Như đã nói ở trên, lao động tiền lương là một trong ba yếu tố rất quan trọng trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào. việc hạch toán chi phí lao động (chi phí nhân công trực tiếp) là một bộ phận phức tạp trong việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh. Nên hạch toán kế toán nói chung là công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế thì công tác kế toán tiền lương và quản lý tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất .
Việc quản lý chi phí tiền lương và lao động tốt đồng nghĩa với việc tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh, điều mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng rất quan tâm. Hạch toán chính xác chi phí nhân công cũng có vị trí quan trọng, nó không chỉ là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm và giá thành bán thành phẩm, là căn cứ để xác định các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước, cho cơ quan phúc lợi xã hội mà còn đảm bảo tính đúng đủ tiền công phải trả cho người lao động và quyền lợi của người lao động. Người lao động được trả công phù hợp với sức lao động mà họ bỏ ra để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Điều này sẽ tác động khuyến khích, thúc đẩy người lao động tích cực tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Trong xã hội phát triển như ngày nay, nhu cầu sống và sinh hoạt ngày càng cao đòi hỏi con người chi trả cho rất nhiều chi phí vào việc phục vụ vui chơi giải trí, ăn uống, Do đó tiền lương đã trở thành mục tiêu đích thực của bất kỳ một ai trong xã hội. Vì mục tiêu cao do đó người lao động luôn chạy xô theo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hướng phát triển mạnh nhằm: thoả mãn mục đích và nhu cầu tiền lương chứ không phải mục đích yêu nghề như thời kỳ trước. Do đó tiền lương lại càng được đặt lên vị trí quan trọng hơn nữa.
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Pin Hà Nội em luôn nhận được sự chỉ bảo tận tình của các cô, chú ở phòng Tổ chức và phòng Kế toán tài vụ, kết hợp với những kiến thức đã học ở trường cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung em đã hoàn thành chuyên đề thực tập một cách thuận lợi nhất,
Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu thì rất rộng mà thời gian thực tập thì có hạn bên cạnh đó kiến thức của bản thân em còn hạn chế do đó khuyết điểm là điều khó tránh khỏi, rất mong được sự đóng góp phê bình chân thành của thầy, cô giáo khoa Kế toán , cùng các bạn để chuyên đề thực tập hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung, xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Pin Hà Nội đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi đợt thực tập của em. Xin cảm ơn các cô, chú Phòng Tổ chức , Phòng Kế toán tài vụ đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và nghiên cứu tại Công ty.
72 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổphần Pin Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xanh sạch, đẹp.
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Pin Hà Nội.
- Tên giao dịch: hanoi battery joint stock company
- tên viết tắt: HABACO
- Emai: habaco@fpt. vn Website:
- Tel: (04) 8615365 Fax: (04) 8612549
- Địa chỉ: Đường Phan Trọng Tuệ-Thị Trấn Văn Điển, Huyện Thanh Trì - TP Hà Nội.
- Có tư cách pháp nhân, là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Hoá Chất Việt Nam.
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh Pin các loại, xuất nhâp khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, sản phẩm Pin các loại và máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh./.
II. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Nhà máy Pin Văn Điển được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1960 - nay là Công ty Cổ Phần Pin Hà Nội. Nhà máy chuyên sản xuất và cung cấp Pin cho quân đội và các mục đích dân sinh khác của nền kinh tế quốc dân.
Hơn bốn mươi năm tồn tại và phát triển, Công ty Pin Hà Nội đã trải qua một chặng đường gian nan, vất vả, đầy thử thách và vinh quang. Nhà máy khi mới ra đời với công suất thiết kế 5 triệu chiếc Pin mỗi năm. Sau khi nền kinh tế mở cửa, với sự cạnh tranh của các Công ty sản xuất Pin khác trên thị trường miền bắc Công ty đã quyết định đầu tư các trang thiết bị máy móc và đổi mới công nghệ. Đến nay sản lượng sản xuất đã lên tới 180 triệu chiếc một năm., sản phẩm của công ty được tiêu thụ rộng rãi trong cả nước với mức chất lượng không hề thua kém pin cùng loại của các nước trong khu vực.
Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân Huy chương.
Những sản phẩm chính của Công ty hiện nay gồm:Pin R20C, Pin R6P, Pin R14C,Pin R40, Pin LR6, Pin LR03, Pin PTO, Pin PO2.
Công ty có mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nằm ở khắp ba miền Bắc –Trung- Nam. Pin con thỏ chiếm thị phần lớn trên cả nước, góp phần làm ổn định thị trường và cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt. Trên cơ sở lộ trình khoa học Công ty đã áp dụng thành công việc đưa hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001-2000.
Theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá các DNNN, từ ngày 01/01/2004 Công ty Pin Hà nội được chuyển đổi từ DNNN thành Công ty Cổ phần Pin Hà nội hoạt động theo luật doanh nghiệp.
III.chức năng nhiệm vụ cơ cấu sản xuất và quản lý của công ty
1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
Trước năm 1986, hoạt động sản xuất của Công ty được thực hiện theo chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước giao. Từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất, mua sắm vật tư, thiết bị, bán hàng theo giá cả và quan hệ cung cầu trên thị trường.
Nhiệm vụ sản xuất chính của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội là sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm Pin để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang nước bạn Lào, Campuchia. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về sản xuất kinh doanh theo đúng qui định pháp luật hiện hành của Nhà nước và Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam.
Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chế độ, chính sách về quản lý và sử dụng vốn, vật tư tài sản, nguồn lực, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Tổ chức sản xuất nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo pháp luật chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của Tổng Công ty để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Chăm lo đời sống, tạo điều kiện cho người lao động và thực hiện phân phối công bằng.
Bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an toàn xã hội theo qui định của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Công ty.
2.Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Pin Hà nội
- Công tác kế toán của Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc có nhiệm vụ lập và thực hiện kế hoạch tài chính, ghi chép chính xác nguồn vốn,vật tư, TSCĐ ....
Sơ đồ Bộ máy Kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán vật liệu và Kế toán tiền lương
Kế toán Giá thành và kế toán tiêu thụ
Kế toán Tiền mặt và ngân hàng
Kế toán Quỹ và tàI sản cố định
*Kế toán trưởng: Là người tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về các hoạt động liên quan đến tình hình tài chính, tiền tệ, thuế của Công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc, HĐQT và pháp luật về kết quả công việc trong thẩm quyền của mình. Là người phụ trách chung của Phong Tài chính - Kế toán.
*Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm tổng hợp các phần hành kế toán lên bảng biểu quyết toán năm, bảng can đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ.
*Kế toán Nguyên vật liệu - Tiền lương: Có nhiệm vụ
- Tập hợp số lượng và giá thành thực tế của NVL nhập kho, phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời số lượng và giá trị NVL xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL ...
- Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí SXKD
- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng, giá trị NVL tồn kho cuối kỳ. Phát hiện kịp thời NVL thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để Công ty có biện pháp sử lý kịp thời nhằm hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại có thể xẩy ra.
- Các Tài khoản sử dụng:
+ Tài khoản 152 có 06 tiểu khoản, bao gồm:
15201: NVLC; 15202: VL phụ; 15203: Nhiên liệu
15205: VLXD; 15207: Phế liệu thu hồi; 15204:PTùng thay thế;
+ Tài khoản153: Công cụ dụng cụ
+ Tài khoản 154: Chi phí SXKD dở dang;
15401: Chi phí SX chính; 15410: Chi phí gia công chế biến
+ Tài khoản 621: Chi phí NVL chính; các loại sổ: Sổ chi tiết TK 152, 154, 621, sổ tổng hợp, bảng phgân bổ công cụ dụng cụ.
