Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác giám định - Bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội

Trong hoạt động ngoại thương bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển đường biển là một nghiệp vụ không thể tách rời vì hai nghiệp vụ này có mối quan hệ chặt chẽ và có tác động hỗ trợ lẫn nhau. Sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK ở Việt Nam góp phần thúc đẩy hoạt động XNK tăng mạnh mẽ, đẩy nhanh quá trình thu hút vốn nước ngoài. Bảo hiểm hàng hóa XNK tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm mở rộng quy mô hoạt động, đảm bảo được tình hình khả năng tài chính của doanh nghiệp luôn ổn định. Nghiệp vụ bảo hiểm là một nghiệp vụ mang lại nguồn thu to lớn cho các Công ty bảo hiểm và cũng là nghiệp vụ mang tính mũi nhọn của mỗi Công ty bảo hiểm. Vì vậy, các Công ty bảo hiểm luôn tăng cường khai thác nghiệp vụ này và thị trường hàng hóa XNK ngày càng trở lên sôi động và có tính cạnh tranh cao. Trên thực tế tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK chưa tương xứng với tiềm năng khai thác nghiệp vụ và tốc đọ tăng trưởng kinh tế đặc biệt kinh tế ngoại thương. Sự ra đời của Phòng hàng hảI là một quyết định đúng đắn của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam và Công ty bảo hiểm Hà Nội mặc dù còn nhiều tồn tại cần khắc phục, nhiều điểm chưa hoàn thiện nhưng sự phát triển của Phòng đã củng cố và khẳng định thêm vị trí của Bảo Việt Hà Nội trên thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển. Sự phát triển của Phòng đã được thể hiện qua 5 năm hoạt động và bằng kế hoặch phát triển đúng đắn của mình phòng bảo hiểm hàng hải sẽ ngày càng quy mô hoạt động cả chiều rộng và chiều sâu trên con đường hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa, phòng bảo hiểm hàng hải sẽ tiếp tục nâng cao và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK cho kịp với sự phát triển của nghiệp này trên thế giới.

doc97 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác giám định - Bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho khách hàng theo quy định của Nhà nước. * Một số ví dụ về bồi thường tổn thất tại BVHN Ví dụ 1: Bồi thường tổn thất hàng hóa của Công ty Prosimex ( tháng 9/1999) Khách hàng : Công ty sản xuất và gia công hàng xuất khẩu - Prosimex. Mặt hàng : Phân Urê chở rời. Điều kiện bảo hiểm : “ A” – ICC 82 Giá trị bảo hiểm : USD 559,504.00 Trọng lượng hàng : 5.484,045 MT Phí bảo hiểm : VND 55.853.000 Tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, hàng hóa bị tổn thất do nhiễm bẩn và ướt xảy ra trước khi dỡ hàng khỏi tàu. Theo biên bản giám định số 08.18/99 GD.HH và giấy chứng nhận trọng lượng sau khi giám định mớn nước số 08.04/99 do công ty giám định VIễn Đông cấp, tổng số hàng đã giao và tổn thất cụ thể như sau: - Tổng số hàng theo B/L : 5.484,045 kg - Tổng số hàng thực tế : 109.675 bao x50 = 5483.750 kg Hàng thiếu : 295 kg (dưới mức khấu trừ) Tổng số trọng lượng bị bẩn và ướt : 197.300 kg Tổng số lượng hàng tổn thất : 42.410 kg Giá trị tổn thất : 42.410 x ( USD 559,504.00/5484,045 kg) = USD 4,326.83 Qui đổi : USD 4,326.83 x 13.937 = 60.303.000 VND - Chi phí giám định mớn nước: 4.534.400 VND - Chi phí giám định tổn thất : 2.200.000 VND Tổng số tiền bòi thường : 67.037.400 VND Qua ví dụ này cho thấy : đây là vụ tổn thất không lớn lắm chỉ chiếm 6,8% tổn số tiền cả năm. Tuy nhiên số tiền bồi thường lạI lớn hơn lượng phí bảo hiểm thu được. Đây là cũng là một trong những nguyên nhân làm cho phí bảo hiểm năm 1999 giảm xuống. Ví dụ 2: Vụ tổn thất hàng gạo trắng Việt Nam Người được bảo hiểm : Công ty ARABELLA L.C.SA Người được bảo hiểm : Công ty xây lắp kinh doanh tổng hợp và XNK Nghệ An Đơn bảo hiểm số : 94/HXK/HAN/QP 2002 /02 Tên tầu vận chuyển : PACIFICTAR B/L Số : 04 Chuyến hành trình : Từ HOCHIMINH CITY PORT, VN Đến VLADIVOSTOR PORT, RUSSA Hàng hóa được bảo hiểm : Gạo trắng VIệt Nam STBH : 110% FOB USD 613,140.00 Điều kiện bảo hiểm : ĐIều kiện “A” ( ICC 1982) Thanh toán phí bảo hiểm : Khách hàng đã chuyển phí vào TK Tiền gửi VND của BVHN làm hai đợt: Đợt 1 ngày 15/8/2002 số tiền là 72.312.000 VND Đợt 2 ngày 03/9/2002 số tiền là 1.340.242 VND + Tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng và thiếu hụt hàng hóa : 69,500 MT x 185,80 USD = 12,913.10 USD + Tỏn thất do chi phí tính thanh toán cho hảI quan liên quan đến việc hàng hóa bị mất 69,500MT x ( 1.784.822,4 Rup/3000 MT) = 41348,39 Rup (= 1322,93 USD) + Tổng giá trị bị tổn thất sau khi trừ đI lượng hàng hỏng được tận dụng tạI Nga là ( 12,913.10 USD + 1.322,93 USD ) - 4.201,27 USD = 10.034,76 USD - Mức độ thiệt hại và nguyên nhân tổn thất Theo biên bản giám định INTERNATIONAL LOSS ADJISTESS AND SURVEYORS + Số bao bị thiếu là 87 bao = 2.175 kg . Biên bản giám định ghi rõ việc thiếu hụt này xảy ra tại Cảng xếp hàng tại VIệt Nam tại Việt Nam + Hàng bị rách vỡ là 250 bao, đóng gói lại 208 bao, thiếu 42 bao = 1050 kg. Nguyên nhân là một số bao gạo chỉ được khâu một đường chỉ, một số vở bao chất lượng kém dẫn đến việc rách vỡ trong quá trình xếp hàng xuống tàu tại Việt Nam + Hàng bị ẩm ướt là 2651 bao, trong đó: 1.527 bao bì ướt trong qúa trình dỡ hàng tại tầu 1.424 bị ướt do nguyên nhân là do sụ cô đọng nước trên mặt nắp hàng rơI xuống Số gạo này được bán tận dụng tại Nga, thu hồi được 4,201.27 USD - Bồi thường + Bồi thường : 87 bao bị thiếu Số tiền bồi thường = ( 185.80 USD/1000kg ) x2175 kg = 4074.11 USD Qui đổi : Số tiền bồi thường = 404.11 USD x 15.109 = 6.105.700 VND + Hàng rách vỡ khi đóng gói lại còn thiếu 42 bao ( 1050 Kg) Số tiền bồi thường = (158.80 USD/ 1000 Kg) x 1050 = 195.09 USD Qui đổi: Số tiền bồi thường = 195.09 USD x 15109 = 2.947.600 VND + Hàng ẩm ướt 2651 bao (66.275 kg ) Số tiền bồi thường = (185.80 USD / 1000 kg) = 12,313.89 USD Số tiền tận dụng thu hồi được 4,201.27 USD Số tiền còn lại phải bồi thường là USD 12,313.89 - USD 4,201.27 = USD 8,112.62 Qui đổi: USD 8,112.62 x 15.109 = 112.572.576 VND Tổng số tiền bồi thường là 131.625.876 VND Nhìn chung, vụ bôi thường này là tương đối lớn, vụ tổn thất này có thể ít hơn nếu trong quá trình dỡ hàng khỏi tầu được tiến hành cận thận. Đây cũng là một trong những khó khăn nhằm hạn chế tổn thất vì phụ thuộc vào trình độ của công nhân dỡ hàng, bốc hàng. 4. Đánh giá công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK tại Công ty bảo hiểm Hà Nội Bảo hiểm Hà Nội triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển từ năm 1989. Trong nhiều năm hoạt động, Công ty có bề dày thành tích tỏng việc khai thác nghiệp vụ này. Từ năm 1995 trở về trước doanh thu của nghiệp vụ này luôn chiếm 50% tổng doanh thu của