Chuyên đề Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Triều, tỉnh Quang Ninh đế năm 2020

Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đã đề cập tương đối nhiều vấn đề về phát triển kinh tế xã hội cũng như giác độ phát triển các ngành kinh tế của huyện đến năm 2020. Tuy nhiên, đây chỉ là những dự báo mang tính chất định hướng vĩ mô, nhìn trước sự việc của 5-10 năm sau, cung cấp những cơ sở khoa học cho việc luận cứ và xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm. Vì vậy trong tiến trình thực hiện phải thường xuyên rà xét, bổ sung điều chỉnh quy hoạch. Để quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện được thực hiện theo đùng tiến trình phát triển, trước hết cần triển khai các nhiệm vụ sau: Giới thiệu định hướng quy hoạch cho các xã, các thôn và tổ chức lấy ý kiến để bổ sung cho quy hoạch. Xây dựng các chương trình phát triển của các lĩnh vực phải bám sát các mục tiêu cơ bản của quy hoạch tổng thể đã đề ra. Ban chỉ đạo cùng các ngành chức năng của huyện có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm theo các mục tiêu dài hạn đã xác định, đồng thời báo cáo kịp thời với lãnh đạo về những diễn biến đột biến làm thay đổi các mục tiêu quy hoạch để kịp thời xin ý kiến cấp trên điều chỉnh quy hoạch. Xây dựng các dự án đầu tư phát triển theo định hướng đã nêu trong quy hoạch, đồng thời lựa chọn hướng ưu tiên hợp lý đối với các công trình trọng điểm.

doc82 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Triều, tỉnh Quang Ninh đế năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tổ chức tốt. Đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong những năm qua đã được cải thiện rõ rệt, các nhu cầu thiết yếu của nhân dân về ăn, ở, điện sinh hoạt, phương tiện đi lại, nghe nhìn, vui chơi giải trí được đáp ứng ngày càng tốt hơn. 2.4.5. Kết cấu hạ tầng kinh tế. a) Giao thông vận tải * Mạng đường bộ: Hệ thống Quốc lộ: - Chạy qua địa bàn huyện Đông Triều có quốc lộ 18A, 18B và tỉnh lộ 332; 333, và đường sắt Kép - Bãi Cháy. - Quộc lộ 18A chạy từ Tây sang Đông, qua 14/21 xã, thị trấn trong huyện, là trục giao thông huyết mạch của các xã phía nam huyện Đông Triều. - Quốc lộ 18B, từ thị xã Đông Triều đi các xã: Đức Chính - Tràng An - Bình Khê - Tràng Lương sang thị xã Uông Bí. Hệ thống tỉnh lộ: - Trên địa bàn huyện có 3 tuyến tỉnh lộ chạy qua, với tổng độ dài 9,3km, bao gồm các tuyến sau: - Tỉnh lộ 332: từ Quốc lộ 18 (thị trấn Đông Triều) đi Phà Triều, dài 3 km, mặt đường 5 m đã trải nhựa. - Tỉnh lộ 333: từ Quốc lộ 18 (Yên Lãng) đi Phà Đụn, dài 4,78 km, mặt đường rộng 3,5 m đã trải nhựa. - Tỉnh lộ từ Quốc lộ 18 (TT Mạo Khê) đi Hoàng Thạnh, dài 1,52 km, mặt đường rộng 5m, đã trải nhựa. Đường huyện: Hệ thống đường huyện dài 52 km, bao gồm các tuyến: - Mạo Khê - Bình Khê dài 10 km, mặt đường rộng 3,5m đã trải nhựa. - Bình Dương (QL18)- An Sinh - Đức Chính dài 13 km, mặt đường rộng 3,5m, đã trải nhựa. - Thị trấn Đông Triều (QL18) - Tràng An - Bình Khê - Tràng Lương - Thị xã Uông Bí. Dài 29km mặt trải nhựa. Đường xã, thôn: - Tổng độ dài 537,66 km, trong đó: đường liên xã dài 24 km, đường xã dài 513,66 km. Nhìn chung, mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Đông Triều đảm bảo việc giao lưu từ thị trấn Đông Triều đến tất cả các xã trong huyện, ngoài ra, mạng lưới giao thông của huyện và xã đảm bảo sự giao lưu giữa các thôn tương đối thuận tiện. Mật độ đường bộ huyện Đông Triều tương đối cao so với các huyện trong tỉnh, tuy nhiên, tập trung chủ yếu tại các xã thuộc phía nam huyện, các xã phía bắc phân bố thưa so với các xã phía nam. * Mạng đường thuỷ: Địa bàn huyện Đông Triều có các sông chảy qua như; sông cầu Cầm dài 12 km, sông Đạm dài 5 km, sông Đá vách dài 15 km, sông Vàng dài 3 km và sông Kinh Thày ngăn cách Đông Triều và Hải Dương. Nhìn chung sông trên địa bàn huyện ngắn, độ sâu kém ít có giá trị trong vận chuyển đường thuỷ, Huyện chỉ có tuyến đường thuỷ từ Đông Triều đi Phà Rừng dài 46 km, có khả năng cho tàu và sà lan trọng tải dưới 400 tấn qua lại. Địa bàn huyện có bến sông Hoàng Thạch phục vụ vận chuyển than và vật liệu xây dựng, quy mô còn nhỏ. * Đường sắt. Đông Triều có tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy chạy qua, song song với tuyến Quốc lộ 18, làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách từ Quảng Ninh đến mạng đường sắt quốc gia. * Về vận tải. Nhìn chung khối lượng vận chuyển hàng hoá và hành khách trên địa bàn huyện đều do lực lượng vận chuyển tư nhân đảm nhận, khối lượng vận chuyển được thực hiện bằng đường bộ chiếm tới 90% về hành khách và 80% về hàng hoá. b) Hiện trạng cấp nước Huyện có nhiều công trình hồ đập cung cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân, tuy nhiên mới có 2 cơ sở cung cấp nước tập trung tai Đông Triều và Mạo Khê, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh tuy đã tăng khá nhưng chỉ đạt mức 60% số hộ dân trong toàn huyện và 11% số hộ dân dùng nước máy (ở thị trấn Mạo Khê và thị trấn Đông Triều). c) Hiện trạng cấp điện Huyện Đông Triều hiện có 100% số xã dùng điện lưới quốc gia, 95 % số hộ có điện chiếu sáng. Nguồn điện cung cấp cho huyện Đông Triều là mạng điện quốc gia. Trên địa bàn huyện có 5 tuyến đường dây cao thế: - Tuyến Uông Bí - Phả Lại, mạch kép 110 kv. - Tràng Bạch - xi măng Phúc Sơn 110 kv. - Tràng bạch - Hoành Bồ mạch kép 220kv (2x45km). - Uông Bí Tràng Bạch, mạch kép 220kv( 2x19km). - Tràng Bạch - Phả Lại, mạch kép 220kv( 2x40km) - Tràng Bạch Đông Hoà, mạch kép 220kv ( 2x34km) Tình hình tiêu thụ điện năng : Năm 2008, huyện Đông Triều tiêu thụ khoảng 58 triệu KWh, trong đó điện cho nhu cầu sinh hoạt chiếu sáng chiếm khoảng 46%, cho nhu cầu sản xuất công nghiệp khoảng 44%, các nhu cầu khác khoảng 10% 2.4.6. Hạ tầng xã hội Chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ và cải thiện nhà ở cho các hộ nghèo trên điạ bàn và cải thiện nhà ở. Hiện nay phần lớn nhà ở trên địa bàn huyện là nhà ở bán kiên cố với 77,2%, chỉ có 11,8% là nhà kiên cố và còn tới 11% là nhà tạm. * Nhận xét chung về kết cấu hạ tầng: Trong một số năm gần đây, hệ thống kết cấu hạ tầng huyện Đông Triều đã có những bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở các chỉ tiêu sau: - Đã giải quyết tình trạng mất câu đối nghiêm trọng giữa cung và cầu. - Đã mở rộng diện phục vụ tới đông đảo người tiêu dùng cũng như việc mở rộng địa bàn phục vụ. - Chất