Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng

Trong suốt thời gian hoạt động, chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đã đạt được những bước tiến bất ngờ trong việc cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Doanh nghiệp tạo điều kiện cho các DNNQD, mở rộng quy mô sản xuất, nắm bắt được những dự án, kế hoạch đầu tư lớn, tiếp cận thị trường hội nhập với nền kinh tế trong nước và quốc tế. Để tăng tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đề nghị các ngân hàng thương mại chú trọng hơn nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể vay theo hướng trung và dài hạn nhiều hơn nữa để thực hiện các dự án có quy mô lớn và thời gian dài.

doc50 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng mở rộng. Ngược lại, nếu nền kinh tế không ổn định thì nhu cầu vốn vay giảm và hoạt động tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả. Môi trường xã hội: các yếu tố như uy tín, niềm tin, trật tự xã hội cũng ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Môi trường pháp lý: các quy định về luật pháp của Nhà nước, các văn bản pháp quy của tổ chức tín dụng và của ngân hàng phải chặt chẽ, ổn định và đồng bộ để tạo ra một môi trường pháp lý chung đối với tất cả các hoạt động cho vay công bằng và hiệu qủa. Các nhân tố ảnh hưởng khác: Ngoài các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng tín dụng nêu trên còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng như: Thiên tai địch hoạ, văn hoá, tập quán, trình độ dân trí, dân số... nhưng đề tài này không đi sâu phân tích. 2. Nhân tố chủ quan. Về phía ngân hàng, do các yếu tố sau: + Hệ thống thông tin. Hoạt động tín dụng NHTM chứa đầy rủi ro , một mặt do NH có thể chọn nhầm khách hàng để cho vay tức là ngay từ đầu khách hàng đã có dấu hiệu không lành mạnh do không nắm bắt được thông tin, có thể khách hàng do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, mạo hiểm, có ý lừa đảo... Mặt khác một số khách hàng có thể được đánh giá là tốt song trong quá trình kinh doanh, bản thân họ gặp rủi ro thua lỗ. Do vậy dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ngân hàng là thu thập tổng hợp, phân tích thông tin về khách hàng nhằm loại trừ những khách hàng không đảm bảo được nguyên tắc tín dụng. + Năng lực của cán bộ ngân hàng: Ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng là người trực tiếp quyết định cho vay. Năng lực ở đây bao hàm kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và cả đạo đức của cán bộ ngân hàng. Sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của NHTM chủ yếu còn phụ thuộc vào năng lực của cán bộ ngân hàng, do đó đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng mỗi cán bộ tín dụng phải có sự nhạy cảm và khả năng đánh giá chính xác. Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng đó là quyết định độc lập của riêng mình trong mỗi giao dịch và không hề chịu ảnh hưởng bởi những người có liên quan. + Cơ chế tín dụng. Hoạt động kinh doanh của NHTM chịu sự chi phối của một hệ thống văn bản pháp luật như luật ngân hàng và các văn bản định chế khác, chính sách tín dụng, nó sẽ tạo điều kiện để các NHTM thu hút được khách hàng đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro ... Vì vậy chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào cơ chế tín dụng có đúng đắn không. Hiện nay cơ chế tín dụng ở nước ta đã đổi mới một cách căn bản, phù hợp với cơ chế thị trường tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề đang được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả. + Kiểm soát nội bộ. Kiểm soát nội bộ là kiểm tra việc thực hiện và chấp hành các chính sách tín dụng và các thủ tục liên quan đến các khoản cho vay. Để kiểm soát nội bộ có hiệu quả, bảo vệ được tài sản, ngân hàng cần bố trí cán bộ giỏi, am hiểu pháp luật và trung thực để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những vi phạm, nâng cao hiệu quả tín dụng. Về phía doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Năng lực kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tư cách, uy tín của Giám đốc doanh nghiệp. Vốn và vật thế chấp của doanh nghiệp. Phương án sản xuất kinh doanh. 2.4. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta, kinh tế ngoài quốc doanh có một vai trò to lớn và phải được khuyến khích phát triển. Trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất, khai thác tiềm năng kinh tế, tạo ra và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Vì vậy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường khai thác tối đa mọi khả năng kinh tế của mình về vốn, về sức lao động, về trí tuệ để phục vụ sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ, có tính tự chủ và năng động cao, vì vậy dễ thích nghi với những thay đổi của thị trường, có khả năng linh hoạt thay hướng sản xuất, thay đổi công nghệ để hạ giá thành sản phẩm, đem lại hiệu quả cao. Từ những vấn đề nêu trên, kinh tế ngoài quốc doanh cần được tiếp tục phát triển và trở thành một đối trọng với kinh tế quốc doanh, thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước sớm có những chuyển biến kịp thời phù hợp với xu thế của nền kinh tế và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Với ngành Ngân hàng, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là nhóm khách hàng lớn và quan trọng trên các mặt nghiệp vụ như huy động vốn, sử dụng và phát triển dịch vụ ngân hàng. Đại bộ phận tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng là từ các thành phần dân cư trong xã hội, đây là nguồn vốn có tính ổn định cao đối với ngân hàng. Mặt khác nhu cầu sử dụng vốn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là rất lớn, đối với doanh nghiệp họ có phần rất nhỏ vốn tự có, phần lớn doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải sử dụng vốn vay để hoạt động. Không những thế khi kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, nó tạo ra mối quan hệ mua bán, chi trả lớn, tài khoản mở tại ngân hàng sẽ ngày một tăng lên và kéo theo các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng phát triển. Điều này có nghĩa là sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh kéo theo sự phát triển của ngân hàng thương mại. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động v.v... thì vấn đề là cần phải phát triển hơn nữa kinh tế ngoài quốc doanh. Trong nền kinh tế thị trường, lòng tin của khách hàng là thước đo quan trọng đối với chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là đối với ngân hàng - một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực luôn luôn phải lấy chữ tín làm đầu, khi lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng càng tăng, thì quan hệ tín dụng được thực hiện một cách thông suốt và chứng tỏ chất lượng tín dụng được đảm bảo, khi đó tạo cho khách hàng sự tin tưởng vào ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, tín dụng ngân hàng nói chung, tín dụng ngoài quốc doanh nói riêng, tỏ ra bất cập với tình hình thực tế của đời sống kinh tế xã hội, vì vậy phần nào đã không khai thác triệt để tiềm năng của khu vực kinh tế này. Thể hiện ở chỗ tín dụng ngân hàng còn chạy theo lợi nhuận cục bộ, ít quan tâm đến yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế, khu vực kinh tế nào, thành phần kinh tế nào, đầu tư mà có khả năng thu được nợ được lãi cao là đầu tư mà không quan tâm đến lợi ích của toàn bộ nền kinh tế, vì thế có những khu vực kinh tế, nơi này nơi khác ít được quan tâm hoặc bị bỏ quên. Trình độ cán bộ tín dụng còn chưa cập với nền kinh tế thị trường, cán bộ tín dụng không được chuyên môn hoá, các lĩnh vực kinh tế đều tham gia đầu tư, từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, xây dựng cơ bản, khoa học kỹ thuật, giao thông vận tải, luật dân sự, luật đất đai v.v... Từ tình hình thực tế đó, cán bộ tín dụng tỏ ra non yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, hiệu quả công tác thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay của cán bộ tín dụng còn hạn chế, dẫn đến khả năng đáp ứng vốn chưa kịp thời, hiệu quả, vì thế tiềm năng kinh tế ngoài quốc doanh không được khai thác triệt để. Từ những vấn đề trên, việc nâng cao chất lượng tín dụng ngoài quốc doanh là một việc cần thiết và thường xuyên đối với các tổ chức tín dụng Chương II Thực trạng về chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương Hai bà trưng Hà nội I. Quá trình hình thành và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng 1. Quá trình hình thành và phát triển. Ngân hàng công thương khu vực II Hai Bà Trưng là một chi nhánh của NHCT Việt Nam.Sau khi thực hiện nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam chuyển sang cơ chế ngân hàng hai cấp,từ một chi nhánh NHNN cấp quận và một chi nhánh ngân hàng kinh tế cấp quận thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng,trực thuộc NHNN thành phố Hà Nội chuyển thành các chi nhánh NHCT khu vực I và II quận Hai Bà Trưng trực thuộc chi nhánh NHCT thành phố Hà Nội thuộc NHCT Việt Nam. Tại quyết định số 93/NHCT-TCCB ngày 1/4/1993 của tổng giám đốc NHCT Việt Nam sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên địa bàn Hà Nội theo mô hình quản lý hai cấp của NHCT Việt Nam, bỏ cấp thành phố, hai chi nhánh NHCT khu vực I và II Hai Bà Trưng là những chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như các chi nhánh NHCT cấp tỉnh, thành phố.Kể từ ngày 1/9/1993,theo quyết định của tổng giám đốc NHCT Việt Nam, sáp nhập chi nhánh NHCT khu vựcI vào chi nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng. Như vậy kể từ ngày 1/9/1993 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng(Hà Nội) chỉ còn duy nhất một chi nhánh NHCT. Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh công thương Hai Bà Trưng là hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng. Hiện nay: Chi nhánh có trụ sở chính tại 285 Trần Khát Chân và 2 phòng giao dịch đặt tại chợ Hôm và chợ Trương Định, bên cạnh đó chi nhánh còn có 12 quỹ tiết kiệm và một cửa hàng vàng bạc nằm rải rác trên khắp điạ bàn. Chức năng, nhiệm vụ chính của ngân hàng hiện nay là huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế để cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế. Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán hộ qua ngân hàng, mở tài khoản và nhận tiền gửi, thực hiện các dịch vụ chuyển tiền, tư vấn, bảo lãnh … 2. Cơ cấu tổ chức - Bộ máy hoạt động của chi nhánh Bộ máy tổ chức của chi nhánh như sau: Phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Phòng kế toán. Phòng nguồn vốn. Phòng thông tin điện toán. Phòng hành chính tổ chức. Phòng kho quỹ. Phòng kiểm soát. 2 phòng giao dịch. Cửa hàng kinh doanh vàng bạc. 12 quỹ tiết kiệm. Với đội ngủ trên 700 cán bộ và trên 70% có trình độ đại học và trên đại học. Nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng là một quận tương đối rộng, đông dân cư và tập trung khối sản xuất công nghiệp Trung ương và địa phương nhất là khu công nghiệp Sợi – Dệt –May và công nghiệp cơ khí, công ty thương nghiệp và nhiều loại hình kinh doanh khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các loại hình hợp tác xã cùng các hộ tư thương buôn bán nhỏ. Nhưng trên địa bàn này tỷ lệ các doanh nghiệp kinh doanh thương nghiệp,XNK, dịch vụ du lịch và khách sạn không nhiều. Đây chính là điều kiện thuận lợi về mặt thị trường cho ngân hàng, với những đặc điểm trên địa bàn như vậy NHCT II- HBT có nhiều thuận lợi về huy động vốn chủ yếu là huy động tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và nguồn gửi của các tổ chức doanh nghiệp. Song cũng có những yếu tố không thuận lợi như khả năng tăng trưởng đầu tư tín dụng là rất khó khăn vì tốc độ chững lại trong những năm gần đây của khu vực sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp dệt may và cơ khí. Cùng với sự thăng trầm của kinh tế nước ta Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng nhiều lúc cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định, hạn chế khả năng huy động tiền vốn cũng như cho vay đối với các tô chức kinh doanh ở một số lĩnh vực như khách sạn, cơ khí... với sự cố gắng không ngừng đến nay ngân hàng đã khẳng định được vị trí và vai trò của mình đối với kinh tế thủ đô, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng các mặt kinh doanh dịch vụ tiền tệ –ngân hàng, thường xuyên tăng cường nguồn vốn một cách có hiệu quả, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế nhiều thành phần, tăng cường vật chất kỹ thuật để từng bước đổi mới công nghệ, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Không dừng lại ở đó, hoạt động cuả ngân hàng không chỉ bó hẹp trong địa bàn quận Hai Bà Trưng mà còn vươn ra bình đẳng kinh doanh với các ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội, hoà nhập với sự nghiệp đổi mới kinh tế, đổi mới hoạt động của nghành. Tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đã phấn đấu thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ do cấp trên giao phó với mục tiêu:vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp, sự thành đạt trong doanh nghiệp cũng chính là sự thành đạt của ngân hàng. II. Khái quát hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng Cùng với quá trình đổi mới kinh tế của đất nước ta, trong hơn 10 năm qua NHCT II –HBT đã vượt qua những khó khăn trở ngại bằng ý chí vươn lên, phát huy nội lực tranh thủ ngoại lực, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo sát sao của NHCT Việt Nam, NHNN Hà Nội. Phương châm phát triển là an toàn- hiệu quả - cạnh tranh. Chi nhánh đã đạt được những thành công nhất định cũng như mở rộng được các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. 