Chuyên đề Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng An - Hà Nội

Lời mở đầu Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ Vì vậy hoạt động của hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Một trong những hoạt động chính của ngân hàng là hoạt động tín dụng mà đặc biệt là hoạt động cho vay . Đây là hoạt động mang lại thu nhập chính cho các ngân hàng cũng đồng thời là hoạt động mang lại rủi ro nhiều nhất, gây những tổn thất rất lớn cho các ngân hàng thương mại. Hơn nữa rủi ro trong hoạt động cho vay ngày càng phức tạp và đa dạng. Vậy làm thế nào để giảm thiểu được những tổn thất do rui ro trong hoạt động cho vay gây nên, các ngân hàng đã làm những gì để phòng ngừa, khắc phục tổn thất đó. Đây là câu hỏi luôn được đặt ra trong mọi thời điểm hoạt động của tất cả các ngân hàng, đòi hỏi các ngân hàng không ngừng tìm tòi các biện pháp hữu hiệu khác để công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay ngày càng hiệu quả. Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An , em thấy rủi ro trong hoạt động cho vay là vấn đề luôn được cán bộ ở đây chú trọng tới sở dĩ vì các chỉ tiêu phản ánh rủi ro đang ở mức đáng lo ngại. Vì vậy đề tài: “Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An Hà Nội” được chon để tiến hành phân tích và nghiên cứu thông qua thực tiễn hoạt động cho vay của Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An. Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày theo 3 chương sau: CHƯƠNG I. Tổng quan về rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM CHƯƠNG II. Thực trạng hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An CHƯƠNG III. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay đối với Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An Bài viết không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô, các cán bộ ngân hàng để bài viết được tốt hơn giúp cho quá trình nghiên cứu và công tác của em sau này. Em xin cảm ơn thày giáo Tiến sỹ Đặng Ngọc Đức đã nhiệt tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành chuyên đề. Em cũng xin cảm ơn các cô chú cán bộ của chi nhánh đã hướng dẫn em trong thời gian thực tập. MỤC LỤC Lời mở đầu 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG 3HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 3 1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM 3 1.1.1. Khái quát về NHTM 3 1.1.1.1. Khái niệm: 3 1.1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM 4 1.1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 4 1.1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn. 5 1.1.1.2.3. Hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính. 5 1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM 6 1.1.2.1. Khái niệm: 6 1.1.2.2. Phân loại: 6 1.1.2.3. Vai trò của hoạt động cho vay 10 1.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM 13 1.2.1. Quan niệm về rủi ro trong hoạt động cho vay 13 1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong cho vay ngân hàng. 13 1.2.3. Nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong hoạt động cho vay. 16 1.2.3.1. Nhóm nguyên nhân bất khả kháng. 16 1.2.3.2. Những nguyên nhân thuộc về người vay. 18 1.2.3.3. Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng. 19 1.2.4. Hậu quả của rủi ro trong hoạt động cho vay đối với NHTM 20 1.3 Các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM 22 1.3.1. Hạn chế các khoản cho vay có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó dòi 23 1.3.1.1. Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các nghị định của ngân hàng Nhà nước. 23 1.3.1.2. Xác định danh mục các khoản tài trợ với các mức rủi ro khác nhau. 23 1.3.1.3. Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng 24 1.3.1.4. Xác định dấu hiệu của các khoản vay có vấn đề, giới hạn các khoản tín dụng và đa dạng hóa 25 1.3.2. Quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi và các khoản nợ có vấn đề 25 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT QUẢNG AN HÀ NỘI 26 2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh NHNo&PTNT Quảng An 26 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng An Hà Nội 26 2.1.2. Mô hình tổ chức và quản lý của Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng An 26 Các đơn vị trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng An : 26 2.1.3. Kết quả Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng An 27 2.1.3.1. Về nguồn vốn 28 2.1.3.2. Về dư nợ 30 2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ: 32 2.1.3.4. Thu nhập năm 2006: 32 2.2. Thực trạng về rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT quảng an 33 2.3. Đánh giá và nhận xét thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng An 37 2.3.1. Những kết quả đạt được trong hạn chế rủi ro cho vay 38 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 38 2.3.2.1. Một số tồn tại 38 2.3.2.2.Nguyên nhân 40 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CHI NHÁNH NHNo & PTNT QUẢNG AN 43 3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An 43 3.1.1. Định hướng chung trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh Quảng An. 43 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay 44 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An 45 3.2.1. Tách bạch chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận trong phòng tín dụng đồng thời phân cấp thực hiện các khâu trong quy trình cho vay 46 3.2.2. Phải thường xuyên phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay 46 3.2.3. Tăng cường hiệu quả đánh giá khách hàng, đánh giá khoản vay 48 3.2.4. Tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo 49 3.2.5. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ 49 3.2.6. Giám sát rủi ro trong hoạt động cho vay một cách có hiệu quả. 50 3.3 Một số kiến nghị 50 Kết luận 53 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU BẢNG 2.1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ BẢNG 2.2: CƠ CẤU NGUÔN VỐN THEO LOẠI TIỀN BẢNG 2.3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO THỜI GIAN BẢNG 2.4: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO LOẠI TIỀN BẢNG 2.5: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY BẢNG 2.6: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ BẢNG 2.7: TỶ LỆ NỢ XẤU BẢNG 2.8: KẾT QUẢ TÀI CHÍNH BẢNG 2.9:TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TẠI CHI NHÁNH BẢNG 2.10: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN BẢNG 2.11: NỢ QUÁ HẠN THEO TÀI SẢN ĐẢM BẢO BẢNG 2.12:KẾT QUẢ XẾP HẠNG BẢNG 3.1: KHUNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2005, 2006 của Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An 2. Peter SRose- Quản trị ngân hàng thương mại- nhà xuất bản tài chính. 3. Phan Thu Hà- Giáo trình ngân hàng thương mại – nhà xuất bản thống kê Hà Nội 4. Frederic SMishkin- Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính- Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 5. Luận văn K43, K44 6. Các thông tin qua các trang website