lượng phục vụ từng bước được nâng cao. - Cơ sở vật chất đã ngày càng được củng cố. - Đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế sau: - Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa phát triển đồng bộ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. - Chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập của nền kinh tế cả nước. - Trình độ khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của quá trình sản xuất. - Quá trình phân bố hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng đều giữa các vùng, còn tập trung ở khu vực đồng bằng và khu vực đô thị. 3.4.7. Quốc phòng, an ninh Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, huyện đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang trong sạch, vững mạnh, từng bước chính quy và hiện đại, tăng cường giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân; xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh. Chỉ đạo thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, chủ động phòng chống các loại tội phạm, tạo môi trường thuận lợi cho thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân. Kết hợp tốt việc củng cố quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế xã hội. Công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng được quan tâm, từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng, hoạt động của các lực lượng vũ trang địa phương, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên. Chú trọng nâng cao chất lượng tổng hợp, nhất là chất lượng chính trị, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang. Phong trào quần chúng bảo vệ An ninh Tổ quốc được củng cố, phát triển. Công tác an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giữ vững. Chỉ đạo giải quyết tốt tình hình an ninh nông thôn, không để xảy ra điểm nóng. Thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và truy quét tội phạm hình sự, cương quyết đấu tranh, từng bước hạn chế các tai nạn, tệ nạn xã hội. Điều tra, giải quyết, làm rõ các vụ án hình sự đạt 85%, riêng các vụ trọng án đạt 95% trở lên. Huyện tích cực triển khai chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy với nhiều hình thức, biện pháp như tuyên truyền, giáo dục xây dựng quy chế phối hợp quản lý. Do đó đã hạn chế, làm giảm tội phạm hình sự, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TRONG THỜI GIAN QUA 3.1. Về dân số - lao động 3.1.1. Dân số: Dân số trung bình toàn huyện năm 2000 là 148.846 người, năm 2005 tăng lên 152.438 người, năm 2007 là 154.566 người, năm 2008 là 156.112, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hàng năm ổn định ở mức 1%, là địa phương có tốc độ tăng dân số thấp nhất trong tỉnh, giảm trung bình mỗi năm gần 0,02%. Quy hoach tổng thể trước dự báo dân số năm 2005 là 155 ngàn người, tăng gần 2600 người so với thực tế. Dân số đô thị dự báo 37%, thực tế 25%. Nhìn chung dân số huyện Đông Triều là dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động năm 2005 là 88.414 người, chiếm 58% tổng số dân. Năm 2007 là 89.648 người, năm 2008 là 90.500 người . Tỷ lệ dân số sống ở nông thôn tương đối cao, năm 2005 là 114.328 người, chiếm 75%, dân số ở khu vực thành thị chỉ có 25% tổng số dân, năm 2008 tỷ lệ này là 27%, không thay đổi nhiều so với năm 2005, qua đó cho thấy tốc độ đô thị hóa trong huyện diễn ra còn chậm. Dân tập trung đông nhất tại 2 thị trấn: Đông Triều và Mạo Khê. Trên địa bàn huyện Đông Triều có 9 dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 97,8% dân số, còn lại là các dân tộc: Tày 1,3%, Sán Dừu 0,5%, Hoa 0,2%, các dân tộc Nùng, Dao, Mường, Thái và Sán Cháy chỉ chiếm 0,2%. Trình độ dân trí trong huyện Đông Triều chưa đồng đều giữa các vùng , năm 2008 tỷ lệ người có trình độ đại học và trên đại học có 6%. 3.1.2. Lao động: Lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 58%, lao động đang làm việc trong ngành kinh tế đạt 97% số lao động trong độ tuổi, trong đó, lao động trong ngành công nghiệp chiếm 18,6%, nông nghiệp chiếm 74%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 7,4%. 3.2. Hiện trạng sử dụng đất Theo số liệu quy hoạch sử dụng đất năm 2005, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đông Triều là 39.657,01 ha được chia thành các loại đất theo mục đích sử dụng như sau: + Đất nông nghiệp: Diện tích 26.103,83 ha chiếm 65,8% diện tích đất tòan huyện, trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp là 10.026,87 ha. Đất nông nghiệp được chia thành 2 vùng sản xuất chính: Vùng sản xuất lương thực tập trung ở các xã phía nam gồm: Nguyễn Huệ, Bình Dương, Hồng Phong, Đức Chính, Hưng Đạo, Kim Sơn. Vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung ở các xã phía bắc: An Sinh, Việt Dân, Tràng An, Bình Khê, Tràng Lương. - Đất lâm nghiệp: tập trung nhiều ở vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều trên địa phận các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương. Tổng diện tích 15296,91 ha chiếm 38,6% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. + Đất phi nông nghiệp: diện tích 8.641,73 ha, chiếm 21,8% diện tích đất tự nhiên. Trong đó: - Đất chuyên dùng: Diện tích 3.518,57 ha chiếm 11,3% diện tích tự nhiên toàn huyện. - Đất ở: Diện tích 1203,29 ha, chiếm 2,74% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, bao gồm 39.321 hộ gia đình, trong đó: + Đất ở đô thị: 280,51 ha + Đất ở nông thôn: 922,78 ha. - Đất tôn giáo là 13,78 ha, - Đất nghĩa trang, nghĩa địa là 132,88 ha - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 3.773,2ha +Đất chưa sử dụng còn 4.911,45 ha, chiếm 12,4% diện tích tự nhiên. Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Triều Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 39.657,01 100 I. Đất nông nghiệp Đất sx.nông nghiệp 26.103,83 10.026,87 65,8 Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản 15.296,91 779,05 II. Đất phi nông nghiệp Đất chuyên dùng 8.641,73 3.518,57 21,8 Đất ở. Đất phi nông nghiệp khác 1.203,29 3.919,87 III. Đất chưa sử dụng Đất bằng chưa sử dụng Đất đồi núi chưa sử dụng Núi đá không có cây 4.911,45 42,54 4.749,02 119,89 12,4 Nguồn: Bảng kiểm kê đất năm 2005- Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đông Triều. 3.3. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 3.3.1. Tăng trưởng kinh tế. Trong những năm qua huyện đã tận dụng những ưu thế của mình, đẩy mạnh việc phát triển kinh tế. Tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2000 -2006 đạt 15,4%. Trong đó: công nghiệp-xây dựng tăng nhanh nhất, đạt 14,3%; thương mại - dịch vụ tăng 23,5 % và nông - lâm - ngư nghiệp tăng 9%. Năm 2007 giá trị sản xuất tăng 12%, năm 2008 đạt 15,4% . Năm 2005, tổng giá trị sản xuất toàn huyện (GTSX) đạt trên 1172 tỷ đồng (giá thực tế), tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2000. GTSX bình quân đầu người năm 2005 đạt 382 USD, bằng 1,66 lần so với năm 2000. Năm 2008 tổng giá trị xuất đạt 1.706 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2007. Bảng 5. Giá trị sản xuất (Giá 1994) Đơn vị: tỷ đồng; % 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ 01- 05 Tổng GTSX 716 850 1015 1172 1313 1492,7 1674 15,4 Công nghiệp 308 372 461 558 692 818,9 947 19,00 Nông nghiệp 295 318 361 384 300 327,8 329 9,00 Dịch vụ 113 160 193 230 321 346,0 398 23,5 Nguồn: Viện Chiến lược phát triển xử lý từ Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI huyện Đông Triều. Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu năm 2007 Quy hoạch trước, dự báo giá trị sản xuất tăng 13,6%, thực tế tăng 15,4%. 3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ huyện Đông Triều lần thứ XXI đã xác định “Cơ cấu kinh tế là: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại và Du lịch”. Trong quá trình tổ chức thực hiện đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông- lâm- ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng, thương mại- dịch vụ. Tỷ trọng giá trị sản xuất của khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp năm 2005 là 32,8%, năm 2008 giảm xuống còn 19,7%. Công nghiệp và Xây dựng năm 2005 là 47,6%, năm 2008 tăng lên 66,8%; khối Dịch vụ năm 2005 đạt 19,6 %, năm 2008 tăng lên 23,5%. Bảng 06: Cơ cấu KT theo GTSX theo giá so sánh Đơn vị: % 2001 2005 2006 2007 2008 Tổng GTSX 100 100 100 100 100 Công nghiệp 42,5 47,6 54,9 56 56,8 Nông nghiệp 43,6 32,8 22,3 21 19,7 Dịch vụ 13,9 19,6 22,8 23 23,5 Nguồn: Kết quả thực hiện các mục tiêu đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI nhiệm kỳ 2000 -2005- UBND huyện Đông Triều, Kết quả thực hiện các mục tiêu 2007-2008. Quy hoạch trước, dự báo cơ cấu kinh tế năm 2005 : nông lâm-ngư; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ theo thứ tự là : 33,4- 54,3 – 12,3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu của huyện sẽ được làm rõ hơn trong bức tranh chung của tỉnh Quảng Ninh và của cả nước. Bảng 07: So sánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Đông Triều với tỉnh Quảng Ninh và cả nước (tính theo GDP- giá thực tế) Đơn vị: % Chỉ tiêu 2005 2008 Huyện ĐT Tỉnh QN Cả nước Huyện ĐT Tỉnh QN Cả nước Cơ cấu kinh tế 100 100 100 100 100 100 Nông lâm nghiệp 43,6 9,5 24,53 32,8 8,3 19,89 Công nghiệp-XD 42,5 52,4 36,73 47,6 50,3 42,04 Dịch vụ 13,9 38,0 38,74 19,6 41,4 38,07 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đông Triều 2005, Niên giám thống kê Việt Nam 2005) Trong những năm qua huyện Đông Triều là huyện nông nghiệp đã có bước chuyển dịch cơ cấu khá mạnh mẽ trong tương quan so sánh với cả nước và tỉnh. Huyện đã tập trung khai thác, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận tiện cho việc phát triển công nghiệp, đẩy mạnh nền công nghiệp toàn huyện. Do đó ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch rõ rệt nhất, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của huyện. 3.4. Thu, chi ngân sách Công tác thu ngân sách được đổi mới theo cơ chế phân cấp nguồn thu cho các xã, thị trấn, góp phần ổn định, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Thông qua các cơ chế tài chính và sự điều hành quản lý ngân sách; kết quả thu ngân sách trên địa bàn thành phố trong những năm qua đạt khá. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện ước đạt 40,9 tỷ đồng, tăng bình quân 19%/năm. Thu trên địa bàn năm 2006 ước đạt 103,645 tỷ đồng, năm 2007 đạt 115 tỷ đồng, năm 2008 đạt 160 tỷ đồng, năm 2008 ước đạt 209 tỷ đồng. Chi ngân sách Nhà nước 5 năm ước đạt 177.944 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm 25,5%. Trong đó chi xây dựng cơ bản ước đạt 41.297 triệu đồng, chiếm 23,2% tổng chi ngân sách huyện. Chi ngân sách đã đáp ứng kịp thời cho các hoạt động kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng, đồng thời huyện đã chú trọng việc tiết kiệm chi ngân sách giành kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ bản. Trong năm 2007 chi cho xây dựng cơ bản là 13,4 tỷ đồng, năm 2008 tăng lên 23,5 tỷ đồng. 3.5. Đầu tư phát triển Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư qua các giai đoạn đã tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP của huyện, thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt đô thị và nông thôn. Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư qua các giai đoạn đã tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP của huyện, thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt đô thị và nông thôn. Cùng với điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ngành, đầu tư cho các vùng cũng có sự phân bổ và điều chỉnh tích cực. Huyện đã tập trung đầu tư về công nghiệp và thương mại, dịch vụ cho các vùng kinh tế trọng điểm ở thị trấn Mạo Khê và thị trấn Đông Triều, tạo động lực thúc đẩy, lôi kéo các vùng khác phát triển. Các xã vùng thấp tập trung sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi gắn chế biến thực phẩm. Các xã vùng cao bước đầu phát huy thế mạnh để phát triển cây gỗ nguyên liệu và chăn nuôi gia súc có giá trị kinh tế cao. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển tuy đã tăng nhanh về số lượng, nhưng còn nhiều mặt hạn chế; chưa tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút mạnh các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Hiệu quả đầu tư một số chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đạt thấp, nhất là đầu tư từ nguồn ngân sách và tín dụng Nhà nước, nhiều dự án còn phải trông vào sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 2005 - 2008 ước đạt 250 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư đã tập trung đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thu hút nguồn lực trong dân vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hướng đầu tư tập trung có trọng tâm, trọng điểm hơn, vào những lĩnh vực then chốt, vùng trọng điểm như thị trấn Đông Triều, Mạo Khê và các xã, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện, đồng thời cũng quan tâm đầu tư các vùng khó khăn, các xã vùng cao nâng dần mức sống dân cư ở các vùng này. 3.6. Thu nhập và đời sống dân cư Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2001-2005 đạt 10,6%. Năm 2006 GDP bình quân đầu người đạt 382 USD/người/năm, thấp hơn khá nhiều so với mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước (trên 10 triệu đồng/người/năm). Năm 2007 thu nhập bình quân của một người dân ước đạt gần 600 USD, năm 2008 ước đạt 625 USD. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, những năm qua đời sống nhân dân trong huyện được cải thiện rõ nét. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2006 giảm xuống còn 3% (theo tiêu chí mới còn 8,7%), năm 2007 còn 5,8%, năm 2008 còn 5,2%. Tỷ lệ trẻ em suy sinh dưỡng từ 30,1% năm 2001 giảm xuống còn dưới 13,5% năm 2006, năm 2007 còn 12%, năm 2008 còn 11%. Số hộ dùng nước sạch, số hộ có các phương tiện nghe nhìn, đi lại, xây dựng nhà mới tăng. 60% số hộ trong toàn huyện được dùng nước hợp vệ sinh. CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN ĐÔNG TRIỀU ĐẾN NĂM 2020 1. CÁC BỐI CẢNH BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU 1.1. Bối cảnh trong nước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm đầu của thế kỷ 21, đó là chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đại hội cũng đã xác định những định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho 5 năm đầu (2005 -2010). Từ định hướng do đại hội đề ra cho thấy 10 năm tới nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 7% trở lên, trong đó mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm (2005-2010) là Tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế. Xây dựng một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo chuyển biến mạnh về phát huy nhân tố con người, giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ. Giải quyết các vấn đề bức xúc về việc làm, cơ bản xoá đói và giảm mạnh số hộ nghèo, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, cải thiện đời sống nhân dân. Những mục tiêu tổng quát trên một mặt đòi hỏi nhân dân huyện Đông Triều phải góp sức cùng cả nước hoàn thành những nhiệm vụ mà Đại hội Đảng đã đặt ra. Mặt khác, đó cũng là điều kiện thuận lợi để nền kinh tế của huyện tham gia vào guồng máy kinh tế chung của toàn quốc, đồng thời còn tạo điều kiện để kinh tế của huyện nhà mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm cuả mình. Đầu tư nước ngoài có vị trí rất quan trọng đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển, trong những năm tới, với quan điểm mở cửa của Đảng và Nhà nước sẽ có cơ hội thuận tiện để Đông Triều thu hút đầu tư nước ngoài phát triển trên địa bàn huyện. Nguồn vốn FDI sẽ là cơ hội để Đông Triều phát triển công nghiệp, kết hợp với nguồn ODA cho xây dựng kết cấu hạ tầng để tăng trưởng kinh tế nhanh. 1.2. Bối cảnh trong tỉnh Quảng Ninh. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 đã xác định những phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm là: Ưu tiên tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững trên cơ sở đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định trong một thời gian dài, nhằm mục tiêu tạo đà tăng tốc ở giai đoạn sau để đến năm 2020 trở thành tỉnh có công nghiệp phát triển. Phấn đấu đạt loại tỉnh khá của ĐBSH vào năm 2010, và trở thành tỉnh phát triển trong khu vực vào năm 2020. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, quốc phòng an ninh. Với các quan điểm phát triển nêu trên, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2020 là: Công nghiệp - xây dựng: 46,3% Nông nghiệp: 4% Dịch vụ: 49,7% Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2006- 2010 là 13,3%, thời kỳ 2011- 2020 là 14,2%. Những kết quả đạt được và những mục tiêu định hướng trên đây cho phép huyện Đông Triều có tầm nhìn dài hơn, chính xác hơn đối với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của huyện, đồng thời có cơ sở cho con đường phát triển nhanh, vững vàng. 2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA HUYỆN. 2.1. Lợi thế so sánh của Đông Triều. Vị trí địa lý: Đông Triều có vị trí tiếp giáp với thị trấn Sao Đỏ- một trong những trung tâm công nghiệp, du lịch của tỉnh Hải Dương; có các tuyến quốc lộ 18A, đường sắt quốc gia và tỉnh lộ 332; 333, dự án đường cao tốc Nội Bài- Hạ Long sẽ đi qua huyện, tạo cho huyện khả năng thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế, phát triển dịch vụ du lịch. Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng như núi đá vôi, mỏ đất sét, than đá, nhiều dự án công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã được đầu tư và đang đi vào sản xuất, tạo đà cho sản xuất công nghiệp, xây dựng của huyện phát triển. Đất lâm nghiệp nhiều, có điều kiện để phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại, hình thành một số vùng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản tập trung; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành nông, lâm nghiệp theo hướng tăng dần ngành lâm nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; giá trị đất lâm nghiệp ngày càng được coi trọng, người dân ngày càng gắn bó hơn với rừng, có ý thức bảo vệ và phát triển rừng, độ che phủ rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc đã tăng rõ rệt. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tiếp tục được hoàn thiện và đồng bộ, hướng nhiều hơn vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa,... tạo môi trường thuận lợi hơn cho đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đông Triều có truyền thống khắc phục khó khăn, kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm trong quá trình 20 năm đổi mới, đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm tới. 2.2. Những hạn chế còn tồn tại Diện tích rộng song đất đồi núi nhiều, địa hình phức tạp gây cản trở đến phát triển kết cấu hạ tầng và phân bố lại dân cư. Kinh tế của huyện phát triển, nhưng quy mô (GDP) còn nhỏ - tiềm lực kinh tế không mạnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn còn chậm, đời sống nhân dân nông thôn còn gặp khó khăn. Sản xuất nông, lâm nghiệp mang tính thuần nông, tự cấp, tự túc; cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp đã chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, lợi thế kinh tế rừng chưa được khai thác có hiệu quả. Sản xuất hàng hoá phát triển chậm, sản xuất chưa gắn với thị trường, chủ yếu vẫn phát triển tự phát, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, giá trị hàng hoá thấp. Quan hệ sản xuất nông thôn còn chậm đổi mới, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin, bưu điện, xây dựng đô thị chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, chưa đủ sức để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn còn rất nhiều khó khăn. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều bức xúc: cơ sở vật chất cho dạy và học, cho khám chữa bệnh chưa đáp ứng kịp nhu cầu đòi hỏi của nhân dân, chất lượng chưa cao; tỷ lệ lao động không có việc làm còn cao, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trình độ dân trí một bộ phận dân cư còn thấp và không đồng đều. Nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực kỹ thuật còn có hạn, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện của một số tổ chức Đảng, chính quyền và đội ngũ cán bộ chưa theo kịp yêu cầu trong giai đoạn mới. Từ những khó khăn trên đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân trong huyện cần phải năng động, nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức, vươn lên xây dựng huyện phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN 3.1. Quan điểm phát triển 1. Với lợi thế của Đông Triều, trong 10 - 15 năm tới phải phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng với mức tăng trưởng bình quân hàng năm phải cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh, đạt được như vậy nền kinh tế của tỉnh mới có điều kiện thực hiện các mục tiêu đề ra. 2. Khai thác các thế mạnh trong công nghiệp, dịch vụ để tạo bước nhảy vọt, xây dựng những tiền đề thúc đẩy phát triển nhanh, góp phần quyết định thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của huyện, xây dựng huyện trở thành một trong những trung tâm kinh tế mạnh của tỉnh. 3. Phát triển kinh tế của huyện phải có tầm nhìn xa, hướng tới nền kinh tế văn minh, hiện đại, phát triển nhanh đi đôi với phát triển bền vững, đảm bảo môi trường trong sạch. 4. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, xác định kinh tế hộ gia đình là lực lượng thúc đẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo, lực lượng đẩy nhanh mức sống dân cư trong huyện, tạo cơ hội chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trọng tâm phát triển kinh tế hộ gia đình là tăng cường đầu tư phát triển khu vực nông thôn, phát triển nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, phát triển các hình thức trang trại nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp từ 6% -7%. 5. Củng cố nền kinh tế Nhà nước để có khả năng đảm đương những nhiệm vụ then chốt, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện làm đầu tàu lôi kéo các thành phần kinh tế tư nhân phát triển. 6. Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường. Xây dựng nền kinh tế có nhịp độ tăng trưởng ổn định và bền vững. Phát triển kinh tế theo hướng kết hợp với củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội. 7. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng: đường giao thông, thuỷ lợi, đường điện, bệnh viện, trường học, nhằm trước hết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sức khoẻ cho nhân dân. Đặc biệt ưu tiên đầu tư xây dựng thoả đáng cho cơ sở hạ tầng giao thông và thuỷ lợi, tạo điều kiện cho phát triển cụm công nghiệp của huyện. Tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân được cống hiến và hưởng thụ các thành quả của sự phát triển. 3.2. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020 Mục tiêu cơ bản: Đến năm 2020, huyện Đông Triều cơ bản trở thành huyện công nghiệp phù hợp với hướng phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh. Mục tiêu cụ thể: - Tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 đạt 14,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 14%/năm. Trong đó tương ứng với các giai đoạn, tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 16%/năm 2016-2020 là 15%; dịch vụ đạt 16% - 14,5%/năm; nông nghiệp đạt 4,5% - 4%/năm. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp tăng lên 63,5%, dịch vụ tăng lên 30,2% và nông nghiệp giảm xuống còn 6,3%. 4. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU ĐẾN NĂM 2020 Để định hướng quy hoạch phát triển KT-XH của huyện đến năm 2020, có thể đưa ra một số phương án như sau 4.1. Phương án I 4.1.1. Cơ sở xây dựng phương án: Tập trung cho mục tiêu phát triển và tăng trưởng kinh tế cao bền vững, đẩy mạnh chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch và hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ và công nghiệp, trọng tâm là công nghiệp chế tác sản xuất theo hướng phát triển hàng hoá, tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh. Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhất là giao thông, điện, nước. Đẩy mạnh các mối liên kết kinh tế - xã hội với bên ngoài, có chính sách phù hợp để thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, gắn với công nghiệp chế biến và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, khai thác có hiệu quả tiềm năng hiện có, xác định vùng đầu tư trọng điểm và thực hiện đầy đủ các chính sách nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm chuyển giao khoa học - kỹ thuật tới hộ nông dân bằng nhiều hình thức. 4.1.2. Các mục tiêu của phương án: * Tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện dự kiến 15% thời kỳ 2006-2010 và 14%, thời kỳ 2011- 2015, thời kỳ 2016 - 2020 là 12% Trong đó công nghiệp 17% thời kỳ đầu, 15% -14% các thời kỳ tương ứng tiếp theo; dịch vụ là 20,5% - 16,7 và 10,65; nông nghiệp là 4 và 4,5%. * Cơ cấu kinh tế. Để đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng theo phương án, đòi hỏi huyện phải vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa tăng cường các giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện theo xu hướng đẩy nhanh phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2010, tỷ trọng GDP công nghiệp là 51,8%; dịch vụ là 24,9%; nông lâm ngư nghiệp là 23,3%; năm 2015 , công nghiệp 54,3%, dịch vụ 28%; nông lâm nghiệp là 17,7% đến năm 2020 tương ứng theo thứ tự trên là: 59%- 26,6% - 14,4%. Bảng 8: Cơ cấu kinh tế phương án I. Ngành, lĩnh vực 2005 2010 2015 2020 Tổng số (%) 100 