Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành

Tín dụng trung và dài hạn là một hoạt động đem lại lợi ích không chỉ cho ngân hàng mà cho cả nền kinh tế xã hội. Đặc biệt nó góp phần rất lớn tới công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta chuẩn bị gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO). Để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, đây là một sân chơi lớn với nhiều khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Để tạo được ưu thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của chúng ta với các doanh nghiệp trong nước là hết sức cần thiết nhất là vốn trung và dài hạn nhằm hiện đại hóa doanh nghiệp. Từ đó chúng ta thấy được tính cấp thiết của vốn trunng và dài hạn cho toàn nền kinh tế. Tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này còn nhiều hạn chế và vướng mắc. Đây là vấn đề cần nhiều thời gian để khắc phục và giải quyết nó cần phải có sự phối hợp giải quyết chặt chẽ giữa các ngành có liên quan quan nói chung và ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Thành nói riêng nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế. Chuyên đề đã đi vào phân tích đánh giá tình hình hoạt động tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành. Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể để hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Thành ngày một chất lượng hơn. Do thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và nhận xét của thầy cô và các bạn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính. Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội đặc biệt là cô giáo THS. Hoàng Lan Hương và ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công tác tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

doc49 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn vốn bù đắp thì khả năng mất thanh khoản ở ngân hàng sẽ xảy ra. Tương tự nếu ngân hàng sử dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn không linh hoạt trong khi lãi suất huy động vốn biến đổi thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro trong tín dụng. 3.3.2. Nhân tố từ phía khách hàng. Khi khách hàng đến ngân hàng vay vốn thì ngân hàng sẽ quan tâm đến năng lực pháp lý, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu khách hàng là tổ chức thì phải có đủ tư cách pháp nhân, nếu là cá nhân thì phải có tư cách thể nhân phải chịu trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khách hàng vay vốn không đủ điều kiện để thực hiện các nguyên tắc tín dụng của ngân hàng nên đã dẫn đến tình trạng rủi ro rất cao cho các khoản tín dụng của ngân hàng. Họ tìm mọi cách để qua mặt ngân hàng nhằm vay được vốn như: Lập hồ sơ chứng từ giả, sử dụng vốn không đúng mục đích, tài sản thế chấp không đủ điều kiện. 3.3.3. Một số nhân tố khác. Ngoài hai nhân tố chính kể trên có tác động trực tiếp đến chất lượng của tín dụng trung dài hạn thì các nhân tố sau đây cũng có tác động một cách gián tiếp đến chất lượng tín dụng trung dài hạn như: Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên. - Môi trường pháp lý: Nó là cơ sở pháp lý cho các hoạt động hợp pháp của các thành phần kinh tế, nó là hệ thống pháp luật chi phối các hoạt động của các thành phần kinh tế được hoạt động lành mạnh. Một yêu cầu được đặt ra là phải có sự thống nhất và phù hợp giữa các bộ luật, các văn bản pháp quy, nhằm tạo được sự chặt chẽ và hiệu lực của pháp luật. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ sẽ tạo ra những kẽ hở để kẻ xấu có thể lợi dụng khai thác hay tạo ra các mâu thuẫn làm mất đi tính hiệu lực của pháp luật. - Môi trường kinh tế: Là nơi diễn ra các kinh doanh kinh doanh của các nhà kinh tế. Môi trường kinh tế của chúng ta hiện nay đang chịu sự chi phối của hai yếu tố: Sự can thiệp của Nhà nước bằng các chính sách kinh tế vĩ mô làm cho môi trường phát triển theo đúng hướng mà chúng ta đã định và tạo ra sự lành mạnh của môi trường (Bàn tay hữu hình). Các doanh nghiệp còn phải chịu sự chi phối của quy luật cung cầu trên thị trường (Bàn tay hữu hình). Những nhân tố trên đều tác động đến doanh nghiệp. Nếu tác động theo chiều hướng tốt sẽ làm cho doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao, từ đó làm cho doanh nghiệp có khả năng trả nợ được ngân hàng. Nếu môi trường đó có tác động xấu đến doanh nghiệp sẽ làm cho doanh nghiệp khó khăn trong kinh doanh, kéo theo việc không trả nợ được ngân hàng đúng hạn, làm phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi… Do vậy, vấn đề làm sao để tạo ra được một môi trường tốt nhất cho các thành phần kinh tế, tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh của họ góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng cho các ngân hàng. - Môi trường tự nhiên: Ngày nay dù khoa học phát triển, chúng ta có thể dự báo được các thảm hoạ trong thiên nhiên. Nhưng với sự khắc nghiệt của môi trường thiên nhiên nó đã gây ra các hiệu qủa nghiêm trọng dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của ngân hàng. Nhất là đối với các ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH. I. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH 1. Sự hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành một phần gắn liền với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Do vậy trước hết chúng ta tìm hiểu qua quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam như sau: Giai đoạn 1957 - 1994: Đây là giai đoạn hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Ngân hàng có nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán và quản lý vốn do Nhà nước cấp cho kiến thiết cơ bản, nhằm thực hiện các kế hoạch phát triển công cuộc chiến đấu và bảo vệ tổ quốc. Đến ngày 14/11/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập Ngân hàng Đầu tư và phát triển thay thế cho Ngân hàng Kiến thiết cũ, Ngân hàng có nhiệm vụ huy động vốn trung dài hạn trong nước ra nước ngoài và nhận vốn từ ngân sách nhà nước cho vay các dự án chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển. Đến năm 2003, thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Từ đó Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc đã quyết định thành lập và đưa vào hoạt động đơn vị thành viên thứ 76 của mình - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành. Vì vậy Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành ra đời là một sự tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường hiện nay. Được thành lập ngày 16/9/2003, là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, trên cơ sở tách một phòng và một số quỹ tiết kiệm của Sở giao dịch 1 