Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực mới mẻ, đòi hỏi chúng ta phải say mê nghiên cứu tìm tòi và học hỏi để tìm ra cái mới nhằm góp phần xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam ngày một lớn mạnh và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả.
Nghiên cứu thị trường chứng khoán Việt Nam cho ta thấy rõ toàn cảnh của thị trường và nhận rõ rằng trên thị trường còn quá nhiều bất cập. Những bất cập này không chỉ gây khó khăn cho các cấp quản lý mà còn hạn chế tất cả các chủ thể muốn tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, chúng ta đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam để từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao một thị trường chứng khoán hấp dẫn như Việt Nam mà vẫn chưa thu hút được mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như mong muốn. Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để tạo cơ hội cho bộ phận nhà đầu tư này tham gia đông đảo hơn vào thị trường, mang lại sự sôi động cho thị trường chứng khoán và tạo ra nguồn vốn khổng lồ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
43 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n được tách riêng thành hai Chương độc lập. Chương IV “Giao dịch chứng khoán” quy định cụ thể nguyên tắc giao dich, phương thức giao dịch, các trường hợp tạm ngừng giao dịch, các giao dịch bị hạn chế, biên độ giao động giá giao dịch, trách nhiệm của nhà đầu tư trong giao dịch chứng khoán...
Một điểm mới đáng chú ý trong Chương IV “Công bố thông tin ” của Nghị định 144/CP là việc bổ sung thêm công ty chứng khoán là đối tượng phải công bố thông tin mà trong Nghị định 48/CP không quy định.
Về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán các giao dịch chứng khoán, so với quy định tại Nghị định 48/CP, Chương V Nghị định 144/CP đã tách biệt rõ hơn nội dung từng loại nghiệp vụ cũng như điều kiện và thủ tục cấp, đình chỉ và thu hồi giấy phép lưu ký; quyền và ngiã vụ của tổ chức lưu ký; chế độ báo cáo về tình hình hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ chứng khoán và thanh toán các giao dịch chứng khoán. Chương này còn quy định các nội dung chính về tổ chức hoạt động và chức năng nhiệm vụ của trung tâm lưu ký là một tổ chức độc lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập để đáp ứng yêu cầu về dịch vụ liên quan đến hoạt động của thị trường trong thời gian tới.
Liên quan đến quyđịnh về quỹ đầu tư (QĐT) chứng khoán và công ty quản lý quỹ (CTQLQ), Nghị định 144/CP đã có những thay đổi khá quan trọng để khuyến khích sự thành lập các QĐT và CTQLQ hiện nay.
Hy vọng rằng những thay đổi trong Nghị định mới về QĐT sẽ khắc phục được những bất cập và khó thực thi trong quy định của Nghị định 48/CP, góp phần ra tăng lượng QĐT và CTQLQ thành lập trong thời gian tới.
Điểm mới bổ sung tại Chương X “Tham gia của bên nước ngoài” là CTQLQ đầu tư nước ngoài muốn mở chi nhánh hoạt động tại Việt Nam phải được UBCKNN cấp giấy phép, đồng thời bổ sung thêm hình thức góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài phù hợp với quy định tại quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (trước đây Nghị định 48/CP chỉ cho phép công ty liên doanh với đối tác Việt Nam).
Ngoài ra, quy định về các hành vi bị cấm tại Chương XI Nghị định 144/CP đã được cụ thể hoá hơn so với Nghị định 48/CP đặc biệt là nội dung của hành vi giao dịch nội gián và những người được coi là biết thông tin nội bộ; bổ sung quy định cấm pháp nhân lấy danh nghĩa cá nhân để mở tài khoản giao dịch chứng khoán nhằm tăng cường kỷ luật, hiệu quả giám sát và xử lý vi phạm trên thị trường.
Có thể nói, việc ban hành Nghị định 144/CP đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động của TTCK Việt Nam, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu quản lý và phát triển thị trường trọng giai đoạn mới. Tuy nhiên, để Nghị định 144/CP nhanh chóng phát huy được tác dụng tích cực đối với hoạt động thị trường còn phụ thuộc vào các văn bản hướng dẫn các Nghị định cũng như sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý thị trường.
Ngoài việc đưa Nghị định 144/CP vào áp dụng trên TTCK, hiện tại UBCKNN đang lỗ lực xây dựng và hoàn tất Luật chứng khoán trình Quốc Hội nhằm đưa vào áp dụng trong năm tới.
Chính sách ưu đãi thuế trên TTCK Việt Nam.
Các chính sách ưu đãi về thuế luôn là vấn đề mà các nhà đầu tư là tổ chức cũng như các nhà đầu tư cá nhân nói riêng trên TTCK hết sức quan tâm.
Hiện nay, các văn bản pháp quy chủ yếu có liên quan về thuế được áp dụng trên TTCK Việt Nam bao gồm luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao cùng các thông tư, văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành.
Để thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào TTCK Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 39/2000/QĐ-TTg ngày 27 tháng 03 năm 2000 (gọi tắt là quyết định 39) ban hành các quy định tạm thời nhằm ưu tiên về thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Theo tinh thần của các văn bản pháp quy này, các đối tượng được hưởng ưu đãi thuế tạm thời về thuế bao gồm: các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức phát hành có chứng khoán được niêm yết và các cá nhân đầu tư chứng khoán. Để tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia đầu tư trên TTCK Việt Nam, Bộ Tài chính đã có công văn số 4321/TC/TCT ngày 07/05/2002 để hướng dẫn cụ thể chính sách thuế đối với những đối tượng nhà đầu tư này.
Nhìn chung, chính sách thuế trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian đầu hoạt động đã góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ sự phát triển của thị trường, đáp ứng được định hướng phát triển của thị trường. Việc đưa ra các ưu đãi thuế kịp thời đã tạo thêm động lực và giảm đi những khó khăn cho các bên tham gia trên TTCK cả về phía công ty niêm yết cũng như các công ty chứng khoán đặc biệt là khuyến khích các nhà đầu tư cá nhân trong thời gian đầu tham gia thị trường.
Những tồn tại cần giải quyết.
Ngoài những thành công đạt được trong thời gian đầu, chúng ta không thể không nhắc đến những vấn đề còn tồn tại trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua.
2.1.2.1 . Về hàng hoá
Hiện nay, hàng hoá trên TTCK Việt Nam còn rất nghèo nàn về số lượng và chủng loại, chứng khoán thường ghi danh, tính thanh khoản kém, do vậy hoạt động của TTCK sẽ kém phần hấp dẫn. Khi đưa ra quyết định đầu tư, việc làm đầu tiên của các nhà đầu tư là so sánh và phân tích các chỉ số kinh tế có liên quan đến các công ty niêm yết, trên cơ sở đó họ có thể đưa ra quyết định đầu tư vào loại cổ phiếu nào là tốt nhất.
Mục đích của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán là giảm thiểu rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận do vậy vấn đề mà họ không thể không quan tâm là đa dạng hoá các danh mục đầu tư. Ngoài những điều kiện thuận lợi thuộc môi trường vĩ mô và vi mô ra, một TTCK với đa dạng chủng loại hàng hoá bao giờ cũng là điểm hấp dẫn khiến các nhà đầu tư cân nhắc lại quyết định đầu tư của mình xem nên đầu tư vào thị trường nào.