100 100 100 Công nghiệp (%) 49,2 51,8 54,3 59 Nông lâm ngư (%) 30 23,3 17,7 14,4 Dịch vụ (%) 20,8 24,9 28,0 26,6 Bảng 9: Một số chỉ tiêu phương án I Đơn vị: Tỷ VNĐ, % Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Tăng trưởng (%) 2005-2010 2010-2015 2015-2020 1-Tổng GTSX (giá 1994) 1172 2356 4535 7992 15 14 12 - Nông, lâm ngư nghiệp 384 467 579 718 4 4,5 4,5 - Công nghiệp, xây dựng 558 1222 2456 4716 17 15 14 - Dịch vụ 230 667 1500 2558 20,5 16,7 10,65 2-Tổng GTSX (giá HH) 2130 4404 8607 14865 - Nông, lâm ngư nghiệp 518 630 782 969 - Công nghiệp, xây dựng 1267 2774 5575 10705 - Dịch vụ 345 1000 2250 3191 3- Cơ cấu kinh tế (giá HH) 100 100 100 100 - Nông, lâm ngư nghiệp 30 23,3 17,7 14,4 - Công nghiệp, xây dựng 49,2 51,8 54,3 59 - Dịch vụ 20,8 24,9 28,0 26,6 4-Dân số (người) 152438 161584 169663 178147 5- GTSX bq đầu người + Giá SS - 1000 VNĐ 7688 14580 26700 4486o + Giá HH - 1000 VNĐ 13973 27250 50700 83442 Tính USD (giá 1994) 698 1325 2427 4078 Tính USD (giá hh) 873 1703 3168 5215 4.2. Phương án II 4.2.1. Cơ sở xây dựng phương án: Phương án được xây dựng trên cơ sở khai thác tối đa các yếu tố nội lực của huyện, yếu tố bên ngoài được xác định trên cơ sở nền kinh tế của cả nước phát triển theo hướng tăng trưởng từ 7% -8% mỗi năm. Tỉnh Quảng Ninh phát triển theo phương án tăng trưởng cao, Đông Triều phát huy lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên để phát triển dịch vụ và công nghiệp điện năng, nhịp độ tăng trưởng chung có sự điều chỉnh tốc độ tăng trưởng của từng giai đoạn với mức tăng trưởng cao hơn phương án I, do có một số công trình trọng điểm đi vào hoạt động như Nhà máy điện 440MW, đến năm 2010 đi vào hoạt động tổ máy đầu tiên, khu công nghiệp Hồng Thái 300 ha v.v.. 4.2.2. Các mục tiêu của phương án II *Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện dự kiến là 13,9% thời kỳ 2006 - 2010 và 14,5% thời kỳ 2011 - 2015, thời kỳ 2016-2020 là 14%. Trong đó theo các thời kỳ 2011-2015 và 2016-2020 công nghiệp là: 16% và 15%; Dịch vụ là 16% -14,7% ; nông lâm ngư nghiệp là 4,5% và 4%. * Cơ cấu kinh tế: Đến năm 2010 công nghiệp và dịch vụ giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Trong đó: tỷ trọng công nghiệp trong tổng GTSX năm 2010 và 2020 là 56,9% và 63,5%; dịch vụ là 27,3% và 30,2%; nông lâm ngư nghiệp là 15,8% và 6,3%. Bảng 10: Cơ cấu kinh tế phương án II. 2005 2010 2015 2020 Tổng số ( % ) 100 100 100 100 Nông nghiệp ( % ) 30 15,8 12,7 6,3 Công nghiệp ( % ) 49,2 56,9 59,1 63,5 Dịch vụ ( % ) 20,8 27,3 28,2 30,2 Bảng 11: Một số chỉ tiêu phương án II Đơn vị: tỷ VNĐ, % Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Tăng trưởng (%) 2005-2010 2010-2015 2015-2020 1-Tổng GTSX (giá 1994) 1172 2500 4959 9377 13,9 14,5 14 - Nông, lâm ngư nghiệp 384 607 910 1238 7 4,5 4 - Công nghiệp,xây dựng 558 1356 2970 5970 12 16 15 - Dịch vụ 230 537 1079 2169 25,8 18,4 15 2-Tổng GTSX (giá HH) 2130 3999,1 7958,8 15323,9 - Nông, lâm ngư nghiệp 518 631,9 955,1 965,4 - Công nghiệp, xâydựng 1267 2275,5 4775,3 9730,7 - Dịch vụ 345 1091,8 2228,5 4627,8 3- Cơ cấu kinh tế(giáHH) 100 100 100 100 - Nông, lâm ngư nghiệp 30 15,8 12,7 6,3 - Công nghiệp,xây dựng 49,2 56,9 59,1 63,5 - Dịch vụ 20,8 27,3 28,2 30,2 4-Dân số (người) 152438 161584 169663 178147 5- GTSX bq đầu người + Giá SS - 1000 VNĐ 7688 15472 29228 52636 + Giá HH - 1000 VNĐ 13973 24749 46909 86018 Tính USD (giá 1994) 698 1406 2657 4785 4.3. Phương án III 4.3.1. Cơ sở xây dựng phương án: Xây dựng trên cơ sở của phương án II ở thời kỳ đầu, các thời kỳ tiếp theo vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng cao, công nghiệp và dịch vụ vẫn là hai lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế huyện Đông Triều. Trọng tâm của phương án là Nhà nước đầu tư phát triển hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh tế của huyện hoạt động liên tục và bền vững. 4.3.2. Các mục tiêu của phương án III * Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện dự kiến là 16,5% thời kỳ 2006 - 2010. Và 18% - 15,3% ở các thời kỳ tiếp theo, trong đó công nghiệp là: 19,5% - 21% và 16%; dịch vụ là: 17%- 19,5% và 17,9%; nông lâm ngư nghiệp là 9,7% ; 8% và 7%. * Cơ cấu kinh tế: Đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đến năm 2010 công nghiệp và dịch vụ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Trong đó tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP năm 2010 và 2020 là 54,2% và 63%; dịch vụ là 21,7% và 26,5%; nông lâm ngư nghiệp là 24,1% và 10,5%. Bảng 12: Cơ cấu kinh tế phương án III. Đơn vị: % 2005 2010 2015 2020 Tổng số 100 100 100 100 Công nghiệp 49,2 54,2 61,2 63 Nông lâm ngư 30 24,1 15,3 10,5 Dịch vụ 20,8 21,7 23,5 26,5 Bảng 13: Một số chỉ tiêu phương án III Đơn vị: Tỷ VNĐ, % Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Tăng trưởng (%) 2005-2010 2010-2015 2015-2020 1-Tổng GTSX (giá 1994) 1172 2477 5649 11467 16,5 18 15,3 - Nông, lâm ngư nghiệp 384 607 886 1240 9,7 8 7 - Công nghiệp,xây dựng 558 1356 3512 7375 19,5 21 16 - Dịch vụ 230 514 1251 2852 17 19,5 17,9 2-Tổng GTSX (giá HH) 2130 4346 10315 21254 - Nông, lâm ngư nghiệp 518 728 1063 1488 - Công nghiệp,xây dựng 1267 2847 7375 15488 - Dịch vụ 345 771 1877 4278 3- Cơ cấu kinh tế(giáHH) - Nông, lâm ngư nghiệp 30 24,1 15,3 10,5 - Công nghiệp,xây dựng 49,2 54,2 61,2 63 - Dịch vụ 20,8 21,7 23,5 26,5 4-Dân số (người) 152438 161584 169663 178147 5- GTSX bq đầu người + Giá SS - 1000 VNĐ 7688 15329 33295 64368 + Giá HH - 1000 VNĐ 13973 26896 60796 119305 Tính USD (giá 1994) 698 1393 3027 5852 Tính USD (giá hh) 873 1681 3800 6697 4.4. So sánh và lựa chọn giữa các phương án 4.4.1. Sự khác biệt giữa 3 phương án * Về ý nghĩa: - Phương án I khai thác nội lực là chính. - Phương án II trọng tâm khai thác nguồn ngoại lực để thúc đẩy khai thác nội lực. Có một số công trình đột phá tăng trưởng như nhà máy nhiệt điện Mạo Khê 440 MW. - Phương án III trên cơ sở của phương án II song với giả thiết các yếu tố phát triển trong điều kiện cả nội lực và ngoại lực đều khai thác tốt. * Xét về lượng: - Về tăng trưởng: Phương án I tốc độ tăng trưởng thời kỳ đầu 15%, thời kỳ tiếp theo là 14% và 12%. Phương án II : Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện dự kiến 13,9% thời kỳ 2006-2010 và 14,5%- thời kỳ 2011- 2015, thời kỳ 2016 - 2020 là 14% Phương án III: Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện dự kiến là 