Trong mọi hình thái kinh tế xã hội, nhà doanh nghiệp muốn thắng thế trên thị trường, họ phải biết mình là ai? Hoạt động như thế nào? Hiệu quả kinh tế ra sao.? Điều đó buộc họ đặc biệt phải quan tâm đến tình hình tài chính của mình. Vì thế việc tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không những với chủ doanh nghiệp, mà còn đối với nhiều đối tượng khác như các nhà đầu tư, người cung cấp, người cho vay, khách hàng. Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính trên các giác độ khác nhau. Song, nhìn chung đều cùng mục đích là muốn biết khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả sản xuất kinh doanh như thế nào? Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, ta càng khẳng định tầm quan trọng của các thông tin tài chính trong doanh nghiệp. Chính vì vậy công tác tổ chức kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính luôn được Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương quan tâm đúng mức.
89 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tài chính và nâng cao khả năng tài chính của công ty TNHH xuyên Thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
3.Nợ dài hạn
0
0.00%
0
0.00%
0
II. Nguồn tài trợ tạm thời
289,519,272
18.27%
338,705,782
18.63%
49,186,510
16.99%
1. Vay ngắn hạn
0
0.00%
0
0.00%
0
2. Nợ ngắn hạn
289,519,272
18.27%
228,705,782
12.58%
-60,813,490
-21.00%
3. Chiếm dung bất hợp pháp
0
0.00%
0.00%
0
Tổng nguồn tài trợ (I+II)
1,584,932,204
100.00%
1,817,690,273
100.00%
232,758,069
14.69%
% Tạm thời/Thường xuyên
22.35%
22.90%
26.79%
119.89%
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn tài trợ thường xuyên năm 2003 tăng so với năm 2002 là 183.574.559 đồng với tỉ lệ tương ứng là 14,17%. Năm 2002 nguồn tài trợ thường xuyên chiếm 81,73%, đây là tỉ lệ khá cao. Do vậy Công ty đã không chú trọng đến việc đi vay dài hạn, chiếm dụng vốn của khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng khác. Đến năm 2003 thì tỉ lệ này có giảm đôi chút ( còn 81,37%). Có điều, mặc dù lượng tiền nguồn tài trợ thường xuyên vẫn tăng tuyệt đối là vì Công ty đã tăng tỉ lệ nguồn tài trợ tạm thời trong cơ cấu nguồn tài trợ. Đây là biểu hiện tốt bởi Công ty đã ngày ccàng cân đối tỉ lệ giữa nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời (cụ thể năm2002, tỉ lệ % tạm thời/thường xuyên là 22, 35%. Đến năm 2003, tỉ lệ này là 22,9%).
Tuy nhiên cũng cần lưu ý: việc sử dụng nguồn tài trợ thường xuyên quá nhiều so với nguồn tài trợ tạm thời sẽ làm tăng rất nhiều chi phí về sử dụng vốn. Mặc dù vậy, tỉ lệ này cũng cho ta thấy Công ty rất mạnh về tài chính, có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao. Nhưng để đề ra được phương hướng giải quyết vấn đề này chúng ta cần nghiên cứu từng khoản mục, xem xét cơ cấu của các khoản mục đó như thế nào. Vì vậy khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh người ta còn sử dụng chỉ tiêu “nhu cầu vốn lưu động thường xuyên”
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn mà Công ty cần để tài trợ cho một phần TSLĐ là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty năm 2002, 2003 thể hiện ở bảng sau:
Đơn vị tính: VNĐ
Bảng 4.Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
Chỉ tiêu
2002
2003
2003 so với 2002
ST
%
1Tồn kho và phải thu
195,359,172
133,376,713
-61,982,459
-31.73%
2.Nợ ngắn hạn
289,519,272
338,705,782
49,186,510
16.99%
3.Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
94,160,100
205,329,069
111,168,969
Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm 2003 so với năm 2002 giảm 111.168.969 đồng, cả năm 2002 và 2003 nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên đều nhỏ hơn 0, có nghĩa là tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn nợ ngắn hạn chứng tỏ các khoản sử dụng ngắn hạn của Công ty nhỏ hơn các nguồn vốn ngắn hạn. Cũng từ đây, cho thấy Công ty đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để không những tài trợ cho nguồn vốn lưu động mà còn sử dụng cho nhu cầu vốn cố định. Do đặc điểm Công ty có tỉ lệ vốn chủ sở hữu rất cao cho nên việc sử dụng mô hình tài trợ này sẽ giảm bớt một phần chi phí sử dụng vốn, do chi phí vốn ngắn hạn nhỏ hơn chi phí vốn dài hạn, mà vẫn không lo bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Cũng trên bảng 4 ta thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là tồn kho và phải thu và nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, do đặc điểm là một công ty kinh doanh dịch vụ nên sản phẩm dịch vụ sản xuất ra đến đâu thì tiêu thụ ngay đến đấy nên không có hàng tồn kho. Các khoản phải thu thì năm 2003 so với năm 2002 giảm tuyệt đối là 61.981.459 đồng với tỷ lệ 31,73%. Vì vậy ta cần đi phân tích về cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty để thấy rõ hơn về tình hình tài chính hiện nay của Công ty. Ta quan sát bảng sau:
Bảng 5. Cơ cấu nợ ngắn hạn
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2003 so với năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Vay ngắn hạn
0
0
2.Nợ dài hạn đến hạn trả
0
0
3.Phải trả cho ngời bán
166,069,693
57.36%
200,749,297
59.27%
34,679,604
20.88%
4. Ngời mua trả tiền trớc
0
0.00%
0
0.00%
0
5.Thuế và các khoản phải nộp
23,449,579
8.10%
27,956,485
8.25%
4,506,906
19.22%
6.Phải trả CNV
100,000,000
34.54%
110,000,000
32.48%
10,000,000
10.00%
7.Phải tả các đơn vị nội bộ
0
0.00%
0
0.00%
0
8.Các khoản phải trả, phải nộp khác
0
0.00%
0
0.00%
0
Tổng Nợ ngán hạn
289,519,272
100.00%
338,705,782
100.00%
49,186,510
16.99%
So với năm 2002, tổng nợ ngắn hạn năm 2003 tăng 49.186.510 đồng với tỷ lệ là 16,99%. Dựa vào cơ cấu nợ ngắn hạn ta thấy sự biến động của nợ ngắn hạn chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, người mua trả tiền trước,phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp, phải trả Công nhân viên.....
Cũng từ bảng 5 ta thấy ở Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương năm 2003 nợ ngắn hạn tăng là do sự tăng lên của các nhân tố: Phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp, phải trả Công nhân viên. Trong ba nhân tố làm tăng nợ ngắn hạn thêm 49.186.510 đồng thì nhân tố phải trả người bán là làm tăng nhiều nhất với 34.679.604 đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng bởi điều này chứng tỏ Công ty cũng đã chiếm dụng được thêm 1 lượng vốn đáng kể của khách hàng, góp phần làm tăng tỷ trọng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Còn lại nợ ngắn hạn tăng là do Công ty chiếm dụng được thêm của công nhân viên (10.000.000) và từ việc chịu thuế của Nhà nước.
