Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành của ngân sách địa phương. Thực hiện quản lý ngân sách huyện theo luật quản lý NSNN là một nhiệm vụ mà ở đó hoạt động thu, chi tài chính ngân sách diễn ra được quản lý công khai và chặt chẽ. Vì vậy, cần có sự nhận thức đúng mức đòi hỏi một cách hợp lý đối với các đơn vị và các cấp Uỷ Đảng, chính quyền các cấp, ngành tài chính.
Trong các năm, kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện đã có những bước phát triển đáng kể. Vai trò của NSNN được thể hiện. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý thu, chi ngân sách huyện vẫn còn nhiều tồn tại và thiếu sót, đặc biệt là trong nhận thức của người dân, trong chỉ đạo điều hành và công tác hoàn thiện cơ chế chính sách. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan cần thiết phải phối hợp tìm ra những giải pháp khắc phục, đưa công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện đi vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách huyện, phát triển kinh tế - xã hội, nâg cao đời sống nhân dân.
Nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là một tất yếu không chỉ diễn ra ở cấp huyện mà còn được thực hiện ở tất cả các cấp nhằm phát huy tối đa các nguồn lực tài chính quốc gia, góp phần đẩy mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặc biệt trong giai đoạn hôi nhập kinh tế quốc tế thì việc hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách là hết sức cần thiết. Thực hiện tốt được vấn đề này sẽ giúp chúng ta có được sức mạng kinh tế lớn hơn và hội nhập kinh tế thế giới nhanh hơn.
Thông qua chuyên đề: “Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu”. Em nêu được những kết quả đã đạt được và những tồn tại, nguyên nhân trong công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện. Tuy nhiên với khả năng trình độ và thời gian có hạn, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy, cô giáo và bạn đọc nhận xét, góp ý để chuyên đề hoàn thiện hơn, với mong muốn góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
71 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2736 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân huyện Than Uyên và sự quản lý về chuyên môn của Sở tài chính tỉnh Lai Châu, là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách, giúp Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hằng năm, 5 năm, 10 năm. . . Hiện nay Phòng có 13 cán bộ, trong đó có 12 biên chế chính thức, 1 cán bộ hợp đồng được bố trí theo các bộ phận sau:
TRƯỞNG PHÒNG
Phó Trưởng Phòng
Phó Trưởng Phòng
Bộ phận ngân sách xã
Bộ phận hành chính đơn vị
Bộ phận XDCB GP MB
Bộ phận ngân sách huyện
Bộ phận kế hoạch kinh tế
xã hội
Sơ đồ bộ máy tổ chức Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên ngoài chức năng tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương còn có chức năng chủ yếu sau: Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính ngân sách; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách thuộc địa phương, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn. lập phương án phân bổ ngân sách báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, xây dựng dự toán ngân sách hàng năm.
Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những mặt thuận lợi, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên còn gặp không ít những khó khăn, nguyên nhân chính vì huyện Than Uyên là một trong những huyện thuộc tỉnh Lai Châu, tỉnh nghèo nhất quốc gia, sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, phương thức sản xuất còn lạc hậu, mang đậm nét sản xuất truyền thống của các đồng bào dân tộc, việc chính quyền cố gắng đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Từ những đặc thù của một huyện vùng sâu vùng xa dân đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn còn rất hạn hẹp, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phương đạt ở mức độ thấp do hàng hoá của huyện sản xuất ra chủ yếu là tự cung, tự cấp
2.2 Thực trạng công tác quản lý ngân sách huyện Than Uyên
Sở Tài chính Lai Châu và sự phối hợp cộng tác của các phòng ban, đơn vị có liên quan, các cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên phát huy ngày càng tốt công tác quản lý ngân sách Nhà nước nói chung và công tác quản lý ngân sách huyện nói riêng; kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, sai sót giúp cho các xã, các đơn vị dự toán của huyện làm tốt công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách theo đúng quy định của luật ngân sách Nhà nước, phù hợp với điều kiện của địa phương.
2.2.1 Lập dự toán chi ngân sách huyện
Để việc chấp hành và quyết toán ngân sách huyện được thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, hầu hết các tổ chức thụ hưởng ngân sách và các đơn vị dự toán của huyện Than Uyên đã ý thức được tầm quan trọng của công tác lập dự toán ngân sách hàng năm, trong đó đặc biệt là dự toán chi, vì huyện Than Uyên vẫn còn là huyện chưa tự cân đối được ngân sách, chủ yếu nhận trợ cấp bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.
Từ năm 2002 thực hiện Luật NSNN mới, huyện đã thực hiện việc cụ thể giao dự toán đến tận các đơn vị cơ sở đã làm tăng số đơn vị dự to án. Cụ thể, toàn huyện có 17 xã, 2 thị trấn, 25 đơn vị dự toán, là các cơ quan hành chính sự nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trong đó có 18 trường tiểu học, 23 trường THCS. Do vậy, công tác lập dự toán nói chung và việc quản lý chi ngân sách trong khâu lập dự toán nói riêng gặp không ít khó khăn.
Ban đầu, việc dự toán chi ngân sách năm chi tiết, đầy đủ theo mục lục NSNN đối với các tổ chức và các đơn vị dự toán (đặc biệt là các đơn vị mới) đã không khỏi lúng túng khi xây dựng dự toán chi. Nhưng đến nay công tác lập dự toán của các tổ chức và các đơn vị dự toán trên địa bàn huyện cơ bản đã tiến hành tốt, cùng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan Tài chính cấp trên và sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính ở các đơn vị đã từng bước lập dự toán một cách khoa học và hợp lý. Trên cơ sở đó, việc lập dự toán chi ngân sách huyện thuận lợi hơn.
Hàng năm, căn cứ quyết định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, địa phương; hướng dẫn của UBND tỉnh về lập dự toán ngân sách, định mức phân bổ chi ngân sách địa phương do UBND tỉnh quy định, HĐND huyện quyết định định mức phân bổ chi ngân sách cho các cơ quan đơn vị trực thuộc huyện và cấp dưới, các tổ chức thụ hưởng ngân sách và các đơn vị dự toán có trách nhiệm lập dự toán theo mục lục NSNN và biểu mẫu do Bộ tài chính quy định, báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện và gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện vào khoảng 20 tháng 7 hàng năm.
Để quản lý chi ngân sách huyện được tốt thì công tác lập dự toán chi tại các tổ chức được ngân sách hỗ trợ và các đơn vị dự toán phải được quan tâm đúng mức. Ở các đơn vị này, việc chi tiêu thường khá phức tạp, vì vậy các đơn vị lập dự toán thường là xây dựng trên cơ sở bám sát thực tế, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và có sự ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo, chi cho khoa học công nghệ môi trường, chi cải tạo giống cây, con; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chi cho công tác xóa đói giảm nghèo… triệt để tiết kiệm chi hành chính, hạn chế mua sắm, sửa chữa trang thiết bị khi chưa cần thiết.
