Chuyên đề Một số biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh ở Công ty Ứng dụng Phát triển Phát thanh truyền hình(BDC)

Lời nói đầu 1 Phần 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ứng dụng phát triển phát thanh - truyền hình (BDC) 2 1.1. Giới thiệu chung về Công ty BDC 2 1.2. Nhiệm vụ bán đầu khi mới thành lập của Công ty BDC 2 1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty BDC 3 1.4. Các sản phẩm chính của Công ty BDC 4 1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty BDC 4 1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty BDC 7 1.7. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty BDC 7 Phần 2. Phân tích thực trạng chi phí kinh doanh của Công ty BDC 10 2.1. Phân tích chung về chi phí kinh doanh của Công ty BDC 10 2.2. Phân tích kết quả chi phí kinh doanh của Công ty BDC năm 2002 - 2003 14 2.2.1. Tình hình chi phí kinh doanh năm 2002 và 2003 của Công ty BDC 14 2.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh của Công ty BDC 16 2.2.3. Nguyên nhân sự biến động chi phí kinh doanh của Công ty BDC 18 2.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 23 2.3.1. Quản lý chi phí kinh doanh của Công ty BDC 24 2.3.2. Thành tích đã đạt được 26 Phần 3. Một số biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh ở Công ty BDC 28 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty BDC 28 3.1.1. Thuận lợi của Công ty BDC 28 3.1.2. Khó khăn 29 3.2. Nhiệm vụ và phương hướng kinh doanh của Công ty BDC từ nay đến năm 2010 30 3.3. Các biện pháp giảm chi phí kinh doanh của Công ty BDC 32 3.3.1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu nhiên liệu 32 3.3.2. Phát triển nguồn nhân lực giảm chi phí nhân công 34 3.3.3. Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp 35 3.3.4. Điều kiện thực hiện các kiến nghị 38 Kết luận 40 Tài liệu tham khảo 41

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh ở Công ty Ứng dụng Phát triển Phát thanh truyền hình(BDC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát thanh quốc gia VTV3 tại Thanh Hoá Đài phát thanh quốc gia VTV3 tại TT Huế Đài phát thanh Từ Liêm 1 CPNVL trực tiếp 59200200 63750000 62375000 Trong đó: 58500000 62850000 61875000 700 900000 500000 2 Chi phí nhân công trực tiếp 8775000 10764000 8541000 Trongđó: tiền lương công nhân sx chính 7500000 9200200 7300000 1275000 1564000 1241000 3 Chi phí sản xuất chung 12275430 17714968 10734602 Giá thành 80250430 89258968 81650602 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) 2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BDC NĂM 2002_ 2003. 2.2.1.Tình hình chi phí kinh doanh năm 2002 và 2003 của Công ty BDC. Cơ chế thị trường hình thành và phát triển ở Việt Nam đã tạo ra xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc giảm chi phí kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm là nhu cầu bức thiết của bất cứ đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh nào. Tất cả các doanh nghiệp đều có mục đích chung là lợi nhuận, để tăng lợi nhuận thì hoặc tăng doanh thu hoặc giảm chi phí . Đối với Công ty BDC cũng vậy. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty BDC được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty BDC ĐVT: đồng Số TT Khoản mục Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 1 Tổng doanh thu 39916381634 46191000801 +6274619167 2 Giá vốn hàng bán 37252660934 42930368303 +5677707369 3 Chi phí quản lý dn 913496791 1393807571 +480310780 4 Lợi nhuận trước thuế 1750223909 1866824927 +116601018 5 Thuế TNDN 437555977 466706231,8 +29150254,8 6 Lợi nhuận sau thuế 1312667932 1400118695,2 +87450763,2 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) Bảng so sánh kết quả hoạt động của Công ty BDC cho thấy tình hình hoạt động có hiệu quả với tốc độ tăng trưởng khá cao. Doanh thu đạt được năm 2003 là 46191000801 đồng tăng 6274619167 đong so với năm 2002. Giá vốn hàng bán là 42930368303 đồng tăng 567770369 đồng so với năm 2002. Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng thêm 52,6% (từ 913496791 đồng năm 2002 lên 1393807571 đồng năm 2003). Từ đó thuế thu nhập phải nộp cũng tăng thêm 29150254,8 đồng (tăng 6,7%). Lợi nhuận sau thuế tăng lên đến 1400118695,2 đồng( tăng 6,6%). Như vậy các số liệu phân tích cho thấy các chỉ tiêu kinh tế năm 2003 của Công ty BDC đều đạt mức tăng trưởng cao hơn năm trước. Các chỉ tiêu doanh thu và giá vốn hàng bán tăng mạnh, chỉ tiêu chi phí quản lí doanh nghiệp cũng tăng tương đối cao. Đồng thời chỉ tiêu thuế thu nhập, lợi nhuận sau thuế lại tăng rất ít. Nói chung khi doanh thu tăng thì các chi phí liên quan cũng thường tăng tương ứng. Các chỉ tiêu kinh tế đã phân tích ở trên của Công ty BDC tăng chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh khả quan của Công ty BDC hiện nay. 2.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh của Công ty BDC Bảng 4: Kết quả thực hiện kết quả kế hoạch kinh doanh năm 2002-2003 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 KH TH % TH KH TH % TH 1.chi phí NVL trực tiếp 31000000000 23696327664 76,4 27185924707 27457783954 101 2.chi phí máy 1796985189 95,7 2486100339 3.chi phí nhân công trực tiếp 4790218116 4584238737 82,6 5009467592 5750868796 114,8 4.chi phí chung 8686573051 7175109340 10087292919 7235615211 71,73 5.chi phí QLDN 913496791 1393807571 Cộng 47187273147 38166157725 16162593128 44324175874 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng chi phí kinh doanh biến động kinh doanh không đều. Theo kế hoạch thì năm 2002 tổng chi phí là 47187273147 đồng nhưng khi thực hiện lại là 38166157725 đồng. * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: so với kế hoạch khoản chi phí này giảm về số tuyệt đối là 73036722336 đồng tương ứng với số tương đối là 23,6%. * Khoản chi phí nhân công trực tiếp: (Bao gồm cả BHXH, BHYT, KPCĐ) Khoản chi phí nhân công trực tiếp giảm về số tuyệt đối là 205979397 đồng tương ứng với số tương đối là 4,3%. Khoản chi phí này dự tính tăng nhưng thực tế lại giảm cũng do năm 2002. Do khối lượng công việc giảm nên Công ty BDC giữ nguyên lao động trong biên chế còn các lao động dự tính không thực hiện. Chính vì vậy khoản chí phí này thực tế giảm hơn so với kế hoạch. * Chi phí chung: giảm về số tuyệt đối là 1511463711 đồng tương ứng với số tương đối là 17,4%, nguyên nhân giảm so với kế hoạch là do Công ty BDC đã thanh lí một số máy móc thiết bị, một số đã khấu hao hết. Sang năm 2003 thì tổng chi phí thực tế là 44324175874 đồng vẫn giảm so với kế hoạch số tuyệt đối là 1838417254 đồng. * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Thực tế tăng so với kế hoạch về số tuyệt đối là 271859247 đồng tương ứng với số tương đối là 1%. Nguyên nhân tăng là vì Công ty BDC đã mở rộng phạm vi hoạt động, số