Tuy nhiên ta cũng cần lưu ý về cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty, ta thấy chỉ tiêu vay ngắn hạn trên bảng trên là = 0, điều này gây lãng phí cho lợi thế của Công ty.Công ty cần có kế hoạch đi vay, hoặc huy động các nguồn vốn ngắn hạn khác nhằm mục đích tăng nguồn vốn kinh doanh, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, tăng khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu.Vì khoản phải trả người bán là khoản mà Công ty cũng phải trả lãi nên Công ty cần có chính sách hợp lý để vừa tăng được nguồn vốn kinh doanh vừa giữ được uy tín lâu dài với khách hàng. Còn về thuế và nợ công nhân viên, vì quyền lợi của công nhân viên và nghĩa vụ với Nhà nước, Công ty nên ưu tiên thanh toán trước, góp phần đảm bảo đời sống công nhân viên và góp phần ổn định ngân sách Nhà nước.
b) Phân tích khái quát tình hình tài chính qua Báo cáo kết quả kinh doanh.
Qua bảng cân đối kế toán có thể đánh giá tình hình cơ cấu vốn và sự đảm bảo của các nguồn vốn huy động cũng như khả năng tài chính của công ty biến động ra sao. Song để hiểu được sự biến động đó tác động như nào đến kết quả hoạt động kinh doanh thì ta cần đi sâu phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong hai kỳ kế toán liên tiếp.
Đơn vị tính: VNĐ
Bảng 6: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
Mãsố
2002
2003
Mức biến động so với năm trớc
tỷ lệ so với doanh thu thuần
ST
%
2002
2003
Tổng doanh thu
01
4,236,589,457
4,602,829,120
366,239,663
8.64%
100.00%
100.00%
Các khoản giảm trừ
03
Chiết khấu thương mại
04
Giảm giá hàng bán
05
Hàng bán bị trả lại
06
1. Doanh thu thuần
10
4,236,589,457
4,602,829,120
366,239,663
8.64%
100.00%
100.00%
2. Giá vốn hàng bán.
11
3,476,826,253
3,784,981,099
308,154,846
8.86%
82.07%
82.23%
3. Lợi nhuận gộp 20=(10-11)
20
759,763,204
817,848,021
58,084,817
7.65%
17.93%
17.77%
4. Doanh thu hoạt động tài chính
21
9,168,946
10,030,200
861,254
9.39%
0.22%
0.22%
5. Chi phí hoạt động tài chính.
22
Trong đó: Lãi vay phải trả
23
6. Chi phí bán hàng
24
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
536,982,365
557,920,046
20,937,681
3.90%
12.67%
12.12%
8. Lợi nhuận từ hoạt đông kinh doanh 30=20+(21-22)-(24+25)
30
222,780,839
259,927,975
37,147,136
16.67%
5.26%
5.65%
9. Thu nhập khác
31
10. Chi phí khác
32
11. Lợi nhuận khác(40=31-32)
40
12. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40)
50
231,949,785
269,958,175
38,008,390
16.39%
5.47%
5.87%
13. Thuế thu nhập doanh nghiệp
51
57,987,446
86,386,616
28,399,170
48.97%
1.37%
1.88%
14. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51)
60
173,962,339
183,571,559
9,609,220
5.52%
4.11%
3.99%
Qua số liệu trên ở bảng 6 ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2003 tăng thêm 38.008.390 đồng với tỷ lệ tương ứng là 16,39% so với năm 2002. Điều này kéo theo lợi nhuận sau thuế cũng tăng thêm 9.609.220 đồng với tỷ lệ là 5,52%. Nhìn chung thì điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên đáng kể so với quy mô. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào sự biến động của tổng lợi nhuận thì không thể giúp chúng ta đánh giá chính xác tình hình biến động đó là tốt hay xấu, vì mức lợi nhuận mà Công ty thu được cuối cùng là tổng lợi nhuận của tất cả các hoạt động như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường...
Trước hết ta cần phân tích sự biến động của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ta thấy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2002 là 222.780.839 đồng, năm 2003 là 259.927.975 đồng. Như vậy so với năm 2002, năm 2003 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 37.147.136 đồng, với tốc độ tăng là 16,67%. So với quy mô ta thấy mức tăng lợi nhuận này là khá cao, nó thể hiện sự cố gắng rất lớn của Công ty nhằm mở rộng quy mô, vốn và thị trường kinh doanh. Song để có tiềm lực tài chính mạnh hơn và ngày càng đứng vững trên thị trường thì việc tăng lợi nhuận hơn nữa là điều cần thiết. Sự gia tăng của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố: tổng doanh thu, giá vốn hàng bán, các loại chi phí... Vì vậy ta cần đi sâu phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Công ty trong năm tới. Cụ thể tổng doanh thu năm 2003 so với năm 2002 tăng 366.239.663 đồng với tốc độ tăng là 8,64%. Có được kết quả này là do Công ty đã đạt hiệu quả trong việc tăng lượng khách hàng mới và giữ khách hàng cũ. Vì vậy lượng hàng hoá dịch vụ mà Công ty cung cấp trên thị trường ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao.
Ta nhận thấy trên bảng mức doanh thu thuần và tổng doanh thu là băng nhau trong cả hai năm. điều này một phần là do đặc điểm kinh doanh của Công ty thuộc ngành cung cấp dịch vụ một loại hàng hoá vô hình, mặt khác là do đặc điểm Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên các khoản giảm trừ trong hai năm qua là bằng 0. Ta nhận thấy rằng vốn hàng bán của Công ty (cần lưu ý giá vốn hàng bán ở đây là những khoản chi phí cho việc ướp xác, chi phí trong quá trình vận chuyển hàng hoá qua đường không, đường thuỷ, đường bộ...) năm 2003 tăng 308.154.846 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 8,86%. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ năm 2002 là 82,07%, năm 2003 là 82,23% trong doanh thu thuần. Một điều dễ nhận thấy là mức tăng tỷ lệ của giá vốn hàng bán lại nhanh hơn mức tăng tỷ lệ của doanh thu thuần. Đây là một điều bất lợi của Công ty, bởi vì điều này đồng nghĩa với việc tỷ lợi nhuận tăng thêm ngày càng ít đi. Vì vậy qua phân tích sự biến động của giá vốn hàng bán, của doanh thu thuần sẽ giúp Công ty có cái nhìn đúng đắn hơn về mức lợi nhuận mà Công ty đã có được.
Ngoài giá vốn hàng bán, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn chịu ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp. So với năm 2002 thì năm 2003, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 20.937.681 đồng với tỷ lệ tăng là 3,9%. So với quy mô thì mức tăng chi phí này cũng không phải là lớn. Tuy nhiên Công ty nên lưu ý, xem xét mức tăng như vậy đã hợp lý chưa, có phù hợp với mức tăng về công nhân viên, khách hàng, mức mở rộng thị trường của Công ty hay không? Vì ta cũng nhận thấy rằng mặc dù có tăng nhưng tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm trong doanh thu thuần lại có xu hướng giảm: năm 2002 là 12,67%, năm 2003 là 12,12%.
