Chuyên đề Nghiên cứu thống kê xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Xuất khẩu là thành quả lớn nhất của ngành thuỷ sản Việt Nam. Nó đã góp phần xác định vị trí quan trọng của ngành thuỷ sản Việt Nam đối với nền kinh tế đất nước và trên thị trường quốc tế, từng bước đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Trong hơn hai thập kỷ qua, xuất khẩu thuỷ sản đã đóng vai trò động lực đòn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu từ đánh bắt, nuôi trồng cho đến chế biến và dịch vụ hậu cần thuỷ sản. Để xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa thì việc học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của các đối thủ cạnh tranh là hết sức cần thiết và chúng ta đã và đang mạnh dạn đầu tư phát triển xuất khẩu thuỷ sản để khai thác lợi thế, phát triển đất nước. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể, song cũng còn có những tồn tại cần được giải quyết nhằm phát triển xuất khẩu thuỷ sản hơn nữa. Chính vì vậy mà việc phân tích thống kê xuất khẩu thuỷ sản là cần thiết cho việc đánh giá tình hình xuất khẩu thuỷ sản nói chung và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản và quản lý Nhà nước đối với ngành này nói riêng. Trong suốt thời gian thực tập tại Viện Khoa học Thống kê, sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về công việc thống kê và được sự giúp đỡ của các cán bộ trong Viện đã giúp em hiểu thêm phần nào về công việc sắp tới mình sẽ làm. Và cũng từ đó em hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Tăng Văn Khiên, các thầy cô giáo trong khoa thống kê và các cán bộ trong Viện Khoa học Thống kê đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình.

doc69 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiên cứu thống kê xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iữa lượng tăng hoặc giảm định gốc với mức độ kì gốc cố định. Nếu kí hiệu A là tốc độ tăng (giảm) định gốc thì c. Tốc độ tăng (giảm) bình quân Tốc độ tăng (giảm) bình quân phản ánh nhịp điệu tăng (giảm) đại diện trong một thời kì nhất định và tính qua tốc độ phát triển bình quân. Nếu kí hiệu là tốc độ phát triển bình quân thì ta có: = - 1 (lần) hay 3.2.5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) phản ánh cứ 1% tăng (giảm) liên hoàn tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu. Gọi glà giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) thì (Với a tính theo đơn vị là %) 4. Phương pháp phân tích tương quan Liên hệ tương quan là liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ, sự thay đổi của hiện tượng này có thể làm cho hiện tượng có liên quan thay đổi theo nhưng không có ảnh hưởng hoàn toàn quyết định và không biểu hiện rõ trên từng đơn vị cá biệt mà phải qua quan sát số lớn các đơn vị. Phương pháp phân tích tương quan là một phương pháp toán học áp dụng vào việc phân tích thống kê nhằm biểu hiện và nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêucủa hiện tượng kinh tế - xã hội. Khi phân tích tương quan không thể xác định quan hệ và mức độ ảnh hưởng lẫn nhau của tất cả các chỉ tiêu của hiện tượng mà chỉ thể hiện trên hai hay một số chỉ tiêu nào đó được xem là chủ yếu (có tương quan mạnh hơn) với giả thiết các chỉ tiêu khác còn lại coi như không thay đổi. Quá trình phân tích tương quan bao gồm các công việc cụ thể sau: Phân tích định tính về bản chất của mối liên hệ, đồng thời dùng phương pháp phân tổ hoặc đồ thị để xác định thực tế của mối quan hệ tương quan, tính chất và xu thế của mối quan hệ đó Biểu hiện cụ thể mối liên hệ tương quan bằng một phương trình hồi quy và tính các tham số của phương trình hồi quy nói trên. Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan bằng các hệ số tương quan hoặc tỷ số tương quan. 4.1. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai chỉ tiêu số lượng 4.1.1.Phương trình hồi quy tuyến tính Nếu gọi y và x là các trị số thực tế của các chỉ tiêu kết quả và nguyên nhân có thể xây dựng được phương trình hồi quy đường thẳng như sau: Trong đó a và b được xác định sao cho đường hồi quy lý thuyết mô tả gần đúng nhất mối liên hệ thực tế. Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất ( tức là = Min) xây dựng được hệ phương trình chuẩn tắc xác định các hệ số a và b của phương trình đường thẳng như sau: Hoặc Trong đó: a là tham số tự do nói lên mức ảnh hưởng của các nguyên nhân khác ngoài x tới sự biến động của y. b là hệ số hồi quy nói lên ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân x tới tiêu thức kết quả y. Cụ thể mỗi khi x tăng thêm một đơn vị thì thì y tăng bình quân b đơn vị. 4.1.2. Hệ số tương quan Hệ số tương quan là chỉ tiêu đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến tính Công thức tính: Hệ số tương quan dùng để xác định mối liên hệ chọn ra tiêu thức có tác dụng chủ yếu hoặc thứ yếu và từ đó ra quyết định có tiếp tục nghiên cứu hay không. Hệ số tương quan xác định phương hướng cụ thể của mối liên hệ (r > 0 thể hiện mối liên hệ thuận và ngược lại), dùng trong nhiều trường hợp dự đoán thống kê và tính sai số của dự đoán. Hệ số tương quan r luôn nằm trong khoảng giá trị từ -1 đến 1 (-1≤ r ≤ 1). Khi r =±1 thì đó là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ, giá trị tuyệt đối của r càng gần 1 thì mối liên hệ càng chặt chẽ, còn nếu r = 0 thì không hề có mối liên hệ tương quan tuyến tính. 4.2. Liên hệ tương quan phi tuyến giữa hai tiêu thức số lượng Liên hệ tương quan phi tuyến là mối liên hệ tương quan giữa các tiêu thức không biểu hiện được bằng các đường thẳng mà bằng các đường cong, các hình dáng khác nhau. 4.2.1.Một số dạng phương trình hồi quy thường gặp a. Phương trình Parabol Phương trình Parabol thường được vận dụng khi tiêu thức nguyên nhân tăng hoặc giảm với một lượng đều nhau thì tiêu thức kết quả biến động với một lượng không đều nhau. Phương trình hồi quy có dạng: Trong đó a, b, c là các tham số của phươnng trình hồi quy và cũng được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) b. Phương trình Hypebol Phương trình Hypebol được vận dụng khi tiêu thức nguyên nhân tăng thì tiêu thức kết quả giảm với tốc độ không đều nhau. Phương trình hồi quy có dạng sau: Các tham số a, b được xác định bằng phương pháp OLS. Do đó a, b thoả mãn hệ phương trình sau: c. Phương trình hàm mũ Phương trình hàm mũ vận dụng khi trị số của tiêu thức kết quả thay đổi theo cấp số nhân. Phương trình hồi quy hàm mũ có dạng như sau: Các tham số a, b được xác định bằng phương pháp OLS. Do đó a,bthoả mãn hệ phương trình sau: 4.2.2. Tỷ số tương quan Tỷ số tương quan dùng để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan phi tuyến. Ký hiệu là Tỷ số tương quan được tính theo công thức sau Tỷ số tương quan nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 (). Khi thì không tồn tại quan hệ tương quan giữa x và y, còn khi thì x và y có mối liên hệ hàm số. Khi càng gần 1 thì mối liên hệ tương quan càng chặt chẽ. 4.3. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa nhiều tiêu thức 4.3.1. Phương trình hồi quy Trong đó x1, x2, …, xn là các nhân tố tác động đến y có thể xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất 4.3.2. Hệ số tương quan Để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan bội người ta thường tính hai loại hệ số tương quan sau: a. Hệ số tương quan bội Hệ số tương quan bội dùng để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa tiêu thức kết quả với tất cả các tiêu thức nguyên nhân được nghiên cứu. Hệ số tương quan bội được ký hiệu là R. b. Hệ số tương quan riêng Hệ số tương quan riêng là chỉ tiêu đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ riêng giữa tiêu thức kết quả với từng tiêu thức nguyên nhân trong điều kiện loại trừ ảnh hưởng của các tiêu thức nguyên nhân khác. Chương III Phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ 1997 - 2004 1. Phân tích xu thế biến động xuất khẩu thuỷ sản 1.1. Đặc điểm xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời kỳ 1997 -2004. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam không chỉ góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn thực sự làm giàu cho đất nước. Bởi vì, sản phẩm thuỷ sản của chúng ta khai thác, nuôi trồng và chế biến ngay từ trong nước, mang xuất khẩu sẽ trực tiếp mang ngoại tệ về cho đất nước mà không phải trừ đi các khoản như chi phí cho nguyên liệu nhập khẩu…. Không giống như các sản phẩm xuất khẩu khác, sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu bao nhiêu là thu được bấy nhiêu ngoại tệ. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu bao nhiêu là thu được bấy nhiêu ngoại tệ. Ví dụ như chúng ta xuất khẩu 100 triệu USD hàng may mặc trong đó tiền nhập nguyên liệu là 85 triệu USD và xuất khẩu được 50 triệu USD hàng thuỷ sản. Loại hàng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD ) Nguyên liệu nhập khẩu (triệu USD ) Ngoại tệ thu về (triệu USD ) May mặc 100 85 15 Thuỷ sản 50 0 50 Như vậy kim ngạch xuất khẩu của hàng thuỷ sản chỉ bằng một nửa của hàng may mặc nhưng hàng thuỷ sản lại mang lại hiệu quả cho xã hội cao hơn hàng may mặc. Cụ thể là hàng thuỷ sản xuất khẩu mang về 50 triệu ngoại tệ còn hàng may mặc xuất khẩu chỉ mang về có 15 triệu ngoại tệ ( mới gần bằng 1/3 của hàng thuỷ sản xuất khẩu). Qua đây cho ta thấy hiệu quả của xuất khẩu thuỷ sản, làm giàu đất nước. Trong thời kỳ 1997 - 2004 sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam thu được kết quả như sau: Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam 1997-2004 Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 12898,0 10320,0 14422,8 22352,7 22136,5 24684,6 32735,1 27685,1 8596,1 10381,0 12145,4 12014.1 24252,8 19776,5 22799,3 34535,6 17298,8 15412,1 15555,4 22025,9 35966,3 32377,6 30929,4 41174,6 18546,0 15034,8 18211,4 22247,6 27964,5 34669,5 34896,9 44435,9 24153,4 15520,2 17445,5 23622,2 35358,8 42048,5 50705,0 40400,6 17304,9 16106,7 31912,3 24589,3 35783,7 44815,3 38843,1 42441,5 24585,7 15652,5 20398,6 22481,4 36613,0 41894,5 49921,8 46930,7 21143,0 23595,7 18608,0 30990,8 36070,5 44152,7 45057,2 46809,9 16054,8 18381,4 18046,2 28296,0 34603,0 45113,2 44941,8 50894,7 15745,8 18680,4 20187 24237,3 34032 43696,1 53647,4 56191,2 16015,8 18415,4 20203,4 25032,6 24817,3 42723,9 36892,6 50991,7 14019,3 23056,0 24629,7 34032,7 28892,1 42705,5 40697,2 48834,3 206397,5 200556,2 229963,7 291922,6 375409,5 458657,9 482066,8 531325,8 Nguồn: Trung tâm tin học – Bộ thuỷ sản Nhìn vào bảng trên ta thấy sản lượng thuỷ sản xuất khẩu có thể chia ra làm hai giai đoạn nhỏ: giai đoạn 1997 - 1998 và giai đoạn 1999 – 2004. 1.1.1. Giai đoạn 1997 - 1998 Đây là giai đoạn mà xuất khẩu thuỷ sản đã thoát khỏi giai đoạn suy thoái, bước vào thời kỳ nhảy vọt cả về số lượng, chất lượng và kim ngạch xuất khẩu. Sự thay đổi này cũng bắt đầu cùng lúc khi ngành thuỷ sản được Nhà nước cho phép tiến hành một loạt các cải cách quan trọng, xuất khẩu trở thành lĩnh vực thí điểm đầu tiên (1981). Chính phủ cho phép Bộ thuỷ sản được tái sử dụng một khoản lớn ngoại tệ để đầu tư, nhập khẩu nguyên vật liệu cần thiết cũng như được hưởng lợi nhuận siêu ngạch từ chênh lệch tỷ giá ngoại hối. Xuất khẩu góp phần phát triển đội tàu đánh bắt cá thu, cá ngừ đại dương, hướng nuôi trồng vào những mặt hàng có giá trị và sản lượng xuất khẩu cao đặc biệt là tôm. Mặt khác thúc đẩy cho sự ra đời của nhiều nhà máy chế biến. Tuy vậy sản lượng thuỷ sản xuất khẩu trong giai đoạn này cũng mới chỉ đạt từ 200 đến gần 230 ngàn tấn/năm. Ngành thuỷ sản đã nhận ra được những yếu tố tác động đến tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản trong thời kỳ tiền đổi mới đã hạn chế nhiều hoặc không còn nữa như cơ chế tự trang trải – tự cân đối, nguồn lợi thuỷ sản ven bờ (nhất là tôm) đã cạn, hiệu quả của xuất khẩu thuỷ sản đang giảm sút. Có thể thấy năm 1998 là năm có tốc độ tăng trưởng giảm xuống mức thấp nhất (-2,8301%) kể từ năm 1990. Trong giai đoạn này nhiều doanh nghiệp khai thác thua lỗ, bản thân các doanh nghiệp quốc doanh xuất khẩu lớn của ngành cũng tăng trưởng chậm lại, đòi hỏi phải có cuộc cải cách mới. 1.1.2. Giai đoạn 1999 - 2004 Bước vào giai đoạn này, lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản như hồi sinh trở lại với tốc độ tăng trưởng rất cao, có năm tốc độ tăng trưởng đạt tới 28,6267% (năm 2001). Mở đầu là sự kiện Chính phủ thông qua Chương trình phát triển xuất khẩu đến năm 2005 vào tháng 12 năm 1998. Trong giai đoạn này cơ cấu thị trường thay đổi mạnh mẽ trong khi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu không có nhiều thay đổi lớn. Tất cả diễn ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều thách thức mới đặc biệt là những tranh chấp thương mại quốc tế và sự suy giảm kinh tế thế giới. Do vậy, bước sang thực hiện kế hoạch 5 năm (2001 – 2005) ngay từ những tháng đầu năm 2001 xuất khẩu thuỷ sản đã phải liên tiếp đương đầu với những khó khăn chồng chất. Kinh tế các nước nhập khẩu thuỷ sản suy thoái hoặc giảm phát, sự kiện ngày 11 tháng 9 ở Mỹ và diễn biến sau đó khiến cho tình hình kinh tế Mỹ bất ổn, trong khi Nhật Bản tiếp tục năm thứ tư kinh tế suy giảm liên tiếp. Hậu quả là sức mua giảm mạnh, trong khi đó nhiều nước tăng nhanh sản lượng tôm nuôi, kéo theo việc giá tôm bị rớt nghiêm trọng chỉ còn bằng một nửa năm 2000. Đồng thời một loạt những tranh chấp thương mại quốc tế mới xảy ra: sau vụ cá tra, cá basa là vấn đề bán phá giá tôm với Mỹ, rồi vấn đề dư lượng kháng sinh trong xuất khẩu thuỷ sản sang EU. Mặc dù gặp phải những khó khăn nhưng xuất khẩu thuỷ sản vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng lớn. Còn trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu trong giai đoạn này thì tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng đã giảm đi một cách rõ rệt. Tỷ lệ tôm xuất khẩu năm 1998 là 54,9%, năm 1999 là 51,3% đã giảm xuống còn 43,8% trong năm 2001 và 48,1% năm 2003 trong khi cá chiếm 11,4% (năm1998) tăng lên 21,7% (năm 2002). Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2004 thì tỷ lệ tôm xuất khẩu giảm xuống mức thấp (29,8%) chủ yếu do vụ kiện bán phá giá tôm vào Mỹ. Tỷ trọng cá xuất khẩu có xu hướng tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm 2004. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo mặt hàng chủ yếu Đơn vị : % Năm Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 2003 6 tháng đầu năm 2004 Bạch tuộc đông lạnh 3,4 1,8 2,0 2,8 2,0 3,0 Cá đông lạnh 12,1 12,8 15,8 21,7 20,6 14,6 Cá khô 1,5 1,3 2,3 2,2 1,0 2,3 Mực đông lạnh 8,0 5,5 4,6 4,7 3,1 4,0 Mực khô 5,8 14,3 8,7 5,4 2,3 2,5 Tôm đông lạnh 51,3 44,2 43,8 46,9 48,1 29,8 Các mặt hàng khác 17,9 20,1 22,8 16,3 22,9 43,8 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Mặt khác, chất lượng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã được nâng lên không ngừng và nhanh chóng được chấp nhận ngày càng cao tại các thị trường trên thế giới. Việc thị trường EU, nơi khắt khe bậc nhất trên thế giới về vấn đề chất lượng thực phẩm chấp nhận hàng thuỷ sản của Việt Nam đã minh chứng cho điều đó. Nếu như từ tháng 9 năm 2001 Việt Nam có tới 72 lô hàng thuỷ sản không đảm bảo chất lượng bị EU tiêu huỷ hoặc trả lại thì đến năm 2003 chỉ còn lại 4 lô hàng. Năm 1999 Việt Nam chỉ có 18 doanh nghiệp được xuất khẩu thuỷ sản vào EU thì đến nay đã có 153 doanh nghiệp (gấp 8,5 lần). Hàng thuỷ sản Việt Nam từ chỗ bị EU áp dụng biện pháp kiểm tra 100% lô hàng xuất khẩu thì đến nay đã không còn bị áp dụng biện pháp này. 1.2. Phân tích các chỉ tiêu biến động sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 1997 – 2004 Các chỉ tiêu phân tích sản lượng thuỷ sản xuất khẩu (1997 – 2004 ) Chỉ tiêu Năm Sản lượng y(tấn) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (tấn ) Tốc độ phát triển (% ) Tốc độ tăng (giảm ) (%) Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) g (tấn ) t T a A 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Trung bình 206397,5 200556,2 229963,7 291922,6 375490,5 458657,9 482066,8 531325,8 347047,6 - -5841,3 29407,5 61958,9 83567,9 83167,4 23408,9 49259,0 46418,3 - -5841,3 23566,2 85525,1 169093,0 252260,4 275669,3 324928,3 - 97,1699 114,6297 126,9429 128,6267 122,1490 105,1038 110,2183 114,4630 - 97,1699 111,4179 141,4371 181,9259 222,2207 233,5623 257,4284 - -2,8301 14,6297 26,9429 28,6267 22,1490 5,1038 10,2183 14,4630 - -2,8301 11,4179 41,4371 81,9259 122,2207 133,5623 157,4248 - 2063,975 2005,562 2299,637 2919,226 3754,905 4586,579 4820,668 Qua bảng trên ta thấy tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam trong cả thời kỳ là 2776381 tấn. Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu bình quân của cả thời kỳ là 347047,625 tấn/năm. Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu tăng nhanh bắt đầu từ năm 2000. Mặc dù Chính phủ đã thông qua Chương trình phát triển xuất khẩu đến năm 2005 vào tháng 12 năm 1998 nhưng đến năm 1999 sản lượng thuỷ sản xuất khẩu mới tăng 14,6297%. Đến năm 2000 sản lượng thuỷ sản xuất khẩu tăng 26,9429% so với năm 1999 và tăng 41,4371% so với năm 1997. Nguyên nhân là do có hiện tượng “trễ’’ đối với Chương trình phát triển xuất khẩu đến năm 2005 tức là xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam được chú trọng phát triển từ năm 1999 nhưng đến năm 2000 mới thực sự có hiệu quả. Do đó năm 2000 sản lượng thuỷ sản xuất khẩu tăng 61958,9 tấn còn năm 1999 chỉ tăng có 29407,5 tấn so với năm trước đó. Từ năm 1997 đến năm 2004, trong xu hướng tăng chung của sản lượng thuỷ sản xuất khẩu thì chỉ có năm 1998 là giảm 2,8301% so với năm trước đó tức là giảm 5841,3tấn. Trong giai đoạn 1999 – 2004 thì tốc độ tăng trung bình của sản lượng thuỷ sản xuất khẩu là 18,2334% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối của sản lượng thuỷ sản xuất khẩu bình quân là 60272,42 tấn/năm. Tuy nhiên trong năm 2003 thì sản lượng thuỷ sản xuất khẩu chỉ đạt tốc độ tăng là 5,1038% so với năm 2002. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do giá bán tôm trên thị trường năm 2003 giảm liên tục do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, dịch bệnh xuất hiện và kéo dài trong suốt năm. Vụ kiện cá tra, cá basa, tôm với Mỹ kéo dài gần một năm ( từ tháng 6 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003) mới kết thúc. Trong thời gian diễn ra vụ kiện các giao dịch đối với sản phẩm này gần như ngưng trệ. Và cuối cùng là do có sự thay đổi trong chính sách biên mậu của các tỉnh biên giới phía Bắc nên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã bị giảm sút Điều đó đã gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng thuỷ sản xuất khẩu. Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu năm 2003 chỉ tăng 23408,9 tấn trong khi năm 2000 tăng 61958,9 tấn, năm 2001 tăng 83567,9 tấn, năm 2002 tăng 83167,4 tấn so với năm trước đó. Như vậy nó đã làm cho sản lượng thuỷ sản xuất khẩu tăng của năm 2003 giảm rất nhiều so với các năm trước. Đến năm 2004 sản lượng thuỷ sản xuất khẩu đã tăng lên 531325,8 tấn, tăng lên so với năm 2003 là 49259,0 tấn và tốc độ tăng trưởng đã tăng lên 10,2183%. Và sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam cho đến năm 2004 đã tăng gấp 2,574 lần so với năm 1997. 