lượng công trình xây lắp tăng dẫn đến khối lượng nguyên vật liệu, vật tư thiết bị tăng, làm cho khoản chi phí này cũng tăng lên. * Chi phí nhân công trực tiếp : chi phí này thực tế tăng so với kế hoạch về số tuyệt đối là 741401204 đồng tương ứng với số tương đối là 14,8% . Sở dĩ khoản chi phí này tăng là vì khối lượng công việc tăng , quỹ lương tăng thì khoản chi phí này tăng. * Chi phí chung: thực tế giảm so với kế hoạch về số tuyệt đối là 2851677708 đồng tương ứng với số tương đối là 28,27%. Nguyên nhân là Công ty BDC đã đầu tư một số thiết bị mới thay thế cho thiết bị thiết bị cũ từ đó giảm được chi phí phí khấu hao, chi phí nguyên vật liệu phụ. 2.2.3. Nguyên nhân sự biến động chi phí kinh doanh của Công ty BDC. Bảng 5: Bảng tính chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm năm 2002 và 2003 của Công ty BDC. ĐVT: đồng Số TT Tiêu thức Năm 2002 Năm 2003 So sánh Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1 Chi phí NVL trực tiếp 23696327664 62,09 27457783954 61,65 +3761456390 -0,14 2 Chi phí máy 1796985189 4,7 2186100339 4,9 +689115150 0,2 I Chi phí vật tư 25493312853 66,8 29943884293 66,9 4450571540 0,1 3 Chi phí nhân công trực tiếp 4584238737 12,01 5750868796 12,97 1166630590 0,69 4 Chi phí chung 7175109340 18,8 7235615211 16,32 60503171 -2,48 I+II Chi phí sản xuất trực tiếp 37252660934 30,81 42930368303 29,29 -1,52 5 Chi phí QLDN 913496791 2,4 1393807571 3,14 480310780 0,74 I+II+5 =giá thành= 38166157725 44324175874 6158018149 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) Nhìn tổng quát qua bảng số liệu thì thấy tổng chi phí của năm 2003 tăng so với năm 2002 là 6158018149 đồng tương ứng với tăng 16,13%. Điều này cũng dễ hiểu bởi so với năm 2002 thì năm 2003 có khối lượng công việc nhiều hơn. Để thấy rõ ta đi xem xét cụ thể từng yếu tố một. 2.2.3.1.Yếu tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bảng 6: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế xuất dùng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Chi phí NVL trực tiếp đồng 23696327664 27457783954 3761456390 Tỷ lệ NVL trực tiếp/doanh thu % 59,36 59,44 0,08 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) Như đã nói, đặc điểm của ngành truyền hình là quá trình lắp ráp và sửa chữa lâu dài, sản phẩm xây lắp là đơn chiếc, cố định. Để có thể đánh giá kết quả của việc giảm chi phí hay không thì ta dựa vào tỉ lệ giữa chi phí với doanh thu trong từng năm Tỉ lệ chi phí/Doanh thu =Chi phí kinh doanh /doanh thu*100 Xét về mặt tổng thể thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2003 tăng so với năm 2002 là 3761456290 đồng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là phần quan trọng trong tổng chi phí xây lắp nên mặc dù khoản này tăng lên thì đó không phải là dấu hiệu xấu đi. Phạm vi tăng giảm chi phí kinh doanh của năm nay so với năm trước được tính theo công thức: DC=T1 -T0= Tỉ lệ chi phí / doanh thu năm n - tỉ lệ chi phí /doanh thu năm n-1. Qua bảng biểu ta thấy phạm vi tăng giảm của khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của năm 2003 so với năm 2002: DC=0,5936-0,5944=0,0008. Như vậy Công ty BDC đã hoạt động một cách có hiệu quả mặc dù chi phí nguyên vật liệu có tăng nhưng Công ty BDC đã thực hiện quản lí chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm tránh lãng phí nguyên vật liệu trực tiếp, đóng vai trò quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm . 2.2.3.2.Chi phí thiết bị. Chi phí thiết bị chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong giá thành sản phẩm . Muốn đánh giá kết quả của việc giảm chi phí ta phải dựa vào tỉ lệ giữa chi phí với doanh thu trong từng năm. Tỉ lệ chi phí/doanh= Chi phí kinh doanh i/Doanh thu*100 Phạm vi giảm chi phí năm 2003 so với năm 2002 tính theo công thức: DC=T1 -T0=tỉ lệ chi phí máy/ doanh thu năm 2003-tỉ lệ chi phí máy/doanh thu năm 2002 Ta có bảng sau: Bảng 7: Chi phí thiết bị xuất dùng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Chi phí máy đồng 1796985189 2489100339 +689115150 Doanh thu đồng 39916381634 46191000801 Tỷ lệ chi phí máy/doanh thu % 4,5 5,38 0,88 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) Rõ ràng là chi phí thiết bị chiếm tỉ trọng nhỏ trong giá thành. từ bảng trên ta có: DC = 0,0538-0,045=0,0088 DC .>0 chứng tỏ chi phí thiết bị năm 2003 tăng so với năm 2002, với mức tăng là 0,0088 nhưng đây là mức tăng chấp nhận được. Tuy nhiên Công ty BDC vẫn cần phải quản lí chặt chẽ việc xuất kho công cụ dụng cụ, phải căn cứ vào từng công trình, cũng như đặc điểm của từng loại công cụ thiết bị máy móc để tiến hành xuất kho một cách hợp lí. 2.2.3.3.Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp có vài trò quyết định rất lớn đến việc tính toán hợp lí, chính xác giá thành và là một công cụ để khuyến khích nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành . Để có thể đánh giá kết quả của việc giảm chi phí nhân công hay không thì ta dựa vào tỉ lệ chi phí nhân công trực tiếp với doanh thu trong từng năm. Tỉ lệ chi phí nhân công trực tiếp = chi phí nhân công trực tiếp i/ doanh thu i *100 Bảng 8: Chỉ tiêu chi phí nhân công trực tiếp Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Chi phí nhân công trực tiếp đồng 4584238737 5750868796 1166630509 Doanh thu đồng 39916381634 46191000801 Tỷ lệchi phí NC trực tiếp/ doanh thu % 11,48 12,45 0,97 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) Phạm vi tăng chi phí nhân công trực tiếp được tính theo công thức : DC=T1 -T0 = Tỉ lệ chi phí nhân công trực tiếp/ doanh thu năm 2003-tỉ lệ chi phí nhân công trực tiếp/ doanh thu năm 2002 =0,1245-0,1148=0,0097. Nói chung mức tăng như vậy là cao. Do đặc thù nghề nghiệp nên lao động của Công ty BDC trực tiếp sản xuất đa số là lao động phổ thông ít có trình độ chuyên môn. Phụ trách về mặt kĩ thuật thì có các kĩ sư nhưng lực lượng này còn mỏng và phụ trách luôn việc kiểm soát quá trình thực hiện.