Chuyên đề Nghiệp vụ cho vay bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tám Tháng Ba

1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và Chi nhánh Tám Tháng Ba Vào ngày 21/12/1991, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và sáp nhập với ba hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công, Lữ Gia. Nền kinh tế trong thời kỳ này đang đối mặt với tốc độ lạm phát phi mã, hoạt động tiền tệ tín - dụng của các Ngân hàng Thương mại (NHTM) gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các hợp tác xã tín dụng. Với mức vốn điều lệ ban đầu chưa đến 3 tỷ đồng. Sau khi sáp nhập, Sacombank phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách trong bối cảnh niềm tin công chúng đối với hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần đang giảm sút. Nhờ có chủ trương sáp nhập, Sacombank đã được hình thành với mức vốn lớn hơn để vượt qua trong giai đoạn đầu mới thành lập. Sacombank đã tranh thủ tăng quy mô kinh doanh, mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá nội dung hoạt động (phát hành kỳ phiếu, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh, bước đầu thực hiện kinh doanh đối ngoại). Vào những tháng cuối năm 1996, Sacombank đã quyết định điều chỉnh mệnh giá cổ phiếu từ 1.000.000 đồng xuống 200.000 đồng để phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng. Kết quả là vốn điều lệ của Sacombank đã tăng lên 71 tỷ (2/1997). Đây là bước ngoặc quan trọng của Sacombank, và cũng là lần đầu tiên một ngân hàng thương mại cổ phần phát hành cổ phiếu đại chúng khá thành công để Sacombank trở thành ngân hàng TMCP duy nhất ở Việt Nam có cơ cấu cổ đông đại chúng. Sacombank đã đẩy mạnh cho vay phân tán theo đề án, kết hợp cho vay tập trung có trọng điểm, phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng, mạng lưới trước đây chỉ tập trung ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thì bây giờ đã vươn rộng ra 20 tỉnh. Hiệu quả kinh doanh đã nâng lên rõ rệt: huy động vốn từ 936 tỷ năm 1996 tăng lên đến 1.423 tỷ năm 1999, gấp 1,5 lần; cho vay cũng tăng tương ứng từ 805 tỷ lên 1.221 tỷ, gấp 1,5 lần; thanh toán quốc tế năm 1999 đạt doanh số 184 triệu USD; lợi nhuận trước thuế bình quân hàng năm tăng trên 10 tỷ.

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nghiệp vụ cho vay bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tám Tháng Ba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH TÁM THÁNG BA 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và Chi nhánh Tám Tháng Ba Vào ngày 21/12/1991, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và sáp nhập với ba hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công, Lữ Gia. Nền kinh tế trong thời kỳ này đang đối mặt với tốc độ lạm phát phi mã, hoạt động tiền tệ tín - dụng của các Ngân hàng Thương mại (NHTM) gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các hợp tác xã tín dụng. Với mức vốn điều lệ ban đầu chưa đến 3 tỷ đồng. Sau khi sáp nhập, Sacombank phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách trong bối cảnh niềm tin công chúng đối với hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần đang giảm sút. Nhờ có chủ trương sáp nhập, Sacombank đã được hình thành với mức vốn lớn hơn để vượt qua trong giai đoạn đầu mới thành lập. Sacombank đã tranh thủ tăng quy mô kinh doanh, mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá nội dung hoạt động (phát hành kỳ phiếu, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh, bước đầu thực hiện kinh doanh đối ngoại). Vào những tháng cuối năm 1996, Sacombank đã quyết định điều chỉnh mệnh giá cổ phiếu từ 1.000.000 đồng xuống 200.000 đồng để phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng. Kết quả là vốn điều lệ của Sacombank đã tăng lên 71 tỷ (2/1997). Đây là bước ngoặc quan trọng của Sacombank, và cũng là lần đầu tiên một ngân hàng thương mại cổ phần phát hành cổ phiếu đại chúng khá thành công để Sacombank trở thành ngân hàng TMCP duy nhất ở Việt Nam có cơ cấu cổ đông đại chúng. Sacombank đã đẩy mạnh cho vay phân tán theo đề án, kết hợp cho vay tập trung có trọng điểm, phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng, mạng lưới trước đây chỉ tập trung ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thì