Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần VINACONEX 6

Công ty cổ phần VINACONEX 6 là thành viên của Tổng công ty VINACONEX được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1991, trước đây là một xí nghiệp xây dựng số 2 của Công ty VINACONEX và sau này được cổ phần hóa mới được tách ra thành một công ty riêng. Với bề dày lịch sử, nhờ sự phát triển vững vàng trong kinh doanh và chú trọng đa dạng hóa sản phẩm nên uy tín của VINACONEX 6 ngày càng được nâng cao trên thị trường. Nhìn chung công ty đã xây dựng được công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm SXKD của mình, đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho công tác quản lý và tuân thủ theo những quy định của Chế độ kế toán. Tuy nhiên công tác này cũng còn nhiều mặt tồn tại và hạn chế cần phải điều chỉnh và sửa đổi để việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng chính xác, kịp thời hơn, phục vụ ngày càng đắc lực hơn trong công tác quản lý. Chuyên đề với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần VINACONEX 6” đã cho ta thấy tổng quan và thực trạng công tác hạch toán CPSX, tính giá thành tại Công ty cổ phần VINACONEX 6 trên cơ sở đó đưa ra một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian thực tập có hạn mà năng lực trình độ chuyên môn còn hạn chế nên bài viết của em khó tránh khỏi những sai xót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô nhằm hoàn thiện hơn bài viết chuyên đề thực tập này.

doc100 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần VINACONEX 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi phí = 2% x Hệ số ĐBH x Mức lương tối thiểu (450.000) Số BHYT phải thu của người lao động = 1% x Hệ số ĐBH x Mức lương tối thiểu (450.000) - Kinh phí công đoàn Căn cứ vào các khoản lương chính và lương phụ, kế toán tính ra số tiền kinh phí công đoàn cần trích lập. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn là 2% và được tính vào chi phí. KPCĐ = 2% x (Lương chính + Lương phụ) Ví dụ: Tính lương cho nhân viên Nguyễn Quốc Oanh Bậc lương: 4,99 Hệ số tiền lương năng suất là 35% Số ngày công là 28 ngày Số công lễ là 8 Hệ số ĐBH là 4,07 Tiền ăn ca: 500.000 VNĐ Phụ cấp khác: 300.000 VNĐ - Tiền lương thời gian = Lương cơ bản + PCK ổn định Lương cơ bản = 4,99 x 450.000 = 2.245.500 VNĐ PC lương = 2.245.500 x 15% = 336.825 VNĐ Tiền lương thời gian = ( 2.245.500 + 336.825 ) * 28 22 = 3.286.595 (VNĐ) - Tiền lương năng suất = 3.286.595 x 35% = 1.150.308 VNĐ Tổng cộng tiền lương = 3.286.595 + 1.150.308 = 4.436.903 VNĐ Tiền lễ = 4.07 x 450.000 x ( 1 + 15%) x 8 22 = 765.900 (VNĐ) Tổng lương chính = 4.436.903 + 765.900 + 500.000 + 300.000 = 6.002.803 (VNĐ) Tiền BHXH trừ lương = 5% x (4,07 x 450.000) = 91.575 VNĐ Tiền BHYT trừ lương = 1% x (4,07 x 450.000) = 18.315 VNĐ Tổng lương thực lĩnh = 6.002.803 – 91.575 – 18.315 = 5.892.913 VNĐ * Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho các đội xây dựng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng. * Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất như chi phí quần áo, mũ, giầy bảo hộ lao động, cuốc, xẻng, xà beng, bàn xoa… Ví dụ: Về công cụ dụng cụ tại công trình Phần thân tháp Mỹ Đình: Ngày Số CT Diễn giải SL ĐVT Số tiền Chưa thuế Thuế GTGT Tổng 18/01/07 35405 Máy cắt sắt 01 Chiếc 10.095.238 504.762 10.600.000 30/01/07 75849 Điện thoại 01 Chiếc 2.300.000 2.300.000 06/04/07 19551 Điều hòa 01 Chiếc 7.957.273 795.727 8.753.000 … … … * Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm các chi phí khấu hao của máy móc thiết bị phục vụ sản xuất xây lắp như máy ủi đất, máy xúc ... Phương pháp tính khấu hao TSCĐ là khấu hao theo đường thẳng Công thức: Chi phí khấu hao TSCĐ hàng tháng = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng x 12 Ví dụ : Máy ủi đất số 1 có: Nguyên giá là: 105.645.725 đ Thời gian khấu hao là: 5 năm Chi phí khấu hao máy ủi đất số 1 hàng tháng = 105.645.725 = 1.760.762 (đ) 5 x 12 * Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí điện, chi phí điện thoại, chi phí điện nước.. Ví dụ: Về chi phí dịch vụ mua ngoài tại công trình Phần thân tháp Mỹ Đình Ngày Số CT Diễn giải Số tiền Chưa thuế Thuế Tổng 13/03/07 8304 Nước 788.181 78.819 867.000 14/05/07 750391 Điện thoại 1.350.350 1.350.350 06/06/07 354706 Điện thi công 8.396.890 839.689 9.236.579 … … … * Chi phí khác bằng tiền: phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất như chi phí chuyển tiền phải trả ngân hàng, chi phí phôtô tài liệu, tiền tiếp khách…và chi phí vật liệu, dụng cụ, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác phục vụ máy thi công. Ví dụ: Chi phí khác bằng tiền của Phần thân tháp Mỹ Đình: Ngày Số CT Diễn giải Số tiền Chưa thuế Thuế GTGT Tổng 10/05/07 82136 Văn phòng phẩm 1.900.000 190.000 2.090.000 17/05/07 033486 Tiếp khách 2.450.245 245.000 2.695.245 18/05/07 28547 Kiểm định vật liệu 2.070.000 207.000 2.277.000 18/05/07 036580 Phôtô 1.500.000 - 1.500.000 17/06/07 275801 Xăng (phục vụ MTC) 1.077.270 98.673 1.175.943 ... … … 2.1.4.3.2. Thủ tục chứng từ Đối với chi phí nhân viên phân xưởng: Hằng ngày nhân viên quản lý đội tiến hành chấm công cho các nhân viên trong đội và ghi số công thực hiện thực tế vào Bảng chấm công. Cuối tháng, đội trưởng sẽ nộp Bảng chấm công cho phòng Tài chính- Kế toán của công ty để tính ra tiền lương phải trả cho từng nhân viên trong đội và tiến hành lập Bảng thanh toán lương. Căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương, hệ số lương cơ bản của nhân viên gián tiếp và công nhân trực tiếp sản xuất kế toán tính ra số tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ ở Công ty là 25% trong tổng lương cơ bản với 6% khấu trừ bào lương của công nhân viên, còn 19% tính vào chi phí sản xuất chung Với chi phí khấu hao TSCĐ: phần mềm sẽ tự động lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho tháng dựa vào những thông tin khai báo ban đầu về tài sản cố định đó như tên tài sản cố định, nguyên giá, số năm sử dụng, bộ phận sử dụng, phương pháp khấu hao... Với các khoản chi phí khác thì cơ sở để hạch toán các khoản chi phí này là dựa vào: phiếu chi, hóa đơn GTGT và một số các chứng từ hạch toán khác mà Công ty tự lập để làm căn cứ ghi sổ. Khi phát sinh các chi phí về công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động tại đội, đội trưởng tiến hành tập hợp các hóa đơn