu đối với đàn lợn tập chung vào ba khu vực là huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm; Đàn trâu ở Sóc Sơn, Đông Anh; Gia cầm phân bố đồng đều hơn ở các khu vực của Hà Nội.
Đàn gia cầm của Hà Nội thời gian này có nhiều sự chuyển đổi về giống, phương thức nuôi thả ;Đàn gia cầm thời kỳ này tăng nhanh,trong đó gà vẫn là con vật nuôi chủ yếu đây là loại gia cầm được khoanh nuôi theo mô hình trại gà đem lại hiệu quả kinh tế cao .
b, Những khó khăn còn tồn tại.
- Với Hà Nội thì nông nghiệp không phải là ngành sản xuất chính nên điểm xuất phát còn rất thấp chưa đầu tư đúng mức,cơ sở hạ tầng đã xuống cấp,cơ sở nghiên cứu chưa ứng dụng (trạm ,trại nông lâm thuỷ …) chưa được trang bị đông bộ phù hợp .
- Cán bộ ngành nông ngư nghiệp không ít nhưng thiếu cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật giỏi.
- Đầu ra của nông lâm sản không ổn định
- Phối kết hợp giữa sản xuất ,chế biến tiêu thụ chưa nhịp nhàng
- Phát triển vùng trong tình trạng của các tỉnh bạn là thách thức giữa yêu cầu ngày cáng tăng cao về số lượng (do sức ép dân số )và chất lượng sản phẩm mà thị trường ngoài và trong nước đòi hỏi với khả năng đáp ứng còn hạn chế.
2.2.3.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ
a, Quản lý nhà nước – Hành chính sự nghiệp
Cải cách hành chính ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng được tiến hành trong công cuộc đổi mới. Đó là công việc mới mẻ, chưa có tiền lệ, lại diễn ra trong điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý hành chính, có nhiều vấn đề phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Vì vậy, việc hình thành quan niệm và những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc cải cách hành chính, cũng như việc đề ra những nội dung, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn là một quá trình tìm tòi, sáng tạo không ngừng, là quá trình nhận thức liên tục và thống nhất trong suốt tiến trình đổi mới.
Có thể thấy, quá trình hình thành tư duy về cải cách hành chính ở nước ta là quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận về quản lý hành chính nhà nước. Trên thực tế, khoa học hành chính mới chỉ thực sự có chỗ đứng ở nước ta trong vài thập kỷ gần đây. Đương nhiên, tư duy hành chính không phải là điều gì xa lạ và mới mẻ hoặc chưa từng có. Tư duy hành chính không hình thành từ những mong muốn chủ quan của con người, mà phải được đúc kết từ thực tiễn. Thực tiễn đó vừa là bối cảnh, khả năng và những yêu cầu trong nước, vừa là kinh nghiệm xây dựng và cải cách bộ máy hành chính thành công ở nước ngoài.Mặc dù tư duy hành chính ở nước ta đã có bước phát triển trong những năm qua, song trước những yêu cầu thực tiễn đang đặt ra thì lý luận về quản lý nhà nước vẫn còn nhiều bất cập. Có thể nêu lên những tồn tại cơ bản trong lý luận về quản lý nhà nước ở Hà Nội như sau :
Một là, lý luận quản lý nhà nước chưa thực sự phát triển và chưa khẳng định được tính độc lập của một ngành khoa học riêng biệt. Lý luận về quản lý nhà nước ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung ra đời muộn lại chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung quan liêu trong một thời gian dài. Một số quan niệm cũ, vốn đối lập hoàn toàn chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, thậm chí ngay cả trong những thành tựu về khoa học quản lý mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được. Vì vậy, lý luận quản lý chưa tạo nên một hệ thống tri thức phản ánh thực tiễn thông qua các phạm trù và quy luật đặc thù của mình, mà ít nhiều còn sao chép lại tri thức của các khoa học khác như khoa học chính trị, khoa học quản lý, kinh tế học, luật học...
Hai là, hệ thống lý luận quản lý nhà nước vẫn còn không ít sự giáo điều, thiếu tính ứng dụng, tác dụng và hiệu quả thực tế thấp. Về nguyên tắc, lý luận phải được đúc kết từ hoạt động thực tiễn, phản ánh thực tiễn và thúc đẩy thực tiễn phát triển. Song, do trình độ tư duy còn hạn chế nên hệ thống lý luận đưa ra nhiều khi còn chưa khách quan, thiếu căn cứ khoa học, thiếu khả năng phân tích sâu sắc về thực tiễn để từ đó rút ra những vấn đề bản chất, quy luật. Chính vì vậy, lý luận về quản lý hành chính nhà nước chưa thực sự đóng vai trò mở đường và thúc đẩy thực tiễn cải cách hành chính ở nước ta phát triển.
Quá trình hình thành tư duy về cải cách hành chính còn nặng về kinh nghiệm. Thực tiễn chỉ ra rằng, với trình độ tư duy kinh nghiệm, con người không thể xem xét một cách sâu sắc mọi quá trình diễn biến phức tạp trong thực tiễn ; không thể vạch ra cái chung, cái riêng trong việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Hậu quả là sẽ không phân biệt đâu là nơi cần tập trung những lực lượng chủ yếu và sự chú ý của mình trong hoạt động thực tiễn. Thực tiễn đang đòi hỏi phát triển tư duy lý luận về cải cách hành chính. Việc phát triển lý luận đem lại sự nhận thức sâu sắc về bản chất và quy luật của quá trình cải cách hành chính, làm cho hoạt động cải cách diễn ra chủ động và tự giác hơn.
b, Bưu chính viễn thông
Thị trường viễn thông Việt Nam đã chuyển mạnh từ độc quyền sang cạnh tranh, chứng minh hiệu quả bằng sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây như: nhiều công nghệ mới được áp dụng, dịch vụ đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao, giá cước ngày càng hạ.... Số lượng thuê bao điện thoại, Internet phát triển nhanh chóng. Bưu chính viễn thông và dịch vụ bưu điện hiện đại với với tốc độ nhanh, ngày càng đa dạng và phát triển, nối mạng tin học phục vụ cho công tác quản lý ở một số cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp đạt kết quả cao.