Hiện nay, tại các đơn vị dự toán huyện, trong khâu lập dự toán đều đề ra khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên ( không kể lương và các khoản có tính chất lương) để làm nguồn tăng lương. Ngoài ra, còn đề ra khoản tiết kiệm 3% chi thường xuyên (không kể lương và các khoản có tính chất lương) nhằm tạo nguồn để đổi mới trang thiết bị. Đây là một chủ trương đúng đắn và đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn, bởi trong tổng chi ngân sách huyện thì chi thường xuyên luôn là khoản chi lớn nhất chiếm khoảng 70%. Để thực hiện việc tiết kiệm 13% chi thường xuyên ( không kể lương và các khoản có tính chất lương), tức là giảm các khoản chi khác như: chi quản lý(chi vật tư văn phòng, hội nghị, tiền thưởng, chi khác ngân sách…) đòi hỏi các đơn vị phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Tuy nhiên, một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN đó là việc triển khai thực hiện Nghị định số: 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước và Thông tư số: 03/2006/TTLT-BTC-BNV, ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Huyện Than Uyên đã chủ động xây dựng và giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2005, tổ chức thực hiện theo nội dung hướng dẫn của Thông tư số 03, giúp cho các đơn vị dự toán thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước. Đây là một trong những công việc ưu tiên thực hiện ngay, bới có gắn quyền lợi và trách nhiệm với nhau thì chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí mới có thể thực hiện có hiệu quả.
Do địa phương quản lý rộng, thêm vào đó trình độ cán bộ kế toán ngân sách xã và cán bộ kế toán tại các đơn vị dự toán không đồng đều, có nơi kiêm nhiệm, có nhiều cán bộ kế toán mới chỉ được bồi dưỡng kiến thức qua những đợt tập huấn ngắn ngày, một số cán bộ còn đang đi học các lớp trung cấp kế toán, đại học tại chức, một số đơn vị chưa lập được dự toán theo đúng mục lục NSNN và các văn bản hướng dẫn.
Mặt khác, cũng từ vấn đề con người, vấn đề trình độ mà thời gian lập và gửi dự toán để xét duyệt của tổ chức và các đơn vị dự toán thường bị chậm so với thời gian giao dự toán cho các đơn vị, thậm chí có năm đến khoảng 15 tháng 01 năm ngân sách dự toán mới được giao, làm cho việc triển khai công việc những tháng đầu năm còn gặp khó khăn.
Như vậy còn một số tổ chức, một số đơn vị dự toán của huyện chưa chú trọng tới công tác lập dự toán ngân sách của đơn vị mình mà chỉ làm hình thức, đối phó. Nhưng phần lớn các tổ chức, các đơn vị đều nhận thức được việc quản lý chi của đơn vị mình phải được tổ chức quản lý từ khâu lập dự toán trở đi. Bởi thông qua việc lập dự toán ngân sách của các đơn vị được tốt thì khâu chấp hành và quyết toán mới có thể thực hiện tốt, giúp cho các đơn vị thực hiện thu đúng, thu đủ, đúng chế độ, nhiệm vụ đã có trong dự toán. Đồng thời, góp phần giảm bớt việc chi sai chế độ, gây lãng phí tiền của Nhà nước. Việc quản lý chi ngân sách trong khâu lập dự toán chặt chẽ ngay tại các đơn vị sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chi ngân sách huyện.
2.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách huyện
Hàng năm, huyện phải tổ chức chấp hành dự toán ngân sách huyện theo đúng quy định của các điều khoản về Luật NSNN và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Có thể nói việc chấp hành dự toán ngân sách huyện là việc tổ chức thực hiện theo đúng dự toán ngân sách huyện đã xây dựng. Trong đó việc tổ chức thu và thực hiện chi ngân sách huyện ở khâu chấp hành dự toán là việc vô cùng quan trọng. Để có thể chi đúng, chi đủ, kịp thời thì công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước ở huyện phải được coi trọng và quan tâm đúng mức. Chi đúng chính sách, chế độ, định mức, đúng dự toán đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, phải có những biện pháp cụ thể trong việc kiểm tra, giám sát. Đồng thời để chi đủ, kịp thời thì nhất thiết phải thực hiện đúng theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền duyệt, phải chủ động khai thác tối đa nguồn thu trên địa bàn và phân phối các nguồn thu đó sao cho hiệu quả và hợp lý.
Quá trình thực hiện Luật NSNN nói chung và giai đoạn chuyển từ việc thực hiện Luật NSNN cũ sang Luật NSNN mới nói riêng, việc chấp hành dự toán ngân sách huyện đã gặp không ít khó khăn vướng mắc.
Trong khâu lập dự toán, dự toán các xã và các đơn vị dự toán được chia ra quý, do đó trong khâu chấp hành dự toán, dự toán ngân sách huyện có chia ra quý và tiến hành thông báo đáp ứng nguồn kinh phí cho các xã và các đơn vị dự toán theo quý.
Khái quát quá trình tổ chức quản lý chi ngân sách huyện trong khâu chấp hành dự toán ngân sách huyện trong 4 năm qua (2005 – 2008) như sau:
Than Uyên là một huyện nông nghiệp, nguồn thu ngân sách trên địa bàn rất hạn hẹp, kinh phí đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ chi của huyện chủ yếu là nguồn trợ cấp bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.
Được thể hiện qua bảng tổng hợp số liệu báo cáo quyết toán như sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp thu – chi ngân sách huyện Than Uyên qua 4 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung
Năm
Thu
Chi
Dự toán
TH
TH/DT
(%)
Dự toán
TH
TH/DT
(%)
2005
67.218,0
67.862,0
101
66.061,0
67.863,0
102,7
2006
83.520,0
84.660,0
101,4
83.526,0
84.762,0
101,5
2007
102.005,620
101.748,169
99,7
100.067,7
101.192,288
101,1
2008
132.276,881
159.852,148
120,8
133.838,0
153.169,283
114,4
So sánh(%)
2005/2006
124,2
124,8
126,4
124,9
So sánh(%)
2007/2008
129,6
157,1
133,7
151.4
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện hàng năm
Nếu so sánh giữa 2 năm thì tốc độ tăng chi luôn lớn hơn so với tốc độ tăng thu, tốc độ tăng thu cả dự toán và thực hiện đều tăng cao so với năm trước.
Trong tổng chi ngân sách huyện, ngoài khoản chi cân đối cần một khoản chi khác cần quan tâm đó là khoản chi có nguồn từ sự đóng góp của nhân dân, từ tiền viện phí, học phí… do đó các khoản chi này có sự giám sát của nhân dân, sự lãng phí được hạn chế cao
Về công tác thu Ngân sách
Dựa trên điều kiện kinh tế xã hội kết hợp với nghị quyết của Huyện uỷ HĐND huyện về quản lý Ngân sách, UBND huyên Than Uyên đã tập trung chỉ đạo, điều hành mọi mạt công tác quản lý Ngân sách nhằm đảm đúng chính sách.
