Chuyên đề Hoạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí

TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu được đối với mỗi quốc gia trong mọi nền kinh tế nói chung và trong mọi doanh nghiệp nói riêng. TSCĐ nó phản ánh năng lực, trình độ tiến bộ khoa học ký thuật và trang bị cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Do vậy theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng giảm, hao mòn, sữa chữa TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng của công tác hoạch toán và quản lý TSCĐ. Tổ chức hoạch toán TSCĐ không có ý nghĩa góp phần nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả và hiêụ quả sử dụng TSCĐ mà còn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình định hướng đầu tư cho sản xuất. Sau một thời gian ngắn thực tập tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí với những kiến thức đã được học ở trường và được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Đặng Hải Lý cùng với các cô, chú phòng kế toán, phòng tổ chức lao động giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này " Hoạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiểu qủa sử dụng TSCĐ tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí" với khả năng và trình độ có hạn nên trong quá trình viết bản chuyyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để hoàn thiện hơn

doc60 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ chi phí thực tế phát sinh và ghi sổ: Nợ TK 213 Có TK 241 Sơ đồ hoạch toán tăng TSCĐ vô hình TK 213 TK 411 Nhận góp vốn, được cấp, tặng biếu TSCĐ vô hình tăng theo nguyên giá bằng TSCĐ vô hình chi phí hình thành sau 1 quá trình TSCĐ vô hình là Tập hợp chi phí cho thuê tài chính Nhận lại TSCĐ góp vốn Mua sắm TSCĐ vô hình TK 241 TK 111,112 TK 222,228 TK 111,112,331,341 1.3.2.3. hoạch toán giảm TSCĐ vô hình * Giảm do nhượng bán - Xoá bỏ TSCĐ vô hình nhượng bán Nợ TK 214 (2143) Nợ TK 8221 Có TK 213 - Phản ánh doanh thu về nhượng bán Nợ TK 111,112,131 Có TK 721 Có TK 333 - Phản ánh chi phí khác liên quan đến nhượng bán Nợ TK 821 Có TK 111,112... * Giảm TSCĐ vô hình trong các trường hợp như góp vốn liên doanh, trả lại vốn góp liên doanh đựoc phản ánh tương tự như TSCĐ hữu hình * Giảm TSCĐ vô hình đã trích đủ khấu hao Nợ TK 214 (2143) Có TK 213 1.3.3. Hoạch toán khấu hao TSCĐ 1.3.3.1. Khái niệm về hao mòn và khấu hao Khấu hao TSCĐ chính là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã hao mòn, hao mòn TSCĐ là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn mục đích của trích khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng Hao mòn TSCĐ có 2 loại: Hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị do chúng được sử dụng trong sản xuất hoặc do tác động của các yếu tố tự nhiên gây ra biểu hiện ở chỗ hiệu suất của TSCĐ giảm dần cuối cùng bị hư hỏng thanh lý Hao mòn vô hình là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của tài sản do có những TSCĐ cùng loại nhưng được sản xuất với giá rẻ hơn hoặc hiện đại hơn, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hao mòn vô hình không phải do chúng được sử dụng ít hay nhiều trong sản xuất mà do tiến bộ khoa học kỹ thuật Như vậy, hao mòn là một yếu tố rất khách quan nhất thiết phải thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ tương ứng với gía trị hao mòn của nó để tạo ra nguồn vốn đầu tư TSCĐ. trong quản lý doanh nghiệp phải thực hiện cơ chế thu hồi vốn đầu tư và TSCĐ gọi là khấu hao. Khấu hao là TSCĐ biểu hiện bằng tiền phần giá trị hao mòn TSCĐ . 1.3.3.2. Các phương pháp xác định giá trị hao mòn TSCĐ và phương pháp tính khấu hao TSCĐ Từ ngày 1/1/1997 việcc trích khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính "quy định chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ" Ngày 30/12/1999 Bộ tài chính đã ra quyết định số 166/1999/QĐ-BTC về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, quyết định có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 Mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ được xác định theo công thức sau: = Mức khấu hao BQ Nguyên giá TSCĐ hàng năm của TSCĐ Thời gian sử dụng = Mức khấu hao Mức khấu hao BQ năm BQ tháng 12 Để giảm bớt công việc tính toán hàng tháng người ta chỉ tính số khấu hao tăng thêm hoặc giảm bớt trong tháng và căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước để xác định số khấu hao phải trích tháng này theo công thức sau: - + = Số khấu hao giảm trong tháng Số khấu hao tăng trong tháng Số khấu hao đã tính tháng trước Số khấu hao phải tính trong tháng Việc tính khấu hao TSCĐ được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( cuối tệp) Bảng tính và phân bổ khấu hao này là chứng từ kế toán để hoạch toán trích khấu hao TSCĐ. Bảng này được lập vào cuối tháng, cuối quý. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã kéo theo tôc độ hao mòn vô hình của TSCĐ đặc biệt là những tài sản thuộc lĩnh vực tin học, điện tử tăng lên rất nhanh. Do vậy ở nhiều doanh nghiệp hiện nay việc áp dụng phương pháp bình quân tỏ ra không hiệu quả bởi lẽ phương pháp này tuy có ưu điểm là phần khấu hao được phân bổ một cách đều đặn vào chi phí, đảm bảo cho doanh nghiệp có mức giá thành và lợi nhuận ổn định song nhược điểm của phương pháp này là tốc độ thu hồi vốn đầu tư chậm nên khó tránh khỏi hao mòn vô hình a/ Tài khoản sử dụng: Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng giảm khấu hao, kế toán sử dụng TK 214 TK 214 - Hao mòn TSCĐ Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐ của doanh nghiệp như TSCĐ hữu hình, đi thuê dài hạn và TSCĐ vô hình Kết cấu của TK Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do các lý do giảm TSCĐ Bên có: Giá trị hao mòn của TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ, do đánh giá lại TSCĐ Số dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có ở đơn vị TK 214 có 3 tài khoản cấp 2 - TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình - TK 2142 - Hao mòn TSCĐ đi thuê - TK 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình b/ Nội dung và trình tự hoạch toán: * Định kỳ (tháng, quý) đơn vị trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐ ghi: Nợ TK 627 Nợ TK 621 Nợ TK 642 Có TK 214 Đồng thời phản ánh tăng vốn khấu hao cơ bản - ghi đơn vào bên nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao TK ngoài bảng cân đối kế toán * Trường hợp phải nộp khấu hao cho đơn vị cấp trên hoặc điều chuyển cho đơn vị khác - Trường hợp được hoàn trả lại. Khi nộp khấu hao ghi: Nợ TK 136 (1368) Có TK 112 Đồng thời ghi giảm khấu hao, ghi đơn vào bên có TK 009 - Nguồn vốn khấu hao Khi nhận lại số vốn khấu hao hoàn trả lại ghi bút toán ngược lại - Trường hợp không được hoàn trả lại, ghi: Nợ TK 411 Có TK 111,112 hoặc 338 (3388) Đồng thời ghi giảm nguồn vốn khấu hao cơ bản. Ghi đơn vào bên có TK 009 - Nguồn vốn khấu hao * Trường hợp cho các đơn vị khác vay vốn khấu hao, ghi: Nợ TK 128 Nợ TK 228 Có TK 111 hoặc 112 Đồng thời ghi đơn vào bên bán TK 009 - Những TSCĐ đang dùng cho hoạt động văn hoá khi tính hao mòn TSCĐ vào thời điểm cuối năm, ghi: Nợ TK 4313 Có TK 214 - Những TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, khi tính hao mòn TSCĐ ghi: Nợ TK 466 Có TK 214 * TSCĐ đánh giá lại theo quyết định của nhà nước: - Trường hợp đánh giá tăng nguyen giá của TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 211 Có TK 412 Có TK 214 (phần hao mòn tăng thêm ) nếu có điều chỉnh giá trị hao mòn - Trường hợp điều chỉnh tăng giá trị hao mòn Nợ TK 412 Có TK 214 Trường hợp điều chỉnh giá giảm giá trị hao mòn: Nợ TK 214 Có TK 412 Trường hợp đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ ghi: Nợ TK 412 Nợ TK 214 Có TK 211 * Trường hợp giảm TSCĐ đồng thời với việc phản ánh giảm nguyên giá TSCĐ phải phản ánh giúp giá trị hao mòn của TSCĐ. * Đối với TSCĐ đã tính đủ khấu hao cơ bản thì không tiếp tục trích khấu hao cơ bản nữa * Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc quỹ văn hóa phúc lợi thì không trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh mà chỉ trích khấu hao TSCĐ 1 năm một lần 1.3.4. Hoạch toán sửa chữa TSCĐ 1.3.4.1. Đặc điểm sửa chữa TSCĐ TSCĐ trong các doanh nghiệp được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau. Trong quá trình sử dụng TSCĐ, các bộ phận này hư hỏng hao mòn không đồng đều. Để duy trì năng lực hoạt động của các TSCĐ đảm bảo cho các TSCĐ này hoạt động bình thường,an toàn, doanh nghiệp cần phải thường xuyên tiến hành bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ khi bị hư hỏng. Tuỳ theo quy mô, tính chất công việc sửa chữa mà người ta chia làm 2 loại: Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng TSCĐ và sửa chữa lớn TSCĐ khi hư hỏng hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ. 1.3.4.2. Nội dung hoạch toán sửa chữa nhỏ Hoạt động sửa chữa nhỏ là hoạt động sửa chữa mà các chi phí phát sinh thường ít điểm ra thường xuyên nên không gây ra các biến động lớn đối với giá thành sản phẩm. Bởi vậy, kế toán các chi phí này trực tiếp vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng với bộ phận sử dụng TSCĐ đó. Nợ TK 627,641,642 Có TK 111,112 1.3.4.3. Nội dung hoạch toán sửa chữa lớn TSCĐ Công việc sửa chữa lớn TSCĐ cũng có thể tiến hành theo phương thức tự làm hoặc giao thầu. * Theo phương thức tự làm, các chi phí phát sinh được tập hợp vào bên nợ TK 241 (2413) chi tiết theo từng công việc sửa chữa lớn, căn cứ vào chứng từ tập hợp chi phí, ghi: Nợ TK 241 (2413) Có TK 1111,1112,152 hoặc 241... * Theo phương thức giao thầu kế toán phản ánh số tiền phải trả theo thoả thuận được ghi trong hợp đồng của công trình sửa chữa lớn: Nợ TK 241(2413) Có TK 331 * Khi công việc sửa chữa hoàn thành kế toán phải tính toán giá thành thực tế của từng công trình sửa chữa để quyết toán số chi phí này theo từng trường hợp + Ghi thẳng vào chi phí Nợ TK 627 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Có TK 241 (2413) + Hoặc kết chuyển vào TK chi phí trả trước ( nếu chi phí lớn và ngoài kế toán trích trước) hoặc chi phí phải trả Nợ TK 142 Nợ TK 335 Có TK 241 (2413) * Trong trường hợp sửa chữa nâng cấp, hiện đại hoá hoặc kéo dài tuổi thọ của tài sản cố định thì toàn bộ chi phí này được kết chuyển để tăng nguyên giá của TSCĐ Nợ TK 211 Có TK 241 (2413) TK241(2413) TK111,112,152 TK241(2413) (3) (1) TK142 (7) (4) (6) (8) (5) (2) TK331 TK211 TK335 Chú thích: 1. chi phí thực tế về sữa chữa thường xuyên 2. Chi phí thực tế về sửa chữa lớn thuê ngoài làm 3. Kết chuyển chi phí lớn về chi phí 4. kết chuyển giá thành sửa chữa lớn ngoài kế hoặch 5. Tính trứoc chi phí vào chi phí kinh doanh 6. Kết chuyển chi phí sửa chữa tăng nguyên giá TSCĐ 7. Phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ và chi phí kinh doanh 8. Kết chuyển giá thành sửa chữa trong kế hoặch 1.3.5. Kiểm tra và đánh giá lại TSCĐ 1.3.5.1. Kiểm tra TSCĐ Kiểm tra TSCĐ theo định kỳ là công việc thường xuyên của các doanh nghiệp Kiểm tra là sự đối chiếu giưã số liệu trên sổ kế toán với số liệu thực tế. khi tiến hành kiểm kê doanh nghiệp phải thành lập hội đồng kiểm kê TSCĐ bao gồm: Giám đốc doanh nghiệp, kế toán trưởng, trưởng phòng kỹ thuật, đại diện nơi sử dụng TSCĐ và kế toán theo dõi TSCĐ Đối với TSCĐ doanh nghiệp kiểm tra ít nhất 1 năm 1 lần trước khi lập báo cáo quyết toán năm ( 0h ngày 30 tháng 12...) Hội đồng kiểm tra phải lập kế hoạch kiểm kê, chuẩn bị các nhân sự, phương tiện kiểm kê sau đó thực hiện kiểm kê và phải lập biên bản kiểm kê để so sánh TSCĐ giữa sổ sách và thực tế để xác định những TSCĐ thừa thiếu hoặc thay đổi về chất lượng, TSCĐ cần dùng hay không cần dùng để kiến nghị với doanh nghiệp xử lý. Biên bản kiểm kê phải có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan Dựa vào biên bản kiểm kê để kế toán xử lý kết quả kiểm kê. * TSCĐ kiểm kê thừa: - Trường hợp quên chưa ghi sổ kế toán: Tìm lại xem TSCĐ tăng trong trường hợp nào để ghi tăng TSCĐ theo trường hợp đó và trích khấu hao bổ sung cho TSCĐ này Nợ TK 627 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Ghi đơn nợ TK 009 - Trường hợp TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì phải có báo cáo cấp trên để chờ xử lý. Dùng TK ghi đơn 002 hoặc Nợ TK 211 Có TK 338 (3381) * TSCĐ thiếu trong kiểm kê. - Nếu chưa biết nguyên nhân ghi Nợ TK 138 (1381) Nợ TK 214 Có TK 211 Sau đó xin ý kiến xử lý của cấp trên, nếu: + Bắt bồi thường + Quỹ dự phòng + Đưa vào chi phí Nợ TK 138 (1388) Nợ TK 415 Nợ TK 821 Có TK 138 (1381) Nếu TSCĐ thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có ý kiến sử lý ngay thì không cần hoạch toán qua TK 1381 1.3.5.2.Tính giá lại TSCĐ Tính giá lại TSCĐ khi giá trị còn lại trên sổ kế toán không phù hợp với TSCĐ hiện tại trên thị trường - Tính giá lại TSCĐ theo quyết định nhà nước - Tính giá lại TSCĐ khi tham gia vốn góp liên doanh bằng TSCĐ - Tính giá lại TSCĐ khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hoặc đa dạng hoá loại hình sử hữu Khi tiến hành đánh giá lại TSCĐ doanh nghiệp phải thành lập hội đồng đánh giá lại TSCĐ, thành lập bao gồm: Giám đốc doanh nghiệp, kế toán trưởng, phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh, kế toan TSCĐ,có thể thuê chuyên gia để xác định giá trị tài sản cố định. Hội đồng đánh giá TSCĐ sau đó xác định tại thời điểm hiện tại trên thị trường, lập biên bản tính giá TSCĐ. Để phản ánh chênh lệch đánh giá lại TSCĐ,sử dụng TK 412. Dựa vào kết quả biên bản tính giá lại để ghi sổ kế toán. - Nếu chênh lệch giá tăng Nợ TK 211,213 Có TK 412 - Nếu chênh lệch giá giảm : Nợ TK 412 Có TK 211,213 Phần II Tổ chức hoạch toán TSCĐ và quản lý TSCĐ tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí. 2.1.1. Sự hình thành của Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí. Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí là một doanh nghiệp nhà nước hoạch toán độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp - Bộ công nghiệp. tiền thân là từ phân xưởng dụng cụ của công ty cơ khí hà nội Ngày 25/03/1968 theo quyết định số 74/ QĐ/ KB2 của bộ trưởng - Bộ công nghiệp nặng ký quyết định thành lập nhà máy công cụ cắt gọt Ngày 17/08/1970 nhà máy dụng cụ cắt gọt được đổi tên thành nhà máy công cụ số 1 Theo chủ trương thành lập lại các doanh nghiệp nhà nước để các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn, ngày 12/07/1995 Bộ trưởng bộ công nghiệp nặng đã quyết định số 702 QĐ/ BCN nhà máy dụng cụ số 1 được đổi tên thành Công Ty Dụng Cụ Cắt Gọt và Đo Lường Cơ Khí thuộc công ty máy - Thiết bị công nghiệp - Bộ công nghiệp Trụ sở chính tại 108 đường Nguyễn Trãi - Phường Thượng Đình - Quận Thanh Xuân-Hà Nội tên viết tắt của công ty là: DUFUDOCO Tên giao dịch là: Cuting And Measring Tools Co. Tổng số cán bộ công nhân viên là: 435 người 2.1.2. Sự phát triển của công ty Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công ty cũng có những thời kỳ phát triển nhưng mặt khác cũng có những khó khăn ngay từ khi thành lập cho đến nay Trong những năm của thập kỷ 70,80 công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch của Bộ công nghiệp giao cho, các chỉ tiêu kinh tế năm nay cao hơn năm trước cả về chỉ tiêu khối lượng cũng như chỉ tiêu chất lượng Cuối những năm của thập kỷ 80 do nước ta mới chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên công ty hoạt động có hiệu quả, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm, nguyên nhân chủ yếu là do trình độ công nghệ còn thấp, thiết bị sử dụng đã quá lâu, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao so với hàng ngoại nhập và giá thành chưa hợp lý. Trước tình hình đó công ty đã mạnh dạn nghiên cứu thay thế một số thiết bị cũ, nghiên cứu cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác các chỉ tiêu của trên giao không còn. Công ty đã tích cực tìm kiếm đơn đặt hàng, mở rộng làm ăn với công ty khác trong và ngoài nước. Sau một thời gian cố gắng vươn lên tự khẳng định mình, hiện nay hoạt động của công ty trong cơ chế thị trường đã ổn định, sản phẩm của công ty đã có tín nhiệm đối với thị trường trong và ngoài nước. Năm 1999 sản phẩm của công ty tiêu thụ trong nước đạt 79% và xuất khẩu sang Nhật bản là 21%, thu nhập bình quân đầu người trong công ty ngày càng tăng Những bước đi vững chắc của công ty được thể hiện rõ nét qua kết quả hoạt động sản xuất của công ty. Kết quả hoạt động sản xuất của công ty qua các năm STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1. 2 3 4 5 Giá trị sản lượng Doanh thu nộp ngân sách Lợi tức sau thuế Thu nhập bình quân triệu triệu triệu triệu nghìn 10670 15655 628 200 687 10981 15446 621 0 775 11270 16745 700 100 700 14200 17000 721 150 800 2.1.3. Nhiệm vụ sản xuất Nhiệm vụ chủ yếu của công ty đó là sản xuất và kinh doanh các dụng cụ cắt gọt kim loại, dụng cụ đo lường cơ khí, dụng cụ cầm tay bằng kim loại và các dụng cụ phụ tùng cơ khí khác. Các sản phẩm cắt gon kim loại truyền thông bao gồm: bàn rên, Tarao, mũi khoan, dao tiện, lưỡi cưa, ca líp với sản lượng trên 22 tấn trên một năm. Ngoài ra công ty còn sản xuất một số sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường hiện nay như: Tấm sàn chống trượt, neo cầu, dao cắt tấm lợp, thanh trượt với sản lượng 200 tấn trên một năm. 2.1.4. Vai trò, vị trí của công ty trong nền kinh tế Trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hội, Đảng ta luôn coi trọng ngành cơ khí nói chung và ngành sản xuất dụng cụ kim loại cắt gọn, dụng cụ đo lường cơ khí nói riêng và là ngành công nghiệp trọng yếu. Hiện nay, Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí đã trở thành công ty hàng đầu trong nước chuyên sản xuất các dụng cụ cắt gọt và dụng cụ đo lường cơ khí, cung cấp kịp thời cho nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu, công ty đang tạo cho mình một vị trí mới trên thương trường hiện nay. 2.1.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý a/ Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Giám đốc Phó GĐ sản xuất Kế toán trưởng Phó GĐ kinh doanh Phó GĐ kỹ thuật Kho dụng cụ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Phòng tổ chức lao động Phòng hành chính quản trị ytế Kho thành phẩm Phòng tài vụ Phòng tài vụ Phòng bảo vệ Kho tạp phẩm Kho hoá chất Kho kim khí Phòng cung tiêu PX nhiệt PX mạ PX cơ điện PX dụng cụ 2 PX cơ khí 2 PX khởi phẩm PX cơ khí 1 Phòng thiết kế Phòng công nghệ Thư viện Phòng cơ điện Phòng KCS Phòng thiết kế cơ bản b/ Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Công ty là một đơn vị kinh tế hoạch toán độc lập nên công ty tổ chức bộ máy quản lý theo một cấp - Giám đốc công ty là thủ trưởng duy nhất trong công ty, đứng đầu bộ máy quản lý và chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý. Ngoài việc uỷ quyền trách nhiệm cho phó giám đốc, giám đốc công ty công ty còn trực tiếp quản ký thông qua các phòng như: Phòng tài vụ, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng tổ chức lao động, phòng bảo vệ...Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc sản xuất. - Phó giám đốc kỹ thuật có trách nhiệm chỉ đạo các khối kỹ thuật và quản lý các phòng: Phòng thiết kế, phòng công nghệ, phòng cơ điện, phòng KCS, phòng thiếtt kế cơ bản, thư viện - Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo khối tiêu thụ, hành chính trong công ty. - Phó giám đốc sản xuất chỉ đạo các phân xưởng sản xuất - Phòng cơ điện: gồm 11 người có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật các máy móc thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa cơ và điện, cung cấp điện cho công ty. - Phòng thiết kế: Gồm 8 người có nhiệm vụ thiết kế những sản phẩm mới, hiệu chỉnh những sản phẩm cũ theo kế hoạch sản xuất. - Phòng công nghệ: Gồm 12 người có nhiệm vụ vạch quy trình công nghệ, chuẩn bị dụng cụ phương tiện để gia công từ khâu đầu đến khâu cuối để đảm bảo chất lượng - Phòng thiết kế cơ bản: Gồm 10 người có nhiệm vụ sửa chữa các công trình trong công ty, xây dựng các công trình nhỏ. - Phòng KCS: Gồm 15 người có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng từng sản phẩm một từ khi thép nhập kho đến khi xuất thép ra