*Kế toán Tiền lương:
- Tổ chức ghi chép phản ánh, tổng hợp số liệu về số lao động, thời gian, kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng sử dụng lao động.
- Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các Phân xưởng, các bộ phận SXKD, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động.
- Lập các báo cáo về lao dộng, tiền lương phục vụ cho công tác quản lý DN.
- Tài khoản sử dụng:
+ TK 622: Phải trả cho người lao động trực tiếp
+ TK 627: Phải trả cho nhân viên PX
+ TK 641: Phải trả cho nhân viên bán hàng
+ TK 642: Phải trả cho QLDN
+ TK 634: Phải trả CNVC
+ TK 338: Các khoản phải thu, phải nộp khác; 3383: BHXH phải trả cho NLĐ....
*Kế toán Ngân hàng và Kế toán Tiền mặt:
- Hàng ngày phản ánh tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt, thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, phát hiện và sử lý kịp thời các sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt. Phản ánh tình tăng giảm và số dư TGNH hàng ngày, giám sát việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, phản ánh các khoản tiền đang chuyển, kịp thời phát hiện nguyên nhân làm cho tiền đang chuyển bị ách tắc để DN có biện pháp thích hợp giải phóng nhanh tiền đang chuyển kịp thời.
- Mở sổ theo dõi các khoản chi bằng tiền phát sinh hàng ngày ở Công ty, lập các phiếu thu chi.
- Giao dịch với ngân hàng về các khoản tiền vay, tiền gửi của Công ty tại ngân hàng, thanh toán các khoản công nợ chuyển séc…
- Các Tài khoản sử dụng: TK 111, 112, 113, 131. Chi tiết 331, 333, 334, 338, 211, 213, 511, 121, 128 ...
- Các loại sổ tổng hợp ...
*Kế toán TSCĐ và Kế toán quỹ:
- Kế toán TSCĐ: Có trách nhiệm ghi chép phản ánh tổng hợp chính xác kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐ, taoh điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra giám sát thường xuyên việc giữ gìn bảo quản bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong DN. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí SXKD theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ Tài chính quy định.
Các TK sử dụng: TK 211, 214. Các thẻ TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao.
*Kế toán Quỹ: Có trách nhiệm quản lý, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu. Hàng ngày phải phản ánh tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt theo đúng chế độ quy định.
*Kế toán Giá thành và Tiêu thụ Sản phẩm:
- Kế toán Giá thành: Có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất, phân loại chi phí trong kỳ từ các phần hành của kế toán tiền lương, kế toán thanh toán, các bảng phân bổ, xác định chi phí SX dở dang cuối kỳ để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. HIện nay DN đang áp dụng hệ thống hạch toán định mức tiêu hao về lao động, vật tư, kế toán xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình SX sản phẩm và toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ từ đó tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm.
- Kế toán Tiêu thụ sản phẩm: Có trách nhiệm xác định doanh thu bán hàng, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả SXKD. Theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và thanh toán công nợ cho khách hàng.
- Các tài khoản sử dụng: TK 632
TK 511
- Các loại sổ : Số chi tiết, sổ tổng hợp TK 632, TK 511
*Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty và Hình thức kế toán:
Công ty Pin Hà Nội là đơn vị SXKD với qui mô lớn, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày lớn, bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu tập trung nên Công ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ:”và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc phát sinh, kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo trình tự thời gian, đồng thời phân biệt theo hệ thống tài khoản. Cuối tháng cộng số liệu các tờ sổ sẽ có số liệu phát sinh của từng tài khoản ghi vào sổ cái
Hiện nay ở Công ty Pin Hà Nội đang áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141TC/QĐ/CĐTK ngày 1/11/1995 của bộ tài chính.
Báo cáo tài chính của Công ty gồm các báo cáo sau:
- Biểu 01: Bảng cân đối kế toán
- Biểu 02: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
- Biểu 03: Báo cáo luân chuyển tiền tệ và biểu thuyết minh báo cáo tài chính
Sơ đồ tổ chức ghi sổ theo hình thức
hạch toán nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các
bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Sổ cái
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi cuối tháng
Ghi hàng ngày
Đối chiếu kiểm tra
IV. Tình hình thực tế về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty cổ phần pin Hà Nội
1. Tình hình công tác quản lý lao động
Lao động là một bộ phận quan trọng của công ty vì vậy phải bố trí phù hợp năng lực sản xuất và trình độ tay nghề. Bên cạnh đó phải dựa vào kết quả tiêu thụ thành phẩm mà bố trí lực lượng sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thụ . Hiện nay số công nhân viên của công ty là 400 người
Trong đó : - Phân xưởng pin số 1có 92 người
Phân xưởng pin số 2 có 135 người
Phân xưởng phụ kiện có 97 người
Văn phòng công ty và một số bộ phận khác là 76 người
Bộ phận lao động thuộc phòng ban và các bộ phận khác của công ty gồm 76 người. Đây là bộ phận lao động gián tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh . Tiền lương và các khoản trích theo lương được hạch toán vào giá thành toàn bộ trong khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bộ phận lao động quản lý sản xuất tại các phân xưởng của công ty. Bộ phận này quản lý trực tiếp nhân công tại phân xưởng , đối với tổ trưởng tổ sản xuất thì ngoài nhiệm vụ sản xuất ra thì họ còn kiêm thêm phân trách nhiệm đối với công việc của tổ đang sản xuất.
Bộ phận lao động trực tiếp : đây là số công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm . Số công nhân này được chia thành 3 phân xưởng . Mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm một khâu của sản phẩm hoàn thành và chịu hoàn toàn số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm hoàn thành.
2. Các hình thức trả lương và phạm vi áp dụng
Công ty cổ phần Pin Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước nhưng lại tự chủ về tài chính . Các mặt hàng của công ty là các loại pin R20, R6, R40 ....dùng cho người trong nước và xuất khẩu sang nước khác.
Thực tế trong các doanh nghiệp nhà nước từ khi chuyển đổi từ hạch toán bao cấp sang cơ chế thị trường thì nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động của một số công ty quá nhỏ . Để có được nguồn vốn lưu động và vốn cố định lớn thì công ty cổ phần Pin Hà Nội đã áp dụng các hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Công ty đã chủ động mua bán theo quy mô lớn và quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty một cách chặt chẽ. Điều đó đã thúc đẩy cán bộ công nhân viên tích cực hơn trong quá trình làm việc sản xuất của mình. Để trả thù lao động cho người lao động công ty đã áp dụng hai hình thức trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm hoàn thành đúng và đủ quy cách.
Tương ứng với hai chế độ trả lương là hai hình thức tiền lương được áp dụng tại công ty :
-Hình thức tiền lương theo thời gian
-Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo thời gian được công ty áp dụng để đảm bảo đúng chế độ của nhà nước mà ngưòi công nhân bỏ sức ra làm tại công ty. Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho công nhân viên khi công nhân viên làm việc một cách nhiệt tình đảm bảo đúng quy cách và hoàn thành. Cả hai hình thức này công ty đều áp dụng trong một năm.
Ngoài tiền lương lao động được hưởng như trên người lao động còn được hưởng các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, hưởng chế độ BHXH theo quy định chung trong các trường hợp tai nạn lao động, ốm đau, thai sản....Việc tính mức trợ cấp bảo hiểm xã hội được thực hiện trên cơ sở chế độ về BHXH quy định.