Bảng 9: Sản lượng, doanh thu ngành bưu chính viễn thông
Đơn vị tính
2005
2006
2007
Tổng số máy điện thoại
1000 cái
1337
1350
1380
Số lượng bưu phẩm
1000BF
4382
3325
3200
Báo chí phát hành
1000 tờ
19057
24000
25500
Doanh thu
Tỷ đồng
2837
2834
2758
( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội )
Mặc dù vậy, quy mô và sự phát triển bền vững của cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn chưa được tiếp cận với các dịch vụ viễn thông. Chất lượng và giá cước một số dịch vụ có nơi, có lúc còn chưa đảm bảo và đáp ứng được nhu cầu của xã hội.Đó là những lý do mà thị trường này cần được mở rộng và thúc đẩy cạnh tranh hơn nữa.
c,Ngành thương mại
- Những thành tựu đã đạt được:
Thời gian qua,cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước ,ngành thương mại Hà Nội đã có sự phát triển đáng khích lệ.Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội có xu hướng tăng. Cơ cấu các thành phấn kinh tế tham ra vào thị trường có sự thay đổi đáng kể.
Bảng 10: Cơ cấu tổng mức bán lẻ
Đơn vị: %
2005
2006
2007
Tổng mức bán lẻ
100
100
100
Kinh tế nhà nước
12,86
12,21
11,81
Kinh tế tập thể
0,46
0,25
0,42
Kinh tế tư nhân
30,93
33,58
33,98
Kinh tế cá thể
46,48
44,98
44,75
Khu vực có VĐT nước ngoài
9,27
8,98
9,04
( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội )
Kinh tế nhà nước có tỷ trọng ngày càng giảm xuống năm 2005 là 12,86% xuống còn 11,81% năm 2007. Thương nghiệp tập thể bị tan rã ,vai trò của hợp tác xã mua bán trên thị trường rất mờ, thương nghiệp tư nhân cá thể ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành lực lượng quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Các mặt hàng tiêu thụ chủ yếu của Hà Nội là:Nhu cầu vật tư nguyên liệu,thiết bị ,máy móc của thị trường nhằm phục vụ phần lớn cho sản xuất nông,lâm nghiệp và công nghiệp hoá chất, phân bón. Nguồn cung cấp được nhập từ các tỉnh khác vào hoặc là nhập ở nước ngoài .Các mặt hàng thông thường như lương thực,thực phẩm ,muối giầu hoả,vải ,giấy,đồ dùng trong gia đình thường chiếm tỷ trọng cao hơn cơ cấu hàng hoá bán buôn bán lẻ. Các mặt hàng cao cấp thông thường thì tập trung tiêu thụ ở thành phố, thị xã,thị trấn. Còn các mặt hàng thông thường thì nông thôn là thị trường tiêu thụ chính.
Bảng 11: Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2005-2007
Đơn vị: Triệu USD
Mặt hàng
2005
2006
2007
Hàng nông sản
607
600
689
Hàng may, dệt
571
627
715
Giày dép và sản phẩm từ da
110
107
119
Hàng điện tử
219
234
202
Hàng thủ công mỹ nghệ
101
102
109
Xăng dầu
284
379
463
Hàng khác
969
1522
2061
( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội )
Qua bảng 11 cho thấy các mặt hàng xuất khẩu của Hà Nội mặc dù còn nhỏ bé nhưng cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Mở rộng thị trường làm ăn của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Các mặt hang xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản, hàng dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ,....Thị trường tiêu thụ phần lớn ở trong nước và mọt số mặt hàng tham gia xuất khẩu.Các mặt hàng cung cấp cho Hà Nội chủ yếu là xăng dầu, sắt, thép, phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên liệu giấy, than… và các hàng hoá tiêu dùng cùng một số tỉnh lân cận một phần nhỏ được nhập từ nước ngoài .
- Những khó khăn và tồn tại:
Những năm qua, thương mại đã có nhiều cố gắng vươn lên và đã đạt nhưng thành tựu nhất định.Góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển chung của kinh tế xã hội. Tuy nhiên thương mại vẫn còn một số tồn tại yếu kém như:
+ Quy mô còn nhỏ bé,cơ sở vật chất còn yếu,lạc hậu thiếu kinh nghiệm kinh doanh tiếp thị.
+ Xuất nhập khẩu trong thời gian qua chưa gắn với sản xuất nhất là cơ sở có nhu cầu nhập nguyên liệu lớn, chưa tiếp cận được thị trường ngoài nước,chưa chủ động tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu có khối lượng lớn ở dạng nguyên liệu ,giá thấp ,kiểu dáng quy cách chưa cao.
+ Các doanh nghiệp,kinh doanh xuất khẩu phân tán,nhỏ bé không đử sức làm xuất khẩu,nhập khẩu.Thị trường đều trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh, bộ máy quản lý năng lực cán bộ không đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường .
d, Ngành tài chính ngân hàng
Công tác tài chính tín dụng đảm bảo yêu cầu cơ bản của sản xuất và đời sống, chấn chỉnh công tác hạch toán, chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê, thanh toán nợ, đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và từng bước đưa hoạt động tài chính của các doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực. Chi ngân sách đã chú ý cho đầu tư phát triển, sự nghiệp kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng .Tín dụng ngân hàng đã tích cực khai thác các nguồn vốn tại địa phương ,tự túc được khoảng 60-65% vồn cho vay, mục tiêu đầu tư có định hướng, xác định rõ và cụ thể hơn, tỷ trọng cho vay trung hạn và dài hạn ngày càng tăng, chú trọng giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và phát triển nông nghiệp kinh tế nông thôn. Mạng lưới tài chính tín dụng ổn định đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển sản xuất và chống cho vay nặng lãi trong dân cư.
e, Ngành du lịch.
- Những thành tựu đã đạt được:
Hà Nội được đánh giá là thành phố có tiềm năng du lịch và một số địa điểm du lịch như: hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, Tháp Hoà Phong, Chùa Một Cột, Thành Cổ Hà Nội, Cột Cờ, Hồ Trúc Bạch,....Những năm gần đây khách sạn nhà hàng phát triển nhanh và góp phần không nhỏ vào GDP của thành phố.