1. Nghiệp vụ huy động vốn Chi nhánh đã luôn chủ động tích cực và không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch thông qua các quỹ tiết kiệm, giải quyết nhanh chóng và thông thoáng các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh lịch sự nhằm thu hút tối đa nguồn tiền gửi của dân cư. Công tác tiết kiệm được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn, đã được sự yên tâm tin tưởng của người gửi tiền. Song song với việc huy động vốn trong dân cư, chi nhánh đã chú trọng đến việc thu hút tiền gửi của các doanh nghiệp, thông qua việc khẳng định uy tín của mình bằng chất lượng dịch vụ không ngừng hoàn thiện với tiêu chí là: nhanh chóng, chính xác, thuận tiện cho khách hàng. Trong công tác huy động vốn, mặc dù lãi suất huy động vốn không cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại khác hệ thống trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất huy động USD giảm mạnh, nhưng thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ kết hợp tốt chính sách khách hàng nên nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều, đảm bảo được cân đối vốn cung cầu và tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh. Công tác quản lý tiền gửi dân cư được chi nhánh thực hiện nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra với nhiều hình thức. Qua đó đã khắc phục những sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn tiền gửi của dân cư và các giấy tờ quan trọng, nâng cao uy tín của ngân hàng với khách hàng. Thực hiện chủ trương coi trọng hàng đầu nguồn vốn trong nước và tiếp tục huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, chủ động thay đổi cơ cấu nguồn vốn phù hợp với yêu cầu đa dạng hóa trong kinh doanh. Trong những năm qua chi nhánh đã đẩy mạnh công tác huy động vốn, đạt mức tăng trưởng nguồn vốn khá cao, tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tình hình huy động vốn của chi nhánh được thể hiện ở phụ luc 3 : biểu 2: “Kết quả công tác huy động vốn của chi nhánh từ năm 2003 đên 2005”. Qua biểu 2 ta thấy , nhìn chung nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng lên đều qua các năm 2003-2005.Với số liệu cụ thể như sau : tính đến ngày 31 /12/2003tổng nguồn vốn huy động 2050 tỷ đồng (đây là con số tương đối cao trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam) đến ngày 31/12/2004 con số này đã tăng lên tới 2260 tỷ đồng , tăng 210 tỷđồng (đạt 110,2%)so với cùng kỳ năm 2003.Đặc biệt đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động tăng lên đạt 2600 tỷ đồng tăng lên 340 tỷ đồng bằng 115% (=1,15 lần ) so với năm 2004 số vốn huy động tính đến ngày 31/12/2005 Đây là kết quả của việc chi nhánh có những thế mạnh như uy tín, có mạng lưới rộng và có thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh gọn, thủ tục thuận lợi và hình thức huy động phong phú. Chi nhánh ngày càng thu hút được nhiều khách tới giao dịch, kết quả là nguồn vốn của chi nhánh vẫn tăng trưởng ổn định đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư tín dụng. Chi nhánh đã có những biện pháp để giữ vững tăng trưởng nguồn vốn huy động như : phối hợp với các ban dự án, ban giải phóng mặt bằng của quận để thu hút các khoản tiền đền bù, tăng cường mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm trên địa bàn đông dân cư. Ngoài ra, chi nhánh tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống và tích cực tìm kiếm thêm khách hàng có nguồn vốn tiền gửi lớn. Chi nhánh đã làm tốt chính sách phục vụ khách hàng, cải tiến phong cách phục vụ thuận lợi nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu gửi tiền của dân cư và tổ chức kinh tế. Khi xem xét về cơ cấu nguồn vốn huy động của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (xem phụ lục 3: biểu 2: Kết quả công tác huy động vốn của Ngân hàng công thương HBT từ năm 2003-2005) ta thấy trong những năm gần đây nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên liên tục cụ thể năm 2003 tiền gửi của DNNQD là 50 tỷ đồng, năm 2004 tăng lên 80 tỷ đồng và con số này tiếp tục tăng trong năm 2005 là 100 tỷ đồng . Đây là tiền gửi đặc biệt quan trọng bởi lãi suất của các khoản tiền gửi này thương nhỏ hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm. Vậy ngân hàng huy động càng nhiều tiền gửi của các tố chức kinh tế thì lãi suất đầu vào của ngân hàng càng nhỏ, tạo điều kiện cho các hoạt động cho vay và đầu tư của ngân hàng phát triển tốt. Ngân hàng công thương HBT đang năng dần tỷ trọng tiền gửi của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, mặc dù tiền gửi tiết kiệm , kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng phải huy động với một lãi suất khá cao làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng tổng nguồn vốn huy động được từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn tăng trưởng ổn định. Điều này là do ngân hàng đã nhận thức được vấn đề, nên ngân hàng đã tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, tăng cường công tác tiếp thị khách hàng mở tài khoản thánh toán, thiết lập quan hệ giao dịch với khách hàng có tiềm năng để có thể huy động được nguồn vốn dồi dào, với chi phí thấp từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, tạo một nền tảng phát triển bền vững. 2. Tình hình sử dụng vốn Đối với mỗi ngân hàng, huy động vốn được mà không sử dụng đồng vốn cho có hiệu quả, không làm cho đồng vốn sinh lời trong khi vẫn phải trả lãi suất huy động sẽ dẫn đến phá sản trong kinh doanh. Đặc biệt là sử dụng vốn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vì đây là môi trường luôn có sự biến động . Trong thời gian qua chi nhánh Ngân hàng công thương HBT đã coi hoạt động tín dụng là trọng tâm tạo ra khoản thu nhập chính cho ngân hàng. Ngân hàng