Các khoản trích nộp theo quy định:
+ Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng công ty có trách nhiệm đóng 2%,BHYT tế trích từ quỹ lương cấp bậc cho số lao động làm việc và người lao động có trách nhiệm đóng 1% tiền lương cấp bậc của từng người.
+ Mức đóng kinh phí công đoàn : Hàng tháng công ty có trách nhiệm đóng 2% trích từ quỹ lương cấp bậc cho số lao động làm việc .
+ Mức đóng và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội
- Hàng tháng công ty đóng 15 % trích từ quỹ lương cấp bậc cho số lao động làm việc và người lao động có trách nhiệm đóng 5% tiền lương cấp bậc của từng người.
- Đối với những người ngừng nghỉ sản xuất, việc riêng, nghỉ chế độ về BHXH (ốm, con ốm , thai sản, tai nạn lao động...) mà không có lương trên bảng lương thì không ghi thu 5% và các thời gian nghỉ trên không được tính thời gian công tác để hưởng chế độ BHXH.
Người lao động nào muốn tính thời gian công tác trong thời gian nghỉ không hưởng lương như trên phải làm đơn tự nguyện đóng 20 % lương cấp bậc hàng tháng.
- Đối với lao động mới tuyển, chuyển công tác trong thời gian nghỉ không hưởng lương như trên phải làm đơn tự nguyện đóng 20 % lương cấp bậc hàng tháng.
Đối với công nhân sản xuất được tuyển dụng mới vào làm việc tại công ty. Sau 3 tháng làm việc tại công ty mới ghi thu 5% trên bảng lương và công ty có trách nhiệm trích đóng 15% trích từ quỹ lương cấp bậc cho số lao động này từ tháng tư trở đi.
- Đối với lao động nữ mới được tuyển dụng vào công ty phải có đủ 2 năm làm việc thực tế trở lên và sinh con sau tuổi 22 mới được hưởng chế độ BHXH về thai sản con ốm.
- Các phân xưởng lập tổ theo dõi trích nộp 5% tiền lương trích nộp theo bảng thanh toán lương hàng tháng của đơn vị. Đồng thời vào cuối kỳ thanh toán lập phiếu báo tăng giảm mức nộp BHXH để đối chiếu với phòng tổ chức.
- Tháng cuối mỗi quý, phòng tổ chức tổng hợp danh sách tăng giảm mức nộp BHXH của toàn công ty, lên bảng đối chiếu về lao động, quỹ tiền lương tổng số tiền BHXH phải đóng với BHXH quận và chuyển bảng đối chiếu về phòng tài vụ.
- Phòng tài vụ có trách nhiệm đóng đủ số tiền phải nộp của công ty với cơ quan BHXH Hà nội và chuyển chứng từ về phòng tổ chức để làm căn cứ quyết toán các chế độ BHXH đã chi ( ốm, con ốm, thai sản...) và giải quyết các trường hợp hưu trí, chờ hưu.
Như vậy công ty có trách nhiệm đóng 19% (15 % BHXH, 2% BHYT , 2% CPCĐ) trích từ quỹ lương cấp bậc và người lao động có trách nhiệm đóng 6% (5% BHXH , 1 % BHYT) tiền lương cấp bậc của từng người để nộp cho nhà nước và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của nhà nước.
V. Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty cổ phần pin Hà Nội
Dưới đây là hình thức hạch toán và sự luân chuyển chứng từ sổ sách tại công ty:
Phòng kế hoạch
Các phòng phân xưởng
Phòng tổ chức
Phòng kế toán tài vụ
Giám đốc
Ngân hàng
Báo cáo thực hiện kế hoạch
Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành
Bảng chấm công
Thanh toán lương
Duyệt
Bảng chấm công
1 . Hạch toán quản lý lao động
Trong quản lý và sử dụng lao động ở công ty cổ phần Pin Hà Nội phòng tổ chức lao động chịu trách nhiệm hạch toán lao động trên 3 phương diện như :Hạch toán về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động.
Hạch toán về số lượng lao động : Người quản lý lao động hạch toán về số lượng từng loại lao động theo công việc, khâu sản xuất, tổ sản xuất.
Hạch toán về thời gian lao động : Người quản lý lao động hạch toán về thời gian lao động căn cứ vào ngày làm việc để chấm công hay chấm điểm cho từng công nhân theo mẫu số đã có sẵn.
Hạch toán về kết quả lao động : Là mục đích đánh giá mức năng suất lao động của từng tổ, từng phân xưởng thậm chí cho từng công nhân để đưa ra quyết định khen thưởng hay kỷ luật. Nếu sản phẩm sai hỏng quá nhiều hay quá lãng phí thì có thể trừ vào lương bằng trị giá số lương sản phẩm sai hỏng. Nếu ở thời điểm trả lương theo sản phẩm thì phương tiện này là mấu chốt của việc trả lương cho người lao động. Căn cứ vào bảng chấm công của người tổ chức truyền xuống phòng tài vụ (tổ chức) để trích lương cho từng công nhân theo thời gian.
Bảng chấm công phòng tổ chức lao động tiền lương thực hiện theo mẫu biểu do chế độ quy định .
Các ký hiệu của bảng chấm công:
1. Lương sản phẩm K
2. Lương thời gian 8
3. Lương nghỉ phép F
4. Lương học – Họp H
5. Lương tự vệ TV
6. Mất điện nước E
7. Thiếu nguyên vật liệu C
8. Máy móc hỏng M
9. Ngưng sản xuất NS
10. Bản thân ốm Ô
11. Con ốm CO
12. Đẻ, sảy thai TS
13. Việc riêng R
14. Nghỉ không lý do O
VD: Trích bảng chấm công của Công ty cổ phần Pin Hà Nội như sau:
Đơn vị Công ty cổ phần Pin Hà Nội Bảng chấm công
Bộ phận Văn phòng phân xưởng Pin số 1 tháng 4 năm 2006
TT
Họ và tên
công nhân viên
Cấp bậc lương
Cấp bậc chức vụ
Ngày trong tháng
Quy ra công
1
2
3
4
5
…
29
30
Số công lương theo sản phẩm
Số công hưởng theo thời gian
Số công nghỉ việc hưởng 100% lương
Số công nghỉ ngừng việc hưởng % lương
Số công hưởng BHXH
1
2
3
Nguyễn Hưng Lập
Nguyễn Minh Tuấn
Nguyễn Văn Hải
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
…
…
…
X
X
X
X
X
X
Ngoài chấm công Phụ trách kỹ thuật Người duyệt
(ký tên) (ký tên)
Căn cứ vào kết quả lao động đã tổng hợp trên bảng chấm công do người tổ trưởng hoặc phụ trách bảng chấm công, số công làm việc, số công hưởng lương chế độ của từng nhân viên do tổ trưởng hoặc người phụ trách nộp lên phòng kế toán dựa vào bảng chấm công tính lương cho từng nhân viên
Để tính lương tháng 4 năm 2006 cho từng nhân viên, của Công ty kế toán thực hiện như sau:
Lương cấp bậc = Hệ số mức lương x Mức lương tối thiểu
Lương tháng = Lương cấp bậc x Phụ cấp lương
Lương ngày = Lương tháng
22ngày
Khi lĩnh được lương các nhân viên phải trích 6% trích trên lương cấp bậc trong đó 5% BHXH, 1% BHYT
Sau đó khi tính lương thực tế phải trả cho từng nhân viên kế toán lập bảng thanh toán lương cho cả Công ty.