chứng từ có liên quan và lập “Giấy đề nghị thanh toán” gửi lên phòng Tài chính – Kế toán của Công ty. Đối với chi phí các dịch vụ mua ngoài, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan như giấy hoàn tạm ứng, hóa đơn GTGT, biên lai thu tiền, phiếu chi…để hạch toán. Đối với các khoản chi phí khác bằng tiền thì chứng từ kế toán làm cơ sở ghi sổ là: Giấy báo Có của Ngân hàng, hóa đơn GTGT, giấy hoàn tạm ứng Biểu 2.15 - Bảng chấm công Đơn vị: Đội xây dựng số 10 BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 1 năm 2007 STT Họ và tên SỐ NGÀY TRONG THÁNG (GHI THEO GIỜ CÔNG) Tổng số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Nguyễn Quốc Oanh x x x x x x x x x x x x x x 28 x x x x x x x x x x x x x x 2 Nguyễn Thanh Bình x x x x x x x x x x x x x x 28 x x x x x x x x x x x x x x 3 Triệu Thanh Đình x x x x x x x x x x x x x x 28 x x x x x x x x x x x x x x 4 Trần Văn Năm x x x x x x x x x x x x x x 28 x x x x x x x x x x x x x x 5 Hoàn Văn Phong x x x x x x x x x x x x x 28 x x x x x x x x x x x x x x x 6 Đào Thu Trang x x x x x x x x x x x x x x x x 31 x x x x x x x x x x x x x x x x Ngày 1 tháng 2 năm 2007 Người duyệt (Ký, ghi rõ họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, ghi rõ họ tên) Người chấm công (Ký, ghi rõ họ tên) Tổ trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 2.16 - Bảng thanh toán lương văn phòng Đội: Xây dựng số 10 Công trình: Phần thân tháp Mỹ Đình BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG VĂN PHÒNG Ngày 13 tháng 02 năm 2007 Họ tên NC CL HS ĐBH Tiền lễ Bậc lương Lương cơ bản PC lương Lương t/gian HS TL NS TL NS PC khác Tiền ăn ca Tổng cộng Khấu trừ BHXH, BHYT Tổng thực lĩnh 5%BHXH 1%BHYT A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Nguyễn Q Oanh 28 8 4.07 765900 4.99 2245500 336825 3286596 0.35 1150308 300000 500000 6002804 91575 18315 5892914 Nguyễn Thanh Bình 28 8 3.16 594655 2.34 1053000 157950 1541209 0.25 385302 500000 3021166 71100 14220 2935846 Triệu Thanh Bình 28 8 3.7 696273 2.16 972000 145800 1422655 0.15 213398 500000 2832326 83250 16650 2732426 Trần Văn Năm 28 8 2.34 440346 2.16 972000 145800 1422655 0.15 213398 500000 2576398 52650 10530 2513218 Hoàng V Phong 28 8 3.51 660518 2.96 1332000 199800 1949564 0.25 487391 300000 500000 3897473 78975 15795 3802703 Đào Thu Trang 29 8 3.16 594655 2.34 1053000 157950 1596252 0.25 399063 500000 3089970 71100 14220 3004650 Cộng 3752346 7627500 1144125 11218931 2848861 600000 2500000 21420137 448650 89730 20881757 Kế toán (Ký, ghi rõ họ tên) Hà Nội, ngày 13 tháng 2 năm 2007 Đội trưởng- Chủ nhiệm công trình (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 2.17 - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Đội xây dựng số 10 Công trình: Phần thân tháp Mỹ Đình BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 2 năm 2007 TT TK ghi Có Số người Ghi Có các tài khoản Tổng cộng TK ghi Nợ Lương chính Lương phụ Cộng TK 334 2% KPCĐ 0,4% Kinh phí hđ CT Đảng Cộng  ................................ 1 Tài khoản 6271 06 14.067.792 6.852.346 20.920.138 418.403 418.403 20.501.735  ................................ Cộng Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2007 NGƯỜI LẬP BIỂU (ký, họ và tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG (ký, họ và tên) Biểu 2.18 - Bảng phân bổ BHXH, BHYT Đội xây dựng số 10 Công trình: Phần thân tháp Mỹ Đình BẢNG PHÂN BỔ BHXH, BHYT Tháng 2 năm 2007 TT TÀI KHOẢN GHI NỢ HỆ SỐ LƯƠNG TỔNG QUỸ LƯƠNG PHÂN BỔ SỐ NGƯỜI GHI CÓ CÁC TÀI KHOẢN TỔNG CỘNG 15% BHXH 5% BHXH 20% BHXH CỘNG 2% BHYT 1% BHYT 3% BHYT CỘNG 1 Tài khoản 6271 35,91 16.159.500 11 2.423.925 807.875 3.231.900 323.190 161.595 484.785 3.716.685  ............. Cộng Hà Tây, ngày 13 tháng 02 năm 2007 LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG 2.1.4.3.3. Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng tài khoản 627- “Chi phí sản xuất chung” để phản ánh các chi phí sản xuất chung phát sinh. TK 6271 – “Chi phí nhân viên phân xưởng TK6272 –“Chi phí vật liệu” TK 6273- “Chi phí dụng cụ sản xuất” TK 6274 –“Chi phí khấu hao TSCĐ” TK 6277 – “Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 6278 – “Chi phí khác bằng tiền” TK 627 được mở chi tiết theo từng công trình và hạng mục công trình dựa vào từng mã riêng của mỗi công trình, hạng mục công trình. 2.1.4.3.4. Hạch toán và trình tự ghi sổ Căn cứ vào chứng từ hạch toán, bảng phân bổ tiền lương và bảng phân bổ BHXH, BHYT của nhân viên quản lý phân xưởng, hoá đơn GTGT, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ... kế toán sẽ hạch toán bút toán thích hợp vào máy vi tính. Sau đó máy tính sẽ tự động chuyển các thông tin vừa nhận được đưa lên các sổ tổng hợp và sổ chi tiết. Căn cứ vào bảng thanh toán lương, bảng thanh toán tạm ứng, hóa đơn GTGT… kế toán tiến hành nhập số liệu vào phần mềm kế toán, máy tính sẽ tự động ghi sổ chi tiết tài khoản 627, sổ Cái tài khoản 627. Đồng thời kế toán thực hiện ghi sổ Nhật ký chung. Sơ đồ 1.7 - SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG TK 111, 331... TK 334, 338 TK 627 TK 133 TK 142, 242 TK 214 Tính lương và các khoản trích theo lương Định kỳ tính khấu hao TSCĐ tại đội Thanh toán các dịch vụ mua ngoài TK 154 K/c chi phí SXC cuối kỳ Biểu 2.19 - Sổ chi tiết hợp đồng TK 627 TỔNG CÔNG TY VINACONEX CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 6 Mẫu số: Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20-03-2006 SỔ CHI TIẾT HỢP ĐỒNG TK 627_ Chi phí sản xuất chung Mã 42222C: Phần thân tháp Mỹ Đình (Quốc Oanh) Từ tháng 01/2007 đến tháng 09/2007 Chứng từ Diễn giải TK đ.ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư Ngày Số CT Nợ Có  … … ... … 02/05/2007 228ht Nguyễn Quốc Oanh- Trả tiền vật tư cho Cty XD số 1 và phí CK 3311 82500 59.760.699 03/05/2007 226ht Nguyễn Quốc Oanh- Tạm ứng trả tiền vật tư cho Cty KD thép và VT Bình Minh 3311 269.500 60.030.199 03/05/2007 227ht Nguyễn Quốc Oanh- Tạm ứng trả tiền vật tư cho Cty TNHH CNChính Đại 3311 385.000 60415.199 26/05/2007 133gs Nguyễn Quốc Oanh- Hoàn chứng từ chi phí và thuế GTGT 1.036.400 61.451.599 … … … 26/06/2007 314ht Nguyễn Quốc Oanh- Vay trả tiền vật tư cho Cty TNHH CN Chính Đại và phí 3311 154.000 82.488.899 30/06/2007 KC6278 Kết chuyển Có TK 627 sang Nợ TK 1541 1541 82.488.899 … … … … … Ngày 30 tháng 09 năm 2007 NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký tên, ghi rõ họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký tên, ghi rõ họ tên) GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu 2.20 - Sổ nhật ký chung TỔNG CÔNG TY VINACONEX CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 6 Mẫu số: Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20-03-2006 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Từ tháng 01/2007 đến tháng 09/2007 ( trích) Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Ngày Số CT … … … 30/01/2007 75849 Mua máy uốn sắt 6273 133 1121 10.095.238 504.762 10.600.000 14/03/2007 03749 Đóng tiền phạt bảo vệ lao động 6278 1111 2.000.000 2.000.000 02/05/2007 228ht Nguyễn Quốc Oanh trả tiền vật tư cho Cty Cổ phần XD số 1 và phí CK 6278 1121 820.500 820.500 06/06/2007 Thanh toán tiền điện thi công 6277 133 1111 8.396.896 839.689 9.236.579 04/08/2007 02710 Mua lưới an toàn phục vụ công trình Phần thân tháp Mỹ Đình 6278 133 1111 3.960.000 396.000 4.356.000 … … … Ngày 30 tháng 09 năm 2007 NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký tên, ghi rõ họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký tên, ghi rõ họ tên) GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu 2.21 - Sổ Cái TK 621 TỔNG CÔNG TY VINACONEX CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 6 Mẫu số: Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20-03-2006 SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 621_ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Từ tháng 01/2007 đến 09/2007 Chứng từ Diễn giải TK đ.ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày Số CT  … …  … 15/01/2007 44C Phí Văn Tiến- Mua trang phục bảo hộ LĐ cho các đội 3311 2.200.000 31/01/2007 13gs Nguyễn Quốc Oanh- Hoàn chi phí vật tư, thuế GTGT đầu vào 3311 21.359.700 … … … 03/05/2007 227ht Nguyễn Quốc Oanh- Tạm ứng trả tiền vật tư cho Cty TNHH Chính Đại 3311 385.000 26/05/2007 133gs Nguyễn Quốc Oanh- Hoàn chứng từ chi phí và thuế GTGT 3311 1.036.400 26/06/2007 313ht Nguyễn Quốc Oanh- Trả tiền vật tư cho Cty XD Thép và VT Bình Minh 3311 154.000 26/06/2007 314ht Nguyễn Quốc Oanh- Vay trả tiền vật tư cho Cty TNHH CN Chính Đại và phí  154.000 30/06/2007 KC 627 Kết chuyển Có TK 627 sang Nợ TK 1541 1541 82.488.899 Ngày 30 tháng 09 năm 2007 NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký tên, ghi rõ họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký tên, ghi rõ họ tên) GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 2.1.4.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 2.1.4.4.1. Nội dung Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là những công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp nên ngoài việc sử dụng nhân công lao động, doanh nghiệp phải sử dụng các loại MTC như: Máy làm đất: máy ủi, máy xúc, máy san… Các loại máy xây dựng: máy trộn vữa, trộn bê tông, máy đóng cọc… Các phương tiện vận chuyển có trọng tải vừa và lớn… Máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất thi công ở công ty cổ phần VINACONEX 6 bao gồm: cẩu tháp, máy xúc, máy đào, máy ủi …Công ty tổ chức đội máy thi công riêng cho từng công trình. Để thực hiện khối lượng xây lắp, các đội xây dựng sử dụng MTC do công ty giao hoặc thực hiện thuê MTC đối với những loại máy công ty không có. Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây, lắp bằng máy .Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. Chi phí thường xuyên sử dụng MTC gồm: Lương chính, lương phụ của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy …; chi phí vật liệu; chi phí CCDC; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền. Chi phí tạm thời sử dụng MTC gồm: Chi phí sửa chữa lớn MTC (đại tu, trùng tu …); chi phí công trình tạm thời cho MTC (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy…). Chi phí tạm thời có thể phát sinh trước (được hạch toán vào TK142) sau đó được phân bổ dần vào bên Nợ TK 632. Hoặc phát sinh sau nhưng phải tính trước vào chi phí xây, lắp trong kỳ (do liên quan tới việc sử dụng thực tế MTC trong kỳ), trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí sử dụng TK 335 (ghi Nợ TK 632, Có TK 335). Chi phí sử dụng máy thi công của công ty bao gồm: Đối với các máy thi công do công ty giao thì chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí khấu hao công cụ dụng cụ. Đối với các máy thi công thuê ngoài thì chi phí sử dụng máy thi công bao gồm tiền thuê máy tính trên một giờ hoặc ca máy tùy theo các điều khoản quy định trong hợp đồng. Việc thực hiện phân bổ chi phí khấu hao và chi phí sử dụng máy thi công được thực hiện như sau: cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán Công ty tiến hành tính tổng số khấu hao cho toàn bộ tài sản cố định và công cụ dụng cụ của toàn công ty theo phương pháp đường thẳng. Số trích khấu hao = Nguyên giá x 1 x Số ngày sử dụng máy thi công Số năm sử dụng 360 Trong đó số ngày sử dụng máy thi công là do kế toán các đội theo dõi, tính toán và chuyển lên cho kế toán tại Công ty. 2.1.4.4.2. Thủ tục chứng từ Để tính ra chi phí sử dụng máy thi công được sử dụng trong từng công trình, hạng mục công trình …kế toán căn cứ vào các chứng từ do đội trưởng các đội gửi lên phòng Tài chính- Kế toán như: “Bảng chấm công” của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy; Biểu 2.22 - Bảng khấu hao TSCĐ và phân bổ CCDC TỔNG CÔNG TY VINACONEX CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 6 KHẤU HAO TSCĐ VÀ PHÂN BỔ CCDC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2007 STT Công trình Tổng số từ T12/06- T6/07 Tổng cộng số KH& PB Trong đó TSCĐ CCDC I KH&PB của công ty 2.509.520.741 2.343.850.210 1.048.406.000 1.295.444.210 1 Chung cư Syrena HĐ 52( Lưu Trung) 54.712.983 51.102.000 22.858.000 28.244.000 2 Tuyến băng tài XM Cẩm Phả (Lưu Trung) 40.217.963 37.564.000 16.802.000 20.762.000 3 NM xi măng Yên Bình( Khánh) 172.335.936 160.962.000 71.998.000 88.964.000 4 Phần thân tháp Mỹ Đình Quốc Oanh) 465.478.980 434.757.000 194.467.000 240.290.000 5 NM Toyota (Chính) 24.506.659 22.889.000 103.238.000 12.651.000 … … … … II KH&PB thuộc công trình 4.324.000 4.324.000 2.996.000 1.328.000 1 NM Coil 3 (Quỳnh) 1.417.000 1.417.000 1.417.000 2 NM xi măng Yên Bình (Khánh) 1.579.000 1.579.000 1.579.000 3 Chung cư Syrena HĐ 52( Lưu Trung) 1.328.000 1.328.000 1.328.000 Người lập bảng (Ký, họ tên) Ngày 30 tháng 06 năm 2007 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 2.23 - Chứng từ ghi sổ Đơn vị: Công ty Cổ phần VINACONEX 6 Số: 170 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 25 tháng 06 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Công ty tính khấu hao TSCĐ và phân bổ CCDC trong 6 tháng đầu năm 2007 623 3311 434.757.000 Cộng 434.757.000 Kèm theo... hóa đơn đỏ chứng từ gốc Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.1.4.4.3. Tài khoản sử dụng Để theo dõi và phản ánh khoản mục chi phí sử dụng máy thi công, Công ty sử dụng tài khoản 623- “Chi phí sử dụng máy thi công”. TK 623 cũng được theo dõi chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình dựa vào từng mã riêng của mỗi công trình, hạng mục công trình. 