Nước ta đang trong quá trình hội nhập WTO vì vậy sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng song song với đó là rất nhiều thách thức đang chờ đón chúng ta. Ngành công nghiệp chế biến giấy của nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu về vốn, nguồn nguyên liệu là rất lớn. Thông qua đó mà phát triển ngành giấy cho tương xứng với tiềm năng phát triển của đất nước. Vì vậy phát triển vùng nguyên liệu giấy là điều kiện quan trọng nhất tạo động lực để phát triển ngành giấy cùng với các yếu tố đầu vào khác như vốn, đất đai, người lao động.
66 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu giấy đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong thời gian qua hầu như không phát triển được, nên đã xẩy ra tình trạng ở nhiều địa phương ngành công nghiệp giấy Việt Nam đã không thu mua hết nguyên liệu, điều đó đã gây không ít khó khăn cho người trồng rừng. Mặt khác, sau 5 năm triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam, việc phát triển vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến đã gặp không ít khó khăn trong việc xác định quỹ đất, chọn loài cây trồng cụ thể nhằm đảm bảo cung cấp nguyên liệu phù hợp với công suất nhà máy, đáp ứng yêu cầu kinh doanh có hiệu quả của các nhà máy sản xuất và chế biến giấy và bột giấy.
1. Quy mô của vùng nguyên liệu giấy.
Hiện nay trên cả nước có nhiều vùng nguyên liệu giấy khác nhau, tuy nhiên có một số vùng không nằm trong diện quy hoạch phát triển rừng nguyên liệu giấy giai đoạn 2006-2010 trong Quyết định 160 của Chính phủ về việc phát triển ngành công nghiệp giấy. Tùy vào đặc điểm kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên của từng vùng mà quy mô diện tích và trữ lượng cũng như loại cây trồng của mỗi vùng nguyên liệu giấy là khác nhau.
Hiện nay quy mô của các vùng nguyên liệu giấy đã có sự thay đổi khá nhiều so với trước đây, đồng thời có một số vùng đã không còn trong diện quy hoạch trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp giấy giai đoạn 2006-2010. Có nơi thì quy mô diện tích trồng rừng tăng lên, ngược lại có nơi thì quy mô diện tích trồng rừng giảm đi do nhiều nguyên nhân khác nhau như phá rừng, không có vốn đầu tư…..Kết quả đánh giá các vùng nguyên liệu giấy hiện nay như sau :
1.1.Vùng Tây Bắc
Thống kê diện tích phát triển rừng nguyên liệu vùng Tây Bắc
Đơn vị : ha
TT
Vùng NL
Tổng cộng
Phù hợp
ít phù hợp
Rừng TN
RT
ĐTĐNT
Rừng TN
RT
ĐTĐNT
Tổng
267.309
18.178
20.093
136.159
5.432
11.676
75.771
1
Hoà Bình
64.855
4.601
13.918
29.204
2.080
11.166
3.886
2
Sơn La
91.225
10.720
5.422
37.220
1.084
510
36.269
3
Lai Châu
111.229
2.857
753
69.735
2.268
35.616
Nguồn : Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Trong khi đó, nếu theo kết quả rà soát từng tỉnh thì khả năng diện tích ở mức an toàn có thể đáp ứng so với dự kiến và tỷ lệ rừng hiện có sẵn sàng cung cấp nguyên liệu cho chế biến như sau:
TT
Tỉnh
Tỷ lệ diện tích ở mức an toàn so với dự kiến (%)
Tiềm năng cung cấp so với dự kiến (%)
Khả năng cung cấp hiện tại (%)
1
Hoà Bình
117
84
72
2
Sơn La
80
99
8
3
Lai Châu
90
150
2
Như vậy, cả 3 vùng nguyên liệu Tây Bắc tuy có tiềm năng về đất đai nhưng diện tích rừng hiện có sẵn sàng cung cấp nguyên liệu rất hạn chế. Ngoại trừ tỉnh Hoà Bình thì 2 tỉnh còn lại hầu như chưa có rừng trồng nguyên liệu. Mặt khác, với điều kiện hiện tại thì nhà máy bột giấy Hoà Bình quy mô nhỏ, suất đầu tư cao và khó cho việc xử lý môi trường trong chế biến bột giấy.
1.2. Vùng Đông Bắc.
Thống kê diện tích phát triển rừng nguyên liệu vùng Đông Bắc
Đơn vị : ha
TT
Vùng NL
Tổng cộng
Phù hợp
ít phù hợp
Rừng TN
RT
ĐTĐNT
Rừng TN
RT
ĐTĐNT
Tổng
473.405
69.578
135.453
103.784
20.384
86.845
57.361
1
Bãi Bằng
174.538
13.249
55.692
23.061
14.091
42.858
25.587
2
Bắc Kạn
55.423
30.802
7.477
10.080
1.021
2.619
3.424
3
Bắc Giang
23.267
9.221
4.875
6.976
2.195
4
Lạng Sơn
77.821
34.642
21.252
11.808
10.119
5
Tuyên Quang
75.787
25.527
13.078
27.538
5.272
288
4.084
Nguồn : Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Theo kết quả rà soát từng tỉnh thì khả năng diện tích ở mức an toàn có thể đáp ứng so với dự kiến và tỷ lệ rừng hiện có sẵn sàng cung cấp nguyên liệu cho chế biến như sau:
TT
Vùng, tỉnh
Tỷ lệ diện tích ở mức an toàn so với dự kiến (%)
Tiềm năng cung cấp so với dự kiến (%)
Khả năng cung cấp hiện tại (%)
1
Bãi Bằng
83,9
93,6
50,4
2
Bắc Kạn
22,9
51,9
43,3
3
Bắc Giang
36,5
25,1
60,2
4
Lạng Sơn
81,9
289,6
63,5
5
Tuyên Quang
41,4
49,6
36,4
Thực tế tại vùng này đang diễn ra tình trạng là vùng đã xây dựng dự án khả thi nhưng không bảo đảm diện tích để phát triển vùng nguyên liệu giấy. Mặt khác vùng được quy hoạch cho nhà máy giấy Trung tâm Bắc bộ lại không đáp ứng được yêu cầu đề ra so với những quy hoạch từ trước. Nói chung vùng này chưa có quy hoạch phù hợp với điều kiện tự nhiên và tiềm năng của cả vùng.
1.3. Vùng Bắc Trung Bộ
Thống kê diện tích phát triển rừng nguyên liệu vùng Bắc Trung Bộ :
Đơn vị : ha
TT
Vùng NL
Tổng cộng
Phù hợp
ít phù hợp
Rừng TN
RT
ĐTĐNT
Rừng TN
RT
ĐTĐNT
Tổng
231.901
25.194
42.596
89.799
10.226
25.402
38.684
1
Thanh Hóa
157.526
25.194
35.193
36.489
10.226
21.806
28.618
2
Nghệ An
74.375
7.403
53.310
3.596
10.066
Nguồn : Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Trên cơ sở công suất nhà máy chế biến bột giấy đã được đưa vào dự án khả thi từ trước, nếu so sánh với tiềm năng quỹ đất và quỹ rừng hiện có thì tiềm năng cung cấp và khả năng cung cấp của rừng hiện tại như sau:
TT
Tỉnh
Tỷ lệ diện tích ở mức an toàn so với dự kiến (%)
Tiềm năng cung cấp so với dự kiến (%)
Khả năng cung cấp hiện tại (%)
1
Thanh Hoá
58,4
177,6
70,1
2
Nghệ An
85,7
131,3
18,6
Vùng Thanh Hoá hiện đã có sẵn vùng nguyên liệu có khả năng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy ở khu vưc này. Tuy nhiên vùng này chưa phát triển đúng với tiềm năng của mình mặc dù tiềm năng để phát triển vùng nguyên liệu so với dự án được xây dựng từ trước bảo đảm tính khả thi. Vùng nguyên liệu Nghệ An, mặc dù có tiềm năng nhưng hiện tại chưa có khả năng cung cấp. thực trạng tại vùng nguyên liệu giấy Bắc Trung bộ là vùng muốn xây dựng nhà máy nhưng khu vực này vẫn chưa xây dựng được vùng nguyên liệu khả thi nên chưa thể đầu tư, khi nguyên liệu sẵn sàng cung cấp thì sẽ xây dựng nhà máy.