Ngay từ buổi đầu đi vào hoạt động, một trong những vấn đề khiến các nhà tổ chức và quản lý TTCK Việt Nam luôn luôn trăn trở và quan tâm là làm thế nào để tăng số lượng hàng hoá cho thị trường một cách kịp thời và phù hợp với nhu cầu của các nhà đầu tư. Mấu chốt của vấn đề là việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra một cách chậm chạp, phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, tính công khai thông tin về doanh nghiệp còn thấp do vậy niềm tin của các nhà đầu tư về chứng khoán chưa cao.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều không mấy mặn mà với việc cổ phần hoá, khi bị buộc phải cổ phần hoá thì họ tìm mọi lý do để trì hoãn chính vì vậy nên hàng hoá trên TTCK không thể tăng nhanh. Hơn nữa sau khi cổ phần hoá, tính chuyên nghiệp trong hoạt động đấu giá cổ phần lần đầu của các công ty này chưa cao và chủ yếu tập trung ở các thánh phố lớn nơi có những công ty chứng khoán hoạt đông.
Tính đến nay TTCK Việt Nam đã bước vào năm hoạt động thứ 4 nhưng mới chỉ có 23 loại cổ phiếu được niêm yết trong đó công ty niêm yết gần đây nhất là Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết chính thức lên sàn giao dịch vào tháng 3/2004.
Hiện chỉ có 13 công ty chứng khoán do đó sự vươn rộng có hạn, khả năng thực hiện tốt các cuộc đấu giá cổ phần lần đầu sẽ là rất khó khăn chính vì vậy cần phải có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu, trái phiếu lần đầu ra công chúng nhằm tạo thêm hàng hoá cho thị trường. Ngoài ra Nhà nước cần chủ động lựa chọn một số các công ty làm ăn có lãi, đủ điều kiện niêm yết phải đăng ký giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán nhằm tạo sự sôi động cho thị trường.
Việc công bố thông tin trên TTCK chưa được đảm bảo đúng quy định.
Thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và các vấn đề tài chính của công ty niêm yết luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ nhà đầu tư nào khi tham gia vào TTCK. Thông tin có liên quan trực tiếp đến khả năng sinh lời, mức độ rủi ro hiện tại và tương lai của các cổ phiếu mà các nhà đầu tư nắm giữ chính vì vậy mà thông tin đòi hỏi phải đầy đủ, kịp thời và đặc biệt là phải chính xác.
Tuy nhiên, theo nhận định của giới đầu tư, việc công bố thông tin hiện nay của các công ty niêm yết trên TTCK còn nhiều hạn chế, lượng thông tin còn ít, chủ yếu là các thông tin về tình hình tài chính hàng quý, năm theo định kỳ; các thông tin về tình hình hoạt động, chiến lược sản xuất kinh doanh, tiến độ thực hiện kế hoạch...của các công ty còn rất ít thậm chí các công ty thậm chí còn không cả công bố thông tin trong một thời gian dài. Vấn đề này trên thực tế đã làm nảy sinh những thông tin không chính thức được đưa ra thị trường nhằm mục đích phục vụ cho mục đích cá nhân của một số hoặc một nhóm những nhà đầu tư sở hữu số lượng lớn các cổ phiếu. Hậu quả của việc thu nhận những thông tin không chính thức đã dẫn đến một số lượng lớn các nhà đầu tư nhỏ do không có thông tin chính thức nên “mất phương hướng” đã đưa ra các quyết định mua bán của mình theo “tâm lý, phong trào” của thị trường và tất yếu dẫn đến thua lỗ hoặc mất đi cơ hội tăng giá chứng khoán mà họ đang sở hữu, dẫn đến những biến động giả tạo trên thị trường.
Mặc dù trách nhiệm công bố thông tin của các tổ chức niêm yết đã được quy định khá cụ thể và chặt chẽ trong quy chế công bố thông tin ban hành kèm theo Quyết định 42/2000/QĐ/UBCK1, nhưng trên thực tế các công ty chỉ công bố một cách chống đối và qua loa. Thêm vào đó là sự quản lý lỏng lẻo của các cán bộ quản lý thị trường về công bố thông tin của các công ty niêm yết. Nhiều khi cán bộ quản lý đã xác nhận là công ty niêm yết hoạt động tốt, năm sau lãi nhiều hơn năm trước nhưng để tìm hiểu một cách nghiêm túc thì lại cho ra kết quả hoàn toàn ngược lại. Chúng ta có thể thấy rõ tình trạng trên qua tình hình thực hiện chế độ công bố thông tin của một số công ty niêm yết như sau:
Năm 2003 được coi là năm các công ty niêm yết vi phạm chế độ công bố thông tin nhiều nhất từ trước tới nay và điển hình là trường hợp của Công ty Bánh kẹo Biên Hoà (BIBICA) được coi là trường hợp nghiêm trọng nhất trong những năm qua.
Theo kết luận của Thanh tra UBCK Nhà nước, những vi phạm của công ty BIBICA là: vi phạm chế độ báo cáo, chế độ công bố thông tin có hệ thống; bộ phận tài chính, kinh tế của công ty yếu kém, thiếu trách nhiệm nên không phản ánh kịp thời tình trạng tài chính theo quy định, Hội đồng quản trị, Ban điều hành chưa có biện pháp chấn chỉnh bộ máy quản trị tài chính...Theo quy định của Nghị định 22/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, mức phạt hành chính đối với công ty BIBICA là 20 triệu đồng. Nhưng sai lầm mà BIBICA gây ra không chỉ làm thiệt hại đến nhà đầu tư mà còn làm ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường.
Vụ gần đây nhất là tháng 12/2003, Công ty cổ phần Viễn thông (VTC) đã khiến Trung tâm giao dịch và những đối tượng tham gia trên TTCK sửng sốt qua một văn bản giải thích rằng chỉ tiêu lợi chuận mỗi cổ phần (EPS) không cao như đã đăng trên Bản tin TTCK. Ngoài những trường hợp nêu trên còn rất nhiều các trương hợp vị phạm khác như Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Hạlong Cafoco)... tuy những trường hợp còn lại không nghiêm trọng bằng hai trường hợp trên nhưng cũng làm ảnh hưởng không ít đến thị trường và làm giảm ít nhiều nhiệt huyết của các nhà đầu tư.
Với tình hình trên các công ty niêm yết cần phải có các biện pháp tức thì nhằm giữ vững uy tín của công ty mình, làm yên lòng các nhà đầu tư hiện có và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài- những người có tầm hiểu biết sâu sắc về TTCK đang rất quan tâm đến TTCK Việt Nam.