sản xuất đến quá trình sản xuất - Thư viện là nơi lưu trữ các tài liệu kỹ thuật chủ yếu là tài liệu máy móc của Liên Xô - Phòng cung tiêu: Gồm 15 người cónhiệm vụ cung ứng tất cả các loại vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất khi có lệnh của cấp trên. - Phòng hành chính quản trị ytế: Gồm 22 người thực hiện công tác liên quan đến văn thư, quản lý con dấu theo chế độ ban hành. Nhân viên ytế có trách nhiệm quản lý hồ sơ sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. - Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Gồm 3 cửa hàng có nhiệm vụ giới thiệu, quảng cáo các loại sản phẩm sản xuất trong công ty. - Phòng tài vụ: Gồm 8 người, ttổ chức công tác tài chính, hoạch toán kế toán, phân tích đánh giá giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty các phân xưởng sản xuất sau lên ddộ nhằm đề xuất kịp thời các biện pháp sử dụng. Do quy trình sản xuất phức ttạp, yêu cầu độ chính xác cao, nên lực lượng lao động của công ty được chia thành 8 phân xưởng, mỗi phân xưởng có một nhiệm vụ sản xuất. - Phân xưởng khởi phẩm: Có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu cho sản phẩm bằng tiện sắt - Phân xưởng cơ khí I: Chuyên sản xuất các loại bàn ren, tarơ và các loại mặt hàng cơ khí khác. - Phân xưởng cơ khí II: (có 8 tổ sản xuất) chuyên sản xuất các loại sản phẩm lưỡi cưa, dao phay, dao chuốt... - Phân xưởng dụng cụ: sản xuất các loại dụng cụ cắt, dụng cụ gá lắp phục vụ cho các phân xưởng để gia công sản phẩm - Phân xưởng cơ điện: Sữa chữa thiết bị, gia công dụng cụ thay thế phụ tùng máy. - Phân xưởng mạ: Mạ những hàng thí nghiệm - Phân xưởng bao gói: Đóng gói sản phẩm ... c/ Mối quan hệ giữa các phòng ban. ban giám đốc lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp tới từng phân xưởng theo dõi, giám sát sự thực hiện của tất cả các phòng ban. Các phòng ban chưc năng được tổ chức theo yêu cầu của công việc quản lý sản xuất kinh doanh chịu sự chỉ đạo trực tiếp, giúp việc cho ban giám đốc đảm bảo lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt. Phòng kế toán kết hợp với phòng cung tiêu, phòng kế hoạch kinh doanh trong việc giám sát mua bán vật tư và tiêu thụ sản phẩm Quan hệ giữa kế toán và các phân xưởng là mối quan hệ kinh tế hàng ngày về việc thanh toán các chế độ chính sách với cán bộ công nhân viên, thực hiện theo dõi đơn giá tiền lương và tiêu hao vật tư. Quan hệ giữa các phòng ban chức năng, các quản đốc dưới các phân xưởng với phó giám đốc, giám đốc là mối quan hệ mật thiết hữu cơ không thể tách rời nhau được đó là quan hệ chỉ huy và phục tùng mệnh lệnh. 2.2. Đặc điểm hoạch toán kế toán tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí 2.2.1. Tổ chức phòng kế toán. 2.2.1.1. Sơ dồ bộ máy kế toán của công ty. Cán sự kinh tế phân xưởng Tổ tài chính Tổ kế toán Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ Kế toán thanh toán và các nguồn vốn Kế toán giá thành Kế toán tiền lương và BHXH và TSCĐ Kế toán tổng hợp Kế toán vật liệu 2.2.1.2. Hoạt động của bộ máy kế toán của công ty. Bộ máy kế toán của công ty hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của công ty. Hiện nay công ty đã giảm biên chế nhân viên kế toán xuống còn 8 cán bộ kế toán, ngoài ra công ty còn tổ chức các nhân viên kinh tế phân xưởng. Họ đều là những cán bộ kế toán có chuyên môn nghiệp vụ giúp việc đắc lực cho ban giám đốc công ty. * Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo, thực hiện thống nhất công tác kế toán, một mặt kiểm tra kiểm soát tình hình tài chính trong công ty. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra về ạt nghiệp vụ của kế toán trưởng cấo trên và cơ quan tài chính. Phòng kế toán - tài chính gồm hai bộ phận; Tổ tài vụ Tổ kế toán - Tổ tài vụ: Làm nhiệm vụ theo dõi ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ về cấp phát thanh toán và tiêu thụ sản phẩm bao gồm: + Một kế toán thanh toán và các nguồn vốn: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ phản ánh trong phạm vi đối tượng thanh toán và các nguồn vốn dùng vào sản xuất, cuối năm có bảng giải trình lên cấp trên. + Một kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ: Có nhiệm vụ hoạch toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý kho thành phẩm và kho tiêu thụ hàng hoá. + Một thủ quỹ: làm nhiệm vụ cấp phát tiền và cân đối quỹ của công ty - Tổ kế toán: Làm nhiệm vụ hoạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm + một kế toán tổng hợp: Tổng hợp hoạch toán kế toán mọi tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở các sổ kế toán chi tiết và các kế toán hàng tháng. + Một kế toán vật liệu: Tổng hợp số vật liệu về tình hình thu mua, nhập xuất kho vật liệu, xác định thực tế việc xuát dùng nguyên vật liệu, hoạh toán vật liệu + Một kế toán tiền lương; BHXH và TSCĐ: Có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra quyết toán tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản phụ cấp, hướng dẫn các nhân viên kinh tế phân xưỏng, các phòng ban thực hiện đúng chế độ tiền lương. Mặt khác ghi chép tổng hợp số liệu về tìh hình tăng giảm TSCĐ, tính toán phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí sản xuất... + Một kế toán giá thành: Làm nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm, phụ trách TK 621,622,627... Bên cạnh các kế toán tại phòng TC-KT để đảm bảo cho việc tập hợp báo cáo tình hình lên cấp trên đúng nội dung và thời hạn quy định, công ty tổ chức thêm một số kế toán tại các phân xưởng trên cơ sơe hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng mình, sẽ báo cáo lên phòng kế toán mỗi tháng để tổng hợp số liệu chung cho toàn công ty. 2.2.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Hiện nay công ty hoạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và áp dụng hình thức nhật ký chứng từ cải biên với hệ thống sổ sách kế toán ở công ty và được tổ chức quy cũ, rõ ràng hiệu quả. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tập hợp trên chứng từ gốc, sau đó phân loại để ghi vào nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết, số liệu trên nhật ký chứng từ là cơ sở để ghi vào sổ các tài khoản. 2.2.2.1. Sơ đồ hoạch toán theo phương pháp nhật ký chứng từ. Chứng từ gốc sổ kế toán chi tiết sổ kế toán liên doanh báo cáo tài chính sổ cái Nhật ký chứng từ bảng kê bảng phân bổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra * Trình tự ghi sổ : a1/ Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, kế toán gghi vào các nhật ký chứng từ liên quan (hoặc bảng kê , bảng phân bổ) a2/ Các chứng từ hoạch toán chi tiết mà chưa thể phản ánh trong nhật ký chứng từ bảng kê, bảng phân bố thì được ghi vào sổ kế toán chi tiết. a3/ Cuối tháng căn cứ vào số liệu ơr bảng phân bổ để ghi vào bảng kê, nhật ký chứng từ liên quan rồi ghi vào sổ cái. a4/ Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết. a5/ Kiểm tra đối chiếu giữa bảng tổng hợp với sổ cái a6/ tổng hợp số liệu từ bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, sổ cái để lập báo cáo tài chính. 