Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa

Do đây là một trong những hoạt động cực kỳ quan trọng của NHTM, nên cho vay luôn là vấn đề được các nhà quản lý Ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Trong chuyên đề này, tôi đã sử dụng những kiến thức đã học được cùng với các phương pháp luận , phân tích tổng hợp đánh giá của bản thân. tim hiểu tham khảo các bình lận đánh giá của các chuyên gia kinh tế trên các tạp chí . Qua việc nghiên cứu thực trạng và phương hướng của hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa trong thới kỳ mở của và hội nhập kinh tế đống thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của chi nhánh để đưa ra được một số giải pháp phù hợp và có tính khả thi Cho đến nay, trong công tác cho vay, Chi nhánh NHCT Đống Đa đã đạt dược một số thành tựu đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế. Hi vọng trong thời gian tới, Chi nhánh sẽ có những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng để có được sự thích ứng ngày càng cao của Ngân hàng đối với nền kinh tế, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước.

doc75 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tác huy động vốn và cho vay tập trung chủ yếu ở khách hàng lớn như các Tập đoàn, Tổng công ty và cơ cấu cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao... Các khách hàng khác chủ yếu là đơn vị sản xuất, rất ít đơn vị kinh doanh XNK. Mặt khác, do tác động trực tiếp của chính sách tín dụng đã ạh hưởng lớn đến phát triển của hoạt động thanh toán XNK và TTTM. Tuy nhiên, doanh số thanh toán quôc tế và TTTM vẫn đạt 35 triệu USD tăng 66% doanh số phát hành bảo lãnh năm 2007 đạt 101 tỷ đồng, số dư của bảo lãnh xấp xỉ 101 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần năm trước và không phát sinh nợ trả thay cho khách hàng. Thu phí TTTM trên 1 tỷ đồng. Về kinh doanh ngoại tệ: Trong năm, do biến động của thị trường ngoại hối. NHCT VN đưa ra những chính sách hạn chế mua bán ngoại tệ... Làm hạn chế doanh số mua bán ngoại tệ tại chi nhánh, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 110 triệu USD giảm 43%; Lãi kinh doanh ngoại tệ là 516 triệu đồng giảm 45% so năm trước. 2.1.4. Các nhân tố kinh tế xã hội tác động tới hoạt động của Chi nhánh NHCT Đống Đa. Hoạt động Ngân hàng luôn được đặt trong mối quan hệ với các nhân tố kinh tế xã hội xung quanh. Bởi vậy, các nhân tố này phải được xem xét, nghiên cứu để có thể thấy được những mặt thuận lợi và khó khăn mà nó đã ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Sau đây ta sẽ nghiên cứu những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Đống Đa. a/ Môi trường tự nhiên. Chi nhánh NHCT Đống Đa có địa bàn hoạt động là khu vực quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đây là nơi có đặc điểm môi trường tự nhiên thuận lợi, nên hoạt động của các doanh nghiệp thường không phải chịu nhiều rủi ro thiên tai như bão lụt, hạn hán. b/ Môi trường kinh tế. * Địa bàn hoạt động của Chi nhánh NHCT Đống Đa. NHCT Đống Đa có địa bàn hoạt động chính tại quận Đống Đa, là một quận có nhiều tiềm năng phát triển. Đây là nơi tập trung khá nhiều các doanh nghiệp kinh doanh, các hộ gia đình, đặc biệt trên địa bàn tập trung nhiều trụ sở của các tổng công ty lớn. Trong thời gian qua, đây là địa bàn có tốc độ tăng trưởng lớn, tốc độ đầu tư đổi mới sản xuất và đầu tư xây dựng cơ bản tăng mạnh. Vì vậy nhu cầu vốn nói chung và nhu cầu vay vốn Ngân hàng nói riêng của các doanh nghiệp là rất lớn. Đây là một yếu tố thuận lợi cho hoạt động của Chi nhánh. * Môi trường kinh tế trong và ngoài nước hiện nay. - Xu thế hội nhập hoá, quốc tế hoá luôn kèm theo sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Mặc dù trình dộ phát triển KTXH ở nước ta đã có những bước biến chuyển đáng kể song vẫn còn ở mức thấp. Trong khi ở các nước tiên tiến, khách hàng có thể dễ dàng giao dịch với Ngân hàng qua mạng (e - banking, home - banking...) thì ở nước ta, khách hàng vẫn phải đến giao dịch trực tiếp với Ngân hàng. Muốn có được hiệu quả phải hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. Xu thế hội nhập buộc các NHTM phải thay đổi phong cách làm việc, hiện đại hóa trang thiết bị công nghệ Ngân hàng. c/ Môi trường xã hội Hoạt động Ngân hàng chỉ có được hiệu quả thực sự khi tồn tại sự tin tưởng giữa Ngân hàng và khách hàng. Khi Ngân hàng có uy tín với khách hàng thì càng thu hút được nhiều khách hàng. Khách hàng càng có sự tín nhiệm của Ngân hàng thì càng được Ngân hàng ưu đãi trong việc vay vốn. Trình độ hiểu biết của người dân về lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cũng ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Một môi trường xã hội với những người dân có dân trí cao sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn là một môi trường với những người dân mà trình độ dân trí còn hạn chế. 2. 2 Thực trạng cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu là hoạt động đóng vai trò quan trọng quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Trong những năm vừa qua, quan điểm và định hướng đã xác định của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa là: "Tiếp cận để mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, đi đôi với việc kết hợp chặt chẽ giữa củng cố bạn hàng truyền thống và đẩy mạnh thu hút khách hàng mới". Để tăng cường hoạt động cho vay, Chi nhánh đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cụ thể đối với khách hàng truyền thống, như ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ, đồng thời đưa ra các Chiến lược để thu hút khách hàng mới như tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, xây dựng các mối quan hệ bạn hàng. Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1. Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh NHCT Đống Đa qua các năm (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Doanh số cho vay 1880 100 1995 100 2895 100 115 106.1 900 145.1 2. Doanh số thu nợ 1324 100 1756 100 2115 100 432 132.6 359 120.4 3. Dư nợ 1685 100 1898 100 2459 100 213 112.6 561 145.9 (Nguồn báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHCT Đống Đa qua các năm) Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Chi nhánh tăng qua các năm. Nhìn chung, năm 2005, hoạt động cho vay của Chi nhánh chưa thực sự an toàn. Điều này là do năm 2005 hoạt động của ngành Ngân hàng gặp phải một số khó khăn như: cơ chế chính sách để đáp ứng thực trạng kinh tế của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, cơ sở hạ tầng kinh tế của nhiều doanh nghiệp còn thấp, các NHTM hoạt động trong môi trường cạnh tranh khá gay gắt. Tất cả những yếu tố này đã gây ra áp lực lớn cho hoạt động cho vay của ngành Ngân hàng, trong đó có Chi nhánh NHCT Đống Đa. Trong bối cảnh như vậy, ngay từ đầu năm 2006, Ban Giám đốc của Chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp để mở rộng cho vay với phương châm an toàn và hiệu quả. Kết quả là năm 2006 và năm 2007, hoạt động cho vay của Chi nhánh đã đạt được kết quả khá khả quan. Năm 2006, doanh số cho vay của Chi nhánh là 1995 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 1756 tỷ đồng. Đến năm 2007, doanh số cho vay của Chi nhánh tăng mạnh,đạt 2895 tỷ và doanh số thu nợ trong năm này là: 2115 tỷ đồng. Để đạt được kết quả trên, trước hết là do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng để mở rộng kinh doanh và chuẩn bị cho quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác với sự đổi mới của cơ chế thị trường và việc áp dụng chính sách lãi suất thoả thuận trong cơ chế cho vay đã góp phần làm phát triển hoạt động cho vay của Chi nhánh. Thực trạng cho vay. Bảng số liệu dưới đây thể hiện thực trạng về doanh số cho vay của Chi nhánh NHCT Đống Đa. Bảng 2.2. Doanh số cho vay (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 06/05 Năm 2007 So sánh 07/06 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Theo TP kinh tế - KTQD 1867 89,9 1928 90,1 61 103,3 2272 89,8 344 117,8 - KTNQD 208 10,1 212 9,9 4 101,9 258 10,2 46 121,7 2. Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 1670 85,2 1826 88,2 146 108,7 2567 90,3 741 140,6 - Trung - dài hạn 289 14,8 243 11,8 -46 84,1 275 9,7 32 133,2 3. Theo tiền tệ - VNĐ 1722 88,2 1800 90,1 78 104,5 2870 93 1070 169,4 - Ngoại tệ quy đổi 230, 11,8 197 9,9 -33 85,7 215 7 18 109,1 Tổng 1740 100 1763 100 23 2400 100 637 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHCT Đống Đa qua các năm) Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay của Chi nhánh có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2005, doanh số cho vay là 1740 tỷ đồng, năm 2006 là 1763 tỷ đồng và đến năm 2007 tăng lên là 2400 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế vẫn chưa cân xứng. Khối lượng cho vay của khối quốc doanh vẫn gấp nhiều lần so với khối ngoài quốc doanh. Trong tổng vốn tài trợ cho nền kinh tế, khối lượng vốn tài trợ cho đối tượng ngoài quốc doanh chỉ Chiếm khoảng 10%. Năm 2005, tỉ lệ này là 10,6%, năm 2006 là 10,8% và đến năm 2007 lại giảm xuống 10,2%. Về tỷ trọng, doanh số cho vay khối quốc doanh là cao. Cụ thể năm 2005 là 89,9%, năm 2006 là 90,1% và đến năm 2007 lại giảm xuống 89,8%. Về số tuyệt đối, năm 2005, doanh số cho vay đạt 1867 tỷ, các năm 2006, 2007 lần lượt là 1928 và 2272tỷ. Nói chung các chỉ số về doanh số cho vay đối với các khách hàng quốc doanh đều có thể coi là khả quan, với tỉ trọng cao, số tuyệt đối lớn, tăng trưởng cao và khá ổn định qua các năm. Về phía các đối tượng ngoài quốc doanh, khối lượng cho vay năm 2005 đạt 208 tỷ đồng. Các năm 2006 và 2007 lần lượt là 212 tỷ và 258 tỷ đồng. Doanh số cho vay của khối ngoài quốc doanh cũng có xu hướng tăng mặc dù không phải là nhiều. Nếu so sánh doanh số cho vay năm 2006 với năm 2005, về số tuyệt đối đã tăng 4 tỷ, với tốc độ tăng trưởng 2,7%. Đến năm 2007, con số này đã tăng lên một cách rõ rệt, doanh số cho vay năm 2007 so với năm 2006, về số tuyệt đối đã tăng 46 tỷ và tốc độ tăng trưởng là 28,9%. Đây là một xu hướng rất khả quan. Nó thể hiện khả năng phát triển của Chi nhánh trong việc khai thác và thu hút nguồn khách hàng trong khối ngoài quốc doanh. Nhìn vào doanh số cho vay của Chi nhánh phân theo kỳ hạn. Ta thấy: Doanh số cho vay ngắn hạn luôn Chiếm tỉ trọng cao và tỷ trọng này có xu hướng tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2005, tỉ trọng này là 85,2% thì đến năm 2006 tăng lên là 88,2% và năm 2007, con số này tiếp tục tăng lên đến 90,3%. Như vậy, tỉ trọng của hai loại kỳ hạn cho vay này đang ngày càng mất cân đối. Điều này thể hiện Chi nhánh đã thu hút một lượng khá lớn các khách hàng vay vốn để thoả mãn các nhu cầu ngắn hạn như để bổ sung vốn lưu động, tiêu dùng Vòng quay vốn vay của Chi nhánh qua các năm được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.3. Vòng quay vốn vay (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Vòng quay vốn vay 1320 1027 1,3 1792 1578 1,13 2103 1893 1,11 Bảng số liệu này cho thấy vòng quay vốn vay của Chi nhánh qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 lần lượt là 1,3 vòng, 1,13 vòng và 1,11 vòng. Chỉ số này thể hiện vòng quay của đồng vốn huy động , hay nói cách khác là số lần mà một đồng vốn huy động được đem cho vay. Vòng quay vốn vay = Với chỉ một đồng vốn nhưng nếu càng cho vay quay vòng nhiều lần bao nhiêu thì càng thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu nên chỉ số này càng cao càng tốt. Với Chi nhánh NHCT Đống Đa, chỉ số này tương đối cao đã phản ánh sự hiệu quả trong kinh doanh Nhìn vào công thức trên ta thấy vòng quay vốn vay có thể cao nếu dư nợ cho vay bình quân thấp. Điều này không hoàn toàn phản ánh tình hình khả quan của hoạt động cho vay. Tuy nhiên, đối với Chi nhánh, dư nợ cho vay bình quân qua các năm là khá cao, nhưng do tình hình thu nợ của Chi nhánh là tốt, do đó dẫn đến vòng quay vốn tín dụng là khá lớn. Điều này chỉ ra hiệu quả trong công tác thu nợ của Chi nhánh. Ta hãy xem xét về chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn. Bảng 2.4. Hiệu suất sử dụng vốn (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ Tổng vốn huy động Hiệu suất sử dụng vốn 1623 2219 73,1 1829 2578 70,9 2300 2895 79,4 Nhìn vào bảng trên ta thấy, vốn huy động được dùng vào việc cho vay là khá lớn, trong 3 năm quan sát, hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh luôn đạt trên 70%. Cụ thể năm 2005 hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh là 73,1%, năm 2006là 70,9% và năm 2007 là 79,4%. Nói chung, tỉ lệ này như vậy là khá tốt, vừa có thể đảm bảo được tính thanh khoản của Ngân hàng, vừa có tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn. - Thu nhập từ hoạt động cho vay Tình hình thu nhập của Chi nhánh năm 2005, 2006 và 2007 được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.5.