- Nguyên nhân từ phía ngân hàng.
Việc sắp xếp cán bộ thẩm định vừa cho vay ngắn hạn vưà cho vay dài hạn gây ra những bất cập. Khối lượng công việc cảu cán bộ thẩm định quá nhiều, mô hình chung sẽ làm cho không thật chuyên tâm vào dự án đầu tư.
Quy trình tín dụng còn mang tính chung chung, dàn trải thay vì chi tiết, khiến cán bộ thẩm định lúng túng trong quá trình trong quá tình tra cứu, áp dụng mà tinh toán chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của bản thân. Do đó kết quả thẩm định chủ yếu phụ thuộc vào cán bộ thẩm định.
Ngân hàng mới chỉ chú trọng thẩm định ở khâu cho vay, cong sau khi giải ngân vấn đề này vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Như vậy dẫn đến cán bộ vẫn chưa nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những khó khăn mà dự án gặp phải để có thể tìm ra hướng giải quyết nhanh.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác: môi trường vĩ mô luôn biến động không ngừng, thông tin tín dụng trực thuộc ngân hàng còn chưa được hoàn thiện.
65 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính tại ngân hàng SeAbank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o giờ có vốn để đầu tư 700 triệu USD cho nhà máy. Ngay cả với công suất 72 vạn tấn thép không gỉ cũng không dễ tiêu thụ vì ở khu vực Đông Á, đã có nhiều nước có sản lượng thép không gỉ rất lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc. Vốn đầu tư của các dự án này cũng khó tin, khi mà các nhà máy ở Hàn Quốc đầu tư liên hợp 7 triệu tấn/năm thì vốn phải là 5,58 tỷ USD; liên hợp Dragon Steel (Đài Loan) công suất 2,268 triệu tấn/năm cũng lên tới 3,33 tỷ USD. Hay như nhà máy Ningbo Iron and Steel (Trung Quốc) đầu tư liên hợp cuộn cán nóng, nguội công suất 4 triệu tấn/năm cũng ngốn 2,18 tỷ USD...Vậy mà dự án liên hợp Dung Quất của Tycoons sản xuất 5 triệu tấn/năm chỉ vỏn vẹn 1,056 tỷ USD.
Nhưng nhìn chung quá trình sản xuất thép thành phẩm sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai, đòi hỏi một sản lượng phôi thép rất lớn để đáp ứng.
· Như vậy rõ ràng với việc mục tiêu phát triển phôi thép như trên thì trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và có thể xa hơn nữa Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng thiếu nhiều (khoảng trên 50%) phôi thép để sản suất thép thành phẩm.
· Thời gian qua, việc phát triển ngành thép thiếu quy hoạch, tập trung nhiều vào sản xuất thép xây dựng mà không quan tâm phát triển sản xuất thép nguyên liệu, vì vậy ngành thép phụ thuộc lớn vào việc nhập nguyên liệu. Để bảo đảm ngành thép Việt Nam phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh với ngành thép khu vực và thế giới cần phải phát triển các nhà máy sản xuất gang, phôi thép.
Vì vâỵ việc dự án nhà máy phôi thép Hưng Thịnh Phát ra đời và đi vào hoạt động sẽ góp phần đáp ứng một phần nhu cầu thiếu hụt phôi thép trong giai đoạn hiện nay. Đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu của Chính phủ về quy hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007-2020 đáp ứng đủ nhu cầu phôi thép trong nước và có hướng đến xuất khẩu.
1.3.3.2 Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án.
- xét về mặt công nghệ, Hưng Thịnh Phát sử dụng công nghệ Lò điện Hồ quang consteel.Lò điện hồ quang consteel được ra đời đầu tiên tại Công ty Ameristeel Charlotte phía Bắc Carolina, Mỹ vào tháng 12/1989 với công suất 54 tấn/h, sau đó được Công ty Techint của Ý mua lại bản quyền sáng chế. Cho đến nay trên thế giới có khoảng 22 lò hồ quang Consteel đang vận hành, tại Trung Quốc đã đưa vào sản xuất từ 1999 (khoảng 9 lò) còn các nước Châu Âu từ 1989. Hiện Việt Nam, ngoài Công ty Hưng Thịnh Phát đang bắt đầu thực hiện dự án xây dựng lò hồ quang consteel, còn có 2 Công ty cũng đang thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép bằng công nghệ này là Công ty thép Việt Ý và Công ty thép Việt.
Công nghệ lò hồ quang dòng điện xoay chiều Consteel 70 tấn là hợp lý, nó có thể đáp ứng những yêu cầu về chất lượng, năng suất, tiêu hao năng lượng, độ an toàn, bảo vệ môi trường và mức độ tự động hóa bậc cao S7-400 trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu trước thời hạn về công nghệ sản xuất được nêu trong chiến lược quy hoạch phát triển ngành thép của thủ tướng Chính phủ (đối với các nhà máy khởi công từ 1/1/2011 trở đi ngoài công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thiết bị đồng bộ có tính liên hợp cao, suất tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng thấp và còn phải thỏa mãn điều kiện: đối với công nghệ lò điện (EAF) phải có công suất tối thiểu 70 tấn/mẻ).
Qua tìm hiểu so sánh giá cả, chất lượng giữa các đối tác bên Ý và Trung Quốc, Công ty CP Kim khí Hưng Thịnh Phát đã lựa chọn tập đoàn Tây Điện và Công ty TNHH chế tạo lò điện hạng nặng Bằng Viễn Tây An Trung Quốc thực hiện lắp đặt và chuyển giao công nghệ theo hình thức chìa khóa trao tay. Toàn bộ thiết kế mặt bằng công nghệ và bố trí thiết bị, chế tạo thiết bị của dây chuyền sản xuất được thực hiện bởi tập đoàn Tây Điện và Công ty TNHH chế tạo lò điện hạng nặng Bằng Viễn Tây An, Trung Quốc. Đây là tập đoàn lớn, có uy tín đã chế tạo lắp đặt cho nhiều nhà máy tại Việt Nam.
- Hệ thống thiết bị nhà máy gồm:
Thông tin về thiết bị
01 lò điện hồ quang EAF 70 tấn, nạp liệu liên tục theo công nghệ Consteel.
01 lò tinh luyện LF 70 tấn.
Hệ thống cung cấp điện, máy biến áp lò
01 máy đúc liên tục CCM 04 dòng.
Hệ thống lọc bụi: 830.000 m3/giờ.
Trạm nén khí: 2*40 m3/phút.
Trạm Oxy + Ar: 3.400 m3/giờ.
Trạm cung cấp nước: 4.140 m3/giờ.
- Xét về mặt yếu tố đầu vào và khả năng cung ứng.
Nguyên liệu chính và quan trọng nhất cho quá trình sản xuất là thép phế, hiện nay thép phế được cung cấp từ cả hai nguồn trong nước và nhập khẩu, trong đó chủ yếu là từ nhập khẩu, khi lập dự án, chủ đầu tư đã xác định nguồn cung ứng nguyên liệu như sau:
Nguồn trong nước: Chủ yếu là từ các Công ty thu gom như Thép Thái Nguyên, Đa Hội và tại các công trình của Tổng Công ty Sông Đà. Tuy nhiên, nguồn này được xác định là thứ yếu vì số lượng và chất lượng của thép phế không ổn định, dự kiến cung ứng khoảng 10% nhu cầu của nhà máy.
