Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc

LỜI MỞ ĐẦU Xõy dựng và phỏt triển nụng nghiệp, nụng thụn là một vấn đề rộng lớn và phức tạp của nhiều quốc gia trờn thế giới. Tỡnh trạng đói nghốo và kinh tế kộm phỏt triển của khu vực nụng thụn là mối quõn tõm lớn của cỏc chớnh phủ, được nhiều ngành khoa học đi sõu vào nghiờn cứu nhằm tỡm ra giải phỏp trước mắt và lõu dài. Đất nước Việt Nam hàng nghỡn năm lịch sử luụn gắn bú với nền văn minh lỳa nước. Vấn đề nụng nghiệp nụng thụn luụn được Đảng, nhà nước và nhõn dõn quan tõm đến vấn đề này. Để đẩy mạnh quỏ trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ nụng nghiệp, nụng thụn cần cú nhiều giải phỏp và nhiệm vụ cơ bản như: Hoàn thiện quy hoạch tổng thể về cụng nghiệp nụng thụn, làm cơ sở cho kế hoạch hoỏ và đầu tư cho cơ sở hạ tầng; tăng cường hơn nữa vai trũ của nhà nước đối với quỏ trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nụng thụn thụng qua cỏc chớnh sỏch và giải phỏp cụ thể cho từng thời kỳ Để tăng cường vai trũ tớn dụng của ngõn hàng nụng nghiệp đối với việc phỏt triển sản xuất, thỳc đẩy cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ nụng nghiệp nụng thụn. Ngõn hàng nụng nghiệp xỏc định nụng thụn là thị trường cho vay, nụng nghiệp là đối tượng cho vay, nụng dõn là khỏch hàng chủ yếu của mỡnh. Cần tạo mọi điều kịờn thuận lợi về vốn để đẩy mạnh quỏ trỡnh chuyển dịch cơ cấu nụng nghiệp đạt kết quả tốt. Muốn vậy ngõn hàng nụng nghiệp phải thực hiện: Đa dạng hoỏ hỡnh thức hỡnh thức huy động vốn theo phương chõm “đi vay để cho vay” chủ yếu là huy động tại chỗ để đầu tư tại chỗ. Tớch cực tham gia vào thị trường vốn của ngõn hàng nhằm tạo nguồn vốn cho đầu tư tớn dụng. Gắn việc huy động tiền gửi với việc cung cấp tớn dụng, tạo ý thức tiết kiệm và sử dụng vốn cú hiệu quả trong toàn dõn, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của ngõn hàng, trong thời gian thực tập tại chi nhỏnh NHNo & PTNT huyện Yờn Lạc em đó nghiờn cứu và mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhỏnh NHNo & PTNT huyện Yờn Lạc tỉnh Vĩnh Phỳc”. Kết cấu chuyờn đề gồm: Phần I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ngõn hàng và tớn dụng ngõn hàng. Phần II: Thực trạng cụng tỏc huy động vốn và vay vốn của NHNo & PTNT Yờn Lạc. Phần III: Giải phỏp huy động vốn và cho vay vốn của NHNo & PTNT Yờn Lạc.

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẳng, đất đai màu mỡ rất thuận tiện cho cây trồng phát triển nhưng trong mấy năm gần đây do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá nên diện tích đất nông nghiệp giảm dần. Thêm vào đó Yên Lạc là một huyện phát triển nhất của tỉnh nhưng trồng trọt không phải là ngành sản xuất chính của huyện. Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn vay của ngành nông nghiệp. Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2004/2003 2005/2004 BQ I Tổng vốn cho vay toàn ngành Tr.đ 21.389 100 35.814 100 43.355 100 167,44 121,05 142,34 - Trồng trọt Tr.đ 864 4,04 912 2,55 1.379 3,20 105,56 151,20 126,38 - Chăn nuôi Tr.đ 17.699 82,75 30.625 85,51 36.827 85,0 173,3 120,25 144,25 - Nuôi trồng thuỷ sản Tr.đ 2.826 13.21 4.277 11.94 5.149 11.8 151.34 120.38 134.92 II Số lượt hộ vay Lượt/hộ 8.441 11.670 12.043 119,45 103,20 138,86 III Mức vốn vay Tr.đ/lượt/hộ 2,53 3,07 3,6 121,34 117,26 119,23 Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc Qua bảng 3 ta thấy, lượng vốn vay đầu tư cho ngành trồng trọt không cao, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn vay ngành nông nghiệp. Năm 2003 số lượng vốn đầu tư cho ngành trồng trọt là 864 triệu đồng chiếm 4,04% tổng doanh số vay toàn ngành, năm 2004 là 912 triệu đồng chiếm 2,55% năm 2005 là 1.379 triệu đồng chiếm 3,18%. Hộ vay vốn trồng trọt đầu tư cho các cây trồng chính thức như: cây hoa, cây ăn quả, cây rau, cây giống… Bên cạnh việc đầu tư vốn cho trồng trọt thì ngành chăn nuôi được chú trọng đầu tư phát triển hơn. Bởi lẽ trong những năm gần đây chăn nuôi là một thị ngành tương đối phát triển và là một thế mạnh lớn của huyện. Hiện nay trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều hộ gia đình chăn nuôi giỏi có nhu cầu về vốn cao, đòi hỏi kỹ thuật nhiều hơn. Lợi nhuận của ngành chăn nuôi mang lại cao hơn ngành trồng trọt, các hộ gia đình rất tích cực đầu tư cho chăn nuôi theo hướng công nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hộ vay vốn tập trung chăn nuôi các loại con lợn hướng nạc, gà công nghiệp, bò sữa…trong đó chủ yếu là chăn nuôi lợn. Với phương trâm đa dạng hoá sản phẩm, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân thì đầu tư cho chăn nuôi là một vấn đề đáng quan tâm góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Do việc mở rộng quy mô nhu cầu vốn để đầu tư cho chăn nuôi là rất lớn vì thế lượng vốn người dân cần là rất cao. Doanh số vay cho chăn nuôi tăng mạnh và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu vay vốn toàn ngành. Cụ thể năm 2003 vốn vay cho chăn nuôi chiếm 82,75% tổng vốn toàn ngành, năm 2004 chiếm 85,51% tăng 73,03% so với năm 2003, năm 2005 chiếm 85,00% tăng 20,25% so với năm 2004. Bình quân 3 năm tăng 44,24%. Điều này chứng tỏ ngành chăn nuôi của huyện đang ngày càng phát triển, người nông dân đã mạnh dạn hơn dám nghĩ, dám làm đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình. Hàng năm cung cấp ra thị trường một khối lượng sản phẩm lớn. Ngân hàng nên quan tâm về số lượng vốn vay/ hộ/ lượt vẫn còn ở mức thấp, nhu cầu vốn hộ cần vay cao hơn nhiều. Họ cho rằng ngân hàng nên mở rộng mức cho vay và thời hạn vay vốn đối với họ. Với sự phát triển ngành chăn nuôi như hiện nay thì trong tương lai các hộ vay chăn nuôi sẽ trở thành khách hàng lớn của ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng còn tiến hành cho hộ cho vay vốn đầu tư vốn cải tạo hồ ao thả cá, mua sắm ngư cụ và cá giống. Doanh số vốn vay tăng lên nhưng cơ cấu vốn lại giảm xuống chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu vốn vay toàn ngành. Năm 2003 vốn vay đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản là 2.826 triệu đồng chiếm 13,21% năm 2004 là 4.227 triệu đồng chiếm 11,94%, năm 2005 là 5.149 triệu đồng chiếm 11,8%. Nguyên nhân này là do trong mấy năm gần đây diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của huyện đang bị thu hẹp dần do quá trình phát triển dân cư các lòng hồ, ao bị lấp dần nên người dân chuyển sang chăn nuôi các con vật khác. Chính hiện tượng này làm giảm diện tích ao hồ sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp do không có ao hồ để giữ nước và thoát nước phục vụ cây trồng. Để khắc phục tình trạng này thì nhiệm vụ đầu tiên chính là chính quyền các cấp cần phải có những biện pháp hạn chế san lấp ao hồ để xây dựng nhà cửa, nâng diện tích nuôi trồng thuỷ sản bởi lợi nhuận thu được từ nguồn này cao