(a). Tình hình thu nhập (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 172 100 186 100 236 100 Thu lãi tiền gửi Thu lãi tiền vay Thu lãi dịch vụ 58 109 5 33,7 63,4 2,9 42 135 9 22,6 72,6 4,8 80 150 6 33,9 63,6 2,5 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHCT Đống Đa qua các năm) Nhìn vào tình hình thu nhập của Chi nhánh ta thấy, thu nhập từ hoạt động cho vay của Chi nhánh Chiếm tỉ lệ lớn so với thu lãi từ tiền gửi. Thu lãi từ cho vay giảm ở năm 2006 và tăng trong năm 2007. Cụ thể năm 2005, thu lãi từ cho vay chiếm 63,4% tổng thu nhập, năm 2006 là 72,6% và năm 2007 là 63,6%. Thu lãi từ tiền vay tăng qua các năm. 2.3 Đánh giá chất lượng cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 2.3.1 Những kết quả đạt được Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, môi trường cho hoạt động tín dụng của các NHTM quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn, Chi nhánh NHCT Đống Đa vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. + Doanh số cho vay của Chi nhánh tăng lên qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, quy mô dư nợ không ngừng tăng trưởng. Nếu như trước đây, khách hàng truyền thống của Chi nhánh là các khách hàng thuộc thành phần kinh tế quốc doanh thì đến nay, Chi nhánh đã mở rộng mối quan hệ với các khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Cho vay ngắn hạn của Chi nhánh đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu cho việc tiêu dùng cũng như nhu cầu về vốn lưu động cho các doanh nghiệp và cá nhân. Cho vay trung - dài hạn của Chi nhánh đang có xu hướng tăng lên. + Thu nhập từ hoạt động cho vay của Chi nhánh không ngừng tăng lên. Mặc dù chi phí cho hoạt động cho vay cũng tăng, song tốc độ tăng không nhanh bằng thu nhập, do vậy mà hàng năm lợi nhuận thu được của Chi nhánh từ hoạt động cho vay là khá lớn. + Trong quá trình tiến hành cho vay, Chi nhánh đã thực hiện đầy đủ những quy định về thủ tục vay vốn theo các văn bản mà NHNN và NHCT Việt Nam đã đề ra. Cán bộ Chi nhánh thực hiện các vấn đề xem xét thị trường, sản phẩm tiêu thụ, theo dõi khách hàng .... hướng dẫn khách hàng trong việc lập hồ sơ vay vốn, + Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ, tài năng, có trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác. Không những giúp cho Chi nhánh đảm bảo an toàn cho những khoản vay mà còn tạo điều kiện giúp đỡ cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Các cán bộ từng bước gắn mình với doanh nghiệp qua vai trò tư vấn. + Công tác phục vụ khách có nhiều đổi mới, thích hợp với nền kinh tế thị trường. Hoạt động marketing phát triển mạnh mẽ cùng phong cách phục vụ giao dịch văn minh, lịch sự của đội ngũ cán bộ đã tạo được sự hài lòng và uy tín đối với khách hàng, tăng được số lượng khách hàng, mở rộng thị phần. 2.3.2. Những hạn chế về chất lượng cho vay Mặc dù Chi nhánh NHCT Đống Đa được đánh giá là một Ngân hàng có chất lượng khá tốt nhưng nó vẫn còn tồn tại những hạn chế. Những hạn chế đó là: + Về đối tượng cho vay: Chi nhánh mới chỉ chú trọng đến các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp Nhà nước mà chưa thực sự thấy được các khách hàng tiềm năng khác. Đó là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong tình hình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, Nhà nước đang khuyến khích cho vay công bằng đối với tất cả các thành phần kinh tế nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cùng phát triển. Vì vậy, nếu Chi nhánh mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ vừa có tác dụng tốt với nền kinh tế, vừa giúp Chi nhánh tăng thêm thị phần, tăng thêm thu nhập cũng như thực hiện đúng chủ trương mà Nhà nước đã đề ra. + Về tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh. Tỉ lệ nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Đây là các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng, song khả năng đối với rủi ro lại cũng rất lớn. Bởi vậy, Chi nhánh phải quan tâm tới công tác thu nợ đối với đối tượng khách hàng này nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động cho vay nói riêng và cho hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh nói chung. + Khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng vẫn chưa được thực hiện đúng mức, cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn. +Nguồn thông tin mà Ngân hàng cần để đánh giá phân tích còn thiếu, không kịp thời, và chất lượng không cao. Vì vậy cán bộ thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi kinh phí cho hoạt động này lại rất ít hoặc không có. + Công tác Marketing Ngân hàng tuy bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu vẫn còn nhiều hạn chế, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của dư nợ. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế a/ Nguyên nhân khách quan + Khách hàng không có đủ điều kiện để vay vốn Ngân hàng. Đây là khó khăn lớn nhất cản trở các doanh nghiệp trong việc vay vốn Ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tình hình tài chính chưa ổn định, chưa có đủ uy tín, không có đủ tài sản thế chấp, thiếu vốn tự có để tham gia vào dự án theo quy định của Ngân hàng. + Khách hàng cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, về tài chính không đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không kịp thời. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng. + Khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Số lượng lớn các chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên môn, chủ yếu hoạt động quản lý dựa trên kinh nghiệm. Do đó dẫn đến những thất thoát, thua thiệt trong kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng. b/ Nguyên nhân chủ quan: +Cơ chế cho vay còn nhiều điểm bất cập * Trước hết là về điều kiện vay vốn: Có thể nói điều kiện vay vốn, mà cụ thể ở đây là việc bảo đảm tiền vay, hiện đang là một trong những nguyên nhân chính ngăn cản việc các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng. Hầu hết các doanh nghiệp khi muốn vay vốn Ngân hàng thì phải có tài sản đảm bảo. Đối với doanh nghiệp, đó có thể là máy móc, trang thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất.. Đối với các tài sản có loại hình là máy móc thiết bị thì Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Nhưng trên thực tế, các loại máy móc thiết bị này thường được mua đi bán lại rất nhiều lần nên các khách hàng không có được giấy tờ sở hữu tài sản đó. Đối với những tài sản bất động sản thì Ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi đánh giá gía trị của tài sản loại này. Theo Nghị định của Chính phủ thì việc xác định giá đất căn cứ vào giá đất do UBND tỉnh, thành phố quy định nhưng mức giá này thường thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế trên thị trường. ĐIều này đã làm giảm giá trị của tài sản thế chấp đi rất nhiều. Cộng thêm với việc các Ngân hàng chỉ cho vay với 1 khoản bằng 60 - 70% giá trị tài sản thế chấp, các doanh