Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối máy tính

Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề thực tập với đề tài: “Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối máy tính”. Kết hợp giữa việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Công ty CDN về các mặt hoạt động nhất là công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ta thấy để đạt được mục tiêu sống còn của mình là lợi nhuận, doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá, trang trải các khoản chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi thực sự cùng với việc theo dõi và quản lý chính xác khoa học không phải là vấn đề đơn giản. Ngày nay tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ nói riêng đã và đang là một công cụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu đó. Trong chuyên đề này em đã làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ như sau: - Về lý luận: trình bày cơ sở lý luận chung về tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp thương mại. - Về thực tiễn : chuyên đề đi sâu vào cụ thể hoá phần lý luận bằng công tác tiêu thụ và xác định kết tiệu thụ tại Công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối máy tính. Trên cơ sở thực tiễn đó chương III trình bày một số hạn chế và biện pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty CDN.

doc76 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng, phân tích các mối nợ để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. Về phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng:Trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính của công ty, công ty đăng ký phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên. Nhưng trên thực tế công ty có kết hợp cả kê khai thường xuyên với phương pháp kiểm kê định kỳ vì các mặt hàng của công ty tuy đa dạng nhưng mỗi mặt hàng có giá trị tương đối lớn do vậy ngoài việc kê khai thường xuyên số hàng hoá nhập xuất tồn hàng tháng kế toán và thủ kho của công ty vẫn phải thực hiện kiểm kê để đối chiếu số liệu thực tế với sổ sách để đảm bảo cho việc quản lý được tốt hơn. Đối với hàng nhập kho, kế toán tính trị giá hàng nhập theo giá mua thực tế của hàng hoá chưa có chi phí thu mua, khoản chi phí này được Công ty hạch toán vào tài khoản 1562. Đối với hàng xuất kho, kế toán tính trị giá hàng xuất kho được coi là tiêu thụ theo phương pháp giá thực tế đích danh tức là tính giá mua cộng với các chi phí thu mua khác khi xuất bán. Tài khoản sử dụng Để hạch toán tiêu thụ, kế toán Công ty sử dụng một số tài khoản sau: + TK 156: hàng hoá Chi tiết: TK 1561 Giá mua hàng hoá TK 1562 Chi phí thu mua hàng hoá + TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + TK 632: Giá vốn hàng bán + TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước + Tk 133 : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Chi tiết: TK 33311 Thuế GTGT đầu ra phải nộp TK 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu Phương pháp hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối máy tính . 4.1. Các chứng từ sử dụng và các qui định chung được tuân thủ trong tiêu thụ hàng hoá tại Công ty. Các chứng từ được sử dụng trong tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối máy tính gồm: Phiếu xuất kho kiêm bảo hành: Chứng từ này do bộ phận bán hàng lập khi có yêu cầu của khách hàng và được kí duyệt của người có trách nhiệm liên quan và nó cũng đồng thời là phiếu bảo hành hàng hoá khi bán hàng ra khỏi công ty. Phiếu được lập thành 03 liên, là chứng từ để Thủ kho xuất hàng ra khỏi kho . Hoá đơn bán hàng: Là hoá đơn GTGT do bộ tài chính quy định dưới sự quản lý trực tiếp của chi cục thuế quận Hoàng Mai dùng làm chừng từ thanh toán và đi đường cho hàng hoá xuất bán. Bên cạnh đó thì việc xuất hàng ra khỏi Công ty phải tuân theo một số qui định sau: Hàng hoá xuất bán ra khỏi Công ty phải có Phiếu đề nghị xuất hàng ra khỏi Công ty đã được ký duyệt. Thời gian trả chận đối với khách hàng được áp dụng theo chính sách bán hàng của Công ty. Công ty đã xây dựng chính sách bán hàng cho từng đối tượng khách hàng, từng mặt hàng và từng lần giao dịch bao gồm: Chính sách giá cả, chính sách thanh toán... để dễ dàng cho việc thực hiện và kiểm tra. Kế toán công nợ phải theo dõi công nợ, nhắc nhở khách hàng có nợ quá hạn và lập báo cáo nợ quá hạn của khách hàng mỗi ngày và gửi cho Kế toán trưởng để kiểm tra việc thu nợ và xuất hàng. Qui trình hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá theo hình thức Nhật ký chung tại Công ty CDN. Việc hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty được tiến hành theo trình tự sau: Hàng ngày, nhân viên bán hàng nộp các chứng từ gốc, (hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho) để kế toán phản ánh vào Nhật ký bán hàng, Nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 156, 632, 511, nếu khách hàng nợ thì phản ánh vào sổ chi tiết tài khoản 131. Từ Nhật ký chung, kế toán phản ánh vào sổ cái TK 632, 641, 642, 156. Định kỳ kế toán lấy số liệu từ Nhật ký bán hàng phản ánh vào Sổ cái TK 511. Cuối tháng, từ sổ chi tiết TK 632, 511, 131, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết. Từ sổ cái TK 632, 511, 641, 642, 156, kế toán lập bảng cân đối tài khoản. Từ bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết, kế toán lập báo cáo kế toán. Đồng thời, kế toán phải đối chiếu, kiểm tra giữa Nhật ký chung và bảng tổng hợp chi tiết, giữa sổ cái TK 632, 511, 156, 641, 642 với bảng tổng hợp chi tiết, giữa bảng cân đối tài khoản với bảng tổng hợp chi tiết. . Qui trình hạch toán nghiệp vụ bán buôn tại Công ty . Hiện nay thì Công ty áp dụng hai hình thức bán buôn là: bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán. Qui trình bán hàng diễn ra như sau: Bộ phận kinh doanh của công ty có nhiệm vụ đi tìm kiếm khách hàng, thoả thuận giá bán, nhận đơn đặt hàng của khách hàng và ký kết hợp đồng bán (nếu có). Bộ phận bán hàng sau khi xét đầy đủ điều kiện để xuất hàng thì lập phiếu đề nghị xuất hàng ra khỏi Công ty đó là phiếu xuất kho kiêm phiếu bảo hành (03 liên) theo đơn đặt hàng của khách hàng. Phiếu đề nghị xuất hàng ra khỏi Công ty kiêm phiếu xuất kho bảo hành sau khi được ký duyệt của Trưởng bộ phận bán hàng sẽ chuyển cho bộ phận kế toán để xuất hoá đơn GTGT hoặc lập các chứng từ đi đường. Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên (đặt giấy than viết một lần): - Liên 1: lưu tại quyển gốc - Liên 2: Giao cho khách hàng - Liên 3: Giao cho thủ kho để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán ghi sổ và làm thủ tục thanh toán Trên mỗi hoá đơn có ghi đầy đủ họ tên khách hàng, địa chỉ, hình thức thanh toán, khối lượng, đơn giá của từng loại hàng bán ra, tổng tiền hàng, thuế GTGT và số tiền phải thanh toán. Hoá đơn GTGT và Phiếu đề nghị xuất hàng ra khỏi Công ty kiêm phiếu xuất kho bảo hành được kí duyệt của giám đốc hoặc phụ trách bộ phận. Nếu khách hàng trả tiền ngay thì Kế toán trưởng kiểm tra việc thu tiền trước khi kí duyệt Phiếu xuất kho bảo hành đề nghị xuất hàng ra khỏi Công ty. Thủ kho căn cứ vào Phiếu đề nghị xuất hàng ra khỏi Công ty kiêm phiếu xuất kho bảo hành đã được kí duyệt, ghi nhận số lượng thực xuất, có chữ ký của Thủ kho, người nhận và xuất hàng ra khỏi kho. 01 liên Phiếu xuất kho kiêm phiếu bảo hành giao cho khách hàng hoặc người giao hàng . 01 liên hoá đơn GTGT được khách hàng ký nhận khi giao hàng, căn cứ vào hoá đơn GTGT, bộ phận kế toán ghi nhận công nợ của khách hàng (nếu có). Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, kế toán sẽ viết hoá đơn và thủ kho xuất hàng tại kho (đối với trường hợp bán buôn qua kho), còn với trường hợp bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán thì Công ty sẽ chuyển ngay hàng tới cho khách sau khi mua hàng hoá của nhà cung cấp. Công ty thường bán buôn vận chuyển thẳng đối với những khách hàng có quan hệ thường xuyên và thường là khách đã quen biết từ trước, điều này giúp Công ty tiết kiệm được chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt, vỡ hỏng, tránh ứ đọng hàng hoá. Ví dụ sau đây sẽ minh hoạ cho quá trình luân chuyển chứng từ và hạch toán nghiệp vụ bán buôn hàng hoá tại Công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối máy tính . Ngày 02/12/2003 phòng kinh doanh của công ty xuất bán lô hàng gồm 20 bộ máy tính nguyên bộ do công ty nhập linh kiện về lắp đặt cho chi nhánh Việt PC Nam Định với trị giá vốn 135.000.000 đồng. Trị giá xuất chưa có thuế giá trị gia tăng là 150.000.000 đồng. Số tiền bán hàng khách hàng trả trước bằng tiền mặt là 50.000.000 đồng phần còn lại sẽ thanh toán sau một tháng kể từ khi giao hàng, phòng kế toán lập hoá đơn giá trị gia tăng số 092903 (mẫu số 1) và phiếu xuất kho số 2020 (mẫu 2). Xuất trình giám đốc và kế toán trưởng duyệt, sau đó giao cho khách hàng để đi lấy hàng. Mẫu số 1: Hoá đơn (GTGT) Mẫu số 01 GTKT – 3LL Liên 3 (dùng cho thanh toán ) DE03-B Ngày 02/12/2003 Số 009293 Đơn vị bán hàng : Phòng kinh doanh. Địa chỉ : 151 Lê Thanh Nghị Mã số 0101512942 Điện thoại 6283650. Họ tên người mua: Nguyễn Văn Nho Đơn vị : Chi nhanh Việt PC nam Định Hình thức thanh toán : Tiền Mặt. STT Tên quy cách hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 1*2 Bộ máy tính ASEAN Main 865 GVSR/ CPU Ce2.0/RAM 128/K/M/CD/Mo Bộ 20 7.500.000 150.000.000 Cộng 150.000.000 Thuế suất thuế giá trị gia tăng (05%) Tiền thuế giá trị gia tăng : 7500.000 Tổng số tiền thanh toán : 157.500.000. Số tiền thanh toán bằng trữ : Một trăm năm mươi bảy triệu năm trăm nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (đã ký) (đã ký) (đã ký) Mẫu số 2: Công ty cổ phần Giải pháp mạng và phân phối máy tính Trụ Sở : Cụm 5 - Khối Yên Duyên - Yên Sở - Hoàng Mai - Hà Nội Điện Thoại : (04).6450563 Văn Phòng Giao Dịch : 151 - Lê Thanh Nghị - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện Thoại : (04).6283650 Phiếu xuất kho bảo hành Liên 2 : Giao khách hàng Ngày 02 tháng 12 năm 2003 Tên khách Nguyễn Văn Nho Số HĐ : 002020 Địa Chỉ : Chi nhán Việt PC Nam Định………Điện Thoại :……………… Tt Tên, quy cách hàng hoá SL Đơn giá Thành tiền Bảo hành 1 Xuất bộ máy tính ASEAN 20 7500000 150000000 Main INTEL 865 GVSR 36 Tháng CPU CE 2.0 36 Tháng RAM 128MB 36 Tháng HDD MAXTOR 7200 12 Tháng FDD 1.44 MB MITSUMI 6 Tháng CD 52X SAMSUNG 12 Tháng MONITOR 17’ LG 24 Tháng KEY+MOUSE MIT 6 Tháng CASE HERO 6 Tháng Tổng cộng : 150000000 Số tiền (bằng chữ) :………………………………………………………………………………………….. Ghi chú: - Giá trên chưa bao gồm VAT. Tỷ giấ thanh toấn là tỷ giấ USD bấn ra trên thị trường tự do tại thời điểm thanh toấn. KHÔNG BảO HàNH CáC TRường hợp sau: - Trên vật tư và thiết bị không có tem bảo hành hợp lệ (Tem bảo hành bị rách, tẩy xoá, không có chữ ký của nhà sản xuất, nhà cung cấp ). - Không có phiếu xuất kho hoặc phiếu bị sửa chữa, tẩy xoá . - Khách hàng tự động mở máy để sửa chữa (Các lỗi phần mềm , lỗi do người sử dụng, hoặc lỗi do virus gây ra…….). - Các hư hỏng, do rơi vỡ, do thiên tai, cháy nổ, nguồn điện, hoặc các nguyên nhân khác(Vật tư tiêu hao trong khi sử dụng - VD: mực in, đầu in kim, quạt, mouse……). - Hết thời hạn bảo hành. Lưu ý : Xin quý khách kiểm tra hàng trước khi mang hàng ra khỏi công ty - Hàng đã lấy không được trả lại. Người giao hàng Kế toán thủ kho Người nhận (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)P Mẫu số 3 Công ty CDN Địa chỉ: 151 Lê Thanh Nghị, Hà Nội Thẻ kho Tháng 12 năm 2003 Tên hàng hoá: Bộ máy tính ASEAN Đơn vị tính:Bộ Chứng từ Diễn giải Số lượng Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Tồn kho đầu tháng 12/03 32 02020 02/12 Việt PC Nam Định 20 12 02024 04/12 Siêu thị máy tính DTIC 3 9 ... ... ... 06/12 Siêu thị máy tính Dtic trả lại hàng 02 11 ... ... ... Căn cứ vào phiếu xuất kho và hoá đơn kế toán ghi: 1, Nợ TK 111: 50.000.000 Nợ TK 131: 107.500.000 Có TK 511 : 150.000.000 Có TK 333.1: 7500.000 2, Nợ TK 632 : 135.000.00 Có TK156: 135.000.000 + Bán buôn vận chuyển thẳng. Bán buôn vận chuyển thẳng là phương thức bán buôn mà công ty sau khi mua hàng hoá, nhận mua hàng về nhưng không nhập kho mà vận chuyển thẳng cho khách hàng. Đây là trường hợp khi nhân viên kinh doanh của nhận được hợp đồng của khách hàng đã đặt trước tiền hàng hoặc số lượng lớn hàng hoá, hoặc khách quen của công ty gọi hàng nhưng kho hết hàng thì bộ phận bán hàng hoặc những người có liên quan sẽ nhập hàng và chuyển thẳng đến địa điểm khách hàng yêu cầu mà không cần qua kho của công ty. Tuy nhiên khi hoạch toán kế toán vẫn ghi hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập, phiếu xuất kho...khi hàng được xác định là tiêu thụ,kế toán mới tiến hành hạch toán sang TK 632- trị giá vốn hàng bán. Đối với nghiệp vụ kế toán tiêu thụ này hạc toán tương tự như nghiệp vụ trên. 5.2. Hạch toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá tại Công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối mày tính. Hiện nay, Công ty CDN áp dụng hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp. Theo phương thức này việc bán lẻ chủ yếu diễn ra ở văn phòng công ty, khách hàng đến xem hàng nếu đồng ý về giá cả và chất lượng thì sẽ mua hàng nhân viên bán hàng thu tiền và trực tiếp giao hàng cho khách hàng. Tuy nhiên, đối với những khách hàng truyền thống thì Công ty vẫn có thể cho trả chậm. Với giá trị hàng bán ra thấp dưới mức qui định thì không phải lập hoá đơn, nhưng nếu khách hàng yêu cầu thì Công ty vẫn lập. Bảng kê bán lẻ hàng hoá cũng như hoá đơn GTGT đều là cơ sở để ghi vào Nhật ký chung, Nhật ký bán hàng, sổ chi tiết hàng hoá, là cơ sở để xác định doanh thu, giá vốn và thuế GTGT đầu ra phải nộp. Ví dụ: Ngày 29 tháng 12 năm 2003, Công ty CDN bán cho Công ty TNHH Vạn Phúc một bộ máy tính ASEAN và một bộ máy FAX UXP-220A, kế toán xuất hoá đơn GTGT số 002918. Từ hoá đơn GTGT kế toán vào sổ Nhật kí chung, nhật ký bán hàng, đồng thời vào bảng kê bán lẻ để đưa ra thông tin về số thuế GTGT đầu ra phải nộp, doanh thu và giá vốn. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán phản ánh vào sổ chi tiết hàng hoá (Qui trình giống như đối với nghiệp vụ bán buôn hàng hóa). Về hình thức thanh toán khi một nghiệp vụ bán hàng phát sinh có thể thu tiền ngay hay thanh toán chậm, vì vậy để theo dõi công nợ được chính xác kế toán của công ty mở sổ theo dõi phải thu của khách hàng TK 131 để phục vụ cho việc theo dõi thông tin khách hàng. Khi khách hàng thanh toán kế toán sẽ cập nhật các thông tin để đưa vào sổ này Ví dụ Ngày 15/12 Chi nhánh Việt PC Nam Định thanh toán nốt tiền hàng theo phiếu xuất ngày 2020 Ngày 02/12/03 kế toán thanh toán lập phiếu thu số 402 với số tiền là 107.500.000 theo mẫu sau Phiếu thu số 402 Đơn vị : CDN Mẫu số C21-H Họ tên ngưòi nộp tiền : Ngyễn Văn Nho Địa chỉ :Chi nhánh Việt PC Nam Định Lý do nộp : Trả tiền hàng Số tiền : 107.500.000 (Viết bằng chữ) Một trăm linh bảy triệu năm trăm nghìn đồng chẵn. Kèm theo : 01 chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền(Viết bằng chữ) Một trăm linh bảy triệu năm trăm nghìn đồng chẵn. Thủ trưởng đơn vị kế toán trưởng Người lập phiếu Người nộp (đã ký ) (đã ký ) (đã ký ) (đã ký ) Căn cứ vào phiếu thu kế toán định khoản và vào sổ chi tiết thanh toán với người mua, sổ quỹ tiền mặt Nợ TK 111: 107.500.000 Có TK 131(Việt PC): 107.500.000 . Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. Công ty CDN có chính sách giá mềm dẻo, áp dụng các phương thức thanh toán linh hoạt, nên thường chỉ có khoản hàng bán bị trả lại mới làm giảm trừ doanh thu của Công ty. Khi bán hàng cho khách, nếu như xảy ra sự cố gì mà nguyên nhân thuộc trách nhiệm của Công ty như: vi phạm hợp đồng, hàng kém phẩm chất hoặc không đúng chủng loại, qui cách đã ghi trong hợp đồng thì Công ty cho phép khách hàng trả lại một phần hay toàn bộ số hàng đã mua tuỳ theo mức độ vi phạm. Trị giá của hàng bán bị trả lại được hạch toán vào tài khoản giảm doanh thu. Khi phát sinh nghiệp vụ, người bán hàng sẽ lập biên bản trả lại hàng, sau đó kế toán lập phiếu nhập kho cho số hàng bán bị trả lại. Về phía khách hàng, Công ty sẽ thanh toán cho họ bằng tiền mặt hoặc trừ vào số nợ cũ mà khách hàng chưa thanh toán IV. Hạch toán kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần gải pháp mạng và phân phối máy tính 4.1 Hạch toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng tại Công ty bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ như: chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển hàng cho khách... Tài khoản được sử dụng để hạch toán chi phí bán hàng là TK 641, TK này được chi tiết thành 7 tài khoản cấp hai theo như qui định của Bộ tài chính. Căn cứ vào các chứng tứ gốc như: phiếu chi, bảng thanh toán tiền lương, BHXH, bảng trích khấu hao tài sản cố định, biên lai nộp thuế, kế toán vào sổ Nhật ký chung sau đó vào sổ chi tiết TK 641. Cuối tháng, kế toán lập bảng cân đối TK rồi đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết. Ví dụ sau sẽ minh hoạ cụ thể: Ngày 02/12/03 phát sinh chi phí vận chuyển cho chi nhánh Việt PC Nam Định theo hoá đơn ngày căn cứ vào chứng từ vận chuyển, kế toán định khoản: Nợ TK 641: 450.000 Có TK 111: 450.000 Ngày 10/12/2003, chi in tờ rơi quảng cáo cho Công ty, Căn cứ vào hoá đơn kế toán ghi: Nợ TK 641: 2.000.000 Nợ TK 133: 200.000 Có TK 111: 2.200.000 Kế toán ghi sổ Nhật ký chung, vào sổ cái TK 641 (Bảng 12), Sổ chi tiết chi phí bán hàng- tài khoản 641 Tháng 12 năm 2003 Chứng từ Diễn giải NKC TKĐƯ Số PS Số Ngày Trang Dòng Nợ Có 02/12 Chi vận chuyển cho khách 111 450.000 10/03 Chi in tờ rơi quảng cáo 111 2.000.000 .... Kết chuyển chi phí 911 39.237.000 Cộng PS trong tháng 39.237.000 39.237.000 . Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp tại bao gồm những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý chung của doanh nghiệp như: Chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý..... Tương tự như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty CDN cũng được theo dõi và tập hợp theo từng khoản mục. Công việc hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tương tự như hạch toán chi phí bán hàng. Tình hình hạch toán thực tế của công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối máy tính trong tháng 12/2003 Sổ Nhật Ký Chung Tháng 12/2003( Đơn vị tính 1.000đ) Ngàyghi sổ Chứng từ Diễn giải đã ghi sổ cái SH TK Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 1/12 2017 01/12 Xuất bộ máy tính Phải thu khách hàng TK 131 6.990 Doanh thu bán hàng TK 511 6657 Thuế VAT đầu ra TK 3331 333 Giá vốn hàng bán TK 632 6.750 Hàng hóa TK156 5500 1/12 2018 01/12 Xuất main all round Phải thu khách hàng TK 131 5.835 Doanh thu bán hàng TK 511 5557 Thuế VAT đầu ra TK 3331 556 Giá vốn hàng bán TK 632 5.406 Hàng hóa TK156 5406 T358 02/12 Thu tiền máy Fx 2015 TK 111 15.000 Bằng tiền mặt TK 131 15000 N 1987 02/12 Nhập linh kiện máy tính TK 156 38.900 VAT đầu vào TK 133 1.945 TT bằng tiền mặt TK 111 15845 Còn phải trả TK 331 25000 1 2019 02/12 Xuất CPUce 1.8 TK 131 12.064 Doanh thu bán hàng TK 511 11489 Thuế đầu ra TK3331 574 Giá vốn hàng bán TK 632 11.040 Hàng hoá TK156 11040 3 2020 ... Cộng sang trang ... Trang trước