Cũng từ bảng 7 ta thấy không chỉ doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, chi phí tăng mà doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng: năm 2003 so với năm 2002 tăng 861.254 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 9,39%.
Qua phân tích trên ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty là rất tốt, tăng cả quy mô và hiệu qủa. Vì vậy Công ty nên tiếp tục phát huy lợi thế, phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh trên thương trường. để thấy rõ hơn về tình hình biến động vốn và nguồn vốn, và mối quan hệ giữa chúng ta đi phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty.
2.2.2.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty
Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty là một trong những cơ sở và công cụ để các nhà quản trị tài chính hoạch định tài chính cho kỳ tới. Thông qua phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn sẽ trả lời cho ta câu hỏi: Vốn xuất phát từ đâu va được sử dụng vào việc gì? Thông tin từ việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho biết doanh nghiệp đang tiến triển hay gặp khó khăn. Thông tin này còn rất hữu ích đối với người cho vay, các nhà đầu tư,...Họ muốn biết Công ty đã làm gì với số vốn của họ.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm 2003 ta lập được bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn như sau:
Bảng 7: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Đơn vị tính: VNĐ
Diễn biến nguồn vốn
Số tiền
%
Sử dụng vốn
Số tiền
%
1. Giải phóng hàng tồn kho
0
1. Tăng vốn bằng tiền
313,738,431
95.95%
2.Giảm một số TSCĐ khác
32,234,270
9.86%
2.Cung cấp tín dụng cho khách hàng
0
0.00%
3.Tăng lãi chưa phân phối
183,571,559
56.14%
3.Mua sắm TSCĐ
0
0.00%
4. Thu hồi khoản ký quý, ký cợc
0
0.00%
4.Đa TSCĐ, XDCB vào sử dụng
0
0.00%
5.Vay thêm ngắn hạn
0
0.00%
5.Thanh toán cho nhà cung cấp
0
0.00%
6.Chiếm dụng của người bán
34,679,604
10.61%
6.Thanh toán các khoản phải trả khác
13,236,367
4.05%
7.Ngời mua trả tiền trước
0
0.00%
7.Thanh toán nợ dài hạn
0
0.00%
8.Tăng nợ Nhà nớc
4,506,906
1.38%
8.Thanh toán nợ khác
0
0.00%
9.Chiếm dụng của CNV
10,000,000
3.06%
9.Sử dụng quỹ đầu t phát triển
0
0.00%
10.Thu hồi nợ của khách hàng
61,982,459
18.96%
10.Sử dụng quỹ dự phòng tài chính
0
0.00%
11.Bổ xung nguồn vốn kinh doanh
0
0.00%
11.Sử dụng nguồn kinh phí, quỹ khác
0
0.00%
Tổng diễn biến nguồn vốn
326,974,798
100.00%
Tổng sử dụng vốn
326,974,798
100.00%
Qua bảng 7 ta thấy tổng diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty là 326.974.798 đồng, được lấy từ các nguồn sau: Giảm TSCĐ là 32.234.270 đồng; tăng lãi chưa phân phối là 183.571.559 đồng; chiếm dụng vốn của người bán là 34.679.604 đồng; tăng nợ Nhà nước là 4.506.906 đồng; chiếm dụng của công nhân viên là 10.000.000 đồng. Trong các nguồn hình thành trên thì lãi chưa phân phối chiếm tỷ trọng lớn nhất, là 56,14%. Sau đó là chiếm dụng vốn của người bán là 10,61%, chiếm dụng của công nhân viên là 3,06%. Như vậy ta thấy trong kỳ doanh nghiệp tăng vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh chủ yếu là bằng lãi chưa phân phối.
Cũng căn cứ vào bảng 7, ta có tổng sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ là 326.974.798 đồng, trong đó chủ yếu được sử dụng vào 2 công việc chính là tăng vốn bằng tiền và thanh toán các khoản phải trả: Tăng vốn bằng tiền 313.738.431 đồng chiếm 95,95%, thanh toán các khoản phải trả 13.236.367 đồng chiếm 4,05%. Ta thấy rõ ràng là hầu hết nguồn vốn được sử dụng vào việc tăng nguồn vốn bằng tiền. Nếu cân đối diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn thì ta thấy 50,14% lượng vốn được huy động từ lãi, trong khi đó lượng tiền của Công ty chiếm tới 95,95% lượng sử dụng vốn. Điều này chưa hợp lý lắm vì còn 43,86% nguồn vốn huy động là khoản chiếm dụng, hoặc là phải trả lãi hoặc là nghĩa vụ với Nhà nước, hoặc là quyền lợi của công nhân viên. Vì vây Công ty cần có biện pháp cân đối giữa diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn để vừa đảm bảo quyền lợi của Công ty vừa đảm bảo uy tín của Công ty trước khách hàng, công nhân viên, Nhà nước.
Như vậy, qua phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty ta thấy được trong kỳ Công ty đã huy động được vốn từ đâu và sử dụng vào những việc gì.
Qua phân tích bảng cân đối kế toán , báo cáo kết quả kinh doanh và phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2002 và 2003 của Công ty đã giúp ta có một cái nhìn tổng quát về thực trạng tài chính của Công ty. Nhưng để rút ra được những kết luận xác thực tạo điều kiện cho việc ra quyết định một cách cụ thể hơn thi chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu các hệ số tài chính đặc trưng của Công ty.
2.2.2.3. Phân tích tình hình tài chính của Công ty qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng:
Các hệ số và khả năng thanh toán.
Để đánh giá được tình hình tài chính của Công ty là mạnh hay yếu, trước tiên ta cần phân tích nhóm chỉ tiêu này vì qua đây ta sẽ thấy được Công ty có đủ khả năng trả các khoản nợ tới hạn hay không? Khả năng thanh toán của Công ty bao gồm khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán tạm thời, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán dài hạn.
Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán ta có thể tính được các chỉ số về khả năng thanh toán của Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương như sau:
Bảng 8: Các hệ số về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
2002
2003
1.Hệ số thanh toán tổng quát =Tổng TS/(Nợ ngắn hạn+Nợ dài hạn)
5.47
5.37
2.Hệ số khả năng thanh toán tạm thời=(TSLĐ+ĐTNH)/Tổng nợ ngắn hạn
4.55
4.67
3.Hệ số khả năng thanh toán nhanh=(TSLĐ-Vốn vật t hàng hoá)/Tổng nợ ngắn hạn
3.88
4.24
4.Hệ số khả năng thanh toán tức thời=TS tơng đơng Tiền/Nợ ngắn hạn
3.88
4.24
5. Hệ số khả năng thanh toán dài hạn=TSCĐ+ĐTDH/Tổng nợ phải trả
0.92
0.69
Qua bảng tính ta thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty là rất tốt, chứng tỏ tất cả các khoản mà Công ty huy động vốn bên ngoài đều được bảo đảm: Năm 2002, doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 5,47 đồng tài sản bảo đảm, đến 2003 doanh nghiệp cứ đi vay 1 đồng thì có 5.37 đồng bảo đảm, ta thấy hệ số này ở năm 2003 giảm 0,1 so với năm 2002. Có điều này là do trong năm 2003 Công ty đã huy động vốn từ bên ngoài nhiều hơn so với năm 2002 là 49.186.510 đồng trong khi tổng tài sản chỉ tăng thêm 232.758.069 đồng.So với mức trung bình ngành là 3 thì hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty là rất tốt.Tuy nhiên người ta không chỉ quan tâm tới hệ số này mà họ còn quan tâm tới khả năng thanh toán tạm thời và tức thời của Công ty.Vì 2 tỷ suất này mới cho ta một cái nhìn chính xác và hiệu quả kinh daonh của Công ty,Và qua đây mới thực sự đánh giá được tình hình tài chính của Công ty.