Bảng 12: Khách du lịch do các đơn vị lưu trú phục vụ
Đơn vị tính
2005
2006
2007
Số lượng khách sạn nhà nghỉ
Khách sạn, nhà hàng
663
610
620
Khách quốc tế
1000 lượt
1100
1120
1290
Khách nội địa
1000 lượt
4250
4560
5163
( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội )
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy lượng khách du lịch nước ngoài đến Hà Nội có xu hướng tăng lên từ 1100 nghìn lượt năm 2005 lên 1290 nghìn lượt năm 2007. Bên cạnh đó lượng khách du lịch trong nước cũng có xu hướng tăng lên. Đây là những con số thống kê tuy chưa cao nhưng nó lại rất khả quan đối với ngành du lịch của Hà Nội.
- Những khó khăn còn tồn tại:
+ Cơ sở vật chất phục vụ cho ngành còn qua yếu kém,sản phẩm du lịch thì không phát triển,nhàm chán .Các chính sách về phát triển du lịch còn chưa được thông thoáng.
+ Các chính sách về phát triển du lịch còn chưa được thông thoáng.
3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
3.1. Những thành tựu đã đạt được trong chuyển dịch cơ cấu ngành .
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp ,dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Trong cơ cấu thành phấn kinh tế thì khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo ,gồm các ngành kinh tế then chốt. Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển ,đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế ,kinh tế hợp tác xã được khuyến khích phát triển. Khu vực kinh tế có vồn đầu tư nước ngoài được tạo điều kiện thuận lợi để ổn định và phát triển sản xuất .Trong cơ cấu vùng kinh tế thì phát triển các vùng phù hợp với lợi thế so sánh ,chú ý khai thác tiềm năng,thế mạnh của từng vùng.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực,thúc đẩy quá trình CNH-HĐH.
- Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, phát triển tương đồi toàn diện ,nhiều mặt phát triển khá .Nền kinh tế phát triển đúng hướng ,phù hợp vời đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước .
- Kinh tế xã hội có bước phát triển khá ,nhất là các xã đặc biệt khó khăn. Bộ mặt nông nghiệp và kinh tế nông thôn có nhiều thay đổi .Với xu hướng đô thị hoá nông nghiệp nông thôn cùng với đó đã xuất hiện nhiều khu công nghiệp ở khu vực nông thôn tạo công ăn việc làm cho bà con nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo.
- Quan hệ sản xuất được củng cố,đổi mớ ,quản lý có hiệu quả các loại hình doanh nghiệp.
- Đời sống của các tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện.
Do có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách hợp lý nên kinh tế -xã hội của tỉnh trong những năm qua,nhìn chung ổn định và phát triển .Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo giảm đ áng k ể, kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại phát triển khá.Nhiều vùng dân cư ,thị trấn, các khu công nghiệp,các vùng nguyên liệu,trung tâm của xã,hình thành ổn định và phát triển.
3.2. Những khó khăn còn tồn tại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Với những đánh giá trên cho thấy,chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tuy có bước phát triển và thay đổi theo hướng CNH-HĐH nhưng vẫn còn ở mức chậm,nền kinh tế tuy đã đạt dược nhưng kết quả đáng kể như vậy nhưng vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn cần phải dược khác phục ở giai đoạn sau:
Nhiều ngành kinh tế trên địa bàn thành phố xác định cơ cấu ngành kinh tế chưa hợp lý .Họ thường chạy theo phong chào mà không tự tính đến khả năng của ngành mình như thế nào,không xem xét kỹ xem họ có thực sự làm được như vậy không.
Nhiều ngành trong tỉnh tìm được hướng chuyển dịch cơ cấu khá đúng đắn,song họ chưa tận dụng được nguyên liệu thừa của các ngành khác tức là khả năng liên kết của các ngành còn kém,việc xác định các ngành sản xuất phụ để tận dụng những năng lực thừa của các ngành kinh tế khác rất đáng được quan tâm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế luôn phải được đi trước một bước và làm tiền đề cho hoạch định cơ cấu đầu tư ,cơ cấu lao động ,cơ sở hạ tầng then chốt và chuyển dịch cơ cấu ngành phải luôn làm song song với chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế .
CHƯƠNG 3 . PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại trên toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng và trở thành vấn đề nổi bật của thế giới đương đại. Quá trình này tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới. Các định chế và tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế đã được hình thành để phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo lập hành lang pháp lý chung để các nước cùng tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế thế giới mà không một quốc gia nào có thể thực hiện một cách đơn lẻ. Chính lẽ đó mà Việt Nam của chúng ta đã gia nhập vào hàng ngũ của tổ chức thương mại thế giới (WTO), xong việc gia nhập vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với chúng ta. Những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là:
- Sự tăng cường chính sách bảo hộ với các rào cản thương mại hiện đại đối với hàng xuất khẩu. Các quy định về an toàn thực phẩm trong thương mại quốc tế hiện cũng là một rào cản lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Trong khi đó chúng ta lại chưa có kinh nghiệm về thiết lập cơ chế cũng như điều kiện để xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu. Do đó, kim ngạch xuất khẩu hiện nay và trong thời gian tới chắc chắn sẽ còn bị hạn chế do các yêu cầu an toàn thực phẩm của các nước, nếu ta không chủ động có biện pháp quản lý và tăng cường hệ thống kiểm soát chất lượng.
- Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay sẽ tạo ra sức ép buộc ta phải tiến hành tự do hóa, mở cửa để hội nhập mạnh hơn và nhanh hơn. Nếu không cố gắng đi cùng nhịp với các nước trong khu vực thì Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung có nguy cơ bị tụt hậu và chịu những thua thiệt của người đi sau.
- Hệ thống pháp luật, chính sách quản lý, đặc biệt là pháp luật về kinh tế - thương mại còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, chưa đủ rõ ràng và thông thoáng để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực, cạnh tranh lành mạnh.
- Chúng ta đã tiến hành mở cửa và hội nhập, do đó chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn. Xong trên thực tế đội ngũ cán bộ làm kinh tế đối ngoại còn thiếu và trình độ còn yếu cả về năng lực chuyên môn và về ngoại ngữ. Đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập đã được tăng cường nhiều trong thời gian qua, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. Muốn chuyển dịch cơ câu kinh tế có hiệu quả, nhân tố quyết định chính là con người.
