Vai trò của đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ngày càng được khẳng định nhất là trong môi trường hội nhập như hiện nay. Đất nước ta đang ngày càng đi lên, nhu cầu về vốn đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là hết sức cấp bách và đã được chứng minh. Việc cần làm hiện nay là làm thế nào để thu hút thêm đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị? Đây không phải là việc làm riêng của nhà nước, mà của tất cả những ai quan tâm đến việc một cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị Việt Nam hiện đại, sánh ngang tầm với các đô thị trên thế giới.
Trong Chuyên đề này, em đã nêu ra một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị dựa trên những gì tìm hiểu được trong quá trình thực tập. Hy vọng rằng, nó sẽ phần nào giải quyết bài tóan về việc thu hút đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị trong giai đoạn hiện nay.
Để hòan thành bản chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Kim Dung cùng các cán bộ trong Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị, Bộ kế hoạch đầu tư. Mặc dù đã tìm hiểu kỹ lưỡng nhưng không thể không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô để chuyên đề của em thêm hoàn thiện.
76 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đến năm 2015 ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường có nét đặc trưng sau:
- Có mối quan hệ tương đối lâu dài, việc hợp tác giữa đối tác công cộng và đối tác tư nhân được xây dựng dựa trên những khía cạnh khác nhau của một dự án đã được lập kế hoạch từ trước.
- Xuât hiện các cơ cấu vốn, liên kết các nguồn vốn của khu vực tư nhân và công cộng.
- Cơ quan vận hành đóng một vai trò quan trọng trong mỗi giai đoạn của dự án ( thiết kế, hoàn thiện, thực hiện, cấp vốn ).
- Khi tham gia hợp tác với đối tác tư nhân thì đối tác công cộng thường chú trọng vào việc xác định các mục tiêu mà mình cần đạt được. Tùy theo cách thức hợp tác khác nhau mà các mục tiêu đó là khác nhau.
- Khi hợp tác giữa nhà nước và tư nhân thì có sự phân chia rủi ro giữa các đối tác thuộc khu vực công cộng và các đối tác thuộc khu vực tư nhân.
Những hình thức kết hợp khác nhau giữa khu vực công cộng – tư nhân trong cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị hiện nay là :
Xây dựng, sở hữu và điều hành BOO ( Build operate own): Là một sự hợp tác giữa Nhà nước và Tư nhân, khi một công ty tư nhân thông qua hình thức chìa khóa trao tay, có thể xây dựng, sở hữu và điều hành một cơ sở công cộng. Việc một hệ thống như vậy cho thấy khu vực tư nhân hài long với việc những rủi ro và lợi ích kinh tế có thể được điều hòa.
Cổ phần hóa các doanh nghiệp cấp nước: là việc tạo ra loại hình doanh nghiệp vốn chỉ có một chủ sở hữu là Nhà nước thành ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động và tư nhân tham gia. Mục tiêu của việc cổ phần hóa không phải là xóa bỏ DNNN, mà là để tạo ra một loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu nhằm vừa sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước vừa huy động thêm vốn của xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh; vừa tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho DNNN vừa phát huy vai trò làm chủ thật sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
Thực trạng đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị theo hình thức PPP là :
Đối với mô hình đầu tư PPP thì tình hình thực hiện đầu tư tư nhân theo hình thức này mới chỉ là dự định, thực tế mô hình PPP vẫn còn rất mới ở Việt Nam. Tuy nhiên hợp tác Nhà nước và tư nhân sẽ tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và giúp cung cấp được các dịch vụ chất lượng cao, sự hợp tác này ngòai việc tổng hợp nguồn vốn còn là sự chia sẻ vai trò, rủi ro trong đầu tư và đạt hiệu quả cao hơn nhờ mô hình quản lý ngắn gọn và tính cạnh tranh cao.
Cho đến nay vẫn chưa có chuẩn mực nào để lựa chọn dự án áp dụng mô hình PPP mà tùy theo tính chất của dự án có thể phối hợp nguồn vốn công. Việc hợp tác này mới chỉ được thực hiện trong các mô hình thí điểm và một số dự án BOO, cụ thể như sau:
- Trong thời gian qua, một số dự án thí điểm cấp nước thị trấn theo mô hình DBL sẽ được thực hiện như :
Ngân hàng thế giới tài trợ Dự án phát triển hệ thống cấp nước đô thị - các thị trấn: Dự án này đầu tư 56 triệu $ vào hệ thống cấp nước thị trấn, áp dụng thiết kế kỹ thuật – xã hội theo mô hình DBL. Hạ tầng của hệ thống cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị này thuộc sở hữu của khu vực công cộng ( PWSCs) nhưng việc vận hành và bảo dưỡng sẽ được ký hợp đồng với các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ tại địa phương
Chương trình vệ sinh và cấp nước đô thị nhỏ được sự tài trợ của Bộ ngoại giao Phần Lan : Khoản tài trợ 20 triệu Euro từ Bộ ngoại giao Phần Lan với phạm vi bao phủ 12 huyện thị của bốn tỉnh là Thái Bình, Hưng yên, Hải phòng và Bắc Kạn. Việc vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước và vệ sinh tại thị trấn sẽ được ký hợp đồng với các doanh nghiệp tư nhân nhở và vừa ở địa phương.
- Dự án cấp nước đầu tư theo hình thức BOO:
Dự án cấp nước BOO ở Thủ Đức :
Dự án có tổng nguồn vốn 1.600 tỉ đồng, trong đó 500 tỷ đồng là nguồn vốn của nhà đầu tư, số còn lại là vốn huy động. Các hạng mục công trình gồm trạm bơm nước thô Hóa An công suất 315.000m3/ngày, nhà máy xử lý nước, bể chứa nước sạch 43.500m3, trạm bơm nước sạch 420.000m3/ngày, nhà điều hành trong khu vực 5 ha tại Thủ Đức, đường ống chuyển tải nước sạch DN900-DN2000 dài 26.000m, từ nhà máy Thủ Đức, vượt sông Sài gòn về Nam Thành phố bằng hai đường ống DN900, hoà mạng cấp nước cho các quận 7, Nhà Bè, Hiệp Phước. Đây là dự án cấp nước đầu tiên của TP Hồ Chí Minh được thực hiện theo hình thức BOO, với vốn đầu tư được huy động trong nước.
Đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị theo hình thức cổ phần hóa các doanh nghiệp cấp nước:
Hiện nay một số công ty cấp nước đã tiến hành cổ phần hóa, trong đó có công ty cấp nước Tp. Hồ Chí Minh, công ty cấp nước Sơn La và công ty cấp nước Cần Thơ. Các công ty này hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp, đây là bước đi hợp lý và phù hợp với chủ trương xã hội hóa ngành nước của Nhà nước.
2.3. Đánh giá chung về đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.
2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân của thành tựu:
Thành tựu :
Với việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị theo các hình thức như BOT, BOO, việc cổ phần hóa một số công ty cấp nước, cũng như việc thí điểm một số công trình mà hiện nay đã có rất nhiều dự án được đưa vào sử dụng như : nhà máy nước Kênh Đông, nhà máy nước Bình An, Thủ Đức…và cung cấp một số lượng nước cho người dân đô thị.