16,5% thời kỳ 2006 -2010. Và 18% - 15,3% ở các thời kỳ tiếp theo - Về cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế tính theo GDP của công nghiệp; Nông nghiệp và, dịch vụ theo thứ tự là: Bảng 14: So sánh cơ cấu kinh tế các phương án. Đơn vị: % Năm 2010 2015 2020 PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3 Tổng số Công nghiệp và XD Nông - lâm - ngư Dịch vụ 100 51,8 23,3 24,9 100 56,9 15,8 27,3 100 54,2 24,1 21,7 100 54,3 17,7 28,0 100 60 12 28 100 61,2 15,3 23,5 100 59 14,4 26,6 100 63,5 6,3 30,2 100 63 10,5 26,5 4.4.2. Lựa chọn phương án Với kết quả phân tích, so sánh của ba phương án, tôi nhận thấy phương án II là phương án phù hợp nhất với xu thế phát triển của huyện Đông Triều, dựa vào các yếu tố vị trí địa lý để thu hút đầu tư cho phát triển dịch vụ và công nghiệp, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo cả trong phát triển hạ tầng và phát triển các ngành sản xuất. Vì vậy, trong việc xác định các chỉ tiêu phát triển các ngành và lĩnh vực chúng ta nên sử dụng kết quả của phương án 2 làm mục tiêu phấn đấu. Bảng 15: Một số chỉ tiêu phương án II ( phương án chọn) tính theo GDP Đơn vị: Tỷ VNĐ, % Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Tăng trưởng (%) 2005-2010 2010-2015 2015-2020 1-Tổng GTSX (giá 1994) 1172 2246,7 4421,5 8513,3 13,9 14,5 14 - Nông, lâm ngư nghiệp 384 607 910 1238 7 4,5 4 - Công nghiệp, xây dựng 558 1356 2970 5970 12 16 15 - Dịch vụ 230 537 1079 2169 25,8 18,4 15 2-Tổng GTSX (giá HH) 2130 3999,1 7958,8 15323,9 - Nông, lâm ngư nghiệp 518 631,9 955,1 965,4 - Công nghiệp, xây dựng 1267 2275,5 4775,3 9730,7 - Dịch vụ 345 1091,7 2228,5 4627,8 3-Tổng GDP (giá 1994) 527 1011 1990 3830 - Nông, lâm ngư nghiệp 173 243 302 368 - Công nghiệp, xây dựng 223 393 826 1662 - Dịch vụ 131 375 862 1800 4-Tổng GDP (giá HH) 958 1800 3582 6896 - Nông, lâm ngư nghiệp 233 284 430 434 - Công nghiệp, xây dựng 507 910 1910 3892 - Dịch vụ 218 606 1242 2570 5- Cơ cấu kinh tế (giá HH) 100 100 100 100 - Nông, lâm ngư nghiệp 24 15,8 12,0 6,3 - Công nghiệp, xây dựng 52,9 50,6 53,3 56,4 - Dịch vụ 23,1 33,3 34,7 37,3 6-Dân số (người) 152438 161584 169663 178147 7- GTSX bq đầu người + Giá SS - 1000 VNĐ 7.688 15.471 29.228 52.636 + Giá HH - 1000 VNĐ 13.973 27.620 52.893 93.630 Tính USD (giá 1994) 698 1.406 2.657 4.785 Tính USD (giá hh) 873 1.726 3.306 5.852 8- GDP bq đầu người + Giá SS - 1000 VNĐ 289 626 1173 2150 + Giá HH - 1000 VNĐ 628 1114 2110 3870 5. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH HUYỆN ĐÔNG TRIỀU ĐẾN NĂM 2020 5.1. Giải pháp về vốn đầu tư Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch được huy động từ các nguồn vốn sau: - Vốn từ ngân sách Nhà nước, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. - Vốn vay tín dụng ưu đãi. - Vốn từ các doanh nghiệp và hộ gia đình - Vốn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài 5.1.1.Dự báo cân đối tổng thể vốn đầu tư. Theo tính toán sơ bộ, để đảm bảo được mức tăng trưởng bình quân chung theo phương án II, thì cần phải có số vốn đầu tư cho cả thời kỳ 2011- 2015 khoảng 7823 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 cần 20437 tỷ đồng, gồm cả vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội. Bảng 16: Vốn đầu tư theo các ngành. Đơn vị: tỷ đồng Giai đoạn Ngành 2005-2010 2010-2015 2015-2020 Tỷ đg % Tỷ đg % Tỷ đg % Nông, lâm, ng nghiệp 579 18 902 11,5 1540 7,5 Công nghiệp, xây dựng 1505 46,9 4362 57,7 11534 56,4 Dịch vụ 1125 35,1 2559 26,8 7363 36,1 Tổng vốn đầu tư 3209 100 7823 100 20437 100 Thời kỳ 2010- 2020 đầu tư bình quân mỗi năm khoảng 1565 tỷ đồng, thời kỳ 2016 -2020 mỗi năm đầu tư là 4000 tỷ đồng, dự báo nền kinh tế có khả năng tự đảm bảo 38% tổng nhu cầu đầu tư. 5.1.2. Dự báo nguồn vốn đầu tư. Để đảm bảo được tỷ lệ trên đòi hỏi huyện cần có các giải pháp thích hợp thu hút nguồn vốn trong nhân dân thông qua các chương trình phát triển kinh tế- xã hội để thu hút các hộ tư nhân tham gia đầu tư vào các chương trình phát triển. Như vậy phần vốn thiếu hụt thời kỳ 2010-2020, chủ yếu là dựa vào nguồn vốn bên ngoài. Trong đó vốn từ ngân sách TW là quyết định. - Vốn ngân sách TW (bao gồm cả vốn ODA TW phân cho huyện). Đảm bảo 80% vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phần dân đóng góp chủ yếu là huy động lao động công ích. - Vốn của các tổ chức từ thiện quốc tế về các lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, do các ngành TW giới thiệu để họ biết. - Vốn vay tín dụng từ quỹ xoá đói giảm nghèo. 5.2. Nâng cao trình độ dân trí Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động. Thực hiện đồng bộ việc giáo dục đào tạo, và chăm sóc sức khoẻ cho dân cư theo các chương trình giáo dục và y tế đã đề cập ở phần trên, nhằm nâng cao đồng đều nền dân trí cho tất cả mọi người để tự họ lựa chọn cách sản xuất và lối sống phù hợp theo hướng đổi mới và hoà nhập. Lựa chọn thanh niên ưu tú từ 18-25 tuổi gửi đi đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo giáo viên và y bác sĩ người địa phương về công tác ở huyện. Đào tạo qua hướng dẫn chỉ đạo thực tế cho thanh niên và các chủ hộ gia đình về quy trình chăm sóc bảo quản sản phẩm sản xuất nông nghiệp, quy trình thâm canh nông nghiệp, hướng dẫn kinh nghiệm thực tế các mô hình sản xuất giỏi trong huyện, trong tỉnh. Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ chủ chốt ở địa phương có các kiến thức để tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể cho nhân dân giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, xoá bỏ các tập tục lạc hậu, từng bước hoà nhập với nền văn hoá mới, tư duy và cách sống mới của tỉnh và cả nước. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý các ban ngành ở huyện và cán bộ lãnh đạo chưa tiếp cận được cách quản lý theo cơ chế thị trường năng động, có trách nhiệm cao dám làm và dám chịu trách nhiệm trước nhân dân trong huyện. 