Nguồn nhập khẩu: Thép phế được nhập từ một số nước có nguồn cung thép phế lớn trên thế giới như: Đức, Ý, Nga, Ucraina, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Cũng giống như thị trường phôi thép, thị trường thép phế thường xuyên biến động. Khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư phải chấp nhận sự biến động thường xuyên của thị trường nguyên liệu thế giới, vì vậy Công ty phải có chiến lược nhập khẩu dự trữ hợp lý nguyên liệu và thiết lập quan hệ với các đối tác có khả năng cung cấp thường xuyên, ổn định để ký kết hợp đồng dài hạn nhằm chủ động về nguồn cũng như thời gian - giảm thiểu ảnh hưởng của sự biến động trên thị trường thế giới
Nhận xét: Căn cứ theo Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02/4/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại điều 7 có quy định doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng điều kiện: Có khu bãi riêng tập kết phế liệu nhập khẩu, có đủ năng lực sử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu, Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đạt tiêu chuẩn môi trường. Tất cả các quy định trên theo thẩm định Công ty có khả năng đáp ứng. Trong năm 2006 vừa qua phế liệu nhập vào cảng Việt Nam chỉ đạt được 600.000 tấn sản phẩm trong khi nhu cầu thực tể phải nhập ít nhất 1,2 triệu tấn, nguyên nhân do trước đây, Bộ tài nguyên Môi Trường có quy định chỉ những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất mới được nhập khẩu phép phế liệu. Hiện nay Bộ đã cho phép có thể nhập khẩu gián tiếp thông qua uỷ thác đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thương mại.
- Xét về mặt tổ chức nhận sự:
· Tổng nhu cầu lao động cho nhà máy sản xuất phôi thép 500.000 tấn/năm là 333 người:
+ Lao động gián tiếp: 66 người
+ Ban giám đốc: 4 người
+ Phòng tổ chức hành chính: 20 người
+ Phòng KH - kinh doanh - vật tư: 16 người
+ Phòng kế toán - tài chính: 6 người
+ Phòng kỹ thuật: 11 người
+ Phòng KCS: 9 người
+ Lao động trực tiếp: 267 người, trong đó
ü Xưởng luyện thép và đúc: 97 người
ü Xưởng cơ điện: 57 người
ü Phân xưởng nguyên liệu: 85 người
ü Phân xưởng oxy: 28 người.
Mô hình quản lý nhà máy khi dự án đi vào hoạt động
Tổng Giám đốc
PTGĐ - Kỹ thuật
PTGĐ SX
PTGĐ KD
P. KT.CN.CĐ
P.KCS
PX. Cơ điện
P. Kế toán
P. KH-KD-VT
Chủ tịch HĐQT
P. TCHC
PX. Động lực
PX. CN
Nhận xét: Mô hình tổ chức như trên phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của Công ty khi dự án xây dựng hoàn thành đi vào sản xuất kinh doanh.
1.3.3.3 Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án.
a. Thẩm định tổng vốn đầu tư.
* Căn cứ:
- Căn cứ theo dự án của Chủ đầu tư đưa ra;
- Căn cứ vào mức đầu tư của các dự án tương tự - Nhà máy sản xuất phôi thép công suất 400.000 tấn/năm của Công ty thép Việt Ý;
- Căn cứ theo hợp đồng mua bán máy móc thiết bị đã ký giữa Công ty và nhà cung cấp;
- Căn cứ vào lãi suất đề nghị áp dụng với khách hàng (lãi tiền Việt là: 1,1%/tháng, lãi tiền USD là 7.5%/năm, lãi tiền USD tính bằng tiền Việt – bao gồm cả trượt giá VND so với USD – dự tính bằng lãi tiền Việt là 1.1%/tháng)
Tổ thẩm định tạm chấp thuận tổng vốn đầu tư Khách hàng đưa ra làm cơ sở tính toán hiệu quả (do hiện nay Khách hàng chưa hoàn thiện xong thiết kế, dự toán chi tiết).
* Như vậy tổng mức đầu tư của dự án được xác định như sau:
(Đơn vị tính: VND).
Tổng vốn đầu tư
1.081.057.538.000
Vốn đầu tư thiết bị
482,034,000,000
Vốn đầu tư xây lắp
178.000.000.000
Chi phí thuê đất
32.200.000.000
Vốn khác
54.057.479.000
Lãi vay trong quá trình xây dựng
51.353.670.000
Vốn lưu động
283.422.389.000
* Với tổng vốn đầu tư như trên cơ cấu vốn công ty dự định như sau:
Stt
Nhu cầu vốn
Tổng số tiền
Vốn vay NH
Vốn CSH
1
Chi phí đầu tư cố định (TL30:70)
797.635.149.000
558.344.605.000
239.290.545.000
Chi phí máy móc thiết bị
482.034.000.000
Chi phí xây dựng
178.000.000.000
Chi phí thuê đất
32.200.000.000
Chi phí cơ bản khác
21.045.779.000
Dự phòng phí (5%*(XL+TB))
33.001.700.000
Chi phí lãi vay thời gian xây dựng
51.353.670.000
2
Chi phí lưu động (tỷ lệ 30:70)
283.422.389.000
198.395.672.000
85.026.717.000
Tổng cộng
1.081.057.538.000
756.740.277.000
324.317.261.000
Toàn bộ vốn vay cố định, Công ty dự định vay trong 6 năm, trong đó ân hạn gốc và lãi trong 18 tháng xây dựng. Toàn bộ tiền lãi vay trong quá trình xây dựng được Công ty dự tính nhập gốc và trả nợ đều trong các năm hoạt động.
Như vậy, tổng nhu cầu vốn vay thời gian xây dựng (không bao gồm lãi vay) là: 558.344.605.000 VND
Nhu cầu vốn vay lưu động giai đoạn đầu đi vào sản xuất là: 198.395.672.000 VND
b. Thẩm định về hiệu quả dự án.
- Nhận xét về định mức chi phí sản xuất.
+ Định mức chi phí vật tư mà Công ty đưa ra (có bảng đính kèm). Theo giải trình của ban lãnh đạo Công ty thì định mức chi phí trong tính toán thậm chí còn cao hơn so với thực tế. Ngân hàng tiến hành so sánh với định mức tiêu hao nguyên, vật liệu của các dự án tương đương.
+ So sánh định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu chính với định mức của Công ty thép Việt đã được triển khai như sau:
Loại nguyên liệu
Đvị tính (tấn SP)
ĐM thép Việt
ĐM Công ty
Đơn giá
Thành tiền
Thép phế liệu
Kg
975
848
5,300
4,494,400
Gang
Kg
165
212
5,200
1,102,400
Fero Hợp kim thép
Kg
17
18
12,925
232,650
Vôi
Kg
60
60
460
27,600
Huỳnh thạch
Kg
5
2
1,818
3,636
Bột than
Kg
10
18
1,200
21,600
Điện cực lò hồ quang
Kg
1.8
24,320
43,776
Điện cực lò LF
Kg
1
21,120
21,120
Vật liệu chịu lửa lò HQ
Kg
6
26,400
158,400
Vật liệu chịu lửa lò LF
Kg
8
26,400
211,200
Bột đầm MgO
Kg
6
4,500
27,000
Điện năng lò hồ quang
Kwh
360
830
298,800
Điện năng lò LF
Kwh
45
830
37,350
Điện năng đúc liên tục
Kwh
8
830
6,640
Điện năng động lực khác
Kwh
98
830
81,340
Khí ôxy
M3
40
46
1,956
89,953
Khí gas hoá lỏng
Kg
4.1
6.5
17,380
112,970
Khí Ar
M3
0.1
0.15
90,000
13,500
Dầu nặng (FO)
Kg
10
10
6,039
60,390
Dầu bôi trơn hộp kết tinh
Kg
0.01
0.04
14,000
560
Dầu TL
0.01
18,000
180
Nước cung cấp bổ sung
M3
2.65
45
500
22,500
Đầu đo nhiệt
Cái
10
9,363
93,630
Cửa trượt lò LF
0.15
10,876
1,631
Ống đồng hợp kết tinh
20%
0.04
13,270,000
530,800
So sánh định mức với nhà máy thép Việt có thể thấy định mức mà Công ty đưa ra là tương đương. Tuy nhiên định mức tiêu hao thép phế liệu của Công ty cao hơn nhưng không đáng kể.
- Nhận xét về doanh thu.
+ Giá bán của sản phẩm đưa vào tính toán trong dự án (đã bao gồm thuế VAT) theo dự án lựa chọn là: 9.500.000VND/Tấn.