2.2.2.2. Hệ thống tài khoản và sổ sách của công ty Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí sử dụng hệ thống tài khoản tthống nhất do nhà nước quy định. Tài khoản chi tiết được mở cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - TK sử dụng: TK 002,007,008,009,111,112,131,133,138,141,151,152,153,154,155,156,157,211,214,241,311,333,334,338,441,412,621,622,627,642,711,821,911... - Sổ sách sử dụng + Các nhậtt ký chứng từ: 1,2,3,4,5,6,7,9,10 + Các bảng kê: 1,4,5,7,8,9,10,11 + Các sổ chi tiết + Các bảng phân bổ:1,2,3 + Sổ cái 2.3. Thực trạng tổ chức hoạch toán TSCĐ tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí 2.3.1. Đặc điểm TSCĐ của Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Tình hình TSCĐ của công ty tính đến ngày 31/12/1999 được thể hiện trên bảng sau: Biểu số 1: Tình hình TSCĐ của Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí (tính đến ngày 31/12/1999) (cuối tệp) Trong tổng giá trị TSCĐ của công ty, lượng máy móc thiết bị chiếm trên 50%. Trong đó có một dây chuyền sản xuất khuôn kẹo do Liên Xô sản xuất, công ty mới đầu tư cuối năm 1996 với công suất khá lớn. Hiện nay công ty đang cố gắng xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm để đưa kế hoach sản xuất đạt tới công suất tối đa. Đối với một doanh nghiệp như công ty, TSCĐ đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Một trong những biện pháp hàng đầu để tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ tạo điều kiện cho công ty ngày càng phát triển là tăng trưởng đầu tư cho TSCĐ, giảm bớt hao mòn hữu hình. 2.3.2. Thực tế hoạch toán TSCĐ tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Việc hoạch toán tình hình biến động TSCĐ tại công ty được theo dõi chủ yếu trên TK 211,214. Sau đây là thực tế qúa trình hoạch toán kế toán chi tiết và tổng hợp tình hình biến động tăng giảm, sửa chữa khấu hao TSCĐ tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Hà Nội 2.3.2.1. Các công tác tổ chức hoạch toán chi tiết TSCĐ Căn cứ vào chứng từ gốc, lý lịch TSCĐ và các tài liệu kỹ thuật khác, công ty quản lý TSCĐ theo hai loại hồ sơ: Hồ sơ kỹ thuật ( do phòng kỹ thuật giữ) và hồ sơ kế toán (do phòng kế toán giữ) Bên cạnh đó TSCĐ còn được theo dõi trên thẻ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ, sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ Sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ dược lập căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ khác liên quan đến việc tăng giảm TSCĐ. Trên trang sổ chi tiết thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu quan trọng như tên tài khoản, nơi sử dụng, diễn giải tăng giảm nguyên giá TSCĐ... Sổ này ghi chép những TSCĐ không dùng,chờ thanh lý... phát sinh trong kỳ Cuối kỳ căn cứ vào thẻ TSCĐ, sổ chi tiết và các chứng từ khác có liên quan đến việc tăng giảm TSCĐ, kế toán lập bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ. Song song với công tac hoach toán chi tiết TSCĐ công ty còn tổ chức hoạch toán tổng hợp TSCĐ, đây là khâu quan trọng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý. Mục đích hoạch toán tổng hợp nhằm cung cấp thồn tin tổng hợp về nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn TSCĐ, cơ sở để tính hiệu quả kinh tế. 2.3.2.2. Công tác tổ chức hoạch toán tổng hợp TSCĐ của Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Hà Nội a/ tài khoản sử dụng Để hoạch toán tổng hợp TSCĐ công ty sử dụng các tài khoản theo chế độ quy định, ngoài ra công ty còn sử dụng một số tài khoản khác liên quan. b/ Sổ sách kế toán và ghi sổ kế toán. Hệ thống sổ kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức nhật ký chứng từ. Theo hình thức này TSCĐ được hoạch toán trên nhật ký chứng từ số 9 (NKCT số 9) và sổ cái TK211. Nhìn chung công ty chọn hình thức nhật ký chứng từ là phù hợp với đặc điểm của công ty như quy mô kinh doanh lớn, tính chất kinh doanh phức tạp, đa dạng... Trình độ quản lý và kế toán cao. Một hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp và đầy đủ, hợp lý, khoa học và là bước đầu quan trọng trong việc hoạch toán và quản lý TSCĐ của công ty. 2.3.2.3. Hoạch toán TSCĐ của công ty a/ hoạch toán tăng TSCĐ. Tài sản của công ty tăng chủ yếu do mua sắm, do đầu tư cho xây dựng cơ bản hoàn thành. Mỗi trường hợp tăng TSCĐ công ty đều lập hồ sơ lưu trữ gồm những giấy tờ có liên quan đến tài sản phục vụ cho quản lý có hiệu quả. - Hoạch toán tăng TSCĐ do mua sắm Tháng 1 năm 1999 công ty mua một máy bơm điện ngầm bằng nguồn vốn khấu hao trị giá là: 18.000.000 đồng, thanh toán bằng tiền mặt. Trình tự hoạch toán như sau: Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên quan (hợp đồng mua, hoá đơn bán hàng...) kế toán xác định nguyên giá TSCĐ bằng: Định khoản: Nợ TK 211: 18.000.000 Có TK 111: 18.000.000 và ghi có TK 009; 18.000.000 Đồng thời lập thẻ TSCĐ ghi sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ. Cuối kỳ kế toán lập bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ và bảng kê cho tiết TSCĐ Biểu số 2: Đơn vị: Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Hà Nội Địa chỉ: 108 Nguyễn Trãi Thẻ TSCĐ Số 250 Ngày 30 tháng 1 năm 1999 lập thẻ Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số ... ngày 28 tháng 1 năm 1999 Tên, ký hiệu, quy cách (cấp hạng )TSCĐ...số hiệu TSCĐ... Nước sản xuất (xây dựng) Liên Xô năm sản xuất... Bộ phận quản lý, sử dụng: Nhà máy cắt gọn và đo lường cơ khí hà nội đưa vào sử dụng năm 1999 Công suất (diện tích) thiết kế... Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày... tháng... năm... Lý do đình chỉ... Số hiệu Chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ ngày tháng năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn 4058 28/1/1999 Máy bơm điện ngầm 18.000.000 1999 3.300.000 3.300.000 Ghi giảm TSCĐ chứng từ ... ngày...tháng... năm. Lý do giảm: - Hoạch toán tăng TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành: Tháng 3 năm 1999 công ty tiến hành xây dựng một nhà kho theo hình thức giao thầu, bên nhận thầu là công ty phát triển kỹ thuật xây dựng, giá trị công trình được quyết toán duyệt là: 850.784.645. Công ty thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng từ nguồn vốn tự bổ sung. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ có liên quan, kế toán xác định nguyên giá TSCĐ (850.784.645), kế toán định khoản: Nợ TK 211: 850.784.645 Có TK 241 : 850.784.645 và ghi có TK 009 :850.784.645 Đồng thời kế toán ghi sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, lập thẻ TSCĐ cuối kỳ kế toán lập bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ và bảng kê chi tiết TSCĐ - Hoạch toán tăng TSCĐ do chuyển từ chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh về văn phòng công ty tại hà nội Tháng 12 năm 1999 khi có quyết định của giám đốc cho phép chuyển một chiếc xe ôtô hyundai tải trọng 1 tấn, biển số 54M 4996 từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội với nguyên giá: 74.800.800 đồng, giá trị hao mòn luỹ kế: 7.012.575 đồng ; giá trị còn lại 67.768.225 đồng Căn cứ vào biên bản giao nhân TSCĐ và các chứng từ liên quan, kế toán định khoản. Nợ TK 211: 74.800.800 Có TK 214: 7.012.575 Có TK 411 : 67.788.225 Kế toán ghi sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, cuối kỳ lập bảng kê chi tiết, tăng giảm TSCĐ. Khi lên cân đối thì toàn bộ nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ, nguồn vốn kinh doanh của toàn công ty không thay đổi. b/ Hoạch toán giảm TSCĐ Tháng 10 năm 1999 công ty bán thanh lý 1 chiếc xe u-oát nguyên giá 53.600.000 đồng, hao mòn luỹ kế 43.571.625; giá ttrị còn lại : 10.028.375 . Trình tự hoạch toán như sau: + Ghi giảm TSCĐ nhượng bán Nợ TK 821: 10.028.375 Nợ TK 214: 43.571.625 Có TK 211 : 53.600.000 + Phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ Nợ TK 111: 11.500.000 Có TK 721 : 11.500.000 + Phản ánh chi phí phát sinh do nhượng bán TSCĐ Nợ TK 821 : 1.048.000 Có TK 111: 1.048.000 Đồng thời kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, nhật ký chứng từ số 9, cuối kỳ kế toán lập bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ - Hoạch toán giảm TSCĐ do bàn giao Tháng 9 năm 1999 công ty có bàn giao TSCĐ tại công ty sang công ty cơ khí hà nội, nguyên giá của TSCĐ bàn giao: 113.315.627, giá trị hao mòn luỹ kế :23.533.722; giá trị còn lại 89.781.905. Trình tự hoạch toán như sau: Căn cứ vào biên bản bàn giao TSCĐ và chứng từ liên quan kế toán định khoản: Nợ TK 411: 89.781.905 Nợ TK 214: 23.533.722 Có TK 211: 113.315.627 Đồng thời kế toán ghi sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, cuối kỳ kế toán lập bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ, bảng kế chi tiết TSCĐ, ghi nhật ký chứng từ số 9. Cuối kỳ kế toán lập sổ cái TK 211 Biểu số 3 (cuối tệp) Biểu số 4 (cuối tệp) Bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ năm 1999 của Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí bảng số 5 (cuối tệp) bảng số 7 (cuối tệp) biểu số 8 (cuối tệp) c/ Hoạch toán khấu hao TSCĐ Công ty xác định mức khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức dưới đây: = Mức trích khấu hao Nguyên giá TSCĐ trung bình hàng năm của TSCĐ Thời gian sử dụng Việc tính khấu hao đựoc tính khấu hao theo năm, từng quý công ty tạm trích khấu hao để hoạch toán vào chi phí và ghi bảng kê số 4, bảng kê số 5, NKCT số 7, sổ cái TK 214 Các bút toán: + Định kỳ trích khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 627,641,642 Có TK 214 Đồng thời tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản . Nợ TK 009 Mức trích khấu hao được phân bổ căn cứ vào bộ phận sử dụng TSCĐ do bộ phận nào quản lý thì trích khấu hao của TSCĐ đó sẽ được phân bổ vào chi phí của bộ phận đó. Trên cơ sở phân bổ kế toán lập các bảng trích khấu hao TSCĐ cho từng bộ phận sử dụng d/ Hoạch toán sửa chữa TSCĐ Trong năm 1999 công ty tiến hành nâng cấp, sửa chữa nhà làm việc theo phương thức giao thầu, bên nhận thầu là xí nghiệp xây dựng và kinh doanh nhà. Công ty xây dựng sông đà căn cứ vào hợp đồng kinh tế, bảng dự toán công việc, kinh phí và bảng tổng hợp quyết toán tổng hợp chi phí 41.852.000 đồng - Tập hợp chi phí sửa chữa phát sinh kế toán ghi : Nợ tk 241 (2413) 41.852.000 đ Có TK 112 (1121) 41852000 đ - Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn hoàn thành Nợ TK 335 : 41.852.000 Có TK 241 (2413) : 41.852.000 - Hàng tháng kế toán viên tiến hành phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 627 : 41.852.000 Có TK 335: 41.852.000 * Kiểm kê và đánh giá TSCĐ Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí kiểm kê TSCĐ được tiến hành theo định kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm thời điểm trước khi lập báo cáo quyết toán. Việc tổ chức đnhs giá lại TSCĐ khi có quyết định của nhà nước. Trước khi tiến hành kiểm ke công ty thành lập ban kiển kê TSCĐ, ban này trực tiếp tiến hành kiểm kê từng loại TSCĐ, đối chiếu số liệu thực tế với số liệu trên sổ sách để phát hiện tài sản thừa, thiếu và lập báo cáo kiểm kê. Sổ chi tiết (cuối tệp) Hoạch toán TSCĐ nhằm thông tin và kiểm tra kịp thời, đầy đủ chính xác tình hình biến động tăng giảm, sửa chữa, khấu hao TSCĐ. Để những thông tin này đựoc thực sự có ích thì ngoài việc tổ chức tốt công tác hoạch toán cần phải có phương pháp đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ e/ Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Từ khi mới thành lập côngg ty đã quan tâm đến việc đổi mới TSCĐ đồng thời hoàn thiện công tác quản lý để nâng cao hiêụ quả sử dụng TSCĐ trong quá ttrình sản xuất kinh doanh. Một trong những việc làm cần thiết góp phần hoàn thiện công tác quản lý TSCĐ và tìm phương hướng đầu tư đúng đắn là phân tích tình hình sử dụng TSCD Trên cơ sở số liệu kế toán năm 1999 có thể lập bảng tính hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty như sau: Biểu số 10 Bảng phân tích tình hình TSCĐ năm 1999 của Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí(cuối tệp) Qua bảng phân tích, TSCĐ của công ty trong năm 1999 tăng 2.482.563.000 đồng theo nguyên giá là do công ty mua sắm xây dựng, cải tạo sửa chữa lớn và TSCD đưa vào hoạt động là 2.658.647.000 đồng tiền nguyên giá và TSCĐ bị loại bỏ trong năm là 176.084.000 đồng về nguyên giá. Xét về mức tăng TSCĐ của công ty trong năm 1999 chưa cao chỉ tăng được 5,97% so với đầu năm. Để xem xét mức tăng này có hợp lý hay không ta còn phải xem xét cơ cấu của từng loại TSCĐ Xu hướng có tình hợp lý là TSCĐ phân bổ vào nhóm đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất phải tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn cụ thể là máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh phải lớn hơn dùng ngoài sản xuất kinh doanh. Tại công ty tỷ trọng máy móc thiết bị cuối năm chiếm 52,4% tổng nguyên giá TSCĐ, giảm 0,2%. Tỷ trọng nhóm nhà cửa, vậtt kiến trúc cuối năm chiếm 32,9% tăng được 0,5% hay tăng 1038.857.000đồng về nguyên giá so với đầu năm Tỷ trọng nhóm phương tiện vận tải chiếm 5% tổng nguyên giá TSCĐ cuối năm, giảm 