hơn so với trồng lúa. Mặc dù vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp có xu hướng tăng lên song bản thân ngành nông nghiệp kết quả sản xuất chưa cao, lại chịu nhiều rủi ro. Do vậy hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn vau không cao. Nên ngoài việc đầu tư cho nông nghiệp thì đa số các hộ nông dân chú trọng quan tâm đến các ngành kinh tế khác để nâng cao thu nhập cho gia đình. (2) Tình hình sử dụng vốn vay của ngành tiểu thủ công nghiệp. Theo định hướng CNH – HĐH nông thôn thì việc phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp đang được các cấp, các ngành chính quyền huyện quan tâm chú trọng đầu tư cho phát triển. Trong nhữn năm trở lại đây giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp trong huyện tăng nhanh và cơ cấu tổ chức của các đơn vị (hộ gia đình) cũng được mở rộng để thích ứng với sự phát triển của ngành này vì vậy vốn vay đầu tư tăng nhanh. Bình quân 3 năm tăng 72,89%. Vốn đầu tư cho sản xuất ngành nghề gồm các đối tượng sau: Tái chế nhựa, nghề mộc, và một số ngành nghề khác. Các ngành nghề này các hộ sản xuất đều áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã, mở rộng quy mô phục vụ sản xuất. Muốn làm được điều đó cần một lượng vốn đầu tư. NHNo & PTNT huyện Yên Lạc đã có những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích phát triển đa dạng các ngành nghề và đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển sản xuất. (3). Tình hình sử dụng vốn vay của ngành thương mại – dịch vụ. Hộ gia đình vay vốn cho kinh doanh dịch vụ đầu tư vào một số lĩnh vực sau: Dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ đồ dùng sinh hoạt, dịch vụ ăn uống. Kể từ khi có chế độ cho vay hộ sản xuất số 499 của NHNo & PTNT Việt Nam đến nay. NHNo & PTNT huyện Yên Lạc đã thực hiện cho vay đầu tư các ngành với số lượng vốn đầu tư cho các ngành nghề đều làm tăng lên và cơ cấu đầu tư cho các ngành nghề biến đổi theo chiều hướng tích cực. Cơ cấu vốn cho sản xuất ngành nông nghiệp giảm, cơ cấu vốn cho sản xuất ngành nghề và kinh doanh dịch vụ tăng lên góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong huyện, từng bước hình thành ngành nghề, sản phẩm hàng hoá trong nông thôn Yên Lạc. 3.2 Số lượng vốn vay theo các thành phần kinh tế. Khi tìm hiểu kết quả hoạt động của một NHNo & PTNT không phải được đánh giá bởi hoạt động của ngân hàng đối với hộ nông dân. NHNo & PTNT Yên Lạc là một ngân hàng thương mại chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng nên số đối tượng khách hàng của ngân hàng bao gồm tất cả các thành phần kinh tế như: Hộ nông dân, Doanh nghiệp nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH. Doanh số cho vay đến các thành phần kinh tế tăng lên đáng kể. Số lượng vốn vay chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước. Năm 2003 vốn cho vay doanh nghiệp nhà nước là 153.223 triệu đồng chiếm tới 97.03% tổng doanh số cho vay. Cơ cấu có giảm vào năm 2004 và 2005 song vẫn chiếm tỉ trọng cao với 199.894 triệu đồng năm 2004 chiếm 83,93% và năm 2005 là 299.068 triệu đồng chiếm 67,44% tổng doanh số cho vay. Đối với các hộ thì ngân hàng chia thành hai đối tượng phân biệt đó là cho vay hộ nghèo và vay hộ khác không thuộc diện nghèo đói gọi tắt là “hộ sản xuất”. Hộ sản xuất ngân hàng không phân biệt hộ trung bình hay hộ khá. Các hộ nông dân tuy đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất xong chưa đủ điều kiện vay vốn nhiều nên lượng vốn cho vay đến hộ ít hơn so với lượng vốn cho vay đối tượng khác 4. Kết quả thu hồi vốn vay của NHNo & PTNT huyện Yên Lạc. 4.1 Thực trạng dư nợ tại NHNo & PTNT huyện Yên Lạc. * Theo đối tượng khách hàng. Tổng dư nợ qua 3 năm tăng lên, bình quân 3 năm tăng 41.46%, doanh nghiệp nhà nước là đối tượng có số vốn vay cao nhất nên dư nợ chiếm tỉ trọng cao nhất từ 70-80% bình quân 3 năm tăng 41,89%. Như vậy, ngân hàng đã thu hut được lòng tin của khách hàng, nên khả năng mở rộng tín dụng trong tương lai là rất dễ dàng. Ngân hàng cần mở rộng đầu tư và quan tâm hơn nữa đến đối tượng này. Đối với hộ sản xuất đây là đối tượng có tốc độ tăng trưởng dư nợ cũng tương đối cao. Bình quân 3 năm tăng 40,4%. Dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo cũng có xu hướng tăng, bình quân 3 năm tăng 19,01%. Chứng tỏ ngân hàng đã có sự quan tâm đến đối tượng này, tạo điều kiện cho hị thoát khỏi ngưỡng nghèo đói. * Theo thời hạn vay. Mặc dù ngân hàng đã có sự chuyển hướng đầu tư sang cho vay trung và dài hạn nhưng số lượng vay vốn không nhiều. Do vậy, dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng. Năm 2003 dư nợ trung hạn là 31.784 triệu đồng, năm 2004 là 40.746 triệu đồng chiếm 12,67%, năm 2005 là 53.439 triệu đồng chiếm 12,9%. Dư nợ dài hạn chiếm từ 31-37% tổng dư nợ ngân hàng. Ngân hàng cần có biện pháp tích cực hơn nữa để tăng cường thu hút vốn trung và dài hạn để đáp ứn nhu cầu vốn đang ngày càng tăng nhanh. 4.2 Dư nợ quá hạn của khách hàng Trong 3 năm qua, dư nợ quá hạn của ngân hàng có chiều hướng giảm đi nhiều. Vốn vay từ nguồn uỷ thác luôn có dư nợ quá hạn cao hơn so với vốn vay từ nguồn ưu đãi hộ nghèo. Cụ thể dư nợ quá hạn vay từ nguồn vốn uỷ thác bình quân 3 năm tăng 29,89%, vốn ưu đãi hộ nghèo bình quân 3 năm giảm 17,69%. Xét về thời hạn thì dư nợ quá hạn của khoản vay trung hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ quá hạn ngắn hạn. Chiếm từ 50-78% tổng dư nợ quá hạn. Doanh số cho vay trung hạn thấp hơn, dư nợ thấp hơn nhưng cuối năm lại nhiều hơn đây là vấn đề ngân hàng cần xem xét vì trong tương lai hướng mở rộng tín dụng của ngân hàng lại khuyến khích vào cho vay vốn trung và dài hạn. 4.3 Tình hình hoàn trả vốn vay của hộ nông dân. Để thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình NHNo & PTNT Yên Lạc đã bằng mọi biện pháp tăng dư nợ cho vay và giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn đối với hộ nông dân. Ngân hàng phân các hộ gia đình thành hai loại để phân biệt lãi suất và mức cho vay là hộ nghèo và hộ sản xuất (bao gồm các hộ không thuộc hộ nghèo gọi là hộ sản xuất, các hộ này được đối xử bình đẳng như nhau về mặt lãi suất và các quy chế khác). Trong khi tổng dư nợ của ngày càng tăng lên, bình quân 3 năm tăng 46,93% thì số lượng dư nợ quá hạn của đối tượng này giảm đi đáng kể (bình quân 3 năm giảm 33,97%). Do đó tỷ lệ nợ quá hạn của các hộ này luôn giảm qua các năm. Có được điều đó là do chất lượng tín dụng của ngân hàng đã ngày được nâng cao hơn, ngân hàng đã phát huy triệt để các chính sách tín dụng, công tác tổ chức quản lý, chất lượng nhân sự, xử lý nhanh nhạy thông tin tín dụng trên thị trường. Một nguyên nhân quan trọng khác nữa là vốn vay của hộ nông dân ngày một hiệu quả hơn do trình độ, kinh nghiệm trong lựa chọn phương án đầu tư cũng như trong sản xuất kinh doanh của hộ được nâng cao từng bước và