toàn Công ty, năm 1994 doanh thu nghiệp vụ này đạt khoảng 20 tỷ. Nghiệp vụ này được Công ty bảo hiểm Hà Nội thực hiện rất tốt và trở thành một đơn vị kinh doanh mạnh nhất của Tổng Công ty. Từ năm 1995 - 1996 Công ty bảo hiểm Hà Nội không kinh doanh nghiệp vụ này nhưng đầu năm 1997 phòng bảo hiểm hàng hải được thành lập lại theo chủ trương đa dạng hóa sản phẩm tạo thêm nhân tố cạnh tranh mới nhằm tăng thị phần của Bảo Việt và tận dụng mối quan hệ đã có với Bảo hiểm Việt Nam để thiết lập hợp đồng mới làm giảm chi phí thiết lập. Tuy nhiên,việc thành lập lại cũng ảnh hưởng đến công tác giám định bồi thường chẳng hạn như qũy bồi thường chưa tích lũy được nhiều việc này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đội ngũ cán bộ mới được bổ sung cho nên kinh nghiệm còn ít, hầu hết chỉ giải quyết những thủ tục ban đầu của công tác giám định bồi thường Bảng1: Kết quả khai thác-bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK của Bảo Việt Hà Nội qua các năm Năm Tổng kim ngạch XNK được Bảo hiểm (triệu đồng) Tổng phí BH (triệu đồng) Số tiền Bồi thường (triệu đồng) Tổng chi (triệu đồng) Tỷ lệ Bồi thường (%) Hiệu quả (Dthu/CFí) 1997 265.600 450 132 178,4 29,33 2,52 1998 2.123.100 3.250 381 1167,4 11,72 2,78 1999 3.603.300 3.120 990 1302,8 31,73 2,40 2000 4.710.100 3.510 1.300 1667,0 37,04 2,11 2001 3.509.100 2.281 1382 1589,5 60,57 1,44 2002 5.755.900 3.331 716 1052,5 21,49 3,17 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Công ty bảo hiểm Hà Nội Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng phí bảo hiểm có tăng trưởng qua các năm nhưng chưa có sự tăng trưởng cao vẫn ở mức hơn 3 tỷ một năm ( do tác động của nhiều yếu tố như: giảm tỷ lệ phí bảo hiểm để cạnh tranh, cơ cấu mặt hàng tham gia bảo hiểm thay đổi...) Mặt khác, tỷ lệ bồi thường lại không ổn định qua các năm, chủ yếu là tổn thất bộ phận. Đây là mặt còn yếu của công tác giám định bồi thường do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau và công tác hạn chế tổn thất chưa được chú ý nhiều. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của Công ty bảo hiểm Hà nội không có sự biến động lớn trong những năm đầu, chỉ có riêng năm 2001 hiệu quả kinh doanh của Công ty bị giảm nhiều chỉ còn 1,44 do nhiều nguyên nhân(số tiền bồi thường lớn, năng suất khai thác bị giảm sút, việc liểm soát tổn thất chưa tốt...) Nhưng đến năm 2002, thì Công ty lại đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn so với các năm trước (3,17) đIều này cho thấy với nỗ lực cố gắng và rút ra được những kinh nghiệm của những năm trước Công ty đã đạt vượt mức kế hoạch đề ra. Về giám định, các bước giám định tổn thất của Bảo Việt Hà Nội được thực hiện theo đúng quy định của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và đúng yêu cầu kỹ thuật của hàng hóa cần giám định. Việc giám định của Bảo hiểm Hà Nội là căn cứ quan trọng để Công ty xác định bồi thường hay không bồi thường cho khách hàng.Trên thực tế, công tác giám định đối với những hàng hóa đặc biệt mà Bảo Việt Hà Nội không có đủ điều kiện tổ chức giám định thì Bảo Việt Hà Nội yêu cầu các cơ quan chuyên môn giúp đỡ. Công ty bảo hiểm Hà nội quy định sau 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giám định thì giám định viên phải cấp biên bản giám định. Đối với những vụ tổn thất lớn Công ty quy định phải có sự tham khảo ý kiến và kết luân nguyên nhân của các chuyên gia kỹ thuật hàng hải. Sau đó trình Lãnh đạo Công ty để có sự thống nhất và bổ sung ý kiến trong việc tiến hành giải quyết. Về bồi thường: Ví dụ: Vụ tổn thất lô hàng đậu tương chiết ly Ân Độ trên tàu A.PRABHA Khách hàng: Công ty nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ( Vinalivesco) Hàng hóa được bảo hiểm: Đậu tương chiết ly Ân Độ Số lượng : 17.212 bao Trọng lượng : 1.093.750 kg Tổng số tiền bảo hiểm : 354.249,10 USD Điều kiện bảo hiểm : “A” (QTCB-98) Tỷ lệ phí bảo hiểm : 0,5%, Phí bảo hiểm : 1.1771,246 USD Hành trình MUNBAI (Ân Độ) đến Hải Phòng (Việt Nam) Căn cứ vào biên bản giao nhận, giá trị hàng hóa đơn. Biên bản giám định của Bảo Việt và Vina Control việc tính toán tổn thất như sau: Biên bản giám định của Vina Control cho thấy: Tổn thất do thiếu hụt trọng lượng : 3583,0 kg Tổn thất do giảm giá trị thương mại : 146.086,6 kg Hao hụt : 32.200 kg Kết luận của Vina Control Nắp hầm bằng thép đóng mở bằng dây xích sắt xung quanh có gioăng cao su để kín nước không phát hiện dấu hiệu rò rỉ bên ngoài vào hầm hàng. Hàng hóa được sắp xếp thứ tự tùng lớp có rãnh để thông gió nhưng nhiều chỗ rãnh bị xô kín xung quanh vách và sàn hầm không có vật che, chèn lót. + Hàng bị hỏng dẫn đến chuyển màu do bản thân hàng độ ẩm cao kết hợp với việc xếp gần buồng máy . + Hàng ướt thối do chênh lệnh nhiệt độ giữa hầm tàu và hầm hàng dẫn đến ngưng tụ hơI nước( các bao sát hầm hàng) + Bị rách vỡ trước khi dỡ hàng lên cảng Hải Phòng Độ ẩm của hàng khi giám định là 12,8% cao hơn 0,9% so với biên bản giám định của Bảo Việt. Thiệt hại về chất lượng: Loại A1 : 100.200 kg Giảm giá 10% = 10.020 kg Loại A2 : 30.100 kg Giảm giá 60% = 18.060 kg Loại A3 : 40.540 kg Giảm giá 80% = 32.432 kg Loại A4 : 36.886 kg Giảm giá 60% = 22.128 kg Loại A5 : 5650 kg Giảm giá 80% = 4.520 kg Tổng cộng = 87.160 kg Tổng lượng quét hót: 5.648,75 kg Như vậy đánh giá thiệt hại về chất lượng giữa Bảo Việt và Vina Control không thống nhất. 146.086 kg - 87.160 kg = 52.926 kg Kết luận của Bảo Việt : Tại khoang số 5 hàng bị ngả màu nâu sẫm đen do cháy tự phát sinh nóng lên vì độ ẩm khi xếp hàng của Indian Yellow Solven Extracted Soya Bean Meal là cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn đối với loại hàng này, hơn nữa lại xếp gần khoang động cơ mà nhiệt độ ở đó lại cao hơn khoang số 5 Hàng ẩm mốc là hơi nước đọng lại trong khoang tàu độ ẩm cao khi xếp hàng chèn lót trên thành và sàn tàu khoang số 5 là nguyên nhân gây hơi nước đọng lại trên các bao hàng Rách vỡ do quá trình dỡ hàng từ khoang tàu. Số tiền bồi thường của Bảo Việt Hà Nội được tính toán dựa trên trị giá hóa đơn và theo số lường hàng thực tế giao lên tàu như sau: + Tổn thất về trọng lượng : 32.200kg - 5468,75 kg = 26731,25 kg + Tổn thất giảm giá trị thương mại : 87.160 kg Tổng số tiền bồi thường: 354.249,10 x (26.731,25kg + 87.160kg) = 36.887,66 USD 1.093.750 Phí giám định : 6.000.000 VND Tổng số tiền bồi thường : 36.887,66 USD và 6.000.000 VND Bảng 2: số liệu bồi thường nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu qua các năm Nghiệp Vụ Phí BH thực thu ( triệu đồng) Số tiền bồi thường ( triệu đồng) 1999 2000 2001 2002 1999 2000 2001 2002 BH Hàng NK 2180 1352 1827 1829 690 1198 1259 428 BH Hàng XK 950 2168 454 1502 140 102 