* Cụ thể tính lương cho Anh Nguyễn Minh Tuấn như sau:
- Mức lương tối thiểu 350.000 đ
- Hệ số lương 3,27
-Phụ cấp chức vụ:không có
- Hệ số phụ cấp: không có
Lương cấp bậc = 3,27 x 350.000 = 1144500 đ
Lương tháng = 1144500đ
Lương ngày = 1144500 + = 52022 đ
22
Sau khi lĩnh lương anh Nguyễn Minh Tuấn phải trích nộp 6%. Trích trên lương trong đó 5% BHXH, 1% BHYT
Cụ thể: 5% BHXH = 5% x 1144500 = 57225đ
1% BHYT = 1% x 1144500 = 11445 đ
Tổng cộng = 57225+ 11445 = 68670 đ
Số tiền lĩnh kỳ 1 là:900000đ
Vậy số tiền thực lĩnh của Anh Nguyễn Minh Tuấn là 1144500 -900000– 68670 = 175830đ
* Cụ thể: Tính lương theo sản phẩm cho chị Đặng Thị Thuận công nhân thuộc tổ Pin đơn 1 như sau:
Lương sản phẩm= Số lượng sản phẩm hoàn thành *Đơn giá pin đơnđã nghiệm thu
Lương sản phẩm(chị Thuận)= 143000 *8980/100= 1284140
Tại tổ pin dơn, số lượng sản phẩm đã hoàn thành được chia theo hệ số qui định đối với từng vị trí cụ thể trên dây chuyền sản xuất.
Ví dụ :
Sản lượngngày (chị Thuận)=Tổng sản phẩm của ca sản xuất* Hệ số(vị trí công việc)/Tổng số lao động của tổ trong ngày
Sản phẩm ngày(chị Thuận)=90000*0,95/13=6576sp
Sản phẩm tháng(chị Thuận)= Tổng các ngày trong tháng
Sản phẩmtháng(chị Thuận)= 6576+6500+….+6670=143000sp
Phụ cấp: VSPN đối với nữ CNVnhư chị Thuận theo qui định của công ty mỗi tháng là 6900đ.
Phụ cấp trách nhiệm:không có
Phụ cấp ATVSV:không có
Lương phép được căn cứ vào bảng chấm công ,số công phép được tính như sau
Lương phép=Hệ số lương*350000/22
Lương việc khác= Số tiền qui định của công ty
Tổng lương =Lương sản phẩm+lương việc khác+lương phép+Phụ cấp
Ví dụ: Tổng lương (chị Thuận)= 1284140+0+0+6900=1291040đ
Tạm ứng kỳ 1=800000
BHXH+BHYT=Hệ số lương*350000*6%(lương cơ bản)
BHXH+BHYT(chị Thuận phải đóng)= 3.45*305000*6%=72450đ
Tiền cơm=Số công lao động*5000đ
Tiền cơm (chị Thuân phải đóng)=24*5000=120000đ
Lương kỳ 2 được lĩnh=Tổng lương – Tạm ứng-BHXH,BHYT –Tiền cơm
Lương kỳ 2 (chị Thuận được lĩnh)=
=1291040-800000-72450-120000=298590đ
Bằng cách tính như vậy ta lần lượt tính lương cho từng nhân viên,CNV sau khi tính xong kế toán tiến hành lập bảng thanh toán lương cho Công ty.
Bảng thanh toán lương theo thời Gian
Bộ phận: phòng tổ chức
Tháng 4 năm 2006
TT
Họ và tên
Bậc lương
Lương thời gian
Phụ
cấp
Tổng
cộng
Tạm ứng kỳ I
Các khoản phải khấu trừ
Kỳ II được lĩnh
S.công
Số tiền
Số tiền
Ký
BHXH
BHYT
Cộng
Số tiền
Ký
1
Vũ Thị Bình
5,06+0,2
22
1.771.000
70.000
1.841.000
1.000.000
92.050
18.410
110.460
730.540
2
Trần Thị Hà
3,27+0,15
22
1.114.500
52.500
1.167.000
700.000
58.350
11.670
70.020
396.980
3
Lê Hồng Nhung
2,32
Nghỉ
Đẻ
4
Nguyễn Đức Thắng
2,96
22
1.036.000
1.036.000
600.000
51.800
10.360
62.160
373.840
Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Người duyệt
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)
2. Đối với chế độ trích thưởng
Đề động viên cán bộ CNV thực hiện tốt kế hoạch sản xuất nâng cao doanh số bán hàng công ty đã áp dụng chế độ tiền thưởng cho các cá nhân trên cơ sở bình bầu trongtừng tổ sản xuất,phòng ban ,phân xưởng theo 3 mức như sau:
Loại A: 200.000 đ
Loại B: 160.000 đ
Loại C: 80.000 đ
Căn cứ để xếp loại thưởng cho từng cá nhân trong công ty:
+ Loại A:
- Căn cứ vào ngày công làm đủ trong tháng.
- Hoàn thành khối lượng công việc được giao.
- Chấp hành tốt qui chế của đơn vị.
+ Loại B:
- Căn cứ vào ngày công đi làm thực tế có số ngày nghỉ 5 ngày có lý do.
- Hoàn thành khối lượng công việc được giao.
- Chấp hành tốt qui chế của đơn vị.
+ Loại C:
- Căn cứ vào ngày công đi làm thực tế có số ngày nghỉ 10 ngày có lý do.
- Hoàn thành khối lượng công việc được giao.
- Chấp hành tốt qui chế của đơn vị.
VD: Cụ thể xét mức lương cho Nguyễn Đức Thắng
Trong tháng đủ số ngày công, hoàn thành khối lượng công việc được giao và chấp hành tốt quy chế, nội qui của công ty do vậy ông Thắng được hưởng mức lương (tiền thưởng) loại A: 200.000 đ.
Bằng cách xét tiền thưởng như vậy ta có thể tính tiền thưởng cho những người hoàn thành tốt công việc được giao. Trong quí 1 năm 2006 toàn công ty có 24 người được thưởng.
Loại A: có 20 người
Loại B: có 3 người
Loại C: có 1 người
Bảng thanh toán tiền thưởng
Tháng 4 năm 2006
STT
Họ và tên
Mức thưởng
Ghi chú
Xếp loại thưởng
Số tiền
Ký nhận
1
Nguuyễn Đức Thắng
A
200.000
2
Trần Thu Hà
A
200.000
…
….
….
6
Hoàng Thị Hạnh
B
160.000
7
Đỗ Quang San
C
80.000
….
….
….
Cộng
4560.000
Kế toán định khoản
- Căn cứ vào bảng thanh toán tiền thưởng kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 431: 4560.000
Có TK 111: 4560.000
- Khi thanh toán tiền thưởng cho các cán bộ công nhân viên căn cứ vào phiếu chi số 140 ngày 20/ 4/ 2006. Bút toán này được phản ánh ở sổ nhật ký chứng từ số 1:
Nợ TK 334: 4560.000
Có TK 111: 4560.000
3. Chế độ thanh toán BHXH cho CNV
Theo chế độ qui định về BHXH, quỹ BHXH dùng để chi trả cho CNV trong các trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, tai nạn lao động, mất sức về nghỉ hưu. Trong quá trình làm việc tại đơn vị người lao động có thể phải nghỉ việc trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… Người lao động được hưởng trợ cấp chế độ BHXH do quỹ BHXH thanh toán theo chế độ hiện hành. Căn cứ để tính toán và thanh toán BHXH là các phiếu nghỉ hưởng BHXH của các cơ quan y tế xác nhận cho người lao động.