1.4. Vùng nguyên liệu Trung Trung Bộ.
Thống kê diện tích phát triển rừng nguyên liệu giấy vùng Trung Trung Bộ :
Đơn vị : ha
Vùng NL
Tổng cộng
Phù hợp
ít phù hợp
Rừng TN
RT
ĐTĐNT
Rừng TN
RT
ĐTĐNT
Quảng Nam
35.738
7.706
16.711
580
10.741
Nguồn : Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Vùng nguyên liệu Trung Trung Bộ chỉ có tỉnh Quảng Nam là có khả năng phát triển vùng nguyên liệu.
Kết quả rà soát đất đai trong tỉnh Quảng Nam :
Sản lượng đến khi định hình đạt 43% so với quy mô dự kiến.
Khả năng cung cấp nguyên liệu từ rừng hiện có đạt 32% so với quy mô dự kiến. Hiện tại, do chưa có nhà máy nên hầu như toàn bộ rừng trồng đến tuổi khai thác cung cấp cho dây chuyền băm dăm xuất khẩu tại Đà Nẵng với công suất 200.000 tấn gỗ dăm/năm (nguyên liệu thu gom từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng).
Những tỉnh lân cận giáp với Quảng Nam như Đà Nẵng, Quảng Ngãi chưa được chú ý trong việc xây dựng vùng nguyên liệu liên tỉnh với quy mô đủ lớn.
1.5. Vùng nguyên liệu Nam trung Bộ.
Thống kê diện tích phát triển rừng nguyên liệu vùng Nam Trung Bộ :
Đơn vị : ha
Vùng NL
Tổng cộng
Phù hợp
ít phù hợp
Rừng TN
RT
ĐTĐNT
Rừng TN
RT
ĐTĐNT
Bình Định
44.829
24.8
18.21
1.226
593
Nguồn : Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Vùng Duyên hải miền Trung trồng mới nguyên liệu giấy với diện tích 50.000 ha nhưng chưa có địa chỉ cụ thể. Vùng này cùng với vùng Duyên hải Trung trung bộ trong những năm qua việc trồng rừng nguyên liệu tương đối phát triển. Đây là vùng rất sôi động trong hoạt động xuất khẩu dăm mảnh. Công ty MISHUAWAI đã thuê đất tại tỉnh Bình Định để trồng rừng nguyên liệu giấy, đến kỳ khai thác băm dăm, vận chuyển chế biến tại Nhật.
Một số tỉnh khác trong vùng như Phú Yên, Khánh Hoà, vùng phía Đông của Đak Lak, vùng Đông Nam của tỉnh Gia Lai chưa được nhìn nhận dưới góc độ liên kết để tạo ra vùng nguyên liệu có quy mô lớn.
1.6. Vùng Tây Nguyên.
Thống kê diện tích phát triển rừng nguyên liệu vùng Tây Nguyên :
Đơn vị: ha
TT
Vùng NL
Tổng cộng
Phù hợp
ít phù hợp
Rừng TN
RT
ĐTĐNT
Rừng TN
RT
ĐTĐNT
Tổng
495.423
75.272
40.727
206.045
36.257
26.349
38.548
1
Kon Tum
130.841
10.920
6.136
72.069
11.668
14.226
15.822
2
Lâm Đồng
87.192
52.020
24.420
6.567
963
879
2.343
3
Gia Lai
171.006
7.863
73.962
8.931
80.250
4
Đắc Lắc
55.078
3.535
2.124
38.701
1.758
1.748
7.212
5
Đắc Nông
51.306
8.797
184
14.746
21.868
565
5.146
Nguồn : Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Vùng này trước đây bao gồm 4 tỉnh, nay tách Đak Lak thành Đak Lak và Đak Nông nên tổng số là 5 tỉnh (mặc dù diện tích không thay đổi).
Các tỉnh Đak Lak, Đak Nông chưa có dự kiến xây dựng vùng nguyên liệu cũng như quy hoạch nhà máy giấy.
Trên cơ sở rà soát các vùng nguyên liệu về quy mô quỹ đất cũng như tiềm năng nguyên liệu có thể cung cấp hiện tại được kết quả như sau:
TT
Tỉnh
Tỷ lệ diện tích ở mức an toàn so với dự kiến (%)
Tiềm năng cung cấp so với dự kiến (%)
Khả năng cung cấp hiện tại (%)
1
Kon Tum
92,3
137,8
7,4
2
Gia Lai
77,4
109,7
15,5
3
Đắc Lắc
Chưa XĐ
Chưa XĐ
Chưa XĐ
4
Đắc Nông
Chưa XĐ
Chưa XĐ
Chưa XĐ
5
Lâm Đồng
24,2
34,6
36,4
Đối với các tỉnh Tây Nguyên , việc tách riêng các vùng nguyên liệu theo ranh giới tỉnh dã hạn chế lợi thế liên vùng của vùng nguyên liệu.
Trong 3 tỉnh trên có thể thấy như sau :
Tỉnh Kon Tum có tiềm năng lớn về đất đai, nhưng hiện tại khả năng cung cấp nguyên liệu rất thấp, đất đai chủ yếu phù hợp với cây thông ba lá có chu kỳ dài.
Tỉnh Gia Lai cũng có tiềm năng lớn để phát triển nguyên liệu nhưng phân bố không liên tục. Có thể chia thành 3 tiểu vùng như sau: Tiểu vùng phía Bắc để phát triển nguyên liệu giấy. Tiểu vùng phía Đông để phát triển nguyên liệu cho nhà máy MDF An Khê. Tiểu vùng Đông Nam để phát triển nguyên liệu giấy. Do tỉnh rộng, địa hình chia cắt nên khó có thể xây dựng nhà máy giấy để thu hút nguyên liệu từ các tiểu vùng phía bắc và đông nam. Những tiểu vùng này có thể liên kết với các tỉnh khác thành vùng nguyên liệu có quy mô tập trung lớn hơn.
Tỉnh Lâm Đồng về cơ bản không còn đất trống đồi trọc để phát triển rừng nguyên liệu, chính vì thế nên tiềm năng cung cấp đến khi đình hình và khả năng cung cấp hiện tại là tương đương nhau và cả 2 thông số trên quá thấp so với quy mô nhà máy dự kiến của vùng này vì thế không đáp ứng được yêu cầu của nhà máy.
Đối với các tỉnh Tây Nguyên, việc tách riêng các vùng nguyên liệu theo ranh giới tỉnh đã hạn chế lợi thế liên vùng của vùng nguyên liệu. Việc quyết định đầu tư nhà máy sản xuất bột giấy cùng thời điểm với vùng nguyên liệu hiện nay không phù hợp vì nguyên liệu chưa sẵn sàng cung cấp cho chế biến.
1.7. Vùng Đông Nam Bộ.
Thống kê diện tích phát triển rừng nguyên liệu vùng Đông Nam bộ :
TT
Vùng NL
Tổng cộng
Phù hợp
ít phù hợp
Rừng TN
RT
ĐTĐNT
Rừng TN
RT
ĐTĐNT
Tổng
71.240
11.534
18.173
18.789
10.133
7.377
3.011
1
Bình Phước
35.125
11.534
2.501
4.628
10.133
3.565
2.764
2
Bình Thuận
33.488
14.197
13.837
2.984
2.47
3
Đồng Nai
2.627
1.475
324
828
Nguồn : Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Trên cơ sở rà soát các vùng nguyên liệu của 3 tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, đến thời điểm hiện tại diện tích đất trồng đồi núi trọc phù hợp để phát triển rừng nguyên liệu của 3 tỉnh chỉ còn 18.800 ha.Vùng này phân bố về địa lý không được liên tục, nên khó có thể xây dựng thành vùng nguyên liệu giấy với quy mô tập trung.