2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
2.1. Cơ sở khoa học xác định mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Thủ đô Hà Nội được xác định là thành phố hạt nhân trung tâm trong hệ thống các đô thị cấp tỉnh của Vùng tạo thành hệ thống đô thị đủ mạnh - liên kết hỗ trợ trong quá trình phát triển toàn vùng theo diện rộng, không chỉ đóng khung bó hẹp theo khuôn khổ hành chính của từng tỉnh như hiện nay. Trong quá trình hình thành và phát triển gần nghìn năm lịch sử, Thăng Long - Hà Nội luôn đóng vai trò của một thành phố đa chức năng, có súc hút và tác động phát triển rộng lớn đối với quốc gia và khu vực Bắc Bộ, là thành phố có đóng góp lớn cho nền kinh tế của cả nước (năm 2007 đóng góp GDP của Hà Nội gần 10%, của toàn vùng trên 21%). Thủ đô Hà Nội hiện đang giữ vai trò là một trung tâm kinh tế - hạt nhân phát triển cùng với các đô thị lớn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vả Vùng Hà Nội tạo thành một chùm đô thị lớn làm động lực thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Quá trính chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng được tiến hành trong bối cảnh tiến bộ khoa học công nghệ ,xu thế quốc tế hoá , toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại tác động manh mẽ,sâu sắc đến phát triển kinh tế. Chính lẽ đó đòi hỏi Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cần phải xác định mục tiêu và đề ra những phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sao cho phù hợp để không tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới.
2.2. Mục tiêu và phương hướng cho các năm 2010, 2015 và 2020
2.2.1. Mục tiêu và phương hướng đến năm 2010
a, Mục tiêu tổng quát
Để xứng đáng là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, trong 10 năm tới, gắn với chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, thành phố phải đảm bảo ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế - khoa học công nghệ - văn hóa - xã hội toàn diện, bền vững; xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất - kỹ thuật và xã hội của Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tích cực chuẩn bị tiền đề của kinh tế tri thức; phấn đấu trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực, xứng đáng với danh hiệu "Thủ đô Anh hùng".
b, Mục tiêu cụ thể đến năm 2010
- Về kinh tế:
+ Tăng tỷ trọng GDP của Hà Nội trong tổng GDP của cả nước từ 7,3% năm 2000 lên khoảng 8,2% vào năm 2005 và khoảng 9,8% vào năm 2010.
+ Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2010 của Hà Nội là 10-11%/năm.
+ Đến cuối năm 2005, GDP bình quân tính cho mỗi người dân của Hà Nội cao gấp 1,4 lần so với năm 2000. Đến cuối năm 2010 GDP bình quân mỗi người tăng gấp 1,5 lần so với 2005.
+ Thời kỳ 2001- 2010 đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân là 16 - 18%/năm.
- Về phát triển nguồn nhân lực:
Đến năm 2010 số lao động qua đào tạo chiếm 60 - 65%. Đến năm 2005 chuẩn hoá đội ngũ công chức từ cấp quận, huyện và thành phố. Đến năm 2010 chuẩn hoá đội ngũ công chức cấp xã, phường.
- Về văn hoá - xã hội - y tế - thể dục thể thao:
Xây dựng nền văn hoá Thủ đô tiên tiến, giàu bản sắc Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến; xây dựng con người Hà Nội " văn minh - thanh lịch - hiện đại" Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của Thủ đô. Xây dựng nền thể dục thể thao tiên tiến; đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng và xây dựng lực lượng TDTT thành tích cao dẫn đầu cả nước; phát triển TDTT đạt trình độ cao trong khu vực và một số môn đạt trình độ thế giới. Phát triển sự nghiệp y tế để chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể chất và tăng tuổi thọ nhân dân. Phổ cập phổ thông trung học toàn thành phố đạt 70% vào năm 2005 và đạt 100% vào năm 2010.
- Về đời sống:
+ Không ngừng nâng cao đời sống nhân dân Thủ đô. Nâng cao tuổi thọ tung bình của người dân Hà nội lên 72-73 tuổi, chiều cao trung bình của thanh niên đạt 1,65m vào năm 2010. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn dưới 10% vào năm 2010. Tăng khẩu phần và chất lượng dinh dưỡng của nhân dân Hà Nội. Đưa mức dinh dưỡng bình quân của mỗi người dân lên 2500 KCal/ngày vào năm 2010. Đảm bảo 100% số gia đình có điều kiện tiếp xúc và hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật. Phấn đấu đến 2010 có 100% số hộ dân có nước sạch sinh hoạt và được chăm sóc y tế. Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) còn 1% vào năm 2010.
-Về môi trường:
Xây dựng thành phố Hà Nội xanh, sạch, đẹp, trong lành. Phấn đấu đến năm 2005 đạt bình quân 5,0 - 5,5m2 cây xanh/người và năm 2010 đạt 7,0 - 7,5m2/người.
- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:
Đảm bảo để Hà Nội là một thành phố ổn định về chính trị, an ninh trong đời sống, trật tự và an toàn xã hội. Tạo bước chuyển biến mới về quản lý trật tự an toàn giao thông và nếp sống đô thị.
c, Phương án phát triển
Từ nay đến năm 2010, sau khi tính toán nhiều phương án thể hiện các quan điểm, mục đích, yêu cầu như trên, có cân nhắc tới các phương án phát triển của cả nước, của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam, của vùng ĐBSH và của các thành phố lớn khác, Hà Nội có thể cân nhắc các phương án phát triển dưới đây:
Bảng 13: Tổng hợp các phương án phát triển thủ đô thời kỳ 2001 – 2010
Đơn vị
2000
2005
2010
PA I
PA II
PA I
PA II
1. Tổng GDP (giá 94)
tỷ đồng
19.905
29247
32057
47103
54008
% so cả nước
%
7,3
7,4
8,2
8,6
9,8
2. GDP/người (giá 94)
Nghìn đ/ng
7280
9660
10589
14073
16139
% so cả nước
%
207
210
230
241
276
3. Tăng trưởng GDP bình quân năm cả thời kỳ
%/năm
8
10
10
11
CN - XD
%/năm
10
13,5
12
14,5
NN
%/năm
3,5
3,5
3,0
3,0
Dịch vụ
%/năm
7,1
8,2
8,9
8,6
4. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cả thời kỳ
tỷ đồng
76701
122855
157437
192920
% khả năng nguồn vốn trong nước đáp ứng được
%
80
67
85
74,0
( Nguồn : Trang web:
Trong thời kỳ 2001 - 2010, Hà nội chọn phương án 2 để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+Phát triển công nghiệp theo hướng có chọn lọc, đột phá vào những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao; coi trọng sản xuất tư liệu sản xuất, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, các ngành hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các tỉnh lân cận và cả nước. Trước mắt, ưu tiên một số sản phẩm chủ lực thuộc các ngành: điện - điện tử tin học; cơ - kim khí; dệt - may - da giầy; chế biến thực phẩm; vật liệu mới. Sắp xếp lại các cơ sở công nghiệp hiện có, cải tạo, chuyển hướng sản xuất và có kế hoạch di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm, kỹ thuật giản đơn đến khu vực xa dân cư.
