Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà

Để tăng cường công tác hạch toán nội bộ và tăng cường quản lý doanh nghiệp Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà nên thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ để đánh giá thực hiện công tác kế toán của các bộ phận, có thưởng phạt cụ thể để nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong công ty. Bên cạnh công tác kiểm toán nội bộ, định kỳ kế toán tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và nhiệm vụ hạ giá thành, vạch ra nguyên nhân hoàn thành hoặc không hoàn thành, những khả năng tiềm tàng có thể khai thác và phương hướng phấn đấu không ngừng để hạ giá thành sản phẩm. Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà sản xuất ra gạch xây dựng, đây là mặt hàng tiêu thụ lớn hiện nay nhưng trên thực tế một số sản phẩm sản xuất ra vẫn còn bị tồn đọng do nhiều nguyên nhân như sản phẩm không cạnh tranh được trên thị trường. Do vậy Công ty không thể không quan tâm đến vấn đề giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn, không để sản phẩm bị tồn đọng. Qua tình hình thực thế em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hạ giá thành như sau: - Đối với chi phí nguyên vật liệu: Công ty xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý kết hợp với việc tăng cường một số biện pháp quản lý để tránh được tới mức tối đa việc lãng phí về nguyên vật liệu, đồng thời khai thác về nguồn cung cấp nguyên vật liệu với giá cả hợp lý để giảm chi phí thu mua nguyên vật liệu. - Về việc thưởng phạt: Công ty nên khuyến khích phát huy áp dụng sáng kiến cải tiến trong quá trình lao động, có chế độ thưởng cho người lao động một cách xứng đáng đối với những người, những bộ phận làm việc có năng suất cao vượt kế hoạch. Bên cạnh đó cũng phải có những quy định phạt cụ thể với những người có hành vi sai trái trong lao động nhằm gắn trách nhiệm trực tiếp cho người lao động để nâng cao năng suất lao động. - Đối với chi phí sản xuất chung: để giảm chi phí sản xuất chung có thể bằng biện pháp nâng cao trình độ và ý thức trách nhiệm của công nhân trong việc bảo quản và sử dụng các công cụ dụng cụ lao động cũng như là tài sản cố định nhằm chống những thất thoát về tài sản cố định và công cụ lao động, đồng thời tăng cường hoạt động cũng như chất lượng của nhân viên quản lý phân xưởng sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Trên đây là một vài ý kiến đóng góp của em nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán nói chung cũng như công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà.

doc76 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung được trí tuệ tập thể do vậy việc sản xuất kinh doanh dễ gặp rủi ro vì chủ yếu dưạ vào quyết định chủ quan của người lãnh đạo. 4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà 4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty Căn cứ vào quy mô SXKD và khối lượng nghiệp vụ kế toán của công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung đứng đầu là kế toán trưởng chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc. Mọi công tác kế toán như khâu tập hợp số liệu, ghi sổ, tính toán, lập báo cáo, phân tích báo cáo và kiểm tra công tác kế toán đều tập trung ở phòng kế toán. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán kho vật tư, tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán kho thành phẩm Thủ quỹ Thủ kho - Kế toán trưởng: Là người đại diện của phòng giúp Giám đốc tổ chức bộ máy kế toán, thống kê, quản lý, điều hành hệ thống để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết những vướng mắc trong từng khâu nghiệp vụ. Theo dõi, giám sát, đôn đốc, đối chiếu kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện công việc từng khâu, đảm bảo tiến độ hoàn thành kịp thời và chính xác. Phân tích hiệu quả SXKD, lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê hiện hành đúng tiến độ và thời hạn quy định và chịu trách nhiệm trước giám đốc về số liệu và các thông tin kế toán cung cấp. - Kế toán kho vật tư, tổng hợp: Theo dõi tình hình xuất nhập tồn kho vật tư; lập, vào sổ, thẻ chi tiết vật tư hàng ngày để theo dõi kho hàng được chặt chẽ. Phân tích thống kê chi phí của từng loại vật tư, phát sinh cho từng loại sản phẩm. Làm kế toán tổng hợp, tính chi tiết tiền lương, phí SX, phí quản lý ... làm cơ sở tính giá thành sản phẩm và XD mức chi phí. - Kế toán thanh toán: Kiểm tra toàn bộ chứng từ thu chi đảm bảo hợp lý, hợp pháp trước khi lập phiếu thu, chi, uỷ nhiệm chi. Lập báo cáo các tài khoản tiền mặt, tiền gửi và các tài khoản vay. Lên kế hoạch thu chi (vay, trả các món nợ đến hạn và phát sinh...), theo dõi và quản lý vốn. Kế toán tài sản cố định, tính khấu hao TSCĐ; lập bảng kê báo cáo thuế đầu vào, đầu ra. - Kế toán kho thành phẩm, công nợ, tiêu thụ, XDCB dở dang: Chịu trách nhiệm nhận, kiểm tra toàn bộ chứng từ bán hàng ra; kế toán doanh thu và tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, phân tích chi tiết từng loại hàng tiêu thụ trong tháng. Phản ánh giá bán của từng loại thành phẩm từng tháng, từng thời điểm. Theo dõi các hợp đồng mua, bán của khách hàng để giải quyết đôn đốc công nợ. Lập báo cáo công nợ. Kế toán XDCB dở dang của Công ty tài khoản 241. - Thủ kho: Chịu trách nhiệm về việc nhập, xuất vật liệu vật tư và thành phẩm đúng chủng loại, đủ số lượng đảm bảo chất lượng. Bảo quản kho đúng nguyên tắc. Lập báo cáo xuất nhập tồn hàng tháng và thực hiện công tác kiểm kê thường xuyên. - Thủ quỹ: lập, kê đầy đủ, chính xác các khoản thanh toán với cán bộ công nhân viên và với khách hàng. Có trách nhiệm thanh toán, nộp, lĩnh tiền ở Ngân hàng, kho bạc theo lệnh. Chịu trách nhiệm về việc cất giữ bảo quản sắp xếp tiền. Kiểm kê và lập báo cáo số dư quỹ hàng ngày. 4.2. Đặc điểm về tổ chức vận dụng chế độ kế toán Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 của một năm Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VN đồng Phương pháp hạch toán: Công ty VLXD Cầu Ngà áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. 4.2.1. