Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu

Để trở thành công cụ quản lý thực sự có hiệu lực, kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng phải luôn được cải tiến và hoàn thiện. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành chính xác, đầy đủ là một điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng, kịp thời các thông tin, giúp cho nhà quản lý có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu, được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn và các anh, chị, cô, chú phòng kế toán - tài vụ, em đã nhận thức được mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động kế toán tại Công ty; sự cần thiết, tầm quan trọng của kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.

doc77 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h KPCĐ cho Kem xốp 300g. 3382 205.377 1110 28/02 Trích BHXH cho Kem xốp 300g 3383 1.643.015 1110 28/02 Trích BHYT cho Kem xốp 300g 3384 205.377 .......... 1112 28/02 Lương T02/09 cho bánh cao cấp 334 31.787.465 ..... 1115 28/02 Lương T02/09 cho kẹo SCL 334 55.286.652 1118 28/02 Lương T02/09 cho bột canh iôt 334 156.895.746 ... 28/02 Kết chuyên chi phi nhân công 154 1.284.458.952 Cộng phát sinh 1.284.458.952 1.284.458.952 Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty được kế toán khái quát qua sơ đồ sau: Sơ dồ 07: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của Công ty TK 334 TK 335 TK 622 Tiền lương và phụ cấp Tính trước lương CNSX Các khoản trích Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp phải trả cho CNSX theo lương CNSX TK 154 TK 338,211,111,112 2.1.3.3. Nội dung phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung Khoản mục chi phí sản xuất chung của Công ty gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu phụ, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao Tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627- “Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản 627 có kết cấu và nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung; Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường ; Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154, hoặc vào bên Nợ TK 631. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết như sau: TK 6271: Chi phí nhân viên xí nghiệp, TK 6272: Chi phí vật liệu phụ, TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ, TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ, TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài, TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. a) Chi phí nhân viên xí nghiệp bao gồm: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý xí nghiệp sản xuất. Cách tính lương cơ bản và lương thực tế của nhân viên quản lý xí nghiệp sản xuất cũng giống như cách tính lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Cụ thể, tại Xí nghiệp bột canh: Với số liệu cụ thể, kế toán viên sẽ ghi vào sổ nhật ký chung bằng bút toán: Nợ TK 6271 - XN bột canh: 17.281.053 Có TK 334 : 15.673.310 Có TK 3382 : 160.745 Có TK 3383 : 1.286.254 Có TK 3384 : 160.745 Cuối tháng, kế toán thực hiện tổng hợp số liệu, chọn mục "Các bút toán kết chuyển tự động" (kết chuyển 6271 sang 1544, tích vào ô đó) và yêu cầu phần mềm tạo các bút toán kết chuyển: Nợ TK 1544 - XN bột canh : 17.281.053 Có TK 6271 - XN bột canh: 17.281.053 Máy sẽ tự động kết chuyển số liệu vào sổ cái các tài khoản liên quan: TK 627, TK 1541, TK 334… Tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châi tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất chung là: sản lượng sản phẩm hoàn thành không quy đổi. Việc phân bổ dựa trên tiêu thức này làm cho việc tính toán mức phân bổ đơn giản hơn. Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung như sau: Chi phí sản xuất chung Phân bổ cho từng loại sản phẩm theo từng yếu tố chi phí = Chi phí sản xuất chung theo từng yếu tố cần phân bổ Tổng sản lượng không quy đổi của tất cả các loại sản phẩm. Chi phí sản xuất chung Phân bổ cho từng loại sản phẩm theo từng yếu tố chi phí = Chi phí sản xuất chung theo từng yếu tố phân bổ cho 1 kg sản phẩm x Sản lượng không quy đổi từng loại sản phẩm b) Chi phí nguyên vật liệu phụ dùng chung cho xí nghiệp Nguyên vật liệu dùng chung cho xí nghiệp bao gồm: các loại phụ tùng thay thế, nhiên liệu (gas hóa lỏng,..)… dùng để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc ở xí nghiệp. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào Phiếu xuất kho vật liệu phụ để hạch toán. Ví dụ: Căn cứ vào “Phiếu xuất kho phụ tùng thay thế cho xí nghiệp bột canh” số 19 ngày 25/02/2009 kế toán sẽ phản ánh trên nhật ký chung bằng bút toán: Nợ TK 6272 - XN bột canh: 70.128 Có TK 1524 : 70.128 Sau đó máy sẽ tự động nhập bút toán trên vào sổ cái TK 627 và sổ cái TK 152 cũng như sổ chi tiết nguyên vật liệu. Trong tháng 02/2009 số liệu về chi phí nguyên vật liệu dùng chung cho xí nghiệp sẽ được kế toán tính toán như sau: Xí nghiệp bánh kem xốp: 4.187.970 Xí nghiệp bột canh : 2.871.548 ……. Kế toán viên thực hiện bút toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu: Nợ TK 1544 : 2.871.548 Có TK 6272 - XN bột canh: 2.871.548 c) Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất TK 153 – “Công cụ dụng cụ” được Công ty sử dụng như một tài khoản phản ánh giá trị nhập - xuất - tồn công cụ dụng cụ và vật rẻ tiền mau hỏng. Khác với nguyên vật liệu, tiểu khoản của TK 153 được mã hóa theo chữ cái như: TK 153b: Bút bi, TK 153c: Chổi đồng, TK 153g: giấy văn phòng. .... Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào Phiếu xuất kho công cụ dụng cụ đó để hạch toán. Ví dụ: căn cứ vào Phiếu xuất kho số 04 ngày 12/02/2009 cho xí nghiệp bột canh, kế toán phản ánh bằng bút toán: Nợ TK 6273 - XN bột canh: 51.782 Có TK 1524 : 51.782 Sau đó máy sẽ tự động nhập bút toán trên vào sổ cái TK 627 Trong tháng 02/2009 số liệu về công cụ dụng cụ cho từng xí nghiệp sẽ được kế toán tính toán như sau: Xí nghiệp bánh kem xốp: 578.482 Xí nghiệp bột canh : 211.879 …….. Kế đó, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí công cụ dụng cụ dùng cho xí nghiệp bột canh bằng bút toán: Nợ TK 1544 : 211.879 Có TK 6273 - XN bột canh: 211.879 d) Chi phí khấu hao tài sản cố đinh (TSCĐ) Chi phí này bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các xí nghiệp sản xuất quản lý và sử dụng. Việc trích khấu hao được thực hiện theo Quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 cảu Bộ trưởng Bộ Tài chính. Công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, do đó mức khấu hao của tài sản trong một năm được tính là: Mức khấu hao TSCĐ 1 năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng (năm) Mức khấu hao phải trích hàng tháng của toàn bộ tài sản cố định trong Công ty là: Mức khấu hao TSCĐ 1 tháng = Mức khấu hao TSCĐ 1 năm 12 (tháng) Với phương pháp tính trên, kế toán TSCĐ sẽ tính mức khấu hao năm của TSCĐ ngay trên “Thẻ TSCĐ”, từ đó tính ra mức khấu hao hàng tháng của TSCĐ đó. Để tính ra được mức khấu hao TSCĐ của từng xí nghiệp trong tháng, kế toán cộng dồn các mức khấu hao TSCĐ theo tháng sử dụng trong xí nghiệp. Tuy nhiên , kế toán không sử dụng “Bảng phân bổ khấu hao”. Cụ thể, trong tháng 02/2009 chi phí khấu hao TSCĐ được tính là: Xí nghiệp bột canh : 75.298.000 Xí nghiệp bánh kem xốp: 140.000.000 …. Căn cứ vào mức khấu hao TSCĐ trong tháng kế toán TSCĐ nhập vào nhật ký chung bằng bút toán: Nợ TK 6274 - XN bột canh : 75.298.000 Có TK 2144 : 75.298.000 Kế đó, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí khấu hao TSCĐ cho từng xí nghiệp: Nợ TK 1544 : 70.000.000 Có TK 6274 - XN bột canh: 70.000.000 Để vào số liệu cho một TSCĐ trên phần mềm, kế toán vào phân hệ kế toán TSCĐ/ tính khấu hao TSCĐ, đánh dấu vào tài sản đó và khai báo các thông tin do máy đưa ra. Máy sẽ tự động nhập bút toán và cho ra sổ cái TK 627, TK 154. e) Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài là chi phí về điện và nước. Tại mỗi xí nghiệp đều được trang bị đồng hồ đo lượng điện, nước tiêu hao trong quá trình sản xuất. Xí nghiệp sử dụng hết bao nhiêu thì phân bổ hết cho từng sản phẩm theo sản lượng thực tế theo công thức: Chi phí điện (nước) để sản xuất sản phẩm(i) = Sản lượng thực tế sản phẩm (i) (tấn sp) x Lượng điện (nước) tiêu hao cho 1 tấn sp x Đơn giá Lượng điện (nước) tiêu hao cho 1 tấn sản phẩm = Tổng điện năng tiêu dùng của phân xưởng (kwh) Tổng sản lượng thực tế của phân xưởng (tấn sp) Cuối tháng, căn cứ vào các đồng hồ công tơ điện, nhân viên trong phòng kỹ thuật và nhân viên chi nhánh điện sẽ tính ra lượng hao phí điện năng và tổng số tiền Công ty phải thanh toán cho chi nhánh điện trong tháng. Để từ đó, kế toán viên sẽ tính ra đơn giá điện bình quân trong tháng cho các xí nghiệp. Sau đó, từ bảng “Định mức tiêu hao điện và nước” do Phòng kế hoạch - vật tư lập và các phiếu nhập kho sản phẩm, kế toán tính ra chi phí điện, nước cho sản xuất cho các xí nghiệp. Đối với xí nghiệp bột canh, kế toán ghi bút toán: Nợ TK 1544 : 9.587.000 Có TK 6277 - XN bột canh: 9.587.000 f) Chi phí bằng tiền khác Chi phí bằng tiền khác được tập hợp trực tiếp cho từng xí nghiệp sản xuất. Trong tháng 02/2009 số liệu về chi phí bằng tiền khác từng xí nghiệp sẽ được kế toán tính toán. Tiếp đó, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí bằng tiền khác từng xí nghiệp. Đối với xí nghiệp bột canh, kế toán ghi bút toán: Nợ TK 1544 : 9.000.000 Có TK 6278 - XN bột canh: 9.000.000 Sau khi đã có số liệu các chi phí sản xuất chung, máy sẽ tự động vào Sổ cái TK 627 (Biểu 11) Biểu 11: Mẫu sổ cái TK 627 Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu SỔ CÁI TK 627 Từ ngày 01/02/2009 đến ngày 28/02/2009 Đơn vị tính: đồng Chứng Từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Ngày Số Nợ Có 28/02/09 9 Xuất vật liệu cho XN bột canh 1524 2 871 548 …….. …….. Cộng đối ứng tài khoản 82 815 416 28/02/09 111 Trích KHTSCĐ T02/09 XN bột canh 214 75 298 000 ………. …….. Cộng đối ứng tài khoản 650 000 000 28/02/09 Lương quản lý XN bột canh 334 17 281 053 ………. ……. Cộng đối ứng tài khoản 115 491 423 28/02/09 Trích KPCĐ quản lý XN bột canh 3382 198 842 ……. ……. Cộng đối ứng tài khoản 10 572 000 28/02/09 Trích điện, nước T02/09 XN bột canh 3352 9 587 000 ……….. ………. Cộng đối ứng tài khoản ………. 152 128 000 ……… Đồng thời, các số liệu về chi phí sản xuât chung cũng được tự động kết chuyển sang sổ cái TK 154 (Biểu 12). Biểu 12: Mẫu Sổ cái TK 154 Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu SỔ CÁI TK 154 Từ ngày 01/02/2009 đến ngày 28/02/2009 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH Ngày Nợ Có 28/02 K/c CPNVLTT XN bánh kem xốp 6211 489.475.280 28/02 K/c CPNCTT XN bánh kem xốp 6221 24.127.695 28/02 K/c CPSXC XN bánh kem xốp 6271 1.710.943 ........................... 28/02 K/c CPNVLTT XN bánh cao cấp 6212 1.408.975.676 28/02 K/c CPNCTT XN bánh cao cấp 6222 223.264.184 ................ 28/02 K/c CPNVLTT XN gia vị thực phẩm 6215 3.852.698.796 ........... 28/02 Nhập kho kem xốp 300g 155 525.284.351 28/02 Nhập kho kẹo sôcôla 155 858.896.423 28/02 Nhập kho bột canh iôt 155 2.569.458.798 ........................... ............ Cộng phát sinh 12.636.958.884 12.636.958.884 Chi phí sản xuất chung của Công ty được hạch toán khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 08: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung của Công ty TK 334,338 TK 1521,153 TK 142, 335 TK 111, 112, 331 TK 627 TK 154 Chi phí nhân viên Chi phí VL, dụng cụ Chi phí theo dự toán Các khoản ghi giảm CFSX chung (phế liệu thu hồi, vật tư xuất dùng không hết) Kết chuyển chi phí Chi phí sản xuất chung khác sản xuất chung VAT khấu trừ TK 133 TK 111,112,152 2.1.