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng An - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng không tìm hiểu được rõ các mối quan hệ của khách hàng đối với các định chế tài chính khác. Có nguyên nhân xuất phát từ chất lượng cán bộ tín dụng. Những cán bộ chưa có những nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, sự đánh giá không chính xác về tài sản đảm bảo, về đối tác tham gia bảo lãnh, hay không dự báo được những vấn đề có thể phát sinh từ phía khách hàng có thể gây bất lợi cho ngân hàng… Và những cán bộ không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không tốt, cố tình làm sai… là một trong những nguyên nhân của rủi ro trong hoạt động cho vay. Nhân viên ngân hàng phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều vung, thậm chí nhiều Quốc gia. Để cho vay tốt, họ phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống. Họ phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay… Như vậy họ cần phải được đào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng, liên tục và toàn diện. Khi nhân viên tín dụng cho vay đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu kỹ lưỡng, rủi ro trong hoạt động cho vay luôn rình rập họ. Sống trong môi trường “tiền bạc”, nhiều nhân viên ngân hàng đã không tránh khỏi cám dỗ của đồng tiền. Họ tiếp tay cho khách hàng rút ruột ngân hàng. Như vậy, chất lượng nhân viên ngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo là nguyên nhân của rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. 1.2.4. Hậu quả của rủi ro trong hoạt động cho vay đối với NHTM Đối với nền kinh tế: Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành và các cá nhân, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải rủi ro trong hoạt động cho vay hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn. Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Điều này làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi ro trong hoạt động cho vay cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan. Đối với ngân hàng: Rủi ro làm giảm thu nhập của ngân hàng: Do thu lãi từ hoạt động tín dụng là một bộ phân của doanh thu mà rủi ro trong hoạt động cho vay làm chokhông thu được lãi vay dẫn đến doanh thu thấp nên lợi nhuận thấp, thậm chí là lỗ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hơn nữa nếu như không lỗ thì rủi ro trong hoạt động cho vay cao dẫn đến phải tăng trích lập dự phòng rủi ro khiến cho lợi nhuận còn lại càng thấp. Từ đó ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu của ngân hàng. Rủi ro làm giảm sút uy tín của ngân hàng:Khi ngân hàng có độ rủi ro trong hoạt động cho vay cao thì ngân hàng đó thường đứng trước nguy cơ mất uy tín của mình trên thị trường. Không một ai muốn gửi tiền vào ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá mức cho phép, có chất lượng tín dụng không tốt gây ra nhiều vụ thất thoát lớn. Thông tin về một ngân hàng có mức độ rủi ro cao thường bị báo chí nêu lên và lan truyền trong dân chúng, điều này sẽ khiến cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Các ngân hàng không có uy tín cao sẽ rất khó tồn tại và phát triển trên trường quốc tế với tính cạnh tranh cao và đầy rủi ro. Rủi ro trong hoạt động cho vay làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng: Nếu các khoản cho vay gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi các khoản tiền gửi vẫn phải thanh toán đúng hạn. Trong khi không huy động được vốn vì bị mất uy tín thì người rút tiền ngày càng tăng lên kết quả là ngân hàng gặp khó khăn trong thanh toán. Rủi ro làm cản trở khả năng cạnh tranh và tốc độ phát triển của ngân hàng: khi rủi ro xảy ra làm uy tín của ngân hàng giảm sút thì đồng thời khả năng cạnh tranh huy động vốn cũng giảm sút dẫn đến nguồn vốn suy giảm đồng thời dư nợ cũng sẽ giảm sut và như vậy tốc độ của ngân hàng cũng bị giảm theo. Rủi ro có thể làm phá sản ngân hàng: Nếu như rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, ngân hàng không có khả năng ứng phó thì sẽ gây phản ứng dây chuyền, dân chúng sẽ đổ xô đến ngân hàng rút tiền gửi và ngân hàng không còn khả năng thanh toán sẽ đi đến phá sản. Khi gặp rủi ro trong hoạt động cho vay, ngân hàng không thu được vốn và lãi cho vay hoặc thu hồi được nhưng không đủ để chi trả cho khoản vay, nhưng ngân hàng vẫn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, như vậy là ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi. Khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm và ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả. Khi gặp phải rủi ro ngân hàng thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, bị cấp trên khiển trách. Còn với cấp dưới, do gặp phải rủi ro tín dụng nên không có tiền trả lương cho nhân viên vì thế những người có năng lực thường chuyển công tác, gây khó khăn cho ngân hàng. Tóm lại, rủi ro trong hoạt động cho vay của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ là bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng là ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao nên ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Tình trạng này nếu kéo dài không khắc phục được thì ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay. 1.3 Các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM Hoạt động cho vay là rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Hoạt động này luôn tồn tại hai măt là sinh lời và rủi ro. Hầu như các thua lỗ của ngân hàng thương mại là từ hoạt động cho vay. Song không có cách nào để loại trừ rủi ro hoàn toàn mà phải quản lý một cách chặt chẽ. Đứng trước quyết định cho vay, cán bộ ngân hàng phải cân nhắc mâu thuẫn giữa sinh lời và rủi ro. Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là: Đạt hiệu quả cao, trong giới hạn rủi ro có thể giám sát, chịu đựng được Thực hiện đúng các quy định của nhà nước, quy định của luật pháp Đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả phát triển Vì thế quản lý rủi ro tín dụng là một nội dung quan trọng của ngân hàng thương mại 1.3.1. Hạn chế các khoản cho vay có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó dòi 1.3.1.1. Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các nghị định của ngân hàng Nhà nước. Các quy định nêu rõ những trường hợp cấm các ngân hàng không được tài trợ, điều kiện để ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ. Ví dụ như cho vay một khách hàng thì không được vượt quá tỷ lệ phần trăm trên vốn của chủ sở hữu, không được cho vay đối với các thành viên Hội đồng quản trị của chính ngân hàng… 1.3.1.2. Xác định danh mục các khoản tài trợ với các mức rủi ro khác nhau. Các loại khách hàng khác nhau, các đối tượng cho vay khác nhau thì sẽ có rủi ro khác nhau. Tín dụng thương mại: Rủi ro liên quan tới khả năng đánh giá tình hình kinh doanh, tài chính của khách hàng. Ngân hàng cần phải thu thập thông tin cả trong quá khứ lẫn tương lai. Tuy nhiên, khía cạnh tương lai của doanh nghiệp quan trọng so với quá khứ. Những khách hàng truyền thống có mối liên hệ tốt với ngân hàng thì có mức rủi ro thấp hơn. Rủi ro trong cho vay thương mại chủ yếu là do những tác động của thị trường đối với khách hàng (giá hàng bán giảm sút, giá nguyên liệu tăng, thiên tai, cạnh tranh…) Cho vay đối với người tiêu dùng: Rủi ro liên quan tới thu thập của người vay và những khả năng kiểm soát thông tin về khách hàng. Thông tin thường ít nên ngân hàng khó kiểm soát người vay và khó thu hồi nợ, và công ăn việc làm của khách hàng không ổn định. Cho vay đối với các trung gian tài chính khác như là các ngân hàng thương mại và các tổ chức phi ngân hàng. Phần lớn các khoản cho vay này là không có tài sản đảm bảo. Vì vậy nếu các tổ chức đi vay bị phá sản thì ngân hàng cho vay sẽ bị mất nên rủi ro liên quan tới vị thế của tổ chức tài chính đi vay. Cho vay đối với Nhà nước thì độ an toàn cao. Nhưng trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoặc khu vực thì các khoản cho vay này cũng bị ảnh hưởng. 