5.3. Tìm kiếm mở rộng thị trường Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề tìm kiếm và mở rộng thị trường có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, thị trường quyết định quy mô sản xuất đồng thời cũng quyết định lợi nhuận của các lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, đòi hỏi các lĩnh vực sản xuất trong huyện phải tìm hiểu thị trường trước khi quyết định sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Trong phạm vi nền kinh tế bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, vai trò của nhà nước là tư vấn hướng dẫn các hộ gia đình, các doanh nghiệp sản xuất theo xu hướng phát triển của thị trường đồng thời hướng dẫn người sản xuất bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Chuyển sang kinh tế thị trường trước hết là chuyển cả một tập quán về sản xuất, và cách sống của dân cư, vì vậy biện pháp đầu tiên là kích cầu tiêu dùng của dân cư trên địa bàn huyện để tăng cường sức mua đối với các sản phẩm địa phương sản xuất được. Cùng với việc hướng dẫn người sản xuất nắm bắt thị trường, huyện cần quan tâm phát triển các cơ sở hạ tầng để các hộ sản xuất có điều kiện mở rộng thị trường, trên cơ sở xây dựng đường giao thông, xây dựng mạng lưới điện và phát thanh truyền hình để mở rộng tầm nhìn và cách tư duy suy nghĩ của dân cư, làm sao để họ thấy nếu trước đây chỉ lo cái ăn, thì nay có thêm những nhu cầu mới như xe đạp, xe máy, điện thắp sáng, radio, đồng thời tạo điều kiện tốt cho những người buôn bán nhỏ có điều kiện quan hệ kinh tế thuận tiện với các đơn vị xung quanh. Cần hết sức quan tâm đến tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện cung cấp các sản phẩm sản xuất trên địa bàn huyện. 5.4. Ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất Cung cấp giống mới và hướng dẫn ứng dụng giống mới có năng suất cao cho các hộ gia đình. Phổ biến kịp thời các mô hình sản xuất mới, các kết quả sản xuất cho dân và tổ chức tham quan những điển hình tiên tiến. Kết hợp việc nhập công nghệ tiên tiến với việc sử dụng nguồn nhân lực địa phương. Không nhập các thiết bị, công nghệ lạc hậu của các nước. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin công nghệ sinh học vào sản xuất. 5.5. Đổi mới tổ chức quản lý Kiện toàn bộ máy cán bộ các ban ngành cấp huyện đủ sức là tham mưu cho lãnh đạo huyện quản lý nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và đủ sức hướng dẫn cho nhân dân thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện. Chỉ đạo phát triển kinh tế theo các chương trình và dự án, trước hết là tập trung vào phát triển hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với hệ sinh thái. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, khuyến khích động viên các mô hình sản xuất mới. Thực hiện quá trình cải cách hành chính, tăng cường công tác cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời các ý kiến đề xuất của dân theo thẩm quyền được giao. 5.6. Triển khai thực hiện quy hoạch Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đã đề cập tương đối nhiều vấn đề về phát triển kinh tế xã hội cũng như giác độ phát triển các ngành kinh tế của huyện đến năm 2020. Tuy nhiên, đây chỉ là những dự báo mang tính chất định hướng vĩ mô, nhìn trước sự việc của 5-10 năm sau, cung cấp những cơ sở khoa học cho việc luận cứ và xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm. Vì vậy trong tiến trình thực hiện phải thường xuyên rà xét, bổ sung điều chỉnh quy hoạch. Để quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện được thực hiện theo đùng tiến trình phát triển, trước hết cần triển khai các nhiệm vụ sau: Giới thiệu định hướng quy hoạch cho các xã, các thôn và tổ chức lấy ý kiến để bổ sung cho quy hoạch. Xây dựng các chương trình phát triển của các lĩnh vực phải bám sát các mục tiêu cơ bản của quy hoạch tổng thể đã đề ra. Ban chỉ đạo cùng các ngành chức năng của huyện có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm theo các mục tiêu dài hạn đã xác định, đồng thời báo cáo kịp thời với lãnh đạo về những diễn biến đột biến làm thay đổi các mục tiêu quy hoạch để kịp thời xin ý kiến cấp trên điều chỉnh quy hoạch. Xây dựng các dự án đầu tư phát triển theo định hướng đã nêu trong quy hoạch, đồng thời lựa chọn hướng ưu tiên hợp lý đối với các công trình trọng điểm. KẾT LUẬN Nội dung của bài chuyên đề thực tập này đã phần nào đánh giá được việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2001 - 2008. Đánh giá, xem xét quá trình huy động các nguồn lực nội sinh và ngoại sinh của huyện trong thời gian gần đây để làm cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cho phù hợp với thời kỳ mới. Xác định hệ thống giải pháp, chính sách chủ yếu thực hiện quy hoạch làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm cho các ngành, các lĩnh vực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trong bài viết này tôi đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số giải pháp mới nhằm thực hiện tốt hơn quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo để phù hợp hơn với lợi thế so sánh và đặc điểm của huyện trong thời kỳ mới Trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: TS. Phan Thị Nhiệm và các cán bộ tại Viện chiến lược – Bộ KH ĐT nhưng bản thân vẫn còn rất nhiều thiếu sót rất mong sự thông cảm của các thầy cô và các bạn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định 92 /2006/NĐ-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2006 của thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh thời kỳ đến năm 2020. 3. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 4. Điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 5. Báo cáo chính trị của ban chấp hành Đảng bộ huyện Đông Triều tại đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khoá XXII. 6. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội huyện Đông Triều 1999-2010. 7.Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai huyện Đông Triều thời kỳ 2003-2010. 8. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Triều 2001-2005. 9. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đông Triều năm 2003; 2004;2005. 10. Tóm tắt quy hoạch phát triển điện lực huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2002-2005-2010. 11. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển GTVT huyện Đông Triều năm 2020. 12. Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển kinh tế-xã hội (NXB Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân) 13. Giáo trình Kinh tế phát triển (NXB Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân) 14. Bài giảng Quy hoạch phát triển ( TS. Nguyễn Tiến Dũng) 15. Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 16. Trang web: www.Quangninh.gov.vn 17. Trang web: www.Luatgiapham.com/phap-luat/10-hanh-chinh 18. Trang web: www.Google.com.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22077.doc
Tài liệu liên quan