Chuyên đề Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gian đoạn 2007- 2009

PHẦN GIỚI THIỆU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay trên thế giới xu thế toàn cầu hóa ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng. Đặc biệt là việc gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới. Việt Nam cũng vậy, cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi xu hướng toàn cầu này. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thương mại lớn nhất thế giới. Đây có thể cơ hội tốt cho những bước tiến của kinh tế Việt Nam nhưng cũng không thể tránh được những thách thức mà tổ chức này đặt ra cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các thành viên khác trong tổ chức. Bởi lẽ nó ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt là đối với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay. Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn1998-2008 đạt 18%/năm. Hiện nay, thủy sản Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trên thị trường quốc tế. Cả nước có khoảng 700 nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng nhiều mặt hàng thủy sản vẫn có được chỗ đứng riêng cho mình và duy trì tốc độ tăng trưởng. Thủy sản Việt Nam luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng đang đứng trước nhiều khó khăn. Thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới vẫn đang phải đối mặt với nền kinh tế toàn cầu chưa hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng. Tiêu dùng giảm, xu hướng tiết kiệm gia tăng, những rào cản kỹ thuật từ phía nhà nhập khẩu, đặc biệt là luật mới: Luật IUU (Quy định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định) bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2010 Với những thách thức cùng những rào cảng nêu trên, xuất khẩu thủy sản của ta có thể vượt qua và tiếp tục phát triển được hay không? Chính vì vậy mà đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gian đoạn 2007-2009” được thực hiện và qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho việc sản xuất, khai thác và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong gian đoạn 2007-2009 và đề xuất một số giải pháp cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản trong gian đoạn 2007- 2009. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu thủy sản. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho xuất khẩu thủy sản. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ: internet, sách báo, tạp chí chuyên ngành kinh tế có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh số tuyệt đối để đánh giá sự biến động về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian nghiên cứu. - Phương pháp so sánh số tương đối để đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu. - Phân tích dựa theo ma trận SWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để xác định chiến lược từ đó đề ra một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Thời gian - Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2007 đến năm 2009. - Đề tài được thực hiện từ ngày 25/5 đến ngày 20/6/2010. 4.2 Không gian Địa bàn nghiên cứu: Việt Nam. 4.3 Đối tượng nghiên cứu Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. ***** PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Thủy sản Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Sản phẩm đã có mặt trên 163 quốc gia và vùng lãnh thổ và ngày càng đáp ứng nhu cầu cao của thị trường. Sản lượng và kim ngạch luôn có xu hướng tăng qua các năm. Tuy có giảm trong năm 2009, nhưng ngành thủy sản phải tồn tại trong môi trường mà kinh tế vẫn chưa qua giai đoạn khủng hoảng, phải vượt qua nhiều khó khăn thì con số giảm kim ngạch xuất khẩu 5,7% so với năm 2008, đó cũng là một kết quả đầy khả quan. Tuy nhiên, càng ngày việc xuất khẩu thủy sản càng gặp phải nhiều khó khăn hơn từ các thị trường khó tính, chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản xuất trong nước còn manh múng, khai thác gần bờ, tàu thuyền chậm đổi mới, kĩ thuật nuôi trồng vẫn còn chậm mang lại hiệu quả, cả khai thác và nuôi trồng chưa được qui hoạch Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn đang gặp gắt rối về vấn đề nguyên liệu đầu vào và chi phí vốn nhà máy hoạt với công suất không cao, chi phí sản xuất cũng tăng cao Chính vì vậy ngành thủy sản cần có những biện pháp để tận dụng những lợi thế đang có đồng thời khắc phục những khó khăn đang tồn tại. Có như thế, ngành thủy sản mới phát triển và tăng trưởng bền vững được. 2.Kiến nghị 2.1 Đối với doanh nghiệp Các thị trường nhập khẩu ngày càng khắt khe hơn với những qui định mới, với những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích ứng mới có thể thâm nhập sản phẩm sâu rộng vào đây. Mặc dù vậy hiện tại các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa ý thức rõ ràng về những thách thức mới này. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ quan tâm đến giá cả và lợi nhuận trước mắt, họ chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, chưa có sự đầu tư đúng mức cho xây dựng được thương hiệu riêng và tạo chỗ đứng vững chắc cho mình. Một số sản phẩm của ta đang được nuôi trồng với số lượng và quy mô lớn nhưng chưa có kế hoạch và phương hướng bao tiêu hợp lý nên dẫn đến việc các nhà xuất khẩu Việt Nam tự cạnh tranh với nhau ngay trên “sân nhà”, dẫn tới việc hàng của ta không đủ sức cạnh tranh với các nhà xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Chính vì vậy để có thể đưa hàng qua các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Nga các doanh nghiệp xuất khẩu nên tự tìm cho mình một chiến lược an toàn trong lĩnh vực thanh toán, quan tâm đúng mức tới chất lượng sản phẩm, Điều cần thiết hiện nay là các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng chế biến, xây dựng một mối liên kết thực sự vững chắc giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu, thường xuyên quan tâm đến những khó khăn, bất cập mà người nuôi trồng và khai thác gặp phải, để hổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả từ khâu sản xuất đến khâu chế biến Có như vậy mới tránh được những rủi ro tiềm ẩn từ các nước nhập khẩu và tăng giá trị cho thủy sản nước nhà. Bên cạnh đó, cần phải có kết hoạch tổ chức xúc tiến thương mại và công tác thị trường cho tốt, có chiến lược thị trường đàng hoàng, rõ ràng. Chiến lược thị trường cần chú ý đến nhu cầu, thị hiếu để cải tiến về quy trình sản xuất, đóng gói bao bì, xây dựng được mạng lưới phân phối tại thị trường bản xứ và bán những khách hàng cần. Buôn có bạn, bán có phường, phải có bạn bè khách hàng tình nghĩa chứ không theo kiểu chộp giật, có mới nới cũ thì mới có thể thành công. 2.2 Đối với nhà nước Với những lợi thế và khó khăn đang tồn tại hiện nay, ngành thủy sản cần có những giải pháp cụ thể để thủy sản có thể