bây giờ đã vươn rộng ra 20 tỉnh. Hiệu quả kinh doanh đã nâng lên rõ rệt: huy động vốn từ 936 tỷ năm 1996 tăng lên đến 1.423 tỷ năm 1999, gấp 1,5 lần; cho vay cũng tăng tương ứng từ 805 tỷ lên 1.221 tỷ, gấp 1,5 lần; thanh toán quốc tế năm 1999 đạt doanh số 184 triệu USD; lợi nhuận trước thuế bình quân hàng năm tăng trên 10 tỷ. Năm 2001, Sacombank đã có sáng kiến phát hành cổ phiếu với giá trị thực bằng 1,5 lần mệnh giá, thu hút được nhiều nhà đầu tư tài chính, trong đó có một định chế tài chính nước ngoài là Dragon Financial holding (Anh Quốc) tham gia góp vốn cổ phần. Năm 2002 vốn điều lệ của Sacombank tăng cao hơn khi được Công ty Tài chính Quốc tế (IMF) trực thuộc World Bank đầu tư vốn và cử chuyên gia trực tiếp tư vấn. Đây là sự kiện quan trọng đối với Sacombank nói riêng và ngành ngân hàng nói chung khi một NHTM Việt Nam nhận được sự đầu tư vốn từ một công ty tài chính quốc tế (cổ đông chiến lược) với tỷ lệ 10% vốn điều lệ. Kết quả là Sacombank đã đi một bước dài so với nhiều năm trước đó, vốn điều lệ tăng từ 272 tỷ lên 322 tỷ năm 2002, mạng lưới tăng kên đến 55 điểm giao dịch, số lượng cán bộ nhân viên tăng lên đến 1.063 người, gấp 3 lần cuối năm 1999; số dư huy động vốn đạt 3.856 tỷ và dư nợ cho vay 3.301 tỷ, đều gấp 2,7 lần so cuối năm 1999; lợi nhuận trước thuế đạt 79,2 tỷ, gấp 6 lần so cuối năm 1999. Ngoài ra Sacombank còn vinh dự được ngài chủ tịch ngân hàng thế giới, ông phó chủ tịch UBND thành phố tới thăm; thực hiện sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Thạnh Thắng. Trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, Sacombank đã nhanh chóng trang bị phần mềm quản lý Smartbank trên diện rộng, chuyển từ quản lý phân tán sang tập trung; gia nhập hệ thống thanh toán SWIFT; nâng cao trang thiết bị kỹ thuật; chuẩn bị trang bị máy ATM và phát hành thẻ. Từ năm 2003 Sacombank đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường khi đưa mức vốn điều lệ vượt qua mốc 500 tỷ, trở thành ngân hàng liên tục dẫn đầu về vốn điều lệ trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Năm 2005 đánh dấu sự tham gia góp vốn của tập đoàn ANZ (cổ đông chiến lược) với tỷ lệ sở hữu 10% vốn điều lệ, giúp cho Sacombank có cơ hội tiếp cận và phát triển nghiệp vụ ngân hàng tiên tiến, nâng cao khả năng quản trị rủi ro, điều hành hoạt động theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, hỗ trợ và phát triển ngồn nhân lực chuyên nghiệp. Ngoài 3 cổ đông nước ngoài và nhiều cổ đông là các nhà kinh doanh trong nước, Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với gần 7.000 cổ đông. Cũng trong năm này, Sacombank có nhiều đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ được các nhà đầu tư hưởng ứng và thành công tốt đẹp. Kết quả là vốn điều lệ của Sacombank tăng rất nhanh qua các năm: 503 tỷ năm 2003, 740 tỷ năm 2004, 1.250 tỷ năm 2005 và 2.089 tỷ năm 2006 và là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên vượt dốc 1.000 tỷ đồng. Đây thật sự là thành tựu nổi bật, một bước nhảy vọt ngoạn ngục của Sacombank trong bối cảnh các ngân hàng thương mại cổ phần cùng tranh đua tăng nhanh vốn điều lệ, nhất là trong các năm 2005, 2006. Bên cạnh việc tăng vốn điều lệ, Sacombank còn mở rộng mạng lưới hoạt động lên gần 163 điểm giao dịch ở 38 tỉnh thành, thành phố, có đội ngũ cán bộ nhân viên gần 3.800 người với chất lượng ngay một nâng cao, xây dựng nhiều mối quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ FMO, RDF II, SMEDF, đã lập được quan hệ với 7.900 đại lý và 210 ngân hàng trên 82 quốc gia, từng bước đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và danh mục đầu tư, đưa vào ứng dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại như các dịch vụ ngân hàng điện tử phoneBanking, SMS Banking, Mobile Sacombank, triển khai trương trình hiện đại hoá T- 24, phát triển các loại thẻ, quy mô và lợi nhuận ngày càng tăng nhanh. Luôn trăn trở tìm hướng đi mới, sau thời gian hai năm nỗ lực chuẩn bị, Sacombank đã chính thức niêm yết cổ phiếu chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán với mã STB vào ngày 12/07/2006. Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhờ vậy Sacombank có nhiều cơ hội để tăng vốn điều lệ từ việc phát hành cổ phiếu thông qua đấu giá trên thị trường chứng khoán, nhất là thời kì hậu WTO. Đây là bước ngoặc lớn của Sacombank trên bước đường phát triển, vốn cổ phần luôn chuyển theo thị trường chứng khoán, chuyên nghiệp hơn, minh bạch hơn và ngân hàng cũng phải đối diện với nhiều cam go thử thách hơn. 1.2. Chiến lược phát triển trong thời gian tới Để vượt qua mọi khó khăn thử thách và tiếp tục phát triển hơn nữa Sacombank đã xây dựng kế hoạch chiến lược hoạt động trong thời gian tới như sau: Triển khai thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả cao các mục tiêu và giải pháp trong Chiến lược phát triển kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010, trong đó chú trọng đến kế hoạch tăng vốn điều lệ trong mối tương quan với mục tiêu phát triển kinh doanh, mở rộng mạng lưới, trên cơ sở đảm bảo tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn ở mức hợp lý. Nhanh chóng xây dựng thương hiệu Sacombank vững mạnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần kinh doanh và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Phát triển thương hiệu phải thông qua tập trung đầu tư vào công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực để có kết quả kinh doanh tốt hơn, hỗ trợ cho giá trị tương lai của Sacombank phản ánh trên bảng xếp hạng của thị trường chứng khoán, tăng lợi tức cho cổ đông. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hậu niêm yết và hậu WTO. Cạnh tranh qua chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ là ưu tiên số một của ngân hàng, quan tâm thường xuyên đến kỹ năng chăm sóc khách hàng của tất cả các bộ nhân viên để tạo ra sự khác biệt giữa Sacombank và các ngân hàng khác. Khi mà các yếu tố cạnh tranh khác xem như ngang hàng nhau thì phong cách phục vụ sẽ là yếu tố quyết định thu hút khách hàng đến với Sacombank. Đổi mới nhiều hơn và nhanh hơn trong lĩnh vực quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tạo ra một hệ thống vận hành đồng bộ, thông suốt, minh bạch và hiệu quả. Xây dựng chính sách kiểm soát và xử lý thông tin thật nhanh nhạy, có kế hoạch dự phòng, đối phó với những tình huống bất ngờ, sự cố khủng hoảng hoặc khi thị trường chứng khoán có biến động xấu. 1.3. Cơ cấu tổ chức 1.3.1. Bộ máy quản trị và điều hành 1.3.1.1. Hội đồng quản tri Ông Đặng Văn Thành : Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Bà Huỳnh Quế Hà : Phó Chủ Tịch Ông Nguyễn Châu : Phó Chủ Tịch Ông Dominic Scrinven : Phó Chủ Tịch Ông Adil Ahmd : Uỷ viên Ông Trần Văn Ngọc : Uỷ viên Ông John Law : Uỷ viên Ông Đặng Hồng Anh : Uỷ viên Bà Nguyễn Thị Mai Thanh : Uỷ viên 1.3.1.2 Ban kiểm soát Ông Nguyễn Tấn Thành : Trưởng Ban Kiểm Soát Ông Lê Thanh Tòng : Thành viên Ông Phạm Duy Cường : Thành viên Ông Doãn Bá Trung : Thành viên 1.3.1.3 Ban tổng giám đốc Bà Phan Bích Vân : Tổng Giám Đốc Ông Hoàng Khánh Sinh : Phó Tổng Giám Đốc Bà Nguyễn Thị Thanh Mai : Phó Tổng Giám Đốc Ông Hồ Xuân Nghiễm : Phó Tổng Giám Đốc Ông Lưu Huỳnh : Phó Tổng Giám Đốc Bà Nguyễn Huỳnh Thu Trúc: Phó Tổng Giám Đốc Ông Tào Thành Danh : Phó Tổng Giám Đốc Ông Nguyễn Quang Trung : Phó Tổng Giám Đốc Bà Nguyễn Ngọc Quế Chi : Phó Tổng Giám Đốc 1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy điều hành 1.4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Phòng Dịch vụ khách hàng. Phòng Dịch vụ khách hàng do một trưởng phòng phụ trách, giúp trưởng phòng có một hoặc nhiều phó phòng (tuỳ mức độ giao dịch của từng đơn vị). Nhiệm vụ chung của phòng là: cung cấp tất cả các sản phẩm ngân hàng cho khách hàng; thực hiện công tác tiếp thị để phát triển thị phần; xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm và theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. Phòng dịch vụ khách hàng gồm các bộ phận công tác: 1.4.1.1 Bộ phận tín dụng doanh nghiệp Bộ phận tín dụng doanh nghiệp gồm một số cán bộ tín dụng (CBTD), có thể hoặc không có trưởng bộ phận. Chức năng nhiệm vụ: - Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm sóc khách hàng hiện hữu. - Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh. - Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng. - Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn các hồ sơ cho vay, bảo