chuyển sang N 1989 04/12 Nhập main allround TK 156 27.034 VAT đầu vào TK 133 1.351 Phải trả người bán TK 331 28385 ..... Chi vận chuyển hàng TK 641 2.000 Bằng tiền mặt TK 111 2000 C 365 Chi trả lãi ngân hàng TK 642 4.200 TK 111 4200 ..... ..... Kết chuyển doanh thu thuần TK 511 TK 911 1.197.646 1.197.646 Kết chuyển giá vốn TK 911 TK 632 1.095.846 1.095.846 ...... Cộng phát sinh trong tháng Sổ cái Tài khoản 156- Hàng hoá Tháng 12 năm 2003 ( Đơn vị tính 1000đ) Chứng từ Diễn giải NKC TKĐƯ Số PS Số Ngày Trang Nợ Có Số dư đầu tháng 148.500 2017 01/12 Xuất máy tính bộ 01 632 6.750 2018 01/12 Xuất main allround 01 632 5.557 2019 01/12 Xuát cpu ce 1.8 01 632 11.489 2020 01/12 Xuất máy tính bộ 01 632 135.000 05/12 Nhập máy tính bộ 01 01 331 67.500 ...... Cộng PS trong tháng 1.085.321 1.095.846 Dư cuối tháng 137.975 Sổ cái tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán ” Tháng 12/2003 Đơn vị tính 1000đ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có Số Ngày 2017 01/12 Xuất bộ máy tính 156 6.750 2018 01/12 Xuất main allround 156 5.406 2019 02/12 Xuất CPU ce 1.8 156 11.040 2020 2/12 Xuất máy bộ 156 135.000 2021 2/12 Khách lẻ 156 520 2022 2/12 Xuất Ram 128 156 5.939 2023 2/12 Khách lẻ 156 4.080 2024 4/12 ABB 156 3.690 ... 5/12 156 2036 8/12 DTIC 156 7.207 ... 2046 12/12 Xuất Mouse mitsumi 156 2.419 ... 2058 14/12 Xuất HDD 40 maxtor 156 15.820 ... Kết chuyển giá vốn để XĐ kết quả 911 1.095.846 Cộng 1.095.846 1.095.846 Sổ cái Tài khoản 511 Đơn vị tính 1000đ Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang nhật ký Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 01/12 01/12 01/12 02/12 2017 2018 2019 2020 Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng ..... Kết chuyển giảm doanh thu Kết chuyển doanh thu để xác định KQKD. Cộng số phát sinh. 131 131 131 131 131 531 911 13.500 1.197.646 1.211.146 6.657 5.557 11.489 150.000 580 ... 1.211.146 Sổ cái Tài khoản 641-Chi phí bán hàng Đơn vị: 1000 đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang nhật ký Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Lương NV Bán hàng. Chi phí vật liệu Chi phí V/C bốc xếp. Chi phí K/H TSCĐ. Các chi phí khác ... K/C CFBH để XDKQKD Cộng số phát sinh. 334 152 111 214 111 15.129 1.128 5.580 3.200 22.200 39.237 39.237 39.237 Sổ cái tài khoản 642 Tháng 12 năm 2003 Đơn vị: 1000 đồng Chứng từ Diễn giải NKC TKĐƯ Số PS Số Ngày Trang Dòng Nợ Có 3/12 Chi tiếp khách 300 3/12 Chi lương nhân viên tháng 11 25000 15/12 Trả tiền điên thoại tháng 11 3.500.000 15/12 Trả tiền điện tháng 11 650.500 ... Chi phí ngân hàng 4300 ... Kết chuyển chi phí 52.793 Cộng PS trong tháng 52.793 52.793. Sổ cái Tài khoản 911-xác định kết quả kinh doanh Đơn vị: 1000 đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang nhật ký Tài khoản đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 30 Cuối kỳ K/C DT để XĐKQ. Cuối kỳ K/C giá vốn để XĐKQ. Cuối kỳ K/C chi phí bán hàng để XĐKQ. K/C chi phí quản lý doanh nghiệp để XĐKQKD. Kết quả kinh doanh Cộng số phát sinh. 511 632 641 642 421 1.095.846 39.237 52.730 9.833 1.197.646 1.197.646 1.197.646 3. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ Việc hạch toán kết quả tiêu của Công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối mày tính được hạch toán vào cuối mỗi tháng. Công việc của hạch toán kết quả tiêu thụ gồm có: kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả kết chuyển giá vốn sang tài khoản xác định kết quả kết chuyến chi phí bán hàng và chi phí quản lý sang tài khoản xác định kết quả. Xác định kết quả tiêu thụ . Cuối tháng, kế toán tổng hợp xác định kết quả tiêu thụ của Công ty và lập báo cáo kết quả kinh doanh. Tài khoản sử dụng để hạch toán kết quả tiêu thụ gồm : TK 911: Xác định kết quả kinh doanh TK 421: lợi nhuận chưa phân phối Phương pháp hạch toán Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết hàng bán bị trả lại, kế toán kết chuyển doanh thu các khoản hàng bán bị trả lại Kết quả hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng thuần Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp = - - - Nợ TK 511: Doanh thu Có TK 531: Hàng bán bị trả lại. Xác định doanh thu thuần và kết chuyển Nợ TK 511: Doanh thu Có TK 911: Xác định kết quả Kết chuyển giá vốn Nợ TK 911: Xác định kết quả Có TK 632: Giá vốn hàng bán trong kỳ Kết chuyển chi phí bán hàng Nợ TK 911: Xác định kết quả Có TK 641: Chi phí bán hàng phân bổ cho lượng hàng tiêu thụ trong kỳ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911: Xác định kết qủa Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ Xác định kết quả lãi hoặc lỗ Nợ TK 911 (nếu lãi) Có TK 421 Hoặc: Nợ TK 421 (nếu lỗ) Có TK 911 Tình hình thực tế của Công ty CDN tháng 12/2003 như sau; Kết chuyển giảm doanh thu Nợ TK 511: 13.500.000 Có TK 531: 13.500.000 Kết chuyển doanh thu thuần Nợ TK 511: 1.197.646.000 Có TK 911: 1.197.646.000 Kết chuyển giá vốn hàng bán Nợ TK 911:1.095.846.090. Có TK 632: 1.095.846.090. Kết chuyển chi phí bán hàng Nợ TK 911: 39.237.000 Có TK 641: 39.237.000 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911: 52.729.854 Có TK 642: 52.729.854 Kết chuyển lãi Nợ TK 911: 9.833.056 Có TK 421 (4212):9.833.056 Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 12/03 Đơn vị: 1000 đồng Công ty Cổ Phần giải pháp mạng và phân phối máy tinh Số 151 Lê Thanh Nghị- Hai Bà Trưng – HN Kết quả hoạt động kinh doanh Từ ngày: 01/12/2003 đến ngày: 31/12/2003 Mã Chỉ tiêu Số tiền 01 Tổng doanh thu 1.211.146 02 Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu 03 Các khoản giảm trừ (03=05+06+07) 05 - Giảm giá hàng bán 06 - Hàng bán bị trả lại 13.500 07 - Thuế tiêu thụ ĐB, thuế xuất khẩu phải nộp 10 1. Doanh thu thuần (10=01-03) 1.197.646 11 2. Giá vốn hàng bán 1.095.846 20 3. Lợi nhuận gộp (20=10-11) 101.799.910 21 4. Chi phí bán hàng 39.237 22 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 52.729.854 30 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9.833.056 phần III hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối máy tính I Nhận xét chung về tình hình hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối máy tính 1- Nhận xét chung về tình hình hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty CDN Những ưu điểm Công ty có được đội ngũ nhân viên kế toán trẻ tuy không có được nhiều kinh nghiệm nhưng năng động và