+ Nếu so với giá phôi thép chào hàng của Trung Quốc từ 610 - 618 USD/tấn tương đương (9.760.000VND - 9.888.000VND/tấn) hiện nay thì giá bán dự tính của Công ty là thấp hơn. Theo đánh giá của tổ thẩm định mức giá trên có thể cạnh tranh được so với mức giá thị trường hiện hành.
- Nhận xét về chi phí:
+ Chi phí cố định:
Ø Chi phí khấu hao: Căn cứ theo (QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định).
ü Đối với khấu hao thiết bị thời gian khấu hao 10 năm.
ü Đối với giá trị xây dựng cơ bản thời gian khấu hao 15 năm.
ü Đối với các chi phí khác thời gian khấu hao 10 năm.
ü Dự án sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Ø Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị:
ü Đối với nhà xưởng: 1% giá trị xây lắp nhà xưởng.
ü Đối với thiết bị: 1% giá trị thiết bị hàng năm.
Ø Chi phí lãi vay cố định: Đối với tiền Việt Nam đồng lãi suất 13.2%/năm, đối với tiền USD lãi suất 7.5%/năm (lãi suất vay USD khi chuyển sang tiền VND để tính toán hiệu quả dự án có cộng thêm tỷ lệ trượt giá của VND so với USD, lãi suất này được tạm tính cao bằng lãi suất vay VND là 13.2%/năm.
Ø Chi phí lương gián tiếp: Theo kế hoạch khi đi vào khai thác kinh doanh, Công ty sẽ sử dụng 66 cán bộ quản lý với tổng mức lương hàng tháng trung bình là: 166.300.000VND/tháng.
Ø Chi phí bảo hiểm các loại: 19% quý lương (Theo quy định hiện hành của Bộ lao động thương binh và xã hội).
Ø Chi phí bảo hiểm công trình: 0,28% giá trị XL+TB.
+ Chi phí biến đổi:
ü Chi phí nguyên nhiên vật liệu hàng năm: 7.720.123VND/tấn phôi (Chi tiết có bảng đính kèm).
ü Chi phí lương lao động trực tiếp: Dự tính khi nhà máy đi vào hoạt động 100% công suất, số công nhân lao động trực tiếp sẽ là 267 người. Mức lương trung bình hàng tháng là: 510.200.000VND/tháng.
ü Chi phí bảo hiểm: 19% quỹ lương.
ü Chi phí quản lý: 0,3% doanh thu thuần.
ü Chi phí bán hàng: 0,2% doanh thu thuần.
ü Lãi suất vay vốn LĐ: Tổ thẩm định tạm tính lãi vay vốn lưu động là: 13.2%/năm.
- Một số căn cứ giả định khác làm cơ sở tính toán.
+ Thời gian trích khấu hao máy móc thiết bị của dự án là 10 năm ngắn nhất so với các loại tài sản cố định khác (thời gian trích khấu hao đất là 50 năm, thời gian trích khấu hao nhà xưởng,văn phòng là 20 năm). Do vậy sau khi dư án hoạt động được trên 10 năm sẽ phải tái đầu tư dây truyền máy móc, thiết bị. Để đơn giản trong tính toán, tổ thẩm định thống nhất thời gian tính toán hiệu quả của dự án là 10 năm không kể năm xây dựng để làm cơ sở nhận định tính hiệu quả.
+ Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn trong 4 năm đầu tiên, doanh nghiệp được giảm thuế 50% trong 9 năm tiếp theo. Mức thuế suất mà doanh nghiệp được áp dụng tới năm 2016 là 10%/năm. Như vậy 4 năm đầu tiên thuế suất là 0%/năm, 6 năm tiếp theo lãi suất là 5%/năm - thuế suất thu nhập bình quân trong 10 năm hoạt động đầu tiên kể từ khi có thu nhập chịu thuế là: 3%/năm.
+ Tỷ suất chiết khấu thực của dự án được tính theo phương pháp bình quân gia quyền theo tỷ trọng và chi phí cơ hội từng loại vốn. WACC = 13.46%/năm (lãi vay VND là 13.2%/năm, lãi vay USD tính theo VND là 13.2%/năm, chi phí cơ hội của Chủ đầu tư: 15%/năm). Tổ thẩm định đề xuất tính tỷ suất chiết khấu dòng tiền là 13.46% làm cơ sở đánh giá hiệu quả tài chính.
+ Giả định giá trị thu hồi của các tài sản cố định chưa hao mòn hết là quyền sử dụng đất và nhà xưởng, vật kiến trúc sau khi dự án hoạt động được 10 năm bằng với giá trị còn lại của các tài sản này (khấu hao theo phương pháp đường thẳng)
+ Vì đơn giá thành phẩm (khoảng 9.500 đ/kg) và định mức vật liệu tiêu hao (khoảng 8.314 đ/kg) là xấp xỉ nhau và đều đã có VAT, do đó VAT đầu ra và VAT đầu vào cũng xấp xỉ nhau. Để đơn giản trong tính toán ta giả thiết là VAT đầu vào và đầu ra là bằng nhau, do đó tính toán dòng tiền của dự án không cần xem đến thuế VAT.
+ Công suất khai thác máy móc thiết bị dự tính năm đầu là: 60%, năm hai là: 70%, năm 3 là 90%, từ năm 4 trở đi là 100%.
- Hiệu quả dự án
Tổ thẩm định đã tính tóan hiệu qủa kinh doanh trong 10 năm sản xuất của nhà máy (có các phụ lục tính toán kèm theo), kết quả các chỉ tiêu chính cụ thể như sau:
Nội dung
Giá trị
ĐVT
Giá trị hiện tại thuần
923,995,829
1,000 VND
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR
30.66
%/năm
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
6.19
Năm
Thời gian hoàn vốn giản đơn
5.04
Năm
Thời gian hoàn vốn vay
4.17
Năm
Công suất hoà vốn bình quân
23.78
%/năm
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH
99.40
%/năm
Tỷ suất lợi nhuận/ĐầU TƯ
8.11
%/năm
- Phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đối với một số biến số của dự án:
+ Hiệu quả của dự án thay đổi khi giá bán thành phẩm thay đổi:
Nội dung
-5.3%
-2.0%
0.0%
2.0%
5.3%
Giá trị hiện tại thuần (1,000 VND)
9,960,112
579,076,690
923,995,829
1,268,914,967
1,838,031,545
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR
13.66%
24.50%
30.66%
36.59%
46.03%
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
1.45
7.50
6.19
5.39
4.62
Thời gian hoàn vốn giản đơn
7.84
5.68
5.04
4.60
4.05
Thời gian hoàn vốn vay
6.00
4.64
4.17
3.83
3.45
Công suấu hoà vốn bình quân
46.66%
29.18%
23.78%
20.06%
15.95%
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH
36.91%
75.82%
99.40%
122.98%
161.89%
Tỷ suất lợi nhuận/ĐầU TƯ
3.18%
6.32%
8.11%
9.84%
12.55%
+ Hiệu quả của dự án thay đổi khi giá nguyên, vật liệu thay đổi:
Nội dung
-5.3%
-2.0%
0.0%
2.0%
5.3%
Giá trị hiện tại thuần (1,000 Đ)
1,751,082,068
1,236,103,843
923,995,829
611,887,814
96,909,589
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR
45.13%
36.18%
30.66%
25.02%
15.35%
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
4.68
5.43
6.19
7.37
11.05
Thời gian hoàn vốn giản đơn
4.09
4.63
5.04
5.62
7.38
Thời gian hoàn vốn vay
3.51
3.86
4.17
4.59
5.66
Công suấu hoà vốn bình quân
16.56%
20.42%
23.78%
28.46%
42.18%
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH
157.18%
121.02%
99.40%
78.01%
43.20%
Tỷ suất lợi nhuận/ĐầU TƯ
12.65%
9.83%
8.11%
6.40%
3.58%
+ Hiệu quả của dự án thay đổi khi công suất khai thác bình quân thay đổi:
Nội dung
-56.0%
-30.0%
0.0%
3.0%
5.0%
Giá trị hiện tại thuần (1,000 Đ)
5,284,376
431,828,979
923,995,829
973,212,513
1,006,023,637
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR
13.60%
22.79%
30.66%
31.34%
31.78%
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
11.46
7.93
6.19
6.08
6.02
Thời gian hoàn vốn giản đơn
7.51
5.84
5.04
4.99
4.95
Thời gian hoàn vốn vay
6.66
5.04
4.17
4.10
4.06
Công suấu hoà vốn bình quân
55.50%
34.27%
23.78%
23.07%
22.62%
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH
31.13%
65.54%
99.40%
102.50%
104.54%
Tỷ suất lợi nhuận/ĐầU TƯ
4.93%
7.04%
8.11%
8.19%
8.23%
+ Hiệu quả của dự án thay đổi khi tổng giá trị đầu tư tài sản cố định thay đổi:
Nội dung
-10.0%
5.0%
0.0%
5.0%
10.0%
Giá trị hiện tại thuần (1,000 Đ)
985,592,188
893,197,649
923,995,829
893,197,649
862,399,469
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR
32.92%
29.62%
30.66%
29.62%
28.65%
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
5.86
6.35
6.19
6.35
6.52
Thời gian hoàn vốn giản đơn
4.87
5.12
5.04
5.12
5.21
Thời gian hoàn vốn vay
4.15
4.18
4.17
4.18
4.19
Công suấu hoà vốn bình quân
21.85%
24.74%
23.78%
24.74%
25.70%
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH
101.68%
98.27%
99.40%
98.27%
97.13%
Tỷ suất lợi nhuận/ĐầU TƯ
8.30%
8.02%
8.11%
8.02%
7.93%
+ Qua xem xét ảnh hưởng của từng yếu tố đến hiệu quả của dự án ta nhận thấy dự án phụ thuộc rất lớn vào giá bán thành phẩm và giá nguyên vật liệu đầu vào. Mức tổng đầu tư tài sản cố định ban đầu và khả năng khai thác thiết bị khi dự án đi vào hoạt động chỉ ảnh hưởng nhỏ tới hiệu qủa chung của dự án. Điều này là do tỷ trọng chi phí cố định/giá bán thành thành phẩm nhỏ, còn tỷ trọng chi phí nguyên, vật liệu/giá bán thành phẩm rất cao (khoảng 88%).
