Chuyên đề Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty liên doanh khách sạn Renaissance Riverside

- Hệ thống các chứng từ được hoàn thiện sẽ nâng cao được tính pháp lý, tính chính xác của thông tin kế toán, tạo điều kiện tốt cho việc kiểm tra kế toán. - Hệ thống tài khoản sử dụng hợp lý đúng theo quy định của chế độ kế toán sẽ đáp ứng được những yêu cầu trong quản lý của Công ty. - Hệ thống sổ sách kế toán được hoàn thiện, tên sổ sách thống nhất với chế độ sẽ tạo điều kiện cho việc kiểm tra sổ sách của cấp trên khi xét duyệt quyết toán và khi cần kiểm tra hệ thống sổ sách của công ty. Việc hoàn thiện hệ thống sổ sách sẽ tạo ra một hệ thống sổ sách thống nhất về nội dung và hình thức trong công ty phù hợp với đặc điểm kinh doanh khách sạn và yêu cầu quản lý của Công ty. - Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí doanh thu và xác định kết quả kinh doanh góp phần nâng cao công tác tổ chức kế toán nói chung của Công ty.

doc49 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2836 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty liên doanh khách sạn Renaissance Riverside, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đa cho doanh nghiệp mình. Trong cơ chế thị trường hiện nay, công tác hạch toán chi phí, doanh thu là công tác vô cùng quan trọng đây là hoạt động kinh doanh chính, luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhằm hoàn thiện vấn đề về chi phí kinh doanh, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, em đã chọn đề tài: “kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty liên doanh khách sạn Renaissance Riverside”. Đề tài bao gồm 3 phần chính: Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong đơn vị kinh doanh dịch vụ. Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại khách sạn Renaissance Riverside”. Chương III: Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty liên doanh khách sạn. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG ĐƠN VỊ KINH DOANH DỊCH VỤ. I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH. Nền kinh tế nước ta đang chuyển hoá từ nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Cơ chế quản lý kinh tế cũng chuyển hoá từ cơ chế quản lý hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường là có nhiều thành phần kinh tế tham gia, được tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, được sự hợp tác và cạnh tranh với nhau. Sự chuyển hoá nền kinh tế ở nước ta không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế. Nó có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh về vốn, khoa học công nghiệp mới trên thế giới. Trong thời kỳ chuyển hoá này, hoạt động kinh doanh được mở rộng và phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp phải phát huy quyền tự chủ và chịu trách nhiệm quyết định các vấn đề phương thức kinh doanh, phương án tổ chức kinh doanh sao cho phù hợp với định hướng và chỉ đạo của Nhà nước về chiến lược, kế hoạch và chương trình dài hạn cùng chính sách và pháp luật đã ban hành. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được quyền tự chủ, lấy thu bù chi và kinh doanh có lợi. Doanh nghiệp phải lấy lợi nhuận làm mục đích tồn tại và hoạt động của mình, do đó phải xác định chính xác các chi phí phát sinh trong kỳ. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ là những sản phẩm mà khách hàng không được kiểm tra trước khi mua. Hoạt động kinh doanh khách sạn là tổng hợp các dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung khác nhau nhằm cung cấp cho khách sự hài lòng. Dịch vụ cơ bản của khách sạn là dịch vụ lưu trú, dịch vụ bổ sung cơ bản phục vụ cho dịch vụ lưu trú là dịch vụ ăn uống, đặt chỗ trước và dịch vụ làm cho sự nghỉ ngơi của khách hàng thêm phong phú. Kinh doanh khách sạn là một hoạt động dịch vụ cao cấp mang tính tổng hợp nhất. Nó phục vụ việc lưu trú, đáp ứng những dịch vụ gắn liền với việc lưu trú của khách như: phục vụ ăn uống, phục vụ sinh hoạt và các dịch vụ khác. Ngoài ra, khách sạn còn đồng thời phục vụ nhu cầu ăn uống của khách vãng lai và khách địa phương. Khách mua một sản phẩm khách sạn phải được thông tin về quy cách, phẩm chất của các dịch vụ đó (như loại phông, cơ cấu bữa ăn). Khách hàng lưu trú ở xa nơi khách hàng thường trú nên cần đến một hệ thống phân phối thông qua việc sử dụng các đơn vị trung gian. Như vậy, hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn phục vụ việc lưu trú đối với mọi du khách, là nơi sản xuất và bán, phục vụ các hàng hoá dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách về ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các nhu cầu cần thiết khác phù hợp với mục đích và chuyến đi của họ. Hoạt động kinh doanh khách sạn so với ngành kinh doanh khác có những đặc điểm đặc trưng vì kinh doanh khách sạn là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các dịch vụ và hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và hàng hoá, các dịch vụ bổ sung phù hợp với khả năng thanh toán của khách, hoạt động kinh doanh chính là buồng ở. Hoạt động kinh doanh dịch vụ là một trong những ngành kinh doanh chuyên cung cấp những lao vụ, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt và thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người. Hoạt động kinh doanh dịch vụ là ngành kinh tế có hiệu quả cao, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, song đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu phải nhiều. Hoạt động kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế văn hoá, xã hội, điều kiện di sản lịch sử văn hoá, phong cảnh, chùa chiền độc đáo, hấp dẫn. Đối tượng phục vụ của ngành kinh doanh dịch vụ (như du lịch, khách sạn) luôn luôn di động và rất phức tạp. Số lượng khách du lịch cũng như số ngày lưu lại của khách luôn luôn biến động. Trong cùng một đợt nghỉ, nhu cầu của từng nhóm khách về ăn, ở, tham quan cũng rất khác nhau. Tổ chức hoạt động kinh doanh khá phân tán và không ổn định. Kinh doanh dịch vụ, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều ngành hợp đồng khác nhau như kinh doanh hướng dẫn du lịch, kinh doanh hàng hoá, kinh doanh vận tải, kinh doanh ăn uống, nghỉ ngơi, khách sạn, kinh doanh xây lắp... các hoạt động này có quy trình công nghệ khác nhau, chi phí kinh doanh cũng không giống nhau. Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ không có hình thái vật chất không co quá trình nhập, xuất kho, chất lượng sản phẩm nhiều khi không ổn định. Quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm kinh doanh dịch vụ được tiến hành đồng thời ngay cùng địa điểm. Hoạt động kinh doanh dịch vụ rất đa dạng, phong phú không chỉ về nghiệp vụ kinh doanh, mà còn cả về chất lượng phục vụ của từng nghiệp vụ kinh doanh. Những đặc điểm hoạt động kinh doanh sản phẩm nói trên phần nào chi phối công tác kế toán dẫn đến những khác biệt nhất định. Từ những đặc điểm của sản phẩm kinh doanh dịch vụ những nhà quản lý phải biết tổ chức công tác hạch toán trong doanh nghiệp sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng công tác hạch toán, cung cấp kịp thời thông tin cho quản lý. II. SỰ CẦN THIẾT VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH. 1. Sự cần thiết của công tác kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Đối với nhà quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Do đó để kiểm soát được các khoản chi phí là rất khó khăn và vô cùng quan trọng. Có thể phân ra thành nhiều loại chi phí như: - Chi phí thành lập doanh nghiệp - Chi phí hoạt động - Chi phí cơ hội Chi phí có thể chia làm 2 loại: Chi phí bất biến và chi phí khả biến (hay biến phí và định phí). Biến phí: Là những chi phí mà giá trị của nó tăng hay giảm theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động. Tổng số biến phí tăng khi mức độ hoạt động tăng tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì biến phí lại không đổi. Chi phí khả biến phát sinh khi nó hoạt động. Biến phí bao gồm lương trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu, hoa hồng bán hàng, chi phí điện nước, lãi vay ngắn hạn, thuế doanh thu, xuất nhập khẩu. Định phí: Là những chi phí mà tổng số của nó không đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Mức độ hoạt động tăng thì phần chi phí bất biến tính trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm đi. Định phí bao gồm: khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mướn nhà cửa, công cụ, chi phí duy trì bảo quản, chi phí lãi nợ vay dài hạn... Cũng giống như các doanh nghiệp khác, chi phí kinh doanh trong kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn bao gồm các khoản sau: - Chi phí vật liệu trực tiếp: là những chi phí vật liệu kinh doanh phát sinh liên quan trực tiếp đến kinh doanh du lịch, khách sạn. Trong từng hoạt động kinh doanh, chi phí vật liệu trực tiếp không giống nhau. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền công, tiền lương và phụ cấp lương phải trả cùng các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh tính vào chi phí. - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí còn lại chi ra trong phạm vi bộ phận kinh doanh (buồng, bếp, bar, vận chuyển...) Đây là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc tiêu thụ hay tổ chức, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty. Trong chỉ tiêu doanh thu của hoạt động kinh doanh dịch vụ có thể bao gồm cả thuế VAT đầu ra (nếu tính theo phương pháp trực tiếp) hay không bao gồm thuế VAT đầu ra (nếu tính theo phương pháp khấu trừ). Còn kết quả kinh doanh dịch vụ được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi các khoản giá vốn dịnh vụ tiêu thụ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong công tác quản lý, kế toán chi phí, doanh thu là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà doanh nghiệp quan tâm, vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh. Tổ chức kế toán đúng, hợp lý, chính xác chi phí, doanh thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý chi phí. Thông qua số liệu do bộ phận kế toán tập hợp chi phí, nhà quản lý biết được chi phí hoạt động kinh doanh. Qua đó người quản lý có thể phân tích đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của tất cả các hoạt động kinh doanh. Cũng như các ngành khác, trong kinh doanh dịch vụ khách sạn thì mục tiêu đề ra là phải thu được lãi. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý kinh tế và trước hết là quản lý chi phí và xác định được doanh thu, kết qủa kinh doanh. 2. Nhiệm vụ của công tác quản lý hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Hiện nay, trong ngành du lịch có các hoạt động kinh doanh chủ yếu: - Kinh doanh hàng ăn, uống - Kinh doanh buồng ngủ - Kinh doanh hướng dẫn du lịch - Kinh doanh vận chuyển - Kinh doanh các dịch vụ khác: giặt là, tắm hơi, điện thoại, điện tín... - Kinh doanh hàng hoá - Kinh doanh xây lắp xây dựng cơ bản Vì vậy, hạch toán chủ yếu của đơn vị kinh doanh dịch vụ là hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho khách du lịch. Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí, xác định doanh thu và kết quả kinh doanh, kế toán kinh doanh dịch vụ khách sạn phải đáp ứng được các nhiệm vụ sau: - Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh. - Đảm trách việc thu, chi trong khách sạn - Phân tích tài chính, lập báo cáo kế toán, doanh thu... - Theo dõi hàng hoá, vật tư làm báo cáo cụ thể trình ban Giám đốc khách sạn. Hoạt động kinh doanh dịch vụ tương đối phức tạp, không ổn định đòi hỏi nhu cầu thông tin mới và cũng làm phát sinh tính phức tạp chi phí, nhu cầu thông tin phải nhanh, chính xác, thích hợp cho các quyết định quản trị, công bố tình hình tài chính của doanh nghiệp. III. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH. 1. Kế toán chi phí tại đơn vị kinh doanh du lịch Đối với hoạt động kinh doanh du lịch, chi phí trực tiếp được xác định là những chi phí phục vụ trực tiếp cho khách du lịch gồm: - Tiền trả cho các khoản: ăn, uống, ngủ, tiền thuê phương tiện đi lại, vé vào tham quan... - Tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của cán bộ hướng dẫn du lịch. * Tổ chức hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm và thực hiện lao vụ, dịch vụ của ngành kinh doanh khách sạn du lịch và dịch vụ. Trong từng hoạt động kinh doanh, chi phí vật liệu trực tiếp không giống nhau. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (kinh doanh hàng ăn, kinh doanh vận chuyển, buồng ngủ, kinh doanh dịch vụ...) thì được hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tách riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng có liên quan. - Tài khoản sử dụng; TK 621 “Chi phí NVLTT” - Phương pháp hạch toán + Xuất kho NVL sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 621: Chi tiết cho từng hoạt động Có TK 152: Giá thực tế VL xuất dùng + Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 621: Chi tiết cho từng hoạt động Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331... vật liệu mua ngoài. + Cuối kỳ, vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho Nợ TK 152 Có TK 621 + Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển CP NVLTT theo đối tượng tập hợp chi phí: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi phí lao động trực tiếp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ (nhân viên hướng dẫn dịch vụ, lái phụ xe, nhân viên phục vụ buồng ngủ, nhân viên bếp, bar, bàn...) gồm các khoản lương chính, lương phụ phải trả và các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích theo lương, trích cho các quỹ BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh tính vào chi phí. - Tài khoản sử dụng: Toàn bộ chi phí trên được tập hợp vào tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Kết cấu của tài khoản này như sau: + Bên nợ: Phản ánh tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp. + Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 154. - Phương pháp hạch toán: + Tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ. Nợ TK 622: Chi tiết theo từng hoạt động Có TK 334: Phải trả CNV + Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân theo tỷ lệ quy định phần tính vào chi phí. Nợ TK 622: Chi tiết theo từng hoạt động Có TK 338 + Cuối kỳ kết chuyển CP NCTT vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Nợ TK 154 hoặc 631 Có TK 622 * Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất cung là những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ, là những chi phí còn lại chi ra trong phạm vi bộ phận kinh doanh (buồng, bếp, bar, vận chuyển...) - Tài khoản sử dụng TK 627 ‘chi phí sản xuất chung” - Phương pháp hạch toán: + Tập hợp chi phí sản xuất chung Nợ TK 627 Có TK 334, 338, 152, 153... + Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung Nợ TK 111, 112, 138 Có TK 627 + Cuối kỳ, tính phân bổ chi phí sản xuất chung và kết chuyển vào các tài khoản có liên quan cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo tiêu thức thích hợp. Nợ TK 154 hoặc 631 Có TK 627 Các khoản chi phí nói trên tạo thành chỉ tiêu giá thành thực tế của sản phẩm và dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ khác còn phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc tiêu thụ hay tổ chức, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty Tài khoản hạch toán. TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 627: Chi phí sản xuất chung TK 154: Chi phí kinh doanh dở dang Các TK trên được mở chi tiết theo từng bộ phận, từng hoạt động kinh doanh (kinh doanh hướng dẫn du lịch kinh doanh vận tải du lịch, kinh doanh khách sạn, kinh doanh hàng ăn uống, kinh doanh buồng ngủ, kinh doanh dịch vụ...) 2. Kế toán doanh thu trong đơn vị kinh doanh du lịch Doanh thu là tổng giá trị mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ do việc bán sản phẩm, hàng hoá hay cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Ghi nhận doanh thu bán hàng đối với khối lượng sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ nghĩa là phải đủ hai điều kiện: đã giao hay đã thực hiện dịch vụ đối với khách hàng, đã được thanh toán hay cam kết thanh toán. Tuỳ theo phương pháp tính thuế VAT mà doanh nghiệp áp dụng, trong chỉ tiêu doanh thu của hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ khác có thể bao gồm cả thuế VAT đầu ra (nếu tính theo phương pháp trực tiếp) hay không bao gồm thuế VAT đầu ra (nếu tính theo phương pháp khấu trừ). Còn kết quả kinh doanh du lịch, dịch vụ được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi các khoản giá vốn dịch vụ tiêu thụ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Bên nợ: Số thuế phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá , lao vụ, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ. Bên có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán. Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ. Doanh thu của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm), hàng hoá , dịch vụ, lao vụ đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ hạch toán. Nợ TK111: Tiền mặt Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng. Nợ TK131: Phải thu của khách hàng. Có TK 511: Doanh thu bán hàng. - Xác định thuế doanh thu: Nợ TK511: Doanh thu bán hàng. Có TK333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. - Cuối kỳ hạch toán kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng. Có TK911: Xác định kết quả kinh doanh. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN DOANH THU TK 511 TK 333 TK 333 TK 111, 112 131 Thuế doanh thu phải nộp Số chênh lệch giữa giá bán phải thanh toán với người có hàng Doanh thu đã trừ thuế chuyển vào tài khoản xác định kết quả TK 331 Số tiền phải thanh toán cho người có hàng 3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Kết quả hoạt động tài chính là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính. Kết quả bất thường là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập bất thường với các khoản chi phí bất thường. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể lãi hoặc lỗ. Nếu lãi, doanh nghiệp phải phân phối sử dụng cho những mục đích nhất định theo quy định của cơ chế tài chính như: làm nghĩa vụ với Nhà nước như nộp thuế, chia lãi cho các bên góp vốn và bổ xung các quỹ. - Tài khoản sử dụng; Kế toán sử dụng tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh. Nội dung của TK911 phản ánh việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. - Kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ: Nợ TK 911 Có TK 632 - Kết chuyển doanh thu bán hàng trong kỳ: Nợ TK 511, 512 Có TK 911 - Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN Nợ TK 911 Có TK641, 642 - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu bất thường: Nợ TK 711, 721 Có TK 911 - Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường Nợ TK 911 Có TK 811, 821 - Kết chuyển chi phí quản lý DN còn lại của kỳ trước Nợ TK 911 Có TK 142 (1422) - Kết chuyển lãi: Nợ TK 911 Có TK 421 - Nếu lỗ, kết chuyển lỗ Nợ TK 421 Có TK 911 Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN RENAISSANCE RIVERSIDE I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA LIÊN DOANH KHÁCH SẠN RENAISSANCE RIVERSIDE 1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Vào năm 1880 khách sạn đầu tiên ở Việt Nam là khách sạn Continental được xây dựng ở Sài Gòn. Sau đó là khách sạn Majestic vào năm 1925. Các khách sạn nói trên chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu ăn ở, vui chơi giải trí của các quan chức, chứ chưa có hình thức tiếp thị rộng rãi mời gọi khách Quốc tế. Ở Việt Nam trong thời kỳ 1930 - 1945 cũng có sự phát triển du lịch nội địa. Một số khách sạn, nhà nghỉ cũng đã được xây dựng, một số trung tâm miền núi cũng đã được xây dựng và đầu tư phát triển du khách như Sapa, Đà Lạt... nhưng chỉ ảnh hưởng đến thiểu số dân chúng thành thị thời đó. Sau đó trong khoảng một thời gian dài, với chính sách mở cửa, các khách sạn liên doanh đã vào hoạt động. Đầu tiên là Sài Gòn Floaty Hotel ở Thành phố Hồ Chí Minh và Sotifel Metropol ở Hà Nội. Với những phương tiện vật chất tiên tiến hơn, với phong cách quản lý và tiếp thị mới nên họ đã thu hút tuyệt đại đa số du khách nước ngoài đến Việt Nam. Sau đó, lần lượt các tập đoàn khách sạn lớn ra đời: Omni, New World, Caravelle, Sotifel, Renaissance Riverside... Khách sạn Renaissance Riverside là kết quả liên doanh giữa hai đối tác là tập đoàn New World Development INC và Tổng công ty Bến Thành. Với tổng số vốn đầu tư là 50 triệu USD, phía Việt Nam góp 28% vốn, phía Hồng Kông góp 72% vốn với thời hạn đầu tư là 49 năm. Khách sạn ven sông Renaissance được quản lý bởi tập đoàn quản lý khách sạn Marriott nổi tiếng thế giới. Khách sạn Renaissance Riverside Sài Gòn thực sự là một trong những khách sạn quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khách sạn Renaissance Riverside là một khách sạn có địa điểm hấp dẫn cũng như do dịch vụ phù hợp và hoàn hảo. Khách sạn nằm ngay trên bờ sông Sài Gòn, rất gần khu trung tâm thương mại và vui chơi giải trí của Thành phố cũng như các trung tâm du lịch được ưa chuộng nhất. Quá trình thực hiện xây dựng khách sạn trải qua những mốc quan trọng như: - Tháng 10/1992 khách sạn được cấp giấy phép đầu tư. - Tháng 1/1993 làm lễ khởi công xây dựng khách sạn Renaissance Riverside Sài Gòn. - Ngày 20/9/1999 khách sạn đã được chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động với ngành kinh doanh dịch vụ cho thuê phòng ở, phục vụ ăn uống và yến tiệc. Khách sạn Renaissance Riverside gồm diện tích 29,539m2, trong đó 349 phòng ở, 21 tầng, 3 phòng họp với diện tích 186m2, một nhà hàng Trung Hoa, một nhà hàng Riverside Cafe, một hồ bơi, bãi đậu xe hơi đi bằng thang máy (đây là một trong những điểm nổi bật của khách sạn so với khách sạn khác xuất hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh gần đây). Khách sạn Renaissance được quản lý bởi tập đoàn nổi tiếng thế giới Marriot. Năm 2001 khách sạn được nhận giải thưởng là khách sạn quản lý hạng nhất châu Á, là khách sạn kinh doanh đạt hiệu quả hạng II thành phố Hồ Chí Minh. 2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn Renaissane Riverside. Trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, mục tiêu chính là đạt được công suất cho thuê tối đa, chi phí cho việc phục vụ khách hàng có thể chấp nhận được, lợi nhuận cao, thoả mãn nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng, đồng thời tạo thêm được uy tín của ngành kinh doanh khách sạn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và chuyên ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn nhà hàng nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu du lịch, khách sạn ngày càng nâng cao sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là toàn bộ các giá trị sử dụng để đáp ứng nhu cầu du lịch. Đối với lĩnh vực khách sạn, sản phẩm du lịch là những dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu ăn, ở, vui chơi giải trí của khách. Để tổ chức kinh doanh hợp lý, mối bộ phận của khách sạn có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. a/ Bộ phận đặt phòng: - Đảm nhận việc đặt phòng của mọi đối tượng từ khách đoàn đến khách lẻ. - Lên dự báo công suất phòng mỗi ngày cho toàn khách sạn. - Liên lạc các bộ phận về các yêu cầu của khách. b/ Bộ phận tiếp tân: - Đây là bộ phận quan trọng nhất tại khách sạn, là bộ mặt của khách sạn. Mọi hoạt động của khách sạn đều thông qua bộ phận này. Đây cũng là bộ phận liên lạc giữa khách và khách sạn, giúp khách làm các thủ tục giải quyết các thắc mắc, than phiền của khách và kết thúc khi khách rời khỏi khách sạn. - Bộ phận này là khâu đón tiếp khách từ ngay khi khách vừa đặt chân vào khách sạn cho đến khi khachs rời khỏi khách sạn. Điều này, quan trọng vì ngay chính ở thởi điểm này, khách có chấp nhận ở lại khách sạn hay ở trở lại lần tiếp hay không. - Mọi hoạt động về thanh toán, thu đổi ngoại tệ và đặc biệt là hoạt động trả phòng tại khách sạn đều do bộ phận này chịu trách nhiệm. c/ Bộ phận tổng đài. Bộ phận này có mối quan hệ với tất cả các bộ phận trong khách sạn. Bộ phận này chuyên: - Ghi thông báo cho khách khi có người nhắn. - Nhận điện thoại từ bên trong hay bên ngoài khách sạn. - Cung cấp thông tin trong khả năng cho phép. d/ Bộ phận trung tâm thương mại. Bộ phận này chuyên cung cấp các dịch vụ bổ sung như Fax, đánh máy, cho thuê máy vi tính, Internet… e/ Bộ phận giúp đỡ khách: Chuyên giúp khách vận chuyển hành lý, giao Fax, xác nhận vé máy bay. Nhân viên bộ phận này thông thạo ngoại ngữ, có sức khoẻ tốt, nhiệt tình.. f/ Bộ phận vận chuyển khách. Khi có yêu cầu thì bộ phận này chịu trách nhiệm đưa, đón khách. Tóm lại, tất cả các bộ phận này chịu liên kết với nhau thật nhịp nhàng, tạo cho khách ở lại khách sạn có cảm giác thoải mái. g/ Bộ phận quản gia: Là bộ phận cung cấp sản phẩm của khách sạn, chuyên lo về việc cung cấp phòng, chuẩn bị phòng cho khách. h/ Bộ phận ẩm thực: Các nhà hàng trong khách sạn được đặt từ tầng 1 đến sân thượng có khả năng cung cấp các món ăn cho khách bất cứ thời điểm nào. Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý của khách sạn: Khách sạn Bnaissance Riverside là khách sạn liên doanh được quản lý bởi một tập đoàn quản lý chuyên nghiệp, Tổng giám đốc và Ban điều hành khách sạn được bổ nhiệm bởi tập đoàn quản lý, Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng là được phía liên doanh Việt Nam bổ nhiệm. Tổng giám đốc khách sạn tổ chức, sắp xếp các bộ phận quản lý đảm bảo hợp lý, phục vụ khách với chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn Renaissance: 1. BAN ĐIỀU HÀNH: Ban điều hành gồm có: - Tổng giám đốc. - Phó giám đốc. - Phó tổng giám đốc. - Bốn giám đốc điều hành các bộ phận chính. Giám đốc tài chính Giám đốc nhân sự Giám đốc ẩm thực Giám đốc kinh doanh và tiếp thị. Ban điều hành chịu trách nhiệm quản lý tổng quát tất cả các hoạt động hàng ngày của khách sạn, cùng nhau đề ra các mục tiêu hoạt động của khách sạn. Kết hợp với trưởng bộ phận để nắm bắt tình hình kinh doanh, hoạt động của các nhân viên để khen thưởng hoặc kỷ luật. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm về kết quả đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn trước Công ty liên doanh khách sạn Renaissance Riverside Hotel Sài Gòn. 2/ CÁC PHÒNG BAN. a. Phòng hành chính: 3 người. Phòng hành chính chuyên thông báo về nội dung hoạt động của khách sạn, là bộ phận trung gian giữa ban điều hành khách sạn và các bộ phận. Bộ phận phòng hành chính nghiên cứu các văn bản pháp lý của Nhà nước, bộ luật dân sự, bộ luật lao động, thông tin, chỉ thị của các ngành và của Nhà nước. b/ Bộ phận nguồn nhân lực: 3 người. - Quản lý nhân viên trong khách sạn, thưởng, phạt hay thăng chức cho nhân viên. - Xem xét nhu cầu tuyển dụng: - Tổ chức các khoá huấn luyện cho nhân viên của khách sạn nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ… c/ Bộ phận kỹ thuật: 12 người. Đây là bộ phận chuyên về các vấn đề kỹ thuật, điện nước, sửa chữa trang thiết bị trong khách sạn. d/ Bộ phận tài chính: 21 người. Bộ phận tài chính chuyên thực hiện các nghiệp vụ kế toán như: Phân tích tài chính, lập báo cáo kế toán, làm bảng lương, thống kê thu nhập, sổ quỹ, doanh thu… - Có nhiệm vụ theo dõi thu, chi trong khách sạn. - Theo dõi vật tư, hàng hoá xuất nhập, tiền như thế nào để làm báo cáo cụ thể trình Ban giám đốc khách sạn. - Quản lý hệ thống vi tính của toàn khách sạn. - Giám đốc tài chính quản lý toàn bộ tình hình hoạt động của các nhân viên thuộc bộ phận, xem xét duyệt các bản thu chi trong khách sạn và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc. e/ Bộ phận kinh doanh và tiếp thị: 15 người. Bộ phận này rất quan trọng trong khách sạn, đóng góp một phần rất lớn vào doanh thu khách sạn. Bộ phận này có chức năng chuyên về nghiên cứu thị trường, đề ra các biện pháp nhằm gia tăng công suất phòng tối đa hoá doanh thu, giữ vai trò chính liên hệ bán phòng, đặt phòng, đặt tiệc, có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong khách sạn. f/ Bộ phận tiền sảnh: 38 người. Đây là bộ mặt cho cả khách sạn nên việc tuyển chọn phải rất thận trọng. Nhân viên tiếp tân là người đã trải qua khoá đào tạo của chuyên viên có kinh nghiệm trong việc tiếp xúc và phục vụ các yêu cầu của khách tại khách sạn. Nhân viên bộ phận này hướng dẫn và phục vụ khách hàng khi họ cần sự giúp đỡ, tiếp nhận tất cả các cuộc điện thoại gọi đến khách sạn qua tổng đài. g/ Bộ phận Quản gia: 71 người. Các nhân viên làm việc theo ca: chịu trách nhiệm vệ sinh trong khách sạn và khu vực khuôn viên khách sạn. h/ Bộ phận bảo vệ: 7 người. Bộ phận này được huấn luyện các kỹ năng để bảo vệ khách và các khu vực bên trong khách sạn, đảm bảo an toàn, an ninh cho khách hàng. i/ Bộ phận ẩm thực. Bộ phận này chịu trách nhiệm đưa ra thực đơn mới, ngon thu hút khách hàng. - Theo dõi và phục vụ đơn đặt tiệc và hội nghị. Tóm lại, cơ cấu tổ chức của khách sạn Renaissance Riverside được phân bố một cách hợp lý trong tất cả các bộ phận, phòng ban. Đối với một doanh nghiệp nói chung và một khách sạn nói riêng thì cơ cấu tổ chức là một khâu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Cơ cấu tổ chức tốt sẽ thúc đẩy tất cả cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả vì mỗi người đều biết quyền hạn và trách nhiệm của mình trong công việc. Hơn nữa, cơ cấu tổ chức tốt sẽ là điều kiện thuận lợi cho khách sạn thích nghi một cách linh hoạt với môi trường kinh doanh đang cạnh tranh gay gắt hiện nay. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA KHÁCH SẠN RENAISSANCE RIVERSIDE SAI GÒN P. Tổ chức hành chính P. Nguồn nhân lực PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC P. Kế toán tài vụ P. Kinh doanh tiếp thị P. Đặt phòng P. Đặt tiệc P. Tiếp tân Trung tâm kinh doanh Đội xe Khối ăn uống Bếp Nhà hàng Quầy rượu Đặt tiệc Tiếp phẩm kho Căng tin CLB sức khoẻ Xông hơi P. Thể dục Hồ bơi Kỹ thuật Điện nhà Điện lạnh Điện tử Thang máy 3/ Đặc điểm tổ chức kế toán ở khách sạn: Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, thì tổ chức công tác kế toán đóng vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Kết quả đó được phản ánh qua từng con số cụ thể. Bộ máy kế toán của Công ty có chức năng giúp Giám đốc thực hiện chế độ quản lý kinh tế tài chính theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện trả lương nhân viên đồng thời thực hiện các nghĩa vụ đối vơí Nhà nước có liên quan đến tài chính. Bộ phận kế toán là một trong những bộ phận quan trọng giúp cho Công ty thấy được hoạt động kinh doanh và kết quả ra sao, kiểm tra các số liệu chứng từ làm căn cứ cho việc ghi chép vào sổ sách báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của Công ty theo chế độ quy định của bộ tài chính. Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty, đứng đầu phòng kế toán tài chính là kế toán trưởng, phụ trách chung và tổng hợp toàn bộ tài sản, tập hợp tất cả các sổ kế toán và lập báo cáo tổng hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Bộ phận kế toán Công ty thực hiện nhiệm vụ làm công tác chỉ đạo các nghiệp vụ trong toàn Công ty, theo dõi sổ kế toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý và kinh doanh của Công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Bộ phận kế toán Bộ phận tài chính Bộ phận tổng hợp Bộ phận kiểm tra Bộ phận kế toán trực thuộc Bộ phận kế toán gồm 21 người. Đứng đầu là kế toán trưởng phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về toàn bộ công tác kế toán của Công ty, đồng thời thực hiện chức năng giám sát về vấn đề tài chính của Công ty. Kế toán trưởng còn có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành. Thông qua báo cáo của nhân viên kế toán, kế toán trưởng sẽ tổng hợp lại và đưa lên báo cáo tài chính phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động của Công ty. Từ đó xây dựng kế hoạch, tham mưu cho ban giám đốc và lãnh đạo của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ: - Tổ chức mọi công việc kế toán để thực hiện đầy đủ có cơ sở, chất lượng những nội dung công việc kế toán Công ty. - Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thu thập đầy đủ, kịp thời tất cả các chứng từ kế toán của Công ty. - Giúp Giám đốc hướng dẫn các bộ phận của Công ty, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán Công ty. - Phân tích tài chính lập báo cáo kế toán, làm bảng lương, thống kê thu nhập, doanh thu, sổ quỹ… - Theo dõi thu, chi trong khách sạn. - Theo dõi vật tư, hàng hoá xuất, nhập tồn để lập báo cáo cụ thể trình Ban giám đốc khách sạn. Tuỳ theo doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán nào mà doanh nghiệp sử dụng sổ kế toán trong kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Để đảm bảo phản ánh chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hệ thống sổ sách kế toán thuận tiện cho công tác đối chiếu, tổng hợp số liệu và phục vụ tốt cho công tác kiểm tra kế toán thì hình thức sổ kế toán được áp dụng là hình thức nhật ký chưngs từ tại Công ty. SƠ ĐỒ HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH KHÁCH SẠN RENAISSANCE RIVERSIDE CHỨNG TỪ GỐC VÀ CÁC BẢNG PHÂN BỔ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN RENAISSANCE: 1/. Đặc điểm chi phí trong phân loại chi phí ở khách sạn: Đối với nhà quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Do đó để kiểm soát được các khoản chi phí là rất khó khăn và vô cùng quan trọng. Cũng giống như các doanh nghiệp khác, chi phí kinh doanh trong kinh doanh khách sạn cũng phân loại như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí vật liệu kinh doanh phát sinh liên quan trực tiếp đến kinh doanh du lịch, khách sạn. Chi phí NVL trực tiếp được sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm và thực hiện lao vụ, dịch vụ của ngành kinh doanh khách sạn du lịch và dịch vụ. Trong từng hoạt động kinh doanh, chi phí vật liệu trực tiếp không giống nhau. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt như kinh doanh hàng ăn, kinh doanh vận chuyển, kinh doanh buồng ngủ, kinh doanh dịch vụ… thì được hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tách riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng có liên quan. - Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản chi phí lao động trực tiếp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ (nhân viên hướng dẫn du lịch, nhân viên phục vụ buồng ngủ, nhân viên bếp, bar, bàn…) gồm các khoản lương chính lương phụ phải trả và các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KDCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh tính vào chi phí. - Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ, là những chi phí còn lại chi ra trong phạm vi bộ phận kinh doanh (buồng, bếp, bar, vận chuyển…). Các khoản chi phí nói trên tạo thành chỉ tiêu giá thành thực tế của sản phẩm và dịch vụ. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc tiêu thụ hay tổ chức, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty. 2/ Kế toán chi phí tại khách sạn. Hạch toán chi phí NVTTT - “TK 621”. - Xuất kho NVL sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 621 Có TK152 - Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất dùng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 621 Có TK 133 Có TK 111, 112, 331. - Cuối kỳ, vật liệu nhập lại kho vì không sử dụng hết. Nợ TK 152 Có TK 621 - Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển chi phí NVLTT Nợ TK 154 Có TK 621 * Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp “TK622”. - Tính tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Nợ TK 622 Có TK 334 - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. Nợ TK 622 Có TK 338 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTT vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Nợ TK 154 hoặc 631 Có TK 622 * Hạch toán chi phí sản xuất chung “TK 627” - Tập hợp chi phí sản xuất chung Nợ TK 627 Có TK 334, 338, 152, 153… - Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung. Nợ TK 111, 112, 138… Có TK 627 - Cuối kỳ, phân bổ chi phí sản xuất chung và kết chuyển vào tài khoản lao động cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 154 hoặc 631 Có TK 627 Trong thời gian hoạt động kinh doanh từ năm 2000 - 2001 thì năm 2000 đạt lợi nhuận cao nhất. Tổng mức lợi nhuận đạt được năm 2000 là: 4.065.573.920 đồng. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 2.050.976.400. Năm 2001 tổng mức lợi nhuận đạt được là 3.466.756.600 đồng, trong đó lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh phòng đạt 1.951.729.400 đồng. Sở dĩ năm 2000 mức lợi nhuận đạt từ kinh doanh phòng cao hơn nhiều so với năm 2001 là nhờ một số hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao như dịch vụ phòng, lợi nhuận đạt 2.050.976.400 đồng. Các hoạt động khác cũng tăng nhiều so với năm 2001. - Kinh doanh phòng tăng 194.048.770 đồng tỷ lệ tăng 110,4%. - Dịch vụ ăn uống tăng 41.451.940 đồng tỷ lệ tăng 107,6 % - Dịch vụ viễn thông tăng 82.218.650 đồng tỷ lệ tăng 127,7%. - Dịch vụ massage tăng 240.977.630 đồng tỷ lệ tăng 253,6%. Bảng so sánh kết quả kinh doanh năm 2001 STT Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 So sánh số tương đối Tốc độ tăn Doanh thu thuần 91.206.615.090 81.892.927.260 9.313.688.430 10,21% Giá vốn hàng bán 81.248.947.230 72.793.713.120 8.455.234.110 10,40% Lãi gộp 99.957.768.460 9.099.214.140 858.454.320 8,62% Chi phí QLDN 4.674.256.910 4.453.367.930 220.888.980 4,72% Chi phí bán hàng 1.217.897.630 1.179.087.600 38.810.030 3,18% Lợi tức trước thuế 4.065.513.920 3.466.758.610 598.755.310 14,72% Thuế 813.102.780 693.351.720 119.751.060 % Lãi sau thuế 3.252.411.140 2.773.406.890 479.004.250 Ta có số liệu (năm 2000) Doanh thu thuần năm 2000 Giá vốn hàng bán năm 2000 CPBH & CPQLDN năm 2000 Lãi năm 2000 Số tiền Tỷ lệ 91.206.615.690 81.248.947.230 5.892.154.540 4.065.513.920 4,06% Lợi nhuận năm 2001: Doanh thu thuần năm 2001 Giá vốn hàng bán năm 2001 CPBH & CPQLDN năm 2001 Lãi năm 2001 Số tiền Tỷ lệ 81.892.9273.260 72.793.713.120 5.632.455.530 3.466.758.610 4,23% Doanh thu thuần năm 2001 tính theo giá năm 2000 Giá vốn hàng bán năm 2001 tính theo giá năm 2000 CPBH & CPQLDN năm 2001 tính theo giá năm 2000 Lãi Số tiền Tỷ lệ 78.743.199.280 69.993.954.920 5.415.822.630 3.333.421.740 4,23% Lãi gộp = (69.993.954.920 -72.793.713.120x = -307.933.440 Như vậy giá vốn hàng bán năm 2001 cao hơn năm 2000 đã làm lãi gộp giảm 307.933.440 đồng. Nguyên nhân do có một số mặt hàng khách sạn mua ở nước ngoài bị đánh thuế nhập khẩu cao. Điều này chứng tỏ nhân tố chi phí rất quan trọng. Đòi hỏi phải chính xác, hợp lý nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận Công ty. 3/ Kế toán doanh thu tại khách sạn. Doanh thu là tổng giá trị mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ do việc bán sản phẩm, hàng hoá hay cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Ghi nhận doanh thu bán hàng đối với khối lượng sản phẩm, hàng hoá , lao vụ, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ nghĩa là phải đủ hai điều kiện đã giao hay đã thực hiện dịch vụ đối với khách hàng, đã được thanh toán hay cam kết thanh toán. Tài khoản hạch toán: TK511 Bên nợ: Số thuế phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá , lao vụ, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ. Bên có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán. Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ. Doanh thu của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm), hàng hoá , dịch vụ, lao vụ đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ hạch toán. Nợ TK111: Tiền mặt Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng. Nợ TK131: Phải thu của khách hàng. Có TK 511: Doanh thu bán hàng. - Xác định thuế doanh thu: Nợ TK511: Doanh thu bán hàng. Có TK333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. - Cuối kỳ hạch toán kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng. Có TK911: Xác định kết quả kinh doanh. Từ số liệu ở bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Doanh thu 2000 = 81.892.927.260 đồng Doanh thu 2001 = 91.206.615.690 đồng Hoạt động kinh doanh khách sạn năm 2000 và 2001 thì năm 2001 hầu như các hoạt động đều thấp hơn năm 2000, cụ thể là: - Dịch vụ cho thuê phòng năm 2001 lợi nhuận là 1. 951.729.400 so với năm 2000 là 2.050.976.400 tức là giảm 99.247.000 (chỉ còn 95% so với năm 2000). - Dịch vụ ăn uống năm 2001 lợi nhuận là 476.529.890 so với năm 2000 là 589.149.500 tức giảm 112.616.610 (chỉ còn 80% so với năm 2000). - Dịch vụ cho viễn thông năm 2001 lợi nhuận là 256.597.630 so với năm 2000 là 379.178.500 tức là đã giảm 122.580.870 (chỉ còn 67,7% so với năm 2000). - Dịch vụ cho phòng họp năm 2001 lợi nhuận là 217.658.980 so với năm 2000 là 297.636.570 tức là giảm 7.997.759 (chỉ còn 73% so với năm 2000). - Dịch vụ cho massage năm 2001 lợi nhuận là 176.589.730 so với năm 2000 là 397.837.380 tức là đã giảm 221.247.650 (chỉ còn 44% so với năm 2000). Do các lợi nhuận từ các bộ phận giảm làm cho tổng lợi nhuận năm 2001 cũng bị giảm theo so với năm 2000 là 598.815.310 tức là giảm khoảng 14,7%. 4/ Kế toán xác định kết quả kinh doanh ở khách sạn. Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Sau một thời kỳ nhất định và biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Kết qủa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả bất thường. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (bao gồm cả sản phẩm hàng hoá và lao vụ, dịch vụ), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính. - Kết quả bất thường là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập bất thường và các khoản chi phí bất thươngười. * Hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh. Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản XĐKQKD. Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng. Có TK911: Xác định KQKD. - Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá , lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. Nợ TK911: Xác định KQKD Có TK 632: Giá vốn hàng bán. - Cuối kỳ hạch toán kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường: Nợ TK 711: Thu nhập hoạt động tài chính Nợ TK 721: Thu nhập bất thường. Có TK911: Xác định KQKD. - Cuối kỳ hạch toán kết chuyển chi phí về hoạt động tài chính và các khoản chi phí bất thường. Nợ TK911: Xác định KQKD. Có TK 811: Chi phí hoạt động tài chính Có TK821: Chi phí bất thường. - Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển số chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ. Nợ TK 911: Xác định KQKD Có TK 641: Chi phí bán hàng. - Cuối kỳ hạch toán kết chuyển số chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Nợ TK 911: Xác định KQKD Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Tính và kết chuyển số chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn lại kỳ trước trừ vào kết quả kỳ này: Nợ TK 911: Xác định KQKD Có TK 142: Chi phí trả trước. - Tính và kết chuyển số lãi kinh doanh