Để đảm bảo được việc quản lí chi phí nhân công trực tiếp sao cho hiệu quả trước hết Công ty BDC phải có đủ về số lượng lao động, phải xây lắp hệ thống định mức quỹ lương cho người lao động vừa đảm bảo chi phí hợp lí vừa khuyến khích họ trong công việc. Quan tâm đến đời sống, chế độ phụ cấp, trợ cấp, giáo dục y tế cho công nhân và gia đình họ. Mặt khác phải đảm bảo tối ưu hoá nguồn nhân lực, đảm bảo năng suất lao động đó đặc biệt quan tâm tới năng suất lao động mỗi giờ công, số giờ lao động trong một ngày, số ngày lao động trong một tháng. bời vì đây là những nhân tố cơ bản tác động trực tiếp đến chi phí nhân công 2.2.3.4.Chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung ở Công ty BDC gồm: Chi phí nhân viên quản lí Chi phí sử dụng thiết bị thực hiện Chi phí bán hàng Chi phí trực tiếp khác Việc đánh giá kết quả của việc giảm chi phí sản xuất chung hay không dựa vào tỉ lệ giữa chi phí sản xuất chung với doanh thu trong năm . Tỉ lệ chi phí sản xuất chung/doanh thu=chi phí sản xuất chung i/doanh thu i *100 Bảng 9: Chi phí sản xuất chung thực tế xuất dùng Chỉ tiêu ĐVT Năm2002 Năm 2003 Chênh lệch Chi phí sx chung đồng 7175109340 7235615211 +60503171 Doanh thu đồng 39916381634 46191000801 Tỷ lệ chi phí sx chung/doanh thu % 17,98 15,66 -2,32 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) Phạm vi giảm chi phí sản xuất chung năm 2003 so với năm 2002 tính theo công thức : DC=T1 -T0 = Tỉ lệ chi phí sản xuất chung /doanh thu năm 2003- tỉ lệ chi phí sản xuất chung/ doanh thu năm 2002. =0,1566-0,1798=-0,0232 Số âm biểu hiện năm 2003 chi phí sản xuất chung giảm so với năm 2002 trong pham vi là 0,0232. Điều này chứng tỏ Công ty BDC đã quản lí tốt khoản chi phí này.Công ty BDC đã quản lí chặt chẽ chi phí sử dụng thiết bị thực hiện, nâng cao trình sđộ nhân công sử dụng. Tuy nhiên trong thời gian tới Công ty BDC cần quan tâm tới chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí nguyên vật liệu phụ bởi nó chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chi phí chung, từ đó giúp Công ty BDC kiểm soát tốt chi phí sản xuất chung. 2.2.3.5.Chi phí quản lí doanh nghiệp Là tất cả các chi phí có liên quan đến việc quản lí về doanh nghiệp . Đây là khoản chi phí có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty BDC. Đồng thời nó phản ánh cơ cấu chi phí của Công ty BDC có hợp lí không, hiệu quả hoạt động của bộ máy lãnh đạo Công ty BDC . Nhìn chung các doanh nghiệp đều cố gắng giảm chi phí này đến mức cần thiết. Để đánh giá kết quả của việc giảm chi phí quản lí hay không thì ta dựa vào tỉ lệ giữa chúng với doanh thu trong từng năm Tỉ lệ chi phí quản lí doanh nghiệp /doanh thu = chi phí quản lí doanh nghiệp/ doanh thu i *100 Bảng 10: Kết quả sử dụng chi phí quản lí doanh nghiệp Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Chi phí QLDN đồng 913469791 1393807571 480310780 Doanh thu đồng 39916381634 46191000801 6274619167 Tỷ lệ chi phí QLDN/doanh thu % 2,289 3,017 0,728 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) Phạm vi chi phí quản lí năm 2003 tăng so với năm 2002 tính theo công thức: DC=T1 -T0 = Tỉ lệ chi phí quản lí doanh nghiệp /doanh thu năm 2003 - tỉ lệ chi phí quản lí doanh nghiệp /doanh thu năm 2002 =0,03017-0,02289=+0,00728. Như vậy Công ty BDC đã không quản lí chặt chẽ chi phí quản lí doanh nghiệp để nó tăng mạnh trong năm 2003 chủ yếu là do tăng chi phí bất thường. Đây là điều cần phải xem xét. Chi phí tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, mặc dù doanh thu tăng là +6274619167 đồng trong khi đó lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 87450763,2 đồng nếu Công ty BDC làm tốt hơn nữa công tác quản lí chi phí này thì sẽ mang lại nhiều lợi ích mà trước hết là tăng lợi nhuận. 2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BDC. Bảng 11: Kết quả hoạt động kinh doanh. Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Doanh thu 39916381634 46191000801 +6274619167 Tổng chi phí 38166157725 44324175874 +6158018149 Lợi nhuận trước thuế 1750223909 1866824927 +116601018 Thuế TNDN 437555977 466706231,8 +29150254,8 Lợi nhuận sau thuế 1312667932 1400118695,2 +87450763,2 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) Từ bảng biểu ta thấy cùng với sự gia tăng của các loại chi phí đã dẫn đến sự gia tăng của doanh thu và chi phí, từ đó dẫn tới sự gia tăng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Tổng chi phí năm 2003 là 44324175874VNĐ so với năm 2002(năm 2002 là 38166157725VNĐ), mặc dù tăng như vậy nhưng không có nghĩa là hoạt động kinh doanh của Công ty BDC kém hiệu quả đặc biệt là trong việc quản lý chi phí kinh doanh mà mặt khác nó thể hiện hoạt động của Công ty BDC đang đi vào thế ổn định, công tác quản lý chi phí kinh doanh đang tốt dần nên, làm ăn ngày càng phát đạt, địa vị và uy tín của Công ty BDC ngày càng được nâng cao đồng thời thị trường của Công ty BDC ngày càng được mở rộng. Điều đó được minh chứng thông qua số lượng công trình cung ứng và lắp đặt năm 2003 tăng so với năm 2002 và được thể hiện ngay ở chỉ tiêu lợi nhuận. Năm 2003 lợi nhuận sau thuế của Công ty BDC đạt 1400118695,2VNĐ tăng +87450763,2VNĐ so với năm 2002 (Năm 2002 đạt 1312667932VNĐ). 2.3.1.Quản lí chi phí kinh doanh của Công ty BDC Qua phân tích trên có thể thấy rằng Công ty BDC đã quản lí khá tốt chi phí, để thực hiện được các biện pháp giảm chi phí kinh doanh công tác lập kế hoạch được tiến hành rất tốt phù hợp với thực tế. Tuy vậy đặc điểm này cũng đòi hỏi vai trò của mỗi khâu, môi đơn vị phải được nâng cao và phát huy cao độ. Trong thời gian qua Công ty BDC luôn coi trọng công tác quản lí chi phí kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng công trình của Công ty BDC trên thị trường. Do đó Công ty BDC luôn tìm các biện pháp hữu hiệu và hiệu quả nhất để hoàn thành mục tiêu đề ra. Một số biện pháp mà Công ty BDC áp dụng như: Tính toán và lập phương án mua nguyên vật liệu vào thời điểm tốt nhất, thu thập thông tin về tình hình giá cả trên thị trường để sẵn sàng mua. Công ty BDC lập kế hoạch chi tiết cho việc mua nguyên vật liệu căn cứ vào kế hoạch sản xuất nhằm giảm các chi phí do giá tăng hoặc chi phí lãi vay. Theo dõi tình hình thời tiết để lập kế hoạch mua và dự trữ nguyên vật liệu sao cho luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản xuất cả về số lượng và chất lượng. Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong Công ty BDC, đặc biệt là cán bộ quản lí và công nhân kĩ thuật. Hàng năm Công ty BDC đều cử người đi học ở các lớp đào tạo, các khoá huấn luyện ngắn ngày, các lớp học về quản lí. Ngoài ra Công ty BDC còn rất quan tâm đến điều kiện làm việc và đời sống của công nhân viên, Công ty BDC đã có chế độ lương thưởng cũng như phụ cấp ưu đãi. Tất cả các công nhân đều được trạng bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động :mũ, quần áo bảo hộ, găng tay...cùng các thiết bị an toàn khác đều được trang bị kĩ càng. Điều đó khiến công nhân làm việc rất an tâm. -Bố trí sắp xếp thời gian vận hành quản lí giờ công ngày công lao động năng suất lao động. Điều đó giúp tận dụng năng lực thiết bị móc thiết bị, giảm hao phí điện năng... Đây là biện pháp quan trọng góp phần ổn định chi phí kinh doanh từ đó giảm giá thành. Như đã nói, tất cả các yếu tố chi phí hay những khoản mục chi phí đều được lên kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết, thường xuyên được kiểm tra trong quá trình thực hiện. Trên thực tế công tác quản lí chi phí kinh doanh đã mang lại những kết quả tích cực. Nhưng bên cạnh đó vẫ còn một số mặt hạn chế chủ quan hoặc khách quan cần phải khắc phục. -Lợi nhuận sau thuế năm 2003 tăng so với năm 2002 (tăng 87450763,2) nhưng vẫn còn thấp so với tốc độ tăng doanh thu . Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2003 giảm so với năm 2002 , giá thành của Công ty BDC nói chung còn cao. Điều này có thể do chi phí quản lí doanh nghiệp tăng cao cũng như sự gia tăng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc cũng có thể do đặc thù ngành nghề tạo nên. Chi phí quản lí doanh nghiệp còn lớn mặc dù số lượng nhân viên quản lí chiếm tỉ lệ nhỏ. Chủ yếu do các chi phí bằng tiền phát sinh tương đối nhiều. Công ty BDC cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn các chi phí này. Trình độ quản lí còn yếu bởi nhiều người chưa được sử dụng đúng với chuyên môn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lí chi phí nói riêng cũng như các hoạt động của doanh nghiệp noí chung. Công ty BDC cần có những biện pháp quản lí tốt hơn chi phí kinh doanh để có thể tiết kiệm được các khoản chi không cần thiết, không hiệu quả để tạo điều kiện hạ giá thành tăng lợi nhuận, nâng cao đời sống người lao động hơn. Công ty BDC đã thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ từ đó phát huy tinh thần chủ động, năng động giảm chi phí kinh doanh đồng thời phân phối lại thu nhập trong Công ty BDC một cách hợp lí công bằng. Việc trang bị điều kiện làm việc đầy đủ như thiết bị vi tính, máy kĩ thuật chuyên dụng .. đã góp phần tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công và thời gian. 2.3.2.Thành ích đã đạt được. Nhìn chung Công ty BDC đã hoạt động tương đối hiệu quả, đã quan tâm đến việc giảm chi phí. Việc tăng doanh thu, tăng lợi nhuận tất yếu sẽ dẫn đến tăng chi phí. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất năm 2003 tăng so với năm 2002 là 3761456290VNĐ trong đó mức tăng tổng chi phí (trừ chi phí quản lý doanh nghiệp) là 5677707369VNĐ và chiếm tỷ trọng 62% trong giá thành (năm 2002) cao hơn năm 2003 (61%). Rõ ràng là Công ty BDC đã quản lý tương đối tốt chi phí này. Chi phí nhân công trực tiếp cũng tăng tương đối cao. Năm 2003 tăng 1166630059 so với năm 2002 trong khi tổng chi phí (trừ chi phí quản lý doanh nghiệp) tăng 5677707369VNĐ. Điều đó chứng tỏ mức lương trả cho đội ngũ cán bộ nhân viên tăng, nâng cao dần mức sống, khuyến khích được tinh thần làm việc của bộ phận trực tiếp thực hiện. Chi phí sản xuất chung mặc dù có tăng (60503171VNĐ) nhưng tăng tương đối ít là do trình độ nhân công ngày càng cao, tinh thần tránh nhiệm ngày càng tăng và Công ty BDC đã bước đầu có sự áp dụng máy móc thiết bị hiện đại vào thực hiện. Như vậy năm 2003 chi phí kinh doanh được thực hiện vượt mức kế hoạch trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 101% và chi phí nhân công trực tiếp 114,8% trong khi năm 2002 chi phí kinh doanh thực tế đã không đạt được kế hoạch đề ra với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 76,4%; chi phí nhân công trực tiếp 95,7% và chi phí chung 82,6%. Việc chi phí kinh doanh tăng vượt mức kế hoạch trong năm 2003 thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, Công ty BDC đã thực hiện nhiều công trình hơn so với năm 2002 và thị trường của Công ty BDC đang ngày mở rộng vươn ra khắp cả nước. Điều đó một phần cũng do Công ty BDC đã quản lý tốt chi phí kinh doanh của mình cụ thể là trong chi phí chung. Chi phí chung của Công ty BDC năm 2003 là 7235615211VNĐ bằng 71,73% so với kế hoạch (10087292919VNĐ) mặc dù số lượng công trình tăng. 2.2.3.Những tồn tại cần khắc phục. Bên cạnh những ưu điểm còn có một số hạn chế. Việc tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp một phần là do việc lập kế hoạch mua nguyên vật liệu còn kém, nhiều khi còn bị ép giá, mua với giá cao, phải vận chuyển từ nơi xa, trong điều kiện thời tiết xấu làm phát sinh nhiều chi phí khác kèm theo. Việc trả lương theo năng suất đã dẫn đến các nhân viên có thể làm việc tích cực,hoàn thành trước thời hạn vẫn không được tăng lương hoặc họ có thể có tư tưởng chống đối chỉ đi làm cho đủ ngày công quy định cũng không bị giảm lương. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh vào năm 2003 (480320780VNĐ) trong khi năm 2002 là 913496791VNĐ. Việc tăng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận làm mức tăng lợi nhuận giảm. Vì vậy trong thời gian tới bên cạnh việc phát huy việc thực hiện quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu, chi phí máy chi phí sản xuất chung, Công ty BDC cần phải quan tâm đặc biệt tới việc quản lý chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm dần mức tăng của cả hai loại chi phí này dẫn tới tăng lợi nhuận sau thuế. PHẦN 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH Ở CÔNG TY BDC. 3.1.MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY BDC. 3.1.1.Thuận lợi của Công ty BDC. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì việc làm cần thiết và tất yếu là phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm số vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Vì vậy công tác giảm chi phí kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn của sản phẩm doanh nghiệp. Ý thức được điều đó Công ty BDC đã xây dựng mô hình quản lý và hạch toán khoa học cùng với sự phát triển của Công ty, công tác quản lý kinh tế cũng không ngừng được củng cố hoàn thiện và trở thành công cụ đắc lực trong việc điều hành quản lý và ra quyết định sản xuất kinh doanh. Đó là nhờ cán bộ quản lý đã kịp thời nắm bắt được tình hình kinh tế chuyển đổi, từ đó đã sắp xếp bộ máy tổ chức một cách gọn nhẹ phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Cụ thể Công ty BDC luôn khuyến khích động viên lao động có cao, tập trung phát huy năng lực và nâng cao cho công nhân, nâng cao chất lượng thực hiện công trình, đảm bảo ổn định việc làm và đời sống ngày một cao cho cán bộ công nhân viên. Trong vài năm gần đây công trình mà Công ty BDC đảm nhận đều hoàn thành tốt công việc được giao do Công ty BDC đã chú ý đến công tác chất lượng lao động của công nhân. Bên cạnh đó trong vài năm vừa qua Công ty BDC đã rà xoát thống kê và đánh giá lại toàn bộ năng lực thiết bị, mạnh dạn loại bỏ thanh lý những thiết bị lạc hậu, khả năng khai thác thấp, bổ sung thêm những thiết bị thế hệ mới, nâng cao chất lượng thực hiện các công việc, giải phóng sức lao động. Trong quá trình củng cố và phát triển Công ty BDC đã có lượng khách hàng nhất định, đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho Công ty BDC tạo đà phát triển sản xuất, phát triển kinh doanh, đồng thời Công ty BDC đã có được đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiều kinh nghiệm đã tham gia thực hiện nhiều công trình có uy tín chất lượng sản phẩm, đã được sự chấp nhận của khách hàng. 3.1.2.Khó khăn. Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, công tác quản lý giá thành, hạ thấp chi phí kinh doanh còn gặp phải những khó khăn sau: -Về mặt khách quan do nhìn nhận về loại hình Công ty BDC của một số cơ quan chức năng có liên quan chưa thông suốt nên rất dễ xảy ra sự phân biệt, không tin tưởng vào khả năng của Công ty BDC trong sản xuất. -Việc chấp hành quy chế quy định còn có mặt chưa nghiêm còn có hiện tượng lợi dụng sơ hở để lách các quy định làm lợi cho cá nhân mà quên đi lợi ích to lớn của tập thể. -Khâu tổ chức thực hiện ở nơi sản xuất chưa được chú trọng đúng mức, chỉ huy các nơi sản xuất chưa chịu khó tìm tòi các biện pháp sáng tạo nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo chất lượng mà có lúc, có nơi còn lợi dụng sự quản lý chưa chặt chẽ, có kẽ hở của các quy định, yêu cầu kỹ thuật vào thực hiện hoặc sử dụng vật tư lãng phí, không tổ chức quản lý vật tư theo đúng quy định. Bỏ qua một số yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng... -Đối với nguyên vật liệu, chưa phản ánh chính xác giá trị nguyên vật liệu mua về. Hơn nữa việc tính toán giá nguyên vật liệu chưa sát thực tế với những biến động thị trường. -Tình trạng máy móc thiết bị còn ít, lạc hậu, nhiều chủng loại máy chưa hợp lý, nhiều loại máy công suất thấp chưa đáp ứng yêu cầu công việc còn thủ công. Do đó khó khăn là làm cách nào để đáp ứng được đòi hỏi cấp bách của tất cả các cán bộ công nhân viên về đầu tư, hiện đại hoá dây chuyền công nghiệp đổi mới thiết bị để đạt được hiệu quả như mong muốn. Việc quản lý máy móc thiết bị còn lỏng lẻo gây ra chi phí cao cho nhiều công trình. -Công tác quản lý nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và công tác kho bãi còn kém gây nên những tổn thất không đáng có. Không những thế, do vốn kinh doanh còn hạn hẹp đã gây cho Công ty BDC không ít trở ngại và nó còn hạn chế rất nhiều tới việc ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng hoặc giả có ký kết được các hợp đồng thì cũng chỉ là những hợp đồng có giá trị nhỏ. 3.2. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BDC TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010. Trong giai đoạn 2004-2010 Thủ đô Hà nội nói riêng và cả nước nói chung sẽ có nhiều hoạt động kinh tế sôi động, trong đó có hoạt động mở rộng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng các thiết bị viễn thông, truyền hình để hoà nhập cùng với các nước khác trong khu vực. Vì vậy trong thời gian tới Công ty BDC luôn đặt mục tiêu không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí kinh doanh hạ giá thành sản phẩm, thoả mãn nhu cầu khách hàng. Năm 2003 doanh thu đạt 46.191.000.801 đồng/năm. Năm 2002 dự tính đạt khoảng 70 tỷ/năm. Trước tình đó việc đề ra phương hướng nhiệm vụ là hết sức quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững. Công ty BDC đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ cơ bản sau: -Mọi hoạt động của Công ty BDC đều bám sát chủ trương đường lối của Đảng về lao động sản xuất lấy đó làm hướng khi giải quyết những vấn đề mà các quy luật kinh tế thị trường tác động đến hoạt động của Công ty. -Thực hiện kế hoạch đầu tư từng bước có trọng điểm, thời điểm thích hợp để tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty BDC đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Tăng cường đầu tư năng lực xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi. -Đa dạng hoá cả về phương thức và lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tăng cường hoạt động kinh doanh phục vụ ngành xây lắp. Trước mắt tập trung vào sản xuất kinh doanh các loại vật tư, vật liệu xây dựng, các sản phẩm gắn liền với công trình xây dựng, đầu tư nâng cao một bước năng lực sản xuất thiết kế, tư vấn đầu tư, liên kết xây dựng và làm thầu phụ xây dựng các công trình lớn đặc biệt là các công trình có tổng thầu là Công ty nước ngoài. -Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. Xúc tiến mạnh mẽ việc tìm kiếm đối tác để đủ khả năng và điều kiện tham gia đấu thầu các dự án lớn trong nước và quốc tế, nghiên cứu hợp tác liên doanh xây dựng một đến hai nhà máy sản xuất các loại vật liệu, thiết bị viễn thông mới phù hợp với xu hướng và nhu cầu thị trường. -Xây dựng cơ cấu tổ chức của Công ty BDC theo một cơ cấu tổ chức linh hoạt, năng động và hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hệ thống quy chế, quy định của Công ty BDC bao gồm tất cả các mặt quản lý, tạo ra tác phong làm việc hiện đại và văn minh. Đào tạo một đội ngũ các bộ công nhân kỹ thuật giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, có sức khoẻ tốt, có khả năng tiếp thu và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý. Chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, tạo nên sự yêu mến gắn bó xây dựng Công ty. Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước hàng năm Công ty BDC phải lập kế hoạch chi phí kinh doanh theo quy định của Nhà nước. Thông thường dựa vào những căn cứ sau: -Các định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước,cấp trên và ngành quy định như: định mức hao hụt, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. -Đưồng lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong mỗi thời kỳ nhất định, những chỉ thị của cơ quan cấp trên. -Các nhân tố ảnh hưởng đến mức chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch. -Tình hình số liệu thực hiện kỳ trước và kết quả phân tích hoạt động kinh tế tài chính. Kết quả đánh giá tình hình quản lý và thực hiện chi phí kinh doanh của kỳ trước. Những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. Trên cơ sở đó Công ty BDC đã đề ra kế hoạch chi phí kinh doanh năm 2004 như sau: Bảng 12: kế hoạch chi phí kinh doanh năm 2002 Đơn vị tính: đồng TT Chỉ tiêu Số tiền 1 Chiphí nguyên vật liệu trực tiếp 27.490.000.000 2 Chi phí máy 2.000.000.000 3 Chi phí nhân công trực tiếp 6.300.000.000 4 Chi phí chung 13.000.000.000 5 Chi phí QLDN 1.200.000.000 (Nguồn: Phòng Kế toán thống kê, Công ty BDC) 3.3.CÁC BIỆN PHÁP GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BDC 3.3.1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu nhiên liệu. Công ty BDC cần phải tiến hành tăng cường quản lý nguyên vật liệu để giảm chi phí vật chất. Thực tế cho thấy chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ tổng chi phí sản xuất. Chính vì vậy việc giảm chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông thường căn cứ vào giá trị công trình để làm tiêu chuẩn ghi chi phí vật liệu. Do đó bản thân chi phí này bao hàm cả chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí chuyên chở đóng gói, xếp dỡ và bảo quản. Trong trường hợp đã thắng thầu hoặc được chỉ định thầu thì có thể tập kết các vật liệu như sắt thép, …trước ít ngày cho tiện. đối với công trình xây dựng trên từng địa phương thì sẽ do trực tiếp ngươì đi mua với đơn giá của