Trước hết, nhìn vào khả năng thanh toán tạm thời, ta thấy khả năng thanh toán tạm thời của Công ty tăng lên: Năm 2002 hệ số này là 4,55 còn năm 2003 hệ số này là 4,67. Do đặc điểm của ngành nghề, hệ số thanh toán tạm thời của Công ty như vậy là được. Tuy nhiên Công ty cũng cần lưu ý và điều chỉnh kịp thời khi có sự biến động bởi vì không phải hệ số này càng lớn thì càng tốt, hệ số này cao phản ánh một lượng TCLĐ tồn dự trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả, bộ phận này không vận động và không sinh lời.
Cũng trên bảng 8, ta thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty thấp hơn khả năng thanh toán hiện thời. Hệ số này năm 2002 là3,88 còn năm 2003 là 4,24.Đây là thước đo khả năng trả nợ vay các khoản nợ trong kỳ của Công ty,với hệ số thanh toán nhanh cao như vậy thì Công ty có thể yên lòng các nhà đầu tư, các ngân hàng cho vay, tuy nhiên lại không thật sự hợp lý với Công ty bởi vì điều này chứng tỏ Công ty đã để tồn lượng tiền khá nhiều so với mức cần thiết, vòng quay tiền chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy Công ty cần có biện pháp phát huy lượng vốn đó để đạt lợi nhuận tối đa trong kinh doanh.
Nhìn vào bảng 8 ta cũng thấy hệ số khả năng thanh toán dài hạn năm 2003 giảm đi 0,23. Có điều này là do TSCĐ của Công ty đã được trích khấu hao dần, trong khi chưa được bổ xung thêm. Hệ số này trong cả hai năm đều <1 (năm 2002 là 0,92 còn năm 2003 là 0,69 ) là không tốt, Công ty cần có kế hoạch điều chỉnh cho hợp lý .
b. Các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư:
Thông qua các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư sẽ cho phép đánh giá cơ cấu vốn của Công ty đã hợp lý chưa, đồng thời thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc của Công ty đối với hoạt động kinh doanh của mình. Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán năm 2002 và năm 2003 của Công ty, ta lập được bảng các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư như sau:
Bảng 9:Bảng hệ số cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Chỉ tiêu
2002
2003
1. Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng nguồn vốn
0.18
0.19
2.Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn
0.82
0.81
3.Tỷ suất đầu tư =(TSCĐ+ĐTDH)/Tổng tài sản
0.17
0.13
4.Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ=Vốn CSH/(Giá trịTSCĐ+ĐTDH)
4.85
6.29
Hệ số nợ cho ta biết trong 1 đồng vốn Công ty đang sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ. Còn tỷ suất tự tài trợ nói lên tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn hiện có đồng thời cho ta thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc của Công ty vào các chủ nợ.
Qua số liệu tính toán ở bảng 9, ta thấy hệ số nợ của Công ty ở mức thấp: Năm 2002 hệ số nợ là 0,18, đến năm 2003 hệ số nợ là 0,19 (ngược lại với tỷ suất tự tài trợ :Năm 2002 là 0,82 năm 2003 là 0,81). Ta nhận they rõ là Công ty đang có xu hướng đẩy hệ số nợ lên cao, đây là điều hợp lý bởi với tình hình hiện nay, Công ty đang làm ăn có lãi, vì vậy việc tăng hệ số nợ, giảm tỷ suất tự tài trợ sẽ làm cho hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên làm tăng lợi nhuận cho Công ty.
Cũng trên bảng 9, tỷ suất đầu tư của Công ty lại có su hướng giảm: Năm 2002 là 0,17 còn năm 2003 là 0,13. Sở dĩ có điều này vì Công ty chưa đầu tư phát triển TSCĐ trong khi tổng tài sản ngày càng tăng. Bởi vì về lâu dài đầu tư vào phương tiện, máy móc hiện đại mới thể hiện được tiềm năng phát triển của Công ty. Vì vậy Công ty cần sớm có kế hoạch bổ xung thêm tài sản cố định của Công ty mình một cách hợp lý.
Nhìn vào tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của Công ty tăng từ 4,85 đến 6,29. Có điều này là do Công ty đã đầu tư vào tài sản cố định không phải bằng vốn vay mà là vốn chủ sở hữu. Điều này thể hiện rõ nét hơn về tính độc lập về tài chính của Công ty.
Phân tích tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty:
Qua phần phân tích cơ cấu vốn cho chúng ta they được sự bố trí cơ cấu vốn của Công ty mà chưa they được hiệu quả sử dụng vốn của Công ty ra sao. Vì vậy phần phân tích tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sẽ cho ta thấy việc sử dụng vốn của Công ty đã mang lại kết quả gì và đây có thực sự trở thành thế mạnh của Công ty trong giai đoạn hiện nay và sắp tới hay không? Để thấy rõ điều này, ta sẽ tiến hành phân tích các chỉ số hoạt động của Công ty.
Bảng 10: Các chỉ số hoạt động của Công ty
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2003
1.Vòng quay các khoản phải thu=Doanh thu thuần/Số d bq các khoản phải thu
Lần
6.44
7.00
2.Kỳ thu tiền bình quân=360/Vòng quay các khoản phải thu
Ngày
54
50
3.Vòng quay VLĐ=Doanh thu thuần/VLĐ bình quân
Lần
2.92
3.17
4.Số ngày 1 vòng quay VLĐ=360/Vòng quay VLĐ
Ngày
123
113
5.Hiệu suất sử dụng VCĐ=Doanh thu thuần/ VCĐ bình quân
4.22
4.58
Trên bảng 10 cho ta thấy số vòng quay các khoản phải thu của năm 2003 tăng 0,56 vòng so với năm 2002. Điều này tác động làm cho kỳ thu tiền bình quân giảm từ 54 ngày xuống còn 50 ngày chứng tỏ để chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền thì năm 2003 sẽ mất ít thời gian hơn là năm 2002 ( ít hơn 4 ngày/ vòng quay). Theo số liệu trên bảng cân đối kế toán thì ta thấy khoản phải thu chiếm tỷ trọng cũng không phải là nhiều trong tài sản lưu động ( năm 2002 là 14,8%, năm 2003 là 8,4%). Điều này tương đương với một lượng vốn không nhiều lắm của Công ty đang bị chiếm dụng, tuy nhiên nó cũng làm giảm tương đối đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Nhưng để có một kết luận chính xác về chỉ tiêu này là tốt hay xấu người ta còn cần phải căn cứ vào sách lược, mục tiêu của Công ty trong giai đoạn đó là thế nào. Cụ thể như ở Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương này chẳng hạn, với nguồn vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn, tiềm lực tài chính vững, tỷ suất tự tài trợ cao thì việc cho khách hàng nợ khoản tiền như trên là điều nên làm.
