Là một công ty cổ phần với các cổ đông không chỉ là ban lãnh đạo công ty mà còn rất nhiều công nhân viên trong công ty. Lợi ích của họ gắn liến với hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty.
Đời sống của toàn bộ công nhân viên trong công ty có được cải thiện hay không cũng phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động sản xuất-kinh doanh. Nhận thức được vấn đề đó, và để trả lời cho câu hỏi làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh, ban lãnh đạo công ty đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, tìm hướng đi riêng cho mình cùng sự nỗ lực của toàn bộ đội ngũ lao động công ty, nên đã từng bước thoát khỏi khó khăn và hoạt động sản xuất-kinh doanh có tiềm năng phát triển.
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình với sự chỉ dẫn tận tình của thầy giáo- Tiến sĩ Phạm Ngọc Linh và công nhân viên của công ty, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty. Song làm việc còn mang tính chủ quan và hạn chế về trình độ, nên chuyên đề không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy giáo.
79 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất-Kinh doanh của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình-Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số lượng sản phẩm bán hàng với các đơn đặt hàng.
Tiền trả lương cho người lao động được tính theo tay nghề, sản phẩm mà họ làm ra, theo từng dây chuyền sản xuất. Mỗi dây chuyền có một chế độ lương khác nhau. Vậy hình thức trả lương phải theo quy trình sản xuất của phân xưởng mà công ty trả cho người lao động.
Hàng tháng doanh nghiệp phải trả lương cho công nhân viên đúng, đầy đủ, kịp thời.
Ngoài ra công ty còn trích tiền ăn ca, BHXH theo qui định của Nhà nước, chi phí điện nước, điện thoại bất thường, phí và các khoản lệ phí
7. Đặc điểm về tài chính:
Bảng 6: tóm tắt tài sản thời điểm 30/4/2005:
Tên tài sản
số tiền(đ)
số tuyệt đối
số tương đối
1. TSLĐ & ĐTNH
10.695.672.456
13.468.591.517
44.3%
2.TSCĐ & ĐTDH
13.468.591.517
10.695.672.456
55.7%
tổng
24.164.263.973
0
100%
Tên nguồn vốn
số tiền
số tuyệt đối
số tương đối
1. Nợ phải trả
19.489.413.452
4.674.850.521
80.65%
2.Nguồn vốn CSH
4.674.850.521
19.489.413.452
19.35%
tổng
24.164.263.973
0
100%
Công ty cổ phần Giầy Cẩm Bình có tổng nguồn vốn hiện nay là 24.600.000.000 đồng, theo hình thức 100% là cổ phần trong đó Vốn cố định là: 15.400.000.000 đồng, chiếm 62,6 % tổng nguồn vốn, Vốn lưu động là: 9.200.000.000 đồng, chiếm 37,4%. Từ năm 2001-2004 tổng nguồn vốn tăng 30%, năm 2005 đạt 24,1tỷ đồng
III. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doah của công ty của công ty.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây.
Trong quá trình phát triển đi lên, bằng nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, quản lý tốt sản xuất kinh doanh, nắm bắt kịp thời diễn biến của thị trường, nên sản phẩm của cong ty sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Do vậy, luôn hoàn thành kế hoạch thu lợi nhuận nộp ngân sách nhà nước tích luỹ, không ngừng nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường cạnh tranh và trả mức lương thoả đáng cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Tình hình sản xuất của công ty có chiều hướng phát triển thuận lợi, liên tục doanh thu năm sau cao hơn năm trước, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: số liệu thành tích năm 2001-2005:
Năm
Doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Nộp ngân sách
tỷ đồng
tốc độ pt
tỷ đồng
tốc độ pt
tỷ đồng
tốc độ pt
2001
64
3,1
2,3
2002
91
42%
3,6
16%
2,8
22%
2003
123
35%
3,5
-2,8%
3,0
7%
2004
163
33%
3,0
-14%
4,6
53%
2005
189
16%
2,8
-7%
6,0
30%
Nhận xét: * Doanh thu của công ty tăng qua các năm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối, song qua bảng trên ta có thể nhận thấy tốc độ tăng giảm dần qua các năm: từ 42% năm 2002 còn 35% năm 2003, 33% năm 2004 và chỉ 6% năm 2005.
* Lợi nhuận ngày càng giảm: chỉ có năm 2002 là tăng 0,5 tỷ đ , năm 2003 lợi nhuận là 3,5 tỷ( giảm 0,1 tỷ tương ứng giảm 2,8% ), năm 2004 giảm còn 3 tỷ ( giảm 14% )
*Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách Nhà nước: Số tiền nộp vào ngân sách tăng dần qua các năm, năm 2006 công ty nộp ngân sách 6 tỷ đ - cao nhất từ trước tới nay.
Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh .
2.1.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất
2.1.1.Hiệu quả sử dụng lao động
Là một ngành sử dụng nhiều lao động cho nên hiệu quả sử dụng lao động sẽ là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của toàn công ty. Bảng dưới đây sẽ giúp chúng ta đánh giá năng suất lao động của cán bộ công nhân viên của toàn công ty cổ phần giầy Cẩm Bình
Bảng8: Năng suất lao động qua các năm:
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1.Tổng doanh thu
64 tỷ đ
91 tỷ đ
123 tỷ đ
163 tỷ đ
189 tỷ đ
Tốc độ phát triển
1,41 %
1,35%
1,33 %
1,16 %
2.Số lao động bình quân
1584 LĐ
1621 LĐ
1523 LĐ
1700 LĐ
1748 LĐ
Tốc độ PT
1,02 %
0,94 %
1,12 %
1,03 %
3.công nhân TTSX
1505 CN
1540 CN
1447 CN
1616 CN
1651 CN
Tốc độ PT
1,02%
0,95 %
1,3 %
1,02%
4.Năng suất CBCNV
42,867 triệu đ
56,118 triệu đ
84,869 triệu đ
96,047 triệu đ
108,381 triệu đ
Mức tăng tuyệt đối
13,251tr đ
28,751 tr đ
11,178 tr đ
12,334 tr đ
Mức tăng tương đối
30,91%
51,16%
13,17%
12,84%
5.NS CNTTSX
40,729 tr đ
56,12 tr đ
80,63 tr đ
96,05 tr đ
114,818 tr đ
Mức tăng tuyệt đối
15,391 tr đ
24,51 tr đ
15,42 tr đ
18,768 tr đ
Mức tăng tương đối
37,79%
43,67%
19,12%
19,54%
Nhận xét:
*Năng suất lao động: năng suất lao động của cán bộ công nhân viên đều tăng liên tục qua các năm: năm 2002 tăng so với 2001 là 13,25 triệu ( 30,91% ), năm 2003 tăng 28,75 triệu ( 51,16%), năm 2004 tăng 11 triệu (13,17%), năm 2005 tăng 12,3 triệu (12,84%), do tốc độ tăng của doanh thu qua các năm nhanh hơn so với tốc độ tăng của lao động. Điều này có thể thấy rõ qua bảng số liệu trên và qua biểu sau:
Biểu 2: năng suất lao động của cán bộ công nhân viên của công ty
-Năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất cũng tăng qua các năm, điều đó được thể hiện rõ qua bảng 8 ở trên và biểu 3 dưới đây:
Biểu 3: năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất
2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
2.2.1. Chỉ tiêu tổng hợp
Bảng 9: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: tỷ đ
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Doanh thu thuần
64
91
123
163
189
Giá vốn bán hàng
51,2
77,3
107,52
146,46
171,416
CPBH và QLDN,CP khác
8,832
9,1
11
12,7
14
Lợi nhuận trước thuế
3,968
4,608
4,48
3,84
3,584
Nộp ngân sách
2,3
2,8
3,0
4,6
6,0
Tổng chi
60,9
87,4
119,5
160
186,2
LN sau thuế
3,1
3,6
3,5
3
2,8
*1.Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh (DVKD ): kết quả tính toán được thể hiện qua bảng 10 sau:
Bảng 10: Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh .
Đơn vị: tỷ đ
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Lãi ròng
3,1
3,6
3,5
3,0
2,8
Lãi trả vốn vay
2,08
2,48
3,12
3,6
4
Tổng vốn kinh doanh
26
31
39
45
50
VVKD (%)
20%
20%
17%
15%
14%
Nhận xét:
+Năm 2001: cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được 0,2 đồng lợi nhuận.
+Năm 2002: 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì cũng thu được 0,2 đồng lợi nhuận.
+Năm 2003, 2004, 2005: Các con số tương ứng là: 1 đồng bỏ ra lãi 0,17 đồng.
1 đồng bỏ ra lãi 0,15 đồng
1 đồng bỏ ra lãi 0,14 đồng
Như vậy, doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh của công ty thuộc loại khá trong ngành ( mức trung bình của ngành đạt 0,15 ) nhưng có xu hướng giảm do tốc độ tăng của tổng chi lớn hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu thuần. Nó thể hiện qua bảng 11, 12 dưới đây:
Bảng 11: Tốc độ tăng của tổng doanh thu thuần.
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
DTT(tỷ đồng)
64
91
123
163
189
Tốc độ tăng của DTT (%)
42,2
35
32,5
16
_Tốc độ tăng của doanh thu thuần ngày càng giảm từ 42,2 % năm 2002 xuống 16% năm 2005.
Bảng 12: Tốc độ tăng của tổng chi
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng chi( tỷ đồng)
60,9
87,4
119,5
160
186,2
Tốc độ tăng của tổng chi (%)
43,5
36,7
34
16,4
_Tốc độ tăng của tổng chi phí giảm từ 43,5% năm 2002 xuống còn 16,4% năm 2005
% DTT % TC
Năm 2002 42,2 < 43,5
Năm 2003 35 < 36,7
Năm 2004 32,5 < 34
Năm 2005 16 < 16,4
So sánh tốc độ tăng của doanh thu thuần (%DTT) và tốc độ tăng của tổng chi (%TC) nhận thấy %DTT < %TC.
*2.Doanh lợi vốn tự có (DVTC ): Kết quả tính toán theo công thức trình bày ở chương I được thể hiện trong bảng 13 sau:
Bảng 13: Doanh lợi vốn tự có
Đơn vị: tỷ đ
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Lãi ròng
3,1
3,6
3,5
3,0
2,8
Vốn CSH
4,2
6,7
8,3
9,2
9,9
DVTC (%)
16
21,6
21,3
20
19
*3: Doanh lợi của doanh thu bán hàng
DTR (%) =
Bảng 14: Doanh lợi của doanh thu bán hàng.
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Doanh Thu bán hàng ( tỷ đ)
71
101
137
181
210
Lãi ròng (tỷ đ)
3,1
3,6
3,5
3,0
2,8
DTR(%)
4,4
3,4
2,6
1,7
1,3
*Doanh lợi của doanh thu bán hàng thuộc loại thấp trong ngành giầy dép và có xu hướng giảm dần qua các năm do doanh thu bán hàng qua các năm tăng trong khi lãi ròng thì giảm.
Năm 2001: 1 đồng doanh thu lãi 0,044 đồng
Năm 2002: 1 đồng doanh thu lãi 0,036 đồng
Tương tự cho các năm 2003,2004,2005: 1_0,026; 1_0,017;1_0,013
Hiệu quả kinh doanh theo chi phí:
HCPKD =
Bảng 15: Hiệu quả kinh doanh theo chi phí
năm
2001
2002
2003
2004
2005
DTBH
71
101
137
181
210
CP
60,9
87,4
119,5
160
186,2
HCPKD
117
116
115
113
113
Nhận xét: Hiệu quả kinh doanh theo chi phí thuộc loại trung bình và có xu hướng giảm qua các năm:
Năm 2001: 1 đồng chi phí thì thu được 1,17 đồng
Năm 2002: chi 1 đồng thu được 1,16 đồng
Năm 2003: chi 1 đồng thu được 1,15 đồng
Năm 2004: chi 1 đồng thu được 1,13 đồng
Năm 2005 : chi 1 đồng thu được 1,12 đồng
2.2.2 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận
*Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh
SVVKD =
Bảng 16: Số vòng quay cuả toàn bộ vốn kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
DT
64
91
123
163
189
VKD
26
31
39
45
50
Số vòng (đơn vị: vòng)
2,5
2,9
3,2
3,6
3,78
Tốc độ tăng số vòng quay (%)
16
10,3
12,5
5
Nhận xét: số vòng quay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng càng cao. Qua bảng 16 ở trên ta nhận thấy số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh thuộc loại khá cao ( trung bình của ngành khoảng 3 vòng) và ngày càng tăng nhưng tốc độ tăng thì ngày càng giảm. Đạt được kết quả đó là do công ty nhận được ngày càng nhiều đơn đặt hàng nhưng chỉ là qua tổ chức trung gian.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định có rất nhiều chỉ tiêu nhưng để phù hợp nhất với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty nên sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau:
* Sức sản xuất của tài sản cố định
=
Tổng doanh thu thuần
Nguyên giá bình quân TSCĐ
* Sức sinh lời của tài sản cố định
=
Lợi nhuận thuần
Nguyên giá bình quân TSCĐ
* Suất hao phí của tài sản cố định
=
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Tổng doanh thu thuần
Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định thông qua các thông số ở bảng cho dưới đây.
Bảng 17: Hiệu quả sử dụng TSCĐ
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng DTT
10973
11346
12680,6
16328
18945
Lợi nhuần thuần
3100
3600
3500
300
2800
Nguyên giá TSCĐ
14601
17480
21675,707
24867,97
27980,7
SSX của TSCĐ
0,7515
0,649
0,585
0,6565
0,677
SSL của TSCĐ
0,2123
0,206
0,162
0,121
0,1
SHP cuả TSCĐ
1,331
1,54
1,71
1,52
1,48
Sức sản xuất của tài sản cố định không có nhiều sự thay đổi qua các năm. Ta có thể thấy được điều đó qua biểu dưới đây.
Biểu 4: Sức sản xuất của tài sản cố định
Qua việc theo dõi các chỉ tiêu của tài sản cố định, suất hao phí tài sản cố định nhận thấy có sự chuyển biến không tích cực trong hiệu quả sản xuất tài sản cố định. Suất hao phí của tài sản cố định tăng dần từ các năm 2001 – 2003 và giảm dần từ các năm 2003 - 2005, ta có thể thấy được điều đó qua biểu dưới đây.