từng địa phương để giảm chi phí nguyên vật liệu. Chính vì vậy, khi dùng đến đâu sẽ mua đến đấy bởi cơ chế thị trường rất thuận lợi cho việc mua bán. Khi tiến hành Công ty BDC giao toàn quyền cho đội xây dựng về việc tổ chức thực hiện. Sau khi hoàn thành thì của các xí nghiệp sẽ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu theo từng công trình và báo cáo, duyệt ở phòng tài chính của công ty. Cũng từ thực tế là chi phí nguyên vật liệu, chi phí cho bảo quản chuyên chở, bốc dỡ, kho tạm là rất tốn kém thì việc giảm những chi phí này là điều quan trọng. Biện pháp để giảm khoản chi phí này em có một số đề xuất như sau: Thứ nhất: xác định nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Căn cứ của biện pháp -Xác định được các loại vật liệu cần dùng cho công trình, tên vật liệu, khối lượng của từng loại từ đó cho biết loại nào chủ yếu và cần thiết có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian công trình. -Xây dựng được lược đồ các đại lý cung cấp vật liệu, giá cả từng nơi. -Tổ chức các phương tiện chuẩn bị vận chuyển cũng như bố trí địa điểm tập kết nguyên vật liệu. Giá mua vật liệu mua vào gồm cả chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí bảo hiểm (nếu có), chi phí bảo quản nên Công ty BDC phải xác định nơi mua càng gần nơi công trình thực hiện thì càng tốt.Với các công trình thực hiện xây lắp trên các địa bàn khác nhau thì tận dụng nguyên liệu của địa phương để giảm chi phí nguyên vật liệu. Hiện tại Công ty BDC không tích trữ nguyên vật liệu chủ yếu. Tuy nhiên để giảm chi phí Công ty BDC nên đặt mua với khối lượng lớn nguyên vật liệu thường dùng. Việc làm này sẽ giúp Công ty BDC tiết kiệm được chi phí thông qua hưởng chiết khấu, đồng thời chủ động về nguyên vật liệu nhưng không cần đến các chi phí dự trữ. Chỉ tính trên địa bàn Hà Nội hàng năm Công ty BDC sử dụng trung bình khoảng 1.500 tấn mà các loại trên lại có phẩm cấp tương tự nhau. Nếu chọn đúng nguồn nguyên liệu sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn. Trên đây mới tính trong trường hợp Công ty BDC mua với khối lượng nhỏ không có chiết khấu giá. Còn trong trường hợp mua với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thì mức tiết kiệm sẽ nhiều hơn. Ngoài ra, với những chi tiết không cần chất lượng cao. Thứ hai: cần tăng cường công tác bảo vệ và bảo quản. Nếu việc trông coi không cẩn thận thì việc mất cắp, hao hụt do nắng, mưa là có thể xảy ra. Vì vậy tại các công trình thì nên tăng cường công tác bảo vệ. Bên cạnh đó là việc bảo quản, với những loại vật liệu cần phải có kho, bãi, trạm thì cần phải chấp hành. Thứ ba: Nên có thêm một nhân viên kế toán và một cán bộ kỹ thuật có trình độ để tiến hành kiểm kê, đánh giá, phân loại chính xác những vật tư còn sử dụng được và những vật tư không còn sử dụng được. Đồng thời, thực hiện tốt công tác kiểm kê từng kho vừa tránh thất thoát vừa làm tăng tinh thần tránh nhiệm của cán bộ quản lý kho. Thứ tư: Trong tình hình kinh tế thị trường giá cả luôn biến động từng ngày, từng giờ. Bởi vậy chỉ theo dõi qua báo cáo "giá cả thị trường thôi" chưa đủ. Theo em Công ty BDC nên cài đặt cho máy vi tính một chương trình trong nước và thế giới nhằm phục vụ thông tin cần thiết về giá cả vật liệu trên thị trường cho Công ty BDC vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến chi phí kinh doanh. 3.3.2.Phất triển nguồn nhân lực giảm chi phí nhân công. Phát triển nguồn nhân lực luôn được coi là chiến lược dài hạn của tất cả các Doanh nghiệp. Trong tình hình chung là thiếu đội ngũ lao động có trình độ cao, thiếu công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý có chuyên môn thì việc tổ chức đào tạo thường xuyên,liên tục, cho đội ngũ người lao động là một việc làm vô cùng quan trọng. Trước sự thay đổi đến chóng mặt của khoa học công nghệ thì cần phải có đội ngũ lao động am hiểu về đặc tính của các loại máy móc thiết bị đó. Chính vì vậy Công ty BDC cần đào tạo cho đội ngũ lao động của mình để có thể phụ tránh những công việc đòi hỏi trình độ cao và hướng dẫn lao động thủ công . Công ty BDC có thể gửi nhân viên của mình đi học,đào tạo ở nước ngoài, những nơi có công nhgệ thông tin tiên tiến hơn nhằm tiếp thu và có khả năng sử dụng được những thiết bị, máy móc hiện đại của nước ngoài. Bên cạnh đó Công ty BDC nên có chính sách bồi dưỡng cho những người đi học tập, nghiên cứu, chế độ thưởng đối với những người có sáng kiến phát minh. Hiện nay ở Công ty BDC khoản tiền chi phí cho học tập, nghiên cứu hoàn toàn do người học tự túc do đó có nhiều người còn ngại chưa muốn học. Công ty BDC nên có chế độ ưu đãi để mọi người có thể nâng cao trình độ của mình. Đồng thời Công ty BDC nên có các biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, có chế độ dinh dưỡng thích đáng cho công nhân làm thêm giờ thêm ngày nhưng đồng thời cũng kỷ luật những người nào không chấp hành nội quy của Công ty BDC nhất là nội quy về bảo đảm an toàn vệ sinh trong lao động. Về cơ bản, bồi đắp và phát huy nguồn nhân lực không chỉ là việc tái sản xuất,bồi dưỡng và nâng cao sức sản xuất mà còn phải nâng cao trình độ của người lao động. Nó sẽ góp phần làm yên tâm người lao động để họ hăng hái sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm tai nạn lao động tránh ốm đau và thực hiện tốt công tác được giao. Đó là biện pháp tốt nhất để giảm chi phí nhân công về lâu dài. Bên cạnh đó Công ty BDC nên tăng cường quản lý lao động: Thứ nhất: Phân bổ bố trí lao động. Đối với Công ty BDC thì việc sản xuất nên lập kế hoạch thực hiện cụ thể.Bố trí lao động theo đúng và máy móc tránh sự chồng chéo. Đối với những công việc đòi hỏi yêu cầu cao về sáng tạo và kỹ thuật, mỹ thuật thì cần phải có những người có trình độ, còn những công việc đòi hỏi lao động chân tay thì có thể bố trí những công nhân bình thường đảm nhận. Công ty BDC nên chú trọng phân công công việc sao cho đúng người đúng việc tránh tình trạng đào tạo một lĩnh vực làm việc tại một lĩnh vực khác vừa gây khó khăn cho người lao động vừa ảnh hưởng đến hiệu quả chung của toàn Công ty. 3.3.3. Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý Doanh nghiệp. 