lãnh. - Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố. - Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay. - Đôn đốc khách hàng trả vốn lãi đúng kỳ hạn. - Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn, trễ hạn. - Xây dựng kế hoạch tháng, năm; Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất các bịên pháp khắc phục các khó khăn trong công tác. - Thu thập các ý kiến đóng góp của khách hàng về công tác tín dụng; Nghiên cứu việc thực hiện các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác trên địa bàn để phản hồi và đề xuất các biện pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh. 1.4.1.2 Bộ phận tín dụng cá nhân Bộ phận tín dụng cá nhân gồm một số CBTD, có thể hoặc không có trưởng bộ phận. Chức năng nhiệm vụ giống như bộ phận tín dụng doanh nghiệp ngoại trừ chức năng thứ ba được bổ sung như sau: nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng để trả nợ, tài sản bảo đảm …của khách hàng trong cho vay bất động sản và tiêu dùng. c. Bộ phận thanh toán quốc tế Bộ phận thanh toán quốc tế gồm một hoặc một số giao dịch viên thanh toán quốc tế, có thể hoặc không có trưởng bộ phận nhưng có một kiểm soát viên (nếu bộ phận có từ ba giao dịch viên trở lên). chức năng nhiệm vụ: - Hướng dẫn khách hàng tất cả các vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế. - Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất việc phát hành, tu chỉnh, thanh toán, thông báo L/C và trong việc thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác. - Lập thủ tục và theo dõi việc thanh toán cho nước ngoài và nhận thanh toán từ nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng . - Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí ngân hàng phát hành L/C trong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ. - Kinh doanh ngoại tệ đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế. - Thực hiện việc chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài. - Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách. d. Bộ phận dịch vụ thanh toán Bộ phận dịch vụ thanh toán bao gồm một số giao dịch viên tài khoản, có thể có hoặc không có trưởng bộ phận, trưởng bộ phận được uỷ quyền ký một số chứng từ kế toán. chức năng nhiệm vụ: - Quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay, ngoại bảng…của khách hàng . - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng . - Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nhanh. - Thực hiện các lệnh giải ngân, cho vay, thu nợ, thu phí theo đúng quy định. - Thu chi tiền mặt theo đúng quy định. - Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách. e. Bộ phận tiết kiệm Bộ phận tiết kiệm gồm một số giao dịch viên, do một trưởng bộ phận phụ trách, trưởng bộ phận được uỷ quyền ký một số chứng từ kế toán. chức năng nhiệm vụ: - Thực hiện nghiệp vụ huy động tiết kiệm dân cư và cho vay cầm cố sổ tiết kiệm của ngân hàng. - Thực hiện đổi ngoại tệ tiền mặt, séc du lịch và thanh toán các loại thẻ quốc tế. - Đảm nhận nghiệp vụ thẻ Sacombank. - Chi trả kiều hối. - Đảm nhận công tác vốn cổ phần của ngân hàng. - Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách. - Quản lý việc sử dụng khuôn dấu của chi nhánh. f. Bộ phận hướng dẫn khách hàng Bộ phận hướng dẫn khách hàng gồm một hoặc một số nhân viên, không có trưởng bộ phận . Chức năng nhiệm vụ: - Hướng dẫn và giới thiệu tất cả các sản phẩm của ngân hàng (ngoại trừ sản phẩm cấp tín dụng và thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp) cho khách hàng. - Tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm của ngân hàng. - Thực hiện các thủ tục ban đầu khi khách hàng sử dụng sản phẩm và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan. Tuỳ tình hình thực tế có thể có hoặc không có bộ phận này trong bộ máy. g. Bộ phận dịch vụ bất động sản Bộ phận dịch vụ bất động sản gồm một hoặc một số nhân viên, có thể có hoặc không có trưởng bộ phận. Chức năng nhiệm vụ: thực hiện các dịch vụ liên quan đến bất động sản. Tuỳ tình hình thực tế có thể có hoặc không có bộ phận này trong bộ máy. Phòng Quản lý tín dụng Phòng quản lý tín dụng do một trưởng phòng phụ trách, có thể hoặc không có phó phòng. Nhiệm vụ chung của phòng quản lý tín dụng: kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã được Giám đốc phê duyệt trước khi