Biểu 5: suất hao phí của tài sản cố định
Nhận xét
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định không cao và không có xu hướng chuyển biến tích cực trong thời gian qua ví dụ như năm 2003 sức sản xuất của tài sản cố định đạt 0,585 đồng và sức sinh lời đạt 0,162 đồng trong khi mức bình quân của ngành da giày lần lượt đạt 3 đồng và 0,6 đồng. Rõ ràng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty thấp hơn so với mức bình quân của ngành do chưa tận dụng hết cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có.
2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Vốn lưu động vận động không ngừng qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất – tiêu thụ), đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định và phát triển. Để phản ánh một cách đúng đắn nhất hiệu quả sử dụng vốn lưu động, ta sử dụng hệ thống chỉ tiêu dưới đây:
* Sức sản xuất của vốn lưu động
(SSX của VLĐ)
=
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
* Sức sinh lời của vốn lưu động
(SSL của VLĐ)
=
Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân
* Số vòng quay của vốn lưu động
(SVQ của VLĐ)
=
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
* Thời gian của một vòng luân chuyển
(TG của 1 VLC)
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của VLĐ
* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
(HS ĐNVLĐ)
=
Vốn lưu động bình quân
Tổng doanh thu thuần
Hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty được đánh giá thông qua các thông số ở bảng 9 dưới đây:
Bảng 18: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng DTT
10973
11346
12680,6
16328
18945
Lợi nhuận thuần
3100
3600
3500
3000
2800
Vốn LĐBQ
11946,325
14302,956
17734,67
20346,51
22893,3
VQ của VLĐ
0,918
0,793
0,715
0,802
0,828
SSL của VLĐ
0,259
0,252
0,197
0,147
0,122
TG của 1 VLC
393
454
504
449
435
HS ĐN của VLĐ
1,1
1,26
1,4
1,25
1,21
Ta có thể theo dõi hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua 2 biểu dưới đây:
Biểu 6: vòng quay vốn lưu động
Biểu 7: hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Nhận xét:
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ở mức trung bình:
+ Năm 2003 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh thì ta có thể thu được 0,197 đồng lợi nhuận chỉ tiêu này của Công ty tăng dần từ năm 2001 đến 2003 và lại giảm từ năm 2004 đến năm 2005.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty không có sự chuyển biến đáng kể qua các năm. Đây là một vấn đề mà Công ty cần chú ý giải quyết để nâng cao hiệu quả hoạt động vì đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ giải quyết nhu cầu về vốn, góp phần nâng cao hiệu quả của Công ty.
IV. đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
1. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó
1.1. Trong khâu sản xuất
- Năng suất lao động thấp so với mức bình quân của ngành, nguyên nhân:
+ Công nghệ sản xuất giày mà Công ty đang sử dụng là công nghệ ép dán, sử dụng nhiều lao động thủ công. Các khâu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động của toàn chuyền như chặt, gò ráp, bôi đen đều thực hiện thủ công là chính
+ Cân đối năng lực sản xuất giữa các khâu chưa hợp lý. Đối với dây chuyền sản xuất giày da thì khâu chặt là khâu tốn nhiều thời gian nhất, năng lực sản xuất của chuyền chặt là 4 máy, công suất mỗi máy là 320đôi/ca. Trong khi đó khâu chỉnh lý năng suất một người/ca là 200đôi.
- Việc bố trí sản xuất chưa hợp lý: dây chuyền sản xuất giày da được phân làm 5 dây chuyền nhỏ: chặt, may, gò, chỉnh lý, hoàn tất. Theo như quy trình sản xuất thì thành phẩm từ khâu chặt được đưa sang chuyền may, sau đó về chuyền gò, chỉnh lý và cuối cùng là hoàn tất. Nhưng chuyền chặt và chuyền may lại bố trí xa nhau do có sự mất cân đối năng lực sản xuất giữa các chuyền cho nên bán thành phẩm từ khâu chặt chuyển vào kho, sau đó chuyền may lại vào kho lấy tiếp tục chu trình sản xuất.
- Chất lượng sản phẩm của Công ty chưa thực sự cao, nguyên nhân công nghệ ép dán ở chỉ mức hiện đại trung bình so với công nghệ ép đùn và công nghệ lưu hoá. Công nghệ ép đùn là loại công nghệ sản xuất giày tiên tiến của thế giới, hiện nay chỉ các Công ty liên doanh với Hàn Quốc, Đài Loan và các Công ty đầu ngành mới có. Trình độ tay nghề của công nhân còn thấp, bậc thợ bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty là …….
- Giá thành sản phẩm của Công ty còn cao, nguyên nhân:
+ Việc tuân thủ định mức kỹ thuật chưa thật chặt chẽ. Ví dụ: Định mức tiêu hao cho 1000 đôi giày là 25Kg keo dán PU339 cho loại giày CP 10 nhưng khi thực hiện lại tiêu tốn 28Kg.
+ Ngoài ra do đơn hàng số lượng ít cho nên chi phí công cụ, dụng cụ chiếm phần lớn giá thành cho mỗi đơn hàng từ 2000 đến 3000 đôi thì chi phí dao cắt và phom giày chiếm từ 10 đến 15% giá thành.
Trong hoạt động xuất khẩu:
Công ty đang kinh doanh theo phương thức: gia công theo đơn đặt hàng, nguyên liệu chủ yếu do bên thuê gia công cung cấp với giá khá cao chứ chưa tự mua nguyên vật liệu, tự xuất khẩu trực tiếp cho đối tác. Điều này dẫn đến tình trạng là: doanh thu tăng nhưng lợi nhuận không những không tăng mà còn giảm qua các năm do môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, giá nguyên vật liệu giá thuê nhân công tăng… Yêu cầu đặt ra cho công ty là phải thay đổi phương thức xuất khẩu theo hướng giảm dần hình thức xuất khẩu gián tiếp ( gia công cho nước ngoài) sang hình thức xuất khẩu trực tiếp.
1.3. Tồn tại trong khâu quản lý: Chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh trong dài hạn.
Chiến lược kinh doanh đưa ra các định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thịên, củng cố vị thế cạnh tranh của mình và những phương pháp cơ bản để đạt mục tiêu đó. Song công ty chưa thực sự hoạch định được chiến lược kinh doanh cũng như kế hoạch kinh doanh trong dài hạn cho mình.
1.4.Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp.
Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả ở trên, ta có thể thấy các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh là thấp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra cho công ty hiện nay là cần phải có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH HẢI DƯƠNG.
I.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Môi trường kinh doanh ảnh hưởng tới hoạt động của công ty
Hiện nay và trong những năm tới môi trường kinh doanh sẽ trở nên khốc liệt hơn bởi vì:
-Sự cạnh tranh quyết liệt của hàng hoá Trung Quốc, đây là một thị trường giầu tiềm năng, một nguồn cung cấp hàng hoá với số lượng lớn và giá rẻ. Đặc biệt là sau khi hiệp định thương mại Trung-Mỹ có hiệu lực, phần lớn đơn hàng sản xuất giầy đã bị thu hút về thị trường này.