2.1.4.4.4. Hạch toán và trình tự ghi sổ Sơ đồ 1.8 - Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công TK 152, 331… TK 111, 112, 334 TK 623 TK 133 TK 142, 242 TK 214 Thanh toán lương cho nhân viên điều khiển máy Thanh toán các dịch vụ mua ngoài TK 154 K/c chi phí sd MTC cuối kỳ Định kỳ tính khấu hao TSCĐ tại đội Tại công trình Phần thân tháp Mỹ Đình máy thi công chính là do công ty điều xuống cho đội sử dụng và hàng tháng đội sẽ báo chi phí sử dụng máy thi công. Biểu 2.24 - Sổ chi tiết hợp đồng TK 623 TỔNG CÔNG TY VINACONEX CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 6 Mẫu số: Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20-03-2006 SỔ CHI TIẾT HỢP ĐỒNG TK 623- Chi phí máy thi công Mã 42222C: Phần thân tháp Mỹ Đình (Quốc Oanh) Từ tháng 01/2007 đến tháng 09/2007 Chứng từ Diễn giải TK đ.ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư Ngày Số CT Nợ Có Số dư 25/06/2007 173gs Công ty- Khấu hao TSCĐ và phân bổ CCDC 6 tháng đầu năm 2007 3311 434.757.000 434.757.000 30/06/2007 KC623 Kết chuyển Có TK 623 sang Nợ TK 1541 1541 434.757.000 … … … NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký tên, ghi rõ họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký tên, ghi rõ họ tên) Ngày 30 tháng 09 năm 2007 GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu 2.25 - Sổ nhật ký chung TỔNG CÔNG TY VINACONEX CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 6 Mẫu số: Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20-03-2006 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Từ tháng 01/2007 đến tháng 09/2007 ( trích) Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Ngày Số CT … … … 25/06/2007 170gs Công ty – Khấu hao TSCĐ và phân bổ CCDC 6 tháng đầu năm 2007 6234 3311 434.757.000 434.757.000 … … … NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký tên, ghi rõ họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký tên, ghi rõ họ tên) Ngày 30 tháng 09 năm 2007 GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu 2.26 - Sổ Cái TK 623 TỔNG CÔNG TY VINACONEX CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 6 Mẫu số: Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20-03-2006 SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công Từ tháng 01/2007 đến 09/2007 (trích) Chứng từ Diễn giải TK đ.ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày Số CT  … …  … 25/06/2007 173gs Công ty- Khấu hao TSCĐ và phân bổ CCDC 6 tháng đầu năm 2007 3311 434.757.000 30/06/2007 KC623 Kết chuyển Có TK 623 sang Nợ TK 1541 1541 434.757.000 … … … NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký tên, ghi rõ họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký tên, ghi rõ họ tên) Ngày 30 tháng 09 năm 2007 GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 2.1.4.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 2.1.4.5.1. Tài khoản sử dụng Để tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ, kế toán sử dụng TK 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này được theo dõi chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình dựa vào từng mã riêng của mỗi công trình, hạng mục công trình. TK 1541 – “Xây lắp” TK 1542 – “Sản phẩm khác” TK 1543 – “Dịch vụ” TK 1544 – “Chi phí bảo hành xây lắp” 2.1.4.5.2. Tổng hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát sinh tại một công trình đã được tập hợp vào bên Nợ của tài khoản 621, 622, 623, 627. Để tính được giá thành sản phẩm cho từng đối tượng, kế toán phải tiến hành kết chuyển chi phí đối với các chi phí đã được tập hơp trực tiếp theo từng đối tượng; còn các chi phí không thể tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng thì kế toán phải phân bổ các chi phí này cho từng đối tượng theo các tiêu thức thích hợp. Cuối kỳ kế toán thực hiện kết chuyển các tài khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang bằng cách kích chuột vào nút kết chuyển. Máy sẽ tự động thực hiện các bút toán kết chuyển và tổng hợp số liệu đưa lên các sổ tổng hợp và sổ chi tiết. Sơ đồ 1.9 – Sơ đồ tổng hợp sản xuất TK 622 TK 621 TK 154 TK 627 TK 623 K/c chi phí NVLTT cuối kỳ K/c chi phí NCTT cuối kỳ K/c chi phí sd MTC cuối kỳ K/c chi phí SXC cuối kỳ Ví dụ: Đối với công trình Phần thân tháp Mỹ Đình, cuối kỳ căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ các TK 621, 622, 623, 627 sau khi trừ đi các khoản giảm trừ chi phí, kế toán tổng hợp tiến hành kết chuyển sang bên Nợ TK 154 và được thực hiện theo các bút toán sau: Kết chuyển chi phí NVLTT Nợ TK 154: 6.944.853.730 Có TK 621: 6.944.853.730 Kết chuyển chi phí NCTT Nợ TK 154: 783.277.803 Có TK 622: 783.277.803 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 154: 434.757.000 Có TK 623: 434.757.000 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ TK 154: 82.488.899 Có TK 627: 82.488.899 Biểu 2.27. Sổ chi tiết hợp đồng TK 154 TỔNG CÔNG TY VINACONEX CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 6 Mẫu số: Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20-03-2006 SỔ CHI TIẾT HỢP ĐỒNG TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Mã 42222C: Phần thân tháp Mỹ Đình ( Quốc Oanh) Từ tháng 01/2007 đến tháng 09/2007 Chứng từ Diễn giải TK đ.ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Số dư Ngày Số CT Nợ Có Số dư đầu  232.915.654 30/06/2007 KC621 Kết chuyển Có TK 621 sang Nợ TK 1541 621 6.944.853.730 7.177.769.384 30/06/2007 KC622 Kết chuyển Có TK 622 sang Nợ TK 1541 622 783.277.803 7.961.047.187 30/06/2007 KC623 Kết chuyển Có TK 623 sang Nợ TK 1541 623 4347.757.000 8.395.804.187 30/06/2007 KC627 Kết chuyển Có TK 627 sang Nợ TK 1541 627 82.488.899 8.478.293.086 30/06/2007 GV- 4222C Xác định giá vốn công trình Phần thân tháp Mỹ Đình 632 4.016.944.227 4.016.944.227 Tổng 8.245.195.432 4.016.944.227 4.461.348.859 NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký tên, ghi rõ họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký tên, ghi rõ họ tên) Ngày 30 tháng 09 năm 2007 GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu 2.28. Sổ Cái TK 154 TỔNG CÔNG TY VINACONEX CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 6 Mẫu số: Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20-03-2006 SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Từ tháng 01/2007 đến 09/2007 (trích) Chứng từ Diễn giải TK đ.ứng Phát sinh nợ Phát sinh có Ngày Số CT … … … 30/06/2007 KC621 Kết chuyển Có TK 621 sang Nợ TK 1541 621 6.944.853.730 30/06/2007 KC622 Kết chuyển Có TK 622 sang Nợ TK 1541 622 783.277.803 30/06/2007 KC623 Kết chuyển Có TK 623 sang Nợ TK 1541 623 4347.757.000 30/06/2007 KC627 Kết chuyển Có TK 627 sang Nợ TK 1541 627 82.488.899 30/06/2007 GV- 4222C Xác định giá vốn công trình Phần thân tháp Mỹ Đình 632 4.016.944.227 … … … NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký tên, ghi rõ họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký tên, ghi rõ họ tên) Ngày 30 tháng 09 năm 2007 GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 2.2. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty 2.2.1. Sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp là những sản phẩm xây lắp chưa hoàn thành để bàn giao, nghiệm thu vào cuối kỳ trong công ty. Đối với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng, các khu đô thị và khu công nghiệp, thi công các loại nền móng, công trình quy mô lớn, các công trình đường giao thông, cầu, đường bộ, các công trình thuỷ lợi quy mô vừa (kênh, mương, đê, kè, cống, trạm bơm...): sản phẩm dở dang là các công trình chưa hoàn thành,. Đối với hạng mục công trình xây dựng đường dây và trạm biến thế đến 35 KV, lắp đặt kết cấu thép, các thiết bị cơ điện, nước, điều không, thông tin tín hiệu, trang trí nội ngoại thất… Sản phẩm dở dang là đường dây, trạm biến thế…đang lắp đặt, xây dựng chưa kịp hoàn thành để nghiệm thu. Đối với hạng mục công trình xây dựng và phát triển nhà, kinh doanh bất động sản: khối lượng xây lắp dở dang là các dự án đầu tư đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng chưa hoàn thành … 2.2.2. Phương pháp xác định SPDDCK Để tính được giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ đòi hỏi phải xác định được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Thông thường, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, song đối với một công trình mà thời điểm thanh toán, bàn giao không trùng với kỳ tính giá thành sản phẩm thì kế toán vẫn tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang vào thời điểm thành toán. Cuối quý, từng công trình và hạng mục công trình được tiến hành kiểm kê để xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Sau khi kiểm kê bộ phận kế toán nhận được “Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang”. Kế toán căn cứ vào bản kê được lập tiến hành xác định giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức: Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Khối lượng dở dang x Đơn giá dự toán Từ đó, kế toán xác định được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ x Giá thành dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Giá thành dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ + Giá thành dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao cuối kỳ Dựa vào công thức trên, chi phí thực tế dở dang cuối kỳ của công trình Phần thân tháp Mỹ Đình: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = 232.915.654 + 8.425.377.432 x 4.270.008.981 4.016.944.227+ 4.270.008.981 = 4.461.348.859 2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm của Công ty 2.3.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, đặc thù riêng của sản phầm xây lắp và tình hình thực tế của Công ty mà đối tượng tính giá thành sản phẩm chính là các công trình, hạng mục công trình. Vì thế, giá thành sản phẩm được tính chi tiết cho từng công trình, từng hạng mục công trình hoàn thành. Kỳ tính giá thành mà công ty thực hiện là từng quý. Song, đối với các công trình, hạng mục công trình có thời điểm bàn giao được quy định cụ thể trong hợp đồng thì Công ty có thể thực hiện kỳ tính giá thành khác. 2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Khi công trình hoàn thành và được nghiệm thu bàn giao thanh toán, có Hồ sơ quyết toán công trình hoặc Biên bản thanh lý hợp đồng giao thầu, kế toán tiến hành tính giá thành của công trình đó. Trên cơ sở số liệu đã tổng hợp được và chi phí thực tế của khối lượng xây lắp DD ĐK và chi phí thực tế của khối lượng DDCK trên các biên bản xác nhận khối lượng dở dang, kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành bàn giao theo công thức: Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao = Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ + Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Cụ thể, đối với công trình Phần thân tháp Mỹ Đình, áp dụng công thức trên ta có: Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao = 232.915.654 + 8.245.377.432 – 4.461.348.859 = 4.016.944.227 Sau khi tính được giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao, kế toán vào dữ liệu xác định giá vốn công trình và kết chuyển giá vốn sang TK 632- “Giá vốn hàng bán” theo định khoản: Nợ TK 632: 4.016.944.227 Có TK 154: 4.016.944.227 Biểu 2.29: Bảng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm TỔNG CÔNG TY VINACONEX CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 6 BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Từ tháng 01/2007 đến tháng 09/2007 Mã công trình Tên công trình Chi phí xây lắp trực tiếp Giá trị dở dang Giá thành sản xuất Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí sử dụng MTC Chi phí SXC Đầu kỳ Cuối kỳ … … 3011A Tuyến băng tải nhà máy XM CẩmPhả 1425907548 183466000 37564000 384311974 603257189 542000000 3552 Công trình XM Yên Bình (Khánh) 1321869450 178209000 160962000 373731890 504204975 512265017 4222C Phần thân tháp Mỹ Đình 6944853730 783277803 434757000 82488899 232915654 4461348859 