1.3.1.3. Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng Hoạt động tín dụng có liên quan đến nhiều bộ phận trong ngân hàng nên đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo thông qua chính sách, quy tắc và sự kiểm soát chung. Chính sách tín dụng có mục tiêu chính là mở rộng tín dụng và hạn chế rủi ro nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Chính sách tín dụng gồm chính sách tài sản đảm bảo, chính sách bảo lãnh, chính sách đồng tài trợ. Quy trình phân tích tín dụng do Ban giám đốc ngân hàng quyết định được xây dựng chi tiết và quán triệt xuống từng chi nhánh, từng cán bộ. Quy trình phân tích tín dụng thể hiện những nội dung cần phải thực hiện khi cho vay nhằm giảm bớt rủi ro như phân tích tình hình sản xuất kinh doanh , thẩm định dự án, quá khứ của khách hàng, mục đích vay, kiểm soát trong khi cho vay Bên cạnh chính sách và quy trình nhằm hạn chế rủi ro thì ngân hàng còn xây dựng quy chế kiểm tram phân định trách nhiệm và quyền hạn khen thưởng và kỷ luật 1.3.1.4. Xác định dấu hiệu của các khoản vay có vấn đề, giới hạn các khoản tín dụng và đa dạng hóa Xác định các khoản cho vay có vấn đề; tỷ trọng các khoản cho vay khác nhau và xây dựng chiến lược đa dạng hóa. 1.3.2. Quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi và các khoản nợ có vấn đề Rủi ro là điều không thể tránh khỏi của quá trình kinh doanh nên các ngân hàng luôn xây dựng chính sách chung sống với rủi ro: hạn chế rủi ro, chấp nhận rủi ro, khai thác hoặc thanh lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ có vấn đề. Ngân hàng phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ có vấn đề rồi phân tích nguyên nhân, thực trạng và khả năng giải quyết. Trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính tạm thời song vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ thì ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo, chây ì, không có khả năng trả thì ngân hàng áp dụng chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong tỏa tiền gửi trên tài khoản. Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Dựa vào tỷ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro thì ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng. Quỹ này không có tác dụng làm giảm rủi ro mà là để chống đỡ cho vốn của chủ khi tổn thất xảy ra. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT QUẢNG AN HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu chung về chi nhánh NHNo&PTNT Quảng An 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng An Hà Nội NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định số 280/QĐ- NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam vào ngày 15/11/1996 thay thế cho ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cũ. Ngân hàng đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình với nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn bằng việc mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn. Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An Hà Nội là đơn vị thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát trển Nông thôn Việt Nam. Được thành lập ngày 24/12/2004 theo quyết định số 454/QĐ/NHNN và Theo công văn số 885/NHNN-CNH ngày 11/8/2004 của Thống đốc NHNN về việc mở Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng An. Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An đặt tại nhà số 296, Đưòng Nghi Tàm, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội. Từ khi hình thành đến nay chi nhánh đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu của công việc, đảm bảo điều hành hiệu quả thuận tiện cho khách hàng. Và cũng đồng thời xác định được chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các cán bộ và phòng ban. Từ ngày 1/4/2007 Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng An chuyển tên thành Chi nhánh NHNo& PTNT Hồng Hà. 2.1.2. Mô hình tổ chức và quản lý của Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng An Các đơn vị trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng An : Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An An Hội sở chi nhánh Chi nhánh Tây Hồ Các phòng giao dịch trực thuộc Phòng giao dịch Phương Mai Phòng giao dịch Lạc Long Quân Phòng giao dịch Trần Quang Khải Phòng giao dịch Châu Long Ta có thể thấy rằng Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An là một chi nhánh có quy mô được xây dựng theo mô hình hiện đại hoá ngân hàng theo hướng đổi mới, tiên tiến và phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh. 2.1.3. Kết quả Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng An Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An cũng như các chi nhánh của các ngân hàng khác gồm các hoạt động chủ yếu là huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn, và cung cấp các dịch vụ tài chính khác. Dưới sự chỉ đạo của Chi bộ, với những định hướng và giải pháp điều hành năng động của Ban Giám đốc và sự hoạt động có hiệu quả của các tổ chức đoàn thể cũng như sự nỗ lực của tất cả các cán bộ trong toàn Chi nhánh, sau hai năm hoạt động của Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An đã đạt được những kết quả vượt mức kế hoạch về nhiều mặt. Cụ thể như sau: 2.1.3.1. Về nguồn vốn Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2005 là: 1202 tỷ đồng, tăng 401 tỷ so với kế hoạch (KH) Trung ương (TW) giao (bằng150% kế hoạch) và tăng 769 tỷ đồng so với đầu năm 2005 (tăng 176,9%). Đến 31/12/2006 tổng nguồn vốn là: 2.120 tỷ đồng, tăng 550 tỷ so với kế hoạch Trung ương giao (bằng135% kế hoạch) và tăng 918 tỷ đồng so với đầu năm 2006 (tăng 76,3%). BẢNG 2.1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng - Tiền gửi từ dân cư - Tiền gửi tổ chức kinh tế - Tiền gửi có kỳ hạn của TCTD - Tiền gửi không kỳ hạn của TCTD 236,9 361 200 404 19,71% 30,04% 16,64% 33,61% 385 1714 15 6 18,16% 80,85% 0,7% 0,28% Tổng 1201,9 100% 2120 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006) Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An đã có nhiều hình thức huy động vốn, tuy nhiên chi nhánh mới được thành lập vào cuối năm 2004 nên hình thức huy động trái phiếu chưa được sử dụng. Năm 2005 nguồn vốn không tập trung vào hình thức nào mà phân bố đều cho tất cả. Sang năm 2006 thì nguồn vốn huy động được lại dịch chuyển dấn sang tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của TCTD rất ít chỉ dưới 1%. BẢNG 2.2: CƠ CẤU NGUÔN VỐN THEO LOẠI TIỀN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng - Nội tệ - Ngoại tệ 1152 50,3 95,8% 4,2% 1976 144 93,2% 6,8% Tổng 1202,3 100% 2120 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006) Qua bảng số liệu trên thấy rằng cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An về loại tiền ở cả hai năm thì nguồn nội tệ là chủ yếu còn nguồn vốn ngoại tệ còn khá nhỏ bé. Ở cả hai năm 2005 và 2006 tỷ trọng của nguồn ngoại tệ là rất lớn. chiếm trên 90%. BẢNG 2.3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO THỜI GIAN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng - Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng - Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 571 275,5 355,3 47,51% 22,92% 22,57% 203 211 1706 9,58% 9,95% 80,47% Tổng 1201,8 100% 2120 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006) Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn đã có sự thay đổi giữa hai năm. Năm 2005 thì tiền gử không kỳ hạn là chủ yếu, sang năm 2006 thì nguồn vốn dịch chuyển rất nhiều sang tiền gửi trên 12 tháng.