phát triển bền vững, và những chính sách từ các cơ quan nhà nước là sự hổ trợ đắt lực cho việc thực hiện những giải pháp này. Xuất khẩu ngày càng bị áp lực cạnh tranh, rào cản kỹ thuật các nước cứ gia tăng - trong khi chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của ta chưa đồng bộ. Nuôi trồng, đánh bắt xa bờ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, quy hoạch thủy sản còn chồng chéo Vì vậy các cơ quan ban ngành cần có chính sách đầu tư và qui hoạch rõ ràng để có thể ổn định việc nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, đẩy mạnh thực thi mô hình liên kết “2 nhà” là nhà nông và doanh nghiệp, sau đó rút kinh nghiệm để nhân rộng. Không chỉ liên kết trong nước mà còn áp dụng liên kết ngoài nước. Theo đó phối hợp với các ngành liên quan kiểm soát chặt số lượng và chất lượng các sản phẩm thủy sản trong nước trước khi xuất khẩu, liên hệ với cơ quan quản lý nước nhập khẩu để thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả rồi mới giao hàng. Làm chặt như vậy sẽ loại được tình trạng hàng kém chất lượng xuất ra bên ngoài. Tình trạng thiếu nguyên liệu đang diễn ra nghiêm trọng, các nhà máy chỉ chạy 30-40% công suất. Trong thời gian tới, nếu như Nhà nước có các chính sách mới như nhập nguyên liệu tạm thời từ bên ngoài phục vụ sản xuất thì có thể cải thiện được tình trạng trên. Ngoài ra với xu thế thị trường thuận lợi hiện nay, các cơ quan ban ngành cần có những chính sách đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại nước ngoài với nội dung và hình thức đổi mới. Thông qua các hội chợ triển lãm, các cơ hội xúc tiến đầu tư . tổ chức các sự kiện quảng bá nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ giá trị của sản phẩm thủy sản Việt Nam, tạo dựng vị thế vững chắc cho thủy sản việt Nam trên thương trường. 2.3 Đối với người nuôi trồng thủy hải sản Không chỉ đối mặt với những khó khăn về giá thành, nguyên liệu đầu vào, ngành thủy sản Việt Nam còn phải đối mặt với những rào cản thương mại mang tính bảo hộ ngày càng nhiều từ các nước nhập khẩu. Khách hàng không chỉ tìm hiểu kỹ điều kiện của cơ sở chế biến, kinh doanh thủy hải sản mà họ còn muốn biết tường tận nguồn gốc của sản phẩm như được đánh bắt hay nuôi từ vùng nào, sử dụng những loại thuốc gì, thức ăn ra sao, cách thức chăm sóc, các vấn đề về môi trường trong quá trình nuôi Chính vì vậy, người nuôi trồng cần phải thường xuyên nắm bắt thông tin về yêu cầu đối với chất lượng những sản phẩm mình đang làm ra. Đặc biệt người nuôi nên chú trọng tất cả các khâu trông nuôi trồng, từ khâu con giống cho đến khi xuất bán, đảm bảo việc bảo vệ môi trường trong quá trình nuôi. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang diễn ngày càng rõ rệt, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất nuôi trồng. Vì thế người nuôi nên thường xuyên theo dõi vấn đề này, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngày càng nhiều hơn vào nuôi trồng để năng suất và chất lượng luôn được đảm bảo. Ngoài ra, thời vụ thả nuôi cũng rất quan trọng,vì nếu thả nuôi đúng thời điểm người nuôi có thể tránh được tình trạng treo ao chờ giá gây tổn thất lớn cho các hộ nuôi, và góp phần ổn định nguồn nguyên liệu cho chế và xuất khẩu, đồng thời tránh được sự ép giá từ các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Luận văn dài 39 trang, chia làm 3 chương

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gian đoạn 2007- 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao đăc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp đã khẳng định được uy tín của mình trên các thị trường lớn, như: Seaprodex, Minh Phú, Kim Anh, Saota (fimex), Phú Cường, Camimex, Cafatex, Angifish, Vĩnh Hoàn, Sea Minh Hải, Sea Sài Gòn, Seaspimex, Sea Ðà Nẵng, Sea Hà Nội,...Ðến giai đoạn này, cả nước đã có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có 171 doanh nghiệp được xếp vào danh sách 1 xuất khẩu vào EU, 300 doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 222 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm vào Hàn Quốc, 295 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc... Những con số đó cho thấy sự trưởng thành của công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam cả về công nghệ, kỹ thuật và trình độ quản lý. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam đã đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đã tiếp cận, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm khắt khe nhất của thị trường quốc tế. Ngành thủy sản đã có bước phát triển vượt bậc, toàn diện, cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2009, sản lượng đã đạt trên 4,8 triệu tấn (gấp hơn 6 lần năm 1986), nuôi trồng tăng mạnh, đạt trên 2,5 triệu tấn (gấp hơn 20 lần năm 1986, tăng bình quân 14%/năm trong 24 năm qua), không những cung cấp khối lượng thực phẩm lớn, có giá trị dinh dưỡng cao cho nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, ngành còn đẩy mạnh chế biến xuất khẩu. Với sự năng động sáng tạo của hàng trăm doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,2 tỷ USD (gấp 40 lần so năm 1986, tăng bình quân 17%/năm, 24 năm qua, nước ta đã xuất khẩu được 35 tỷ USD), trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của nước ta , đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Tiềm năng phát triển thủy sản của nước ta còn rất lớn cả về khai thác thủy sản, đặc biệt là khả năng mở rộng diện tích và tăng năng sất nuôi trồng, tiết kiệm chi phí hạ giá thành, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên ngành thủy sản cũng không thể tránh được việc tồn tại những bất cập. Nghề khai thác nhìn chung vẫn còn trong tình trạng qui mô nhỏ, khai thác gần bờ, tàu thuyền và phương tiện khai thác chậm đổi mới. Việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển thủy sản còn chậm, hiệu quả thấp, chưa được quan tâm đúng mức. Đời sống của lao động nghề cá còn nhiều khó khăn và sản xuất kinh doanh của thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Những khó khăn này đòi hỏi toàn ngành thủy sản, nhất là bà con nông dân, ngư dân, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, nhà quản lý phải có những biện pháp để hạn chế những khó khăn, sử dụng lợi thế đang có để tạo điền kiện cho ngành thủy sản ngày càng phát triển bền vững và ngày càng có vị thế cao trên thương trường thế giới. Tình hình nuôi trồng, khai thác thủy sản trong thời gian qua 1.1.2.1 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Bảng 1: DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở CÁC VÙNG MIỀN TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2009 Vùng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 DT (1000 ha) Tỷ trọng (%) DT (1000 ha) Tỷ trọng (%) DT (1000 ha) Tỷ trọng (%) Mức (1000 ha) Tỷ lệ (%) Mức (1000 ha) Tỷ lệ (%) ĐBSCL 723.8 71,0 