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang là bước cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất chung sau khi đã phản ánh đầy đủ và phân bổ hợp lý cho từng loại sản phẩm thì kế toán viên tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất. Căn cứ vào số liệu tập hợp trên các TK 621, TK 622, TK 627, cuối tháng máy tự kết chuyển các chi phí tương ứng sang tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” (TK 154 - chi tiết theo từng xí nghiệp). Đồng thời, các chi phí này được máy tự động kết chuyển sang “Bảng kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm”. Công ty không mở sổ chi tiết chi phí sản xuất chung theo từng xí nghiệp. Chi phí sản xuất chung ngay từ khi phát sinh đã được kế toán ghi rõ là phát sinh tại xí nghiệp nào trong phần diễn giải khi phản ánh các bút toán. Vì vậy, để tính chi phí sản xuất chung của từng xí nghiệp, kế toán Công ty không phân bổ mà làm thủ công như sau: Trên sổ cái TK 6271, kế toán sẽ cộng thủ công ngoài Excel sô tiền lương và các khoản trích theo lương nhân viên quản lý xí nghiệp đã đượcghi rõ trong cột diễn giải để tính ra chi phí nhân viên quản lý xí nghiệp Trên sổ cái TK 6272, kế toán cộng thủ công ngoài Excel tất cả các chi phí nguyên vật liệu dùng chung ở xí nghiệp đã được ghi rõ trong cột diễn giải để tính ra chi phí nguyên vật liệu dùng chung cho xí nghiệp đó Tương tự như trên ở sổ cái TK 6273, TK 6274, TK 6277, TK 6278 đối với các xí nghiệp còn lại. Từng yếu tố chi phí sản xuất chung của một xí nghiệp được phân bổ cho các sản phẩm sản xuất ra dựa trên tiêu thức phân bổ là số lượng sản phẩm không quy đổi. Việc phân bổ dựa trên tiêu thức này làm cho việc tính toán, phân bổ đơn giản, thuận tiện hơn. Tuy nhiên, các sản phẩm này khác nhau về chất lượng, quy cách, việc phân bổ là sản lượng sản phẩm không quy đổi sẽ làm chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm trở nên thiếu hợp lý Công thức phân bổ như sau: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho 1 kg sản phẩm theo từng yếu tố chi phí = Chi phí sản xuất chung theo từng yếu tố cần phân bổ Tổng sản lượng không quy đổi của tất cả các loại sản phẩm Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm theo từng yếu tố chi phí = Chi phí sản xuất chung theo từng yếu tố phân bổ cho 1 kg sản phẩm x Sản lượng không quy đổi từng loại sp Kế toán cũng phân bổ chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác của xí nghiệp tương tự cho tất cả các loại sản phẩm. Biểu 13: Mẫu Bảng kết chuyển chi phí và tính giá thành Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu BẢNG KẾT CHUYỂN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Xí nghiệp bánh kem xốp Tháng 02/2009 Sản lượng (kg) : Kem xốp canxi 45g: 1 122; Vani 400g: 35 445; Kem xốp 300g: 41 897; Hương Thảo 250g:2 050, ….. Đơn vị tính: đồng Ngày TK Nợ TK Có Kem xốp Canxi 45g Vani 400g Kem xốp 300g Hương Thảo 250g …… Cộng chi phí 28/02/2009 1541 6211 11 997 294 344 191 810 482 290 835 13 948 304 ……. 1 530 483 788 28/02/2009 1541 6221 1 591 561 45 134 287 35 707 350 2 610 390 …… 226 484 678 28/02/2009 1541 6271 100 163 3 164 233 5 603 860 183 007 …… 15 002 116 28/02/2009 1541 6272 47 840 1 511 319 4 828 085 87 409 ……. 7 165 398 28/02/2009 1541 6273 12 306 388 747 515 585 22 484 ……. 1 843 110 28/02/2009 1541 6274 467 360 14 764 337 20 970 225 853 911 ……. 70 000 000 28/02/2009 1541 6277 169 211 5 345 533 37 258 371 309 165 ….. 25 344 000 28/02/2009 1541 6278 66 766 2 109 191 2 859 576 121 987 ……. 10 000 000 Tổng cộng 14 452 501 416 609 457 590 033 887 18 136 657 ……. 1 886 323 090 Do đặc điểm sản xuất của Công ty là sản phẩm dở dang rất ít và ổn định (hầu như không có). Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất do những nguyên nhân về kỹ thuật hoặc do một số nguyên nhân nào đó làm gián đoạn các quy trình sản xuất nên tạo ra sản phẩm dở dang. Do vậy, tuỳ thuộc vào tính chất của sản phẩm mà Phòng kỹ thuật đánh giá mức độ hoàn thành là bao nhiêu phần trăm. Khi đó, sản phẩm dở dang được đánh giá như sau: Chi phí NVL Chi phí NVLTT _ Chi phí NVL Số lượng trực tiếp của dở dang đầu kỳ + PS trong kỳ sản phẩm sản phẩm = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ ´ dở dang dở dang Số lượng sản Số lượng sản cuối kỳ cuối kỳ phẩm hoàn thành + phẩm dở dang Chi phí NCTT Tổng chi phí NCTT Số lượng sản của sản phẩm = ¾¾¾ ¾¾¾¾¾¾¾ ´ phẩm dở dang dở dang Tổng số sản phẩm quy đổi quy đổi Chi phí SXC Tổng chi phí SXC Số lượng của sản phẩm = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ ´ sản phẩm dở dang Tổng số sản phẩm quy đổi dở dang Tổng sản Số lượng sp Số lượng sp phẩm quy = nhập kho + dở dang đổi quy đổi quy đổi Số lượng sp Số lượng Hệ số % hoàn thành dở dang = sản phẩm ´ quy đổi ´ của sản phẩm quy đổi dở dang dở dang 2.2. Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu 2.2.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm Căn cứ vào đặc điểm sản xuất tại Công ty là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trên các dây chuyền công nghệ có sự tách bạch về mặt thời gian, quá trình sản xuất ngắn, liên tục, có nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau. Do vậy, đối tượng tính giá được xác định cũng là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó là từng loại sản phẩm nhập kho. Cụ thể: Ở xí nghiệp bánh kem xốp, đối tượng tính giá thành là từng loại bánh: Kem xốp Canxi 45g, Hương Thảo 250g, Kem xốp hộp brittles 225g, Vani 400g,... Ở xí nghiệp bánh cao cấp, đối tượng tính giá thành là các loại bánh:: Lương khô tổng hợp, Chocolate viên 300g, Bánh mềm 200g... Ở xí nghiệp kẹo, đối tượng tính giá thành là các loại kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo nhân chocolate,.. Ở xí nghiệp bột canh, đối tượng tính giá thành là: Bột canh Iốt, bột canh thường, bột canh cao cấp, … Ở xí nghiệp bánh mỳ, đối tượng tính giá thành là các loại: bánh mỳ Stars, bánh mỳ Bibi, Uross đậu đỏ, Uross cốm,... Để đáp ứng yêu cầu hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, cũng như yêu cầu về quản lý, Công ty tính giá thành theo kỳ là hàng tháng, vào thời điểm cuối mỗi tháng. Đó là thời điểm thích hợp để tính giá thành sản phẩm bởi đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm là có chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục. Cuối tháng, kế toán viên sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đối tượng liên quan (từng loại sản phẩm trong các xí nghiệp) trong tháng rồi áp dụng phương pháp tính giá thành thích hợp, tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm. Đơn vị tính giá được sử dụng là đồng Việt Nam. 2.2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, khép kín từ khâu cho nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành. Do vậy, kế toán chọn phương pháp giá thành giản đơn để tính giá cho từng sản phẩm. Số lượng sản phẩm dở dang hầu như không có, nếu có thì rất ít và ổn định. Do đó, Công ty