( tỷ trọng từ 20,575 lên 80,47%). 2.1.3.2. Về dư nợ Dư nợ là số dư của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Đây là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng nên rất quan trọng. Tổng dư nợ cho. Đến 31/12/2005 là: 401,3 tỷ đồng, đạt 100,3 % kế hoạch TW giao (được tăng dư nợ theo tỷ lệ tăng trưởng vượt kế hoạch nguồn vốn); tăng so với 31/12/2004 là: 189,5 tỷ đồng, tăng 87.6 % so với đầu năm; Sang đến 31/12/2006 (bao gồm ngoại tệ đã quy đổi) là: 670 tỷ đồng, đạt 100 % kế hoạch TW giao tăng so đầu năm là: 269 tỷ đồng, tăng 67.1 % so với đầu năm BẢNG 2.4: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO LOẠI TIỀN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng - Nội tệ - Ngoại tệ 354 42,7 89.24% 10.76% 571,2 98,8 77.2% 22.8% Tổng 396,7 100% 670 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006) Cũng như nguồn vốn, cả hai năm 2005 và 2006 chi nhánh chủ yếu cho vay bằng nội tệ. Tuy nhiên năm 2006 dư nợ bằng ngoại tệ đã tăng từ 10.76% lên 22.8%. sự chuyển dịch này có thể sự thay đổi của tỷ giá tạo ra. BẢNG 2.5: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 326,7 74,6 81,41% 18,59% 537,3 132,6 80,24% 19,76% Tổng 401,3 100% 669,6 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006) Đối với Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An thì dư nợ chủ yếu là ngắn hạn. Trong hai năm thì tỷ trọng của dư nợ ngắn và trung hạn thay đổi không đáng kể mà vẫn giữ nguyên cơ cấu. BẢNG 2.6: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Giá trị % Giá trị % - Doanh nghiệp nhà nước - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Hộ gia đình cá thể 92,5 271,5 37,3 23,05% 67,66% 10,28% 93,2 511,9 64,9 13,91% 76,4% 9,69% Tổng 401,3 100% 669,6 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006) Ta nhận thấy về cơ cấu tỷ trọng thì thay đổi không đáng kể. Dư nợ tăng lên chủ yếu là do cấp tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên đáng kể. Dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước tăng lên không đáng kể. Đây có thể là vấn đề chung của cả các ngân hàng khác BẢNG 2.7: TỶ LỆ NỢ XẤU Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Tổng dư nợ 401,3 669,6 Tổng nợ xấu 6,7 14,6 Tỷ lệ nợ xấu 1,66% 2,19% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006) Chất lượng tín dụng của chi nhánh nói chung là khá lành mạnh song tỷ lệ nợ xấu lại tăng lên. Điều này một phần do dư nợ tăng lên, nhưng chi nhánh vẫn cần chú ý tìm biện pháp để làm sao cơ cấu ngày một hợp lý hơn 2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ: Các hoạt động dịch vụ của chi nhánh gồm: Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, phát hành thẻ ATM, chuyển tiền ra nước ngoài, huyển tiền trong nước, dịch vụ Wester Union. Hầu như tất cả các hoạt động dịch vụ này đểu được tăng lên trên dưới 30% qua hai năm hoạt động, riêng phát hành thẻ tăng lên 65% do nhu cầu dùng thẻ ngày càng tăng. 2.1.3.4. Thu nhập năm 2006: BẢNG 2.8: KẾT QUẢ TÀI CHÍNH Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng thu 73.353 158.8 2 Tổng chi 61.084 128.7 3 Chênh lệch thu chi chưa lương 13.836 32.700 4 Chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra 0.32%/ tháng 0.27%/ tháng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006) Qua bảng có thể thấy rằng hai năm qua tổng thu và chi của chi nhánh Quảng An tăng lên khá nhanh, gần như gấp đôi. Vì tổng thu tăng n hanh hơn nên chênh lệch thu chi chưa cũng tăng lên, điêù này làm cho thu nhập tăng lên. Nhưng do quá trình cạnh tranh ngày một mạnh của các ngân hàng thì chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra lại giảm 0.05%. làm ảnh hưởng đến thu nhập của chi nhánh. Tóm lại trong sau hai năm hoạt động chi nhánh đã có những bước đi đáng khích lệ. Cả nguồn vốn và dư nợ đều được tăng lên song tình hình nợ xấu vẫn còn ở mức đáng lo ngại. 2.2. Thực trạng về rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT quảng an Để có thể thấy một cách tồng quát về thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An ta có thể quan tâm đến một vài chỉ tiêu như: Nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ tồn đọng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn… Nợ quá hạn không thể phản ánh được chính xác về chất lượng cho vay cũng như những rủi ro trong hoạt động cho vay . Tuy nhiên đây lại là chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì rủi ro trong hoạt động cho vay xuất phát nhiều từ những món nợ quá hạn. BẢNG 2.9:TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TẠI CHI NHÁNH Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch % Tổng dư nợ 403.6 666.667 263.067 65.18% Nợ quá hạn 6.72 14.65 7.93 118% Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ 1.665% 2.2% 0.535% 32.13% Nợ khoanh 0.2 0.39 0.19 95% Nợ tồn đọng 0.4 0.83 0.43 107.5% (Nguồn báo cáo kết quả rủi ro tín dụng) Theo bảng tổng kết ta thấy: tất cả các chỉ tiêu năm 2006 so với năm 2005 ở đây đều tăng lên một đáng kể. Cùng với kết quả đạt được của hoạt động huy động vốn tăng lên thì tổng dư nợ năm 2006 tăng lên 65.18%., đồng thời nợ quá hạn lại tăng lên rất nhanh. Chỉ trong một năm nợ quá hạn đã tăng 7.9 tỷ đồng hay 117.91%. Theo dõi thêm ở bảng 7 ta thấy là tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ với nợ quá hạn (nợ nhóm 2 rất it mà chủ yếu là nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) nên khả năng xảy ra rủi ro là rất cao. Điều này là không tốt đối với chi nhánh vì nợ quá hạn đã nhanh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ. Vậy chi nhánh cần phải xem xét và đánh giá lại khâu thẩm định để tìm ra nguyên nhân tăng nhanh của nợ quá hạn để tìm biện pháp thích hợp giúp cho việc thu nợ đúng hạn một cách tốt hơn để tránh gây thiệt hại cho chi nhánh. Về nợ khoanh: đây là những khoản nợ mà khi ngân hàng cho vay các doanh nghiệp nhà nước, sau khi xem xét thấy doanh nghiệp cần có them thời gian để thu hồi tiền và chi trả đầy đủ cho ngân hàng thì ngân hàng cho khoanh khoản nợ đó lại trong một thời gian nhất định. Năm 2006 nợ khoanh của chi nhánh đã lên 95%. Như vậy nợ khoanh của năm trước chưa đòi được song năm sau lại tiếp tục tăng, và cũng tăng nhanh hơn tổng dư nợ. Về nợ tồn đọng năm 2006 đã tăng lên 107%. Nói chung hiệu quả của việc cho vay của chi nhánh trong 2 năm qua là không cao. Trong khi dư nợ tăng lên thì nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ tồn đọng lại tăng lên nhanh chóng. Đây là một kết quả không tốt của chi nhánh. BẢNG 2.10: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch % Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Nợ quá han đến 180 ngày 1.81 27% 4.719 32.32% 2.909 160.72% Nợ quá hạn 181-360 ngày 1.445 21.567% 2.35 16.1% 