Năm 2002 Công ty cứ bỏ ra 1 đồng vốn lưu động tham gia vào quả trình kinh doanh thì thu được 2,92 đồng doanh thu thuần, còn đến năm 2003 thì bỏ ra 1 đồng sẽ thu được 3,17 đồng doanh thu thuần, với số ngày 1 vòng quay vốn lưu động năm 2002 là 123 ngày, đến năm 2003 thì số ngày 1 vòng quay vốn lưu động được giảm xuống còn 113 ngày.Điều này chứng minh rằng dù có khó khăn nhưng nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của Công ty năm sau vẫn tốt hơn năm trước.
Do Công ty trong năm 2003 không đầu tư thêm vào tài sản cố định mà giá trị tài sản cố định đang sử dụng thì ngày 1 giảm do hao mòn, cộng với mức daonh thu thuần tăng lên đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn có định tăng lên từ 4,22 năm 2002 lên 4,58 năm 2003. Đây là một dấu hiệu tốt vì hệ số trên cho biết năm 2002 cứ bỏ ra 1 đồng vốn cố định thì thu được 4,22 đồng doanh thu, còn đến năm 2003 thì 1 đồng vốn cố định sẽ thu được 4,58 đồng doanh thu thuần. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng điều này kéo dài sẽ không tốt, vì vậy để phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của Công ty, Ban lãnh đạo nên có hướng đầu tư thêm mới tài sản cố định.
d) Phân tích khả năng sinh lời:
Các chỉ số sinh lời của Công ty luôn được Ban lãnh đạo Công ty cùng các nhà đầu tư quan tâm vì chúng không những là cơ sở để đánh giá kết quả kinh doanh trong một kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh, là luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai, đồng thời là công cụ hữu hiệu để thu hút các nhà đầu tư. Để đánh giá được khả năng sinh lời của Công ty ta cần đi sâu phân tích các chỉ tiêu được tính toán trong bảng sau:
Bảng11: Các chỉ số sinh lời
Chỉ tiêu
2002
2003
Tỷ suất doanh lợi doanh thu=Lợi nhuân thuần/Doanh thu thuần
0.05
0.06
Tỷ suất doanh lợi vốn CSH=Lợi nhuận thuần/ Vốn CSH bình quân
0.08
0.09
Ta cùng xem xét tỷ suất doanh lợi doanh thu biến động qua 2 năm: Nếu năm 2002 cứ 1 đồng doanh thu thuần thì cho Công ty 0,05 đồng lợi nhuận thì đến năm 2003 con số này đã tăng lên đến 0,06 đồng. Như hầu hết các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này 1 lần nữa khẳng định xu hướng phát triển của Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương trong 2 năm qua. Đây là con số rất đáng mừng, khuyến khích lãnh đạo , công nhân viên trong Công ty tích cực hơn nữa vì sự phát triển của Công ty.
Cùng với việc tăng tỷ suất doanh lợi doanh thu, ta thấy tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng tăng lên từ 0,08 năm 2002 đến 0,09 năm 2003, góp phần làm tăng lợi nhuận Công ty.
Lợi nhuận là cái đích cuối cùng, là mục tiêu chủ yếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt trong cơ chế thị trường thì lợi nhuận càng chứng tỏ được vị thế của doanh nghiệp. Lợi nhuận cao sẽ là nguồn để doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, với chủ nợ, với công nhân viên đồng thời nó cũng là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo và các nhà đầu tư vì nó thể hiện tiềm năng, triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Điều này có ý nghĩa là các tỷ suất sinh lời có tầm quan trọng trong tiến trình phát triển của Công ty.
Như vậy qua việc phân tích báo cáo tài chính và việc phân tích các hệ số tìa chính đăc trưng của công tyTNHH Xuyên Thái Bình Dương đã phần nào giúp ta có cái nhìn chung nhất về tình hình tài chính đồng thời cũng thấy những mặt mạnh, mặt yếu của Công ty ở từng góc độ khác nhau.
2.3. Đánh giá chung về công tác lập báo cáo tài chính và tình hình tài chính ở công ty tnhh xuyên thái bình dương.
Sau một thời gian nghiên cứu công tác kế toán tại Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương cùng với việc phân tích tình hình tài chính của Công ty, em nhận thấy được những thành tựu mà Công ty đã đạt được đồng thời cũng thấy được những mặt hạn chế của Công ty đã và đang phải đối mặt trong những kỳ kinh doanh tiếp theo.
Ngay từ khi thành lập năm 1995, hoạt động trong lĩnh vực chưa được phổ biến nhiều, ban lãnh đạo cùng toàn thể công nhân viên của Công ty đã hết sức cố gắng và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đây là động lực thúc đẩy Công ty ngày càng phát triển hơn nữa trong điều kiện khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Hiện nay với việc vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường, đồng thời thực hiện chủ trương cải tiến quản lý kinh tế và các chính sách kinh tế, Công ty đã dần tạo được cho mình một thị trường uy tín.Trên cơ sở đó nâng cao đời sống công nhân viên, phát triển công ty. Để có những thành tựu như ngày nay, công tác kế toán tại Công ty cũng đã có đóng góp đáng kể. Công ty đã áp dụng kế toán trên máy vi tính, tuân theo các quy định chung của Bộ tài chính, để thu thập và xử lý thông tin kế toán. Công tác kế toán của Công ty đang từng bước vận dụng một cách linh hoạt hệ thống kế toán mới vào thực tế. Từ đó công tác kế toán của Công ty cũng phát huy được vai trò là một công cụ quản lý kinh tế góp phần không nhỏ vào những thành tựu đã đạt được của Công ty.
Về công tác báo cáo tài chính và tình hình tài chính của Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương hiện nay đã đạt được những kết quả và còn những tồn tại sau:
2.3.1. Những kết quả đạt được:
1.Công tác kế toán tại Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương luôn bám sát với các quy định của chế độ báo cáo tài chính, do công việc lập và gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng luôn tuân thủ đúng quy định của Bộ tài chính.
Hiện nay Công ty đang sử dụng 3 mẫu biểu báo cáo tài chính là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính.
2.Trong những năm gần đây, quy mô vốn của Công ty không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy Công ty đang tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường.
3.Công ty có hệ số thanh toán rất tốt, điều này rất thuận tiện, phù hợp với đặc điểm kinh doanh dịch vụ của Công ty.