1.3. Phân tích biến động cơ bản sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam 1.3.1. Phân tích biến động thời vụ sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Trong giai đoạn 1997- 2004, sản lượng thuỷ sản xuất khẩu cùng kì qua các năm không có biểu hiện tăng, giảm rõ rệt giữa các mức độ nên chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau: Trong đó I : Chỉ số thời vụ của tháng thứ j : Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu bình quân tháng j (j = ) : Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu bình quân tháng của thời kỳ 1997-2004 Ta có Trong đó ylà sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của năm i () Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu (tấn ) / Năm Tháng 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 12898,0 8596,1 17298,8 18546,0 24153,4 17340,9 24585,7 21143,0 16054,8 15745,8 16015,8 14019,2 10320,0 10381,0 15412,1 15034,8 15520,2 16106,7 15652,5 23595,7 18381,4 18680,4 18415,4 23056,0 14422,8 12145,4 15555,4 18211,4 17445,5 31912,3 20398,6 16806,0 18046,2 20187,0 20203,4 24629,7 22352,7 12014,1 22025,9 22247,6 23622,2 24589,3 22481,4 30990,8 28296,0 24237,3 25032,6 30432,7 21136,5 24252,8 35966,3 27964,5 35358,8 35783,7 36613,0 36070,5 34603,0 34032,0 24817,3 28892,1 24684,6 19776,5 32377,6 34669,5 42048,5 44815,3 41894,5 44152,7 45113,2 43696,1 42723,9 42705,5 32735,1 22799,3 30929,4 34896,9 50705,0 38843,1 49921,8 45057,2 44941,8 53647,4 36892,6 40697,2 26785,1 34535,6 41174,6 44435,9 40400,6 42441,5 46930,7 46809,9 50894,7 56191,2 50991,7 48834,3 20779,35 18062,60 26342,51 27000,83 31156,78 31479,10 32309,78 33078,23 32041,39 33302,15 29386,59 32108,34 0,7185 0,6246 0,9109 0,9336 1,0773 1,0885 1,1172 1,1438 1,1079 1,1515 1,1061 1,1102 206397,5 200556,2 229963,7 291922,6 375490,5 458657,9 482066,8 531325,8 Nhìn vào bảng ta thấy các tháng đầu năm thì thường có sản lượng thuỷ sản xuất khẩu ít nhất so với các tháng còn lại trong năm. Cụ thể là từ tháng 1 đến tháng 4 có sản lượng thuỷ sản xuất khẩu thấp thể hiện qua chỉ số thời vụ nhỏ hơn 1. Trong đó tháng thấp nhất là tháng 2 với chỉ số thời vụ là 0,6246. Các tháng tiếp theo là từ tháng 5 đến tháng 12 thì thuỷ sản xuất khẩu được nhiều. Điều này thể hiện qua chỉ số thời vụ của các tháng này đều lớn hơn 1, cao nhất là tháng 10 (1,1515). Tức là các nước nhập khẩu thuỷ sản tiêu thụ mạnh sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến cuối năm. Khoảng thời gian đầu năm là khoảng thời gian các nước này tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của chúng ta ít hơn. Do đó các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta cần chú ý trong khâu chế biến, cung ứng sản phẩm thuỷ sản trong thời gian này đề phòng việc ứ đọng vốn khi không xuất khẩu hết lượng sản phẩm thuỷ sản đã chế biến. Mặt khác nó có thể dẫn đến việc ép giá đối với doanh nghiệp sản xuất thuỷ sản khi cầu sản phẩm thuỷ sản hạ xuống thấp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp trong nước và nền kinh tế nước nhà. Đó là việc nó sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất thuỷ sản và của ngành thuỷ sản. Ngược lại, trong các tháng thuỷ sản xuất khẩu mạnh thì cần đầu tư thoả đáng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của các nước nhập khẩu. 1.3.2. Phân tích xu thế biến động sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam qua hàm xu thế sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Năm Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu (tấn) 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 206397,5 200556,2 229963,7 291922,6 375490,5 458657,9 482066,8 531325,8 Khi chạy số liệu trên trên SPSS thì ta có: Đồ thị sản lượng thuỷ sản xuất khẩu theo năm Khi đặt tương ứng với các năm từ 1997 đến 2004 thì ta có Đồ thị sản lượng thuỷ sản xuất khẩu theo thời gian t Chọn mô hình dự đoán: Dựa vào hình dáng đồ thị sản lượng thuỷ sản theo thời gian ta có thể dự đoán các mô hình có thể xảy ra là: hàm bậc nhất, hàm bậc hai, hàm bậc ba hoặc hàm mũ. Theo phụ lục được tính trên SPSS thì các phương trình: - Hàm bậc nhất: - Hàm bậc hai: - Hàm bậc ba: - Hàm mũ: Để chọn ra hàm xu thế tốt nhất thì ta phải dựa vào sai số của các hàm vừa tìm được, hàm nào có sai số nhỏ nhất sẽ là hàm xu thế tốt nhất. Do đó ta có: err-1 err-2 err-3 err-4 (err-4) 44837.44167 26347.61667 240.32121 20233.45244 409392598 -14000.3060 -16641.7095 2006.35866 -17615.2149 310295796 -37589.2536 -29665.0429 -3557.74740 -25718.1402 661422735 -28626.8012 -15419.7833 -4230.94242 -7718.86976 59580950 1944.65119 15151.66905 3962.82814 24331.37845 592015977 32115.60357 40039.81429 13932.51883 47123.64626 222063807 2528.05595 -113.34762 -18761.4158 -222.94162 49703 -1209.39167 -19699.2167 6408.07879 -33884.4899 1148158656 = 5401554452 Hàm mũ sẽ có Hàm bậc nhất có se = 30226,63789 Hàm bậc hai có se = 29359,01795 Hàm bậc ba có se = 12624,52924 Qua so sánh ta thấy hàm bậc ba có sai số (se) là nhỏ nhất (se = 12624,52924). Vậy mô hình tốt nhất được chọn ở đây là mô hình hàm bậc 3 ( Hàm CUBIC) Dựa trên mô hình được chọn ta có thể dự đoán sản lượng thuỷ sản xuất khẩu cho các năm tiếp theo như sau: Nhìn vào bảng số liệu chạy trên SPSS Sản lượng year_ date_ fit_1 lcl_1 ucl_1 206397.5 1997 1997 206157.1788 157919.3977 254394.9599 200556.2 1998 1998 198549.8413 157456.6227 239643.0600 229963.7 1999 1999 233521.4474 191786.1084 275256.7865 291922.6 2000 2000 296153.5424 255976.5298 336330.5551 375490.5 2001 2001 371527.6719 331350.6592 411704.6845 458657.9 2002 2002 444725.3812 402990.0421 486460.7202 482066.8 2003 2003 500828.2158 459734.9972 541921.4344 531325.8 2004 2004 524917.7212 476679.9401 573155.5023 2005 2005 502075.4429 408866.4397 595284.4460 2006 2006 417382.9262 231829.9734 602935.8790 Như vậy có thể dự báo sản lượng thuỷ sản điểm của năm 2005 là 502075,4429 tấn và của năm 2006 là 417382,9262 tấn và dự báo sản lượng thuỷ sản xuất khẩu khoảng của năm 2005 là trong khoảng (408866.4397; 595284,4460) tấn và sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của năm 2006 là (231829,9734; 602935,8790) tấn. 2. Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 2.1. Giá cả xuất khẩu thuỷ sản Cùng với quá trình đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng và tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu trong xuất khẩu thuỷ sản giá cả xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Năm 1997, giá tôm và cá đông lạnh xuất khẩu trung bình của Việt Nam chỉ là 5,93 USD/kg và 2,53 USD/kg thì đến năm 1999 là 9,81 USD/kg và 2,9 USD/kg. Mặc dù, trong các năm 2001- 2003, giá tôm quốc tế rớt mạnh nhưng giá tôm Việt Nam vẫn giữ được ở mức cao: năm 2001 là 8,9 USD/kg và 3,00 USD/kg, của năm 2003 là 8,48 USD/kg và 3,07 USD/kg. Trong năm 2004 giá tôm xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giảm đi khoảng 10% do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá tôm ở Mỹ. Tuy nhiên, do tôm nhập khẩu chiếm tới 80% nhu cầu tôm ở Mỹ nên dù cho Mỹ có tăng tỷ lệ nhập khẩu của các nước không bị kiện, các doanh nghiệp Mỹ vẫn tiếp tục nhập khẩu tôm từ các nước bị kiện, giá tôm xuất khẩu sẽ tăng lên. Trên thực tế giá tôm xuất khẩu tháng 7/2004 đã cao hơn tháng 6 tới 9% sau khi DOC có kết luận sơ bộ về biên phá giá tôm của các nước bị kiện. Mặc dù, giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt trong những năm vừa qua, nhưng nếu so với giá của các đối thủ cạnh tranh thì giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn còn thấp hơn. Chẳng hạn, tại thị trường Nhật Bản, hiện nay giá tôm xuất khẩu của Việt Nam là 833 Yên/kg trong khi giá tôm của Thái Lan và Inđônêxia là 944 và 950 Yên/kg, hay giá tôm của Việt Nam thấp hơn các nước trên 10%. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu và chế biến thuỷ sản của Việt Nam chưa có thương hiệu riêng cho các sản phẩm của mình và chủ yếu được tiêu thụ dưới nhãn hiệu của các nhà nhập khẩu, hay thương hiệu của hệ thống phân phối, siêu thị ở nước ngoài. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam trong khi các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trong khu vực như Thái Lan, Inđônêxia, là các đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam lại quảng bá được thương hiệu của mình. Thêm vào đó, sau phán quyết sơ bộ của DOC, biểu thuế áp dụng cho tôm của Thái Lan, ấn độ, Brazin, Ecuađo thấp hơn tương đối nhiều so với Việt Nam. Inđônêxia lâu nay là nguồn cung cấp tôm chủ yếu cho thị trường Nhật Bản, không nằm trong vụ kiện lại đang chuyển hướng tập trung bán hàng vào Mỹ, nơi có lợi hơn trong xuất khẩu thuỷ sản so với Nhật Bản. Trong các điều kiện trên, giá thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của Inđônêxia, Thái Lan và nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Giá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam thấp như vậy không những đã làm giảm kim ngạch mà còn bị kiện bán phá giá (bán rẻ mà còn bị kiện). Trong thời gian vụ kiện xảy ra thì các mặt hàng bị kiện đã giảm sản lượng xuất khẩu đáng kể (do các giao dịch đối với sản phẩm này đều ngưng trệ). Như vậy giá các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu cũng cần phải được xây dựng một cách hợp lý để chúng ta không bị thiệt thòi so với các đối thủ cạnh tranh, bởi vì chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta đâu có thua kém gì so với các đối thủ cạnh tranh. Giá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng thuỷ sản xuất khẩu vì khi chất lượng sản phẩm đã được bảo đảm thì giá thấp cầu sản phẩm sẽ cao lên đòi hỏi cung ứng một lượng lớn hơn. Nước ta do xuất phát từ lợi thế điều kiện nuôi trồng thuỷ sản rất thuận lợi, công nghệ chế biến tiên tiến và nguồn nhân công rẻ mạt, dồi dào nên khả năng tạo ra sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu với giá thấp cao. Khi đó sản lượng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sẽ cao lên. 2.2. Thương hiệu thuỷ sản xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam hiện có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng người tiêu dùng ở nước ngoài ít ai biết đây là sản phẩm của Việt Nam. Điều này thực sự đã gây khó khăn cho ngành thuỷ sản trong nước khi phải cạnh tranh với thị trường nước ngoài. Nhưng điều đáng nói là từ trước đến giờ các doanh nghiệp chỉ chạy theo tiến độ xuất khẩu với mục đích làm sao bán được nhiều hàng mà bỏ quên việc xây dựng thương hiệu – một chiến lược định hướng cho sản phẩm của mình. Chính vì thế mà thuỷ sản Việt Nam có mặt trên nhiều quốc gia, nhưng để có “tên riêng” nhằm khẳng định uy tín và chất lượng sản phẩm thì gần như không có trừ vài thương hiệu nổi tiếng trong nước như Cầu Tre, Vissan… Phần lớn các doanh nghiệp khác không được các nhà nhập khẩu biết đến (họ chỉ biết đó là thuỷ sản Việt Nam). Đa số các doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và cho rằng, từ trước đến nay không có thương hiệu thuỷ sản vẫn xuất khẩu tốt ở thị trường nước ngoài và đã chiếm lĩnh được thị trường. Chỉ đến khi vụ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ do chậm chân xây dựng và đăng ký thương hiệu cho mặt hàng này tại các nước nhập khẩu, thì các doanh nghiệp mới giật mình để ý đến… thương hiệu. Thuỷ sản Việt Nam ở nước ngoài chủ yếu tham gia tiếp thị tại các hội chợ là chính, hoặc văn phòng đại diện tại các nước nhập khẩu cũng chỉ đóng vai trò giao dịch, buôn bán chứ không phải là nơi để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của mình. Hiện nay, tại thị trường thế giới thuỷ sản Việt Nam chủ yếu mang thương hiệu nước ngoài. Các đối tác chỉ đặt hàng thuỷ sản của ta và đóng gói, sau đó thì mang thương hiệu của họ. Chính điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã giảm. Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu năm 2003 tăng rất ít so với các năm trước đó, chỉ tăng có 23408,9 tấn (tăng rất ít so với các năm trước đó). Trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản theo các mặt hàng chủ yếu thì tỷ trọng cá xuất khẩu đã giảm từ 21,7% năm 2002 xuống 20,6% năm 2003 và đến năm 2004 thì nó giảm xuống mức thấp (chỉ còn14,6%). Tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng cá xuất khẩu thì rất thấp (0,8%) Xuất khẩu cá của Việt Nam Năm Khối lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ tăng trưởng (%) 1998 47827 101,76 - 1999 50776 120,52 18,4 2000 72579 242,59 101,3 2001 104564 310,07 27,8 2002 143236 462,80 49,3 2003 154978 466,53 0,8 Và tỷ trọng tôm xuất khẩu đã giảm từ 54,9% năm 1998 xuống còn 29,8% năm 2004. Vì vậy việc xây dựng thương hiệu là rất cần thiết đối với thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. 2.3. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu càng đa dạng và thoả mãn nhu cầu của thị trường theo hướng cá biệt hoá của khách hàng thì sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sẽ càng tăng lên. Nhu cầu của các thị trường thì ngày càng đa dạng. Vì thế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng là một trong những cách để doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản phát triển. Cách đây 18 năm, Việt Nam hầu như chưa xuất khẩu cá, nhưng đến nay xuất khẩu cá đã chiếm vị trí thứ hai sau tôm. Các sản phẩm cá được xuất khẩu hiện nay bao gồm: theo môi trường sống có cá biển, cá nước lợ, cá nước ngọt dưới các dạng; theo dạng sản phẩm chế biến có cá tươi, cá đông lạnh, cá khô; theo quy cách sản phẩm có cá nguyên con, cá phi lê, cá khúc… Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu được đa dạng hoá theo loài, dạng và quy cách sản phẩm phù hợp với nhu cầu nhiều vẻ của thị trường. Mặt khác các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đa dạng nhằm khai phá hết các thị trường giàu tiềm năng nhằm gia tăng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Trước đây, trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta, tôm là sản phẩm xuất khẩu chủ lực làm cho sản lượng xuất khẩu của chúng ta rất thấp (chủ yếu là xuất khẩu cho Nhật bản) và phải phụ thuộc thị trường Nhật Bản. Chính vì vậy mà khi đó Chính phủ đặt mục tiêu cho xuất khẩu thuỷ sản chỉ có 40 triệu USD vào năm 1980. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 1976 1977 1978 1979 1980 Kim ngạch Xuất khẩu 20,0 19,0 17,6 96,6 11,2 Còn bây giờ khi cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu thay đổi thì đã có những chuyển biến vượt bậc trong xuất khẩu thuỷ sản của ta. Cho đến năm 2004 sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 531325,8 tấn tương ứng với giá trị kim ngạch gần 2,401 tỷ USD Chỉ tiêu Năm Giá trị (USD) Tốc độ tăng trưởng (%) 1997 761457413 - 1998 817989276 7,424 1999 938871697 14,778 2000 1478609549 57,488 2001 1777485754 20,213 2002 2022820916 13,802 2003 2199576806 8,738 2004 2400781114 9,147 Như vậy nhờ thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu mà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã phát triển rất nhiều. Hay nói cách khác thì cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu cũng là nhân tố tác động trực tiếp đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta cần có chiến lược cho việc đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng đồng thời cũng là để doanh nghiệp tồn tại và phát triển hơn nữa trong nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt hiện nay. 3. Những khó khăn, hạn chế và giải pháp cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 3.1. Khó khăn, hạn chế. Từ thực trạng thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta thấy xuất khẩu thuỷ sản đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần ổn định và phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều, hạn chế, khó khăn nhất định. Nguồn nguyên liệu thuỷ sản cho chế biến xuất khẩu còn nhiều bất cập. Việc nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch không có sự đồng bộ trong phát triển nuôi trồng như thuỷ lợi, giống, thức ăn, phòng và chữa bệnh nên nhiều dịch bệnh xảy ra. Vấn đề kiểm tra tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh của nguyên liệu nhập khẩu cũng như việc kiểm soát việc đưa ra các tạp chất vào nguyên liệu của một số vùng trong nước chưa chặt chẽ dẫn tới dư lượng kháng sinh trong hàng thuỷ sản xuất khẩu còn cao, đặc biệt là mặt hàng tôm làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trên thị trường. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt mức 3 tỷ USD nhưng xuất khẩu chủ yếu vẫn là các sản phẩm sơ chế. Tỷ trọng các sản phẩm thuỷ sản có hàm lượng chế biến và chế biến sâu mới đạt ở mức thấp. Chủng loại thuỷ sản xuất khẩu còn nghèo nàn, chưa phong phú, chủ yếu là tôm, mực đông lạnh, cá tra, cá basa dưới dạng thô chưa qua chế biến nên giá trị xuất khẩu thấp. Tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến sang thị trường các nước nhập khẩu lớn là bài toán khó cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Do đó tính cạnh tranh sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của ta không cao. Mặt khác các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đang phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ các cường quốc xuất khẩu thuỷ sản như Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Chile, Ecuado, các nước EU…Đây là các quốc gia có kỹ thuật nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản rất hiện đại và ngày càng phát triển. Sự cạnh tranh trên thị trường thuỷ sản thế giới sẽ mạnh mẽ hơn khi nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản đang ở mức cao hơn khả năng cung ứng. thị trường thuỷ sản thế giới chịu sự can thiệp mạnh mẽ của Chính phủ các nước thông qua thuế quan, các hàng rào phi thuế quan và các quy định, điều luật về sản xuất và buôn bán thuỷ sản. Việc tuôn thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống quy định về môi trường sinh thái…trở thành yếu tố bắt buộc phải đáp ứng đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam khi thâm nhập thị trrường như Mỹ, EU, Nhật Bản,…Đây là thách thức to lớn và là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam. Năng lực hoạt động marketing xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam vẫn ở mức thấp, hệ thống thông tin thị trường vừa thiếu, vừa yếu và khó có thể cải thiện trong ngắn hạn. Nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nhiều về số lượng nhưng năng lực và trình độ chưa cao, chưa có khả năng ứng xử nhanh nhạy trước những biến động của thị trường và hạn chế về kinh nghiệm làm cho lợi thế so sánh trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam bị giảm sút. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá nhằm hạ thấp chi phí xuất khẩu thuỷ sản không thể giải quyết trong thời gian ngắn. Việc đầu tư vốn cho nuôi trồng, khai thác, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản luôn chứa đựng các yếu tố rủi ro. 3.2. Giải pháp Trong điều kiện của nền kinh tế kém phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nước ta nói chung và trong lĩnh vực thuỷ sản nói riêng vẫn còn nhiều bất cập với yêu cầu cạnh tranh và phát triển cả trên thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Vì vậy vấn đề tổ chức và tổ chức lại các hoạt động của doanh nghiệp thuỷ sản hiện nay đangngày càng trở nên quan trọng hơn. Xuất phát từ thực tế tổ chức sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước hiện nay, cũng như từ yêu cầu phát triển xuất khẩu thuỷ sản trong những năm tới, một sốgiải pháp cơ bản từ phía các doanh nghiệp nhằm phát triển sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản như sau: 3.2.1. Giải pháp nhằm đổi mới, tăng cường năng lực công nghệ chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu và đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Đầu tư vào một số doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm cổ phần chi phối, có thị trường tiêu thụ, kinh doanh có hiệu quả với quy mô lớn, công nghệ hiện đại đạt trình độ tiên tiến của thế giới để đảm nhiệm vai trò đầu tầu về thị trường và công nghệ trong chế biến xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tích cực và chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hiện đại hoá điều kiện sản xuất để áp dụng quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP). Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao và nâng tỷ trọng mặt hàng có giá trị cao lên 17 – 20% vào năm 2010. Đẩy mạnh công tác thị trường: các doanh nghiệp phải xây dựng bộ phận marketing bao ồm các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong nghiên cứu tình hình từng thị trường cụ thể trên cơ sở đó hoạch định chiến lược kinh doanh từ khâu đảm bảo nguyên liệu sản xuất đến đầu tư chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, của khách hàng. Đầu tư nghiên cứu tiếp tục mở rộng các thị trường trọng điểm (EU, Nhật Bản, Mỹ …). Khi thuỷ sản của Việt Nam đã có vị trí vững chắc tại cá thị trường này thì việc mở rộng và phát triển thương mại thuỷ sản tại các thị trường khác sẽ không quá khó khăn. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường: Xây dựng hệ thống thông tin có hiệu quả từ nhiều kênh khác nhau như thu thập tại địa bàn, từ Internet, từ các thương vụ, cử đại diện ra nước ngoài… Làm tốt công tác dự báo về cung – cầu, giá cả phục vụ cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế. Đa dạng hoá thị trường tránh việc lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị hướng dẫn tiêu dùng, tích cực tham gia vào các hội chợ quốc tế nhằm quảng bá sản phẩm ký kết được nhiều hợp đồng kinh doanh. 3.2.2. Xây dựng phát triển thương hiệu trên thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Trong vài năm gần đây, vấn đề xây dựng thương hiệu đã được nhắc đến khá nhiều ở nước ta và được xem như vấn đề cần thiết của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này được xuất phát từ tác dụng to lớn của thương hiệu đối với doanh nghiệp. Đối với khách hàng, một thương hiệu có uy tín luôn mang lại niềm tin và sự lựa chọn của khách hàng. Rõ ràng những sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng (kể cả những sản phẩm mới được tung ra thị trường) sẽ dễ thuyết phục khách hàng lựa chọn hơn những sản phẩm cùng loại nhưng mang thương hiệu kém nổi tiếng hơn. Do vậy, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp cũng là một biện pháp cần thiết để các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu sản phẩm. Xây dựng và phát triển thương hiệu là vấn đề bao gồm nhiều hoạt động đa dạng và lâu dài ở phạm vi doanh nghiệp. Đó là: Nâng cao nhận thức trong doanh nghiệp về sự cần thiết và tác dụng của việc tạo lập thương hiệu. Một mặt, nhận thức về thương hiệu cần được quán triệt đến toàn thể cán bộ trong doanh nghiệp từ lãnh đạo đến người trực tiếp sản xuất kinh doanh và nhân viên tạp vụ. Mặt khác, nhận thức về thương hiệu phải được phản ánh đầy đủ trong mọi khâu, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ việc lựa chọn nguyên liệu, xử lý nguyên liệu đến khâu sản xuất , bao gói, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng và các dịch vụ hậu mãi. Các doanh nghiệp dành chi phí thích hợp cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tạo dựng được thương hiệu phải đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển sản phẩm,… nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng với mức giá hợp lý. Đồng thời, doanh nghiệp phải đầu tư cho hoạt động quảng cáo sản phẩm, tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng, … Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là hoạt động lâu dài và tốn kém. Để thực hiện một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải xem hoạt động này như một bộ phận quan trọng, thậm chí cần phải xây dựng thành chiến lược phát triển thương hiệu trong chiến lược marketing. Tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp đã khó, nhưng bảo vệ giữ gìn và phát triển thương hiệu một cách lâu dài còn khó khăn hơn nhiều. Do đó, doanh nghiệp cần phải đề cao “chữ tín” trong kinh doanh trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển mạng lưới bán hàng. 3.2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng thuỷ sản xuất khẩu Thứ nhất, phải chú trọng công tác nghiên cứu và sản xuất các loại giống thuỷ sản đặc sản ở quy mô công nghiệp sạch mầm bệnh, cho năng suất và chất lượng cao. Đồng thời, phải xây dựng kế hoạch nhập các giống tốt để từng bước hoàn thiện các bộ giống phù hợp với điều kiện của nước ta. Nghiên cứu xây dựng đề án nuôi dưỡng và bảo tồn các loài giống thuỷ sản bố mẹ, giống gốc và bảo tồn tự nhiên. Phải có một quy chế xét duyệt và tuyển chọn giống chặt chẽ, tránh không để trường hợp giống không đủ tiêu chuẩn đưa ra thị trường. Sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu sản xuất giống hiện tại, tập trung đầu tư cho một số cơ sở có quy trình sản xuất khoa học, có khả năng tạo ra giống tốt mang tầm cỡ quốc gia, nâng cấp trại sản xuất giống đặc sản nuôi xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất giống tại Việt Nam, đặc biệt là sản xuất giống tôm và cá biển có giá trị xuất khẩu góp phần tạo ra các hàng thuỷ sản đa dạng có chất lượng đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thứ hai là quy hoạch tổng thể các vùng nuôi trồng thuỷ sản, áp dụng mô hình nuôi trồng thuỷ sản cộng đồng như tỉnh Bến Tre đã thí điểm dưới hình thức tổ hợp, hợp tác xã, doanh nghiệp, thực hiện nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp có đủ quy mô để ứng dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt. Đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất thức ăn cho thuỷ sản theo công nghệ mới, tăng cường chất lượng thức ăn và hạ giá thành, đảm bảo vệ sinh và phòng chống dịch bệnh, đảm bảo thức ăn công nghiệp cho thuỷ sản. Việc quy hoạch vùng sản xuất phải kết hợp với việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ, cung cấp đủ giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi trồng, thực sự tạo thành các trung tâm có đủ khả năng cung cấp hàng thuỷ sản có chất lượng cao, đồng đều, đảm bảo an toàn vệ sinh với chi phí thấp cho xuất khẩu. Thứ ba là phải tăng cường đầu tư cho đội tầu đánh bắt xa bờ, các trang thiết bị và kỹ thuật khai thác bảo quản hiện đại, cũng như xây dựng đội táu chuyên môn hoá để bảo quản, vận chuyển sản phẩm hải sản, cung cấp các dịch vụ ngoài khơi. Xây dựng mới và nâng cấp hệ thống cảng cá, thay đổi công nghệ bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cấp nguyên liệu có chất lượng tốt cho chế biến xuất khẩu, nâng tỷ trọng hải sản có giá trị trong tổng lượng hải sản khai thác đạt 30 - 40% vào năm 2010. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cấp quốc gia cho các sản phẩm thuỷ sản, đặc biệt cho các hàng thuỷ sản xuất khẩu, thành lập các tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và thiết bị kiểm tra các sản phẩm xuất khẩu. Cập nhật thông tin các quy địnhvề chất lượng và vệ sinh an toàn hàng thuỷ sản của các thị trường nhập khẩu chính, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất chế biến và xuất khẩu hàng thuỷ sản, tuyệt đối không để các lô hàng có chất lượng kém, đặc biệt không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Thứ tư là đổi mới và đa dạng hoá hình thức tiêu thụ thuỷ sản, chú trọng hình thức tiêu thụ thông qua hợp đồng, rút ngắn đường đi cho hàng hoá, giảm bớt các chi phí trung gian, góp phần nâng cao giá cho hàng thuỷ sản, giảm chi phí đầu vào cho các đơn vị chế biến và ngưới xuất khẩu từ đó nâng cao khả năng cạnh tranhcho hàng thuỷ sản xuất khẩu. Thiết lập hệ thống phân phối ở thị trường nước ngoài, sử dụng hình thức đại lý để tiêu thụ sản phẩm, xoá bỏ dần xuất khẩu qua thị trường trung gian. Thứ năm là các doanh nghiệp cần tăng cường công tác giám sát và điều hành để nâng cao chất lượng nghiệp vụ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu,giao hàng đúng thời hạn, đủ về số lượng, phù hợp về chất lượng và bao bì, hợp tác và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, đặc biệt chú trọng đến vấn đề giải quyết khiếu nại của khách hàng, nâng cao uy tín, xây dựng mối quan hệtin cậy và khả năng thích ứng nhanh trên thị trường, từng bước nâng cao khả năng cạnh ttranh cho hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới. 3.2.4. Nâng cao vai trò của Hiệp hội thuỷ sản trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu Nâng cao vai trò của Hiệp hội thuỷ sản trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu bằng cách nâng cao năng lực bộ máy lãnh đạo của Hiệp hội thuỷ sản, nâng cao năng lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua hoạt động cung cấp thông tin và tư vấn cho các doanh nghiệp. Hiệp hội cần hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu quốc tế. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại của Hiệp hội thuỷ sản. Phát triển các dịch vụ xúc tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập thị trường. Tăng cường mối quan hệ của Hiệp hội thuỷ sản với các cấp chính quyền nhằm nâng cao vai trò của Hiệp hội thuỷ sản trong vai trò thúc đẩy xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Cần tăng cường hơn nữa vai trò của Hiệp hội thuỷ sản trong quan hệ đối ngoại và xử lý các tranh chấp trong thương mại quốc tế. Kết luận Xuất khẩu là thành quả lớn nhất của ngành thuỷ sản Việt Nam. Nó đã góp phần xác định vị trí quan trọng của ngành thuỷ sản Việt Nam đối với nền kinh tế đất nước và trên thị trường quốc tế, từng bước đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Trong hơn hai thập kỷ qua, xuất khẩu thuỷ sản đã đóng vai trò động lực đòn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu từ đánh bắt, nuôi trồng cho đến chế biến và dịch vụ hậu cần thuỷ sản. Để xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa thì việc học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của các đối thủ cạnh tranh là hết sức cần thiết và chúng ta đã và đang mạnh dạn đầu tư phát triển xuất khẩu thuỷ sản để khai thác lợi thế, phát triển đất nước. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể, song cũng còn có những tồn tại cần được giải quyết nhằm phát triển xuất khẩu thuỷ sản hơn nữa. Chính vì vậy mà việc phân tích thống kê xuất khẩu thuỷ sản là cần thiết cho việc đánh giá tình hình xuất khẩu thuỷ sản nói chung và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản và quản lý Nhà nước đối với ngành này nói riêng. Trong suốt thời gian thực tập tại Viện Khoa học Thống kê, sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về công việc thống kê và được sự giúp đỡ của các cán bộ trong Viện đã giúp em hiểu thêm phần nào về công việc sắp tới mình sẽ làm. Và cũng từ đó em hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Tăng Văn Khiên, các thầy cô giáo trong khoa thống kê và các cán bộ trong Viện Khoa học Thống kê đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình. Danh mục tài liệu tham khảo 1. PGS.TS. Tố Phi Phượng . Giáo trình lý thuyết thống kê - Trường đại học kinh tế quốc dân - Nhà xuất bản giáo dục 2. PGS.TS. Tăng Văn Khiên. Một sốvấn đề phương pháp luận thống kê – Nhà xuất bản thống kê 2005 3. Thị trường xuất nhập khẩu thuỷ sản – Bộ Thương mại. Viện nghiên cứu thương mại 2005 4. Thuỷ sản Việt Nam – Phát triển và hội nhập. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 2003 5. Hà Quang Tuyến. Một số vấn đề cần được nghiên cứu trao đổi về chế độ thống kê thuỷ sản 6. Tạp chí Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 5- 2-2004 7. Tạp chí Thuỷ sản Số 3/2002, Số7/2003 8. Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam Số tháng 8.2004 và Số tháng 2.2005 9. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế Số 321-Tháng 2/2005 10. Tạp chí Kinh tế và Dự báo Số 3/2005 11. Trang web: www.fistenet.gov.vn 12. Trang web: www.mofi.gov.vn Phụ lục MODEL: MOD_1. _ Dependent variable.. SANLUONG Method.. LINEAR Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .97754 R Square .95559 Adjusted R Square .94819 Standard Error 30226.63789 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 117962185330.0 117962185330.0 Residuals 6 5481897828.5 913649638.1 F = 129.11096 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 52996.447619 4664.071484 .977544 11.363 .0000 (Constant) 108563.610714 23552.40649 4.609 .0037 _ Dependent variable.. SANLUONG Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .98239 R Square .96509 Adjusted R Square .95112 Standard Error 29359.01795 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 119134323485.0 59567161742.5 Residuals 5 4309759673.6 861951934.7 F = 69.10729 Signif F = .0002 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 29223.815476 20883.16627 .539047 1.399 .2206 Time**2 2641.403571 2265.097410 .449194 1.166 .2962 (Constant) 148184.664286 40960.07657 3.618 .0153 _ Dependent variable.. SANLUONG Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .99741 R Square .99484 Adjusted R Square .99096 Standard Error 12624.52924 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 122806568204.4 40935522734.8 Residuals 4 637514954.2 159378738.5 F = 256.84431 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time -98826.252706 28147.37736 -1.822896 -3.511 .0246 Time**2 36207.926299 7060.380850 6.157474 5.128 .0068 Time**3 -2486.409091 517.990709 -3.445265 -4.800 .0086 (Constant) 271261.914286 31107.17967 8.720 .0010 _ Dependent variable.. SANLUONG Method.. COMPOUND Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .97728 R Square .95508 Adjusted R Square .94760 Standard Error .09103 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 1 1.0571699 1.0571699 Residuals 6 .0497160 .0082860 F = 127.58519 Signif F = .0000 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T Time 1.171931 .016461 2.657231 71.195 .0000 (Constant) 158852.398828 11267.08244 14.099 .0000 Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36531.doc
Tài liệu liên quan