0.905 62.63% Nợ khó đòi 2.73 40.75% 7.35 50.34% 4.62 169.23% Nợ chờ xử lý 0.717 10.683% 0.186 1.24% -0.534 74.48% Tổng 6.72 100% 14.65 100% (Nguồn báo cáo kết quả rủi ro tín dụng) Khi phân theo thời gian đặc biệt chú ý đến khoản nợ khó đòi. Đây là khoản nợ đã quá một thời kỳ gia hạn nợ. Cả hai năm tỷ trọng của nợ khó đòi trong nợ quá hạn vẫn giữ ở mức trên dưới 50%. Song vì nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhanh nên năm 2006 khoản nợ này đã tăng khá cao, tăng lên đến 4.62 tỷ đồng tức là tăng 169.23%. Bên cạnh đó thì nợ quá hạn đến 180 ngày tăng cũng rất nhanh Những khoản nợ mà khách hàng trong thời gian vay nợ vi phạm pháp luật, ngân hàng không kiểm soát được phải chờ tòa án phán quyết đó là khoản nợ chờ xử lý. Khoản nợ này thì ngân hàng không thể kiểm soát được và phải chờ tòa án phán quyết nên khả năng thu hồi là khó khăn, mặt khác ngân hàng còn phải mất một khoản chi phí trong việc nhờ tòa án giải quyết. Trong trường hợp con nợ có quá nhiều chủ nợ thì việc phát mại tài sản cũng khó có thể thu hồi được vốn. Những khoản nợ như thế này có thể kéo dài trong vài năm. Chỉ tiêu này của chi nhánh đã giảm rất nhiều. Năm 2005 là 0.715 tỷ đồng đến năm 2006 chỉ còn 0.181 tỷ đồng. như vậy đã giảm đi 0.534 tỷ đồng. Vì khoản nợ này là rất khó đòi và phải mất thời gian công sức và chi phí nên kết quả này là một thành công lớn của chi nhánh.. BẢNG 2.11: NỢ QUÁ HẠN THEO TÀI SẢN ĐẢM BẢO Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch % Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo 4.44 66.27% 9.53 65.27% 5.09 114.64% Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo 2.262 33.73% 5.075 34.73% 2.813 124.36% Tổng 6.72 100% 14.65 100% (Nguồn báo cáo kết quả rủi ro tín dụng) Theo cơ cấu nợ phân theo tài sản thì nợ quá hạn có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng cao gần gâp đôi nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo ở cả 2 năm 2005 và 2006. Tuy nhiên tốc độ tăng lên của năm 2006 lại gần như nhau. Tài sản đảm bảo là điều mà cán bộ tín dụng phải luôn nghĩ đến để nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của chi nhánh. Những khoản nợ không có tài sản đảm bảo chủ yếu là cấp cho các công trình của Nhà nước và cho các cán bộ công nhân viên. Chỉ tiêu này ở đây bằng 1/2 chỉ tiêu nợ quá hạn có tài sản đảm bảo. đây là một tỷ trọng khá cao mà chi nhánh cần phải xem xét. Tóm lại tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An tăng lên ngày một cao đây là dấu hiệu không tốt cho toàn chi nhánh vì nó nói lên rằng rủi ro trong hoạt động cho vay là khá lớn. Rui ro tiềm ẩn: Qua phân tích tình hính sản xuất kinh doanh và các báo cáo tài chính của khách hàng thì tổ chức tín dụng thực hiện chấm điểm. từ đó thấy được rủi ro tiềm ẩn của chi nhánh. Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHNo & PTNT Việt Nam là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng cho vay như không trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác. BẢNG 2.12:KẾT QUẢ XẾP HẠNG Xếp loại Số doanh nghiệp A 18 B 28 C 14 D 12 (Nguồn báo cáo kết quả rủi ro tín dụng) Căn cứ vào những chỉ tiêu và phi tài chính để xếp hạng. Trong đó loại A là những khách hàng được đánh giá là tốt, có tình hình tài chính ổn định, hoạt động có hiệu quả có triển vọng phát triển tốt và đạo đức tín dụng tốt. Loại B là trung bình, loại C là yếu kém, loại D là rất yếu kém. Nói chung kết quả trên bảng cho thấy, số doanh nghiệp xếp loại C là nhiều nhất. Cho thấy rủi ro tiềm ẩn của chi nhánh không phải là cao lắm nhưng vẫn cần có biện pháp đề phòng. 2.3. Đánh giá và nhận xét thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng An 2.3.1. Những kết quả đạt được trong hạn chế rủi ro cho vay Hai năm hoạt động tích cực của Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An đã đạt được nhiều kết quả về vấn đề hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay Chi nhánh lựa chọn khách hàng theo sự chỉ đạo của Hội sở cũng như diễn biến thực tế trên thị trường để điều hành công tác tín dụng tăng trưởng theo định hướng và trong tầm kiểm soát. Tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay hộ gia đình, ®ång thêi ®· tiÕp cËn víi mét sè dù ¸n cña c¸c doanh nghiÖp lín và duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng đã có. Công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng được thực hiện thường xuyên, kịp thời, viÖc thÈm ®Þnh cho vay ®¶m b¶o ®óng quy tr×nh hạn chế được sai sót và nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng. 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1. Một số tồn tại Bên cạnh một số mặt làm được thì vẫn còn tồn tại cần khắc phục. Thứ nhất: Nợ xấu phát sinh và tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng tăng. Năm 2005 là 1.66% thì đến năm 2006 đã tăng lên là 2.19% trên tổng dư nợ. Việc thu nợ của một số khách hàng chưa kiên quyết và triệt để dẫn tới nợ xấu kéo dài. Đặc biệt, công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro không đạt kết quả. Đầu tư tín dụng chưa có nhiều dự án cho vay trung và dài hạn. Việc chấp hành kỷ luật cho vay ngoại tệ USD chưa nghiêm túc, dẫn đến cho vay ngoại tệ USD vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao Nếu dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn thì theo bảng 9 ta thấy: Năm 2006 mặc dù dư nợ tăng lên đáng kể là 263.067 tỷ đồng tức là tăng 65.18% và đồng thời nợ quá hạn cũng tăng lên 7.95 tỷ đồng tức là 118%. Tốc độ tăng của nợ quá hạn tăng nhanh hơn là tổng dư nợ dẫn đến chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng dư nợ tăng là 0.535% tức là tốc độ tăng lên 32.13%. Bên cạnh đó một số chỉ tiêu như nợ tồn đọng, nợ khó đòi chiếm tỷ lệ cao, nợ khoanh lớn, nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo cũng nhiều. Điều này là một tín hiệu xấu trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Chúng ta cũng có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh là khá cao. Cuối năm 2004 chi nhánh mới được thành lập nhưng qua 2 năm hoạt động tỷ lệ này không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể. Thứ hai: Chưa thực hiện tốt hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp: Do mới đưa vào áp dụng nên tính xác thực, khách quan của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng chưa được kiểm nghiệm. Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân chưa xây dựng được. Thứ ba: Các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và chi nhánh Quảng An nói riêng gần như chưa có khả năng đo lường một cách liên tục mức độ rủi ro theo yêu cầu quản lý. Chi nhánh không tồn tại các phương pháp lượng hoá để xác định mức độ chịu rủi ro Không có kênh báo cáo độc lập mức độ rủi ro một cách định kì lên ban quản giám đốc điều hành của chi nhánh cũng như của Hội sở. Thứ tư: Về xử lý nợ xấu chưa có chuyển biến tích cực: Việc xử lý nợ xấu của chi nhánh Quảng An chưa có những biện pháp thật hợp lý mà chủ yếu là từ việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro. Việc xử lý nợ xấu gần như không có sự chuyển biến nào tích cực, thậm chí có thể nói là bất khả thi do các doanh nghiệp không có nỗ lực trong vấn đề trả nợ. Chi nhánh Quảng An có thể giảm bớt nợ xấu trên bảng cân đối kế toán bằng cách xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro để chuyển sang ngoại bảng, chứ chưa thực sự thu hồi được nợ vay. 2.3.2.2.Nguyên nhân Sở dĩ chi nhánh Quảng An còn có những tồn tại trên là do 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu sau: - Nhóm nguyên nhân thuộc về chi nhánh Quảng An + Chi nhánh Quảng An với chính sách tín dụng trong đó có chú trọng cho vay các hộ gia đình và cho vay tiêu dùng nên việc thu hồi nợ thường dựa vào thu nhập. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn cao, như năm 2006 lên tới 2.19%. + Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập trong phân tích các thông tin kinh tế xã hội, phân tích đánh giá dự án cho vay còn nhiều chủ quan, chậm phát hiện rủi ro các nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến những sai lầm trong các quyết định cho vay. + Việc bám sát Doanh nghiệp của các cán bộ tín dụng còn hạn chế nên không nắm sát được tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Doanh nghiệp nên khi Doanh nghiệp gặp khó khăn, xảy ra rủi ro mới phát hiện ra thì đã muộn. - Nhóm nguyên nhân bất khả kháng + Nợ xấu phát sinh do dịch bệnh như cúm gia cầm đã là tổn thất rất lớn cho toàn xã hội cũng dẫn đến việc mất khả năng thanh toán của khách hàng. + Sự biến động của thị trường như thay đổi lãi suất, tỷ giá đã làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của chi nhánh. Mặt khác với sự gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO đã làm cho cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng mạnh. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ không cạnh tranh được dẫn đến phá sản cũng gây tổn thất cho chi nhánh. + Luật các tổ chức tín dụng vẫn còn những vướng mắc về sở hữu tài sản, quyền sở hữu và sử dụng đất gây cản trở cho chi nhánh khi duyệt vay vốn. Chi nhánh được tự do kinh doanh nhưng vẫn phải để lại một phần để cho vay theo chỉ định của nhà nước, nên nhiều khi buộc phải cho vay khi biết đó là những khoản vay có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. - Nhóm nguyên nhân về phía khách hàng. + Một số khách hàng có hiệu quả sản xuất kém, giá thành sản xuất cao, doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên gặp rủi ro cao và kết quả là gây thiệt hại lớn cho vốn tín dụng. + Mặc dù đã chuyển sang cơ chế vay trả, nhưng nhiều doanh nghiệp nhà nước còn mang nặng tư tưởng bao cấp, ít nghĩ đến trách nhiệm trả nợ, khi không trả được nợ thì đề nghị nhà nước cho hoãn thời gian trả nợ, giảm lãi suất hoặc khoanh nợ... Khi vay vốn thì hầu như không có tài sản thế chấp mà thế chấp từ tài sản hình thành từ vốn vay, việc đăng kí giao dich đảm bảo còn gặp nhiều trở ngại. + Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp không minh bạch, các báo cáo tài chính không rõ rang, gây ra khó khăn trong việc thẩm định đánh giá doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp khi vay vốn gửi báo cáo tài chính cho ngân hàng đều có kết quả kinh doanh là lãi tuy nhiên thực chất lại là lỗ. + Rủi ro do đạo đức của khách hàng vẫn xảy ra một cách khó lường. Có những trường hợp do không thẩm định kỹ dẫn đến tình trạng con nợ đi mượn tài sản đảm bảo để thế chấp gây ra thất thoát khó thu hồi. Hay một số hộ gia đình vay một món tiền nhỏ. Mặc dù không có khả năng trả nợ nhưng họ đã tìm cách trả cho chi nhánh khoản tiền nhỏ đó để làm bàn đạp vay số tiền lớn hơn, như vậy là càng việc thu hồi nợ càng khó khăn. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CHI NHÁNH NHNo & PTNT QUẢNG AN 3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An 3.1.1. Định hướng chung trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh Quảng An. Trong năm 2007 với nhiều sự thay đổi trong ngành kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng trong sự phát triển đí lên của đất nước Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An đã đạt ra một số kế hoạch như sau: - Chi nhánh mới được thành lập nên trước tiên phải ổn ổn định tổ chức, tiếp tục duy trì và phát triển mạng lưới kinh doanh. Chi nhỏnh phải phấn đấu thành lập thêm từ 1 đến 2 chi nhánh cấp 2 và 2 đến 3 Phòng giao dịch. - Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh TW giao. - Đảm bảo thu nhập của cỏn bộ cụng nhõn viờn ổn định theo quy định của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. - Các chỉ tiêu cụ thể mà chi nhỏnh đặt ra như sau: + Đẩy mạnh và đa dạng hoá các nguồn huy động. Phấn đấu cuối năm 2007 nguồn vốn đạt: 2.600 tỷ đồng. + Sử dụng vốn an toàn hiệu quả. Phấn đấu cuối năm 2007 tổng dư đạt: 1.030 tỷ đồng. + Phát triển các dịch vụ tiện ích trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại, trang bị thêm máy ATM tại các điểm giao dịch và các điểm thuận lợi trên địa bàn nhằm thu hút thêm khách hàng để tăng thu dịch vụ. Phấn đấu thu dịch vụ đạt: 5 - 10%/thu nhập ròng. + Chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào : 0.33%/tháng. Qua đú chi nhỏnh cũng đề ra Các biện pháp triển khai thực hiện trong năm 2007 như sau Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ trong Chi nhánh về tinh thần trách nhiệm với công việc với cơ quan và phục vụ chu đáo khách hàng. Nâng cấp và trang bị cơ sở vật chất phù hợp với năng lực tài chính, tăng cường công cụ phương tiện làm việc đảm bảo phù hợp và góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao vị thế của Chi nhánh. Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, triển khai tốt công tác huy động tiết kiệm tiền gửi dân cư. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Chi nhánh. Nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng chu đáo, đồng thời đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng, trích lập rủi ro theo quy định. Mở rộng hoạt động các loại hình dịch vụ ngân hàng. Sử dụng các công cụ khoán đến nhớm và người lao động nhằm thúc đẩy năng lực nội tại, đật hiệu quả cao trong kinh doanh. Phát động các phong trào thi đua khen thưởng trở thành một công cụ quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Quan tâm đến đời sống tinh thần vât chất người lao động Tổ chức các phong trào văn hóa thể thao giao lưu với khách hàng quan tâm va thường xuyên duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay Chi nhánh đang trong giai đoạn đầu mới thành lập nên cần phải tạo uy tín, chất lượng trong hoạt động cho vay để làm sao tạo tiền đề cho sự phát triển sau này. Vì thế chi nhánh dần điều chỉnh cơ cấu cho vay theo hướng mở rộng cho vay với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tiếp tục đa dạng hóa khách hàng và các danh mục tài sản đảm bảo để giảm bớt khả năng rủi ro cho chi nhánh. Bên cạnh đó chi nhánh phấn đấu năm tới tỷ lệ nợ xấu lên tới 3%, tổ chức tốt công tác quản trị rủi ro. Bám sát định hướng và các giải pháp chỉ đạo hoạt động tín dụng của NHN0&PTNT Việt Nam để chỉ đạo thực hiện, tăng cường mở rộng tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng Quan tâm tới việc chăm sóc khách hàng và mở rộng các đối tượng vay vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp dân doanh, hộ gia đình có hoạt động kinh doanh ổn định và hiệu quả. Chỉ đạo phân công cán bộ tín dụng thường xuyên bám sát các đơn vị có quan hệ tín dụng để chủ động nắm nhu cầu vốn, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đảm bảo an toàn, hiệu quả. Đối với dự án đã cam kết cần theo dõi chặt chẽ thúc đẩy tiến độ giải ngân theo cam kết, đồng thời