-Sắp tới khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với các mặt hàng của nước ngoài, chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng…
-Sự bảo hộ hàng hoá của các nước lớn
2.Phương hướng hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh trong những năm tới (2005-2007).
Bảng 8: Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản năm 2005-2007
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Vốn điều lệ(Trđ)
24.164
24.600
30.000
2
Doanh thu(trđ)
189.450
200.000
220.000
_Sản xuất
79.000
90.000
100.000
_Kinh doanh
110.000
110.000
120.000
3
Nộp ngân sách(trđ)
600
650
700
4
Lợi nhuận sau thuế(trđ)
2.800
4000
4500
5
Số lao động(người)
1.748
2.000
2.000
6
Thu nhập bình quân(1000đ/ng/th)
650
700
750
7
Cổ tức hàng năm(%)
1.5%
7%
1%
8
Sản phẩMarketing sản xuất chính(1000 đôi)
_Giầy thể thao
1.000
1.200
1.500
_Giầy vải
500
700
800
_Dép, Sadal
467
500
600
Căn cứ vào đặc điểm tình hình thị trường và tiềm lực của công ty, phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới sẽ là:
-Thị trường xuất khẩu của công ty chủ yếu vẫn là: Mỹ, EU, Úc…
-Ngoài ra thị trường Đông Nam Á cũng là một thị trường mà công ty đã nhắm tới, tuy nhiên giá cả vật tư nguyên vật liệu và nhân công so với Việt Nam chênh lệch không nhiều nên Công ty phải thực hiện tốt vấn đề giảm chi phí nguyên vật liệu để từ đó hạ giá thành sản phẩm.
-Tiến tới tiêu thụ sản phẩm trong nước, đẩy mạnh công tác marketing…
II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT- KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH.
Qua thời gian thực tập ở công ty cổ phần giầy Cẩm Bình, từ việc tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tôi thấy việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một đòi hỏi cấp bách. Từ những tồn tại và nguyên nhân đã phân tích, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
1.Mở rộng thị trường và tăng sản lượng tiêu thụ.
Mở rộng thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ là điều kiện tiền đề để Công ty có khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao khả năng khai thác các yếu tố sản xuất cũng như mở rộng sản xuất. Để làm được điều này, ngoài các biện pháp như: nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Công ty cần phải chú ý một số mặt sau:
1.1.Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm.
Công tác nghiên cứu thị trường chưa đựoc tiến hành do tính chất gia công cho nước ngoài của công ty. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh hoạt động nnghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị trường để có những đối sách thích hợp, xác lập chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Công ty phải luôn dự báo, dự đoán thị trường cùng với việc tiếp cận trực tiếp với khách hàng để khảo sát phân tích, đánh giá thị trường đúng đắn nhằm giữ được ổn định, không ngừng tạo khả năng phát triển thị trường, nhất là khi doanh nghiệp tiến tới thị trường trong nước và thay đổi phương thức xuất khẩu từ gián tiếp sang trực tiếp.Bên cạnh đó thì công ty cũng phải tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. Để thực hiện tốt yêu cầu này công ty nên thành lập phòng Marketing, chức năng và nhiệm vụ của nó có thể được miêu tả theo sơ đồ sau:
Trưởng phòng
Bộ phận thu thập thông tin
Bộ phận xử lý thông tin
Bộ phận hoạch định chính sách và chiến lược Marketing
Sơ đồ 1-Sơ đồ phương án tổ chức của phòng Marketing:
Bảng 11-Cơ cấu lao động của phương án thành lập phòng Marketing
STT
Chức năng
số người
1
Trưởng phòng
1
2
Bộ phận thu thập thông tin
5
3
Bộ phận xử lý thông tin
2
4
Bộ phận hoạch định chính sách chiến lược
1
5
tổng số
9
Mỗi nhân viên trong phòng sẽ phụ trách một vấn đề riêng, những công việc thuộc về phần mình, có như vậy mỗi người sẽ có tinh thần trách nhiệm cao hơn, sẽ mang lại hiệu quả công việc cao hơn.
*Lợi ích khi thành lập phòng Marketing:
-Thứ nhât: Khi thành lập phòng Marketing sẽ giúp công ty nắm được tình hình thị trường sâu sát hơn, tạo lập được mối quan hệ trực tiếp với các công ty Thương mại, đại lý tiêu thụ của nước ngoài. Nhờ vậy mà công ty dần dần tiến tới ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, không cần thông qua các nhà môi giới Hàn Quốc, Trung Quốc.
-Thứ hai: Nhờ nắm vững nhu cầu, thị hiếu của thị trường nước ngoài, trung tâm mẫu sẽ chủ động sang tạo các mẫu mã mới, tránh sự phụ thuộc sản xuất theo mẫu mã nhà môi giới đưa đến.
-Thứ ba: giúp cho công ty chủ động trong sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch sản xuất cũng như kế hoạch huy động các nguồn lực sát với yêu cầu thực tế hơn.
*Những khó khăn khi thành lập Marketing:
-Thứ nhất: sẽ mất một chi phí ban đầu là khá lớn để chi trả cho các thiết bị văn phòng như máy tính, máy fax, máy in, bàn ghế, điện thoại…
-Thứ hai: Làm tăng thêm chi phí bán hàng do phải trả lương và các chi phí Marketing khác.
Mặc dù thành lập phòng Marketing gặp nhiều khó khăn như trên, song lợi ích thu được là rất lớn, quyết định việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Các khó khăn trên chỉ là ban đầu và tất yếu, về lâu dài sẽ khắc phục
được. Việc thành lập này cũng là một tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển ngày nay.
1.2.Tăng cường các biện pháp hỗ trợ xúc tiến bán hàng
Để nâng cao hơn nữa sản lượng bán ra thì cần phải sử dụng đồng bộ các yếu tố có kế hoạch, triệt để công tác, chính sách Marketing như quảng cáo, chào hàng, giao tiếp khuếch trương, kích cầu để phù hợp với xu hướng tồn tại và phát triển trong xu thế thị trường hiện nay.
Qua phân tích thấy một số điểm yếu nhất của công ty, ảnh hưởng không nhỏ đến sức tiêu thụ sản phẩm là: công ty chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác này trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thi trường.Chính vì vậy trong thời gian tới công ty cần sớm thành lập phòng Marketing, nghiên cứu và sử dụng tốt các công cụ của chính sách của Marketing váo công tác tiêu thụ để thích ứng với những khắt khe của thị trường nhằm nâng cao hơn nữa sản lượng tiêu thụ của công ty. Muốn vậy công ty phải xác định rõ nội dung của từng chính sách và công cụ, mục đích của việc áp dụng chính sách đó rồi lựa chọn công cụ Marketing cho phù hợp, sau đó sắp xếp thành hệ thống trình tự áp dụng có tính logic mang lại kết quả cao.