Trong tổng số vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, thì vốn đầu tư tư nhân đóng góp một lượng không nhỏ, bình quân mỗi năm đóng góp vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị hơn 3000 tỷ đồng, làm tăng tổng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị . Tuy trong giai đoạn vừa qua lượng vốn đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị còn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng nhờ một phần vốn đầu tư tư nhân vào đây mà đã làm giảm sức ép về Ngân sách Nhà nước đối với nhiều công trình.
Năm 2007, với đóng góp 690 tỷ đồng của vốn đầu tư tư nhân trong tổng số vốn 4600 tỷ đồng vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị năm 2007 mà có khoảng 80% dân số đô thị là được cung cấp nước sạch. Tỷ lệ thất thoát, thất thu còn khoản 34%, tăng thêm khoảng 5% đô thị cấp huyện có hệ thống nước sạch đủ tiêu chuẩn. Công suất tăng thêm năm 2007 ước đạt khoảng 700.000 m3/ngđ. Kết quả đầu tư của cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị được thể hiện thống qua chỉ tiêu năng lực cấp nước tăng thêm hàng năm như sau:
Bảng 2.6 : Năng lực cấp nước đô thị tăng thêm giai đoạn 2001-2007
Đơn vị: m3/đng; %
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Năng lực tăng thêm
95000
250000
190000
485000
780000
330000
700000
Tốc độ tăng định gốc
-
163,16
100,00
410,53
721,05
247,37
636,84
Tốc độ tăng liên hoàn
-
163,16
-24,00
155,26
60,82
-57,69
121,12
Nguồn : Tổng hợp từ Bộ KH - ĐT
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy năng lực cấp nước đô thị qua các năm về cơ bản là tăng qua các năm, nhưng năm 2006 thì năng lực cấp nước giảm so với những năm khác. Vậy nguyên nhân là vì sao? Câu hỏi đặt ra là liệu có phải do những năm đó vốn đầu tư thấp hơn hay không? Thực chất của vấn đề là, do đặc thù của việc triển khai theo các dự án và quy mô dự án tương đối lớn nên có những năm mà các dự án lớn hoàn thành thì năng lực cấp nước tăng thêm năm đó sẽ lớn và ngược lại, có những năm mà không có dự án lớn nào hoàn thành thì năng lực tăng thêm sẽ thấp hơn.
Hơn nữa thì việc tham gia của đầu tư tư nhân đóng góp một phần rất lớn vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, nó góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, khả năng cạnh tranh của các công ty cấp nước bởi các nhà quản lý tư nhân phải hướng tới mục tiêu giảm chi phí và tăng năng suất họat động nhằm lục đích thu lợi nhuận cho khoản đầu tư của mình. Do đó, với sự tham gia của đầu tư tư nhân sẽ làm lãng phí trong xây dựng giảm xuống, chi phí quản lý cũng giảm xuống, năng suất lao động của nhân viên sẽ tăng lên, các kỹ thuật và quy trình mới sẽ được áp dụng nhanh chóng hơn nhiều.
Đồng thời với sự tham gia của đầu tư tư nhân sẽ mang lại một số lượng việc làm nhất định cho xã hội nhằm phục vụ cho việc xây dựng nhà mấy mới cũng như nâng cấp các nhà máy cũ, ngòai ra nó còn mang lại việc làm cho số nhân công trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư. Như vậy, với việc tham gia của đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đã mang lại hiệu quả giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng không nhỏ nhân công.
Nguyên nhân của thành tựu:
Việc đầu tư tư nhân tham gia tích cực vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị và đóng góp một phần lớn vào đây là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do tác động của cơ chế, chính sách huy động của nhà nước trong việc thu hút đầu tư tư nhân tham gia vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Vừa qua nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách thu hút đầu tư tư nhân tham gia như luật doanh nghiệp, luật đầu tư…đã tạo được tâm lý an tòan cho nhà đầu tư vào lĩnh vực cấp nước, nó là cơ sở pháp lý cần thiết cho các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Ngòai ra còn có những chính sách tài chính, tiền tệ. Chính những chính sách này đã tạo điều kiện thu hút đầu tư tư nhân tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.
Thứ hai là do môi trường kinh doanh của ngành ngày càng được cải thiện. Nhà nước đã ban hành chính sách quy định về thẩm quyền và xác định khung giá bán nước máy, như vậy sẽ tạo điều kiện cho các công ty cấp nước tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, như vậy sẽ tăng thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Điều đó tăng thêm kỳ vọng cho nhà đầu tư khi đầu tư vào lĩnh vực cấp nước.
Thứ ba, do tính năng động của khu vực tư nhân của cả nước nói chung, tính năng động của khu vực tư nhân thể hiện ở chỗ là họ dự đoán được ngành, lĩnh vực nào tiềm năng trong thời gian tới và từ đó họ tìm cách đầu tư vào, thu lợi nhuận. Trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, khi chủ trương của Nhà nước về đa dạng hóa các nguồn vốn, khu vực tư nhân đã nhanh chóng tìm hiều và chớp ngay lấy cơ hội đầu tư vào đây.
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Hạn chế:
Trong khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư vào lĩnh vực cung cấp nước ở nước ta hiện nay thì vốn tư nhân chiếm với tỷ lệ rất nhỏ, chất lượng đầu tư vẫn chưa cao.
Các dự án mà khu vực tư nhân tham gia thường là các dự án vừa và nhỏ, các tư nhân chủ yếu tập trung vào đầu tư theo các dự án nhóm C. Theo bảng 5, trong cả giai đoạn năm 2001- 2007, khu vực tư nhân đầu tư khoảng 129 dự án nhóm C, tương ứng với chiếm 29,94% tỷ trọng các dự án nhóm C, như vậy chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng số vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.
Việc đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị mới chủ yếu tập trung vào các đô thị lớn, còn các đô thị nhỏ và các thị trấn, thị tứ ở các tỉnh thì việc đầu tư vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực tư nhân.
Bên cạnh năng lực tài chính thì các năng lực khác của khu vực tư nhân trong khi tham gia đầu tư còn thấp, do vậy:
Chất lượng dịch vụ cung cấp còn chưa cao. Đôi khi vì chạy theo mục đích lợi nhuận mà chất lượng dịch vụ các nhà đầu tư tư nhân cung cấp chưa đạt yêu cầu.
