Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2: Thực trạng và giải pháp

Trong diều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, bất kỳ muốn tồn tại và phát triển cũng luôn phải triệt để thực hiện hai mục tiêu cơ bản là hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nắm bắt và nhận thức đúng đắn tình hình đó, tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 tất cả các phòng ban phân xưởng luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất của mình. Phòng kế toán của Công ty luôn chăm lo đến công tác kế toán sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất. Cụ thể: - Về bộ máy kế toán, Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 đã xây dựng được một bộ máy kế toán khá hoàn thiện và có tính chuyên sâu cao. Mỗi kế toán viên đảm nhận một phần hành kế toán độc lập, đến cuối kỳ mới tập hợp lại cho kế toán tổng hợp lập các báo cáo tháng. Với việc phân chia cụ thể từng phần việc cho từng kế toán viên sẽ tạo tinh thần chủ động, sang tạo trong công việc đồng thời phát huy được trách nhiệm của mỗi người đối với công việc của mình. Công ty cũng đã đưa phần mềm kế toan vào sử dụng thay việc làm bằng tay giúp cho công việc kế toán năng suất và hiệu quả hơn. - Một thành tựu quan trọng nữa trong công tác kế toán của Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 đó là thành tựu trong công tác tổ chức quản lý chi phí sản xuất. Cụ thể: Đối với khoản mục chi phí NVL trực tiếp: Công ty đã tiến hành tổ chức quản lý khá chặt chẽ cả về mặt giá trị và hiện vật. Tuy NVL của Công ty có rất nhiều chủng loại, số lượng lớn nhưng kế toán NVL vẫn khắc phục được khó khăn và quản lý tốt kkhoản mục chi phí này. Đặc biệt về mặt hiện vật, phòng kế hoach sản xuất dựa vào định mức tiêu hao của phong kỹ thuật đã đặt hàng các phân xưởng sản xuất thông qua phiếu sản xuất. Các phiếu sản xuất này chính là định mức tiêu hao NVL. Việc quản lý NVL theo định mức tiêu hao là cơ sở để tiến hành sản xuất và sử dụng NVL cho quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho công tác quản lý NVL. Hơn nữa trong quá trình sản xuất sản phẩm Công ty luôn đẩy mạnh thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, khen thưởng cho các bộ phận, đơn vị thực hiện tốt công tác này. Việc tiết kiệm NVL trong quá trình sản xuất là cơ sở để giảm chi phí sản phẩm. Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, ưu điểm cơ bản của Công ty đó là việc tính lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên được gắn với kết quả sản xuất kinh doanh, công nhân sản xuất tính lương khoán theo sản phẩm, ngoài ra cán bộ công nhân còn nhận được lương bổ sung, khoản lương này được tính dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của DN. Việc tính lươnng và các khoản trích theo lương gắn với kết quả sản xuất kinh doanh từ đó tạo động lực cho người lao động hăng say sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Công ty còn thực hiện quy chế khen thưởng cho cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, có nhiều sang kiến phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Đó chính là những tiền đề cơ sở tạo ra động lực cho người lao động hăng say sản xuất, không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề từ đó tạo điều kiện nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung: Trong công tác quản lý tiền lương của nhân viên phân xưởng, Công ty đã tính lương của nhân viên phân xưởng dựa vào kết quả sản xuất của phân xưởng đó. Điều này đã nâng cao được trách nhiệm của nhân viên phân xưởng đối với việc sản xuất của phân xưởng mình. Đối với các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền, thì mỗi phân xưởng đều được quy định một mức nhất định, nếu sử dụng quá định mức sẽ phải đền bù, dưới định mức sẽ được khen thưởng, đâu là cách quản ký chi phí rất hiệu quả của Công ty

doc48 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cuối kỳ Phương pháp hách toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, ghi Nợ TK 622 đối ứng Có TK 334 Tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, ghi Nợ TK 622 đối ứng Có TK 338 Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi Nợ TK 622 đối ứng Có TK 335 Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi Nợ TK 335 đối ứng Có TK 334 Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, ghi Nợ TK 154 hoặc Nợ TK 631, Nợ TK 632 đối ứng Có TK 622 1.5.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết phát sinh trong phân xưởng để sản xuất sản phẩm trừ chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng kê khối lượng công việc hoàn thành, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản ly phân xưởng, bảng tính và trích khấu hao TSCĐ, hoá đơn GTGT, ... Tài khoản sử dụng: TK 627: “Chi phí sản xuất chung” Kết cấu Bên Nợ : - Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 “giá thành sản xuất” Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2: Tài khoản 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng Tài khoản 6272: Chi phí vật liệu Tài khoản 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất Tài khoản 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ Tài khoản 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài Tài khoản 6278: Chi phí bằng tiền khác Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân viên của phân xưởng; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi Nợ TK 627 (6271) đối ứng Có TK 334 Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất, ghi Nợ TK 627 (6271) đối ứng Có TK 338 Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu xuất dùng cho phân xưởng (theo phương pháp kê khai thường xuyên ) - Khi xuất dùng vật liệu chung cho phân xưởng như sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ dùng cho quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng, ghi Nợ TK 627 (6272) đối ứng Có TK 152 - Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi Nợ TK 627 (6273) đối ứng Có TK 153 - Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất phải phân bổ dần, ghi Nợ TK 142, 242 đối ứng Có TK 153 - Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, ghi Nợ TK 627 (6273) đối ứng Có TK 142, 242 4. Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất,... thuộc phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi Nợ TK 627 (6274) đối ứng Có TK 214 5. Chi phí điện, nước, điện thoại,... thuộc phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi Nợ TK 627 (6278), Nợ TK 133 (nếu có) đối ứng Có các TK 111, 112, 331... 6. Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thuộc phân xưởng, tính vào chi phí sản xuất chung: - Khi trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ghi Nợ TK 627 (6273) đối ứng Có các TK 335, 142, 242 - Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh, ghi Nợ TK 2413, Nợ TK 133 (nếu có) đối ứng Có các TK 331, 111, 112... - Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, ghi Nợ TK 142, 242, 335 đối ứng Có TK 2413 7. Cuối kỳ kế toán, xác định lãi tiền vay phải trả và đã trả ngay lãi tiền vay, nếu lãi tiền vay được vốn hoá cho tài sản sản xuất dở dang, khi trả lãi tiền vay, ghi Nợ TK 627 đối ứng Có các TK 111, 112 8. Cuối kỳ kế toán, xác định lãi tiền vay phải trả nhưng chưa trả, nếu lãi tiền vay được vốn hoá cho tài sản sản xuất dở dang thì số lãi tiền vay phải trả ghi Nợ TK 627 đối ứng Có TK 335 9. Khi trả trước lãi tiền vay dùng cho sản xuất tài sản dở dang, ghi Nợ các TK 142, 242 đối ứng Có các TK 111, 112 Định kỳ, phân bổ lãi tiền vay trả trước vào giá trị tài sản sản xuất dở dang (nếu được vốn hoá), ghi Nợ TK 627 đối ứng Có các TK 142, 242 10. Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung, ghi Nợ các TK 111, 112, 138... đối ứng Có TK 627 11. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào các TK có liên quan cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ theo tiêu thức phù hợp: - Đối với DN áp dụng phương pháp kế khai thường xuyên, cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung, ghi các Nợ TK 154, 632 đối ứng Có TK 627 - Đối với DN áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung, ghi Nợ TK 631, 632 đối ứng Có TK 627 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀTHỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ Ô TÔ 3/2 2.1 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2.1.1 Phương pháp điều tra Em đã thiết kế phiếu điều tra để tìm hiếu về đặc điểm hoạt động, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, tổ chức công tác kế toán, đặc điểm và công tác quản lý chi phí sản xuất của Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2. Bằng cách sử dụng phiếu điều tra này em đã tìm hiểu rõ được cơ cấu hoạt động của Công ty và phòng kế toán của Công ty một cách nhanh và chính xác. 2.1.2 Phương pháp quan sát thực tế Trong bài viết này em đã sử dụng phương pháp quan sát thực tế để tìm hiểu các nghiệp vụ kế toán ở Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2. Cụ thể là ở các khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để tập hợp chi phí. Với phương pháp nghiên cứu này em có thể nắm bắt được công tác kế toán của Công ty. 2.2Đặc điểm tình hình chung về Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 2.2.1 Lịch sử hình thành và chức năng của Công ty cổ phần cơ khí ô tô3/2 2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam. Được thành lập theo quết định số 1046 QĐ/TCCB- LĐ ngày 27/05/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Đăng ký kinh doanh số 108902 do trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội cấp ngày 26/06/1993. Ban đầu Công ty chỉ là một bộ phận sửa chữa của Đoàn xe 12 thuộc Cục chuyên gia. Nhiệm vụ chủ yếu là đại tu, bảo dưỡng các loại xe du lịch của Đoàn và của Trung ương. Số thiết bị thì rất ít ỏi và cũ kỹ, lục lượng lao động không quá 210 người, cố cán bộ kỹ thuật chỉ có 03 người với 03 phân xưởng. Các phòng ban nghiệp vụ chỉ có 1-2 người theo dõi, chức năng không rõ ràng. Cơ sở vật chất, nhà cửa thì lụp sụp, tổng diện tích không bằng 1 phân xưởng hiện nay. Sản xuất theo chế độ cung cấp, không có hạch toán kinh tế, sửa chữa thì nhỏ lẻ, không có quy trình định mức. Hơn 20 năm qua, mặc dù đã trải qua những bước thăng trầm nhưng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty, sự lãnh đạo đúng đắn kịp thời của Ban lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ của các ban ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước và Bộ Giao thông Vận tải, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổng Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam đã đưa Công ty từng bước lớn mạnh và phát triển. Với phương trâm tự thay đổi mình , lấy chất lượng, giá cả làm đầu và giữ uy tín với khách hàng. Công ty đã thực hiện một loạt các chính sách, biện pháp nhằm đổi mới Công ty. Các biện pháp chủ yếu mà Công ty đã thực hiệểutong giai đoạn này là: Biện pháp về thị trường, biện pháp về vốn, biện pháp về công nghệ, biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Bằng tất cả những cố gắng nói trên thì Công ty đã ngày càng khẳng định được mình và tìm được chỗ đứng trên thị trường.Nguồn vốn của Công ty đã tăng nhanh, mặt bằng sản xuất được mở rộng, Công ty đã mua sắm thêm nhiều thiết bị hiện đại để thành lập thêm dây chuyền sản xuất mới, bổ sung nguồn lực cho Công ty. Đặc biệt năm 2002 Công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và được đưa vào áp dụng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Về thu nhập và đời song của công nhân viên chức ngày càng được cải thiện. Các chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước, đóng BHXH, BHYT, nộp kinh phí cấp trên đều được Công ty thực hiện nghiêm túc, đúng kỳ hạn và đúng chế độ Nhà nước quy định. 2.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Chức năng: Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng cơ khí như ô tô, chi tiết khung xe máy... đáp ứng nhu cấu thi trường trong nước, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá các sản phẩm cơ khí đặc biệt là ô tô góp phần nâng cao chất lượng của các phương tiện giao thông ở nước ta. Nhiệm vụ: Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chuyên ngành cơ khí giao thông vận tải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển Tông Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam và theo yêu cầu của thị trường, bao gồm: a Lập dự án, khảo sát, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm - Sữa chữa các loại xe ô tô du lịch, xe công tác, xe ca... Tân trang đóng mới các loại xe ô tô du lịch, xe công tác, xe ca, xe tải nhẹ, xe gắn máy các loại, xe vận tải thi công công trình Sản xuất, phục hồi phụ tùng ô tô, xe gắn máy, phụ tùng xe, máy thi công công trình Hợp đồng sản xuất, gia công các mặt hàng cơ khí, các mặt hàng kết cấu thép phục vụ ngànhvà các ngành kinh tê khác b Kinh doanh, mua bán ô tô, xe gắn máy, phụ tùng ô tô, các phụ kiện, các loại hàng hoá phục vụ yêu cầu của ngành và thị trường 2.2.1.3 Tình hình tài chính kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Là một doanh nghiệp Nhà nước nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của Công ty là vốn ngân sách Nhà nước. Tại thời điểm ngày 31/12/2007: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty : 44.942.488.371 đồng + Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp: 21.803.813.726 đồng + Vốn tự bổ sung : 23.138.674.645 đồng Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty được khái quát qua bảng sau: Bảng 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Tỉ lệ Năm 2007 Tỷ lệ I Tài sản 156.273.591.682 100% 166.273.381.962 100% 1 Tài sản ngắn hạn 125.895.258.153 80,58% 130.559.299.554 78,52% 2 Tài sản dài hạn 30.342.333.529 19,42% 35.714.082.408 21,48% II Nguồn vốn 156.237.591.682 100% 166.273.381.962 100% 1 Nợ phải trả 110.167.891.138 70,51% 112.712.519.799 67,79% 2 Vốn chủ sở hữu 46.069.700.544 29,49% 53.560.832.163 32,21% Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản của Công ty năm 2007 đã tăng so với năm 2006, điều đó cho thấy sự phát triển đi lên của Công ty thông qua việc mở rông quy mô và khẳ năng sản xuất. (Bảng 2) Bảng 2: Kết quả kinh doanh Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tổng doanh thu 169.569.188.448 175.800.140.099 Tổng chi phí 166.838.728.054 172.579.219.634 Lợi nhuận trước thuế 2.730.460.394 3.220.920.465 Thu nhập bình quân( người/tháng) 2.790.480 2.859.560 2.2.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 2.2.2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là một hoạt động liên hoàn mà trong đó các bộ phận, phòng ban, xí nghiệp phối hợp cùng nhau nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng, sản phẩm thường được giao cho một phân xưởng hoàn thiện, quy trình tiến hành như sau:( Sơ đồ 2.3) Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ Nghiệm thu ( Phòng KT-KCS) Lắp các thiết bị nội thất: Điều hoà, ghế, bóc trần Phòng kinh doanh ( bán, giao cho khách hàng) Hoàn thiện máy gầm Đóng vỏ: Đóng khung xương, bọc vỏ , sơn... Sắt xi, máy gầm(mua hoặc nhập khẩu) Loại SP; Xe K32 chỗ Phòng kế hoạch sản xuất mua sắt xi, máy gầm nhập kho sau đó xuất kho giao cho phân xưởng Cơ khí 1à giao cho tổ khung xương đóng vỏ, đóng khung xương, bọc vỏ, sơn à giao cho phân xưởng ô tô 1à Tổ máy gầm hoàn thiện máy gầm à Tổ nội thất lắp các thiết bị nội thất, ghế, điều hoà, bọc trần à Phòng KCS, KT nghiệm thu toàn bộ à Phòng kinh doanh bán cho khách hàng. 2.2.2.2 Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh Tổ chức bộ máy quản lý trong bất kỳ một DN nào cũng cần thiết và không thể thiếu được. Nó đảm bảo sự giam sát, quản lý chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Để phát huy và nâng cao vai trò của bộ máy quản lý, Công ty đã tổ chức lại cơ cấu lao động, tổ chức lại các phong ban, phân xưởng cho phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty. Cơ cấu bộ máy của Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 gọn nhẹ, linh hoạt, có phân cấp rõ ràng, tạo điều kiện cho ban giám đốc điều hành hiệu quả và khai thác tối đa tiềm năng của cả hệ thống. Điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty PX Cơ khí 3 PX Cơ khí 2 PX Cơ khí 1 PX Ô tô 2 PX Ô tô 1 Giám Đốc Phòng KD Phòng KCS Ban dự án Phòng KT Phó Giám Đốc PTKD Phó Giám Đốc PTSX Phó Giám Đốc PTKT Phòng kế toán Phòng TC Ban bảo vệ Phòng KHSX Giám đốc Công ty do HĐQT Tổng Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám Đốc. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT, Tổng Giám ĐỐc và pháp luật.Giúp việc cho Giám đốc là 3 Phó Giám đốc và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ để tham mưu giúp Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty Phó Giám đốc: Là người giúp việc của Giám đốc trong quản lý và điều hành Công ty. Công ty hiện nay có 3 Phó Giám đốc: Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, Phó Giám đốc phụ trách sản xuất Phòng kế toán: Hiện nay phòng kế toán có 06 người. Phòng kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về việc quản lý công tác kế toán – tài chính, về sử dụng nguồn vốn và khai thác khẳ năng vốn của Công ty để đạt hiệu quả cao nhất. Tham mưu cho Giám đốc về biện pháp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Ngoài ra chức năng quan trọng của phòng kế toán là quản lý, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, quản lý chặt chẽ chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính trong toàn Công ty. Phòng tổ chức: Có 12 người. Quản lý và điều hành toàn bộ công tác tổ chức lao động và công tác tiền lương. Xây dựng các định mức lao động, hình thức trả lương và tính lương, lập báo cáo tiền lương theo quy định. Phòng kinh doanh: Hiện nay phòng kinh doanh có 08 người.Có nhiệm vụ tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm do Công ty sản xuất, giới thiệu và quảng cáo sản phẩm. Lập kế hoạch lưu chuyển hàng hoá tiêu thụ, quản lý kho thành phẩm và thực hiện bán lẻ thành phẩm. Phòng kế hoạch sản xuất:Có 10 người. Phòng kế hoạch có nhiệm vụ lập các kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn của Công ty, lập kế hoạch sản xuất từng loại sản phẩm trong năm, điều tiết sản xuất theo kế hoạch. Lên các kế hoạch chỉ tiêu cung ứng vật tư cho từng phân xưởng, đồng thời khai thác thị trường để ký kết hợp đồng thu mua vật tư nhằm cung cấp kịp thời các yếu tố đầu vàođảm bảo cho nhu cầu sản xuất của Công ty được diễn ra liên tục. Phòng kỹ thuật: Có 06 người, có nhiệm vụ trực tiểp xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các chỉ tiêu kiểm tra kỹ thuật , định mức về vật tư, năng suất lao động trong sản xuất sản phẩm, cải tiến kỹ thuật cà quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu đã được ban hành. Chủ động chăm lo đổi mới công nghệ, đổi mới mặt hàng, đổi mới công tác quản lý kỹ thuật, quản lý máy mớc thiết bị và an toàn lao động. Phòng KCS 07 người: Quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm do Công ty sản xuất ra trước khi xuát bán. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, duy trì và từng bước nâng cao uy tín của Công ty đối với khách hàng để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Ban dự án 02 người: Đây là ban mời được thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật. Ban này ra đời với mục đích xây dựng các dự án cho việc xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng quy mô hoạt động cho Công ty như: Dự án xây dựng thêm cơ sở sản xuất tại khu Công nghiệp Phố Nối A- Văn Lâm- Hưng Yên, xây dựng các hạng mục công trình tại nơi sản xuất mới. Ban bảo vệ 14 người: Có chức năng bảo vệ sản xuất, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn trong Công ty, bảo vệ tài sản của Công ty và của khách hàng đến liên hệ công tác. Ban bảo vệ còn có chức năng duy trì việc mang, mặc đồng phục và chấp hành giờ giấc lao động của công nhân. 2.2.