Ngoài những vi phạm công bố thông tin trên TTCK, một hạn chế nữa không thể không nêu ra là hiện nay các thông tin trên TTCK Việt Nam được các công ty niêm yết lập chủ yếu là bằng tiếng Việt nên khi các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào TTCK Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Các bản các bản cáo bạch, báo cáo định kỳ được các công ty niêm yết lập và đột xuất gửi TTGDCK và UBCKNN chưa kịp dịch ra tiếng Anh phục vụ kịp thời nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó đây cũng là một điểm cần nhanh chóng khắc phục nhằm đưa TTCK Việt Nam nhanh chóng phát triển và hội nhập với TTCK trên thế giới.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của TTCK Việt Nam còn thô sơ
Nhìn vào những TTCK có thâm niên cũng như một số TTCK mới nổi trong khu vực Đông Nam á chúng ta đều thấy cơ sở vật chất ở đây rất hiện đại và đầy đủ. Một TTCK sớm áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ vào việc quản lý và vận hành thị trường luôn luôn là điểm gây ấn tượng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nó không chỉ tạo cho cảm giác an toàn, chắc chắn và tin cậy cho các nhà đầu tư mà còn giảm tối đa công sức, thời gian của cơ quan quản lý thị trường, thực hiện chính xác và nhanh chóng các giao dịch của nhà đầu tư.
Đối với TTCK Việt Nam, một hạn chế cần được quan tâm là các phương tiện kỹ thuật trên thị trường còn quá thô sơ và thiêú thốn. Đành rằng TTCK Việt Nam mới ra đời nhưng không có nghĩa là không đòi hỏi trình độ kỹ thuật tiên tiến bởi lẽ nó giúp cho các cơ quan quản lý giám sát theo dõi các giao dịch trên thị trường, lưu giữ các số liệu, truy tìm, tái hiện lại các giao dịch, các mối liên hệ trong giao dịch thao túng thị trường, giao dịch nội gián mà còn giúp các nhà đầu tư nắm bắt được tình hình biến động giá chứng khoán, số lượng giao dịch một cách nhanh chóng và kịp thời. Do đó, để TTCK Việt Nam đạt được những mục tiêu đã đề ra trong “Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010” chúng ta cần nhanh chóng áp dụng công nghệ khoa học tiến bộ vào hoạt động của TTCK.
Thực trạng tham gia cua các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) trên TTCK Việt Nam.
Quy trình tham gia đầu tư chứng khoán của NĐTNN.
Với các quy định hiện hành, quy trình tham gia cuả NĐTNN trên TTCK Việt Nam có thể được mô tả như sau:
Theo Điều 5 (mục 1) của Quyết định 198 nêu rõ: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn mua, bán chứng khoán niêm yết phải mở tài khoản lưu ký và tài khoản giao dịch chứng khoán tại thành viên lưu ký nước ngoài”. Thành viên lưu ký nước ngoài được quy định tại Điều 42 Nghị định 144/CP/2003/NĐ-CP phải là một ngân hàng thương mại nước ngoài được công nhận là thành viên lưu ký của TTGDCK. Thành viên lưu ký nước ngoài liên hệ với TTGDCK để xin mã số giao dịch, đồng thời là người đại diện cho người đầu tư nước ngoài chuyển vào để đầu tư chứng khoán được thành viên lưu ký nước ngoài mua lại. Khi người đầu tư muốn chuyển lợi nhuận về nước, thành viên lưu ký bán lại ngoại tệ cho người đầu tư và thực hiện chuyển tiền về nước sau khi người đầu tư đã thực hiện song các nghĩa vụ về thuế, phí và lệ phí theo quy định.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn niêm yết cổ phiếu, trái phiếu trên TTCK Việt Nam thì trước hết phải là công ty cổ phần. Theo Nghị định số 38/2003/NĐ-CP thì các doanh nghiệp trên phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
- Đã góp đủ vốn pháp định theo quy định tại Giấy phép đầu tư.
- Đã hoạt động ít nhất 3 năm, trong đó năm cuối cùng trước khi chuyển đổi phải có lãi.
Có hồ sơ đề nghị chuyển đổi gửi Bộ kế hoạch và đầu tư (được quy định chi tiết tại Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT-BTC ngày 29/12/2003/NĐ-CP về việc chuyể đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoại sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần).
Sau khi doanh nghiệp hoàn thành việc chuyển sang hình thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần thì doanh nghiệp được tham gia niêm yết trên TTCK Việt Nam như mọi công ty cổ phần khác nếu đap ứng đầy đủ các điều kiện về niêm yết theo Nghị định 144/2003/CP-NĐ ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và TTCK. Điều kiện để niêm yết cổ phiếu như sau:
Có vốn điều lệ tại thời điểm xin phép niêm yết từ 5 tỷ đồng Việt Nam trở lên, có tình hình tài chính lành mạnh và hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm xin phép niêm yết phải có lãi.
Các cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát của công ty phải cam kết nắm giữ ít nhất 50% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 03 năm, kể từ ngày niêm yết.
Tối thiểu 20% vốn cổ phần của công ty do ít nhất 50 cổ đông ngoài tổ chức phát hành nắm giữ. Đối với công ty có vốn cổ phần từ 100 tỷ đồng Việt Nam trở lên thị tỷ lệ tối thiểu là 15% vốn cổ phần.
Có hồ sơ xin phép niêm yết gửi UBCKNN (được quy định chi tiết tại Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và TTCK và các thông tư hướng dẫn tại Nghị định này).
Đối với Quỹ đầu tư, Công ty quản lý quỹ.
Để tham gia vào TTCK Việt Nam, Quỹ đầu tư và Công ty quản lý quỹ cũng cần thực hiện theo những quy trình như với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như trên, ngoài ra quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ còn phải nộp Bản sao điều lệ quỹ và Biên bản ghi nhớ hoạt động của quỹ.
Tình hình giao dịch cổ phiếu của NĐTNN trên TTCK Việt Nam.
Trước khi đi vào phân tích tình hình giao dịch của người nước ngoài, chúng ta cần sơ qua về tỷ lệ được phép tham gia của NĐTNN trên TTCK Việt Nam như sau:
Theo Quyết định 146/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/7/2003, quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi đã giúp các nhà ĐTNN mở rộng quy mô giao dịch với tỷ lệ nắm giữ tối đa tổng số cổ phiếu niêm yết của tổ chức phát hành từ 20% lên 30%.
Tỷ lệ góp vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài trong công ty chứng khoán liên doanh hoặc công ty Quản lý quỹ liên doanh tối đa là 49% vốn điều lệ. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ không giới hạn tỷ lệ trái phiếu lưu hành trên TTCK Việt Nam.
Về tình hình thị trường, nếu như cuối năm 2002 là thời điểm trầm lắng nhất của TTCK Việt Nam thì ngược lại năm 2003 lại là thời kỳ đánh dấu sự khởi sắc của thị trường do có sự tham gia tích cực của các NĐTNN.
Trong khi các nhà đầu tư trong nước giao dịch chững lại thì giao dịch của các NĐTNN đã được khởi động lại từ tháng 04/2003, đặc biệt kể từ sau khi biện pháp ký quỹ trực tiếp tại các Cty chứng khoán được áp dụng, mặc dù số lượng ký quỹ chưa tăng nhưng dấu hiệu này đã khiến các NĐTNN hào hứng hơn trong việc đưa ra quyết định sở hữu chứng khoán trên TTCK Việt Nam. Tháng 05/2003, tổng khối lượng và giá trị giao dịch của các nhà ĐTNN không lớn nhưng số lượng các cổ phiếu được mua vào lên tới 17 cổ phiếu. Đây là tổng số cổ phiếu được mua vào nhiều nhất trong 1 tháng kể từ trước đến nay. Tháng 05/2003, tổng khối lượng giao dịch là 167.500 cổ phiếu, trị giá 4,3 tỷ đồng được chuyển sang tay các nhà ĐTNN.