Cơ cấu thu Ngân sách trên địa bàn huyện Than Uyên
Bảng 2.2: Cơ cấu thu cân đối ngân sách huyện Than Uyên qua 4 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
số tiền
TT
(%)
số tiền
TT(%)
số tiền
TT(%)
số tiền
TT(%)
Tông thu
67.862
100
83.520
100
101.748,169
100
159.852,148
100
Tổng thu cân
66.087
99,7
83.520
100
101.493,889
97,5
116.472,362
99,75
Tổng thu không cân
1131
0,3
0
0
254,405
2,5
43379,786
0,25
Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Than Uyên
* Năm 2005
Tổng thu Ngân sách là 67.862 triệu đồng trong đó
- Thu không cân đối là 210,1 triệu đồng chiếm 0,3%
- Thu cân đối là 67.651,9 triệu đồng đạt 99,7%, bao gồm các khoản thu :
+ Thu ngoài quốc doanh
+ Thu từ lệ phí trước bạ
+ Thuế nhà đất
+ Thu từ phí lệ phí
+ Thu từ tiền sử dụng đất
+ Thu khác ngân sách
+ Thu từ chuyển quyền sử dụng đất
+ Thu khác…
* Năm 2006
Tổng thu ngân sách là 84.660,0 triệu đồng.
- Thu cân đối là 84.660,0 triệu đồng đạt 100% so với dự toán, các khoản thu bao gồm :
+ Thu ngoài quốc doanh
+ Thu từ lệ phí trước bạ
+ Thuế nhà đất
+ Thu từ phí lệ phí
+ Thu từ tiền sử dụng đất
+ Thu khác ngân sách
+ Thu từ chuyển quyền sử dụng đất
+ Thu khác…
* Năm 2007
Tổng thu ngân sách là 101.748,169 triệu đồng. Trong đó :
- Thu không cân đối là 254,405 chiếm 2,5% so với kế hoạch .
- Thu cân đối là 101.493,889 đạt 97,5% so với kế hoạch, các khoản phải thu bao gồm :
+ Thu ngoài quốc doanh
+ Thu từ lệ phí trước bạ
+ Thuế nhà đất
+ Thu từ phí lệ phí
+ Thu từ tiền sử dụng đất
+ Thu khác ngân sách
+ Thu từ chuyển quyền sử dụng đất
+ Thu khác…
* Năm 2008
Tổng thu ngân sách là 159.852,148 triệi đồng. Trong đó :
- Thu không cân đối là 43.379,786 triệu đồng đạt 0,25% so với kế hoạch.
- Thu cân đối là 116.472,362 triệu đồng đạt 99,75%so với kế hoạch, các khoản phải thu bao gồm :
+ Thu ngoài quốc doanh
+ Thu từ lệ phí trước bạ
+ Thuế nhà đất
+ Thu từ phí lệ phí
+ Thu từ tiền sử dụng đất
+ Thu khác ngân sách
+ Thu từ chuyển quyền sử dụng đất
+ Thu khác…
Qua bảng số liệu trên cho thấy rằng thu trong cân đối có sự gia tăng rõ rệt được biểu hiện qua các năm, năm 2007 so với năm 2008 thu trong cân đối tăng 2,25% so với kế hoạch. Các khoản thu này đã làm thay đổi sự cố gang nhiệt tình của các cán bộ trong phòng tài chính, sự cố gắng đó càng được nhân lên để sánh vai với các cường quốc. Cán bộ phòng tài chính không ngừng nâng cao học hỏi, hàng năm sở tài chính cũng như bộ tài chính luôn mở lớp đào tạo cho các cán bộ tài chính cấp dưới, đồng thời các cán bộ phòng tài chúnh mở lớp tập huấn cho cán bộ các xã để cán bộ xã phổ biến cho người dân.
Để có thể thấy rõ tình hình chi ngân sách huyện trong thời gian qua, ta có bảng tổng hợp
Bảng 2.3 Tình hình chi cân đối ngân sách huyện Than Uyên qua 4 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
DT
TH
TH/DT
(%)
DT
TH
TH/DT
(%)
DT
TH
TH/DT
(%)
DT
TH
TH/DT
(%)
Tổng chi cân đối
41.012
42.616
103,42
51.291
53..553
104,41
68.997
113.417,5
164,4
102..579,5
101.437,2
98,9
1. Sự nghiệp KT
2168
2975
137,2
3.575
4.986
139,5
5.576
5.287,640
94,8
7.922,5
7.330,036
94,5
2. SN Giáo dục
27550
28094
102
34.722
35.478
102,2
46.217
46094,872
99,6
78.960,495
78.496,91
99,1
3. SN VHTT-TT
423
486
114,9
567
570
100,5
1.071
1.044,414
796
796
100
4. SN y tế
3159
3159
100
4.046
4.050
100,1
6.120
6118,21
99,9
3.224
3.224
100
5. Chi đảm bảo XH
239
380
159
203
277
136,5
400
374,081
93,5
717
647
123,7
6.Chi QL Hànhchính
200
1502
751
7.964
7.980
100,2
9.353
9.241,230
98,9
10.214,5
10.198,254
123,7
7. Chi khác NS
7.466
6.020
80,6
214
215
100,5
260
209,8
80,7
745
745
100
Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Than Uyên
Nhìn chung, các khoản chi đều đạt và vượt kế hoạch được giao, đảm bảo các nhu cầu thường xuyên và chi đột xuất của huyện. Tiết kiệm chi hành chính, chi quản lý khác nhau của ngân sách, tăng cường chi cho kiến thiết kinh tế, sự nghiệp văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng.
* Chi cho sự nghiệp kinh tế
Chi thường xuyên ngày càng tăng, đảm bảo duy trì và phát triển sự nghiệp văn hóa - xã hội, y tế và sự nghiệp kinh tế. Chi sự nghiệp kinh tế là khoản chi nhằm khuyến khích phát triển kinh tế như: Khuyến nông, khuyến lâm, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu… giúp nhân dân xóa đoái giảm nghèo. Khoản chi này được tổ chức đúng đắn sẽ góp phần không nhở trong việc đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân trong huyện, giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn và có vai trò không nhỏ trong việc nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu ngày một lớn hơn cho ngân sách. Nhận thức được điều này, những năm qua mặc dù còn eo hẹp vẫn phải nhận sự trợ cấp từ ngân sách cấp trên nhưng huyện đã có sự ưu tiên trong khoản chi sự nghiệp này.
Năm 2005 huyện đã chi 2.975 triệu đồng, đạt 137% kế hoạch. Số chi cho sự nghiệp kinh tế năm 2005 chủ yếu là chi cho sự nghiệp nông nghiệp; 1.785 triệu đồng; sự nghiệp thuỷ lợi: 480 triệu đồng, sự nghiệp giao thông: 620 triệu đồng; kiến thiết thị chính 90 triệu đồng, vốn khuyến nông, khuyến lâm: 120 triệu đồng.
Năm 2006 huyện đã chi 4.986 triệu đồng, đạt 139,5% kế hoạch. Số chi cho sự nghiệp kinh tế năm 2006 chủ yếu là chi cho sự nghiệp nông nghiệp: 3.025 triệu đồng; sự nghiệp thuỷ lợi : 480 triệu đồng, sự nghiệp giao thông: 950 triệu đồng; kiến thiết thị chính 261 triệu đồng, vốn khuyến nông, khuyến lâm : 270 triệu đồng.