2.Đầu tư, đổi mới công nghệ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu… Nhờ vậy tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
-Để có thể thực hiện mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới và đảm bảo khả năng các doanh nghiệp khác trong ngành thì công ty cần lựa chọn phương hướng hiện đại hoá thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
-Trong lĩnh vực sản xuất giầy da, xu hướng phát triển khoa học công nghệ là kết hợp công nghệ truyền thống ít phức tạp, chi phí đầu tư không lớn sử dụng nhiều lao động với việc lựa chọn áp dụng hợp lý của một số công nghệ tiên tiến hiện đại ở những khâu quyết định nhằm nâng cao năng suất lao động chất lượng sản phẩm và tiết kiệm vật tư.
Đối với công ty cổ phần giầy Cẩm Bình, theo tôi phương hướng đổi mới công nghệ hợp lý nhất là đầu tư các thiết bị chuyên dùng có trình độ cơ giới hoá cao, tự động hoá ở mức độ cần thiết. Việc đầu tư như trên sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí, đồng thời phù hợp với tiềm lực tài chính:
+ Ở khâu pha chặt: công ty trang bị loại máy chặt mới hiện đại của Italia, có tốc độ và độ chính xác, cắt được nhiều lớp, tự thay đổi tốc độ và tự động mài dao. Các máy Chặt loại này có thể làm việc với nhiều loại vật liệu mũ, đế khác nhau, có bộ nhớ nhiều chương trình cắt, chặt và có thể tiết kiệm được nguyên vật liệu đáng kể. Ta có thể thấy được mức tiết kiệm nguyên vật liệu khi sử dụng máy chặt như sau:
Theo như bảng tính giá giầy CP10, để sản xuất ra 1.000 đôi giầy, giàn máy của Đài Loan tiêu tốn hết 1.850 bia da Napa; đơn gía là 28.990 đ/1 bia; thành tiền là 53.561.500 đồng. Khi sử dụng máy chặt của Italia, cùng để sản xuất ra lượng giầy như trên chỉ cần 1.780 bia cùng loại và tiết kiệm được 1.953.500 đồng.
+Ở khâu mũ giầy: sử dụng máy may JUKI tiên tiến của Nhật có bọ vi xử lý một số đường may khó của mũ giầy thể thao nhằm hỗ trợ công nhân đạt năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
+Ở khâu gò ráp: các công đoạn bôi keo mặt gò, mài nhám đế đều được thực hiện tự động hoá trên máy để đảm bảo vệ sinh lao động, năng suất, chất lượng và tiết kiệm vật tư.
+Trung tâm mẫu: cần được trang bị hệ thống vẽ AUTOCAD-D
với một số Modun cần thiết trợ giúp việc nhảy cỡ chi tiết mũ và đế giầy, có khả năng tính được định mức kinh tế- kĩ thuật tiên tiến.
3.Nâng cao hiệu quả sử dụng lao đông.
Sử dụng hiệu quả lao động có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công ty. Điều đó được thực hiện trên các phương diện sau:
-Nếu lao động trong công ty được bố trí hợp lý sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách cân đối nhịp nhàng và liên tục.
-Năng suất lao động tăng lên cho phép công ty có thể hạ giá thành sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh.
-Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động trong công việc.
Dựa vào đặc điểm của công ty, việc tăng hiệu quả sử dụng lao động có thể thực hiện theo hướng sau:
*Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động:
. Điều kiện lao động tốt thì công nhân làm việc có hiệu quả hơn. Hiện nay điều kiện làm việc của người lao động trong công ty còn hạn chế: công nhân phải làm việc trong điều kiện nhiêt độ, bụi, ánh sáng đều vượt quá mức cho phép ảnh hưởng tới sức khoẻ của ngưòi lao động.
.Tăng cường các biện pháp bảo hộ nằm giảm thiểu tác hại của buị, tiếng ồn tới sức khoẻ của người lao động.
.Lắp đặt thêm hệ thống chiếu ánh sáng để đảm bảo độ sáng theo yêu cầu.
*Bố trí lao động một cách hợp lý:
.Bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất theo yêu cầu của công nghệ sản xuất sản phẩm, đảm bảo tối đa thời gian vận chuyển nguyên vật liệu và thời gian dừng của các bộ phận trong dây chuyền.
. Đánh giá đúng trình độ tay nghề,,năng lực của từng cán bộ, công nhân để bố trí một cách hợp lý vào các vị trí trong dây chuyền sản xuất đảm bảo tốt nhất giữa máy móc và trình độ tay nghề của công nhân. Đối với vị trí quan trọng nên sử dụng những người có tay nghề cao đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu.
+Chuyền chặt có 4 máy, công suất mỗi máy/ ca = 320 đôi, suy ra năng lực sản xuất của dây chuyền chặt là : 1.280 đôi.
+Chuyền chỉnh lý có 8 người, năng suất mỗi người / ca = 200 đôi, suy ra năng suất của chuyền chỉnh lý là: 1600 đôi/ca.
Lúc này năng suất lao động của toàn bộ dây chuyền chỉ là 1.280 đôi bằng năng suất của chuyền chặt chuyền yếu nhất.
Nếu ta bố trí thêm một máy nữa vào chuyền chặt tì năng suất lao động của toàn chuyền sẽ là 1600 đôi / ca tăng 320 đôi so với lúc đầu.
Ngoài ra để nâng cao hơn nữa năng suất lao động, ta cần phải bố trí lại dây chuuyền sản xuất giảm thời gian thừa, rút ngắn chu kỳ sản xuất .
Hiện nay dây chuyền sản xuất giầy gồm có 5 chuyền nhỏ được bố trí như sau:
KhoChuyền may
Gò
Chỉnh lý
Hoàn tất
Chuyền chặt
Kho
Quy trình sản xuất giầy như sau:
Nguyên liệu
Chặt
May
Gò
Chỉnh lý
Hoàn tất
Hiện nay việc tổ chức sản xuất tại các phân xưởng sản xuất chưa được hợp lý. Bán thành phẩm từ khâu chặt được nhập kho, sau đó chuyền may lại vào kho lấy ra tiếp tục chu trình sản xuất. Như vậy tốn rất nhiều công, ta có thể tổ chức lại như sau sẽ nâng cao năng suất lao động, rút ngắn chu kỳ sản xuất cần được bố trí như sau:
Chuyền chặt
Gò
Chỉnh lý
Hoàn tất
Chuyền may
Kho
Nếu bố trí sản xuất như sơ đồ trên thì sẽ loại bỏ được thời gian bán thành phẩm của chuyền chặt nhập kho mà chuyển hẳn sang chuyền may. Nhờ vậy tiết kiệm được thời gian di chuyển bán thành phẩm giữa các chuyền, nâng cao năng suất lao động của toàn chuyền.
4. Giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm
4.1. Giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì Công ty cần phấn đấu thực hiện làm giảm giá thành sản phẩm. Với đặc thù sản xuất giầy dép thì chi phí nguyên vật liệu chiếm từ 70 – 80% giá thành sản phẩm đối với từng loại mã. Do vậy giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu là một trong những biện pháp chủ yếu làm giảm giá thành sản phẩm.
Hiện nay giá vốn hàng bán của Công ty còn rất cao mà nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng lãng phí nguyên vật liệu trong sản xuất.