2. Khả năng cung cấp nguyên liệu theo vùng.
2.1. Khả năng cung cấp nguyên liệu giấy hiện tại.
Căn cứ vào quy mô ranh giới và diện tích các vùng nguyên liệu đã quy hoạch, căn cứ vào diện tích và thực trạng rừng trồng hiện có, khả năng cung cấp nguyên liệu hàng năm trên các vùng nguyên liệu giấy trong giai đoạn hiện tại (từ 2005 – 2010) được xác định như sau:
Đơn vị : Gỗ – m3; tre – tấn.
TT
Tỉnh
Đơn vị
Loại nguyên liệu
Gỗ mềm
Gỗ cứng
Tre
Tổng các vùng
ha/năm
8.252
37.894
18.885
m3, tấn/ha
49
60
35
m3, tấn/năm
402.378
2.264.215
660.210
1
Trung tâm Bắc bộ
ha/năm
17.200
148
m3, tấn/ha
67
33
m3, tấn/năm
1.155.840
4.940
2
Đông Bắc
ha/năm
7.761
1.895
m3, tấn/ha
49
56
m3, tấn/năm
380.289
106.120
3
Tây Bắc
ha/năm
491
4.009
1.283
m3, tấn/ha
45
55
31
m3, tấn/năm
22.089
221.543
40.040
4
Bắc Trung bộ
ha/năm
-
2.344
17.454
m3, tấn/ha
37
36
m3, tấn/năm
86.728
623.230
5
Duyên hải Trung bộ
ha/năm
12.834
m3, tấn/ha
53
m3, tấn/năm
676.879
6
Bắc Tây Nguyên
ha/năm
1.183
m3, tấn/ha
64
m3, tấn/năm
75.463
Nguồn : Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2.2. Khả năng cung cấp nguyên liệu giấy đến năm 2020.
Căn cứ quy mô ranh giới và diện tích các vùng nguyên liệu giấy đã được quy hoạch từ trước, căn cứ vào diện tích của các vùng và năng suất rừng trồng nguyên liệu của tùng vùng đến năm định hình, khả năng cung cấp nguyên liệu hàng năm được dự báo đến năm 2020 trên các vùng nguyên liệu giấy được xác định như sau:
Khả năng cung cấp nguyên liệu đến năm 2020 :
Đơn vị : Gỗ – m3; tre – tấn
TT
Vùng nguyên liệu
Đơn vị
Loại nguyên liệu
Gỗ mềm
Gỗ cứng
Tre
Tổng các vùng
ha/năm
8.158
54.015
25.988
m3, tấn/ha
175,6
99,1
40,7
m3, tấn/năm
1.432.713
5.352.993
1.057.564
1
Vùng Trung tâm Bắc bộ
ha/năm
17.285
3.019
m3, tấn/ha
100,6
38,2
m3, tấn/năm
1.739.194
115.316
2
Vùng
Đông Bắc
ha/năm
3.757
3.656
m3, tấn/ha
152,7
99,3
m3, tấn/năm
573.790
363.054
3
Vùng Tây Bắc
ha/năm
1.013
7.486
5.736
m3, tấn/ha
167,9
96,0
34,5
m3, tấn/năm
170.101
718.989
197.768
4
Bắc Trung bộ
ha/năm
10.740
17.233
m3, tấn/ha
102,9
43,2
m3, tấn/năm
1.105.000
744.480
5
Duyên hải Trung bộ
ha/năm
16.076
m3, tấn/ha
96,6
m3, tấn/năm
1.739.370
6
Bắc Tây Nguyên
ha/năm
3.388
3.203
m3, tấn/ha
203,3
109,0
m3, tấn/năm
688.822
349.058
Nguồn : Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI CÂY TRỒNG Ở VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY.
1.Các loài cây trồng làm nguyên liệu giấy.
Ở Việt Nam, nguyên liệu thô cho nghành công nghiệp sản xuất bột giấy là các loài cây gỗ lá rộng mọc nhanh, các loài cây họ tre nứa và một ít gỗ lá kim. Ngoài ra ngành công nghiệp giấy Việt nam còn dùng một lượng không nhỏ giấy loại.
Việt Nam là một nước nhiệt đới, có điều kiện cho loài cây nguyên liệu giấy phát triển, những cây ngắn ngày cho năng suất cao phổ biến là bạch đàn, keo, mỡ, bồ đề..., có chiều dài xơ sợi ngắn, thích hợp cho sản xuất các mặt hàng chất lượng trung bình thường chiếm tỷ lệ khoảng 40-50% và các vùng nguyên liệu Trung tâm Bắc bộ, Trung bộ và Tây Nam bộ đều có khả năng phát triển những loài cây này.
Nguồn tre nứa cũng là một tiềm năng mặc dù vấn đề silicat khi nấu bột sunphate hiện chưa được giải quyết triệt để, nhưng tre nứa gắn bó cùng người nông dân Việt Nam từ lâu đời, không thể thay thế hoàn toàn bằng rừng gỗ thuần chủng mà chưa xem xét kỹ vấn đề cân bằng sinh thái lâu dài. Tre nứa là loại cây mọc nhanh, có chu kỳ khai thác ngắn (2-3 năm), độ dài xơ sợi trung bình, mọc nhiều và phát triển tốt ở khu vực Trung tâm Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Đông Nam bộ.
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có một số loài nguyên liệu xơ sợi thân thảo làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy Việt Nam khá tốt như rơm rạ, bã mía, cỏ bàng, đay...Sản lượng nguyên liệu này là rất lớn (Việt Nam là nước nông nghiệp và có lượng xuất khẩu lúa gạo hiện nay đứng hàng thứ hai thế giới), nhưng sử dụng làm nguyên liệu giấy thì mới ở dạng nghiên cứu.
1.1.Ngyên liệu tre nứa
Tre nứa là nguyên liệu lâu đời của ngành công nghiệp giấy Việt Nam. Là loại nguyên liệu dùng để sản xuất bột giấy cho giấy bao gói, bao bì công nghiệp, giấy vàng mã là chủ yếu, ngoài ra có thể sử dụng để sản xuất giấy viết, giấy in. Tính chất xơ sợi của các nguyên liệu tre nứa chỉ kém gỗ lá kim.
Hiện nay trong cơ cấu nguyên liệu dùng để sản xuất bột giấy ở nước ta, tre nứa chiếm tỉ trọng 60-70%. Hiện nay nước ta có gần 50 loại tre nứa.
1.1.1. Nguyên liệu luồng.
Luồng phát triển tự nhiên tại vùng núi Thanh Hoá, Nghệ An, Hoà Bình. Theo số liệu thống kê của tỉnh Thanh Hoá thì diện tích tre, luồng tự nhiên có khoảng 105.000 ha và rừng trồng 28.000 ha. Trong họ tre nứa, luồng là loại có chiều dài xơ sợi khá, độ dài trung bình 1,9 - 2,5 mm. Hàm lượng xenlulô 50%. Nên khai thác cây luồng ở độ tuổi thứ 2 đến thứ 3, vì trong độ tuổi này thành phần hoá học của nguyên liệu tương đối ổn định.
Luồng thích hợp để sản xuất các loại giấy bao bì, hòm hộp. Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Viện Khoa học Lâm nghiệp, cây luồng có thể phát triển tốt tại vùng nguyên liệu Trung tâm Bắc bộ.
1.1.2.Tre nứa
Tre nứa các loại là nguyên liệu sản xuất giấy có chất lượng tương đối cao. Chiều dài trung bình của xơ sợi tre nứa khoảng 2 mm. Phù hợp sản xuất các loại giấy bao gói, các tông, giấy bao bì công nghiệp.
Tre nứa ở nước ta mọc rải rác từ Bắc đến Nam trên các lập địa khác nhau, ở các địa hình vùng núi khó khai thác, tre nứa phát triển tự nhiên thành quần thụ chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Tại vùng nguyên liệu trung tâm Bắc Bộ, tre nứa phát triển tốt, sản lượng thu hoạch cao.
