Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội

 Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh;  Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ; Habubank phải luôn dẫn đầu ngành NH trong việc sáng tạo, phát triển chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ của mình;  Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với Habubank; xây dựng Habubank thành một trong hai NH Việt Nam có chất lượng dịch vụ tốt nhất do các doanh nghiệp cầu tiến, hộ gia đình và cá nhân lựa chọn;  Phát triển Habubank thành một trong ba NH được tín nhiệm nhất Việt Nam về: quản lý tốt nhất, môi trường làm việc tốt nhất, văn hoá doanh nghiệp chú trọng khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo nhất, linh hoạt nhất khi môi trường kinh doanh thay đổi;  Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước

doc89 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá hạn của cho vay theo dự án (%) 1,20% 1,17% 1,15% (Nguồn: Báo cáo thường niên của Habubank năm 2005-2007) Bảng: Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của Habubank Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng 127.406 - Thu từ cho vay ngắn hạn 82.814 - Thu từ cho vay theo dự án 44.592 Tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh 306.307 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Habubank năm 2005-2007) Thứ hai, về phương pháp thẩm định Ngân hàng đã kết hợp nhiều phương pháp thẩm định khi tiến hành thẩm định dự án. Các dự án đều được thẩm định tổng quát trước khi đi vào thẩm định chi tiết, như vậy những dự án không đạt yêu cầu được loại bỏ sớm, giảm được chi phí và thời gian thẩm định và cũng có kết quả trả lời khách hàng sớm. Phương pháp so sánh và dự báo cũng thường xuyên được sử dụng nhờ đó kết quả thẩm định tương đối tốt. Thứ ba, về nội dung thẩm định Trong nhiều dự án, các nội dung thẩm định được tiến hành đầy đủ, các nội dung về thị trường, kỹ thuật, tài chính…đều được thẩm định khá chi tiết. Trong quá trình thẩm định các dự án đầu tư cán bộ thẩm định đã điều chỉnh những chỉ tiêu tài chính như tổng mức đầu tư, dòng tiền… cho phù hợp với thực tế dự án và đúng bản chất kinh tế chứ không hoàn toàn bị lệ thuộc vào cách tính của dự án do khách hàng gửi ngân hàng. Thứ tư, về các trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định         Các phương tiện để thẩm định dự án đầu tư bao gồm: hệ thống máy tính, các chương trình phần mềm chuyên dụng, các thiết bị đo lường, khảo sát...phục vụ cho phân tích, đánh giá dự án. Sự phát triển của công nghệ thông tin với tốc độ truy cập Internet cao, hệ thống máy tính nối mạng là một trong những phương tiện cần thiết, hữu hiệu trợ giúp đắc lực cho công tác thẩm định. Việc tham khảo, điều tra giá cả thị trường, các vấn đề có liên quan, phát triển các chương trình phần mềm đã cung cấp nhiều thông tin cần thiết. Trong quá trình tính toán, các chỉ tiêu cụ thể là các chỉ tiêu tài chính được thiết kế các phần mềm chuyên dụng giúp giảm bớt thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại như phân tích độ nhạy, dự báo hay triệt tiêu rủi ro. Ngoài hệ thống máy tính, các thiết bị đo lường, các thiết bị phục vụ khảo sát địa chất, đánh giá tác động môi trường... rất cần thiết nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường, kinh tế xã hội đặc biệt đối với các dự án có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp     Các phương tiện này là những điều kiện không thể thiếu, có ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian và chi phí thẩm định dự án. Trong điều kiện phát triển của khoa học công nghệ cùng với quá trình hoàn thiện luật pháp, các phương tiện tính toán ngày càng được trang bị đầy đủ, đồng bộ và hoàn chỉnh để góp phần nâng cao chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư.   Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thẩm định dự án nói riêng luôn là nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng. Tuy đã có được những thành tựu nhất định như trên nhưng công tác thẩm định tại Habubank vẫn còn một số hạn chế cần có giải pháp khắc phục để công tác này ngày càng hoàn thiện hơn. Thứ nhất, về công tác tổ chức thẩm định Trong thực tế, công tác phân công quản lý khách hàng của các NHTM Việt > hiện nay đều rất ít có sự phân công cán bộ tín dụng theo ngành nghề kinh tế. Cán bộ tín dụng làm việc chủ yếu theo kiểu đa năng, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm song không đi chuyên sâu vào một ngành cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức chuyên ngành hẹp. Thực tế là nhiều doanh nghiệp, khi nộp hồ sơ xin vay kèm báo cáo nghiên cứu khả thi, có nhiều thông số kỹ thuật máy móc chuyên ngành hoàn toàn xa lạ với cán bộ tín dụng. Thuê chuyên gia đánh giá thường đòi hỏi chi phí cao, các ngân hàng đa phần không thực hiện. Biện pháp chủ yếu mà các ngân hàng thường làm trong những trường hợp này là tìm hiểu thông tin thông qua các cơ quan quản lý ngành mà doanh nghiệp hoạt động hoặc Tổng cục Đo lường chất lượng để xác minh. Song, các cơ quan quản lý tầm vĩ mô không theo sát được hoạt động của các đơn vị kinh doanh nên trong nhiều trường hợp cũng không thể đưa ra ý kiến chính xác. Nếu cán bộ ngân hàng không có kiến thức chuyên môn của riêng mình về chuyên ngành cần thẩm định trong dự án của khách hàng sẽ đưa ra những đánh giá sai, gây bức xúc cho doanh nghiệp hoặc ngược lại, bị doanh nghiệp thông tin sai mà không biết, gây ra những quyết định sai lầm trong cho vay. Trên thực tế tại hầu hết các NHTM Việt Nam, phòng thẩm định chỉ có vai trò tham mưu cho ban giám đốc ra quyết định tín dụng đối với các dự án lớn và tư vấn đầu tư cho khách hàng, tức là chỉ được phân công, còn phân quyền, phân nhiệm rất hạn chế. Trong mô hình này, phòng thẩm định thuộc khối đơn vị chức năng (không trực tiếp kinh doanh). Khối các phòng tín dụng là nơi nhận hồ sơ xin vay và giao dịch trực tiếp với khách hàng. Nếu các hồ sơ xin vay có vốn vay lớn hơn một mức nhất định (10 tỷ đồng chẳng hạn) hoặc thời hạn dài (trên 10 năm- không kể các dự án do ban giám đốc chỉ định) thì được chuyển sang phòng thẩm định. Phòng thẩm định nghiên cứu, phân tích hồ sơ, cho ý kiến tham mưu trình ban giám đốc quyết định cho vay hay không. Nếu cho vay, phòng tín dụng tiến hành giải ngân và theo dõi tiến độ thực hiện. Sau khi dự án kết thúc, phòng thẩm định thu thập số liệu được theo dõi từ phòng tín dụng để có tư liệu về tỷ suất đầu tư, lợi nhuận dự án... làm tài liệu tham khảo. Cách thức phân chia nhiệm vụ giữa các phòng như trên dựa theo quy trình cho vay: Phân tách bộ phận trực tiếp giao dịch với bộ phận thẩm định kinh tế- kỹ thuật dự án, hai bộ phận này đều có nhiệm vụ trợ giúp ban giám đốc ra quyết định cho vay và theo dõi quá trình thực hiện. Ưu điểm nổi bật của nó là phân tách các công đoạn và nhiệm vụ trong quá trình cho vay, tránh những rủi ro về đạo đức khi người thẩm định thông đồng với khách hàng, cố ý làm sai lệch kết quả đánh giá (cần phải khách quan) về dự án. Tuy nhiên, cách phân công này vẫn có tính chất quản lý hệ thống hơn là chuyên môn hoá theo định hướng thị trường. Chính vì vậy mà nó có một số hạn chế sau: Thứ nhất, việc không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng sẽ hạn chế những quan sát thực tiễn và nhận định trực quan của cán bộ thẩm định về khách hàng và dự án. Vai trò của người thẩm định vô cùng quan trọng, cả trong phân tích định tính và phân tích định lượng, ở đó cán bộ thẩm định cần tiến hành từ việc gặp gỡ, phỏng vấn khách xin vay vốn, đến thăm tại chỗ... để rút ra những nhận định cần thiết về độ chính xác của thông tin. Ở cách phân chia nhiệm vụ trên, phòng thẩm định chỉ đánh giá dựa trên hồ sơ do khách hàng cung cấp, vì vậy khó tránh khỏi chủ quan, giấy tờ, không sát với tình hình thực tế các doanh nghiệp. Thứ hai, khi phòng tín dụng nhận hồ sơ và theo dõi dự án, phòng thẩm định đánh giá dự án có thể nảy sinh các nhận định ngược chiều dự án. Mâu thuẫn về nhận định nảy sinh do phòng tín dụng giao dịch thực tế với khách hàng, có thể đánh giá khác so với kết luận của phòng thẩm định rút ra từ việc phân tích các hồ sơ, giấy tờ được chuyển đến. Việc tham mưu cho ban giám đốc ra quyết định cho vay trong trường hợp này (phải đưa ra một hội đồng tín dụng) khó đi đến sự nhất trí, đặc biệt đối là đối với những khách hàng lần đầu đến giao dịch. Thứ ba, phòng thẩm định chỉ có chức năng tham mưu chứ không có chức năng quyết định tín dụng ở một mức cụ thể nào. Trong khi đó, cán bộ thẩm định, với kiến thức và kinh nghiệm của mình, rất am hiểu về ngành nghề mình phụ trách, nếu được trực tiếp gặp gỡ khách hàng, hoàn toàn có khả năng đưa ra phán quyết tín dụng ở một mức độ hợp lý. Thứ tư, một dự án lớn về bản chất có thể có quy mô lớn hơn hoặc thời gian dài hơn mức quy định do phòng tín dụng quyết định và sẽ phải chuyển đến phòng thẩm định, song nếu được chia nhỏ thành nhiều dự án con sẽ thuộc thẩm quyền thẩm định và quyết định của phòng tín dụng. Khi đó, mức quy định “số vốn trên 10 tỷ hoặc thời gian vay trên 10 năm” sẽ trở nên hình thức. Ngân hàng khó theo dõi tình hình tổng thể của dự án lớn ban đầu. Hiện nay, hầu hết các NHTM Việt Nam không có sự phân tách bộ phận thẩm định riêng như một phòng kinh doanh độc lập mà tổ chức công tác thẩm định theo mô hình phòng tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định. Ưu điểm của mô hình này là cán bộ tín dụng vừa có chức năng thẩm định, vừa được quyền quyết định tín dụng ở một mức phán quyết nhất định. Tại các NHTM có chức năng tín dụng bao gồm thẩm định, cán bộ tín dụng được phân quyền kèm theo với phân công, đồng thời cũng chịu trách nhiệm lớn hơn về các khoản tín dụng do mình phụ trách. Tuy nhiên, việc tổ chức nghiệp vụ tín dụng bao gồm quá nhiều công việc như vậy cũng có một số hạn chế sau: Một là, cán bộ tín dụng không chuyên sâu vào một ngành nghề nào; Hai là, nếu cơ chế quản lý cán bộ không chặt dễ dẫn đến việc cán bộ thoả hiệp với khách hàng để tư lợi; nếu quá chặt thì khó đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng; Ba là, gây nên tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng. Phần trên đã phân tích kỹ vào 2 hạn chế đầu tiên. Hạn chế thứ ba được thể hiện ở chỗ một cán bộ tín dụng trong mô hình tổ chức không có bộ phận thẩm định phải thực hiện tất cả các công việc sau: Tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay của khách hàng; kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và phù hợp của các hồ sơ và điều kiện xin vay trên giấy tờ và thực tiễn; thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án; kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. Thực hiện xong (và chính xác) các khâu công việc đó (trừ thu nợ phải đợi kỳ đáo hạn) mất một khoảng thời gian trung bình từ 20- 30 ngày đối với dự án nhóm A; từ 15- 20 ngày đối với dự án nhóm B (trong điều kiện thuận lợi thông thường). Song nếu món vay càng nhiều, địa bàn càng rải rác thì khối lượng công việc càng lớn, và tất nhiên, thời gian để hoàn thành công việc phải dài hơn. Tình trạng quá tải như vậy gây nên sự căng thẳng đối với cán bộ tín dụng, họ phải làm thêm công việc tại nhà, hoặc phải bỏ bớt các công việc, hoặc thực hiện các khâu trong quy trình qua loa, có tính hình thức. Tuy nhiên, với số dư nợ định mức bình quân trên 10 tỷ đồng/cán bộ tín dụng áp dụng tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được coi là cao nhất so với các NHTM của Việt Nam, thì con số tương ứng là 40- 50 tỷ tại các chi nhánh NHTM nước ngoài mà chất lượng tín dụng vẫn cao hơn các NHTM Việt Nam. Thứ hai, về phương pháp thẩm định Nhìn chung, khi thẩm định một dự án ngân hàng đang phối hợp nhiều phương pháp để đánh giá đúng hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nhất là đối với những dự án nhỏ, việc thẩm định mới dừng lại ở trạng thái tĩnh chưa phân tích độ nhạy của dự án. Khi có phân tích độ nhạy thì hầu như cũng mới chỉ dừng lại ở việc phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (như trong thẩm định dự án….) nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét, chứ chưa phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố (trong các tình huống tốt, xấu khác nhau) đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án. Thứ ba, về nội dung thẩm định Nội dung thẩm định một dự án đầu tư cho đến nay, Habubank vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn thẩm định một cách thống nhất trong toàn hệ thống, do vậy chất lượng các tờ trình thẩm định không đồng đều và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của cán bộ thẩm định. Các nội dung thẩm định như thị trường, tài chính, kỹ thuật,…vẫn còn có những hạn chế nhất định. Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi của từng nguồn vốn Phần này trong nhiều dự án mới chỉ chú ý nhiều đến tổng mức đầu tư, phần vốn vay của ngân hàng mà chưa có thẩm định kỹ phần vốn tự có của chủ đầu tư và khả năng huy động vốn tự có đó như thế nào. Tính khả thi của nguồn vốn là điều rất quan trọng, nếu thẩm định phần này không kỹ, khi ngân hàng đã tham gia tài trợ mà chủ đầu tư không huy động được nguồn vốn đối ứng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ và hiệu quả của dự án. Về phương diện thẩm định thị trường của dự án thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm của dự án, nó quyết định việc thành bại của bất cứ dự án đầu tư nào, chính vì vậy nếu biệc thẩm định thị trường khoong Về khía cạnh thẩm định tài chính của dự án Về khía cạnh thẩm định kỹ thuật của dự án Hiện nay, ngân hàng cũng chưa hợp tác với cơ quan chuyên môn nào về công nghệ để có sự hỗ trợ về mặt công nghệ trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Về khía cạnh thẩm định kinh tế xã hội của dự án Về phương diện này, hầu như ngân hàng không quan tâm nhiều Nguyên nhân Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Việc phân công, bố trí cán bộ thẩm định vừa cho vay ngắn hạn vừa thẩm định cho vay theo dự án là chưa hợp lý. Chính việc phân công như vậy làm cho cán bộ thẩm định không tập trung được vào việc thẩm định dự án vì khối lượng công việc đôi khi quá nhiều, hơn nữa đối với một Các cán bộ thẩm định của Habubank nói chung đều được đào tạo chính quy từ những trường thuộc khối kinh tế nhưng Quy trình thẩm định dự án của ngân hàng cũng không có những chỉ tiêu tài chính mang tính bắt buộc phải tính toán như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn dẫn đến tình trạng khi thẩm định cán bộ thẩm định không có định hướng chung mà tính toán dựa trên kinh nghiệm của bản thân là nhiều nên kết quả thẩm định không thống nhất. Để có một khoản vay theo dự án tốt thì không chỉ cần thiết phải thẩm định tốt trước khi cho vay mà kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay khi giải ngân và kiểm tra thường xuyên sau khi giải ngân cũng là điều rất quan trọng. Cán bộ thẩm định nhiều khi mới chú trọng thẩm định trước khi cho vay, còn sau khi giải ngân vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Như vậy sẽ dẫn đến tình trạng cán bộ thẩm định không nắm vững và theo sát được tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, những khó khăn vướng mắc mà dự án gặp để có hướng giải quyết sớm. Hoạt động marketing ngân hàng còn chưa được chú trọng đúng mức, ngân hàng chưa có biện pháp tích cực lôi cuốn những khách hàng mới, những dự án tốt đến với ngân hàng. Các nguyên nhân khác Môi trường kinh tế vĩ mô luôn có những thay đổi và biến động, điều đó tác động đến mọi thành phần kinh tế trong đó có những nhóm đối tượng là khách hàng của ngân hàng. Vì vậy, không phải Tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng diễn ra ngày càng khốc liệt. Với sự tham gia của 4 ngân hàng quốc doanh và hơn….nh cổ phần và liên doanh, thị trường tài chính của Việt Nam đang thực sự sôi động, ngân hàng nào cũng muốn vươn lên để giành lấy một thị phần nhất định. Vì vậy, để cạnh tranh đôi khi các ngân hàng cũng bỏ qua một số thủ tục cần thiết khi tiến hành thẩm định và kết quả là đã có nhiều dự án không có hiệu quả tài chính, không có khả năng trả nợ mà vẫn được duyệt vay. Cơ sở hạ tầng thông tin về tín dụng của Ngân hàng Nhà nước chưa hoàn thiện. Mặc dù đã có Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước nhưng trung tâm này hoạt động chưa hiệu quả. Khi cán bộ thẩm định muốn tìm hiểu thông tin về tình trạng tín dụng của khách hàng thì trung tâm này chưa có khả năng đáp ứng được. Trung tâm hiện mới chỉ cung cấp được số dự nợ hiện tại và hiện khách hàng đang có quá hạn ở ngân hàng nào, còn lịch sử giao dịch của khách hàng tại các tổ chức tín dụng thì trung tâm cũng chưa cung cấp được, hơn nữa các thông tin nhiều khi không được cập nhật kịp thời. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ HÀ NỘI Định hướng phát triển của ngân hàng mại cổ phần nhà Hà Nội 2006-2010 Định hướng phát triển chung Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh; Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ; Habubank phải luôn dẫn đầu ngành NH trong việc sáng tạo, phát triển chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ của mình; Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với Habubank; xây dựng Habubank thành một trong hai NH Việt Nam có chất lượng dịch vụ tốt nhất do các doanh nghiệp cầu tiến, hộ gia đình và cá nhân lựa chọn; Phát triển Habubank thành một trong ba NH được tín nhiệm nhất Việt Nam về: quản lý tốt nhất, môi trường làm việc tốt nhất, văn hoá doanh nghiệp chú trọng khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo nhất, linh hoạt nhất khi môi trường kinh doanh thay đổi; Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước Định hướng phát triển đối với công tác thẩm định và hoạt động cho vay theo dự án Cho vay theo dự án luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của NH. Vì vậy, trong giai đoạn 2006-2010 Habubank tập trung khai thác mở rộng hoạt động này trên các địa bàn thế mạnh như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Định hướng hoạt động này trong thời gian tới thể hiện ở một số nội dung sau: Habubank lựa chọn những dự án phù hợp với quy hoạch phát triển ngành của chính phủ và đặc biệt chỉ đầu tư cho những dự án cho hiệu quả kinh tế, có khả năng trả nợ NH. Các lĩnh vực mà NH quan tâm là: + Sản xuất, khai thác, kinh doanh điện, nước, gas + Công nghiệp đóng tàu + Sản xuất, khai thác, kinh doanh dầu mỏ và khí than + Vận tải, kho bãi + Du lịch + Nhà hàng + Sản xuất hàng công nghiệp nhẹ + Sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng + Sản xuất, chế biến thức ăn gia súc + Sản xuât, gia công hàng may mặc, giày dép + Xây lắp điện Phấn đấu duy trì tỷ lệ dư nợ vay theo dự án chiếm từ 30-35% tổng dư nợ của NH. Thu từ vay theo dự án chiếm trên 30% tổng thu từ tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm dưới 1% tổng dư nợ. Mục tiêu gần nhất trong năm 2008 của Habubank là tiếp tục củng cố năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Habubank phấn đấu nâng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng vào năm 2010 để tăng cường khả năng cạnh tranh. Cũng trong năm 2008, Habubank sẽ có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán”. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội. Giải pháp về nội dung thẩm định Tăng cường công tác thu thập và xử lí thông tin trong việc thẩm định khía cạnh thị trường của dự án Thị trường là nơi phát tín hiệu cho những cơ hội đầu tư mới, một dự án đầu tư nếu không đánh gí đúng và chính xác nhu cầu thị trường thì khả nănng thất bại là rất lớn. Vì thế thẩm định thị trường phải được coi là khâu thẩm định quan trọng trong thẩm định dự án. Để thẩm định tốt nội dung này, trong thời gian chi nhánh nên chú trọng nâng cao công tác thu thập và xử lí thông tin. Nguồn thông tin về nhu cầu sản phẩm của dự án, mức cung hiện tại, mức độ cạnh tranh trong ngành cần khai thác từ nhiều nguồn khác nhau chứ không chỉ dựa vào hồ sơ của khách hàng. Đối với những dự án đầu tư trong những ngành lớn như hoá chất, phân bón, vật liệu xây dựng… ngoài những thông tin thu thập từ thị trường, rất cần tham khảo cả những quy hoạch phát triển ngành của nhà nước. Từ đó có những đánh giá chính xác hơn về sản phẩm và mục tiêu của dự án đang thẩm định. Trong điều kiện tiếp cận thông tin một cách rất nhanh gọn và thuận tiện qua Internet như hiện nay, cùng với điều kiện cơ sở vật chất được bổ sung và nâng cấp khá đầy đủ, thì việc khai thác các thông tin nhiều chiều về thị trường là rất hữu hiệu. Việc đi thực tế khảo sát thị trường, kết hợp trao đổi thông tin với các chi nhánh của các ngân hàng bạn… là những việc không bao giờ thừa để tổng hợp những thông tin thực tế cho quá trình thẩm định. Kết hợp với các cơ quan, tổ chức chuyên môn trong việc thẩm định khía cạnh kỹ thuật Tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của dự án, cần thuê tư vấn của các chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể hỗ trợ thẩm định các nội dung trong phần này. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn và thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án Đây là nội dung quan trọng đầu tiên cần xem xét khi tiến hành phân tích tài chính dự án đầu tư. Tính toán chính xác tổng mức đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định tính khả thi của dự án. Nếu vốn đầu tư dự tính quá thấp dự án không thực hiện được, ngược lại dự tính quá cao không phản ánh chính xác được hiệu quả tài chính của dự án. Việc ước tính tổng mức đầu tư hợp lí cho dự án cần thẩm định luôn có sự tham khảo các dự án cùng loại tương tự về quy mô, giải pháp công nghệ Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên quan tâm thẩm định tính khả thi của từng nguồn vốn. Hiện nay Ngân hàng vẫn chỉ quan tâm nhiều đến tổng mức đầu tư, còn nguồn huy động trong nhiều dự án chưa được quan tâm thẩm định nhất là đối với vốn chủ sở hữu. Bởi vì chủ đầu tư thường có xu hướng tăng giá trị của vốn tự có bằng cách nâng cao giá trị của tài sản đảm bảo. Ngân hàng cần phải thẩm định thật kĩ năng lực huy động vốn tự có bởi khi dự án triển khai, nếu như một trong các nguồn vốn không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và hiệu quả của dự án. Kiểm tra việc tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng năm của dự án Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hàng năm của dự án. Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất “r” trong phân tích tài chính dự án. Căn cứ vào chi phí sử dụng của các nguồn vốn huy động. Thẩm định dòng tiền của dự án STT Chỉ tiêu Giải thích Năm 0 Năm … Năm n 1 Dòng tiền vào =(2)+(3)+(4) 2 Doanh thu 3 Thanh lý TSCĐ 4 Thu hồi VLĐ 5 Dòng tiền ra =(6)+(7)+(8)+(9)+(10)+(11)+(12) 6 VCĐ 7 VLĐ ban đầu 8 Chi phí hàng năm Không bao gồm: KHTSCĐ, lãi vay 9 Bổ sung TSCĐ 10 Bổ sung VLĐ 11 Thuế 12 Dòng tiền ròng =(1)-(5) Giải pháp về phương pháp thẩm định Habubank cần có những quy định cụ thể, thống nhất trong toàn hệ thống về các nội dung và phương pháp thẩm định dự án. Quy định này cũng nên linh hoạt, nghĩa là tuỳ theo tính chất, quy mô, mức độ phức tạp của dự án để lựa chọn các phương pháp thẩm định thích hợp. Đối với những dự án có quy mô lớn, phức tạp cần tiến hành phân tích độ nhạy nhiều chiều. Với những dự án chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có khả năng biến động bất thường nên tiến hành cả phân tích tình huống và mô phỏng. Habubank nên áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại, đồng thời chú ý tới việc đánh giá hiệu quả tài chính, giá trị thời gian của tiền cũng như lựa chọn lãi suất chiết khấu và phương pháp tính khấu hao phù hợp. Giải pháp về tổ chức thẩm định và quy trình thẩm định Nhằm thực hiện tốt quá trình chuyên môn hoá hoạt động thẩm định, qua đó nâng cao chất lượng thẩm định, Ngân hàng nên quan tâm hàng đầu tới nhóm giải pháp về tổ chức điều hành. Thực hiện chuyên môn hoá trong công tác, tách bộ phận thẩm định ra khỏi tín dụng như thành lập Phòng Thẩm định độc lập trực thuộc Ban điều hành hay bộ phận thẩm định nằm trong Phòng phát triển kinh doanhvà bản thân nghiệp vụ thẩm định cũng cần được chuyên môn hoá theo ngành, lĩnh vực kinh tế và thời hạn của dự án Việc tổ chức, quản lý điều hành công tác thẩm định cần được chú trọng với quy trình thẩm định chặt chẽ vì đây là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định của Ngân hàng. Ngân hàng cần hoàn thiện quy trình thẩm định dự án trong đó quy định rõ các bước thẩm định, các nội dung và phương pháp thẩm định thống nhất trong toàn hệ thống. Để hạn chế những rủi ro Habubank có thể gặp phải thì việc thường xuyên cập nhật, hoàn thiện quy trình thẩm định dự án là một công việc phải làm của Ngân hàng Các dự án được đưa đến NHTM có quy