nhiệt tình với công việc và ham học hỏi. Do vậy họ đã không ngừng cố gắng hoàn thành tốt công tác kế toán để không vi phạm các chế độ kế toán hiện hành. Đồng thời họ cũng luôn cập nhật theo các quy định và các chuẩn mực kế toán mới do bộ tài chính quy định. Họ thực sự đã góp một phần quan trọng trong thành công của Công ty những năm qua. Bộ máy kế toán được tổ chức một cách phù hợp: Hệ thống bộ máy kế toán của Công ty rất gọn nhẹ không kồng kềnh nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt một khối lượng công việc lớn. Công tác kế toán được phân công phù hợp với năng lực và trình độ của từng người, phát huy thế mạnh của mỗi nhân viên làm cho công việc đạt hiệu quả tốt. Phòng kế toán đã quản lý tốt tiền hàng, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty, Đặc biệt phòng kế toán còn có nhiệm vụ phân tích và đánh giá tình hình biến động về giá cả thị trường và đáp ứng kịp thời nhu cầu về thông tin cho ban quản trị của công ty. Sổ kế toán và hình thức ghi sổ : Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Hình thức này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh và bộ máy kế toán của Công ty. Tuy có ghi chép hơi nhiều song việc hạch toán lại đơn giản dễ thực hiện đặc biệt phù hợp với đội ngũ nhân viên trẻ tuy không có nhiều kinh nghiệm nhưng lại không ngại làm việc nên các chứng từ, sổ sách vẫn được đáp ứng tốt. Các chứng từ : Các chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán ban đầu được lập ra đều phù hợp với yêu cầu kinh tế và pháp lý của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ đươc phân loại hệ thống hoá theo từng nghiệp vụ kinh tế, theo thời gian phát sinh.... và được đóng thành tập theo từng tháng và theo thứ tự thời gian, thuận lợi cho việc tìm kiếm, kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Kể từ khi thành lập, công ty CDN đã không ngừng nỗ lực vươn lên và đã đạt được những kết quả đáng mừng đối với ban quản trị cũng như toàn thể các cán bộ nhân viên trong công ty. Ngoài những điểm mạnh nêu trên thì công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá vẫn còn những hạn chế cần được cải tiến và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả của công tác kế toán. Những tồn tại cần khắc phục. Bên cạnh những ưu điểm của mình, công tác hạch toán nói chung và hạch toán tiêu thụ hàng hoá, xác định kết quả tiêu thụ nói riêng còn có những hạn chế nhất định cần được cải tiến và hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường. Thứ nhất là công ty vẫn đang sử dụng tỉ giá thực tế để hạch toán các phát sinh ngoại tệ là chưa hợp lý: Các phát sinh của công ty về ngoại tệ là tương đối lớn . Hàng mua vào và bán ra trong công ty đều tính bằng đô la mỹ. Đó là những khoản phát sinh hàng ngày mà Công ty lại sử dụng tỉ giá thực tế để hạch toán. Điều này làm cho công việc ghi chép của nhân viên kế toán trở nên nặng nề, thường xuyên phải điều chỉnh lại tỉ giá dẫn đến dễ gây nhầm lẫn. Hơn nữa nhân viên kế toán lại không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên không thể cho được con số chính xác về việc điều chỉnh ngoại tệ trong các nghiệp vụ phát sinh. Công ty không sử dụng tài khoản 159 dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản 159 “ dự phòng giảm giá hàng tồn kho” là một tài khoản cần thiết phải có đối với một đơn vị kinh doanh thương mại. Việc Công ty CDN không mở tài khoản này sẽ gây lúng túng cho cho Công ty khi có tình huống bất thường xảy ra. Đặc biệt trong quá trình tiêu thụ hàng hoá thì các phát sinh công nợ xảy ra đối với CDN rất nhiều. Một trong những phương pháp tiêu thụ hàng hoá tốt của CDN là nhờ có chính sách công nợ vậy mà không hiểu nguyên nhân gì mà công ty vẫn chưa mở tài khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi theo em đó cũng là một thiếu sót lớn của công ty đặc biệt là của bộ phận kế toán trong công ty. Công ty không sử dụng tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ: Tài khoản 512 là tài khoản cần phải có với một doanh nghiệp như CDN, bởi vì Công ty này bán buôn hàng hóa rất nhiều cho các chi nhánh của Công ty. Việc hạch toán cả doanh thu bán hàng nội bộ vào TK 511 không đúng với qui định của Bộ tài chính. Chưa có chính sách chiết khấu: Công ty đã có các chính sách về giá cả, chính sách thanh toán... nhưng lại chưa áp dụng một biên pháp thúc đẩy tiêu thụ rất hữu hiệu là chiết khấu thanh toán cho những khoản thanh toán trước thời hạn và chiết khấu thương mại cho những khách mua hàng với số lượng lớn. Điều này làm cho hiệu quả kinh doanh giảm đi. Đặc biệt là việc thu hồi công nợ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Chưa tách riêng hoạt động bán buôn và bán lẻ: Công ty không tách riêng hoạt động bán buôn, bán lẻ, vì thế không phân biệt được doanh thu bán buôn và doanh thu bán lẻ trong tổng doanh thu thuần. Chưa phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Hiện nay, toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ đều được kế toán kết chuyển vào tài khoản 911 để xác định kết quả tiêu thụ. Trong trường hợp những chi phí này là nhỏ thì không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của Công ty nhưng nếu những chi phí này lớn thì sự ảnh hưởng của nó sẽ làm cho việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ là không chính xác. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối mày tính Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty CDN Tại Công ty CDN, nghiệp vụ tiêu thụ diễn ra hàng ngày, thường xuyên, liên tục. Công ty có nhiều mối quan hệ với khách hàng, đối tác, ngân hàng.... Việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời, chính xác cho chủ doanh nghiệp và các bên liên quan là một điều hết sức quan trọng. Trong hoạt động kinh doanh, kế toán đóng một vai trò không nhỏ vì nó là công cụ rất có hiệu lực giúp cho việc điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế bằng việc cung cấp và phân tích các số liệu để các nhà quản lý ra quyết định kinh doanh cho phù hợp. Qua các tài liệu kế toán, Công ty mới có được một đánh giá chính xác về thực trạng tình hình tài chính của mình cũng như phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh. Như vậy, hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ nói riêng là một yêu cầu thiết yếu, nhờ đó những người quản lý có thể nhận được những thông tin kịp thời nhất, chính xác