752.2 71,5 830,0 70,8 28,4 3,9 77,8 10,3 ĐBSH 117.2 11,5 121.2 11,5 - - 4,0 3,4 - - TD và MNPB 36,2 3,6 37,9 3,6 - - 1,7 4,6 - - BTB và DH MT 78,9 7,7 77,9 7,4 - - -1 1,3 - - Tây Nguyên 9,3 0,9 10,7 1,0 - - 1,4 15,0 - - Đông Nam Bộ 53,4 5,3 52,7 5,0 - - -0,7 1,3 - - Tổng cộng 1018.8 100 1052.6 100 1173.1 100 33,8 3,3 120,5 11,8 Nguồn: tổng cục thống kê Nhìn chung diện tích nuôi trồng thủy sản đều tăng trong năm 2008 và 2009. Tổng diện tích nuôi trồng tăng từ 1018,8 nghìn ha năm 2007 lên 1052,6 nghìn ha năm 2008, tăng 33,8 nghìn ha tức tăng 3,3 % so với 2007. Năm 2009, diện tích nuôi trồng thủy sản vẫn tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, diện tích nuôi trồng 2009 đạt 1173,1 nghìn ha tăng 120,5 nghìn ha, tức tăng 11,8% so với 2008. ĐBSCL luôn là vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng lớn nhất cả nước. Năm 2007, vùng có 723,8 nghìn ha nuôi trồng thủy sản. Năm 2008, diện tích nuôi trồng của vùng tăng lên 52,2 nghìn ha, tăng 28,4 nghìn ha tức tăng 3,9% so với năm 2007. Năm 2009, diện tích nuôi trồng tiếp tục tăng và tăng cao hơn so với năm 2008, diện tích nuôi trồng đạt 830 nghìn ha, tăng 77,8 nghìn ha tăng 10,3% so với năm trước. Nguyên nhân là do Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nuôi cá tra và basa, trong đó quan trọng nhất là có diện tích mặt nước ngọt lớn và mạng lưới ao hồ, kênh rạch dày đặc, cộng thêm cuộc khủng hoảng tài chính và nguồn nguyên liệu trong nước sụt giảm mạnh. Đây cũng là lý do để nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL quyết định gia tăng diện tích nuôi trồng nhằm gỡ khó cho ngành thủy sản. Một số vùng khác diện tích nuôi trồng cũng tăng như: ĐBSH tăng 4 nghìn ha năm 2008 tức tăng 3,4 % so với 2007, TD và MNPB (Trung Du và Miền Núi Phía Bắc) tăng 1,7 nghìn ha, tăng 4,6%, Tây Nguyên tăng 1,4 nghìn ha, tăng 15% so với 2007. Bên cạnh đó cũng có một số nơi giảm như: BTB và DHMT (Bắc trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung) giảm 1 nghìn ha, giảm 1,3%, Đông Nam Bộ giảm 0,7 nghìn ha, giảm 1,3% so với 2007. 1.1.2.2 Sản lượng thủy sản trong thời gian qua Với những diều kiện mà thiên nhiên ban tặng cùng với những kinh nghiện được tích lũy trong thời gian dài, ngành thủy sản đã đạt được những thành tựu quan trọng, đưa nước ta trở thành một trong những nước có sản lượng thủy sản lớn trên thế giới, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của các ngành nông, lâm, thủy sản và sự ổn định kinh tế - xã hội của đất nước. a) Sản lượng về mặt nuôi trồng: Bảng 2: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG PHÂN THEO MẶT HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2009 Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 SL (1000 tấn) Tỷ trọng (%) SL (1000 tấn) Tỷ trọng (%) SL (1000 tấn) Tỷ trọng (%) Mức (1000 tấn) Tỷ lệ (%) Mức (1000 tấn) Tỷ lệ (%) Tôm 384,5 18,1 338,4 13,7 413,1 16,1 -46,1 13,6 74,7 18,1 Cá 1530,3 72,1 1863,3 75,6 1951,1 75,9 333,0 21,8 87,8 4,7 TS khác 208,5 9,8 213,9 8,7 205,7 8,0 5,4 2,6 -8,2 3,8 Tổng cộng 2123,3 100 2465,6 100 2569,9 100 342,3 16,1 104,3 4,2 Nguồn: Tổng cục thống kê Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2007 đạt 2123,3 nghìn tấn. Năm 2008, sản lượng này tăng lên và đạt 2456,6 nghìn tấn, tăng 342,3 nghìn tấn tức tăng 16,1 % so với năm 2007. Năm 2009, sản lượng nuôi trồng đạt 2569,9 nghìn tấn, tăng 4,2% so với 2008, tăng 104,3 nghìn tấn. Sản lượng cụ thể của các mặt hàng trong thời gian qua như sau: -Năm 2007: - Sản lượng tôm đạt 384,5 nghìn tấn, chiếm 18,1% tỷ trọng sản lượng nuôi trồng. - Cá luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản lượng, với tỷ trọng 72,1% và ở mức sản lượng là 1530,3 nghìn tấn năm 2007. - Thủy sản khác đạt 208,5 nghìn tấn, tỷ trọng 9,8%. -Năm 2008: - Tôm đạt 338,4 nghìn tấn, chiếm 13,7% tỷ trọng, tăng 46,1 nghìn tấn tức giảm 13,6% so với năm trước. - Cá đạt 1863,3 nghìn tấn, chiếm 75,6% tỷ trọng, tăng 333 nghìn tấn, tăng 21,8% so với năm trước. - Thủy sản khác đạt 213,9 nghìn tấn với 8,7% tỷ trọng, tăng 5,4 nghìn tấn, tức tăng 2,6% so với 2007. -Năm 2009: - Sản lượng tôm tăng trở lại, đạt 413,1 nghìn tấn, chiếm 16,1% tỷ trọng, tăng 18,1% chênh lệch 74,7 nghìn tấn so với năm trước. - Cá đạt 1951,1 nghìn tấn 75,9% tỷ trọng, tăng 87,8 nghìn tấn, tăng 4,7% so với năm trước. - Thủy sản khác đạt 205,7 nghìn tấn, chiếm 8% tỷ trọng giảm 8,2 nghìn tấn tức giảm 3,6% so với 2007. b) Sản lượng về mặt khai thác: Bảng 3: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO MẶT HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2009 Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 SL (1000 tấn) Tỷ trọng (%) SL (1000 tấn) Tỷ trọng (%) SL (1000 tấn) Tỷ trọng(%) Mức (1000 tấn Tỷ lệ (%) Mức (1000 tấn) Tỷ lệ (%) Tôm 111,4 5,4 113,4 5,3 124,6 5,5 2,0 1,8 11,2 9,9 Cá 1566,5 75,5 1605,7 75,2 1703,1 74,8 39,2 2,5 97,4 6,0 TS khác 396,6 19,1 417,3 19,5 450,1 19,7 20,7 5,2 32,8 7,9 Tổng cộng 2074,5 100 2136,4 100 2277,7 100 61,9 3,0 141,3 6,6 Nguồn: Tổng cục thống kê Sản lượng thủy sản khai thác năm 2007 là 2074,5 nghìn tấn. Năm 2008, sản lượng đạt 2136,4 nghìn tấn, tăng 61,9 nghìn tấn tức tăng 3% so với năm 2007. Năm 2009, khai thác 2277,7 nghìn tấn, tăng 6,6% so với 2008, tăng 141,3 nghìn tấn. Sản lượng khai thác cụ thể của các mặt hàng trong thời gian qua như sau: - Năm 2007: - Sản lượng tôm đạt 111,4 nghìn tấn, chiếm 5,4 % tỷ trọng sản lượng nuôi trồng. - Cá cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác với tỷ trọng 75,5 %, sản lượng đạt 1566,5 nghìn tấn năm 2007. - Thủy sản khác đạt 396,6 nghìn tấn, tỷ trọng 19,1%. - Năm 2008: - Tôm đạt 113,4 nghìn tấn, chiếm 5,3% tỷ trọng, tăng 2,0 nghìn tấn tức tăng 1,8% so với năm trước. - Cá đạt 1605,7 nghìn tấn, chiếm 75,2% tỷ trọng, tăng 39,2 nghìn tấn, tăng 2,5% so với năm trước. - Thủy sản khác đạt 417,3 nghìn tấn với 19,5% tỷ trọng, tăng 20,7 nghìn tấn, tức tăng 5,2% so với 2007. - Năm 2009: - Sản lượng tôm tiếp tục tăng, đạt 124,6 nghìn tấn, chiếm 5,5% tỷ trọng, tăng 9,9% tức chênh lệch 11,2 nghìn tấn so với năm trước. - Cá khai thác đạt 1703,1nghìn tấn, chiếm 74,8% tỷ trọng, tăng 97,4 nghìn tấn, tăng 6,0 % so với năm trước. - Thủy sản khác đạt 450,1 nghìn tấn, chiếm 19,7% tỷ trọng tăng 32,8 nghìn tấn tức tức tăng 7,9% so với 2007. Sản lượng khai thác và nuôi trồng đạt kết quả khả quan như vậy trong thời gian qua là do nước ta có nhiều lợi thế phát triển thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản ở cả nước ngọt, nước lợ và biển, phần lớn nguồn lợi tự nhiên như nguồn lợi hải sản ven bờ, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đã và đang được khai thác, sử dụng ở mức tối đa. Sự tăng trưởng thời gian qua đã có chú ý phát triển theo chiều sâu và cả phát triển theo chiều rộng, qua việc tăng diện tích nuôi trồng, tăng