Năm 2007 huyện đã chi 5.287,640 triệu đồng đạt 94,8% so với kế hoạch,số còn lại kêts dư chuyển sang năm sau,số chi chủ yếu là chi sự nghiệp nông nghiệp 3.500 triệu đồng, chi cho thỷ lợi là 500 triệu, chi giâo thông là1.187 triệu đồng, số còn lại chi cho thiét bi vâ khuyến nông, khuyến lâm.
Năm 2008 huyện chi 7.330,036 đat 94,5% so với kế hoạch, só tiên chi chủ yếu là chi nông nghiệp là chủ yếu và số còn lại là chi vào khoản chi khác.
* Chi sự nghiệp giáo dục
Hàng năm huỵên chi cho sự nghiệp giáo dục là rất lớn năm 2005 chi là 28.094 triêu đồng đạt 102%, năm 2006 huyện chi 35.478 triệu đạt 102,2% so với kế hoạch huyện giao, năn 2007 huyên chi 46.094,872 triệu đồng đạt 99,6% s với kế hoạchn năm 2008 chi là 78.496,91 triệu đồng đạt 99,1% so với kế hoạch. Nhìn chung khoản chi cho sự nghjiệp giảm xuông đáng kể,các phụ huynh học sinh cũng có trách nhiệm trong giáo dục, đóng góp một số khoản cho nhà trương nhăm chống thâm hụt Ngân sách huyện.
* Chi sự nghiệp văn hoá thể thao – thông tin (VHTT – TT)
Chi sự nghiệp VHTT – TT ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, VHTT – TT là hết sức quan trọng, TT phải chính xác đầy đủ.
* SN Y tế
Chi SN Y tế là nhiệm vụ chi hàng đầu, chi mua thiết bị Y tế để phục cho sức khoẻ của người dân, năm 2008 chi cho y tế là 3.224 triệu đồng đạt 100% so với kế hoạch. Vì khoản chi này là hết sức quan nhất đặc biệt lảtên thế giới nói chung và huyện Than uyên nói riêng.
* Chi quản lý hành chính :
Đối với ngân sách cấp huyện, khoản chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể được tỉnh giao, định mức như sau : định mức phân bổ cho quản lý hành chính theo biên chế được cấp có thẩm quyền giao, tính bình quân 23,5 triệu đồng/biên chế/năm. Trong đó, các cơ quan thuộc Huyện uỷ hệ số 1,5 ; các cơ quan quản lý Nhà nước, đoàn thể hệ số1.
Khi tính toán mức chi, các đơn vị phải đảm bảo cơ cấu chi lương, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương không vượt quá 70%, các khoản chi ngoài lương tối thiệu 30%. Ngoài định mức nêu trên còn hỗ trợ thêm.
Số thực chi của năm 2008 là 10.198,254 triệu đồng, đạt 123,7% kế hoạch.
Số dự toán chi quản lý hành chính các năm đều được tính toán đúng so với định mức mà tỉnh giao, đảm bảo chi đúng, chi đủ.
Nhìn chung, chi quản lý hành chính 4 năm qua đã thực sự quản lý theo dự toán và kế hoạch được duyệt. Điều này cho thấy công tác quản lý chi hành chính được thắt chặt và có hiệu quả hơn, nhiều đơn vị dự toán đã chủ động chi lồng ghép các chương trình hoạt động để giảm chi ngân sách và chi tiêu có hiệu quả.
* Chi đảm bảo xã hội:
Khoản chi này chủ yếu là các khoản chi về chế độ chính sách đối với các đối tượng gia đình chính sách như : gia đình liệt sĩ, thương binh, già yếu không nơi nương tựa, trẻ mô côi, quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, kinh phí đối với người nhiễm chất độ màu da cam… Mức chi đối với các đối tượng này theo mức cụ thể do Chính phủ và tỉnh ban hành trong các văn bản liên quan.
Năm 2005 chi đảm bảo xã hội là 380 triệu đồng đạt 159% kế hoạch; năm 2006 là 277 triệu đồng đạt 136,5% kế hoạch., năm 2007 chi 374,081 triệu đồng đạt 93,5%, năm 2008 lầ 647 triệu đồng đạt 123,7% so với kế hoach. Điều đó cho thấy huyện đã rất quan tâm đến việc đảm bảo xã hội, quan tâm đến các đối tượng chính sách, tạo lòng tin trong nhân dân.
Bảng 2.4: Tổng hợp số liệu thu cân đối ngân sách qua 4 năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Số
thứ
tự
Chỉ tiêu
Thực hiện qua các năm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Dự
toán
Thực
hiện
So
sánh %
Dự
toán
Thực
hiện
So
sánh %
Dự
toán
Thực
hiện
So
sánh %
Dự
toán
Thực
hiện
So
sánh %
A
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn
8.028,0
9.592,9
119
11.319,0
11.793,4
104
8.595,0
8.321,521
97
12.244,0
13.576,0
110,9
I
Thu nội địa
5.965,0
7.193,0
121
10.019,0
10.425,1
104
5.470,0
5.076,396
93
7.833,0
7.557,973
96,5
1
Thu từ XN quốc doanh địa phương
775,0
702,1
91
8000
854,0
107
3.500,0
3.790,525
108
6.164,0
5.722,953
92,8
2
Thu từ khu vực ngoài quốc doanh
1.390,0
1.717,7
124
4.200,0
4.254,8
101
3
Lệ phí trước bạ
100,0
266,3
266
100
106,0
106
100,0
106,165
106
160,0
117,027
73,1
4
Thuế nhà đất
40,0
47,7
119
100
102,3
102
110,0
194,405
116
150,0
139,433
93
5
Thu phí, lệ phí
150,0
160,7
107
360,0
371,0
103
500,0
589,777
118
1.127,0
1.002,508
89
6
Thu tiền sử dụng đất
2.800,0
2.964,9
106
3000,0
3.472,9
116
60,0
70,944
118
119,0
136,632
114,8
7
Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước
75,0
107,9
144
110,0
27,0
25
25,0
28,009
112
30,0
40,338
134,5
8
Thu chuyển quyền sử dụng đất
35,0
39,6
113
60,0
61,3
102
1.500,0
1.501,973
100
2.000,0
2.819,152
141
9
Thu khác ngân sách
600,0
1.186,1
198
1.289,0
1.175,8
91
1.000,0
1.019,2
102
1.094,0
1.988,454
181,8
II
Thu để lại quản lý qua ngân sách
2.063,0
2.349,9
114
1.300,0
1.368,3
105
B
Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên
57..922,0
57.922,0
100
73.193,0
73.193,0
100
91.915,62
91.915,621
100
100.784
100.784
100
C
Thu kết dư ngân sách
137,0
137,0
100
1.157,0
1.157,0
100
1.256,748
1.256,748
100
2.112,0
2.112,362
100
Phần thu ngân sách địa phương
Tổng cộng
66.087
67.651,9
102
85.669
86.143
100,5
101.493,889
101.493,764
100
115.139
116.472,362
101,2
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp số liệu chi ngân sách qua 4 năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Số
thứ
tự
Chỉ tiêu
