Chuyên đề Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Dầu mỏ là một nghành năng lượng quan trọng của tất cả các quốc gia, nó đang chiếm khoảng 65% trong tổng các nguồn năng lượng toàn cầu. Do đặc điểm của nghành dầu khí mang lại cho nên nghành dầu khí là một nghành yêu cầu về vốn đầu tư rất lớn, rủi ro đối với một số công đoạn trong nghành là rất cao và nó thường là một nghành độc quyền của một số các công ty lớn hay của một quốc gia. Qua phân tích đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty dầu khí Việt Nam cho chúng ta thấy được những thành tựu to lớn mà Tổng công ty đã đạt được nói riêng và toàn nghành dầu khí Việt Nam nói chung. Hàng năm dầu thô đóng góp rất lớn trong tổng kinh nghạch xuất khẩu của cả nước. Trong giai đoạn 1999 – 2001 thành tựu đạt được của xuất khẩu dầu thô làm giảm một phần ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á đến nền kinh tế nước ta đặc biệt là sự đóng góp của dầu thô đối với nền kinh tế nước ta trong năm 2001 là một trong những nguyên nhân làm cho tăng trưởng GDP tăng 6,75% cao hơn so với kế hoạch đề ra là 5%. Hiện nay bên cạnh ưu điểm lợi thế về đặc điểm của dầu thô Tổng công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu dầu thô như: sản lượng xuất khẩu rất nhỏ bé so với thế giới chỉ đứng thứ 30 trong tổng 50 nước sản xuất khai thác dầu thô trên thé giơí, về kho dự trữ dầu thô, trang thiết bị máy móc, đặc điểm về địa hình của các mỏ dầu Việt Nam. Để phấn đấu trở thành tập đoàn dầu khí mạnh thì Tổng công ty phải không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được những mục tiêu đề ra. Muốn thực hiện được những mục tiêu chiến lược đề ra bên cạnh sự phát huy nội lực của Tổng công ty ra còn cần có sự chỉ đạo hướng dẫn, giúp đỡ từ phía chính phủ và các cơ quan nhà nước. Tăng cương thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dầu thô, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã, đang và sẽ là một trong những nhân tố chính thúc đẩy nhanh quá trình CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ đất nưóc theo chiến lược hướng về xuất khẩu.

doc63 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoán) I- Nhu cầu thế giới 75,9 76,9 78,9 1. OECD 43 43,2 43,9 2. Mỹ 19,6 19,7 40,0 3. Nhật 5,5 5,6 5,6 4. Ngoài OECD 32,9 33,7 34,8 II- Cung thế giới (1)+(2) 76,6 6,8 78,2 1. OECD (1) 19,8 19,9 20,0 Mỹ 9,1 9,0 9,0 2.Ngoài OECD (2) 56,8 56,9 58,2 OPEC (cả khí lỏng) 31 30,4 30,9 Liên Xô cũ 7,9 8,2 8,6 Theo bảng trên (bảng 11) ta thấy được tình hình cung - cầu trên thị trường thế giới trong tương lai (theo dự đoán của cơ quan năng lượng quốc tế IEA) thì cầu sẽ có khả năng vượt quá cung do đó trong tương lai người cung cấp sẽ có lợi thế hơn trên thị trường. Dầu khí do đặc điểm của ngành là ngành độc quyền vì thế sự cạnh tranh thường mang tính quốc tế hơn là nội địa. Sự cạnh tranh cũng không diễn ra đến nổi "tranh mua - tranh bán" như những sản phẩm "thô" khác (chưa qua chế biến "tinh"). III.5. Các hình thức xuất khẩu. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất và khai thác, sản phẩm chủ yếu là dầu mỏ và khí gas. Từ dầu mỏ thông qua nhà máy lọc dầu sẽ cho ta được nhiều sản phẩm tiện dụng. Hiện nay nhà máy lọc dầu Việt Nam chưa hoàn thành (nhà máy lọc dầu số 1 dự kiến 2005 đi vào hoạt động) nên toàn bộ sản phẩm khai thác được chủ yếu xuất khẩu đổi lấy ngoại tệ để phục vụ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Hình thức xuất khẩu dầu thô của Tổng Công ty chủ yếu được thực hiện xuất khẩu trực tiếp tự tham gia đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng. Ngoài ra từ năm 1999 trở lại đây Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã mở rộng việc kinh doanh của mình sang thị trường Trung Đông trong chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên hiệp quốc với Irắc. Đây là hình thức kinh doanh mới của Tổng Công ty, đó là hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất. Trong năm 200o, việc mua bán dầu thô của Irắc đã đạt được kết quả là 17,71 triệu tấn, trị giá gần 448 triệu USD và lợi nhuận thu về khoảng 3,26 triệu USD. III.6. Quá trình giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng. Hiện nay Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam có 7 đơn vị thành viên thực hiện trực tiếp việc kinh doanh xuất - nhập khẩu nhưng chỉ duy nhất có Công ty Petechim thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu dầu thô trực tiếp. III.6.1. Giao dịch đàm phán. Thông thường trong kinh doanh quốc tế do sự cách biệt về địa lý xa xôi cách trở việc giao dịch đàm phán trực tiếp thường rất ít khi xảy ra, chủ yếu thông qua giao dịch gián tiếp như điện thoại, fax, thư điện tử...., công đoạn đầu tiên là người mua, người bán tiến hành việc chào hàng (offer) và hỏi giá (Inquyry). Hiện nay trong quá trình giao dịch đàm phán về mua - bán dầu thô của Tổng Công ty chủ yếu được thực hiện gián tiếp. Tổng Công ty thường đầu một quí hay nửa năm sẽ tổ chức đấu thầu bán dầu thô của mình thông qua việc thông báo cho các khách hàng bằng việc gửi một thư chào hàng tự do (free offer) trong đó có các thông tin rõ ràng về hàng hoá, điều kiện giao hàng, giá cả, số lượng... + Giá cả: Giá cả dầu thô của Tổng Công ty thường được yết như sau: Giá dầu (Bạch Hổ, Đại Hùng....) = Giá dầu Minas ± Dcents/thùng Sở dĩ cách tính giá dầu thô của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam như trên là do: + Do đặc điểm chung của dầu thô ở các nước trong khu vực Đông Nam á thường có các thành phần gần như nhau. + Do dầu Minas (Indonexia) đã có tiếng trên thị trường thế giới trước khi dầu thô của Tổng Công ty xuất hiện. - Trước đây khi Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam bắt đầu có sản phẩm dầu thô thì giá cả thường được yết là: Giá dầu thô của Tổng Công ty = Giá dầu minas - D cents/ thùng. Nhưng mấy năm gần đây do lợi thế đặc điểm dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp 0,01% đã dần dần lấy được sự uy tín trên thị trường và đối với các khách hàng truyền thống. Nên việc giá cả dầu thô đã tính = giá dầu Dcents USD/thùng). - Giá cả dầu minas thường được xác định trên thị trường thế giới chung cho khu vực Đông Nam á, còn D cents chính là sự thoả thuận thêm giữa người mua và người bán. - Số lượng: Trong thư chào hàng của Tổng Công ty hay các khách hàng thường được thông tin như sau: + D thùng/ngày và cộng với việc ký hợp đồng trong thời gian bao lâu. Sở dĩ trong điều khoản số lượng được chào như trên vì do đặc điểm của dầu thô có sự dự trữ rất thấp (bảng 7) cho thấy Bạch Hổ + Rồng dự trữ trong vòng 10-15 ngày, Rạng Đông, Ruby là 20 ngày, riêng Đại Hùng là 1 quý, vì thế việc mua bán dầu thô không giống như các hàng hoá khác là đã có trong kho sẵn mà việc xuất khẩu dầu mỏ tuỳ thuộc vào việc khai thác của mỏ. Việc quy định rõ D thùng/ngày còn có ý