không hạch toán sản phẩm dở dang, nên tổng chi phí đã tập hợp trong kỳ theo từng loại sản phẩm cũng chính là giá thành của loại sản phẩm đó: Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Từ công thức trên, kế toán tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của các sản phẩm, rồi nhập số liệu vừa tính vào sổ cái TK 154 (Biểu 10) Và “Bảng kết chuyển chi phí”. Từ đó, máy sẽ kết chuyển số liệu và cho kết quả qua “Thẻ tính giá thành sản phẩm” (Biểu 14) và “Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm” (Biểu 15). Biểu 14: Mẫu Thẻ tính giá thành sản phẩm Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 28/02/2009 Tên sản phẩm: Bánh kem xốp 300g Sản lượng: 41 897 kg Đơn vị tính: đồng Khoản mục chi phí Đầu kỳ Trong kỳ Cuối kỳ Giá thành Đơn giá Chi phí nguyên vật liệu 482 290 835 482 290 835 Chi phí nhân công 35 707 350 35 707 350 Chi phí nhân viên XN 5 603 860 5 603 860 Chi phí vật liệu 4 828 085 4 828 085 Chi phí CC, DC sản xuất 515 585 515 585 Chi phí khấu hao TSCĐ 20 970 225 20 970 225 Chi phí dịch vụ mua ngoài 37 258 371 37 258 371 Chi phí bằng tiền khác 2 859 576 2 859 576 Tổng cộng 590 033 887 590 033 887 14 083 Biểu 15: Mẫu Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Từ ngày 01/02/2009 đến ngày 28/02/2009 Đơn vị tính: đồng Tên thành phẩm Đơn vị Sản lượng Giá thành Giá thành đơn vị Kem xốp Canxi 45g kg 1 122 14 452 501 12 881 Bánh Vani 400g kg 35 445 416 609 457 11 754 Bánh kem xốp 300g kg 41 897 590 033 887 14 083 Bánh Hương Thảo 250g kg 2 050 18 136 657 8 847 ……. …… ……. …… PHẦN 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU 3.1. Đánh giá khái quát thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phẩn Bánh kẹo Hải Châu 3.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, Công ty đã ra sức tăng cường thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, và kế toán đã thực sự được coi là một trong những công cụ quản lý quan trọng trong quản lý tài chính. Nhìn chung, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty về quy mô hoạt động và loại hình sản xuất kinh doanh. Mỗi một phần hành kế toán là một mắt xích để đảm bảo tính toàn diện của thông tin kế toán, các kế toán phần hành có nghiệp vụ tương đối đồng đều và có tinh thần trách nhiệm cao. Trong phòng kế toán có tất cả tám người. Bà Phạm Thị Mai Hương là người có năng lực trình độ cao nhất đảm nhiệm chức Kế toán trưởng của Công ty. Bà đã có thời gian 26 năm kinh nghiệm làm kế toán tổng hợp, quãng thời gian đó giúp cho bà nắm vững được hoạt động của phòng kế toán, cách điều hành tổ chức lao đông kế toán, cũng như quản lý, hướng dẫn nhân viên dưới quyền thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Kế toán tổng hợp do ông Nguyễn Mạnh Thắng đảm nhận. Trong các phần hành kế toán thì phần hành kế toán tổng hợp là phần hành phức tạp nhất, yêu cầu độ chính xác và khả năng xử lý công việc tốt, người đảm nhiệm phần hành kế toán tổng hợp phải là người được đào tạo một cách bài bản, có kiến thức chuyên sâu. Như vậy, việc phân công ông Thắng làm kế toán tổng hợp, kiêm Phó phòng Kế toán - tài chính là hợp lý, phù hợp với năng lực cá nhân. Các nhân viên phần hành khác cũng có trình độ phù hợp với phần hành mà mà đảm nhận. Từ đó, giúp cho việc thực hiện các phần hành kế toán được chính xác, đảm bảo sự giám sát, chỉ đạo thống nhất của kế toán trưởng. Đối với phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán viên phải thường xuyên đối chiếu số liệu với các xí nghiệp, chi nhánh nhằm thu thập đầy đủ thông tin, tránh sai sót trong quá trình tính toán cũng như ghi sổ. Các kế toán viên trong Công ty luôn được đào tạo, tiếp cận với những chuẩn mực mới trong nghiệp vụ, trong việc áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào công tác kế toán để nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, xử lý và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho quản lý cấp trên, giảm chi phí cho công tác quản lý. 3.1.2. Về vận dụng chế độ kế toán vào kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3.1.2.1. Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Xuất phát từ đặc điểm là các nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và hầu như không có sản phẩm dở dang nên Công ty đã xây dựng định mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Điều đó đã đơn giản hoá việc theo dõi chi tiết từng loại nguyên vật liệu trên “Báo cáo sử dụng nguyên vật liệu”. Từ đó, Công ty dễ dàng xây dựng chế độ thưởng, phạt đối với tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho các xí nghiệp. Nó đã khuyến khích các xí nghiệp thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc nguyên vật liệu được theo dõi chi tiết từng loại trên sổ kế toán và tổng hợp theo từng sản phẩm và Công ty sử dụng “Bảng chi tiết chứng từ - bút toán” theo dõi từng loại nguyên vật liệu (cả về mặt lượng và mặt giá trị) sử dụng cho từng loại sản phẩm của từng xí nghiệp đã góp phần làm cho việc kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và tính giá thành sản phẩm được chính xác hơn. Tuy nhiên, Công ty áp dụng tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền kể cả nguyên vật liệu dự trữ. Công việc tính tổng giá nguyên vật liệu xuất kho chỉ được thực hiện vào cuối mỗi tháng khi tổng hợp được số lượng và giá trị của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, còn hàng ngày kế toán chỉ theo dõi số lượng xuất kho, không theo dõi về mặt giá trị. Vì vậy, ta không thấy được sự biến động về giá trị của từng loại vật liệu xuất kho để có những điều chỉnh thích hợp. Hơn nữa, với số lượng nguyên vật liệu biến động trong tháng nhiều mà khối lượng công việc kế toán thường dồn nhiều vào cuối tháng và kéo dài đến giữa tháng sau mới hạch toán xong chi phí nguyên vật liệu cho các sản phẩm. Đến lúc đó, thông tin về chi phí nguyên vật liệu mới được cung cấp. Như vậy, việc cung cấp thông tin là không kịp thời. 3.1.2.2. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Với phương châm đẩy mạnh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty đã sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp trên toàn Công ty. Điều đó không những khuyến khích người lao động tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất mà còn giúp cho nhân viên thống kê xí nghiệp và kế toán tiền lương kế toán chi phí nhân công trực tiếp được chính xác qua “Bảng năng suất lao động” và “Bảng chấm công”. Tuy nhiên, Công ty không áp dụng phương pháp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Điều này làm cho giá thành đơn vị từng loại sản phẩm không ổn định. Tháng nào công nhân sản xuất nghỉ phép nhiều thì giá thành sản phẩm sẽ tăng lên do số lượng công nhân sản xuất trực tiếp chiếm 80% tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Hơn nữa, số công nhân sản xuất thường nghỉ phép không đều đặn và ổn định giữa các tháng trong kỳ, có thể họ lại nghỉ vào những tháng doanh thu giảm, làm ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu của Công ty. 3.1.2.3. Về kế toán chi phí sản xuất chung Công ty tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phân bổ là sản lượng sản phẩm sản xuất không quy đổi. Việc phân bổ dựa trên tiêu thức này làm cho việc tính toán số phân bổ đơn giản. Tuy nhiên, các sản phẩm thường khác nhau về chất lượng, quy cách nên việc sử dụng tiêu thức phân bổ là sản lượng sản phẩm không quy đổi sẽ làm chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm không hợp lý, vì thực tế chưa chắc những sản phẩm có sản lượng nhiều thì chi phí sản xuất chung cao hơn các sản phẩm khác. Điều đó dẫn đến sự không chính xác trong việc tính giá thành sản phẩm sản xuất. Việc tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định như hiện nay chưa được thể hiện trên “Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định” theo quy định. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản cố định đều được thể hiện trên Nhật ký chung, Sổ cái TK 6274, TK 6414, TK 6424, TK 214. Việc tổ chức sổ như vậy là chưa khoa học, làm mất nhiều thời gian cho việc tổng hợp chi phí khấu hao tài sản cố định vào từng xí nghiệp. Ngoài ra, Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định mà chỉ khi chi phí này phát sinh thì sẽ được hạch toán vào TK 142 rồi tiến hành phân bổ dần. Điều này không sai quy định nhưng việc không trích trước chi phí sữa chữa lớn tài sản cố định sẽ làm cho Công ty thiếu chủ động trong việc phản ánh một khoản chi phí phát sinh lớn như vậy. Ở Công ty, ngoài bộ phận sản xuất kinh doanh chính còn có phân xưởng phụ nhằm thực hiện cung cấp dịch vụ sửa chữa cho sản xuất kinh doanh chính, đó là phân xưởng cơ điện. Khi phát sinh một khoản chi phí cho sản xuất kinh doanh phụ (chi phí công cụ dụng cụ để bảo dưỡng, thay mới các thiết bị, tiền lương công nhân sửa chữa máy móc,...) kế toán không hạch toán riêng trên các TK 621, 622, 627 - chi tiết cho phân xưởng cơ điện, mà đến cuối tháng hạch toán vào TK 627. Cuối kỳ, kế toán tiền hành phân bổ trực tiếp cho các xí nghiệp sản xuất chính : xí nghiệp bánh cao cấp, xí nghiệp bánh kem xốp, xí nghiệp kẹo, xí nghiệp gia vị thực phẩm, xí nghiệp bánh mỳ. Do đó, việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh phụ đã không phản ánh được ảnh hưởng của phân xưởng cơ điện đến các xí nghiệp sản xuất chính và chưa xác định được giá thành của các sản phẩm phụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh. 3.1.2.4. Về hệ thống chứng từ sử dụng Hệ thống chứng từ có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của một Công ty. Xét về phương diện quản lý, nó đảm bảo quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Còn trên phương diên kế toán, nó đã giúp cho kế toán thực hiện công tác ghi sổ trên cơ sở chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp. Hơn nữa, nó còn tạo ra một hệ thống bằng chứng có tính pháp lý cao khi Công ty cần giải quyết các tranh chấp trong quan hệ pháp luật, hành chính. Bất kỳ một nghiệp vụ kinh tế nào phát sinh đều có các chứng từ minh chứng. Các chứng từ này được chuyển đến phòng kế toán kịp thời nhất, các kế toán viên phần hành phân loại để ghi sổ một cách thích hợp nhất. Hệ thống chứng từ của Công ty được luân chuyển khá hợp lý. Chúng được theo dõi về cả mặt số lượng và giá trị. Các chứng từ Công ty sử dụng đều theo đúng mẫu mà Bộ tài chính đã ban hành. Sau đó, chúng được lưu trữ và bảo quản đầy đủ theo từng phần hành. Chúng được phân loại rõ ràng đã giúp kế toán viên tránh được tình trạng lưu trữ, bảo quản chồng chéo, không đúng chức năng. Các chứng từ kế toán phát sinh liên quan đến các khoản mục chi phí đều được kế toán tập hợp đầy đủ để làm căn cứ vào sổ kế toán. Các nội dung bắt buộc phải có trên chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính đều được các kế toán viên thể hiện một cách đầy đủ, cụ thể, rõ ràng. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều có các chứng từ gốc đi kèm làm căn cứ để kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý và hợp pháp của chứng từ. Các chứng từ ở tất cả các phần hành đều được luân chuyển theo đúng chế độ, có đầy đủ chữ ký bắt buộc của những người liên quan để minh chứng rõ ràng trách nhiệm của họ trong khâu luân chuyển chứng từ. Hiện nay, Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung và thực hiện trên máy vi tính. Đây là mô hình kế toán tương đối hiện đại và có nhiều ưu việt đảm bảo cho hệ thống kế toán của Công ty thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, Công ty đã không sử dụng các sổ Nhật ký đặc biệt như : Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký bán hàng, Nhật ký mua hàng,.. tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh hết vào Sổ Nhật ký chung. Do đó, dẫn đến tình trạng số liệu trên Nhật ký chung luôn dày đặc, khó theo dõi thuận tiện được tình hình mua bán sản phẩm của Công ty. Vì vây, Công ty cũng nên mở thêm các sổ Nhật ký đặc biệt này. Công ty đang sử dụng hệ thống phần mềm Vietsun. Tuy nhiên, phần mềm này chỉ được áp dụng ở văn phòng Công ty, tại các Chi nhánh, hệ thống kế toán máy chưa hoạt động hữu hiệu. Điều đó đã làm giảm tính thống nhất trong việc truyền đạt số liệu giữa Công ty và các Chi nhánh trực thuộc. 