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 2.23.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Hạch toán là một khâu rất quan trọng trong công tác kế toán tại Công ty. Trong số các phòng ban chức năng thuộc bộ máy quản lý của Công ty thì phòng kế toán có vị trí trung tâm và quan trọng nhất, giám sát toàn bộ quả trình kinh doanh, tính toán kết quả kinh doanh và tham mưu cho Giám đốc về mọi mặt của quá trình sản xuất, kinh doanh. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Phòng kế toán của Công ty phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. Về biên chế phòng kế toán có 06 người( Sơ đồ 2.5) Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tài sản CĐ Kế toán tiền lương BHXH Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán hàng hoá tiêu thụ Kế toán chi phí giá thành Kế toán vốn bằng tiền Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp được cụ thể như sau: Kế toán trưởng: Là người giúp việc, tham mưu cho Giám đốc trong hoạt động tài chính, là người trực tiếp quản lý, điều hành, hướng dẫn các kế toán viên trong công tác hạch toán kế toán. Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác số liệu hiện có của Công ty và tình hình biến động của vốn bằng tiền, đồng thời giám sát chặt chẽ việc thu chi và quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng... Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ ghi chép kịp thời, chính xác và rõ ràng các nghiệp vụ kế toán theo từng đối tượng, từng tài khoản thanh toán. Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ phản ánh và giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng quỹ tiền lương và lập báo cáo về lao động tiền lương. Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ lập báo cáo thống kê với cấp trên, theo dõi tình hình biến động của TSCĐ. Kế toán hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn, tính giá thực tế hàng hoá nhập kho, mở các sổ, thẻ, kế toán phản ánh hàng hoá và quá trình tiêu thụ . Kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm giúp việc cho kế toán trưởng, vó nhiệm vụ kiểm tra đối chiếu tổng hợp số liệu và lập báo cáo gửi lên cấp trên. Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt và lập báo cáo quỹ. Kế toán chi phí, giá thành: Có nhiệm cụ tập hợp, tính toán chi phí sane xuất phát sinh và tính giá thành cho các sản phẩm. 2.2.3.2 Hình thức kế toán tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là đóng mới và sửa chữa các loại xe từ 30 đến 45 chỗ, để phù hợp với tính chất đặc điểm kinh doanh của Công ty nên Công ty đã lựa chọn hình thức ghi sổ là Nhật ký chứng từ. Năm tài chính của Công ty từ ngày 1/1 đến ngày 31/12. Công ty cổ phần cơ khí ô tô áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung và hình thức sổ kế toán áp dụng là hình thức Nhật ký chứng từ, sử dụng các chứng từ kế toán như: Phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho,bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ NVL... . Theo hình thức tổ chức này thì toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Ở các phân xưởng không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhập, kiểm tra chứng từ, gửi chứng từ về phòng kế toán của Công ty. Công ty kết hợp giữa kế toán thủ công và kế toán máy. Tại phòng kế toán mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh được phản ánh ở chứng từ gốc đều được ghi vào nhật ký chứng từ, sổ cái theocác nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Những đối tượng nào cần hạch toán chi tiết thì đồng thời ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối kì căn cứ vào sổ cái các tài khoản và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo tài chính. Ngoài những mẫu biểu theo mẫu của Bộ Tài chính, Công ty còn dùng các mẫu chứng từ của DN tự in để tiện cho việc theo dõi, đối chiếu các nghiệp vụ được chính xác và dễ dùng. Sau khi đã kiểm tra khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập các báo cáo tài chính. Sổ kế toán tổng hợp Công ty sử dụng bao gồm các nhật ký chứng từ số 1, số 5, số 7... Sổ cái các TK 621, 622, 627... các bảng kê và các bảng phân bổ 2.3 Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 2.3.1 Phân loại và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 2.3.1.1 Phân loại chi phí sản xuất Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, Công ty đã lựa chọn việc phân loại chi phí kinh doanh theo mục đích công dụng của chi phí. Theo tiêu thức này toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục sau: Khoản mục chi phí NVL trực tiếp Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Khoản mục chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu dùng cho quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ... Với cách phân loại này đã giúp Công ty xác định được phương hướng và các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm 2.3.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Do đặc điểm sản xuất thực tế của doanh nghiệp với nhiều loại sản phẩm, quy trình công nghệ phức tạp, được tổ chức thành các phân xưởng, nên Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng và chi tiết cho từng sản phẩm. 2.3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 2.3.2.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp Tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2, chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Do đó việc hạch toán chính xác và đầy đủ các khoản mục này có ý nghĩa rất quan trọng. NVL bao gồm: - Vật liệu chính: Bao gồm toàn bộ các loại NVL trong Công ty có tác dụng cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm như khung xương, điện máy gầm, nội thất, thép hộp... - Vật liệu phụ: Là tất cả NVL có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất sản phẩm, có tác dụng làm đẹp nâng cao hình thức, chất lượng sản phẩm hay các loại nhiên liệu có tác dụng giúp cho động cơ của sản phẩm, máy móc có thể hoạt động bình thường như các loại sơn, giấy giáp, nước rửa kính, keo dán của sổ... - Phế liệu thu hồi là tất cả các loại NVL và CCDC bị hỏng, bị loại ra trong quá trình sản xuất như: Tôn phế liệu, máy khoan hỏng... Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp, kế toán Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 sử dụng TK 621: “Chi phí NVL trực tiếp” và mở chi tiết cho từng phân xưởng: TK 62101: Phân xưởng ô tô 1 TK 62102: Phân xưởng ô tô 2 TK 62103: Phân xưởng cơ khí 1 TK 62104: Phân xưởng cơ khí 2 TK 62105: Phân xưởng cơ khí 3 Trị giá NVL xuất kho tính theo phương pháp bình quân gia quyền: Trị giá NVL xuất kho trong kỳ = Trị giá NVL tồn ĐK + Trị giá NVL nhập kho trong kỳ Số lượng NVL tồn ĐK+ Số lượngNVL nhấp kho trong kỳ x Số lượng NVL xuất kho trong kỳ VD: ĐG ( thép hộp xk) = 376.800.000 + 251.325.000 15+10 = 25.125.000 Khi có nhu cầu về NVL nhân viên phân xưởng hoặc các bộ phận khác viết phiếu yêu cầu cấp vật tư. Phiếu yêu cầu cấp vật tư sẽ được chuyển cho quản đốc phân xưởng ký duyệt, sau đó cho Giám đốc duyệt và cuối cùng chuyển xuống cho phòng kế hoạch sản xuất viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: Liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho thủ kho làm căn cứ xuất vật liệu và ghi vào thẻ kho sau đó giao cho kế toán vật tư. Đơn vị : Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Địa chỉ: Số 18 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội PHIẾU XUẤT KHO Ngày 03 tháng 04 năm 2008 Nợ: 621 Số: 37 Có: 152 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Thu Hà Địa chỉ: BP bán hàng Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất sản phẩm K32 Xuất tại kho: Cô Dậu Đơn vị tính: Đồng STT Tên, nhãn hiệu, qui cách phẩm chất vật tư (sản phẩm) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Xuất thép hộp cho sản xuất Cộng TH Bộ 12 12 25.125.000 301.500.000 301.500.000 Xuất, ngày 03 tháng 04 năm 2008 Phụ trách bộ phận sử dụng (ký, họ tên) Phụ trách cung tiêu (ký, họ tên) Người nhận (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) Đơn vị: Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Địa chỉ: Số 18 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ Tháng 04 năm 2008 Số 5 Đơn vị tính: Đồng STT TK 152 TK 153 TK 142 TK 242 Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT A B 1 2 3 4 5 6 1 TK 621- chi phí NVL trực tiếp 1.352.262.830 150.251.425 - Phân xưởng ô tô 2 1.241.400.830 137.933.425 - Phân xưởng cơ khí 1 110.862.000 12.318.000 2 TK 623- CP sử dụng máy thi công 3 TK 627- CP sản xuất chung 10.730.080 - Phân xưởng ô tô 2 9.960.205 - Phân xưởng cơ khí 1 769.875 4 TK 641- Chi phí bán hàng 5 TK 642- Chi phí quản lý DN 6 TK 142- Chi phí trả trước NH 7 TK 242- Chi phí trả trước DH .... Cộng 1.362.992.910 150.251.425 Ngày 30 tháng 04 năm 2008 Người ghi sổ (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Đơn vị: Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Địa chỉ: Số 18 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH -Tài khoản: 621 - Tên sản phẩm: K32 Đợn vị tính: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK SH CT Tổng số tiền Chia ra Nợ Có 3/4 30/4 PX37 3/4 Số sư đầu kỳ Xuất NVL cho sx Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Số dư cuối kỳ 152 154 301.500.000 1.379.334.255 Ngày 30 tháng 4 năm 2008 Người ghi sổ (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Đơn vị: Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Địa chỉ: Số 18 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội SỔ CÁI Tai khoản: 621 Số sư đầu năm Nợ Có Đơn vị tính: Đồng Ghi Có các TK, đối ứng Nợ các TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 ... Cộng A 1 2 3 4 5 6 7 8 TK 152 1.352.262.830 1.352.262.830 TK 153 150.251.425 150.251.425 Cộng số phát sinh Nợ 1.502.514.255 1.502.514.255 Cộng số phát sinh Có 1.502.514.255 1.502.514.255 Số dư cuối tháng - - Ngày 30 tháng 4 năm 2008 Người ghi sổ (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (ký, họ tên) 2.3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Trong Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 thì chi phí nhân công trực tiếp gồm: Tiền lương chính, lương bổ bung, phụ cấp, các khoản trích theo lương. Để tập hợp chi phí, kế toán sử dụng TK 622 “chi phí nhân cônng trực tiếp” và chi tiết cho từng phân xưởng. TK 62201: Phân xưởng ô tô 1 TK 62202: Phân xưởng ô tô 2 TK 62203: Phân xưởng cơ khí 1 TK 62204: Phân xưởng cơ khí 2 TK 62205: Phân xưởng cơ khí 3 Việc tính lương và các khoản trích theo lương của các phân xưởng do kế toán các phân xưởng tính. Hàng ngày tổ trưởng các tổ sản xuất của các phân xưởng thực hiện chấm công, theo dõi số công nhân đi làm hay vắng mặt. Đến cuối tháng nộp cho kế toán phân xưởng. Kế toán phân xưởng xác định tiền lương theo CT Tổng quỹ lương = Tổng số lượng sản phẩm x Đơn giá sp sản xuất Từng tổ căn cứ vào bảng chấm công, bình bầu hệ số công Đơn giá công = Tổng quỹ lương Tổng số công tháng của tổ Ngoài ra người lao động còn nhận được lương bổ sung. Căn cứ vào kết quả SXKD hàng tháng, Công ty ấn định lương bình quân một công nhân trong tháng. Lấy tiền lương bình quân đó nhân với tổng số lao động của Công ty được quỹ lương dự định chi trong tháng. Quỹ lương bổ sung bằng tổng quỹ lương dự định chi trong tháng trừ đi quỹ lương thời gian hoặc lương sản phẩm của công nhân Các khoản trích theo lương được tính như sau: - Các khoản trừ vào lương: 5% BHXH và 1% BHYT Khấu trừ vào lương = Lương cơ bản x 6% Lương cơ bản = 540.000 x hệ số lương - Các khoản tính vào chi phí: BHXH = Lương cơ bản x 15% BHYT = Lương cơ bản x 2% KPCĐ = Lương cơ bản x 2% Cuối tháng sau khi tính lương kế toán phân xưởng chuyển sổ lương lên phòng kế toán để kế toán tiền lương kiểm tra, tập hợp lương cho cả Công ty BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 4 năm 2008 Đơn vị tính: Đồng STT TK 334- Phải trả công nhân viên TK 338- Phải trả, phải nộp khác TK 335 CP phải trả Tổng cộng Lương Các khoản phụ cấp Các khoản khác Cộng Có TK 334 KPCĐ BHXH BHYT Cộng Có TK 338 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 TK 622- CP nhân công trực tiếp 226.780.000 55.700.000 282.480.000 5.649.600 34.017.000 4.535.600 44.202.200 326.682.200 - Phân xưởng ô tô 2 206.680.000 51.900.000 258.580.000 5.171.600 31.002.000 4.133.600 40.307.200 298.887.200 - Phân xưởng cơ khí 1 20.100.000 3.800.000 23.900.000 478.000 3.105.000 402.000 3.895.000 27.795.000 2 TK 627- CP sản xuất chung 9.409.910 1.320.170 10.730.080 214.602 1.411.487 188.198 1.814.287 12.544.367 - Phân xưởng ô tô 2 8.759.405 1.200.800 9.960.205 199.204 1.313.911 175.188 1.688.303 11.648.508 - Phân xưởng cơ khí 1 650.505 119.370 769.875 15.398 95.576 13.010 125.984 895.859 3 TK 641- CP bán hàng 4 TK 642- CP quản lý DN 5 TK 142- CP trả trước ngắn hạn 6 TK 335- CP phải trả 7 TK 241- Xây dựng cơ bản DD 8 TK 334- Phải trả CNV 10.804.496 2.160.899 12.965.395 12.965.395 9 TK 338- Phải trả phải nộp khác 10 Cộng 236.189.910 57.020.170 293.210.080 5.864.202 46.232.983 6.884.697 58.981.882 352.191.962 Ngày 30 tháng 4 năm 2008 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Địa chỉ: Số 18 đường Giải phong, quận Đống Đa, Hà Nội SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH - Tài khoản: 622 - Tên sản phẩm: Xe K32 Đơn vị tính: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK Số hiệu Ngày tháng Tổng số tiền Chia ra Nợ Có Số dư dầu kỳ 30/4 BPBTL 30/4 Tiền lương công nhân trực tiếp sx 334 258.580.000 30/4 BPBTL 30/4 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 338 40.307.200 30/4 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 154 298.887.200 Số dư cuối kỳ Ngày 30 tháng 4 năm 2008 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Địa chỉ: Số 18 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội SỔ CÁI Tài khoản 622 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với các TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 ... Cộng A 1 2 3 4 5 6 7 8 TK 334 282.480.000 282.480.000 TK 338 44.202.200 44.202.200 Cộng số phát sinh Nợ 326.682.200 326.682.200 Tổng số phát sinh Có 326.682.200 326.682.200 Số dư cuối kỳ - - Ngày 30 tháng 4 năm 2008 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) 2.3.