1 Kết quả < 100% kết luận Công ty BDC tiết kiệm chi phí máy thực hiện. Ký hiệu mức tăng giảm chi phí máy thực hiện là DMTC (máy thực hiện) DMTC= chi phí thực hiện thực tế- chi phí MTC kế hoạch DMTC>0 Công ty BDC không tiết kiệm chi phí DMTC<0 Công ty BDC đã tiết kiệm chi phí. Muốn cho khoản chi phí máy giảm tức là DMTC<0 (chi phí máy thực hiện thực tế nhỏ hơn kế hoạch) thì phải tăng cường công tác quản lý, sử dụng máy móc có kế hoạch cụ thể, chế độ sửa chữa, bảo dưỡng phải tốt. Cũng do thực trạng máy móc vẫn còn ít, cũ kỹ lạc hậu không đủ đáp ứng yêu sản xuất dẫn đến năng suất lao động chưa được cao. Khi máy hiện có của Công ty BDC là máy có năng lực sản xuất lớn, nếu công trình mà Công ty BDC đang thực hiện là công trình lớn thì nên phát huy tối đa thời gian sử dụng máy của Công ty BDC vì khi đó máy sẽ phù hợp với công việc và tiết kiệm được chi phí. Mặt khác phải xuất phát từ đặc điểm của các công trình mà Công ty BDC thực hiện chủ yếu là sản xuất xây lắp, do đó phần lớn công việc là sản xuất và lắp ráp kết cấu sắt thép. Song việc sản xuất các cấu kiện thép thường đòi hỏi mặt bằng rộng, phải được che chắn khỏi tác động nắng mưa, gây han rỉ kết cấu do đó việc tiến hành sản xuất các kết cấu ngay tại công trình thực hiện gặp phải nhiều khó khăn bởi đó chiếm không gian rộng và chịu ảnh hưởng của thời tiết làm gián đoạn sản xuất giảm năng suất và chất lượng công trình. Do vậy việc chuyên sản xuất các kết cấu phân xưởng có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao năng suất lao động và thời gian thực hiện. Việc sản xuất các kết cấu phân xưởng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng máy móc thiết bị, việc sản xuất không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và không gian chật hẹp ngoài nơi sản xuất. Các kết cấu sau khi được sản xuất ngoài phân xưởng đưa vào công trình sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện, ở đây chỉ việc tiến hành các bước lắp ghép đơn giản nhanh chóng rút ngắn thời gian thực hiện. Như vậy việc đưa sản xuất các bộ phận kết cấu vào phân xưởng thực chất là đưa một phần công việc xây lắp vào sản xuất theo phương pháp công nghiệp hoá sản xuất hàng loạt ở phân xưởng. Việc đưa sản xuất kết cấu vào phân xưởng cho phép áp dụng máy móc một cách tối đa trong sản xuất thay thế lao động thủ công từ đó nâng cao năng suất lao động, ghóp phần đáng kể giảm các chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thực hiện và các chi phí gián tiếp. Ngoài ra, còn góp phần đa dạng hoá loại hình sản xuất kinh doanh của Công ty BDC và tạo thêm việc làm cho các xí nghiệp thuộc Công ty. Tuy nhiên cũng phải tính toán hiệu quả giữa việc sản xuất tại công trình với tại phân xưởng. Những công việc có thể đưa vào sản xuất ở phân xưởng của Công ty BDC bao gồm: Các loại thiết bị… Ngoài ra Công ty BDC phải kiện toàn công tác kế toán và kiểm tra giám sát chi phí kinh doanh. Muốn quản lý tốt chi phí kinh doanh thì trước hết phải tính đúng, tính đủ, và phản ánh kịp thời các khoản chi phí phát sinh. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện trong công tác kế toán. Xét về trình độ của các kế toán viên cũng như cách bố trí sắp xếp bố trí nhân viên trong phòng kế toán là tốt, hợp lý. Tuy nhiên trong việc phân bổ chi phí cho sản phẩm dở dang cuối kỳ Công ty BDC mới chỉ phân bổ cho sản phẩm dở dang cuối kỳ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chủ yếu trong khi chi phí nhân công và chi phí chung lại chiếm một tỷ trọng khá cao, do đó nó chưa phản ánh một cách chính xác giá trị thực tế của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Ở Công ty BDC các nhân viên có thể phát huy khả năng sáng tạo trong công việc, Công ty BDC thường xuyên tổ chức các cuộc họp để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trên tinh thần dân chủ, phát huy tối đa năng lực của nhân viên. Công ty BDC áp dụng phương pháp tiết kiệm chi phí để làm phương thức chủ yếu trong công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh. Hàng kỳ các bộ phận sẽ có những bản kê khai chi tiết về các dự toán chi phí sẽ phát sinh trong kỳ của bộ phận mình để đưa lên Giám Đốc xét duyệt. Kế toán của Công ty BDC dựa trên các định mức này sẽ đối chiếu với các chứng từ gốc hợp lệ thể hiện sự phát sinh của chi phí để đánh giá tính phù hợp của khoản chi phí. Tuy nhiên các định mức này không phải hoàn toàn là đông cứng mà trong quá trình thực hiện người thừa hành có thể điều chỉnh một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tất nhiên là phải được giải trình với ban lãnh đạo. Cách quản lý này nhìn chung có ưu điểm là tạo điều kiện thuận lợi cho những người thực hiện hoàn toàn chủ động, phát huy hết năng lực của mình để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiến hành trôi chảy. Nhưng để xác định được mức chi phí dự toán mà các bộ phận gửi lên có phù hợp hay không là rất khó, bởi vì nó không chỉ phụ thuộc vào sự nhạy bén, sáng suốt, kinh nghiệm mà còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường, của tình hình kinh doanh và những biến động này là rất thường xuyên. Như vậy nếu các nhân viên thừa hành thiều tinh thần tự giác thì phương thức quản lý này dễ gây ra sự thất thoát lãng phí. Để khắc phục nhược điểm này, Công ty BDC phải tăng cường hoạt động kiểm soát, hoạt động này chủ yếu dựa vào đội ngũ kế toán. Trong quá trình theo dõi chi phí phát sinh nếu thấy có những bất thường các kế toán viên sẽ có phản ánh trực tiếp lên những người có liên quan hoặc trực tiếp lên kế toán trưởng để tìm ra nguyên nhân xử lý. Tuy nhiên công việc này chưa được đặt thành nhiệm vụ thường xuyên và có tính hệ thống. Để theo dõi một cách hệ thống, tạo điều kiện phát hiện những chi phí bất thường một cách nhanh chóng Công ty BDC nên có công tác phân tích. Việc thực hiện kế toán máy tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện. Ngoài đội ngũ kế toán Công ty BDC phải hình thành những cán bộ thanh tra để tiến hành công việc kiểm tra trực tiếp tình hình chi phí phát sinh trong một số hoạt động kinh doanh khi cần thiết. Hoạt động kiểm soát của các nhân viên này có thể không cần phải thường xuyên và cũng không thể thực hiện thường xuyên được vì như thế chi phí sẽ rất tốn kém, mà cái chủ yếu là phải kiểm tra khi cần thiết. Muốn vậy họ phải có sự liên hệ chặt chẽ với các kế toán. Ngoài việc phát hiện những sai sót dẫn đến lãng phí tăng cường hoạt động kiểm soát còn tạo tâm lý không cảm thấy quá được thả lỏng trong việc thực hiện các chỉ tiêu chi phí. 3.3.4. Điều kiện thực hiện các kiến nghị. 3.3.4.1. Đổi mới công nghệ sản xuất. Để thực hiện các biện pháp trên đây trước hết Công ty BDC phải tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất. Công ty BDC cần phát huy nội lực của mình, tăng cường hoạt động đầu tư vào máy móc thiết bị, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất thực hiện. Chỉ tiêu biện pháp thực hiện và thời gian thực hiện công trình giúp cho Công ty BDC nâng cao uy tín và mở rộng thị trường. Hơn nữa sự đòi hỏi ngày càng cao của chủ đầu tư về tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng và thời gian thực hiện công trình giúp cho Công ty BDC nâng cao uy tín và mở rộng thị trường. Hơn nữa sự đòi hỏi ngày càng cao của chủ đầu tư về tiêu chuẩn kỹ thuật,mỹ thuật, chất lượng và thời gian thực hiện công trình buộc Công ty BDC phải không ngừng đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Thực tế lượng