Sản lượng tre nứa ở rừng tự nhiên thấp, khoảng 5 -10 tấn/ha/năm, nếu đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chăm sóc sản lượng có thể tăng lên đến 10 -15 tấn/ha/năm.
Tre nứa phát triển mạnh ở các vùng có lượng mưa trung bình 1.200 - 4.000 mm/năm. Hàm lượng silíc cao trong tre nứa gây một số khó khăn cho quá trình chặt mảnh và quá trình công nghệ thu hồi hoá chất. Nhưng xét về tổng thể tre nứa vẫn có ưu thế hơn bã mía, phế liệu nông nghiệp và cả gỗ cứng nhiệt đới trong quá trình sản xuất giấy chất lượng cao.
1.2.3. Lồ ô
Lồ ô phát triển tốt tại vùng Đông Nam bộ (Sông Bé, Tây Ninh). Theo kết quả thống kê, tổng diện tích rừng lô ô tự nhiên còn khoảng 100.000 ha và đang có xu hướng thu hẹp dần do chế độ khai thác chưa đúng. Hiện nay các cơ sở lâm nghiệp đã có kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng lồ ô.
Lồ ô có xơ sợi dài trung bình và được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất bột giấy ở các xí nghiệp giấy Việt Nam.
Ngoài ra các tỉnh phía Bắc ở vùng nguyên liệu trung tâm và vùng khu Bốn cũ có một số loài tre nứa khác phát triển như cây diễn, vầu là nguyên liệu tốt để sản xuất giấy. Tuy vậy, do thiếu vốn đầu tư nên diện tích gây trồng và sản lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp giấy Việt Nam.
1.2. Nguyên liệu gỗ.
Gỗ là loại nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp chế biến bột giấy và giấy trên thế giới. Ở các nước vùng ôn đới và cận nhiệt đới, gỗ thông là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất giấy, sau đó là gỗ lá rộng…
Ở Việt Nam, do nguồn gỗ lá kim hạn chế nên nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp giấy là tre nứa, gỗ lá rộng và phế liệu nông nghiệp, phế liệu công nghiệp chế biến nông sản và cây công nghiệp.
Trong nhóm các loài gỗ lá kim dùng trong công nghiệp giấy ở Việt Nam có gỗ thông Đà lạt, trước đây cung cấp cho công ty giấy Tân Mai sản xuất bột cơ học. Gỗ lá rộng được dùng nhiều hơn cả, bao gồm: Bồ đề, Bạch đàn, Keo tai tượng, Keo lá tràm (tràm bông vàng), Keo lai giữa tai tượng và Keo lá tràm, gỗ Mỡ, Bồ đề và một số loại gỗ khác.
1.2.1. Gỗ keo tai tượng.
Cây keo tai tượng được đưa vào trồng thí điểm ở nước ta (miền Bắc) vào những năm đầu thập kỷ 80. Hiện nay gỗ keo tai tượng đã được công ty giấy Trung tâm Bắc Bộ sử dụng sản xuất giấy in và giấy viết.
Cây keo tai tượng phát triển tốt ở vùng trung tâm và trong cả nước
Khối lượng riêng của gỗ keo tai tượng biến thiên trong khoảng 460 – 500kg/m3 phụ thuộc vào điều kiện sinh thái. Khối lượng riêng của cây keo tai tượng 7 tuổi trung bình 490 kg/m3.
Tuổi khai thác thích hợp ở độ tuổi 5 và 7. Đối với một số vùng, trên một số lập địa, cây keo tai tượng có thể bị rỗng ruột. Song kết quả nghiên cứu cho thấy: hiện tượng náy không ảnh hưởng đến chất lượng bột giấy.
Hiện nay Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang quy hoạch phát triển keo tai tượng và gây trồng với quy mô diện tích lớn. Kết quả sản xuất sản phẩm giấy in và giấy viết.
1.2.2. Gỗ keo lá tràm.
Cây keo lá tràm thường được gọi là keo hoa vàng được trồng khắp nơi ở nước ta, đặc biệt trồng nhiều ở các vùng nguyên liệu giấy. Hiện nay gỗ keo lá tràm được Công ty giấy Trung tâm Bắc bộ sử dụng làm nguyên liệu giấy in và giấy viết.
Khối lượng riêng của cây keo lá tràm cao hơn gỗ keo tai tượng và tương đương với gỗ bạch đàn trắng, dao động trong khoảng 600 kg/m3.
Gỗ keo lá tràm phù hợp với quá trình sản xuất giấy. Keo lá tràm là loại cây phát triển nhanh, ở tuổi thứ 5 và thứ 7 có thể khai thác làm nguyên liệu sản xuất giấy.
1.2.3. Gỗ bạch đàn.
Theo số liệu thống kê, có 51 loài cây trên thế giới được dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy trong đó có 38 loài gỗ cứng và trên 13 loài gỗ mềm.
Trong số 38 loài cây gỗ cứng, bạch đàn là loài cây có tỉ trọng cao thứ 2 (sau sồi đỏ) với các thông số về chiều dài xơ sợi, xenluylo, lignin không thua kém các loại gỗ khác. Australia được coi là quê hương của loài bạch đàn. Hiện nay cây bạch đàn đã được phát triển trồng khắp châu Á, châu Phi, châu Mĩ.
Cây bạch đàn ở Việt Nam từ những năm 60 đã được chú trọng phát triển làm nguyên liệu giấy, trong đó chủ yếu là bạch đàn liễu. Bạch đàn liễu có tỉ trọng cao, hàm lượng xenluylo thấp (41%), hàm lượng lignin cao (31%), thân gỗ cứng và xoắn nên không phù hợp với công nghiệp giấy.
Hiện nay, ngành lâm nghiệp đang phát triển hai loại bạch đàn là :Urophylla và Camal, hai loại nay có tốc độ sinh trưởng nhanh. Công ty giấy Trung tâm Bắc bộ đang được sử dụng hai loại bạch đàn này làm nguyên liệu để sản xuất giấy in và giấy viết.
Ngày nay bạch đàn là nguyên liệu không thể thiếu đối với ngành công nghiệp giấy Việt Nam, vì nó có biên độ sinh thái rất rộng, phát triển được trong mọi điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng : từ vùng ngập mặn, đồi trọc, đến đất sỏi đá và không đòi hỏi nhiều công chăm sóc.
1.2.4. Các loại gỗ lá rộng khác.
Mỡ, bồ đề là cây bản địa đã được sử dụng làm nguyên liệu giấy. Song do năng suất và khả năng tái sinh không cao nên tỉ trong nguyên liệu sản xuất giấy ngày càng giảm dần. Mặt khác ngành lâm nghiệp đang chú trọng khai thác loại nguyên liệu này phục vụ nghành công nghiệp sản xuất ván sợi ép.
Keo lai là loại cây lai giữa keo tai tượng và keo lá tràm, có tốc độ sinh trưởng cao hơn keo tai tượng và keo lá tràm, có tỉ trọng cao. Ngành lâm nghiệp đang triển khai gieo trồng trên diện tích rộng trong cả nước .
1.2.5. Gỗ lá kim.
Thông phát triển nhiều ở Lâm Đồng với diện tích 100.000 ha. Tốc độ phát triển thông Lâm Đồng nhanh gấp 2 lần các nước ôn đới, chu kỳ khai thác chỉ khoảng 15 năm ( giảm một thời gian nửa so với vùng ôn đới ).
Ngoài Lâm Đồng, rừng thông tự nhiên còn phân bố ở Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Thuận Hải, Tuyên Quang, nhưng diện tích và trữ lượng ít hơn Lâm Đồng. Thông là loại thông dụng của công nghiệp giấy ở các nước ôn đới. Do kết cấu xơ sợi dài nên thông là nguyên liệu khong thể thiếu trong quá trình sản xuất giấy yêu cầu có độ bền cao và một số loại giấy đặc biệt.
Nhưng do tăng trưởng chậm, chu kỳ kinh doanh dài, thời gian thu hồi vốn lâu nên quá trình gây trồng và phát triển thông gặp nhiều khó khăn.