123 228 Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ bồi thường của hàng nhập khẩu cao hơn hàng xuất. Điều đó thể hiện mặt hạn chế của khâu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng XNK. Trong một số điều kiện nhất định, do hạn chế về nhiều mặt cho nên công tác đánh giá mức đọ rủi ro của hàng hóa không được thực hiện. Vì vậy dẫn đến tỷ lệ tổn thất cao hơn so với hàng xuất, mặc dù khoảng cách giữa số tiền bồi thường hàng nhập khẩu so với hàng xuất khẩu đã giảm rõ rệt trong năm 2002 nhưng điều này chỉ mang tính nhất thời mà cụ thể thì chưa có những biện pháp, kế hoạch để giảm sự chênh lệnh này. Đánh giá chung: Có thể nói, trong nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển thì khâu giải quyết khiếu nại là khâu phức tạp nhất và cũng là khâu giải quyết được lòng tin của khách hàng đối với công ty bảo hiểm. Trên thực tế, với uy tín của Bảo Việt có trên 30 năm kinh nghiệp có qũy bồi thường lớn Bảo Việt đã giải quyết rất nhiều vụ khiếu nại hàng hóa một cách nhanh chóng và chính xác tạo được tín nhiệm với khách hàng. Đã có nhiều khách hàng sau một thời gian tham gia bảo hiểm tại một số công ty bảo hiểm mới ra đời hoặc Công ty bảo hiểm nước ngoài đã quay trở lại mua bảo hiểm tại Bảo Việt Hà Nội với lý do chính là các Công ty bảo hiểm đó không giải quyết một cách chính xác việc bồi thường khi có tổn thất xảy ra hoặc thời gian giải quyết bồi thường quá lâu. Do tầm quan trọng của công tác này, năm 2002 công tác giám định bồi thường đã được Ban giám đốc đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Số tiền bồi thường năm 2003 (716 triệu đồng) đã được giảm hơn nhiều so với năm 2000 (1300 triệu đồng) và 2001 (1382 triệu đồng) từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty bảo hiểm Hà Nội. Trong quá trình khai báo của khách hàng, nhiều trường hợp giám định viên do tiến hành giám định và điều tra hiện trường tốt đã làm giảm chi bồi thường từ đó dẫn đến giảm tổng chi. Mặt khác, khi có sự cố bảo hiểm xảy ra khách hàng đều được hướng dẫn thủ tục ban đầu nhanh chóng, nhiều trường hợp khách hàng gặp nhiều khó khăn được giải quyết tâm ứng theo từng đợt để giảm bớt khó khăn ban đầu bởi đặc điểm của hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển là có giá trị bảo hiểm rất lớn, nó tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Qua một số vụ tổn thất đặc biệt là vụ tổn thất hàng đậu tương chiết ly của Công ty nguyên liệu thức ăn chăn nuôi Việt Nam. Phòng Bảo hiểm hàng hải đã thực hiện đúng quy trình giám định bồi thường do Công ty đề ra với sự hoàn thành cả về mặt thời gian cũng như chất lượng dịch vụ đã được khen ngợi của khách hàng. Điều này càng nâng thêm uy tín của Công ty Bảo hiểm Hà Nội với khách hàng. Trong một số trường hợp xảy ra tổn thất đối với những khách hàng truyền thống như Haprosimex, Toncontap, Formact, phòng bảo hiểm hàng hải và Công ty Bảo hiểm Hà Nội đã chủ động trợ giúp về mặt tài chính mặc dù tổn thất xảy ra không thuộc phạm vi trách nhiệm của Công ty bảo hiểm Hà nội. Điều đó đã tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa Công ty với khách hàng. Bảng 3: Các chỉ tiêu liên quan đến công tác giám định và bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị bảo hiểm 3.603.300 4.710.100 3.509.100 5.755.900 Tổng phí bảo hiểm 3.120 3.510 2.281 3.331 Tổng chi nghiệp vụ 1302,8 1.667 1.589,5 1.052,5 Tổng chi bồi thường 990 1.300 1.382 716 Số vụ khiếu nại đòi bồi thường giải quyết 7 14 9 8 Số vụ khiếu nại đã giải quyết trong kỳ 5 13 8 6 Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa giải quyết trong kỳ 0 0 0 0 Số vụ khiếu nại bồi thường sai sót 0 0 0 0 Tổng chi bồi thường sai sót 0 0 0 0 Số tiền thất thoát do bồi thường sai sót 0 0 0 0 Số vụ khiếu nại đã được giám định 7 14 9 8 Chi phí giám định 50 65 61 45 Số vụ khiếu nại đòi bồi thường kỳ trước chuyển sang 0 0 02 0 Tỷ lệ giải quyết bồi thường 71,4% 92,8% 72,72% 75% Tỷ lệ tồn đọng 0 0 0 0 Số tiền bồi thường bình quân một vụ khiếu nại đã được giải quyết trong kỳ 198 100 172,75 119,33 Tỷ lệ chi bồi thường 74,9% 77,9% 86,9% 68% Tỷ lệ bồi thường sai sót trong kỳ 0 0 0 0 Tỷ lệ số tiền thất thoát do bồi thường sai 0 0 0 0 Hiệu quả giám định 0,14 0,21 0,14 0,17 Tỷ lệ giải quyết bồi thường = Số tiền bồi thường bình quân một vụ khiếu nại đã được giải quyết trong kỳ = Tỷ lệ chi bồi thường = Tỷ lệ bồi thường = Tỷ lệ tổn thất = Thời gian xử lý ban đầu : 1tuần Thời gian giải quyết bồi thường: 1 tuần Tỷ lệ bồi thường sai sót trong kỳ = 9. Hiệu quả giám định = Nhận xét: Như đã phân tích, doanh nghiệp bảo hiểm hàng hóa XNK tai phòng bảo hiểm hàng hải là cao nhất so với tất cả các nghiệp vụ khách mà phòng triển khai. Qua bảng trên cho thấy, hiệu quả của công tác giám định bồi thường tại công ty bảo hiểm Hà Nội là tương đối tốt. Điều này thể hiên rõ nhất qua các chỉ tiêu đó là không có vụ khiếu nại nào còn tồn đọng chưa giải quyết, không có vụ bồi thường sai sót, tỷ lệ bồi thường sai sót và tỷ lệ tiền thất thoát do bồi thường sai đều không có. Nhìn chung tỷ lệ giải quyết bồi thường giữa các năm tương đối đồng đều (> 71%), riêng năm 2000 tỷ lệ giải quyết bồi thường cao hơn so với các năm là 92,8% cho thấy số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường hầu hết đã được bồi thường, mặc dù năm 1999 và 2001 tỷ lệ giải quyết bồi thường thấp hơn những số tiền bồi thường bình quân một vụ khiếu nại là 198 triệu đồng và 172,75 triệu đồng . Hiện nay, với thời gian xử lý ban đầu là 7 ngày thì cán bộ giám định bồi thường phòng hàng hải hầu hết nhanh chóng tìm ra cách giải quyết và thực hiện xử lý khi nhận được thông báo tổn thất. Những hoạt động xử lý ban đầu thường là ghi nhận tổn thất, tiến hành giám định tổn thất và trả lời khách hàng. Từ số liệu cho thấy hiệu quả của công tác giám định qua các năm là tương đối đồng đều, bảo hiểm hàng hóa XNK khẩu là một nghiệp vụ tương đối phức tạp, đối tượng bảo hiểm hàng hóa XNK cũng phong phú và đa dạng cho nên chi phí giám định đối với hàng hóa XNK khẩu rất khác nhau tùy thuộc vào địa diểm nơi xảy ra tổn thất, nơI giám định và người giám định. Nếu Công ty bảo hiểm Hà Nội tiến hành giám định cho mình hoặc được đề nghị yêu cầu giám định thì chi phí giám định trung bình là 2-3 triệu đồng/vụ , trường hợp thuê ngoài giám định thì phụ thuộc vào đại lý giám định , điều kiện giám định, nơi giám định, đối tượng cần giám định ( thông thường phí giám định thuê ngoài tai các đại lý giám định tại nước ngoài là cao, ví dụ như : vụ giám định hàng gạo sang Nga phí giám định là USD 500 ) * Công tác đề phòng hạn chế tổn thất Tình hình thực hiện: Phòng Bảo hiểm hàng hải đã thực hiện đúng chế độ đề phòng hạn chế tổn thất hàng hóa do Tổng Công ty quy định. Cụ thể, đối với những mặt hàng có sự tổn thất tai cảng ngày một gia tăng như hạt nhựa, hóa chất đóng bao, gạo xuất khẩu... Khi cấp đơn bảo hiểm phòng đã ghi rõ tên địa chỉ Công ty có trách nhiệm giám sát hàng hóa bốc dỡ.Và cán bộ giám sát đã kịp thời có biện pháp can thiệp xử lý khi có tổn thất hay công nhân dỡ hàng không đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, do không thể trực tiếp đảm nhận hết công việc giám sát cho nên công tác đề phòng hạn chế tổn thất còn có những mặt hạn chế nhất định. Việc chi đề phòng hạn chế tổn thất chiếm khoảng 0,003% tổn doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển. Cụ thể Công ty chi khoảng 1.832.500đ để thực hiện công tác này. Con số này nói lên công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK chưa được quan tâm thỏa đáng. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của nghiệp vụ cũng như việc gây ra một số khó khăn trong việc giám định bồi thường. Như ta đã đè cập ở trên về đặc diểm của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biện và sự cần thiết của việc bảo hiểm hàng hóa XNK. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất có liên quan trực tiếp đến công tác giám định bồi thường, bởi ngay ở khâu giám định tổn thất thì tổn thất vẫn có thể gia tăng nếu giám định viên không có biện pháp thích hợp ngăn ngừa tổn thất xảy ra thêm .Với đội ngũ 6 người làm công tác bảo hiểm hàng hóa XNK, ngoài ra phòng còn kiêm luôn cả bảo hiểm thân tầu biển, bảo hiểm thân tàu sông cá, bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa và các loạI hình bảo hiểm khác (xe cơ giới, con người..) thì cho thấy kết quả mà họ đạt được là rất lớn. Các cán bộ trong phòng rất cố gắng từ khâu khai thác đến khâu bồi thường. Đặc biệt là khâu giám định và bồi thường, phòng đã chú trọng đến vấn đề đề phòng hạn chế tổn thất, giám định chính xác, bồi thường nhanh gọn, cố gắng hoàn thành trong kế hoạch được giao Chương III Một số giải pháp nhằm thúc đẩy, nâng cao công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK bằng đường biển tại Công ty bảo hiểm hà nội Đối với phòng bảo hiểm hàng hải với 5 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Bảo hiểm hàng hóa XNK một nghiệp vụ truyền thống của ngành Bảo hiểm đòi hỏi phải có bề dày kinh nghiệm thì đó là một yếu tố khó khăn đối với Phòng. Là một đơn vị kinh doanh hàng hóa XNK còn quá trẻ, để đứng vững và phát triển trên thị trường bảo hiểm hiện nay thì điều đầu tiên là phòng phải xây cho mình một hệ thống khách hàng truyền thống, tín nhiệm với Công ty bảo hiểm. Vì vậy, ngoài việc mở rộng khâu khai thác thì việc nâng cao công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK là rất quan trọng, thông qua một số biện pháp sau đây: 1. Nghệ thuật khai thác Trước hết, cán bộ bảo hiểm khi khai thác nghiệp vụ thì phải đứng ở vị trí khách hàng tư vấn cho họ tham gia điều kiện bảo hiểm nào cho phù hợp với lô hàng của họ nhất, điều kiện đóng gói ra sao để tránh những tổn thất không đáng xảy ra hoặc sắp xếp hàng hóa như thế nào nhằm tiết kiệm chi phí cho khách hàng và cũng có thể bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Cán bộ bảo hiểm có thể tư vấn ngay từ hợp đồng mua bán ngoại thương của khách hàng. Đối với mỗi công việc khác nhau, các cán bộ trong công ty bảo hiểm Hà nội đã tìm ra cho mình một biện pháp cụ thể và xây dựng lên kế hoạch thực hiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Trong công việc tìm hiểu nhu cầu thị trường, họ xác định việc chủ yếu phải làm là đi thu thập thông tin về khách hàng. Để có được thông tin này, Các cán bộ của Bảo hiểm Hà Nội phải biết theo sát hoạt động của các khách hàng quen biết để xác đinh thời gian phát sinh nhu cầu bảo hiểm của khách hàng. Cụ thể là họ phải biết được thời gian có hàng xuất hoặc có nhu cầu hàng về, kim ngạch XNK là bao nhiêu, hàng hóa thuộc loại nào, phương tiện vận chuyển như thế nào... những đòi hỏi của người mua bảo hiểm là gì? Họ muốn chống lại rủi ro gì? Trên cơ sở những thông tin này, cán bộ bảo hiểm xem xét có chấp nhận bảo hiểm hay không để tránh những vụ bồi thường có thể xảy ra hoặc sẽ xảy ra những tổn thất bộ phận. Ví dụ: loại hàng khẩu là “kính” thường rủi ro xảy ra tổn thất là rất cao do dễ vỡ mà đặc điểm của vận chuyển bằng đường biển là thời gian lâu, cho nên việc chấp nhận bảo hiểm rất khó đòi hỏi cán bộ phải có cách giải quyết hợp lý sao cho không mất tín nhiệm Công ty, mặt khác né tránh bảo hiểm (chẳng hạn như tăng tỷ lệ phí cao hơn từ 2,5% - 3% giá trị bảo hiểm, trong khi đó phí bảo hiểm của các loại mặt hàng khác chỉ khoảng 0,35% - 1% giá trị bảo hiểm) nhưng đồng thời phải giải thích cho khách hàng hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến phí bảo hiểm cao. Ngoài ra, cán bộ bảo hiểm cần biết loại phương tiện (tàu) vận chuyển hàng hóa đó đã tham gia bảo hiểm P&I chưa để khi có tổn thất xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm của phương tiện đó còn có khả năng bồi thường. Có thể nói đây là cả một nghệ thuật khai thác để sao không mất lòng tin của khách hàng và tránh được những tổn thất không đáng có cho Công ty bảo hiểm Hà nội. Trong điều kiện có thể, cán bộ Bảo Hiểm của Bảo Việt Hà Nội còn cung cấp cho người được bảo hiểm một số thông tin về đại lý tàu, về tình hình vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng như những thông tin về tổn thất hay các chế độ đảm bảo an toàn trên biển. Đặc biệt đưa ra các thông tin về công tác đề phòng hạn chế tổn thất mà Công ty bảo hiểm Hà Nội đã thực hiện nhằm giảm bớt những tai nạn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Người cán bộ bảo hiểm còn có thể tư vấn cho khách hàng những loại hàng gì là hợp pháp hay không hợp pháp đối với một số quốc gia trên số tuyến đường vận chuyển hàng hóa khách hàng. Để làm được việc này, cán bộ Bảo Việt Hà Nội phải có kiến thức về mọi mặt. Nếu như việc cung cấp những thông tin này thành công thì chắc chắn người bảo hiểm sẽ giành được sự lựa chọn mua bảo hiểm từ phía khách hàng 2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ bảo hiểm. Là một đơn vị thành lập lại, phòng Bảo hiểm hàng hải cần chú trọng đến công tác đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hóa cho các nhân viên tạo ra đội ngũ cán bộ thực sự có chuyên sâu trong lĩnh vực này để gắn bó lâu dài với Công ty. Hoạt động bảo hiểm hàng hóa XNK là lĩnh vực đối ngoại nên phải chú trọng đến vấn đề như khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, trình độ nghiệp vụ cao thì mới có thể thích ứng với điều kiện thực tế. Phòng cần tăng cường việc đào tạo đội ngũ giám định viên bảo hiểm đáp ứng kịp thời công tác giám định tổn thất khi có tổn thất xảy ra. Phải có sự đánh giá trên cơ sở khả năng, năng lực công tác và đầu tư đào tạo cán bộ để tạo ra được đội ngũ cán bộ bảo hiểm giỏi và có khả năng phát huy năng lực của mình trong công tác. Do hoạt động bảo hiểm hàng hóa XNK liên quan đến hoạt động ngoại thương do đó đòi hỏi thường xuyên phải cập nhập thông tin, đối tượng bảo hiểm cũng ngày càng phong phú và khác nhau thì tổn thất xảy ra ngày càng phức tạp. Vì vậy cán bộ giám định bồi thường cần phải thường xuyên thu thập những kinh nghiệm những vụ tổn thất xảy ra không chỉ ở trong Công ty bảo hiểm Hà Nội mà còn ở những đối thủ cạnh tranh để có những biện pháp phòng tránh hay có những biện pháp xử lý kịp thời khi tổn thất xảy ra. Mặt khác, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ và cử các cán bộ nghiệp vụ đi thực tế tình hình hơn đối với những vụ tổn thất đặc biệt để học hỏi và rút những kinh nghiệm cần thiết trong công tác giám định bồi thường. 