đã không ngừng mở rộng các hình thức tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, gắn với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra. Do tình hình trong nước một vài năm gần đây có nhiều khó khăn, nền kinh tế thiếu các dự án đầu tư có hiệu quả , vì vậy lượng dự án có đủ điều kiện cho vay không nhiều, lại thêm sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nên vốn đầu tư cũng bị hạn chế đối với từng ngân hàng. Nhưng với quyết tâm cao, Ngân hàng công thương HBT đã vận dụng kịp thời, linh hoạt các chủ trương chính sách đúng đắn của Nhà nước, các ngành, bám sát từng đơn vị kinh tế và có những giải pháp tích cực nên kết quả hoạt động của chi nhánh vẫn đạt kết quả tốt cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng các khoản đầu tư. Chi nhánh đã tăng cường đầu tư không những cho khu vực kinh tế quốc doanh mà còn đặc biệt chú trọng vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, ngành kinh tế trọng điểm, kinh tế mũi nhọn... Qua biểu 3 : phụ lục 4 : “ tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh Ngân hàng công thương HBT năm 2003-2005” ta thấy : Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2003 đạt 1490 tỷ đồng đến năm 2004 doanh số cho vay tăng lên là 1670 tỷ đồng và con số này tiếp tục tăng năm 2005 tăng lên 2042 tỷ. Dư nợ cho vay của Ngân hàng công thương HBT không ngừng tăng lên qua các năm, nâng dần hệ số sử dụng vốn lên (xem biểu 4 : Hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng công thương HBT qua các năm 2003-2005).Năm 2003 tổng nguồn vốn huy động là 2050 tỷ đồng, tổng nguồn vốn sử dụng là 1490 tỷ đồng với hệ số sử dụng vốn là 0.726.Năm 2004 tổng nguồn vốn huy động tăng lên 2260 tỷ đồng tổng nguồn vốn sử dụng là 1670 tỷ đồng và hệ số sử dụng vốn trong năm tăng lên và đạt 0.738. Năm 2005 các con số này đều tăng nhanh so với năm 2004, cụ thể là : tổng nguồn vốn huy động đạt 2600 tỷ đồng, tổng nguồn vốn sử dụng là 2042 tỷ đồng và hệ số sử dụng vốn là 0.785. Với hệ số sử dụng vốn tăng lên rõ ràng như vậy chứng tỏ tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng công thương HBT ngày càng được nâng cao hơn. Có được kết quả như trên chi nhánh đã có những giải pháp thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp, áp dụng cơ chế linh hoạt...Đó là những giải pháp sau: Ngân hàng đã lựa chọn những khách hàng sản xuất kinh doanh có uy tín, có khả năng tài chính vững mạnh, lựa chọn những ngành, những mặt hàng mũi nhọn... Ngân hàng ưu tiên đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Mở rộng địa bàn hoạt động không chỉ trong quận HBT mà cón tới các khách hàng ở vùng khác. Ngân hàng bám sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ xem xét đầu tư vốn hợp lý , giúp các doanh nghiệp từng bước ổn định sản xuất kinh doanh. Quan tâm đầu tư tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh. áp dụng các chính sách khách hàng thích hợp và mềm dẻo với từng doanh nghiệp nhằm tăng quy mô vốn đầu tư và tăng thị phần tín dụng với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác hệ thống để chuyển hẳn về vay vốn của chi nhánh trong số doanh nghiệp xây dựng... Qua đó ta thấy ngân hàng đã từng bước nâng cao nghiệp vụ tín dụng và tự khẳng định mình trên thị trường, dư nợ tăng liên tục qua các năm trong đó nợ quá hạn giảm dẫn từ 14 tỷ năm 2003 xuống còn 8 tỷ năm 2005. 3. Nghiệp vụ kinh doanh khác Cũng như mọi ngân hàng khác, NHCT Hai Bà Trưng cũng thực hiện chức năng chính của mình là đi huy động tiền gửi của nền kinh tế để cho vay. Điều này có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội đó là tái sản xuất xã hội, còn đối với ngân hàng hoạt động cho vay có ý nghĩa sống còn vì có cho vay thì mới tạo ra lợi nhuận đảm bảo khả năng tồn tại của ngân hàng trong nền kinh tế. Xác định được điều quan trọng đó NHCT Hai Bà Trưng đang từng bước mở rộng thị phần và đối tượng cho vay, đang từng bước tăng tổng dư nợ. Trong công tác đầu tư cho vay, với bối cảnh môi trường đầu tư hết sức khó khăn, chi nhánh đặt ra quyết tâm đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh vững chắc. Đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, chủ động bám sát các doanh nghiệp, phân tích kỹ những khó khăn, thuận lợi, dự đoán những vấn đề có thể nảy sinh để hạn chế rủi ro, những đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng. Quan trọng hơn là đồng vốn ngân hàng thực hiện đúng chức năng: Góp phần thúc đẩy nền kinh tế thủ đô phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chất lượng được xác định là mục tiêu hàng đầu, do vậy chi nhánh đã tích cực mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng các khoản cho vay, không ngừng hoạn thiện việc thực hiện quy trình tín dụng kết hợp nâng cao trình độ chuyên môn và đề cao công tác thẩm định, bảo đảm hiệu quả các dự án cho vay nên vốn tín dụng của dự án có hệ số an toàn cao. Bên cạnh đó theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam, để khắc phục những tồn tại cũ, làm lành mạnh các khoản nợ. Ban xử lý nợ tồn đọng đã được thành lập. Dựa trên cơ chế mới như: Thông tư liên bộ 03/2001/TTLB/NHNN-BCA-BTC-TCTD và các văn bản quy định khác, ban xử lý tài sản nợ tồn đọng đã nghiên cứu từng khoản nợ và đề ra những bước xử lý thích hợp, với những động thái tích cực đã tác động đến các khách hàng có nợ khó đòi.Kết quả đã làm tốt chỉ tiêu kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Trong năm 2004 thu nợ được 5456 triệu đồng, trong đó xử lý nợ tồn đọng 4923 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 1.09% trong tổng dư nợ và đầu tư trong năm 2004. Ngoài cho vay chính là các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh thì NHCT Hai Bà Trưng còn thực hiện cho vay đối với sinh viên. Việc cho vay sinh viên được triển khai thường xuyên và kịp thời hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập. Tính đến 31/12/2004 đã có 2218 sinh viên của các trường đại học :Bách Khoa, Xây Dựng, Viện Mở đã thực hiện vay vốn với tổng dư nợ 4,6 tỷ đồng ,tăng 35,3% so với cuối năm 2003. Cho vay cán bộ công nhân viên không có bảo đảm tài sản. Được thực hiện bảo đảm chế độ, cán bộ công nhân viên vay vốn chủ yếu là mua sắm phương tiện đi lại,sữa chữa nhà...đều trả nợ đúng cam kết. Đã có 470 cán bộ vay vốn với dư nợ là 3,6 tỷ đồng tăng 27% so với cuối năm 2003. III. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng. 1. Tình hình dư nợ quá hạn Nhìn vào bảng 8 phụ lục 8: thống kê nợ quá hạn ta thấy tỷ lệ nợ qúa hạn tại ngân hàng giảm dần qua các năm. Năm 2003 nợ quá hạn đối với DNNQD là 11 tỷ đến năm 2004 đã giảm xuống 8 tỷ và năm 2005 tiếp tục giảm xuống còn 6 tỷ. Tổng tỷ lệ nợ quá hạn của DNNQD so với DNNN là rất lớn. Điều đó chứng tỏ DNNQD vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận để nợ quá hạn chiếm đa số. Đây là vấn đề ngân hàng cần quan tâm, đi sâu tìm hiểu để có giải pháp cụ thể kịp thời, tạo môi trường thuận lợi giúp cho DNNQD phát triển hơn nữa, để ngân hàng không còn nợ quá hạn. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng ngày càng nâng cao, với mức tăng trưởng cao qua các năm. Dư nợ cho vay của các tổ chức kinh tế đã tăng hơn so với các năm trước nhưng tỷ lệ số đơn vị vay còn thấp và nợ quá hạn tồn đọng, thu chậm, chưa có biện pháp xử lý đối với những món nợ chây ì. Trong tương lai chi nhánh Ngân hàng công thương HBT sẽ mở rộng hơn nữa về nghiệp vụ cho vay đối với thành phần kinh tế mới như xí nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại… hướng vào các khu vực khác, các dự án lớn các hộ dân cư. 2. Vòng quay tín dụng : IV. Đánh giá chung về kết quả hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. 1. Kết quả đạt được: Doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên qua các năm. Số lượng các DNNQD đến nay ngày một tăng, tạo mối quan hệ trong tín dụng, gắn bó tin cậy và ổn định. Tổng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp so với các thành phần kinh tế khác nhưng phần nào đã giúp cho doanh nghiệp thực hiện được các dự án lớn, đổi mới trang thiết bị, xây dựng xí nghiệp, nhà máy, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Doanh số cho vay ngày càng tăng từ 185 tỷ năm 2003 đến 270 tỷ năm 2005. Doanh số thu nợ cũng tăng từ 165 tỷ năm 2003 đến 263 tỷ năm 2005.Tuy năm 2004 có giảm nhưng điều này không đáng lo ngại ngân hàng đã khắc phục ngay trong năm 2005. Tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống rõ rệt tuy nhiên ngân hàng vẫn còn nợ quá hạn điều này chứng tỏ ngân hàng chưa có biện pháp xử lý kịp thời đối với những món nợ chây ì. 2. Tồn tại và nguyên nhân Tồn tại Doanh số cho vay đối với DNNQD còn thấp trong đó phần lớn là cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Số lượng DNNQD tăng theo các năm, nhưng tỷ lệ tăng chậm, so với các đơn vị kinh tế khác còn thấp và chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty TNHH. Nguyên nhân tồn tại Về mặt pháp luật: các văn bản pháp luật vẫn chưa bổ sung sửa đổi kịp thời để tạo ra khuôn khổ pháp lý phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn rất chậm làm ảnh hưởng đến việc vay vốn ngân hàng. Về môi trường kinh tế: trên địa bàn quận Hai Bà Trưng còn tồn tại sự cạnh tranh về lãi suất tiền gửi, tiền vay giữa các ngân hàng trên địa bàn làm cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Về phía ngân hàng: Lòng tin đối với các DNNQD chưa cao. Bên cạnh đó còn một số khó khăn chênh lệch khoảng cách giữa lãi suất đầu vào và đầu ra của chi nhánh còn thấp. Mặc dù trong năm 2005 chi nhánh đã có cố gắng trong việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động, song tỷ lệ tiền gửi doanh nghiệp với lãi suất thấp mới chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn . Nợ tồn đọng và các khoản nợ quá hạn có tài sản thế chấp chờ xử lý liên quan đến vụ án có giảm, song số nợ qúa hạn còn lại là khoản nợ quá hạn với thời gian quá lâu nên rất khó đòi, cần có biện pháp tích cực để thu hồi nợ. Tỷ lệ dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản còn thấp nhất là khối DNNQD, vì vậy cần tiếp tục tìm biện pháp để làm tốt và tăng tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm đối với lĩnh vực này. Chương III giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương hai bà trưng I. Định hướng hoạt động của chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng 1. Muc tiêu: Để đạt được những kết quả trên, ngân hàng đã tự khẳng định mình trên thường trường với những chủ chương và giải pháp phù hợp. Chi nhánh tiếp tục duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống và tích cực tìm kiếm thêm khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, chi nhánh sẽ tiếp tục pháp huy những mặt tích cực, làm tốt chính sách phục vụ khách hàng, cải tiến phong cách phục vụ thuận lợi nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế đặc biệt là dành sự ưu đãi đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Định hướng năm 2006 và những năm sau: Tăng trưởng nguồn vốn 45% Tăng trưởng sử dụng vốn 38% Tỷ lệ nợ qúa hạn nhỏ hơn 0.7% tỷ lệ cho vay trung dài hạn 60% Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp 80% tổng dư nợ 2. Giải pháp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, an toàn hiệu qủa nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tăng cường công tác huy động vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. Làm tốt công tác tiếp thị, tiếp cận khách hàng, rà soát phân loại doanh nghiệp, đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh yếu kém thua lỗ không có khả năng trả nợ phải giảm dần mức độ đầu tư để bảo đảm an toàn tín dụng. Tích cực tìm biện pháp giải quyết thu hồi các khoản nợ tồn đọng, qúa hạn khó đòi, phối hợp với các cơ quan pháp luật và cơ quan thi hành án xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ, có biện pháp để nâng cao tỷ lệ dư nợ cho vay có bảo đảm Xây dựng chỉnh sửa và bổ sung các cơ chế, quy chế điều hành như: khoán tài chính lề nối làm việc, đầy mạnh phong trào thi đua và hoạt động của các tổ chức, đoàn thể nhằm khích lệ tinh thần làm việc của người lao động Tăng cường đổi mới vật chất, trang thiết bị làm việc. Tập trung đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên theo hướng đào tạo nghiêp vụ chủ yếu, nâng cao kiến thức toàn diện. Phát triển với các sản phẩm: tài khoản trả góp, tài khoản xây dựng nhà ở và tiền gửi khu công nghiệp cũng như phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước, ngân quỹ, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. II. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng. 1. Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định: Trong quy trình cho vay thì khâu thẩm định là khâu quan trọng nhất.Vì vậy cần tiến hành các biện pháp sau: Đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định vừa giỏi về năng lực chuyên môn, vừa am hiểu một số lĩnh vực khác liên quan đến ngành nghề hoạt động của khách hàng. Thu thập thông tin về các doanh nghiệp cần vay vốn một cách chính xác bằng cách đến tận địa bàn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để kiểm tra, thẩm tra thông tin đại chúng hay thẩm tra qua một số khách hàng có quan hệ với họ, tím thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng...Đặc biệt Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi các thông tin được cung cấp từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNNVN. Ngân hàng chủ động hơn trong việc tìm kiếm đến khách hàng. Khi đó ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng. Và đối tượng mà ngân hàng tìm đến sẽ là các tổng công ty, các thành viên của chúng làm ăn có hiệu quả, ngoà ra có thể hướng tới các DNNQD như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty tư nhân, cá thể, kinh tế hộ gia đình... làm ăn có hiệu quả. 2.Đổi mới cơ chế cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: 2.1. Về lãi suất cho vay: Ngân hàng nên có những chính sách ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống, đối với những khách hàng vay nhiều và có dự án khả thi, có uy tín đối với ngân hàng. Điều đó sẽ tạo sự khác biệt giữa chi nhánh và các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn. 2.2.Về kỳ hạn cho vay: Ngân hàng nên có định hướng mở rộng cho vay trung dài hạn trong điều kiện tăng cường chất lượng quá trình thẩm định một cách kỹ lưỡng. Một khách hàng có một chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Mỗi khách hàng có một chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau do đó đối với từng loại hình kinh doanh của khách hàng mà ngân hàng tiến hành cho vay với những kỳ hạn phù hợp. 2.3.Về đảm bảo tiền vay: Ngân hàng có thể linh hoạt hơn trong vấn đề này thông qua uy tín, kết quả sả xuất kinh doanh hay dự án khả thi của các doanh nghiệp này. Như vậy để tìm biện pháp khắc phục tình trạng thiếu tài sản thế chấp vay vốn từ việc nâng cao năng lực thẩm định dự án, phương án vay vón của ngân hàng, bên cạnh việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi của nhà nước, có thể phân định một số dạng sau: Đối với doanh nghiệp được bảo lành tín dụng một phần và đủ tài sản thế chấp cho phần còn lại thì yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đảm bảo nợ đủ theo yêu cầu. Đối với doanh nghiệp được bảo đảm tín dụng một phần và tài sản thế chấp không đủ đảm bảo cho phần còn lại thì yêu cầu dùng tài sản hình thành bằng vốn và tiếp tục đảm bảo cho nợ vay còn lại. Đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện không đủ thực hiện hai dạng trên thì ngân hàng phải tiến hành thẩm định dự án, phương án vay vốn thông qua hội đồng tín dụng, trong đó có các chuyên gia tư vấn theo chuyên môn yêu cầu để quyết định đầu tư hay không và mức bao nhiêu. Ngoài ra ngân hàng nên phát triển bằng hình thức bảo đảm bằng các chứng từ có giá như việc chiết khấu thương phiếu.Muốn vậy cần phải phát triển thị trường chứng khoán hơn nữa để chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, thương phiếu...có thể mua bán trên thị trường một cách dễ dàng. Khi cần, ngân hàng có thể xin tái chiết khấu các thương phiếu đó tại NHNN để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn thanh toán. Khả năng xảy ra rủi ro đối với hình thức đảm bảo bằng chứng từ có giá nhỏ nhất so với các hính thức tín dụng khác, hoặc sử dụng tín dụng chứng từ xuất nhập khẩu làm tài sản đảm bảo. 2.4. Về phương thức cho vay: Hiện nay chi nhánh mới chỉ cho vay được theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần, và cho vay theo dự án đầu tư nhưng chiếm một tỷ lệ nhỏ. Chủ yếu vấn là vay từng lần, mỗi lần vay vốn khách hàng lại phải lập lại những thủ tục cần thiết để vay vốn như vậy sẽ mất nhiều thời gian cho khách hàng lẫn ngân hàng. Cón cho vay theo hạn mức tín dụng thì ngân hàng và khách hàng thoả thuận một mức dư nợ tối đa trong thời hạn nhất định căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh và tài sản bảo đảm của khách hàng. Như vậy cần đưa phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng vào áp dụng đối với DNNQD. Ngoài ra ngân hàng có thể tiến hành cho vay trả góp như một số ngân hàng đã tiến hành nhằm tăng thêm lợi nhuận như trên đã phân tích. Ngân hàng nên áp dụng nghiệp vụ thấu chi .Ưu điểm của nghiệp vụ này là khách hàng được sử dụng vốn và tiền vay một cách linh hoạt và chủ động. Đối với khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, tại khoản tiền gửi phát sinh thường xuyên đều đặn đồng thời phát sinh nợ chỉ trong thời gian ngắn ngân hàng nên cho phép khách hàng sử dụng tài khoản vãng lai. Khi tài khoản này dư có thì khách hàng là chủ nợ của ngân hàng và ngược lại . III. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Kiến nghị với Nhà nước 1- Tinh thần tôn trọng và đảm bảo yêu cầu của các quy luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước không chỉ dừng lại ở quan điểm mà phải được thể hiện cụ thể trong các chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô. Nhà nước cần thực sự tôn trọng các hình thức sở hữu, đảm bảo bình đẳng về lợi ích kinh tế, xã hội của các thành phần kinh tế Quốc doanh và ngoài Quốc doanh từ khi xây dựng pháp luật, xây dựng chiến lược, chính sách... đến khi thực hiện cụ thể. 2- Để giúp Ngân hàng nhìn nhận đánh giá khách hàng được chính xác, thông tin về khách hàng đảm bảo đúng tình hình thực tế, cần phải củng cố nâng cao vai trò kiểm toán hơn nữa tránh tình trạng khách hàng báo cáo số liệu không trung thực (ví dụ: với cơ quan thuế báo cáo khác, với Ngân hàng báo cáo khác...). Nhà nước cần có biện pháp kinh tế, tài chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng chế độ hạch toán thống kê, thực hiện kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp. 3- Nhà nước cần tiến hành sắp xếp lại doanh nghiệp, kiên quyết xử lý những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả bằng nhiều hình thức (giải thể, sáp nhập, cổ phần hoá ...), đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Từ đó sẽ lành mạnh hoá môi trường tín dụng, tạo chỗ dựa vững chắc cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Trước hết Nhà nước cần căn cứ vào tính chất và mục tiêu cụ thể chia doanh nghiệp làm 2 loại: - Doanh nghiệp thuộc khu vực không cạnh tranh, đó là các doanh nghiệp không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu cho sự phát triển chung của nền kinh tế, vì an ninh quốc phòng, phục vụ các sự nghiệp công cộng. - Doanh nghiệp thuộc khu vực cạnh tranh, đó là các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nền kinh tế sẽ đặt ra yêu cầu Nhà nước phải can thiệp thông qua các công cụ quản lý nhằm tạo sự lành mạnh cần thiết cho cạnh tranh. Những doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo cần phải duy trì, nếu bị thua lỗ nhưng vì yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế thì có cơ chế chính sách hoặc cấp bù lỗ, và tạo cơ chế để Ngân hàng cho vay tiếp. Những doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh, thì đơn vị phải được cấp đủ vốn ban đầu và có trách nhiệm bảo toàn vốn, nếu thường xuyên lỗ phải giải quyết dứt điểm, việc giải thể, sáp nhập, cổ phần hoá phải được coi là bình thường của việc quản lý trong cơ chế thị trường. 