Chuyên đề Lập kế hoạch pháp triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia đến năm 2015

Trong công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước không thể thiếu vai trò của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi. Với vị trí quan trọng như vậy, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi luôn được Nhà nước quan tâm đầu tư tương xứng. Chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, luôn gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Do đó công tác lập kế hoạch sản xuất luôn là công cụ đắc lực trong điều hành và quản lý. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế hoạch tại xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia. Được sự giúp đỡ của Ban Giám đốc, cán bộ nhân viên tổ kỹ thuật - kế hoạch xí nghiệp, sự giúp đỡ của: PGS,TS Phạm Ngọc Linh, cùng với những kiến thức lý thuyết đã được học trong nhà trường. Bước đầu em đã được làm quen với công việc của một cán bộ kế hoạch. Tìm hiểu tổ chức bộ máy cũng như phương pháp lập kế hoạch sản xuất - tài chính tại xí nghiệp. Việc nghiên cứu về tổ chức bộ máy kế hoạch và phương pháp lập kế hoạch sản xuất - tài chính của một đơn vị là một lĩnh vực rất rộng, liên quan đến nhiều hoạt động, nhiều số liệu, đòi hỏi phải được đầu tư nhiều thời gian và công sức. Do trình độ bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít nên Báo cáo thực tập tổng hợp của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em kính mong được các thầy giáo, cô giáo và tập thể Ban giám đốc xí nghiệp, Tổ Kỹ thuật - Kế hoạch xí nghiệp tiếp tục giúp đơn em trong quá trình thực tập và viết báo cáo thực tập chuyên ngành.

doc63 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lập kế hoạch pháp triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho các cụm tổ trong đơn vị thực hiện. Tổng hợp, phân tích các tài liệu đã thực hiện, làm cơ sở cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ tiếp theo. Kiểm tra, theo dõi, tổng hợp việc thực hiện kế hoạch đó. Tham mưu cho tổ trưởng và lãnh đạo xí nghiệp trong công tác kế hoạch, hợp đồng kinh tế, dự toán và các công việc có liên quan khác. Lập dự toán các hạng mục công trình sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn do xí nghiệp làm chủ đầu tư để tổ trưởng trình Giám đốc xí nghiệp. Tổng hợp kết quả các hợp đồng kinh tế, kết quả nghiệm thu thanh lý hợp đồng tưới tiêu nước và kết quả sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn mà đơn vị đã thực hiện trong kỳ trong quý. 3.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ở đơn vị 3.2.1. Xác định nhu cầu Để có một bản kế hoạch sát với thực tế và có tính khả thi cao, chúng ta phải xác định được nhu cầu của đơn vị, cần phải thực hiện nội dung nào và định hướng phát triển trong thời kỳ kế hoạch. Cụ thể hoá các chỉ tiêu như chỉ tiêu về sản xuất gồm: tiền vốn, vật tư. Chỉ tiêu về lao động và tiền lương, các chỉ tiêu pháp lệnh như thuế và các khoản trích nộp khác cho Nhà nước. 3.2.2. Xác định khả năng Quá trình thu thập số liệu liên quan đã đầy làm cơ sở ban đầu, chúng ta xác định được các khả năng hiện có của đơn vị, để làm cơ sở lập bản kế hoạch sản xuất tài chính. Sau khi xác định được nhu cầu và khả năng thực có của đơn vị chúng ta đi đến lập một bản kế hoạch chi tiết cho kỳ tiếp theo và trình duyệt cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở thực hiện cụ thể như sau: * Nội dung chính Kế hoạch của đơn vị năm 2010 CÔNG TY KTCTTL SÔNG CHU XÍ NGHIỆP KTCTTL TĨNH GIA Số: 01 /KTCTTL-TG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tĩnh Gia ngày 16 tháng 11 năm 2009 TỜ TRÌNH Xin phê duyệt kế hoạch sản xuất và tài chính năm 2010 Kính gửi: Công ty khai thác công trình thủy lợi Sông Chu Thanh Hóa - Thực hiện công văn số: 1303/KTCTTL.SC-KHKD ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty về việc lập kế hoạch sản xuất và tài chính năm 2010. - Căn cứ vào tình hình thực tế về hiện trạng các công trình thuộc phạm vi quản lý khai thác và diện tích tưới tiêu có khả năng khai thác tối đa của xí nghiệp KTCTTL Tĩnh Gia. - Căn cứ các Nghị định của Chính phủ, các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan và các quy định của công ty. Xí nghiệp KTCTTL Tĩnh Gia xây dựng kế hoạch sản xuất và tài chính năm 2010 trình công ty phê duyệt như sau: I) Diện tích tưới tiêu phục vụ SXNN: 4.733,3876 ha 1) Diện tích được miễn TLP: 4.733,3876 ha Trong đó: Vụ chiêm xuân 2.192,5876 ha Vụ mùa 2.305,8 ha Vụ đông 235 ha II) Tổng doanh thu trong năm 3.990.458.560 đồng 1) Phần được miễn TLP: 3.978.958.560 đồng Trong đó: Vụ chiêm xuân 1.859.490.480 đồng Vụ mùa 1.971.688.080 đồng Vụ đông 83.284.000 đồng 2) Thu khác (thu HĐ nuôi trồng TS lòng hồ) 11.500.000 đồng III) Tổng chi phí trong năm: 3.469.843.000 đồng Trong đó: S/C thường xuyên công trình 758.000.000 đồng Tổng quỹ tiền lương 1.606.406.000 đồng Tiền điện phục vụ SX (bơm tiêu) 24.321.000 đồng IV) Chỉ tiêu lao động: 1) Tổng số LĐ hiện tại hưởng lương 56 người V) Sản lương điện tiêu thụ: (Bơm tiêu) 33.000 kw VI) Thực chi tại địa bàn trong năm là: 3.077.515.000 đồng - Thực thu tại địa bàn 11.500.000 đồng - Số đề nghị công ty cấp 3.066.015.000 đồng (Toàn bộ có phụ lục chi tiết kèm theo) Kính đề nghị Chủ tịch HĐTV công ty xem xét phê duyệt./. Nơi nhận: - Như KG - Lưu TV-KH GIÁM ĐỐC XN CÔNG TY KTCTTL SÔNG CHU XÍ NGHIỆP KTCTTL TĨNH GIA BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2010 (Phụ lục kèm theo tờ trình số: 01/KTCTTL-TG) TT Các chỉ tiêu kế hoạch Đ.V Phần thực hiện kế hoạch năm 2009 Kế hoạch năm 2010 KH năm 2009 Thực hiện đến 30/10 Ước TH đến 31/12/2009 1 2 3 4 5 6 7 Phần I: Chỉ tiêu sản xuất I Diện tích tưới tiêu trong năm ha 4.746 4.511,09 4.746,04 4.733,3876 1 Diện tích được miễn thủy lợi phí ha 4.746 4.511,09 4.746,04 4.733,3876 Vụ chiêm xuân // 2.197 2.197,09 2.197,04 2.192,5876 Vụ mùa // 2.314 2.314 2.314 2.305,8 Vụ đông // 235 235 235 2 DT không được miễn thủy lợi phí ha 0 Vụ chiêm xuân // 0 Vụ mùa // 0 II SL nước phục vụ SX công nghiệp m3 Phần II: Chi tiêu tài chính I Doanh thu 1.000đ 3.882.452 3.867.842 3.958.095 3.990.458 A Thủy lợi phí 3.870.952 3.839.092 3.922.376 3.978.958 a Phần nhà nước trả hộ nông dân 3.870.952 3.839.092 3.922.376 3.978.958 Vụ chiêm xuân 1.000đ 1.851.726 1.863.417 1.863.417 1.859.490 Vụ mùa // 1.935.942 1.975.675 1.975.675 1.971.688 Vụ đông // 83.284 83.284 83.284 Nuôi trồng TS // 0 35.719 b Phần thu khác đ 0 Vụ chiêm xuân // 0 Vụ mùa // 0 II Cấp nước cho SXCN và sinh hoạt // 0 III Giá trị sản lượng khác 1.000đ 11.500 