giải ngân; Lập thủ tục giải ngân và tách toán hồ sơ tín dụng; Quản lý danh mục dư nợ và tình tình thu hồi nợ. Phòng quản lý tín dụng gồm các bộ phận công tác: 1.4.2.1. Bộ phận kiểm soát tín dụng Bộ phận kiểm soát tín dụng gồm một số nhân viên, có thể có hoặc không có trưởng bộ phận. Chức năng nhiệm vụ: - Kiểm tra lại hồ sơ vay vốn, bảo lãnh, gia hạn nợ đã được Giám đốc hoặc Hội sở phê duyệt về các mặt: điều kiện vay vốn; hồ sơ vay vốn; tài sản bảo đảm; hạn mức tín dụng; tính phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành; các yêu cầu bổ sung của Giám đốc, của Hội sở… Phản hồi lại Giám đốc những vấn đề chưa đúng quy định (nếu có). - Thông báo quyết định cho vay hay không cho vay của Ngân hàng đến khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ. - Lập thủ tục giải ngân: hợp đồng tín dụng; hợp đồng và chứng thư bảo lãnh; hợp đồng bảo đảm; giấy chứng nhận nợ; tiếp nhận bản chính giấy tờ sở hữu tài sản bảo đảm; chứng từ kế toán giải ngân, ngoại bảng, - Thực hiện đăng kí giao dịch bảo đảm và công chứng thế chấp tài sản bảo đảm. - Kiểm tra đột xuất một số khách hàng (phối hợp với CBTD). - Tiếp nhận và phân tích báo cáo tài chính và thông tin khác của khách hàng . - Lập thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm: kiểm soát tình hình dư nợ trước khi lập giấy giải chấp; hoàn trả bản chính giấy tờ sở hữu tài sản bảo đảm cho khách hàng. - Lưu trữ và bảo quản bản chính hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, giấy nhận nợ, giấy gia hạn nợ. - Tổ chức lưu trữ toàn bộ các bản sao của hồ sơ vay đang lưu hành, đã tất toán và các hồ sơ bị từ chối cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu. 1.4.2.2. Bộ phận quản lý nợ Bộ phận quản lý nợ gồm một số nhân viên, có thể có hoặc không có trưởng bộ phận. Chức năng nhiệm vụ: - Quản lí danh mục cho vay, bảo lãnh theo danh mục ngành nghềkinh doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng,…theo chính sách tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kì và đề xuất biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả. - Theo dõi và báo cáo cho lãnh đạo Chi nhánh và phòng dịch vụ khách hàng về tình hình thu vốn, lãi, tình hình của từng hợp đồng vay vốn. - Kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ gia hạn. nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm thiểu nợ quá hạn, nợ không thu được lãi. - Tiếp nhận và thực hiện việc thu hồi nợ đối với các khoản nợ xấu do Phòng dịch vụ khách hàng chuyển sang theo quy định chung của Ngân hàng. - Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất sau: tình hình nợ đến hạn trong 10 ngày kế tiếp; nợ trễ hạn; nợ được gia hạn; nợ quá hạn đến 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng; danh mục cho vay theo ngành nghề, theo loại khách hàng, theo lãi suất, theo hạn mức và một số báo cáo khác có liên quan đến tín dụng. Phòng Kế toán và Quỹ Phòng Kế toán và Quỹ do một Trưởng phòng phụ trách, có thể có hoặc không có Phó phòng. Nhiệm vụ chung của phòng Kế toán và Quỹ: hướng dẫn và hậu kiểm tra việc hạch toán kế toán với tất cả các đơn vị trực thuộc Chi nhánh; đầu mối thanh toán của Chi nhánh đối với nội bộ Ngân hàng và với bên ngoài; tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn Chi nhánh; quản lý chi điều hành; quản lý chi tiền mặt. Phòng Kế toán và Quỹ gồm các bộ phận: 1.4.3.1 Bộ phận tổng hợp Bộ phận tổng hợp gồm một số nhân viên, do một trưởng bộ phận phụ trách. Chức năng nhiệm vụ: - Tiếp nhận kiểm tra số liệu phát sinh hàng ngày của các đơn vị trực thuộc; tổ chức hạch toán tổng hợp toàn Chi nhánh. - Kiểm soát hoạt động thanh toán toàn Chi nhánh đối với các đơn vị trong nội bộ ngân hàng và bên ngoài. - Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán và kho quỹ ở các đơn vị thuộc chi nhánh. - Chịu trách nhiệm hậu kiểm kịp thời chứng từ kế toán do các đơn vị thuộc Chi nhánh thực hiện, đề xuất các biện pháp xử lý sai sót. - Quản lý chi phí điều hành toàn chi nhánh. - Quản lý thanh khoản toàn chi nhánh và các đơn vị trực thuộc để đảm bảo an toàn chi trả và chấp hành định mức thanh khoản. - Tổng hợp kế hoạch kinh doanh do các đơn vi trực thuộc Chi nhánh xây dựng; dự kiến kế hoạch kinh doanh, tài chính hàng tháng, năm của