Bên cạnh đó, trong các dự án đầu tư tư nhân thì có rất nhiều bất cập diễn ra như việc chậm tiến độ là việc thường xuyên xảy ra, ví dụ như dự án đầu tư do chủ đầu tư là công ty Vinaconex dự tính dự án sẽ hoàn thành trong năm 2006, nhưng do trong quá trình thi công chậm họ đã đẩy lùi tiến độ và hòan thành vào năm 2007, điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp nước cho khu vực Tây- Tây Nam Hà Nội; dự án cấp nước 1A Hà Nội, theo như trong kế hoạc thì dự án được khởi công vào năm 1997 và sẽ kết thúc vào năm 1999, nhưng trên thực tế cho đến năm 2003 thì dự án mới chỉ hoàn thành được 70% tiến độ, ngòai ra còn các dự án khác như dự án BOO ở Thủ Đức đã chậm đến nửa năm, chắc chắn sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế… Tuy nhiên, thiệt hại thấy rõ trước mắt mà không ai có thể đo đếm nổi là các hộ dân đến nay vẫn không có nước sử dụng.
Ngòai ra, mặc dù có những dự án đã hoàn thành rồi nhưng hoạt động chưa được hiệu quả, các sai phạm tiêu cực vẫn thường xuyên diễn ra trong quá trình đầu tư.
Nguyên nhân của hạn chế :
Sở dĩ như vậy là vì đặc thù của cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là mang nhiều tính công ích, thời gian thu hồi vốn của các dự án này thường chậm, mà vốn đầu tư ban đầu lại lớn do vậy hiệu quả quay vòng vốn chậm, nên chưa thu hút được đông đảo các nhà đầu tư tư nhân tham gia.
Các nhà đầu tư tư nhân thường tập trung vào các dự án nhỏ (chủ yếu là các dự án nhóm C) vì các nhà đầu tư tư nhân có năng lực tài chính thấp.
Hiện nay việc tư nhân hóa mới chỉ phổ biến ở một số ngành nên kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân trong lĩnh vực này còn non kém, bên cạnh đó do chính sách, cơ chế của nhà nước trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực này chưa hấp dẫn, hình thức đầu tư tư nhân chưa thực sự đa dạng, hơn nữa nếu có thì các thông tư, quyết định hướng dẫn cụ thể cho các hình thức này, vì thế thường dẫn đến tâm lý e dè của các nhà đầu tư tư nhân khi đầu tư vào lĩnh vực này.
Hơn nữa thì việc lập quy hoạc và điều phối cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị còn nhiều hạn chế và bất cập.
Chương 3: Giải pháp thu hút đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
3.1. Phương hướng, mục tiêu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
3.1.1. Cơ sở xác định phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
3.1.1.1. Quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.
Để đáp ứng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khả năng cung cấp nước sạch cần phải đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng của nhân dân.
Hệ thống cấp nước đô thị chủ yếu là cấp nước cục bộ cho từng địa phương. Trong thời gian tới cần phải có các giải pháp cấp nước khác nhau để phù hợp với tính chất phát triển theo vùng, liên vùng. Nghiên cứu phương án xây dựng các công trình cấp nước quy mô lớn cấp vùng. Tuỳ theo tình hình nguồn nước từng địa phương có phương án sử dụng nguồn nước ngầm,nguồn nước mặt hợp lý.
Ngoài các công trình cấp nước ( tiếp nguồn ) đã có cần xây dựng thêm các công trình hồ chứa nước, các công trình đập tràn để tận dụng giữ và điều tiết nước đảm bảo nguồn nước cấp cho nhu cầu phát triển đô thị, công nghiệp, du lịc.
Khai thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có; mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công trình phù hợp với sự phát triển của các đô thị trong giai đoạn đến năm 2010 và có định hướng cho năm 2015.
3.1.1.2. Phương hướng, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị:
Ngày 18/03/1998 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm 2015 với các nội dung chủ yếu như sau:
Định hướng cho việc phát triển ngành cấp nước đô thị phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; từ đó, lập kế hoạch đầu tư phù hợp để phát triển hệ thống cấp nước các đô thị một cách ổn định và bền vững trong từng giai đoạn.
Điều tra, khảo sát, khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên nước quôc gia; các nguồn nước mặt, nước dưới đất, sông ngòi, hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo tại các vùng khác nhau, chú ý tới các đô thị vùng ven biển, vùng khô hạn, vùng núi, cao nguyên và các vùng đặc trưng khác.
Nâng cao chất lượng phục vụ cấp nước cho sản xuất và dân sinh tại các vùng đô thị, tạo điều kiện giúp đỡ các công ty cấp nước tự chủ về tài chính, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ công ích và chính sách xã hội.
Mục tiêu đến năm 2015 phấn đấu đạt chỉ tiêu cấp nước như sau: 100% dân số đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 150 – 180 lit/ người/ ngày đối với đô thị lớn và 120 – 150 lít/ người/ngày đối với các đô thị vừa và nhỏ. Các thị trấn, thị tứ phấn đấu 80% dân số được cấp nước sạch với lượng nước 80-100lít/người/ngày đêm. Hiện tổng công suất cấp nước đạt khoảng 3,7triệu m3/ngày; đến năm 2010 dự kiến đạt khoảng 6,5 triệu m3/ngày; nhu cầu vốn khoảng 2,6 tỷ USD; đến năm 2015 dự kiến đạt tổng công suất 13,5 triệu m3/ngày; nhu cầu vốn khoảng 5,5 tỷ USD. Ngoài việc triển khai các chương trình, dự án cấp nước các thành phố lớn, các khu đô thị mới và khu công nghiệp cần khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư, lập dự án, tìm nguồn tài trợ cho cấp nước các thị trấn, thị tứ.
Đào tạo cán bộ đổi mới công tác quản lý phù hợp với đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và nhà nước; tăng cường năng lực các công ty tư vấn đủ mạng để đảm đương được công tác lập dự án, thiết kế các hệ thống cấp nước.
Phát triển khoa học kỹ thuật, tăng cường ứng dụng công nghệ mới thông qua chuyển giao công nghệ, từng bước hiện đại hoá hệ thống cấp nước trong các đô thị.
Đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất thiệt bị, vật tư, phụ tùng trong nước với chất lượng cao để thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận.
Áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm tiên tiến đưa ngành cấp nước Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực phù hợp với chính sách mở cửa và mở rộng hợp tác quốc tế của Đảng và Chính phủ
Giảm thất thoát, thất thu nước thêm 10%
Khai thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có
Nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công trình phù hợp với sự phát triển của các đô thị
Tập trung thu hút nguồn vốn trong dân cư, nguồn vốn tư nhân để đầu tư phát triển mạng lưới, tránh dựa dẫm vào Ngân sách Nhà nước, vốn ODA.