Thực hiện qua các năm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Dự
toán
Thực
hiện
So
sánh %
Dự
toán
Thực
hiện
So
sánh %
Dự
toán
Thực
hiện
So
sánh %
Dự
toán
Thực
hiện
So
sánh %
A
Tổng chi cân đối ngân sách
55.865
55.575,8
99
62.989,0
62.764,0
100
75.643,0
84.913,293
96
90.634
91.114,195
105,25
I
Chi đầu tư phát triển
6.8
6.636,4
98
3.700,0
3.601,5
97
5.000,0
7.042,739
84,5
5000
4.499,999
148,83
1
Chi từ nguồn XDCB tập trung
3.8
3.703,4
97
2.000,0
7.042,837
352,14
5.000
4.999,999
82,9
2
Chi từ nguồn thu tiền sủ dụng đất
3
2.933,0
98
3.700
3.601,5
97
II
Chi thường xuyên
49.065
48.939,4
100
59.289,0
59.162,5
100
70.643,0
77.870,455
96,8
85.634
86.114,205
108,14
1
Chi quốc phòng an ninh
450,0
442,1
99
675,0
670,2
99
4.290,0
619,047
14,43
577,0
894,899
155,1
2
Chi sự nghiệp GD_ĐT
27.412,0
27.421,4
100
33.103,0
33.094,7
100
48.132,0
46.087,329
95,7
72.953
79.674,657
109,2
3
Chi sự nghiệp y tế
3.160,0
3.159,0
100
4.100
4.039,4
99
5.448,0
6.118,210
112,3
3.086
3.224
104,4
4
Chi sự nghiệp văn hoá_TT_TDTT
430,0
431,4
99
671,0
670,9
100
1.007,0
30,449
3,02
5
Chi phát thanh truyền hình
475,0
470,0
100
6
Chi đảm bảo xã hội
1.245,0
1.240,0
100
1.040,0
1.035,7
100
960,0
1.607,831
39
931,0
2.320,649
248,26
7
Chi sự nghiệp kinh tế
4.282,0
4.250,1
99
4.655,0
4.635,8
100
5.953,0
5.313,004
88,8
8.087,0
8
Chi quản lý hành chính
11.260,0
11.1854
99
14.790,0
14.761,2
100
8.524,0
17.084,352
108,4
9.902,0
15.520,889
156,6
9
Chi khác ngân sách
350,0
345,7
99
255,0
253,9
100
90,0
289,940
233
90,0
821,656
912,95
10
Chi dự phòng ngân sách
100
0
100,0
B
Chi chương trình 135
1.700,0
1.678,4
99
6.500
6.500,0
100
6.809,7
6.809,7
100
8,488,6
8.488,6
100
C
Chi chương trình mục tiêu
6.780,0
6.793,7
100
11.120,0
11.112,0
100
8.396,0
7.530,317
26,6
22.441,0
22.441,0
69,84
D
Chi kết dư ngân sách
370,0
137,0
100
1.157,0
1.157,0
100
Tổng cộng
66.482,0
66.061,2
99
83.776,0
83.405,7
100
90.848,7
99.253,31
109,3
131655,6
138.386,34
105,12
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2005 – 2008
Tuy nhiên, việc quyết toán ngân sách tại các đơn vị dự toán, các tổ chức thụ hưởng ngân sách Nhà nước đa số làm tốt nhưng vẫn còn một số đơn vị chưa thực hiện tốt, cụ thể như vẫn còn trường hợp chi sai mục đích, nộp quyết toán chậm.
Trước yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, quản lý chi ngân sách huyện phải không ngừng hoàn thiện và đổi mới, trong đó có công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách huyện là nội dung chính trong quản lý chi ngân sách huyện phải được đặc biệt coi trọng.
2.3 Đánh giá về công tác quản lý thu, chi ngân sách cấp huyện
2.3.1 Thành tựu
Khâu lập dự toán ngân sách huyện đã được quan tâm đúng mức, UBND huyện luôn quan tâm chỉ đạo Phòng tài chính hướng dẫn các xã, các đơn vị dự toán trên địa bàn. Chính vì vậy dự toán thu, chi ngân sách xã, các đơn vị dự toán đã được tính toán đã dựa trên những định mức, chế độ, tiêu chuẩn, tạo cơ sở cho công tác điều hành của các đơn vị và công tác kiểm soát chi của KBNN được thuận lợi.
Hiện nay, hầu hết các tổ chức thụ hưởng ngân sách và các đơn vị dự toán của huyện đều đã lập dự toán một cách khoa học và hợp lý, tạo điều kiện để lập dự toán ngân sách huyện một cách thuận lợi, dễ dàng.
Khâu chấp hành ngân sách huyện: Các tổ chức, các đơn vị dự toán của huyện đã biết chủ động quản lý, huy động nguồn thu và chi một cách hợp lý. Việc chi theo dự toán đã được thực hiện nghiêm túc, các khoản chi được giám sát chặt chẽ, nhất là các khoản chi XDCB. Đồng thời, việc tổ chức mở rộng khai thác nguồn thu tại chỗ đã được quan tâm đúng mức, chủ động bố trí nguồn vốn để phục vụ kịp thời các nhiệm vụ, công việc một cách hiệu quả.
Khâu quyết toán ngân sách huyện: Công tác kế toán, quyết trong oán được tiến hành nghiêm túc, thống nhất, tạo điều kiện cho Phòng tài chính- kế hoạch , KBNN huyện thực hiện kiểm tra, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách huyện một cách thuận lợi. Kế toán xã, cán bộ Phòng tài chính - kế hoạch huyện được thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý ngân sách và kế toán ngân sách làm cho công tác quản lý ngân sách được nâng cao, việc chi tiêu có hiệu quả và đúng luật.
Đạt được kết quả trên là do kế hoạch thu, chi ngân sách đã được xây dựng ngay từ đầu năm, được thảo luận dân chủ, công khai và được HĐND huyện thông qua. Dự toán chi được lập dựa trên những tiêu chuẩn, định mức cụ thể, căn cứ vào khả năng thu ngân sách ở huyện, đồng thời các khoản chi đều được bố trí, dự trù nguồn để luôn đảm bảo việc chi tiêu kịp thời, nhất là các khoản chi cho con người. Các khoản chi ngoài kế hoạch được bàn bạc thống nhất lãnh đạo để xác định nguồn thu.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Khâu lập dự toán ngân sách huyện còn nhiều hạn chế: Có những tổ chức, đơn vị dự toán trên địa bàn huyện nhận thức về công tác quản lý ngân sách nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng còn đơn giản, vì thế công tác lập dự toán ngân sách tại các đơn vị này còn bị coi nhẹ, lấy lệ. Do đó việc lập dự toán tại một số tổ chức và một số đơn vị thường không sát thực tế, không phù hợp với yêu cầu, nhiều khoản chi không được tính toán kỹ do đó dẫn đến tình trạng bổ sung nhiều lần.
Từ đó công tác lập dự toán tất yếu gặp những khó khăn nhất định, do sai sót từ cơ sở. Mặt khác đội ngũ cán bộ tài chính huyện do hạn chế về chuyên môn nên nhiều khi công tác chỉ đạo điều hành chưa được chủ động.
Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ tài chính của đội ngũ cán bộ một số tổ chức, đơn vị dự toán của huyện chưa theo kịp với nhịp độ triển khai ngân sách huyện. Việc lập dự toán chi tiết, đầy đủ theo Mục lục NSNN đối với các xã, các đơn vị dự toán này còn rất lúng túng, dẫn đến những khó khăn trong việc lập dự toán ngân sách huyện
Trong khâu chấp hành dự toán ngân sách Huyện: Công tác thu ngân sách còn gặp nhiều khó khăn do tăng trưởng kinh tế trên địa bàn chưa vững chắc, sức cạnh tranh còn yếu, các nguồn thu chưa ổn định còn chiếm tỷ trọng thấp, các nguồn thu chưa đủ bù đắp giá trị thực trong tình trạng trượt giá và lạm phát hàng năm và sự kiểm soát qua Kho bạc Nhà nước huyện Than Uyên còn yếu. Luật quản lý thuế đã có hiệu lực thi hành, song văn bản hướng dẫn dưới luật, các quy trình nghiệp vụ quản lý chưa ban hành kịp thời và đồng bộ, quá trình hiệu quả thực hiện chưa cao. Công tác phối hợp, hỗ trợ trong việc thu thuế chưa thực sự được quan tâm. Tình trạng thất thu còn không ít, nhất là trong giao dịch mua bán tài sản, quyến sử dụng đất.
Công tác chi: Trong những tháng đầu năm tỷ lệ lạm phát và giá cả tăng cao cùng với những tác động của thiên tai cũng làm ảnh hưởng đến định mức chi tiêu và điều hành chi ngân sách. Việc quán triệt thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, tài sản công và kinh phí ngân sách chưa được thực hiện triệt để, một bộ phận cán bộ, công chức chưa có nhận thức đầy đủ và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Đối với chi đầu tư XDCB vốn giải ngân còn rất chậm. Việc hướng dẫn kiểm tra và thanh tra tài chính của các cơ quan chức năng chưa được thường xuyên nên chưa phát hiện được sai sót. những sai phạm về quản lý tài chính và ngân sách ở các đơn vị chậm được phát hiện, việc xử lý cũng chưa kiên quyết và kịp thời.
Khâu quyết toán ngân sách huyện: Tuy có nhiều tổ chức, đơn vị dự toán của huyện làm tốt kế toán, quyết toán ngân sách, thực hiện chế độ báo cáo quyết toán trung thực, nhưng vẫn còn một số tổ chức, đơn vị dự toán chưa làm tốt công tác này đã gây khó khăn trong việc đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nói chung và chi ngân sách huyện nói riêng. Công tác duyệt quyết toán thiếu chính xác, báo cáo không kịp thời theo quy định, do đó việc quyết toán ngân sách huyện cũng sẽ gặp khó khăn do thông tin, độ chính xác của thông tin không đầy đủ.
2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản lý ngân sách huyện nói chung và quản lý chi ngân sách Nhà nước ở huyện Than Uyên thời gian qua như trên, song trong khuôn khổ chuyên đề này tôi chỉ đề cập tới một số nguyên nhân sau:
a/ Nguyên nhân khách quan:
Phần lớn, xuất phát điểm kinh tế ở các huyện còn thấp, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp thuần nông, số hộ đói nghèo và tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp, khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh doanh cho thu ngân sách.
Thu ngân sách trên đại bàn huyện mặc dù tăng qua các năm nhưng việc nuôi dưỡng nguồn thu chưa được mở rộng, mới chỉ dừng lại ở một số khoản nhất định.
Do địa hình của huyện không thuận lợi nên việc thu, chi ngân sách hết sức kho khăn, một số đơn vị ở xa chưa được phổ biến đầy đủ
Một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu chi ngân sáchlà tình trạng lạm phát xảy ra trên cả nước vào cuối 2005, đầu năm 2008 dẫn đến các mặt hàng phục vụ trực tiếp cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân tăng đột biến, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dung trên địa bàn huyện đã làm giảm nguồn thu cho ngân sách huyện.
b/ Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất: Công việc quản lý tài chính chưa được coi trọng là một nghề, thay vào đó, lãnh đạo một số cơ quan, chính quyền địa phương lại coi là một công cụ thuần tuý, ai làm cũng được, vì vậy sự ổn định vị trí cho những người làm công tác quản lý tài chính chưa được quan tâm đúng mức, họ thường thay đổi sau mỗi kỳ bầu cử đại biểu HĐND. Chính vì vậy, những tích luỹ kinh nghiệm mà thời g ian công tác không được sử dụng trong những năm tiếp theo. Do đó việc quản lý ngân sách huyện nói chung và quản lý chi ngân sách ở huyện nói riêng cũng gặp không ít khó khăn.
Thứ hai:Công tác lập dự toán Ngân sách tại các đơn vị còn bị coi nhẹ nên không sát thực tế, không phù hợp với yêu cầu, các đơn vị ngân sách xã chưa hoàn toàn áp dụng theo mục lục ngân sách mới, vẫn áp dụng theo mục lục ngân sách cũ nên ngân sách Huyện gặp không ít khó khăn trong vấn đề tổng hợp.
Các tổ chức và các đơn vị dự toán đặc biệt là các đơn vi mới đã không khỏi lung túng khi xây dựng dự toán chi ngân sách năm chi tiết, đầy đủ theo mục lục ngân sách nhà nước.
Các tổ chức và các đơn vị dự toán đặc biệt là các đơn vị mới đã không tránh khỏi đúng túng khi xay dựng dự toán chi Ngân sách năm chi tiết, đầy đủ theo mục lục NSNN.
Thứ ba: Công tác thu và khai thác nguồn thu còn bỏ sót, chưa khai thác được hết các nguồn thu. Công tác chỉ đạo, phân tích, đánh giá kết quả thu trên địa bàn Huyện chưa cao, kiểm tra các nguồn thu chưa được chặt chẽ nên chưa kiểm soát được các nguồn thu, không khơi nguồn thu mới được.
Việc triển khai luật quản lý thuế chưa đi sâu vào từng đơn vị, trách nhiệm với công tác này chưa rõ rang khiến thất thu không ít.
Trong quản lý thu sự phối hợp giữa các cơ quan, các đơn vị chưa cao. Các thủ tục thuế còn rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho bộ máy quản lý nguồn thu làm thất thoát nguồn thu co ngân sách.
Thứ tư: Công tác quản lý chi ngân sách còn lỏng lẻo, chưa kiểm tra giám sát chặt chẽ nên nhiệm vụ chi ngân sách trong các đơn vị chưa phù hợp với thực tế, không đúng đối tượng, nhiệm vụ được giao. Những khoản chi không cần thiết lại được chi nhiều, những khoản chi quan trọng lại chi nhỏ giọt, giải ngân chậm nên các dự án hoàn thành chậm so với kế hoạch.
Thứ năm: Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý tài chính ở các cấp, ngành, địa phương chưa được tăng cường đúng mức về chất lượng và số lượng theo yêu cầu công việc. Điều này gây khó khăn trong tổ chức kế toán, giám sát, kiểm tra và tổng hợp, phân tích đánh giá về chi ngân sách Nhà nước ở huyện đến chất lượng quản lý công tác chi ngân sách Nhà nước.