mô, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau. Việc bổ nhiệm, phân công cán bộ cần phải dựa vào khả năng, thực lực của mỗi người, đồng thời phải có sự kết hợp chặt chẽ, cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát huy hơn nữa trình độ, kinh nghiệm và thế mạnh của mỗi cán bộ nhằm đạt được hiệu quả trong công tác thẩm định. Vì vậy, việc phân công công tác phải gắn chặt với trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định và kết quả của mỗi dự án mà người đó đảm nhiệm vì như thế, trách nhiệm của cán bộ thẩm định mới ngày được nâng cao. Ngân hàng nên quy định chi tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các cán bộ đối với kết quả thẩm định dự án đầu tư; Bên cạnh đó, cần hoàn thiện tổ chức thẩm định trong toàn hệ thống của từng ngân hàng nhằm phối hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Cần có sự kết hợp giữa Ngân hàng Trung ương và các chi nhánh của từng ngân hàng. Ngân hàng Trung ương sẽ là nơi chỉ đạo toàn bộ hoạt động về nghiệp vụ thẩm định, ra các văn bản pháp lý trong hệ thống ngân hàng và trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo trong việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng cũng như nghiệp vụ thẩm định nói chung. Giải pháp về nguồn nhân lực Con người là nhân tố trung tâm chi phối, ảnh hưởng quyết định đến hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định thì trước hết phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ với các điều kiện như: Trình độ học vấn, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu này, Ngân hàng cần tập trung vào một số vấn đề như việc tuyển dụng cán bộ; bồi dưỡng cán bộ và chính sách đãi ngộ. Ngân hàng nên có chính sách ưu đãi cho cán bộ thẩm định để khuyến khích trách nhiệm, ý thức, tinh thần trách nhiệm vươn lên, tự hoàn thiện của mỗi cán bộ. Điều quan trọng là các cán bộ cần phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và luôn có ý thức vươn lên để hoàn thành tốt công việc được giao. Chính vì vậy, ngân hàng phải có chính sách khen thưởng đối với những cán bộ, chuyên gia làm việc giỏi để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”. Tuy nhiên, cũng cần có những biện pháp xử lý đối với những cán bộ làm việc không nghiêm túc gây thất thoát tài sản của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra đội ngũ cán bộ thẩm định, xem xét và thuyên chuyển những cán bộ thẩm định không đáp ứng được yêu cầu công việc sang làm công việc khác. Bố trí các cán bộ có trình độ, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm cao vào những vị trí quan trọng chủ chốt để phát huy hơn nữa thế mạnh về con người. Nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, tận dụng kinh nghiệm, kiến thức của những người đi trước, Ngân hàng nên phát động phong trào nghiên cứu khoa học, qua đó tập hợp các đề xuất, ý kiến, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ cập và áp dụng trong toàn hệ thống. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch chung, Ngân hàng cần xây dựng một chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ cho công tác thẩm định và có tổ chức tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm. Giải pháp về thu thập, phân tích thông tin liên quan đến việc thẩm định dự án đầu tư Nhằm khắc phục rủi ro đạo đức và thông tin không cân xứng, các ngân hàng cần tăng cường hệ thống thông tin nội bộ cũng như thu thập các thông tin từ bên ngoài. Bên cạnh đó, giữa các NHTM cần hình thành mối quan hệ về thẩm định với nhau để khai thác thông tin được thuận lợi, tất cả các ngân hàng cùng giám sát được một khách hàng và có điều kiện để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động thẩm định dự án. Bên cạnh những giải pháp trên, các ngân hàng cũng nên phát triển hệ thống trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng cũng như công tác thẩm định dự án đầu tư. Một số kiến nghị Để đảm bảo nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp. Xuất phát từ yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: Kiến nghị với Nhà nước và các bộ, ngành liên quan Đề nghị NHNN phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Tổng cục Thống kê... xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản... làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án. Đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án. Nhà nước cần quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với các kết quả thẩm định trong nội dung dự án đầu tư. Đã là chủ đầu tư thì thoát ly khỏi chức năng quản lý Nhà nước để tập trung vào công tác quản lý xây dựng, tổ chức hạch toán, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc tạo điều kiện giúp ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại khác NHNN cần hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ cho các NHTM và nâng cao nghiệp vụ thẩm định đồng thời mở rộng phạm vi, nội dung và tăng tính cập nhật của Trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hàng năm, NHNN cần tổ chức các hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong công tác thẩm định. Đề nghị bộ phận thẩm định các NHTM Việt Nam phối hợp với nhau để trao đổi kinh nghiệm và thông tin. Đặc biệt, xu hướng hiện nay là các ngân hàng cho vay đồng tài trợ những dự án quy mô lớn, việc hợp tác sẽ tận dụng được thế mạnh của mỗi ngân hàng trong việc thẩm định. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội Việc trao quyền quyết định ở một mức nhất định sẽ khai thác được năng lực và tính chủ động, sáng tạo của cán bộ thẩm định (điều kiện thứ ba của thực hiện chuyên môn hoá). Áp dụng quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 trên các mặt nghiệp vụ chính được chọn: Tín dụng ngắn- trung- dài hạn, thẩm định, bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế. Mục đích áp dụng là chuẩn hoá và văn bản hoá các quy trình nghiệp vụ; thực hiện cải cách hành chính, đổi mới phong cách, hình thành nề nếp làm việc khoa học và thống nhất. Cùng với việc áp dụng quy trình thẩm định chuẩn ISO 9001 thì việc kiểm soát và quy trách nhiệm cá nhân trở nên dễ thực hiện hơn. Khi xảy ra gây thiệt hại, ngân hàng có thể xem xét cán bộ thẩm định có thực hiện đúng quy trình và các nguyên tắc thẩm định không, từ đó, xác định được lỗi chủ quan hay cố ý của người thẩm định. Vì vậy, tuy bản chất của quy trình ISO không nói lên chất lượng công việc nhưng là điều kiện tiền đề hết sức quan trọng cho việc phân công, phân quyền, phân nhiệm, phục vụ cho hướng đi chuyên môn hoá hoạt động của ngân hàng. . Bảng 8: Độ nhạy của dự án Trường hợp chi phí nhiên liệu tăng 10% Đơn vị Tr.