3. Đẩy mạnh quy trình giám định bồi thường Công tác giám định hàng hóa XNK có tổn thất nhằm xác định được chính xác nguyên nhân hư hỏng, mất mát hàng hóa làm cơ sở cho việc xét duyệt bồi thường bảo hiểm. Do yêu cầu đảm bảo nghiệp vụ song song với quản lý tài sản nên việc làm của giám định viên cần phải sâu sát hiện trường hơn và phản ánh được cụ thể tình hình tổn thất tài sản của người được bảo hiểm đồng thời có được những ý kiến tham gia đối với người nhận hàng trong các khâu: cứu chữa, xử lý hàng hư hỏng, đề phòng và giảm nhẹ tổn thất, bốc dỡ giao nhận, yêu cầu về bao bì hàng hóa và khiếu nại người thứ ba có trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa. Quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm là phục vụ kinh doanh của ngành ngoại thương. Vì vậy thông qua công tác giám định , người bảo hiểm có thể hợp tác và thuyết phục người bảo hiểm, người gửi hàng và cải tiến quy trình tác nghiệp trong bảo vệ tài sản và sửa đổi những điều chưa hợp lý mà công tác giám định bồi thường đã phát hiện. - Ngay từ khâu đầu tiên của quy trình giám định là nhận thông báo tổn thất từ người được bảo hiểm thì phòng hàng hải cần phải phân công ngay cho giám định viên nhanh chóng kịp thời tiến hành giám định (khâu quan trọng để xác định có bồi thường hay không?) xem hư hỏng hoặc mất mát là do nguyên nhân nào, có xảy ra trong thời hiệu bảo hiểm hay không? Việc giám định nhanh chóng sẽ thúc đẩy quy trình bồi thường, giải quyết khiếu nại một cách trọn vẹn, chính xác, kịp thời và để giảm sự tổn thất thêm. - Thực hiện ngay các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất (đây là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giảm tiền bồi thường). Công ty bảo hiểm yêu cầu người bảo hiểm áp dụng các biện pháp cần thiết và liên hệ với các cán bộ giải quyết khiếu nại để chỉ dẫn của họ về các biện pháp đề phòng hạn chế khi tổn thất xảy ra. Việc chỉ dẫn đó như là một biện pháp khẩn cấp vì lợi ích của các bên liên quan ( bao gồm người bán, người mua, người chuyên chở, người bảo hiểm) để công ty sẽ quy định trách nhiệm của họ theo đơn bảo hiểm . Cuối cùng, các khâu lập biên bản giám định, cấp (nhận) biên bản giám định,theo dõi đánh giá là những khâu mà Công ty bảo hiểm chủ động hơn cho nên cần phải tiến hành nhanh chóng, thời gian không được quá lâu. - Tiếp theo, về mặt thủ tục, để phục vụ tốt cho khách hàng thì Công ty phải giải quyết nhanh gọn việc bồi thường và thủ tục phải gọn nhẹ, nhanh chóng sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bằng cách qui định thời gian cụ thể giải quyết bồi thường đối với từng vụ tổn thất thuộc trách nhiệm của phòng nghiệp vụ, hay phòng trên phân cấp. Cụ thể là: Từ ngày nhận hồ sơ bồi thường đến ngày giải quyết bồi thường đối với những vu tổn thất thuộc phạm vi phòng nghiệp vụ là 7 ngày, với phạm vi trên phân cấp là 15 ngày. Quy trình cụ thể hồ sơ đến phòng Giám đốc, phòng giám định bồi thường, phòng kế toán tài vụ mỗi phòng phải giải quyết hồ sơ nhanh gọn nhẹ trong vòng 1 đến 2 ngày. Việc qui định trách nhiệm và thời gian cụ thể giải quyết công việc sẽ đảm bảo hiệu quả của công việc. Việc giải quyết bồi thường nhanh chóng chính xác và sòng phẳng sẽ hoàn thiện hơn chất lượng phục vụ khách hàng. Công việc này cần phải được lưu tâm đặc biệt bởi vì đây là khâu quyết định lòng tin của khách hàng đối với Bảo Việt Hà Nội. Đây là những biện pháp thiết thực đẩy mạnh công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK tại Bảo Việt Hà Nội 4. Cần phải tổ chức một hệ thống giám định bồi thường linh hoạt, chủ động sao cho có hiệu quả. Phòng bảo hiểm hàng hóa cần phải có một cơ cấu giám định cụ thể, bởi nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển rất phức tạp, tổn thất có thể xảy ra bất cứ ở nơi nào trong chuyến hành trình, do vậy việc giám định hàng hóa khi có tổn thất tùy thuộc vào nơi xảy ra tổn thất, yêu cầu của khách hàng, tuy nhiên Công ty bảo hiểm sẽ chọn những biện pháp tối ưu nhất để tiến hành giám định hàng. Đại diện giám định của Công ty bảo hiểm được đặt ở tất cả các nơi cần thiết (Các cảng đến, cảng đi, cảng chuyển tải, cảng lánh nạn...) sao cho có khoa học và chủ động trong mọi tình huống có thể xảy ra để hướng dẫn theo dõi công tác giám định kịp thời, chính xác mang lại hiệu quả cao Bên cạnh công tác giám định thì phòng bảo hiểm hàng hóa cần có một sự phân cấp bồi thường cụ thể giúp cho phòng tạo được uy tín với khách hàng bằng chính sự phục vụ bồi thường của phòng, nhanh chóng và thỏa đáng. Tâm lý của người được bảo hiểm khi gặp rủi ro sẽ không muốn gặp thêm một sự phiền phức nào nữa, có trường hợp khách hàng do tổn thất lớn ảnh hưởng đến tinh thần cho nên có những thái độ không tốt, thiếu bình tĩnh thì cán bộ bảo hiểm cần phải thông cảm. Thường thì họ muốn chính người ký hợp đồng bảo hiểm là người đứng ra bồi thường cho họ khi có tổn thất xảy ra. Do đó Tổng Công ty nên dành quyền chủ động cho phòng Bảo hiểm hàng hóa nói riêng và Công ty bảo hiểm Hà Nội nói chung trong việc thống kê nghiệp vụ giám định bồi thường và tính toán xác xuất tổn thất, đảm bảo tính linh hoạt trong việc giải quyết đồng thời trong hoạt động kinh doanh cho đơn vị. Việc xét giải quyết bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK đã thực hiên đúng quy trình định của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam.Tuy nhiên, việc áp dụng chế tài bồi thường 15 - 20 % do nộp phí chậm trễ làm người tham gia bảo hiểm thiếu tin tưởng có thể tâm lý tìm đi mua bảo hiểm nơi khác. Vì vậy, Cán bộ giám định bồi thường chủ động đề nghị Lãnh đạo Công ty cần có biện pháp tích cực hơn trong việc đốc thúc thu phí. Chẳng hạn giao cho cán bộ khai thác bảo