Một bộ phận trong cán bộ và nhân dân ở cơ sở chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ công khai ở cơ sở mà trước hết là quy chế công khai tài chính nên chưa tích cực giám sát quá trình thực hiện quy chế này trong công tác quản lý tài chính xã.
Chương 3
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu
chi ngân sách huyện Than Uyên.
3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác thu chi ngân sách huyện Than Uyên.
Phòng tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính trên địa bàn huyện. Để hoàn thành tốt chức năng này trong thời gian tới cần có những phương hướng cụ thể.
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức trong cơ quan ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng, các cán bộ, công chức trong cơ quan đều được đào tạo bài bản đúng chuyên môn có trình độ nghiệp vụ tương xứng, vừa có kinh nghiệm cao trong quản lý, không để tụt hậu so với xu thế hiện nay.
- Bộ máy tổ chức phải ngọn nhẹ và có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ để quản lý tốt hoạt động tài chính.
- Quản lý thu, chi ngân sách phải chặt chẽ không để bỏ xót nguồn thu, chi đúng chi đủ. Phòng tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính trên địa bàn huyện. Để hoàn thành tốt chức năng này trong thời gian tới cần có những phương hướng như sau:
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi
3.2.1 Khuyến khích phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
Thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần phát huy nội lực, nâng cao năng lực của nền kinh tế quốc dân đủ sức hội nhập kinh tế thế giới thì cần có những chính sách nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, có những chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn. Việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đã và đang được Đảng và Nhà nước coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Đặc biệt, vấn đề thực hiện quản lý tốt ngân sách theo Luật Ngân sách Nhà nước nói chung và vấn đề tăng cường quản lý Ngân sách Nhà nước nói riêng, không thể không quan tâm tới việc khuyến khích thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách một cách ổn định, bền vững lâu dài và phát triển, đảm bảo cân đối ngân sách trên địa bàn.
3.2.2 Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ
Để tăng cường quản lý Ngân sách Nhà nước nói chung, công tác quản lý Ngân sách huyện nói riêng theo đúng qui định của luật Ngân sách Nhà nước, cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc Luật Ngân sách Nhà nước tới toàn thể cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Than Uyên. Đồng thời, trong quá trình thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt toàn bộ nội dung quản lý Ngân sách Nhà nước đúng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách Nhà nước và Thông tư số: 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 60/2003/NĐ-CP cùng một số Nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan đến công tác quản lý Ngân sách Nhà nước mới ban hành. Đây là căn cứ quan trọng để quản lý Ngân sách huyện, vì vậy cần triển khai áp dụng một cách đồng bộ, thống nhất trong phạm vi toàn huyện. Các tổ chức, các cơ quan, đơn vị dự toán của huyện trong quá trình thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các khâu: lập, chấp hành và kế toán, quyết toán Ngân sách.
Uỷ ban nhân dân huyện ra Quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách huyện cho các cơ quan, đơn vị thuộc huyện sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân tỉnh, và Nghị quyết Hội đồng nhân dân trước ngày 31/12 năm trước.
Sau khi dự toán ngân sách được giao cho các cơ quan, đơn vị Uỷ ban nhân dân huyện phải báo cáo Hội đồng nhân dân huyên, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính về dự toán đã giao.
Trong khi thực hiện dự toán Ngân sách huyện: Các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách, các tổ chức được nhà nước hỗ trợ kinh phí phải tổ chức thực hiện dự toán đúng quy định của điều khoản về luật Ngân sách Nhà nước và các Nghị định, thông tư của Chính phủ hướng dẫn chấp hành dự toán ngân sách.
Riêng đối với chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
Các nội dung chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước giao, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định.
Các nội dung thanh toán đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền ký duyệt quyết định chi.
Ngoài các điều kiện trên, trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm sửa chữa lớn Tài sản, trang thiết bị làm việc bằng nguồn vốn Ngân sách phải qua đấu thầu (hoặc chỉ thầu), thẩm định giá của cơ quan chuyên môn.
Đối với các khoản chi có tính chất thường xuyên phải được phân bổ đều trong năm, các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý, tránh tình trạng thanh toán dồn vào một thời điểm gây khó khăn cho cân đối ngân sách địa phương.
Quỹ Ngân sách Nhà nước chỉ được lập và quản lý tại Kho bạc Nhà nước. Các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ thường xuyên của huyện cũng phải mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nước huyện, chịu sự điều hành của Phòng Tài chính - Kế hoạch và Kho bạc Nhà nước huyện trong quá trình thanh toán, sử dụng, quyết toán kinh phí.
Về thực hiện Kế toán và quyết toán ngân sách huyện.
Công tác kế toán và quyết toán ngân sách được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật về:
Chứng từ thu - chi Ngân sách.
Mục lục ngân sách nhà nước.
Hệ thống tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo
Mã số đối tượng nộp thuế và mã số đối tượng sử dụng ngân sách.
Các đơn vị dự toán tiến hành lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phải đảm bảo thời gian và đúng biểu mẫu quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm tra quyết toán thu, chi ngân sách các cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn. Tổng hợp quyết toán Ngân sách địa phương, báo cáo gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Uỷ ban nhân dân huyện xem xét phê duyệt, sở Tài chính tỉnh, đồng thời trình Hội đồng Nhân dân huyện phê chuẩn. Sau khi Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn, trong thời gian 05 ngày, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phải gửi báo cáo quyết toán Ngân sách đến các cơ quan sau:
+ 01 bản gửi Hội đồng nhân dân huyện.
+ 01 bản gửi Uỷ ban nhân dân huyện.
+ 01 bản gửi Sở Tài chính.
+ 01 bản lưu tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.
Đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước huyện Nghị quyết phê chuẩn
3.2.3 Tăng cường quản lý sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền
Ở cấp tỉnh: Cần có biện pháp để củng cố và tổ chức phòng quản lý ngân sách, bộ phận quản lý về ngân sách huyện, xã đủ vè chuyên môn, nghiệp vụ, phương tiện, điiêù kiện làm việc và lực lượng đủ sức tham mưu giúp Sở Tài Chính tỉnh tổ chức quản lý ngân sách huyện theo luật NSNN và các văn bản chế độ quy định của TW và địa phương kịp thời có hiệu quả.
Ở cấp huyện: Phòng Tài Chính - kế hoạch cần cómotj tổ quản lý ngân sachs xã, chuyên đảm nhận công việc hướng dẫn,kiểm tra hoạt động thu, chi xã trên địa bàn toàn huyện theo đúng luật v à các văn bản,thng tư hướng đân cấp trên. Định kỳ tổng hợp thu, chi trên địa ban các xã. Tổng hợp báo cáo theo quy định, qua thực tế ngân sách huyện đề xuất các biện pháp quản lý ngân sách với phòng để tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo kịp thời việc quản lý ngân sách sát với điều kiện kinh tế của địa phương.
Ở cấp xã: Tài Chính kế toán có trách nhiệm giúp UBND xã thực hiện quản lý tài chính và ngân sách xã theo quy định của Nhà nước và sự hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên.
3.2.4.Tăng cường quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Đào tạo bồi dưỡng và bố trí cán bộ tài chính, kế toán của huyện là một trong những giải pháp tích cực, góp phần nâng cao năng lực, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ xã, huyện có thể đảm đương được nhiệm vụ của mình.