Vào tháng 10/2003, tình hình giao dịch của các nhà ĐTNN tăng đột biến và trở thành điểm đáng chú ý nhất trên TTCK Việt Nam. Có 14 loại cổ phiếu được các nhà ĐTNN đặc biệt quan tâm hơn cả bao gồm: REE, SAM, TMS, SGH,TRI, GIL, BT6, AGF, KHA, GMD, TS4, SAV, HA, VTC. So với tháng 9, kết quả giao dịch của các nhà ĐTNN trong tháng 10 tăng vọt, với tổng số các cổ phiếu được thực hiện chuyển nhượng qua lại là 383.320 cổ phiếu, chiếm 22% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong số 14 loại cổ phiếu trên, thì cổ phiếu REE, GMD, AGF, BT6 được các nhà ĐTNN giao dịch với tỷ trọng lớn lần lượt là 47%, 93%, 78%, 66,5%. Các giao dịch trên được thực hiện dưới cả hai hình thức khớp lệnh và thoả thuận.
Sau một thời gian dài chỉ số VN-Index liên tục giảm, 139,27 là điểm thấp nhất của tháng 9, chỉ số VN-Index tiếp tục có những điểm rơi mới và cuối cùng dừng lại ở mức 130,9 điểm vào phiên thứ 18 trong tháng. Tuy vậy ở 5 phiên cuối, VN-Index có dấu hiệu đảo chiều, lấy lại một phần điểm bị mất và bên cạnh đó thị trường cũng đang dần xuất hiện những dấu hiệu tích cực. Chỉ trong vòng 5 phiên giao dịch, từ ngày 10 đến ngày 14/11, VN-Index đã tăng vọt từ 138 lên 156 điểm (tăng 13%) và tăng thêm 16 điểm nữa trong phiên giao dịch từ ngày 18 đến ngày 25/11. Tổng cộng trong tháng, chỉ số VN-Index đã tăng 28 điểm (tương đương với 21%), những dấu hiệu khả quan này là do số lượng nhà ĐTNN tăng dẫn đến số lượng nhà đầu tư trong nước cũng tăng theo. Tổng giao dịch nước ngoài trong tháng lên tới 1.255.690 cổ phiếu, tăng rất nhiều so với tháng 10.
Vào tháng 12, người nước ngoài tham gia 21 loại cổ phiếu (chiếm 28% tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu) trong đó chủ yếu các giao dịch được người nước ngoài mua là chủ yếu, chỉ có một số giao dịch bán lẻ tẻ không đáng kể. Chứng khoán có giao dịch các nhà ĐTNN lớn nhất trong tháng là BT6, với tổng lượng giao dịch nước ngoài 130.950 cổ phiếu (trong đó giao dịch mua vào 129.950, và chỉ có 1000 cổ phiếu BT6 do người nước ngoài bán ra). Đứng thứ hai giao dịch trong tháng thuộc về AGF, với 105.520 cổ phiếu được người nước ngoài mua vào, sau đó mới là REE và SAM.
Vào đầu năm 2004, các nhà ĐTNN vẫn không ngừng mua vào với khối lượng tăng đột biến với nhiều loại cổ phiếu, trong khi số lượng bán ra vẫn nhỏ giọt. Cổ phiếu AGF và LAF đã được nhà đầu tư mua vào đủ 30%, còn lại 21 loại cổ phiếu trên thị trường đều có các giao dịch thực hiện. Không những thế, có nhiều loại cổ phiếu được giao dịch liên tục qua các phiên như cổ phiếu REE, SAV, SAM, GIL, TRI và GMD. Nhiều nhất là REE với 100.990 cổ phiếu và SAM với 100.560 cổ phiếu được chuyển nhượng sở hữu từ các nhà đầu tư trong nước sang các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta có thể thấy rõ tình hình trên qua bảng sau:
Mã CK
Giao dịch khớp lệnh
Giao dịch thoả thuận
KL mua
% giao dịch toàn TT
KL bán
% giao dịch toàn TT
KL mua
% giao dịch toàn TT
KL bán
% giao dịch toàn TT
BT6
1.150
1,93%
0
0.00%
0
0,00%
0
0,00%
SAV
2.650
3,15%
0
0.00%
0
0,00%
0
0,00%
TRI
34.270
53,19%
0
0.00%
0
0,00%
0
0,00%
SAM
100.560
76,24%
0
0.00%
0
0,00%
0
0,00%
REE
100.990
44,97%
0
0.00%
0
0,00%
0
0,00%
HAS
800
7,11%
0
0.00%
0
0,00%
0
0,00%
GMD
49.860
94,50%
0
0.00%
0
0,00%
0
0,00%
BBC
1.810
2,18%
0
0.00%
0
0,00%
0
0,00%
TMS
18.210
56,47%
0
0.00%
0
0,00%
0
0,00%
GIL
9.900
28,54%
0
0.00%
0
0,00%
0
0,00%
Bảng 1: Tình hình nắm giữ cổ phiếu của nhà ĐTNN tháng 07/03/2004
Cung cầu trong ngày Chỉ số tài chính (Đơn vị EPS – cổ tức:1000đ/cp Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà ĐTNN
Tổng KL đặt mua trong ngày
Tổng kl đặt bán trong ngày
Mua – bán
EPS (2003) điều chỉnh
P/E
Mức cổ tức đã trả (2003)
Cổ tức /thị giá
KL CP đang lưu hành
Total room
Current room
Ownership ratio
Stock symbol
99.700
68.600
31.100
5,5287
7,14
2,400
6,08%
4.029.130
1.253.739
139
30,00%
AGF
202.920
88.700
114.220
2,3106
9,52
0,500
2,27%
5.250.000
1.680.000
698.820
17,52%
BBC
8.720
3.800
4.920
2,9219
7,84
1,500
6,55%
3.600.000
1.140.000
1.121.440
0,49
BPC
128.910
61.940
66.970
3,0948
11,54
1,500
4,20%
5.882.690
1.764.807
949.537
13,86
BT6
1.370
12.100
-10.730
-1,3096
1,200
6,49%
1.261.345
378.404
262.154
9,22
BTC
17.700
14.200
3.500
1,4387
13,41
1,600
8,29%
3.501.580
1.050.000
208.160
24,05%
CAN
68.940
16.870
52.070
0,4414
27,64
0,300
2,46%
1.587.280
476.184
271.594
6,59%
DPC
69.150
46.480
22.670
5,6862
6,65
2,400
6,35%
2.550.000
765.000
29.120
28,86%
GIL
62.670
110.090
-47.420
4,9389
10,12
3,200
6,40%
14.984.020
5.153.537
3.441.974
9,96%
GMD
33.420
26.830
6.550
5,0159
8,33
3,000
7,18%
2.003.700
602.400
603.890
4,91%
HAP
37.020
14.180
22.840
4,6228
7,57
1,500
4,29%
1.200.200
360.000
304.630
4,61%
HAS
38.380
21.260
37.120
3,4382
8,11
2,000
7,17%
2.090.000
627.000
699.130
6,12%
KHA
7.600
3.370
4.230
3,8602
6,37
1,600
6,50%
1.782.840
572.952
62
30,00%
LAF
75.410
22.950
52.460
1,6713
10,41
1,200
6,90%
3.151.936
960.000
1951.620
0,26%
PMS
330.142
302.160
27.930
1,4729
19,15
1,200
4,26%
22.500.000
6.750.000
879.320
23,87%
RÊE
156.260
176.040
-19.780
3,3542
10,79
1,600
4,42%
18.000.000
5.400.000
2.942.280
13,65%
SAM
277.490
89.120
188.370
3,8015
9,39
1,600
4,48%
4.350.000
1.350.000
480.400
19,32%
SAV