hiểm chính lô hàng đó phải có trách nhiệm thu phí và đòi phí cho Công ty. Giải thích để khách hàng hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của họ trong việc thanh toán phí bảo hiểm. Đối một số trường hợp khách hàng nộp phí muộn trong một thời gian nhất định có thể thỏa thuận với khách hàng trả thêm tiền lãi theo quy định của ngân hàng trên số nợ phí bảo hiểm và nếu có tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm người bảo hiểm sẽ khấu trừ tiền lãi trong số tiền bồi thường cho khách hàng. Bên cạnh đó, đối với những vụ tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm chắc chắn sẽ phải bồi thường mà trường hợp người được bảo hiểm đang gặp khó khăn thì trong trường hợp này cán bộ bồi thường có thể linh hoạt tạm ứng trước để cho họ có thể giảm bớt lo lắng về tài chính và giải quyết được những vấn đề cấp bách đối với hàng hóa bị tổn thất. Mặt khác, tại phòng nghiệp vụ cần phải tập trung quản lý nghiệp vụ này về một đầu mối để thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá và quản lý đảm bảo yêu cầu của quy trình nghiệp vụ. PhảI cần có người theo dõi quản lý tổng hợp số liệu hàng tháng, qúy thực hiện đối chiếu số liệu phòng kế toán xác định số đã bồi thường so với phí thu được để từ đó kịp thời có những biện pháp phòng tránh và giải quyết khi số tiền bồi thường vượt quá mức cho phép hoặc những trường hợp hồ sơ bồi thường chưa giảI quyết đúng thời hạn quy định. Công ty cũng cần đẩy mạnh công tác đòi người thứ ba nhằm giảm chi bồi thường, giữ lại tỷ lệ phí bảo hiểm hiện đang áp dụng Nói chung, cơ cấu giám định bồi thường cần được tổ chức một cách có hệ thống, khoa học từ trên xuống dưới để đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu công việc, yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, Công tác giám định cũng cần phải chủ động, linh hoạt trong nghiệp vụ và hỗ trợ các khâu khác nếu có nhu cầu, không tiến hành một cách cứng nhắc từ đó hoàn thành những nhiệm vụ mà Công ty giao cho. 5. Nâng cao công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Cần thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất cho hàng nhập khẩu và tỷ lệ bồi thường của hàng này ngày càng cao hơn so với hàng xuất khẩu. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất có thể thông qua các biện pháp sau: Đối với các mặt hàng bao, hàng chở rời, sắt thép được bảo hiểm tại Bảo Việt Hà Nội theo đIều kiện “A” nhập về các cảng biển Việt Nam thì Công ty bảo hiểm Hà Nội cần nắm chắc lịch tầu về, địa diểm dỡ hàng, lịch làm hàng ở cảng để có kế hoạch đề phòng hạn chế tổn thất cho các lô hàng kể trên bằng biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo điều kiện của Công ty. Một mặt hàng thường gặp tổn thất (hay xảy ra tổn thất bộ phận) như: bộ mì, đường kính, gạo, xi măng, bông vải sợi, phân đạm thì người cán bộ bảo hiểm cần phải lưu ý cho người được bảo hiểm về bao bì, cách đóng gói riêng của từng hàng hóa để ngăn chặn những tổn thất. Một người bảo hiểm có kinh nghiệm trước khi nhận bảo hiểm thường sẽ yêu cầu người bảo hiểm cung cấp thông tin liên quan đến bao bì đóng gói. Bởi vì khiếm khuyết của bao bì là một trong các nguyên nhân bị loại trừ bảo hiểm. Trong trường hợp cần thiết , đối với những lô hàng lớn hoặc có giá trị lớn, người bảo hiểm sẽ trực tiếp kiểm tra khả năng đảm bảo an toàn của bao bì hàng hóa hoặc yêu cầu tiến hành giám định này bởi người trung gian. Biên bản giám định này được coi như là một bộ phận của chứng từ XNK. Nếu đIều kiện đóng gói không thỏa mãn yêu cầu người bảo hiểm thì họ có thể yêu cầu người được bảo hiểm thay đổi cỉa thiện điều này. Nếu không đáp ứng được, người bảo hiểm sẽ phải sửa đổi đơn bảo hiểm và các đIều khoản đã ký hoặc là buộc phảI hủy đơn không nhận bảo hiểm nữa. Trước khi triển khai công tác này cần tổ chức gặp gỡ các bên có liên quan như xếp dỡ cảng, kiểm kiện, tầu, Công an biên phòng, và chủ hàng để bàn biện pháp phối hợp làm biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất cho phù hợp với tình hình đặc thù của từng cảng đồng thời thông báo mức khoán chi phí để khuyến khích các đơn vị này tăng cường biện pháp quản lý giao hàng, nhận bốc dỡ góp phần làm giảm tổn thất hàng rách vỡ, hàng nguyên kiện. Công ty cần cử cán bộ theo dõi suốt quá trính dỡ hàng để kịp thời có biện pháp can thiệp xử lý khi hàng bị tổn thất khi giám định đối tịch, hướng dẫn chủ hàng làm thư dự kháng, yêu cầu chủ tầu cung cấp bảo lãnh trong trường hợp hàng tổn thất lớn hoặc khởi kiện bắt giữ tầu để bảo lưu đòi người thứ ba. Xác lập và giữ mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền cảng và chính quyền địa phương nơi cảng đến để đảm bảo thực hiện tốt các công tác đề phòng và hạn chế tổn thất với sự bảo trợ của chính quyền địa phương, bảo đảm an ninh trật tự khi bốc dỡ, an toàn khi lưu kho tại cảng.Tổ chức và tiến hành công tác giám sát và đề phòng đối với hàng hóa tại cảng đến. Đồng thời qua việc giám sát này, Công ty cũng xác định được nguyên nhân tổn thất đưa vào biên bản giám định tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét duyệt bồi thường bảo hiểm được nhanh chóng, chính xác. Mặc dù công tác đề phòng và hạn chế tổn thất nói chung là một công việc quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cũng như hiệu quả kinh doanh của người bảo hiểm nhưng họ gần như phải đứng ngoài quá trình này. Công tác duy nhất có hiệu quả mà họ có thể trực tiếp thực hiện chính là công tác giám sát tại cảng đến. Tại nơi cuối cùng của hành trình hàng hóa thường phải đối mặt với những rắc rối do sự quản lý kém, do hàng làm kém, do tình hình an ninh trật tự kém, do thời tiết xấu trong khi làm hàng hoặc do mớn nước của cảng thấp buộc phải neo đậu ngoài khơi dẫn đến hàng hóa bị tổn thất, do các nguyên nhân: do làm hàng không cẩn thận gây rách vỡ, do mất cắp, thiếu hụt và do bảo quản không tốt trong quá trình lưu kho cảng và bãi hàng. Để hạn chế các tổn thất nói trên đến mức tối thiểu có thể người bảo hiểm kết hợp với người nhận hàng và trên cơ sở được Cảng vụ cho phép tự tổ chức hoặc bằng chi phí của mình thuê một tổ chức giám định hay một tổ chức nào khác tiến hành các công việc sau tại cảng đến: + Tham gia quá trình bốc dỡ hàng hóa, kịp thời yêu cầu tạm dừng dỡ hàng nếu có tình hình thời tiết xấu. + Tham gia kiểm đếm hàng hóa theo phương pháp riêng của từng loại hàng ( ví dụ đếm đầu bao, đếm kiện, đo mớn nước hay cân hàng...) + Ngăn chặn hiện tượng trộm cắp hàng hóa, liên hệ và yêu cầu giúp đỡ với chính quyền hoặc cơ quan an ninh tại cảng khi cần thiết. + Khi phát hiện có hàng bị tổn thất thì kịp thời phân tách riêng hàng hỏng, xác định mức độ hư hỏng ( giám định tổn thất) và