+ Phát triển và nâng cao trình độ, chất lượng các ngành dịch vụ: thông tin, du lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, bảo hiểm, hàng không, bưu chính - viễn thông...Dịch vụ phải gắn bó, phục vụ hiệu quả yêu cầu phát triển công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn và phát triển kinh tế vùng trọng điểm phía Bắc và kinh tế cả nước. Xây dựng Hà nội thành trung tâm thị trường hàng hoá bán buôn, xuất - nhập khẩu, trung tâm tài chính - ngân hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước.
+ Phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái. Thủ đô Hà nội phải đi đầu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Ưu tiên xây dựng vành đai xanh, rau sạch để phục vụ đời sống và bảo đảm môi trường; phát triển các nghề, làng nghề truyền thống; chú trọng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Giải quyết tốt thị trường tiêu thụ nông sản.
Gắn đô thị hoá với xay dựng nông thôn mới theo hướng văn hoá, sinh thái; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp; rút ngắn giữa nội thành và ngoại thành. 2.2.2. Mục tiêu và phương hướng đến năm 2015
Hà Nội cơ bản hoàn thành công nghiệp hoá vào năm 2015, về sớm so với cả nước 5 năm. Trong 25 chỉ tiêu cần đạt được vào năm 2015, có: GDP bình quân khoảng 5.000 - 5.500USD/người/năm, gấp đôi mức hiện nay. Từ nhiều khả năng phát triển khác nhau theo các mục tiêu đặt ra ta có thể có các phương án phát triển .
Bảng 14: Tổng sản phẩm nội địa của thành phố Hà Nội(giá 1994)
Đơn vị: Tỷ đồng
2005
2006
2007
GDP(giá 1994)
34151
38095
42695
( Nguồn: Niên giám thống kê TP.Hà Nội - Cục thống kê thành phố Hà Nội )
Căn cứ vào số liệu của bảng 13 và bảng 14 kết hợp với phương pháp ngoại suy xu thế theo thời gian chúng ta có thể tính toán được và đưa ra các phương án phát triển thành phố Hà nội đến năm 2015 như sau:
Bảng15: Tổng hợp các phương án phát triển thủ đô thời kỳ 2011 – 2020
Đơn vị: tỷ đồng
Phương án
2010
2015
2020
Phương án 1
Tổng GDP
47103
76761
98121
Phương án 2
Tổng GDP
54008
97195
130815
Theo em Hà Nội nên chọn phương án 2 để phát triển. Cụ thể là tổng GDP của phương án 2 cao hơn so với phương án 1, đồng nghĩa với đó là tỷ lệ GDP/Người cũng tăng lên. Việc thực hiện phương án 2 nhằm phát huy được các lợi thế so sánh của Thủ đô, tháo bỏ các khó khăn, rào cản trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ, phát huy tối đa khả năng phát triển các làng nghề, các ngành nghề truyền thống của thành phố, khuyến khích huy động được các nguồn lực vào đầu tư phát triến. Phát triển công nghiệp theo hướng có chọn lọc, đột phá vào những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao; coi trọng sản xuất tư liệu sản xuất, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, các ngành hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các tỉnh lân cận và cả nước.
Kinh tế tri thức hình thành rõ nét với cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái với tỉ lệ, dịch vụ chiếm 60%. Hà Nội phát triển mở rộng không gian sang phía bắc sông Hồng, tây và tây nam thành phố, xây dựng các tuyến đường giao thông ngầm hoặc trên cao, cầu vượt, xây dựng thêm 1-2 cây cầu qua sông Hồng.
Trong những năm tới, Hà Nội cần phải cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư phát triển mạnh khoa học - công nghệ, giáo dục; vì vậy trong khi tiếp tục duy trì cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, chú trọng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành và cơ cấu sản phẩm, điều chỉnh, sắp xếp lại công nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ (lĩnh vực dịch vụ hiện nay phân tán, chưa đồng bộ, hiệu quả còn thấp), tăng cường quan hệ chặt chẽ trong cơ cấu thống nhất của nền kinh tế, xây dựng những ngành mũi nhọn, tạo tiền đề chuyển dịch từng bước cơ cấu kinh tế theo hướng: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp.
2.2.3. Mục tiêu và phương hướng đến năm 2020
- Mục tiêu của Hà Nội là phấn đấu đến năm 2020 phải trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, một thành phố du lịch hấp dẫn của khu vực; phát huy tốt vai trò là trung tâm lớn về văn hóa, kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và giao dịch quốc tế của cả nước. GDP dự kiến đến năm 2020 khoảng 130815 tỷ đồng với mức thu nhập của người dân tăng lên 3 lần so với hiện nay, đất xây dựng đô thị khoảng 111.500 ha, bình quân 120 m2/người, trong đó đất xây dựng công nghiệp khoảng 15.000 - 24.000 ha. Đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn khoảng 45.000 - 50.000 ha.
- Các định hướng phát triển thủ đô:
+ Thủ đô Hà Nội phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực tập trung: liên kết không gian giữa thành phố Hà Nội (vùng đô thị hạt nhân trung tâm gắn với vùng phụ cận) và các tỉnh xung quanh (vùng phát triển đối trọng), trong đó các đô thị tỉnh lỵ là các hạt nhân của vùng phát triển đối trọng. Phương hướng phát triển của vùng là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị tỉnh lỵ nhằm phát huy vai trò, tiềm năng, thông qua việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
+ Đô thị hạt nhân: Thủ đô Hà Nội đóng vai trò chủ đạo của vùng, chủ yếu tập trung các trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá, thương mại, tài chính, dịch vụ, công nghệ cao, các cơ quan nghiên cứu và là một trung tâm du lịch của toàn vùng và quốc gia.