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán Đơn vị sử dụng các chứng từ, mẫu biểu do nhà nước ban hành và các chứng từ, mẫu biểu riêng của công ty được sự cho phép của Sở tài chính. Các chứng từ mẫu biểu được đơn vị sử dụng như: Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Chứng từ ghi sổ, Hoá đơn, Giấy biên nhận, Phiếu xuất kho, Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương ... Căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu của quản lý, công ty áp dụng hình thức sổ kế toán: chứng từ ghi sổ Theo quy định việc lập chứng từ phải lập hàng ngày sau đó vào sổ đăng kí chứng từ rồi vào sổ cái nhưng công ty không lập chứng từ hàng ngày mà lưu chứng từ gốc đến cuối tháng lập chứng từ ghi sổ rồi vào thẳng sổ cái. Công ty đánh số chứng từ ghi sổ theo nội dung kinh tế, ví dụ các chứng từ ghi sổ liên quan đến việc hạch toán vốn bằng tiền sẽ được đánh số đầu tiên sau đó là các chứng từ ghi sổ tổng hợp các số liệu liên quan đến tiêu thụ. Việc lập chứng từ ghi sổ vào cuối tháng làm giảm bớt được khó khăn và thời gian trong công tác hạch toán cũng như cho cán bộ nhân viên phòng kế toán. Tuy nhiên nguyên tắc ghi sổ của công ty không được chặt chẽ lắm. Công ty cần có một quy định cụ thể để đánh số chứng từ ghi sổ theo một hệ thống để việc theo dõi các chứng từ ghi sổ được dễ dàng hơn. Sơ đồ hạch toán Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ Cái Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Sổ chi tiết Sổ tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu 4.2.2. Tổ chức vận dụng chế độ báo cáo tài chính Công ty VLXD Cầu Ngà thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ Quý I Quý II và 6 tháng Quý III và 9 tháng Quí IV và 1 năm Các loại báo cáo gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả HĐSXKD, Thuyết minh báo cáo tài chính và một số báo cáo theo biểu mẫu quy định chung của ngành. Cuối mỗi kỳ công ty lập Báo cáo tài chính để nộp cho Sở tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Cục thuế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và lưu tại phòng kế toán của công ty. II. Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà. 1. Tình hình thực tế về công tác tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà. 1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất tại công ty Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà là một Công ty chuyên sản xuất các loại gạch để phục vụ cho nhu cầu xây dựng. Do đó chi phí sản xuất của công ty là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí sản xuất khác mà công ty phải chi ra trong quá trình sản xuất gạch. Do đặc thù của Công ty là sản xuất ra các loại gạch thông thường cho xây dựng nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không lớn so với tổng chi phí sản xuất. Nhiều công đoạn sản xuất gạch cần lao động thủ công do vậy chi phí nhân công trực tiếp so với toàn bộ chi phí sản xuất là tương đối lớn. Các công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu phụ trợ được sử dụng nhiều để phục vụ cho sản xuất, khoản chi phí khấu hao trong đó chi phí khấu hao từ nhà xưởng và máy móc thiết bị là lớn nhất cũng chiếm tỷ trọng tương đối lơn. Do vậy chi phí sản xuất chung chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất. Theo mục đích và công dụng của chi phí thì Công ty đã phân chia toàn bộ chi phí sản xuất ra làm các loại chi phí sau: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng vào việc sản xuất gạch. Nguyên vật liệu được trực tiếp sử dụng vào sản xuất gạch bao gồm một số loại khác nhau, mỗi loại có công dụng khác nhau trong việc chế tạo sản phẩm. Cụ thể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: + Than + Đất sét + Dầu, xăng các loại dùng vào sản xuất + Gạch chịu lửa + Cát vàng, cát đen + Xi măng + Mạt đá, đá 0,5 + Bột đỏ - Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm bao gồm các khoản phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. - Chi phí sản xuất chung của công ty là các chi phí phát sinh trong phạm vi các phòng, tổ sản xuất để quản lý và phục vụ sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: + Chi phí nhân viên + Chi phí nguyên vật liệu phụ trợ + Chi phí công cụ, dụng cụ + Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất + Chi phí dịch vụ thuê ngoài + Chi phí bằng tiền khác 1.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty Do đặc điểm quy trình công nghệ của công ty là theo kiểu liên tục từ khâu đầu cho đến khâu cuối cùng sản xuất ra sản phẩm, việc sản xuât sản phẩm được thực hiện qua nhiều công đoạn khác nhau do đó đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty là toàn bộ các công đoạn của quy trình sản xuất sản phẩm. 1.3. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà. 1.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Việc tính đúng, tính đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất sản phẩm và đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất sản phẩm phản ánh ở tài khoản 152: nguyên liệu, vật liệu. * Hạch toán chi phí về than Thủ tục xuất nguyên vật liệu dùng vào sản xuất được thực hiện như sau: căn cứ vào kế hoạch sản xuất khi bộ phận sản xuất có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, nhân viên làm Giấy đề nghị cấp vật tư, sau đó đưa cho phụ trách sản xuất, kế toán trưởng và lãnh đạo xét duyệt và ký. Sau khi có đầy đủ chữ ký, Giấy phép để nghị cấp vật tư được chuyển xuống cho thủ kho, thủ kho căn cứ vào yêu cầu nguyên vật liệu và tình hình thực tế nguyên vật liệu trong kho để xuất nguyên vật liệu. Phiếu xuất kho được thủ kho ghi vào thẻ kho. Định kỳ 5 ngày một lần thủ kho sẽ chuyển những chứng từ có liên quan đến việc xuất kho lên phòng kế toán. Tại phòng kế toán nhân viên kế toán kiểm tra các chứng từ xuất kho, nếu thấy hợp lý thì kế toán viên sẽ vào sổ kế toán xuất NVL để cuối tháng tính giá thành thực tế vật liệu xuất dùng. Về mặt giá trị: kế toán xác định trị giá thực tế của NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Trị giá thực tế + Trị giá thực tế NVL Đơn giá thực tế bình NVL tồn đầu tháng nhập trong tháng quân của NVL xuất = dùng trong tháng Số lượng NVL + Số lượng NVL đầu tháng nhập trong tháng Tổng giá trị thực tế NVL Tổng số lượng NVL Đơn giá thực tế bình xuất dùng trong kỳ = xuất dùng trong kỳ x quân gia quyền NVL Ví dụ: Đơn giá thực tế bình 1.766.400 + 53.466.600 quân của Đất sét (m3) = = 19.000 (VND) xuất dùng trong tháng 92 + 2.815 Tổng giá trị thực tế Đất sét xuất dùng trong kỳ = 2.742 x 19.000 = 52.098.000 (NVD) Cuối tháng các phân xưởng sản xuất sẽ gửi lên phòng kế toán một bảng tổng hợp NVL tiêu dùng của tháng đó. Số lượng tiêu thụ được báo cáo chi tiết theo từng loại sản phẩm gạch. Kế toán viên nhận được bảng này sẽ đối chiếu với số lượng NVL xuất kho dùng cho sản xuất tổng hợp được xem có phù hợp không. Sau đó kế toán sẽ lập một bảng kê xuất NVL dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm trong tháng. Trích “Bảng kê xuất than vào sản xuất” tháng 12 năm 2002 Biểu 02: bảng kê xuất than vào sản xuất Tháng 12 năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Stt Sản phẩm Số xuất kho thực tế (Kg) Đơn giá Thành tiền Tên sản phẩm Số lượng thực tế Lượng quy đổi 1 Gạch 2 lỗ 1.846.422 1.846.422 249.959 266 66.489.094 2 Gạch 2 lỗ EG5 241.945 241.945 32.663 - 8.688.358 3 Gạch đặc 30.439 42.614 5.753 - 1.530.298 4 Gạch lá dừa kép 48.731 97.462 13.193 - 3.509.338 5 Gạch Nem 25.492 50.984 6.902 - 1.835.932 6 Gạch Dừa đơn 18.099 18.099 2.450 - 651.700 7 Gạch 6 lỗ 7.400 17.760 2.450 - 639.730 8 …. ….. Cộng 2.319.267 2.408.133 326.000 86.716.