thực hiện các biện pháp tránh gia tăng tổn thất. + Kiểm tra quá trình lưu kho và điều kiện bảo quản tại kho bãi nếu tạm thời hàng phải lưu lại. + Kịp thời phát hiện tổn thất, xác định trách nhiệm và tiến hành các thủ tục đòi người thứ ba khi cần thiết. Do tính chất phức tạp và yều cầu cao như trên, công việc giám sát và đề phòng hạn chế tổn thất đòi hỏi một chi phí không nhỏ, nên chủ yếu được áo dụng đối với lô hàng lớn hoặc những lô hàng thuộc loại hay ăn cắp hoặc hay bị tổn thất, có tỷ lệ phí bảo hiểm cao (ví dụ như phân bón hóa học, xi măng, gạo, bột mì, thép phôi hoặc cuộn, hàng hạt rời...), để chi phí cho công việc này có một tỷ lệ hợp lý trên tổng số phí bảo hiểm của lô hàng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tóm lại, Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất là công việc chung của tất cả các bên tham gia vào quá trình buôn bán ngoại thương và là một công việc thường trực và xuyên suốt cả hành trình từ việc chuẩn bị cho hàng hóa và phương tiện, giao hàng tại cảng đi, chuyên chở hàng hóa, giao hàng tại cảng đến... Thực chất nó không phải là một công việc mới mẻ và biệt lập nó chính là một phần hoặc toàn bộ công việc thường ngày của mỗi bên đối tác, nhưng dưới góc độ đề phòng và hạn chế tổn thất, các công việc đó được chú ý một cách kỹ càng hơn, được tổ chức chặt chẽ và có chủ định hơn, có nhiều người tham gia hơn nhằm mục đích cuối cùng là bảo đảm an toàn tài sản của xã hội. Nếu như công tác đề phòng hạn chế tổn thất được thực hiện tốt thì sẽ tạo điều kiện cho khâu giải quyết bồi thường nhanh chóng. Và điều này sẽ dẫn đến việc nâng cao uy tín của Công ty bảo hiểm Hà Nội góp phần thúc đẩy Công tác giám định bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK tại Công ty. 6. Mở rộng mối quan hệ hợp tác Công ty bảo hiểm Hà Nội và phòng bảo hiểm hàng hải phải tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan như Bộ Thương mại, Bộ kế hoạch và Đầu tư, các ngân hàng, các cơ quan Hải quan, cơ quan kiểm tra giám sát chất lượng hàng hóa, các đại lý vận chuyển, các đại lý giám định, để giúp phòng trong việc hoàn thành quy trình tác nghiệp và tìm kiếm các thông tin cần thiết. Tạo ra mối quan hệ giữa công ty với các tổ chức trong nước và ngoàI nước. Để tạo ra sức mạnh trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK, bồi thường các tổn thất một cách gọn nhẹ, đầy đủ thì yêu cầu khách quan là cần có liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau và liên kết giữa các nhà bảo hiểm với một số tổ chức kinh tế có liên quan khác. Công ty cần có mối liên kết, liên hệ với một số tổ chức khác như Ngân hàng, tòa án ... Đây là những mối quan hệ rất quan trọng và cần thiết đối với Bảo Việt nói chung và Công ty bảo hiểm nói riêng, đặc biệt quan trọng trong việc giảI quyết khiếu nạI bồi thường tổn thất. Khi một tổn thất lớn xảy ra, để tránh tình trạng ngân sách Công ty không đủ đẻ bồi thường thì lúc này, việc quan hệ với ngân hàng là rất cần thiết. Thông qua Ngân hàng công ty có thể dễ dàng vay được một khoản tiền lớn để bồi thường kịp thời cho chủ hàng, giúp họ nhanh chóng khôi phục lại sản xuất kinh doanh. Mặt khác, Côn g ty cũng cần tạo ra mối liên kết kinh tế với Công ty bảo hiểm trong nước khác. Bởi vì hoạt động riêng lẻ sẽ khién cho Công ty chưa đủ các phương tiện tàI chính hữu hiệu để úng phó với mức độ rủi ro cao. Sự liên kết với các Công ty bảo hiểm khác sẽ rất thuận lợi cho công ty khi ký kết các hợp đồng tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm đồng thời chia sẻ với nhau rủi ro được bảo hiểm, ngăn chặn một phần lớn phí cho các công ty nước ngoài. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK có liên quan nhiều đến các hoạt động nước ngoài. Do vậy Công ty cần có mối quan hệ tốt với khách hàng nước ngoàI nhằm duy trì được khách hàng. Công ty bảo hiểm cần phải liên kết với Công ty bảo hiểm nước ngoài, tăng cường mở rộng thêm các đại lý giám định tại nước ngoài đồng thời làm đại lý giám định trong nước cho công ty bảo hiểm nước ngoài. Thực tế trong mấy năm qua thì bảo Việt Hà Nội đã là đại lý giám định cho LLOY’D tạo được mối quan hệ tốt đẹp với LLOY’D, trong các năm tới công ty thắt chặt mối quan hệ này và mở rộng hợp tác với các Công ty bảo hiểm nước ngoài 7. Một số biện pháp hỗ trợ khác Theo số liệu dự kiến, cơ cấu mặt hàng XNK của Việt nam chủ yếu rơi vào các mặt hàng có giá trị và tỷ lệ phí cao như phân bón, gạo, nguyên vật liệu, sắt thép...Vì Vậy Công ty bảo hiểm Hà Nội cần chú trọng và tăng cường khách hàng có tiềm năng lớn về các mặt hàng có giá trị trên. Công ty cần phải áp dụng mức phí hợp lý trong trong trường hợp, mặt hàng cụ thể, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh doanh để đảm bảo tố cạnh tranh đảm bảo chi phí kinh doanh mà khi tổn thất xảy ra để Công ty có nguồn quỹ dự phòng bôì thường hợp lý, chi cho việc đề phòng hạn chế tổn thất ở mức thích hợp nhất đảm bảo an toàn cho kinh doanh. Chẳng hạn việc đưa ra mức phí hạ thấp hơn bình thường dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro tổn thất đối với lô hàng cụ thể đó cùng với một mức miễn thường thích hợp nhằm tăng thêm ý thức của khách hàng về việc đề phòng hạn chế tốt của chủ hàng. Những mặt hàng thường xuyên phải tăng phí là những mặt hàng tổn thất lớn như hàng gạo xuất khẩu, phân bón Đối với một số lô hàng chở rời, việc xác định trọng lượng bến đi có nhiều cách khác nhau: thường là do mớn nước hoặc cân bao ở trên bờ để dùng xá lan, ghe, thuyền chở đến nơi tập kết. Khi đến bến đến, trọng lượng hàng lạI được xác định bằng phương pháp cân sau khi đóng gói tạI kho cảng hoặc đo mớn nước. Do phương pháp xác định trọng lượng khác nhau ở bến đI và bến đến ngay khi cả cùng phương pháp đo mớn nước cũng có sai số do tỷ trọng nước biển ở mỗi vùng khác nhau, sai số khi đọc mớn nước... đẫn đến tổn thất do thiếu hụt trọng lượng là chắc chắn. Thông lệ quốc tế chỉ bảo hiểm hàng rời theo điều kiện “C”. Hiện nay do tính cạnh tranh, nếu công ty mở rộng điều kiện bảo hiểm “A” cho các lô hàng chở rời thì phảI áp dụng mức miễn thường có khấu trừ. Nếu như việc xác định trọng lượng hàng bằng phương pháp cân sau khi đóng góp tại kho cảng thì tỷ lệ phí bảo hiểm phảI cao hơn so với phương pháp giám định mớn nước và trách nhiệm của nhà bảo hiểm cũng chấm dứt tại thời điểm này, không nên bảo hiểm về kho riêng của chủ hàng trong nội địa. Nếu như khách hàng không muốn áp dụng mức miễn thường hoặc muốn bảo hiểm cho hàng về đến kho riêng trong nội địa thì Công ty bảo hiểm phải có tỷ lệ phí riêng thông qua sự chỉ đạo của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam. Bởi vì, khi hàng chở rời được chuyển về