số lượng tàu thuyền khai thác, phát huy tiềm năng nguồn lợi và điều kiện tự nhiên là chính. c) Về tổng sản lượng cả nước: Bảng 4: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2007- 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) Sản lượng (nghìn tấn) 4197,8 4602,0 4864,0 404,2 9,63 262 5,69 Nguồn: Tổng cục thống kê Năm 2007, sản lượng thủy sản đạt 4197,8 nghìn tấn. Năm 2008, sản lượng thủy sản đạt 4602 nghìn tấn, tăng 9,63% và chêch lệch 404,2 nghìn tấn so với năm 2007. Bước sang năm 2009, sản lượng vẫn ở mức cao và tiếp tục tăng so với năm 2008. Tuy nhiên mức tăng có thấp hơn mức tăng của năm 2008. Tổng sản lượng là 4864 nghìn tấn, tăng 5,69% so với năm 2008, chỉ tăng ở mức 262 nghìn tấn. Sản lượng thủy sản có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua là do nhiều nguyên nhân. Tình trạng số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản tăng mạnh, công tác quản lý tàu cá đã được Bộ và các cơ quan quản lý chuyên ngành chú trọng. Chính sách hỗ trợ kịp thời, hợp lý và đúng vào thời điểm ngư dân đang gặp khó khăn, cho nên hoạt động khai thác được duy trì và phát triển, bảo đảm ổn định đời sống của ngư dân và cộng đồng dân cư ven biển. Thời tiết và diễn biến nguồn lợi thủy sản trong các vụ cá Bắc, cá Nam tại nhiều địa phương khá thuận lợi cho hoạt động khai thác. Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng theo hướng kết hợp đa canh, đa con. Bên cạnh đó, mô hình nuôi thuỷ sản lồng, bè tiếp tục phát triển, đặc biệt là nuôi lồng, bè trên biển ở các tỉnh: Kiên Giang, Quảng Nam, Ninh Thuận, Phú Yên, Hải Phòng… 1.2 Định hướng phát triển ngành thủy sản Theo dự thảo chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định ngành thủy sản sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn về xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh hội nhập vững chắc. Nói về tiềm năng ngành thủy sản, hiện chúng ta đã xác định định được 544 loài cá, trong đó có khoảng 97 loài kinh tế. Sản lượng khai thác nước ngọt đạt khoảng 200 nghìn tấn/năm, tập trung ở các tỉnh Nam Bộ đặc biệt là ĐBSCL. ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển thủy sản nói riêng trên các vùng sinh thái: nuôi ngọt, nuôi lợ, nuôi biển, khai thác thủy sản biển và nội địa đồng tạo ra nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị cho quốc gia. ĐBSCL được xem là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển thủy sản đặc biệt là NTTS nhất trong cả nước và khu vực. Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng liên tục trong thời gian qua, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. So với 1985, giá trị kim ngạch XKTS năm 2008 đã tăng trên 50 lần từ 0,09 tỷ USD lên 4,5 tỷ USD. Sản phẩm thủy sản đã có mặt ở 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nuôi trồng thủy sản có thể phát triển ở các vùng kinh tế khác nhau từ miền núi, trung du, đồng bằng đến các vùng biển đảo. Xu hướng và nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản đã và đang tiếp tục tăng mạnh. Riêng sản phẩm cá tra của nước ta đang được nhiều quốc gia quan tâm và xem là sản phẩm thay thế cá thịt trắng có nguồn gốc từ các vùng biển bởi giá cả hợp lý mà chất lượng lại thơm ngon, sản lượng dồi dào và ổn định. Các nhà máy chế biến thuỷ sản tại châu Âu cũng rất cần nguyên liệu cá tra và cá ba sa Việt Nam để chế biến và cung cấp cho các thị trường. Mặc dù ngành thuỷ sản đã đóng góp rất lớn kim ngạch xuất khẩu của cả nước và có tiềm năng phát triển nhưng sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hiện ngành thuỷ sản tiềm ẩn nhiều bất cập, rủi ro và thiếu bền vững, thậm chí nếu không được đầu tư có thể sẽ “lụi tàn”. Chính vì vậy mà định hướng để phát triển ngành thuỷ sản trong tương lai là: sản lượng khai thác hàng năm phải tăng theo năng suất lao động cũng như tỷ lệ đóng góp của nghề cá so với việc sử dụng tài nguyên, sự tăng trưởng của nghề phải đi đôi với việc thay đổi bộ mặt nông thôn và thể hiện rõ vai trò gắn kết giữa ngư nghiệp – nông nghiệp và nông thôn... Mục tiêu mà ngành Thủy sản đặt ra đến năm 2012 là đảm bảo 90% cá tra và tôm nuôi có thể truy nguồn gốc xuất xứ; 70% thủy sản khai thác có nhật ký theo dõi, 90% cơ sở chế biến thủy sản áp dụng chương trình quản lý chất lượng. Từ nay đến năm 2020, ngành thuỷ sản đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD. Mỗi giai đoạn, thị trường lại có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau, vì vậy, ngành phải tìm hiểu yêu cầu của thị trường trong từng giai đoạn để tổ chức lại sản xuất. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM QUA 3 NĂM 2007-2009 2.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản trong 3 năm 2007-2009 2.1.1 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu thủy sản Thuỷ sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Ngành thủy sản đã và đang tận dụng mọi lợi thế để phát huy nội lực góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam. Bảng 5: SẢN LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG 3 NĂM 2007 – 2009 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) Sản lượng (nghìn tấn) 924,46 1236,00 1216,00 311,54 33,7 -20,00 1,6 Kim ngạch (tỷ USD) 3,76 4,51 4,250 0,75 19,8 -0,26 5,7 Nguồn:tổng cục hải quan Năm 2007, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước là 924,46 nghìn tấn với kim ngạch là 3,76 tỷ USD. Bước sang năm 2008, cả sản lượng và kim ngạch thủy sản xuất khẩu đều tăng so với năm 2007. Cụ thể, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 1236 nghìn tấn, tăng 33,7% so với năm 2007,chêch lệch 311,54 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 4,509 tỷ USD tăng 0,749 tỷ USD tức tăng 19,8% so với cùng kì năm 2007. Năm 2009, tuy sản lượng khai thác và nuôi trồng có tăng nhưng xuất khẩu lại ở mức tăn trưởng âm. Đó là lần đầu tiên trong 13 năm xuất khẩu thủy sản đạt tăng trưởng âm. Cụ thể, sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 1216 nghìn tấn, giảm 20 nghìn tấn, tức giảm 1,6% so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu đạt 4,250 tỷ USD giảm 0,259 tỷ USD, tức giảm 5,7% so với năm 2008. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do một số nguyên nhân sau đây: năm 2008, ngành thủy sản trãi qua nhiều sóng gió, cả thế giới nằm trong tình trạng lạm phát, kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ giá đồng USD bấp bênh, chi phí đầu tư tăng vọt, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưỡng… Trong hoàn cảnh đó, các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã chủ động chuyển hướng để tránh được cơn bão do cuộc khủng hoảng gây ra. Họ chuyển từ “trọng tâm” của các cuộc khủng hoảng là: EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…để khai phá những thị trường mới như Nga, Ucraina, Ai Cập… Năm 2009, tuy xuất khẩu có giảm so với năm 2008, nhưng đó cũng là một kết quả đầy khả quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trước những khó khăn về việc thiếu nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ chính giảm nhu cầu, những rào cản kĩ thuật và thuế quan của các nước nhập khẩu.. 2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo thị trường Hiện nay, thủy sản của ta đã xuất khẩu sang 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm một vị trí không nhỏ trong thị trường chung. Tuy thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt với không ít khó khăn, song với sự nỗ lực không ngừng ngành thủy sản vẫn trụ vững và đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu đều tăng trong năm 2008, nhưng giảm vào năm 2009. Bảng 6: MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM TRONG 3 NĂM 2007- 2009 Thị trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Mức (tỷ USD) Tỷ lệ (% Mức (tỷ USD) Tỷ lệ (%) EU 0,905 24,1 1,140 25,3 1,096 25,8 0,235 26,0 -0,044 3,9 Nga 0,120 3,2 0,218 4,8 0,085 2,0 0,098 81,7 -0,133 61,0 Nhật Bản 0,746 20,0 0,828 18,4 0,758 17,8 0,082 11,0 -0,070 8,5 Hoa Kì 0,767 20,4 0,745 16,5 0,713 16,8 -0.022 2,9 -0,032 4,3 Trung Quốc - - 0,156 3,5 0,200 4,7 - - 0.044 28,2 Các nước khác - - 1,420 31,5 1,398 32,9 - - -0,022 1,5 Tổng cộng 3,76 100 4,509 100 4,250 100 0,749 19,8 -0,259 -5,7 Nguồn: - Năm 2007: Tính đến cùng kì năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang với 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tình hình xuất khẩu sang các thị trường như sau: - Thị trường châu Âu (EU): đứng đầu với 24,1% tỷ trọng, với KNXK đạt 0,905 tỷ USD. - Thị trường Hoa Kì: đứng thứ nhì, chiếm khoảng 20,4% tỷ trọng, KNXK đạt 0,767 tỷ USD. - Thị trường Nhật Bản: đứng thứ ba, chiếm 20% tỷ trọng với KNXK là 0,746 tỷ USD. - Thị trường Nga: chiếm 3,2% về tỷ trọng với KNXK đạt 0,120 tỷ USD. - Các thị trường khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ukraine, Asean…chiếm khoảng 32,3% tỷ trọng với KNXK khoảng 1,222 tỷ USD. -Năm 2008: Bước sang năm 2008, Việt Nam XK thủy sản sang 160 thị trường với gần 70 loại sản phẩm khác nhau. -Liên minh Châu Âu (EU): tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với KNXK đạt 1,14 tỷ USD, tăng 0,235 tỷ USD, chênh lệch 26% so với năm 2007, chiếm 25,3% về tỷ trọng KNXK - Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, KNXK đạt 0,828 tỷ USD, chiếm 18,4% về tỷ trọng, tăng 0,082 tỷ USD tức tăng 11% so với năm trước. - Năm 2008, Mỹ đã tụt xuống hàng thứ 3 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Tỷ trọng của thị trường Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam. KNXK thủy sản sang thị trường này đạt 0,745 tỷ USD giảm 0,022 tỷ USD tức giảm 2,9% so với năm trước. - Cũng trong năm 2008, Nga vẫn là “lực hút” lớn cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. So với năm 2007, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 0,218 tỷ USD, tăng tới 81,7% và chênh lệch 0,098 tỷ USD. Tỷ trọng của thị trường này năm 2008 là 4,8 %. - Thị trường Trung Quốc: chiếm 3,5% về tỷ trọng, KNXK đạt 0,156 tỷ USD. - Các thị trường khác: KNXK đạt 1,420 tỷ USD, chiếm 31,5% về tỷ trọng. -Năm 2009: Năm 2009, Việt Nam XK 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 thị trường. Số lượng sản phẩm và thị trường XK đều tăng, nhưng giảm về khối lượng và giá trị, so với năm 2008. - Góp phần đáng kể vào sự sụt giảm này là thị trường EU– nhà nhập khẩu lớn nhất thuỷ sản Việt Nam, chiếm 25,8% tỷ trọng XK của Việt Nam. Xuất khẩu sang thị trường này giảm 3,9% về giá trị, đạt 1,096 tỷ USD, giảm 0,044 tỷ USD trong đó 5 thị trường đơn lẻ trong khối là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia và Bỉ chiếm 64% tổng nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam. -Thị trường Nhật Bản vẫn đứng vị trí thứ 2 trong tốp các thị trường nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam với 0,758 tỷ USD, giảm 8,5% so với năm 2008, giảm 0,07 tỷ USD, tỷ trọng của thị trường Nhật Bản trong năm 2009 là 17,8%. - Tiếp đến là Mỹ với tỷ trọng 16,8%, KNXK là 0,713 USD, giảm 4,2% tức giảm 0,032 tỷ USD so với năm 2008. - Đến hết năm 2009, KNXK sang Nga là 0,085 tỷ USD, giảm 61% tức giảm 0,133 tỷ USD so với năm trước. Tỷ trọng của thị trường này giảm từ 4,8% xuống còn 2% trong năm 2009. - Đáng lưu ý là thị trường Trung Quốc luôn đạt tăng trưởng 2 - 3 con số liên tiếp trong các tháng, cả năm tăng 28,2% về giá trị, tăng 0,044 tỷ USD đạt khoảng 0,200 tỷ USD, chiếm 4,7% tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. - Các thị trường khác chiếm khoảng 32,9% tỷ trọng, KNXK đạt 1,398 tỷ USD, giảm 0,022 tỷ USD tức giảm khoảng 1,5 %. Nguyên nhân về sự biến động KNXK ở các thị trường là do: năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tạo thuận lợi để xuất khẩu thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao, khi các doanh nghiệp đã chủ động chuyển hướng thị trường, vừa giữ được thị trường truyền thống, vừa mở rộng phát triển sang các thị trường mới. Trong 2008, Việt Nam tiếp tục giữ vững và nâng cao KNXK thủy sản ở thị trường nhập khẩu lớn nhất là EU, ta đã xuất khẩu thủy sản sang 26/27 quốc gia thuộc khối này, đứng đầu là 5 thị trường: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bĩ. Năm 2009, KNXK thủy sản giảm . Nguyên nhân do sự vắng mặt của thị trường Nga 4 tháng đầu năm do lệnh cấm thuỷ sản Việt Nam từ cuối năm 2008, một yếu tố chính khiến xuất khẩu thuỷ sản giảm, vì Nga vốn là thị trường đơn lẻ tiêu thụ nhiều nhất cá tra của Việt Nam trong năm 2008. 2.1.3 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo mặt hàng Bảng 7: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN THEO MẶT HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2009 Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Mức (tỷ USD) Tỷ lệ (%) Mức (tỷ USD) Tỷ lệ (%) Tôm 1,500 40,0 1,625 36,0 1,675 39,4 0,125 8,3 0,050 3,0 Cá tra, basa 0,977 26,0 1,450 32,2 1,340 31,5 0,473 48,4 -0,110 7,6 Cá ngừ 0,151 4,0 0,189 4,2 0,183 4,3 0,038 25 -0,006 3,1 Mực, bạch tuộc 0,290 7,7 0,297 6,6 0,276 6,5 0,007 2,4 -0,021 7,0 Mặt hàng khác 0,842 22,3 0,948 21,0 0,776 18,2 0,106 12,6 -0,172 18,1 Tổng cộng 3,76 100 4,509 100 4,250 100 0,749 19,8 -0,259 -5,7 Nguồn: tổng cục hải quan Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản cho thấy không có sự biến động nhiều giữa các nhóm sản phẩm, nhìn chung tôm vẫn là nhóm sản phẩm chủ lực đóng góp trung bình 40% tỷ trọng KNXK thủy sản mỗi năm, tiếp theo là nhóm sản phẩm cá, mực, bạch tuộc đông lạnh… - Năm 2007: - Tôm là mặt hàng chủ lực đóng góp 40% tỷ trọng với KNXK đạt 1,5 tỷ USD. - Tiếp theo là cá tra, basa chiếm 26% tỷ trọng, KNXK đạt 0,977 tỷ USD. - Mặt hàng cá ngừ, mực, bạch tuộc chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tôm