Công tác quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ huyện đi vào nề nếp, chính quy, hiện đại, đảm bảo đúng cơ sở pháp lý và nguyên tắc quản lý cán bộ của Đảng. Đội ngũ cán bộ phải ổn định, chuyên nghiệp có đủ phẩm chất năng lực thực hiện nhiệm vụ trong sạch, tận tụy phục vụ, thực sự là cầu nối giữa nhân dân trong huyện với cơ quan Nhà nước cấp trên.
Để đạt được mục tiêu cần thực hiện các phương án chủ yếu sau:
- Đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ huyện trên cơ sở xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền cấp huyện trong điều kiện và tình hình nhiệm vụ mới.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ huyện phải tiến hành động bộ cả về xây dựng, tổ chức, quản lý, chế độ chính sách đãi ngộ.
3.2.5 Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin và quản lý ngân sách
Hiện nay công nghệ thông tin đang được ứng dụng tại hầu hết mọi lĩnh vực và ngày càng thể hiện rõ vai trò là công cụ đắc lực của mình. Đồng thơi nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, điều hành Ngân sách Nhà nước thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Ngân sách là hết sức cần thiết. Ở các tỉnh thành trong cả nước đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý Ngân sách và đã đem lại hiệu quả cao.
Tại huyện Than Uyên, một số đơn vị đã đươc trang vị máy tính, phần miền kế toán ngân sách và kế toán các đơn vị hành chính đã bước đầu thực hiện có hiệu quả. Trong thời gian tới, cần đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ tin học cho các đơn vị của huyện để phục vụ công tác quản lý.
3.3.Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước, Quốc hội và Chính Phủ
Đối với Quốc Hội, quyết dinh dự toán phân bổ ngân sách trung ương cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, quyết đinh bổ sung NSNN cho ngân sách của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Quốc Hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Trung ương và thông qua báo cáo quyết toán NSNN.
Thường xuyên tăng cường tập huấn nâng cao năng lực nghiệp cho đội ngũ cán bộ công tác tài chính, đảm bảo tính độc lập tương đối của địa phương trong việc lập quyết định dự toán, phân bổ và phê chuẩn dự toán ngân sách địa phương thì chính phủ cần phải loại bỏ cơ chế giao chỉ tiêu, nhiệm vụ thu, chi theo luật mà các địa phương phải chấp hành
3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan tài chính cấp trên
Tăng cường thanh tra tài chính, cần chú ý tới chất lượng của những đợt thanh tra cũng như việc lựa chọn cán bộ làm công tác thanh tra là một vấn đề hết sức quan trọng.
Cần có biện pháp củng cố, chuẩn hoá, nâng cao năng lực, gắn trách nhiệm với công việc, quyền lợi của các thành viên trong ngành tại các đơn vị.
Cần có chính sách đãi ngộ hợp lý cho các vùng miền, phân bổ ngân sách một cách có khoa học và hiệu quả hơn. Hoàn thiện cơ chế sổ sách hoá đơn, chứng từ. Đây là công cụ để các cấp ngân sách nhìn nhận, xem xét lại việc quản lý một cách tối ưu, chứng từ không còn phù hợp đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng điều chỉnh cho phù hợp
Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN là một vấn đề lâu dài và quan trọng nhất đối với các cấp NSNN, do vậy các cơ quan tài chính cấp trên không ngừng chỉ đạo và đôn đốc giám sat công tác thu, chi ngân sách. Từ đó, giúp cho toàn bộ hệ thống ngân sách có hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành của ngân sách địa phương. Thực hiện quản lý ngân sách huyện theo luật quản lý NSNN là một nhiệm vụ mà ở đó hoạt động thu, chi tài chính ngân sách diễn ra được quản lý công khai và chặt chẽ. Vì vậy, cần có sự nhận thức đúng mức đòi hỏi một cách hợp lý đối với các đơn vị và các cấp Uỷ Đảng, chính quyền các cấp, ngành tài chính.
Trong các năm, kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện đã có những bước phát triển đáng kể. Vai trò của NSNN được thể hiện. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý thu, chi ngân sách huyện vẫn còn nhiều tồn tại và thiếu sót, đặc biệt là trong nhận thức của người dân, trong chỉ đạo điều hành và công tác hoàn thiện cơ chế chính sách. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan cần thiết phải phối hợp tìm ra những giải pháp khắc phục, đưa công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện đi vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách huyện, phát triển kinh tế - xã hội, nâg cao đời sống nhân dân.
Nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là một tất yếu không chỉ diễn ra ở cấp huyện mà còn được thực hiện ở tất cả các cấp nhằm phát huy tối đa các nguồn lực tài chính quốc gia, góp phần đẩy mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặc biệt trong giai đoạn hôi nhập kinh tế quốc tế thì việc hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách là hết sức cần thiết. Thực hiện tốt được vấn đề này sẽ giúp chúng ta có được sức mạng kinh tế lớn hơn và hội nhập kinh tế thế giới nhanh hơn.
Thông qua chuyên đề: “Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu”. Em nêu được những kết quả đã đạt được và những tồn tại, nguyên nhân trong công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện. Tuy nhiên với khả năng trình độ và thời gian có hạn, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy, cô giáo và bạn đọc nhận xét, góp ý để chuyên đề hoàn thiện hơn, với mong muốn góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật ngân sách Nhà nước năm 2002
Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước Huyện Than Uyên các năm 2005, 2006, 2007, 2008.
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP Ngày 06/06/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước.
Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/QĐ-CP của Chính phủ.
Các quyết định, thông tư, văn bản hiện hành hướng dẫn quản lý ngân sách Nhà nước.
Lý thuyết tài chính tiền tệ . NXB: Trường Đại học kinh tế quốc dân – Hà Nội 2007.
Giáo trình quản lý tài chính Nhà nước của Học viện Tài chính năm 2001.
Một số tài liệu tham khảo khác.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NSNN: Ngân sách Nhà nước
KBNN: Kho bạc Nhà nước
UBND: Uỷ ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
(%): Tỷ lệ phần trăm
BTC: Bộ Tài Chính
XDCB: Xây dựng cơ bản
TW: Trung ương
VHTT- TT: Văn hoá thể thao – thông tin
GPMB: Giải phóng mặt bằng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp thu – chi ngân sách huyện Than Uyên qua 4 năm 37
Bảng 2.2: Cơ cấu thu cân đối ngân sách huyện Than Uyên qua 4 năm 38
Bảng 2.3 Tình hình chi cân đối ngân sách huyện Than Uyên qua 4 năm 42
Bảng 2.4: Tổng hợp số liệu thu cân đối ngân sách qua 4 năm 46
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp số liệu chi ngân sách qua 4 năm 47
LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn Phòng Tài chính kế hoạch Huyện Than Uyên và cán bộ công nhân viên của Phòng Tài chính kế hoạch đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Phòng Tài chính kế hoạch đã cung cấp cho em các số liệu để em có thể hoàn thành được bài viết này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn ThS Nguyễn Thị Minh Huệ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề này.
Em xin trân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lò Văn San
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21829.doc