kho nội địa của người mua thì ít nhất phải qua 3 lần bốc dỡ hàng lên xuống và tổn thất hao hụt trọng lượng là khó tránh khỏi. Vì vậy, khi khách hàng yêu cầu bảo hiểm về kho trong nội địa thì tỷ lệ phí bảo hiểm phải tăng lên. Còn tăng với tỷ lệ bao nhiêu thì phải phụ thuộc vào từng loại hàng cụ thể sao cho không làm ảnh hưởng lớn đến nguồn qũy bồi thường. Cần nâng cao công tác chống trục lợi bảo hiểm, chống gian lận trong buôn bán quốc tế Công ty bảo hiểm Hà nội đã tổ chức tốt hội nghị khách hàng. Tuy nhiên, Công ty cần thực hiện hoạt động này đều đặn trong các năm để tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Công ty với khách hàng. Thông qua hội nghị khách hàng thông báo kết quả bảo hiểm, đúc kết kinh nghiệm trong việc đề phòng hạn chế tổn thất, lấy ý kiến đóng góp từ khách hàng để hoàn thành Công tác giám đinh - bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK tại Bảo Việt Hà Nội . Nhà nước cần tạo nhanh chóng hoàn thiện hơn luật kinh doanh bảo hiểm ( đặc biệt đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK) đẻ từ đó tạo ra một thị trường Bảo hiểm cạnh tranh lành mạnh, quyền lợi của các tổ chức Bảo hiểm được bảo vệ một cách thỏa đáng. Trên đây là một số ý kiến nhằm đẩy mạnh công tác giám định - bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK tại Công ty bảo hiểm Hà Nội. Các khâu trong nghiệp vụ này luôn tác động xen kẽ nhau. Vì vậy thực hiện tốt một khâu nào đó trong nghiệp này thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khâu khác. Theo đó nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK sẽ được hoàn thiện và phát triển không ngừng. Kết luận Trong hoạt động ngoại thương bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển đường biển là một nghiệp vụ không thể tách rời vì hai nghiệp vụ này có mối quan hệ chặt chẽ và có tác động hỗ trợ lẫn nhau. Sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK ở Việt Nam góp phần thúc đẩy hoạt động XNK tăng mạnh mẽ, đẩy nhanh quá trình thu hút vốn nước ngoài. Bảo hiểm hàng hóa XNK tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm mở rộng quy mô hoạt động, đảm bảo được tình hình khả năng tài chính của doanh nghiệp luôn ổn định. Nghiệp vụ bảo hiểm là một nghiệp vụ mang lại nguồn thu to lớn cho các Công ty bảo hiểm và cũng là nghiệp vụ mang tính mũi nhọn của mỗi Công ty bảo hiểm. Vì vậy, các Công ty bảo hiểm luôn tăng cường khai thác nghiệp vụ này và thị trường hàng hóa XNK ngày càng trở lên sôi động và có tính cạnh tranh cao. Trên thực tế tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK chưa tương xứng với tiềm năng khai thác nghiệp vụ và tốc đọ tăng trưởng kinh tế đặc biệt kinh tế ngoại thương. Sự ra đời của Phòng hàng hảI là một quyết định đúng đắn của Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam và Công ty bảo hiểm Hà Nội mặc dù còn nhiều tồn tại cần khắc phục, nhiều điểm chưa hoàn thiện nhưng sự phát triển của Phòng đã củng cố và khẳng định thêm vị trí của Bảo Việt Hà Nội trên thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển. Sự phát triển của Phòng đã được thể hiện qua 5 năm hoạt động và bằng kế hoặch phát triển đúng đắn của mình phòng bảo hiểm hàng hải sẽ ngày càng quy mô hoạt động cả chiều rộng và chiều sâu trên con đường hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa, phòng bảo hiểm hàng hải sẽ tiếp tục nâng cao và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK cho kịp với sự phát triển của nghiệp này trên thế giới. mục lục Lời mở đầu 1 Chương I. Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển và công tác giám định -bồi thường trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu 3 I. Sự cần thiết phải bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển đường biển 3 II. Rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 5 1. Rủi ro 5 2. Tổn thất 10 2.1. Căn cứ vào quy mô, mức độ xảy ra tổn thất thì có hai loại là tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ 10 2.2. Nếu phân loại theo trách nhiệm bảo hiểm thì tổn thất bao gồm tổn thất và tổn thất chung 11 III. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 13 1. Đối tượng bảo hiểm 14 2. Điều kiện bảo hiểm 15 3. Giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm 17 IV. Công tác giám định và bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biênr 19 A. Công tác giám định 19 1. Vai trò của công tác giám định 19 2. Yêu cầu giám định 22 3. Quy định giám định 24 B. Công tác bồi thường 35 1. Vai trò 35 1.1. Bù đắp thiệt hại do tổn tổn thất gây ra 35 1.2. Gây dựng lòng tin về công dụng của sản phẩm bảo hiểm 36 1.3. Nâng cao tín nhiệm của bảo hiểm 36 1.4. Nâng cao trách nhiệm của người được bảo hiểm 36 2. Yêu cầu của công tác bồi thường 37 3. Quy trình bồi thường 38 Chương II: Thực trạng công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Hà Nội 45 I. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của công ty bảo hiểm Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty bảo hiểm Hà Nội 45 2. Cơ cấu tổ chức của công ty bảo hiểm Hà Nội 46 3. Nhiệm vụ của phòng Hàng hải 49 II. Thực trạng công tác giám định bồi thường hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại BVHN 51 1. Thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và một số thuận lợi khó khăn đối với Công ty bảo hiểm Hà Nội 51 1.1. Một số nét thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu 51 1.2. Thuận lợi 54 1.3. Khó khăn 54 2. Đặc điểm của công tác giám định bồi thường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 56 3. Quy trình giám định và bồi thường hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty bảo hiểm Hà Nội 57 3.1. Quy trình giám định 57 3.2. Quy trình bồi thường 65 4. Đánh giá công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu tại Công ty bảo hiểm Hà Nội 69 Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy, nâng cao công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển tại Công ty bảo hiểm Hà Nội 80 1. Nghệ thuật khai thác 80 2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ bảo hiểm 81 3. Đẩy mạnh quy trình giám định bồi thường 82 4. Cần phải tổ chức một hệ thống giám định bồi thường linh hoạt, chủ động sao cho có hiệu quả 84 5. Nâng cao công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 86 6. Mở rộng mối quan hệ hợp tác 90 7. Một số biện pháp hỗ trợ khác 90 Kết luận 93 Tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm - Trường Đại học KTQD. Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hoá của GS.TS Trương Mộc Lâm. Luật hàng hải Một số tạp chí bảo hiểm, tạp chí ngoại thương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT135.doc
Tài liệu liên quan