+ Vùng đô thị hoá mạnh bao gồm không gian các đô thị công nghiệp - dịch vụ phát triển nối kết về phía Đông; không gian các đô thị du lịch - đào tạo - công nghệ cao phát triển nối kết về phía Tây của vùng, hình thành các trục không gian kinh tế - đô thị đối trọng Đông - Tây.
+ Vùng động lực phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ tập trung trên trục kinh tế giữa đô thị hạt nhân thành phố Hà Nội với thành phố Hải Phòng và thành phố Hạ Long, trong đó đô thị Hải Dương đóng vai trò đô thị trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng đồng bằng phía Nam - Đông Nam đồng bằng sông Hồng.
+ Đối với phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao: đẩy nhanh việc xây dựng theo quy hoạch và đưa vào hoạt động khu công nghệ cao Hoà Lạc. Trước mắt, tập trung tạo mặt bằng thuận lợi và có chính sách thông thoáng hơn nữa, thu hút đầu tư trong và ngoài nước để lấp đầy các khu công nghiệp hiện có. Rà soát lại quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp của toàn vùng nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững, cân đối. Quy hoạch xây dựng đồng bộ khu dân cư và các công trình hạ tầng xã hội phục vụ khu công nghiệp.
+ Xây dựng mới tuyến đường vành đai (vành đai IV) cao tốc vùng Thủ đô Hà Nội, bán kính phân bố trung bình từ 20 - 40 km, phục vụ giải toả lưu lượng các phương tiện giao thông, đặc biệt xe tải và ô tô quá cảnh trên các tuyến đường cao tốc và quốc lộ hướng tâm vào thành phố hạt nhân. Cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường quốc gia kết nối liên thông các đô thị đối trọng xung quanh Hà Nội, bán kính phân bố trung bình 40 - 60 km (vành đai V), phục vụ mối giao lưu trực tiếp giữa các đô thị, đồng thời góp phần giải toả lưu lượng ô tô quá cảnh trên các tuyến đường cao tốc và quốc lộ hướng tâm. Xây dựng mới các tuyến đường mới dọc các hành lang kinh tế quan trọng giữa vành đai IV và vành đai V và các tuyến hướng tâm từ cảng hàng không quốc tế và các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng kết nối trực tiếp với Thủ đô Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông con lắc giữa thành phố hạt nhân với các thành phố trong vùng.
3.GIẢI PHÁP
Để nâng cao tính khả thi của chiến lược quy hoạch ngành,điều quyết định là phải nâng cao chất lượng của chiến lược quy hoạch phát triển ngành theo hướng:
- Xây dựng kế hoạch 5 năm,chiến lược phát triển 10 năm đi đôi với tầm nhìn 20 năm.
- Gắn liền kế hoạch phát triển ngành với kế hoạch sản phẩm và kế hoạch thị trường của các doanh nghiệp thuộc ngành.
- Các bản chiến luợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành phải được xây dựng trên cơ sở: Coi trọng công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường và sự thay đổi của thị trường;Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ của ngành và tác động của nó tới phát triển ngành;Đánh giá đầy đủ nguồn lực,cơ hội, thách thức, khả năng cạnh tranh ; Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan tổ chức có liên quan trong việc thực hiện chiến lược,quy hoạch,kế hoạch.Có quy hoạch phát triển tổng thể va có quy hoạch xây dựng từng cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn quy hoạch với các chính sách và các giải pháp thực hiện.
3.1. Nhu cầu vốn đầu tư.
- Nguồn và khối lượng vốn đầu tư,cơ cấu vốn đầu tư,hiệu quả đầu tư có quan hệ mật thiết với nhau và đều có tác động mạnh mẽ tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư để nâng cao khối lượng vốn đầu tư.Cần tăng vốn đầu tư trong nước qua chính sách tiết kiệm trong dân và khuyến khích đầu tư vào sản xuất,nâng cao vốn tự có của các doanh nghiệp,phát triển các nguồn vốn liên doanh liên kết,vốn cổ phần vốn cổ phiếu, phát hành trái phiếu.
- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng: Đầu tư có trọng điểm,tránh tràn lan.Ưu tiên đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng và các ngành trọng điểm,các ngành mũi nhọn.Chuyển hướng mạnh mẽ từ đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu trong tất cả mọi ngành kinh tế, đưa nhanh tiến bộ khoa học tiến bộ kỹ thuật và thiết bị máy móc mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.
- Nâng cao hiệu quả đầu tư nhờ đầu tư có trọng điểm và dứt điểm,lựa chọn đúng công nghệ chống thất thoát lãng phí,tham nhũng trong xây dựng.
3.2. Nguồn nhân lực.
Hiện nay, mục tiêu phát triển của đất nước đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và Hà Nội là một trong những nhân tố quan trọng trong việc tạo nguồn nhân lực dồi dào sẽ góp phần quan trọng có tính quyết định để thực hiện mục tiêu trên. Một số giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ở Hà Nội như sau:
Một là: Phải xác định cho rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của thành phố trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Hà Nội có rất ít tài nguyên thiên nhiên, do đó cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế, gọi là tài nguyên nguồn nhân lực, hoặc tài nguyên con người.
Hai là: Nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống. Chất lượng con người, trước hết, phải tính đến vấn đề chất lượng sinh nở. Ngành y tế phải có những quy định cụ thể về chất lượng sinh nở như kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, tính di truyền,…. Hiện nay, một số huyện nông thôn của Hà Nội đang có tình trạng đẻ con thứ 3, đẻ không tính toán, cân nhắc. Thậm chí có những người bị nhiễm chất độc da cam mà vẫn đẻ ra những đứa con dị tật. Vì vậy, phải tăng cường chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng. Khi có chất lượng con người, phải tính đến chất lượng cuộc sống, có nghĩa là phải nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của con người sinh ra, bảo đảm cho họ có thể lực dồi dào, có trí tuệ minh mẫn.
Ba là: Hà Nội xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Bốn là: Các cơ quan chức năng của Hà Nội có biện pháp giải quyết hiệu quả những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo một chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo, sử dụng từ nguồn nhân lực trong công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ,…
Năm là: Hà Nội phải có kế hoạch phối hợp tạo nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các nguồn nhân lực cho đúng.