11.505 11.500 B Phần NN cấp để chi trả cho TC-DN 0 Vụ chiêm xuân // 0 Vụ mùa // 0 Vụ đông // 0 C Tổng hợp chi phí đ 4.772.857 3.469.843 a Chi phí sản xuất 1.000đ 4.506.039 1.746.587 2.544.804 3.196.843 1 Chi NNVL và chi phí chống hạn // 15.000 4.305,504 15.000 17.000 2 Phụ tùng thay thế // 5.000 0 5.000 8.100 3 Tiền điện phục vụ sản xuất // 24.321 10.000 24.321 4 Tổng quĩ tiền lương // 1.600.905 1.242.736 1.600.905 1.606.406 5 BHXH+BHYT tính vào giá thành // 278.470 273.089 6 Ăn giữa ca // 65.000 52.360 65.000 77.280 7 Bảo hộ lao động // 20.200 18.206 20.200 40.331 8 Tổng công tác phí // 70.000 56.332,7 70.000 74.880 9 Đàm thoại phí điều hành SX // 6.500 6.059,9 9.000 11.760 10 Chi phí sửa chữa lớn // 1.700.000 0 0 0 11 Tu sửa thường xuyên // 490.100 210.854,2 490.100 758.000 12 Trích KHTSCĐ vào giá thành // 67.240 64.309,1 100.240 115.000 13 Chi trả cho các xã, HTX dùng nước // 0 0 0 14 Chi phòng chống thiên tai // 5.000 8.936 8.936 20.000 15 Nghiên cứu, ứng dụng KHKT // 5.200 4.785 5.200 5.000 16 Chi phí điều tra DT, ký hợp đồng // 62.223 11.066 62.223 64.180 17 Chi phí quản lý // 65.000 54.132 65.000 78.400 18 Phân bổ CCDC và trực tiếp khác // 18.000 12.504 18.000 18.000 19 Thuế các loại // 7.880 7.880 b Trích quỹ khen thưởng+phúc lợi // 266.817 273.000 III Chỉ tiêu nộp về công ty 1.000đ 104.345 119.328 1 Thuế các loại 6.880 6.880 1 BHXH và BHYT 7% 97.465 112.448 2 Phần III: Chỉ tiêu biện pháp Lao động có mặt bình quân 56 56 1 Tổng quỹ lương người 1.600.905 1.606.406 2 Trong đó: Lương sản phẩm đ 1.542.298 1.547.596 Lương tăng giờ // 27.761 27.856 Lương bổ sung // 30.846 30.954 Xã hội hoá // 0 0 0 0 II Điện phục vụ sản xuất // 1 Điện năng tiêu thụ 33.000 33.000 a Điện năng phục vụ tưới kwh 0 0 a Vụ chiêm xuân // 0 0 Vụ mùa 0 0 Vụ đông 0 0 b Điện tiêu kwh 33.000 33.000 2 Tiền điện đ 24.321 24.321 - Điện tưới - Điện tiêu 24.321 24.321 - Điện kinh doanh 0 0 Cân đối kế hoạch tài chính trong năm I Tổng doanh thu 3.990.458.560 đồng Trong đó: Nhà nước trả 3.978.958.560 đồng Thu tại địa bàn 11.500.000 đồng II Tổng chi phí trong năm 3.469.843.000 đồng Trong đó: Chi phí sản xuất 3.196.843.000 đồng Trích quỹ KT+PL 273.000.000 đồng III Thực chi tại địa bàn 3.077.515.000 đồng Thực thu tại địa bàn 11.500.000 đồng Đề nghị công ty cấp 3.066.015.000 đồng NGƯỜI LẬP BIỂU Lê Quang Thảo GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP Lê Ngọc Hợi Phụ lục Kèm theo kế hoạch sản xuất và tài chính năm 2010 A - Chỉ tiêu sản xuất 1, Diện tích tưới tiêu năm 2010 4.733,3876 ha Trong đó: - Vụ chiêm xuân 2.192,5876 ha - Vụ mùa 2.305,8 ha - Vụ đông 235 ha 2, Tổng giá trị sản lượng trong năm: 3.990.458.560 đ Trong đó: - Giá trị TLP được miễn 3.978.958.560 đ - Giá trị TLP phải thu (nuôi cá) 11.500.000 đ B - Kế hoạch chi phí trong năm 1 - Kế hoạch cung ứng và sử dụng vật tư: TT Tên vật tư Đ.V Số lượng Đơn giá Thành tiền T.gian dự kiến mua Nguồn cung ứng 1 Phục vụ cống tiêu Kênh Thanh 3.020.000 Q1 Mua ngoài - Dầu Diêzen lít 200 2.700.000 - Dầu nhờn // 10 320.000 2 Phục vụ cống tiêu Bến Ngao 3.020.000 Q1 Mua ngoài - Dầu Diêzen lít 200 2.700.000 - Dầu nhờn // 10 320.000 3 BD định kỳ cho các TB đóng mở 4.400.000 Q1 Mua ngoài - Dầu nhờn lít 50 1.600.000 - Mỡ CN kg 100 2.800.000 4 NL phục vụ cho MB chống hạn 6.600.000 Q2 Mua ngoài - Dầu Diêzen lít 400 5.400.000 - Dầu nhờn // 20 640.000 - Mỡ CN kg 20 560.000 Tổng cộng 17.040.000 2, Kế hoạch phụ tùng thay thế: = 8.100.000đ - Phụ tùng thay thế cho 61 ổ khoá x 100.000đ/bộ = 6.100.000đ - Phụ tùng thay thế cho trạm bơm tiêu Th.Thủy = 1.000.000đ - Phụ tùng thay thế cho hệ thống tiêu Kênh Thanh = 500.000đ - Phụ tùng thay thế cho hệ thống tiêu Bến Ngao = 500.000đ 3, Kế hoạch tiêu thụ điện năng phục vụ sản xuất: - Diện tích bơn tiêu: 1.100ha x 30kw/ha = 33.000 kw - Tiền điện phải trả: 33.000kw x 737đ/kw = 24.321.000đ 4, Kế hoạch lao động và quĩ lương: - Lao động có mặt bình quân = 56 người Quỹ tiền lương: - Hệ số lương BQ 175,07x720.000x12T = 1.512.604.800đ - Dự kiến nâng lương cho 11 CBCNV trong năm 2010 4,05x720.000x12T = 34.992.000đ - Tổng lương cơ bản và phụ cấp = 1.547.596.800đ - Lương tăng giờ và lương BS 3,8% = 58.809.678đ - Tổng quĩ tiền lương = 1.606.406.478đ 5, Trích BHXH và Ytế + KPCĐ tổng quỹ lương x 24% = 385.537.000đ Trong đó: Tính vào giá thành 17% = 273.089.000đ CBCNV phải nộp 7% = 112.448.000đ 6, Tiền ăn ca: 6.440.000đ/Tx12T = 77.280.000đ 7, Kế hoạch BHLĐ (có phụ lục chi tiết kèm theo) = 40.331.000đ 8, Công tác phí khoán: 6.240.000đ/thángx12T = 75.480.000đ 9, Đàm thoại phí phục vụ sản xuất: 14 máy x 70.000đ/máy/tháng x 12 tháng = 11.760.000đ 10, Tu sửa thường xuyên = 758.000.000đ Trong đó: Xây lát = 404.000.000đ Phần đất = 354.000.000đ 11, Trích khấu hao TSCĐ vào giá thành = 115.000.000đ 12, Chi dự phòng, phòng chống thiên tai = 20.000.000đ 13, Chi nghiên cứu, ứng dụng KHKT và ĐTDN = 5.000.000đ 14, Chi phí ký và thanh lý HĐ tưới tiêu = 64.180.000đ Trong đó: 3.978.958.560đx1,6% = 63.663.337đ 11.500.000x4,5% = 518.000đ 15, Chi phí quản lý: = 78.400.000đ Trong đó: NL cho xe Uoát đi công tác trong năm: = 17.884.800đ - Xăng: 450 km x 12 tháng x 0,2L/km x 15.600đ/L = 16.848.000đ - Dầu phụ: 3% = 32,4 lít x 32.000đ/L = 1.036.800đ + Chi phí sửa chữa nhỏ phục vụ cho công tác QL = 5.000.000đ Trong đó: S/C nhỏ xe Uóat = 3.500.000đ S/C nhỏ 3 máy vi tính = 1.500.000đ + Chi mua văn phòng phẩm: = 11.357.000đ Trong đó: Giấy A4: 5g x 50.000đ x 12 th = 3.000.000đ Giấy viết 22 tập x 12 th x 3000đ = 792.000đ Băng dính các loại 15 cuộn x 6.000đ = 90.000đ Gim bấm+Gim dập 15 hộp x 5000đ = 75.000đ Mực in máy vi tính 3 hộp x 800.000đ = 2.400.000đ Pô tô in ấn tài liệu trong năm = 5.000.000đ + Chi phí điện sinh hoạt: = 6.014.000đ TT Tên cụm tổ SL điện sử dụng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) Ghi chú 1 Văn phòng XN 160x12=1920 2 Cụm Yên Mỹ 100x12=1200 3 Hồ Bòng Bòng 50x12=600 4 Tổ Duy Tu 50x12=600 5 Cụm 2 70x12=840 6 Bến Ngao 50x12=600 7 Kênh Than 50x12=600 8 Quế Sơn 50x12=600 9 TB Thanh Thủy 50x12=600 10 Kim giao 2 50x12=600 Cộng 8.160 kw 737đ/kw 6.014.000 - Dầu thắp sáng cho tổ QL Đồng Chùa Dầu hoả 2 lít x 13.000đ/L x 12 th = 312.000đ - Tiền chè nước cho toàn xí nghiệp: Chè 6kg x 12 th x 90.000đ/kg = 6.480.000đ + Đàm thoại phí phục vụ công tác quản lý - Máy điện thoại VPXN 2 máy 180.000 x 12 th = 3.600.000đ + Chi phí hội nghị và tiếp khách = 15.000.000đ Trong đó: - Giao ban Th: 15ng x12T x10.000đ = 1.800.000đ - Hội nghị tổng kết:65 ng x 20.000đ = 1.300.000đ + Chi mua công cụ, dụng cụ cho công tác QL = 2.500.000đ + Đại hội tổng kết năm = 5.000.000đ 3.3. Bài học kinh nghiệm Từ thực tế phát triển, xí nghiệp đã rút ra một số bài học kinh nghiệm, đó là: Sự quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện về cơ chế cũng như đầu tư cơ sở vật chất của Trung ương và địa phương, của công ty chủ quản, thể hiện tư duy chiến lược của Đảng trong việc coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn là đầu tư để đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia và đưa nông dân đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với nền sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao như ở Tĩnh Gia thì việc phục vụ tưới tiêu nước cho nông nghiệp cần phải ưu tiên cả về kinh phí lẫn nguồn nhân lực. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế từ việc xí nghiệp tự thu thủy lợi phí từ nông dân để phục vụ cho sản xuất kinh doanh sang Nhà nước chi trả hộ thủy lợi phí cho nông dân, lãnh đạo xí nghiệp cần đổi mới tư duy quản lý, không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, biết khơi gợi tinh thần lao động của cán bộ công nhân viên, lấy hiệu quả phát triển kinh tế địa phương và phục vụ nông nghiệp nông thôn làm mục tiêu tối thượng. Gắn kết hài hòa giữa lợi ích kinh tế địa phương với lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân, bên cạnh tưới tiêu cho cây lúa là trọng tâm trọng điểm, thì cần thiết mở rộng phục vụ sang một số lĩnh vực khác như: tưới cho cây công nghiệp, cấp nước cho sản xuất công nghiệp và cấp nước nguyên liệu cho các nhà máy nước sạch phục vụ dân sinh, du lịch sinh thái… Đó là hướng đi đúng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. 4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của đơn vị trong 5 năm tới 4.1. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Tĩnh Gia là huyện nằm ở vị trí cực nam của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, phí Tây giáp huyện Như Xuân, phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu nghệ an, phía Đông giáp biển đông. Diện tích tự nhiên: 43.817,22 ha Trong đó: Đất nông nghiệp 10.111,18 ha Đất lâm nghiệp và rừng 19.367,13 ha Đất chuyên dùng 4.254,16 ha Đất khác và sông suối 10.084,75 ha Vùng trung du và đồng bằng ven biển diện tích gần 25.309 ha, chiếm 57,7% diện tích tự nhiên. Địa hình chủ yếu là núi thấp xen kẽ thung lũng. Đồng ruộng chủ yếu tập trung ven sông, ven biển. Thành phần của đất chủ yếu là cát pha, tầng đất chủ yếu là đất cát có mầu xám sáng, thoát nước tốt, hấp thụ nước tốt và dễ tiêu cho nên thường xảy ra tình trạng thiếu nước, đất chua mặn, đất bặc mầu. Từ nền thổ nhưỡng trên, cho chúng ta biết được để tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của đơn vị trên địa bàn huyện là cực kỳ khó khăn và phức tạp, từ đó chúng ta có thể xác định được và có cách khắc phục khó khăn tưới tiêu nước tiết kiệm, hợp lý tuyên truyền nhân dân đắp bờ vùng, bờ thửa, lấy nước giữ nước và trữ nước để chống hạn trong sản xuất nông nghiệp. Vùng núi: có độ cao từ 100-350m so với mặt nước biển, độ dốc trên 15%, đất đai chủ yếu là sét pha. Đây là nguồn sinh lợi phù sa mầu mỡ điện tích vùng này chỉ có 9.469 ha chiếm khoảng 21,6% diện tích đất tự nhiên. Rừng ở đây chủ yếu là rừng trồng mới và khoanh nuôi bảo vệ, rừng có vai trò quan trọng để hạn chế lũ lụt và điều tiết nguồn nước, giải quyết tốt môi trường sinh thái làm giảm đến mức thấp nhất thiệt hai do thiên nhiên gây ra. Vùng biển: diện tích 8.039 ha chiếm 18,3% diện tích tự nhiên của huyện. Địa hình chủ yếu trải dài dọc ven bờ biển Quốc gia, có ruộng màu bằng phẳng, dân cư ở đây chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy hải sản xuất khẩu, làm muối. Một bộ phận còn lại là sản xuất cây mầu như: sản xuất cây lạc, cây khoai lang, câu ngô và cây đậu dọc theo các cánh đồng ven biển. Vùng đảo lớn tập trung ở khu vực đảo Hòn Mê, đảo Nghi Sơn đó là một chũi đảo kéo dài về phía Nam gồm: Hòn Bung, Hòn Sở, Hòn Sập, Hòn Sảnh, Hòn Lưỡi Hải, Hòn Đái Đè, Hòn Bảng. Đất vùng này chủ yếu là cát pha núi đá và rừng cây tái sinh. Không có sản xuất nông nghiệp lớn mà chủ yếu là trồng trọt rau mầu phục vụ đời sống cư dân là chính. Khí hậu nằm ở vị trí cực nam tỉnh Thanh Hóa, khí hậu Tĩnh Gia một mặt mang những nét đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển nên nóng, ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trong năm nằm khoảng 27,50C, mùa hè nhiệt độ cao nhất lên đến 400C, mùa đông nhiệt độ thấp nhất là 100C. Lương mưa trung bình hàng năm 2.700 - 3.000 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10, độ ẩm không khí trung bình 81%. Tài nguyên khoáng sản của huyện Tĩnh Gia gồm có tài nguyên đất, tài nguyên biển, khoáng sản, tài nguyên rừng và tài nguyên nước. Về tài nguyên đất, được phong hóa từ đất đồi thích hợp cho việc trồng rừng, trồng cây ăn quả, phát triển kinh tế vườn đồi diện tích khoảng 10.000 ha. Đất mặn trồng sú vẹt và đất dùng vào nuôi trồng hải sản khoảng 1.900 ha. Về tài nguyên biển, với chiều dài bờ biển trên 41 km có vùng biển rộng, diện tích bãi biển lớn, là nơi sinh sống của nhiều loại hải sản quý có giá trị cao như: tôm He, tôm Hùm, có Song Bào ngư, Cua, hải sản vv ... trữ lượng hàng năm khai thác khoảng 13.000 tấn đến 14.000 tấn, diện tích bãi triểu và các sác mặn đủ điều kiện phát triển và nuôi trồng thủy sản, hải sản do biển mang lại nhiều sản phẩm phong phú mà còn được nhìn nhận ở góc độ phát triển du lịch, bãi biển Hải Hoà, bãi biển vùng khu công nghiệp Nghi Sơn đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt xây dựng khu nghỉ mát sinh thái. Toàn bộ khu vực này bãi cát trắng mịn với chiều dài gần 18 km có nét riêng biệt, độc đáo và tuyệt đẹp. Tài nguyên biển Tĩnh Gia đã tạo đà, tạo thế cho nền kinh tế nhân lên gấp bội. Tài nguyên rừng, diện tích rừng huyện Tĩnh Gia 10.770 ha chiếm 24,5% diệnt ích đất tự nhiên. Trong đó rừng phục hồi 4.765 ha, rừng trồng mới 6.005 ha. Hệ thực vật có nhiều loại, nhiều loại động vật, chim muông. Rừng đã tạo nên nguồn kinh tế lớn và giải quyết vấn đề môi trường sinh thái. Tòm lại: Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển của Tĩnh Gia có nhiều thuận lợi và thế mạnh cho việc phát triển kinh tế đa ngành nghề của đơn vị thể hiện trên các mặt như sau: Có khu công nghiệp Nghi Sơn, hệ thống cảng biển Nghi Sơn có thể giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực. Hiện nay Tĩnh Gia là vùng xây dựng phát triển công nghiệp trọng điểm tập trung như: Cảng nước sâu, Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Nhà máy bê tông đúc sẵn, Nhà