2. Năng suất rừng trồng nguyên liệu.
Nguyên liệu cung cấp từ rừng trồng là các loài cây gỗ và cây tre nứa. Theo kết quả điều tra năng suất các loài cây trồng rừng của Viện Khoa học Lâm nghiệp và kết quả rà soát quy hoạch các vùng nguyên liệu, các loài cây chủ lực được chọn đưa vào trồng rừng trên các vùng nguyên liệu được xác định là: Keo lai, Bạch đàn, Bồ đề, Mỡ, Thông, Luồng. Kết quả thống kê của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam về năng suất bình quân rừng trồng thâm canh phục vụ kinh doanh cho các loài cây làm nguyên liệu chủ lực trên các vùng như sau:
Đơn vị tính: Gỗ - m3/năm ; Luồng- tấn/năm
Loài
Cây
Phân
hạng độ
thích hợp
Vùng nguyên liệu
Vùng Trung tâm
Đông Bắc
bộ
Tây
Bắc
Bộ
Bắc
Trung
Bộ
Duyên hải
Trung
bộ
Tây
Nguyên
Đông
Nam
Bộ
Keo lai
Thích hợp
22
22
22
20
18
22
22
ít thích hợp
18
18
18
16
16
18
18
Bạch đàn
Thích hợp
22
22
20
22
20
20
20
urophylla
ít thích hợp
18
18
15
18
18
16
16
Bồ đề
Thích hợp
18
17
17
ít thích hợp
15
13
13
Thông
Thích hợp
15
16
16
15
17
ít thích hợp
11
12
12
13
14
Mỡ
Thích hợp
18
18
Thích hợp
14
15
Luồng
Thích hợp
17
17
16
18
ít thích hợp
14
14
13
15
Nguồn: Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
III . QUAN HỆ MUA BÁN CỦA CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY VÀ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY.
1. Trình độ công nghệ của các nhà máy chế biến giấy và bột giấy ở Việt Nam.
Thực tế tại nước ta đối với ngành giấy hiện nay là đầu tư thiếu bền vững do quy mô các nhà máy còn nhỏ, manh mún so với các nước trong khu vực cũng như những tác động xấu đến môi trường tại những tỉnh xây dựng nhà máy.
Trong khoảng 15 -20 năm trở lại đây, các nhà máy giấy thuộc khu vực ngoài quốc doanh ngày càng nở rộ. Mặc dù chưa có thống ké chính thức, song ít nhất cũng phải có hàng trăm doanh nghiệp hiện diện khắp cả nước. Do không có định hướng chiến lược phát triển chung nên các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân sản xuất hết sức tự phát. Địa phương nào cũng có dự định xây dựng dự án giấy, hầu hết đều có quy mô nhỏ, đầu tư thì phân tán. Thậm chí trong một gia đình hoặc một khu vực nhỏ có tới hai, ba cơ xở sản xuất nhỏ lẻ mà không có sự liên minh, liên kết với nhau để tạo ra sự sản xuất lớn hơn.
Trong 20 năm qua, năng lực ngành giấy được tăng đều đặn hàng năm từ 100.000 tấn/năm lên gần 1 triệu tấn/năm (thực tế sản xuất được khoảng 800.000 tấn/năm). Tính ra, với 300 doanh nghiệp trong ngành, quy mô bình quân khoảng 3.000 tấn/năm/ nhà máy thì không thể nào mang lại hiệu quả. Không những thế, các chuyên gia còn cho rằng quy mô này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, vì với quy mô vài nghìn tấn/năm, quản lý theo kiểu gia đình thì chất lượng sản phẩm sẽ rất thấp, chi phí giá thành cao, ô nhiễm môi trường sẽ rất nặng nề.
So sánh quy mô công suất :
Quy mô công suất các nhà máy sản xuất bột giấy :
Thế giới: Bình quân 180.000 tấn/năm (không bao gồm Trung Quốc).
Việt Nam: 4.740 tấn/năm (bằng 2,75 % công suất bình quân toàn thế giới).
Quy mô công suất các nhà máy sản xuất giấy .
Thế giới : bình quân 80.000 tấn/năm (không bao gồm Trung Quốc)
Việt Nam : 4.880 tấn/năm (bằng 6,2% công suất bình quân toàn thế giới).
Hạn chế điểm yếu lớn nhất của các nhà máy giấy hiện nay là chi phi đầu tư quá lớn nhưng công nghệ lại lạc hậu so với các nước trong khu vực chứ chưa nói đến các nước phát triển trên thế giới, do đó năng suất thấp, sản phẩm còn đơn điệu về chủng loại và giá thành cao. Ngành giấy đang phải đối đầu với tình trạng thiếu bột giấy nghiêm trọng, kéo dài trong suốt gần 4 năm qua, nhất là bột hóa tẩy dùng cho sản xuất các loại giấy cao cấp. Các nhà máy giấy phụ thuộc quá nhiều vào nguồn bột giấy nhập khẩu. Mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu hơn 150.000 tấn bột giấy trong khi đó nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước để sản xuất bột giấy thì chưa khai thác được là bao.
Thiết bị của các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy tại nước ta nhìn chung là không đồng nhất và có xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau: Từ các nước G7, một số nước Châu á, đặc biệt là từ Trung Quốc. Các cơ sở sản xuất cơ khí trong nước chỉ có khả năng cung cấp một số thiết bị lẻ thủ công.
Đại bộ phận máy móc thiết bị đều đã quá lạc hậu, phần lớn các dây chuyền ở trong tình trạng mất cân đối, không đồng bộ có khi nhập khẩu các thiết bị của từng quốc gia khác nhau trong cùng một dâu chuyền sản xuất. Các cơ sở sản xuất hầu hết được xây dựng từ thời kỳ năm 1960- 1970 và đã huy động vào sản xuất từ 30-40 năm. Trình độ công nghệ và hiệu suất sử dụng thiết bị thấp. Thiết bị tại các cơ sở quy mô nhỏ sản xuất những mặt hàng cấp thấp như các loại giấy bao gói, giấy bao bì công nghiệp, giấy vàng mã và giấy vệ sinh, chất lượng kém, sử dụng đã lâu, không được đầu tư nâng cấp.
Từ đầu năm 2000 đến nay, tình hình đầu tư máy móc trang thiết bị và cải tạo nâng cấp thiết bị được triển khai tích cực hơn, một số dây chuyền thiết bị đã qua sử dụng đã được đầu tư thêm nên tình hình chất lượng thiết bị và công nghệ sản xuất đã được cải thiện một bước. Quy mô sản xuất cũng được chuyển dịch, đánh dấu sự tiến triển về chất trong ngành công nghiệp giấy. Tuy nhiên, trình độ công nghệ và trang thiết bị của ngành công nghiệp giấy Việt Nam vẫn thấp, những thiết bị tiên tiến nhất cũng lạc hậu so với khu vực và trên thế giới khoảng 20 -30 năm.
Hiện nay, toàn bộ các doanh nghiệp trong Tổng công ty giấy Việt Nam đã có những thiết bị quy mô trên 10.000 tấn/năm. Bước đầu đã có khả năng sản xuất được những mặt hàng giấy chất lượng cao như : giấy bao bì có tráng phủ, giấy in tranh ảnh có tráng phủ. Một số doanh nghiệp trong ngành nâng quy mô bằng những thiết bị đã qua sử dụng của các nước Châu Âu để tiết kiệm đầu tư, chất lượng sản phẩm có khả năng cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp có thiết bị cùng quy mô với công nghệ lạc hậu và thiết bị của thế hệ trước thập niên 70. Tuy nhiên đó chỉ là sự cạnh tranh trong nước và so với các nước khác trên thế giới thì nó chỉ là sự cạnh tranh quá nhỏ bé không thể địch nổi các quốc gia khác ngay cả các nước trong khu vực.
Thiết bị cũ và lạc hậu chiếm hầu hết ở các đơn vị nhỏ, vừa (chiếm hơn 98% số lượng đơn vị và 66% năng lực sản xuất), công nghệ cũ gây ô nhiễm môi trường mà năng suất lại không hiệu quả cao.