4- Các Bộ như Bộ công an, Bộ giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước nên ban hành thông tư thống nhất hướng dẫn về thủ tục cầm cố động sản như: các phương tiện vận tải, phương tiện đi lại đảm bảo cho người có phương tiện vừa vay được vốn vừa đảm bảo phương tiện vẫn hoạt động được trong thời gian cầm cố. 5- Mặc dù hoạt động Ngân hàng đã được điều chỉnh bằng hai luật: Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng. Song Nhà nước cần sớm có các văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện. Các ngành, các bộ cùng với Ngân hàng cùng thống nhất các quy định, các thông tư có liên quan, đảm bảo thực hiện trôi chảy, thống nhất, ngành nọ không mắc với ngành kia, văn bản này không vướng mắc văn bản khác. 6- Không nên hình sự hoá hoạt động Ngân hàng, những cá nhân, cán bộ Ngân hàng, tiêu cực tham nhũng cần xử lý nghiêm minh thích đáng theo pháp luật. Nhưng đối với rủi ro trong kinh doanh, thì các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ Ngân hàng thu hồi nợ, giải quyết tranh chấp và xử lý theo pháp luật. Những kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: 1- Để giúp đỡ Ngân hàng thương mại trong việc thu nhập thông tin được chính xác, cập nhật không chỉ có sự nỗ lực của mỗi Ngân hàng mà còn cần sự giúp đỡ của Ngân hàng Nhà nước, nên NHNN cần thương mại hoá từng phần và xây dựng hiệu quả hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong ngành Ngân hàng. Đổi mới về mô hình tổ chức và màng lưới hoạt động thích hợp để đảm bảo hoạt động có hiệu quả, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại. Phải từng bước nâng cao giá trị của thông tin về rủi ro. Muốn vậy, cần coi thông tin này là "hàng hoá" nên phải trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đào tạo cán bộ vừa sâu về các nghiệp vụ Ngân hàng vừa hiểu biết về quản trị tổng hợp Doanh nghiệp, làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giá trị và lợi ích của công tác phòng ngừa rủi ro, mang tính thương mại và xã hội hoá. 2- Ngân hàng Nhà nước nên quan tâm hơn công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động ngân hàng, nên chăng bố trí đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có thực tiễn, có trình độ lý luận làm công tác này. Việc thanh tra, kiểm soát đối với Ngân hàng thương mại phải được tiến hành thường xuyên liên tục, nhằm phát hiện ngăn ngừa những trường hợp vi phạm chế độ thể lệ tín dụng, có biện pháp sử lý kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro xảy ra, đặc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro trong thanh toán. Những kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt nam. 1- Ngân hàng Công thương Việt nam nên xây dựng lại và thường xuyên hoàn thiện quy trình tín dụng, trên cơ sở nâng cao trách nhiệm của cá nhân người được quyền quyết định cho vay, việc phân quyền phán quyết cho vay phải phù hợp với thực lực bản thân mỗi chi nhánh Ngân hàng công thương, của cán bộ trực tiếp cho vay trên cơ sở đạo đức và năng lực của họ. Cần làm rõ quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên trong Hội đồng tín dụng trực tiếp cho vay, đây không phải là một tổ chức tư vấn mà phải là tổ chức có trách nhiệm đầy đủ trong việc xem xét giải quyết cho vay. 2- Nên chăng cần rà soát lại các văn bản tránh chồng chéo thiếu đồng bộ, những văn bản cần thiết nên có hướng dẫn cụ thể để tránh những vướng mắc cho người trực tiếp thực hiện, để ngân hàng cơ sở thống nhất được cách làm, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn. 3- Nên chăng Ngân Hàng Công thương Việt Nam nghiên cứu cho phép thành lập phòng thẩm định dự án đầu tư và tín dụng tại các chi nhánh Ngân Hàng Công thương có hoạt động tín dụng lớn. Như vậy thông qua công tác tổ chức, vừa khẳng định vai trò quan trọng của công tác thẩm định vừa góp phần nâng cao trách nhiệm cán bộ thẩm định, vì thế chất lượng công tác thẩm định có cơ sở nâng cao. Kết luận Trong suốt thời gian hoạt động, chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đã đạt được những bước tiến bất ngờ trong việc cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Doanh nghiệp tạo điều kiện cho các DNNQD, mở rộng quy mô sản xuất, nắm bắt được những dự án, kế hoạch đầu tư lớn, tiếp cận thị trường hội nhập với nền kinh tế trong nước và quốc tế. Để tăng tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đề nghị các ngân hàng thương mại chú trọng hơn nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể vay theo hướng trung và dài hạn nhiều hơn nữa để thực hiện các dự án có quy mô lớn và thời gian dài. Muốn thực hiện được muc tiêu lợi nhuận mà hạn chế được rủi ro Ngân hàng phải nghiên cứu thị trường, có chiến lược khách hàng phù hợp để có thể tìm kiếm và tiếp cận được những khách hàng tốt, đồng thời cần phải tăng cường công tác giám sát tín dụng, có phương pháp thẩm định, đánh giá khoản vay tốt và phải hoàn thiện tổ chức, nâng cao trình độ các cán bộ tín dụng… Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp hết sức sơ lược, còn mang tính chất lý thuyết và được đưa ra dưới góc độ nghiên cứu cá nhân. Mặt khác, do năng lực và hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các cán bộ công nhân viên phòng tín dụng thương nghiệp chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng để chuyên đề này được tốt hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS – Phan Hoàng Yến đã tận tình hướng dẫn em cùng các thầy cô giáo trường Học viện ngân hàng, các cán bộ nhân viên chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Mục lục Biểu số: 4 trích bảng lương thanh toán tiền lương tháng 8/2005 Công trình : Trường Cao Đẳng SP Ninh Bình Tổ : Đào Văn Dũng TT Họ và Tên Lương CB Lương thời gian Lương sản phẩm Lương ngoài giờ Lương nghỉ phép, lẽ Tổng cộng BHXH, BHYT còn được lĩnh Tạm ứng kỳI KỳII còn được lĩnh 1 ĐàoVăn Dũng 350.000 21 315.000 8 136.000 4 72.000 - 523.000 21.000 486.000 200.000 286.000 2 Phạm Hữu Tươi 280.000 16 208.000 10 180.000 4 62.400 - 440.400 16.800 403.600 303.600 100.000 3 Đào Văn Hiền 220.000 18 234.000 5 85.000 4 62.400 - 381.400 13.200 358.200 100.000 258.000 4 Nguyễ Văn Ngọc 200.000 18 216.000 7 119.000 5 72.000 - 407.000 12.000 381.000 300.000 81.000 .... .......................... ........... .... ............. .... ............. .... ............ ..... ........ ............. .......... ............. ........... ............ .... .......................... ........... .... ............. .... ............. .... ............ ..... ........ ............. .......... ............. ........... ............ Cộng 1.815.500 1.300.000 360.5000 3.486.000 130.8000 3.345.2000 2.000.000 1.345.2000 Biểu Số 7: báo cáo chi phí sản xuất và giá thành quý III năm 2005 Nội Dung Chi Phí Sản Xuất Trực Tiếp DDĐK DDCK GTKLXLHT CPNVLTT CPNCTT CPSDMTC CPSXC Cộng C/T Trường CĐSP NB 630.298.706 104.730.000 25.290.000 22.887.200 783.205.906 579.146.914 204.058.992 C/T Viện 5 - QK 3 909.232.976 100.172.000 45.612.400 1.055.017.376 150.000.000 121.684.043 1.083.333.333 C/T K8 - Cục 2 358.678.809 45.416.256 5.538.362 16.596.115 425.238.452 210.000.000 425.238.542 210.000.000 Công trình A 34 154.000.000 154.000.000 Xưởng thiết kế 59.864.561 59.864.561 C/T Tỉnh đội Lạng Sơn 1.896.347.063 80.234.000 43.730.000 49.849.415 2.080.160.478 943.149.531 1.710.636.688 1.312.673.341 C/T nhà máy Z 115 407.892.341 724.172.294 6.094.000 52.770.383 539.174.018 371.901.291 167.272.727 C/T E 102 - QĐ 1 234.481.450 161.574.277 6.132.800 63.583.818 465.772.345 465.772.345 C/T cụm kho K897 GL 1.573.116.624 417.000.000 29.032.500 249.780.432 2.268.929.556 1.085.998.821 1.182.930.735 C/T K21 - QK1 119.304.715 12.000.000 1.999.500 5.562.704 138.866.919 138.866.919 C/T trại giam 771 88.263.400 28.075.000 8.997.692 4.376.100 129.712.192 129.712.192 C/T C. viện Ka Long 90.650.000 8.000.000 13.000.000 22.552.997 13.420.297 134.202.997 C/T THKT Phú Thọ 164.206.354 17.762.877 4.161.737 13.036..582 199.167.550 104.877.586 94.289.964 C/T XN in bản đồ 437.601.500 43.909.000 7.780.000 33.399.105 522.689.605 74.626.856 448.062.749 C/T hồ suối nửa 211.305.000 32.077.400 10.618.823 254.001.223 254.001.223 C/T ĐBP đảo Cái Châu 123.069.772 46.000.000 16.400.000 185.469.772 185.469.772 Kho vũ khí Đảo Vĩnh Thực 427.156.726 50.000.000 14.000.000 311.156.726 311.156.726 C/T trường Học Lạng Sơn 262.849.480 40.000.000 11.300.000 314.149.480 314.149.480 Kho vũ khí đảo Ngọc Vùng 249.266.210 172.350.000 31.753.639 453.369.849 80.036.516 373.333.333 C/T Bắc Kạn 80.274.010 25.000.000 5.921.300 111.195.311 27.984.359 83.210.952 C/T lữ 675 - Bắc Giang 59.713.400 11.000.000 6.684.300 77.397.700 77.397.700 C/T E2 F295 348.303.955 67.000.000 500.000 7.700.845 423.504.800 423.504.800 C/T Đoàn 295 B3 69.970.025 7.000.000 1.999.500 3.25.681 82.220.206 82.220.206 Cộng 8.561.991.544 1.541.718.104 153.256.091 679.636.839 10.954.602.578 1.517.014.092 6.109.923.234 6.361.693.436 Kết quả thu nhập chi phí của chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng Chỉ tiêu 2004 2005 So sánh2004 với 2005 Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Số tuyệt đối Số tương đối I.Tổng thu 147 100 180 100 33 122.4 1.Thu tư hoạt động tín dụng 30 20.41 40 22.22 10 133.3 2. Thu tư hoạt động thanh toán và ngân quỹ 110 74.83 137 76.11 27 124.5 3.Thu tư hoạt động khác 7 4.76 3 11.67 -4 43 II. Tổng chi 108 100 142 100 34 131 1.Chi về hoạt động huy động vốn 20 18.52 35 24.65 15 157 2.Chi về hoạt động thanh toán ngân quỹ 70 64.81 77 54.23 7 110 3. Chi về hoạt động khác 18 16.67 30 21.12 12 167 III. Quỹ thu nhập 39 38 -1 97.4 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2003-2005) Tình hình huy động vốn qua các năm 2003-2005 Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/205 So sánh năm 2004 với năm 2003 So sánh năm2005 với năm 2004 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối 1.Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 750 36.6 800 35.4 900 34.6 +50 +106.7 +100 +112.5 DNQD 700 34.1 720 32 800 30.76 +20 +102.8 +80 +111 DNNQD 50 2.5 80 3.5 100 3.8 +30 +160 +20 +125 2.tiền gửi tiết kiệm 1230 60 1360 60.1 1700 65.4 +30 +10.5 +40 +25 3. Kỳ phiếu 70 3.4 100 4.4 0 - +30 +42.8 -100 - Tổng 2050 100% 2260 100% 2600 100% +210 +110.2 +340 +115 Tình hình sử dụng vốn qua các năm 2003-2005 Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1.Tổng dư nợ 1490 1570 2042 -Nợ bình thường 1476 1660 2034 -Nợ quá hạn 14 10 8 2.Doanh số cho vay 1740 1763 2400 3.Doanh số thu nợ 1000 1583 2028 Hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1.Tổng nguồn vốn huy động 2050 2260 2600 2.Tổng nguồn vốn sử dụng 1490 1670 2042 3. Hệ số sử dụng 0.726 0.738 0.785 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương KHU VựC II - hAI bà TRưNG. Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế qua các năm 2003-2005 Chỉ tiêu 2003 2004 2005 số tiền % số tiền % số tiền % I. Doanh số cho vay 1740 100 1763 100 2400 100 1.DNNN 1555 89.4 1560 88.5 2130 88.8 2.DNNQD 185 10.6 203 11.5 270 11.2 II.Doanh số thu nợ 1000 100 1583 100 2028 100 1.DNNN 935 93.5 1546 97.7 1765 87 2.DNNQD 165 16.5 37 2.3 263 13 III.Dư nợ 1490 100 1670 100 2042 100 1.DNNN 1320 88.6 1334 79.9 1699 83.2 2.DNNQD 170 11.4 336 20.1 343 16.8 Nguồn: (Phòng kinh doanh – kế hoạch) Tình hình cho vay phân theo kỳ hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh Chỉ tiêu 2003 2004 2005 số tiền % số tiền % số tiền % 1. Doanh số cho vay 185 100 203 100 270 100 - Ngắn hạn 158 84.5 135 66.5 170 63 - Trung và dài hạn 27 14.6 68 33.5 100 37 2. Doanh số thu nợ 165 100 37 100 263 100 - Ngắn hạn 165 100 29 78.4 200 76 - Trung và dài hạn 0 8 21.6 63 24 3. Dư nợ 170 100 336 100 343 100 - Ngắn hạn 170 100 75 43 199 50 - Trung và dài hạn 0 61 57 144 50 (Nguồn : Phòng kinh doanh – kế hoạch) Tình hình dư nợ quá hạn Chỉ tiêu 2003 2004 2005 số tiền % số tiền % số tiền % Nợ quá hạn 14 10 8 I. DNNN 3 21 2 20 2 25 1. Ngắn hạn 3 2 2 2. Trung và dài hạn 0 0 0 II. DNNQD 11 79 8 80 6 75 1. Ngắn hạn 11 5 4 2. Trung và dài hạn 0 3 2 ( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2003 - 2005)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32623.doc
Tài liệu liên quan