Bảng 12: Quyết toán vật tư mã giầy CHANON
Số lượng: 46.000 đôi
Đơn vị tính: VNĐ
Tªn vËt t
§VT
§Þnh møc
Thùc hiÖn
Chªnh lÖch
§¬n gi¸
Thµnh tiÒn
Keo Latex
Cc
17.250
18.568
1.318
12.500
16.475.000
Keo Latex TX
Cc
7.525
8.025
527
13.655
7.196.188
Keo x¨ng TX
Cc
3.042
3.308
266
20.188
5.370.008
Keo xanh trong
Cc
4.578
5.157
579
13.305
7.703.595
Keo 2251
Cc
15.628
16.053
425
15.842
6.732.840
Keo 5%
Cc
1.320
1.600
280
8.621
2.413.880
X¨ng Cn
Cc
9.100
9.81
8.500
8.500
6.638.500
Tæng céng
52.530.018
Theo như bảng trên thì xăng keo là loại nguyên vật liệu bị sử dụng lãng phí nhất, chi phí xăng, keo sử dụng vượt định mức là: 52.530.018 đồng.
Để giảm tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu cho mỗi loại sản phẩm, nhằm giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất thì Công ty cần tiến hành đồng bộ những giải pháp sau:
- Thứ nhất: Xác định mức dự trữ nguyên vật liệu hợp lý, giảm chi phí vận chuyển từ kho đến nơi sản xuất.
Trong số các nguyên vật liệu đầu vào của Công trình thì các nguyên vật liệu như xăng keo rất dễ bị bay hơi trong quá trình dự trữ. Do vậy để giảm thiểu tối đa mức hao hụt nguyên vật liệu thì Công ty cần phải xây dựng kế hoạch thu mua và dự trữ xăng keo hợp lý nhất.
- Thứ hai: Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu tiên tiến. Sự tiêu tốn và lãng phí nguyên vật liệu của Công ty trong thời gian qua một phần nào là do hệ thống định mức xây dựng chưa sát với thực tế và các doanh nghiệp thành viên chưa tuân thủ nghiêm theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu do trung tâm mẫu đề ra.
Để thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu thì trước tiên Trung tâm mẫu cần xây dựng lại hệ thống định mức trên cơ sở trình độ lành nghề của công nhân và mức độ hiện đại của máy móc thiết bị. Từ đó xây dựng một quy chế thưởng phạt đối với việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Nếu như chuyền nào có mức tiêu hao nguyên vật liệu định mức tiêu hao nguyên vật liệu do Công ty đề ra thì sẽ được hưởng 10% mức tiết kiệm đó. Hệ thống định mức cần được phân tích đánh giá và xây dựng lại 3 tháng 1 lần sao cho phù hợp với đặc điểm mỗi thời kỳ sản xuất kinh doanh.
- Thứ ba: cần triệt để tận dụng thu hồi phế phẩm. Đối với khâu cắt người công nhân cần trải toàn bộ tấm vải ra trước sau đó tính toán cách đặt dao cắt sao cho để số vải thừa là ít nhất. Đồng thời cần xem xét những mẫu vải thừa có thể tận dụng may những chi tiết nhỏ hơn.
4.2. Giảm chi phí cố định
Chi phí cố định bao gồm chi phí sử dụng máy móc thiết bị, nhà xưởng… Để giảm các chi phí này cần dùng các biện pháp sau:
Tăng sản lượng hàng hoá sản xuất ra. Do tốc độ tăng chi phí cố định chậm hơn tốc độ tăng sản lượng, vì vậy sản lượng sản xuất sẽ làm cho chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm giảm đi. Công ty có thể tăng sản lượng bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, tăng hệ số sử dụng công suất thiết bị, nâng cao trình độ tay nghề công nhân để tăng năng suất lao động, đặc biệt Công ty phải tìm kiếm thị trường đầu ra tạo cơ sở mở rộng sản xuất. Ngoài ra Công ty cũng cần phải chú trọng các biện pháp tiết kiệm điện năng, nhiên liệu trong quá trình sản xuất.
5. Giải pháp về vốn
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải óc một lượng vốn nhất định, bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh cũng như quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước.
Hiện nay, trong tình trạng chung của doanh nghiệp hầu hết là sự thiếu vốn sản xuất kinh doanh trầm trọng, Công ty cần phải có biện pháp hữu hiệu để huy động vốn. Thực tế cho thấy tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn của Công ty còn tương đối cao chiếm 70%, do vậy trong việc huy động vốn trong những năm gần đây bằng cách đi vay là tương đối khó khăn. Để giải quyết tình trạng này, Công ty cần tập trung vào giải quyết theo một hướng sau:
- Giải quyết triệt để những thành phần ứ đọng như giầy, dộp sandal và một số sản phẩm bằng da bị tồn kho lâu ngày bằng cách bán hạ giá nhàm giải phóng và thu hồi vốn.
- Công ty cần có những biện pháp mềm mỏng đối với khách hàng mua chịu để thu hồi được nợ nhưng đồng thời cũng không làm mất khách hàng.
- Huy động vốn góp dưới dạng cổ phần của cán bộ công nhân viên, các cá nhân bên ngoài… để tăng cường vốn tự có cho Công ty, giảm hệ số nợ.
- Sử dụng tạm thời các quỹ khấu hao, quỹ phát triển sản xuất, các khoản nợ chưa trả như: tiền lương, BHXH, các khoản nộp ngân sách, nợ đối tác… để tăng cường nguồn vốn kinh doanh cho Công ty.
- Công ty cần phải có biện pháp chống chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác, đầu tư theo chiều sâu, đầu tư vào những lĩnh vực đem lại hiệu quả và có khả năng thu hồi vốn nhanh.
- Định kỳ tháng, quý, năm Công ty phải xây định lượng tồn kho gồm: vật tư, thành phẩm, sản phẩm dở dang là bao nhiêu để xây định nhu cầu cần bổ sung vốn và điều chỉnh lại chính sách quản lý nguyên liệu, chính sách tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty cần phải tính toán kỹ lưỡng trước những biến động của thị trường để ứng xử linh hoạt, hợp lý bảo toàn vốn và hạn chế thua thiệt xảy ra.
- Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm rút bớt số vốn và thời gian vốn lưu lại ở từng khâu từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh bằng cách giảm các chi phí thu mua, cung cấp nguyên vật liệu kịp thời giảm thời gian dự trữ nguyên vật liệu, điều độ quá trình sản xuất phù hợp với tốc độ tiêu thụ sản phẩm tránh được tình trạng tồn kho không dự kiến, giảm được hiện tượng ứ đọng vốn. Những điều này Công ty có thể thực hiện được trong tầm tay, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Ngoài việc sử dụng vốn có hiệu quả, Công ty cần phải biết tiết kiệm chi phí để chống lãng phí trong hoạt động hành chính, tập trung vốn có hiệu quả.
Bằng các giải pháp trên mục tiêu của Công ty là sẽ có được nguồn vốn sản xuất kinh doanh khoảng 30 tỷ đồng vào năm 2007 tăng 123% so với năm 2005 (24,164tỷ đồng) trong đó vốn cố định khoảng 16,2 tỷ đ.. Lợi nhuận của Công ty là 4,5 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận đạt khoảng 15%.
6. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
Nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố hàng đầu và quan trọng đối với sự tồn tại của Công ty, điều đó thể hiện ở chỗ.
- Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng trong quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, là nhân tố quan trọng quyết định khả năng, uy tín cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
- Tăng chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với tăng năng suất lao động xã hội, nhờ tăng chất lượng sản phẩm dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí sản xuất. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Đây là điều kiện quan trọng để Công ty đứng vững trong cơ chế thị trường, là giấy “thông hành” để Công ty thâm nhập và mở rộng thị trường mới. Nhưng không được dừng lại ở đó mà Công ty cần tiếp tục duy trì và ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống quản lý chất lượng này bằng việc thực hiện một số biện pháp sau:
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục để toàn bộ cán bộ trong Công ty thấm nhuần vai trò và nội dung của hệ thống quản lý chất lượng ISO đối với sự thành công trong sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng sẽ đề ra. Đồng thời có biện pháp hữu hiệu để tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nó.
- Xây dựng và triển khai tổ chức đào tạo mới và nâng cao tay nghề đội ngũ cán bộ lao động Công ty theo phương châm “chỉ có con người chất lượng mới làm ra các sản phẩm chất lượng”.
- Thứ hai: Tăng cường liên kết với nước ngoài đặc biệt là sư mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Sự liên kết này chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề thiếu vốn, cải tiến và đổi mới công nghệ, tạo một thị trường tiêu thụ mang tính ổn định lâu dài cho Công ty.
Do đặc điểm Công ty là ít vốn vì thế việc mở rộng các văn phòng đại diện ở nước ngoài là rất khó khăn. Do vậy, tăng cường liên kết quốc tế sẽ khắc phục được nhược điểm này. Ngoài ra, việc tăng cường liên kết quốc tế sẽ giúp cho Công ty mở rộng hơn nữa mối quan hệ quốc tế của mình đồng thời khi kinh doanh ở những nước Công ty tham gia liên kết thì đỡ được các chi phí thương mại quốc tế: như chi phí mở L/C, chi phí giao dịch, lãi ngân hàng… Vì vậy, Công ty giảm được tình trạng căng thẳng về tài chính, bớt được những khoản chi phí vốn trong những trường hợp thiếu vốn tạm thời.
Nói tóm lại, tăng cường liên kết Công ty có vai trò lớn trong công tác khắc phục những đặc điểm của Công ty đồng thời thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên công tác tăng cường liên kết kinh tế cần phải thận trọng trong việc tìm kiếm đối tác để liên kết nhằm hạn chế những thiệt thòi, tổn thất trong quá trình liên kết.
6. Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý
Phương pháp quản lý có một vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn cao, được đào tạo tốt, công nghệ sản xuất hiện đại và nguồn vốn lớn đủ để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng có thể vẫn làm ăn không hiệu quả. Cái mà doanh nghiệp này còn thiếu đó là một phương pháp quản lý được coi là phương tiện dùng để kết hợp các yếu tố đầu vào (vốn, lao động, công nghệ) để sản xuất ra một khối lượng các yếu tố đầu ra (sản phẩm và dịch vụ). Chất lượng các yếu tố đầu ra phụ thuộc không nhỏ vào phương pháp kết hợp các yếu tố đầu vào. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và đổi mới phương pháp quản lý.
- Các chi tiết của giầu da có đúng mẫu không
- Có đúng mầu sắc và đủ chi tiết trong một đôi không
- Kiểm tra nồi lưu hoá có đủ nhiệt độ, áp lực, thời gian lưu hoá
* Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng
Tất cả các sản phẩm sản xuất ra đều đưa lên băng chuyền lưu hoá song cần phải kiểm tra trước khi đưa vào túi.
7. Đẩy mạnh hoạt động liên kết kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước
Liên kết kinh tế là hình thức phối hợp hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó nhằm mục đích khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất tiềm năng thế mạnh của mỗi bên tham gia vào mối quan hệ liên kết. Đẩy mạnh công tác nâng cao uy tín của mỗi bên tham gia liên kết trên cơ sở nâng cao chất lượng, sản lượng sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Công ty có khả năng tạo được nhiều mối quan hệ trên thương trường quốc tế nhưng điểm yếu nhất hiện nay là sự hạn chế về vốn, khó khăn về vấn đề nguyên vật liệu, nguồn nguyên vật liệu hàng năm phải nhập khẩu với một số lượng làm cho giá thành sản xuất tăng. Do vậy, việc tăng cường liên kết sẽ giúp cho Công ty khai thác được những thế mạnh của mình, đồng thời khắc phục được những điểm yếu của mình.
Việc tăng cường liên kết kinh tế có thể thực hiện theo hướng sau:
- Thứ nhất: Tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nguồn nguyên vật liệu, những doanh nghiệp có tiềm lực về vốn. Việc tăng cường liên kết về vốn này một mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển, mặt khác tạo nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo về mặt chất lượng cũng như khối lượng một cách lâu dài và có chủ động cho Công ty. Công ty cần có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị sản xuất nguyên vật liệu cung cấp cho Công ty. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng giúp cho Công ty ổn định được nguồn hàng, đảm bảo ổn định sản xuất, giảm chi phí do nhập khẩu nguyên vật liệu với giá cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Tập trung đầu tư đổi mới cơ sở cũng như công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất.
- Ban hành quy chế khuyến khích người lao động trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động.
- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Công ty trong từng giai đoạn nhất định, ban hành quy chế với điều kiện hoàn cảnh của Công ty trong từng giai đoạn nhất định, ban hành quy chế nghiêm ngặt về quản lý hành chính, kỹ thuật sản xuất, công tác định mức và tiêu chuẩn hoá…
Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình từ chuẩn bị sản xuất đến sản xuất và nhập kho thành phẩm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần phải thực hiện các biện pháp quán triệt nghiệp vụ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, Công ty cần phải thực hiện đầy đủ các bước của công đoạn sản xuất:
* Toàn bộ nguyên vật liệu sản xuất như cao su, hoá chất, keo… cần được kiểm tra theo các tiêu chuẩn kiểm tra nguyên vật liệu của nhà nước (TCVN) hoặc tiêu chuẩn ngành.
* Khi hỗn luyện cao su phải lấy mẫu kiểm tra nhanh về:
- Độ dẻo
- Độ chín sống
- Độ biến mầu của cao su
* Với vải đã bồi cần kiểm tra:
- Mức bám dính vải với vải
- Mức bám dính mút với vải
- Độ thấm keo lên mặt vải
- Vải tráng keo có đều hay bị loang ố
* Kiểm tra các loại keo:
- Keo dùng cho bồi tráng vải
- Keo dùng cho gò giầy
- Keo dùng dán phom mũi
* Kiểm tra công nghệ sản xuất
Trước đây, trong cơ chế bao cấp Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước áp dụng hình thức quản lý tập trung, quan liêu, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều thực hiện theo mệnh lệnh ban hành từ cấp trên xuống. Phương pháp quản lý theo cơ chế này đã hạn chế quyền chủ động sáng tạo của người lao động, gây nên sự ỷ lại trong công việc. Nó chính là mảnh đất nuôi dưỡng các tệ nạn như: tham nhũng, quan liêu, lộng quyền… điều đó gây nên sự hoạt động không có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, Công ty luôn ở trong tình trạng lãi giả - lỗ thật, đời sống của cán bộ công nhân viên rất bấp bênh, Công ty ở bên bờ phá sản.
Sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, đặc biệt sau khi cổ phần hoá đến nay phương pháp quản lý của Công ty đã có nhiều sự đổi mới dựa trên cơ sở các kế hoạch định trước có tính đến yếu tố thị trường và xét đến hiệu quả kinh tế. Công ty không can thiệp sâu vào công việc của các nhân viên để cho họ có quyền chủ động, sáng tạo trong công việc. Công ty chỉ là người luôn ở bên cạnh tạo điều kiện giúp đỡ họ trong công việc và kiểm soát, đánh giá kết quả công việc mà họ thực hiện. Nhờ đổi mới phương pháp quản lý mà công nhân viên. Tuy vậy, nó vẫn luôn luôn cần được thay đổi để ngày càng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Công ty trong cơ chế thị trường. Sự thay đổi đó có thể được thực hiện theo một xu hướng sau:
- Tiến hành phân cấp, phân quyền một cách rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Giao việc cho nhân viên đồng thời phải giao cho họ quyền hành thực hiện để thực hiện công việc đó. Có vậy, các nhân viên mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Xây dựng một bầu không khí làm việc đoàn kết giữa cán bộ và nhân viên, giữa các nhân viên với nhau. Mọi người hăng hái thi đua lao động để tăng năng suất, tăng chất lượng cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Phát huy quyền chủ động sáng tạo của người lao động, tạo điều kiện cho họ có cơ hội để thể hiện khả năng của mình.
- Cải thiện phương pháp quản lý sao cho phối hợp chặt chẽ giữa phân công lao động và hợp tác lao động. Đây là một đòi hỏi tất yếu và rất phù hợp với đặc điểm của ngành da giầy.
- Trong sử dụng lao động phải kết hợp với thù lao lao động hợp lý, có chế độ thưởng phạt vật chất, tinh thần, tăng cường kỷ luật lao động.
- Không ngừng tổ chức đào tạo để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Từ đó có thể tăng hiệu quả của công tác quản lý trong Công ty,
Tóm lại, Công ty phải sử dụng tổng hợp các biện pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và ngày càng đứng vững hơn trong cơ chế thị trường.
9. Chuyển dần sang hình thức xuất khẩu trực tiếp
Hiện nay, sản phẩm của Công ty sản xuất ra để xuất khẩu là chủ yếu. Vì vậy, để kinh doanh có hiệu quả trên thị trường quốc tế Công ty cần lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với khả năng của Công ty. Yếu tố tác động của môi trường kinh doanh và các nhân tố chủ yếu tác động đến việc lựa chọn hình thức kinh doanh như: Điều kiện về pháp luật, chi phí, chính sách khuyến khích của Nhà nước, hiệu quả kinh tế, kinh nghiệm kinh doanh của Công ty… Căn cứ vào những điều kiện đó, Công ty phải đẩy mạnh hình thức mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm đã hoàn thành rồi tự sản xuất là phù hợp nhất đối với Công ty Da giầy Hà Nội trong thời gian tới.
Công ty Da giầy Hà Nội đang kinh doanh theo phương thức kinh doanh: Gia công theo đơn đặt hàng, còn hình thức tự mình mua nguyên vật liệu và bán thành phẩm để tự sản xuất vẫn chưa được đề cao. Đối với hình thức gia công thì Công ty nhận phụ liệu hoặc bán thành phẩm của bên nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan) để sản xuất, chế biến ra thành phẩm theo yêu cầu của bạn hàng sau đó giao lại cho bên nước ngoài thành phẩm đó và nhận được một khoản chi phí gia công.
Đối với hình thức xuất khẩu trực tiếp, từ khâu nguyên vật liệu và bán thành phẩm thì Công ty phải tự lo liệu hết từ khâu thiết kế, sản xuất, chào hàng và sau đó phải tìm cách bán được hàng. Hình thức này sẽ khắc phục được những nhược điểm của hình thức gia công. Thực chất là hình thức kinh doanh trực tiếp nhưng xuất khẩu theo điều kiện FOB (giá FOB – giá cầu xuất khẩu hay giá qua lan can cầu).
Phương thức kinh doanh này có thể khắc phục được những nhược điểm của Công ty khi kinh doanh hàng gia công tạo điều kiện cho Công ty ngày một phát triển và hoà nhập vào thị trường quốc tế một cách có hiệu quả.
Hình thức xuất khẩu chủ yếu hiện nay của Công ty là hình thức xuất khẩu gián tiếp thông qua các trung gian, chủ yếu là các trung gian ở Trung Quốc và Đài Loan. Công ty chưa tiếp cận được trực tiếp với khách hàng, vì thực sự sản phẩm giầy sản xuất ra tại Việt Nam chưa tạo được hình ảnh quen thuộc tin cậy đối với khách hàng trên thế giới. Thêm vào đó, những nước như Trung Quốc, Hàn Quốc,… nhiều thuận lợi hơn ta khi kinh doanh trên thị trường quốc tế vì đó là những quốc gia có tiềm lực lớn về mọi mặt và có nhiều thuận lợi. Vì vậy mà trước mắt ta vẫn phải sử dụng phương thức kinh doanh này song về lâu dài cần phải có chính sách tiếp cận với khách hàng để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, khuếch trương thương hiệu của sản phẩm, của Công ty, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
KẾT LUẬN
Là một công ty cổ phần với các cổ đông không chỉ là ban lãnh đạo công ty mà còn rất nhiều công nhân viên trong công ty. Lợi ích của họ gắn liến với hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty.
Đời sống của toàn bộ công nhân viên trong công ty có được cải thiện hay không cũng phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động sản xuất-kinh doanh. Nhận thức được vấn đề đó, và để trả lời cho câu hỏi làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh, ban lãnh đạo công ty đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, tìm hướng đi riêng cho mình cùng sự nỗ lực của toàn bộ đội ngũ lao động công ty, nên đã từng bước thoát khỏi khó khăn và hoạt động sản xuất-kinh doanh có tiềm năng phát triển.
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình với sự chỉ dẫn tận tình của thầy giáo- Tiến sĩ Phạm Ngọc Linh và công nhân viên của công ty, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty. Song làm việc còn mang tính chủ quan và hạn chế về trình độ, nên chuyên đề không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy giáo.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: TS. Phạm Ngọc Linh và toàn bộ công nhân viên công tác tại công ty cổ phần giầy Cẩm Bình đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết nay.
Hà Nội, tháng 04 năm 2006.
Sinh viên
Nguyễn Thị Liên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Quản trị kinh doanh tổng hợp trong doanh nghiệp. Khoa QTKDCN&XDCB.
2.Giáo trình kế hoạch kinh doanh. Khoa kế hoạch và phát triển.Thạc sĩ Bùi Đức Tuân
3.Marketing căn bản. NXB Thống kê
4.Phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Khoa QTKD.
5.Chương trình và dự án phát triển kinh tế- xã hội. Khoa Kế hoạch và phát triển
6.Tạp chí công nghiệp tháng 1 &2 năm 2006
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28609.doc