của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành có trụ sở chính tại 34B Hàng Bài - Hà Nội - Việt Nam. Với định hướng là ngân hàng bán lẻ, ứng dụng các công nghệ và quản lý để tạo ra sản phẩm dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mực và công nghệ quốc tế, tập trung chuyên sâu trong lĩnh vực phục vụ các nhu cầu về vốn và các dịch vụ tiện ích Ngân hàng Đầu tư và phát triển, đối với khả năng đáp ứng dịch vụ thanh toán hiện đại cho khách hàng như hệ thống thanh toán thẻ ATM, thẻ tín dụng, chi trả lương… Trong suốt quá trình hoạt động chi nhánh Hà Thành đã mở thêm được 2 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm. Như vậy, mới chỉ đi vào hoạt động được một thời gian ngắn nhưng thừa hưởng truyền thống 46 năm xây dựng trưởng thành và phát triển, Chi nhánh Hà Thành ra đời và phát triển đã góp phần với các ngân hàng khác thuộc hệ thống ngân hàng trong cả nước cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ hiện đại, đem lại nhiều tiện ích. Đây là sự ghi nhận và đánh giá cao nhất cho những nỗ lực của cán bộ công nhân viên và tập thể lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành. 2. Những thuận lợi, khó khăn trong môi trường kinh doanh của Chi nhánh. 2.1. Thuận lợi. Chi nhánh Ngân hàng Hà Thành nằm ở trung tâm thủ đô của một đất nước, nơi tập trung rất nhiều các doanh nghiệp và là nơi có môi trường kinh tế diễn ra hết sức sôi động. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để Ngân hàng có thể phát huy được khả năng của mình. Không những thế Chi nhánh còn được thừa hưởng truyền thống lâu năm của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và được chuyển giao đưa vào ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất của Ngân hàng Đầu tư và phát triển nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, với mục tiêu đi sâu vào phục vụ những doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đây là một thị trường rất rộng lớn và ngày càng phát triển của đất nước. Thêm vào đó Chi nhánh còn có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ có trình độ cao nên có thể tiếp cận được những công nghệ tiên tiến và rất năng động trong việc tiếp cận với thị trường. 2.2. Khó khăn. Do Chi nhánh mới thành lập nên cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, chưa tạo được uy tín lớn trên thị trường, từ đó dẫn đến những hoạt động của ngân hàng còn hạn chế như: chưa huy động được nhiều vốn để có thể cho vay được những dự án lớn, chưa có nhiều khách hàng thân quen làm cho công tác thẩm định dự án khó khăn hơn với mục tiêu là đi sâu vào phục vụ những doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là loại hình doanh nghiệp mới phát triển ở Việt Nam, họ chưa có nhiều kinh nghiệm khi vay vốn ngân hàng, điều này sẽ gây khó khăn hơn cho ngân hàng khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng. 3. Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong thời gian qua. Với phương châm “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành là người bạn tin cậy của khách hàng vươn tới thành công trong quá trình hội nhập”, nên trong thời gian qua Chi nhánh đã nỗ lực rất cao trong các hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó được thể hiện qua một số hoạt động như sau: 31. Hoạt động huy động vốn. Nguồn vốn huy động là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại được phát triển. Ngân hàng thương mại nào huy động được nhiều vốn thì sẽ mở rộng được mức độ ảnh hưởng của mình trên thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động nên Chi nhánh đã rất chú trọng đến hoạt động huy động vốn bằng các biện pháp như: Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng cơ chế lãi suất rất linh hoạt và hợp lý, có nhiều chương trình khuyến mại nhằm khai thác các nguồn vốn trong nền kinh tế đạt hiệu qủa cao. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong các năm liên tục tăng như năm 2003 là 741.887 triệu đồng, thì sang các năm 2004 tăng lên 1.380.576 triệu đồng và đến năm 2005 đạt 1.961.549 triệu đồng. Nó được phản ánh qua bảng sau: Bảng 1: Bảng tổng hợp nguồn vốn huy động (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Huy động vốn 741.887 1.380.576 1.961.549 1. Tiền gửi không kỳ hạn 103.822 205.576 524.608 2. Tiền gửi chuyên dùng của CN và TCKT 104 95.228 285.342 3. Tiền gửi dưới 12 tháng của CN và TCKT 176.569 382.143 490.501 4. Tiền gửi trên 12 tháng của của CN và TCKT 242.290 379.918 478.243 5. Kỳ phiếu ngắn hạn 114.412 108.375 138.412 6. Kỳ phiếu dài hạn 31.311 38.753 1.961 7. Tiết kiệm tích luỹ 204 1.998 197 8. Chứng chỉ tiền gửi 70.104 44.875 40.135 9. Trái phiếu. 3.071 51.710 2.150 Bằng VNĐ 452.258 886.512 1.366.124 Bằng ngoại tệ 289.629 494.064 595.425 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành) Bảng 2: Bảng đánh giá tốc độ tăng trưởng nguồn vốn (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 so với năm 2003 Năm 2005 so với năm 2004 Chênh lệch Tăng (%) Chênh lệch Tăng (%) Tiền gửi ngắn hạn 468.415 118,61 575.541 66,66 Tiền gửi trung và dài hạn 170.274 49,07 5.432 1,05 Tổng số 638.689 167,67 580.973 67,71 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành) Qua hai bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành qua các năm đều có sự tăng trưởng nhanh, đặc biệt là năm 2004, tăng 638.689 triệu đồng, tương đương (167,67%) so với năm 2003, và đến năm 2005 tổng số vốn huy động là 1.961.549 triệu đồng, tăng 580.973 triệu đồng, tương đương (67,71%) so với năm 2004. Đặc biệt tiền gửi ngắn hạn có tỷ lệ tăng trưởng rất cao qua các năm. Năm 2004 tăng 468.415 triệu đồng, tương đương (118,61%) so với năm 2003 và năm 2005 tăng 575.541 triệu đồng, tương đương (66,66%) so với năm 2004. Đây là nguồn vốn có lãi suất thấp nên Ngân hàng rất nỗ lực để thu hút nguồn vốn này. Bên cạnh đó, tiền gửi trung và dài hạn cũng tăng lên qua các năm. Năm 2004 tăng 170.274 triệu đồng, tương đương (49,07%) so với năm 2003. Năm 2005 cũng tăng so với năm 2004 nhưng tăng không đáng kể. Nhận thấy đây là nguồn vốn hết sức quan trọng nhằm phục vụ tín dụng trung và dài hạn nên trong những năm tới Chi nhánh sẽ đẩy cao nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Để thực hiện được sự tăng trưởng nguồn vốn như trên Chi nhánh đã đưa vào hệ thống 3 qũy tiết kiệm: quỹ tiết kiệm số 8, số 9 và quỹ tiết kiệm số 10 đặt tại những địa điểm rất thuận lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Không những thế các loại hình huy động của Chi nhánh rất phong phú như: trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi thanh toán… kết hợp với những chương trình khuyến mại: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích luỹ… Cộng với mức lãi suất hợp lý nên đã thu hút được lượng khách hàng đến gửi tiền ngày một tăng. 3.2. Hoạt động tín dụng và các hoạt động dịch vụ. Mục tiêu hàng đầu của các Ngân hàng Thương mại là lợi nhuận, họ nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó để cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Huy động vốn là hoạt động phải trả chi phí, để bù đắp cho phi phí này và để đảm bảo có được lợi nhuận của mình thì các ngân hàng cần phải sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Sau khi huy động vốn, một phần trong số này được dữ lại để dự trữ nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng và đảm bảo đúng quy định của ngân hàng nhà nước, phần còn lại ngân hàng sẽ đưa vào sử dụng cho những hoạt động của mình. Đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành phần vốn được đưa vào sử dụng cho các hoạt động chủ yếu sau: 3.2.1. Hoạt động tín dụng. Các chỉ tiêu tín dụng của Chi nhánh đã đạt được thể hiện dưới bảng sau tín đến ngày 31/12/2005. Bảng 3: Doanh số nghiệp vụ tín dụng (Đơn vị: Triệu đồng) 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Tín dụng 233.136 923.525 1.360.574 1. Ngắn hạn 191.850 782.118 1.059.057 Trong đó VNĐ 151.430 299.826 510.007 Trong đó ngoại tệ 40.402 482.292 549.049 2. Trung dài hạn 41.286 141.408 301.518 Trong đó VNĐ 38.214 130.111 292.626 Trong đó ngoại tệ 3.072 11.297 8.892 Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn của các năm 2003, 2004 là 0%, đến năm 2005 tỷ lệ này là 0,1%. Trong đó 80% nợ quá hạn của trung dài hạn và 20% nợ qúa hạn của cho vay ngắn hạn. 100% nợ qúa hạn là cho vay các doanh nghiệp trong nước. Bảng 4: Nghiệp vụ cho vay (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 so với năm 2003 Năm 2005 so với năm 2004 Chênh lệch Tăng (%) Chênh lệch Tăng (%) Doanh số cho vay 690.385 296,12 437.049 47,32 Cho vay ngắn hạn 590.268 307,67 276.939 35,40 Cho vay trung dài hạn 100.122 242,5 160.110 113,22 Qua 2 bảng số liệu trên ta nhận thấy doanh số cho vay của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Đặc biệt là dư nợ ngắn hạn tăng rất nhanh qua các năm, năm 2004 tăng 590.268 triệu đồng, tương đương 307,67% so với năm 2003 và năm 2005 tăng 276.939 triệu đồng, tương đương 35,4% so với năm 2004. Bên cạnh đó dư nợ trung và dài hạn trong tỷ trọng có thấp hơn dư nợ ngắn hạn nhưng về số lượng cũng đều tăng lên qua các năm. Năm 2005 tăng 160.110 triệu đồng, tương đương 113,22% so với năm 2004. Do Chi nhánh mới được thành lập nên khả năng huy động vốn còn hạn chế với phương châm hoạt động của Chi nhánh là đi sâu vào khai thác thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do đó nên hoạt động tín dụng dư nợ ngắn hạn tăng trưởng mạnh. Nhằm giảm thiểu rủi ro cho các khoản tín dụng, thời gian qua Chi nhánh đã chú trọng đến tín dụng ngắn hạn để tạo khả năng quay vòng vốn được nhanh và đa dạng hoá cho vay các thành phần kinh tế. Nhưng ta có thể nhận thấy được rằng Chi nhánh đang dần chuyển cơ cấu dư nợ cho vay của mình sang hướng cho vay trung và dài hạn. Và trong những năm tới với sự phát triển lớn mạnh của Chi nhánh Hà Thành tạo khả năng huy động vốn mạnh cộng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì Chi nhánh sẽ tập trung chủ yếu vào cho vay trung và dài hạn. 3.2.2. Các hoạt động dịch vụ. Tuy Chi nhánh mới đi vào hoạt động nhưng với định hướng là ngân hàng bán lẻ, ứng dụng các công nghệ và quản lý để tạo ra sản phẩm dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mực thông lệ Quốc tế, tập trung chuyên sâu trong lĩnh vực phục vụ các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng Đầu tư. Do vậy Chi nhánh đã mở được rất nhiều các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng nhằm thu phí dịch vụ làm tăng thu nhập cho Chi nhánh, điều đó được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 5: Các hoạt động thu phí dịch vụ. (Đơn vị: Triệu đồng) 2003 2004 2005 Thu phí dịch vụ 1.740 4.619 7.914 Bảo lãnh 80 117 1.300 Thanh toán trong nước 266 346 265 Thanh toán Quốc tế 927 2.803 4.436 Dịch vụ ngân quỹ 42 85 127 Thu khác 6 10 14 Kinh doanh ngoại tệ 419 1.258 1.772 Qua bảng trên ta nhận thấy đã có rất nhiều các dịch vụ được Chi nhánh đưa vào hoạt động. Tuy việc doanh thu từ thu phí dịch vụ còn khiêm tốn nhưng doanh thu từ phí dịch vụ đều tăng trong các năm kế tiếp, đặc biệt là các dịch vụ như: Bảo lãnh, thanh toán Quốc tế… Vậy qua tất cả những phân tích ở trên ta có thể thấy được hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành tăng trưởng một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Điều đó khẳng định Chi nhánh đang đi đúng hướng của mình. II. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH HÀ THÀNH. 1. Tình hình huy động vốn trung và dài hạn. Các ngân hàng thương mại muốn làm tốt công tác cho vay trung và dài hạn thì họ phải làm tốt công tác huy động vốn trung và dài hạn, vì để đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng của mình, các ngân hàng không thể lấy toàn bộ nguồn vốn ngắn hạn chuyển sang cho vay trung và dài hạn. Hơn nữa, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì các Ngân hàng Thương mại chỉ được phép chuyển tối đa 20% trên tổng huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, và Chi nhánh Hà Thành cũng không là một ngoại lệ. Bảng 6: Nguồn vốn trung và dài hạn (Đơn vị: Triệu đồng) Loại hình 2005 2004 2003 VNĐ 279.904 254.415 187.555 Ngoại tệ 242.782 262.839 159.425 Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung và dài hạn (Đơn vị: Triệu đồng) Năm 2004 so với năm 2003 Năm 2005 so với năm 2004 Chênh lệch Tăng giảm (%) Chênh lệch Tăng giảm (%) VNĐ 66.860 35,64 25.489 10 Ngoại tệ 103.414 64,86 20.057 -7,6 Tổng số 170.274 102,5 5.432 2,4 Do năm 2003 Chi nhánh mới chỉ đi vào hoạt động được 1 số tháng nên sự chênh lệch so với năm 2004 chỉ là tương đối mặc dù Chi nhánh đã đưa một só hình thức huy động vốn trung và dài hạn vào hoạt động như: trái phiếu, kỳ phiếu dài hạn, chứng chỉ tiền gửi… Nhưng số lượng vốn trung và dài hạn vẫn còn ít và có t ỷ lệ tăng thấp qua các năm: năm 2005 tổng số vốn trung và dài hạn huy động được là 522.686 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2004 là 5.432 triệu đồng, tương đương tăng 2,4%. Nhằm chuyển dịch đầu cơ sang cho vay trung và dài hạn thì trong thời gian tới Chi nhánh Hà Thành cần phải chú trọng hơn tới việc huy động vốn trung và dài hạn như phát hành các: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn… mở thêm các quỹ tiết kiệm và có nhiều chương trình nhằm thu hút khách hàng gửi tiền. 2. Tình hình cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Hà Thành. 