nghĩa đảm bảo việc sản xuất khai thác của các mỏ được diễn ra liên tục không bị gián đoạn. + Điều kiện vận tải: Tổng Công ty trong mấy năm gần đây đã thực hiện giao hàng theo điều kiện CIF tuy nhiên vẫn còn thấp so với tổng khối lượng xuất khẩu. Điều kiện vận tải vẫn chủ yếu được chào là FOB - Vũng Tàu. Hiện nay Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam chưa có đội chuyên chở dầu thô nào vì thế thường phải đi thuê tàu để thực hiện các hợp đồng có điều kiện vận tải CIP, CFR, CIF. Trong tương lai Tổng Công ty Dầu khí sẽ có kế hoạch mua sắm tàu chở dầu không chỉ phục vụ cho công tác xuất khẩu dầu thô mà còn để vận chuyển dầu từ Trung Đông về Việt Nam để chế biến hay để bán. + Phương thức thanh toán: Trong điều khoản thanh toán, Tổng Công ty và các khách hàng thường thoả thuận đồng tiền thanh toán là USD, phương thức thanh toán là L/C không huỷ ngang hay TTR, thời gian hiệu lực thanh toán sau 30 ngày kể từ ngày cấp vận đơn (B/L). III.6.2. Ký kết và thực hiện hợp đồng. Sau khi nhận được thông tin phản hồi từ phía khách hàng về các điều khoản số lượng, giá cả.... Công ty thương mại dầu khí (Petechim) sẽ lập các phương án và trình lên Tổng Công ty để xét duyệt cho phép xuất khẩu dầu trong thời gian tới. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam chủ yếu là phòng thương mại xem xét bản trình lên của Petechim về giá là chính xem có phù hợp với mức giá sàn Tổng Công ty quy định không và sau đó ra quyết định cho phép thực hiện phương án bán dầu. Đối với việc chuẩn bị giao hàng cho khách hàng thì do kho chứa dầu có hạn cho nên việc đó tuỳ thuộc phần lớn vào tình hình khai thác và những lần tầu đên nhận hàng. Dầu thô luôn được đưa lên từ các mỏ một cách liên tục thường xuyên cho nên vấn đề quan trọng chủ yếu là ở bộ phận kho dự trữ và khả năng sẵn sàng nhận hàng của khách hàng để làm sao đảm bảo được việc khai thác một cách liên tục không bị gián đoạn. III.7. Kết quả hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. Ngành dầu khí từ khi được thành lập luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Kể từ khi những tấn dầu đầu tiên được khai thác cho tới nay, ngành dầu khí từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết 15/TW ngày 7/7/1988 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển ngành dầu khí là "dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn năng lượng và nhiên liệu quan trọng nhất của đất nước... phải tập trung những cố gắng đến mức cao nhất để biến tiềm năng đó thành hiện thực, từng bước đưa dầu khí trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế những thập kỳ tới". Bảng 12: Khối lượng dầu thô xuất khẩu Đơn vị: Triệu tấn Năm 87-94 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Số lượng XK 20,97 6,316 7,625 8,624 9,776 11,891 14,882 15,423 Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô năm 1986, khối lượng xuất khẩu chỉ 40.000 tấn nhưng đến năm 2001 sản lượng xuất khẩu đã tăng lên 15,5 triệu tấn gấp 387,5 lần so với năm 1986. Trong 8 năm 1986 - 1993 tổng sản lượng xuất khẩu dầu thô chỉ đạt được 20,97 triệu tấn bình quân mỗi năm xuất khẩu 2,6 triệu tấn (bảng 12). Năm 1989 đã đánh dấu sự kiện Tổng Công ty xuất khẩu được trên 1 triệu tấn dầu thô và từ đó khối lượng dầu thô luôn được tăng nhanh. Năm 1999 sản lượng dầu xuất khẩu đã vượt mức 10 triệu tấn (11,891 triệu tấn (bảng 12) tăng 21,6% so với năm 1998 (tăng 2,115 triệu tấn). Năm 2000 công tác xuất khẩu dầu thô đã đạt 14,882 triệu tấn đạt 104% so với kế hoạch đề ra tăng 2,991 triệu tấn so với năm 1999 tăng tương ứng 25,15% so với năm 1999. Năm 2001 Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam được ghi nhận là năm mà xuất khẩu dầu thô đạt kết quả kỷ lục cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, yếu tố thuận lợi do tình hình thị trường tiêu thụ dầu thô trên thế giới có nhiều biến động thuận lợi, nhu cầu thị trường tiêu thụ dầu thô thế giới có nhiều biến động, giá dầu tăng cao đã tác động không nhỏ đến kế hoạch sản xuất, khai thác ở các mỏ cộng thêm những khó khăn như sự cố tàu chứa dầu Ba Vì, Chí Linh, thời tiết xấu.... đã tác động không nhỏ đến kế hoạch khai thác cũng như công tác xuất khẩu dầu thô để thực hiện tốt công tác xuất khẩu được Tổng Công ty giao, Công ty thương mại dầu khí (Petechim) đã tổ chức phối hợp chặt chẽ các đơn vị sản xuất (các mỏ) duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống Nhật (như: Japan Energy, Itochu...)Singapore (Shell - Singapore...) và mở rộng thị trường, phát triển mạng lưới khách hàng tiêu thụ từ 5 lên tới 9 khách hàng, tích cực nắm bắt các thông tin thị trường, chủ động trong đàm phán ký kết hợp đồng và sắp xếp kế hoạch giao hàng hợp lý nên đã xuất khẩu được toàn bộ số lượng dầu thô khai thác 15,432 triệu tấn tăng 540.000 tấn (tăng tương ứng 3,7%) so với năm 2000. Như vậy từ tháng 4/1994 đến năm 2001 trong vòng 6 năm Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã xuất khẩu được 70,02 triệu tấn dầu thô. Tháng 3/2001 vừa qua tổng sản lượng xuất khẩu mà Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã xuất khẩu đạt mức 100 triệu tấn. Bên cạnh việc xuất khẩu dầu thô trong nước Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã mở rộng việc mua bán dầu thô với I rắc tuy nhiên khối lượng còn nhỏ. Năm 2001 mặc dù thị trường thế giới đầy biến động (như việc OPEC gia tăng sản lượng) nhưng Tổng Công ty đã tiếp tục thực hiện thành công trong việc mua - bán 17,71 triệu thùng với I rắc, trị giá xấp xỉ 448 triệu USD và lợi nhuận thu được khoảng 3,26 triệu USD. Bảng 13: Bảng giá trị của xuất khẩu dầu thô Đơn vị: Triệu USD. Năm 1998 1999 2000 2001 Giá trị xuất khẩu 1.436,6 1.246,62 2.062,75 3.493,99 Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. 11.592,3 11.495 11.636 14.308 % so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. 12,47% 10,84% 17,72% 24,427 Sự đóng góp của dầu thô cho nền kinh tế rất lớn, nó không những cung cấp nhiên liệu cho đất nước mà còn góp phần đảm bảo cân đối ngân sách quốc gia. Năm 1998 giá trị xuất khẩu dầu thô đạt 1,4366 tỷ USD chiếm 12,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á 7/1998 giá dầu thô năm 1999 đã giảm xuống còn 13USD/thùng dẫn đến giảm kim ngạch xuất khẩu dầu. Tuy sản lượng xuất khẩu tăng 2,115 triệu tấn so với năm 1998 nhưng giá trị xuất khẩu chỉ đạt 1,24662 tỷ USD, giảm 189,98 triệu USD so với năm 1998,chỉ chiếm 10,84% trong tổng kim nghạnh xuất khẩu. Năm 2000 tổng giá trị xuất khẩu dầu của Tổng Công ty đạt 2,06275 tỷ USD tăng 816,12 triệu USD (tương ứng 65,46%) so với năm 1999 chiếm 17,72% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Năm 2001 Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công không chỉ về mặt số lượng mà còn cả về mặt giá trị trong một năm đầy biến động, giá dầu thô đã tăng lên cao đỉnh điểm hơn 29 USD/thùng, thậm chí có lúc lên đến 34USD/thùng. Giá trị kim ngạch xuất khẩu dầu của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã đạt được 3,49399 tỷ USD tăng hơn 1,43124 tỷ USD (tương ứng tăng 69,38%) so với năm 2000. Chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và nó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng cao 6,75% so với dự kiến là 5-6% trong năm 2001. Bảng 14: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam Đơn vị: tỷ đồng. Năm 2000 2001 Doanh thu 30.676 33.471 Vốn kinh doanh 18.100 20.870 Lợi nhuận trước thuế 5.587 6.979 Nộp ngân sách Nhà nước 15.176 16.615 Tỷ lệ lợi nhuận/vốn 30,9% 33,4% Hàng năm Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đóng góp vào ngân sách Nhà nước rất lớn. Cụ thể năm 2000 là 15.176 tỷ đồng và năm 2001 đã tăng lên 16.615 tỷ đồng. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam do đặc điểm là ngành độc quyền nhưng hiệu quả kinh doanh toàn ngành đem lại là rất cao, tỷ lệ sinh lời trên vốn là cao, năm 2000 là 30,9%, năm 2001 là 33,4%. Ngoài ra đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, hiện nay mức lương bình quân của cả ngành là 1,5 - 2 triệu đ/người/tháng. IV- Đánh giá qua nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. IV.1. Các ưu thế - ưu điểm. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động từ lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác (thượng nguồn) đến lĩnh vực chế biến, kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu khí (khâu hạ nguồn). Có thể nói hiện nay Tổng Công ty đã tham gia thực hiện kinh doanh khép kín toàn bộ của ngành dầu khí Việt Nam, điều này đã đem lại cho Tổng Công ty một lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu qảu cạnh tranh nhờ quy mô. Bên cạnh đó, hiện nay Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam có một đội ngũ nhân lực rất lớn mạnh 14.000 người, tỷ lệ cán bộ nhân viên có trình độ đại học trở lên chiếm 32% cao hơn hẵn so với các ngành khai thác trong cả nước. Trong lĩnh vực xuất khẩu dầu thô thì cơ sở vật chất như các kho cảng dịch vụ phục vụ cho dầu khí (thuyền, tầu xe chở sản phẩm dầu khí, máy bay...) cũng góp phần rất lớn trong việc tạo nên các lợi thế của Tổng Công ty. Thuận lợi lớn nhất đối với hoạt động xuất khẩu dầu khí của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đó chính là đặc điểm lợi thế cạnh tranh mà dầu thô mang lại như hàm lượng Prafin cao, lưu huỳnh ít trong dầu thô chỉ chiếm khoảng 0,01% trong khi đó hàm lượng lưu huỳnh trung bình của dầu thô thế giới rất cao 2-3% thậm chí đến 5% vì vậy dầu thô Việt Nam đang ngày càng khẳng định mình trên thị trường thế giới. Do đặc điểm của ngành dầu khí đem lại cho Tổng Công ty những cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc hiện đại và tự động hoá rất cao tạo nên năng suất lao động của công nhân trong ngành ngày càng cao lên. Theo như phân tích ở trên chỉ tính từ năm 1994 đến năm 2001 Tổng Công ty đã xuất khẩu được 70,02 triệu tấn dầu gấp 3 lần giai đoạn 1986-1993. Hiện nay khoa học công nghệ trang thiết bị của Tổng Công ty không những đáp ứng phục vụ tốt cho nhu cầu trong nước mà còn thực hiện ở nước ngoài như các dự án tìm kiếm thăm dò dầu khí ở Lào, Mông Cổ, I rắc., Indonesia, Malaysia. Tiềm năng của dầu khí Việt Nam còn rất lớn điều này cũng tạo nên ưu điểm của Tổng Công ty trong hoạt động xuất khẩu dầu. Hiện nay đã phát hiện được 17 mỏ trong đó có những mỏ chứa cả dầu và khí, tuy nhiên mới chỉ có 6 mỏ dầu đang được đưa vào khai thác. Các chuyên gia khảo sát phân tích cho rằng trữ lượng tiềm năng dầu khí Việt Nam khoảng 2,7 đến 3,5 tỷ m3 dầu quy đổi trong đó 1-1,3 tỷ m3 dầu trữ lượng đã xác minh được là 950 triệu m3 quy dầu và trong đó dầu được xác minh là 420 triệu m3 (tương đương 420 triệu tấn). Do vậy trong tương lai 20-30 năm nữa ngành dầu khí sẽ còn đóng góp hơn nữa trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước. IV.2. Khó khăn tồn tại. Bên cạnh những ưu điểm trên thì hiện nay Tổng Công ty còn rất nhiều khó khăn cần được giải quyết như: - Mặc dù hiện nay hàng năm sản lượng xuất khẩu dầu của Tổng Công ty tiếp tục được giá đăng nhưng số lượng so với thế giới còn rất nhỏ bé không những trên thế giới mà còn so với cả trong khối ASEAN. Chính vì điểm yếu này mà dầu thô Việt Nam luôn phải chấp nhận giá cả theo những nước có khối lượng lớn về dầu mỏ, luôn bị phụ thuộc vào những quyết định của các nước, tổ chức như OPEC. - Hiện nay tuy có đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo nhưng 80% là công nhân viên kỹ thuật, còn lực lượng nhân viên làm công tác hoạt động thương mại, xuất khẩu rất hạn chế. Bên cạnh đó kỹ năng về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu rất hạn chế, hay bị thụ động trong các tình huống phát sinh xảy ra trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu dầu thô. - Trong cơ chế điều hành quản lý hoạt động xuất khẩu dầu thô cũng còn nhiều vướng mắc. Cụ thể Tổng Công ty luôn duy trì một cơ chế quản lý điều hành giá cứng nhắc dầu thô đối với Petechim (đơn vị xuất khẩu dầu thô trực tiếp với nước ngoài). Petechim phải lên kế hoạch phương án kinh doanh dầu thô và sau đó trình lên Tổng Công ty để được phê duyệt, tổng Công ty sau khi xem xét (chủ yếu là điều kiện về giá cả có lợi hay không) sẽ phê duyệt cho Petechim đảm nhiệm thực hiện công tác này. Do vậy cơ chế này sẽ làm giảm đi sự linh hoạt trong công tác hoạt động xuất khẩu dầu thô và thường bị mất đi những cơ hội có lợi và rất khó khăn trong việc điều chỉnh khi thị trường dầu thô luôn biến động. - Trong cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực (7/1998) vừa qua cũng đã tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty. Cụ thể năm 1999 tuy khối lượng xuất khẩu đã tăng 2,115 triệu tấn so với năm 1998 nhưng giá trị đạt được thì lại thấp hơn năm 1998 là 189,98 triệu USD. Bên cạnh đó giá dầu thô của Tổng Công Ty luôn luôn được yết giá (neo giá) theo sản phẩm dầu minas của Indonesia cho nên cuộc khủng hoảng tuy không tác động trực tiếp đến Việt Nam nhưng có tác động trực tiếp đến Indonesia khiến cho giá dầu thô của Tổng Công ty cũng bị ảnh hưởng theo. - Hoạt động nghiên cứu thị trường và diễn biến biến động trên thị trường thế giới tuy có được thực hiện nhưng vẫn còn yếu kém, năng lực của đội ngũ công nhân viên làm công tác thương mại chưa được cao tuy việc thu thập - phân tích - tổng hợp thông tin. Hiện nay tuy Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam là một trong những Tổng Công ty mạnh đầu ngành trong cả nước nhưng không có một phòng Marketing riêng, kể cả trong lĩnh vực quảng cáo khuyếch trương cũng được thực hiện rất yếu, trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm dầu khí, và thường người dân biết đến Petrolimex hơn là Petrovietnam. - Đặc điểm cơ cấu địa hình của các mỏ dầu ở Việt Nam hiện nay cũng đem lại cho Tổng Công ty những khó khăn trong sản xuất - khai thác dầu. Sự tập trung của các mỏ là không đồng đều về sản lượng, khoảng cách giữa các mỏ lớn và khoảng cách của các mỏ chứa dầu rất xa bờ tạo nên khó khăn trong việc thiết kế các trang thiết bị máy móc ở độ sâu tương ứng. Bên cạnh đó, thời tiết, khí hậu của biển nước ta cũng tạo nên sự khó khăn trong việc sản xuất - khai thác của Tổng Công ty. - Đối với trang thiết bị máy móc hiện nay của Tổng Công ty cũng có nhiều khó khăn nhất là đối với máy móc phục vụ việc thu hồi dầu là rất quan trọng. Tại vì trong giai đoạn đầu khai thác mỏ nhờ áp suất chênh lệch mà dầu được đẩy lên, nhưng đến khi cạn dần thì phải có trang thiết bị máy móc hiện đại bơm dầu lên bờ, mà thu hồi dầu còn lại ở các kẽ nứt của vỉa. Do đó trang bị máy móc hiện đại để nâng cao hiệu quả thu hồi dầu là rất cần thiết. - Một khó khăn lớn nữa của Tổng Công ty đó là vốn. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tuy là Tổng Công ty Nhà nước nhưng do đặc điểm của ngành đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn thêm vào đó hiện nay Nhà nước không cấp vốn nữa mà chỉ quy định mức % cho phép Tổng Công ty giữ lại trên lợi nhuận thu về để phát triển mở rộng kinh doanh. Trong khi đó Tổng Công ty lại thực hiện chiến lược kinh doanh phép kín tất cả các lĩnh vực trong ngành dầu khí, điều này càng đòi hỏi phải có vốn rất lớn ví dụ như việc đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 giữa Việt Nam và Nga với tỷ lệ góp vốn là 50/50 (mỗi bên đóng góp là 750 triệu USD. Đảm bảo tốt nhu cầu về vốn sẽ làm cho Tổng Công ty thực hiện tốt các hoạt động trong các lĩnh vực và các nhiệm vụ khác mà Nhà nước giao cho. Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty dầu khí Việt Nam. I.Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Tổng công ty dầu khí Việt Nam: I.1. Quan điểm phát triển: Nghành dầu khí Việt Nam là một nghành kinh tế kỹ thuật quy trình khép kín từ khâu thượng nguồn (tìm kiếm thăm dỏ, khai thác) đến khâu hạ nguồn (lọc dầu, chế biến, kinh doanh các sản phẩm dầu khí). Hiện nay Tổng công ty dầu khí Việt Nam đang đảm nhiệm một số khâu quan trọng như nghiên cứu địa chất, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến sản phẩm dầu khí, và kinh doanh sản phẩm dầu khí. Tổng công ty dầu khí Việt Nam là Tổng công ty nhà nước do thủ tướng quyết định thành lập tháng 5/1995, vì vậy luôn được sự chỉ đạo hướng dẫn từ Đảng và nhà nước và trực tiếp do thủ tướng điều hành và quản lý đối với Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Đảng và nhà nước. Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thuộc khâu thăm dò khai thác thì việc tích cực triển khai các hoạt động hạ nguồn sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Tổng công ty dầu khí Việt Nam. Trong giai đoạn tới Tổng công ty dầu khí Việt Nam sẽ tập trung đẩy mạnh khâu chế biến dầu khí và sau khi nhà máy lọc dầu số 1 – Dung Quất (Năm 2005) đi vào hoạt động sẽ cho các sản phẩm: Xăng, mazut, diezel... Để nhằm từng bước đảm bảo nhiên liệu cho việc phát triển đất nước đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu đặc biệt là nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp, cho nghành công nghiệp may mặc, sản phẩm phân đạm, chất nổ, chất dẻo, nguyên liệu cho các nghành công nghiệp khác như: dầu nhờn, nhựa đường, chất tổng hợp... I.2. Định hướng phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2020 Qua 26 năm xây dựng và phát triển đến nay Tổng công ty dầu khí đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Từ khi có chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và nhà nước, đặc biệt từ sau khi có nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, luật đầu tư nước ngoài, nghành dầu khí đã bước vào giai đoạn phát triển mới, bước đầu thiết lập được nền tảng quan trọng cần thiết về cơ sở vật chất, tài chính và nhân lực, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của toàn nghành trong giai đoạn tới, trên tất cả các khâu thăm dò, khai thác,chế biến, lọc dầu, hoá dầu, kinh doanh các sản phẩm dầu khí, thương mại, dịch vụ dầu khí. Xuất phát từ những địng hướng lớn về phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước đã đặt ra, mục tiêu phát triển của nghành dầu khí Việt Nam từ nay đén năm 2020 là: Phấn đấu xây dựng nghành dầu khí Việt Nam phát triển toàn diện, Đưa Tổng công ty dầu khí Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động, đa nghành, tham gia tích cực và bình đẳng vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, đảm bảo an ninh nhiên liệu, nguyên liệu, cung cấp phần lớn các sản phẩm hoạt động cho đất nớc đồng thời tích cực góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền của quốc gia, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trương sinh thái. Để đạt được các mục tiêu đó, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã đưa ra các định hướng lớn đến năm 2020 là: - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí nhằm sớm xác định rõ chính xác tiềm năng của đất nước tù đó làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển nghành dầu khí. - Tích cực gia tăng sản lương khai thác dầu khí, góp phần đảm bảo cân đối ngân sách quốc gia, đồng thời tạo tiền đề phát triển toàn diện nghành công nghiệp dầu khí của đất nước. - Đẩy mạnh khâu chế biến dầu khí nhằm từng bước đảm bảo nhiên liệu cho phát triển đát nước, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hoá dầu, đặc biệt là nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp cho các nghành công nghiệp dệt và may mặc, sản xuất phân đạm, chất nổ, chất dẻo, nguyên liệu cho các nghành công nghiệp như dầu nhờn, nhựa đường, chất tổng hợp.... - Phát triển công tác dịch vụ dầu khí nhằm đảm bảo cung cấp 60% - 70% dịch vụ nhu cầu công nghiệp dầu khí. Song song với phát triển dịch vụ kỹ thuật trong nghành Tổng công ty dầu khí Việt Nam tích cực hỗ trợ các bộ, nghành địa phương tham gia ngày càng nhiều vào việc cung cấp dầu khí từ khâu tìm kiếm, thăm dò, đến khâu chế biến, vận chuyển dầu khí. - Phát triển thương mại dầu khí, tham gia vào tiến trình kinh doanh dầu thô quốc tế và xuất nhập khẩu các sản phẩm khí. - Từng bước phát triển hoạt động ra nước ngoài cả về thăm dò và khai thác, dịch vụ và thương mại nhằm đảm bảo nguồn cung cấp dầu khí lâu dài của đất nước. - Phát huy nội lực, kết hợp khéo léo và hợp tác đầu tư nước ngoài, hội nhập bình đẳng các cộng đồng, tổ chức dầu khí ở khu vực và trên thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước các Bộ nghành, địa phương có liên quan và sự nỗ lực phấn đấu của các thành viên trong Tổng công ty. Nghành dầu khí sẽ chắc chắn đóng góp ngày càng nhiều trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. II.Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty dầu khí Việt Nam. II.1. Nghiên cứu mở rộng thị trường và khách hàng Nghiên cứu thị trường là một công việc cần thiết đầu tiên đòi hỏi bất kỳ một công ty nào tham gia vào thị trường thế giới. Hiện nay tuy sản lượng dầu xuất khẩu của Tổng công ty dầu khí Việt Nam ngày càng tăng nhanh nhưng công tác nghiên cứu thị trường, thu nhập thông tin về thị trường, khách hàng, nhu cầu. Khả năng cung ứng trên thị trường thế giới thì còn rất yếu kém Tổng công ty vẫn chưa có phòng Marketing để đảm công tác nghiên cứu thị trường mà phòng thương mại đảm nhiệm một phần của nhiệm vụ này Nghiên cứu thị trường nhằm định hướng cho việc sản xuất được tốt hơn. Cho biết sản phẩm nên được bán ở đâu để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế Tổng công ty nên thành lập riêng ra một phòng ngiên cứu thị trường và khách hàng tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dầu thô nói riêng và kinh doanh trong các lĩnh vực khác của Tổng công ty nói chung. Từ năm 1999 đến nay cơ cấu thị trường dầu thô của Tổng công ty đã thay đổi từ 5 lên đến 9 thị trường chủ yếu là các thị trường châu á như Nhật Bản chiếm từ 30 – 40% thị trường dầu thô của Tổng công ty. Bên cạnh đó thì một số thị trường Mỹ và châu Âu, cũng đang tăng nhanh. Do vậy để đảm bảocho quá trình sản xuất khai thác dầu được thường xuyên liên tục cần phải có sự duy trì tốt với các khách hàng truyền thống như Nhật Bản, Singapo, bên cạnh đó phải luôn tìm kiếm, mở rộng thêm các thị trường mới và chú trọng hơn trong công tác phát triển các thị trường đang lên như thị trường Mỹ và châu Âu II.2. Tăng cường công tác thăm dò khai thác: Cho đến nay Tổng công ty đã thực hiện được 236.423 km địa chấn 2D và 10.776 km địa chấn 3D và khoan 192 giếng thăm dò, thực hiện 623.290 mũi khoan. Kết quả xác định được 6 bể trầm tích có chứa dầu khí (Bể Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lay - Thổ Chu, Vũng Mây – Tư Chính). Hiện nay trong tổng 16 mỏ đã được phát hiện có dầu và cả dầu lẫn khí, chỉ có 6 mỏ đang được khai thác, số còn lại do điều kiện về địa hình cũng như về mặt kinh tế chưa được đi vào khai thác hoạt động. Cho nên Tổng công ty cần phải thúc đẩy nhanh đưa các mỏ đang phát triển như Lan Tây – Lan Đỏ, Rồng Đôi, Hải Thạch, Mộc Tinh... vào khai thác hoạt động trong thời gian tới (2001 - 2005). Trong giai đoạn đến năm 2010 cần phải đưa hết các mỏ còn lại vào khai thác để không những cung cấp cho nhà maý lọc dầu trong nước mà còn đảm bảo cho xuất khẩu nhằm thu thêm ngoại tệ về cho đất nước. Tích cực cùng các công ty, các tổ chức trong, ngoài nước đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò, nhất là những khu vực xa thềm lục địa đòi hỏi phải có thiết bị máy móc hiện đại mới có thể tiến hành được. Hiện nay Petro Việt Nam đã và đang hợp tác với Arco, Mobil, Shell trong việc khảo sát thăm dò khu vực của các bể trầm tích để đánh giá tiềm năng dầu khí đất nước, cùng với Đan Mạch nghiên cứu bể Sông Hồng, Hợp tác đề án liên kết trong việc nghiên cứu các bể trầm tích khu vực Đông Nam á giữa Việt Nam – Malaysia – Indonesia và đặc biệt thông qua các hợp đồng PSC hoặc liên doanh với các công ty dầu khí quốc tế. Đẩy mạnh hoạt động tham gia vào tìm kiếm, thăm dò, khai thác ở nước ngoài. Đây là một trong những chiến lược rất quan trọng để Tổng công ty dầu khí Việt Nam nhanh chóng trở thành một tập đoàn dầu khí lớn mạnh không chỉ ở trong khu vực mà còn trên thế giới. Công tác triển khai tìm kiếm, thăm dò không những tận dụng được lợi thế nhờ quy mô của nghành dầu khí Việt Nam mà còn cung cấp nguyên liệu dầu thô từ nước ngoài về phục vụ trong nước. Hiện nay Tổng công ty đã cùng với các công ty dầu khí các nước ký một số thoả thuận chuyển nhượng ở mức độ còn hạn chế như: trong các hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) ở Indonesia, Malaysia, đề án mỏ TamTsaq – Mông Cổ, trong các đề án đang phát triển mỏ Amara – Iraq, dự án lô 5 – Tây Iraq, trong chương trình hợp tác liên chính phủ về việc tìm kiếm thăm dò dầu khí ở Lào. II.3 Thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu : Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty bắt đầu vào năm 1986, từ một lượng dầu thô xuất khẩu rất khiêm tốn Tổng công ty hiện nay đã xuất khẩu ra thị trường từ 14 – 15 triệu tấn/năm. Tuy nhiên Tổng công ty mới chỉ thực hiện bán nguyên liệu và mua lại sản phẩm, giá trị đem lại từ việc bán nguyên liệu thường không cao. Trong những biến động của cuộc khủng hoảng giá dầu tăng cao thì người bị thiệt hại nhiều nhất là những nước phải nhập khẩu nhiên liệu: Xăng, dầu... để phục vụ cho nền kinh tế (chủ yếu là những nước nghèo, đang phát triển),nó gây ra sự suy giảm tốc độ tăng trưởng. Kinh tế của các nước đó. Trong khi đó ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến các nước phát triển không lớn lắm mà nhiều khi họ còn có lợi, tại vì các nước phát triển và các công ty xuyên quốc gia thường là những nhà đầu tư, nhà thầu chiếm giữ phần lớn các mỏ dầu trên thế giới. Năm 2001 do có sự biến động giá dầu cao đã đem lại lợi nhuận gấp đôi cho 10 tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới, chỉ riêng BP trong 9 tháng đầu năm 2001 đã thu lãi 8,6 tỷ USD. Trong giai đoạn tới Tổng công ty dầu khí Việt Nam nên thực hiện chiến lược xuất khẩu “tinh” thay vì xuất khẩu “thô” như trước đây để ngày càng thu về giá trị cao hơn. Sự kiện nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất sẽ đi vào hoạt động năm 2005 (dự kiến sẽ xây dựng thêm nhà máy lọc dầu số 2 – năm 2007) cho các sản phẩm như: xăng, Diezel, mazut... để phục vụ cho nhu cầu trong nước. Bên cạnh đó hiện nay Tổng công ty Petro limex cũng đang thực hiện việc phân phối các sản phẩm dầu khí này (chiếm 80% thị trường Việt Nam). Toàn bộ sản phẩm của nhà máy lọc dầu sẽ được cung cấp cho thị trường nội địa nhưng lại gặp phải sự cạnh tranh từ phiá Tổng công ty xăng dầu hiện nay đang chiếm ưu thế trên thị trường nội địa. Vì vậy Tổng công ty dầu khí Việt Nam không chỉ nên thực hiện kinh doanh các sản phẩm ở thị trường nội địa mà nên mở rộng kinh doanh ra cả thị trường nước ngoài. Chiến lược này không những vừa đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước đặt ra là: ổn định nguồn nhiên liệu cho đất nước lại vừa đem về nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia. Chiến lược này sẽ tạo đà thúc đẩy việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao nâng suất lao động của Tổng công ty, tạo ra sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh , tránh ỷ lại thụ động trong sản xuất –kinh doanh do sự bảo hộ độc quyền của nhà nước đem lại cho nghành dầu khí. II.4. Đào tạo nguồn nhân lực : Nguồn nhân lực là tài nguyên vô hạn, cực kì quan trọng đối với mỗi một quốc gia nói chung và mỗi một doanh nghiệp nói riêng trong quá trình phát triển. Tổng công ty dầu khí Việt Nam từ khi mới thành lập chỉ có 2001 cán bộ công nhân viên đến nay đã có 14000 cán bộ công nhân viên tăng gấp 7 lần so với lúc đầu. Trong đó 80% là cán bộ công nhân viên kỹ thuật, còn lại đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý kinh doanh rất mỏng và yếu kém trong nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, nhiều khi còn tỏ ra rất thụ động trước những biến động của thị trường. Để giải quyết những vấn đề nhân lực trong công tác kinh doanh xuất khẩu dầu thô thứ nhất: Tổng công ty cần có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo nâng cao đối với lực lượng cán bộ công nhân viên kỹ thuật đang tham gia trực tiếp quản lý khai thác ở các mỏ dầu để ngày càng nâng cao năng suất lao động nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thứ hai là: Tổng công ty cần phải có kế hoạch, biện pháp tăng cường, bổ xung thêm nguồn nhân lực trong công tác quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu. Để chuẩnbị tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu trong tương lai thì Tổng công ty cần phải đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ trẻ nâng cao bồi dưỡng thêm nghiệp vụ và ngoại ngữ, thường xuyên cần phải có những khoá đào tạo ngắn hạn chuyên sâu về nghiệp vụ. Bên cạnh đó Tổng công ty cũng còn phải có sự đầu tư thích đáng cho trung tâm đào tạo – cung ứng nhân lực của Tổng công ty về các nguồn kinh phí cũng như về các phương tiện cơ sở vật chất khác để trung tâm thực hiện tốt công tác quản lý đào tạo huấn luyện. Vấn đề cuối cùng quan trọng nhất là việc sử dụng các cán bộ công nhân viên sau khi được cử đi đào tạo huấn luyện, phải hợp lý, phải khai thác sử dụng kiến thức của người lao động một cách có hiệu quả nhất. II.5. Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ : - Ngành dầu khí với đặc thù là ngành công nghiệp hiện đại có kỹ thuật công nghiệp hiện đại, việc đổi mới và chuyển giao công nghệ là một nội dung quan trọng, là nhu cầu tất yếu khách quan không chỉ ở từng doanh nghiệp mà còn ở từng quốc gia. - Trong quá trình phát triển để trở thành một tập đoàn dầu khí mạnh, hoạt động đa ngành thì điều quan trọng là tổng công ty phải không ngừng tăng cường máy móc, công nghệ hiện đại. Thứ nhất: Tổng công ty cần phải đầu tư tăng cường cho công tác nghiên cứu khoa học cũng như trang thiết bị công nghệ trong khâu tìm kiếm thăm dò khai thác nhằm xác định chính xác trữ lượng dầu khí xác minh. Tiếp tục tìm kiếm phát hiện thêm các mỏ dầu khí mới. Thứ hai : Đầu tư tăng cường cho nghiên cứu ứng dụng khoa học vào thực tiễn, cũng như trang bị thêm máy móc hiện đại trong khâu khai thác nhằm từng bước nâng cao hệ số thu hồi dầu lên mức 40 – 50% hoặc cao hơn như các nước khác. Điều này lại càng đặc biệt có ý nghĩa đối với lượng dầu lớn còn nằm trong các móng nứt nẻ, các mỏ nhỏ mỏ biên khác. Tổng công ty cũng cần phải có kế hoạch đầu tư máy móc công nghệ hiện đại như giàn khoan, hệ thống thiết bị nổi. .. cho việc triển khai khai thác dầu khí ở những mỏ xa thềm lục địa có độ sâu lớn nhằm gia tăng thêm sản lượng về dầu, khí cho đất nước. Thứ ba : Tổng công ty dầu khí Việt Nam cần phải có kế hoạch biện pháp đầu tư cho khoa học công nghệ thiết bị máy móc nhằm thực hiện công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh chống ô nhiễm môi trường có thể xảy ra trên biển hay trên đất liền, chống lại sự cố dò rỉ dầu_dầu tràn, chống lại sự tắc nghẽn dầu trong ống dẫn dầu, Trang bị thêm thiết bị máy móc nhằm bảo dưỡng chống lại sự ăn mòn đảm bảo sự an toàn trong sản xuất của các giàn khoan, các nhà máy lọc dầu, hoá dầu... Khi thực hiện đổi mới công nghệ tổng công ty cần phải nghiên cứu, đánh giá phân tích kỹ nên lựa chọn phương án nào ? nhập khẩu hay tự lực để đem lại hiệu quả lớn nhất. Nếu thiết bị máy móc nhập khẩu khi cần phải có sự nghiên cứu kỹ về các tính năng, công dụng để đảm bảo sự phù hợp cũng như khả năng đem lại hiệu quả của máy móc thiết bị đó. Tránh nhập khẩu các thiết bị lạc hậu không tương thích. II.6. Hoàn thiện công tác cơ cấu tổ chức, quản lý kinh doanh thương mại quốc tế: Những mục tiêu đúng đắn có thể thực hiện được hay không là nhờ một phần ở bộ máy tổ chức kinh doanh có đủ mạnh hay không. Thực tế cho thấy các công ty có sức cạnh tranh cao thường tập trung khai thác tốt khía cạnh của công tác tổ chức quản lý con người nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Tổ chức được bộ máy kinh doanh có hiệu quả sẽ làm nâng cao năng suất lao động tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong tổ chức nội bộ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ của doanh nghiệp. Tổng công ty cần phải có sự điều chỉnh lại cơ chế quản lý giữa tổng công ty và công ty thương mại dầu khí (Petechim) trong việc mua bán dầu thô, cũng như trong mối quan hệ giữa các đơn vị thành viên. Tổng công ty chỉ nên đưa ra những định hướng cho các công ty dựa trên những phân tích, đánh giá của bộ phận chuyên môn về giá dầu hàng ngày từ 2 đến 3 hệ thống thông tin về diễn biến cập nhật của giá dầu và đưa ra giá sàn/ giá trần của dầu thô. Từ đó giao cho công ty thương mại dầu khí đảm nhận công tác mua bán dầu thô một cách độc lập hơn thay vì chế độ quản lý như hiện nay (là giao cho công ty đàm phán sau đó mới trình kết quả lên tổng công ty để tổng công ty phê duyệt thì mới được thực hiện công tác mua bán dầu thô) bằng cách cho phép công ty Petechim được chủ động giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng dựa trên các định hướng, giá trần – giá sàn của tổng công ty đưa ra. Do đặc điểm của thị trường dầu thô luôn biến động đòi hỏi phải có sự linh hoạt phản ứng nhanh vì vậy giải pháp để cho công ty Petechim được phép tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán dầu thô một cách độc lập là một giải pháp đúng đắn. Bên cạnh đó trong công tác nghiệp vụ kinh doanh mua bán dầu thô hiện nay của tổng công ty cần phải được tích cực tổ chức bán dầu theo điều kiện CFR, CIF, CPT, tổ chức việc thuê tàu vận chuyển dầu thô đê thu thêm ngoại tệ. Tích cực tổ chức bán dầu theo từng chuyến SPOT để tranh thủ những điều kiện và giá cả thị trường thuận lợi nhất. Giải pháp này xuất phát từ đặc điểm của tình hình dự trữ dầu thô là rất hạn chế. Vì thế tăng cường hợp đồng bán dài hạn theo điều kiện CFR, CIF, CPT không những thu thêm ngoại tệ cho đất nước mà còn đảm bảo cho việc khai thác dầu được liên tục. Tích cực tổ chức các hợp đồng bán dàu theo từng chuyến SPOT nhằm tránh tình trạng dự trữ dầu đầy kho gây ra tác nghẽn và đình trệ sản xuất, và phương án này còn tranh thủ sự biến động giá cả dầu thô có lợi cho tổng công ty. II.7. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật : Hiện nay Tổng công ty dầu khí Việt Nam có một quy mô về cơ sở vật chất rất lớn nhưng cơ sở vạt chất để phục vụ kinh doanh dầu thô rất hạn chế. Hiện nay dung tích của các kho dự trữ dầu thô ở các mỏ là rất nhỏ và thường ảnh hưởng đến tình hình khai thác. Tổng công ty cần phải bổ xung tăng cường thêm các tàu dự trữ dầu thô nhằm mục đích gia tăng khối lượng dự trữ để đảm bảo cho các mỏ hoạt động tốt và tạo lợi thế cho Tổng công ty trong điều kiện thị trường có sự biến động. Tổng công ty cần phải tăng cường đầu tư các tổng kho xăng dầu đầu mối, kho trung chuyển, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia. Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh mua bán dầu thô được thực hiện tốt hơn, Tổng công ty cần phải xây dựng cho mình một đội tàu gồm nhiều chủng loại để tham gia vào quá trình vận tải quốc tế, trước mắt là để vận chuyển khối lượng dầu thô xuất khẩu và vận chuyển dầu thô từ Trung Đông về Việt Nam sau đó tham gia thực hiện các dịch vụ vận chuyển dầu thô trong khu vực và trên thế giới. Tổng công ty cũng cần phải có sự đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất để tập trung xây dựng các loại hình dịch vụ chủ yếu như là: Dịch vụ khảo sát địa chấn công trình, thi công xây lắp và sửa chữa các công trình dầu khí. Dịch vụ thi công khoan. Dịch vụ phân tích xử lý tổng hợp các tài liệu địa chất, địa lý. Dịch vụ cung ứng lao động và sinh hoạt đời sống. Dịch vụ cung cấp các loại vật tư hoá phẩm cho khoan, khai thác dầu khí. Thực hiện tốt trong công tác dịch vụ dầu khí sẽ gián tiếp nâng cao hiệu quả trong khai thác sản xuất, kinh doanh dầu thô của Tổng công ty. II.8. Tìm vốn và sử dụng vốn có hiệu quả : Để đạt được mục tiêu phát triển đạt ra thì vấn đề quan trọng có tính chất quyết định là phải có khả năng tài chính. Trong giai đoạn 2001-2005 do phải tập trung xây dựng mới hệ thống phân phối cũng như các dự án về chế biến nên nhu cầu đầu tư của giai đoạn này rất lớn. Tổng nhu cầu cho giai doạn 2001-2005 là 3170,4 triệu USD trong đó nhu cầu đầu tư cho: Tìm kiếm thăm dò :55 triệu USD. Phát triển mỏ : 428,6 triệu USD. Chế biến và hoá dầu : 1456 triệu USD. Phân phối sản phẩm dầu khí : 799,3 triệu USD. Dịch vụ dầu khí : 178,7 triệu USD. Đầu tư khác : 55 triệu USD. Trong tổng nhu cầu thì nhu cầu vốn đầu tư cho nhà máy lọc dầu Dung Quất và đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn cần nhiều vốn đầu tư nhất. Các dự án mà tổng công ty đầu tư chủ yếu là đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho nên phải có lượng vốn lớn. Trước nhu cầu về vốn lớn như vậy ,tổng công ty phải có những giải pháp để huy động và sử dụng một cách có hiệu quả. Tổng công ty dầu khí Việt Nam là Tổng công ty nhà nước cho nên phần lớn vốn được nhà nước cấp từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó Tổng công ty cũng bổ xung thêm vốn từ lợi nhuận kinh doanh, từ các hoạt động liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài, từ nguồn vốn vay, từ nguồn vốn nội bộ nghành, từ các nguồn vốn được huy động qua các tổ chức tín dụng khác. Trước hết Tổng công ty cần phải khai thác lợi thế về vốn kinh doanh của mình. Hiện nay Tổng công ty có tổng vốn lưu động hơn 520 triệuUSD và tổng vốn cố định là 1,5 tỷ USD. Đây là lượng vốn lớn mà các doanh nghiệp ở Việt Nam không dễ có được. Tuy nhiên lượng vốn này của Tổng công ty phải phân phối dàn trải trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nghành dầu khí. Do đó nguồn vốn dành cho khai thác, thăm dò, kinh doanh dầu thô cũng rất hạn chế. Để tăng cường vốn cho khâu tìm kiếm - thăm dò – khai thác và kinh doanh dầu thô, Tổng công ty có thể thực hiện các giải pháp sau: Trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác cần phải mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế vì lĩnh vực này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro cao đòi hỏi phải có công nghệ hiện đại mà một mình Tổng công ty thực hiện không nổi. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các quỹ tài chính tập trung của các đơn vị thành viên trong nghành được phép giữ lại. Nguồn vốn này được sử dụng cho tất cả các hoạt động của Tổng công ty. Huy động vốn qua kênh thị trường chứng khoán bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu (dài hận hay ngắn hạn). Năm 2001 vừa qua Tổng công ty dầu khí Việt Nam là công ty Việt Nam đầu tiên tham gia thị trường vốn quốc tế bằng việc ký kết thoả thuận nghiên cứu và phát triển đề án phát hành trái phiếu quốc tế với tập đoàn ngân hàng đầu tư Mỹ Morgan Stanley Dean Witer. Tập đoàn này sẽ giữ vai trò là nhà tư vấn tài chính và là nhà bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế của Tổng công ty dầu khí Việt Nam ra thị trường quốc tế. Trái phiếu dự kiến từ 300 – 500 triệu USD, phát hành chủ yếu ở thị trường Mỹ. Số vốn đầu tư thu được từ việc phát hành trái phiếu quốc tế sẽ được sử dụng để đầu tư các công trình trọng điểm của nghành dầu khí như: Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất, dự án khí Nam Côn Sơn, Điện đạm Phú Mỹ, thăm dò khai thác phát triển mỏ... Cần có sự tăng cường hoàn thiện trong công tác quản lý của công ty tài chính dầu khí mới được thành lập để đảm đương với nhiệm vụ tìm nguồn vốn huy động cho các dự án đầu tư của toàn Tổng công ty. Quán triệt chủ trương tăng cường sử dụng các dịch vụ và hàng hoá thiết bị máy móc trong nước có thể sản xuất được để từng bước tiết kiệm nguồn ngoại tệ và giành cho các dự án trọng điểm khác. Cần có sự quản lý, kiểm tra tài chính trong nội bộ các thành viên của Tổng công ty trong việc đầu tư các dự án để đảm bảo các dự án đó đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với chiến lược phát triển chung của toàn công ty. Để đạt được các mục tiêu đề ra Tổng công ty cần phải có cơ chế linh hoạt hơn trong việc quản lý, sử dụng, tiết kiệm, huy động vốn giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên. Nguồn vốn lớn cùng với cơ chế quản lý có hiệu quả sẽ đảm bảo cho Tổng công ty thành công trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra. III. Một số kiến nghị về sự quản lý của nhà nước : Tổng công ty dầu khí Việt Nam luôn được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, nghị quyết trung ương 15/NQ-TW-7/1998 khẳng định: “Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn năng lượng và nhiên liệu quan trọng của đất nước... phải tập trung những cố gắng đến mức cao nhất để biến tiềm năng đó thành hiện thực, từng bước đưa dầu khí trở thành một nghành kinh tế kỹ thuật quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế trong những thập kỷ tới”. Để thực hiện được mục tiêu như trên Tổng công ty dầu khí Việt Nam cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ và các cơ quan nhà nước. Hiện nay các quy phạm pháp luật đang trong giai đoạn hoàn chỉnh, bổ xung sửa đổi nên chưa ổn định. Các luật, văn bản ban hành hướng dẫn thường gây khó khăn cho các đơn vị kinh tế sản xuất kinh doanh. Nghành dầu khí đang trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, do