Sáu là: Không ngừng nâng cao trình độ học vấn. Vì vậy, vấn đề đặt ra một cách gay gắt là phải bằng mọi biện pháp và đầu tư để nâng cao trình độ học vấn của cả nước lên, bằng không, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực hiện toàn xã hội học tập và làm việc.
Bảy là: Các cơ quan chức năng của Hà Nội cần có chính sách rõ ràng, minh bạch, đúng đắn đối với việc việc sử dụng, trọng dụng nhân tài, nhất là trọng dụng các nhà khoa học và chuyên gia thật sự có tài năng cống hiến. Phải có sự phân biệt rành mạch giữa tài thật và tài giả, giữa những người cơ hội và những người chân chính trong các cơ quan công quyền. Không giải quyết được vấn đề này một cách rõ ràng, làm cho những người thật sự có tài năng không phát triển được, trong khi đó, những người cơ hội, xu nịnh, bợ đỡ lại tồn tại trong các cơ quan công quyền.
Tám là: Hà Nội cần có những quyết định đúng đắn về việc được phép đầu tư vào cái gì trong nguồn nhân lực; cải thiện chính sách tiền tệ và tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa giáo dục là những vấn đề quan trọng vào thời điểm hiện nay.
Chín là: Cải thiện thông tin về nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực. Mở những đợt tuyên truyền rộng rãi, thấm sâu vào lòng người về nguồn nhân lực, chất lượng sinh, sống, thông tin về học tập, giáo dục ngành nghề trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, học sinh.
3.3. Cơ chế chính sách.
Trong những năm vừa qua, Hà Nội đã có nhiều đổi mới về cơ cấu và chính sách do đó đã có tác dụng rất nhiều đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên chính sách còn chưa đồng bộ khi chuyển sang thời kỳ mới thời kỳ CNH-HĐH , đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện cơ chế chính sách. Những vấn đề cần hoàn thiện trong thời gian tới là :
- Giải quyết tốt vấn đề kết hợp quản lý ngành và lãnh thổ-xoá bỏ cơ quan chủ quản đối với quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Đổi mới quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ, áp dụng các quan điểm và phương pháp hiện đại nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.
- Tiếp tục đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại .Có chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài đúng đắn. Chỉ thu hút vào những ngành những lĩnh vực cần thiết quan trọng mà nước ta chưa có điều kiện phát triển.Khuyến khích xuất khẩu,hạn chế nhập khẩu.
- Có cơ chế chính sách mang tính đặt thù khuyến khích sự phát triển của ngành về khoa học kỹ thuật, về thu hút nhân tài, về chế độ đãi ngộ cho những xã miền núi - vùng xa có nhiều khó khăn thiệt thòi, cho các chuyên ngành điều kiện công tác khó khăn, độc hại thu nhập thấp như các chuyên khoa Lao, Tâm thần, Da Liễu, phòng chống các bệnh xã hội và các bệnh dịch nguy hiểm kể cả HIV/AIDS.
- Có chế độ chính sách đãi ngộ, phụ cấp đặc thù đối với cán bộ ngành y tế nói chung và y tế cơ sở nói riêng nhằm đảm bảo được đời sống giúp cho cán bộ y tế an tâm và toàn tâm toàn ý vào công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Có chế độ chính sách khuyến khích cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý để cán bộ y tế có điều kiện đi học xa, lâu ngày giảm được khó khăn về đời sống và tập trung cho học tập.
3.4.Giải pháp nội bộ cho các ngành.
- Đối với ngành công nghiệp:
Thứ nhất, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp. Tích cực triển khai các giải pháp tháo gở khó khăn, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai các quy hoạch chuyên ngành phù hợp với quy hoạch tổng thể của thành phố, làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước. Tạo điều kiện về mặt bằng các khu, cụm, tuyến công nghiệp để thu hút đầu tư trên địa bàn huyện thị. Điều tra khảo sát năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp trong tình hình mới để xây dựng các chương trình hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp như chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tăng cường hoạt động tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Thứ hai, hỗ trợ phát triển thị trường, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu theo mục tiêu đã đề ra. Thường xuyên cung cấp thông tin thị trường nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình thị trường để mở rộng thị trường xuất khẩu. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại cho các ngành hàng, sản phẩm chủ lực của thành phố. Thường xuyên trao đổi, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nhất là các giải pháp khuyến khích xuất khẩu theo mục tiêu đã đề ra.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm duy trì sự phát triển ổn định, ngăn ngừa, phát hiện kịp thời hiện tượng gian lận thương mại, xử lý nghiêm và thích đáng đối với các hành vi làm hàng giả, hàng kém chất lượng,... xem đây là công tác trọng tâm, cấp bách và thường xuyên để duy trì sự ổn định và cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Tăng cường lực lượng quản lý thị trường và thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương trong kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Đối với ngành nông nghiệp:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng gắn quy hoạch phát triển của địa phương với quy hoạch toàn vùng, làm cơ sở cho việc định hướng đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất phù hợp với thế mạnh của địa phương và nhu cầu của thị trường.
+ Thường xuyên thực hiện chuyển giao, hướng dẫn ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và hiện đại hóa các khâu sản xuất: lựa chọn và sản xuất giống, quy trình canh tác, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch, chế biến, bảo quản; công tác quản lý...; hướng tới phát triển nền nông nghiệp hàng hóa với sản phẩm sạch, có năng suất, chất lượng cao và sức cạnh tranh trên thị trường. Chú trọng, thực hiện tốt công tác thông tin, dự báo chính xác thị trường, tránh gây thiệt hại cho người sản xuất, kịp thời định hướng cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất có hiệu quả.
+ Hỗ trợ quá trình tích tụ ruộng đất một cách hợp lý, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp; khuyến khích phát triển mô hình sản xuất trang trại, hợp tác xã, các loại hình dịch vụ và doanh nghiệp ở nông thôn, đầu tư cơ giới hóa các khâu sản xuất... Tăng cường quản lý sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và quản lý xã hội khu vực nông thôn chặt chẽ hơn.
+ Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, đảm bảo tưới - tiêu cho vùng ngọt hóa để đẩy mạnh sản xuất thâm canh, luân canh, tăng vụ và tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.