2.1. Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn. Chúng ta đều nhận thấy rằng khi Ngân hàng cho vay trung và dài hạn thì có tỷ lệ rủi ro cao hơn là cho vay ngắn hạn và vòng vốn quay sẽ chậm hơn, điều đó làm cho các ngân hàng gặp khó khăn, nó lại càng khó khăn hơn đối với một ngân hàng mới thành lập như Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành. Nhưng với sự cố gắng và quyết tâm cao, cán bộ công nhân viên của Chi nhánh Hà Thành đã đạt được những thành quả nhất định về cho vay trung và dài hạn và được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 8: Cơ cấu cho vay trung và dài hạn trên tổng dư nợ (Đơn vị: Triệu đồng) Các năm Doanh số cho vay trung dài hạn Tổng doanh số cho vay Tỷ trọng (%) 2003 41.286 233.136 17,7 2004 141.408 923.525 15,31 2005 301.518 1.360.574 22,16 Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng cho vay trung dài hạn (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 so với năm 2003 Năm 2005 so với năm 2004 Chênh lệch Tăng giảm (%) Chênh lệch Tăng giảm (%) Cho vay trung dài hạn 100.122 212,5 106.110 113,22 Nhìn vào 2 bảng số liệu ở trên ta thấy được tình hình cho vay trung dài hạn của Chi nhánh Hà Thành tăng nhanh qua các năm cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Năm 2003 tín dụng trung dài hạn mới chỉ đạt 41.286 triệu đồng, nhưng đến năm 2004 nó đã đạt 141.408 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 15,31% và đến năm 2005 đạt 301.518 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22,16% tổng doanh số cho vay. Về doanh số cho vay của năm sau cũng đều cao hơn năm trước. Doanh số cho vay trung dài hạn năm 2005 cao hơn 160.110 triệu đồng, tương đương tăng 113,22% so với năm 2004. Ta có thể khẳng định doanh số cho vay trung dài hạn của Chi nhánh Hà Thành đều tăng qua các năm cả về tương đối lẫn tuyệt đối. Năm 2003 dù mới đi vào hoạt động nhưng Chi nhánh cũng đã cho vay trung và dài hạn đạt 17,7% trên tổng doanh số cho vay, đây là một tỷ lệ tương đối so với các Ngân hàng Thương mại khác. Đến năm 2005 thực sự là một năm đánh dấu bước nhảy vọt của Chi nhánh về doanh số tín dụng trung dài hạn với doanh số tín dụng trung dài hạn là 301.518 triệu đồng, tăng 113,22% so với năm trứơc và chiếm tỷ trọng 22,16% trên tổng doanh số cho vay. Trong năm nay Chi nhánh đã tập trung cho vay đối với các dự án lớn của các công ty ngoài quốc doanh ví dụ điển hình là: Chi nhánh đã cho Công ty Bánh kẹo Hải Hà vay 10 tỷ đầu tư vào dây chuyền sản xuất và mua các tài sản cố định khác, nhằm nâng cao về số lượng cũng như chất lượng bánh kẹo của công ty Hải Hà… Doanh thu của Công ty đã tăng lên đáng kể. Chi nhánh cũng đã thực hiện cho vay trung và dài hạn đối với Công ty Cổ phần Vận tải Bắc Hà với dự án mua các xe ô tô vận tải nhằm phục vụ hành khách công cộng trên một số tuyến của Hà Nội với số tiền là 36,7 tỷ đồng, và Công ty Cổ phần Bắc Hà đã đưa dự án vào hoạt động đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và ban đầu thu được nhiều thành quả nhất định. Như vậy ta có thể thấy trong hơn 2 năm vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành với nhiều biện pháp linh hoạt đã không ngừng gia tăng số lượng cũng như tỷ trọng của tín dụng trung dài hạn. 2.2. Cơ cấu tín dụng trung dài hạn. 2.2.1. Cơ cấu cho vay theo loại hình kinh tế. Bảng 10: Cơ cấu cho vay trung dài hạn theo loại hình kinh tế. (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh số cho vay trung dài hạn 141.408 1% 301.518 Quốc doanh 31.110 22% 27.137 9% Ngoài Quốc doanh 101.298 78% 274.381 91% Nhìn vào bảng trên có thể thấy hầu hết các khoản cho vay trung dài hạn của Ngân hàng đều tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Số lượng và tỷ lệ đều tăng lên trong các năm. Điều đó thể hiện Chi nhánh đang đi đúng với định hướng của mình đó là tập trung đi sâu vào khai thác các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh. Đó là một định hướng hoàn toàn chính xác vì đất nước chúng ta đang trong thời kỳ kinh tế thị trường nên có rất nhiều các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh mọc lên, nhưng các doanh nghiệp này đều thiếu vốn, nhất là vốn dài hạn để đầu tư mua trang thiết bị sản xuất nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn khác. Vậy để phát triển kinh tế của doanh nghiệp và của đất nước chúng ta không thể không quan tâm tới các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh vì nó có số lượng rất lớn và ngày càng lớn. 2.2.2. Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế. Bảng 11: cho vay trung dài hạn theo ngành kinh tế (Đơn vị: Triệu đồng) Năm 2004 Năm 2005 Ngành kinh tế: Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Công nghiệp 14.140,8 10% 45.227,7 15% Xây dựng 19.797,12 14% 36.182,16 12% Thương mại dịch vụ 76.360,32 54% 159.804,54 53% Ngành khác 31.109,76 22% 60.303,6 20% Bằng biện pháp cho vay nhiều thành phần kinh tế, Ngân hàng đã làm giảm rủi ro các khoản tín dụng trung và dài hạn. Nhìn vào bảng trên ta thấy ngành thương mại và dịch vụ có tỷ lệ vay trung và dài hạn cao. Theo nhận định của các nhà kinh tế, đây là ngành có lợi nhuận cao và sẽ ngày càng phát triển nhất là với những đất nước có nền kinh tế phát triển. 2.3. Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Hà Thành. Bảng 12: Bảng tổng hợp số liệu về tín dụng trung - dài hạn (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh số cho vay trung và dài hạn 41.286 141.408 301.518 Tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn 41.286 182.694 409.312 Nợ quá hạn trung dài hạn 0 0 327,5 Doanh số thu nợ trung dài hạn 0 0 74.900 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành Bảng 13: Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng trung và dài hạn Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nợ quá hạn trung dài hạn 0 0 0,0008 Vòng quay của vốn trung và dài hạn 0 0 0,34 Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn 130 650 1.378 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành Có thể nói hoạt động tín dụng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là trong hoạt động cho vay trung và dài hạn. Thời gian cho vay càng dài thì rủi ro càng cao. Chính vì vậy mà các Ngân hàng Thương mại đều rất thận trọng đối với những khoản vay trung và dài hạn. Nhưng trong sự khó khăn đó Chi nhánh Hà Thành vẫn đạt được những kết quả cao về số lượng cũng như chất lượng tín dụng trung dài hạn. Điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu ở bảng trên: Như doanh số cho vay trung dài hạn liên tục tăng trong các năm. Vòng quay của vốn năm 2005 0,34 đây là chỉ tiêu cao trong khi đó tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn qua các năm là thấp điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng được nâng cao. III. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH HÀ THÀNH. 1. Những thành tựu đạt được. Do tính chất của khoản vay tín dụng trung dài hạn có độ rủi ro cao và có thời gian thu hồi vốn lâu hơn so với vay ngắn hạn, vòng quay của vốn chậm làm cho khoản tiền chậm đưa vào lưu thông, làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Trong khi đó vốn huy động để cho vay trung dài hạn là không nhiều. Tất cả các điều đó làm cho các ngân hàng thương mại rất thận trọng trong các hoạt động cho vay trung dài hạn. Do vậy nếu không nâng cao được chất lượng tín dụng trung dài hạn sẽ dẫn đến tình trạng nợ xấu và nợ quá hạn rất nhiều, trầm trọng hơn nữa có thể dẫn tới sự vỡ nợ của các ngân hàng thương mại. Điể hình như Ngân hàng Đầu tư và phát triển Tỉnh Hà Giang thời gian vừa qua cho vay vốn xây dựng cơ bản các Doanh nghiệp xây dựng làm ăn thua lỗ kéo theo một khoản nợ xấu và quá hạn gần một nghìn tỷ đồng đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Tỉnh Hà Giang. Nhưng trong tình hình đó chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành vẫn đạt mức tăng trưởng dư nợ tín dụng trung dài hạn. Đó quả là một thành tích đáng kể đối với một Ngân hàng mới đi vào hoạt động như chi nhánh: Thực hiện đúng theo chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam về công tác tín dụng. Chi nhánh Hà Thành đã đủ chủ động chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng kinh tế ngoài quốc doanh là chủ đạo, nâng cao tỷ trọng đầu tư trung dài hạn trên tổng dư nợ. Điều đó đựơc thể hiện qua các mặt sau: Trong những năm qua tín dụng trung dài hạn đã không ngừng tăng lên, tỷ lệ tăng trưởng là rất cao. Chi nhánh đã đóng góp không nhỏ vào hoạt động kinh tế của thủ đô, tạo tiền đề cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước diễn ra nhanh chóng. Tín dụng trung dài hạn của Chi nhánh đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vừa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Giúp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đổi mới trong thiết bị công nghệ hiện đại, phục vụ sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong thời kỳ mở cửa. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng trung dài hạn luôn được đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn là không đáng kể, tốc độ tăng trưởng tín dụng trung dài hạn liên tục tăng qua các năm. 2. Những hạn chế và nguyên nhân. 2.1. Những hạn chế. Những số liệu thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư phát triển Hà Thành cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn có những hạn chế cần giải quyết. Thứ nhất, tuy hoạt động tín dụng trung dài hạn được ngân hàng quan tâm, nhưng tỷ lệ dư nợ tín dụng trung dài hạn trên tổng dư nợ trong các năm vừa qua vẫn còn thấp, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về vốn trung dài hạn của nền kinh tế hiện tại. Thứ hai, hoạt động cho vay trung dài hạn đối với các doanh nghiệp Quốc doanh còn thấp. Đây là loại hình doanh nghiệp có độ rủi ro tính dụng thấp. Và nó là một thị trường rất lớn ở nước ta hiện nay. Thứ ba, tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng trung dài hạn qua các năm là thấp, riêng năm 2003 và 2004 là không có. Điều đó cho thấy công tác thẩm định dự án của ngân hàng là chấp nhận được, nhưng cho vay qúa thận trọng, dẫn đến có ít dự án được chấp nhận. Thứ tư, khả năng huy động vốn trung và dài hạn của Chi nhánh còn thấp vì các hình thức huy động vốn không đạt kết quả chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng. Từ đó dẫn đến quy mô cho vay trung và dài hạn sẽ không đạt hiệu quả. 2.2. Nguyên nhân. 2.2.1. Nguyên nhân từ ngân hàng. Do ngân hàng mới đi vào hoạt động nên uy tín của ngân hàng còn chưa được nhiều khách hàng biết đến và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Đặc biệt là những khách hàng truyền thống là các khách hàng có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó cơ sở kỹ thuật hạ tầng còn thấp làm giảm khả năng thu hút khách hàng. Ngân hàng quá tập trung vào thị trường doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà ít chú trọng vào doanh nghiệp quốc doanh mặc dù đây là một thị trường có độ rủi ro thấp. Chi nhánh Hà Thành đi sâu vào khai thác loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đối với loại hình doanh nghiệp này ở nước ta mới phát triển trong một vài năm qua. Đa số các doanh nghiệp này đều là cac doanh nghiệp vừa và nhỏ nên họ gặp rất nhiều khó khăn khi vay vốn ngân hàng như: Thiếu vốn tự có, thiếu tài sản đảm bảo, hệ thống kế toán - tài chính không rõ ràng, ít kinh nghiệm làm thủ tục vay vốn... Bên cạnh đó chi nhánh Ngân hàng Hà Thành còn có một số nguyên nhân sau đây gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn: Thứ nhất: Đội ngũ cán bộ tín dụng của Chi nhánh hiện nay đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh vẫn thực hiện chung với tất cả các khách hàng ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau mà chưa có sự phân công nhằm chuyên môn hóa cán bộ tín dụng. Làm được điều đó giúp cho cán bộ tín dụng có chuyên môn và sự hiểu chuyên sâu về từng lĩnh vực mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh. Thứ hai: Công tác thẩm định tài chính dự án hiện nay chi nhánh đã có phòng thẩm định dự án tách riêng ra khỏi phòng tín dụng vì vậy các dự án của khách hàng đã được sàng lọc và thẩm định kỹ hơn qua hai phòng thẩm định riêng biệt là phòng tín dụng và phòng thẩm định. Mặc dù vậy công tác thẩm định của chi nhánh vẫn còn những mặt hạn chế như chi nhánh mới chỉ thẩm định các chỉ tiêu định lượng đó là những chỉ tiêu đo đếm được còn chưa thực hiện các chỉ tiêu định tính như: trình độ chuyên môn, năng lực, đạo đức của cán bộ tập thể, của doanh nghiệp vay vốn. Điều này có thể làm cho ngân hàng mất đi những khách hàng tốt cho tương lai. Thứ ba: Việc quản lý các món vay của chi nhánh ngân hàng Hà Thành vẫn còn những bất cập các cán bộ tín dụng thường xuyên 3 tháng 1 lần xuống cơ sở kiểm tra về tình hình sử dụng tiền vay. Nhưng việc kiểm tra mới chỉ dừng lại ở bề nổi ở các doanh nghiệp vay vốn mà chưa đi sâu vào nghiên cứu phân tích các hoạt động bên trong của doanh nghiệp vay vốn. Điều đó có thể dẫn tới việc sử dụng sai mục đích khoản tiền vay. Thứ tư: Nguồn thông tin về tín dụng chi nhánh Ngân hàng Hà Thành với phương châm đi sâu vào phục vụ những doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là loại hình doanh nghiệp mới được phát triển ở Việt Nam, nên thông tin về các doanh nghiệp này là không nhiều dẫn đến việc khó khăn cho chi nhánh. khi muốn tìm hiểu về khách hàng của mình, hiện nay chi nhánh Hà Thành mới chỉ sử dụng một số nguồn thông tin chủ yếu như: phỏng vấn người xin vay và qua xem xét các báo cáo tài chính của người xin vay. Điều đó là chưa đủ vì vậy ngân hàng cần tăng cường hơn nữa về việc tìm hiểu nguồn thông tin về khách hàng. 2.2.2. Nguyên nhân khách quan. Những nguyên nhân khách quan cụ thể ảnh hưởng đến công tác cho vay trung dài hạn của ngân hàng đó là hệ thống pháp lý còn bộc lộ nhiều nhược điểm, điều đó tạo khe hở cho kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo. Về môi trường kinh tế cũng chưa thực sự ổn định và lành mạnh, nó làm ảnh hưởng đến lãi suất của khoản vay và làm ảnh hưởng đến giá trị của tài sản đảm bảo. Điều đó làm giảm chất lượng tín dụng. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH. I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH TRONG THỜI GIAN TỚI. Thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Hà Thành với định hướng là Ngân hàng bán lẻ, ứng dụng các công nghệ và qu?n lý để tạo ra các sản phẩm dịch vụ tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế, tập trung chuyên sâu trong lĩnh vực phục vụ nhu cầu về vốn và dịch vụ tiện ích ngân hàng,để thực hiện theo sự chỉ đạo đó Chi nhánh đã đề ra phương hướng hoạt động như sau: - Mở rộng mạng lưới hoạt động tại các khu vực đông dân cư, trung tâm thương mại, siêu thị, khu công nghiệp, tập trung các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư nhỏ lẻ. - Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phục vụ khách hàng theo hướng ngày càng tạo ra nhiều tiện ích trên nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến.. - Mở rộng các hoạt động phục vụ khách hàng ngoài quốc doanh. - Ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. - Tăng trưởng tổng tài sản và nguồn vốn với tốc độ cao. - Phấn đấu các chỉ tiêu chất lượng cao hơn mức trung bình toàn hệ thống. - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ kiểu mẫu, một trong những trung tâm ứng dụng và triển khai những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. - Là Chi nhánh đầu mối phục vụ khách hàng ngoài quốc doanh của toàn hệ thống trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Triển khai mạnh mẽ định hướng của Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Trong các mục tiêu trê việc đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phục vụ khách hàng theo hướng ngày càng tạo điều kiện tiện ích trên nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến được đặt lên hàng đầu và là mục tiêu cơ bả để đạt được những mục tiêu tiếp theo. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH. 1. Chuyên môn hoá cán bộ tín dụng của Chi nhánh. Để có một khoản tín dụng có chất lượng tốt, yếu tố quan trọng trứơc tiên thuộc về người cán bộ tín dụng ngân hàng, hiểu biết về thực lực tài chính, khả năng thanh toán nợ của khách hàng kể cả ở hiện tại và tương lai, xác định được tiềm năng phát triển và dự báo được những biến động trong tương lai. Không những vậy, cán bộ tín dụng còn phải nắm rõ tư cách đạo đức của khách hàng vì tư cách đạo đức của người vay có ảnh hưởng đến ý muốn trả nợ của họ. Sự tác động của những chính sách kinh tế của nhà nước hay ảnh hưởng của các biến động khách quan, chủ quan tác động đến kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp là rất phức tạp. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có một sự hiểu biết về thị trường và về lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh. Tất cả những yếu tố đó đòi hỏi đối với một cán bộ tín dụng dường như quá lớn, một cán bộ tín dụng dù có hiểu biết đến đâu, tài giỏi đến đâu cũng không thể có những hiểu biết sâu rộng tất cả những lĩnh vực. Để giải quyết vấn đề này, giải pháp đưa ra là cần chuyên môn hoá các cán bộ tín dụng, từng cán bộ sẽ đi sâu vào từng lĩnh vực mà mình giải quyết để có một sự phân tích chính xác về khách hàng và về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Hiện nay ở Chi nhánh Hà Thành và đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam, việc phân công cán bộ tín dụng chỉ dựa trên cơ sở khách hàng, mức dư nợ và thành phần kinh tế. Một cán bộ tín dụng khi đó phải cho vay trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Như vậy, các cá bộ tín dụng sẽ rất khó khăn trong việc thu thập và xử lý chính xác các thông tin tín dụng. Phải chăng ngân hàng thực hiện chuyên môn hoá với từng cán bộ tín dụng bằng cách chia khách hàng theo từng nhóm, từng lĩnh vực kinh doanh. Trên cơ sở đó căn cứ vào năng lực sở trường, và kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng để phân công thực hiện cho vay đối với từng loại khách hàng nhất định. Việc chuyên môn hoá cán bộ tín dụng như vậy sẽ khắc phục được mâu thuẫn giữa chuyên môn hoá và đa dạng hoá, làm tăng chất lượng độ tin cậy của thông tin tín dụng, tạo cơ sở xây dựng các mối quan hệ khách hàng lâu dài. Đồng thời làm giảm chi phí trong công tác điều tra, tìm hiểu khách hàng, thẩm định và phân tích tín dụng, giám sát khách hàng sử dụng tiền vay. 2. Nâng cao công tác thẩm định tài chính dự án. Công tác thẩm định dự án của ngân hàng đối với các khách hàng là không thể thiếu được khi thực hiện một khoản vay, đối với việc cho vay trung và dài hạn thì công tác thẩm định rất là phức tạp và khó khăn, công việc đó đòi hỏi khả năng phân tích, đánh giá, và dự báo một cách chính xác của cán bộ thẩm định tín dụng về các dự án của khách hàng. Cán bộ thẩm định tín dụng không chỉ đóng vai trò là người phân tích đánh giá mà còn là tư vấn dầy dạn kinh nghiệm để có thể đưa ra các lời khuyên hữu ích cho các dự án của khách hàng. Điều đó vừa đem lại lợi ích cho khách hàng vừa đảm bảo an toàn cho đồng vốn tín dụng ngân hàng. Do vậy, trong quy trình cho vay thì việc làm tốt công tác thẩm định tín dụng góp phần rất quan trọng tới chất lượng khoản tín dụng. Trong những năm qua, Chi nhánh Hà Thành đã được thực hiện khá tốt khâu thẩm định tín dụng nên tỷ lệ nợ quá dài hạn trên tổng dư nợ luôn luôn được khống chế ở mức độ thấp. Tuy nhiên việc thẩm định tín dụng mới chỉ dừng lại ở việc thẩm định tín dụng hiệu quả của dự án đầu tư hay phương án sản suất kinh doanh thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Một mảng khác rất quan trọng vẫn chưa được quan tâm đúng mức đó là thẩm định các chỉ tiêu định tính đối với ban giám đốc của doanh nghiệp vay vốn. Các chỉ tiêu thường là, năng lực, trình độ, chuyên môn, khả năng quản lý, tổ chức điều hành, khả năng hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, phẩm chất đạo đức, tác phong uy tín… của các thành viên trong ban giám đốc của doanh nghiệp. Để có thể đánh giá được các chỉ tiêu này, cán bộ tín dụng cần phải đi thực tế khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phỏng vấn trực tiếp các thành viên trong ban giám đốc, phỏng vấn các công nhân lao động, các bạn hàng, các đối tác, tìm kiếm thêm các nguồn thông tin bổ sung khác qua báo chí, các cảnh báo về việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước… về doanh nghiệp từ đó các bộ tín dụng rút ra các nhận xét đúng đắn về ban giám đốc doanh nghiệp trở nên rất quan trọng vì nó liên quan đến khả năng điều hành và sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Do đó trong thời gian tới, ngoài việc nâng cao hơn nữa trình độ thẩm đinh của cán bộ thẩm định tín dụng thông qua việc bồi dưỡng nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm thẩm định trong và ngoài nước, Ngân hàng còn cần phải dành sự quan tâm chú trọng nhiều hơn đến các chỉ tiêu định lượng và định tính. Sự hiệu quả của đồng vốn phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của Ban Giám đốc doanh nghiệp. Trong công tác thu nợ thì điều quan trọng là phải có một phương pháp thu nợ khoa học, tránh rập khuôn cứng nhắc. Thông thường sự rập khuôn cứng nhắc gây thiệt hại cho cả hai bên và chỉ có thể giải quyết được bằng cách đưa ra toà án hay phát mại tài sản tín dụng. Khi xảy ra tình trạng này thì doanh nghiệp sẽ rơi vào thế "bi đát" và bế tắc còn ngân hàng cũng không đảm bảo được việc thu hồi đầy đủ khoản vốn cho vay. Do vậy việc hợp tác khách hàng nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có lợi cho cả đôi bên. Nhất thiết phải thực hiện tuần tự từ biện pháp kinh tế, sau đó nếu biện pháp kinh tế không đạt kết quả thì mới áp dụng biện pháp phát mại, xử lý tài sản thế chấp hay tuyên bố phá sản doanh nghiệp, khởi kiện ra toà… Đối với các trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích (chủ yếu đối với kinh tế ngoài quốc doanh) gây hậu quả nghiêm trọng và có nhiều khả năng không thu hồi được vốn thì ngay cả khi khoản vay chưa đến hạn Ngân hàng vẫn có thể kiên quyết thực hiện các biện pháp thu hồi cho vay qua việc phát mại tài sản thế chấp, kê biên tài sản, khởi kiện ra toà… Ngoài ra, việc thu hồi nợ nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào sự phù hợp giữa thời hạn cho vay và chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sự phù hợp đó thể hiện ở chỗ khi nào thì doanh nghiệp phát sinh doanh thu và đó chính là nguồn trả nợ vay cho ngân hàng. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, nhân viên tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng cho nghiệp vụ cán bộ, nhân viên tín dụng nhằm tạo nên sự đồng bộ trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng đồng thời với các hình thức khen thưởng vật chất xứng đáng với kết quả mà cán bộ tín dụng đem lại cho ngân hàng, áp dụng việc xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ tín dụng không có tinh thần trách nhiệm với công việc để phát sinh nhiều nợ quá hạn. 3. Tăng cường quản lý các món vay. Giám sát quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro đạo đức. Việc giám sát sẽ giúp Ngân hàng kiểm soát đựơc hành vi của người vay vốn, đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng hiệu quả, mục đích. Nếu việc giám sát không đựơc thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, nhiều khả năng khách hàng sẽ sử dụng tiền vay vào những mục đích khác, rủi ro lớn. Trong việc giám sát tiền vay các cán bộ tín dụng sẽ xem xét các báo cáo tài chính mới nhất của khách hàng, một số giấy tờ, hoá đơn liên quan (như các giấy tờ chứng nhận doanh nghiệp đã nhận thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất). Ngoài ra, định kỳ mỗi quý cán bộ tín dụng phải xuống cơ sở kiểm tra. Bên cạnh việc kiểm tra quá trình sử dụng tiền vay, cán bộ tín dụng cũng đặc biệt phải lưu ý tới tài sản thế chấp của khách hàng, đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành, đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành, nếu giá trị tài sản thế chấp bị giảm so với giá ban đầu thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc giảm dư nợ tương ứng. Cán bộ tín dụng phải nắm rõ các nguồn thu của khách hàng và yêu cầu khách hàng phải thực hiện việc thanh toán cho đơn vị qua Ngân hàng. Thường xuyên kiểm tra tài khoản của khách hàng là một phương thức để đánh giá tình trạng tài chính của khách hàng có lành mạnh không. Nếu trong giai đoạn thực thi của dự án gặp khó khăn, không thực hiện đựơc theo đúng kế hoạch có thể gây rủi ro cho Ngân hàng, cán bộ tín dụng phải cùng với chủ dự án tìm cách giải quyết, yêu cầu điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh hoặc phải có biện pháp để thu nợ về. 4. Tăng cường các nguồn thông tin về tín dụng Cùng với nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng thì việc sàng lọc và giám sát cũng đều làm cho chất lượng của tín dụng được cao hơn. Để đưa ra được quyết định cho vay đòi hỏi ngân hàng phải loại ra được những người vay tín dụng có triển vọng xấu. Một khi một khoản tiền vay được thực hiện, người vay có ý muốn tiến hành những hoạt động rủi ro đạo đức, các ngân hàng phải theo nguyên lý quản lý tiền vay ngân hàng phải viết ra các điều khoản hợp đồng vào trong các hợp đồng vay tiền, đó là những điều khoản nhằm hạn chế những người vay tiền không được thực hiện những việc rủi ro. Bằng cách giám sát các người vay để xem họ có tuân theo các quy định hạn chế đó không, và bằng cách cưỡng chế thi hành những quy định hạn chế nếu họ không tuân theo. Để thực hiện được điều đó các ngân hàng cần phải có nguồn thông tin chính xác và kịp thời: Các nguồn thông tin đó bao gồm: phỏng vấn người xin vay, sổ sách của ngân hàng, các nguồn tin điều tra bên ngoài địa điểm kinh doanh của người xin vay và các báo cáo tài chính của họ. - Qua phỏng vấn người xin vay, nhân viên tín dụng sẽ biết được lý do và các yêu cầu xin vay có đáp ứng được các đòi hỏi về chính sách cho vay của ngân hàng mình hay không. Qua phỏng vấn nhân viên tín dụng cũng có thể đánh giá được phần nào đó về tính thật thà của người xin vay. - Sổ sách của ngân hàng : Ngân hàng Nhà Nước có thể lưu trữ hồ sơ của người vay từ trước. Từ đó chi nhánh có thể thu thập được các thông tin về khách hàng xin vay ở ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Để từ đó thêm được những nguồn thông tin về khách hàng xin vay. - Các nguồn thông tin từ việc điều tra hoạt động kinh doanh thông qua các báo cáo tài chính của khách hàng và thông qua việc nhân viên tín dụng