4.Công ty đã hoạt động rất hiệu quả trong 2 năm qua, đây là một dấu hiệu đáng mừng vì từ đó nó đã góp phần thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và đảm bảo thu nhập cho công nhân viên, thu hút nhân tài về làm việc cho Công ty.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân:
1.Về cơ cấu nguồn vốn: Công ty cần giảm bớt tỷ trọng vốn chủ sở hữu bằng cách tăng thêm các nguồn nợ phải trả, đặc biệt Công ty cần huy động nguồn vốn vay dài hạn để phát triển thêm về quy mô cho Công ty vì thực tế phân tích cho ta thấy khả năng độc lập của Công ty là rất tốt, tạo được tâm lý yên tâm cho các ngân hàng, các nhà đầu tư. Đồng thời khi điều chỉnh được như vậy sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho Công ty trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay.
2.Về cơ cấu tài sản: Từ bảng cân đối kế toán cho ta thấy Công ty không có nguồn đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn. Điều này rất không hợp lý cho sự phát triển lâu dài cũng như chính sách hiện thời của Công ty. Cụ thể nhất là Công ty cần đầu tư mua săm thêm tài sản cố định để bổ xung vào giá trị tài sản cố định đang được sử dụng và khấu hao dần của Công ty.
Chương III:
Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác báo cáo tài chính và nâng cao khả năng tài chính của công ty tnhh xuyên thái bình dương.
3.1. mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong phạm vi một quốc gia, giữa các doanh nghiệp, tập đoàn thuộc các quốc gia khác nhau, nhu cầu trên thị trường cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Vì vậy mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải biết khai thác từng khía cạnh của nhu câù để tìm ra biên pháp đáp ứng nhu cầu đó.
Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương dựa trên những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua và thực lực hiện có của mình cùng với việc phân tích nhu cầu thị trường đã xác định cho mình mục tiêu thực hiện trong năm 2003 như sau:
Thứ nhất là lợi nhuận thực hiện năm 2003 phải đạt 250 triệu đồng. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, nó thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty ra sao, là nguồn để trang trải các khoản nợ vay, là nguồn để bổ sung vốn cho quá trình kinh doanh đồng thời nó là cơ sở để nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên choc và lao động, để hoàn thành tốt nghĩa vụ của Công ty với Nhà nước.
Thứ hai là doanh thu đạt 5,5 tỷ đồng. Nhu cầu thị trường là rất lớn, do đó Công ty cần phải biết mở rộng thị trường, tăng lượng khách hàng, tăng chất lượng dịch vụ, tăng uy tín. Đây là mục tiêu rất quan trọng giúp Công ty đạt đến mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận kinh doanh.
Thứ ba, cùng với mục tiêu trên, Công ty sẽ không ngừng tăng quy mô vốn, nhân lực, tuyển dụng những người có tài có đức vào làm việc cho Công ty.
Để thực hiện được các mục tiêu trên ban lãnh đạo đã đề ra các phương hướng, mục tiêu sau:
*Về lĩnh vực vốn: Ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty vẫn chưa thực sự cao. Vì vậy trong thời gian tới Công ty đề ra phương hướng mở rộng quy mô vốn cùng việc điều chỉnh lại quy mô cho hợp lý hơn, đặc biệt phải tăng tỷ trọng tài sản cố định, tăng các khoản đầu tư dài hạn.
*Về lĩnh vực lao động: Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động, có quy mô lớn và có điều kiện thu hút lao động . Do vậy, trong kỳ tới Công ty phải đương đầu với vấn đề cạnh tranh lao động. Phương hướng nhiệm vụ của Công ty là phải tăng về chế độ đãi ngộ, nâng cao nghiệp vụ cho cho công nhân viên. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, có vị trí trung tâm, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Công ty cần lưu ý đầu tư cho lĩnh vực Marketing, mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng, có những chính sách thích hợp để vừa giữ chân được khách hàng lâu năm, vừa tăng thêm được khách hàng mới vì hiện nay cũng đã có rất nhiều công ty cùng ngành, sự cạnh tranh là rất khắc nghiệt. Việc này cũng không kém phần quan trọng cho sự phát triển của Công ty trong tương lai.
Như vậy, trong thời gian sắp tới ban lãnh đạo Công ty cần phải lập kế hoạch cụ thể cho từng mục tiêu, phải có sự quan tâm đồng bộ đến tất cả các mục tiêu phương hướng đề ra, không được đặc biệt coi trọng nhiệm vụ nào hoặc bỏ rơi nhiệm vụ nào.Trong đó chú trọng đến việc hoàn thiện Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính. Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong giai đoạn tiếp theo.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động tài chính tại Công ty.
3.2.1. Tổ chức công tác kế toán và lập báo cáo tài chính.
Hiện nay, Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 89/2002/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi bổ sung một số nội dung trong chế độ kế toán và ban hành Thông tư TT/12/2003 hướng dẫn 6 chuẩn mực đợt 2. Vì vậy Công ty cần có sự cập nhật thông tin và áp dụng đúng theo quy định của Bộ tài chính.
3.2.2. Tổ chức công tác phân tích tài chính:
Tổ chức công tác phân tích tài chính là việc vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích để đánh giá đúng tình hình tài chính chỉ rõ những sai lầm và tìm biện pháp sửa chữa trong kinh doanh. Hay có thể nói tổ chức công tác phân tích tài chính là thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích tài chính. Đây là một yêu cầu cơ bản có ý nghĩa thực tiễn đối với người quản lý kinh doanh.
Việc tổ chức công tác phân tích tài chính tốt cần phải đảm bảo các nội dung sau:
Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo Công ty cũng như cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ kế toán về vai trò của việc lập và phân tích báo cáo tài chính.
Xây dựng quy trình phân tích hợp lý, phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh của Công ty.
Cùng với việc xác đinh quy trình, mục tiêu phân tích, cần phải biết tổ chức lực lượng thực hiện quy trình đó. Có thể nói để công tác phân tích hoạt động tài chính đạt hiệu quả cao Công ty cần tiến hành các công việc sau:
Lựa chọn loại hình phân tích phù hợp với mục tiêu và nội dung phân tích.
Tổ chức lực lượng cán bộ và phương tiện thực hiện mục tiêu phân tích.
Xây dựng quy trình tổ chức phân tích phù hợp với mục tiêu và lực lượng cùng các điều kiện hiện có của Công ty.
Trong tổ chức phân tích tài chính, cần biết cặn kẽ ý nghĩa và đặc tính của từng loại hình phân tích để kết hợp giữa các loại hình với nhau cho đạt hiệu quả. Các loại hình phân tích cũng rất đa dạng, như phân tích trước, phân tích sau, phân tích hàng ngày và phân tích định kỳ, phân tích một phần hay phân tích toàn diện, phân tích điển hình hay phân tích tổng thể,... Tuy nhiên khi hoạt động kinh doanh nói chung va hoạt động tài chính nói riêng phát triển thì việc áp dụng một loại hình phân tích cụ thể ít đem lại hiệu quả mà cần phải kết hợp nhiều loại hình với nhau phù hợp với mục tiêu phân tích.