nghiệp thực sự bị hạn chế trong việc vay vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. * Về thủ tục vay vốn: tiến hành các thủ tục cần thiết để lập hồ sơ xin vay, trong đó bao gồm rất nhiều giấy tờ như báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tình hình thu nhập của doanh nghiệp trong các năm gần đây, các giấy tờ có tính pháp lý chứng minh về tài sản bảo đảm ... Mặc dù các giấy tờ trên là cần thiết nhưng rõ ràng nó gây phiền hà cho doanh nghiệp, nhiều khi làm chậm tiến độ sản xuất của họ. Điều này chưa chắc đã làm giảm rủi ro tín dụng mà có khi còn dẫn đến hạn chế việc khách hàng đến với Ngân hàng. +: Các Ngân hàng thường không có đầy đủ các thông tin chính xác về doanh nghiệp. Những thông tin mà khách hàng cung cấp cho Ngân hàng qua các báo cáo tài chính có nhiều lúc là không chính xác, phản ánh sai lệch tiềm lực tài chính của khách hàng. Do vậy, nếu công tác thu thập thông tin không tốt sẽ dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án cũng như khả năng của khách hàng. Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro cho vay giữa Chi nhánh NHCT Đống Đa và NHCT Việt Nam cũng như với NHNN chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc xét duyệt, cho vay và quản lý vốn vay đối với các khách hàng. Do đó vẫn không thể tránh được các rủi ro trong hoạt động cho vay +Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh vẫn chưa đạt yêu cầu, nhiều khi chỉ mang tính hình thức, do đó đã không phát hiện kịp thời những sai phạm và những hành vi tiêu cực trong hoạt động Ngân hàng. + Nợ khoanh giãn chưa có nguồn hỗ trợ bù đắp. Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục, thời gian và chi phí. Nợ chờ xử lý cũng khó xử lý vì khó tìm được thị trường, việc bán tài sản cầm cố gặp nhiều khó khăn. Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng công thương Đống đa 3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng công thương Đống Đa 3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động tới hoạt động cho vay trong thời gian tới + Mức độ cạnh tranh trong cho vay giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt: Mặc dù nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn, song nhìn chung do các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế nhiều trong việc quản lý, tiềm lực tài chính còn nhỏ do đó số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn từ Ngân hàng là không nhiều. Trong khi đó, số lượng các NHTM là không ít ( chỉ tính riêng trên địa bàn khu vực Đống Đa đã có rất nhiều các NHTM cổ phần, các Ngân hàng liên doanh và Chi nhánh của các NHTM quốc doanh..). Do vậy đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt, nhiều khi là không lành mạnh giữa các Ngân hàng với nhau. + Nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, cho vay Ngân hàng giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng cơ sở sản xuất. Bởi vốn tự có của các doanh nghiệp vẫn còn ít, mà việc huy động vốn từ các kênh khác lại gặp nhiều khó khăn do TTCK phát triển chưa mạnh. Để thực hiện mục tiêu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi các ngành công nghiệp mũi nhọn cần phát triển và phải thực hiện khai thác các dự án lớn. Nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu của dân cư về nhà ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục đang ngày càng nâng cao trong khi nguồn thu nhập còn hạn chế. Nhu cầu về vốn tăng lên nhanh chóng. + Các nhân tố tác động trong xu thế toàn cầu hóa - quốc tế hóa. Với tốc độ phát triển kinh tế khá cao và ổn định qua các năm, nước ta được đánh giá là nước có tình hình kinh tế, chính trị xã hội ổn định nhất trong khu vực. Đây là một môi trường rất thuận lợi cho các nguồn đầu tư từ nước ngoài. Hơn nữa với xu thế hội nhập, khu vực hóa - toàn cầu hóa, kinh tế Việt Nam đang trên con đường hòa chung nhịp đập với nền kinh tế thế giới. Việc trở thành thành viên chính thức của các tổ chức kinh tế như AFTA, WTO và việc kí kết hiệp định thương mại Việt- Mỹ chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy nhu cầu về vốn đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là một khó khăn đối với các NHTM Việt Nam. Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế cũng như việc kí kết các hiệp định về thương mại sẽ buộc các NHTM Việt Nam phải đứng trong môi trường cạnh tranh gay gắt với các NHTM nước ngoài, vốn là các Ngân hàng lớn và hiện đại. Điều này đòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHCT Đống Đa nói riêng cần phải tận dụng những lợi thế của mình, đồng thời khắc phục những nhược điểm để có thể phát huy một cách tối ưu nhất sức mạnh trong cạnh tranh. + Chủ trương nâng cao quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm của các NHTM trong đầu tư cho vay: Dự báo sẽ có sự thay đổi một cách căn bản trong các quy định về hoạt động cho vay nói riêng và các hoạt đông kinh doanh nói chung của hệ thống NHTM Việt Nam. NHNN đang có những nghiên cứu, cân nhắc về các quy định trong việc cấp cho vay của các NHTM, sao cho vừa bảo đảm tuân thủ sự quản lý, giám sát hoạt động tín dụng của Nhà nước, vừa nâng cao quyền tự chủ, quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm của các NHTM. 3.1.2. Phương hướng, nhiệm vụ trong hoạt động cho vay của Chi nhánh NHCT Đống Đa Phát huy các thành tích đã đạt được, Chi nhánh NHCT Đống Đa tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay theo những định hướng sau. + Các chỉ tiêu trong hoạt động cho vay Tiếp tục bám sát định hướng phát triển của NHCT Việt Nam cũng như định hướng phát triển kinh tế của cả nước. Mở rộng cho vay đi đôi với nâng cao chất lượng cho vay bằng nhiều biện pháp, luôn đảm bảo phương châm an toàn, hiệu quả. Mở rộng công tác cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các chỉ tiêu cụ thể: - Nguồn vốn huy động : 5.500tỷ đồng - Dư nợ cho vay : 1.400tỷ đồng - tỷ lệ nợ xấu ( nhóm 3,4,5) : 0% - Cho vay DNNN tối đa : 65% - Cho vay trung và dài hạn : 40% - Chỉ tiêu thu hồi nợ đã xử lý rủi ro : 500triệu đồng - Thu dịch vụ đạt : 3,5tỷ - Lợi nhuận sau khi trích DPRR : 75tỷ đồng Tiếp tục thực hiện chương trình tái cơ cấu, cơ cấu lại bộ máy điều hành hoạt động cho vay gọn nhẹ, năng động và hiệu quả hơn nhằm đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. +Biện pháp cụ thể: 1. Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, an toàn, hiệu quả. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, tăng cường công tác huy động vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư. 2. Tích cực tìm biện pháp giải quyết thu hồi các khoản nợ tồn đọng, quá hạn khó đòi, phối hợp với các cơ quan pháp luật và cơ quan thi hành án xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ, có biện pháp để nâng cao tỷ lệ dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản. 3. Làm tốt công tác tiếp thị, tiếp cận khách hàng, rà soát phân loại doanh nghiệp, đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh yếu kém thua lỗ không có khả năng trả nợ phải giảm dần mức độ đầu tư để đảm bảo an toàn cho vay. 4. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ bằng nhiều hình thức, với nội dung kiểm tra cụ thể và chặt chẽ nhằm nâng cao ý thức chấp hành các thể lệ, chế độ quy định, nhất là khâu kiểm tra công tác cho vay tại Chi nhánh. 5. Quan tâm đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm công tác cho vay, cán bộ kiểm tra. Tạo điều kiện cử đi học các lớp cao học, đại học, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung tâm đào tạo tổ chức, đào tạo trình độ ngoại ngữ, vi tính cho cán bộ. 6. Làm tốt công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng trên cơ sở quan tâm đến công tác phát triển Đảng viên có chất lượng. Duy trì phát huy tốt các hoạt động phong trào đoàn thể: Công đoàn, Thanh niên, Nữ công, Tự vệ. Chấp hành tốt nội quy cơ quan đề ra, chỉ đạo tốt phong trào thi đua làm động lực thúc đẩy hoàn thành tốt các chỉ tiêu công tác. 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa Xuất phát từ những hạn chế, vướng mắc và phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới, cùng với những hiểu biết của bản thân, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại Chi nhánh NHCT Đống Đa như sau. 3.2.1. Hoàn thiện chính sách cho vay Thứ nhất: Chính sách khách hàng Khách hàng là đối tượng giao dịch chính của Ngân hàng. Bởi vậy Ngân hàng phải luôn xây dựng cho mình một chính sách khách hàng thật hợp lý. Chính sách khách hàng phải đảm bảo xác định được thị trường mục tiêu của Ngân hàng, cân đối với khả năng, quy mô của Ngân hàng. Xây dựng chiến lược khách hàng + Cần chú trọng đến việc mở rộng thành phần khách hàng, tập trung hơn nữa vào khối thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đây là nhóm rất có tiềm năng bên cạnh các khách hàng truyền thống khối quốc doanh. Hiện nay cho vay ngoài quốc doanh mới chiếm khoảng 10% tổng dư nợ. Đây là một con số còn quá nhỏ bé. Hiện nay ở nước ta, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu như không có đầy đủ các điều kiện về tài chính, về tài sản đảm bảo. Điều mà Ngân hàng cần quan tâm đối với khối doanh nghiệp này trong việc nâng cao chất lượng cho vay là phương án kinh doanh, uy tín của họ chứ không chỉ dựa vào tài sản đảm bảo. + Tiến hành phân loại khách hàng thường xuyên thông qua các thông tin thu thập được cũng như các mối quan hệ của họ với Ngân hàng để có các phản ứng cụ thể như ưu đãi với các khách hàng truyền thống trong việc xác định các khoản phí, lãi suất... + Phân đoạn thị trường, xác định các đối tượng, lĩnh vực trọng điểm của Ngân hàng để xác định định hướng kinh doanh. Bởi không một Ngân hàng nào lại đủ khả năng tham gia vào tất cả các thị phần cho vay. Do đó, cần xác định rõ các khách hàng tiềm năng để có thể đầu tư, tìm hiểu kỹ về các đặc điểm của họ nhằm cung cấp tốt nhất sản phẩm dịch vụ của mình. + Tạo lập mối quan hệ lâu dài: có hình thức ưu đãi với khách hàng truyền thống đồng thời có các chương trình quảng cáo, tiếp thị để thu hút khách hàng mới. Tổ chức các buổi tiếp xúc, gặp mặt khách hàng để lấy ý kiến định kỳ, thực hiện phương châm: "Ngân hàng thực sự là người bạn của mọi khách hàng". Thứ hai: Chính sách lãi suất Lãi suất là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các khoản cho vay của NHTM. Một chính sách lãi suất phù hợp sẽ thu hút được khách hàng và làm tăng dư nợ cho vay ,tăng khả năng cạnh tranh cho Ngân hàng. Để có được một chính sách cho vay có hiệu quả, cán bộ Ngân hàng phải nắm được thực tế lãi suất và xu hướng biến động của nó. Trong những năm qua, Ngân hàng đã và đang áp dụng chính sách lãi suất một cách linh hoạt tùy theo từng đối tượng khách hàng và tùy từng loại khoản vay. Việc áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận theo quy định của NHNN, 30/6/2002 đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng trong việc xúc tiến các khoản vay. Tuy nhiên chính sách lãi suất của Ngân hàng vẫn còn nhiều điều chưa linh hoạt. Chi nhánh NHCT Đống Đa nên mở rộng hơn nữa các mức lãi suất, đa dạng theo thời gian , đối tượng khách hàng và mức độ sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, có chính sách ưu đãi đối với các khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề kinh doanh mà Ngân hàng có thể đưa ra nhiều mức lãi suất khác nhau. Thứ ba: Chính sách đảm bảo tiền vay Để vay được một khoản tiền từ Ngân hàng thì các doanh nghiệp cần thế chấp tài sản có giá trị lớn hơn khoản vay đó. Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn có hiệu quả hiện nay là chưa nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Phần lớn các doanh nghiệp này đều ra đời sau khi có Luật doanh nghiệp. Quy mô các doanh nghiệp này vẫn còn nhỏ, vốn chủ sở hữu là quá ít ỏi, giá trị tài sản không cao. Về phía Ngân hàng, các NHTM Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHCT Đống Đa nói riêng khi xem xét đến hồ sơ xin vay hầu như chỉ quan tâm tới giá trị tài sản thế chấp và các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp của khách hàng xem có đầy đủ và hợp pháp không. Trong khi đó thực tế, tài sản đảm bảo tiền vay chỉ là nguồn thu thứ hai để thu nợ tiền vay, nguồn thu thứ nhất vẫn lấy từ doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Một khoản vay cho dù có đủ tài sản thế chấp nhưng khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả thì cũng dẫn đến việc Ngân hàng bị mất vốn hoặc ứ đọng vốn vì việc giải quyết, xử lý tài sản thế chấp ở nước ta là không đơn giản. 3.2.2. Thực hiện tốt quy trình cho vay a/ Cải tiến thủ tục vay vốn Cần phải đơn giản hóa thủ tục cho vay, gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng. Ngân hàng cần phải xem xét để có thể rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ xin vay, tạo sự đơn giản, dễ hiểu trong hồ sơ cho vay, phù hợp với trình độ của mọi khách hàng, đồng thời vẫn đảm bảo được những điều kiện cơ bản trong hoạt động cho vay. Trong các khách hàng vay vốn trung dài hạn của Ngân hàng, chủ yếu là các khách hàng truyền thống lâu dài từ trước đã tham gia vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng. Vì vậy giữa bộ hồ sơ vay vốn trung dài hạn và bộ hồ sơ vay vốn ngắn hạn cũng có nhiều điểm giống nhau như: báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp, báo cáo quyết toán của doanh nghiệp... Do đó Ngân hàng có thể đơn giản hai thủ tục này. Việc đơn giản hóa như vậy sẽ làm khách hàng không ngần ngại khi đặt quan hệ vay vốn với Ngân hàng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu đúng về bản chất của việc đơn giản hóa thủ tục cho vay. Đơn giản hóa không có nghĩa là qua loa, hời hợt, xem nhẹ các thủ tục cần thiết.