Có thể xem xét ảnh hưởng đồng thời của hai yếu có sự ảnh hưởng lớn tới kết quả của dự án (yếu tố giá bán thành phẩm và giá mua vật tư đầu vào) đến chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án NPV như sau:
Giá trị hiện tại thuần
Biến động về giá bán thành phẩm
923,995,829
-5.3%
-2.0%
0.0%
2.0%
5.3%
Biến động về chi phí nguyên vật liệu
5.3%
(817,126,127)
(248,009,549)
96,909,589
441,828,727
1,010,945,305
4.0%
(614,255,918)
(45,139,340)
299,779,799
644,698,937
1,213,815,515
2.0%
(302,147,903)
266,968,675
611,887,814
956,806,952
1,525,923,530
0.0%
9,960,112
579,076,690
923,995,829
1,268,914,967
1,838,031,545
-2.0%
322,068,127
891,184,705
1,236,103,843
1,581,022,982
2,150,139,560
-4.0%
634,176,142
1,203,292,720
1,548,211,858
1,893,130,997
2,462,247,575
-5.3%
837,046,352
1,406,162,930
1,751,082,068
2,096,001,206
2,665,117,784
- Nhận xét về rủi ro hiệu quả tài chính:
Như vậy các chỉ tiêu tài chính của dự án đều đảm bảo tính hiệu quả. Giá trị hiện tại thuần NPV = 923.995.829.000 đồng >0, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR > tỷ suất chiết khấu, thời gian hoàn tổng vốn đầu tư giản đơn khoảng 5 năm.
Căn cứ theo nội dung thẩm định nêu trên tổ thẩm định nhận thấy yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án là giá bán sản phẩm, định mức chi phí nguyên vật liệu và mức huy động công suất hoạt động hàng năm.
Dự án chịu được sự biến động giảm giá bán thành phẩm tới 5.3%, hoặc biến động tăng giá nguyên vật liệu tới trên 5.3% trong suốt thời gian thực hiện dự án. Trong trường hợp đó Chủ đầu tư chỉ được hưởng mức lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là 15%/năm và thời gian hoàn vốn vay sẽ khoảng 6 năm.
Đối với các yếu tố: tổng đầu tư ban đầu, khả năng khai thác công suất thiết bị, dự án vẫn sẽ có NPV>0 ngay cả khi công suất thực hiện trong thực tế chỉ bằng 44% thiết kế, hay khi tổng đầu tư tăng đến 150% so với dự toán ban đầu. Khả năng xảy ra điều này gần như bằng không.
Như vậy dự án có hiệu quả tài chính khá cao và có tính khả thi.
c. Thẩm định về rủi ro, an toàn tài chính dự án.
* Rủi ro về tổng vốn đầu tư:
- Rủi ro về khả năng góp vốn của các cổ đông ảnh hưởng tới tổng mức đầu tư. Dự án đòi hỏi đầu tư một lượng tiền rất lớn, trong đó các cổ đông của Công ty phải tham gia khoảng trên 325 tỳ đồng (cả vốn đầu tư tài sản cố định và vốn lưu động khi vận hành ban đầu). Hiện vốn điều lệ của Công ty là 300 tỷ đồng và việc góp vốn của các cổ đông phải được thực hiện trong thời gian khỏang 18 tháng, là khoảng thời gian từ nay đến khi nhà máy đi vào hoạt động chính thức (khoảng đầu quý II/2008). Mặc dù, hiện nay các cổ đông đã có cam kết tiến độ góp vốn và đặt cọc góp vốn cho dự án. Tuy nhiên việc thực hiện góp vốn theo đúng tiến độ đã cam kết đòi hỏi các cổ đông phải có nỗ lực lớn trong việc huy động nguồn tài chính.
- Vốn đầu tư của dự án tập trung chủ yếu vào nguồn vốn xây dựng cơ bản và máy móc thiết bị. Trong đó, máy móc thiết bị là chuyên dùng, được công ty mua và nhập khẩu từ Trung Quốc nên việc xác định đúng giá trị tương đối phức tạp và khó khăn.
* Rủi ro về thị trường tiêu thụ đầu ra: Việt Nam nằm sát Trung Quốc là Quốc gia có năng lực sản xuất thép lớn nhất Thế giới, chiếm khoảng gần 40% sản lượng thép toàn cầu. Điều này sẽ tạo ra áp lực lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam khi phải cạnh tranh trực tiếp với các nhà sản xuất thép của Trung Quốc. Hiện nay Việt Nam đang phải nhập khẩu phần lớn phôi thép và một phần thép thành phẩm của Trung Quốc.
* Rủi ro về thị trường cung cấp nguyên vật liệu đầu vào: Theo dự tính hầu hết các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất đều phải được nhập khẩu từ nước ngoài do đó giá thành sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị lệ thuộc vào sự biến động của giá cả NVL của thị trường thế giới và các chính sách nhập khẩu của Nhà Nước.
* Rủi ro về khả năng hoàn trả nợ và lãi vay: Dự án có sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng, hình thức đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Việc sử dụng nguồn vốn vay lớn sẽ gây sức ép trong hoạt động của doanh nghiệp, giảm hiệu quả khai thác. Nguồn trả nợ ngân hàng chính là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, phương thức vận hành quản lý tình hình tiêu thụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
* Về rủi ro khả năng cạnh tranh với sản phẩm từ Trung Quốc và biến động giá đầu ra, đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án.
* Thẩm định các biện pháp phòng tránh rủi ro.