đ Quan điểm của cổ đông Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 * Dòng tiền vào 7.089.000 6.434.348 6.281.268 6.434.348 5,975,107 6.434.348 7.934.348 Vay VCĐ Habubank 7.089.000 Vốn lưu động 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.343.348 4,975,107 5.434.348 5.434.348 TSCĐ thu hồi 1.500.000 Dòng tiền ra 8.339.630 5.863.416 6.459.562 6.468.843 5,982,381 5,991,757 5.508.713 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.503.612 3.431.898 3.503.817 3.288.486 3,504,043 3.504.164 Trả nợ gốc và lãi vay đầu tư 1.305.532 1.969.202 1.850.642 1.615.592 1,312,242 719.927 Thuế TNDN 54.272 58.462 114.384 78.303 175,472 198.207 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -1.250.630 570.932 -178.294 -34.495 -7.273 442,591 2.425.635 NPV quan điểm chủ đt 879.805 IRR 21% PVFCFi -1.250630 509.761 -142.135 -24.553 -4.622 251,138 1.228.902 Cộng dồn PVFCFi -1.250630 -740.869 -883.004 -907.556 -912.179 -661,041 567.861 Thời gian thu hồi vốn 5 Năm và 6,45 Tháng Quan điểm Ngân hàng Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Dòng tiền vào 0 6.434.348 6.281.268 6.434..348 5.975.107 6.434..348 7.934.348 Doanh thu 5.434.348 5.218.268 5.434..348 4.975.107 5.434..348 5.434.348 Vốn lưu động 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 TSCĐ thu hồi 1.500.000 Dòng tiền ra 8.339.630 4.557.884 4.490.360 4.618.201 4.366.789 6.679.515 4.788.786 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.503.612 3.431.898 3.503.817 3.288.486 3.504.043 3.504.164 Thuế TNDN 54.272 58.462 114.384 78.303 175.472 198.207 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -8.339.630 1.876.464 1.790.908 1.816.147 1.608.319 1.754.833 3.145.562 NPV quan điểm chủ đt 608.759 IRR 11% PVFCFi -8.339.630 1.730.579 1.523.266 1.424.638 1.163.528 1.170.824 1.935.554 Cộng dồn PVFCFi -8.339.630 -6.609.051 -5.085.785 -3.661.147 -2.497.619 -1.326.795 608.759 Thời gian thu hồi vốn 5 năm và 8,23 tháng Bảng 9: Độ nhạy của dự án: trường hợp doanh thu giảm 5% Quan điểm của cổ đông Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 * Dòng tiền vào 7.089.000 6.161.613 6.017.205 6.162.631 5.726.352 6.162.631 7.662.631 Vay VCĐ Habubank 7.089.000 Vốn lưu động 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.343.348 4726.352 5.162.631 5.162.631 TSCĐ thu hồi 1.500.000 Dòng tiền ra 8.339.630 5.863.416 6.459.562 6.468.843 5.819.305 5.813.628 5.330.584 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.503.612 3.294.157 3.362.083 3.158.729 362.309 3.362.431 Trả nợ gốc và lãi vay đầu tư 1.305.532 1.969.202 1.850.642 1.615.592 1.312.242 719.927 Thuế TNDN 54.272 23.092 77.988 44.983 175,472 161.811 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -1.250.630 570.932 -269.246 -128.083 -92.953 442.591 2.332.047 NPV quan điểm chủ đt 460.706 IRR 15% PVFCFi -1.250630 426.200 -214.641 -91.167 -59.07 198.033 1.181.488 Cộng dồn PVFCFi -1.250630 -824.430 -1.039.071 -1.130.238 -1.189.311 -991.278 190.210 Thời gian thu hồi vốn 5 Năm và 10,07 Tháng Quan điểm Ngân hàng Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Dòng tiền vào 0 6.161.613 6.017.205 6.162.631 5.726.352 6.162.631 7.662.631 Doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.343.348 4726.352 5.162.631 5.162.631 Vốn lưu động 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 TSCĐ thu hồi 1.500.000 Dòng tiền ra 8.339.630 4.557.884 4.490.360 4.618.201 4.366.789 6.679.515 4.788.786 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.503.612 3.294.157 3.362.083 3.158.729 362.309 3.362.431 Thuế TNDN 54.272 23.092 77.988 44.983 175,472 161.811 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -8.339.630 1.782.876 1.699.956 1.722.559 1.522.639 1.661.244 3.051.974 NPV quan điểm chủ đt 189.660 IRR 9% PVFCFi -8.339.630 1.644.267 1.445.906 1.351.225 1.101.544 1.108.382 1.877.967 Cộng dồn PVFCFi -8.339.630 -6.609.051 -5.085.785 -3.661.147 -2.497.619 -1.326.795 608.759 Thời gian thu hồi vốn 5 năm và 10,79 tháng Bảng 2.4: Cân đối nguồn trả nợ và nghĩa vụ trả nợ Đơn vị: USD Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 * Nguồn trả nợ 1.429.068 1.437.077 1.583.641 1.482.569 1.740.726 1.712.770 - LNST 237.692 245.702 392.266 291.193 549.350 521.395 - Khấu hao 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 * Nghĩa vụ trả nợ 760.000 1.520.000 1.520.000 1.400.000 1.200.000 689.000 Trả gốc Habubank 760.000 1.520.000 1.520.000 1.400.000 1.200.000 689.000 *Cân đối sau trả nợ 669.068 -82.923 63.641 82.569 540.726 1.023.770 Bảng 3: Lịch trả nợ gốc và lãi vay vốn cố định Quý Niên kim Dư nợ đầu kỳ Trả gốc Trả lãi Dư nợ cuối kỳ Lãi suất 7,80% 0,0195 Năm 1 I 138.236 7.089.000 0 138.236 7.089.000 II 138.236 7.089.000 0 138.236 7.089.000 III 518.236 7.089.000 380.000 138.236 6.709.000 IV 510.826 6.709.000 380.000 130.826 6.329.000 Năm 2 I 503.416 6.329.000 380.000 123.416 5.949.000 II 496.006 5.949.000 380.000 116.006 5.569.000 III 488.596 5.569.000 380.000 108.596 5.189.000 IV 481.186 5.189.000 380.000 101.186 4.809.000 Năm 3 I 473.776 4.809.000 380.000 93.776 4.429.000 II 466.366 4.429.000 380.000 86.366 4.049.000 III 458.956 4.049.000 380.000 78.956 3.669.000 IV 451.546 3.669.000 380.000 71.546 3.289.000 Năm 4 I 414.136 3.289.000 350.000 64.136 2.939.000 II 407.311 2.939.000 350.000 57.311 2.589.000 III 400.486 2.589.000 350.000 50.486 2.239.000 IV 393.661 2.239.000 350.000 43.661 1.889.000 Năm 5 I 336.836 1.889.000 300.000 36.836 1.589.000 II 330.986 1.589.000 300.000 30.986 1.289.000 III 325.136 1.289.000 300.000 25.136 989.000 IV 319.286 989.000 300.000 19.286 689.000 Năm 6 I 208.436 689.000 195.000 13.436 494.000 II 204.633 494.000 195.000 9.633 299.000 III 200.831 299.000 195.000 5.831 104.000 IV 106.028 