3.1.1.3. Dự báo nhu cầu nguồn vốn đến năm 2015 cho việc cung cấp dịch vụ cấp nước đô thị
Dựa trên quan điểm phát triển cũng như phương hướng quy hoạch và mục tiêu phát triển ngành cấp nước đô thị , NHTG và Chính phủ Việt Nam đã có ước tính nhu cầu vốn để đạt được các mục tiêu về phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, nhu cầu đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1 : Dự báo nhu cầu nguồn vốn tới năm 2015 cho việc cung cấp dịch vụ cấp nước cho 100% các khu vực đô thị (Tỷ USD)
Đơn vị: Triệu dân, Tỷ USD
Ước tính của WB
năm 2000
năm 2010
năm 2015
Tổng số dân đô thị
19
32
46
Số dân cần nước máy
9,88
22,88
36,88
Nhu cầu về vốn cho 100% cấp nước đô thị
1,6302
4,57502
5,58502
Nguồn : Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam
( Tỷ giá quy đổi: 1 USD = 16.000 VNĐ)
Theo dự báo trên đến năm 2015, tổng số dân đô thị là 46 triệu người số dân có nhu cầu sử dụng nước máy là gần 37 triệu người và tổng số vốn để đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đến năm 2015 là hơn 5,5 tỷ USD. Như vậy ta thấy, năm 2015 tỷ lệ số dân cần nước máy trên tổng số dân là 80,17% so với năm 2010 là 71,5% tăng 8,67%, so với năm 2000 là 52% tăng 19,5%. Điều đó cho thấy tỷ lệ số dân cần nước máy trên tổng số dân đô thị ngày càng tăng, kèm theo đó nhu cầu về vốn cho cấp nước đô thị cũng tăng dần theo các năm, cụ thể là năm 2015 nhu cầu về vốn tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2010, và tăng gần 4 tỷ USD so với năm 2000. Điều này hòan tòan hợp lý với nhu cầu tiêu dùng của người dân và xu hướng phát triển của xã hội.
Bảng 3.2 : Dự kiến nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2008-2015
Đơn vị:Tỷ USD
2008
2010
2015
Tổng vốn đầu tư
3,2
4.5
5,6
Tỷ trọng
100
100
100
1. Vốn NSNN
- Quy mô
0,5
0,5
0,4
- Tỷ trọng
15,6
8,88
7,14
2. Vốn tín dụng ĐTPT
- Quy mô
0,8
1,5
2,3
- Tỷ trọng
25
33,4
41,07
3. Vốn ODA
- Quy mô
1,1
1,2
1,3
- Tỷ trọng
34,4
26,6
23,2
4. Vốn khác ( DN, tư nhân..)
- Quy mô
0,8
1,4
1,6
- Tỷ trọng
25
21,12
28,6
Nguồn : Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị
Theo bảng kế hoach nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ở trên cho thấy, với sự tăng quy mô và tỷ trọng các nguồn vốn ta thấy: trong giai đoạn 2008-2015 nguồn vốn Ngân sách nhà nước và vốn ODA có xu hướng giảm qua các năm cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là 5,6 tỷ USD , trong đó nguồn vốn tư nhân chiếm 1,6 tỷ USD, tức là tăng khoảng 2 tỷ USD so với năm 2010.
Qua bảng 12 về cơ cấu các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, ta thấy nguồn vốn đầu tư tư nhân cần cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đến năm 2015 chiếm khoảng 28,6 % tổng số vốn, tức là chiếm vị trí thứ hai sau vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, điều đó cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của nguồn vốn tư nhân trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để huy động được nguồn vốn này nhằm thực hiện đúng chỉ tiêu đề ra, chuyên đề xin đề ra một số biện pháp chủ yếu sau:
3.2. Giải pháp thu hút đầu tư tư nhân phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến việc thu hút đầu tư tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.
Đến nay, ngòai các văn bản quy phạm pháp luật có tính chất điều chỉnh chung thì hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đang ngày càng hoàn thiện hơn trước. Tuy nhiên, cơ chế chính sách về việc thu hút đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị vẫn chưa thực sự hấp dẫn. Trong việc thu hút đầu tư tư nhân tham gia vào việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thì các nhà đầu tư tư nhân thường đánh giá các khỏan thu từ đầu tư như cước phí sử dụng nước sạch, chính sách tính giá…Nếu các vấn đề này không mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư tư nhân thì rất khó thu hút họ tham gia. Chính phủ vẫn chưa có một cơ sở pháp lý chi tiết để tạo môi trường thông thoáng cho tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Chính vì vậy cần có một cơ chế, chính sách cần được nghiên cứu làm rõ hơn:
3.2.1.1. Chính sách giá nước :
Thực trạng hoạt động của các công ty cấp nước hiện nay về hình thức thì có vẻ như đang hoạt động kinh doanh, bởi vì sản phẩm nước sạch vẫn bán cho các hộ tiêu dùng theo hợp đồng; các chi phí đầu vào vẫn được hạch toán theo định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ hoặc cấp tỉnh ban hành. Tuy nhiên, giá nước sạch do Uỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quy định, giá bán bình quân thấp hơn giá thành sản xuất.
Vì vậy tỉnh phải chấp nhận để doanh nghiệp cấp nước chưa tính đủ hoặc có nơi chưa tính khấu hao tài sản cố định vào giá thành. Việc sửa chữa lớn, bảo dưỡng hệ thống cấp nước nhiều nơi phải dựa vào ngân sách cấp phát. Doanh nghiệp cấp nước chưa tự chủ về tài chính.
Để xây dựng giá nước đảm bảo được kinh doanh và khả năng chi trả của người dân thì trước hết cần nghiên cứu cách thức thống nhất đánh giá lại tài sản cố định và chi phí khấu hao đưa vào gía thành. Gía nước không nên để Uỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước chỉ nên ban hành khung giá nước sạch cho từng vùng, giá bán cụ thể phải do thị trường và người sản xuất quyết định.
Dần dần xoá bỏ cơ chế bao cấp trong hạch toán kinh doanh. Nước sạch phải được coi là sản phẩm hàng hoá, giá tiêu thụ phải được phản ánh đầy đủ giá trị của nó. Xây dựng giá tiêu thụ nước sạch phải đảm bảo nguyên tắc: Đủ bù đắp cho mọi chi phí sản xuất, đảm bảo thu hồi vốn đầu tư và lãi suất vay đầu tư, nhưng mọi chi phí sản xuất, đảm bảo thu hồi vốn đầu tư và lãi suất vay đầu tư, nhưng nước sạch là hàng hoá tiêu dùng phục vụ nhu cầu thiết yếu đời sống của nhân dân, giá phải phù hợp mức sống của nhân dân, được người tiêu dùng chấp thuận. Để giá tiêu thụ nước sạch không vượt khả năng chi trả của người tiêu dùng, nhà nước cần có những chính sách ưu đãi đầu tư như hạ thấp lãi suất vay, kéo dài thời hạn cho vay, có chính sách đối với người thu nhập thấp.