4.780
950
3.830
1,0975
14,40
0,600
3,80%
1.766.300
529.890
442.090
4,97%
SGH
71.550
32.250
39.300
7,0796
6,37
2,200
4,88%
2.191.000
660.000
78.810
26,42%
TMS
95.780
64.430
31.350
5,0545
6,63
1,800
5,37%
3.776.500
1.137.090
234.130
23,82%
TRI
6.240
4.460
1.780
2,9152
7,20
1,600
7,62%
1.500.000
450.000
143.910
20,41%
TS4
10.420
10.630
-210
4,1362
11,97
1,350
2,73%
1.786.440
539.322
420.022
6,64%
VTC
1.824.570
1.191.410
633.160
108.774.761
33.600.324
15.463.205
Nguồn: Trung tâm giao dịch Chứng khoán Tp Hồ Chí Minh năm 2003
Bảng 2: Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
Qua bảng 1 và bảng 2, chúng ta có thể nhận thấy một điều là nguồn vốn nước ngoài đang đổ vào TTCK Việt Nam với tốc độ rất nhanh. Để có kết quả như trên là do có những đổi mới về chính sách quản lý, sự phát triển khá thuyết phục của nền kinh tế (tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,2%) và một TTCK mới mẻ với chỉ số giá hấp dẫn, TTCK Việt Nam đang hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi để thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài.
Đây là thời điểm được đánh giá là thời kỳ vàng son với những cơ hội vàng để đầu tư vào chứng khoán vì mức cổ tức đang rất hấp dẫn ( gần 17,4% cao hơn 7,4% - lãi suất ngân hàng), tỷ lệ tăng trưởng của các công ty niêm yết lớn hơn tốc độ tăng trưởng GDP, giá chứng khoán Việt Nam thấp nhất từ trước tới nay, quy mô thị trường sẽ tăng gấp hai lần vào cuối năm 2004.
Tính đến ngày 5/4, phiên 760 chỉ số VN-index duy trì ở mức 270,3 điểm, trong đó REE, BBC, SAV vẫn đước giao dịch mạnh.
REE vẫn là cổ phiếu duy nhất có khối lượng giao dịch trên 10 vạn cổ phiếu, gần 18 vạn cổ phiếu được chuyển nhượng (chiếm gần 1/2 khối lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường) tại giá nhỏ hơn giá tham chiếu 700 đồng, đây cũng là cổ phiếu chiếm hơn 43% giá trị giao dịch. Sau đó là SAM chiếm gần 19% giá trị giao dịch trong phiên, nhưng lại là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trong số những cổ phiếu được nhà ĐTNN quan tâm, trong khi GMD lại là cổ phiếu tăng giá với mức 2000đ/cổ phiếu. Sau đó là SAV với khối lượng mua của người nước ngoài là 14740 cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu đạt 30% vốn điều lệ.
Riêng những cổ phiếu chủ chốt như REE, SAM, GMD, BBC đã chiếm 80% giá trị giao dịch của toàn thị trường, đây cũng là những cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư vào với khối lượng mua tương ứng trong phiên là 29700 cổ phiếu REE, 7030 cổ phiếu SAM, 5000 cổ phiếu GMD.
Ngoài ra, trên TTCK Việt Nam còn xuất hiện một số quỹ đầu tư nước ngoài như Etile (Phần Lan), DEG (Đức), FMO (Thuỵ Sỹ) và PXP (Ai-len). Các quỹ này tham gia mua cổ phiếu trên sàn với khối lượng lớn dưới cả hai hình thức khớp lệnh và thoả thuận. Ngoài ra họ còn “săn lùng” cổ phiếu bên ngoài hoặc trực tiếp liên hệ với các công ty niêm yết để đặt vấn đề hợp tác đầu tư.
Có lẽ các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài và một số quỹ đầu tư mới thành lập đã nhận thấy một cơ hội kiếm lời từ một thị trường đang được định giá thấp hơn so với giá trị thực của các cổ phiếu ở Việt Nam. So với các nước trong khu vực thì giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam thấp hơn 7 lần so với cổ phiếu trên TTCK Trung Quốc và 4 lần so với TTCK Malaysia...
Cũng vào thời điểm này, trái phiếu Chính phủ (TPCH) cũng bắt đầu gây được sự chú ý của các nhà ĐTNN. Tuy chưa nhiều nhưng đây là một tín hiệu tốt khi dòng vốn của các nhà ĐTNN bắt đầu chảy vào kênh TPCP. Kết quả tháng 2 có 3.885.195 cổ phiếu được các nhà đầu tư thực hiện giao dịch, cao gấp 2,6 lần so với tháng 1/2004.
Chưa có lúc nào TTCK Việt Nam lại có được cái nhìn thiện chí của các nhà ĐTNN như lúc này. Trong cuộc gặp mặt với các nhà ĐTNN của TTGDCK Tp Hồ Chí Minh vào tháng 3/2004, tất cả các nhà ĐTNN đều bày tỏ những ý kiến, đánh giá tốt đẹp, tích cực và sự tin tưởng vào sự hồi phục của thị trường. Ngược lại thị trường cũng ghi nhận một điều, để có được kết quả đó, có một phần đóng góp không nhỏ của các nhà ĐTNN.
Chương 3
Giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam
Định hướng phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian tới
Để có một TTCK phát triển nhanh thì cần phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau của nền kinh tế do đó đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển dài hạn và có những chính sách cụ thể qua các giai đoạn và có sự chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ cũng như sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, nghành hữu quan chứ không thuần tuý chỉ là các biện pháp tình thế của UBCKNN.
Nhằm tạo bước ngoặt cho phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian tới, các giải pháp phát triển thị trường phải hướng đến hệ thống tổng thể các giải pháp cụ thể, lộ trình thực hiện trên cơ sở chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 đã được phê chuẩn và đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ cũng như sự phối hợp của các Bộ, nghành, địa phương (BTC; NHNN; Bộ kế hoạch; đầu tư; Bộ tư pháp; Ban chỉ đạo doanh nghiệp) trong việc xây dựng khung pháp luật, tạo hàng hoá, chính sách ưu đãi cho thị trường.