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2003 Quản đốc phân xưởng Kế toán Căn cứ vào số liệu tổng hợp của bảng kê xuất than kế toán định khoản như sau: Nợ TK 621: 86.716.000 Có TK152: 86.716.000 * Hạch toán chi phí về đất sét Để sản xuất các loại gạch nung thì nguyên vật liệu chính chủ yếu là đất sét. Việc hạch toán chi phí về đất cũng tương tự như việc hạch toán chi phí về than. Kế toán sử dụng giá thực tế bình quân. Cuối tháng dựa trên các phiếu xuất và bảng tổng hợp của các phân xưởng sản xuất, kế toán lập bảng kê xuất đất. Trích “Bảng kê xuất đất vào sản xuất” tháng 12/2002 Biểu 03: bảng kê xuất đấtvào sản xuất Tháng 12 năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Stt Sản phẩm Số xuất kho thực tế (Kg) Đơn giá Thành tiền Tên sản phẩm Số lượng thực tế Lượng quy đổi 1 Gạch 2 lỗ 1.846.422 1.846.422 2.103 19.000 39.957.000 2 Gạch 2 lỗ EG5 241.945 241.945 276 - 5.244.000 3 Gạch đặc 30.439 42.614 48 - 912.000 4 Gạch lá dừa kép 48.731 97.462 111 - 2.109.000 5 Gạch Nem 25.492 50.984 58 - 1.102.000 6 Gạch Dừa đơn 18.099 18.099 20 - 380.000 7 Gạch 6 lỗ 7.400 17.760 20 - 380.000 8 …. ….. Cộng 2.319.267 2.408.133 2.742 52.098.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2003 Quản đốc phân xưởng Kế toán Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 621: 52.098.000 Có TK 152: 52.098.000 Cuối tháng, từ các phiếu xuất kho trong tháng và các bảng kê, kế toán tổng hợp lại các nguyên vật liệu chính xuất dùng vào sản xuất trong tháng và lập một phiếu xuất kho như sau: Phiếu xuất kho Số: 49/12 Mẫu số 02-VT Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Nợ: TK 621 QĐ số:141TC/QĐ/CĐKT Có: TK 152 Ngày 1/11/1995 của BTC Họ, tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Hạnh Lý do xuất: Xuất NVL vào SX T12/2002 Xuất tại kho: Anh Tháu Stt Tên Vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền 1 Than cám 5 Đất sét Kg M3 326.000 2.742 266 19.000 86.716.000 52.098.000 Cộng 138.814.000 Xuất, ngày 31 tháng 12 năm 2002 Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Thủ kho Người nhận Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ phiếu xuất kho kế toán tiến hành ghi vào sổ kế toán có liên quan như chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ Mẫu số: 01 SKT Ngày tháng 12 năm 2002 Số: 71 Kèm theo ... ... ... chứng từ gốc Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Kho xuất nguyên vật liệu chính tháng 12/02 621 152 138.814.000 138.814.000 Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Từ chứng từ ghi sổ trên ta làm căn cứ vào sổ cái tài khoản 621 Sổ Cái tài khoản 621 Năm 2002 Tên tài khoản: Chi phí Nguyên Vật Liệu trực tiếp Ngày tháng Số CTGS Số TK đối ứng Diễn giải Số phát sinh Số Dư Nợ Có Nợ Có Nợ Có 31/12 71 621 152 Xuất kho NVL cho sản xuất T12 138.814.000 138.814.000 1.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm như tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Tại Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà, kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sử dụng các tài khoản sau: TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 334: Phải trả công nhân viên TK 338: Phải trả, phải nộp khác Việc tính lương cho cán bộ công nhân viên ở Công ty được thực hiện theo hình thức trả lương theo sản phẩm, kết hợp với lương theo thời gian. Hàng tháng phòng kế toán của công ty căn cứ vào các bảng chấm công và bảng tính khối lượng sản phẩm của từng phân xưởng, phòng ban gửi lên để tính lương cho công nhân sản xuất. Cuối tháng phòng kế toán sẽ lập một bảng thanh toán lương và “bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương” * Tiền lương của cán bộ công nhân viên được tính như sau: Ngày 25 tháng 6 năm 2002, Giám đốc Công ty ra quyết định để quy định các mức lương cho mỗi loại công việc theo sản phẩm. (Trích “Phụ lục đơn giá tiền lương năm 2002” (Biểu 04). Trong thời gian làm việc theo quy định của Luật lao động (48 tiếng/tuần) thì lương của công nhân được tính theo sản phẩm. Ngoài thời gian được quy định, lương của công nhân được tính theo thời gian. + Giờ làm việc: 8 tiếng/1 ngày + Số ngày công tiêu chuẩn: theo quy định của công ty các cán bộ công nhân viên được nghỉ ngày Chủ nhật. Như vậy số ngày công tiêu chuẩn sẽ bằng tổng số ngày làm việc trừ đi các ngày Chủ nhật trong tháng. Tiền lương làm việc ngoài giờ quy định được tính như phụ cấp làm thêm, phụ cấp ca 3. Ngoài ra công ty còn trả thêm khoản phụ cấp BHXH. Cách tính các khoản này như sau: Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm x đơn giá tiền lương Lương gián tiếp phục vụ chung = 25% tổng quỹ lương sản xuất TLT - Phụ cấp làm thêm giờ = x Số giờ làm thêm x Tỷ lệ 26 x 8 Tỷ lệ được quy định như sau: + Nếu làm thêm vào ngày thường thì tỷ lệ là 150% + Nếu làm thêm vào ngày nghỉ hoặc ngày chủ nhật thì tỷ lệ là 200% - Phụ cấp làm đêm (ca 3) TLT Phụ cấp ca 3 = x 30% x Số ca 3 26 TLT - Trợ cấp BHXH 3 = x Tỷ lệ x Số ngày nghỉ hưởng BHXH 26 Tỷ lệ được quy định như sau: + Tỷ lệ 75% đối với trường hợp nghỉ ốm, con ốm + Tỷ lệ 100% đối với trường hợp thai sản (nghỉ đẻ, khám thai) - Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân sản xuất. + Tiền ăn: tiền ăn của mỗi công nhân tại công ty trong tháng sẽ bị trừ vào tiền lương + Theo quy định Công ty sẽ trừ 5% tiền lương (TLT lương cơ bản tính theo thời gian) của công nhân sản xuất để nộp BHXH và 1% TLT để nộp BHYT. Bảo hiểm XH và BHYT được trính theo tháng. Lương thuần = Tiền lương + Các khoản phụ cấp - Các khoản khấu trừ (Trích “Bảng thanh toán tiền lương tháng 12 năm 2002 - Biểu 05) - Đối với tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán hạch toán vào tài khoản 622 bao gồm tiền lương phải trả cho các bộ phận sản xuất. - Tiền lương của các bộ phận quản lý phân xưởng, phòng cơ điện … được hạch toán vào tài khoản 627. Tiền lương của các bộ phận gián tiếp sản xuất khác được hạch toán vào chi phí nhân viên bán hàng và chi phí nhân viên quản lý. * Kế toán chi phí BHXH, BHYT và KPCĐ Trong chi phí nhân công trực tiếp ngoài tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động Công ty còn phải tính vào chi phí sản xuất một bộ phận chi phí bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo một tỷ lệ nhất định trên tiền lương phải trả cho công nhân viên. Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán tiến hàng trích các khoản bảo hiểm và lập bảng phân bổ tiền lương. Hiện nay công ty tính các khoản bảo hiểm như sau: - BHXH được trích theo tỷ lệ 20% trên tiền lương phải trả cho người lao động, trong đó: + 15% được hạch toán vào chi phí + 5% trừ vào thu nhập của người lao động (được trích khấu trừ ngay trên bảng thanh toán lương) - BHYT được trích theo tỷ lệ 3% trên tiền lương phải trả cho người lao động trong đó: + 2% được hạch toán vào chi phí + 1% trừ vào thu nhập của người lao động - KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tiền lương phải trả cho người lao động. Cả 2% KPCĐ đều được hạch toán vào chi phí. (Trích “Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương T12” - Biểu 06) Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán lập các chứng từ ghi sổ sau: Chứng từ ghi sổ Mẫu số: 01 SKT Ngày tháng 12 năm 2002 Số: 74 Kèm theo ... ... ... chứng từ gốc Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Phân bổ lương tháng 12/02 622 6271 641 6421 334 271.000.000 24.000.000 47.000.000 38.000.000 380.000.000 Cộng 380.000.000 380.000.000 Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Trích 2% KPCĐ Chứng từ ghi sổ Mẫu số: 01 SKT Ngày tháng 12 năm 2002 Số: 75 Kèm theo ... ... ... chứng từ gốc Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích 2% KPCĐ tháng 12/02 622 6271 641 6421 3382 5.420.000 480.000 940.000 760.000 7.600.000 Cộng 7.600.000 7.600.000 Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Trích Bảo hiểm Xã hội Chứng từ ghi sổ Mẫu số: 01 SKT Ngày tháng 12 năm 2002 Số: 76 Kèm theo ... ... ... chứng từ gốc Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích 2% KPCĐ tháng 12/02 622 6271 641 6421 3383 5.421.800 732.000 84.230 1.118.300 8.114.400 Cộng 8.114.400 8.114.400 Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Trích Bảo hiểm Y tế Chứng từ ghi sổ Mẫu số: 01 SKT Ngày tháng 12 năm 2002 Số: 77 Kèm theo ... ... ... chứng từ gốc Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích 2% KPCĐ tháng 12/02 622 6271 641 6421 3384 722.900 97.600 112.300 149.100 1.081.900 Cộng 1.081.900 1.081.900 Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào Sổ Cái TK 622 theo định khoản sau: Nợ TK 622: 396.796.300 Có TK 334: 380.000.000 Có TK 338: 16.796.300 TK 3382: 7.600.000 TK3383: 8.114.400 TK3384: 1.081.900 1.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của Công ty và khoản mục này bao gồm nhiều chi phí không có tính xác định cụ thể hay nói cách khác không thể hiện rõ kết quả sau khi đã chi dùng nên đây là một khoản mục chi phí rất khó quản lý và dễ bị thất thoát. Vì vậy việc hạch toán đầy đủ và chính xác khoản chi phí này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý chi phí. Để tập hợp chi phí sản xuất chung công ty sử dụng TK627 - chi phí sản xuất chung và tài khoản này được mở chi tiết thành 06 tài khoản cấp 02. TK 6271: Chi phí nhân công gián tiếp (chi phí nhân viên phân xưởng) TK6272: Chi phí NVL phụ trợ TK6273: Chi phí công cụ dụng cụ TK6274: Chi phí khấu hao TK6277: Chi phí dịch vụ thuê ngoài TK6278: Chi phí bằng tiền khác Chi phí sản xuất chung trước tiên sẽ được tập hợp cho từng phòng liên quan đến việc sản xuất sau đó sẽ tổng hợp lại tính ra chi phí sản xuất chung của toàn công ty. Việc hạch toán cụ thể như sau: * Chi phí nhân công gián tiếp Tại công ty chi phí nhân công gián tiếp của công ty bao gồm: chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phục vụ sản xuất tại các phân xưởng sản xuất, phòng cơ điện, phòng hậu cần… Việc tính trả lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên tại các phòng này tưong tự như việc trích lương và trích các khoản bảo hiểm của công nhân trực tiếp sản xuất. Căn cứ vào “Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương” tháng 12 năm 2002 (Biểu số 06) tổng cộng tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất chung của công ty là: 25.309.600 VND. Kế hoạch định khoản và ghi sổ cái tài khoản 6271 như sau: Nợ TK627 (6271): 25.309.600 Có TK334: 24.000.000 Có TK338: 1.309.600 * Chi phí nguyên vật liệu phụ trợ - Chi phí NVL được phản ánh trên tài khoản 627 (6272) là các khoản chi phí về vật liệu phụ trợ phục vụ thêm cho quá trình sản xuất như: xăng dùng cho máy ủi, dầu diêzen, dầu HD50…, mỡ bôi trơn cho các máy móc động cơ chạy hàng ngày. Căn cứ vào các phiếu xuất kho trong tháng, kế toán tổng hợp số liệu và lập bảng tổng hợp nguyên vật liệu phụ trợ xuất dùng trong tháng 12 năm 2002. Biểu 07. Bảng tổng hợp NVL phụ trợ xuất dùng trong tháng 12 năm 2002 Stt Tên vật tư ĐVT Số lượng xuất Đơn giá Thành tiền 1 Dầu Diêzen lít 1.575 3.812 6.003.900 2 Dầu HD50 lít 93 9.500 883.500 3 Xăng lít 219 5.071 1.110.549 4 Dầu lạc lít 5.5 14.000 77.000 ……. Cộng 9.844.000 Người duyệt Người lập Căn cứ vào bảng tổng hợp kế toán lập chứng từ ghi sổ số 71 rồi ghi vào sổ cáI và các sổ kế toán liên quan đến chi phí sản xuất TK627(6272) theo định khoản: Nợ TK 627 (6272): 9.844.000 Có TK152: 9.844.000 * Chi phí công cụ dụng cụ Chi phí công cụ dụng cụ phản ánh vào TK 627 (6273) gồm các chi phí về: săm lốp xe, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động, găng tay, ốc, vòng bi, dây cáp điện, cuốc xẻng … Thủ tục nhập xuất công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất cũng tương tự như thủ tục nhập xuất NVL nhưng việc hạch toán công cụ dụng cụ xuất dùng có hai trường hợp sau: - Trường hợp 1: khi xuất dùng CCDC có giá trị nhỏ để phụcvụ sản xuất sản phẩm như đá mài, cuốc xẻng, găng tay kế toán thực hiện phân bổ một lần giá trị CCDC trực tiếp vào sản phẩm. - Trường hợp 2: Nếu CCDC có giá trị lớn thì khi xuất dùng, kế toán phân bổ một phần vào giá trị sản phẩm và một phần vào chi phí chờ kết chuyển TK 142 theo định khoản” Nợ TK6273 Nợ TK142 Có TK153 Cuối tháng kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho và báo cáo sử dụng CCDC của các phòng gửi lên để lập bảng tổng hợp CCDC xuất dùng của