ở đây yếu tố con người không thể không đề cập tới. Đa số hộ nông dân có ý thức tốt, khi đến hạn họ đều cố gắng bằng mọi cách để trả nợ ngân hàng bởi lẽ họ không muốn quá hạn mất lòng tin với ngân hàng. Nếu phải quá hạn họ nói rằng do rủi ro trong sản xuất mới dẫn đến như vậy. 5. Tác động của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ gia đình. Ngân hàng đã cố gắng phần nào đáp ứng vốn cho hộ nông dân theo nguyên tắc của ngân hàng là đáp ứng được 50-60% tổng vốn đầu tư vào mục đích kinh doanh của nông hộ. Ngân hàng cần tăng trưởng tỷ lệ này trong tương lai nhằm tăng lòng tin của khách hàng với ngân hàng. Mục đích vay vốn của hộ nông dân nhằm phát triển sản xuất và cuối cùng là nâng cao thu nhập. Hầu hết các hộ vay vốn của ngân hàng thu nhập đều tăng chỉ một số ít trường hợp hộ gặp rủi ro do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì giảm thu nhập. Hộ sử dụng vốn của ngân hàng rất có hiệu quả thể hiện là thu nhập trung bình một hộ sau khi vay vốn đều tăng lên so với trước khi cho vay. Với mục đích trồng trọt thu nhập trung bình của hộ tăng 178,26%, mục đích chăn nuôi tăng 207,6%, mục đích kinh doanh dịch vụ tăng 84,97%, mục đích phát triển ngành nghề truyền thống tăng 115,25%. Như vậy vốn vay có tác dụng tăng thu nhập mạnh ở mục đích trồng trọt và chăn nuôi do từ khi có vốn vay hộ mạnh dạn đầu tư vào phân bón, giống cây, giống con có năng suất cao, mở rộng cơ cấu đầu tư, kết hợp với nguồn lực sẵn có của gia đình, phát triển sản xuất nên sản lượng thu được cao hơn từ đó thu nhập của hộ tăng lên. Tóm lại qua đánh giá mức độ cho vay vốn và tác động của vốn tín dụng đối với thu nhập của hộ thấy rằng ngân hàng với vốn vay của mình đã đáp ứng nhu cầu vốn của họ. Vốn của ngân hàng thực sự có ích đối với hộ trong mọi mặt của đời sống. Nhưng để phát huy hiệu quả tín dụng thì ngân hàng cần hướng dẫn hộ phương án sản xuất để giảm tâm lý không dám vay tiền do sợ gặp rủi ro. 6. Những mặt hạn chế và tồn tại trong việc cho vay vốn của NHNo & PTNT huyện Yên Lạc. Như trên đã đề cập đến NHNo & PTNT là doanh nghiệp của nhà nước kinh doanh tiền tệ với phương châm “đi vay để cho vay” nên mong muốn của ngân hàng là cho vay nhiều và cho vay đúng đối tượng. Thực tế mong muốn đó chỉ là mong muốn bởi nhiều doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hay hộ sản xuất… khi lập dự án là rất có khả thi nhưng trong quá trình hoạt động họ gặp nhiều khó khăn, nhiều thiên tai lũ lụt…cũng có thể do họ thiếu kinh doanh nên nguồn vốn có thể bị thâm hụt, mặc dù họ muốn trả nợ nhưng không có khả năng. Trong khi muốn vay tiếp phải trả được nợ hay có tài sản đảm bảo thế chấp cả phần vay cũ và vay mới, điều này là khó có thể thực hiện được đối với người đi vay. Đối với hộ sản xuất biết rằng chính phủ có khuyến khích cho vay dưới 10 triệu đồng chỉ cần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng họ không được bên sở nhà đất cấp giấy vì thế NHNo & PTNT cũng không thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các đối tượng này. Lãi suất cho vay cũng là hàng rào cản trở việc cho vay của ngân hàng đối với khách hàng. Vì thế NHNo & PTNT phải xem xét việc điều chỉnh lãi suất cho hợp lý hơn đồng thời việc gia hạn nợ cho vay ngân hàng phải xem xét vào khả năng trả nợ của khách hàng. Cho vay kinh tế hộ còn hạn chế. Chênh lệch lãi suất còn thấp. Ngân hàng chưa chủ động tham gia tiếp cận các dự án theo chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện. Mức cho vay và thời hạn vay vốn còn chưa phù hợp với nhu cầu vay và chu kỳ sản xuất kinh doanh và thu nhập của người vay. Trong hoạt động tín dụng còn thiếu chủ động trong phân tích thực trạng của khách hàng, chưa xác định rõ tiềm ẩn rủi ro đối với nợ tồn đọng. Khả năng dự báo, thẩm định tổ chức sản xuất kinh doanh của khách hàng còn hạn chế đối với cán bộ tín dụng, chưa thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. Chưa có khoản cho vay dài hạn nào đối với hộ nông dân. PHẦN III. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN CỦA NHNo & PTNT YÊN LẠC. I. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN. 1. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu lợi ích của nông dân và các tổ chức kinh tế xã hội. Nghiên cứu và áp dụng các hình thức huy động vốn phong phú về loại hình và đa dạng về lãi suất, kỳ hạn và phương pháp trả lãi tạo ra sự hẫp dẫn đối với dân cư và các tổ chức kinh tế. Chú trọng tăng tỉ trọng nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, đảm bảo nguồn vốn trung và dài hạn chiếm 50% tổng nguồn vốn huy động. Để đạt được mục tiêu này cần: - Duy trì và mở rộng loại hình tiền gửi kỳ hạn 1 năm như hiện nay. - Phát hành kỳ phiếu có kỳ hạn 1-2 năm song cũng cần nghiên cứu và đề nghị áp dụng hình thức huy động vốn dài hạn từ 5-10 năm. Trong điều kiện chúng ta đã có thị trường chứng khoán, nên phát hành dưới dạng các mệnh giá lớn (300 triệu hoặc 500 triệu đồng) với lãi suất được quy định bằng sự thoả thụân trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, trong điều kiện Việt Nam nên quy định cao hơn kỳ phiếu ngân hàng, cao hơn trái phiếu kho bạc vì những người mua kỳ phiếu loại này rất nhạy cảm với lãi suất. - Xúc tiến thâm nhập các lĩnh vực tiết kiệm mới như tiết kiệm học đường, tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm có thưởng. - Nhanh chóng triển khai loại tiết kiệm gửi một nơi có thể lĩnh nhiều nơi, tạo thêm lợi ích cho khách hàng. Do đặc điểm thu nhập cá nhân, hộ gia đình phân bố trên địa bàn huyện không đồng đều và mặt bằng thu nhập chưa cao, thu nhập có tích luỹ của các cá nhân không đều đặn; ví dụ như tiền thưởng, thu nhập trích lương tháng những nguồn thu nhập này thường được giữ lại cho gia đình. Phân tích cho thấy nếu gửi tiền không kỳ hạn vào ngân hàng sẽ được trả lãi thấp, với những khoản tiền nhỏ lẻ từ dân cư là không hấp dẫn. Nếu gửi tiền có kỳ hạn lãi suất cao hơn là điều hấp dẫn nhưng theo quy định nếu muốn rút tiền trước kỳ hạn thì người gửi phải rút với lãi suất áp dụng là lãi suất không kỳ hạn nên người gửi có nhiều tiền muốn gửi có kỳ hạn phải đối phó bằng cách mở nhiều sổ tiết kiệm để tránh bị thiệt khi kỳ hạn chưa đến mà phải rút tiền, điều này gây phiền hà cho cả khách hàng và ngân hàng vì thủ tục giấy tờ mà họ quản lý quá nhiều. Còn những người ít tiền, thu nhập trung bình sẽ không muốn gửi có kỳ hạn vào ngân hàng vì nếu phải rút trước kỳ hạn thì quyền lợi cũng ngang bằng gửi không kỳ hạn trong lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, lại không mấy hấp dẫn. Để loại bỏ tình trạng này ngân hàng có thể đưa ra các thay đổi: - Cho phép khách hàng gửi một lần và rút nhiều lần với tiền gửi 12 tháng trở lên. Lãi rút tiền có thể tính theo lãi suất kỳ hạn nhỏ hơn nhưng có tính một mức lãi suất chiết khấu hợp lý tuỳ theo thời điểm rút. Ví du: Khách hàng gửi 