Theo chế độ hiện hành khi thanh toán trợ cấp BHXH đối với người lao động bị đau ốm, con ốm… được hưởng 75% lương. Còn đối với người lao động nghỉ việc trong trường hợp thai sản, tai nạn lao động thì được hưởng 100% lương.
Mức trợ cấp nghỉ việc trong trường hợp thai sản hay tai nạn lao động
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ
26 ngày
x 100% x
Số ngày nghỉ thực tế
=
Mức trợ cấp nghỉ việc để chăm sóc con ốm hoặc người lao động ốm
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ
26
x 100% x
Số ngày nghỉ thực tế
=
VD: Khi tính trợ cấp BHXH cho một số công nhân trong tháng 4/ 2006 của công ty cổ phần Pin Hà Nội:
Chị Lê Hồng Nhung phòng TC
Trong đó: - Tiền lương cơ bản là: 350.000 x 2,32 = 812.000 đ/ tháng
-Vậy tổng số tiền lương thực lĩnh trong 1 tháng là 812.000 đ
- Chị Lê Hồng Nhung nghỉ đẻ trong 4 tháng nên số tiền chị được lĩnh là:812.000*4=3.248.000đ
Phiếu nghỉ hưởng BHXH
Tháng 4/ 2006
Họ và tên: Lê Hồng Nhung
Tên cơ quan
N/T/N
Lý do
Số ngày nghỉ
Y tá, Bác sĩ ký tên
Số ngày thực nghỉ
Xác nhận phụ trách đơn vị
Tổng số
Từ ngày
Đến ngày
Bệnh viện Bạch Mai
1/3
Nghỉ đẻ
120
1/3
30/6
120
Từ phiếu nghỉ hưởng BHXH của CNV, số liệu đã xác nhận của cơ quan y tế kế toán thanh toán BHXH bằng cách lập bảng thanh toán BHXH. Trên cơ sở bảng thanh toán BHXH thực hiện việc chi trả BHXH cho CNV.
Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội
Tháng 4/ 2006
Đơn vị tính: Đồng
Stt
Họ và tên
Nghỉ ốm
Tổng số tiền
Cơ quan BHXH duyệt
Số ngày
Số tiền
Số ngày
Số tiền
1.
Lê Hồng Nhung
120
812.000
3.248.000
120
3.248.000
Tổng cộng
3.248.000
3.248.000
Tổng số tiền Ba triệu hai trăm bốn tám nghìn đồng chẵn.
Kế toán BHXH Trưởng bên BHXH Kế toán trưởng
(ký họ tên) (ký họ tên) (ký họ tên)
Trước khi thanh toán BHXH cho nhân viên là chị Lê Hồng Nhung kế toán phải chờ cơ quan BHXH duyệt thì mới thanh toán BHXH. Khi được BHXH duyệt, công ty lĩnh tiền về nhập quỹ sau đó kế toán viết phiếu thu như sau:
Phiếu thu (số 110)
Đơn vị:… Mẫu số: C21 – H
Ngày 21/ 4 /2006 (Ban hành theo QĐ)
Số 999 – TC/ QĐ/ CĐ KT
Ngày 2/ 11/ 1996 của BTC
Họ và tên: Vũ Thị Hoa
Địa chỉ: …
Lý do thu: Trợ cấp BHXH tháng 4 năm 2006
Số tiền: 3.248.000 đồng
Viết bằng chữ: Ba triệu hai trăm bốn tám nghìn đồng chẵn.
Kèm theo một chứng từ gốc.
Thủ trưởng ĐV
(ký đóng dấu)
Kế toán trưởng
(ký họ tên)
Thủ quỹ
(Ký họ tên)
Người lập biểu
(ký họ tên)
Người nộp
(ký họ tên)
Sau khi được cơ quan bảo hiểm xã hội duyệt và cấp tiền cho chị Lê Hồng Nhung được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, kế toán chi tiền cho chị và lập phiếu chi như sau:
Phiếu chi số 180
Ngày 25/4/2006
Nợ TK 334
Có TK 111
Họ và tên: Lê Hồng Nhung
Địa chỉ:
Lý do nhận: Trợ cấp BHXH tháng 4 năm 2006
Số tiền là:3.248.000đ
Viết bằng chữ: Ba triệu hai trăm bốn tám nghìn đồng chẵn.
Kèm theo chứng từ gốc.
Thủ trưởng đơn vị
(ký đóng dấu)
Kế toán trưởng
(ký họ tên)
Thủ quỹ
(Ký họ tên)
Người lập phiếu
(ký họ tên)
Người nộp
(ký họ tên)
VI. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty cổ phần Pin Hà Nội
1. Chứng từ thanh toán
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty căn cứ vào chứng từ lao động tiền lương, BHXH do bộ phận tính lương tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ và thanh toán các khoản trích theo lương, BHXH và ghi sổ kế toán. Các chứng từ tự hạch toán mà kế toán dùng để hạch toán, mà công ty sử dụng bao gồm:
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương
Bảng thanh toán tiền BHXH
Bảng thanh toán tiền thưởng
Ngoài ra còn có các chứng từ liên quan khác: Bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ, Bảng kê khấu trừ lương, phiếu thu, phiếu chi.
2. Các tài khoản dùng để hạch toán của Công ty
Để phản ánh tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán của Công ty sử dụng chủ yếu các tài khoản như sau:
TK 334: “Phải trả công nhân viên”
Nội dung phản ánh tình hình tiền lương, tiền công, BHXH cho cán bộ công nhân viên.
TK 338: “phải trả, phải nộp khác”
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác như TK 111, 112, 641, 642, 622, 627…
Trình tự hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
3. Sổ kế toán dùng để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty
Kế toán Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ. Do vậy, kế toán theo dõi tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ được ghi trên các sổ kế toán như sau:
Nhật ký chứng từ số 1
Bảng kế số 4
Bảng kê số 5
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ cái TK 334
Sổ cái TK 338 (338.2, 338.3, 338.4)
Sổ cái TK 622
Nhật ký chứng từ số 1
Tháng 4/2006
Stt
Ngày tháng
Số phiếu
Diễn giải
Ghi có TK 111, ghi nợ các TK
Cộng có TK 111
334
335
338
156
642
133
…
Chi lương tháng 4 cho CNV
621,450.299
621,450.299
Chi thưởng tháng 4 cho CNV
4.560.000
4.560.000
Chi tiền hưởng BHXH của CNV
3.248.000
3.248.000
Trích 20% BHXH nộp lên cấp trên
124.290.060
124.290.060
Nộp KPCĐ lên cấp trên
12.429.006
12.429.006
Cộng
765.977.365
Kế toán dựa vào bảng tổng hợp lương và các khoản quy định về trích BHXH, BHYT, KPCĐ lên bảng phân bổ tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ.