toàn công ty. Trích “Bảng Tổng hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng tháng 12 năm 2002” (Biểu 08) Biểu 08. Bảng tổng hợp công cụ dụng cụ xuất dùng Tháng 12 năm 2002 Stt Tên vật tư ĐVT Số lượng xuất Đơn giá Thành tiền 1 Găng tay Đôi 453 3.000 1.359.000 2 Khẩu trang Cái 263 800 210.400 3 Bóng điện - công tơ - cầu dao Cái 68 836 56.848 4 Que hàn Kg 260 8.500 2.210.000 5 Bánh goòng Cái 3 262.000 786.000 6 Dây cáp điện m 268 7.278 1.950.505 7 Chổi đót + chổi chít Cái 30 2.500 75.000 8 Phụ ting sửa chữa máy ủi 16 147.968 2.367.488 9 Khuôn gạch Cái 2.232 7.687 17.157.384 …….. Cộng 46.879.686 Ngày 31 tháng 12 năm 2002 Người duyệt Người lập biểu Vậy tổng chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho các phân xưởng là: 46.879.686, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 72. Chứng từ ghi sổ Mẫu số: 01 SKT Ngày tháng 12 năm 2002 Số: 72 Kèm theo ... ... ... chứng từ gốc Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Xuất kho CCDC tháng 12/02 142 6273 153 20.000.000 46.879.686 66.879.686 Cộng 66.879.686 66.879.686 Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán ghi vào sổ cái TK6273 theo định khoản: Nợ TK627 (6273): 46.879.686 Có TK153: 46.879.686 * Chi phí khấu hao: Trích khấu hao tài sản cố định là tính vào chi phí một phần giá trị hao mòn của tài sản cố định để tạo nguồn tái sản xuất cho TSCĐ đó. Khoản mục này được tập hợp vào chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản khấu hao máy móc thiết bị, nhà cửa, vật kiến trúc và các TSCĐ vô hình khác tại công ty. Hiện nay công ty trích khấu hao TSCĐ theo quyết định số 1062TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài Chính. Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao = Trung bình 1 năm Thời gian sử dụng Mức khấu hao TSCĐ trong năm Mức khấu hao TSCĐ = trung bình 1 tháng 12 tháng Như vậy mức trích khấu hao hàng tháng chỉ thay đổi khi có sự thay đổi về nguyên giá TSCĐ. Cuối tháng căn cứ vào sự tăng giảm TSCĐ, nơi sử dụng TSCĐ kế toán tiến hành lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Trích “Bảng Phân bổ Khấu hao” (Biểu số 09). Căn cứ vào bảng phân bổ kế toán lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ Mẫu số: 01 SKT Ngày tháng 12 năm 2002 Số: 38 Kèm theo ... ... ... chứng từ gốc Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Trích KHTSCĐ Quý IV/02 6274 641 6424 3383 356.050.409 731.500 53.028.473 409.810.382 Cộng 409.810.382 409.810.382 Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán ghi sổ cái TK6274 theo định khoản sau: Nợ TK627 (6274): 356.050.409 Có TK214: 356.050.409 * Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty chủ yếu là chi phí về đIện phục vụ cho sản xuất chung, chi phí thuê sửa chữa máy móc. Căn cứ vào các phiếu chi tiền mặt, các hoá đơn…. kế toán vào sổ chi tiết liên quan như chứng từ ghi sổ rồi vào sổ cái với định khoản như sau: Nợ TK627 (6277): 85.617.294 Có TK111: 5.020.460 Có TK311: 80.596.834 * Chi phí bằng tiền khác Để phục vụ cho việc sản xuất còn phát sinh các khoản chi phí khác như: công tác phí, chi phí giao dịch, chi phí tiếp khách…. Căn cứ vào các chứng từ cụ thể kế toán lập chứngtừ ghi sổ, rồi vào sổ cái theo định khoản: Nợ TK627 (6278): 10.916.063 Có TK111: 10.916.063 1.3.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà Quy trình sản xuất sản phẩm ở công ty có đặc điểm là tiến hành liên tục không thể ngừng được cho nên tại thời điểm tính giá thành có một bộ phận chi phí sản xuất đã đầu tư nhưng khối lượng sản phẩm đó lại chưa hoàn thành cho nên cần phải xác định được bộ phận chi phí sản xuất nằm trong sản phẩm dở. Sản phẩm làm dở của công ty chính là gạch mộc đang trong quy trình sản xuất. Để đánh giá được sản phẩm dở dang một cách chính xác thì cần phải: Kiểm kê khối lượng làm dở một cách nhanh gọn, chính xác và thống nhất Phải tập hợp được chi phí chi ra cho công việc, loại sản phẩm cần đánh giá Công ty sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo sản lượng hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này căn cứ vào số sản phẩm mộc tồn kho cuối kỳ, cụ thể số lượng sản phẩm chưa ra lò, sản phẩm mộc còn nằm trong bộ phận sản xuất nào, bộ phận kỹ thuật và kế toán tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành của từng sản phẩm là bao nhiêu (%) sau đó kế toán tổng hợp căn cứ để tiến hành quy đổi số sản phẩm đó theo sản lượng hoàn thành tương đương. Ví dụ: Sản phẩm gạch 2 lỗ mộc tồn kho cuối kỳ và mức độ hoàn thành được xác định như sau: Gạch 2 lỗ: 245.490 viên, mức độ hoàn thành được xác định là 50% vậy số liệu sản phẩm làm dở cuối kỳ được quy đổi ra sản phẩm hoàn thành tương đương như sau: 245.490 x 50% = 122.745 viên Cuối tháng sau khi xác định được các khoản chi phí cho sản phẩm làm dở kế toán lập “Bảng tính giá trị bán thành phẩm tồn kho”. Trích “Bảng tính giá trị bán thành phẩm tồn kho ngày 31/12/2002” (Biểu 10). 1.3.5.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm toàn công ty. Sau khi đã tập hợp được chi phí sản xuất theo các khoản mục như đã nêu trên, cuối tháng kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm kết chuyển toàn bộ số chi phí đã tập hợp trên TK621, TK622, TK627 sang TK154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Như đã trình bày ở các phần trên, đối với các khoản mục chi phí riêng biệt được công ty tập hợp trên các TK624, TK622, TK627, cuối tháng phải làm bút toán kết chuyển chi phí sản xuất để phục vụ cho công tác tính giá thành. Căn cứ vào sổ cái của các TK621, TK622, TK627 kế toán tiến hành kết chuyển chi phí (thể hiện trên Chứng từ ghi sổ): Chứng từ ghi sổ Mẫu số: 01 SKT Ngày tháng 12 năm 2002 Số: 98 Kèm theo ... ... ... chứng từ gốc Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Nợ Có Nợ Có Kết chuyển chi phí vào giá thành tháng 12/02 154 621 622 627 675.578.126 170.962.612 294.814.700 209.800.814 Cộng 675.578.126 675.578.126 Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào Sổ cái tài khoản 154. Sổ Cái tài khoản 154 Năm 2002 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Ngày tháng Số CTGS Số TK đối ứng Diễn giải Số phát sinh Số Dư Nợ Có Nợ Có Nợ Có 31/12 79 98 98 98 99 154 154 154 154 155 331 621 622 627 154 Số dư đầu kỳ Phát sinh tháng 12 Tiền thuê máy SX Block T12 Kết chuyển CP NVLTT Kết chuyển CP NCTT Kết chuyển CP SXC Nhập kho TP T12 19.768.626 170.962.672 294.814.700 209.800.814 695.346.752 34.586.000 Cộng phát sinh trong tháng 675.578.126 695.346.752 Tồn cuối tháng 