máy cán thép Hải Thượng, Nhà máy nước sạch Bình Minh, Nhà máy nước sạch Cầu Hung, sản xuất gạch Tuy Nen, cảng cá Lạch Bạng. Chính phủ đã phê duyệt đầu tư xây dựng khu công nghiệp hoá lọc dầu số 2 tại khu công nghiệp Nghi Sơn. Sự phát triển mạnh mẽ của các công trình nhà máy và khu công nghiệp trong khu kinh tế Nghi Sơn đặc biệt là 2 nhà máy nước sạch Bình Minh và Cầu Hung là những cơ hội quý giá chúng ta phải nắm bắt triệt để và phải xây dựng kế hoạch phù hợp, phục vụ nước nguyên liệu cho các nhà máy và khu công nghiệp. Đây là một thị trường tiềm năng, nguồn doanh thu không nhỏ của đơn vị trong những năm tới. 4.1.2. Điều kiện chính trị xã hội - Cơ cấu dân số và lao động: Huyện Tĩnh Gia có 34 đơn vị xã, thị trấn, 4 xã miền núi, 14 xã thuộc vùng biển đảo, có 261 khu dân cư, có 47.804 hộ, tổng dân số 217.707 người trong đó nam 106.214 người chiếm 48,79%, nữ 111.493 người chiếm 51,21%. Bình quân một năm tỷ lệ tăng dân số vào khoảng 13,59%. Lịch sử phát triển Tĩnh Gia cho thấy, sự phát triển dân số phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế. Mật độ dân số phân bố không đồng đều, khu vực đô thị 450 người/km2, vùng núi 127 người/km2. Nguồn lao động xã hội trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 91.014 người chiếm 41,81% dân số toàn huyện. Người lao động tham gia trực tiếp trong các ngành kinh tế chiếm 84,5% số lao động trong độ tuổi lao động, người lao động tham gia vào quản lý hành chính và lao động gián tiếp 15,5% lực lượng lao động của huyện. Lực lượng lao động trong nông nghiệp 68.240 người chiếm 74,9% trong tổng số lao động. Đây là một tỷ trọng rất lớn vì huyện Tĩnh gia là một huyện thuần nông, nông nghiệp cực kỳ quan trọng, nó tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân trong vùng vì vậy phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, cũng là góp một phần không nhỏ vào việc làm giầu quê hương đất nước. Đây cùng là điểm quan trọng để chúng ta khi xây dựng kế hoạch cho 5 năm tới xác định được tầm quan trọng của công tác phục vụ cho nông nghiệp để đưa ra quyết định thích hợp nhất. - Văn hoá xã hội và thể dục thể thao: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về phát triển giáo dục, đào tạo coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo của huyện tiếp tục có bước phát triển toàn diện, số lượng học sinh các cấp ngày càng tăng kể cả số lượng và chất lượng dạy và học, toàn huyện có 01 trường trung cấp nghề Nghi Sơn và 81 trường học phổ thông các cấp trong đó: tiểu học cơ sở có 38 trường, trung học phổ thông 35 trường, phổ thông trung học 5 trường, 01 trường trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trường trung tâm giáo dục chính trị, 01 tường trung tâm giáo dục mầm non. Với tổng số học sinh là 58.619 học sinh, tỷ lệ học sinh so với dân số chiếm 27%, hệ thống giáo dục mầm non được quan tâm phát triển. Đội ngũ giáo viên cơ bản ổ định và đã được đào tạo bồi dưỡng chuẩn hoá, chất lượng giáo dục được nâng lên cả về đạo đức và kiến thức. Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị giảng dạy được quan tâm đúng mức để xứng tầm với công tác đào tạo nguồn nhân lực mới cho mọi ngành nghề trong huyện. Xây dựng đời sống dân cư, phong trào xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng làng văn hóa có chuyển biến tích cực, đến nay 261/261 làng đã xây dựng được quy ước 192/261 thôn xây dựng được nhà văn hóa thôn với tổng giá trị lên đến 23 tỷ đồng. Đài phát thanh và truyền hình duy trì tốt việc phát tin phản ánh các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương và của cả nước. Huyện có 3 trạm thu phát lại truyền hình, 35 đài phát thanh và 100% xã thị trấn có đài phát thanh đã đáp ứng ngày càng cao yêu cầu thông tin công tác lãnh đạo và nhu cầu giải trí của nhân dân. Hầu hết các khu vực dân cư đã phủ sóng phát thanh truyền hình, góp phần tuyền truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. 4.1.3. Điều kiện kinh tế Từ năm 1991 về trước, Tĩnh Gia là vùng kinh tế nghèo, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, một phần lao động ngư nghiệp, diêm nghiệp. Sản xuất mang tình tự cấp, tự túc dựa vào cơ chế bao cấp. Hàng năm nguồn thu ngân sách không đáng kể, chi tiêu ngân sách chủ yếu do ngân sách tỉnh trợ cấp. Từ khi Nhà nước có chủ trương kinh tế mở. đảng bộ chính quyền các đoàn thể và nhân dân trong huyện đã nắm bắt kịp thời và vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, huyện TĨnh Gia đã phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, với truyền thống cần cù, năng động sáng tạo đã làm chuyển biến mạnh mẽ các mặt đời sống tế - xã hội. Trong thời gian qua tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao giai đoạn 2005 - 2010 tăng trưởng 12,5%. cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ ngành công nghiệp tăng nhanh, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại dịch vụ có chiều hướng tăng dần theo nhịp độ phát triển kinh tế của toàn huyện. Năm 2000 Nông Lâm nghiệp, Hải sản chiếm 76% thì năm 2005 chỉ còn là 53%. Tỷ trọng ngành công nghiẹp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng từ 11% năm 2000 lên 17,5% năm 2005. Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ 13% năm 2000 lên 30,08% năm 2005 Thực trạng các ngành sản xuất - kinh doanh trên địa bàn toàn huyện cụ thể như sau: - Về nông nghiệp: nhịp độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, thời gian qua huyện đã tập trung đầu tư lớn cho sản xuất nông nghiệp thông qua đầu tư các công trình thủy lợi, kiên cố hoá kênh mương nội đồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Công tác khuyến nông, các nguồn vốn đầu tư khuyến klhích sản xuất . Chỉ tính riêng cho thủy lợi phục vụ sản xuất trên 28 tỷ đồng. Trong đó nâng cấp các hồ chứa, đầu tư kiên cố hoá kênh mương cho các xã trên 8 tỷ đồng. Đến năm 2009 tổng diện tích gieo ttrồng trên toàn huyện 25,7 ha, trong đó diệnt ích cấy lúa 12.850 ha. Tổng sản lượng lương thực 49.148 tấn. - Về thủy sản: Kinh tế biển được đẩy mạnh, phát triển đa dạng hoá ngành nghề. Phương tiện khai thác được đầu tư đóng mới phù hợp dần với ngư trường và trình độ quản lý, toàn huyện có trên 1600 chiếc thuyền gắn máy, trong đó có 210 chiếc có công suất lớn từ 55 CV trở lên, khai thác được cả vùng lộng và vùng khơi xã. Các dự án nuôi tôm công gnhiệp ngày càng được mở rộng, xây dựng quy hoạch phát triển, cơ chế thuê đất, giao đất nuôi trồng thủy sản, tăng cường cán bộ kỹ thuật khuyến ngư hướng dẫn công tác nuôi trồng thủy sản. Tổng diện tích nuôi thả 1.840 ha. Trong đó