Đơn giản hóa các thủ tục mà vẫn phải đảm bảo an toàn vốn vay. b/ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính các dự án cho vay Thẩm định tài chính các dự án cho vay là bước quan trọng trong quy trình tín dụng, nó có tính chất quyết định tới hiệu quả cho vay sau này. Thẩm định gồm hai bước cơ bản là thu thập thông tin và xử lý thông tin. Thứ nhất: Thu thập thông tin Ngân hàng có thể thu thập thông tin về khách hàng từ các nguồn khác nhau như trực tiếp phỏng vấn người xin vay, xem xét báo cáo tài chính, các nguồn thông tin từ dịch vụ, các cơ quan cung ứng thông tin..các phương tiện thông tin đại chúng. Mặc dù nguồn cung cấp thông tin là khá nhiều nhưng lại không bảo đảm độ chính xác. Bởi vậy việc lựa chọn thông tin chính xác và đủ tin cậy là rất khó. Đối với Chi nhánh NHCT Đống Đa, việc thu thập thông tin chủ yếu vẫn là thu thập thông tin từ phía khách hàng thông qua phỏng vấn trực tiếp, qua các bản báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nguồn thông tin dễ tìm kiếm, không tốn nhiều công sức. Tuy nhiên nếu chỉ thu thập thông tin từ phía khách hàng thì không có đủ độ tin cậy cao, vì để có thể vay được từ Ngân hàng, nhiều khách hàng đã đưa ra những thông tin thiếu trung thực về mình. Vì vậy Ngân hàng cần mở rộng phạm vi, thu thập thêm những nguồn thông tin khác. Ngân hàng cần chú ý đến các nguồn thông tin sau: - Cần chú trọng tới việc cử cán bộ có kiến thức nghiệp vụ Ngân hàng và có kiến thức chuyên môn của ngành nghề, lĩnh vực mà khách hàng đang kinh doanh tới địa bàn sản xuất của doanh nghiệp để nắm bắt thông tin - Thu thập thông tin từ nguồn thông tin đại chúng. Ngân hàng có thể lấy nguồn thông tin này qua truyền hình, báo chí hoặc qua các mạng thông tin điện tử như Internet, mạng trí tuệ Việt Nam của FPT, Vinanet.. - Ngân hàng phải chú trọng tới những thông tin được cung cấp từ hệ thống thông tin của NHNN Việt Nam và của NHCT Việt Nam như hệ thống thông tin từ trung tâm tín dụng( Center information credit). Hệ thống thông tin này được đánh giá là đáng tin cậy vì do Nhà nước quản lý. - Ngoài ra, Ngân hàng còn có thể thu thập thông tin từ các tổ chức cho vay, các bạn hàng của chủ đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề, các cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương..Qua đó xác định được uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Các nguồn thông tin này được lấy bằng các phương pháp như: phương pháp thu tin qua mạng máy tính nối với các tổ chức tín dụng khác, phương pháp thu tin từ các biểu báo cáo.. Thứ hai: Phân tích thông tin cho vay Khi có được các thông tin cần thiết, Ngân hàng tiến hành phân tích thông tin để đưa ra quyết định cho vay. Ngân hàng nên tiến hành phân tích thông tin dựa vào những tiêu thức như quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể là: - Quy mô doanh nghiệp được phân làm ba loại: Doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Ngân hàng có thể dựa vào các con số thông tin về vốn điều lệ, số nhân viên..để tiến hành phân tích. - Để đánh giá khả năng thanh toán, doanh nghiệp được phân làm ba loại: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, doanh nghiệp có khả năng thanh toán trung bình và kém. Ngân hàng thực hiện việc phân loại này dựa trên cở sở tính toán, phân tích khả năng tài chính của doanh nghiệp, xem xét các bản báo cáo ngân quỹ. - Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp được phân thành: Doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ..Ngân hàng sẽ dựa vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để đánh giá. 3.2.3. Đa dạng hóa hình thức cho vay Trong hoạt động cho vay, Ngân hàng trên thế giới có rất nhiều hình thức cho vay. Song hiện nay, ở Việt Nam,các hình thức này còn đơn điệu, nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như các doanh nghiệp Việt Nam cần vay vốn nhưng do không đủ điều kiện về tài sản thế chấp nên mặc dù có phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi mà vẫn không được vay vốn. Các doanh nghiệp muốn vay vốn trung, dài hạn nhưng bắt buộc phải vay vốn ngắn hạn để đầu tư trung, dài hạn.Bởi vậy, Ngân hàng cần phải tiếp tục tăng cường đa dạng hóa, mở rộng hơn nữa các hình thức cho vay hợp lý, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Cụ thể như: Hình thức cho vay có bảo lãnh: Hình thức cho vay tín chấp: Cho vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu Cho vay theo phần tham gia của vốn vay 3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ Yếu tố con người trong bất cứ trường hợp nào cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Do vậy, việc nâng cao trình độ cán bộ là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay. Chi nhánh NHCT Đống Đa cần có định hướng đào tạo, tuyển chọn và sử dụng cho phù hợp. - Đối với cán bộ hoạch định chính sách: Phải tuyển chọn những người có trình độ nghiệp vụ về lĩnh vực Ngân hàng một cách vững vàng, có kiến thức kinh tế - xã hội và pháp luật, có phương pháp nghiên cứu khoa học, am hiểu thị trường. Như vậy mới có đủ khả năng để xem xét nhu cầu cho vay một cách tổng quát, chính xác từ đó hoạch định được các chính sách cho vay phù hợp và đưa ra các phương hướng giải quyết đúng đắn. - Đối với cán bộ quản lý điều hành hoạt động cho vay Ngoài các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, cần phải nắm chắc pháp luật về kinh tế và Ngân hàng, hiểu rõ các quy định và thể chế của ngành, có khả năng phân tích những sai sót trong văn bản chế độ, từ đó rút ra những ý kiến chỉ đạo, bổ sung về nghiệp vụ cho cấp dưới. - Đối với đội ngũ cán bộ cho vay: Cần phải hiểu biết từng biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ thẩm định khách hàng, đánh giá tính khả thi của dự án, biết thu thập và xử lý các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc thẩm định. Đồng thời người cán bộ cho vay còn phải nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: có hiểu biết về pháp luật, nắm bắt được tình hình kinh tế xã hội trong nước và thế giới có liên quan đến dự án đầu tư. Bên cạnh đó cán bộ cho vay cần phải có đức tính trung thực, có bản lĩnh, sự hăng hái, nhiệt tình và phong cách làm việc khẩn trương, khoa học. Để làm được điều này, Chi nhánh NHCT Đống Đa nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là chú trọng khả năng thẩm định, phân tích kết quả kinh doanh của cán bộ cho vay. Ngân hàng thường xuyên cử cán bộ ra nước ngoài hoặc tới các tổ chức cho vay, các Ngân hàng khác để học hỏi và trau dồi thêm kinh nghiệm. 