nhất, đầy đủ nhất và đưa ra được những quyết định kinh doanh đúng đắn nhất, mang lại hiệu quả kinh doanh cao, ngày càng khẳng định được vị trí của Công ty trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối máy tính Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán: Việc áp dụng sổ Nhật ký Chung và Sổ Cái ở công ty hiện nay tương đối giống với mẫu sổ chế độ quy định, song chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho nhu cầu quản trị. Mỗi cột trên trang sổ đảm nhiệm một chức năng riêng, cột “ngày tháng ghi sổ” phản ánh mặt thời gian chứng từ gốc được vào sổ nhưng cũng rất quan trọng bởi đó là căn cứ để kiểm tra, đối chiếu các số liệu trên sổ Nhật ký Chung đã vào đủ Sổ Cái với các sổ, thẻ chi tiết, đồng thời nó còn cho thấy việc cập nhật chứng từ vào sổ như thế nào. Nhưng kế toán của công ty lại bỏ cột này nên khó có thể theo dõi được. Do vậy, để theo dõi một cách chi tiết, chính xác, phục vụ nhanh chóng cho quản trị nội bộ, Sổ Nhật kí Chung và Sổ Cái nên ghi thêm cột ngày tháng ghi sổ cho phù hợp và hoàn chỉnh theo đúng với mẫu được quy định của Bộ Tài Chính. Hoàn thiện phương pháp tính giá hàng xuất kho: Phương pháp tính giá hàng xuất kho hiện Công ty đang áp dụng là phương pháp giá thực tế đích danh. Cách này tuy độ chính xác không cao nhưng công việc của kế toán làm trở nên khá vất vả vì lượng hàng hoá hàng ngày ra vào kho là rất lớn và ở mức độ thường xuyên, liên tục nên để quản lý hết mã số hàng hoá để biết được đích danh giá nhập của hàng đó là một việc làm không phải đơn giản vì giá cả của hàng hoá lại biến đổi theo ngày, hơn nữa hiện nay công ty lại đang áp dùng hình thức kế toán thủ công. Bên cạnh đó, các sản phẩm tin hoc hay có giá cả thường xuyên biến động, số lượng và giá trị mỗi lần nhập, xuất hàng của Công ty lại thường lớn. Vì vậy, Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập kho (Giá bình quân liên hoàn). Sau mỗi lần nhập kho hàng hoá, kế toán tính lại giá thực tế bình quân và làm căn cứ để tính giá trị hàng hóa ngay sau lần nhập đó. Bằng phương pháp này, trị giá hàng hoá xuất kho sẽ được tính một cách chính xác, đồng thời, kế toán có thể theo dõi, phản ánh được tình hình nhập, xuất, tồn của hàng hoá về mặt giá trị, theo dõi sự biến động một cách thường xuyên, liên tục và kịp thời, vừa đảm bảo công tác kế toán được nhàn hơn. Theo phương pháp này, đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập được tính theo công thức sau: Giá đơn vị Giá thực tế hàng hoá tồn kho sau mỗi lần nhập bình quân = --------------------------------------------------------- sau mỗi lần nhập Lượng thực tế hàng hoá tồn kho sau mỗi lần nhập Hoàn thiện hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho Hàng tồn kho cuối kỳ là một tất yếu ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không một công ty nào có thể đảm bảo được rằng lượng hàng mua vào sẽ tiêu thụ hết ngay và với giá có lãi hay hoà vốn. Vì vậy, cuối mỗi niên độ kế toán sẽ xuất hiện một lượng hàng tồn kho và việc dự trữ hàng ở các doanh nghiệp thương mại đôi khi làm doanh nghiệp bị thiệt hại do các khoản giảm giá hàng tồn kho trên thị trường. Để tránh được thiệt hại đó, các doanh nghiệp cần phải trích lập dự phòng. Tại Công ty CDN, lượng hàng tồn kho cuối mỗi niên độ kế toán là không nhỏ. Do đó, cuối niên độ, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc rất cần thiết đối với Công ty CDN. Dự phòng giảm giá là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài sản do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng không chắc chắn. Như vậy, dự phòng giảm giá mới chỉ là việc xác nhận trên phương diện kế toán khoản giảm giá trị của tài sản chứ thực tế chưa xảy ra, bởi vì những tài sản này doanh nghiệp vẫn đang nắm giữ, đang chuyển đổi hay nhượng bán. Dự phòng giảm giá được lập cho các loại hàng hoá mà giá bán trên thị trường thấp hơn giá gốc ghi sổ kế toán. Những loại hàng hoá này thuộc sở hữu của doanh nghiệp có chứng cứ chứng minh hàng hoá tồn kho. Mức dự phòng cần lập cho từng loại hàng tồn kho, được căn cứ vào số lượng từng loại hàng tồn kho thực tế và mức giảm giá của từng loại hàng tồn kho tại thời điểm cuối niên độ kế toán ( không lấy phần tăng giá cả mặt hàng này để bù cho phần giảm giá của mặt hàng kia). Khi giá trị thuần có thể thực hiên được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Mức dự phòng Số lượng hàng tồn kho i Mức giảm giá giảm giá cần lập = giảm giá tại thời điểm lập X của hàng tồn cho hàng tồn kho i báo cáo tại chính năm kho i Trong đó: Mức giảm Giá gốc ghi sổ Giá thực tế trên giá của hàng = kế toán của - thị trường của tồn kho i hàng tồn kho i hàng tồn kho i Công ty có thể lập bảng tính trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho những mặt hàng cần lập dự phòng giảm giá theo mẫu sau: Biểu 3: Mẫu bảng tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bảng tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho STT Mặt hàng Mã Đơn giá hàng tồn Giá thị trường Số dự phòng năm cũ còn lại Số dự phòng cần lập cho niên độ tới Số phải trích lập thêm Số được hoàn nhập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tổng Ngày tháng năm 2003. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Để hạch toán khoản dự phòng này, Công ty phải bổ sung tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào hệ thống tài khoản của mình. TK 159 có kết cấu như sau: Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không dùng đến. Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Dư Có: Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn. Phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau: Cuối niên độ kế toán, phản ánh số dự phòng đã xác định cho các mặt hàng cần lập dự phòng: Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng bán Có TK 159: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chi tiết từng loại) Trong niên độ kế toán tiếp theo, khi xuất bán các loại hàng tồn kho, bên cạnh bút toán phản ánh giá vốn hàng tồn kho xuất bán, kế toán phải ghi bút toán hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập của những hàng tồn kho này (nếu có) Nợ TK 159: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã bán (Chi tiết từng loại) Có TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng bán Cuối niên độ kế toán tiếp theo, : - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán ( Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi: Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 – Giá vốn hàng bán ( Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Hoàn thiện hạch toán doanh thu nội bộ Hiện Công ty CDN không sử dụng tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ mà hạch toán toàn bộ doanh thu vào tài khoản 511. Điều này là trái với qui định của Bộ Tài chính. Hơn nữa, lượng doanh thu nội bộ của Công ty phát sinh là rất lớn do Công ty bán buôn hàng hóa cho các chi nhánh của mình. Vì vậy, theo em Công ty nên hạch toán riêng khoản doanh thu nội bộ này. Tài khoản được sử dụng để hạch toán doanh thu nội bộ là TK 512 - Doanh thu nội bộ: Dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thu nội bộ doanh nghiệp. Nội dung phản ánh của tài khoản 512 tương tự như tài khoản 511 Phương pháp hạch toán cho khoản doanh thu nội bộ Trường hợp của Công ty CDN là trường hợp tiêu thụ nội bộ giữa đơn vị hạch toán độc lập với đơn vị cấp trên. Khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho các đơn vị hạch toán độc lập là chi nhánh của Công ty…kế toán ghi: BT1) Phản ánh giá vốn Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán. Có TK 1561: Trị giá mua của hàng xuất. BT2) Phản ánh doanh thu nội bộ Nợ TK 111,112,1368…Số tiền phải thu nội bộ. Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ. Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu nội bộ về TK 511 để xác định doanh thu và kết quả tiêu thụ của Công ty Nợ TK 512 Có TK 511 2.5 Hoàn thiện hạch toán chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại Như đã đề cập ở trên, Công ty chưa có chế độ chiết khấu cho những khách hàng thanh toán trước thời hạn và những khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Theo qui định của Bộ Tài chính, chiết khấu thanh toán là khoản tiền thưởng cho khách hàng tính trên tổng tiền hàng mà họ đã thanh toán trước thời hạn qui định còn chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp giảm trừ hoặc thanh toán cho khách hàng do họ đã mua hàng với khối lượng lớn. Hoàn thiện hạch toán chiết khấu thanh toán: Thực chất thì số tiền chiết khấu thanh toán là chi phí cho việc Công ty sớm thu hồi được vốn bị khách hàng trả chậm chiếm dụng. Biện pháp này nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán, thúc đẩy vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, theo em , Công ty nên chiết khấu thanh toán cho những khách hàng thanh toán sớm. Công ty có thể căn cứ vào thời gian thanh toán và hình thức thanh toán mà đưa ra một tỉ lệ chiết khấu phù hợp. Tỉ lệ này không nên quá thấp để thúc đẩy khách hàng và cũng không nên quá cao để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Khi chiết khấu thanh toán cho khách hàng, trình tự hạch toán kế toán như sau: Khi chấp nhận chiết khấu cho khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 635: Tổng số chiết khấu cho khách hàng Có TK 111, 112: Trả tiền cho khách hàng Có TK 131: Trừ vào số tiền phải thu của người mua Có TK 3388: Số chiết khấu chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho người mua Cuối kì, kế toán kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 635: Chi phí hoạt động tài chính Hoàn thiện hạch toán chiết khấu thương mại Thực chất thì chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp thưởng cho khách hàng do khách hàng đã mua hàng với số lượng lớn. Đây cũng là một trong những biện pháp kích thích tiêu thụ có hiệu quả cao cho nên theo em Công ty CDN nên xây dựng một chính sách cho biện pháp này. Để hạch toán khoản chiết khấu thương mại, Công ty cần thêm vào hệ thống tài khoản của mình tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại. Kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán Phương pháp hạch toán như sau: - Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 521 : Số chiết khấu thương mại chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Có TK 111, 112...: Nếu thanh toán cho khách bằng tiền Có TK 131: Nếu trừ vào khoản phải thu của khách hàng Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang tài khoản doanh thu: Nợ TK 511 Có TK 521: Kết chuyển chiết khấu thương mại trong kỳ 2.7. Hoàn thiện việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty hiện nay vẫn tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản ký doanh nghiệp phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911, việc hạch toán như vậy sẽ làm cho kết quả kinh doanh trong ký được xác định là không phản ánh đúng thực tế. Vì vậy, theo em, Công ty cần phân bổ các chi phí này cho số hàng tiêu thụ trong kỳ và số hàng tồn kho nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Khi phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, có thế áp dụng công thức sau: Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng (Chi phí QLDN) = (Chi phí QLDN) + (Chi phí QLDN) - chi phí QLDN) phân bổ cho hàng đầu kỳ phát sinh trong kỳ phân bổ cho hàng bán ra tồn kho cuối kỳ Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng (Chi phí QLDN) + (Chi phí QLDN) (Chi phí QLDN) đầu kì phát sinh trong kỳ Trị giá phân bổ cho hàng = ----------------------------------------------- x hàng tồn kho tồn kho cuối kỳ Trị giá hàng tiêu + Trị giá hàng tồn thụ trong kỳ kho cuối kỳ Phương pháp hạch toán như sau: Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ và định khoản: Nợ TK 911: Lượng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ Nợ TK 1422: Lượng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng tồn kho cuối kỳ Có TK 641: Chi phí bàn hàng phát sinh trong kỳ Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ Việc hạch toán như trên sẽ làm cho lợi nhuận thực tế của Công ty chính xác hơn, đảm bảo nguyên tắc phù hợp. Một số kiến nghị khác Trên đây là một số ý kiến của em nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa mảng hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty. Bên cạnh đó, có một thực tế là công tác kế toán và công tác quản lý trong doanh nghiệp có mối quan hệ biện chứng khăng khít với nhau. Do đó, theo em Công ty nên tăng cường hoàn thiện công tác quản lý của mình và áp dụng kế toán quản trị vào quản lý doanh nghiệp. Nền kinh tế đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với những thuộc tính vốn có của nó. Trong bối cảnh như vậy, kế toán quản trị được hình