60 triệu đồng loại kỳ hạn 12 tháng, sau 6 tháng khách hàng muốn rút 10 triệu đồng ngân hàng sẽ tính lãi kỳ hạn 6 tháng và một tỷ lệ khấu trừ cho phù hợp tại thời điểm rút. Và nếu thời điểm rút có thời hạn nhỏ hơn 12 tháng ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất không kỳ hạn. - Có thể quy định lại loại tiền gửi mà khách hàng gửi và rút lãi và gốc đúng kỳ hạn với lãi suất cao nhất và áp dụng hình thức gửi kỳ hạn gửi một lần có thể lấy lãi nhiều kỳ (vốn gửi vẫn giữ nguyên cho đến khi đáo hạn). Với lãi suất thấp hơn nhứng vẫn đảm bảo cao hơn lãi suất gửi không kỳ hạn. - Tiết kiệm bằng vàng: Ngân hàng nên quan tâm đến loại hình tiết kiệm này, ngân hàng nhà nước đã ban hành quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN ngày 3/10/2000 về huy động bằng vàng và huy động bằng VNĐ đảm bảo bằng vàng. Cần khai thác trên góc độ tâm ký người Việt Nam rất coi trọng vàng và quan niệm vàng có thể giữ giá. Cần phải nói thêm rằng để thực hịên có hiệu quả các loại hình có tiền gửi thì hệ thống ngân hàng chi nhánh phải thật rộng, khách hàng phải được gửi một nơi có thể rút nhiều nơi để khách hàng có thể nhanh chóng rút tiền. 2. Mở rộng thêm nhiều đối tượng huy động vốn trên địa bàn huyện Yên Lạc. Ngoài các đối tượng huy động vốn truyền thống ngân hàng cần mở rộng đối tượng huy động vốn theo các hướng: - Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư. Bên cạnh viêc đa dạng hoá các loại tiền gửi như đã phân tích ở trên cần khuyến khích mở tài khoải tiền gửi cá nhân dưới dạng tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi bảo hiểm, tài khoản tiền gửi hưu trí song song với việc đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Mở các hình thức thanh toán và tổ chức các dịch vụ như séc cá nhân, chuyển tiền điện tử, thực hiện thanh toán giữa các cá nhân bằng chuyển khoản, thanh toán thẻ cùng với lắp đặt hệ thống rút tiền tự động tại ngân hàng. Thông qua đó làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, tăng lượng vốn thanh toán qua ngân hàng, làm tăng lượng kết dư nguồn vốn qua thanh toán có thể đưa vào kinh doanh, giải quyết một phần về nhu cầu nguồn vốn. Tuy nhiên để thực hiện được việc này các ngân hàng cần phổ biến và hướng dẫn tới người dân làm quen với các dịch vụ ngân hàng, phải có chính sách truyền thống để nhân dân tin tưởng khi gửi tiền vào ngân hàng, phá vỡ tâm lý giữ tiền mặt trong dân chúng. - Tranh thủ nguồn vốn không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế. Các tổ chức kinh tế như: Kho bạc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, điện lực, xăng dầu là những khách hàng thường xuyên có số dư tài khoản gửi tại ngân hàng cao. Mở rộng quan hệ bạn hàng trên tinh thần hợp tác, thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Đối với họ nên có những ưu tiên nhất định trong việc chuyển tiền, cần thực hiện nối mạng thanh toán với các tổ chức này và áp dụng mức phí chuyển tiền ưu đãi trong nội tỉnh. Yên Lạc là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, cần tiếp cận động viên các doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng bằng cách tạo thêm nhiều tiện ích cho họ như việc đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác, kịp thời, tranh thủ các ngân hàng cơ sở hoặc mở thêm nhiều chi nhánh phục vụ trực tiếp các nhu cầu của khách hàng như thu chi tiền mặt trực tiếp, trả lương, chuyển tiền nhanh, nối mạng thanh toán với khách hàng. Quảng bá sự thuận tiện của hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử với khách hàng. Đối với khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lãnh đạo ngân hàng tỉnh cần phải trực tiếp quan hệ, ký kết các hợp đồng trên nguyên tắc thoả thuận cụ thể về thể thức thanh toán, lãi suất, phí chuyển tiền. - Mở rộng việc huy động vốn ngoại tệ và tổ chức tốt công tác thanh toán quốc tế. Làm tốt việc thực hiện thanh toán quốc tế và chi trả kiều hối ở tất cả các huyện trong tỉnh thông qua các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các dự án kinh tế do nước ngoài tài trợ để tiếp cận và huy động được nguồn vốn bằng ngoại tệ. Thông qua việc tổ chức tốt công tác thanh toán quốc tế có thể tạo được mối quan hệ với các bạn hàng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện, là cơ sở để huy động số lượng vốn lớn bằng ngoại tệ. - Khai thác và sử dụng tối đa nguồn uỷ thác đầu tư từ bên ngoài để bù đắp sự thiếu hụt về nguồn vốn tự huy động. Đặc biệt là nguồn vốn uỷ thác đầu tư từ nước ngoài, vốn chỉ định. Tiếp nhận và thực hiện tốt các nguồn vốn uỷ thác, nguồn vốn tài trợ do các nước và tổ chức phi chính phủ tài trợ. Hiện nay cần sử dụng tốt các nguồn vốn uỷ thác của ngân hàng thế giới (WB), cần khai thác thêm các nguồn như: Dự án tài chính nông thôn của ngân hàng Châu Á (ADB), dự án của Pháp (AFD) và nguồn uỷ thác cho vay xoá đói giảm nghèo. 3. Các giải pháp quản trị và điều hành trọng việc huy động vốn - Mở rộng mạng lưới hoạt động bám sát địa bàn, mở rộng mạng lưới địa bàn tiết kiệm, phòng giao dịch, các chi nhánh cấp 3 để tạo điều kiện thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi. - Đẩy mạnh công tác Marketing ngân hàng. Tổ chức các hoạt động truyền thống như quảng cáo, tờ rơi, hội nhị khách hàng. Nội dung tuyên truyền là thủ tục, thể lệ các hình thức huy động, đặc biệt phải làm rõ lơi ích và sự thuận tiện, an toàn khi gửi tiền vào ngân hàng với các tầng lớp dân cư. Mục đích của công tác truyền thông là cho người dân thấy được lợi ích khi giao dịch với ngân hàng. Đây là biện pháp không mới nhưng thực tế mấy năm qua không được mấy quan tâm, do đó kết quả người nông dân không hiểu đúng về hoạt động ngân hàng, tâm lý giữ tiền và cho vay nặng lãi còn lớn, do đó có thể thấy đây là giải pháp cần quan tâm để đẩy mạnh hoạt động ngân hàng không chỉ ở lĩnh vực huy động vốn mà còn cả trong lĩnh vực cho vay vốn. - Hàng kỳ ngân hàng nên xây dựng và tổ chức huy động vốn trên địa bàn. Thực hiện việc giao dịch chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn cho từng đơn vị kết hợp với kế hoạch dư nợ, việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn là chỉ tiêu bắt buộc đồng thời là chỉ tiêu thi đua. Ngân hàng tỉnh thực hiện chỉ đạo điều hành hoạt động huy động vốn của chi nhánh huyện có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo cân bằng nguồn vốn, sử dụng vốn, cơ cấu nguốn nguồn vốn về số lượng thời hạn. Làm tốt công tác điều hoà nguồn vốn ngân hàng tỉnh cần lắm bắt kịp thời những biến động của nguồn vốn và sử dụng vốn kịp thời để điều hành hoạt động huy động vốn của ngân hàng chi nhánh. Đảm bảo cân đối nguồn vốn sử dụng vốn, tránh rủi ro lãi suất. - Thực hiện bảo hiểm tiền gửi. Bảo hiểm tiền gửi là công cụ để duy trì niềm tin của người gửi tiền và hệ thống ngân hàng. Qua đó ngân hàng có thể tăng lượng số tiền gửi vào ngân hàng. Theo nghị định 89/1999 NĐ-CP ngày 1/9/1999 của chính phủ về bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các tài khoản tiền gửi (gồm cả gốc lẫn lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm, tiền gửi tối đa là 30 triêu đồng. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi là 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân. II. GIẢI PHÁP CHO VAY VỐN. Cho vay là nhiệm vụ cơ bản và truyền thống của ngân hàng, hoạt động cho vay của ngân hàng gắn liền với các hoạt động kinh tế của các chủ thể cho vay của ngân hàng. Đối với Yên Lạc, một huyện mà nhu cầu vay vốn cho phát triển kinh tế đối với các thành phần kinh tế đang trở thành vấn đề cấp bách thì việc mở rộng khối lượng và nâng cao chất lượng tín dụng là cần thiết để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo đà cho sự phát triển kinh tế. Có thể nói nhiệm vụ của ngân hàng là phải có giải pháp gia tăng khối lượng tín dụng cho nền kinh tế phải là tín dụng có chất lượng và hiệu quả cao, làm như vậy ngân hàng vừa đảm bảo mục tiêu kinh doanh là đạt được lợi nhuận và phát triển, vừa đảm bảo vị thế của mình trong việc điều hoá các nguồn vốn trong nền kinh tế. 1. Xây dựng và xác lập chiến lược khách hàng phù hợp trong hoạt động tín dụng. Chiến lược mà khách hàng mà các ngân hàng lựa chọn là các doanh nghiệp nhà nước để cho vay là chủ yếu. Mặc dù thời gian gần đây ngân hàng đang mở rộng cho vay sang khu vực tư nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng tỷ lệ chưa cao và còn nhiều khúc mắc. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có sự bình đẳng trong mối quan hệ giữa các ngân hàng thương mại với các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng và đảm bảo sự hoạt động bền vững, hiệu quả và xác lập vị thế của ngân hàng trong nền kinh tế. Muốn vậy cần giải quyết một số nội dung sau đây: - Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Hiện có 20 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp này hầu hết thuộc quy mô vừa và nhỏ và mới hoạt động từ vài năm nay. Thực tế khối lượng tín dụng cung cấp cho khối kinh doanh nghiệp này còn hạn chế, các ngân hàng mới chỉ cho vay những dự án khả thi của doanh nghiệp và phải có tài sản thế chấp và chưa cho vay hỗ trợ lưu thông thường xuyên. Nhìn chung ngân hàng còn e ngại khi các doanh nghiệp này vay vì tính không chắc chắn trong sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có hệ thống sổ sách kế toán, mức vốn đăng kí, quy định về kiểm toán không đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng về quản lý tín dụng, điều kiện tín dụng cho cách quản lý mang tính gia đình, sổ sách kế toán không rõ ràng, hạch toán vốn chủ sở hữu trong sổ sách kế toán thấp hơn vốn chủ sở hữu thực tế. Nhận thức được vị trí phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện sẽ là một bộ phận quan trọng để giải quyết các đầu ra. Ngân hàng chủ động tiếp thị và đầu tư lựa chọn khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh để cho vay, nâng cao trình độ của nhân viên tín dụng để họ có khả năng đánh giá và tư vấn cho doanh nghiệp. Tìm cách giải quyết bài toán lãi suất thu hút các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, có thể đặt ra một mức lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường hiện nay. Trên phương diện để phá vỡ mối nghi ngại về tính không chắc chắn về các khoản vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể đề nghị ngân hàng cấp trên cho phép trích lợi nhuận trước thuế của ngân hàng để hùn vốn với các doanh nghiệp, việc làm này có thể làm tăng tính kết nối giữa doanh nghiệp vói ngân hàng, ngân hàng có thể có đầy đủ những thông tin và giảm thiểu rủi ro tín dụng hoặc cho các doanh nghiệp sử dụng tài sản được hình thành từ vốn vay để làm tài sản thế chấp. Cũng nên nới lỏng các điều kiện vay vốn của các doanh nghiệp. Hiện tại các ngân hàng yêu cầu phải có 20% vốn tự có trong phương án vay vốn ngắn hạn và 30% khi vay vốn trung va dài hạn, ngân hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có 2 năm sản xuất kinh doanh có lãi mới được xét duyệt cho vay, trong lúc doanh nghiệp mới thành lập đang cần có vốn là yêu cầu không thực tế. Vì vậy, ngân hàng phải tập trung vào phát triển hệ thống thông tin, tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng, tăng cường khả năng thanh toán quốc tế và tận dụng về cơ chế cho vay là ngân hàng Nhà nước đã giao quyền tự chủ chocác tổ chức tài tín dụng. - Đối với kinh tế hộ, nét đặc biệt của kinh tế hộ trên địa bàn huyện Yên Lạc là số hộ sản xuất chiếm trên 70% tổng số hộ kinh tế, mục tiêu trước mắt của huyện đặt ra là phát triển kinh tế hộ, đặc biệt là hộ sản xuất nông nghiệp để vừa nâng cao đời sống nhân dân vừa tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên cơ sở có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Việc cho vay đối với hộ sản xuất được đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro khó dự đoán, địa bàn cho vay rộng, số lượng đối tượng đông. Giải pháp để đầu tư cho hộ sản xuất ngân hàng cần thực hiện. + Trước hết kiện toàn và mở thêm các ngân hàng cấp 4, phấn đấu đạt bình quân 4 xã có một ngân hàng cấp 4. Vị trí ngân hàng phải đặt ở những điểm tập trung đông dân cư và trung tâm kinh tế từng địa bàn và có phương án hoạt động cụ thể. + Cần đơn giản hơn nữa thủ tục về điều kiện đi vay. Những khó khăn chủ yếu đối với việc vay vốn ngân hàng hiện nay là các vấn đề thế chấp, bảo lãnh thủ tục phê duyệt các dự án, hợp đồng tín dụng và cân đối cho vay của các tổ chức tín dụng mà thực tế là quy trình phức tạp khiến người dân băn khoăn khi tiếp xúc với thủ tục vay vốn tại ngân hàng. Vấn đề đặt ra là đơn giản hơn nữa các giấy tờ, hồ sơ cho vay, giảm những nội dung không cần thiết, rườm rà, trùng lặp. + Thực hiện tốt chương trình phối hợp các tổ chức chính trị , xã hội: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh..nhằm tạo nhiều kênh dẫn vốn thuận lợi nhất cho hộ nông dân, hinhg thành các tổ chức cho vay vốn tại các địa bàn, thông qua các tổ chức truyền thông về tín dụng đối với sản xuất các nội dung như thủ tục, các lợi ích và ưu đãi mà họ được hưởng. + Xây dựng các dự án đầu tư tín dụng theo vùng kinh tế hoặc theo ngành nghề theo quy hoạch phát triển và thưo chu kỳ sản xuất. Các dự án này được sự tham gia của các cấp có thẩm quyền. Sâu đó triển khai thực hiện theo các chương trình dự án đi vào thực hiện. + Tiếp tục mở rộng cho vay đời sống đối với cán bộ, công nhân viên, mạnh dạn đầu tư với các đối tượng khác như: hộ nông nghiệp, hộ phi nông nghiệp và các khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống trên cơ sở khách hàng có điều kiện vay vốn ngân hàng. Song song với việc cho vay các thành phần kinh tế, ngân hàng phải thường xuyên khảo sát nhu cầu vốn của khách hàng, chú trọng hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, hộ kinh tế trang trại, những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, để có kết quả kinh doanh. Đồng thời giám sát quản lý chặt chẽ các khoản vay và có các biện pháp tích cực, linh hoạt xử lý các khoản nợ đến hạn, nghiêm túc thực hiện việc chuyển nợ qua hạn, tìm mọi biện pháp thu nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro. 2. Đảm báo đầu tư đồng bộ cả vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, nâng cao hơn nữa tỷ trọng vốn trung và dài hạn. Ngân hàng cần tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư, có các kế hoạch đầu tư vốn đồng bộ ngắn hạn trung hạn và dài hạn, nâng cao tỉ trọng cho vay trung hạn và dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng. Do quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn muốn có hiệu quả cần phải đặt trong quá trình phát triển kinh tế của vùng và liên quan đến các vấn đề như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ là những vấn đề tất yếu khách quan trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế trong việc sản xuất và các trang thiết bị có lạc hậu, thô sơ. Bên cạnh sự hỗ trợ ngân sách nhà nước về cơ sở hạ tầng thì các đơn vị kinh tế còn phải cần nhiều vốn tín dụng trung và dài hạn nhiều hơn nữa để hoàn thiện phương tiện sản xuất và cơ sở hạ tầng cho chính họ. Giải pháp đặt ra là các ngân hàng sẽ nâng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn bằng cách sử dụng 25% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn để có thể nâng tỉ trọng chovay trung và dài hạn theo hướng chung là 55 - 60%. Và sử dụng vay tái chiết khấu để đảm bảo nguồn vốn chi trả bằng chính các khế ước cho vay này hoặc tham gia vào các hoạt động kinh tế thị trường mở. Tuy nhiên cũng cần nêu thêm là NHNN cần có sự nới lỏng quy định về cho vay tái chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại. 3. Đa dạng hoá các phương thức cho vay. Bên cạnh những hình thức cho vay thông thường như chovay từng lần theo dự án, bảo lãnh thì hình thức cung ứng tín dụng mà các ngân hàng cần phát triển trong thời gian tới là cung ứng tín dụng thông qua cho vay chiết khấu, tín dụng thuê mua, cầm cố hoặc bảo lãnh thương phiếu. - Trong điều kiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khó khăn về tài sản thế chấp, thủ tục tín dụng thuê mua trở thành giải pháp hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp có điều kiện trang bị máy móc thiết bị và các công cụ sản xuất hiện đại. - Đối với kinh tế hộ và trang trại, các ngân hàng bên cạnh việc tiếp tục cho vay theo từng nhóm, từng lần cần mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các hộ sản xuất tạo điều kiện cho các hộ cho vay sản xuất nhiều vụ mà không bị động về vốn vay. Ngoài ra các đối tượng cho vay truyền thống như cho vay để mua giống, phân bón, thức ăn gia súc cần mở rộng cho vay các đối tượng mới như đầu tư thuỷ lợi nội đồng, kết hợp với giao thông nội đồng, kết hợp với giao thông và nuôi tròng thuỷ sản, cho vay sản xuất gắn với phương tiện giao thông, bến bãi sân phơi. 4. Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất để mở rộng cho vay. Lãi suất được coi là “giá cả” của việc sử dụng vốn cho vay. Trên cơ sở lãi suất thoả thuận, ngân hàng phải tính toán một cách phù hợp cho “giá cả” đầu ra và giá cả đầu vào đảm bảo lợi ích của ngân hàng và khách hàng. Ở đây nhấn mạnh đến vấn đề về sự phù hợp của lãi suất cho vay đối với thị trường. Thực chất lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở lãi suất đầu vào bình quân và các chi phí hoạt động ngân hàng. Mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra cần phải tinh toán đến tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế. Đương nhiên, một huyện tương đối phát triển như Yên Lạc thì thực trạng mặt bằng lãi suất cho vay khu vực nông thôn cao hơn lãi suất khu vực thành thị là một trở ngại lớn cho việc mở rộng tín dụng. Giải pháp lãi suất đối với ngân hàng là: Một mặt vẫn tìm cách hạ thấp chi chí hoạt động nhưng phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, mặt khác cần phải đa dang hóa các mức lãi suất huy động và các loại hình huy động vốn, tranh thủ các nguồn vốn giá rẻ để có lãi suất đầu vào bình quân thấp. Và việc thay đổi lãi suất nên có kế hoạch và thời điểm thích hợp. Với lĩnh vực kinh tế hộ nông nghiệp, do xuất phát điểm thực tế lãi suất cho vay bình quân khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, mặt khác chưa có cơ sở khuyến khích lãi suất đã tạo ra tâm lý thiếu gắn bó giữa ngân hàng và hộ vay vốn. Dù hộ vay lần đầu hay đã vay nhiều lần và thực hiện nghĩa vụ sòng phẳng có uy tín thì đều áp dụng cơ chế lãi suất như nhau. Do vậy với kinh tế hộ cần có cơ chế lãi suất cho vay phân biệt cụ thể như sau: + Hộ vay lần đầu có thể áp dụng lãi thoả thuận tại thời điểm vay. + Hộ vay vốn đã vay và trả sòng phẳng từ lần thứ ba trở đi thì có lãi suất khuyến khích. + Hộ vay vốn có tính chất thường xuyên, khách hàng truyền thống thì ngân hàng nên có mức lãi suất khuyến khích cao. 5. Các giải pháp về quản trị và điều hành trong việc cho vay vốn. - Ngân hàng cần đổi mới phương thức kinh doanh từ bị động sang chủ động hơn trong việc tìm kiếm các khả năng cho vay. Để thực hiện điều này đòi hỏi các ngân hàng phải tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn, có phẩm chất tốt, đặc biệt có tâm huyết với nghề, đi sâu sát cơ sở để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Để tiếp cận với khách hàng rộng hơn ngân hàng cần triển khai việc giới thiệu các loại hình tín dụng, các dịch vụ tín dụng ngân hàng trên, kết hợp với cả việc giải đáp các thắc mắc cho khách hàng có liên quan đến thể lệ tín dụng. Ngân hàng nên tạo ra sự bình đẳng giữa cho vay khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. - Ngân hàng cần tổ chức tốt hơn việc xây dựng mạng lưới thông tin, thu thập xử lý thông tin từ phía khách hàng, nhất là các thông tin về tình hình tài chính, năng lực quản lý, quan hệ thanh toán. Có thể tổ chức hội nghị khách hàng, trước hết tập trung khách hàng là doanh nghiệp và những hộ kinh doanh giỏi, hộ kinh tế trang trại, sau đó triển khai đến các cụm dân cư. Thực hiện hiện đại hoá ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng các phần mềm, trang thiết bị. Thực hiện tập huấn nâng cao trình độ cho các cán bộ nghiệp vụ. III. MỘT SỐ TÌNH HÌNH CHỦ YẾU VỀ CHO VAY VỐN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN YÊN LẠC. 1. Tình hình cho vay hộ nông dân theo thời hạn vay. Theo quyết định 67/1999/TTG của Thủ tướng Chính phủ thì các khoản vay ngắn hạnđược quy định dưới 12 tháng, các khoản vay trung và dài hạn được nới rộng từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Nhưng qua nghiên cứu thực tế tại ngân hàng chúng tôi thấy số hộ vay vốn ngắn hạn chiếm tỉ trọng khá