Đầu tư cho công nghiệp giấy theo hướng hiện đại hoá công nghệ và thiết bị chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng về sản lượng của ngành công nghiệp giấy Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp nói chung. Hệ số đổi mới thiết bị trong những năm qua mới đạt ở mức 7%/năm (bằng 1/3 mức tối thiểu của các nước khác).
Tỷ lệ trang bị công nghệ hiện đại rất thấp, theo đánh giá trình độ công nghệ ngành công nghiệp giấy Việt Namnăm 2005, tỷ lệ trang bị tương đối hiện đại chiếm khoảng 17-18% tính theo năng lực sản xuất
Như vậy trình độ công nghệ của các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy ở Việt Nam nhìn chung đều ở mức thấp so với khu vực và thế giới : Chẳng hạn ta lấy ví dụ ở công ty giấy Bãi Bằng.
Công ty giấy Bãi Bằng có dây chuyền sản xuất bột mới thuộc hàng hiện đại nhất Việt Nam. Tuy nhiên, so với thế giới công nghệ áp dụng tại công ty này cũng đã lạc hậu, một số ví dụ sau :
+ Bóc vỏ theo phương pháp ướt, tiêu tốn nhiều nước, gây ô nhiễm môi trường và làm ẩm vỏ không có lợi cho quá trình đốt tại lò hơi động lực. Thế giới hiện nay đã chuyển đổi sang công nghệ bóc vỏ theo phương pháp khô.
+ Nấu bột bằng phương pháp sunphát truyền thống, trong lúc đó, thế giới đã áp dụng công nghệ nấu sunphát cải tiến từ những năm 80 như công nghệ Super Batch, nấu thế chỗ dịch, gia nhiệt nhanh RDH, EnerBatch v.v.
+ Quy trình tẩy nhìn chung vẫn ở dạng bán truyền thống, sử dụng các hoá chất tẩy hiện đã bị cấm ở nhiều nước trên thế giới như clo nguyên tố, hypoclorit v.v.v.
Dây chuyền sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng tại Công ty giấy Tân Mai có các thiết bị xông hơi, thẩm thấu hoá chất dạng hở nên nhiệt độ của các giai đoạn xử lý này thường không đạt yêu cầu (<90 oC), dẫn tới làm tăng tiêu hao năng lượng nghiền và giảm chất lượng xơ sợi thu nhận được. Mặt khác, quá trình tẩy trắng bột nhiệt cơ chỉ bao gồm 01 giai đoạn và không có quá trình rửa bột nên hiệu quả tẩy trắng không cao dẫn đến tiêu tốn nhiều hoá chất tẩy, hoá chất điều chỉnh pH bột và độ trắng của bột sau tẩy không cao (60-65 % ISO).
Còn lại các cơ sở sản xuất bột khác có thiết bị nấu bột dạng nồi cầu, nấu bột theo phương pháp xút không thu hồi hóa chất, tiêu tốn nhiều hóa chất và ô nhiễm môi trường.
Các nhà máy sản xuất giấy in và giấy viết đều đã chuyển đổi công nghệ từ môi trường axít sang môi trường trung tính và kiềm yếu. Một số nhà máy đã sử dụng hệ thống thiết bị gia keo bề mặt nên chất lượng sản phẩm giấy gần đây được nâng lên rõ rệt. Các nhà máy sản xuất giấy và các tông bao bì chủ yếu áp dụng công nghệ gia keo trong môi trường axít với chất gia keo chủ yếu là nhựa thông. Do tình trạng thiết bị lạc hậu nên tiêu hao nguyên liệu, hoá chất và điện năng đều ở mức cao so với khu vực và Thế giới.
Như vậy, nhìn chung trình độ trang thiết bị và công nghệ của Ngành công nghiệp giấy Việt Nam hiện đang ở mức thấp và chậm phát triển so với khu vực và trên thế giới.
Trong khi đó, nhiều nhà máy sản xuất bột hóa không tẩy từ gỗ tre, nứa có quy mô nhỏ phải ngừng sản xuất vì nước thải gây ô nhiễm môi trường, ngành giấy càng thiếu bột trầm trọng hơn. Do đó gây ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu để sản xuất giấy in và giấy viết và làm cho ngành giấy gặp càng nhiều khó khăn.
2. Quan hệ giữa nhà máy chế biến giấy và vùng nguyên liệu giấy.
Việc định hướng phát triển nguyên liệu vùng trung du và miền núi phía Bắc trong quyết định 160 trước đây của Chính phủ lên 135.000 ha là phù hợp. Đây chủ yếu là vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy giấy Trung tâm Bắc bộ. Đây là vùng có lợi thế nhất so với cả nước về phát triển nguyên liệu do điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu và quá trình phát triển cơ sở hạ tầng đã được quy hoạch từ trước. Việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu ở đây gắn với chủ trương mở rộng nhà máy giấy Trung tâm Bắc bộ giai đoạn II là phù hợp với thực tế và khả năng phát triển.
Diện tích tre luồng vùng Tây Bắc Thanh hoá đã có khả năng đáp ứng khoảng 70% công suất nhà máy 150.000 tấn/năm. Nếu đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu hoàn toàn có thể đáp ứng được công suất nhà máy theo thiết kế như trong dự án đã được phê duyệt.
Do trình độ công nghệ thiết bị của các nhà máy chế biến giấy vẫn còn lạc hậu, công suất nhỏ nên ở nhiều vùng nguyên liệu, nhà máy đã không đáp ứng được nhu cầu thu mua của người trồng nguyên liệu nên nhiều vùng đã xảy ra tình trạng thừa nguyên liệu, ngược lại nhiều vùng quy hoạch rừng nguyên liệu giấy với quy mô nhỏ không phù hợp với công suất nhà máy nên dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu như vùng nguyên liệu giấy Thái Nguyên – Bắc Kạn. Vùng này đã xây dựng dự án khả thi nhưng vì nguyên liệu phải chạy theo quy mô nhà máy nên đã quy hoạch cả diện tích thuộc đối tượng rừng phòng hộ vào trồng rừng nguyên liệu giấy nên đã đưa đến tình trạng cung không đủ cầu.
Ở các vùng đồi núi, như vùng nguyên liệu giấy Tây Bắc và một số tỉnh của vùng nguyên liệu giấy Đông Bắc thì địa hình của các khu vực của này khá hiểm trở, giao thông chưa phát triển nên việc vận chuyên gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và tốn nhiều chi phí vân chuyển.
Do đặc điểm của rừng nguyên liệu giấy phải sau vài năm thì mới cho khai thác và nhà máy thì thời gian xây dựng không quá dài chỉ khoảng một đến hai năm nên ở nhiều nơi xảy ra tình trạng nhà máy được xây dựng song song với việc trồng rừng nguyên liệu. Khi nhà máy xây dựng hoàn thành thì lại phải chờ đợi cho đến khi rừng nguyên liệu có thể khai thác được vì vậy máy móc bị khấu hao nhiều và hạn chế công suất sử dụng thậm chí có nhà máy buộc phải bán máy móc vì không có nguyên liệu để chế biến.
Bên cạnh đó phương thức quản lý ở các nhà máy lớn vẫn còn mang nặng tính kế hoạch hóa, còn ở cơ sở sản xuất nhỏ mang tính chất gia đình nhỏ lẻ, phương thức kế hoạch hóa trong sản xuất còn mang nặng nên dẫn đến tình trạng nhiều vùng có hiện tượng không đồng nhất trong việc mua bán nguyên vật liệu giữa lãnh đạo nhà máy giấy và người trồng nguyên liệu. Hầu hết các doanh nghiệp đều mua nguyên liệu nhỏ lẻ, không theo kế hoạch, chưa bao giờ ký hợp đồng kỳ hạn mua bột giấy cho dù kế hoạch đã được xác định nên lúc thừa lúc thiếu nguyên liệu rất mất cân đối trong sản xuất nhiều khi còn không chủ động được nguyên liệu.
NGUYÊN NHÂN NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC QUY HOẠCH VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY.