104.000 104.000 2.028 0 Tổng cộng 7.089.000 Bảng 4: Tính lãi vay đầu tư vốn cố định Đơn vị : USD Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Dự nợ đầu kì 7.089.000 6.329.000 4.809.000 3.289.000 1.889.000 689.000 Trả lãi 545.532 449.202 330.642 215.592 112.242 689.000 Trả gốc 760.000 1.520.000 1.520.000 1.400.000 1.200.000 689.000 Dư nợ cuối kì 6.329.000 4.809.000 3.289.000 1.889.000 689.000 0 Bảng 5: Tính lãi suất chiết khấu Lãi suất r Tổng mức đầu tư 9.339.630 -Vay VCĐ 7.089.000 7,80 %/năm 0,0843 /năm - Vay VLĐ 1.000.000 7,00 %/năm -Vốn tự có 1.250.630 13,14 %/năm Bảng 2 : Tính khấu hao tài sản cố định Đơn vị: USD Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Tổng Giá trị còn lại Khấu hao thiết bị 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 7.148.254 1.191.376 Nguyên giá Tuổi thọ (năm) - Thiết bị 8.339.630 7 - Khấu hao 1.191.376 Bảng 1: Doanh thu Doanh thu tuyến vận tải Tuyến Sản lượng (TEU) Giá cước (USD) Doanh thu (USD) 20’LD 40’LD 20’LD 40’LD Hải Phòng - HCM 150 50 220 340 50.000 Hải Phòng – Thái Lan 10 0 280 506 2.800 HCM-Thái Lan 20 10 50 100 2.000 Thái Lan-HCM 80 30 320 610 43.900 Thái Lan-Hải Phòng 70 20 200 1..260 74.200 HCM-Hải Phòng 80 60 240 360 40.800 Giá cước cho 1 chuyến kép/năm 213.7000 USD Tổng doanh thu Stt Nội dung Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 1 Số chuyến kép/năm 25,4 24,7 25,4 23,3 25,4 25,4 2 Doanh thu tuyến vận tải 5.434.348 5.281.268 5.434.348 4.975.107 5.434.348 5.434.348 3 Hoạt động BT Kiểm tra trung gian Hoạt động BT Kiểm tra định kỳ Hoạt động BT Hoạt động BT 4 Tổng doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.434.348 4.975.107 5.434.348 5.434.348 Bảng 7: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản của dự án Đơn vị: USD Quan điểm của cổ đông Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 * Dòng tiền vào 7.089.000 6.434.348 6.281.268 6.434.348 5,975,107 6.434.348 7.934.348 Vay VCĐ Habubank 7.089.000 Vốn lưu động 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.343.348 5.892.538 5.434.348 5.434.348 TSCĐ thu hồi 1.500.000 Dòng tiền ra 8.339.630 5.765.280 6.364.191 6.370.707 5.893.622 5.410.577 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.367.313 3.299.438 3.367.518 3.163.705 3.367.744 3.367.865 Trả nợ gốc và lãi vay đầu tư 1.305.532 1.969.202 1.850.642 1.615.592 1,312,242 719.927 Thuế TNDN 92.436 95.551 152.548 113.242 213.636 236.370 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -1.250.630 669.068 -82.923 63.641 82.569 540.776 2.523.771 NPV quan điểm chủ đt 1.319.267 IRR 28% PVFCFi -1.250.630 597.382 -66.106 45.298 52.474 306.823 1.278.621 Cộng dồn PVFCFi -1.250.630 -653.248 -719.354 -674.055 -621.581 -314.759 963.862 Thời gian thu hồi vốn 5 Năm và 2,95 Tháng Quan điểm Ngân hàng Dòng tiền vào 0 6.434..348 6.281.268 6.434..348 5.975.107 6.434..348 7.934.348 Doanh thu 5.434.348 5.218.268 5.434..348 4.975.107 5.434..348 5.434.348 Vốn lưu động 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 TSCĐ thu hồi 1.500.000 Dòng tiền ra 8.339.630 4.459.748 4.394.989 4.520.065 4.276.946 4.581.380 4.690.650 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.367.313 3.299.438 3.367.518 3.163.705 3.367.744 3.367.865 Thuế TNDN 92.436 95.551 152.548 113.242 213.636 236.370 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -8.339.630 1.974.600 1.886.279 1.914.283 1.698.161 1.852.968 3.243.698 NPV quan điểm chủ đt 1.048.221 IRR 12% PVFCFi -8.339.630 1.821.085 1.604.384 1.501.619 1.228.524 1.236.300 1.995.940 Cộng dồn PVFCFi -8.339.630 -6.518.545 -4.914.1615 -3.412.542 -2.184.018 -947.718 1.048.221 Thời gian thu hồi vốn 5 năm và 5,70 tháng Bảng 6: Lợi nhuận-Chi phí Đơn vị: USD Stt Khoản mục chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Tổng cộng Trung bình chuyến (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Doanh thu (Bi) 5.434.348,14 5.281.267,91 5.434.348,14 4.975.107,45 5.434.348,14 5.434.348,14 31.993.767,91 213.700,00 A Chi phí biến đổi 3.022.741,65 2.954.767,23 3.022.741,65 2.818.818,41 3.022.741,65 3.022.741,65 17.864.552,23 119.324,95 1 Phí đại lý (2%DT) 108.686,96 105.625,36 108.686,96 99.502,15 108.686,96 108.686,96 639.875,36 4.274,00 2 Nguyên nhiên liệu 1.362.993,51 1.324.599,33 1.362.993,51 1.247.810,96 1.362.993,51 1.362.993,51 8.024.384,33 53.598,28 3 Cảng phí 305.157,59 296.561,60 305.157,59 279.369,63 305.157,59 305.157,59 1.796.561,60 12.000,00 4 Chi phí xếp dỡ 643.003,58 625.080,95 643.003.58 589.235,67 643.003,58 643.003,58 3.786.330,95 25.290,52 5 Chi phí thuê vỏ container 521.950,00 521.950,00 521.950,00 521.950,00 521.950,00 521.950,00 65.700,00 20.917,96 6 Chi phí lưu bãi 10.950,00 10.950,00 10.950,00 10.950,00 10.950,00 10.950,00 420.000,00 438,84 7 Chi phí trả lãi vay VLĐ 70.000,00 70.000,00 70.000,00 70.000,00 70.000,00 70.000,00 10.901.420,68 2.805,36 B Chi phí cố định 2.081.478,64 1.985.248,64 1.866.793,64 1.751.853,89 1.648.619,65 1.567.426,21 624.000,00 72.815,23 1 Chi phí lương thuyền viên 104.000,00 104.000,00 104.000,00 104.000,00 104.000,00 104.000,00 118.560,00 4.167,96 2 BHXH, y tế, công đoàn 19.760,00 19.760,00 19.760,00 19.760,00 19.760,00 19.760,00 219.000,00 791,91 3 Nước ngọt, thực phẩm 36.5000,00 36.5000,00 36.5000,00 36.5000,00 36.5000,00 36.500,00 7.148.254,29 1.462,79 4 Khầu hao TSCKK/năm (Dt) 1.191.375,71 1.191.375,71 1.191.375,71 1.191.375,71 1.191.375,71 1.191.375,71 422.496,00 47.746,23 5 Chi phí SCL 70.416,00 70.416,00 70.416,00 70.416,00 70.416,00 70.416,00 168.996,00 2.822,03 6 Chi phí sữa chữa TX 28.166,00 28.166,00 28.166,00 28.166,00 28.166,00 28.166,00 1.684,137 1.128,80 7 Lãi vay vốn cố định tính vào giá 545.532 449.202 330.642 215.592 112.242 30.927 1.684.137 11.249,07 8 Bảo hiểm thân tàu (0,56%) 46.701,93 46.701,93 46.701,93 46.701,93 46.701,93 46.701,93 280.211,57 1.871,65 9 Bảo hiểm TNDS 27.027,00 27.027,00 27.027,00 27.027,00 27.027,00 27.027,00 162.162,00 1.083,15 10 Phí đăng kiểm và thông tin 10.000,00 10.000,00 10.000,00 10.000,00 10.000,00 10.000,00 60.000,00 400,77 11 Chi phí quản lý và đào tạo 2.000,00 2.000,00 2.000,00 2.000,00 2.000,00 2.000,00 13.603,83 90,87 Tổng cộng 