Việc tổ chức lực lượng phân tích cũng vô cùng quan trọng. Trong bộ máy quản lý của Công ty chưa có những bộ phận chức năng làm tất cả các công việc về phân tích. Do đó một mặt cần kết hợp chức năng bộ phận để phân công rõ trách nhiệm từng phòng ban, bộ phận thực hiện từng công việc hoặc phần hành phân tích. Đồng thời cần có những bộ phận trung tâm và thành lập hội đồng phân tích làm tham mưu cho giám đốc về phân tích kinh doanh. Vì vậy Công ty cần:
- Thành lập trung tâm phân tích.
- Nâng cao hiệu quả của công tác phân tích.
- Đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của Cán bộ kế toán, đặc biệt là Kế toán trưởng: cập nhật,hiểu và nắm vững chế độ kế toán hiện hành cũng như những thông tư, chế độ kế toán mà Bộ tài chính ban hành.
- ứng dụng tin học vào công tác kế toán: Tìm kiếm những phần mềm chuyên môn mới nhất để ứng dụng.
- Tổ chức phân tích tài chính trên máy vi tính.
Cuối cùng, hiệu quả công tác phân tích hoạt động tài chính phụ thuộc rất lớn vào quy trình tổ chức công tác phân tích. Công ty có thể áp dụng xây dựng quy trình phân tích theo các bước sau:
Thứ nhất là: xây dựng kế hoạch phân tích. Trong bước này cần phải xác định rõ các vấn đề cần được phân tích, đây là cơ sở để xây dựng đề cương cụ thể để tiến hành phân tích. Đồng thời phải xác định trước phạm vi phân tích và cách tổ chức phân tích sao cho phù hợp với nội dung phân tích.
Thứ hai là : sưu tầm tài liệu, kiểm tra tài liệu, đưa ra nội dung và phương pháp phân tích các chỉ tiêu. Trong bước này cần phải tìm các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần phân tích, phải kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu đó, nội dung và phương pháp phải thống nhất trong một kỳ kinh doanh.
Thứ ba là : xây dựng hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích phù hợp với nội dung phân tích. Chẳng hạn khi phân tích chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cần phải xây dựng các chỉ tiêu doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, phải đồng thời sử dụng kết hợp phương pháp so sánh và phương pháp liên hệ.
Một số giải pháp cụ thể .
Hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính:
Thể hiện ở các mặt:
Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý tài chính.
Công ty phải coi trọng công tác lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động tài chính thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính.
Tổ chức phân tích tài chính trên máy vi tính.
Các số liệu đưa vào báo cáo tài chính phải được các đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn xem xét và kiểm tra một cách cụ thể mới đưa vào trong báo cáo tài chính.
Tổ chức công tác lập báo cáo tài chính đảm bảo đúng nguyên tắc gọn nhẹ tiết kiệm và có hiệu quả.
Bố trí cơ cấu vốn hợp lý hơn.
Đối với một doanh nghiệp hoạt động theo hình thức nào thì việc bố trí một cơ cấu vốn hợp lý cũng là điều vô cùng quan trọng. Nó là nền tảng để thực hiện tất cả các mục tiêu đề ra.
Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ, VLĐ.
Nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ, VCĐ.
Nâng cao khả năng thanh toán của Công ty.
3.2.3. Các kiến nghị đối với Nhà nước
Qua phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương, dựa vào các số liệu trên báo cáo tài chính là chủ yếu, ta thấy bên cạnh những thành tựu mà Công ty đạt được còn có những mặt hạn chế nhất định. Để phát huy những ưu điểm sẵn có, đồng thời để khắc phục những mặt hạn chế đó, Công ty phải dựa vào thực lực của mình là chính. Song bên cạnh đó sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ góp phần giúp Công ty ngày càng phát triển hơn nữa. Do đặc điểm kinh doanh của Công ty có liên quan nhiều đến các thủ tục hải quan nên kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp đơn giản hoá các thủ tục đó để công việc kinh doanh của Công ty nói riêng và của ngành dịch vụ nói chung được thuận tiện hơn. Đồng thời Nhà nước cần hoàn thiện đồng bộ các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: luật kinh doanh, luật kinh tế, các văn bản dưới luật....Song song với nó, Nhà nước nên mở các lớp tập huấn về chuyên môn cho cán bộ quản lý tài chính và cán bộ kế toán khi những chế độ thể lệ thay đổi./.
Kết luận
Trong mọi hình thái kinh tế xã hội, nhà doanh nghiệp muốn thắng thế trên thị trường, họ phải biết mình là ai? Hoạt động như thế nào? Hiệu quả kinh tế ra sao...? Điều đó buộc họ đặc biệt phải quan tâm đến tình hình tài chính của mình. Vì thế việc tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không những với chủ doanh nghiệp, mà còn đối với nhiều đối tượng khác như các nhà đầu tư, người cung cấp, người cho vay, khách hàng... Mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính trên các giác độ khác nhau. Song, nhìn chung đều cùng mục đích là muốn biết khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả sản xuất kinh doanh như thế nào? Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, ta càng khẳng định tầm quan trọng của các thông tin tài chính trong doanh nghiệp. Chính vì vậy công tác tổ chức kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính luôn được Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương quan tâm đúng mức.
Thực tế ở Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương đã giúp em nhận thức thêm tầm quan trọng của công tác tổ chức kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính. Chính trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương những kiến thức mà em đã thu nhận trong thời gian học tập tại trường đã bước đầu được soi sáng bằng những kinh nghiệm thực tiễn lập Báo cáo tài chính tại một doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhưng vì thời gian thực tập ngắn, kiến thức còn nhiều hạn chế nên Bài chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những sai sót. Em tha thiết mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo .
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này, đồng thời em bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và các cô chú trong phòng Tài chính kế toán Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt chuyên đề của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 18 tháng 10 năm 2004
Sinh viên
Nguyễn Văn Dũng
Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương
Mẫu số B01-DN
Ban hành theo QĐ số 167//2000/BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi theo TT số 89/2002 của BTC
Bảng cân đối kế toán năm 2003
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2003
tài sản
Mã số
Số đầu năm
Số cuối năm
1
2
3
4
A.TSCĐ và ĐTNH
100
1,317,677,379
1,582,669,718
(100=110+120+130+140+150+160)
I.Tiền
110
1,122,318,207
1,436,056,638
1.Tiền mặt
111
173,908,254
210,722,843
2.Tiền gửi ngân hàng
112
948,409,953
1,225,333,795
II.Đầu t tài chính NH
120
0
0
III.Các khoản phải thu
130
195,359,172
133,376,713
1. Phu khách hàng
131
195,359,172
133,376,713
2. Thuế GTGT đợc khâu trừ
133
0
0
3.Các khoản phải thu khác
138
0
0
4.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
0
0
IV.Hàng tồn kho
140
0
0
1.Nguyên vật liệu tồn kho
142
0
0
2.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
144
0
0
3.Thành phẩm, tồn kho
145
0
0
4.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
0
0
V.TSLĐ khác
150
0
13,236,367
1.Tạm ứng
151
0
13,236,367
2.Chi phí trả trớc
152
0
0
VI. Chi sự nghiệp
160
0
0
B.TSCĐ và ĐTDH
200
267,254,825
235,020,555
(200=210+220+230+240)
I.TSCĐ
210
267,254,825
235,020,555
1. TSCĐ hữu hình
211
264,619,985
232,755,596
Nguyên giá
212
767,014,447
802,605,501
Hao mòn luỹ kế
213
-502,394,462
-569,849,905
2.TSCĐ vô hình
217
2,634,840
2,264,959
Nguyên giá
218
8,520,800
8,520,800
Hao mòn luỹ kế
219
-5,885,960
-6,255,841
II.Đầu t tài chính DH
220
0
0
1.Các khoản đầu t tài chính dài hạn khác
228
0
III.Chi phí XDCB.