14.817.374 2. Tình hình thực tế về công tác tính giá thành ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng của các doanh nghiệp. Chỉ tiêu này luôn được các nhà quản lý của công ty quan tâm vì nó gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính chính xác của giá thành sản phẩm giúp cho người quản lý biết được thực chất chi phí mà công ty bỏ ra để sản xuất sản phẩm và so sánh chi phí đó với chi phí mà xã hội chấp nhận, từ đó có quyết định đúng đắn chiến lược sản xuất sản phẩm nào bán ra với giá bao nhiêu. Thông qua chỉ tiêu gái thành người quản lý công ty sẽ kiểm ra, xem xét và đề ra biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm đưa ra sản phẩm được thị trường chấp nhận. Để phục vụ tốt cho công tác quản lý thì việc tính giá thành sản phẩm phải được đảm bảo chính xác và kịp thời, có như vậy Công ty mới đưa ra được những quyết định đúng đắn và có những biện pháp xử lý sao cho tránh được rủi ro thất bại có thể xảy ra trong cạnh tranh. Đây cũng chính là mục tiêu mà Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà thường xuyên đề ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 2.1. Đối tượng tính giá thành ở Công ty Công ty xác định đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do Công ty sản xuất ra cần tính giá thành. Sản phẩm hoàn thành của Công ty là các loại gạch với kích thước và độ rỗng khác nhau. Các sản phẩm của công tyđược chia thành 2 nhóm: gạch nung và gạch Block. Công ty hạch toán chi phí của gạch nung và gạch Block một cách riêng biệt. Trong gạch nung lại được chia thành các loại gạch với các kích thước, hình dạng và độ rỗng, đặc khác nhau; gạch block cũng được chia thành các loại khác nhau. Do đặc điểm sản phẩm của Công ty là gạch nên không có chi phí đóng gói. Như vậy đối tượng tính giá thành của Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà là các loại gạch như: gạch 2 lỗ, gạch 6 lỗ, gạch đặc, gạch lá dừa kép, gạch block hình Sin, gạch block tay vợt ... 2.2. Kỳ tính giá thành ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà. Chu kỳ sản xuất sản phẩm gạhccủa công ty là tương đối ngắn và hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, để thể hiện được đầy đủ chi phí sản xuất và tính giá thành một cách chính xác nên kỳ tính giá thành của công ty là theo Quý. Hàng tháng kế toán vẫn hạch toán chi phí sản xuất của cả tháng rồi đến cuối quý sẽ tính tổng chi phí, tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm sản xuất của các loại sản phẩm sản xuất ra trong quý đó. 2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà. Do Công ty sản xuất ra những sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, kỳ tính giá thành là định kỳ hàng quý nên Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp). Trên cơ sở số liệu chi phí đã tập hợp được trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành được tính bằng công thức sau: ZT = Dđk + C - Dck ZH = ZT/ STP Trong đó: ZT: Là tổng giá thành của từng loại sản phẩm Dđk, Dck: Là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. ZH: Là giá thành đơn vị của từng sản phẩm STP: Là số lượng sản phẩm xuất ra Như chúng ta đã biết ở phần tập hợp chi phí sản xuất thì toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp cho cả quy trình công nghệ sản xuất chứ không thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm nên khi tính chi phí đơn vị cho từng loại sản phẩm thì công ty phải tiến hành phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm theo hệ số quyđổi. Công ty quy định gạch 2 lỗ làm chuẩn với hệ số 1, các loại sản phẩm gạch khác được quy đổi về gạch 2 lỗ. Hệ số quy đổi được tính như sau: Tên sản phẩm Hệ số quy đổi Tên sản phẩm Hệ số quy đổi Gạch 2 lỗ 1 Gạch nem tách x 55 2 Gạch 2 lỗ nhỏ 0.9 Gạch nem tách x 65 3 Gạch 6 lỗ dài 2.4 Gạch lá dừa kép 2 Gạch 6 lỗ 1/2 1.2 Gạch lá dừa đơn 1 Gạch đặc 1.4 Gạch CN 3 lỗ 2.5 Gạch đặc 245A 2 Căn cứ vào số liệu đã tập hợp được trong các tháng 10, 11, 12 năm 2002 kế toán lập “Bảng kê tính giá thành Quý IV năm 2002” Biểu 11 Bảng tính giá thành sản phẩm Quý IV năm 2002 Sản lượng quy tiêu chuẩn: 8.257.731 viên gạch 2 lỗ Stt Diễn giải Số tiền (VND) Tỷ lệ trong giá thành (Z) I 1 2 3 Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 79.405.800 33.537.900 13.221.800 32.646.100 II 1 2 3 Chi phí phát sinh trong kỳ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 1.832.754.502 508.122.800 489.348.000 835.283.702 III 1 2 3 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 30.600.000 12.916.300 5.092.000 12.591.800 IV 1 2 3 Tổng giá thành sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 1.881.560.302 528.744.400 497.477.800 855.338.102 100% 28,1% 26,43% 45,47% V 1 2 3 Giá thành đơn vị Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 227,85 64,03 60,24 103,58 Từ số liệu trên kế toán có thể tính được giá thành đơn vj của từng loại gạch như sau: Bảng giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm Quý IV năm 2002 Zđvịbq: 227,85 ĐVT: VNĐ Stt Tên sản phẩm ĐVT SLSX thực tế SL quy đổi Tổng CPSX Zđơn vị SP 1 Gạch 2 lỗ Viên 6.293.998 6.240.850 1.419.961.949 227,85 2 Gạch đặc - 793.209 1.179.312 268.706.239 338,75 3 Gạch nem tách - 59.151 118.302 26.955.111 455,70 4 Gạch chống nóng 3 lỗ - 20.068 50.170 11.431.235 569,62 5 Gạch chống nóng 6 lỗ dài - 56.269 135.045 30.770.003 546,83 6 Gạch lá dừa đơn - 9.454 9.454 2.154.094 227,85 7 Gạch lá dừa kép - 261.702 532.404 121.308.251 463,53 8 Gạch CN 6 lỗ 1/2 - 1.000 1.200 273.420 273,42 Cộng 7.494.851 8.257.737 1.881.560.302 Chương III Một số ý kiến trao đổi nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty vật liệu xây dựng cầu ngà. I. Một vài nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vật liệu xây dựng cầu ngà. Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà kể từ khi ra đời cho đến nay bên cạnh những thuận lợi thì Công ty cũng phải đối diện với rất nhiều khó khăn thử thách, song nhờ có những nỗ lực của mọi thành viên trong công ty nên đã có những kết quả sản xuất kinh doanh tốt, sản phẩm của công ty có chất lượng ổn định và ngày càng được đánh giá cao trên thị trường. Bên cạnh việc hoàn thiện công nghệ sản xuất, nghiên cứu và vận dụng các biện pháp quản lý kinh tế, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng của công tyđã có nhiều cố gắng đáp ứng yêu cầu quản lý của cấp trên. Trong thời gain thực tập tại Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà, dưới góc độ là một sinh viên thực tập lần đầu tiên được làm quen với công tác hạch toán kế toán của Công ty. Em xin có một số nhận xét về công tác hạch toán kế toán của Công ty như sau: Tuy công ty chưa áp dụng được phần mềm kế toán trên máy vi tính (đang trong thời gian thử nghiệm) các phần việc của kế toán vẫn làm bằng tay song với những cố gắng nỗ lực phấn đấu làm tốt nhiệm vụ được giao, cán bộ nhân viên phòng kế toán luôn hoàn thành nhiệm vụ. Nói riêng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bộ phận kế toán đã cung cấp được cho lãnh đạo công ty những thông tin cần thiết về chi phí và giá thành một cách kịp thời, chính xác giúp cho lãnh đạo đề ra được những biện pháp quản lý chi phí mang lại lợi ích cao cho Công ty kế toán đã xác định được đúng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá cũng như việc áp dụng phương pháp tính giá thích hợp. Xứng đáng với những thành tích đã đạt được phòng kế toán đã được tặng giấy khen trong phong trào thi đua của Sở Xây dựng Bắc Ninh và của Công ty trong những năm qua. Bộ máy kế toán: được tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của công việc, luôn phát huy được năng lực chuyên môn của từng người. Song bên cạnh đó để thích ứng với yêu cầu phát triển của công ty nói chung và xã hội nói riêng, công ty đã và đang tổ chức cho cán bộ đi học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, mở rộng tầm hiểu biết, nhận thức về quản lý kinh tế trong thời kỳ mở cửa hiện nay. Từ tháng 9/1996 công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện chế độ kế toán mới. Cán bộ nhân viên phòng kế toán hầu hết tuổi còn trẻ với lòng say mê nghề nghiệp và trách nhiệm cao, đã nhanh chóng chấp nhận và thích ứng với chế độ kế toán mới, việc áp dụng chế độ kế toán chứng từ ghi sổ phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Về công tác hạch toán: kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí nói riêng được tiến hành khá nề nếp, ghi chép rất tỷ mỷ, chính xác, đầy đủ cả lượng và tiền. Đây là cơ sở đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm một cách chính xác. Bên cạnh những ưu điểm nói trên thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gái thành sản phẩm của công ty hiện nay vẫn còn những mặt hạn chế, chưa thực sự phù hợp với chế độ hạch toán nói chung. Do đó cần phải phân tích cụ thể từ đó có những phương pháp nhằm tiếp tục củng cố và hoàn thiện hơn. Cụ thể như sau: Thứ nhất; Công ty chưa sử dụng tài khoản cấp 2 để hạch toán chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp Thứ 2: Việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất của công ty là không hợp lý. Công ty sử dụng lao động nhưng lại không thực hiện đóng BHXH, BHYT, KPCĐ cho tất cả người lao động và chỉ một số công nhân được ký hợp đồng lao động với công ty. Thứ 3: Công ty không lập bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ. Thứ 4: Việc tính giá thành đơn vị sản phẩm theo số lượng quy tiêu chuẩn (gạch 2 lỗ) thì dẫn đến việc quản lý, tính giá thành thiếu cụ thể, chính xác. Thứ 5: Hệ thống sổ sách hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty chưa đầy đủ gây khó khăn trong việc hạch toán và theo dõi kiểm tra công tác hạch toán kế toán của công ty. Thứ 6: Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà chưa tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ, do đó còn hạn chế trong công tác quản lý chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để khắc phục được những tồn tại nêu trên, em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến đề xuất nhằm cải thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty. II. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà. 1. ý kiến thứ nhất: Mở chi tiết TK621 Hiện nay công ty đang dùng tài khoản cấp 1, TK621 để tập hợp chi phí chung cho các loại nguyên vật liệu chính là than, đất sét (cho gạch nung), xi măng, cát, mạt đá (cho gạch block). Theo em công ty nên mở tài khoản chi tiết cấp 2 cho từng loại nguyên liệu, vật liệu ví dụ TK6211: chi phí về đất, TK6212: chi phí về than, Tk6213: chi phí về cát… Như vậy, công ty dễ dàng theo dõi được số lượng và tổng chi phí xuất ra trong kỳ của mỗi loại nguyên vật liệu. 2. ý kiến thứ 2: Tính BHXH, BHYT, KPCĐ đúng theo chế độ quy định Công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên theo sản phẩm và cả thời gian nhưng lại trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo mức lương thời gian cơ bản. Như vậy sẽ thiệt thòi cho người lao động. Theo em công ty nên trích số BHXH, BHYT, KPCĐ theo số lượng thực nhận của cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, công ty đang sử dụng hơn 300 lao động nhưng chỉ khoảng 3/4 trong tổng số lao động được ký hợp đồng lao động và được công ty thực hiện đóng BHXH, BHYT, KPCĐ. Phần còn lại chỉ được trả lương mà không được hưởng các chế độ khác. Như vậy công ty đã vi phạm luật lao động về sử dụng lao động. Theo em công ty nên thực hiện đúng luật về sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công nhân viên. 3. ý kiến thứ 3: Lập bảng phân bổ vật liệu Hiện nay Công ty không lập bảng phân phối nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ cho nên muốn biết trị giá NVL, công cụ dụng cụ xuất dùng cho từng đối tượng thì kế toán lại phảI xem lại các bảng tổng hợp NVL, công cụ dụng cụ xuất dùng của từng đối tượng sử dụng như vậy sẽ phức tạp và tốn thời gian hơn. Theo em Công ty nên lập bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng theo giá thực tế và giá kế hoạch đồng thời phân bổ giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng trong tháng. Để lập được “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” có thể tiến hành như sau: - Căn cứ vào các bảng tổng hợp NVL, công cụ dụng cụ xuất dùng của từng phòng rồi lấy số tổng cộng để ghi vào cột và các dòng tương ứng của bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ. - Lấy hệ số chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế đã tính được để tính giá thành thực tế NVL xuất dùng. Dựa vào phần trình bày trên có thể lập “Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ như sau”: Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ Tháng 12 năm 2002 Stt Ghi có các TK Đối tượng sử dụng. Ghi Nợ các TK TK152 - NVL TK153 - CCDC HT TT HT TT 1 TK621: CPNVLTT 2 TK627: CPSXC Cộng 138.814.000 46.879.686 Căn cứ vào bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ” kế toán ghi vào Sổ cái theo định khoản: a. Nợ TK621: 138.814.000 Có TK152: 138.814.000 