- Đối với rủi ro về tăng tổng vốn đầu tư: Hiện tại Việt Nam, ngoài Công ty Hưng Thịnh Phát, mới chỉ có 2 doanh nghiệp là đã và đang đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi thép theo công nghệ lò consteel, đó là Công ty thép Việt và Công ty thép Việt Ý. Trong đó, Ngân hàng Đại Dương đang tham gia đồng tài trợ cho Dự án của Công ty thép Việt Ý, qua tài liệu của Ngân hàng Đại Dương nhận thấy, dự án nhà máy sản xuất thép của Công ty Việt Ý có công suất: 400.000 tấn/năm với mức tổng đầu tư tài sản cố định khoảng 600 tỷ đồng (các ngân hàng tài trợ 80% giá trị đầu tư xây dựng trước thuế là 440 tỷ đồng). Như vậy suất đầu tư của dự án nhà máy sản xuất phôi thép của Việt Ý khoảng 1,5 tỷ/1.000 tấn công suất. Đối với dự án nhà máy sản xuất phôi thép của công ty Hưng Thịnh Phát có tổng công suất là 500.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư tài sản cố định của công ty khoảng 797 tỷ đồng, suất đầu tư khoảng 1,59 tỷ/1.000 tấn công suất (cao hơn dự án thép Việt Ý khoảng 6%). Như vậy dự toán ban đầu do Khách hàng lập khá hợp lý, khách hàng phải kịp thời cung cấp các tài liệu về thiết kế và dự toán chi tiết khi hoàn thành. Hơn nữa theo phân tích độ nhạy của dự án, dự án vẫn có hiệu quả ngay cả khi tổng đầu tư tăng đến 150% so với dự toán ban đầu, nên rủi ro về tổng đầu tư tăng cao không ảnh hưởng nhiều đến dự án.
- Rủi ro về thị trường tiêu thụ đầu ra: Như đã phân tích bên trên, nhu cầu phôi thép của Việt Nam trong những năm tới sẽ tăng rất mạnh do nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy sản xuất thép thành phẩm tăng mạnh và chiến lược nâng cao tỷ trọng đáp ứng nhu cầu phôi thép của các nhà máy sản xuất phôi trong nước của Chính phủ. Ngoài ra, Công ty có vị trí gần nhà máy thép Sông Hồng (công suất nhà máy thép Sông Hồng là 200.000 tấn/năm) và đã có thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm với mức 300.000 tấn/năm với Công ty CP thép Việt Nhật. Như vậy có thể nhận thấy sự thuận lợi trong khâu tiêu thụ sản phẩm sẽ rất lớn khi nhà máy đi vào hoạt động sau này.
1.3.4. Đề xuất.
Trên cơ sở những đánh giá nêu trên, Tổ thẩm định xin kết luận như sau:
· Dự án đầu tư cơ bản đầy đủ các hồ sơ pháp lý.
· Về chủ đầu tư: Công ty CP Kim khí Hưng Thịnh Phát với các thành viên góp vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư kinh doanh ngành thép.
· Về Dự án: Dự án có tính khả thi, đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội, tuy dự án có độ nhạy lớn với sự biến động giá cả thành phẩm đầu ra và chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Nhưng về lâu dài sự biến động về giá đầu ra và đầu vào là cùng chiều sẽ không ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả của dự án.
· Về thị trường đầu ra: Nhu cầu về phôi thép trong thời gian mười năm tới đây sẽ có tốc độ phát triển cao. Đây là cơ hội thuận lợi cho dự án khi đi vào hoạt động.
· Về thị trường đầu vào: Dự án phụ thuộc lớn vào nguồn thép phế liệu nhập khẩu, việc nhập khẩu thép phế liệu trên thế giới chỉ thực sự có hiệu quả khi nhập trên 30.000 tấn/lần. Với công suất 500.000 tấn/năm và khả năng kinh doanh của Ban lãnh đạo điều hành Công ty Hưng Thịnh Phát hiện tại có thể đánh giá khả năng khai thác hiệu quả nguồn phế liệu của Công ty Hưng Thịnh Phát sau này.
1.3.5. Đề xuất phương án đồng tài trợ.
· Khách hàng vay vốn: Công ty CP kim khí Hưng Thịnh Phát
· Mục đích vay vốn: Thực hiện dự án xây dựng Nhà máy phôi thép liên hoàn công suất 500.000 tấn/năm, sử dụng công nghệ Consteel
· Số tiền đề nghị tham gia đồng tài trợ: 560.070.000.000 VND
· Thời hạn vay vốn: 6 năm
· Lãi suất cho vay USD: 7.5%/năm, sau 1 năm lãi suất được điều chỉnh định kỳ 6 tháng 1 lần bằng lãi suất SIBOR 6 tháng + biên độ 2,74%/năm.
· Lãi suất cho vay VND: 13.2%/năm, sau 1 năm, lãi suất được điều chỉnh định kỳ 6 tháng 1 lần và bằng bình quân lãi suất tiền gửi 12 tháng trả lãi sau của các Ngân hàng đồng tài trợ + biên độ 3,6%/năm.
· Thời gian ân hạn: 18 tháng
· Trả gốc và lãi: 3 tháng 1 lần
Nhận xét chung: Về nội dung thẩm định dự án, các nội dung thẩm định dự án đều đầy đủ chi tiết. Thẩm định tài chính được phân tích một cách kỹ lưỡng. Phương pháp thẩm định tốt, đa dạng. Các phân tích độ nhạy đã được tiến hành theo nhiều chiều.
1.4. Đánh giá về thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án.
1.4.1. Ưu điểm.
Công tác thẩm định dự án tại SeAbank luôn được đánh giá cao. Thông qua dự án trên cho thấy công tác thẩm định được thực hiện một cách kỹ càng, bài bản. Điều này chứng tỏ quy trình thẩm định và phương pháp thẩm định được xây dựng một cách khoa học.
- Về mặt tổ chức thẩm đình thì phòng thẩm định và tái thẩm định của SeAbank có vai trò tham mưu cho Ban giám đốc ra quyết định tín dụng đối với các dự án lớn.
Trong sơ đồ tổ chức của SeAbank, phòng thẩm định thuộc khối đơn vị chức năng. Khôi phòng tín dụng là nơi nhân hồ sơ vay và giao dịch trực tiếp với khách hàng. Phòng tín dụng sẽ chuyển các hồ sơ tới phòng thẩm định đểt tiến hành thẩm định dự án, và chuyển kết quả trở lại cho phòng tín dụng để thông báo tới khách hàng quyết định của ngân hàng.
-Nội dung thẩm định
Nội dung thẩm định tại Habubank được phân tích tài chínhmột cách đầy đủ. Điều này là cơ sở vững chắc khi quyết định cho vay.
Khi tiến hành thẩm định, cán bộ thẩm định tiến hành điều chỉnh những chỉ tiêu tài chính như tổng mức đầu tư, đầu vào sản xuất, đầu ra thị trường… phù hợp với thực tế dự án.
- Về cán bộ thẩm định.Yêu cầu tối thiểu với các cán bộ thẩm định là trình độ đại học.
Trình độ thẩm định của các cán bộ thẩm định ngày càng cao chuyên môn , trình độ, kiến thức Yêu cầu tối thiểu với các cán bộ thẩm định là trình độ đại học. Đồng thời các cán bộ thẩm định luôn được bổ sung các kỹ năng thong qua các lớp nâng cao nghiệp vụ ngân hàng.
-Về mặt trang thiết bị thẩm định.
Ngân hàng SeAbank luôn ý thức nâng cao chất lượng thẩm định. Một trong những giải pháp quan trọng ngân hàng lựa chọn là đầu tư cho hệ thống công nghệ hỗ trợ cho hoạt động thẩm định. Đố là hệ thống máy tính đời mới, được kết nối đường truyền internet tốc độ cao, các thiết bị đo lường, khảo sát tiên tiến. Chúng là những công cụ hữu hiệu đắc lực cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng.
1.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.
1.4.2.1 Hạn chế.
Đối với ngân hàng thương mại thì hoạt động thẩm định là một hoạt động mang tính truyền thống của ngân hàng. Nó chiếm tỷ trọng lớn nhất,khoảng 70% trong danh mục tài sản có của doanh nghiệp.
- Về quy trình thẩm định tài chính.
Đối với ngân hàng SeAbank quy trình tín dụng được coi là cẩm nang chỉ đường cho các hoạt động của ngân hàng. Công tác thẩm định cung không nằm ngoài trong số đó. Tuy nhiên quy trình tín dụng đôi lúc chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Nhiều nội dung hướng dẫn chưa chi tiết cụ thế khiến cán bộ lúng túng trong quá trình tra cứu, thậm chí còn tạo nên khe hở để cán bộ biến chất.