tiếp cận một số dự án trung dài hạn có hiệu quả Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng , chấn chỉnh sau thanh tra, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, tổ chức kiểm tra thường xuyên phát hiện sai sót kịp thời sửa chữa khắc phục Để đạt được những mục tiêu phương hướng nêu trên thì các cán bộ trong toàn chi nhánh phải phấn đấu nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An Cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu nhưng nó cũng lại là hoạt động mang nhiều rủi ro. Vì vậy để chi nhánh hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phải có những biện pháp nhằm khắc phục những rủi ro và phòng ngừa chúng một cách có hiệu quả. 3.2.1. Tách bạch chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận trong phòng tín dụng đồng thời phân cấp thực hiện các khâu trong quy trình cho vay Nếu không tách bạch giữa các bộ phận hoạt động trong phòng tín dụng và bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thì rất dễ dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, khi đã xảy ra rủi ro thì việc phân định trách nhiệm sẽ rất khó khăn. Khi có sự tách bạch sẽ làm tăng tính trách nhiệm và trình độ chuyên môn cho các cán bộ tín dụng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của hoạt động tín dụng đặc biệt là hoạt động cho vay, bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng phải được tách bạch. Phải có sự độc lập giữa các bộ phận chức năng mà một cán bộ tín dụng hiện nay đang thực hiện, phải tiến hành tách bạch các bộ phận: chức năng bán hàng, chức năng phân tích tín dụng và chức năng tác nghiệp. Bên cạnh đó, phân cấp thực hiện các khâu trong quy trình tín dụng giúp xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm của người đó. Ngoài ra, còn giúp cho quá trình cho vay diẽn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.Vì thế, để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng của chi nhánh phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro, chính sách tín dụng của chi nhánh cần phải hoàn thiện những nội dung cơ bản sau đây: Cơ chế phân cấp, uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất định 3.2.2. Phải thường xuyên phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay Đó chính là việc đa dạng hóa đối tượng và lĩnh vực cho vay. Theo như cơ cấu dư nợ trong báo cáo kết quả hoạt động thi Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An chủ yếu là cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay, chiếm khoảng 70% dư nợ. Còn lại là doanh nghiệp nhà nước là hộ gia đình cá thể. Với điều kiện phát triển của Hà nội, chi nhánh không chỉ thiên về cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như vậy mà có thể mở rộng danh mục tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực khác, các dự án lớn kể cả cho vay đầu tư xây dựng cơ bản và xây lắp. Hay bên cạnh đó chi nhánh cũng có thể quan tâm đến khách hàng làm lĩnh vực du lịch, du lịch vì đây là đối tượng khách hàng có nguồn thu nhập lớn. Cũng với mục đích phân tán rủi ro, trong việc ra quyết định cấp cho vay của ngân hàng thì cho dù một khách hàng kinh doanh hiệu quả hay có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì vẫn không thể tập trung cho vay quá nhiều vào đối tượng này. Theo luật các tổ chức tín dụng thì các tổ chức tín dụng không được cho vay một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của mình trừ trường hợp có sự cho phép của chính phủ; Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Như vậy chi nhánh Quảng An cũng phải định hướng theo quy định này. Ngoài ra chi nhánh có thể kết hợp với các ngân hàng khác có liên quan để tận dụng những hợp đồng tín dụng lớn khi chi nhánh không đủ vốn cho vay gọi là hoạt động đồng tài trợ. Cho vay đồng tài trợ để cung cấp các khoản tín dụng lớn mà một ngân hàng khó có đủ khả năng cho vay, khó xác định mức độ rủi ro, mạo hiểm. Nhiều ngân hàng nên kết hợp cùng xem xét, đánh giá và phân tích khả năng sinh lời của dự án để tiến hành cho vay. Các ngân hàng cùng tham gia đồng tài trợ phải kí với nhau một hợp đồng mà ở đó ghi rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên tham gia đồng tài trợ. Như vậy khi rủi ro xảy ra gánh nặng sẽ được phân tán cho mỗi đơn vị chịu một phần rủi ro tương ứng với mức vốn tham gia của mình. Ví dụ như chi nhánh có thể kết hợp với ngân hàng đầu tư và phát triển để cho vay những công trinh, dự án lớn và khả thi. 3.2.3. Tăng cường hiệu quả đánh giá khách hàng, đánh giá khoản vay Trong khi thẩm định đánh giá khách hàng cán bộ tín dụng xem xét và chấm điểm khách hàng để tạo ra những hiểu biết nhất định về khách hàng để có những quyết định đánh giá về khách hàng đó. Hệ thống chấm điểm nội bộ cho phép lượng hoá các rủi ro tín dụng, đưa ra các cảnh báo và thực hiện trích dự phòng rủi ro tín dụng dựa trên mức xếp hạng của khách hàng. Hệ thống chấm điểm có nhiều chỉ tiêu khác nhau. Hiện nay chi nhánh chỉ áp dụng chấm điểm cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vì doanh nghiệp có báo cáo tài chính hàng năm,. Chi nhánh có thể mở rộng đối tượng chấm điểm cho các khách hàng khác như vây giúp cho chi nhánh nhận biết tốt hơn về các loại khách hàng để từ đó có chiến lược phù hợp. Ta có thể áp dụng mô hình tín dụng tiêu dùng để chấm điểm. Mô hình này áp dụng cho cho các cá nhân, dựa vào hệ số tiêu dùng, tuổi đời, trạng thái tài sản, sở hữu nhà, thu nhập, thời gian công tác.. để cho điểm từ đó hình th ành khung chính sách tín dụng. BẢNG 3.1: KHUNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG Tổng số điểm Quyết định tín dụng Dưới 28 điểm Từ chối tín dụng 29 – 30 điểm Cho vay đến 500 USD 31 – 33 điểm 1000 USD 34 – 36 điểm 2500USSD 37 – 38 điểm 3500 USD 39 – 40 điểm 5000 USD 41 – 43 điểm 8000 USD (Nguồn báo cáo kết quả rủi ro tín dụng) 3.2.4. Tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo có vai trò to lớn trong việc ngăn ngừa rủi ro đạo đức hơn nữa hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Hiện nay cho vay có tài sản đảm bảo của chi nhánh Quảng An mới chỉ chiếm trên 60% trong tổng dư nợ vay nên cần thiết phải tăng cường mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo, cụ thể: - Giảm dần dư nợ nếu như khách hàng không đáp ứng đủ các điều kiện tài sản bảo đảm theo quy định. - Với việc nhận tài sản bảo đảm, chi nhánh cần phải thường xuyên xem xét tính hợp lệ, hợp pháp và tính thị trường của tài sản đó. Linh hoạt trong phạm vi cho phép đối với doanh nghiệp có uy tín. - Nếu xét thấy doanh nghiệp vay vốn có khả năng sản xuất nhưng không có tài sản đảm bảo thì có thể lấy tài sản hình thành từ khoản vay để làm tài sản đảm bảo. Thông thường thì tài sản đảm bảo của chi nhánh là quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị,... những tài sản này không những không sinh lợi cho chi nhánh trong quá trình cho vay, đôi khi còn bị giảm giá trên thị trường. Vì vậy chi nhánh có thể yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo có tỷ trọng giá trị so với vốn vay lớn hơn mức hiện nay mà chi nhánh đang á dụng. 3.2.5. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ Bên cạnh việc nghiên cứu áp dụng những phương thức mới phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay thì chi nhánh cần có thêm những chính sách nâng cao chất lượng cán bộ để phù hợp với những biến đổi của nền kinh tế thị trường đang trên đà hội nhập cũng như phù hợp với tình hình thực tế của chi nhánh. Mặt khác đội ngũ cán bộ tín dụng không những phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, linh hoạt sáng tạo mà đạo đức nghề nghiệp cũng là vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy chi nhánh phải thường xuyên giáo dục, tuyên truyền về đạo đức của người cán bộ tín dụng cũng như phải cương quyết đối với những trường hợp đã vi phạm để làm gương cho sau này. 3.2.6. Giám sát rủi ro trong hoạt động cho vay một cách có hiệu quả. Việc giám sát rủi ro trong hoạt động cho vay cần được phân ra thành: - Giám sát từng khoản vay một cách liên tục nhằm phát hiện dấu hiệu xấu của khách hàng như tình hình tài chính suy giảm, làm ăn không có lãi, thua lỗ hay những dấu hiệu lừa đảo, cảnh báo sớm để có hành động khắc phục kịp thời. Việc xây dựng hệ thống chấm điểm nội bộ cũng sẽ được sử dụng để đánh giá hiện trạng của khách hàng vay, nó là công cụ giám sát tín dụng quan trọng. Việc giám sát từng khoản vay cũng được thực hiện thông qua: - Rà soát, phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng cần được tiến hành một cách thường xuyên liên tục nhằm đánh giá hoạt động của khách hàng vay vốn. - Thăm thực địa khách hàng: Để có một bức tranh rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng thì việc phân tích các báo cáo tài chính là chưa đủ mà cán bộ tín dụng còn phải thường xuyên đi thực địa khách hàng để từ đó có thể xác định được sự tồn tại và thực trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tài sản bảo đảm. Hơn nữa việc đi thăm thực địa còn có thể kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của các báo cáo tài chính. - Giám sát tổng thể các danh mục tín dụng, phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện tập trung tín dụng, đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng. Phải tiến hành phân tích tổng thể danh mục tín dụng một cách định kỳ, thường xuyên để có được những biện pháp kịp thời tránh cho chi nhánh phải gánh chịu những biến động lớn trong hoạt động tín dụng. 3.3 Một số kiến nghị Kiến nghị với nhà nước: Như đã trình bày ở trên, rủi ro trong hoạt động cho vay của chi nhánh Quảng An có một phần của những dự án do Nhà nước chỉ định. Vì vậy có một kiến nghị là nhà nước cần xem xét khả năng trả nơ của các dự án do nhà nước chỉ định. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước: Thông tin tín dụng đối với các ngân hàng là rất quan trọng nên có được những thông tin chính xác để thẩm định tài trợ cũng như chấm điểm khách hàng là cần thiết. Nhưng hiện nay nhà nước mới chỉ thực hiên khuyến khích các doanh nghiệp công bố về báo cáo tài chính. Vì vậy cần đẩy mạnh hơn trong lĩnh vực này. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam: Việc cung cấp thông tin mạng nội bộ cũng rất quan trọng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay . NHNo & PTNT Việt Nam là đầu mối của các nguồn thông tin. Điều này giúp cho cán bộ ngân hàng có thể nâng cao khả năng, trình độ hiểu biết, tăng độ nhạy bén, sáng tạo để đến mục đích cuối cùng là nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó ngân hàng có thể sử dụng các mô hình của các nhà khoa học nước ngoài phục vụ cho quá trình lượng hóa rủi ro để kiểm soát được hậu quả. Ở đây em xin lấy ví dụ một mô hình để tham khảo. Phương pháp RAROC Trong nghiên cứu của Joel Bessis về các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì rủi ro tín dụng chiếm 54%, rủi ro hoạt động chiếm 27%, rủi ro thị trường chiếm 14%, rủi ro lãi suất chiếm 5%. Thu nhập – tổn thất dự kiến Tổn thất ngoài dự kiến Trong đó: - Thu nhập: + Thu từ tài chính (từ chênh lệch lãi suất, các khoản phí thu trước + các phí thu đầu kỳ) + Thu từ hoạt động kinh doanh - tổn thất dự kiến = xác suất xảy ra rủi ro tính toán thông qua xếp hạng x giá trị / dư nợ khi xảy ra rủi ro x giá trị tổn thất ( tính thông qua tỷ lệ thu hồi) - Tổn thất ngoài dự kiến = Độ lệch chuẩn trong phân bổ tổn thất Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn là chỉ dựa vào yếu tố nợ quá hạn vì tỷ lệ nợ quá hạn là phương pháp so với thu nhập từng ngân hàng thương mại cụ thể mới có thể n ói là cao hay thấp. Thu nhập cao càng cao thì thường đi đôi với rủi ro cao. Nhà quản trị thì luôn muốn có thu nhập cao rủi ro thấp. Thực tế không có lời giải cho bài toán này mà các ngân hàng thương mại mong muốn kết quả kinh doanh cao với mức độ rủi ro có thể giám sát và chịu đựng được. Vì vậy không phải lúc nào rủi ro thấp nhất cũng là tốt nhất. Áo chật hay hẹp phải so với người mặc áo. Nếu mức độ rủi ro cao ngân hàng thương mại phải nâng cao hơn chất lượng tín dụng cũng có lúc phải nới lỏng điều kiện cho vay để bảo đảm thu nhập của ngân hàng. Kết luận Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, ngày càng phải tiến gần đến với các thông lệ quốc tế nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững. Tuy nhiên vấn đề rủi ro tín dụng chưa được nghiên cứu đầy đủ và phổ biến sâu rộng. Các tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao và nhiều trường hợp không tìm ra biện pháp xử lý mà chấp nhận tổn thất nặng nề. Điều này không chỉ do bản thân ngân hàng hay khách hàng gây nên mà còn do những yếu tố khách quan đem lại với điều kiện nền kinh tế của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, ta không có đủ khả năng về tài chính để có thể áp dụng quy trình quản trị rủi ro tín dụng do UB Basel ban hành. Song trong quá trình hoạt động các ngân hàng đã có sự vận dụng sáng tạo để công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay đạt hiệu quả. Với xu thế phát triển hiện nay, quản lý rủi ro tín dụng được các ngân hàng, các nhà khoa học và những người làm chuyên môn nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện nó phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Trong chuyên đề tốt nghiệp này em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong các thầy cô góp ý để em tiếp tục hoàn thiện trình độ và chuyên môn của mình. MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU BẢNG 2.1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ BẢNG 2.2: CƠ CẤU NGUÔN VỐN THEO LOẠI TIỀN BẢNG 2.3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO THỜI GIAN BẢNG 2.4: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO LOẠI TIỀN BẢNG 2.5: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY BẢNG 2.6: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ BẢNG 2.7: TỶ LỆ NỢ XẤU BẢNG 2.8: KẾT QUẢ TÀI CHÍNH BẢNG 2.9:TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TẠI CHI NHÁNH BẢNG 2.10: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN BẢNG 2.11: NỢ QUÁ HẠN THEO TÀI SẢN ĐẢM BẢO BẢNG 2.12:KẾT QUẢ XẾP HẠNG BẢNG 3.1: KHUNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2005, 2006 của Chi nhánh NHN0&PTNT Quảng An 2. Peter SRose- Quản trị ngân hàng thương mại- nhà xuất bản tài chính. 3. Phan Thu Hà- Giáo trình ngân hàng thương mại – nhà xuất bản thống kê Hà Nội 4. Frederic SMishkin- Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính- Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 5. Luận văn K43, K44 6. Các thông tin qua các trang website

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCDGiai phap giam thieu rui ro.doc
Tài liệu liên quan