máy móc thiết bị của Công ty BDC hiện nay ở mức trung bình,công suất hoạt động nhỏ trong khi yêu cầu về thời gian chất lượng không ngừng tăng lên nên không có khả năng cạnh tranh những công trình lớn. Như vậy thông qua đầu tư vào máy móc thiết bị xây dựng sẽ giúp Công ty BDC giảm được chi phí khấu hao, chi phí nguyên vật liệu phụ đưa vào công trình, giảm chi phí trong quá trình thực hiện (giảm chi phí cho sửa chữa phát hiện và khắc phục sai sót có thể phát sinh) đồng thời nâng cao năng lực sản xuất và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên. 3.3.4.2.Tổ chức và quản lý cán bộ. Việc tổ chức và quản lý kinh doanh giúp cho Công ty BDC quản lý chặt chẽ chi phí kinh doanh, quản lý chặt chẽ việc xuất dùng, phân bổ nguyên vật liệu và máy móc thiết bị cho các công trình đồng thời kiểm tra giám sát được việc mua nguyên vật liệu, thuê máy thực hiện tại địa bàn nơi thực hiện công trình. Từ đó sẽ sẽ giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp, nâng cao thời gian thực hiện và năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. Bên cạnh nỗ lực của Công ty BDC đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của Nhà nước. Nhà nước hỗ trợ cung cấp vốn cho Công ty BDC để Công ty BDC đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất của mình, đem lại hiệu quả ngày càng cao cho Công ty BDC cũng như cho đất nước. Từ đó làm tăng năng lực đầu tư trong xây dựng cơ bản, mạng lưới thông tin, mạng lưới truyền thông,truyền hình là điều kiện cơ bản cho sự phát triển chung của đất nước. Ngành xây dựng nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung đều cần có mạng lưới giao thông thông suốt để đảm bảo quá trình cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố sản xuất được dễ dàng. Từ hệ thống giao thông phát triển sẽ giúp cho Công ty BDC tiết kiệm được chi phí vận chuyển từ đó làm giảm chi phí nguyên vật liệu và hạ gía thành sản phẩm. Thứ nữa cơ quan Nhà nước cần ban hành một số văn bản có hiệu lực hơn và mang tính cụ thể hơn trong việc quản lý giải phóng mặt bằng. KẾT LUẬN Hơn mười năm tham gia đổi mới kinh tế, chúng ta đã dần thích nghi với nền kinh tế thị trường có sự tham gia quản lý của Nhà nước. Chúng ta cũng được chứng kiến nhiều thay đổi trong cơ chế mới theo hướng tích cực, tuy nhiên cũng còn không ít những khuyết tật đang ẩn chứa trong chính bản thân nền kinh tế đó. Nó đe doạ sự phát triển ổn định của quốc gia nếu chúng ta không có chính sách phát triển đúng đắn. Đó cũng là bài học đúng đắn được rút ra từ các nước Đông Nam á, Hàn quốc và còn có thể lan rộng hơn. Ta biết rằng cơ chế thị trường là cơ chế thuận mua vừa bán vì vậy mọi kế hoạch sản xuất và tiêu thụ phải gắn chặt với nhu cầu thị trường và phải được thị trường chấp nhận. Do đó kinh tế thị trường sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đối với các doanh nghiệp việc tồn tại hay không là gắn với trình độ quản lý, trình độ tổ chức doanh nghiệp mình. Cho nên bằng mọi biện pháp doanh nghiệp phải nỗ lực phấn đấu tổ chức cho tốt để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giảm phí. Đó cũng là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp giành thắng lợi trên thị trường cạnh tranh. Mặc dù khó khăn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường là khó khăn chung, Công ty BDC còn phải thực hiện các nhiệm vụ xã hội, song thời gian vừa qua Công ty BDC đã có nhiều cố gắng trong việc tăng doanh thu, bảo đảm công ăn việc làm và đời sống ổn định cho cán bộ công nhân viên. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn nữa em đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng chi phí kinh doanh từ đó tìm ra ưu điểm và hạn chế để làm cơ sở đưa ra biện pháp giảm chi phí kinh doanh nhăm tăng lợi nhuận của Công ty. Vì điều kiện có hạn em chỉ đi sâu phân tích và đưa ra một số biện pháp cơ bản trong nhằm chi phí kinh doanh ở Công ty BDC . Em tin rằng các biện pháp mà em đưa ra ở đây chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu cũng như yêu cầu thực tiễn của Công ty. Em rất mong Công ty BDC và thầy giáo tham gia đóng góp ý kiến bổ sung cho chuyên đề của em hoàn thiện hơn và có hiệu quả hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn GS.TS Nguyễn Kế Tuấn và các cán bộ công nhân viên cũng như Công ty BDC đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp chí Nghiên cứu – trao đổi số 5/03 (trích bài của TS. Nguyễn Văn Lịch) 2. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp - trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 4. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp – trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 5. Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp – trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 6. Giáo trình Tổ chức và sản xuất – trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 7. Cùng một số tài liệu khác có liên quan. MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Phần 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ứng dụng phát triển phát thanh - truyền hình (BDC) 2 1.1. Giới thiệu chung về Công ty BDC 2 1.2. Nhiệm vụ bán đầu khi mới thành lập của Công ty BDC 2 1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty BDC 3 1.4. Các sản phẩm chính của Công ty BDC 4 1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty BDC 4 1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty BDC 7 1.7. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty BDC 7 Phần 2. Phân tích thực trạng chi phí kinh doanh của Công ty BDC 10 2.1. Phân tích chung về chi phí kinh doanh của Công ty BDC 10 2.2. Phân tích kết quả chi phí kinh doanh của Công ty BDC năm 2002 - 2003 14 2.2.1. Tình hình chi phí kinh doanh năm 2002 và 2003 của Công ty BDC 14 2.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh của Công ty BDC 16 2.2.3. Nguyên nhân sự biến động chi phí kinh doanh của Công ty BDC 18 2.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 23 2.3.1. Quản lý chi phí kinh doanh của Công ty BDC 24 2.3.2. Thành tích đã đạt được 26 Phần 3. Một số biện pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh ở Công ty BDC 28 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty BDC 28 3.1.1. Thuận lợi của Công ty BDC 28 3.1.2. Khó khăn 29 3.2. Nhiệm vụ và phương hướng kinh doanh của Công ty BDC từ nay đến năm 2010 30 3.3. Các biện pháp giảm chi phí kinh doanh của Công ty BDC 32 3.3.1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu nhiên liệu 32 3.3.2. Phát triển nguồn nhân lực giảm chi phí nhân công 34 3.3.3. Kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp 35 3.3.4. Điều kiện thực hiện các kiến nghị 38 Kết luận 40 Tài liệu tham khảo 41

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2060.doc
Tài liệu liên quan