4016944227 4633 Nhà mày Toyota 1633481014 533214000 22889000 102798175 97627490 1033875600 … … Tổng cộng NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký tên, ghi rõ họ tên) KẾ TOÁN TRƯỞNG (Ký tên, ghi rõ họ tên) Ngày 30 tháng 09 năm 2007 GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Chương III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX 6 3.1. Đánh giá thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần VINACONEX 6 3.1.1. Ưu điểm * Về bộ máy kế toán và công tác kế toán Do phân công công việc cho từng thành viên trong phòng nên công việc được thực hiện một cách khoa học, không chồng chéo và được tiến hành trôi chảy. Các cán bộ nhân viên kế toán trong phòng ban có trình độ, năng lực phù hợp với công việc, có tính cẩn thận và có tinh thầnh trách nhiệm cao. Đồng thời, công ty cũng luôn chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghề nghiệp, hiệu quả làm việc của từng nhân viên cũng như của phòng Tài Chính - Kế toán. Hơn nữa, công việc được thực hiện trên hệ thống máy tính nối mạng nội bộ nên các thông tin kế toán khi phát sinh sẽ được cập nhật vào máy tính một cách kịp thời, chính xác; đồng thời thông tin lại được tổng hợp hệ thống hóa một cách chính xác để phục vụ cho yêu cầu quản trị của Công ty. Bên cạnh đó, việc sử dụng phần mền kế toán cũng làm giảm bớt khối lượng công việc của các kế toán viên như: ghi chép, tính toán…đáp ứng được một khối lượng nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh với khối lượng lớn tại Công ty. Việc tự thiết kế phần mềm kế toán đã góp phần nâng cao và tiết kiệm thời gian ghi sổ, đảm bảo tính chính xác, kịp thời, nhanh chóng thuận tiện và tính bảo mật cao của thông tin kinh tế trong Công ty. * Về hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ và hình thức ghi sổ kế toán Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006 - QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngoài các tài khoản theo quy định của Bộ Tài chính, Công ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2 và cấp 3 phù hợp với công tác quản lý và chi tiết theo từng công trình hạng mục công trình tạo ra các sản phẩm xây lắp, thuận tiện cho việc định khoản và theo dõi. Công ty thực hiện việc lập và luân chuyển chứng từ theo đúng chế độ kế toán và quy định luân chuyển chứng từ của Tổng công ty. Bên cạnh đó việc bảo quản, lưu trữ chứng từ của Công ty được phân loại, sắp xếp theo phần hành và trình tự thời gian phát sinh một cách khoa học, sáng tạo. Điều này làm cho công tác kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết trở nên dễ dàng hơn. Công ty đã áp dụng công nghệ tin học vào công tác hạch toán kế toán cho nên khối lượng công việc kế toán đã được giảm nhẹ hơn. Nhân viên kế toán chỉ cần thu thập chứng từ kế toán, dựa vào các chứng từ đó để hạch toán các bút toán cần thiết vào máy vi tính, máy sẽ tự động luân chuyển và tổng hợp các thông tin vào các sổ tổng hợp, chi tiết, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị. áp dụng phần mềm kế toán việc lập các sổ và báo cáo không những nhanh mà số liệu giữa các sổ, các báo cáo có sự thống nhất tuyệt đối, nên kế toán sẽ không còn phải đối chiếu kiểm tra số liệu giữa các sổ chi tiết với sổ tổng hợp hay với các thông tin trên báo cáo như trong kế toán thủ công. Trong phần mềm kế toán đã xây dựng sẵn các sổ tổng hợp, sổ chi tiết và các báo cáo nên hệ thống sổ của Công ty khá chi tiết và đầy đủ. Vì áp dụng hình thức ghi sổ trên máy vi tính nên mẫu sổ nhật ký chung, sổ cái hay sổ chi tiết của Công ty có sự khác biệt so với hình thức nhật ký chung theo quy định của Chế độ kế toán như trong sổ nhật ký chung của công ty không có cột Số dòng, Đã ghi Sổ Cái hay trong sổ cái không có cột Số dòng Nhật ký, Trang sổ Nhật ký chung... Tuy nhiên việc khác biệt đó là cần thiết để đơn giản hoá mẫu sổ mà vẫn cung cấp đủ thông tin cho người đọc, thay đổi mẫu sổ để phù hợp hơn đối đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty và công tác quản lý nhưng vẫn tuân thủ theo quy định của Chế độ. *Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành được xác định hợp lý, đúng đắn. Các chi phí sản xuất được tập hợp theo từng khoản mục riêng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành theo từng khoản mục chi phí. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán nguyên vật liệu theo đúng quy định của chế độ kế toán. Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, thời gian thi công dài vì vậy việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên giúp cho việc tính toán đúng, đủ chi phí sản xuất cho từng công trình liên quan, làm cơ sở để xác định giá thành hợp lý, chính xác. 3.1.2. Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm trên thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục: * Về chứng từ Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Vật liệu sử dụng thi công cho công trình được mua và vận chuyển thẳng đến chân công trình. Kế toán đội tập hợp và cuối kỳ gửi hóa đơn lên Phòng Tài chính- Kế toán của công ty. Kế toán tại công ty chỉ căn cứ vào các hóa đơn mua vật liệu này để tiến hành định khoản, theo dõi và tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ chứ không nắm rõ được số vật liệu thực tế sử dụng là bao nhiêu làm cho chi phí không chính xác, việc xác định khối lượng xây lắp không đảm bảo chính xác, đồng thời không sử dụng thẻ tính giá thành sản phẩm riêng biệt cho từng công trình, hạng mục công trình. * Về tình hình luân chuyển chứng từ Việc luân chuyển chứng từ chưa thực sự hợp lý: Điều này thể hiện ở chỗ cuối tháng các đội mới gửi các chứng từ (chủ yếu là các chứng từ gốc như hóa đơn, biên bản nghiệm thu …) cùng giấy đề nghị thanh toán, giấy thanh toán tạm ứng (đối với hình thức khoán) về phòng Tài chính – Kế toán. Do đó làm cho công việc kế toán chủ yếu tập trung vào cuối tháng, trong khi ở thời điểm giữa tháng công việc không nhiều dẫn đến công việc kế toán không được dàn đều trong tháng đồng thời việc tổng hợp, xử lý số liệu vào cuối tháng rất lớn làm cho việc lập báo cáo kế toán bị trậm chễ. Mặt khác, sức ép của việc xử lý và cung cấp thông tin sẽ dẫn tới khả năng có nhiều sai sót trong công việc kế toán. * Về tài khoản kế toán và sổ kế toán Tại Công ty Cổ phần VINACONEX 6, kế toán sử dụng chung tài khoản 334_ ‘Phải trả cho người lao động’ để tiến hành hạch