toàn Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của toàn Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. - Thực hiện báo cáo hoạt động hàng tháng, sơ kết 6 tháng và tổng kết năm. 1.4.3.2 Quỹ chính Quỹ chính gồm một số nhân viên, do thủ quỹ phụ trách. Chức năng nhiệm vụ: - Thực hiện thu chi tiền mặt, vàng theo quy định. - Kiểm đếm, đóng bó đúng tiêu chuẩn tiền mặt tồn quỹ một cách kịp thời. - Tạm ứng quỹ, thanh toán tạm ứng với các quỹ phụ và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh theo quy định. - Thực hiện kiểm kê tồn quỹ định kỳ và đột xuất theo quy định. - Bảo đảm tuyệt đối an toàn kho quỹ. - Lưu trữ, bảo quản và giao nhận bản chính giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo của khách hàng, bản chính tờ trình đề xuất cho vay của cán bộ tín dụng và các giấy tờ khác theo quy định. 1.5. Tổ Hành chánh Quản trị Tổ Hành chánh Quản trị gồm một số nhân viên, do một Tổ trưởng phụ trách. Chức năng nhiệm vụ: - Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư. - Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối công cụ lao động, ấn chỉ, văn phòng phẩm theo quy định. - Thực hiện quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng toàn Chi nhánh. - Tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở trong và ngoài giờ làm việc. - Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Chi nhánh. 1.6. Mạng lưới hoạt động tính đến tháng 12/2006 Sacombank có mạng lưới hoạt động rộng nhất trong hệ thống các ngân hàng TMCP Việt Nam với 163 điểm giao dịch trải khắp 38/64 tỉnh thành của cả nước và 5 công ty trực thuộc, bao gồm: 1.6.1 Khu vực miền Bắc gồm: 1 sở giao dịch (SGD), 09 chi nhánh (CN), 11 phòng giao dịch (PGD) và 1 tổ chức tín dụng ngoài địa bàn. STT SGC & CN ĐỊA CHỈ SỐ ĐIỆN THOẠI FAX 1 SGD Hà Nội 88 Lý Thường Kiệt, P.Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội. 04.9428 094 04.9428 088 2 Hà Nội 65 Ngô Thì Nhậm, Q.Đống Đa, Hà Nội. 04.9432 589 04.9432 988 3 Đống Đa 360 Tây Sơn, Q. Đống Đa, Hà Nội 04.5640 458 04.5640 495 4 Long Biên 247 Ngô Gia Tự, Q.Long Biên, Hà Nội. 04.6522 055 04.6522 066 5 Hưng Yên 13 Đường 39A, Phố Nối, TT Bần Yên Nhân, Hưng Yên. 0321.942 905 0321.942 387 6 Bắc Ninh 202 Trần Phú, TT Từ Sơn, H.Từ Sơn, T.Bắc Ninh. 0241.743 965 0241.743 964 7 Hải Phòng 62-64 Tôn Đức Thắng, Q.Lê Chân, Tp.Hải Phòng. 0313.719 999 0313.719 993 8 Hải Dương 144 Thống Nhất, P.Lê Thanh Nghị, T.Hải Dương. 0320.833 208 0320.833 209 9 Lạng Sơn 8 Ngô Quyền, p.Vĩnh Trại, TP.Lạng Sơn, T.Lạng Sơn. 025.716 324 025.716 325 10 Thanh Hoá Số 2 Phan Chu Trinh, P. Điện Biên, T.Thanh Hoá. 037.715 752 037.715 752 1.6.2. Khu vực miền Trung Tây Nguyên: gồm 11 chi nhánh và 22 phòng giao dịch. STT CN ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI FAX 1 Lâm Đồng 32 Khu Hoà Bình, Đường 3 tháng 2, P.1, Tp. Đà Lạt, T.Lâm Đồng 063.549 045 063.549 047 2 Khánh Hoà 54A Yersin, P.Phương Sài, Tp,Nha Trang, Khánh Hoà 058.817 594 058.817 598 3 Phú Yên 97 Nguyễn Trãi, P.4, Tp.Tuy Hoà, Phú Yên. 057.893 341 057.983 342 4 Đăk Lăk 362-364 Lê Duẩn, Tp.Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk. 050.861 102 050.861 104 5 Bình Định 98 Mai Xuân Thưởng, P.Lý Thường Kiệt, Bình Định. 056.817 314 056.817 312 6 Hội An 91 Trần Hưng Đạo, TX.Hội An, T.Quảng Nam. 0510.911 031 0510.911 032 7 Đà Nẵng 202 Hoàng Diệu, P.Nam Dương, Q.Hải Châu, Đà Nẵng. 0511.582 612 0511.582 613 8 Thừa Thiên Huế 126 Nguyễn Huệ, Phú Nhuận, Tp.Huế, TT-Huế. 054.834 979 054.834 980 9 Quảng Trị 86 Lê Duẩn, P.1, TX. Đông Hà, T.Quảng Trị. 053.553 800 053.553 801 10 Quảng Bình 254 Trần Hưng Đạo, Nam Lý, Tp. Đồng Hới, Quảng Bình. 052.241 242 052.844 977 11 Bình Thuận 126 Trần Hưng Đạo, Tp.Phan Thiết, Bình Thuận. 062.834 655 062.832 115 1.6.3. Khu Vực Đông Nam Bộ: gồm 4 chi nhánh và 12 phòng giao dịch. STT CN ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI FAX 1 Vũng Tàu 51A Lê Quý Đôn và 3 Dương Bạch Mai, TX.Bà Rịa, Bà Rịa Vũng Tàu (BRVT). 064.717 153 064.717 150 2 Bình Dương 431 Đại Lộ Bình Dương, Khu1, TX.Thủ Dầu Một (TDM), Bình Dương. 0650.859 593 0650.859 591 3 Bình Phước KP Phú Thanh, TX. Đồng Xoài, Bình Phước. 