vậy cần phải nhanh chóng có một cơ chế hợp lý rõ ràng nhằm thúc đẩy tạo điều kiện cho nghành dầu khí phát triển. Chính phủ và nhà nước cần phải sớm có các chính sách, luật pháp trong việc thu hút khuyến khích vốn đầu tư của nước ngoài tham gia vào việc tìm kiếm, thăm dò ở Việt Nam nhằm nhanh chóng đánh giá xác định đúng mức tiềm năng dầu khí của đất nước. Nhà nước nên có chính sách cho phép các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào một số lĩnh vực trong nghành dầu khí, tuy nhiên hình thức sở hữu của Tổng công ty dầu khí Việt Nam vẫn là một Tổng công ty nhà nước. Hiện nay do nhu cầu vốn đầu tư cho ngành dầu khí là rất lớn mà nhà nước không thể dành nhiều ngân sách cho chỉ riêng nghành dầu khí. Cho nên giải pháp cho phép thu hút nguồn vốn từ các tổ chức này sẽ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất hơn là một giải pháp đúng đắn mà các nước trong đó các nước trong khu vực và trên thế giới đã làm. Xu hướng chung trong cơ cấu tổ chức của nghành dầu mỏ các nước là thực hiện toàn bộ các khâu từ thăm dò, khai thác đến lọc dầu, hoá dầu và tổ chức phân phối kinh doanh sản phẩm dầu. Trong đó lọc dầu và tổ chức phân phối sỉ là khâu trọng yếu nhất. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy bộ phận từ khâu khai thác lọc dầu đến phân phối sản phẩm dầu khí đều trực thuộc một công ty đảm nhiệm, ví dụ như: ỏ Indonesia ban đầu tổ chức nghành dầu khí tách thành hai công ty PN Permina và PN Pertamin Nhưng về sau lại phải sáp nhập lại thành một công ty Pertamina hoặc Trung Quốc phải sắp xếp khu vực hoạt động và chuyển giao tài sản giữa hai tập đoàn CNPC và Sinopec thành một tập đoàn hoạt động xuyên suốt toàn nghành. Hiện nay ở nước ta cũng tồn tại hai Tổng công ty Petro Việt Nam và Petrolimex. Petro Việt Nam thực hiện các khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác và trong tương lai sẽ đảm nhận thêm khâu lọc dầu và hoá dầu còn Petrolimex hiện nay dang đảm nhận khâu phân phối, bán lẻ bán sỉ các sản phẩm dầu khí được nhập khẩu từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước. Từ sau năm 2005 Tổng công ty dầu khí Việt Nam bắt đầu có sản phẩm dầu khí để cung ứng phục vụ cho nhu cầu nền kinh tế quốc dân. Do yêu cầu mang tính cấp bách xuất phát từ chủ quan lẫn khách quan đem lại thì chính phủ và nhà nước nên có chính sách sát nhập hai Tổng công ty Petro Việt Nam và Petrolimex thành một công ty để thực hiện hoạt động xuyên suốt toàn nghành dầu khí như các nước trong khu vực và trên thế giới đã thực hiện. Nếu còn để tồn tại hai Tổng công ty này hoạt động song song với nhau thì sẽ tạo nên một cuộc cạnh tranh lớn giữa hai Tổng công ty và có thể gây ra sự mất ổn định trong việc cung cấp nhiên liệu năng lượng cho nền kinh tế quốc dân. Để tăng cường vốn cho sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trước nhu cầu về vốn lớn nhà nước nên có chính sách tăng thêm phần lợi nhuận giữ lại từ hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty dầu khí Việt Nam thay vì để lại 20 – 30% lợi nhuận như hiện nay. Nhà nước cũng cần phải thành lập một quỹ hỗ trợ giá dầu cũng như bảo trợ nghành dầu khí trong những điều kiện không được thuận lợi. Qũy này sẽ bù đắp hỗ trợ cho Tổng công ty nếu các điều kiện rủi ro xảy ra cho Tổng công ty trong việc thực hiện sản xuất kinh doanh ở tất cả mọi khâu như: sản xuất khai thác xuất khẩu dầu thô trợ giá bán dầu cho nhà máy lọc dầu trong nước... Trong cơ chế chính sách quản lý về giá tiền lương thuế nhà nước nên có những giải pháp đồng bộ và phù hợp nhằm đảm bảo cơ chế ưu đãi, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để Tổng công ty dầu khí Việt Nam phát triển hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả trên thị trường thế giới. Tóm lại để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra là xây dựng Tổng công ty dầu khí Việt Nam thành một nghành kinh tế kỹ thuật muĩ nhọn quan trọng của đất nước bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của Tổng công ty dầu khí cũng cần đến sự quản lý, điều tiết, hỗ trợ cũng như các chính sách hợp lý của chính phủ và của các bộ nghành có liên quan khác. Kết luận Dầu mỏ là một nghành năng lượng quan trọng của tất cả các quốc gia, nó đang chiếm khoảng 65% trong tổng các nguồn năng lượng toàn cầu. Do đặc điểm của nghành dầu khí mang lại cho nên nghành dầu khí là một nghành yêu cầu về vốn đầu tư rất lớn, rủi ro đối với một số công đoạn trong nghành là rất cao và nó thường là một nghành độc quyền của một số các công ty lớn hay của một quốc gia. Qua phân tích đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu dầu thô của Tổng công ty dầu khí Việt Nam cho chúng ta thấy được những thành tựu to lớn mà Tổng công ty đã đạt được nói riêng và toàn nghành dầu khí Việt Nam nói chung. Hàng năm dầu thô đóng góp rất lớn trong tổng kinh nghạch xuất khẩu của cả nước. Trong giai đoạn 1999 – 2001 thành tựu đạt được của xuất khẩu dầu thô làm giảm một phần ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á đến nền kinh tế nước ta đặc biệt là sự đóng góp của dầu thô đối với nền kinh tế nước ta trong năm 2001 là một trong những nguyên nhân làm cho tăng trưởng GDP tăng 6,75% cao hơn so với kế hoạch đề ra là 5%. Hiện nay bên cạnh ưu điểm lợi thế về đặc điểm của dầu thô Tổng công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu dầu thô như: sản lượng xuất khẩu rất nhỏ bé so với thế giới chỉ đứng thứ 30 trong tổng 50 nước sản xuất khai thác dầu thô trên thé giơí, về kho dự trữ dầu thô, trang thiết bị máy móc, đặc điểm về địa hình của các mỏ dầu Việt Nam... Để phấn đấu trở thành tập đoàn dầu khí mạnh thì Tổng công ty phải không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được những mục tiêu đề ra. Muốn thực hiện được những mục tiêu chiến lược đề ra bên cạnh sự phát huy nội lực của Tổng công ty ra còn cần có sự chỉ đạo hướng dẫn, giúp đỡ từ phía chính phủ và các cơ quan nhà nước. Tăng cương thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dầu thô, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã, đang và sẽ là một trong những nhân tố chính thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nưóc theo chiến lược hướng về xuất khẩu. Tài liệu tham khảo Giáo trình thương mại quốc tế chủ biên GS-TS: Nguyến Duy Bột. Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế chủ biên GS-TS: Trần Chí Thành Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 255 tháng 8/2000. Tạp chí Việt Nam Đông Nam á số 4,5 năm 2001. Thời báo kinh tế số xuân năm 2001. Tạp chí thương mại số 2,9,13 năm 2000. Tạp chí thông tin dầu khí thế giới các số năm 1999, 2000, 2001. Tạp chí dầu khí các số năm 1997 – 2001. Các tài liệu về hoạt động xuất khẩu dầu khí do Tổng công ty dầu khí cung cấp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0516.doc
Tài liệu liên quan