3.2.1.2. Môi trường pháp lý:
Hiện khung pháp lý về BOT (kể cả dự thảo Nghị định BOT mới) vẫn chưa rõ ràng, chưa tạo được làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngòai nước ngoài vào phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ở Việt Nam. Trong nhiều trường hợp, thời hạn chuyển giao của các dự án BOT không được rõ ràng, điều kiện chuyển giao quyền sở hữu khi kết thúc thời hạn của loại hình BOT, về mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật ( như nghị định về BOT, Luật về đầu tư chung, Luật thuế …)
Do vậy chính phủ cần soạn thảo một nghị định BOT để thay thế. Cần quy định rõ trong những trường hợp nào thì có thể trao hợp đồng BOT và xác định ai có thẩm quyền ký hợp đồng BOT…
Giải quyết các vấn đề về đầu tư theo BOT không chỉ dừng lại ở giải quyết cơ chế thuế hay quy trình cấp phép mà còn là vấn đề về tài trợ dự án. Hiện nay các công ty nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn trong tìm tài trợ cho dự án BOT do: các công ty nước ngoài không vay được các ngân hàng trong nước vì họ không có tài sản thế chấp (thế chấp theo kiểu tài trợ dự án hiện còn nhiều hạn chế); Các ngân hàng nước ngoài lại không có quyền nhận thế chấp để cho các công ty nước ngoài vay. Vì vậy, nên cho phép các công ty BOT được quyền huy động vốn bằng nhiều cách khác nhau như thông qua phát hành trái phiếu công ty hay bán cổ phần. Hơn nữa, Nhà nước nên cho các ngân hàng nước ngòai quyền lớn hơn trong quản lý và chuyển nhượng các dự án BOT. Một khi lợi nhuận dự kiến của công ty BOT không đạt mức mà các ngân hàng mong đợi thì các ngân hàng cần có quyền tiếp nhận và bán cho bên thứ ba. Hiện nay, bên thứ ba này cần nhận được sự chấp thuận từ phía đối tác Việt Nam (Bộ ký hợp đồng BOT như Bộ GTVT, Bộ CN). Tuy nhiên các Bộ này chắc chắn sẽ không chấp thuận trước khi biết chính xác đối tác đầu tư mới là ai. Đây cũng đang là một cản trở cho vấn đề tài trợ dự án BOT.
Hầu hết các công ty BOT quan tâm nhiều nhất đến quyền được khai thác dịch vụ gia tăng - đây là vấn đề chưa được đề cập trong dự thảo nghị định BOT. Thay vì không chấp nhận các dịch vụ gia tăng này, Chính phủ có thể đàm phán để tìm mô hình cùng các nhà đầu tư khai thác các dịch vụ gia tăng đó. Hiện nay các cơ quan chức năng xem xét và duyệt từng dự án cụ thể; hậu quả là các nhà đầu tư phải xin phép nhiều cấp, nhiều tầng, rất mất thời gian và chi phí giao dịch.
Đàm phán hợp đồng BOT thực ra là việc đàm phán giữa lợi ích Nhà nước và lợi nhuận của tư nhân, vì vậy cần một đội ngũ chuyên gia giỏi và dày dạn kinh nghiệm trong việc đàm phán và soạn thảo hợp đồng BOT để đảm bảo vừa đáp ứng được các yêu cầu của các nhà đầu tư tư nhân vừa mang lại lợi ích cho quốc gia. Do đó, cần phân quyền cấp phép các dự án BOT xuống địa phương, tùy theo tính chất và quy mô của từng dự án để tiết kiệm thời gian và chi phí cấp phép cho nhà đầu tư.
3.2.1.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính:
Theo hướng “một cửa, một đầu mối” để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư tư nhân trong cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Các giải pháp chủ yếu là:
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý đầu tư; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh; duy trì thường xuyên việc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp.
- Cải tiến mạnh thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư theo hướng tiếp tục đơn giản hoá việc cấp phép đầu tư, mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư. Quy định rõ ràng, công khai các thủ tục hành chính, đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục không cần thiết; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực và vô trách nhiệm của cán bộ công quyền.
3.2.2. Hoàn thiện môi trường kinh doanh của ngành nước
3.2.2.1. Công tác quy hoạch và điều phối cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
Hiện nay công tác quy hoạch và điều phối cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ở các vùng và các tỉnh còn thiếu nhiều và nhiều hạn chế. Ngòai một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… đã lập quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thì các địa phương khác đều chưa thực hiện việc lập quy hoạch chuyên ngành cấp nước.
Trước thực trạng này, để có cơ sở thực hiện đầu tư xây dựng các dự án cấp nước nhằm giải quyết nhu cầu cấp nước trong tương lai, để tư nhân yên tâm khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị các tỉnh cần phải triển khai việc lập quy hoạch cho địa phương mình thì việc lập quy hoạch phải đi trước một bước so với yêu cầu thực tiễn. Để thực hiện điều này, công tác quy hoạch cần được hoạch định cho những thời kỳ đủ dài để có những dự định mang tính chiến lược. Tuy quy hoạch cần có tầm xa chiến lược để đảm bảo tính chặt chất đi trước thực tiễn nhưng cũng cần phải có sự điều chỉnh để quy hoạch có thể phù hợp với nhu cầu. Quy hoạch cấp nước cần phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đồng thời cũng phải phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị của quốc gia
3.2.2.2. Đổi mới cơ chế tổ chức quản lý:
Ở đây chúng ta nghiên cứu, xem xét việc tổ chức quản lý cấp nước của các cơ quan quản lý nhà nước và các công ty cấp nước đô thị. Các cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước đô thị được đề cập ở đây là các Bộ, ngành trung ương và địa phương.
Thực tế cho thấy việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị cũng như đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư khác thường phải thông qua những cơ quan hành chính rắc rối và phức tạp, chồng chéo bao gồm : các văn phòng chính phủ, các hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, sở kế hoạch và đầu tư của thành phố, bộ xây dựng…ở các cơ quan khác nhau, quy chế cũng như việc tạo các điều kiện cho đầu tư tư nhân tham gia vận hành là khác nhau, do vậy các nhà đầu tư thường mất rất nhiều thời gian trong khâu. Để tạo cho các nhà đầu tư yên tâm hơn cho quyết định đầu tư của mình, việc đổi mới cơ chế quản lý là hết sức quan trọng.
` Thứ nhất, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước và của địa phương đối với việc quản lý về cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể. Việc xác định rõ cơ quan nào có quyền hạn và trách nhiệm cũng như trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước này tới đâu là hết sức cần thiết và quan trọng.
Hiện nay Bộ Xây Dựng đang phối hợp với các Bộ , ngành liên quan nghiên cứu Dự thảo Nghị định của Chính Phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trình Thủ tướng Chính Phủ. Nội dung bản Dự thảo có đề cập trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị.
Đối với quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thì trách nhiệm quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng cấp nước được quy định theo hướng Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trong phạm vi cả nước. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động cấp nước tại các đô thị, khu công nghiệp và khu kinh tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động cấp nước tại các khu vực nông thôn. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây Dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước.
Quản lý các dịch vụ trong việc cấp nước: Các công ty cấp nước có trách nhiệm phát triển và cung ứng các dịch vụ cấp nước trong vùng phục vụ của mình theo nhu cầu phát triển dựa trên quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền về vùng phục vụ và kế hoạch cấp nước. Uỷ ban Nhân Dân các cấp phải tổ chức giám sát việc thực hiện các dịch vụ cấp nước của các đơn vị cấp nước trên cơ sở vùng phục vụ, kế hoạch phát triển cấp nước đã được phê duyệt và thoả thuận thực hiện các dịch vụ cấp nước đã ký giữa Uỷ ban Nhân dân hoặc cơ quan được uỷ quyền và đơn vị cấp nước đó.