Việc trồng rừng nguyên liệu giấy liên quan đến đất đai, khí hậu, năng suất cây trồng, chu kỳ khai thác cũng tương đối dài, quy mô vùng nguyên liệu, sản lượng khai thác nguyên liệu, khả năng cung cấp nguyên liệu là điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất cho nhà máy một cách an toàn và hiệu quả máy móc có thể chạy hết công suất. Với logic như vậy, thì dự án khả thi vùng nguyên liệu cần được nghiên cứu trước để khẳng định quy mô nhà máy.
Nhiều địa phương muốn xây dựng nhà máy bột giấy ở ngay địa phương mình để chủ động tiêu thụ nguyên liệu gỗ rừng trồng trong tỉnh. Trong khi đó, nhà máy bột giấy cần quy mô nguyên liệu lớn để nâng cao công suất, giảm suất đầu tư cho một đơn vị sản phẩm và có điều kiện xử lý môi trường. Nếu địa phương nào cũng xây dựng nhà máy bột giấy sẽ dẫn đến hội chứng nhà máy bột giấy giống như hội chứng nhà máy mía đường trong thời gian qua.
Việc phát triển vùng nguyên liệu chưa khơi thông được các nguồn vốn trong dân, trong các doanh nghiệp để xây dựng và phát triển rừng, mà hầu như đều là sự đầu tư từ phía Nhà nước. Chính vì vậy mà suất đầu tư nhiều khi lên quá cao, rủi ro Nhà nước gánh chịu nên tính khả thi và hiệu quả đầu tư thấp. Chẳng hạn đối với dự án trồng rừng nguyên liệu giấy của tổng công ty Giấy Việt Nam : Trong 5 năm 2001-2005 các đơn vị trồng rừng của Tổng công ty giấy Việt Nam đã trồng được 66.469,8 ha rừng (phần lớn rừng trồng năm 2001-2003), nhìn chung rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tuy nhiên công tác trồng rừng chỉ đạt khoảng 65% kế hoạch, nguyên nhân chủ yếu là từ năm 2004 chỉ được vay 60% nhu cầu (vốn đối ứng phải có là 40%) mà trước đây được vay đến 90%. Đối với trồng rừng nguyên liệu giấy mà vốn đối ứng phải 40% và kéo dài trong 7-15 năm thì rất khó thực hiện
Do đặc điểm của lâm nghiệp là chu kỳ dài, nếu hiểu nhà máy gắn với vùng nguyên liệu một cách cơ giới là đầu tư đồng thời nhà máy và vùng nguyên liệu thì dẫn đến nhà máy phải chờ nguyên liệu vì hầu hết các vùng nguyên liệu chưa sẵn sàng. Nguyên liệu cần được đầu tư trước, khi nguyên liệu đã sẵn sàng cung cấp mới xây dựng nhà máy, đó mới chính là sự đồng bộ hợp lý.
Một nguyên nhân nữa là công tác quy hoạch vùng nguyên liệu giấy còn yếu và chậm đổi mới, bị động bởi các ngành khác, quy hoạch mới ở dạng tổng thể, mới xác định trên bản đồ, đồng thời những thay đổi của luật pháp về đất đai, sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất giữa các ngành, lãnh thổ, giữa quốc doanh và hộ gia đình...cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện các dự án trồng rừng.
Nhiều vùng nguyên liệu giấy với địa hình phức tạp, giao thông chưa phát triển nên khai thác và vận chuyển khó khăn, công nghệ lạc hậu, một số vùng rất khó áp dụng công nghệ thâm canh, năng suất cây trồng thấp, vốn đầu tư hạn chế, do đó việc cung cấp nguyên liệu giấy để cho ngành bột giấy có những bước nhảy vọt đang là một bài toán khó giải.
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY ĐẾN NĂM 2020.
1. Chính sách về quy hoạch vùng nguyên liệu giấy.
Trước hết cần phải xây dựng một hành lang pháp lý với những chính sách đối ngoại phù hợp với các quốc gia láng giêngf như Trung Quốc, Lào, Campuchia và Thái Lan để hình thành nên lâm phận quốc gia một cách chính xác. Trên cơ sở đó mới quy hoạch được các vùng nguyên liệu giấy trong cả nước.
Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng lập kế hoạch để có những quy hoạch vùng nguyên liệu giấy phù hợp. Cần tăng cường giám sát chặt chẽ hơn nữa việc xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu. Đổi mới theo hướng tăng cường sự liên kết giữa các bộ, các ngành và các cơ quan có chức năng từ đó nhằm sử dụng các thông tin liên ngành và có sự tham gia lập kế hoạch của các bên có liên quan.
Cần phải tăng cường công tác giám sát, đánh giá việc lập kế hoạch để thực hiện việc quy hoạch đầy đủ và chính xác phù hợp với tiềm năng của từng vùng, có kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, thống kê, kiểm tra, theo dõi diễn biến sự thay đổi của tài nguyên rừng. Cần Sớm xây dựng những hệ thống giám sát, đánh giá và tăng cường năng lực quản lý cho các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch, quản lý tài chính các cấp để bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ hơn trong xây dựng kế hoạch và quản lý tài chính
Đối với các vùng nguyên liệu đã quy hoạch, khi mà sản lượng ở vùng đó có thể cung cấp nguyên liệu hàng năm từ rừng trồng giai đoạn trước mắt chưa đủ cho nhà máy chế biến mà nhất thiết phải tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu mới đồng thời tănng diện tích đã trồng để đáp ứng được phát triển của ngành công nghiệp giấy vì vậy mà cần phải tiến hành quy hoạch một cách tổng thể và có tính đến sự phát triển về lâu và về dài.
Khi dự án khả thi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thì toàn bộ quỹ đất sản xuất lâm nghiệp trong vùng quy hoạch phải được huy động tối đa để trồng rừng nguyên liệu giấy. Cần xây dựng quy chế về tổ chức triển khai, giám sát để các cấp chính quyền, các doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành, có như vậy mới sớm hình thành được vùng nguyên liệu như dự án đã xây dựng.
Chính sách về khuyến khích trồng rừng giao đất giao rừng cho vay hộ nông dân trồng rừng, cung cấp con giống, cây giống cho người dân trồng rừng.
Phát triển ngành công nghiệp giấy phải kết hợp với việc phát triển các vùng nguyên liệu giấy, coi trọng lợi ích, quyền lợi của người trồng rừng. Quan điểm này cần được thể hiện qua các chính sách ưu đãi đối với việc phát triển các vùng nguyên liệu giấy, cụ thể là cần coi cây nguyên liệu giấy như một loại cây công nghiệp, từ đó có các chính sách về quy hoạch đất trồng cây nguyên liệu giấy, tức là đất trồng cây nguyên liệu giấy phải được quy hoạch với diện tích đủ lớn, để có thể tập trung cơ giới hoá khâu trồng, chăm sóc, khai thác rừng, đồng thời có điều kiện để thâm canh và áp dụng các công nghệ mới nhằm đạt năng suất cao. Bên cạnh đó cần xây dựng các chính sách ưu đãi đối với người trồng rừng để khuyến khích họ tập trung vào công việc của mình.
Cần sửa đổi và hoàn thiện các chính sách giao đất, giao rừng, cho thuê đất lâm nghiệp nhằm tạo động lực để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng. điều đó không những có thể thu hút nguồn vốn trong các doanh nghiệp mà còn có thể thu hút vốn từ các hộ gia đình. Tuy nhiên cần phải đảm bảo lợi ích thiết thực cho các chủ rừng như tạo điều kiện cho chủ rừng thực hiện quyền sử dụng đất, sử dụng và sở hữu rừng theo quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện từng vùng.
Ưu tiên giao đất, giao và khoán rừng phòng hộ cho các cộng đồng, hợp tác xã, hộ gia đình để họ trực tiếp quản lý bảo vệ và hưởng lợi ích lâu dài theo quy hoạch và kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt
Khuyến khích việc tụ đất đai để tạo ra các rừng nguyên liệu giấy có diện tích lớn, hạn chế rừng nguyên liệu giấy có diện tích nhỏ lẻ thông qua các hình thức : hộ gia đình và cá nhân cho thuê hoặc góp cổ phần bằng quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.