và cá tra, basa. KNXK cá ngừ đạt 0,151 tỷ USD, tỷ trọng 4%, mực bạch tuộc chiếm 7,7% với KNXK 0,290 tỷ USD. Các mặt hàng còn lại chiếm 22,3% với 0,842 tỷ USD. - Năm 2008: Các mặt hàng đều có kim ngạch tăng so với năm 2007. Cụ thể: - Xuất khẩu tôm đạt 1,625 tỷ USD, chiếm 36% tỷ trọng, tăng 0,125 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm trước. - KNXK cá tra,basa đạt 1,45 tỷ USD, chiếm 32% tỷ trọng, tăng khá mạnh so với 2007 tăng tới 48,4% tức tăng 0,473 tỷ USD. - Cá ngừ, mực, bạch tuộc cũng tăng so với cùng kì năm trước. KNXK cá ngừ tăng 0,038 tỷ USD, tăng 25% so với 2007 với kim ngạch và tỷ trọng lần lượt là 0,189 tỷ USD và 4,2%. Mực, bạch tuộc tăng 2,4% tức tăng 0,007 tỷ USD, KNXK đạt 0,297 tỷ USD, chiếm 6,6% KNXK thủy sản. Các mặt hàng khác tăng 12,6% tức tăng 0,106 tỷ USD. - Năm 2009: KNXK thủy sản của các mặt hàng đều giảm so với năm 2008, chỉ có mặt hàng tôm tiếp tục giữ vị trí số 1 và là mặt hàng thủy sản duy nhất tăng trưởng trong năm 2009. Cụ thể: - KNXK tôm tăng 0,05 tỷ USD, chỉ tăng 3% so với 2008, đạt 1,675 tỷ USD với tỷ trọng là 39,4%. - Xuất khẩu cá tra, basa giảm 7,6% tức giảm khoảng 0,110 tỷ USD, KNXK đạt 1,34 tỷ USD chiếm 31,5% tỷ trọng. - Cá ngừ cũng giảm KNXK xuống còn 0,183 tỷ USD với tỷ trong 4,3%, giảm 3,1% so với 2008, tức giảm 0,006 tỷ USD. Mực, bạch tuộc cũng giảm khá mạnh, giảm 7% so với năm trước tức giảm 0,021 tỷ USD, KNXK đạt 0,276 tỷ USD, chiếm 6,5% tỷ trọng. Các mặt hàng khác giảm 18,1% tức giảm 0,172 tỷ USD. Một số nguyên nhân làm biến động KNXK của các mặt hàng như sau: -Công tác kiểm soát chất lượng tôm nguyên liệu được thực hiện khá tốt, nguồn cung tôm nguyên liệu trong nước luôn ở mức cao và ổn định, nguồn cung tôm của thế giới cũng tăng khá cao, trong khi nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tại một số thị trường lớn lại giảm. - EU chiếm hơn 40% xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Năm 2009, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU giảm vì nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến thông tin xấu “bôi bẩn” cá tra ở một số quốc gia như Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập. Sự vắng mặt của thị trường Nga 4 tháng đầu năm do lệnh cấm thủy sản Việt Nam từ cuối năm 2008 cũng là một yếu tố khiến xuất khẩu cá tra, basa giảm vì Nga vốn là thị trường đơn lẻ tiêu thụ nhiều nhất cá tra của Việt Nam trong năm 2008. - Xuất khẩu cá ngừ tăng trong 2008 do nhu cầu tiêu thụ cá ngừ trên thị trường thế giới tăng, trong khi sản lượng đánh bắt ở các quốc gia xuất khẩu chính đang giảm sút, nhưng 2009 thì xu hướng này đã đi ngược lại do nhu cầu ở các thị trường lớn giảm đáng kể và giá xuất khẩu tăng đáng kể vào những tháng cuối năm… -Năm 2008, lượng dự trữ mực, bạch tuộc của của các thị trường chính giảm, giá bạch tuộc trong năm 2008 và các tháng đầu năm 2009 tăng nhẹ, Sức tiêu thụ bạch tuộc ở châu Âu có nhu cầu ổn định. Nhưng do nguồn nguyên liệu chế biến thiếu trầm trọng do thời tiết biển bất lợi, các tàu đánh bắt phải nằm bờ để tránh bão, hầu hết thị trường tiêu thụ vẫn chưa phục hồi do hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những rào cản về kỹ thuật và chất lượng của một số thị trường khó tính khác dẫn tới KNXK mực 2009 bị giảm đi… 2.2 Sự biến động về giá của các mặt hàng thủy sản Hiện nay ngành thủy sản nước ta đã xuất khẩu hơn 85 loại sản phẩm thuộc các chủng loại như: tôm, cá tra , basa, cá ngừ, mực, bạch tuộc…với hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra, basa. Sự biến động giá của một số sản phâm chủ yếu như sau: 2.2.1 Giá tôm đông lạnh xuất khẩu: Giá xuất khẩu trung bình tôm đông lạnh của Việt Nam năm 2007 đạt 9,6 USD/kg. Trong tháng 12/2007, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này đạt 8,93 USD/kg. Giá xuất khẩu trung bình tôm đông lạnh trong tháng 1/2008 giảm mạnh, chỉ đạt 7,99 USD/kg, giảm 2,3 USD/kg so với tháng 1/2007 và gần 1 USD/kg so tháng 12/2007. Nguyên nhân là do lượng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam tăng và tôm sú cỡ nhỏ xuất khẩu tăng tới các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada tăng. giá xuất khẩu trung bình của tôm đông lạnh trong quí I/2008 chỉ dao động từ 8 – 8,5USD/kg. Năm 2009, do giá tôm nguyên liệu tăng nên giá tôm đông lạnh xuất khẩu tăng và đạt mức trung bình 9,4USD/kg. 2.2.2 Giá cá tra, basa đông lạnh xuất khẩu: Trong năm 2007, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng cá tra đông lạnh của Việt Nam đạt 2,58 USD/kg. Tháng 12/2007 là tháng có giá xuất khẩu trung bình thấp nhất trong năm đạt 2,356 USD/kg. Theo quy luật, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này thường tăng cao vào 6 tháng đầu năm và giảm nhẹ vào 6 tháng cuối năm. Giá xuất khẩu trung bình cá tra phi lê của Việt Nam trong quý I/2008 đạt 2,3 USD/kg giảm 0,27 USD/kg so với quý I/2007. Như vậy trong quý I/2008 giá xuất khẩu trung bình cá tra, ba sa là tương đối ổn định trong khi giá cá tra, ba sa nguyên liệu lại biến động mạnh từng tuần trong quý I/2008. Nguyên nhân chính là do các lô hàng xuất khẩu cá tra, ba sa trong quý I/2008 đều được ký kết từ trước đó. Tính toán sơ bộ cho thấy giá xuất khẩu trung bình cá tra đông lạnh của Việt Nam trong tháng 10/2008 đạt 2,44 USD/kg, giảm 0,52 USD/kg so với cùng kỳ năm trước và tăng nhẹ so với tháng 3/2008. Giá xuất khẩu cao nhất trong năm đạt từ 3,1 đến 3,2 USD/kg cao hơn giá cao nhất năm 2007 từ 0,28 – 0,38 USD/kg. Tháng 7/2009, giá cá tra, basa dạng phi lê bán sang Nga là 3,1 USD/kg. Đến tháng 12/2009, giá cá tra liên tục bị trược giá Cụ thể, 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha tăng về lượng nhưng lại giảm về giá trị. Riêng trong tháng 10, giá trung bình xuất khẩu giảm từ 2,83 USD cùng kỳ năm 2008 xuống còn 2,35 USD, giảm 17,5%. Khối lượng xuất khẩu cá tra sang Ai Cập cũng tăng trong tháng 10, nhưng lại giảm về giá trị, giá trung bình giảm gần 24% từ 2,10 USD/kg xuống 1,60 USD/kg. Tương tự như vậy, giá trung bình nhập khẩu cá tra vào thị trường Mêhicô những tháng gần đây cũng giảm khá mạnh. Trong tháng 10, giá trung bình nhập khẩu cá tra của Việt Nam vào Mêhicô chỉ đạt 2,24 USD/kg, giảm gần 23% so với 2,90 USD cùng kỳ năm ngoái. 