0651.883 140 0651.883 569 4 Đồng Nai 87-89 Đường 30/4, Biên Hoà, Đồng Nai. 061.3913 514 061.3913 512 1.6.4. Khu vực Miền Tây Nam Bộ: gồm 14 chi nhánh và 23 phòng giao dịch. STT CN ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI FAX 1 Tây Ninh 149G Đường 30/4, KP1, P1, TX.Tây Ninh. Tây Ninh. 066.810 414 066.810 419 2 Long An 167-169 Hùng Vương, P2,TX. Tân An, Long An. 072.831 587 072.831 594 3 Kiên Giang 281 Trần Phú, P. Vĩnh Thành Văn, TX.Rạch Giá, Kiên Giang. 077.875 797 077.875 737 4 Hậu Giang Số 7 Đường 3/2, KV 3, P.5, TX. Vị Thanh,Hậu Giang. 071.876 075 071.876 950 5 Vĩnh Long 156 Nguyễn Huệ, P.2, TX. Vĩnh Long, Vĩnh Long. 070.878 260 070.878 261 6 Đồng Tháp 42 Lý Thường Kiệt, P.2, TX. Cao Lãnh, Đồng Tháp. 067.871 525 067. 871 535 7 Cần Thơ 34A,KCN Trà Nóc 1, H.Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ. 071. 843 282 071. 842 295 8 An Giang 56B Tôn Đức Thắng, P.Mỹ Bình, TP.Long Xuyên, An Giang. 076.956 511 076.956 515 9 Sóc Trăng 65 Phúc Lợi, P.2, TX.Sóc Trăng, Sóc Trăng. 079. 616 762 079.616 761 10 Bạc Liêu B1A, lôB,Trần Phú, TTTM Bạc Liêu, P.3, TX. Bạc Liêu, Bạc Liêu. 0781.932 206 0781.932 201 11 Tiền Giang A1-4 và A1-5 Võ Duy Linh, P.1,TX.Gò Công, Tiền Giang. 073.513 137 073.513 142 12 Bến Tre 16 Hai Bà Trưng, TX.Bến Tre, Bến Tre. 075.839 115 075.839 116 13 Cà Mau 44 Lý Bôn, TP.Cà Mau, Cà Mau. 0781.812 001 0781.812 006 14 Phú Quốc KP 4, TT.Dương Đông, H.Phú Quốc, Kiên Giang. 077.995 116 077.995 115 1.6.5. Khu vực TP Hồ Chí Minh: gồm 1 Sở Giao Dịch, 11 chi nhánh và 37 phòng giao dịch. STT CN & SGD ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI FAX 1 SGD Tp.HCM 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P8, Q3. 9322 670 9320 425 2 Sài Gòn 211 Nguyễn Thái Học, Q1. 8360 243 8368 598 3 Hưng Đạo 99A Nguyễn Văn Cừ, P2, Q5. 9232 800 9232 799 4 Chợ Lớn 920 Nguyễn Chí Thanh, P4,Q11. 9555 280 9555 947 5 Tân Bình 224 Lê Văn Sỹ, P1,Q.Tân Bình. 9907 202 9907 205 6 Gò Vấp 94-96-98 Nguyễn Oanh, P7,Q.Gò Vấp. 8943 648 8941 918 7 Hóc Môn 19/4A Lý Thường Kiệt, TT.Hóc Môn, H.Hóc Môn. 8910 179 7103 545 8 Củ Chi Ấp Thượng QL 22, X.Thông Tây Hội, H.Củ Chi. 7900 262 7900 262 9 Thủ Đức 251 Võ Văn Ngân, Q.Thủ Đức. 7222 799 7222 800 10 Quận 8 324 Chánh Hưng, Q8. 8508 345 8508 341 11 Quận 4 55-57 Hoàng Diệu, Q4. 12 Tám Tháng Ba 192-194 Lý Thường Kiệt, P8, Q.Tân Bình. 9711365 9711367 1.7. Giới thiệu về Chi nhánh Tám Tháng Ba 1.7.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Được thành lập từ ngày 8/3/2005 từ ý tưởng của một nữ lãnh đạo trẻ tài năng – Bà Huỳnh Quế Hà – Phó Chủ Tịch Thứ nhất Hội Đồng Quản Trị Sacombank, với mục đích phục vụ cho sự phát triển kinh tế - tài chính của chị em phụ nữ, nhất là các lãnh đạo nữ doanh nghiệp bằng những dịch vụ ngân hàng độc đáo và chuyên biệt, đến nay Sacombank chi nhánh 8/3 TPHCM đã đi vào hoạt động đúng 2 năm và đã chứng tỏ mình là một chi nhánh trẻ đầy ấn tượng của Sacombank nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung. Điểm nổi bật của Sacombank Chi nhánh 8/3 TP.HCM là tất cả cán bộ nhân viên và khách hàng đều là phụ nữ. Nếu mục tiêu ban đầu của Sacombank chi nhánh 8/3 TP.HCM là nhằm tạo ra một nét mới về dịch vụ ngân hàng thì sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, chi nhánh đã phát triển không ngừng về mọi mặt: bên cạnh thực hiện tốt nhất sứ mệnh chăm sóc đặc biệt cho gần 5.000 khách hàng nữ, Sacombank chi nhánh 8/3 TP.HCM đã xuất sắc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh doanh của ban lãnh đạo ngân hàng giao cho. Cụ thể, đến cuối năm 2006, lợi nhuận của Sacombank chi nhánh 8/3 TPHCM đạt 232% kế hoạch đặt ra (16,7 tỷ đồng). Kỳ vọng nhiều vào thể nghiệm mới này, ban điều hành Sacombank tiếp tục giao chỉ tiêu lợi nhuận phấn đấu cho chi nhánh là 24 tỷ trong năm 2007. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2007, Sacombank chi nhánh 8/3 TP.HCM đã có lợi nhuận trên 5,6 tỷ đồng, đạt 23% kế hoạch cả năm. Dự tính trong quý 2 năm 2007, Sacombank chi nhánh 8/3 TP.HCM sẽ dời về địa bàn trung tâm quận 1- TP.HCM nhằm thu hút nhiều hơn nữa lượng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh đồng thời xúc tiến việc quảng bá thương hiệu cho chi nhánh nói riêng và Sacombank nói chung. Hoài bão của những vị lãnh đạo sáng lập ra mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ là không chỉ được biết đến tại TPHCM, tại Việt Nam mà còn phải vươn ra tầm khu vực vì tính đặc thù, sáng tạo và các ý tưởng độc đáo của nó. Bên cạnh tạo cung cấp những dịch vụ tài chính ngân hàng chuyên biệt, Sacombank chi nhánh 8/3 TP.HCM luôn quan tâm đến việc tổ chức các chương trình, sự kiện có ý nghĩa để chăm sóc các khách hàng của mình. Chi nhánh đã tổ chức chương trình du lịch viếng chùa đầu xuân Đinh Hợi dành cho các tiểu thương chợ Tân Bình nhằm gắn kết hơn nữa mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và thể hiện sự quan tâm đến nhu cầu được chăm sóc, tôn vinh của chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã tổ chức chương trình “Ngày vui của tôi – niềm vui của bạn” nhân ngày quốc tế phụ nữ hàng năm như một món quà 8/3 dành cho các khách hàng nữ thân thiết của mình. Chào mừng 76 năm ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10/2006, chi nhánh đã tổ chức ngày hội “Trổ Tài Nội Trợ” nhằm tiếp tục tôn vinh và nâng cao giá trị truyền thống “giỏi việc nước, đảm việc nhà” của phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, chi nhánh cũng đã kết hợp cùng Business Edge tổ chức thành công hội thảo “Kiểm soát chi phí trong tầm tay” dành cho đối tượng hơn 100 nữ doanh nhân và khách hàng tại Chi nhánh nhằm chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát chi phí, khả năng lãnh đạo của các nữ doanh nhân. Sacombank chi nhánh 8/3 TP.HCM hôm nay được đông đảo chị em phụ nữ tại TP.HCM tin cậy với tư cách là một “Bác sĩ tài chính” của mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp đồng thời là người bạn luôn sẵn sàng đồng hành vì sự tiến bộ của phụ nữ qua các chương trình hành động vì cộng đồng thực sự có ý nghĩa. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thường xuyên liên kết với các công ty mỹ phẩm nổi tiếng, các công ty sản xuất trang phục cho phụ nữ để thực hiện những chương trình khuyến mãi cho khách hàng nữ trong việc chăm sóc sắc đẹp. 1.7.2. Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh 1.7.3. Những sản phẩm dịch vụ Ngoài những sản phẩm dịch vụ tài chính của Sacombank như: các loại hình tiền gửi, thanh toán quốc tế, các loại hình cho vay và các sản phẩm dịch vụ khác, Sacombank chi nhánh 8/3 TP.HCM còn có những sản phẩm đặc thù riêng biệt như chính sách tiền gửi Nguyễn Thị Định, thẻ tín dụng Võ Thị Sáu và đặc biệt là tài khoản Âu Cơ với nhiều ưu đãi: khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn và chỉ cần duy trì một mức số dư tài khoản bình quân trong tháng không thấp hơn 10.000.000VND sẽ được hưởng thêm lãi suất bổ sung so với lãi suất tiền gửi thông thường; khách hàng sẽ có những cơ hội mua sắm miễn phí chỉ cần duy trì liên tục 3 tháng mức số dư tiền gửi bình quân của từng tháng không thấp hơn 10.000.000VND. Có thể nói, sản phẩm độc đáo nhất của chi nhánh 8/3 là tài khoản Âu Cơ. Có hơn 1.800 khách hàng nữ tại TP.HCM đang sử dụng tài khoản Âu Cơ trong năm 2006 (tăng 139% so với cùng kỳ năm 2005) đều tỏ ra rất hài lòng với tính năng của tài khoản cũng như phong cách phục vụ của nhân viên tại đây. Tốc độ tăng trưởng của khách hàng sử dụng tài khoản Âu Cơ luôn được duy trì ở mức khoảng 10%. Ngoài ra, một sản phẩm độc đáo khác luôn làm hài lòng tất cả những khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh là cho vay chuyển nhượng bất động sản. Đây là sản phẩm dịch vụ đánh đúng vào tâm lý và nhu cầu của hầu hết khách hàng tại chi nhánh đồng thời đã góp phần đóng góp cho sự phát triển vượt bậc của chi nhánh. Trong xu thế hướng đến sự độc đáo và chuyên biệt, có thể nói mô hình chi nhánh 8/3 của Sacombank đã đáp ứng được nhu cầu của người phụ nữ hiện đại về những sản phẩm tài chính giàu tính năng ưu đãi. 1.7.4. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 Đơn vị tính:triệu đồng CHỈ TIÊU ĐẦU NĂM CUỐI NĂM Tổng thu nhập 22.500 35.400 - Thu lãi 20.700 32.500 - Thu dịch vụ 1.800 2.900 Tổng chi phí 13.500 17.900 - Chi lãi tiền gửi 9.700 10.200 - Chi điều hành 3.800 7.700 Lãi trước dự phòng rủi ro 9.000 17.500 Lãi trước thuế 8.280 16.700 Thuế 2.484 5.010 Lãi sau thuế 5.796 11.690 Nguồn: báo cáo chi nhánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 01.doc
  • docBIA.DOC
  • docCHUONG 02.doc
  • docCHUONG 03.doc
  • docKET LUAN.doc
Tài liệu liên quan