3.1.2.5. Về hệ thống tài khoản sử dụng Hệ thống tài khoản đang được sử dụng tại Công ty dựa trên danh mục tài khoản kế toán doanh nghiệp cua Quyết định 15/2006/QĐ – BTC để có hệ thống tài khoản phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty không sử dụng một số tài khoản do trong quá trình hạch toán Công ty không cần đến như TK 113,... Vì Công ty sử dụng phần mềm kế toán nên trước khi sử dụng các kế toán viên phải khai báo các tham số hệ thống và hệ thống danh mục tài khoản phù hợp. Hệ thống tài khoản của Công ty là tương đối đầy đủ, đảm bảo ghi chép được toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công ty có mở tiểu khoản của một số tài khoản về chi phí và công nợ phù hợp với đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh. Phòng kế toán dựa vào đặc điểm từng tài khoản và mức độ sử dụng có thường xuyên hay không mà chúng được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 và 3. Ví dụ: TK 621, TK 622 đã được phân ra thành bốn tiểu khoản nhỏ ứng với bốn xí nghiệp của Công ty. Từ đó, kế toán phần hành dễ theo dõi được chi phí phát sinh ở từng phân xưởng. TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu cho xí nghiệp bánh cao cấp, TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu cho xí nghiệp bánh quy kem xốp, TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu cho xí nghiệp kẹo, TK 6214: Chi phí nguyên vật liệu cho xí nghiệp gia vị thực phẩm, TK 6215: Chi phí nguyên vật liệu cho xí nghiệp bánh mỳ. 3.1.2.6. Về phương pháp và kỳ tính giá thành sản phẩm: Hiện nay, Công ty đang áp dụng kỳ tính giá thành là hàng tháng vì sản phẩm của Công ty mang tính chất ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, thường xuyên, liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho nên việc tính giá thành sản phẩm theo từng tháng sẽ rất thuận lợi. Nó vừa phù hợp với kỳ tập hợp chi phí sản xuất, vừa giúp cho kế toán viên có thể phát huy được chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đã đề ra một cách kịp thời nhất, đáp ứng nhanh yêu cầu thông tin cho quản lý. Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn). Đây là phương pháp tính giá rất thuận lợi. Sự lựa chọn đó đã giúp cho việc tính giá thành được đơn giản và dễ tính toán, quan trọng hơn là sự phù hợp đối với điều kiện thực tế của Công ty khi quy trình công nghệ sản xuất sản lượng sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn. 3.1.2.7. Về báo cáo kế toán phục vụ trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Ngoài các báo cáo tài chính cuối năm phải lập theo quy định của Bộ Tài chính, kế toán còn phải lập báo cáo theo tháng, quý, năm theo dõi và so sánh chi phí sản xuất phát sinh và giá thành tính được cho các sản phẩm sản xuất được giữa các kỳ hoạt động. Việc sử dụng đầy đủ các báo cáo kế toán đã giúp Công ty nâng cao tinh thần trách nhiệm của các kế toán trước Ban giám đốc và trước cơ quan pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh các báo cáo chi phí thông thường thì Công ty cũng chưa chú trọng lập các báo cáo quản trị để đáp ứng nhu cầu quản lý. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, việc hạ giá thành sản phẩm sản xuất là việc tất cả các nhà quản trị doanh nghiệp đều đang hướng tới để làm tăng lợi nhuận của Công ty. Như vây, việc phòng kế toán - tài vụ cần quan tâm hơn nữa đến việc lập các báo cáo quản trị sẽ giúp cập nhật thông tin kịp thời, chính xác cho nhà quản trị Công ty. Từ đó, các nhà quản trị nắm bắt kịp thời những vấn đề cần được điều chỉnh để có thể đưa ra các chính sách hoạt động hợp lý để tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành Công ty sản xuất, đem lại sức canh tranh cao cho sản phẩm của Công ty. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu Việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu chất lượng tổng hợp quan trọng nhất, nó phản ánh tất cả các mặt hoạt động của Công ty. Nó cũng là chỉ tiêu đánh giá mức độ có nhiều nhà đầu tư đến đầu tư vào doanh nghiệp hay không? Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phẩn Bánh kẹo Hải Châu, trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường, dưới góc độ là một sinh viên thực tập em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty như sau: 3.2.1. Về kế toán nguyên vật liệu trực tiếp Do đặc điểm là cùng một loại nguyên vật liệu có thể sử dụng để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau nên khi lập “Phiếu lĩnh vật liệu theo hạn mức” thì Công ty đã lập chung cho các sản phẩm được sản xuất ở cùng một xí nghiệp. Điều đó đã làm cho việc kế toán nguyên vật liệu tiêu hao cho từng loại sản phẩm là khá phức tạp. Nếu tại xí nghiệp sản xuất không hạch toán chính xác được lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho từng sản phẩm thì sẽ dẫn đến việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thiếu chính xác. Vì vậy, để tiện cho việc theo dõi và kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đối với mỗi xí nghiệp cũng như kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, Công ty nên lập riêng “Phiếu lĩnh vật liệu theo hạn mức” cho từng sản phẩm. Như vậy, việc đối chiếu và kiểm tra số liệu phát sinh sẽ dễ dàng hơn. Công ty có số lượng, chủng loại nguyên vật liệu nhiều, kế toán cũng được trang bị máy tính cùng với trình độ chuyên môn vững vàng nên việc theo dõi trị giá vật liệu xuất kho cũng không còn là vấn đề khó khăn. Hiện nay, Công ty đang sử dụng phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho là phương pháp bình quân gia quyền, nhưng đến cuối tháng mới theo dõi được giá trị vật liệu xuất kho. Công ty nên chuyển sang tính trị giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân liên hoàn hay phương pháp hệ số giá. Tuy khối lượng công việc của kế toán sẽ nhiều hơn, nhưng trong điều kiện Công ty đã dùng kế toán máy thì phương pháp này vẫn phù hợp. Với phương pháp bình quân liên hoàn, nguyên vật liệu trước mỗi lần xuất đều tính đơn giá bình quân tại thời điểm đó. Do Công ty đã theo dõi được cụ thể từng lần nhập, xuất nguyên vật liệu trên sổ chi tiết từng loại nguyên vật liệu nên sau mỗi lần xuất nguyên vật liệu nào đó, kế toán sẽ căn cứ vào nguyên vật liệu hiện có trước khi xuất để tính ra đơn giá bình quân như sau: Đơn giá bình quân NVL hiện có trước khi xuất = Trị giá nguyên vật liệu trước khi xuất Số lượng nguyên vật liệu trước khi xuất Trị giá nguyên vật liệu xuất kho = Đơn giá bình quân vật liệu trước khi xuất´ Số lượng vật liệu xuất kho. Sử dụng phương pháp bình quân liên hoàn sẽ khắc phục được hạn chế của phương pháp bình quân gia quyền vì ta có thể xác định được trị giá thực tế nguyên vật liệu hàng ngày, cung cấp thông tin kịp thời giúp cho việc quản lý sử dụng các loại vật liệu và ra các quyết định quản trị. 3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp Hiện nay, đối tượng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là theo công nhân trực tiếp sản xuất và các nhân viên phòng ban. Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho công nhân trực tiếp sản xuất được tập hợp một cách tương đối theo mức phân bổ tiền lương hàng tháng do kế toán căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế, khối lượng sản phẩm nhập kho để quyết định mức chi phí nhân công trực tiếp trong tháng là bao nhiêu. Việc phản ánh như vậy là chưa đúng với chế độ kế toán làm cho tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất trong giá thành là chênh lệch so với thực tế. Vì vậy, để phản ánh chính xác giá thành sản phẩm theo đúng chế độ quy định thì việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp nên tập hợp theo từng đối tượng sản phẩm. Các số liệu thể hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương” phải phản ánh đúng thực tế số lượng phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp. 3.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định : Hiện nay, Công ty đang tiến hành trích khấu hao tài sản cố định theo nguyên tắc tròn tháng. Việc trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng không đảm bảo phản ánh đúng bản chất của chi phí sản xuất thực tế phát sinh, ảnh hưởng tới sự chính xác của giá thành sản phẩm. Hiện nay, đã có quy định mới về việc trích khấu hao tài sản cố định theo nguyên tắc tròn ngày. Vì vậy, để đảm bảo kế toán chi phí sản xuất được chính xác và đúng với chế độ kế toán hiện hành, Công ty cần thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn ngày, tính kể từ ngày tài sản được bàn giao đi vào sử dụng. Ngoài ra, để phản ánh được đầy đủ tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ về cả nguyên giá và mức trích khấu hao của từng loại sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ chi phí khấu hao và đối chiếu lập các Báo cáo tài chính liên quan thì Công ty nên lập “Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định” (Biểu 16). Biểu 16: Mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tháng ..... năm......... Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao Nơi sử dụng Toàn DN TK 627 TK 641 TK 642 Nguyên giá Số khấu hao XN bánh CC XN bánh KX ... Cộng I. Số KH trích tháng trước II. Số KH tháng này ....... III. Số KH tăng tháng này ....... IV. Số KH phải trích tháng ........ Tổng cộng Ngày ...... tháng....... năm ........... Kế toán lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Về tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung. Các sản phẩm trong cùng một xí nghiệp sản xuất khác nhau về chất lượng, quy cách nên Công ty nên chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là sản lượng sản phẩm quy đổi. Trong đó hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm là do phòng kỹ thuật quy định. Thí dụ : lấy sản phẩm Bánh kem xốp 300g làm sản phẩm tiêu chuẩn. Hệ số quy đổi của các loại Bánh mỳ Uross là giống nhau (các sản phẩm này chỉ khác nhau về hương liệu) và cùng bằng 0,3. Hệ số quy đổi của sản phẩm Vani 400g là 1,2. Nếu sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là sản lượng sản phẩm quy đổi: å Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn = å Số lượng sản phẩm loại i x Hệ số quy đổi sản phẩm loại i Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo từng yếu tố chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho 1 Kg sản phẩm theo từng yếu tố chi phí = Chi phí sản xuất chung theo từng yếu tố cần phân bổ Tổng sản lượng không quy đổi của tất cả các loại sản phẩm Sau đó, tổng hợp theo yếu tố chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm cụ thể. Đối với việc tính toán và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh phụ Chi phí của phân xưởng cơ điện này nên được hạch toán riêng trên một tài khoản là TK 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) và mở chi tiết TK 1546 (Chi phí sản xuất kinh doanh phụ, phân xưởng cơ điện) để tính giá thành của phân xưởng phụ này. Sau đó, tiến hành phân bổ cho các xí nghiệp sản xuất kinh doanh chính. Từ đó có thể phân tích được ảnh hưởng của bộ phận sản xuất kinh doanh phụ đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty, phân tích được tình hình thực hiện kế hoạch chi phí - giá thành, giúp cho các cấp quản lý có các chính sách, biện pháp thích hợp để điều chỉnh sản xuất. Hàng ngày, kế toán viên theo dõi các khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng cơ điện và dựa vào các chứng từ liên quan để hạch toán vào TK 1546 - Chi phí sản xuất kinh doanh phân xưởng cơ điện. Cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ một lần cho các xí nghiệp sản xuất kinh doanh chính dựa trên tiêu thức sản lượng không phải phân bổ nhiều lần trên từng tài khoản: TK 6271, ..., 6278. 3.2.4. Hoàn thiện đối tượng tính giá thành sản phẩm Công ty cần thường xuyên định kỳ thực hiện công tác phân tích giá thành. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm đồng nghĩa với việc lãng phí hay tiết kiệm lao động bao gồm cả lao động sống và lao động vật chất. Giá thành sản phẩm chính là chỉ tiêu chất lượng, việc giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng nguyên vật liệu, lao động và tiền vốn của Công ty. Thông qua việc phân tích giá thành các nhà quản lý Công ty biết được nguồn gốc, thành phần cấu thành nên giá thành, từ đó thấy được các nguyên nhân cơ bản, nhân tố cụ thể nào đã làm tăng hay giảm giá thành và trên cơ sở đó đề ra các biện pháp cần thiết để hạn chế loại trừ những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy được ảnh hưởng của những nhân tố tích cực, khai thức khả năng tiềm tàng trong Công ty. 3.2.5. Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Bên cạnh kế toán tài chính, kế toán quản trị là một bộ phận không thể thiếu để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý đắc lực của nhà quản trị. Thông tin của kế toán tài chính cung cấp là thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh trong quá khứ còn thông tin của kế toán quản trị cơ bản là những thông tin vừa mang tính thực tế vừa mang tính điều chỉnh, phục vụ cho việc lập các dự toán cho tương lai để đưa ra một phương án tối ưu của các nhà quản trị. Kế toán quản trị có hai chức năng quan trọng nhất là hoạch định và kiểm tra. Để kiểm soát được chi phí sản xuất, kế toán quản trị xây dựng nên các định mức chi phí sản xuất. Định mức chi phí là việc xác định số tiền tối thiểu Công ty cần bỏ ra để hoàn thành một đơn vị sản phẩm, dịch vụ. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thuộc loại chi phí khả biến. Việc xây dựng định mức cho hai loại chi phí này dựa trên định mức giá của một đơn vị vật liệu, hoặc định mức giá cho một giờ lao động trực tiếp và định mức lượng (lượng nguyên vật liệu trực tiếp hoặc lượng thời gian hoàn tất một đơn vị sản phẩm). a/ Định mức chi phí NVLTT. Đối với nguyên vật liệu chính khi xác định mức chi phí, cần xem xét hai yếu tố sau: +) Số lượng nguyên vật liệu tiêu hao cho 1 tấn sản phẩm; +) Đơn giá vốn thực tế của nguyên vật liệu đó. Khi xác định số lượng nguyên vật liệu tiêu hao định mức cho 1 tấn sản phẩm, kế toán quản trị căn cứ vào khả năng thay thế nguyên vật liệu; trình độ sử dụng của công nhân sản xuất hay máy móc, thiết bị; số hao hụt nguyên vật liệu (nếu có). Khi xây dựng định mức đơn giá nguyên vật liệu phải tính cho từng loại nguyên vật liệu tiêu hao cho sản xuất từng loại sản phẩm. Căn cứ vào việc nghiên cứu giá thị trường, nguồn cung cấp, chi phí vận chuyển, phương tiện vận chuyển,…để có thể dự tính được đơn giá mua thực tế và chi phí mua của các nguyên vật liệu xuất dùng. b/ Định mức chi phí nhân công trực tiếp. Vì Công ty sử dụng lương khoán theo sản phẩm nên để xác định định mức chi phí nhân công trực tiếp, kế toán quản trị cần phải xác định định mức sản phẩm hoàn thành trong một đơn vị thời gian cho từng cấp bậc công nhân có trình độ lành nghề khác nhau và đơn giá tiền lương tính cho mỗi tấn sản phẩm. c/ Định mức chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung gồm nhiều khoản mục nên để xây dựng định mức cần tách thành hai bộ phận: biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung và thường dùng tỷ lệ theo thời gian để xây dựng hệ thống chi phí tiêu chuẩn. Chi phí sản xuất chung gồm nhiều khoản khác nhau, liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí. Việc xây dựng định mức chi phí cho từng khoản mục là khó khăn. Vì vậy, đầu tiên cần định mức tổng số chi phí sản xuất chung. Sau đó, xác định mức chi phí tiêu hao cho 1 tấn sản phẩm đó. Chi phí sản xuất chung có thể định mức theo từng loại định phí và biến phí. Sau khi đã xây dựng hệ thống định mức chi phí, kế toán tiến hành so sánh giữa chi phí thực tế với chi phí định mức. Nếu có chênh lệch thì phải làm rõ nguyên nhân chênh lệch và các biện pháp khắc phục nếu là chênh lệch tăng và phát huy nếu là chênh lệch giảm. Việc xem xét một cách tỉ mỉ, chi tiết chi phí trên cơ sở so sánh chi phí thực tế với định mức là căn cứ để các nhà quản trị có thể kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả nhất và hạ giá thành. KẾT LUẬN Để trở thành công cụ quản lý thực sự có hiệu lực, kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng phải luôn được cải tiến và hoàn thiện. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành chính xác, đầy đủ là một điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng, kịp thời các thông tin, giúp cho nhà quản lý có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu, được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn và các anh, chị, cô, chú phòng kế toán - tài vụ, em đã nhận thức được mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động kế toán tại Công ty; sự cần thiết, tầm quan trọng của kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Do thời gian thực tập tại Công ty ngắn, khả năng bản thân em còn nhiều hạn chế mà sự vận dụng lý thuyết nhà trường vào thực tiễn là cả một quá trình dài nên bài chuyên đề thực tập chuyên ngành của em không tránh khỏi những sai sót. Em mong được sự xem xét, góp ý của thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Trên cơ sở tình hình cụ thể của Công ty, em có đề xuất một số ý kiến, hy vọng những ý kiến đó sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Ban lãnh đạo Công ty và Phòng kế toán - tài vụ đã tạo điều kiện, hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2008 Sinh viên Nguyễn Thị Như Quỳnh MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kế toán Tài chính trong các Doanh nghiệp - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân - 2006. Quyết định 15/2006/QĐ - BTC của Bộ tài chính. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Văn Công - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Chế độ kế toán doanh nghiệp - NXB Tài chính, tháng 4/2006. Kế toán sản xuất - TS Đặng Thị Hòa - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Các sổ sách từ phòng kế toán - tài vụ của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu. Bản cáo bạch của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu. Báo cáo họp Đại hội đồng cổ đông Trang web www.haichau.com.vn. Tạp chí kế toán. Thời báo kinh tế. Trang web Chuẩn mực kế toán Việt Nam. ................ NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ và tên người nhận xét :................................................................................ Chức vụ : ................................................................................ Sinh viên thực tập : Nguyễn Thị Như Quỳnh Lớp : Kế toán 47C, khóa: 47 Trường : Đại học Kinh tế Quốc dân Tên đề tài : “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu”. Nhận xét của đơn vị thực tập:........................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................... Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2009 Người nhận xét ( ký tên, đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31501.doc
Tài liệu liên quan