b. Nợ TK627: 46.879.686 Có TK153: 46.879.686 4. ý kiến thứ 4: Tính giá thành đơn vị sản phẩm Trong quá trình tính giá thành sản phẩm, kế toán cần đánh giá chính xác sản phẩm làm dở cuối kỳ, tập hợp đầy đủ chi phí phát sinh trong kỳ để từ đó làm căn cứ lên bảng tính giá thành. ở công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà sản phẩm chủ yếu là gạch được sản xuất với nhiều quy cách khác nhau được xác định theo kích thước, độ dày, độ rỗng của từng loại gạch nên chỉ tính giá thành theo số lượng quy tiêu chuẩn (gạch 2 lỗ) thì dẫn đến việc quản lý tính giá thành thiếu chính xác, thiếu cụ thể. Do đó, để khắc phục hạn chế này theo em việc tính giá thành ở công ty nên thực hiện như sau: Do quy trình sản xuất của công ty là sử dụng cùng loại nguyên vật liệu nên kế toán có thể tính được cụ thể số lượng nguyên vật liệu xuất ra cho sản xuất mỗi loại sản phẩm khác nhau. Còn chi phí nhân công trực tiếp, CPSX có thể tính theo hệ số quy đổi cho từng loại quy cách khác nhau. 5.ý kiến thứ 5: Hệ thống sổ sách hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Hệ thống sổ sách hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty chưa hoàn toàn đầy đủ. Công ty nên lập thêm Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ để việc theo dõi các chứng từ ghi sổ được hệ thống và tiện lợi hơn. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ có thể đượclập theo mẫu sau: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Năm 2002 Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng : : : : : : : : : : : : : : : - Cộng - Cộng tháng - Cộng luỹ kế từ đầu quý Để tập hợp chi phí sản xuất kế toán nên mở thêm các sổ chi tiết như Sổ chi phí sản xuất kinh doanh các TK621, TK622, TK627, TK154. Sổ được lập như sau: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số tiền Ghi Nợ TK621 chia ra SH NT PXI PXII PXIII - Xuất vật liệu chính cho SX - Xuất VL phụ - - Cộng phát sinh Có TK 621 152 6. ý kiến thứ 6: Tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ Để tăng cường công tác hạch toán nội bộ và tăng cường quản lý doanh nghiệp Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà nên thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ để đánh giá thực hiện công tác kế toán của các bộ phận, có thưởng phạt cụ thể để nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong công ty. Bên cạnh công tác kiểm toán nội bộ, định kỳ kế toán tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và nhiệm vụ hạ giá thành, vạch ra nguyên nhân hoàn thành hoặc không hoàn thành, những khả năng tiềm tàng có thể khai thác và phương hướng phấn đấu không ngừng để hạ giá thành sản phẩm. Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà sản xuất ra gạch xây dựng, đây là mặt hàng tiêu thụ lớn hiện nay nhưng trên thực tế một số sản phẩm sản xuất ra vẫn còn bị tồn đọng do nhiều nguyên nhân như sản phẩm không cạnh tranh được trên thị trường. Do vậy Công ty không thể không quan tâm đến vấn đề giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn, không để sản phẩm bị tồn đọng. Qua tình hình thực thế em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hạ giá thành như sau: - Đối với chi phí nguyên vật liệu: Công ty xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý kết hợp với việc tăng cường một số biện pháp quản lý để tránh được tới mức tối đa việc lãng phí về nguyên vật liệu, đồng thời khai thác về nguồn cung cấp nguyên vật liệu với giá cả hợp lý để giảm chi phí thu mua nguyên vật liệu. - Về việc thưởng phạt: Công ty nên khuyến khích phát huy áp dụng sáng kiến cải tiến trong quá trình lao động, có chế độ thưởng cho người lao động một cách xứng đáng đối với những người, những bộ phận làm việc có năng suất cao vượt kế hoạch. Bên cạnh đó cũng phải có những quy định phạt cụ thể với những người có hành vi sai trái trong lao động nhằm gắn trách nhiệm trực tiếp cho người lao động để nâng cao năng suất lao động. - Đối với chi phí sản xuất chung: để giảm chi phí sản xuất chung có thể bằng biện pháp nâng cao trình độ và ý thức trách nhiệm của công nhân trong việc bảo quản và sử dụng các công cụ dụng cụ lao động cũng như là tài sản cố định nhằm chống những thất thoát về tài sản cố định và công cụ lao động, đồng thời tăng cường hoạt động cũng như chất lượng của nhân viên quản lý phân xưởng sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Trên đây là một vài ý kiến đóng góp của em nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán nói chung cũng như công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà. Kết luận Phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm là con đường cơ bản giúp cho các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường bởi vì chỉ có trên cơ sở hạ giá thành, chất lượng sản phẩm tốt thì doanh nghiệp mới có thể hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường đồng thời tăng thêm doanh lợi cho doanh nghiệp. Để phát huy một cách có hiệu lực công cụ kế toán nói chung và đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thì điều quan trọng nhất là phải hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó doanh nghiệp đề ra những biện pháp thiết thực để phấn đấu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Để kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngay từ khi mới đi vào sản xuất Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà đã thực sự quan tâm, chú trọng đến công tác kế toán này. Song do đi vào hoạt động chưa lâu nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm do vậy công ty vẫn còn một số những điểm cần phải khắc phục. Sau 8 tuần thực tập tại công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Phạm Bích Chi cùng các cô chú trong Công ty em đã đi sâu tìm hiểu công tác kế toán này. Với mong muốn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty ngày càng được củng cố và hoàn thiện em cũng đã mạnh dạn đưa ra các ý kiến đề xuất. Song với thời gian thực tập ngắn, khả năng có hạn nên trong bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của cán bộ kế toán trong Công ty, các thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin được cảm ơn cô giáo Phạm Bích Chi, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thiện đề án này, xin cảm ơn sự giúp đõ, chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính Kế toán của Công ty Vật liệu Xây dựng Cầu Ngà trong suốt thời gian em thực tập tại đây. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0186.doc
Tài liệu liên quan