nuôi tôm công gnhiệp 750 ha. Còn lại bán thâm canh, tổng sản lượng đánh bắt hải sản và nuôi trồng năm 2003 là 14.337 tấn. Trong đó sản lượng nuôi trồng 3.680 tấn, sản lượng khai thác đánh bắt là 10.657 tấn. Nhưng thực tế hiện nay trong ngành hải sản vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, chưa giải quyết dứt khoát đó là công tác bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản, bảo vệ ngư trường, tình trạng khai thác thủy hải sản bằng chất nổ, xung điện, bằng các chất độc hại vẫn tiếp diễn, việc quản lý ngăn chặn chưa có hiệu quả đã làm tổn hại đến nguồn lợi của hải sản và môi trường sinh thái. - Về lâm nghiệp:Trồng rừng tính đến năm 2009 toàn huyện có 2.530 rừng trồng tập trung và rừng khoanh nuôi trên 740 ha, phong trào phát triển trồng cây gây rừng có chuyển biến tích cực. Quản lý, bảo vệ, khai thác và phòng chống cháy rừng chuyển theo hướng Lâm nghiệp nhân dân đạt hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao, Chương trình cải tạo vườn tạp, phong trào trồng cây ăn quả, phát triển vườn đồi có chuyển biến. Công tác quy hoạch, giao đất, giao rừng đã kịp thời để nhân dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, bảo vệ xâm hại rừng đầu nguồn để bảo vệ môi trường sinh thái cũng là vấn đề đáng quan tâm. Về công gnhiệp, tiểu thủ công gnhiệp: hiện đang là ngành kinh tế đầy triển vọng, thu hút đầu tư, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện. Đến nay đã có 230 công ty, xí nghiệp, các doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh trên địa bàn với tổng sản lượng hàng hoá lên tới hàng ngìn tỷ đồng. Một số hàng phát triển mạnh như: hàng mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, may mặc. Chưa tính đến các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp của tỉnh đóng trên địa bàn huyện. Huyện đang xúc tiến xây dựng 3 khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ ở Nguyên Bình, Tân Dân, Thanh Sơn. Hệ thống điện lưới Quốc gia đã được đấu nối 100% trên hầu hết các xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện và đầu tư xây dựng 225 km đường dây cao áp, trung áp và hạ áp 0,4 kv, 110, 35 kv, các trạm biến áp 220 kv, 110 kv. - Về thương mại, dịch vụ: đây là ngành làm tăng trưởng kinh tế nhanh đem lại sự giàu có cho nhân dân trong huyện và giải quyết công ăn việc làm cho tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Tổng giá trị sản lượng năm 2009 chiếm 31,5% tổng thu nhập toàn huyện. Hàng hoá xuất khẩu tăng cao, bao gồm hàng chế biến nông lâm thủy sản. Dịch vụ thương mại năng động và đa dạng hơn, hàng hoá pong phú, giá cả ổn định, phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Lĩnh vực thương mại và dịch vụ tiếp tục đầu tư mở rộng, chợ trung tâm huyện đã được nâng cấp thu hút trên 800 hộ kinh doanh, mở rộng các hệ thống chợ các cụm dân cư, lập quy hoạch chi tiết đầu tư xây dựng khu nghỉ mát Hải Hoà, Nghi Sơn. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở nông thôn, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. - Về giao thông vận tải, bưu điện: Mạng lưới giao thông vận tải của huyện Tĩnh Gia khá đa dạng. Đường bộ, đường sắt, đường sông và đường biển, có trục giao thông Quốc lộ 1A từ Bắc tới Nam xuyên qua trung tâm huyện dài 38 km đường bê tông nhựa rộng 12m, có 28 km đường sắt Bắc Nam chạy qua huyện. 42 km đường sông ừ cầu Ghép giáp ranh huyện Qủng Xương đến huyện Quỳnh Lưu Nghệ An, có đường biển dài là hệ thống giao thông giao thông đường thủy thuận lợi, giao thông nội huyện từ trung tâm đến các xã đã được rải nhựa thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân trong huyện. Giao thông đường biển có cảng nước sâu Nghi Sơn đi được tất cả các nước trong vùng và các nước có đường biển trên thế giới. Có 3 nhà ga xe lửa tạo thuận lợi cho việc vận chuyển giao lưu hàng hoá và đi lại cho nhân dân, đường sông tuy chưa có hệ thống vận chuyển khách nhưng vận chuyển hàng hoá tàu thuyền đi lại dễ dàng mở ra nhiều tiềm năng giao lưu kinh tế, thương mại, dịch vụ ở khu vực. Hoạt động thông tin liên lạc, Bưu chính viễn thông đã tiếp cận thành tưu khoa học kỹ thuật hiện đại, phát triển với tốc độ nhanh đáp ứng kịp thời thông tin liên lạc phục vụ mọi hoạt động của nhân dân trong vùng. Năm 2005 là 15 máy/100 hộ dân thì đến năm 2009 đã có 65 máy điện thoại/100 hộ dân, chưa kể điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc khác như Bộ Đàm, máy định vị, Internet vv... Toàn huyện đã 34/34 xã thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã thuận tiên cho công tác thông tin liên lạc trong nhân dân. 4.2. Ảnh hưởng của môi trường bên trong 4.2.1. Chủ trương phát triển sản xuất kinh doanh của tổng công ty đến năm 2015 Bám sát phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội Nghị quyết Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ của Đảng bộ tỉnh, tập thể Ban Lãnh đạo Công ty xác định rõ phương hướng và mục tiêu bao gồm: Đổi mới tư duy quản lý, chủ động, sáng tạo hơn nữa trong công tác điều hành; tăng cường tham mưu, tư vấn cho các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương về qui hoạch, xây dựng công trình thuỷ lợi nội đồng, tiêu úng, ngăn mặn. Ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ để khai thác ổn định và hiệu quả hệ thống thuỷ nông trong vùng một cách bền vững; tiếp tục quan tâm đầu tư lĩnh vực tưới tiêu nước, đảm bảo an toàn cho sản xuất, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do úng lụt gây ra. Thực hiện quản lý hệ thống thuỷ lợi theo chiều sâu, hiện đại hoá, công nghiệp hoá phục vụ yêu cầu thâm canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Đầu tư kiên cố hoá kênh mương, đổi mới thiết bị, máy móc; mở rộng diện tích tới lúa, tới màu và tới cây công nghiệp để tăng sản lượng; từng bước đa dạng hoá sản phẩm nhằm tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào việc phát triển hệ thống tưới tiêu theo phương pháp hiện đại cho diện tích tăng sản mà không chiếm mất đất canh tác; phục vụ tưới cây công nghiệp, góp phần đáp ứng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh. Giúp nông dân thực hiện tốt các hoạt động khuyến nông như: quy hoạch thuỷ lợi nội đồng, kỹ thuật tu bổ, sửa chữa và kiên cố hóa hệ thống thuỷ lợi đồng ruộng, quy trình kỹ thuật trong tới tiêu nước phục vụ thâm canh. Tiếp tục quan tâm tới việc đầu tư nâng cấp, xây mới một số cơ sở để đảm bảo yêu cầu cung ứng nước cho những nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là khu kinh tế Nghi Sơn. Liên doanh với các công ty du lịch để đầu tư du lịch tại một số hồ chứa nước, có tiềm năng về du lịch trong phạm vi quản lý của Công ty, phát triển nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ, để làm cho các hồ này không chỉ có công năng chứa nước, mà còn trở thành những thắng cảnh, du lịch sinh thái thu hút khách tham quan du lịch trong và ngoài nước, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngoài công ích cho công ty. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP 1. Định hướng, mục tiêu phát triển của xí nghiệp đến năm 2015 1.1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh duy trì kết quả đã đạt được Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Ðảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách, biện pháp thiết thực trong công tác phát triển thuỷ lợi, đặc biệt là đầu tư kết cấu hạ tầng, giải quyết chống úng và đảm bảo an toàn cho các hồ đập, bảo vệ an sinh kinh tế. Với bề dày kinh nghiệm, xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia luôn là chỗ dựa vững chắc của bà con nông dân, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Năm năm tới, toàn bộ người lao động trong xí nghiệp tập trung cao độ, phải nỗ lực để khai thác tốt hơn các tiềm năng tiềm tàng của đơn vị, thực sự trở thành một đơn vị phát triển, năng động, gắn kết với các doang nghiệp khác trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc miền trung. Tiếp tục xây dựng và phát triển một cơ cấu kinh tế hợp lý, bền vững có hiệu quả theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Phấn đấu duy trì nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10 đến 12 % năm. Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Giải quyết có hiệu quả việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, việc làm ổn định đời sống vật chất ngày một được nâng cao. Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia có nhiệm vụ quản lý và khai thác 5 hệ thống thủy nông trên địa bàn huyện Tĩnh Gia gồm: 5 hồ chứa nước đó là: Yên Mỹ, Hao Hao, Đồng Chùa, Quế Sơn, Kim Giao II và 20 km kênh chính, 45 km kênh cấp I dẫn nước tưới cho hơn 4.700 ha đất trồng cây nông nghiệp trên địa bàn 18 xã huyện Tĩnh Gia và 3 xã trên địa bàn huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa Ngoài ra xí nghiệp còn cấp nước cho trạm nước sạch Cầu Hung Tĩnh Gia, ký hợp đồng cấp nước cho nuôi trồng thủy sản và cho thuê mặt nước, lòng hồ để nuôi cá nước ngọt. Lập kế hoạch tưới, tiêu nước cấp nước từng vụ, cả năm, lập phương án phòng chống bão lụt, hạn, úng theo quy định. Căn cứ kế hoạch đã lập, trên cơ sở hợp đồng tưới tiêu và khả năng nguồn nước, công trình thực hiện nhiệm vụ điều hoà phân phối nước đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh. Tiền thân là xí nghiệp thủy nông Tĩnh Gia được công ty giao nhiệm vụ quản lý, khai thác 5 hệ thống thuỷ nông trên địa bàn để tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vùng. Ðến nay, xí nghiệp đã mở rộng diện tích tưới tiêu cho hơn 4.700 ha đất canh tác nông nghiệp thuộc 18 xã huyện Tĩnh Gia và 3 xã thuộc huyện Nông Cống. Trong công tác điều hành, quản lý sản xuất - kinh doanh, xí nghiệp gặp không ít khó khăn mang tính đặc thù như: diễn biến thời tiết thất thường, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phục vụ sản xuất nông nghiệp; kinh phí dành cho sản xuất - kinh doanh và công tác tu sửa còn thấp, không đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân chưa thấy hết được tầm quan trọng của thủy lợi đối với nông nghiệp nên nhiều người còn vi phạm Pháp lệnh khai thác công trình thủy lợi hoặc không có ý thức tạo điều kiện cho đơn vị trong khi phục vụ nhân dân v.v.. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng xí nghiệp đã biết phát huy hiệu quả từ những lợi thế vốn có để tổ chức sản xuất ổn định và phát triển bền vững. Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị được đầu tư cải tạo, nâng cấp; các công trình kênh mương được kiên cố hóa ngày càng nhiều, hiệu quả phục vụ ngày càng cao. Ðội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân bậc cao của xí nghiệp luôn được trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để có thể tiếp thu những công nghệ tiên tiến, ứng dụng vào thực tế sản xuất và quản lý. 1.2. Mở rộng và đa dạng hoá hoạt động các lĩnh vực là thế mạnh của đơn vị Xí nghiệp xác định: công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, trực tiếp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoàn thành mục tiêu lương thực trong năm 2015. Đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh. Đảm bảo đời sống nhân dân trong vùng. Ðể đạt được mục tiêu đã đề ra, trong thời gian tới, xí nghiệp xác định: Khai thác triệt để khả năng hiện có của các công trình đã được cải tạo, nâng cấp; ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ để khai thác ổn định và hiệu quả hệ thống thuỷ nông trong vùng một cách bền vững, tiếp tục quan tâm đầu tư lĩnh vực tưới tiêu nước, đảm bảo an toàn cho sản xuất, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lụt, hạn hán gây ra. Tiếp tục thực hiện quản lý hệ thống thuỷ lợi theo chiều sâu, hiện đại hoá, công nghiệp hoá phục vụ yêu cầu thâm canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Tiếp tục đầu tư kiên cố hoá kênh mương, đổi mới thiết bị, máy móc; mở rộng diện tích tưới lúa, tưới màu và tưới cây công nghiệp để tăng sản lượng; từng bước đa dạng hoá sản phẩm nhằm tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp. Ðẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào tưới tiêu cùng với các biện pháp thâm canh trong nông nghiệp để nâng cao năng suất sản lượng. Giúp nông dân thực hiện tốt các hoạt động khuyến nông có liên quan đến công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi như: quy hoạch thuỷ lợi nội đồng, kỹ thuật tu bổ, sửa chữa và kiên cố hóa hệ thống thuỷ lợi đồng ruộng, quy trình kỹ thuật trong tưới tiêu nước phục vụ thâm canh,... Phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực để đầu tư giải quyết những khâu trọng yếu như kiên cố hoá kênh mương và an toàn hồ đập. Những mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện là rất cần thiết cho sự phát triển không ngừng vươn lên của xí nghiệp. Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những mặt thuận lợi cũng còn không ít khó khăn, song với truyền thống đoàn kết, cần cù lao động và kinh nghiệm được đúc kết hàng chục năm nay, chắc chắn người lao động trong xí nghiệp sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, chung vai sát cánh cùng bà con nông dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, ổn định sản xuất, ổn định đời sống người lao động và phát triển bền vững 2. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 2.1 Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2015 Qui trình lập kế hoạch là nội dung tuần tự các công việc cần thực hiện để soạn thảo các chỉ tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và các chính sách áp dụng trong thời gian 5 năm từ 2010 đến 2015. Trong đó để lập một bản kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đến năm 2015 chúng ta phải thực hiện 4 bước gồm các bước sau: Bước 1: Bộ phận kế hoạch của xí nghiệp phải xác định các chỉ tiêu kế hoạch tổng hợp, phát triển sản xuất kinh doanh, dựa trên việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và những dự báo mang tính tổng quát có xét đến điều kiện phát triển của tổng công ty và phát triển kinh tế xã hội của địa phương nơi đơn vị hoạt động, nhằm xác định được cụ thể mức độ ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Xác định các cân đối lớn như: cân đối tích luỹ, mức độ sử dụng vốn, cân đối tài chính, cân đối vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cân đối vật tư hàng hoá còn tồn kho hoặc dự kiến cung ứng và các chỉ tiêu cụ thể như: chỉ tiêu sản xuất, chỉ tiêu về tài chính, chỉ tiêu về lao động, chỉ tiêu về quỹ lương và các chỉ tiêu pháp lệnh giao nộp cho nhà nước. Bước 2: Sau khi tính toán tổng thể tất cả các chỉ tiêu liên quan. Bộ phận phụ trách kế hoạch của xí nghiệp, tổ chức hội nghị các cán bộ chủ chốt của đơn vị, để thuyết trình lấy ý kiến nhận xét, bổ sung, phân tích những thuận lợi những tiềm năng và khó khăn tiềm ẩn để định hướng cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2015. Bước 3: Sau hội nghị, bộ phận kế hoạch tổng hợp, phân tích, lựa chọn, các ý kiến, các giải pháp tối ưu có tính thuyết phục, sát với thực tế và có tính khả thi cao, xây dựng thành bản kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2015 của đơn vị thông qua Giám đốc xí nghiệp, lập Tờ trình. Trình Hội đồng thành viên công ty phê duyệt để xí nghiệp có cơ sở thực hiện. Bản kế hoạch này sau đó được triển khai đến tất cả các cụm tổ, các bộ phận và toàn thẻ người lao động trong toàn xí nghiệp thực hiện. Bước 4: Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch của đơn vị hàng tháng, hàng quý, hàng năm chúng ta phải theo dõi, phải thu thập dữ liệu, tình hình một cách có hệ thống về những chỉ số cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đang được thực hiện, để những người quản lý và các đối tượng liên quan có thông tin về tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra và sử dụng các nguồn lực được phân bổ phù hợp với tiến độ đã đạt được. Từ kết quả theo dõi trên chúng ta phải đánh giá sát sao để đề ra các giải pháp điều hành kế hoạch cho từng mốc thời gian cụ thể. Đánh giá có nghĩa là việc xác định, phản ánh kết quả của những gì đã được thực thi và xét đoán giá trị của chúng. Đánh giá được thực hiện bởi những người có trách nhiệm quản lý (tự đánh giá) hay bởi những người bên ngoài có liên quan (đánh giá có sự tham gia) hoặc cả hai. Đánh giá là một quá trình tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2015 của xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia đang được thực hiện hoặc đã thực hiện xong, bao gồm việc lập kế hoạch, quá trình thực hiện và kết quả đạt được của quá trình thực hiện. 2.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2015 Thực hiện nội dung và kết quả cụ thể của từng bước mà các phòng ban và cán bộ phụ trách kế hoạch phải thực hiện. Phải có phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đến năm 2015 dễ hiểu, dễ thực hiện và đảm bảo được các nội dung cần thiết theo hướng đổi mới là một trong yêu cầu quan trọng giúp tăng cường sự thống nhất trong quá trình xây dựng kế hoạch và nâng cao hiệu quả thực thi. 2.3. Hoàn thiện nội dung kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2015 2.3.1. Nhận dịnh tình hình Trong 5 năm tới công tác quản lý và khai thác công trình thủy lợi có vị trí quan trọng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, trực tiếp góp phần phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu an toàn lương thực Quốc gia. Để có cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong những năm tiếp theo, chúng ta cần nhận định những khó khăn, thuận lợi có ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện kế hoạch cụ thể như sau: - Về thuận lợi: Tình hình tổ chức, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, việc làm, đời sống của người lao động vẫn ổn định và có khả năng ngày càng phát triển nâng cao. Những thành tích đã đạt được và những kinh nghiệm thợc tế trong lao động sản xuất được phát huy, tính ưu việt của hệ thống, cơ sở hạ tầng công trình kênh mương được nâng cấp, kiên cố hoá, cùng với máy móc thiết bị được đổi mới đã và đang phát huy hiệu quả tốt. Tư tưởng người lao động ổn định, nội bộ đoàn kết thống nhất. Thực hiện tốt quy chế dân chủ đó là những điều kiện thuận lợi rất cơ bản để xí nghiệp phát huy nội lực, tạo ra bước phát triển mới, bền vững. - Về khó khăn: Vừa phải khắc phục những tồn tại của các năm trước và đối mặt với những biến động về giá cả vật tư, năng lượng tăng, vừa phải giải quyết những khó khăn mới nảy sinh kể cả những điều dự đoán được, những điều chưa dự đoán được. Đặc biệt là tình hình thời tiết đang diễn biến theo hướng ngày càng phức tạp có thể gây ra bão lụt, hạn, úng, làm thiệt hại đến công trình, đến sản xuất nông nghiệp. Tình hình đó chúng ta cần nắm chắc thực tế, phát huy nội lực, tiếp tục đổi mới trên mọi lĩnh vực, khắc phục khó khăn để tập trung xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm đạt được kết quả cao. 2.3.1. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu từ nay đến năm 2015 2.3.1.1. Mục tiêu tổng quát Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống công trình thủy lợi hiện có đã được khôi phục, cải tạo, nâng cấp và xây mới của xí nghiệp. Để điều hành tứi tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững - chất lượng - an toàn, giảm thiểu những thiệt hại do hạn hán, mưa úng bất lợi gây ra. Phát huy tiềm năng tính ưu việt của hệ thống công trình thủy lợi của xí nghiệp quản lý để đẩy mạnh tốc độ mở rộng đa dạng hoá sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất chính, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống người lao động để củng cố, xây dựng và phát triển xí nghiệp ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa. 2.3.1.2. Những chỉ tiêu chủ yếu a. Sản xuất chính + Diện tích tưới tiêu 2 vụ chính hàng năm tăng từ 3% đến 5% so với thực hiện của các năm trước. Năm sau tăng thêm từ 150 ha trở lên so với năm trước. + Doanh thu hàng năm tăng từ 5% đến 7% so với thực hiện của năm trước. Năm sau tăng thêm từ 0,19 tỷ đồng trở lên so với năm liền kề. + Nộp nghĩa vụ cho Nhà nước hoàn thành 100% chỉ tiêu giao nộp năm sau cao hơn năm trước. b. Sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất chính - Cho thuê lòng hồ để nuôi cá nước ngọt, nuôi trồng thủy sản. Doanh thu hàng năm đạt trên 250 triệu đồng. - Cung cấp nước sạch cho nhà máy nước Cầu Hung và nhà máy nước Bình Minh. Doanh thu hàng năm đạt trên 2 tỷ đồng. - Liên doanh với các đơn vị du lịch phát triển du lịch sinh thái ở hồ Yên Mỹ, hồ Đồng Chùa và hồ Kim Gia 2 vào năm 2015 để tăng doanh thu và tạo thêm việc làm cho người lao động. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch từ năm 2010 đến năm 2015 CÔNG TY KTCTTL SÔNG CHU XÍ NGHIỆP KTCTTL TĨNH GIA BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2015 TT Các chỉ tiêu kế hoạch Đ.V NĂM 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 2 3 4 5 6 7 Phần I: Chỉ tiêu sản xuất I Diện tích tưới tiêu trong năm ha 4.733,3876 1 Diện tích được miễn thủy lợi phí ha 4.733,3876 Vụ chiêm xuân // 2.192,5876 Vụ mùa // 2.305,8 Vụ đông // 235 2 DT không được miễn TLP ha Vụ chiêm xuân // Vụ mùa // II SL nước phục vụ SXCN m3 Phần II: Chi tiêu tài chính I Doanh thu 1.000đ 3.990.458 A Thủy lợi phí 3.978.958 a Phần nhà nước trả hộ nông dân 3.978.958 Vụ chiêm xuân 1.000đ 1.859.490 Vụ mùa // 1.971.688 Vụ đông // 83.284 Nuôi trồng TS // b Phần thu khác đ Vụ chiêm xuân // Vụ mùa // II Cấp nước cho SXCN và sinh hoạt // III Giá trị sản lượng khác 1.000đ 11.500 B Phần NN cấp Cho TC-DN 0 Vụ chiêm xuân // 0 Vụ mùa // 0 Vụ đông // 0 C Tổng hợp chi phí đ 3.469.843 a Chi phí sản xuất 1.000đ 3.196.843 1 Chi NNVL và chi phí chống hạn // 17.000 2 Phụ tùng thay thế // 8.100 3 Tiền điện phục vụ sản xuất // 24.321 4 Tổng quĩ tiền lương // 1.606.406 5 BHXH+BHYT tính giá thành // 273.089 6 Ăn giữa ca // 77.280 7 Bảo hộ lao động // 40.331 8 Tổng công tác phí // 74.880 9 Đàm thoại phí điều hành SX // 11.760 10 Chi phí sửa chữa lớn // 0 11 Tu sửa thường xuyên // 758.000 12 Trích KHTSCĐ vào giá thành // 115.000 13 Chi trả cho các xã, dùng nước // 0 14 Chi phòng chống thiên tai // 20.000 15 Nghiên cứu, ứng dụng KHKT // 5.000 16 Chi phí điều tra DT, ký hợp đồng // 64.180 17 Chi phí quản lý // 78.400 18 Phân bổ công cụ dụng cụ và trực tiếp khác // 18.000 19 Thuế các loại // 7.880 b Trích quỹ khen thưởng+phúc lợi // 273.000 III Chỉ tiêu nộp về công ty 1.000đ 119.328 1 Thuế các loại 6.880 1 BHXH và BHYT tính và giá thành 112.448 2 Phần III: Chỉ tiêu biện pháp Lao động có mặt bình quân 56 1 Tổng quỹ lương người 1.606.406 2 Trong đó: Lương sản phẩm đ 1.547.596 Lương tăng giờ // 27.856 Lương bổ sung // 30.954 Xã hội hoá // 0 II Điện phục vụ sản xuất // 1 Điện năng tiêu thụ 33.000 a Điện năng phục vụ tưới kwh 0 a Vụ chiêm xuân // 0 Vụ mùa 0 Vụ đông 0 b Điện tiêu kwh 33.000 2 Tiền điện đ 24.321 - Điện tưới 0 - Điện tiêu 24.321 - Điện kinh doanh 0 NGƯỜI LẬP BIỂU GIÁM ĐỐC XN KẾT LUẬN Trong công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước không thể thiếu vai trò của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi. Với vị trí quan trọng như vậy, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi luôn được Nhà nước quan tâm đầu tư tương xứng. Chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, luôn gắn liền và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Do đó công tác lập kế hoạch sản xuất luôn là công cụ đắc lực trong điều hành và quản lý. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế hoạch tại xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia. Được sự giúp đỡ của Ban Giám đốc, cán bộ nhân viên tổ kỹ thuật - kế hoạch xí nghiệp, sự giúp đỡ của: PGS,TS Phạm Ngọc Linh, cùng với những kiến thức lý thuyết đã được học trong nhà trường. Bước đầu em đã được làm quen với công việc của một cán bộ kế hoạch. Tìm hiểu tổ chức bộ máy cũng như phương pháp lập kế hoạch sản xuất - tài chính tại xí nghiệp. Việc nghiên cứu về tổ chức bộ máy kế hoạch và phương pháp lập kế hoạch sản xuất - tài chính của một đơn vị là một lĩnh vực rất rộng, liên quan đến nhiều hoạt động, nhiều số liệu, đòi hỏi phải được đầu tư nhiều thời gian và công sức. Do trình độ bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít nên Báo cáo thực tập tổng hợp của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em kính mong được các thầy giáo, cô giáo và tập thể Ban giám đốc xí nghiệp, Tổ Kỹ thuật - Kế hoạch xí nghiệp tiếp tục giúp đơn em trong quá trình thực tập và viết báo cáo thực tập chuyên ngành. Em xin chân thành cảm ơn PGS,TS Phạm Ngọc Linh và Ban Lãnh đạo xí nghiệp cùng tập thể cán bộ tổ Kỹ thuật - Kế hoạch xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia đã đướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp này ./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong báo cáo này tài liệu tham khảo gồm: 1 - Báo cáo chính trị trình đại hội Đảng bộ huyện Tĩnh Gia lần thứ XXIII 2 - Giáo trình kế hoạch hoá phát triển - trường đại học KTQD 3 - Báo cáo hội nghị người lao động công ty khai thác công trình thủy lợi Sông Chu năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 4 - Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty KTCTTL Sông Chu đến năm 2020. 5 - Báo cáo hội nghị người lao động xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia các năm: 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 6 - Báo cáo quyết toán tài chính xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia các năm: 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 7 - Kế hoạch sản xuất - tài chính xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Tĩnh Gia các năm: 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 8 - Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp KTCTTL Tĩnh Gia đến năm 2020. 9 - Diễn văn kỷ niệm 45 năm ngày thành lập đơn vị (1964-2009) 10 - Hồ sơ bàn giao đưa vào sử dụng công trình hồ chứa nước Yên Mỹ 11 - Hồ sơ bàn giao đưa vào sử dụng công trình hồ chứa nước Quế Sơn 12 - Hồ sơ bàn giao đưa vào sử dụng công trình hồ chứa nước Đồng Chùa 13 - Hồ sơ bàn giao đưa vào sử dụng công trình hồ chứa nước Kim Giao II 14 - Hồ sơ bàn giao đưa vào sử dụng công trình hồ chứa nước Hao Hao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25908.doc
Tài liệu liên quan