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH sử dụng các tài khoản sau:
TK 334 Phải trả công nhân viên
TK 338 Phải trả phải nộp khác
TK 338.2 Kinh phí công đoàn
TK 388.3 BHXH
TK 388.4 BHYT
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản sau:
TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 Chi phí quản lý phân xưởng
TK 641 Chi phí bán hàng
TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Toàn Công ty kế toán tính toán các khoản tính theo lương sau đó lập bảng phân bổ tiền lương như sau:
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Tháng 4 năm 2006
TT
Ghi có
các TK
Ghi nợ
các TK
TK334
TK338
Tổng cộng
Lương chính
Lương phụ
Khoản khác
Cộng có
TK334
TK3382
KPCĐ
TK3383
BHXH
TK3384
BHYT
Cộng có TK338
1
TK622
497.160.239
497.160.239
9.943.005
74.574.536
9.943.005
94.460.445
591.620.684
2
TK627
18.643.509
18.643.509
372.870
2.796.526
372.870
3.542.266
22.185.775
3
TK641
6.593.052
6.593.052
131.861
988.958
131.861
1.252.680
7.845.732
4
TK642
99.053.499
99.053.499
1.981.070
14.858.025
1.981.070
18.820.165
117.873.664
5
TK334
0
31.072.515
6.214.503
37.287.018
37.287.018
Cộng
621.450.299
621.450.299
12.428.806
124.290.560
12.428.806
155.362.574
776.812.873
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký tên) (ký tên)
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội kế toán công ty ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 622: 497.160.239
Nợ TK 627: 18.643.509
Nợ TK 641: 6.593.052
Nợ TK 642: 99.053.499
Phần trích BHXH, BHYT, KPCĐ phân bổ vào chi phí kinh doanh như sau:
BHXH trích 15% =621.450.299 x 15% = 93.217.545
BHYT trích 2% = 621.450.299 x 2% = 12.429.006
KPCĐ trích 2% = 621.450.299 x 2% = 12.429.006
Cộng = 118.075.557
Thu 5% BHXH, 1% BHYT của tháng 4 căn cứ vào phiếu thu 120
BHXH 5% = 621.450.299 x 5% = 31.072.515
BHYT 1% = 621.450.299 x 1% = 6.214.503
Cộng = 37.287.018
Thanh toán BHXH tháng 4 của Công ty.
Căn cứ vào phiếu chi số 265 ngày 7/5/2006 kế toán ghi
Nợ TK 338 : 37.287.018
Có TK 111 : 37.287.018
Bảng kê số 4
Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng.
Dùng cho các tài khoản 154, 631, 621, 622, 627.
Tháng 4 năm 2006
Đơn vị tính: Đồng
Stt
Các TK ghi có
154
334
338
…
Các TK P/ chi ở các NKCT khác
Cộng CP thực tế trong tháng
Các TK ghi nợ
NKCT Số:…
NKCT Số:…
…
1.
TK 154 (PX) hoặc 631 (sp)
2.
TK 621 PX (sp)
PX …
3.
TK 622
497.160.239
94.460.445
4.
TK 627
18.643.509
3.542.266
Tổng cộng
515.803.748
98.002.711
Bảng kê số 5
Tập hợp: - Chi phí đầu tư XDCB TK 241
- Chi phí bán hàng TK 641
- Chi phí QLDN TK 642
Tháng 4 năm 2006
Đơn vị tính: Đồng
TT
Các TK
ghi Có
152
334
338
…
Các TK p/ánh ở các NKCT khác
Cộng CP thực tế trong tháng
Các TK
ghi Nợ
NKCT Số:…
NKCT Số:…
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
TK 241.1 Mua sắm TSCĐ
2
TK 241.2 CPXDCB
3
TK 641 CPQLDN
6.593.052
1.252.680
4
TK 642 CPBH
99.053.499
18.820.165
Tổng cộng
105.646.551
20.072.845
Sau khi vào bảng kê xong cuối tháng được chuyển vào “Nhật ký chứng từ số 7”.
Căn cứ vào số liệu không phản ánh vào bảng kê số 5. Tiền thưởng và BHXH phải trả công nhân viên.
Nợ TK 431 4.560.000
Có TK 334 4.560.000
Nhật ký chứng từ số 7
Tháng 4 năm 2006
Đơn vị tính: đồng
STT
Các TK
ghi Có
142
335
…
334
338
TK phản ánh NKCT
Tổng chi phí
Các TK
ghi Nợ
NKCT Số:…
NKCT Số: …
…
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
TK 154
2
TK 622
497.160.239
94.460.445
3
TK 627
18.643.509
3.542.267
4
TK 641
6.593.052
1.252.680
5
TK 642
99.053.499
18.820.165
Cộng
621.450.299
118.075.557
Sau khi hoàn tất công việc ghi NKCT số 7 phần một chi phí sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Số liệu trên NKCT số 7 phần I được sử dụng để ghi sổ cái các TK 334, 338 và các TK liên quan khác như 622, 627, 641, 642.
Căn cứ để ghi sổ cái các TK 334,338.
Tổng số phát sinh bên Có TK 334, TK338 được lấy trên dòng tổng cộng ghi Có TK 334, TK 338 đối ứng với Nợ các TK. Còn số phát sinh bên Nợ các TK 334, TK 338 được lấy từ các NKCT liên quan đến các TK ghi Có.
Nhật ký chứng từ số 10
Ghi có TK 338 “Phải trả phải nộp khác”
Tháng 4 năm 2006
TT
Diễn giải
Số dư đầu kỳ
Ghi Có TK 338 – Ghi Nợ các TK khác
Ghi Nợ TK 338 – Ghi Có TK này
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
TK 622
TK 627
TK 641
TK 642
TK 334
Cộng Có TK 338
TK 111
TK 112
TK 152
TK 336
Cộng Nợ TK 338
Nợ
Có
I
KPCĐ-TK 338.2
460.905.139
9.943.205
372.870
131.861
1.981.070
12.429.006
37.287.018
37.287.018
437.110.127
Trích 2% KPCĐ
9.943.205
372.870
131.861
1.981.070
12.429.006
37.287.018
37.287.018
II
BHXH- TK 338.3
485.213.400
74.574.036
2.796.526
988.958
14.858.025
31.072.515
124.290.060
497.642.460
Thu 5% BHXH
Trích 15% BHXH
485.213.400
74.574.036
2.976.526
988.958
14.858.025
31.072.515
124.290.060
497.642.460
III
BHYT-TK 338.4
9.943.205
372.870
131.861
1.981.070
6.214.503
12.429.006
Thu 2% BHYT
Trích 2% BHYT
9.943.205
372.870
131.861
1.981.070
12.429.006
Cộng
18.643.509
18.643.509
(Nhật ký chứng từ số 1,2,7…) đối ứng với Nợ TK 334, 338 để ghi như các tài khoản 111, 121 141. Căn cứ để ghi sổ cái TK 622.
Tổng số phát sinh bên Nợ TK 334, 338 được lấy trên dòng tổng cộng ghi Nợ TK 622 đối ứng với các TK. Còn số phát sinh bên Có TK 622 được lấy từ bảng phân bổ tiền lương và trích BHYT, BHXH, KPCĐ đối ứng với bên Có của TK 334, 338.
Sổ cái
TK 334 “Phải trả công nhân viên”
Tháng 4 năm 2006
Số dư đầu tháng
Nợ
Có
0
0
Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này
Tháng 1
….