Đối với ngành dịch vụ:
Thứ nhất, cần tập trung phát triển sản phẩm tài chính, định chế tài chính, thị trường tài chính. Về thị trường vốn, bước đầu tham gia vào thị trường vốn quốc tế như niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài. Bên cạnh đó, ngoài hệ thống ngân hàng sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống phi ngân hàng như thị trường chứng khoán, các loại quỹ đầu tư, các tổ chức bảo hiểm, đồng thời hiện đại hóa hệ thống thanh toán, khuyến khích người dân sử dụng hệ thống tài khoản và thẻ điện tử trong giao dịch, giảm thiểu giao dịch bằng tiền mặt.
Thứ hai, sẽ tập trung phát triển thị trường. Đối với thị trường trong nước, phấn đấu khai thác tiềm năng để phát triển du lịch nội địa, vận tải, kho bãi, thị trường bất động sản, đồng thời phát triển hệ thống siêu thị, chợ đầu mối đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho người tiêu dùng. Ngoài ra sẽ đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng các hội chợ trong nước, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các kỳ hội chợ quốc tế và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng thương mại theo hướng liên kết với các địa phương nhằm tạo động lực phát triển, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong bối cảnh gia nhập WTO. Đối với thị trường nước ngoài, xây dựng và ban hành chủ trương, chính sách phù hợp với quy định của WTO, luật lệ quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tăng tỷ trọng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường, chủ động mở rộng thị trường, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác.
Thứ ba, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, đồng thời tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong khu vực thể hiện tính liên ngành, liên vùng trong phát triển du lịch. Ngoài ra, tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch và triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch. Giải pháp này cũng yêu cầu tập trung xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, tạo tính độc đáo, riêng biệt cho sản phẩm để tăng tính cạnh tranh, thu hút khách du lịch.
Thứ tư, xây dựng hệ thống kho, bãi hiện đại, đáp ứng nhu cầu về vận chuyển đường bộ. Thành phố sẽ tập trung phát triển vận tải hành khách công cộng, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải, triển khai mạnh vận tải đa phương thức. Qua đó sẽ phải huy động tối đa các nguồn lực, kể cả thu hút vốn nước ngoài đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển ngành vận tải.
Thứ năm, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bưu chính-viễn thông và giải pháp chăm sóc khách hàng. Trong đó bao gồm nâng cao chất lượng, giảm giá cước dịch vụ bưu chính-viễn thông phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế. Ngoài ra, tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia để thu hút, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bưu chính, viễn thông cũng như triển khai thực hiện Chương trình phát triển dịch vụ kinh doanh trực tuyến trên địa bàn thành phố.
KẾT LUẬN
Ngày nay khi xu hướng toàn cầu hoá,nền kinh tế của mỗi nước cũng phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với nước ta.Xác định đúng quan điểm định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một điều hết sức quan trọng đối với nước ta hiện nay.
Với quy mô của Hà Nội mới được mở rộng, do đó định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hợp lý xẽ là giải pháp hết sức cần thiết ,quyết định tới mục tiêu tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững .Trên thực tế ,thực hiện thành công vấn đề này là hết sức khó khăn và phức tạp ,đòi hỏi sự liên kết cao giữa các ngành ,các cấp và các lĩnh vực sản xuất .Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn liền với cơ cấu lãnh thổ kinh tế làm cơ sở chính cho việc hoạch định các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thủ đô, hơn nữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quyết định phần lớn tới quy mô và chất lượng các cơ cấu thành phấn kinh tế ,và nó phụ thuộc khá lớn vào cơ chế chính sách phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia .Tuy nhiên nguồn lực của mỗi địa phương rất khác nhau và là ảnh hưởng chính tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ,do vậy không có một mô hình kinh tế cố định cố nào cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .Cần phải điều chỉnh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sao cho phù hợp với tình hình hiện tại .
Hịên nay sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thủ đô đã đi theo hướng CNH-HĐH. Trong thời kỳ này Hà Nội đã có định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp phục vụ cho nông thôn.
Cùng với một số kế hoạch khác.Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng các giải pháp thưc hiện trong giai đoạn này, nhằm đưa nền kinh tế tới một cơ cấu ngành hợp lý phục vụ tốt nhất cho công cuộc phát triển kinh tế của Hà Nội trong giai đoạn từ nay đến 2020.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh Tế Phát Triển,Chủ biên:GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, Nhà xuất bản Lao Đông – Xã Hội, Hà Nội-2006.
Giáo trình Dự Báo Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội, Chủ biên: PGS.TS: Lê Huy Đức, GVC.Trần Đại, Th.S Lê Quang Cảnh, Nhà Xuất Bản Thống Kê, Hà Nội – 2003.
Niên Giám Thống Kê Thành Phố Hà Nội, Cục Thống Kê Thành Phố Hà Nội.
Trang thông tin điện tử của uỷ ban nh ân dân thành phố Hà Nội, Trang web:
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2005-2007:…………………27
Bảng 2. Quy mô ngành kinh tế của thành phố Hà Nội giai đoạn 2005-2007:……..27
Bảng 3 :Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành công nghiệp:…………………………..29
Bảng 4. Quy mô giá trị sản xuất các ngành công nghiệp (Giá so sánh 1994):……..29
Bảng 5.Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo(Giá so sánh năm 1994):..31
Bảng 6: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ( giá năm 1994 ):………………..34
Bảng7: Năng xuất và sản lượng của các loại cây lương thực chính.:………………35
Bảng 8: Thực trạng đàn trâu, bò ,lợn, gia cầm của Hà Nội giai đoạn 2005-2007:…36
Bảng 9: Sản lượng, doanh thu ngành bưu chính viễn thông:……………………….40
Bảng 10: Cơ cấu tổng mức bán lẻ:…………………………………………………41
Bảng 11: Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2005-2007:………………42
Bảng 12: Khách du lịch do các đơn vị lưu trú phục vụ:……………………………44
Bảng 13: Tổng hợp các phương án phát triển thủ đô thời kỳ 2001 – 2010:………..51
Bảng 14: Tổng sản phẩm nội địa của thành phố Hà Nội(giá 1994):……………….53
Bảng15: Tổng hợp các phương án phát triển thủ đô thời kỳ 2011 – 2020:………...54
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen dich co cau kt tp HN.doc