cao. Còn số hộ vay vốn trung và dài hạn tập trung chủ yếu từ 24-36 tháng. Do vậy vay vốn ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao, tập trung vào nhóm hộ ngành nghề, thương mại dịch vụ, lượng vay lớn nên tỉ trọng dư nợ và doanh số vốn ngắn hạn thường gấp đôi tỉ trọng dư nợ và doanh số trung và dài hạn. Tỉ trọng vốn vay ngắn hạn qua 3 năm vẫn có xu hướng tăng từ 60,7% năm 2003 lên 66,5% năm 2005. Tỉ trọng vốn trung và dài hạn thấp là do 2 yếu tố sau: - Các hộ ngành nghề sử dụng vốn trung và dài hạn để đầu tư mua máy móc phục vụ sản xuất có lượng vay lớn nhưng số lượng hộ vay không nhiều. - Các hộ chăn nuôi quy mô lớn cần vốn trung và hạn để đầu tư xây dựng chuồng trại, đầu tư con giống ngày càng tăng và số lượng cũng khá lớn, nhưng lượng vay mà hộ vay được lại không cao. Bên cạnh đó, mức dư nợ bình quân trung và dài hạn/ hộ cũng tăng lên 3,3 triệu đồng năm 2005 so với năm 2003. Nguyên nhân là do dư nợ trung hạn từ vốn vay qua các dự án tăng khá cao. 2. Nhu cầu vay vốn của các nhóm hộ nông dân. 2.1 Nhóm các hộ thuần nông. Nhóm các hộ thuần nông được hiểu ở đây là các hộ nông dân thuần tuý chỉ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với hai nguồn thu nhập chính từ chăn nuôi các gia súc, gia cầm có quy mô nhỏ, giá trị thấp, không liên tục và các hoạt động trồng trọt. Nhóm hộ này là các nhóm hộ nghèo và cận nghèo với xuất phát điểm khá thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, dự trữ dành cho đầu tư khá thấp. Vốn vay của các nhóm hộ này chủ yếu được dùng để đầu tư cho vật tư, con giống phục vụ trồng trọt, chăn nuôi. Tại các nhóm hộ này, ngô và lúa là hai cây trồng chính. Với bình quân 5 sào đất canh tác, các hộ ở đây thường cấy 3 sào vào vụ chiêm và 5 sào vào vụ mùa. Thời gian còn lại, họ dành 2 sào vào trồng ngô vào vụ xuân hè và 5 sào vào vụ đông xuân. Bên cạnh hoạt động trồng trọt, các hộ ở đây cũng phát triển chăn nuôi lợn là vật nuôi chủ yếu. Tuy nhiên do vốn không nhiều nên một năm trung bình một hộ chỉ nuôi khoảng 3 lứa lợn, mỗi lứa khoảng 4 con và thường xuất chuồng khi mỗi con đạt 65 kg thịt móc hàm. Xuất phát từ vốn đầu tư thấp, các hộ mặc dù chỉ tập trung vào hoạt động nông nghiệp nhưng năng suất của các loại cây trồng và vật nuôi chưa cao. Việc tận dụng tối đa lao động của gia đình đã giúp các hộ nông dân tiết kiệm được các chi phí thuê ngoài trong trồng trọt như: cấy, gặt, vận chuyển, góp phần làm giảm chi phí đầu tư trên một đơn vị diện tích canh tác. Tính trung bình tổng thu nhập ròng bình quân của một hộ chỉ khoảng 5 triệu trong một năm từ tất cả các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Rõ ràng với mứ thu nhập này thì chi phí sinh hoạt cho một gia đình có 4-5 nhân khẩu là khá thấp và không có tích luỹ. Đi sâu vào phân tích, chỉ xét riêng việc đầu tư cho trồng trọt chúng ta thấy rằng do tính đặc trưng của mùa vụ nên mức đáp ứng nhu cầu chi tiền của hộ trong từng vụ có khác nhau. Trong một năm, hộ cấy hai vụ lúa và trồng hai vụ ngô. Lúa vụ xuân bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5, vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 10. Ngô vụ đông bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, ngô vụ chiêm từ tháng 2 đến tháng 6. Do đặc điểm như vậy nên nhu cầu về vốn để mua vật tư, phân bón, thóc giống, ngô giống vào thời điểm đầu vụ thường cao hơn các tháng khác trong năm. việc xem xét sự dao động của các dòng tiền giúp ích khá nhiều cho sự phân phối vốn của hộ, đặc biệt là các thời điểm mà hộ cần phải có tiền mặt để đầu tư. phần lớn thu nhập của hộ rơi vào tháng 4, 8, 12 là những tháng mà hộ đem bán sản phẩm chăn nuôi. Trong khi đó, lượng tiền mặt thiếu hụt trong năm lại lên đến 9 tháng, nhất là các tháng giáp hạt như tháng 2 , 3, 5, 7 và tháng 9. vào các thời điểm này, mức chi tiêu cho hộ thường tăng lên đáng kể do cận vào dịp tết Nguyên đán nên khả năng phải vay vốn từ bên ngoài là rất cao, nếu như hộ không có các khoản thu nhập ngoài nông nghiệp. Đây cũng chính là thời điểm mà sự hỗ trợ của ngân hàng là cân thiết nhất đối với nhóm hộ này. Các khoản vay ngắn hạn trong vòng 1 năm với mức lãi suất thấp từ nguồn vốn ưu đãi và chia ra làm hai lần sẽ giúp rất nhiều cho đời sống cũng nhu hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. Như vậy, giả thiết đưa ra đối với lượng vốn tối thiểu mà hộ cần sẽ nằm trong khoảng từ 5 đến 7 triệu đồng. Nếu lượng vốn bằng tiền mà hộ chủ động được khoảng 50% thì nhu cầu vay là một nửa số lượng đó. Tuy nhiên, nếu giả thiết này được chấp nhận, vấn đề nảy sinh sẽ là thời điểm cần vay vốn. Nếu thời hạn vay vốn là 1 năm thì có thể có những tháng hộ không sử dụng hết số tiền đó. Do đó, đối với nhóm hộ thuần nông, nếu như giữ nguyên quy mô hoạt động hiện tại thì món vay tối thiểu mà người dân chờ đợi khoảng 3 đến 4 triệu trong thời hạn một năm kể cả nhu cầu dự phòng. Vấn đề quan trọng là tìm cách giải quyết quan hệ giữa lượng vốn vay và nhu cầu theo từng tháng nhất là những hộ thiếu tiền mặt nhất. 2.2 Nhóm hộ chăn nuôi bò sữa. Chăn nuôn bò sữa là ngành đem lại thu nhập khá cao đối với hộ nông nghiệp và so với ngành chăn nuôi khác. Do nuôi bò chiếm khá nhiều lao động, nhất là khâu cắt cỏ nên phần lớn các hộ ở đây thường thuê lao động vì vậy chi phí trên một sào canh tác đối vối ngô và lúa khá cao. Chăn nuôi bò sữa là ngành có chi phí chăn nuôi khá cao. Chi phí bình quân cho một con bò đang khai thác sữa một ngày từ 30.000 đến 35.000 đồng và một tháng từ 900.000 đến 1.000.000 đồng. Vào những tháng cao điểm, khi sản lượng sữa khai thác lớn từ 25 – 28 kg/ ngày, thời gian này kéo dài 4 – 5 tháng thì chi phí cho một con bò có thể lên đến 40.000 đồng/ ngày. Và sau 4 – 5 tháng đó thì chi phí cũng giảm đi bởi lượng sữa thu được cũng ít hơn, khoảng 18 – 20 kg/ngày. Như vậy, tính trung bình một con bò sữa giống cao sản cho 20 kg sữa/ ngày tương đương với 18 triệu đồng trên một năm. Trong khi đó, chỉ tính riêng chi phí thức ăn chăn nuôi, thì tổng thu nhập từ hoạt động canh tác chỉ đáp ứng được 27% cho chi phí này. Do sự biến động về thời điểm bò đẻ giữa các nhóm hộ khá cao nên việc xác định thời điểm chi phí cũng như thu nhập của hộ hàng tháng không đơn giản. Có thể thấy, thu chi trong hoạt động canh tác chủ yếu biến động theo thời vụ là chính. Tuy nhiên biên cạnh đó, hàng tháng hộ vẫn phải đầu tư khoảng 10 kg đạm cho 1 sào cỏ hoặc lau, ngoại trừ tháng 7, tháng 8 là những tháng nước lên không thu hoạch cỏ được thì hộ tạm thời không phải đầu tư chăm bón. Đối với hoạt động chăn nuôi bò sữa, chi phí bỏ ra tương ứng với sản lượng sữa mà hộ khai thác nhưng nhìn chung, mức độ dao động không nhiều, chênh lệch phần lớn vào những tháng mà hộ ngừng khai thác sữa. Và trong 1 năm, hộ thường vắt sữa trong vòng 10 tháng, trừ hai tháng cuối trước khi bò mẹ chuẩn bị đẻ thì hộ ngừng vắt sữa để tập trung cho bò mẹ chuẩn bị nuôi con. Như vậy, dựa trên dòng thu nhập của hộ có thể thấy các hộ chăn nuôi bò sữa không gặp khó khăn về vốn qua các tháng. Nhu cầu về vốn thực sự chỉ đến từ các thời điểm đầu tư khi mà hộ muốn vay tiền ngân hàng để mua con giống. trên thực tế, nhu cầu này đặc biệt quan trọng đối với các hộ bắt đầu tham gia vào hoạt động chăn nuôi bò sữa. Những hộ này, thường không có nhiều tiên mặt trong nhà, thu nhập thuần tuý dựa trên hoạt động nông nghiệp hoặc các nguồn thu ngoài nông nghiệp. Thêm vào đó, sau khi mua bê về hộ cũng phải đầu tư ít nhất khoảng 1 năm thì mới thu hoạch sữa được. Bởi vậy, cũng giống như nhóm hộ thuần nông, các hộ này cần các khoản vay ngắn hạn để hỗ trợ cho hoạt động chăn nuôi của mình. IV. MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNo & PTNT YÊN LẠC. 1. Một số kết luận đối với NHNo & PTNT Yên Lạc 1.1 Về công tác huy động vốn. Nguồn vốn của ngân hàng hàng năm đều có sự tăng trưởng. Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn huy động truyền thống của ngân hàng luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phương. Tuy vậy, việc huy động nguồn vốn này chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của huyện. Để thu hút được nguồn vốn, ngân hàng đã triển khai nhiều hình thức huy động vốn với kỳ hạn và lãi suất khác nhau. Nguồn vốn tuy có tăng trưởng nhưng chủ yếu là vốn ngắn hạn, chiếm 60-62% tổng tiền gửi có kỳ hạn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng cho vay trung và dài hạn của ngân hàng. 1.2 Về công tác cho vay vốn. NHNo & PTNT Yên Lạc đã cho vay một lượng vốn khá lớn, đầu tư vào cả các lĩnh vực: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, nông nghiệp. Dư nợ hàng năm đều tăng tốc bình quân là 41,16%. Khách hàng của ngân hàng bao gồm tất cả các thành phần kinh tế, trong đó cho vay hộ nông dân chiếm tỷ trọng nhỏ 23% - 31% tổng vốn cho vay. Thông qua phương thức cho vay trực tiếp và gián tiếp ngân hàng đã chuyển tải vốn đến tay hộ sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hộ. Số lượt khách hàng vay ngày càng tăng, mức vốn vay vũng tăng. Lãi suất cho vay giảm dần, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Thủ tục cho vay tuy đã được cải tiến, song vẫn còn phức tạp, gây kho khăn cho khách hàng đến vay vốn. 2. Một số kiến nghị đối với NHNo & PTNT huyện Yên Lạc. 2.1 Đẩy mạnh chính sách khách hàng. Không giống như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có mối quan hệ với khách hàng mang tính thường xuyên và lâu dài. Khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào chữ tín của ngân hàng đối với khách hàng kể cả khách hàng gửi tiền và khách hàng vay tiền. Điều đó khẳng định rằng chính sách khách hàng là một biện pháp quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Yên Lạc. 2.2 Đổi mới công nghệ ngân hàng. Ngân hàng cần đổi mới hơn nữa công nghệ, nhất là hệ thống thanh toán, nghiên cứu để áp dụng các phương thức thanh toán hiện đại cho khách hàng. Hoàn thiện hệ thống máy vi tính để chi nhánh có thể thuận tiện khi giao dịch với ngân hàng cấp trên, thông tin liên lạc và thực hiện thanh toán với các chi nhánh cùng hệ thống và khác hệ thống. 2.3 Có chính sách khen thưởng, khuyến khích hợp lý. Đối với những tập thể, cá nhân có thành tích, sáng tạo, lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm động viên, khen thưởng kịp thời để khuyến khích các tập thể, cá nhân hăng hái thi đua hoàn thành mục tiêu kinh doanh. 2.4 Công tác tuyên truyền quảng cáo. Trong thời gian gần đây chi nhánh đã thực hiện tương đối tốt công tác này. Song để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn, tiền gửi, chi nhánh nên đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền quảng cáo dưới nhiều hình thức như: qua báo chí, đài phát thanh xã, phát tờ rơi, thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng lớn, tặng quà vào các dịp sinh nhật, lễ tết… Có như vậy khách hàng mới hiểu được những ưu điểm của việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. 2.5 Cân đối lại cơ cấu huy động tiền gửi Như đã phân tích, nguồn vốn huy động tiền gửi chưa thật sự hợp lý vì tiền gửi có kỳ hạn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn tiền gửi. Vẫn biết rằng đây là nguồn vốn ổn định giúp ngân hàng có thể đầu tư vào các dự án khả thi với thời hạn trung và dài hạn. Song chi phí trả tiền lãi ngân hàng cao ảnh hưởng tới lãi suất đầu ra. Do vậy ngân hàng nên tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn để giảm chi phí huy động vốn từ đó tăng thu nhập. 2.6 Gắn liền huy động vốn và sử dụng vốn Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Về mặt kinh tế, sử dụng vốn có hiệu quả đảm bảo cho ngân hàng có khả năng chi trả, trang trải những nguồn vốn đã huy động là cơ sở để ngân hàng áp dụng những biện pháp kinh tế trong công tác huy động vốn sau này. Hơn nữa việc sử dụng vốn có hiệu quả thúc đẩy quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng. Huy động vốn và sử dụng vốn còn gắn bó với nhau theo nguyên tắc tương ứng của thời hạn. 2.7 Đào tạo đội ngũ nhiệt tình có chuyên môn cao. Nền kinh tế càng phát triển nhu cầu của khách hàng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Để đáp ứng nhu cầu ấy đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải không ngừng được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ bằng việc mở lớp đào tạo tập huấn,… có như vậy mới bắt kịp sự đổi mới tiến bộ của xã hội, để ngân hàng ngày càng thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu qủa kinh doanh. 2.8 Giờ và địa bàn giao dịch. Hiện nay ngân hàng làm việc theo giờ hành chính. Ngân hàng nên nghiên cứu và có thể tổ chức làm ca, ngày lễ và chủ nhật hoặc trực tiếp cử cán bộ của mình xuống tận nơi để huy động và cho vay tại nhà đối với khách hàng lớn. Với giải pháp này việc thực hiện sẽ rất khó khăn, tuy nhiên đổi lại hiệu qủa kinh tế hết sức to lớn. DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO Báo cáo công tác ngân hàng 2003-2004 của NHNo & PTNT huyện Yên Lạc. Báo cáo công tác ngân hàng 2004-2005 của NHNo & PTNT huyện Yên Lạc. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Lạc năm 2004-2005. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp - chủ biên: GS.TS Nguyễn Thế Nhã, TS Vũ Đình Thắng – NXB Thống kê - 2000 Giáo trình Quản trị Kinh doanh Nông nghiệp- chủ biên: PGS.TS Trần Quốc Khánh – NXB Thống kê – 2000 Kim Thị Dung, (2003): “Tín dụng không chính thức và vai trò của nó đối với kinh tế hộ nông dân”. NHNo & PTNT Việt Nam (2004), Quy chế cho vay đối với khách hàng. MỤC LỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT NHNo & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTƯ : Ngân hàng Trung ương WB : Ngân hàng Thế giới ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12656.DOC
Tài liệu liên quan