toán lương cho công nhân thuộc biên chế của công ty và cho lao động thuê ngoài. Điều này khiến cho công tác quản lý và theo dõi khoản chi phí tiền lương không rõ ràng, khó phân biệt được khoản nào là khoản phải trả cho công nhân của công ty và khoản nào là khoản phải trả cho công nhân thuê ngoài. * Về công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp Các chi phí liên quan đến máy thi công như: chi phí tiền lương, phụ cấp theo lương, chi phí vật liệu, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài khác đều được hạch toán vào TK 627 – “Chi phí sản xuất chung”. Do đó cách hạch toán này làm cho chi phí sử dụng máy thi công không chính xác với giá trị thực tế của nó. Đồng thời làm tăng chi phí sản xuất chung lên so với giá trị thực. Trong thực tế, nguyên vật liệu mua về đến cuối kỳ có thể vẫn chưa dùng hết và đôi khi số nguyên vật liệu này lại chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số chi phí nguyên vật lieu phát sinh trong kỳ. Vì vậy việc không phản ánh các nguyên vật liệu chưa sử dụng hết tính tới thời điểm cuối kỳ sẽ đẩy chi phí nguyên vật liệu trong kỳ lên cao hơn so với thực tế phát sinh, dẫn đến việc tính giá thành cũng không chính xác theo giá trị thực tế của nó. 3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần VINACONEX 6 Sau một thời gian tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần VINACONEX 6, trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập tại trường ĐH KTQD, em xin trình bày một số ý kiến đóng góp nhằm góp phần hoàn hiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty như sau: 3.2.1. Kiến nghị về chứng từ kế toán * Về công tác luân chuyển chứng từ Hiện nay, thời gian hoàn chứng từ của các đội xây dựng tại công ty được quy định: nộp vào cuối tháng, quý. Tuy nhiên, để giảm bớt khối lượng công việc kế toán cuối tháng, quý đảm bảo cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng, hạn chế những sai sót trong quá trình tổng hợp, xử lý thông tin kế toán, công ty cần có quy định yêu cầu các đội trưởng định kỳ phải tiến hành gửi các chứng từ và tài liệu lên phòng Tài chính- Kế toán để đảm bảo số liệu được cập nhật thường xuyên liên tục, công việc được dàn đều trong tháng và xử lý thông tin một các chính xác. Ví dụ: Quy định cứ 10 ngày phải gửi số liệu chứng tài lên phòng Tài chính- Kế toán một lần, đồng thời quy định thời gian gửi chứng từ trong tháng này chậm nhất là đến 5 ngày đầu tháng sau. *Về công tác tập hợp chứng từ Tại các đội xây dựng, kế toán đội nên tiến hành quản lý các chứng từ gốc theo tính chất tổng hợp để tránh mất mát, thất lạc giúp cho công tác tập hợp chứng từ trở nên khoa học và dễ kiểm soát. Công ty nên tách riêng thẻ tính giá thành sản phẩm cho từng công trình, hạng mục công trình; không nên đưa tất cả các công trình, hạng mục công trình vào bảng chung sẽ khiến công tác quản lý dễ dàng hơn. Công ty quản lý giá trị của NVL thông qua các chứng từ gốc chính là các hóa đơn GTGT nên việc luân chuyển, kiểm tra và lưu trữ hóa đơn là việc làm hết sức quan trọng. Vì vậy, đối với mỗi lần phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến chi phí xây lắp trực tiếp, kế toán nên tiến hành lập Bảng tập hợp chứng từ để có thể dễ dàng quản lý hơn vì mỗi lần hoàn ứng số lượng chứng từ tương đối nhiều. Bảng tập hợp chứng từ là một bảng kê các hóa đơn chứng từ gốc có liên quan đến chi phí sản xuất tại công trình. Bảng tập hợp chi phí sản xuất được phân loại theo chi phí sản xuất; phản ánh chi phí sản xuất phát sinh trong tháng theo từng khoản mục chi phí đã giúp cho việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ, số liệu chính xác và nhanh chóng. Biểu 2.30. Bảng tập hợp chứng từ TẬP HỢP CHỨNG TỪ CÔNG TRÌNH PHẦN THÂN THÁP MỸ ĐÌNH (QUỐC OANH) Tháng 08/2007 Số Ngày Nội dung DT chưa thuế Thuế GTGT Tổng cộng I. Vật tư 772.252.006 38.689.003 810.941.009 043560 20/07/07 Bêtông 199.104.762 9.955.238 209.060.000 009831 12/07/07 Đinh 600.000 30.000 630.000 009821 10/07/07 Que hàn 782.400 78.240 860.640 009680 27/07/07 Que hàn 745.600 74.560 820.160 009694 02/08/07 Đinh 7cm 700.000 35.000 735.000 846863 23/08/07 Thép các loại 570.319.244 28.515.965 598.835.209 II. Chi phí chung 8.096.000 650.300 8.746.300 002710 04/08/07 Lưới an toàn 3.960.000 396.000 4.356.000 036580 06/08/07 Photo 1.500.000 1.500.000 033486 16/08/07 Văn phòng phẩm 2.450.000 245.000 2.695.000 066492 29/08/07 Mouse VPP 186.000 9.300 195.300 Cộng 853.480.006 39.339.303 892.819.309 Ngày…..tháng….năm Người lập biểu (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Hiện nay công ty lập một bảng chi phí và giá thành sản phẩm để theo dõi cho toàn bộ các công trình, hạng mục công trình được thi công trong quý. Việc lập bảng chi phí và giá thành sản phẩm như vậy giúp theo dõi tổng thể giá trị thi công hoàn thành của Công ty, tuy nhiên chưa phù hợp với hình thức chứng từ thẻ tính giá thành theo chế độ kế toán hiện hành. Vì vậy, ngoài bảng chi phí và giá thành sản phẩm, Công ty nên lập thêm thẻ tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình được thực hiện trong quý Biểu 2.31. Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Tháng 06 năm 2007 Tên công trình: Phần thân tháp Mỹ Đình Giá thành sản phẩm hoàn thành Tổng số Theo khoản mục chi phí NVLTT NCTT MTC SXC 1. CP SXKDDD đầu kỳ 232.915.654 88.562.465 56.562.133 35.154.644 52.636.412 2. CP SXKD phát sinh trong kỳ 8.245.377.432 6.944.853.730 783.277.803 434.757.000 82.488.899 3. Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành 4.016.944.227 3.066.875.044 529.594.530 336.929.542 83.545.111 4. CP SXKDDD cuối kỳ 4.461.348.859 3.966.541.151 310.245.406 132.982.102 51.580.200 Hà Nội, ngày tháng năm 2007 Người lập biểu (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) 3.2.2. Kiến nghị về hệ thống tài khoản Công ty nên tách riêng chi phí nhân công trực tiếp đối với công nhân thuộc biên chế và công nhân thuê ngoài để có thể theo dõi tốt hơn và tuân thủ đúng quy định kế toán hiện hành. Kế toán tại Công ty nên chi tiết TK 334 – “Phải trả người lao động” thành 2 tiểu khoản: TK 3341 – “Phải trả công nhân viên” để hạch toán tiền lương cho các công nhân viên thuộc biên chế của công ty. TK 3348 – “Phải trả người lao động khác” để hạch toán tiền lương cho các công nhân thuê ngoài. 