0,3% Trong cơ cấu TSCĐ của công ty, nhóm tài sản máy móc thiết bị là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là nhóm nhà cửa vật kiến trúc chiếm 32,9% còn nhóm phương tiện vận tải thiết bị dụng cụ quản lý chiếm tỷ trọng quá nhỏ. Với tỷ trọng và tốc độ tăng của từng nhóm TSCĐ của công ty như vậy là hợp lý vì nó phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh đang đầu tư mở rộng sản xuất những mặt hàng mới. Phần III Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán và quản lý TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí 3.1. Những đánh giá khái quát về kế toán TSCĐ ở Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Để đạt đựoc mục đích này mỗi doanh nghiệp có một cách làm khác nhau. Một trong những biện pháp cơ bản được nhiều doanh nghiệp quan tâm là không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, TSCĐ là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản, việc tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác kế toán là một trong những vấn đề quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí đây cũng là một vấn đề đã và đang được ban lãnh đạo quan tâm sâu sắc Qua thời gian thực tập tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí vận dụng lý thuyết và thực tiễn công tác kế toán TSCĐ của công ty, em có những nhận xét khái quát như sau: - Xuất phát từ đặc điểm công ty là một đơn vị kinh doanh mặt hàng cơ khí vì vậy công ty có một khôí lượng TSCĐ lớn, phân bổ trên địa bàn hoạt động rộng Sau khi thành lập công ty đã có một chính sách đầu tw đúng đắn phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nên TSCĐ của công ty nói chung và lượng máy móc thiết bị nói riêng đã phát huy năng lực hiện có - Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh giữa các sản phẩm ngày càng gay gắt, trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển không ngừng công ty nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới các thiết bị công nghệ, song khó khăn nhất hiện nay là thiếu vốn đầu tư đổi mới TSCĐ, một vấn đề nan giải không chỉ với công ty mà là mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường - Tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí công tác quản lý chặt chẽ đáp ứng yêu cầu quản lý vốn, quản lý tài sản trong tình hình kinh tế hiện nay. Hệ thống sổ sách, biểu mẫu về cơ bản công ty áp dụng đúng theo biểu mẫu quy đinh của Bộ tài chính. Để theo dõi chi tiết TSCĐ công ty đã sử dụng thẻ TSCĐ, sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ và bảng chi tiết TSCĐ. Để theo dõi tổng hợp TSCĐ công ty sử dụng nhật ký chứng từ số 9, sổ cái TK 211, công ty thực hiện ghi chép đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp thông tin về TSCĐ chính xác, nhanh chóng, phù hợp với yêu cầu quản lý. - Tổ chức quản lý và hoạch toán TSCĐ ở công ty theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán. Đây là hình thức phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ maýy quản lý của công ty. - Từ năm 1997 đến nay, công ty trích khấu hao the quyết định 1062 QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ tài chính. Hàng tháng công ty lập bảng phân bổ khấu hao, mức trích khấu hao theo mức công ty đã đăng ký với cụ quản lý vốn, mức khấu hao đối với công ty vừa đủ bù đắp hao mòn thực tế của TSCĐ - Công tác sửa chữa lớn: Hàng năm công ty lập kế hoạch sửa chữa lớn và dùng phương pháp tính trước chi phí sửa chữa lớn và chi phí sản xuất kinh doanh để tránh gây biến động của giá thành sản phẩm giữa các kỳ kế toán Nhìn chung, công tác kế toán TSCĐ tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí được thực hiện khá tốt đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành với điều kiện công ty Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm việc tổ chức công tác hoạch toán TSCĐ tại công ty còn một số tồn tại sau: - Công ty có một khối lượng TSCĐ lớn phân bổ trên một địa bàn hoạt động rộng gây khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng TSCĐ qua đó làm giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ, do đó công ty cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý, sử dụng làm cho hiệu quả sử dụng ngày một cao hơn - Chưa sử dụng đúng mẫu sổ chi tiết TSCĐ 3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán và tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế hiện nay các doanh nghiệp tự chủ về sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm về kết quả của mình, trong điều kiện đó đòi hỏi công tác kế toán phải phục vụ đắc lực việc huy động quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, sử dụng có hiệu quả tài sản, hoạch toán chính xác các chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của toàn đơn vị. Trên cơ sở kết quả thực tế , đơn vị có thể rà soát và xác định phương hướng và biện pháp kinh doanh đảm bảo không ngừng nâng cao hiểu quả. Trong quá trình kinh doanh, TSCĐ luôn bị giảm năng lực sản xuất việc bảo toàn phát triển vốn cố định là một nhu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp vấn đề then chốt trong quản lý, sử dụng TSCĐ về mặt lý thuyết, bảo toàn vốn cố định là phải thu hồi toàn bộ phần chi phí ban đầu đã ứng ra để mua TSCĐ. Song trong nền kinh tế thị trường giá cả luôn biến động, hao mòn vô hình luôn làm cho TSCĐ không đủ đểtái sản xuất TSCĐ. Vì vậy việc bảo toàn vốn cố định là thu hồi lượng giá trị thực TSCĐ sao cho đủ để tái đầu tư năng lực sử dụng ban đầu của TSCĐ Nhiệm vụ của công tác hoạch toán và quản lý TSCĐ cũng nằm trong yêu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng của TSCĐ. Trong thời gian qua công tác hoạch toán và quản lý TSCĐ của công ty đã đóng góp đáng kể cho quản lý doanh nghiệp. Hiện nay nó vẫn không ngừng được củng cố song không phải đã hết thiếu sót ở khâu này hay khâu khác, cần có hướng sớm giải quyết và có hiệu quả. 3.3. Một số kiến nghị và hoàn thiện công tác tổ chức kế toán và quản lý TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Căn cứ vào những tồn tại và những khó khăn hiện nay của công ty, căn cứ vào quy định hiện hành của nhà nước em xin có một vài ý kiến nhỏ sau đây, hi vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty 3.3.1. áp dụng tin học trong hoạch toán kế toán Cùng với sự phát triển công nghệ khoa học kỹ thuật, hoà nhập với xu hướng tiến bộ của toàn thế giới, việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạch toán kế toán là hoàn toàn cần thiết.Trong thời gian tới Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí nên trang bị máy vi tính cho kế toán .Mặc dù chi phí ban đầu có thể cao nhưng sẽ đảm bảo được tính chính xác và nhất quán trong công tacs hoạch toán. hơn thế nữa trang bị hoàn hảo công nghệ tin học sẽ tiết kiệm được chi phí lao động, đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Việc cập nhật, thu thập thông tin diễn ra thường xuyên nhanh chóng đáp ứng kịp thời thông tin, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý của công ty 3.3.2 Tăng cường công tác bảo quản TSCĐ Do đặc thù mô hình tổ chức của công ty vì vậy công tác quản lý TSCĐ rất khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải đặc biệt quan tâm và tăng cường công tác quản lý TSCĐ. Khi đưa TSCĐ vào sử dụng cần phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn cho bộ phận sử dụng nó trong việc bảo vệ an toàn TSCĐ, tránh mất mát hư hỏng ,phải thực hiện chế độ quản lý, bảo dưỡng ,tiến hành sửa chữa kịp thời, đúng tiến độ ,đúng kế hoạch. 