3.2.5.Đẩy mạnh hoạt động Marketing đi kèm với hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng Ngân hàng thông qua hoạt động Marketing để đem sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng, giúp các khách hàng có thêm thông tin về Ngân hàng, về các dòng sản phẩm, dịch vụ mà Ngân hàng đang cung cấp. Đối với từng đối tượng khách hàng phải áp dụng các hình thức Marrketing khác nhau, phù hợp với tình hình thực tế và khả năng của Ngân hàng. Hoạt động Marketing của Ngân hàng có thể tập trung vào những mặt sau: - Trực tiếp tiếp cận khách hàng: Hoạt động này cần phải được thực hiện một cách thường xuyên, và liên tục, ở mọi lúc, mọi mơi. Có thể đó là lúc Ngân hàng thực hiện giao dịch với khách hàng, trong các cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng...Ngân hàng tranh thủ lấy ý kiến của khách hàng về những mong muốn của họ, về những khó khăn thực tế của khách hàng khi vay vốn từ Ngân hàng. Từ đó Ngân hàng có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và đề ra những phương hướng đáp ứng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các sản phẩm đã cung cấp đồng thời nghiên cứu, triển khai những loại hình sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình, các loại báo chí hay qua các mạng thông tin. Khi có một sản phẩm mới ra đời hoặc có sự thay đổi trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, Ngân hàng cần thông báo rộng rãi ra công chúng để khách hàng có thể nắm rõ được các thông tin mới nhất về dịch vụ mà Ngân hàng đang cung cấp. Đi đôi với công tác Marketing là việc hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng. Công nghệ là phương tiện và chìa khóa nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và quản lý hệ thống. Công nghệ tốt với các trang thiết bị hiện đại giúp tăng nhanh tốc độ liên lạc trong nội bộ để vừa làm tăng tính kịp thời của thông tin, làm rút ngắn thời gian thẩm định mà vẫn đảm bảo việc ra quyết định chính xác, làm tăng tính cạnh tranh của Ngân hàng 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Đối với Chính phủ - Hoạt động của hệ thống Ngân hàng liên quan đến hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Chính vì vậy việc tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng không chỉ là việc ban hành và sửa đổi các điều luật quy định liên quan đến hoạt động Ngân hàng mà là toàn bộ hệ thống pháp luật của nền kinh tế nói chung. Trên thực tế, các văn bản pháp luật này còn chưa đồng bộ, thậm chí còn tồn tại nhiều mâu thuẫn. Vấn đề này đòi hỏi Nhà nước sớm giải quyết, thông qua việc ban hành sửa đổi các văn bản pháp luật như luật về thế chấp tài sản, về hợp đồng trong kinh doanh, về quyền sở hữu tài sản...Cụ thể là: + Hoàn thiện các chế định pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh tín dụng, đầu tư và vay vốn Ngân hàng làm sao cho đơn giản, cụ thể và chính xác. + Hoàn thiện chế định về quyền sở hữu tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều cơ hội tiếp cận với vốn và các dịch vụ của Ngân hàng. Sớm ban hành luật sở hữu tài sản để thống nhất các chuẩn mực về giấy tờ sở hữu tài sản của tất cả các thành phần kinh tế. - Nhà nước cần có những biện pháp mạnh mẽ để khuyến khích việc đầu tư trong nước và có biện pháp bảo vệ người sản xuất trong nước để khuyến khích công dân Việt Nam sản xuất tham gia đầu tư, tạo thuận lợi cho họ kinh doanh và Ngân hàng có cơ hội đầu tư cho vay. - Tạo môi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Một sự thiên vị sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác thẩm định dự án đầu tư và lựa chọn khách hàng của Ngân hàng. Các doanh nghiệp, dù là lớn hay nhỏ, thuộc thành phần kinh tế quốc doanh hay ngoài quốc doanh khi đến vay vốn Ngân hàng cần phải đối xử một cách bình đẳng và không phân biệt. - Tạo điều kiện cho các NHTM trong việc mua bán, phát mại tài sản thế chấp. - Thành lập quỹ bảo lãnh cho vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên cơ chế bảo lãnh một phần, nhằm khuyến khích các tổ chức cho vay thông qua việc gánh chịu một phần rủi ro cho vay. Mục tiêu trọng tâm của quỹ này là bảo lãnh cho các doanh nghiệp có các dự án, phương án hiệu quả, nhưng không có đủ tài sản đảm bảo. - Phát triển thị trường chứng khoán hơn nữa nhằm phát huy tối đa vai trò của nó trong nền kinh tế, tạo kênh huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho Ngân hàng tham gia kinh doanh, tìm kiếm thông tin về khách hàng trên TTCK. Cụ thể một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của thị trường trong thời điểm hiện nay là: + Tăng lượng cung chứng khoán niêm yết thông qua việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp. 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Đề nghị NHNN có quy định giảm lược các yêu cầu về hồ sơ mà trên thực tế rất khó có khả năng đáp ứng. - Hoàn hiện hệ thống thông tin: Các nguồn thông tin mà Ngân hàng có thể tiếp cận để thu thập thông tin về khách hàng của mình còn rất hạn hẹp. Để có thể hỗ trợ cho các NHTM trong việc thu thập và tìm kiếm thông tin. NHNN cần hoàn thiện hệ thống thông tin của mình, mà cụ thể là chấn chỉnh để làm tăng tính hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Hệ thống CIC ra đời đã phần nào cải thiện tình trạng thiếu thông tin cho vay phục vụ công tác cho vay của các NHTM và các tổ chức cho vay. Tuy nhiên, do mới được thành lập, còn đang trong giai đoạn củng cố và hoàn thiện nên CIC vẫn còn phải đương đầu với nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin. Các số liệu cập nhật không kịp thời, độ tin cậy thấp đã khiến cho các NHTM và các tổ chức tín dụng ít sử dụng tài liệu do CIC cung cấp. Do vậy NHNN cần chú trọng tới việc nâng cao tính hiệu quả của trung tâm, từ khâu cập nhật dữ liệu đến việc cung cấp số liệu, để thông tin đảm bảo độ chính xác, kịp thời và tin cậy nhằm giúp Ngân hàng thẩm định khách hàng tốt hơn, giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay. Đồng thời kết hợp với các TCTD, đảm bảo tăng cường lượng thông tin hai chiều giữa trung tâm với các TCTD. - Hoàn thiện các quy chế, quy định và môi trường pháp lý cho hoạt động cho vay + NHNN cần đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro, các mức trích lập cũng như danh mục nội dung cần trích lập để các tổ chức tín dụng chủ động trong vấn đề giải quyết các khoản nợ có vấn đề của mình. - Thành lập Công ty bảo hiểm cho vay 3.3.3.Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam - NHCT Việt Nam nên dành cho Chi nhánh NHCT Đống Đa cũng như các Chi nhánh khác của mình nhiều quyền quyết định hơn nhằm nâng cao tính tự chủ của các Chi nhánh. Hiện nay, cơ chế hoạt động của Chi nhánh NHCT là cơ chế hạch toán độc lập tương đối. Cơ chế này so với các năm trước đây tuy đã có sự nới lỏng trong quyền quyết định của Chi nhánh nhưng vẫn chưa thực sự đem lại cho Chi nhánh quyền tự chủ cần thiết. Cụ thể, về địa bàn hoạt động của các Chi nhánh: Chi nhánh chỉ được quyền cho vay với các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nếu muốn cho vay đối với các doanh nghiệp khác địa bàn thì phải có sự đồng ý của NHCT Việt Nam. Điều đó đã làm giảm tính cạnh tranh của các Chi nhánh trong cùng hệ thống, các Chi nhánh không nỗ lực trong việc tìm kiếm khách hàng. Chính vì vậy, NHCT Việt Nam nên cho phép để Chi nhánh mở rộng địa bàn hoạt động của mình, NHCT Việt Nam không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của các Chi nhánh, nhằm nâng cao tính độc lập tự chủ của các Chi nhánh. - NHCT Việt Nam nên tổ chức nhiều cuộc hội thảo, chuyên đề tín dụng, để cho các cán bộ tín dụng của Chi nhánh có điều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác và nâng cao trình độ của mình. - NHCT Việt Nam nên hỗ trợ Chi nhánh NHCT Đống Đa trong việc lắp đặt các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình hoạt động như hệ thống máy móc, hệ thống máy rút tiền tự động...Tiếp tục phát huy, mở rộng việc sử dụng mạng máy tính để thu nhận số liệu báo cáo, hạn chế làm báo cáo bằng tay để cán bộ tín dụng tập trung thời gian vào chuyên môn hơn. - Triển khai kịp thời, hướng dẫn cụ thể các văn bản quyết định của NHNN. - Phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp các Chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất. - Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của Chi nhánh. Kết luận Do đây là một trong những hoạt động cực kỳ quan trọng của NHTM, nên cho vay luôn là vấn đề được các nhà quản lý Ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Trong chuyên đề này, tôi đã sử dụng những kiến thức đã học được cùng với các phương pháp luận , phân tích tổng hợp đánh giá của bản thân. tim hiểu tham khảo các bình lận đánh giá của các chuyên gia kinh tế trên các tạp chí . Qua việc nghiên cứu thực trạng và phương hướng của hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa trong thới kỳ mở của và hội nhập kinh tế đống thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của chi nhánh để đưa ra được một số giải pháp phù hợp và có tính khả thi Cho đến nay, trong công tác cho vay, Chi nhánh NHCT Đống Đa đã đạt dược một số thành tựu đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế. Hi vọng trong thời gian tới, Chi nhánh sẽ có những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng để có được sự thích ứng ngày càng cao của Ngân hàng đối với nền kinh tế, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước. Tài liệu tham khảo I. Sách và tài liệu 1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Đống Đa các năm 2005, 2006, 2007. 2. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2008 của Chi nhánh NHCT Đống Đa. 3. Giáo trình "Quản trị Ngân hàng thương mại" - TS Phan Thị Thu Hà và TS Nguyễn Thị Thu Thảo - NXB Thống kê 2002. 4. “Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính” - Frederic S. Miskin, NXB Khoa học và kỹ thuật 1999. 5. “Quản trị Thương mại” - Peter Rose. II. Báo và tạp chí - Tạp chí Ngân hàng 2006, 2007. - Tạp chí Tài chính 2006, 2007 - Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ 2006, 2007. Lời mở đầu 1 Chương 1 3 Một số lý luận về chất lượng cho vay tại Ngân hàng thương mại 3 1. 1. Khái quát về Ngân hàng thương mại 3 1.1.1. Khái niệm NHTM 3 1.1.2. Hoạt động chủ yếu của NHTM 4 1.2. Hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại 7 1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay tai ngân hàng thương mại 7 1.2.2. Các hình thức cho vay tại ngân hàng thương mại 10 1.2.3. Vai trò cho vay tại Ngân hàng Thương mại 12 1.3 Chất lượng cho vay tại Ngân hàng thương mại 14 1.3.1.Quan niệm về chất lượng cho vay Ngân hàng 14 1.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tại ngân hang thương mại 15 1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính 15 1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng 16 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tại NHTM 20 1.3.3.1. Các nhân tố chủ quan 21 1.3.3.2. Các nhân tố khách quan 25 Chương 2 31 Thực trạng chất lượng cho vay tại 31 Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa 31 2.1 Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa 31 2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển 31 2.1.2 Khái quát về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng 31 2.1.3 Khái quát tình hình kinh doanh của Ngân hàng 36 2.1.4. Các nhân tố kinh tế xã hội tác động tới hoạt động của Chi nhánh NHCT Đống Đa. 38 2. 2 Thực trạng cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa 40 2.3 Đánh giá chất lượng cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 48 2.3.1 Những kết quả đạt được 48 2.3.2. Những hạn chế về chất lượng cho vay 49 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 51 a/ Nguyên nhân khách quan 51 Chương 3 54 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng công thương Đống đa 54 3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng công thương Đống Đa 54 3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động tới hoạt động cho vay trong thời gian tới 54 3.1.2. Phương hướng, nhiệm vụ trong hoạt động cho vay của Chi nhánh NHCT Đống Đa 56 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 58 3.2.1. Hoàn thiện chính sách cho vay 58 3.2.2. Thực hiện tốt quy trình cho vay 61 3.2.3. Đa dạng hóa hình thức cho vay 64 3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ 65 3.2.5.Đẩy mạnh hoạt động Marketing đi kèm với hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng 66 3.3 Một số kiến nghị 67 3.3.1 Đối với Chính phủ 67 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 69 3.3.3.Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam 70 Kết luận 71 Tài liệu tham khảo 73 I. Sách và tài liệu 73 II. Báo và tạp chí 76

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10004.doc
Tài liệu liên quan