Ngày 05/08/2003 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 136/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, chiến lược đề ra mục tiêu phát triển TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiêụ quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế.
Thứ hai, chiến lược nêu ra quan điểm và nguyên tắc phát triển thị trường chứng khoán:
Phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, từng bước hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới.
Xây dựng thị trường chứng khoán thồng nhất trong cả nước, hoạt động an toàn, hiệu quả góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.
Nhà nước thực hiện quản lý bằng pháp luật, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán hoạt động và phát triển; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
Bảo đảm tính thống nhất của thị trường tài chính trong phạm vi quốc gia, gắn việc phát triển thị trường chứng khoán với việc phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm.
Thứ ba, Chiến lược đề ra định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 bao gồm các nội dung sau:
Mở rộng quy mô của thị trương chứng khoán tập trung, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đến năm 2005 đạt mức 2 – 3% GDP và đến năm 2010 đạt mức 10 – 15%GDP.
Tập trung phát triển thị trường trái phiếu, trước hết là trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư xây dựng phát triển.
Tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung nhằm nâng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh các công ty niêm yết.
Xây dựng và phát triển các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, sở Giao dịch Chứng khoán,Trung tâm lưu ký Chứng khoán nhằm cung cấp các dịch vụ giao dịch, đăng ký lưu ký và thanh toán chứng khoán theo hướng hiện đại hoá.
Xây dựng Trung tâm giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thành Sở giao dịch Chứng khoán với hệ thống giao dịch, hệ thống giám sát và công bố thông tin thị trường tự động hoá hoàn toàn.
Xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội; chuẩn bị cho điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị trường Giao dịch Chứng khoán phi tập trung. (OTC).
Thành lập trung tâm lưu ký độc lập cung cấp các dịch vụ đăng ký chứng khoán, lưu ký và thanh toán cho hoạt động giao dịch chứng khoán của sở Giao dịch Chứng khoán và trung tâm Giao dịch Chứng khoán; mở rộng phạm vi lưu ký các loại chứng khoán chưa niêm yết.
Phát triển các định chế trung gian cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ của các công ty chứng khoán.
Phát triển các công ty chứng khoán theo hai loại hình: Công ty Chứng khoán đa nghiệp vụ và Công ty Chứng khoán chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hoá hoạt động nghiệp vụ.
Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện để thành lập công ty chứng khoán, khuyến khích các công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, các tỉnh đông dân cư trong cả nước
Phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Đa dạng hoá các loại hình sở hữu đối với các công ty quản lý quỹ đầu tư. Khuyến khích các công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ quản lý các danh mục đầu tư.
Thành lập một số công ty định mức tín nhiệm để đánh giá, xếp loại rủi ro các loại chứng khoán niêm yết và định mức tín nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam.
Phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân.
Thiết lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm, các quỹ bảo hiểm, các quỹ đầu tư,... tạo điều kiện cho các tổ chức này tham gia thị trường với vai trò là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực hiện chức năng của các nhà tạo lập thị trường.
Mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán thông qua góp vốn vào các quỹ đầu tư.
Để thực hiện các định hướng đó, một loạt các giải pháp cũng đã được đề ra như hoàn thiện khung pháp lý, tăng cung kích cầu, nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước đối với thị trường chứng khoán...và đó cũng là những giải pháp cần thiết để cải thiện tình hình trầm lắng của thị trường hiện nay nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài vào thị TTCK Việt Nam.
Giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK.
Trong tiến trình hình thành và phát triển của TTCK, sự ra đời của Nghị định 144/2003/NĐ-CP thay thế Nghị định 48/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán được đánh giá là bước phát triển mới trong quá trình hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK Việt Nam.
Tuy nhiên dù có nhiều nét mới tiến bộ nhưng nội dung của Nghị định 144/CP cũng xuất hiện những vấn đề đặt ra thách thức cho cơ quan quản lý khi xây dựng các thông tư hướng dẫn để cụ thể hoá Nghị định.
Trước tiên là tính khả thi để UBCK Nhà nước có thể kiểm soát được các công ty phát hành lần đầu ra công chúng. Phần lớn các công ty cổ phần đáp ứng được yêu cầu về phát hành ra công chúng có nguồn gốc từ doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá. Nhưng tiến trình cổ phần hoá của các doanh nghiệp này lại nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Nghị định 144/CP. Những công ty mà UBCK Nhà nước thực hiện việc giám sát khi phát hành là những công ty cổ phần không thuộc diện nêu trên. Các công ty này hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và việc quản lý trực tiếp chúng là trách nhiệm của cơ quan chức năng thuộc các cấp tỉnh và thành phố. Như vậy UBCKNN muốn kịp thời nắm sát được tình hình phát hành của các doanh nghiệp này cần phải có sự phối hợp rất chặt chẽ và đồng bộ của các cơ quan có liên quan
Tăng cung chứng khoán cho thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại.
Việc tăng số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hoá cho TTCK đang là một vấn đề cấp thiết và cần được xem là giải pháp ưu tiên để tăng quy mô cho thị trường và tạo cơ hội tham gia cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để thực hiện được mục tiêu trên chúng ta cần:
Cải tiến phương thức phát hàng trái phiếu Chính phủ, tăng cường phát hành theo phương thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, đa dạng hoá các kỳ hạn trái phiếu Chính phủ để tạo đường cong lãi suất cho thị trường vốn; xây dựng và thực hiện phát hành theo lịch biểu, nhằm cung cấp đều đặn khối lượng trái phiếu cho TTCK.
Gắn tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước với việc phát hành cổ hiếu ra công chúng và niêm yết trên TTCK.
Lựa chọn các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng thương mại cổ phần có đủ điều kiện để phát hành thêm cổ phiếu và tham gia niêm yết trên TTCK tập trung.
Mở rộng và chuyển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia niêm yết cổ phiếu trên TTCK tập trung.
Khuyến khích và tạo điều kiện để đưa các loại trái phiếu công trình, trái phiếu đô thị lên niêm yết giao dịch trên TTCK tập trung.
Phát triển các loại chứng khoán khác như: quyền mua cổ phiếu, trái phiến công ty, trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ đầu tư để đưa vào niêm yết và giao dịch trên TTCK.
Giám sát và hỗ trợ các công ty niêm yết trong việc thực hiện thông lệ tốt nhất về quản trị công ty, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật. Tăng cường quản lý giám sát các công ty niêm yết trong việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin và các nghĩa vụ đối với nhà đầu tư.
Hoàn thiện hệ thống công bố thông tin cho TTCK
Với thực trạng về hoạt động cung cấp và công bố thông tin trên thị TTCK hiện nay, để tránh những biến động mang tính “giả tạo” trên TTCK đồng thời giúp nhà đầu tư có định hướng chính xác về chứng khoán của các công ty niêm yết, nhằm đưa ra quyết định cổ phiếu đúng đắn, UBCKNN và TTGDCK cần có những biện pháp cứng rắn đối với công tác cung cấp và công bố thông tin đối với các Cty niêm yết.