thành, phát triển một cách tất yếu và ngày càng khẳng định được những ưu điểm của nó trong những năm qua. Chức năng của kế toán quản trị là cung cấp và truyền đạt các thông tin kinh tế về một tổ chức cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Khác với kế toán tài chính, kế toán quản trị cung cấp những thông tin về kinh tế tài chính một cách cụ thể, chi tiết và nó sử dụng một số nội dung của khoa học khác như khoa học thống kê, kinh tế ngành, quản trị kinh doanh… nên nó được coi như một hệ thống trợ giúp các nhà quản trị ra quyết định tối ưu. Kế toán quản trị thu thập, xử lý và thiết kế thông tin kế toán để lập các báo cáo phù hợp với nhu cầu cụ thể của các nhà quản trị, các cấp trong doanh nghiệp, khi sử dụng những thông tin chi tiết đã tóm lược theo yêu cầu sử dụng nhà quản trị sẽ thấy được ở đâu có vấn đề cần giải quyết nhanh chóng, cần cải tiến kịp thời để có hiệu quả. Vì vậy mà áp dụng kế toán quản trị trong Công ty là một việc rất nên làm. Về đầu ra thì Công ty chỉ có hai hình thức là bán buôn và bán lẻ. Để thúc đẩy tiêu thụ thì theo em Công ty nên đa dạng hoá hình thức tiêu thụ bằng cách mở đại lý . Trên thực tế thì Công ty vẫn có những đại lý, đó chính là các chi nhánh của Công ty. Song Công ty lại không gửi bán qua chi nhánh. Quan hệ giữa Công ty với chi nhánh chỉ là quan hệ bên mua – bên bán. Các chi nhánh thực chất chỉ là khách hàng quen thuộc của Công ty. Do chỉ là người mua hàng nên các đại lý có quyền tự điều chỉnh giá bán hàng hoá theo ý. Điều này có thể dẫn đến một số bất lợi cho Công ty. Vì vậy, theo em thì Công ty nên thực hiện phương thức gửi hàng qua đại lý đối với các chi nhánh của mình và ấn định một giá bán cho phù hợp đồng thời cho chi nhánh hưởng một tỷ lệ hoa hồng tính vào chi phí bán hàng. Bên cạnh đó, Công ty CDN có nhiều nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ, vì vậy, nên sử dụng tỉ giá hạch toán đối với các phát sinh ngoại tệ. Kết luận Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề thực tập với đề tài: “Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối máy tính”. Kết hợp giữa việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Công ty CDN về các mặt hoạt động nhất là công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ta thấy để đạt được mục tiêu sống còn của mình là lợi nhuận, doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá, trang trải các khoản chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi thực sự cùng với việc theo dõi và quản lý chính xác khoa học không phải là vấn đề đơn giản. Ngày nay tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ nói riêng đã và đang là một công cụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu đó. Trong chuyên đề này em đã làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ như sau: Về lý luận: trình bày cơ sở lý luận chung về tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp thương mại. Về thực tiễn : chuyên đề đi sâu vào cụ thể hoá phần lý luận bằng công tác tiêu thụ và xác định kết tiệu thụ tại Công ty cổ phần giải pháp mạng và phân phối máy tính. Trên cơ sở thực tiễn đó chương III trình bày một số hạn chế và biện pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty CDN. Mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - ThS. Phạm Thành Long cùng sự giúp đỡ của các cán bộ kế toán tại Công ty CDN, song do kiến thức còn hạn chế và bước đầu đi từ lý luận vao thực tế còn bỡ ngỡ nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy cô và những người quan tâm. mục lục Lời mở đầu........................................................................................................ 1 Phần một Thực trạng hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty C i- lịch sử hình thành, phát triển và tổ chức bộ máy quản lý của Công ty FINTEC ảnh hưởng đến hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty FINTEC.........................3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty FINTEC.......................................5 ii- đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty FINTEC ảnh hưởng đến hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.............................................................8 Hàng hoá và các kênh phân phối của Công ty FINTEC........................9 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán của Công ty FINTEC..........................10 iii- hạch toán tiêu thụ tại Công ty FINTEC Phương thức tiêu thụ hàng hoá và tạì khoản sử dụng...........................12 Chính sách giá cả, phương thức thanh toán và phương pháp tính giá vốn hàng tiêu thụ tại Công ty FINTEC...................................................13 Thực trạng hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty FINTEC.............14 iv- hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty FINTEC Hạch toán chi phí bán hàng......................................................................37 Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.................................................38 v- hạch toán kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty FINTEC Tài khoản sử dụng......................................................................................40 Phương pháp hạch toán.............................................................................40 phần hai hoàn thiên hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty FINTEC Đánh giá thực trạng hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty FINTEC Những ưu điểm..........................................................................................46 Những tồn tại cần khắc phục....................................................................48 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty FINTEC Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty FINTEC..................................................................50 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty FINTEC...........................................................51 Lời kết...............................................................................................................65 tài liệu tham khảo............................................................................................66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29291.doc
Tài liệu liên quan