3.3.3.Thực hiện đúng chế độ kế toán: áp dụng mức sổ chi tiết TSCĐ, có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp theo dõi toàn bộ quá trình mua sắm, sử dụng cho cả khi thanh lý TSCĐ. Đồng thời doanh nghiệp sẽ nắm chắc cụ thể TSCĐ hiện có trong đơn vị mình, nhờ đó tăng cường bảo vệ và sử dụng TSCĐ trong mới cần thiết. 3.3.4. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ quản lý Chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải canh tranh với nhau rất gay gắt để tồn tại và phát triển, để có thể đứng vững trên thị trường toàn quốc, lãnh đạo và toàn thể công nhân viên trong công ty, cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng, chủng loại sản phẩm, đồng thời phải tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành. Để sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, sử dụng tốt mọi tiềm năng về lao động, vật tư tiền vốn và TSCĐ của công ty thì người cán bộ quản lý cần phải có trình độ, kiến thức và am hiểu sâu sắc về mặt sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, có như vậy mới đưa ra được các quyết định có cơ sở khoa học và mới thu đựoc hiệu quả cần thiết. Vì vậy đòi hỏi công ty phải có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao nghiẹp vụ cho cán bộ công nhân viên tại các phòng ban trong công ty để có những kiến thức nhất định trong công tác quản trị kinh doanh. Trên cơ sở đó công ty có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chống tình trạng bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả. Đối với đặc điểm Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí thì việc đào tạo bồi dưỡng công nhân viên theo các bước sau: - Tập trung đào tạo tại chỗ trên cơ sở kế hoạch, đội ngũ cán bộ đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ đương chức tập trung vào các chuyên môn như: Lý luận chính trị, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ và tin học, đặc biệt đối với cán bộ kế toán cần trau dồi kiến thức và nâng cao nghiệp vụ kế toán để tiếp thu nhanh những quy định mới, ban hành mới về kế toán của bộ tài chính đề ra. - Đào tạo và nâng cao học vị cho các cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý các phòng ban,của đơn vị trực thuộc. - Đào tạo mới hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý cho những chỗ trống khi có cán bộ chuyên môn công tác. 3.3.5.Trẻ hoá đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ phòng kế toán, phòng thiết kế, chế tạo, quản lý kỹ thuật Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí đã trải qua 35 năm tồn tại và phát triển cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế. Hoạt động của công ty cũng có những bước chuyển biến thích ứng. Nhưng bên cạnh sự phát triển về bề dày lịch sử của công ty thì đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đa số là gần đến tuổi về hưu. Do đó công ty cần thay thế cán bộ phù hợp với yêu cầu đòi hỏi trẻ hoá đọi ngũ, bố trí xen kẽ có kế thừa để thừa để chuyển giao kiến thức và kinh ngiệm. Công ty cần tiếp nhận dần số cán bộ trẻ có năng lực bổ sung vào ác bộ phận. hàng năm công ty nên tiếp nhận một số cán bộ trẻ có trình độ phù hợp với ngành nghề yêu cầu cho những năm tới. Điều này giúp cho công ty trẻ hoá đội ngũ quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 3.3.6. Mua mới và sửa chữa TSCĐ hiện nay trên thị trường người tiêu dùng quan tâm đến một sản phẩm thông qua 3 yếu tố: Giá cả, chất lượng và mẫu mã. Trong khi đó sản phẩm của công ty được chế tạo ra bởi những máy móc thiết bị đã cũ từ những thập niên 70 của các nước sản xuất như Liên Xô, Trung quốc, đức... Chính vì vậy sản phẩm của công ty khi ra lò một phần nào đó đã không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Trong năm nay và những năm tiếp theo công ty nên có những kế hoạch để mua mới và sửa chữa TSCĐ để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng từng bước nâng cao chất lượng,mẫu mã sản phẩm của mình, đưa sản phẩm của công ty vượt biên giới, cạnh tranh với các sản phẩm ngoại. Kết luận TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu được đối với mỗi quốc gia trong mọi nền kinh tế nói chung và trong mọi doanh nghiệp nói riêng. TSCĐ nó phản ánh năng lực, trình độ tiến bộ khoa học ký thuật và trang bị cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Do vậy theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng giảm, hao mòn, sữa chữa TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng của công tác hoạch toán và quản lý TSCĐ. Tổ chức hoạch toán TSCĐ không có ý nghĩa góp phần nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả và hiêụ quả sử dụng TSCĐ mà còn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình định hướng đầu tư cho sản xuất. Sau một thời gian ngắn thực tập tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí với những kiến thức đã được học ở trường và được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Đặng Hải Lý cùng với các cô, chú phòng kế toán, phòng tổ chức lao động giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề này " Hoạch toán TSCĐ với việc nâng cao hiểu qủa sử dụng TSCĐ tại Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí" với khả năng và trình độ có hạn nên trong quá trình viết bản chuyyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Đặng Hải Lý cùng các cô chú, phòng kế toán, phòng tổ chức lao động của Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí đã giúp em trong quá trình thực tập tại công ty và viết bản chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót,emmong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn Đặng Hải Lý cùng các cô, chú, phòng kế toán, phòng tổ chức- lao động của Công Ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí đã giúp em trong quá trình thực tập tại công ty và viết bản chuyên đề này. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT282.doc
Tài liệu liên quan