Thứ hai, công tác tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp cấp nước:
Mặc dù hiện nay các Công ty cấp nước là các doanh nghiệp kinh doanh nhưng việc tổ chức quản lý và điều hành của các Công ty cấp nước hiện nay còn mang nhiều thụ động, không phát huy được vai trò chủ động trong sản xuất kinh doanh dẫn đến doanh nghiệp chưa có khả năng tự chủ về tài chính để chi trả và phát triển. Trong thời gian tới các Công ty cấp nước cần chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh lấy hiệu qủa kinh doanh làm mục tiêu chủ yếu. Tiến tới cần phải tính đến các khả năng cung cấp dịch vụ theo phạm vi vùng, theo hệ thống không quản lý manh mún theo lãnh thổ như hiện nay. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải có đủ năng lực, đa dạng hoá và xã hội hoá hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư tham gia phát triển cấp nước, thành lập các loại hình công ty như Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn...
Bên cạnh đó, mô hình hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh cần được nghiên cứu xem xét áp dụng cho vùng Hà Nội. Thông thường các tỉnh đầu tư hệ thống cấp nước phục vụ cho nhu cầu cấp nước của tỉnh đó. Ở đây muốn nói đến mô hình cấp nước chung phục vụ cho một vài tỉnh hay một vùng nhất định không bị phân chia bời giới hạn hành chính.
3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành:
Muốn tăng đầu tư tư nhân cho phát triển ngành nước thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành nước là cần thiết và cũng đóng vai trò rất quan trọng, muốn vậy một số giải pháp cụ thể được đưa ra như sau:
Chống thất thoát, thất thu nước.
Vấn đề chống thất thoát, thất thu phải được quan tâm đặc biệt. Nếu chúng ta giải quyết tốt vấn đề này, chúng ta sẽ hạn chế việc đầu tư mới, nâng cấp cải tạo nhà máy nước với chi phí đầu tư cao.
Nguyên nhân cơ bản gây ra thất thoát, thất thu nước là do rò rỉ trên đường ống và quá trình xử lý nước; công tác thiết kế thi công hệ thống đường ống chưa hợp lý; chất lượng của đường ống kém, vật liệu ống có nhiều chủng loại như gang, thép, bê tông, PVC cho nên tại các điểm đầu nối thường không tốt gây vì vỡ. Đặc biệt trong quá trình thi công xây dựng tình trạng ăn mòn của đất ít được chú ý đến cho nên các ống rất chóng xuống cấp. Một nguyên nhân nữa làm cho tỷ lệ thất thoát, thất thu nước còn ở mức cao như hiện nay là ý thức sử dụng nước tiết kiệm của người dân còn kém. Nhiều nơi máy nước công cộng để mở chảy tự do dù không có ai sử dụng.
Giải pháp kỹ thuật: quan trọng nhất là chống rò rỉ trên mạng phân phối. Phương pháp tốt nhất là thay thế toàn bộ tuy nhiên với điều kiện nguồn vốn hạn hẹp thì nên thay thế dần dần. Cần tập trung thay thế theo khu vực, ưu tiên những khu vực đã xây dựng từ cũ đến mới. Song cần triển khai công việc phát hiện và sửa chữa rò rỉ trên mạng để sửa chữa kịp thời. Sử dụng đường ống và phụ kiện có chất lượng cao, thay thế ống gang xám không có xâm thực bên trong bằng ống gang dẻo, thay thế ống tráng kẽm bằng ống PE để hạn chế rò rỉ. Cũng cần phân chia giữa mạng cũ và mạng mới để điều chỉnh áp lực phù hợp. Việc phân chia nhỏ khu vực để quản lý là một biện pháp tốt đã được chứng minh ở công ty Cấp nước Hà Nội.
Việc kiểm tra, thay thế các đồng hồ đo nước không đạt tiêu chuẩn, lắp đặt đồng hồ mới vừa là biện pháp quản lý vừa là biện pháp kỹ thuật quan trọng xét về khía cạnh kiểm soát thất thoát.
Giải pháp về quản lý : Nguyên nhân thất thoát do quản lý thường gấp đôi so với kỹ thuật. Một số biện pháp cụ thể như sau:
Xây dựng cơ chế khoán định mức thất thoát nước cho từng đơn vị, tổ, đội... có chính sách thưởng, phạt nghiêm minh đối với cá nhân, đơn vị có thành tích tiết kiệm hoặc gây lãng phí nước.
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân có ý thức sử dụng nước tiết kiệm, từ đó mà nâng cao ý thức tự giác dùng nước tiết kiệm, phát hiện và báo cáo cho đơn vị quản lý những nơi bị hư hỏng để xử lý kịp thời.
Có cơ chế quản lý thích hợp đối với các máy nước công cộng, công viên, họng nước cứu hoả...
Ngoài ra, việc thất thoát do người dân đấu nối bất hợp pháp thì cần tập trung giải quyết qua các phương pháp:
Thứ nhất, cần tích cực kiểm tra, kiểm soát hệ thống đường ống, nhanh chóng phát hiện các đường ống đấu nối trái phép, có biện pháp xử lý nghiêm minh vì đây được coi là một hành vi ăn cắp.
Thứ hai đó là biện pháp ngăn chặn từ đầu, tức là phải giáo dục ý thức cho người dân, giúp người dân hiểu và thực hiện nghiêm túc các quy định về cấp nước.
Thứ ba, đó là sự tăng cường giám sát của cộng đồng, cụ thể như sau: Quy hoạch cấp nước sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được công bố công khai theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng. Sau khi ký kết thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước, UBND phải thông báo cho HĐND cùng cấp, các tổ chức chính trị - xã hội biết, thông tin, tuyên truyền để cộng đồng cùng tham gia thực hiện và kiểm tra, giám sát.
Nội dung giám sát của cộng đồng:
- Giám sát việc thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt, thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước đã được ký kết.
- Giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án cấp nước.
- Giám sát về chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch bao gồm: Chất lượng nước sạch, áp lực nước, lưu lượng cấp nước, tính liên tục cấp nước, thái độ phục vụ khách hàng…
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công của sự phát triển. Do đó cần hết sức chú trọng nguồn nhân lực đáp ứng cho sự mở rộng và phát triển trong lĩnh vực cấp nước các đô thị , đảm bảo sự phát triển ổn định của các công ty, đơn vị kinh doanh nước sạch. Đây là nhiệm vụ cần thiết của các công ty cấp nước các tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ , quản lý, kỹ thuật, kinh tế tài chính đến đội ngũ công nhân vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp nước.
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải đáp ứng được với cách tiếp cận dựa theo nhu cầu và phân cấp quản lý, thực thi cho các cấp. Có nghĩa là ngoài nhiệm vụ đào tạo, việc phát triển nguồn nhân lực còn bao gồm việc tuyển mộ nhân viên và phát triển nghề nghiệp; đồng thời, dựa trên việc cập nhật kế hoạch tổ chức và phát triển nguồn nhân lực.
Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực được thực hiện đối với mọi cấp và với tất cả cán bộ nhân viên trong lĩnh vực cấp nước đô thị như: cán bộ chỉ đạo, cán bộ quản lý, lập kế hoạch, chương trình, kỹ thuật, tài chính, tín dụng, đặc biệt là đào tạo cho nhân viên quản lý và công nhân vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng công trình cấp nước sạch và vệ sinh. Việc đào tạo cần chú trọng đến việc dạy thực hành hơn là lý thuyết đơn thuần; ưu tiên đào tạo thợ, cán bộ bảo trì, vận hành là người địa phương để tạo công ăn việc làm và phát triển nghề nghiệp cho người dân. Để đáp ứng tốt công tác đào tạo, nhà nước cần đầu tư thêm các trang thiết bị, nâng cao trình độ giảng dạy ở các cơ sở đào tạo hiện có ở các cấp trong lĩnh vực cấp nước đô thị, bao gồm: các cơ sở đào tạo bậc đại học, trung học chuyên nghiệp và trung tâm dạy nghề của các Bộ: Bộ xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế…
Do vậy cần :
Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ KHKT và công nhân lành nghề đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của cấp nước đô thị. Có biện pháp thu hút cán bộ có trình độ cao, có năng lực
Xây dựng chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật, kinh tế, tài chính đến công nhân vận hành, bảo dưỡng cho ngành cấp nước; củng cố, tăng cường năng lực cho các trường, các cơ sở đào tạo chuyên gia ngành cấp nước. Các chương trình và nội dung đào tạo cần được thiết kế cho phù hợp với thực tế hoạt động của ngành và phải phù hợp với từng loại cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và nơi sử dụng.
Các công ty cấp nước cần chủ động thực hiện thông qua việc cử các bộ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn về các nghiệp vụ có liên quan ở trong nước và ngòai nước. Đối với các dự án ODA nên có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng quản lý cho các công ty cấp nước, nếu làm tốt điều này sẽ giúp ích cho nhiều công ty cấp nước trong việc nâng cao năng lực quản lý, tăng khả năng cung cấp dịch vụ, hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
Xây dựng các công ty tư vấn đủ đội ngũ những nhà khoa học có khả năng áp dụng công nghệ mới, tiên tiến trong các dự án cấp thoát nước
Mặt khác, có chính sách khuyến khích, động viên sự tham gia đóng góp của các chuyên gia người Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài.
Giải pháp về khoa học công nghệ:
Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Nếu
Áp dụng công nghệ hiện đại cho hệ thống cấp nước trong các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố HCM, các đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các khu du lịch, trung tâm dịch vụ, thương mại.
Áp dụng công nghệ thích hợp phổ biến ở nhiều địa phương, gắn liền với thực trạng các công trình đã có nhằm cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp nước để đáp ứng yêu cầu cấp bách, tận dụng được trang thiết bị, vật tư trong nước, giảm giá thành đầu tư
Công nghệ và thiết bị trong các hệ thống cấp nước cần đồng bộ, thống nhất để chủ động trong việc thay thế phụ tùng.
Tổ chức nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cấp nước. Trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài về
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào thiết kế và xây dựng hệ thống cấp nước
Xây dựng các mô hình cấp nước thí điểm.
Để vận hành hiệu quả hệ thống cấp nước đô thị VN thì cần có một mô hình cấp nước tổng hợp. Trong đó bao gồm: hệ thống cấp nước ăn uống (được xây mới với tiêu chuẩn 5 lít/người/ngày); hệ thống dịch vụ chung (sử dụng hệ thống hiện tại), có thể bổ sung nước tưới cây, tưới đường... bằng hệ thống tuần hoàn nước thải đã xử lý triệt để theo tiêu chuẩn. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự và tài chính cho phù hợp, nhằm quản lý hiệu quả hệ thống cấp nước của các đô thị VN trong tương lai.
Mô hình quy hoạch và quản lý hiệu quả hệ thống cấp nước đô thị cụ thể có các dạng cấp nước sau: hệ thống cấp nước dùng cho ăn uống, xây dựng tách riêng hệ thống cấp nước dịch vụ chung; hệ thống cấp nước dùng cho ăn uống có nguồn nước là nước đã qua xử lý của hệ thống cấp nước dịch vụ chung. Ưu điểm quản lý của hệ thống này là có khả năng ứng dụng ngay các công nghệ mới nhất (công nghệ lọc màng), để xây dựng một hệ thống cấp nước có chất lượng. Đáp ứng ngay việc nâng cao chất lượng nước ăn uống của người tiêu dùng. Hệ thống này được xây dựng đồng bộ, hiện đại với công nghệ tiên tiến sẽ có hệ thống quản lý khoa học và hiệu quả, an toàn. Nhà nước chỉ quản lý chặt chẽ nước dùng cho ăn uống, còn nước dịch vụ chung sẽ cho phép xã hội hóa, các tổ chức, cá nhân đều có thể tham gia sản xuất, cung ứng và nước sẽ trở thành một ngành công nghiệp thực sự. Hệ thống này cũng mang lại lợi ích vì nếu muốn nâng cao chất lượng nước trên cơ sở hệ thống cấp nước dịch vụ chung thì phải đầu tư cải tạo xây mới tất cả các hạng mục của hệ thống cấp nước, sẽ cực kỳ tốn kém. Còn việc đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho ăn uống, vì công suất cấp nước nhỏ, khoảng 1/30 công suất của hệ thống cấp nước chung, nên vốn đầu tư sẽ thấp.
Mặt khác, nếu chất lượng nước được nâng lên, có thể uống luôn tại nguồn thì thói quen uống nước đun sôi bị loại bỏ và hàng triệu gia đình không phải tự xử lý nước riêng hoặc mua nước đóng bình, đóng chai để ăn uống với giá trị từ 1,5 - 8 triệu/m3 như hiện nay thì hiệu quả kinh tế sẽ vô cùng to lớn. Nước sẽ trở thành hàng hóa thực sự, có chủng loại và giá nước sẽ được tính đúng, tính đủ, ngành nước sẽ phát triển.
3.2.3. Đa dạng và mở rộng các phương thức đầu tư.