- Về phương diện thẩm định.
Ngân hàng SeAbank mặc dù đã áp dụng nhiều phương pháp cho công tán thẩm định dự án. Mặc dù vậy, đôi khi những dự án lớn vẫn chỉ nằm ở trạng thái phân tích tĩnh. Do các yếu tố phân tích độ nhạy còn chưa phong phú. Vì vậy mà chưa thấy rõ được những thay đổi của dự án trong những trường hợp xấu, hay có thể tốt hơn nữa.
- Về công tác tổ chức thẩm định
Hiện này hầu như cán bộ thẩm định của SeAbank đều thẩm định tổng hợp dự án, mà chưa có sự phân công cụ thể cho các dự án. Chính vì vậy sự hiểu biết chuyên sau cho từng lĩnh vực có sự hạn chế. Điều này gặp khó khăn cho quá trình thẩm định chính xác cho từng dự án. Thực tế thì hầu như, trong hồ sơ dự án, các thông số kỹ thuật máy móc chuyên ngành hoàn toàn xa lạ với cán bộ thẩm định. Mà việc thuê chuyên gia thẩm định thường đòi hỏi chi phí rất cao, ngân hàng không thực hiện việc này. Biện pháp chủ yếu danh nghiệp làm là tìm hiểu thông tin thông qua các cơ quan quản lý mà doanh nghiệp đố hoạt động. Song các cơ quan quản lý ở tầm vĩ mô không thể theo sát được hoạt động của các đơn vị kinh doanh nên trong nhiều trường hợp không thể đưa ra ý kiến chính xác. Mặt khác nếu cán bộ thẩm định không có chuyên môn của riêng mình và chuyên ngành cần thẩm định của khách hàng sẽ đưa ra những đánh giá sai gây bức xúc cho doanh nghiệp, hoặc nếu doanh nghiệp sai có thể gây ra những thiệt hại cho ngân hàng.
Phương diện thẩm định thị trường dự án, việc đánh giá khả năng của sản phẩm chưa được chú trọng đúng mức nên chưa có các bộ phận chuyên phân tích về các ngành kinh tế. Vì vậy khi thẩm định đến vấn đề này cán bộ thẩm định gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tổng cung tổng cầu, mức cung hiện tại, khả năng thiếu hụt là bao nhiêu, đối thủ các tranh của sản phẩm dự án. Việc thẩm định khía cạnh thị trường mới chỉ thẩm định ở khía cạnh quá khứ, hiện tại tương lai, mà chưa có một tầm nhìn chiến lược mang tính cạnh tranh lâu dài.
Về con người, trình độ thẩm định của cán bộ vẫn còn những hạn chế nhất định. Cán bộ chưa đáp ứng được nhứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc. Do thẩm định dự án không chỉ đòi hỏi cán bộ không chỉ thành thạo về nghiệp vụ chuyên môn, trình độ kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, về kinh tế thị trường, cán bộ, hoạt động tín dụng tài chính, có khả năng tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án, có khả năng phân tích các chỉ tiêu kinh tế, khả năng trả nợ của dự án. Không những thế đội ngũ cán bộ có kiến thức sâu rộng về pháp luật, và phải luôn luôn cập nhật và ứng dụng vào các dự án cự thể.
Một hạn chế nữa mà ngân hàng hay mắc phải. Đó là ngân hàng dễ áp đặt ý kiến chủ quan của ngân hàng vào công tác thẩm định dự án. Một số dự án khi xác định thời hạn cho vay thường chưa tuân thủ dòng tiền của dự án đầu tư, dẫn đến tình trạng gò thời gian cho vay. Thực tế thì ngân hàng thường áp dụng thu cả gốc và lãi ngay từ những năm đầu tiên dự án đi vào hoạt động. Như vậy thì số tiền phải trả qua các năm có xu hướng giảm dần qua các năm. Nhưng lợi nhuận của chủ đầu tư lại chủ yếu thu được về các năm cuối. Vì vậy chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc trả vốn vay trong những năm đầu tiên.
- Về nội dung thẩm định tài chính.
Nội dung thẩm định của SeAbank hiện nay khá đày đủ và tốt. Tuy nhiên các nội dung mới còn chưa được bổ sung kịp thời nên dẫn kết quả thẩm định vẫn còn một số khiếm khuyết nhỏ.
Thẩm định vốn đầu tư, ngân hàng mới chỉ chú ý đến vốn vay của ngân hàng mà chưa chú ý đến phần vốn tự có của chủ đầu tư. Phần này cũng khá quan trọng. Nếu ngân hàng tham gia tài trợ mà chủ đầu tư không huy động được vốn đối ứng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả và tiến độ vốn vay đầu tư.
Thẩm định doanh thu và chi phí: Ngân hàng xem xét chủ yếu trên bảng doanh thu và chi phí của dự án. Ngân hàng có sự so sánh với cá dự án tương tự. Nhưng sự so sánh vẫn còn ở mức hạn chế: số lượng dự án đem ra so sánh còn hạn chế dẫn đến việc xem xét doanh thu chưa toàn diện.
Về khía cạnh chỉ tiêu thẩm định tài chính thì SeAbank đã có những chỉ tiêu cần phải phân tích tính toán NPV, IRR, thời gian hoàn vốn, rủi ro có thể xảy ra. Điểm hạn chế là cán bộ chỉ dựa vào báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư, SeAbank còn ít có sự hợp tác với các cơ quan khác để có sự hỗ trợ về công nghệ đề có thể thẩm định dễ dàng chính xác không. Mặt khác, về việc phân tích số liệu, thì SeAbank chỉ tính đến số liệu thời điểm mà chưa đánh giá được tính sát thực của dự án. Việc tính toán các định mức kỹ thuật còn nhiều khó khăn
1.4.2.2 Nguyên nhân.
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng.
Việc sắp xếp cán bộ thẩm định vừa cho vay ngắn hạn vưà cho vay dài hạn gây ra những bất cập. Khối lượng công việc cảu cán bộ thẩm định quá nhiều, mô hình chung sẽ làm cho không thật chuyên tâm vào dự án đầu tư.
Quy trình tín dụng còn mang tính chung chung, dàn trải thay vì chi tiết, khiến cán bộ thẩm định lúng túng trong quá trình trong quá tình tra cứu, áp dụng mà tinh toán chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của bản thân. Do đó kết quả thẩm định chủ yếu phụ thuộc vào cán bộ thẩm định.
Ngân hàng mới chỉ chú trọng thẩm định ở khâu cho vay, cong sau khi giải ngân vấn đề này vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Như vậy dẫn đến cán bộ vẫn chưa nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những khó khăn mà dự án gặp phải để có thể tìm ra hướng giải quyết nhanh.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác: môi trường vĩ mô luôn biến động không ngừng, thông tin tín dụng trực thuộc ngân hàng còn chưa được hoàn thiện.
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN.
2.1. Phương hướng phát triển của ngân hàng SeAbank.
Trong thời gian tới, mặc dù thì trường tài chính thế giới nói chung, thị trường tài chính Việt Nam gặp nhiều biến động nhưng ngân hàng vẫn quyết tâm giũ vững được đà tăng trưởng của mình.
Trong các hoạt động của mình luôn lấy mục tiêu an toàn chất lượng hiệu quả lên hàng đầu. Đồng thời ngân hàng cũng ý thức được sự phát triển của ngành tài chính Việt Nam, do đó ngân hàng luôn tìm cách hoàn thiện, đổi mới cahs thức quản lý- quản trị kinh doanh, quản trị điều hành hướng tới các chuẩn mực quốc tế của một ngân hàng thương mại quốc tế.
Mục tiêu phát triển của ngân hàng được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu phấn đấu trong thời gian tợi.