Hoạt động công bố thông tin phải đi vào quỹ đạo quản lý của Nhà nước và các đối tượng tham gia thị trường, ý thức được nghĩa vụ phải công khai thông tin trên cơ sở thực hiện những giải pháp sau:
Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin thông qua việc nghiện cứu, bố sung, sửa đổi vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về công bố thông tin cho phù hợp với thực tiễn của thị trường, tạo điều kiện cho các công ty thực hiện tốt các quy định này. Trên cơ sở đó yêu cầu các công ty phải xây dựng cho mình quy trình công bố thông tin chuẩn theo quy định của UBCKNN.
UBCKNN và TTGDCK cần quy định các Cty niêm yết công bố thông tin đinh kỳ tình hình thực hiện sản xuất, kinh doanh, tiến độ thực hiện các chiến lược kinh doanh, các dự án thực hiện, đánh giá hiệu quả... Từ đó nhà đầu tư mới có cơ sở về nhận định về hoạt động của các Cty niêm yết trong thời gian tới, để có quyết định đầu tư chính xác hơn.
Các cấp quản lý Cty niêm yết cần có biện pháp để quản lý chặt chẽ hơn về tình hình hoạt động và biến động của các Cty niêm yết nhằm có những thông tin công bố kịp thời tránh tình trạng TTGDCK công bố sau các cơ quan báo chí gây mất niềm tin của các nhà đầu tư. Việc công bố thông tin phải mang tính công bằng giữa các nhà đầu tư, nghĩa là công bố thông tin phải cùng thời gian, tránh hiện tượng rò rỉ thông tin, muốn vậy Cty niêm yết phải công bố thông tin chính thức qua TTGDCK.
Các báo cáo tài chính định kỳ nên thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài Chính về thời gian, tránh chậm chễ gây nên tình trạng mất tin tưởng hoặc hoang mang của nhà đầu tư.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra tại chỗ về hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp. Xây dựng chế độ kiểm toán nội bộ và thực hiện nghiêm túc về quy định kiểm toán độc lập đối với các doanh nghiệp. Cần có những chế tài xử lý vi phạm hành chính thích hợp với các sai phạm của lãnh đạo Cty niêm yết khi vi phạm mang tính hệ thống như cảnh cáo, phạt tiền hoặc đối với công ty niêm yết như đưa chứng khoán vào diện cảnh báo, kiểm soát, đình chỉ giao dịch hoặc huỷ bỏ niêm yết.
Mở hội nghị tập huấn về công bố thông tin cho cán bộ chủ chốt của công ty (đặc biệt là HĐQT, Ban giám đốc) để cho họ thấy rõ được trách nhiệm của mình khi thực hiện công bố thông tin ra công chúng.
Đào tạo đội ngũ cán bộ công bố thông tin và xây dựng cơ sở vật chất cho việc công bố thông tin như thiết lập trang Web để đưa thường xuyên những thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty, tổ chức họp báo, báo cáo thường niên...và xem đây là những hoạt động quan trọng của công ty.
Lập ra một bộ phận biên dịch, soạn thảo các báo cáo tài chính bằng tiếng nước ngoài để tiện cho các nhà đầu tư nước ngoài theo dõi.
Khuyến khích cạnh tranh thông tin giữa các Cty niêm yết nhằm ngăn chặn những gian lận và nâng cao tính minh bạch cho thị trường.
Chính sách thuế, phí và lệ phí cho nhà đầu tư nước ngoài.
Thuế, phí và lệ phí là những vấn đề rất nhạy cảm trên thị trường do nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các bên tham gia. Do vậy để thu hút mọi tầng lớp dân cư tham gia vào TTCK thì UBCKNN cần có những chính sách khuyến khích về thuế, phí và lệ phí nhằm động viên và giảm bớt những khó khăn cho các đối tượng tham gia thị trường, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù các nhà đầu tư cá nhân tạm thời được miễn thuế trên phần lợi nhuận đạt được từ việc mua, bán cổ phiếu của các công ty niêm yết, các nhà đầu tư là tổ chức lại không được miễn thuế như vậy do đó họ chịu bất lợi so với nhà đầu tư là cá nhân. Đồng thời, thuế áp dụng cho các nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài trên phần lợi nhuận từ việc mua bán cổ phiếu chưa rõ ràng (được quy định theo thông tư 169/1998/TT-BTC). Điều này làm chùn bước các nhà đầu tư là tổ chức tham gia vào thị trường.
Vì vậy, giải pháp tốt nhất và hợp lý nhất cho TTCK Việt Nam hiện nay là cần phải có một mức thuế suất chuẩn đối với lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu và phải áp dụng đồng đều cho tất cả các nhà đầu tư không phân biệt là người trong nước hay ngoài nước, cá nhân hay tổ chức.
Đồng thời UBCKNN cần tham khảo một số chính sách thuế trên một số thị trường chứng khoán như Hàn Quốc, Trung Quốc... trong đó họ có áp dụng một số chính sách thuế như đa dạng hoá các ưu đãi thuế nhằm đưa ra những khuyến khích vật chất dưới nhiều mức độ khác nhau cho nhà đầu tư và các trung gian tham gia thị trường. Ngoài ra còn có chính sách thuế đơn giản hoá và minh bạch hoá, các sắc thuế đặc thù của TTCK khi thị trường đã ổn định và phát triển.
Cho phép các công ty chứng khoán được kinh doanh ngoại tệ.
Khi tìm những giải pháp nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK Việt nam chúng ta không thể không nghĩ đến phương tiện mà nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào TTCK Việt Nam là gì? Từ đó làm hạn chế những khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia vào thị trường.
Hiện nay việc quản lý ngoại tệ của NHNN cũng đang là một vấn đề hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì thế chúng ta nên các công ty chứng khoán được phép kinh doanh ngoại tệ nhằm tạo cơ chế “một cửa” cho nhà đầu tư. Có nghĩa là, nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển ngoại tệ vào Việt Nam để mua, bán chứng khoán có thể bán ngoại tệ cho các công ty chứng khoán, mở tài khoản lưu ký và giao dịch tại các trung tâm chứng khoán. Dĩ nhiên phải có các ngân hàng đứng sau các công ty chứng khoán để quản lý lượng ngoại tệ này.
Xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực.
Đào tạo cán bộ quản lý, vận hành thị trường.
Một điều không thể phủ nhận là công tác đào tạo cán bộ quản lý, vận hành thị trường là công việc lâu dài và là yếu tố vô cùng quan trọng để tồn tại và phát triển TTCK. Người quản lý giỏi tất có tầm nhìn xa, đón bắt được xu hướng và diễn biến thị trường để đưa ra những quyết sách đúng đắn, phù hợp, kịp thời trong công tác điều hành thị trường. Bên cạnh đó việc đào tạo đội ngũ cán bộ thực thi các chính sách điều hành TTCK, để đảm bảo môi trường kinh doang lành mạnh, bình đẳng có hiệu quả là công việc phải được tiến hành thường xuyên.