Thông thường các vùng nguyên liệu giấy đều tập trung tại các vùng có nhiều dân tộc thiểu số nên ở đó còn hạn chế về sự phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng trình độ dân số còn thấp nên để có thể phát triển rừng nguyên liệu giấy cần phải hướng dẫn cho người dân một cách đầy đủ những kiến thức về trồng rừng và nghiên cứu khoa học kỹ thuật áp dụng vào công tác trồng rừng. Tổ chức lực lượng khuyến lâm xuống cơ sở (nòng cốt là cán bộ lâm nghiệp tại địa phương đó), trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật cho các đơn vị và hộ gia đình có đất trồng rừng và kinh doanh rừng nguyên liệu trong vùng quy hoạch, giúp đỡ khi thu hoạch, tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm cho người trồng rừng.
Khi các dự án được triển khai, cần tạo điều kiện hỗ trợ các hộ gia đình vốn sản xuất song song với việc phân phối quỹ đất một cách hợp lý. Do đặc điểm của từng vùng là khác nhau nên đặc điểm đất đai của từng vùng là khác nhau từ đó cần phải quan tâm chú trọng làm sao cho việc phân phối quỹ đất phù hợp nhất để phát huy tốt nhất tiềm năng đất đai.
Áp dụng công nghệ khoa học kĩ thuật để lai tạo các loại giống cây trồng mới, thâm canh tăng năng suất cây trồng rừng, chất lượng cây trồng. Từ đó mới có thể cung cấp được nguồn nguyên liệu có chất lượng để có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Để sản xuất được 1 triệu tấn giấy cần có 5 triệu tấn gỗ, trong khi ở phần lớn các quốc gia hiện nay, quĩ đất ngày càng bị thu hẹp và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Do vậy, để có nguồn nguyên liệu, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất giấy thì bắt buộc phải tăng năng suất cây rừng. Chọn, lai tạo và cải thiện giống cây trồng là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng theo mục tiêu kinh tế, cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng thâm
Có chính sách hợp lý về vốn cho phát triển rừng nguyên liệu giấy theo hướng thực hiện quan điểm khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trồng rừng, bảo về, chăm sóc rừng.
3. Chính sách bảo vệ rừng nguyên liệu cây giống chống phá hoại
Trước hết cần phải tập trung bảo vệ vốn rừng hiện có, sau đó thì tiếp tục thực hiện giao đất khoán rừng, khoán quản lý bảo vệ, kết hợp trồng bổ sung làm giàu rừng.
Đẩy mạnh thực hiện định canh định cư và xoá đói giảm nghèo, từng bước hạn chế đi tới chấm dứt tình trạng di dân tự do để hạn chế tình trạng suy giảm vốn rừng
Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về rừng cho chính quyền địa phương ở các cấp huyện và xã. Cần quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các chủ rừng nguyên liệu giấy. kết hợp giữa người dân trồng rừng và chính quyền các cấp, các cơ quan thừa hành pháp luật và lực lượng bảo vệ rừng. khi vùng nguyên liệu giấy để xảy ra hiện tượng chặt phá trái phép thì cần phải tính tới trách nhiệm của các bên liên đới.
Cần tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật tại các vùng nguyên liệu giấy khi mà ở đó trình độ daan trí còn thấp nên kiến thức pháp luật của người dân còn rất hạn chế. Điều đó nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành quản lý, mỗi người dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng nguyên liệu giấy. đồng thời tăng ngân sách đầu tư của Nhà nước cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật nói chung và chính sách bảo vệ rừng nói riêng. Trong đó rừng nguyên liệu giấy cũng như rừng nguyên liệu khác cần phải có chính sách bảo vệ đồng bộ, kết hợp từ nhiều phía. Có các chính sách bảo vệ phù hợp với đặc điểm tự nhiên, xã hội của từng vùng vì mỗi vùng có đặc điểm địa lý khác nhau nên việc quản lý là khác nhau. Đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ rừng, xử lý thích đáng và đúng pháp luật những kẻ phá hoại rừng.
4. Chính sách hoàn thiện mối quan hệ giữa nhà máy và nông dân trong từng vùng nguyên liệu.
Mỗi vùng nguyên liệu hình thành một công ty chịu trách nhiệm xây dựng rừng nguyên liệu trên cả đất của doanh nghiệp và đất đã giao cho dân và chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm từ rừng trồng.
Xây dựng vùng nguyên liệu phải đi trước một bước, khi vùng nguyên liệu có khả năng sẵn sàng cung cấp được được trên 60% nhu cầu của nhà máy thì mới đầu tư xây dựng nhà máy để tránh tình trạng nhà máy chờ nguyên liệu hoặc hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu.
Phát triển các hình thức liên doanh liên kết giữa các công ty nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng trong trồng, bảo vệ rừng và chế biến lâm sản; phát triển kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp
Có cơ chế ưu tiên cho các hộ nghèo, dân tộc ít người và phụ nữ tham gia các hoạt động trồng rừng nguyên liệu giấy tập trung, thông qua đó tạo việc làm và thu nhập cho người dân tộc thiếu số. đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
Xây dựng vùng nguyên liệu giấy cần đi đôi với việc thực hiện các giải pháp về bao tiêu sản phẩm cho người trồng rừng, dịch vụ khoa học kỹ thuật, khuyến lâm, nhất là đối với các đơn vị quốc doanh, bởi vì đây là lực lượng nòng cốt để phát triển rừng nguyên liệu, trong lúc đó lực lượng này chỉ quản lí khoảng 35% diện tích rừng trồng và 10% diện tích đất trồng rừng nguyên liệu, phần lớn diện tích rừng trồng và đất để trồng rừng nguyên liệu do người dân quản lí.
KẾT LUẬN
Nước ta đang trong quá trình hội nhập WTO vì vậy sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng song song với đó là rất nhiều thách thức đang chờ đón chúng ta. Ngành công nghiệp chế biến giấy của nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu về vốn, nguồn nguyên liệu là rất lớn. Thông qua đó mà phát triển ngành giấy cho tương xứng với tiềm năng phát triển của đất nước. Vì vậy phát triển vùng nguyên liệu giấy là điều kiện quan trọng nhất tạo động lực để phát triển ngành giấy cùng với các yếu tố đầu vào khác như vốn, đất đai, người lao động.
Với tiềm năng về đất đai như hiện nay thì việc phát triển vùng nguyên liệu giấy tương xứng với nhu cầu là hoàn toàn có thể thực hiện được. Mặt khác với nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn thì quy hoạch vùng nguyên liệu giấy phù hợp là yếu tố rất quan trọng để phát triển ngành công nghiệp giấy trong tương lai.
Các dự án đầu tư phát triển rừng nguyên liệu giấy theo quy hoạch điều chỉnh cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước sẽ đưa ngành công nghiệp giấy thành một trong những những ngành công nghiệp quan trọng của đất nước. Quá trình đầu tư phát triển rừng nguyên liệu giấy, tạo thêm công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động , góp phần quan trọng phủ sanh đất trống đồi trọc, bảo vệ sinh thái, chống xói mòn, giảm thiên tai lũ lụt, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế công nông lâm nghiệp.
Vì vậy để phát triển được các vùng nguyên liệu giấy cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nước và nhân dân, các lâm trường và cả ngành giấy. Qua đó xây dựng các vùng phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành giấy đến năm 2020.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020.
www.mpi.gov.vn
www.thuonghieuviet.com
www.fipi.com.vn
www.wikipedia.com.vn
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp giấy đến năm 2010 tầm nhìn 2020.
Luật bảo vệ và phát triển rừng
www.vinapimex.com
www.moi.gov.vn
www.kiemlam.org.vn
www.tuoitre.com.vn
Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam (www.fsiv.org.vn)
Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ năm 2007 của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tổng cục thống kê Việt Nam(www.gso.gov.vn)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33082.doc