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí NVL dùng cho quản lý phân xưởng, chi phí CCDC sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng. kế toán sử dụng TK 627 “chi phí sản xuất chung”, đồng thời mở chi tiết cho các khoản mực tương ứng: TK 6271, TK 6272, TK 6273, TK 6274, TK 6277, TK 6278 Để xác định chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng căn cứ vào chi phí sản xuất chung đã tập hợp được trong kỳ được tiến hành phân bổ cho từng phân xưởng theo tiêu thức phân bổ sau: Hệ số phân bổ H H = Tổng chi phí sản xuất chung Tổng chi phí trực tiếp Trong đó: Tổng chi phí trực tiếp = Tổng chi phí NVL trực tiếp Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng sản phẩm CP sản xuất chung sản phẩm i = H * Tổng CP trực tiếp sản phẩm i a Chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng. Cách tính lương của nhân viên phân xưởng phụ thuộc rất lớn vào tình hình sản xuất chung của phân xưởng. Cụ thể Hệ số lương quản lý = Tổng quỹ lương spcủa phân xưởng Tổng quỹ lương cơ bản của phân xưởng Trong đó: Tổng quỹ lương cơ bản của PX = Tổng hệ số lương PX x 540.000 Lương 1 nhân viên quản lý PX = Hệ số lương x Hệ số lương QL x 540.000 b Chi phí NVL và CCDC dùng cho quản lý phân xưởng Căn cứ vào bảng phân bổ NVL để tính chi phí sản xuất chung c Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận sản xuất của Công ty gồm: Khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng. Công ty tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng (áp dụng theo quyết định 106 – BTC) Số khấu hao trích 1 tháng của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng x 12 tháng Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm của từng lợi TSCĐ, kế toán xác định số khấu hao tăng, giảm của từng loại tài sản cho từng đối tượng sử dụng thao chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ. Sau đó kế toán TSCĐ xác định số khấu hao phải trích trong tháng của từng loại TSCĐ. Cuối tháng căn cứ vào số liệu đã tính toán, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ d Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền Bảng tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền Tháng 4 năm 2008 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu PX ô tô 1 PX ô tô 2 PX cơ khí 1 ... CP dịch vụ mua ngoài 24.760.615 1.900.625 - Điện 18.570.461 1.425.469 - Nước 1.328.031 95.031 - Điện thoại 3.714.092 285.094 - Khác 1.238.031 95.031 CP bằng tiền khác 5.120.000 409.000 Cộng 29.880.615 2.309.625 Đơn vị: Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Địa chỉ: Số 18 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng 4 năm 2008 Đoqn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm SD Toàn doanh nghiệp TK 627 TK 641 TK 642 NG TSCĐ KH TSCĐ PX ô tô 1 PX cơ khí 1 ... I KH phải trích trong tháng 5.134.891.487 53.650.400 49.801.025 3.849.375 18.647.000 7.250.000 II Số KH tăng trong tháng 6.454.546 268.939 268.939 - Mua máy vi tính 2 6.454.546 268.939 268.939 III Số KH giảm trong tháng 11.249.336 837.445 837.445 -Thanh lý máy hút chân không .249.336 837.445 837.445 VI Khấu hao trích trong tháng 5.130.096.697 52.812.955 49.801.025 3.011.930 18.915.939 7.250.200 Ngày 30 tháng 4 năm 2008 Người ghi sổ (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Đơn vị: Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Địa chỉ: Số 18 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội BẢNG KÊ SỐ 4 Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng Dùng cho các TK 154, 621, 622, 623, 627, 631 STT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ 152 153 214 334 338 621 622 627 CácTK phản ánh ở các NKCT khác Cộng CP thực tế trong tháng NKCT số 1 NKCT ... A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 TK 154 hoặc TK 631 1.502.514.255 326.682.200 108.177.642 1.937.474.097 - Phân xưởng ô tô 2 1.397.334.225 298.887.200 101.290.353 1.779.511.808 - Phân xưởng cơ khí 1 123.180.000 27.795.000 6.987.289 2 TK621-CP NVL trực tiếp 1.352.262.830 150.251.425 - Phân xưởng ô tô 2 1.241.400.830 137.933.425 - Phân xưởng cơ khí 1 110.862.000 12.318.000 3 TK622-CP nhân công TT 282.480.000 44.202.200 - Phân xưởng ô tô 2 258.580.000 40.307.200 - Phân xưởng cơ khí 1 23.900.000 3.895.000 4 TK 623-CP sd máy thi công 5 TK627-CP sản xuất chung 10.730.080 58.812.955 10.730.080 1.814.287 32.190.240 - Phân xưởng ô tô 2 9.960.205 49.801.025 9.960.205 1.688.303 29.880.615 - Phân xưởng cơ khí 1 769.875 3.011.930 769.875 125.984 2.309.625 ... CỘng 1.362.992.910 150.251.425 52.812.955 293.210.080 46.016.487 1.502.514.255 326.682.200 108.277.642 32.190.240 3.868.948.194 Ngày30 tháng 4 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị:Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Địa chỉ: Số 18 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh toàn doanh nghiệp Ghi Có các TK: 142, 152, 153, 154, 214, 241, 242,... Tháng 4 năm 2008 Đơn vị tính: Đồng STT Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ 152 153 154 214 334 338 621 622 627 Các TK phản ánh ở các NKCT khác Tổng cộng chi phí NKCT số 1 NKCT A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 154 1.502.514.255 326.682.200 108.277.642 1.937.474.097 2 621 1.352.262.830 150.251.425 1.502.514.255 3 622 282.480.000 44.202.200 326.682.200 4 627 10.730.080 52.812.955 10.730.080 1.814.287 32.190.240 108.277.642 5 ... 6 Cộng A 1.362.992.910 150.251.425 52.812.955 293.210.080 46.016.487 1.502.514.255 326.682.200 108.277.642 32.190.240 1.937.474.097 7 155 1.848.948.628 1.848.948.628 8 ... 