trực tiếp đến tham quan cơ sở sản xuất kinh doanh. - Các nguồn thông tin từ bên ngoài khác: như thông tin từ các tổ chức tài chính khác, thông tin từ các cơ quan chức năng quản lý, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Từ tất cả các nguồn thông tin trên các cán bộ ngân hàng có thể cho các nhận xét đánh giá một cách chính xác kịp thời về khách hàng của mình. Để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn. Các ngân hàng phát triển trên thế giới cũng như các ngân hàng lớn của Việt Nam đều phải bỏ ra những khoản chi phí rất lớn để có những nguồn thông tin chính xác và kịp thời. Phải chăng việc thành lập phòng thu thập thông tin và sử lý thông tin đối với chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành là cần thiết mặc dù sẽ tốn nhiều chi phí. 5. Tăng cường giải pháp xử lý các khoản nợ có vấn đề Trong những năm vừa qua chi nhánh Hà Thành có tỷ lệ nợ quá hạn là thấp. Như thế không có nghĩa là trong tương lai ngân hàng sẽ có tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Vì vậy mà ngân hàng vẫn cần phải quan tâm tới việc xử lý các khoản nợ có vấn đề. Một khoản cho vay có vấn đề không có nghĩa là tất cả đã mất là người vay đã vào thời điểm giới hạn cuối cùng và khả năng khoản vay sẽ không được trả một phần hay toàn bộ. Hầu hết những khoản cho vay có vấn đề tại các ngân hàng mt được xử lý bằng phương pháp khai thác, người vay được phép tự khắc phục các khó khăn tài chính và hoàn trả các khoản nợ cho ngân hàng càng nhanh càng tốt. Dẫn đến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn đôi khi họ không đủ khả năng giải quyết điều làm cho các khoản vay của ngân hàng giảm đi cơ hội được hoàn trả, mặc dù doanh nghiệp đó rất thật thà và rất có thiện chí trả nợ. Vậy tại sao các ngân hàng không cùng bắt tay với doanh nghiệp để khắc phục khó khăn đó đem lại hiệu quả cho các khoản cho vay bằng các hình thức như: lời khuyên trên nhiều lĩnh vực nhằm tạo ra một phương hướng kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp, gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay để giảm bớt quy mô hoàn trả cho doanh nghiệp, thậm chí cấp phát thêm vốn làm cho doanh nghiệp có được vị thế tài chính mạnh hơn để vượt qua khó khăn, hoặc ngân hàng nắm phần chủ động trong hoạt động kinh doanh hay ngân hàng đảm nhận việc kinh doanh, cho đến khi bảo đảm rằng, khoản vay sẽ được hoàn trả. Nếu tất cả quá trình trên không đem lại hiệu quả thì sau cùng ngân hàng sẽ thanh lý các khoản cho vay có vấn đề. Có một số biện pháp nhằm thực hiện việc thanh lý. Nhân viên ngân hàng có thể thực hiện với sự giúp đỡ của chuyên gia từ vấn pháp luật của ngân hàng hay bộ phận liên quan đến những khoản cho vay có vấn đề và thành viên của bộ phận tham mưu có chuyên mon về lĩnh vực này. Hoặc có thể bằng phương pháp tài sở hữu các hàng hoá dùng lâu bền như: xe hơi,... III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: 1. Kiến nghị với Nhà Nước - Luôn tạo lập sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô. Đây là yếu tố rất quan trọng tạo nên sự yên tâm trong quá trình đầu tư của các nhà kinh tế. Có được sự ổn định kinh tế vĩ mô thì dân chúng sẽ tích cực gửi những đồng tiền nhàn dỗi cho ngân hàng có thời hạn dài hơn và ngân hàng cũng sẽ giảm được rủi ro khi cho vay các khoản trung dài hạn từ đó làm cho kinh tế đất nước ngày càng được phát triển mở rộng và có chiều sâu. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật sửa đổi các văn bản điều khoản không có phù hợp, kịp thời ban hành các văn bản pháp luật theo kịp sự phát triển của nền kinh tế đất nước, tạo cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của cơ sở pháp lý. - Đưa ra các chính sách đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh. 2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước Việt Nam - Ngân hàng Nhà Nước cần phải ban hành kịp thời các quyết định, chính sách thệ lệ đối với hoạt động ngân hàng nhằm tạo nên sự phù hợp với thực tế. - Một vấn đề mà ngân hàng Nhà Nước cần quan tâm đó là hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của ngành ngân hàng. 3. Kiến nghị với ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Thường xuyên tổ chức khóa tập huấn, nâng cao kiến thức nghiệp vụ bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ trong toàn hệ thống của mình. - Kịp thời ban hành, hướng dẫn chi tiết thực hiện các quyết định chính sách của ngân hàng Nhà Nước cho toàn bộ chi nhánh. KẾT LUẬN Tín dụng trung và dài hạn là một hoạt động đem lại lợi ích không chỉ cho ngân hàng mà cho cả nền kinh tế xã hội. Đặc biệt nó góp phần rất lớn tới công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta chuẩn bị gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO). Để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, đây là một sân chơi lớn với nhiều khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Để tạo được ưu thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của chúng ta với các doanh nghiệp trong nước là hết sức cần thiết nhất là vốn trung và dài hạn nhằm hiện đại hóa doanh nghiệp. Từ đó chúng ta thấy được tính cấp thiết của vốn trunng và dài hạn cho toàn nền kinh tế. Tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này còn nhiều hạn chế và vướng mắc. Đây là vấn đề cần nhiều thời gian để khắc phục và giải quyết nó cần phải có sự phối hợp giải quyết chặt chẽ giữa các ngành có liên quan quan nói chung và ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Thành nói riêng nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế. Chuyên đề đã đi vào phân tích đánh giá tình hình hoạt động tình hình hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành. Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể để hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Thành ngày một chất lượng hơn. Do thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý và nhận xét của thầy cô và các bạn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính. Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội đặc biệt là cô giáo THS. Hoàng Lan Hương và ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công tác tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tên sách Tác giả Năm xuất bản 1. Ngân hàng thương mại PGS. TS. Lê Văn Tề TS. Hồ Diệu 2004 2. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính FREDRIC S.MISHKIN 2001 3. Quản lý và kinh doanh tiền tệ TS. Nguyễn Thị Mùi 1999 4. Lý thuyết tài chính tiền tệ GS. TS. Cao Cự Bội 2002 5. Trang Web vietnamnet.vn bidv.com.vn 6. Một số văn bản luật có liên quan của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36290.doc
Tài liệu liên quan