Xây dựng cơ sở vật chất:
Để phát triển TTCK chúng ta cần phải sớm xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, áp dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động TTCK. Vì vậy cần khẩn trương mua sắm, lắp đặt trang thiết bị hệ thống thông tin liên lạc hiện đại cho các sàn giao dịch đặc biệt là cần trang bị tốt cho sàn giao dịch chứng khoán Hà nội nhằm đưa nghành chứng khoán phát triển hơn nữa ở toàn khu vực miền Bắc, mở rộng quy mô TTCK Việt Nam.
Tuyên truyền và phổ cập kiến thức về chứng khoán và TTCK.
Do TTCK còn là một lĩnh vực còn mới mẻ đối với người dân Việt, do vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ cập kiến thức về chứng khoán và TTCK đến với mọi đối tượng tham gia thị trường, thông qua mọi hình thức và phương tiện nhằm tạo thêm sự sôi động cho thị trường và đa tạo tính thanh khoản cho chứng khoán. Có thể nói, kiến thức về chứng khoán và TTCK không chỉ mới đối với những người dân bình dị mà còn mới với cả những cán bộ điều hành, quản lý kinh doanh, quản lý kinh tế của các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam. Cần phải có một cuộc điều tra về trình độ hiểu biết về chứng khoán và TTCK của các đối tượng này để có kế hoạch phổ biến kiến thức một cách hiệu quả và sâu rộng. Kiến thức về chứng khoán và TTCK cần phai được phổ biến đến tận cấp xã, phường, đến các hợp tác xã thủ công và đến từng doanh nghiệp. Bài học về sự thành công của TTCK Trung Quốc là một minh chứng: giai đoạn đầu mới mở cửa, TTCK Trung Quốc cũng như chúng ta, người dân ở đây cũng không mặn mà lắm với thị trường. Song nhờ công tác tuyên truyền về khả năng đầu tư có lợi khi tham gia vào TTCK và bên cạnh đó là công tác giám sát hết sức chặt chẽ các công ty niêm yết của các cơ quan quản lý mà nhiều người dân Trung Quốc đã đến với thị trường. Nhiều người đầu tư đơn lẻ là gốc rễ để hình thành các nhà đầu tư lớn có tổ chức, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo sự thành công của thị trường.
Khi TTCK được đông đảo các nhà đầu tư trong nước tham gia cũng là một yếu tố tạo niềm tin cho các nhà ĐTNN khi đưa ra quyết định đầu tư đồng thời cũng làm cho không khí trên thị trường bớt ảm đạm.
Nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
Đưa hệ thống giao dịch tự động hiện đại tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh vào vận hành. Kết nối mạng diện rộng giữa hệ thống giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán với các công ty chứng khoán thành viên. Xây dựng hệ thống giám sát tự động kết nối với hệ thống giao dịch, công bố thông tin, lưu ký, thanh toán.
Đảm bảo hệ thống công bố thông tin có thể truyền phát rộng và truy cập dễ dàng không chỉ cho các nhà đầu tư trong nước mà cho cả nhà ĐTNN. Mở rộng phạm vi thông tin cần công bố trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ
Tự động hoá hệ thống lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. Thực hiện dịch vụ lưu ký cho các chứng khoán chưa niêm yết. Giảm thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán nhằm nâng cao tính thanh khoản cho thị trường. Thực hiện nối mạng giữa các thành viên lưu ký và Trung tâm giao dịch chứng khoán để cung cấp chính xác kịp thời những thông tin cho người sở hữu chứng khoán.
Tạo cơ chế phối hợp giữa các bộ nghành liên quan
Do thị trường chứng khoán có liên quan đến nhiều vấn đề như thuế, ngoại hối, thông tin, giá cả... do đó cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan như Bộ kế hoạch và đầu tư, NHNN và UBCKNN để đưa ra những quyết định thống nhất giữa các bộ nghành. Thực hiện được việc này sẽ giúp Chính phủ chủ động hơn trong điều tiết vĩ mô và kiểm soát được rủi ro, từ đó nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn nước ngoài trong phát triển kinh tế.
Kết luận
Thị trường chứng khoán là một lĩnh vực mới mẻ, đòi hỏi chúng ta phải say mê nghiên cứu tìm tòi và học hỏi để tìm ra cái mới nhằm góp phần xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam ngày một lớn mạnh và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả.
Nghiên cứu thị trường chứng khoán Việt Nam cho ta thấy rõ toàn cảnh của thị trường và nhận rõ rằng trên thị trường còn quá nhiều bất cập. Những bất cập này không chỉ gây khó khăn cho các cấp quản lý mà còn hạn chế tất cả các chủ thể muốn tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, chúng ta đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam để từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao một thị trường chứng khoán hấp dẫn như Việt Nam mà vẫn chưa thu hút được mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như mong muốn. Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để tạo cơ hội cho bộ phận nhà đầu tư này tham gia đông đảo hơn vào thị trường, mang lại sự sôi động cho thị trường chứng khoán và tạo ra nguồn vốn khổng lồ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Thị trường chứng khoán (Học viện Ngân hàng)
Giáo trình Lý thuyết tiền tệ ( Học viện Ngân hàng)
Thị trường chứng khoán ( NXB Thống kê)
Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính (Miskin)
Cẩm nang đầu tư chứng khoán
Tạp chí chứng khoán (UBCKNN)
Báo đầu tư chứng khoán
Thời báo kinh tế số 55 + 56
Nghị định 48/CP về chứng khoán và TTCK
Nghị định 144/CP về chứng khoán và TTCK
Tin TTCK số 34/2004 (TTGDCK Tp Hồ Chí Minh)
Mục lục
Lời mở đầu 1
chương 1
tổng quan về thị trường chứng khoán 4
Bản chất của TTCK 4
Bản chất của TTCK 4
Chức năng cua TTCK 4
Hàng hoá trên TTCK 4
Các chủ thể tham gia trên TTCK 5
Cơ cấu của TTCK 6
Nhà đầu tư và vai trò của nhà đầu tư trên TTCK 6
Những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư trên TTCK 7
chương 2
Thực trạng tham gia của NĐTNN trên thị trường chứng khoán 8
Thực trạng hoạt động của TTCK Việt nam 8
Những thành công bước đầu 9
Những tồn tại cần giải quyết 15
Thực trạng tham gia của các NĐTNN trên TTCK 20
Quy trình tham gia đầu tư chứng khoán của các NĐTNN 20
Tình hình nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua 22
Chương 3
Giải pháp thu hút NĐTNN trên TTCK Việt nam 28
3.1 Định hướng phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian tới 28
3.2. Giải pháp thu hút nhà ĐTNN vào TTCK Việt Nam 31
3.2.1.Tiếp tục xây dựng khung pháp lý cho TTCK 31
Tăng cung chứng khoán cho thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại 32
Hoàn thiện hệ thống công bố thông tin cho TTCK 33
Chính sách thuế, phí và lệ phí cho nhà ĐTNN 35
Cho phép các công ty chứng khoán được kinh doanh ngoại tệ 36
Xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực 36
Tuyên truyền và phổ cập kiến thức về chứng khoán và TTCK cho công chúng 37
Nâng cao chất lượng hoạt động của các TTGDCK, SGDCK, trung tâm lưu ký chứng khoán 38
Tạo cơ chế phối hợp giữa các bộ nghành liên quan 39
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0009.doc