2.1.1. Hoạt động huy động vốn.
Ngân hàng tập trung huy động nguồn vốn giá thành hợp lý, đồng thời tiếp tục tập trung khai thác các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ.Bên cạnh đó ngân hàng vẫn chú trọng tới khu vực các doanh nghiệp quốc doanh và dân cư.
2.1.2. Về hoạt động tín dụng.
Ngân hàng luôn giữ vững được tốc độ tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng theo phương châm an toàn hiệu quả, giải ngân các dự án đã ký kết đồng thời tăng cường cho vay ngắn hạn gắn với hoạt động dịch vụ, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân nâng tỷ trọng cho vay bảo đảm.
Ngân hàng sẽ tăng cuognf cho vay ngắn hạn trong thời gian sắp tới.
Gải ngân các dự án trugn và dài hạn.
2.1.3. Định hướng của ngân hàng.
Ngân hàng nghiêm túc tuân thủ các chỉ tiêu giới hạn tín dụng,tuân thủ mức ủy quyền phán quyết trong công tác tín dụng kết hợp với việc quảng cáo,, xây dựng chính sách ngân hàng, chính sách lãi xuất hợp lý, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, đổi mới phong cách tín dụng. Cụ thể ngân hàng đề ra chỉ tiêu:
-Tỷ trọng dư nợ cho vay chiếm khoảng 21%
- Tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức 0.23%
- Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh là chiếm 90% tỷ lệ cho vay bằng tài sản đảm bảo chiếm 80%.
2.1.4. Định hướng về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.
- Thường xuyên phối hợp các ban thẩm định trong chi nhánh ngân hàng và các ngân hàng khác để trao đổi thực tập, kinh nghiệm, cung cấp thông tin thẩm định cho các bộ.
- Ngân hàng và các cán bộ thẩm định tăng cường, tích cực thu thập, phân tích thông tin về các chương trình phát triển của ngân hàng, bộ ngành… cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó ngân hàng sẽ lên các kế hoạch tiếp cận cụ thể với các chính sách , từ đó có các biện pháp thích hợp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Ngân hàng tiếp tục nâng cao chất lượng của hoạt động thẩm định: tuân thủ các quy trình thẩm định của ngân hàng.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ thẩm định.
Từng cán bộ phải không ngừng nghiện cứu, tìm hiểu kỹ và áp dụng triệt để quy trình tín dụng của ngân hàng.
Tăng cường công tác hội thảo, hướng dẫn nghiệp vụ với các cán bộ mới, cũng như giữa các cán bộ trong phòng, chi nhánh hay trong toàn hệ thống.
Sưu tầm, thu thập xử lý thông tin kinh tế kỹ thuật một cách thường xuyên trên mọi lĩnh vực.
2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án.
2.2.1. Về quy trình thẩm định tài chính.
Quy trình thẩm định được ban hành thống nhất toàn hệ thống, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy cần có một số giải pháp để hoàn thiện quy trình thẩm định như sau;
Quy trình thẩm định mang tính tổng hợp, quy định chung cho tất cả các loại dự án, mà chưa chi tiết cụ thể cho từng loại dự án. Tuy nhiên ngân hàng cũng không thể ban hành quy định thẩm định cho từng dự án. Nhưng điều này có thể được khắc phục khi ngân hàng sẽ quy dự án vào từng ngành và lập quy trình thẩm định theo từng ngành đó. Qua đó sẽ tránh cho cán bộ thẩm định gặp lúng túng trong quá trình thẩm định, tránh tình trạng phân tích sơ sài, còn những nội dung có ít tầm quan trọng thì lại thẩm định sâu là không cần thiết.
Ngân hàng nên giao quyền chủ động hơn nưa cho các phòng thẩm định tại các chi nhánh dự án đầu tư. Đồng thời với việc giao quyền cũng phải gắn liền với trách nhiệm để đảm bảo cho hoạt động thẩm định dự án ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
2.2.2. Về phương pháp thẩm định.
Phương pháp thẩm định giữ một vai trò quan trọng trong thẩm định dự án đầu tư. Vì vậy cần phải có phương pháp thẩm định phù hợp.
Với các dự án kinh tế kỹ thuật quan trọng thì ngân hàng nên áp dụng phương pháp thẩm định so sánh đối chiếu các chỉ tiêu., bởi phương pháp này cho phép cán bộ thẩm định so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính cũng như các chỉ tieu khác của dự án với các dự án khác cùng loại hoạc các dự án đang hoạt động. Ngân hàng có thể đối chiếu một số chỉ tiêu quan trọng như là:
- Các chỉ tiêu tổng hợp: cơ cấu vốn đầu tư, suất vốn đầu tư.
- Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả của dự án đầu tư.
Đối với các dự án mới mà ngân hàng chưa từng thẩm định, ngân hàng nên áp dụng phương pháp dự báo., điều tra để tiến hành phân tích cung cầu thị trường, đánh giá giá cả thiết bị công nghệ, nguyên liệu phục vụ dự án. Tuy nhiên khi dự báo các chỉ tiêu sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả thẩm định nên cán bộ thẩm định nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Với các dự án quen thuộc, ngân hàng thẩm định theo trình tự đánh giá hiệu quả dự án.
Tuy nhiên cho dù áp dụng nhiều phương pháp, nhưng thẩm định dự án không thêt thiếu phân tích độ nhạy. Đây là phương pháp tuy tiến hành khó hơn các phương pháp khác nhưng lại là phương pháp hiệu quả nhất, khi phân tích nhưng biến đổi của dự án.
Do vậy, hoàn thiện hoạt động thẩm định, cán bộ thẩm định phải lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp với dự án để cho kết quả thẩm định tốt nhất.
2.2.3. Về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Mặt nội dung thẩm định giữ vai trò then chốt trong thẩm định dự án.
Về khía cạnh tài chính, ngân hàng nên chủ động trong một số nội dung sau:
-Thẩm định tổng vốn đầu tư, chi phí của dự án.
Hầu hết việc xác định mục này đều dựa trên cơ sở dự án đầu tư. Nhưng trong phần này ngân hàng nên tính lại tổng mức đầu tư dựa trên các dự án cùng loại và so sánh đối chiếu các chi phí của dự án với các dự án cùng loại trước đây.
- Về việc xác định lãi xuất chiết khấu, Lãi xuất chiết khấu phải được xuất phát từ tình hình thực tế của mỗi dự án. Thực tế hiện nay việc xác định lãi suất chiết khấu của dự án khá chính xác bởi phương pháp bình quân gia quyền. Tuy nhiên ngân hàng nên đưa ra những quy định cụ thể trong việc xác định chi phí sử dụng các nguồn vốn khác nhau để đảm bảo tính thống nhất trong việc xác định lãi xuất chiết khấu.
- Về việc xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.
Các chỉ tiêu tài chính được hướng dẫn một cách chi tiết trong quy trình thẩm định của SeAbank. Việc tính toán theo hướng dẫn đó khá dễ dàng. Tùy vào mỗi dự án mà các chỉ tiêu tài chính có những ỹ nghĩa quan trọng khác nhau. Do đó muốn đánh giá chính xác, cán bộ thẩm định phải có những sự hiểu biết sâu sắc về chỉ tiêu.
Trong quá trình tính toán việc sai xót là có thể xảy ra, nếu các số liệu quá phức tạp, không bóc tách thành khaonr mục cụ thể. Mặc dù đã có những hướng dẫn cụ thể nhưng trong phần tính toán vẫn bọc lộ những sai sót về quy trình và phương pháp. Vì vậy cần có sự thống nhất, yêu cầu bắt buộc với cán bộ thẩm định tuân thủ theo hướng dẫn khi lập báo cáo thẩm định.
2.2.4. Tăng cường đầu tư thiết bị phục vụ thẩm định tài chính.
Hiện tại ngân hàng đã trang bị cho cán bộ thẩm định những thiết bị thẩm định. Mỗi cán bộ sử dụng một máy tính kết nối ơcos đầy đủ các phần mền ứng dụng phân tích, tính toán: microsoft excel, Risk master, Riods--- Điều này tác động tích cực, giúp cán bộ thẩm định chủ động và thuận tiện trong việc tìm kiếm phân tích.