Tháng 4
…
Tháng 12
Cộng
TK 111
TK 338.3
TK 338.4
584.163.281
31.072.515
6.214.503
Cộng phát sinh
Nợ
Có
621.450.299
621.450.299
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
Sổ cái
TK 338.2 “Kinh phí công đoàn”
Số dư đầu tháng
Nợ
Có
0
460.905.139
Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này
Tháng 1
…
Tháng 4
…
Tháng 12
Cộng
TK 111
TK 622
TK 627
TK 641
TK 642
9.943.205
372.870
131.861
1.981.070
Cộng phát sinh
Nợ
Có
124.429.006
124.429.006
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
0
460.905.139
Sổ cái
TK 338.3 “Bảo hiểm xã hội”
Số dư đầu tháng
Nợ
Có
0
485.213.400
Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này
Tháng 1
…
Tháng 4
…
Tháng 12
Cộng
TK 111
TK 334
TK 622
TK 627
TK 641
TK 642
31.072.515
74.574.036
2.796.526
988.958
14.858.025
Cộng phát sinh
Nợ
Có
0
609.503.460
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
0
609.503.460
Sổ cái
TK 338.4 “Bảo hiểm y tế”
Số dư đầu tháng
Nợ
Có
0
0
Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này
Tháng 1
…
Tháng 4
…
Tháng 12
Cộng
TK 334
TK 622
TK 627
TK 641
TK 642
6.214.503
9.943.205
372.870
131.861
1.981.070
Cộng phát sinh
Nợ
Có
0
18.553.509
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
0
18.503.509
Phần III
Một số nhận xét và ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty cổ phần pin hà nội
I. Nhận xét chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty cổ phần pin hà nội
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu thực tế về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty cổ phần Pin Hà Nội. Trên cơ sở kiến thức được học tại trường, kiến thức thu thập từ sách vở, tạp chí và nhất là tiếp xúc trực tiếp với Công ty cổ phần Pin Hà Nội. Xin phép có một vài nhận xét về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Pin Hà Nội.
1. Hạch toán Lao động
Việc thực hiện công tác hạch toán về lao động ở Công ty được cán bộ tổ chức phòng Lao động tiền lương tiến hành trên ba phương diện sau:
- Hạch toán về lao động: Được cán bộ quản lý phòng Tổ chức lao động kết hợp chặt chẽ với các quản đốc phân xưởng theo dõi toàn bộ công nhân làm việc dựa trên bảng chấm công trực tiếp từ tổ trưởng tổ sản xuất của từng bộ phận báo lên theo quy mô quản lý từ trên xuống dưới mỗi ngày làm việc tổ trưởng tổ sản xuất báo cáo số lượng lao động có mặt hay vắng mặt của từng tổ mà mình quản lý cho quản đốc phân xưởng. Quản đốc phân xưởng tập hợp lại để báo cáo lên phòng Tổ chức lao động và tiền lương để ghi vào sổ chấm công.
Với phương pháp trực tiếp quản lý từng bộ phận như vậy cho nên cán bộ quản lý có thể biết được rõ ràng số lượng công nhân viên làm việc trong từng ngày.
- Hạch toán về thời gian lao động: Quá trình quản lý và sử dụng thời gian lao động một cách chặt chẽ và hợp lý tại Công ty làm cho việc sản xuất và hoàn thành kế hoạch sản xuất rất kịp thời và đáng hoan nghênh. Song đây cũng chưa hẳn là một giải pháp tốt nhất. Đối với bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất như vậy việc quản lý thời gian lao động chặt chẽ là rất đúng, bởi lẽ đây là đội ngũ trực tiếp làm ra sản phẩm. Nhưng chính vì đội ngũ trực tiếp sản xuất ra sản phẩm thì đòi hỏi cán bộ quản lý chặt chẽ ép công nhân làm đúng, đủ thời gian làm việc sao cho hợp lý để khỏi làm phật lòng công nhân viên. Trong công tác quản lý không cứ phải quản lý chặt chẽ làm đúng, đủ thời gian quy định của người lao động “Cương nhu đúng lúc” ,tạo cho người lao động làm việc với tinh thần thoải mái sẽ thu được nhiều kết quả hơn. Mặt khác công nhân sẽ thấy mình được quan tâm thực sự từ phía Ban lãnh đạo. Trên cơ sở đó họ gắn bó hết mình với Công ty. Vì danh lợi của Công ty trong quá trình làm thêm giờ phải trả thù lao xứng đáng để tái sản xuất sức lao động củ công nhân như luật đã định.
- Hạch toán kết quả lao động: Công ty luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm hoàn thành vì thế sản phẩm hoàn thành của tổ sản xuất nào tốt xấu có thưởng phạt rõ ràng. Kết quả tay nghề lao động luôn được Công ty kiểm tra theo định kỳ nhằm nâng cao hệ số tay nghề cho phù hợp .
Công ty chú tâm đến trình độ tay nghề của từng người để cố gắng sắp xếp theo đúng trình độ chuyên môn mà họ được đào tạo.
2. Tính lương và BHXH trả cho người lao động
2.1.Tính lương phải trả cho công nhân viên
Việc thực hiện áp dụng hai hình thức trả lương: hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm của Công ty là rất phù hợp, bảo đảm công bằng cho công nhân sản xuất tạo động lực kích thích người lao động quan tâm đến việc sản xuất và yêu nghề.
- Hạch toán tiền lương theo thời gian: Việc tính lương theo thời gian chỉ áp dụng cho các bộ phận gián tiếp và cho công nhân sản xuất ở những tháng ít công việc hay ngưng sản xuất, mất điện. Cho nên công ty sản xuất theo mức độ trung bình.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm:được áp dụng cho những công nhân trực tiếp sản xuất . Điều đó cũng phản ánh đúng được nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo khả năng của người lao động”. Tuy nhiên trả lương theo phương pháp này vẫn chưa thực sự thúc đẩy hết mình của công nhân trong quá trình làm việc.
2.2.Trích BHXH, trợ cấp cho công nhân viên
Cũng như các công ty khác, Công ty cổ phần Pin Hà Nội áp dụng đúng luật quy định về BHXH và trợ cấp khác đầy đủ, kịp thời cho công nhân viên và cơ quan BHXH.
3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Thực hiện trích BHXH theo tỷ lệ 20% trên lương cấp bậc của công nhân viên. Trong đó 15% là do Công ty chi trả còn lại 5% do trừ vào lương công nhân viên, BHYT 3% trong đó đơn vị sử dụng lao động chi trả 2% còn lại 1% do trừ vào lương của công nhân viên. Việc trích KPCĐ 2% trên tiền lương cấp bậc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh do vậy Công ty chi trả hoàn toàn.
4. Kế toán tổng hợp tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ
Kế toán Tổng hợp tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện trên các sổ sách như: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, nhật ký chứng từ sổ cái các TK 334, 338.2, 338.3, 338.4, và một số bảng biểu kế toán khác theo đúng vì chế độ kế toán quy định tại quyết định số 1141 – TC/QĐ CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính ban hành. Công ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ” cho nên việc thực hiện ghi chép đối chiếu và kiểm tra rất đơn giản và dễ hiểu.
Ưu điểm:
Công ty là một trong những đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh về các chế độ hạch toán của Bộ Tài chính. Đầu tiên là các vấn đề hình thành quĩ lương. Công ty đã chấp hành tương đối nghiêm chỉnh theo đúng hướng dẫn trong thông tư của Bộ Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tiền lương và tiền thưởng trong doanh nghiệp.
Về bộ máy của kế toán Công ty chuyên sâu, mỗi kế toán có trách nhiệm làm một phần, phần hành cụ thể nên phát huy được tính tự giác sự thành thạo trong công việc, các phần hành được phối hợp với nhau một cách khéo léo. Công tác kế toán hạch toán tiền lương và các khoản tính theo lương cũng như các phần hành khác luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các chế độ về lương, thưởng, phụ cấp của Nhà nước luôn được thực hiện đầy đủ, chính xác công tác tổ chức tính lương và thanh toán lương được làm tốt. Việc hạch toán tiền lương đã được Công ty sử dụng máy tính, áp dụng các chương trình kế toán góp phần tăng tính chính xác, thuận lợi. Hệ thống chứng từ ban đầu được phân loại và được bảo quản cẩn thận, sổ sách ghi đơn giản, dễ hiểu. Nhờ vậy, việc thanh toán hạch toán tiền lương và các khoản khác được đầy đủ, chính xác và kịp thời phản ánh đúng hao phí sức lao động mà công nhân bỏ ra, khuyến khích người lao động hăng say sản xuất.