9 Cộng B 1.848.948.628 1.848.948.628 Tổng A+B 1.362.992.910 150.251.425 1.848.948.628 52.812.955 293.210.080 46.016.487 1.502.514.255 326.682.200 108.277.642 32.190.240 3.783.422.725 Ngày 30 tháng 4 năm 2008 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty cơ khí ô tô 3/2 Địa chỉ: Số 18 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội SỔ CÁI Tài khoản: 627 Số dư đầu năm Nợ Có Đơn vị tính: Đồng Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với các TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 ... Cộng A 1 2 3 4 5 6 7 8 TK 111 32.190.240 32.190.240 TK152 10.730.080 10.730.080 TK 214 52.812.955 52.812.955 TK 334 10.730.080 10.730.080 TK 338 1.814.287 1.814.287 Cộng số phát sinh Nợ 108.277.642 108.277.642 Tổng số phát sinh Có 108.277.642 108.277.642 Số dư cuối tháng - - Ngày 30 tháng 4 năm 2008 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám Đốc (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Địa chỉ: Số 18 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội SỔ CÁI Tài khoản 154 Số dư đầu năm Nợ Có 383.892.980 Đơn vị tính: Đồng Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với các TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 ... Cộng A 1 2 3 4 5 6 7 8 TK 621 1.502.514.255 1.502.514.255 TK 622 326.682.200 326.682.200 TK 627 108.277.642 108.277.642 Cộng số phát sinh Nợ 1.937.474.097 1.937.474.097 Cộng số phát sinh Có 1.848.948.628 1.848.948.628 Số dư cuối tháng Nợ 472.418.449 472.418.449 Có - - Ngày 30 tháng 4 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM Ô TÔ 3/2 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ Ô TÔ 3/2 3.1 Nhận xét chung về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 3.1.1 Những ưu điểm Trong diều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, bất kỳ muốn tồn tại và phát triển cũng luôn phải triệt để thực hiện hai mục tiêu cơ bản là hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nắm bắt và nhận thức đúng đắn tình hình đó, tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 tất cả các phòng ban phân xưởng luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất của mình. Phòng kế toán của Công ty luôn chăm lo đến công tác kế toán sản xuất kinh doanh, đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất. Cụ thể: Về bộ máy kế toán, Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 đã xây dựng được một bộ máy kế toán khá hoàn thiện và có tính chuyên sâu cao. Mỗi kế toán viên đảm nhận một phần hành kế toán độc lập, đến cuối kỳ mới tập hợp lại cho kế toán tổng hợp lập các báo cáo tháng. Với việc phân chia cụ thể từng phần việc cho từng kế toán viên sẽ tạo tinh thần chủ động, sang tạo trong công việc đồng thời phát huy được trách nhiệm của mỗi người đối với công việc của mình. Công ty cũng đã đưa phần mềm kế toan vào sử dụng thay việc làm bằng tay giúp cho công việc kế toán năng suất và hiệu quả hơn. Một thành tựu quan trọng nữa trong công tác kế toán của Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 đó là thành tựu trong công tác tổ chức quản lý chi phí sản xuất. Cụ thể: Đối với khoản mục chi phí NVL trực tiếp: Công ty đã tiến hành tổ chức quản lý khá chặt chẽ cả về mặt giá trị và hiện vật. Tuy NVL của Công ty có rất nhiều chủng loại, số lượng lớn nhưng kế toán NVL vẫn khắc phục được khó khăn và quản lý tốt kkhoản mục chi phí này. Đặc biệt về mặt hiện vật, phòng kế hoach sản xuất dựa vào định mức tiêu hao của phong kỹ thuật đã đặt hàng các phân xưởng sản xuất thông qua phiếu sản xuất. Các phiếu sản xuất này chính là định mức tiêu hao NVL. Việc quản lý NVL theo định mức tiêu hao là cơ sở để tiến hành sản xuất và sử dụng NVL cho quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho công tác quản lý NVL. Hơn nữa trong quá trình sản xuất sản phẩm Công ty luôn đẩy mạnh thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, khen thưởng cho các bộ phận, đơn vị thực hiện tốt công tác này. Việc tiết kiệm NVL trong quá trình sản xuất là cơ sở để giảm chi phí sản phẩm. Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, ưu điểm cơ bản của Công ty đó là việc tính lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên được gắn với kết quả sản xuất kinh doanh, công nhân sản xuất tính lương khoán theo sản phẩm, ngoài ra cán bộ công nhân còn nhận được lương bổ sung, khoản lương này được tính dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của DN. Việc tính lươnng và các khoản trích theo lương gắn với kết quả sản xuất kinh doanh từ đó tạo động lực cho người lao động hăng say sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Công ty còn thực hiện quy chế khen thưởng cho cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, có nhiều sang kiến phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Đó chính là những tiền đề cơ sở tạo ra động lực cho người lao động hăng say sản xuất, không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề từ đó tạo điều kiện nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung: Trong công tác quản lý tiền lương của nhân viên phân xưởng, Công ty đã tính lương của nhân viên phân xưởng dựa vào kết quả sản xuất của phân xưởng đó. Điều này đã nâng cao được trách nhiệm của nhân viên phân xưởng đối với việc sản xuất của phân xưởng mình. Đối với các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền, thì mỗi phân xưởng đều được quy định một mức nhất định, nếu sử dụng quá định mức sẽ phải đền bù, dưới định mức sẽ được khen thưởng, đâu là cách quản ký chi phí rất hiệu quả của Công ty 3.1.2 Những hạn chế Bên cạnh các thành tựu các ưu điểm đã đạt được trong công tác kế toán thì ở Công ty côt phần cơ khí ô tô 3/2 vẫn còn một sôa hạn chế nhất định. Theo em để hoàn thiện hơn công tác kế toán của doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm nói riêng thì Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 cần khắc phục một số hạn chế sau: ³ Đối với khoản mục chi phí NVL sản xuất Công ty có rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên Công ty vẫn chưa xây dựng được một hệ thống danh mục vật liệu hoàn chỉnh, cũng như chưa mở chi tiết cho TK 152, chính vì vậy công tác kế toán nguyên vật liệu còn gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng kịp thời nhu cầu quản trị của DN ³ Đối với kế toán nhân công trực tiếp Tuy tình hình nhân công trong Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 tương đối ổn định, nhưng Công ty vẫn không thể định trước kế hoach về số lao động nghỉ phép trong tháng nên có thể có tháng có số lao động nghỉ phép lớn. Điều đó ảnh hưởng lớn tới khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Vì vậy mà việc hạch toán trực tiếp khoản lương nghỉ phépvào kỳ có phát sinh thực tế mà không tiến hành trích trước của Công ty là chưa hợp lý. 3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh thực tế tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2, kết hợp với những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập và trên sách báo, dưới góc độ kà một sinh viên thực tập em xin đưa ra một số ý kiến mang tính chất đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 như sau: 3.2.1 Ý kiến thứ nhất Đối với việc quản lý nguyên vật liệu, Công ty cần xây dựng một hệ thống danh mục nguyên vật liệu hoàn chỉnh, điều đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Công ty khi quản lý nnguyên vật liệu và tính trị giá vật liệu xuất kho. Đồng thời hiện nay Công ty đã tiến hành phân loại các nguyên vật liệu như đã trình bày ở phần trước đồng thời do sản xuất nhiều loại sản phẩm nên phân xưởng nào cũng tổ chức kho vật liệu riêng của phân xưởng mình. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho kế toán hạch toán chi tiết, vì vậy phòng kế toán nên mở chi tiết cho TK 152 theo loại nguyên vật liệu, và nếu có thể mở chi tiết cho từng phân xưởng thì sẽ tạo diều kiện thuận lợi hơn trong việc quản lý NVL cũng như tập hơp chi phí sản xuất 3.2.2 Ý kiến thứ hai Để đảm bảo cho sự ổn định của chi phí nhân công trực tiếp trong tổng giá thành sản phẩm sản xuất ra, phòng kế toán mà cụ thể là kế toán tiền lương nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của lao động trực tiếp sản xuất Cụ thể phòng kế toán tiến hành tính toán quỹ lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất trong một năm trở trên cơ sở: Tổng quỹ lương cơ bản của công nhân sản xuất trong năm Số công nhân sản xuất trong năm Tổng số ngày nghỉ phép theo chế độ quy định hiện hành Khi đó tính toán được: Tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất = Lương cơ bản bình quân 1 công nhân sản xuất x Số công nhân nghỉ phép trong tháng x Tổng số ngày nghỉ phép Trên cơ sở tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất đã tính hàng tháng, kế toán tiến hành trích một phần tổng số tiền đã trích trước này vào giá thành để đảm bảo giá thành không bị biến động do ảnh hưởng của số lao động thực tế phát sinh. Số tiền trích trước hàng tháng được tính theo công thức: Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sx hàng kỳ theo kế hoạch trong tháng = Tỷ lệ trích trước x Số tiền lương cơ bản phải trả cho số công nhân sản xuất Tỷ lệ trích trước = Tổng tiền lương nghỉ phép của công nhân sx phải trả theo KH Tổng tiền lương cơ bản phải trả cho công nhân sx trong năm theo KH Cuối cùng căn cứ vào kết quả tính toán số trích trước hàng kỳ tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi các bút toán: Nợ TK 622 Có TK 335 Tiền lương thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 334 Khi thanh toán tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK111 Cuối năm kế toán tiến hành so sánh số chi lương nghỉ phép thực tế của công nhân sản xuất thực tế với mức lương nghỉ phép trích trước và tìm ra chênh lệch( nếu có) - Nếu số thực chi < số trích trước, kế toán ghi giảm chi phí: Nợ TK 335 Có TK 622 - Nếu số thực chi > số trích trước, kế toán tiến hành trích thêm: Nợ TK 622 Có TK 335 Việc tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép công nhân sản xuất thì số tiền trích trước chưa được hạch toán vào từng kỳ thực tế, Công ty có thể sử dụng cho mục đích sản xuất khác trong ngắn hạn. Vì thế mà phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3.2.3 Ý kiến thứ 3 Đối với công tác kế toán máy, hiện nay Công ty đã đưa máy vi tính vào công tác kế toán, việc này đã giúp cho phòng kế toán của Công ty giảm bớt được công việc và quản lý chính xác, hiệu quả hơn. Tuy nhiên Công ty cần đầu tư nghiên cứu, xử lý và tìm ra phần mềm kế toán phù hợp với tình hình thực tế cuae Công ty mình, từ đó giúp cho công việc của kế toán viên hiệu quả hơn. 3.2.4 Ý kiến thứ 4 Để phục vụ cho các nhà quản lý Công ty trong việc ra quyết định, thì phòng kế toán của Công ty nên tiến hành xây dựng mô hình chi phí thích hợp. Đó chính là xây dựng mô hình theo mô hình chi phí biên. Theo mô hình này Công ty cần tiến hành phân tích toàn bộ chi phí của DN theo hai loại cơ bản là chi phí biến đổi và chi phí cố định. Mặt khác Công ty không tính toán, phân bổ chi phí cố định cho mỗi đơn vị sản phẩm mà luôn tính là tổng số và là chi phí thời kỳ. Tổng chi phí cố định của kỳ nào phải được bù đắp đầy đủ ở kỳ đó. Khí đó phần chi phí còn lại trong sản phẩm chỉ bao gồm phần biến phí sản xuất. Cụ thể các chỉ tiêu tính toán như sau: Lợi nhuận = Sản lượng x (Giá bán đơn vị - Biến phí đơn vị) - Tổng chi phí = Tổng lãi trên biến phí - Tổng định phí Hay: Lợi nhuận = Doanh thu x Tỷ suất lãi trên biến phí - Tổng định phí Ngoài ra để lựa chọn phương án sản xuất phù hợp trong việc lựa chọn, phòng kế toán cần tiến hành lựa chọn các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định. Thông tin thích hợp phải đảm bảo hai tiêu chuẩn cơ bản đó là: Thông tin đó phải liên quan đến tương lai - Thông tin đó phải có sự khác biệt giữa các phương án đang xem xét và lựa chọn. Nếu thông tin không đạt một trong hai tiêu chuẩn hoặc cả hai tiêu chuẩn trên thì không coi là thông tin thích hợp . Tóm lại, phát huy những ưu điểm vốn có kết hợp với việc khắc phục những hạn chế còn tồn tại sẽ giúp cho Công ty đạt hiệu quả cao hơn trong công tác kế toán chi phí sản xuất sản phẩm KẾT LUẬN Sau quá trình thực tập tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 em đã được tiếp xúc, làm quen với thực tế công tác kế toán tại Công ty. Cùng với những cơ sở lý thuyết đã được học tập nắm bắt ở trường lớp em càng khẳng định thêm được việc tổ chức công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất sản phẩm có nghĩa to lớn và đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi DN trong nền kinh tế thị trường. Với đề tài nghiên cứu này, em hy vọng sẽ đóng góp một phần nào đó những ứng dụng thiết thực trong thực tiễn tổ chức, triển khai công tác kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, chú cán bộ phòng kế toán nói riêng và toàn thể các cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 nói chung và cô giáo Tiến sỹ Đoàn Vân Anh đã tạo mọi điều kiện, tận tình hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này. Sinh viên Nguyễn Thị Minh Trang – HK1B K3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình: “ Kế toán sản xuất” – TS. Đặng Thị Hoà – ĐH Thương Mại Giáo trình: “ Kế toán tài chính” – GS.TS Ngô Thế Chinh - Học viện Tài Chính Các tài liệu thực tế của Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 Các thông tư, quyết định liên quan: Quyết định 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22586.doc
Tài liệu liên quan