230
0
0
IV.Các khoản kq, kc dài hạn
240
0
0
Tổng cộng Tài sản (250=100+200)
250
1,584,932,204
1,817,690,273
nguồn vốn
Mã số
Số đầu năm
Số cuối năm
1
2
3
4
A. Nợ phải trả(300=310+320+330)
300
289,519,272
338,705,782
I.Nợ ngắn hạn
310
289,519,272
338,705,782
1.Vay ngắn hạn
311
0
0
2. Phải trả cho ngời bán
312
166,069,693
200,749,297
3.Ngời mua trả tiền trớc
314
0
0
4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nớc
315
23,449,579
27,956,485
5.Phải trả công nhân viên
316
100,000,000
110,000,000
6.Các khoản phải trả phải nộp khác
318
0
0
II.Nợ dài hạn
320
0
0
1. Vay dài hạn
321
0
0
2.Nợ dài hạn khác
322
0
0
III. Nợ khác
330
0
0
B. Nguồn vốn CSH
400
1,295,412,932
1,478,984,491
I. Nguồn vốn, quỹ
410
1,295,412,932
1,478,984,491
1.Nguồn vốn kinh doanh
411
1,000,000,000
1,000,000,000
2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản
412
0
0
3.Chênh lệch tỷ giá
413
0
0
4.Lợi nhuận cha phân phối
416
295,412,932
478,984,491
II.Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
0
0
Tổng cộng nguồn vốn (430=300+400)
430
1,584,932,204
1,817,690,273
Phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xuyên
Thái Bình Dương.
Mẫu số B02-DN
Ban hành theo QĐ số 167//2000/BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi theo TT số 89/2002 của BTC
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2003
Phần I: Lãi, lỗ
Chỉ tiêu
Mãsố
Năm 2002
Năm 2003
Luỹ kế
Tổng doanh thu
01
4,236,589,457
4,602,829,120
4,602,829,120
Các khoản giảm trừ
03
Chiết khấu thơng mại
04
Giảm giá hàng bán
05
Hàng bán bị trả lại
06
1. Doanh thu thuần
10
4,236,589,457
4,602,829,120
4,602,829,120
2. Giá vốn hàng bán.
11
3,476,826,253
3,784,981,099
3,784,981,099
3. Lợi nhuận gộp 20=(10-11)
20
759,763,204
817,848,021
817,848,021
4. Doanh thu hoạt động tài chính
21
9,168,946
10,030,200
10,030,200
5. Chi phí hoạt động tài chính.
22
Trong đó: Lãi vay phải trả
23
6. Chi phí bán hàng
24
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
536,982,365
557,920,046
557,920,046
8. Lợi nhuận từ hoạt đông kinh doanh 30=20+(21-22)-(24+25)
30
222,780,839
259,927,975
259,927,975
9. Thu nhập khác
31
10. Chi phí khác
32
11. Lợi nhuận khác(40=31-32)
40
12. Tổng lợi nhuận trớc thuế (50=30+40)
50
231,949,785
269,958,175
269,958,175
13. Thuế thu nhập doanh nghiệp
51
57,987,446
86,386,616
86,386,616
14. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51)
60
173,962,339
183,571,559
183,571,559
Danh mục tài liệu tham khảo
Lý thuyết thực hành kế toán tài chính – Trường Đại học Kinh tế quốc dân – PGS – TS. Nguyễn Văn Công
Kế toán – kiểm toán và phân tích tài chính - Trường Đại học Kinh tế quốc dân – TS. Ngô Thế Chi, TS. Vương Đình Huệ, TS. Đoàn Xuân Tiên
Phân tích hoạt động kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế quốc dân – PGS – TS. Phạm Thị Gái
Chế độ báo cáo tài chính – Bộ tài chính – ban hành theo quyết định số 67/2000/QĐ/BTC ngày 25/10/2000.
Thông tư số 89/2002/TT-BTC
Mục lục
Chương 1:Lý luận chung về báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1
1.1.Lý luận chung về báo cáo tài chính. 1
1.1.1.Khái niệm, phân loại báo cáo tài chính 1
1.1.1.1.Khái niệm 1
1.1.1.2. Phân loại báo cáo tài chính.1 1
1.1.2. ý nghĩa, mục đích của việc lập báo cáo tài chính 2
1.1.2.1.ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính 2
1.1.2.2.Mục đích của việc lập báo cáo tài chính, thời hạn lập báo cáo tài chính. 3
1.1.3. Nội dung các báo cáo tài chính chủ yếu trong doanh nghiệp. 4
1.1.3.1. Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01-DN) 4
1.1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 8
1.1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 13
1.1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính 15
1.2. Lý luận chung về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 15
1.2.1. Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp. 16
1.2.2. Nguồn số liệu, phương pháp phân tích và các bước phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp 18
1.2.2.1.Nguồn số liệu để phân tích tài chính doanh nghiệp 18
1.2.2.2. Phương pháp phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp 19
1.2.2.3. Các bước tiến hành phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp 20
1.2.3. Nội dung phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp 21
1.2.3.1. Phân tích tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 22
1.2.3.2. Phân tích diễn nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp. 24
1.2.3.3. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng. 25
Chương II: Thực trạng báo cáo tài chính và tình hình tài chính của công ty tnhh xuyên thái bình dương 31
2.1. Khái quát chung về công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương. 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 31
2.1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương. 34
2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán và đặc điểm công tác kết toán ở Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương. 36
2.2. báo cáo tài chính và việc phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH xuyên thái bình dương. 37
2.2.1. Tổ chức công tác lập báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương. 37
2.2.2. Phân tích thực trạng tài chính của Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương 38
2.2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty. 38
2.2.2.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty 48
2.2.2.3. Phân tích tình hình tài chính của Công ty qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng: 50
2.3. Đánh giá chung về công tác lập báo cáo tài chính và tình hình tài chính ở công ty tnhh xuyên thái bình dương. 55
2.3.1. Những kết quả đạt được: 56
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân: 56
Chương III: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác báo cáo tài chính và nâng cao khả năng tài chính của công ty tnhh xuyên thái bình dương. 58
3.1. mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới. 58
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động tài chính tại Công ty. 59
3.2.1. Tổ chức công tác kế toán và lập báo cáo tài chính. 59
3.2.2. Tổ chức công tác phân tích tài chính: 59
3.2.4. Một số biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại Công ty TNHH Xuyên Thái Bình Dương. 60
3.2.5. Các kiến nghị đối với Nhà nước 61
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32535.doc