Hạn chế: Tuy nhiên những mặt tích cực nêu ở trên công tác kế toán tiền lương ở Công ty còn những mặt tồn tại là:
Hệ thống thang bậc lương mới thì tiền lương trả cho người lao động ở doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong hoàn cảnh mới cũng chưa được so với mặt bằng giá cả hàng hóa, mức sống dân cư đô thị.
Hiện nay Công ty đang áp dụng kế toán máy với kế toán thủ công dẫn đến máy vi tính chưa được áp dụng có hiệu quả.
Kết cấu của bảng phân bổ tiền lương chưa hợp lý, Công ty không sử dụng TK 641 “chi phí bán hàng” nhưng Công ty có khả năng tổng hợp bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương theo đúng quy định của Nhà nước.
Công ty vẫn chưa thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên, là động lực giúp công nhân tăng năng suất lao động tiết kiệm vật tư và còn phát minh nhiều sáng kiến thúc đẩy nhanh tiến độ công việc. Công ty phải bổ sung thêm chế độ tiền thưởng để khen thưởng kịp thời cho người lao động làm việc đủ ngày hoàn thành tốt các chỉ tiêu, tiết kiệm vật tư.
II. Yêu cầu của việc hoàn thiện công tác kế toán tiền Lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cP pin Hà nội
Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán lương và các khoản phải trích theo lương tại Công ty cổ phần Pin Hà Nội muốn tính khả thi trước hết phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Hoàn thiện phải tuân thủ hệ thống kế toán. Kế toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước. Mỗi quốc gia đều có một cơ chế tài chính nhất định và xây dựng một chế độ kế toán riêng, phù hợp với cơ chế tài chính áp dụng thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế của nước mình. Các doanh nghiệp có thể áp dụng linh hoạt nhưng phải tuân thủ đúng chế độ kế toán đó. Việc tuân thủ này nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quá trình kiểm tra, giám sát các cơ quan chức năng.
Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống kế toán được ban hành dù là rất chi tiết song đó vẫn là một bản thiết kế tổng thể. Các doanh nghiệp phải tuân thủ nhưng không phải một cách cứng nhắc mà vẫn có thể áp dụng linh hoạt một cách nhất định, phù hợp với lĩnh vực hoạt động đặc điểm tổ chức của từng doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở đáp ứng được các yêu cầu cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đầy đủ phù hợp với yêu cầu quản lý.
Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí: mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế nên bất cứ hoạt động nào cũng không thể tách rời yêu cầu tiết kiệm chi phí vật tư. Việc hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản tính theo lương cũng phải đáp ứng được yêu cầu này.
III. Phương pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty cổ phần pin Hà Nội
Hoàn thiện công tác hạch toán luôn là một công việc cần thiết vì hạch toán kế toán là một công cụ quản lý doanh nghiệp với nhiệm vụ cung cấp thông tin phản ánh theo dõi chi tiết có quan hệ kinh tế dưới biểu hiện bằng tiền. Hạch toán tiền lương vẫn có vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Với những tồn tại trên em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Cần phải tổ chức bố trí lại lao động cho phù hợp với nội dung công việc, quy trình công nghệ, để tận dụng triệt để khả năng hoạt động và phân phối tiền lương theo hiệu quả đóng góp lao động được chính xác công bằng cần phải:
+ Xác định nội dung công việc, phạm vi trách nhiệm quy trình công nghệ, yêu cầu về chất lượng cho từng công việc chức danh cụ thể.
+ Xây dựng hệ thống kiểm soát số lượng và chất lượng số lượng lao động, số lượng và chất lượng sản phẩm công việc.
Các nhân viên kế toán cần phải học tập để nâng cao được trình độ sử dụng kế toán máy như thế mới tận dụng được hiệu quả của máy vi tính.
Thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của người lao động vào chi phí sản xuất kinh doanh. Công ty cho cán bộ công nhân viên nghỉ phép theo đúng chế độ. Tiền nghỉ phép sẽ tính theo lương cơ bản của mỗi người. Việc không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên là chưa hợp lý vì chỉ dựa vào thực tế của năm trước nên tiền lương nghỉ phép phát sinh tăng đột ngột trong khi đó sản phẩm kỳ giảm đi đáng kể và số tiền lương này được phân bổ vào giá thành sản phẩm bị biến động tăng lên. do đó Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của người lao động theo công thức sau:
Tỷ lệ trích trước được xây dựng cho cả năm kế hoạch (%)
=
Tổng tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất ở các bộ phận sản xuất chính của năm kế hoạch
Tổng tiền lương nghỉ phépcủa năm kế hoạch phải trả cho cán bộ ở các bộ phận sản xuất chính
Mức trích trước từng tháng
= % (trích trước) x
Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất ở các bộ phận sản xuất chính
Kết luận
Như đã nói ở trên, lao động tiền lương là một trong ba yếu tố rất quan trọng trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào. việc hạch toán chi phí lao động (chi phí nhân công trực tiếp) là một bộ phận phức tạp trong việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh. Nên hạch toán kế toán nói chung là công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế thì công tác kế toán tiền lương và quản lý tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất .
Việc quản lý chi phí tiền lương và lao động tốt đồng nghĩa với việc tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh, điều mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng rất quan tâm. Hạch toán chính xác chi phí nhân công cũng có vị trí quan trọng, nó không chỉ là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm và giá thành bán thành phẩm, là căn cứ để xác định các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước, cho cơ quan phúc lợi xã hội mà còn đảm bảo tính đúng đủ tiền công phải trả cho người lao động và quyền lợi của người lao động. Người lao động được trả công phù hợp với sức lao động mà họ bỏ ra để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Điều này sẽ tác động khuyến khích, thúc đẩy người lao động tích cực tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Trong xã hội phát triển như ngày nay, nhu cầu sống và sinh hoạt ngày càng cao đòi hỏi con người chi trả cho rất nhiều chi phí vào việc phục vụ vui chơi giải trí, ăn uống,… Do đó tiền lương đã trở thành mục tiêu đích thực của bất kỳ một ai trong xã hội. Vì mục tiêu cao do đó người lao động luôn chạy xô theo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hướng phát triển mạnh nhằm: thoả mãn mục đích và nhu cầu tiền lương chứ không phải mục đích yêu nghề như thời kỳ trước. Do đó tiền lương lại càng được đặt lên vị trí quan trọng hơn nữa.
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Pin Hà Nội em luôn nhận được sự chỉ bảo tận tình của các cô, chú ở phòng Tổ chức và phòng Kế toán tài vụ, kết hợp với những kiến thức đã học ở trường cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung em đã hoàn thành chuyên đề thực tập một cách thuận lợi nhất,
Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu thì rất rộng mà thời gian thực tập thì có hạn bên cạnh đó kiến thức của bản thân em còn hạn chế do đó khuyết điểm là điều khó tránh khỏi, rất mong được sự đóng góp phê bình chân thành của thầy, cô giáo khoa Kế toán , cùng các bạn để chuyên đề thực tập hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung, xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Pin Hà Nội đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi đợt thực tập của em. Xin cảm ơn các cô, chú Phòng Tổ chức , Phòng Kế toán tài vụ… đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và nghiên cứu tại Công ty.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0192.doc