3.2.3. Kiến nghị về sổ kế toán và báo cáo kế toán Do hình thức kế toán áp dụng ở công ty là sử dụng phần mền kế toán nên phần lớn hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán của công ty được lập bằng máy vi tính. Do đó chất lượng của sổ kế toán và báo cáo kế toán phụ thuộc phần nhiều vào phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng. Như ta đã biết việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán là một trong những ưu điểm của công ty nhưng thực tế cho thấy rằng: phần mềm kế toán công ty sử dụng là phần mềm kế toán Cic Accounting của Tổng công ty VINACONEX đặt hàng để phục vụ cho tất cả các thành viên của Tổng công ty nên phần mềm kế toán có nhiều điểm không phù hợp với công ty. Do vậy có một số công tác kế toán phải thực hiện thủ công, kế toán phải tự tính toán các dữ liệu như công tác tính giá thành sản phẩm, sau đó mới nhập các dữ liệu tính được vào máy tính. Thêm vào đó, với việc ban hành nhiều sửa đổi, nhiều quy định trong công tác kế toán, việc sử dụng phần mềm kế toán không thể đáp ứng và phản ánh ngay nội dung những văn bản mới ban hành như kế toán thủ công được, do đó cần phải có thêm một khoảng thời gian để lập trình lại phần mềm cho phù hợp với các quy định mới. Ngoài ra việc sử dụng phần mềm kế toán cũng yêu cầu người sử dụng phải cẩn thận trong việc lưu trữ và bảo mật vì tất cả dữ liệu kế toán đều được lưu trữ vào máy, nếu bị nhiễm virut thông tin có thể bị lệch lạc, không chính xác hoặc có thể mất dữ liệu nên công ty cần phải sao lưu dữ liệu kế toán một cách cẩn thận. 3.2.4. Kiến nghị về công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp Hạch toán các khoản mục chi phí máy thi công vào TK 623 để tránh tình trạng TK 623 có giá trị thấp hơn và TK 627 có giá trị cao hơn thực tế. Từ đó giúp cho việc quản lý và đánh giá chi phí xây lắp trực tiếp hoàn thiện hơn, chính xác hơn. Công ty nên tổ chức việc kiểm kê NVL còn thừa khi đến kỳ tính giá của từng công trình, hạng mục công trình. Nguyên nhân là do nguyên vật liệu được mua khi có nhu cầu nhưng vật liệu thừa trong thi công dù không nhiều nhưng là việc khó tránh khỏi. Do đó số nguyên vật liệu thừa này tùy theo cách xử lý mà kế toán tiến hành định khoản cho phù hợp. Ví dụ: Đối với số VL thừa ở công trình này chuyển sang cho công trình khác: Nợ TK 621 (chi tiết công trình nhận vật liệu) Có TK 621 (chi tiết công trình thừa vật liệu) Nếu tiến hành nhập kho: Nợ TK 152 Có TK 621 (chi tiết công trình thừa vật liệu) Nếu thực hiện bán số vật liệu thừa: Nợ TK 111, 112…. Có TK 621 (chi tiết công trình thừa vật liệu) Có TK 3333 (nếu có) KẾT LUẬN Công ty cổ phần VINACONEX 6 là thành viên của Tổng công ty VINACONEX được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1991, trước đây là một xí nghiệp xây dựng số 2 của Công ty VINACONEX và sau này được cổ phần hóa mới được tách ra thành một công ty riêng. Với bề dày lịch sử, nhờ sự phát triển vững vàng trong kinh doanh và chú trọng đa dạng hóa sản phẩm nên uy tín của VINACONEX 6 ngày càng được nâng cao trên thị trường. Nhìn chung công ty đã xây dựng được công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm SXKD của mình, đáp ứng được các yêu cầu phục vụ cho công tác quản lý và tuân thủ theo những quy định của Chế độ kế toán. Tuy nhiên công tác này cũng còn nhiều mặt tồn tại và hạn chế cần phải điều chỉnh và sửa đổi để việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng chính xác, kịp thời hơn, phục vụ ngày càng đắc lực hơn trong công tác quản lý. Chuyên đề với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần VINACONEX 6” đã cho ta thấy tổng quan và thực trạng công tác hạch toán CPSX, tính giá thành tại Công ty cổ phần VINACONEX 6 trên cơ sở đó đưa ra một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian thực tập có hạn mà năng lực trình độ chuyên môn còn hạn chế nên bài viết của em khó tránh khỏi những sai xót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô nhằm hoàn thiện hơn bài viết chuyên đề thực tập này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang cùng toàn thể cán bộ lãnh đạo Công ty Cổ phần VINACONEX 6 cũng như các cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần VINACONEX 6 đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. PHỤ LỤC BCTC: Báo cáo tài chính BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CCDC: Công cụ dụng cụ CP: Chi phí CPQL : Chi phí quản lý CPSX: Chi phí sản xuất CT : Chứng từ ĐVT: Đơn vị tính k/c: Kết chuyển KPCĐ: Kinh phí công Đoàn MTC: Máy thi công NCTT: Nhân công trực tiếp NVL: Nguyên vật liệu NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp SL: Số lượng SXC: Sản xuất chung VL: Vật liệu TC- KT: Tài chính - Kế toán DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ Sơ đồ 1.1 – Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Vinaconex 6 Sơ đồ 1.2 - Sơ đồ tổ chức bộ mày kế toán của Công ty Cổ phần VINACONEX6 Sơ đồ 1.3 – Quy trình thực hiện công việc kế toán trên phần mền kế toán. Sơ đồ 1.4 – Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi Sơ đồ 1.5 – Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT Sơ đồ 1.6 – Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT Sơ đồ 1.7 – Sơ đồ hạch toán chi phí SXC Sơ đồ 1.8 – Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Sơ đồ 1.9 – Sơ đồ tổng hợp sản xuất Biểu đồ Biểu 2.1. Hóa đơn GTGT Biểu 2.2. Chứng từ ghi sổ Biểu 2.3. Sổ chi tiết TK 621 Biểu 2.4. Sổ Nhật ký chung Biểu 2.5. Sổ Cái TK 621 Biểu 2.6. Bảng chấm công Biểu 2.7. Hợp dồng làm khoán Biểu 2.8.Giấy đề nghị tạm ứng Biểu 2.9. Phiếu chi Biểu 2. 10. Sổ chi tiết hợp đồng TK 334 Biểu 2.11.Chứng từ ghi sổ Biểu 2.12. Sổ chi tiết hợp đồng TK 622 Biểu 2.13. Sổ nhật ký chung Biểu 2.14. Sổ cái TK 622 Biểu 2.15. Bảng chấm công Biểu 2.16. Bảng thanh toán lương văn phòng Biểu 2.17. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Biểu 2.18. Bảng phân bổ BHXH, BHYT Biểu 2.19. Sổ chi tiết hợp đồng TK 627 Biểu 2.20. Sổ nhật ký chung Biểu 2.21. Sổ Cái TK 621 Biểu 2.22. Bảng khấu hao TSCĐ và phân bổ CCDC Biểu 2.23. Chứng từ ghi sổ Biểu 2.24. Sổ chi tiết hợp đồng TK 623 Biểu 2.25. Sổ nhật ký chung Biểu 2.26. Sổ Cái TK 623 Biểu 2.27. Sổ chi tiết hợp đồng TK 154 Biểu 2.28. Sổ Cái TK 154 Biểu 2.29: Bảng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Biểu 2.30. Bảng tập hợp chứng từ Biểu 2.31. Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10086.doc
Tài liệu liên quan