Đến nay, các hình thức đầu tư dành cho tư nhân tham gia vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị còn ít và có rất nhiều hạn chế. Do vậy trong thời gian tới, muốn thu hút thêm lượng vốn đầu tư của khu vực tư nhân thi việc đa dạng và mở rộng các phương thức đầu tư tư nhân là việc hết sức có ý nghĩa. Đa dạng và mở rộng các phương thức đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút và nâng cao chất lượng các nguồn vốn đầu tư như bán hoặc cổ phần hóa một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Nhà nước đang kinh doanh cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, cho thuê tài sản trong một thời gian nhất định, đấu thầu quản lý khai thác cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Vốn Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho công tác quy hoạch, hỗ trợ đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị trọng yếu, tạo điều kiện để nhà nước và tư nhân cùng làm. Đối với các công trình kinh kinh doanh sinh lời, Nhà nước không đâù tư chỉ tạo chính sách khuyến khích vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. Các hình thức đầu tư khác mà tư nhân có thể tham gia đó là :
Nhượng quyền : không chỉ giao cho đối tác tư nhân trách nhiệm về vận hành và bảo dưỡng tài sản của một cơ sở mà còn cả trách nhiệm đầu tư. Tuy nhiên, việc sở hữu tài sản vẫn thuộc về Chính phủ, và quyền đối với tất cả tài sản sẽ thuộc về Chính phủ khi hết hạn hợp đồng. Một đối tác tư nhân lãnh trách nhiệm tìm kiếm một nguồn tài chính cho đầu tư, điều hành dịch vụ và thu phí thỏa thuận này áp dụng cho những khu vực địa lý và hành chính nhất định. Đối tác tư nhân sẽ thanh toán phí hàng năm và có thể được mức trợ giá hàng năm tùy theo điều kịên tài chính của dịch vụ. Ưu điểm của nhượng quyền là nó chuyển giao tòan bộ trách nhiệm vận hành và đấu thầu sang cho khu vực tư nhân, như vậy sẽ đảm bảo cho hiệu quả hoạt động. VD: Nhượng quyền cấp nước ở Buenos Aires, trong năm 1993, một tập đoàn quốc tế (đứng đầu bởi công ty Lyonaise des Eaux – Dumes) đã thắng thầu việc nhượng quyền duy trì và điều hành hệ thống cấp nước trong vòng 30 năm. Nguồn thu sẽ thu trực tiếp từ những người được thầu, những người này cũng có trách nhiệm nâng cấp và mở rộng hệ thống. Tất cả tài sản cố định vẫn là của Chính phủ.
Mua lại quyền quản lý ( MBO): Cơ quan Nhà nước mong muốn trở thành cơ quan thúc đầy có thể cho phép một bộ phận chức năng đang huy động tốt thương thảo mua lại chức năng này, thường thì bằng vốn đầu tư của Tư nhân. Công ty loại MBO như vậy trở thành một đầu tư tư nhân, nhưng nó thường được hưởng ưu đãi ký hợp đồng lâu dài với cơ quan, tất cả các công nhân viên chuyển sang công ty mới và công ty mẹ có rất ít hay không có trách nhiệm gì với các nhân viên này. Một khi hợp đồng hết hạn hay được ký lại , MBO sẽ phải cạnh tranh với các công ty tư nhân khác.
Giao thầu : là hợp đồng giữa cơ quan Nhà nước và một tổ chức Tư nhân bên ngoài. Điều quan trọng là cần duy trì một số dạng của chức năng kiểm soát nội bộ để theo dõi việc thực hiện của nhà thầu đối với các quy định của hợp đồng và xác định quy trình thanh toán. Chính quyền có thể giao thầu một phần chức năng của doanh nghiệp như phương cách để giảm bớt quy mô của nó hay như một biện pháp tư nhân hóa
Hợp đồng quản lý: Hợp đồng này nhằm chuyển giao trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng sang cho các doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân tìm cách cải thiện hiệu quả và họ được một khoản phí cố định
Hợp đồng cho thuê : Một doanh nghiệp tư nhân thuê tài sản của Chính phủ và đảm nhiệm việc vận hành và bảo dưỡng tài sản đó. Thực chất, đây là việc bên đi thuê mua quyền đối với dòng thu nhập từ hoạt động của cơ sở nên họ chịu phần lớn rủi ro
Bán khoán : bán khoán có thể xảy ra thông qua việc bán tài sản hoặc bán cổ phần, bán khoán tòan bộ sẽ tạo cho khu vực tư nhân chịu trách nhiệm tòan bộ về vận hành, bảo dưỡng và đầu tư. Nhưng không giống như trong nhượng quyền, bán khóan chuyển giao sở hữu sang cho khu vực tư nhân còn ở trong nhượng quyền thì Chính phủ vẫn đề ra những quy định để đảm bảo tài sản của mình được trả lại trong tình trạng tốt nhất.
Như trên đã thấy, có rất nhiều kiểu quan hệ giữa nhà nước và tư nhân trong cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị nhưng việc chọn mô hình nào lại dựa trên nhiều yếu tố, nhưng điều quan trọng nhất là phải cân bằng giữa lợi ích của cả ba bên : Người sử dụng nước, Đơn vị vận hành và Người sở hữu hệ thống nước.
KẾT LUẬN
Vai trò của đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ngày càng được khẳng định nhất là trong môi trường hội nhập như hiện nay. Đất nước ta đang ngày càng đi lên, nhu cầu về vốn đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là hết sức cấp bách và đã được chứng minh. Việc cần làm hiện nay là làm thế nào để thu hút thêm đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị? Đây không phải là việc làm riêng của nhà nước, mà của tất cả những ai quan tâm đến việc một cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị Việt Nam hiện đại, sánh ngang tầm với các đô thị trên thế giới.
Trong Chuyên đề này, em đã nêu ra một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị dựa trên những gì tìm hiểu được trong quá trình thực tập. Hy vọng rằng, nó sẽ phần nào giải quyết bài tóan về việc thu hút đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị trong giai đoạn hiện nay.
Để hòan thành bản chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Kim Dung cùng các cán bộ trong Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị, Bộ kế hoạch đầu tư. Mặc dù đã tìm hiểu kỹ lưỡng nhưng không thể không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô để chuyên đề của em thêm hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( 2005), “ Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam ”, Chuyên ngành cấp nước và vệ sinh môi trường
Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị ( 2005), “ Thực trạng và một số giải pháp khoa học chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị ”, Tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
Giáo trình “ Kinh tế công cộng ”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.
UNIDO : Hướng dẫn phát triển cơ sở hạ tầng qua các dự án BOT
Ngân hàng thế giới : Thu hút khu vực tư nhân vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
Các website:
www. mpi.gov.vn
www. gso.gov.vn
www. vietbao.vn
www. mot.gov.vn
www. vietnamnet.vn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐTPT Đầu tư phát triển
CSHTĐT Cơ sở hạ tầng đô thị
CSHTCNĐT Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị
NSNN Ngân sách nhà nước
DNNN Doanh nghiệp nước ngòai
DN Doanh nghiệp
BOO Building operation transfer
PPP Public private partnerships
BOO Build operate own
HCM Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
1.BẢNG
Bảng 2.1 : Vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị 26
giai đoạn 2002-2007 26
Bảng 2.2: Quy mô và tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2007 27
Bảng 2.3 : Quy mô và cơ cấu dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2001- 2007 30
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2001 – 2007 33
Bảng 2.5 : Số dự án và cơ cấu dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị phân theo nguồn vốn giai đoạn 2001- 2007 36
Bảng 2.6 : Năng lực cấp nước đô thị tăng thêm giai đoạn 2001-2007 46
Bảng 3.1 : Dự báo nhu cầu nguồn vốn tới năm 2015 cho việc cung cấp dịch vụ cấp nước cho 100% các khu vực đô thị (Tỷ USD) 53
Bảng 3.2 : Dự kiến nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2008-2015 54
2. HÌNH
Hình 2.1 : Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị qua các năm từ 2001 – 2007: 33
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28529.doc