5.104.220,29 4.940.015,88 4.889.535,29 4.570.672,30 4.671.361,30 4.590.167,85 28.765.972,91 192.140,18 Lợi nhuận 330,127.85 341.252,03 544.812,85 404.435,15 762.986,84 844.180,28 3.227.794,99 21.559,82 Chi phí BQ/chuyến: 192.140,18 USD Stt Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 1 Chi phí hoạt động kinh doanh 3.297.313 3.229.438 3.297.518 3.093.705 3.297.744 3.397.865 2 Nhu cầu vốn lưu động 824.328 807.360 824.379 773.426 824.436 824.466 3 Vốn vay ngân hàng 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Quan điểm của người viết Stt Khoản mục chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Tổng cộng Trung bình chuyến (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.434.348 4.975.107 5.434.348 5.434.348 A Chi phí biến đổi 3.022.742 2.954.767 3.022.741 2.818.818 3.022.742 3.022.742 1 Phí đại lý (2%DT) 108.687 105.625 108.687 99.502 108.687 108.687 2 Nguyên nhiên liệu 1.362.994 1.324.599 1.362.994 1.247.811 1.362.994 1.362.994 8.024.384 53.598 3 Cảng phí 305.158 296.562 305.158 279.370 305.158 305.158 1.796.562 12.000 4 Chi phí xếp dỡ 643.004 625.081 643.003 589.236 643.004 643.004 3.786.331 25.291 5 Chi phí thuê vỏ container 521.950 521.950 521.950 521.950 521.950 521.950 65.700 20.918 6 Chi phí lưu bãi 10.950 10.950 10.950 10.950 10.950 10.950 420.000 43.884 7 Chi phí trả lãi vay VLĐ 70.000 70.000 70.000 70.000 70.000 70.000 10.901.421 2.805 B Chi phí cố định 2.081.479 1.985.249 1.866.794 1.751.854 1.648.620 1.567.426 10.279.105 199.887 1 Chi phí lương thuyền viên 104.000 104.000 104.000 104.000 104.000 104.000 118.560 4.168 2 BHXH, y tế, công đoàn 19.760 19.760 19.760 19.760 19.760 19.760 219.000 79.191 3 Nước ngọt, thực phẩm 36.500 36.500 36.500 36.500 36.500 36.500 7.148.254 1.463 4 Khầu hao TSCĐ/năm (Dt) 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 1.191.376 422.496 47.746 5 Chi phí SCL 70.416 70.416 70.416 70.416 70.416 70.416 168.996 2.822 6 Chi phí sữa chữa TX 28.166 28.166 28.166 28.166 28.166 28.166 1.684 1.129 7 Lãi vay vốn cố định tính vào giá 545.532 449.202 330.642 215.592 112.242 30.927 1.684.137 11.249 8 Bảo hiểm thân tàu (0,56%) 46.702 46.702 46.702 46.702 46.702 46.702 280.212 1.872 9 Bảo hiểm TNDS 27.027 27.027 27.027 27.027 27.027 27.027 162.162 1.083 10 Phí đăng kiểm và thông tin 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 10.000 60.000 40.077 11 Chi phí quản lý và đào tạo 2.000 2.100 2.205 2.315 2.431 2.553 13.604 9.087 12 Tổng cộng 5.104.220 4.940.016 4.889.535 4.570.672 4.671.361 4.590.168 13 Lợi nhuận trước thuế 330.128 341.252 544.813 404.435 762.987 844.180 14 Thuế TNDN 92.436 95.551 152.548 113.242 213.636 236.370 15 Thuế thanh lý tài sản 86.415 16 LNST 237.692 245.702 392.266 291.193 549.350 521.395 Chi phí BQ/chuyến: Stt Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 1 Chi phí hoạt động kinh doanh 3.297.313 3.229.438 3.297.517 3.093.705 3.297.744 3.297.865 2 Nhu cầu vốn lưu động 824.328 807.360 824.379 773.426 824.436 824.466 3 Vốn vay ngân hàng 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Quan điểm của người viết: Trường hợp chi phí nguyên nhiên liệu tăng 10% Năm 0 1 2 3 4 5 6 Dòng tiền vào 0 5.434.348 5.281.268 5.434.348 4.975.107 5.434.348 7.625.724 Doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.434.348 4.975.107 5.434.348 5.434.348 VLĐ thu hồi 1.000.000 TSCĐ thu hồi 1.191.376 Dòng tiền ra 9.339.630 3.487.884 3.420.360 3.548.200 3.296.789 3.609.515 3.718.786 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.433.612 3.361.898 3.433.816 3.218.486 3.434.043 3.434.164 Thuế TNDN 54.272 58.462 114.384 78.303 175.472 198.207 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -9.339.630 1.946.464 1.860.908 1.886.148 1.678.318 1.824.833 3.906.938 NPV quan điểm chủ đt 353.556 IRR 1/(1+r)^n 1,0000 0,9223 0,8506 0,7844 0,7234 0,6672 0,6153 PVFCFi -9.339.630 1.795.134 1.582.800 1.479.542 1.214.162 1.217.519 2.404.029 Cộng dồn PVFCFi -9.339.630 -7.544.496 -5.961.696 -4.482.154 -3.267.992 -2.050.473 353.556 Thời gian thu hồi vốn 5 năm và 10,24 tháng Quan điểm của người viết: Trường hợp doanh thu giảm 5% Năm 0 1 2 3 4 5 6 Dòng tiền vào 0 5.162.631 5.017.205 5.162.631 4.726.352 5.162.631 7.354.006 Doanh thu 5.162.631 5.017.205 5.162.631 4.726.352 5.162.631 5.162.631 VLĐ thu hồi 1.000.000 TSCĐ thu hồi 1.191.376 Dòng tiền ra 9.339.630 3.313.667 3.251.051 3.373.984 3.137.295 3.435.299 3.544.570 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ ban đầu 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.297.313 3.229.438 3.297.517 3.093.705 3.297.744 3.297.865 Thuế TNDN 16.355 21.613 76.467 43.590 137.555 160.290 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -9.339.630 1.848.963 1.766.154 1.788.647 1.589.057 1.727.332 3.809.437 NPV quan điểm chủ đt -83.063 IRR 1/(1+r)^n 1,0000 0,9223 0,8506 0,7844 0,7234 0,6672 0,6153 PVFCFi -9.339.630 1.705.214 1.502.206 1.403.060 1.149.586 1.152.467 2.344.035 Cộng dồn PVFCFi -9.339.630 -7.634.416 -6.132.210 -4.729.150 -3.579.564 -2.427.097 -83.063 Thời gian thu hồi vốn 5 năm và 12,43 tháng Quan điểm của người viết về: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản của dự án Năm 0 1 2 3 4 5 6 Dòng tiền vào 0 5.434.348 5.281.268 5.434.348 4.975.107 5.434.348 7.625.724 Doanh thu 5.434.348 5.281.268 5.434.348 4.975.107 5.434.348 5.434.348 VLĐ thu hồi 1.000.000 TSCĐ thu hồi 1.191.376 Dòng tiền ra 9.339.630 3.389.748 3.324.989 3.450.065 3.206.946 3.511.380 3.620.651 VCĐ đầu tư 8.339.630 VLĐ ban đầu 1.000.000 Chi phí hoạt động 3.297.313 3.229.438 3.297.517 3.093.705 3.297.744 3.297.865 Thuế TNDN 92.436 95.551 152.548 113.242 213.636 236.370 Thuế thanh lý tài sản 86.415 Dòng tiền ròng -9.339.630 2.044.600 1.956.279 1.984.283 1.768.161 1.922.968 4.005.073 NPV quan điểm chủ đt 793.016 IRR 1/((1+r)^n) 1,0000 0,9223 0,8506 0,7844 0,7234 0,6672 0,6153 PVFCFi -9339630 1885640,201 1663918,039 1556522,135 1279157,151 1282994,517 2464414 Cộng dồn PVFCFi -9.339.630 -7.453.990 -5.790.072 -4.233.550 -2.954.392 -1.671.398 793.016 Thời gian thu hồi vốn 5 năm và 8,14 tháng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12042.doc
Tài liệu liên quan