Mặc dù vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định, ngân hàng tích cực nâng cao bảo dưỡng máy tính chó hệ thống. Ngân hàng nên có những chính sách hỗ trợ ngân hàng về máy tính xách tay cho cán bộ. Điều này giúp cán bộ chủ động và kịp thời lưu trữ tài liệu, phân tích tình hình và kịp thời bào cáo. Bên cạnh đó phải luôn luôn đảm bảo sự ổn định của mạng thôn gtin nội bộ.
Hiện nay tình hình phân tích dự án ngày càng khó khăn phức tạp. Do vậy nâng cao trình độ vi tính cảu cán bộ là yêu cầu quan trọng. Ngân hàng không chỉ mua và cập nhật các phần mền truyền thống mà còn pahir chú trọng đến những phần mền có khả năng mô hình hóa, ứng dụng.
2.2.5. Nâng cao h ệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.
Trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định không những phải có ý thức thu thập thông tin cho dữ liệu trong ngân hàng và các cùng thông tin khác mà còn phải đóng góp thêm dữ liệu vào hệ thống thông tin đó.
Những nguồn thông tin mà cán bộ có thể thu thập:
- các thông tin thực tế về dự án và doanh nghiệp.
- Thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp mà SeAbank có quan hệ cùng.
- Thông tin từ văn bản pháp lý của Nhà nước, ngân hàng trung ương, và các ngân hàng khác.
- Thông tin về cơ quan nghiên cứu, cá chuyên gia và phương tiện thông tin đại chúng.
Trong đó ngân hàng đặc biệt chú trọng đến những thông tin:
- Các thông số về doanh nghiệp sản xuất, được phân chí theo cùng một nhóm ngành.
- Mức cầu về sản phẩm, sản phẩm có thể thay thế trong những năm qua để thấy được tốc độ tăng trưởng cho từng loại sản phẩm. Trong tương lai liệu sản phẩm đó còn khả năng phát triển hay không.
- Mức cung thực tế của doanh nghiệp trên thị trường vào thời điểm hiện tại và trong tương lai như thế nào.
- Cán bộ thẩm định tích cực thu thập các thông tin giá cả, dự báo thị trường trong nước, kim ngạch xuất nhập khẩu trong những năm qua.
Một điều căn bản mà ngân hàng yêu cầu cán bộ thẩm định là cần pahir nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho ngân hàng. Điều này buộc ngân hàng phải chú trọng đào tạo các kỹ năng phần mền, kỹ năng tìm kiếm thông tin.
Mặt khác ngân hàng cũng cần kiểm soát khách hàng trong quá trình tiếp xúc với khách hàng. Điều này sẽ hạn chế được khe hở quản lý đối với những cán bộ thiếu đạo đức nghề nghiệp.
2.2.6. Đào tạo, nâng cao cán bộ thẩm định dự án đầu tư.
Đối với ngân hàng SeAbank, cán bộ thẩm định được coi là nhân tố cốt yếu tạo nên một báo cáo thẩm định chất lượng. nắm được tầm quan trọng đó, ngân hàng có những yêu cầu đối với cán bộ thẩm định.
- Về mặt trình độ, cán bộ cần phải có trình độ đại học trở nên, am hiểu chuyên sâ về ngân hàng,tài chính doanh nghiệp và các nghiệp vụ liên quan.
- Về khả năng có khả năng tổng hợp, đánh giá các thông tin một cách linh hoạt, nhạy bén cũng như phân tích các chỉ tiêu tài chính.
- Về kinh nghiệm phải trực tiếp tham gia thẩm định , có kinh nghiệm ở các lĩnh vực liên quan tới dự án hay kinh nghiệm rút ra từ các dự án kỹ thuật.
- Về đạo đức, cán bộ thẩm định phải là người có tư cách đạo đức tốt.
Do đó ngân hàng nên đưa ra các giải pháp sau:
Thứ nhất: Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định .
Thứ hai: Cần trao dồi đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định.
Thứ ba: ngân hàng cần có một chế độ thưởng phạt nghiêm minh.
Thứ tư: Ngân hàng cần có sự quan tâm đến đời sống của cá lớp cán bộ.
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoàn thiện hoạt động thẩm định.
2.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ liên quan.
Để hoàn thiện công tác thẩm định tại SeAbank thì không chỉ cần giả pháp từ phía ngân hàng mà còn phụ thuộc vào chính sách của chính phủ nói chung, ngân hàng Nhà nước, cá bộ ngành liên quan nói riêng. Để hỗ trợ cho ngân hàng em xin mạnh dạn nêu lên một số kiến nghị sau:
- Nhà nước cần công kế hoạch tổng thể về phát triển tổng thể và phát triển kinh tế xã hội nhà nước, quy hoạch phát triên kinh tế của địa phương, ngành… Trên cơ sở đó, các ngành kinh tế sẽ có những định hướng cho riêng mình. Dựa vào những kế hoạch này, ngân hàng có cơ sở để lập kế hoạch dài hạn. Đó cũng là những căn cứ để ngân hàng nhận định chính xác mặt thị trường của dự án.
Thực tế trong những năm gần đây chính sách tài chính của chính phủ ảnh hưởng khá mạnh tới chính sách của ngân hàng. Tuy nhiên có những hạn chế, sự can thiệp quá sau của chính phủ vào hệ thống ngân hàng thương mại, làm tính cạnh tranh trong thị trường suy giảm. Điều này dẫn đến việc thẩm định dự án sẽ không mang tính sát thực vì một phần có sự chỉ đạo của nhà nước. Chính sách này của chính phủ chỉ mang tính tạm thời trong tình trạng nên kinh tế khó khăn, nhà nước đề nghị sự giúp đỡ của ngân hàng tới những doanh nghiệp đề vượt qua thời kỳ khó khăn. Về cơ bản, nhà nước cần nghiên cứu để quy hoạch định hướng những quy định pháp luật khi ban hành sẽ có tác động lâu dài và ổn định đối với nền kinh tế.
Thứ hai: trong nội dung luật ngân hàng, nhà nên quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư, người có quyền hạn chấp nhận đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với kết quả thẩm định.
Ba là; Nhà nước nên yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, thực hiện chế độ kiểm toán bứt buộc, tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án. Các thông tin này cần phải công khai minh bạch, đảm bảo chất lượng thẩm định, tránh bị các doanh nghiệp lừa dối.
Thứ tư, các bộ ngành cần phôi hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư. Với các dự án lớn, ngân hàng dựa vào quá trình thẩm định của bộ ngành để tham khảo kết quả. Do đó khâu thẩm định của các bộ ngành có một tầm quan trọng đối với ngân hàng.
2.3.2. Kiến nghị với ngân hàng SeAbank.
Hoạt động thẩm định nói chung và thẩm định tài chính nói riêng phụ thuộc vào phần lớn chính sách của SeAbank. Em xin nêu một số ý kiến tới ngân hàng như sau:
- Ngân hàng nên hoàn thiện hơn nưa hệ thống thông tin nội bộ. Đi cùng với công tác này, ngân hàng nên có mộ bộ phận chuyên cập nhật và cung cấp thông tin tới toàn ngân hàng. Như vậy, cán bộ sẽ giảm bớt được khó khăn cho việc tìm kiếm thông tin, rút ngắn được thời gian thẩm định,nâng cao chất lương thẩm định nếu có sự sai khác thông tin trong báo cáo đầu tư.
- Ngân hàng nên tổ chức các lóp đào tạo nâng nghiệp vụ cho cán bộ, đồng thời tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm.
- Ngân hàng tiếp tục tìm tòi đưa ra nhưng phương cách thẩm định hiệu quả nhất. Ban hành cách chính sách tạo sự thông thoáng chó hoạt động thẩm định.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thường niên ngân hàng SeAbank 2005- 2009.
2. Báo cáo tín dụng ngân hàng SeAbank 2005 -2009.
3. Tạp chí ngân hàng SeAbank.
4. Lập và thẩm định dự án đầu tư- TS Từ Quang Phương.
5. Tạp chí ngân hàng.
6. www. Seabank.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21972.doc