trong kỳ. Nợ TK 911: Xác định KQKD Có TK 142: Lãi chưa phân phối. - Kết chuyển số lỗ kinh doanh. Nợ TK 421: Lãi chưa phân phối. Có TK 911: Xác định KQKD HẠCH TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập bất thường Doanh thu thuần 711,721 511 Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường Trị giá vốn hàng bán đã tiêu thụ 641,642 811,821 632 911 Lỗ 421 Lãi 421 Công ty liên doanh khách sạn Renaissance Riverside Hotel SaiGon đã chính thức khánh thành và đưa khách sạn vào hoạt động sau hơn 3 năm xây dựng. Từ ngày đi vào hoạt động kinh doanh, khách sạn đã thu hút được lượng khách rất khả quan như: các đoàn ngoại giao Mỹ trong cuộc viếng thăm của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton…. Điều này nói lên hoạt động có hiệu quả của từng bộ phận khách sạn, tạo danh tiếng cho khách sạn trong giới kinh doanh. Bên cạnh đó, các thông số kinh doanh trong các kỳ kế toán cũng cho thấy rằng để đạt được mức kinh doanh như vậy thì khách sạn đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để hoạt động. Trong năm 2001 ngành du lịch phát triển hơn những năm trước, đối với khách sạn đó là chiều hướng tốt, công suất phòng và doanh thu phòng tăng một cách đáng kể. Lợi nhuận chính của khách sạn là từ hoạt động kinh doanh cho thuê phòng ngủ. Đây là lợi nhuận chiếm đa số trong tổng lợi nhuận của khách sạn. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hội nghị, ăn uống lợi nhuận của khách sạn về cơ bản được xác định bởi tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí hoạt động. Hoạt động kinh doanh 2000 - 2001 Hạng mục 2000 2001 Doanh thu phòng 82.929.792 84.560.752 Doanh thu nhà hàng 81.075.098 81.854.499 Chi phí phòng -8.538.179 -8.751.009 Chi phí cho ẩm thực -8.376.123 -8618.100 Chi phí quản lý -82.111.701 -82.489.839 Lãi gộp 8798.506 82.277.637 Lãi sau thuế 8654.452 82.064.072 Ta thấy tổng chi phí chỉ chiếm 60,15% so với năm 2000 là 75.55% giảm 15,40%. Lãi 2.064.072 đô Mỹ chiếm 32.17% so với tổng doanh thu, tăng gấp đôi so với năm 2000 là 16,34%. Tóm lại, những năm đầu hoạt động của khách sạn Renaissance khá tốt, nhưng chi phí cho hoạt động kinh doanh rất cao nên cần phải giảm chi phí nhiều hơn để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH KHÁCH SẠN RENAISSANCE RIVERSIDE. I. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN RENAISSANCE RIVERSIDE. Qua những số liệu và quá trình khảo sát thực tế tình hình kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh có thể rút ra một số nhận xét sau: Khách sạn hoạt động kinh doanh trong điều kiện KTTT đã gặp không ít những khó khăn nhưng khách sạn Renaissance Riverside đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kết quả đó thể hiện rõ qua những số liệu phản ánh tình hình kinh doanh của công ty liên doanh khách sạn trong 3 năm hoạt động. Doanh thu tăng, công ty đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Cùng với sự phát triển của công ty, bộ phận kế toán của công ty thực sự là một trong những công cụ quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế. Hệ thống kế toán của công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, nghiệp vụ vững vàng. Qua quá trình thực tế tại khách sạn Renaissance Riverside, em thấy việc tổ chức hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng và công tác kế toán nói chung đã đáp ứng được yêu cầu công ty đề ra, đó là: đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán với các bộ phận liên quan cũng như các nội dung của công tác kế toán, đồng thời đảm bảo cho số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu. Trong quá trình hạch toán đã hạn chế những trùng lặp trong ghi chép mà vẫn đảm bảo tính thống nhất của nguồn số liệu ban đầu. Do đó việc tổ chức công tác kế toán ở khách sạn là phù hợp với điều kiện công ty có phạm vi hoạt động lớn. Việc áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ cho thấy công ty đã biết khai thác khả năng về chuyên môn của đội ngũ nhân viên kế toán của công ty giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán mà vẫn cung cấp nhanh nhất, chính xác những thông tin kinh tế phục vụ cho quản lý điều hành công ty nói chung. II. YÊU CẦU VÀ SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH. - Hệ thống các chứng từ được hoàn thiện sẽ nâng cao được tính pháp lý, tính chính xác của thông tin kế toán, tạo điều kiện tốt cho việc kiểm tra kế toán. - Hệ thống tài khoản sử dụng hợp lý đúng theo quy định của chế độ kế toán sẽ đáp ứng được những yêu cầu trong quản lý của Công ty. - Hệ thống sổ sách kế toán được hoàn thiện, tên sổ sách thống nhất với chế độ sẽ tạo điều kiện cho việc kiểm tra sổ sách của cấp trên khi xét duyệt quyết toán và khi cần kiểm tra hệ thống sổ sách của công ty. Việc hoàn thiện hệ thống sổ sách sẽ tạo ra một hệ thống sổ sách thống nhất về nội dung và hình thức trong công ty phù hợp với đặc điểm kinh doanh khách sạn và yêu cầu quản lý của Công ty. - Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí doanh thu và xác định kết quả kinh doanh góp phần nâng cao công tác tổ chức kế toán nói chung của Công ty. KẾT LUẬN Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã tạo cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Điều này buộc các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu để nâng cao năng lực kinh doanh nếu không muốn bị thua lỗ, tụt hậu. Muốn tồn tại đòi hỏi các doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến hiệu quả của chi phí bỏ ra sao cho chi phí bỏ ra ít nhất nhưng đem lại lợi nhuận cao nhất có thể được. Việc hạch toán tốt chi phí giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí có hiệu quả, xử lý kịp thời các tình huống. Do vậy, việc hạch toán chi phí phải không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước hiện nay. Trong bài viết này, với trình độ nhận thức còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài viết không tránh khỏi sơ sài, thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú, anh chị trong Công ty và đặc biệt là cô giáo Thạc sĩ Phạm Bích Chi người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29268.doc
Tài liệu liên quan