2.2.3 Giá của sản phẩm từ cá ngừ xuất khẩu: Theo Hệ thống phân tích Vebimo, giai đoạn 2005-2010, giá xuất khẩu cá ngừ vàng nằm trong xu hướng tăng khá mạnh. tháng 3/2007 giá cá lên đến mức tương đối cao là 2.200 USD/tấn, nhưng điều đáng chú ý là mức giá dao động lên xuống khá ổn định xoay quanh trục 1.500 USD/tấn. Giá thăn cá ngừ vây vàng đang tăng lên theo xu hướng của cá ngừ vây vàng nguyên con, đến tháng 2/2007 giá thăn cá ngừ này ở Italia đã đạt mức trên 4,6 EUR/kg. Nguyên nhân tăng giá là do tình hình sản lượng khai thác thấp dần. Những tháng cuối năm 2009, giá trung bình xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, có xu hướng tăng, nhất là sản phẩm xuất vào thị trường Mỹ, Nhật Bản, Canada, có thể đạt mức trung bình 3830 USD/tấn. 2.2.4 Giá mực, bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu: Từ năm 2004 đến cuôi năm 2007, giá xuất khẩu sản phẩm mực và bạch tuộc của nước ta có xu hướng tăng nhẹ. Mức đơn giá trung bình đạt được cao nhất là trên thị trường Nhật Bản (4-5USD/kg), tiếp đến là EU (2,5-3USD/kg) và thấp hơn là Hàn Quốc (dưới 2,5USD/kg). Tính đến hết tháng 11/2009, cả nước đã xuất khẩu được trên 70,5 nghìn tấn mực, bạch tuộc, đạt giá trị gần 250,2 triệu USD, giảm về lượng và về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Riêng trong tháng 11/2009, xuất khẩu mực, bạch buộc đạt giá trung bình 3,71 USD/kg. tuy sản lượng từ các nguồn cung cấp truyền thống ở tây nam Đại Tây Dương giảm mạnh nhưng giá bán vẫn không được cải thiện bao nhiêu so với mức giá thấp kỷ lục từ năm trước. Đơn giá nhập khẩu mực ống Achentina của Tây Ban Nha giảm nhẹ, từ 1.067 USD/tấn xuống còn 1.000 USD/tấn. Nguyên nhân nguồn nguyên liệu chế biến thiếu trầm trọng do thời tiết biển bất lợi, các tàu đánh bắt phải nằm bờ để tránh bão, hầu hết thị trường tiêu thụ vẫn chưa phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những rào cản về kỹ thuật và chất lượng… CHƯƠNG 3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.1 Thuận lợi và khó khăn 3.1.1 Thuận lợi Thuận lợi đầu tiên phải kể đến là điều kiện tự nhiên của nước ta. Nước ta có bờ biển dài hơn 3260 km, so sánh với vùng lãnh thổ trung bình cứ 100km2 diện tích đất liền là có 1km chiều dài bờ biển. Đây là một tỷ lệ bờ biển thuộc vào loại rất cao trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có biển trên thế giới. Vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung tây Thái Bình Dương có nguồn lợi sinh vật phong phú và đa dạng, là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới. Không những là ngư trường thuận lợi cho khai thác, vùng biển Việt Nam còn có các điều kiện tự nhiên thích hợp để nuôi trên biển. Bên cạnh đó nước ta còn có nguồn lợi thủy sản nước ngọt nằm trong 2860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu ha đất ngập nước, ao hồ ruộng trũng, rừng ngập mặn đặc biệt ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long. Những điều kiện trên đây rất thuận lợi cho việc phát triển sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện đang có những lợi thế lớn về chính sách và thị trường. Xét trong bối cảnh kinh tế thế giới, các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… đang trên đà phục hồi. Vấn đề thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 sẽ tốt hơn so với năm 2009, có rất nhiều lợi thế, đặc biệt với hai mặt hàng chính là tôm sú và các sản phẩm cá tra, basa. Ưu thế của tôm sú cở lớn của Việt Nam so với các nước sẽ khiếm xuất khẩu tôm tăng lên, đặc biệt trên thị trường Mỹ. Mặt khác thị trường châu Âu đang thực hiện việc quản lý chặc chẽ và hạn chế thuỷ sản đánh bắt. Đây sẽ là cơ hội để các sản phẩm thủy sản nuôi trồng của Việt nam chiếm lĩnh thị trường. Xuất khẩu thủy sản sang EU có thể sẽ tăng mạnh, với trị giá khoảng 1,4 tỉ USD/năm, tăng 3,5% so với năm 2009. Nhu cầu nhậu khẩu thủy sản của hầu hết các thị trường cũng tăng lên đáng kể. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa vào Nga năm 2010 sẽ tăng và đạt khoảng 100 triệu USD và Nga sẽ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Các thị trường khác như Ba Lan, Tây Ban Nha, Mêxicô, Braxin... cũng sẽ tăng khoảng 30% sản lượng nhập khẩu thủy sản so với cùng kì năm trước. Một số thị trường khác cũng rất quan trọng như Hàn Quốc, Nga, Trung Đông đang trở thành những thị trường không thể bỏ qua với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Cùng với đó, hiệp định đối tác kinh tế Việt -Nhật (VJPA) sẽ được triển khai đồng bộ. Trong số 330 mặt hàng thỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản, 64 mặt hàng được giảm thuế, chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang nước này, riêng các sản phẩm tôm có thể được hưởng ưu đãi 0%. Vì vậy, Nhật Bản có thể vượt qua EU, trở thành thị trường nhậu khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 2010. Đối với thị trường Mỹ - thị trường đứng thứ ba về nhậu khẩu thủy sản của Việt Nam, xuất khẩu cũng có thể đạt 1 tỷ USD, chiếm 8% thị phần xuất khẩu. nhưng xuất khẩu thủy sản vào Mỹ có thể tăng mạnh hơn nếu các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chú trọng hơn về đầu tư thương hiệu, hệ thống kho bãi, tăng cường công tác tiếp thị, đặc biệt là những mặt hàng thủy sản chất lượng cao… 3.1.2 Những khó khăn Trước hết là khó khăn tồn tại trong nước hiện nay. Vấn đề nuôi trồng, đánh bắt xa bờ vẫn còn quy mô nhỏ, lạc hậu; ứng dụng khoa học kỹ thuật hạn chế, phát triển mô hình công nghiệp còn ít. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền đe dọa nghề nuôi thủy sản, vấn đề quy hoạch thủy sản còn chồng chéo, nên không thể ổn định việc nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu. Trở ngại lớn nhất của xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới vẫn sẽ là xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kĩ thuật từ các nhà nhập khẩu, đặc biệt là luật mới: Luật IUU (Quy định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định) bắt đầu có hiệu lực từ 1.1.2010. Một số qui định của luật này như: các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận đánh bắt, cơ quan chức năng của nước có tàu đánh bắt phải xác nhận thủy sản đánh bắt được trên tàu là phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định quốc tế về quản lý vào bảo tồn nguồn lợi thủy sản, các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức tối thiểu gấp 5 lần giá trị của sản phẩm thủy sản sai phạm thu hồi được khi phát hiện vi phạm quy định nói trên…Việc kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắc khe về dư lượng kháng sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thị trường, đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó bộ nông nghiệp M‎ỹ hiện đang triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế nhập khẩu cá tra của Việt Nam, bằng việc mở rộng định nghĩa catfish, nhằm đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển sang bộ nông nghiệp quản lý. Dự luật này thành hiện thực sẽ là một trở ngại lớn đối với cá tra Việt Nam trên thị trường Mỹ. Trong đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn đang gặp gắt rối về vấn đề nguyên liệu đầu vào và chi phí vốn. các doanh nghiệp không còn được hỗ trợ 4% lãi suất ngắn hạn, thay vì 0,53% các doanh nghiệp phải trả 1,5% lãi suất. Trong khi đó giá nguyên liệu, thức ăn thủy sản, chi phí xăng dầu vẫn liên tục tăng, và thuế nhậu khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%. Hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động tối đa khoảng 70% công suất. Số nhà máy chế biền thủy sản nhiều và vẫn đang tăng lên nhưng sản lượng nuôi trồng và khai thác trong nước chưa nhiều thay đổi, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Một số khó khăn không nhỏ khác như tình trạng con giống không đảm bảo chất lượng, tình trạng bỏ nuôi sẽ tái diễn trong năm 2010, và dự báo tỷ lệ sẽ tăng lên 50-60%. Tình trạng thiếu nguyên liệu đang diễn ra nghiêm trọng, các nhà máy chỉ chạy 30-40% công suất. Thị trường cá tra philê tại EU, Mỹ, Nga và nhiều nơi khác hiện đứng giá ở mức 1,7-2,9 USD/kg như năm 2009 chứ không tăng, nên không thể nâng giá mua nguyên liệu, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến, khâu tiếp thị và quản lý yếu. Thiếu lao động có trình độ cũng là một trở ngại ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 3.2 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những năm tới. 3.2.1 Nâng cao năng suất khai thác và nuôi trồng thông qua việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ Với nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng ở nước ta hiện nay, nếu ta tận dung tốt thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nhưng việc khai thác hiện nay vẫn còn trong tình trạng qui mô nhỏ, khai thác gần bờ, tàu thuyền chậm đổi mới…Chính vì vậy yêu cầu bức thiết đối với khai thác thủy sản hiện nay là phải nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong khai thác đánh bắt thủy hải sản, nâng cao năng suất của các tàu đánh bắt mở rông qui mô và vùng đánh bắt, nhưng mở rộng trên cơ sơ đã có qui hoạch để tránh nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên. Còn về mặt nuôi trồng, đồi hỏi cũng phải có qui hoạch, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng để tăng năng suất và chất lượng nuôi trồng và hạn chế ô nhiễm môi trường. 3.2.2 Tìm hiểu yêu cầu của thị trường trong từng giai đoạn, nâng cao năng lực xuất khẩu thủy sản Xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện đang có những lợi thế về chính sách và thị trường. Một số nước đang dần gở bỏ một số rào cản nhập khẩu thủy sản, nhu cầu thị trường đang theo xu hướng tăng. Mỗi giai đoạn, thị trường lại có những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau, vì vậy, giải pháp cụ thể, ngành phải tìm hiểu yêu cầu của thị trường trong từng giai đoạn để tổ chức lại sản xuất, tăng cường năng lực thông tin thị trường, chuyên môn hoá các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu mạnh và tiêu chuẩn chất lượng cao cho sản phẩm chủ lực. Chúng ta phải coi thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển tam nông. Đồng thời, phải chú trọng sự phát triển cân đối, hài hoà giữa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu nhưng trước tiên là xây dựng chiến lược phát triển ngành thuỷ sản mang tính quy hoạch tổng thể, đồng bộ. 3.2.3 Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân ngành thủy sản Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp ngành thủy sản và nông dân cũng một giải pháp cho phát triển thủy sản bền vững. Bởi, trong điều kiện hiện nay, liên kết kinh tế đang là một giải pháp cho sự phát triển, trong đó, điều quan trọng là phải phân phối lợi ích một cách hài hòa giữa doanh nghiệp và nông dân. Liên kết người nuôi và doanh nghiệp tạo một sự đồng nhất và khép kín nhưng thực tế nó vẫn chưa gắn kết, một phần do đặc điểm nghề nuôi và chế biến thủy sản chịu sự chi phối và tác động của thị trường. Bản chất của mối liên kết đó cũng chưa thật sự gắn bó, chưa đảm bảo quyền lợi, nhất là về phía người nuôi. Đây là một trong những nguyên nhân khiến ngành này phát triển thiếu bền vững, sản lượng khi thừa, khi thiếu, giá cả bấp bênh. Điều đó không chỉ làm nông dân thua lỗ mà doanh nghiệp cũng lao đao do thiếu nguyên liệu cho chế biến. Mặt khác, giá cả nguyên liệu trên thị trường hầu như hoàn thoàn phụ thuộc vào giá mua của các doanh nghiệp lớn, qua nhiều khâu, nên khi các doanh nghiệp này thu mua theo hướng giảm dần, đã ép xuống các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư thương, đầu nậu rồi đè giá người dân. Do vậy, việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân là vấn đề then chốt, đảm bảo lợi ích của cả hai nhà. Nhà máy bao tiêu sản phẩm, mua cá với giá đảm bảo nông dân có lãi, nông dân sẽ an tâm sản xuất, ngược lại, nhà máy sẽ được đảm bảo về nguồn nguyên liệu sản xuất. Nếu điều này được hoàn thiện thì đây sẽ là lời giải hữu hiệu đảm bảo cho xuất khẩu bền vững. Bên cạnh đó, để tránh thiếu nguồn nguyên liệu cho chế biến cần tiếp tục đầu tư cho sản xuất nguyên liệu. Phải có được những chương trình, đề án, dự án đầu tư sản xuất đủ nguồn nguyên liệu. Nếu không đủ thì phải nhập nguyên liệu nhưng là nhập có tổ chức và kiểm soát chặt chẽ chất lượng và giá cả đầu vào. 3.2.4 Quan tâm đúng mức chất lượng sản phẩm Xu hướng của người tiêu dùng hiện nay là sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm an toàn, đây là xu hướng tiêu dùng chung của cả thế giới nên việc quan tâm đúng mức chất lượng sản phẩm là điều cần thiết. Giải pháp cụ thể là: chuẩn bị tốt cho việc chứng nhận nguồn gốc sản phẩm như nhà xuất khẩu, nhà máy sản xuất, vùng nuôi, nguồn cung cấp con giống, loại thức ăn đã sử dụng, thời gian nuôi, ngày bắt và chế biến... chẳng hạn như ta có thể xin cấp giấy chứng nhận Global GAP của Châu Âu. Đó là tấm giấy thông hành tốt giúp thủy sản Việt Nam có thể tự tin thâm nhập tới các thị trường khó tính ở Châu Âu. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Thủy sản Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Sản phẩm đã có mặt trên 163 quốc gia và vùng lãnh thổ và ngày càng đáp ứng nhu cầu cao của thị trường. Sản lượng và kim ngạch luôn có xu hướng tăng qua các năm. Tuy có giảm trong năm 2009, nhưng ngành thủy sản phải tồn tại trong môi trường mà kinh tế vẫn chưa qua giai đoạn khủng hoảng, phải vượt qua nhiều khó khăn thì con số giảm kim ngạch xuất khẩu 5,7% so với năm 2008, đó cũng là một kết quả đầy khả quan. Tuy nhiên, càng ngày việc xuất khẩu thủy sản càng gặp phải nhiều khó khăn hơn từ các thị trường khó tính, chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản xuất trong nước còn manh múng, khai thác gần bờ, tàu thuyền chậm đổi mới, kĩ thuật nuôi trồng vẫn còn chậm mang lại hiệu quả, cả khai thác và nuôi trồng chưa được qui hoạch… Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn đang gặp gắt rối về vấn đề nguyên liệu đầu vào và chi phí vốn nhà máy hoạt với công suất không cao, chi phí sản xuất cũng tăng cao… Chính vì vậy ngành thủy sản cần có những biện pháp để tận dụng những lợi thế đang có đồng thời khắc phục những khó khăn đang tồn tại. Có như thế, ngành thủy sản mới phát triển và tăng trưởng bền vững được. 2.Kiến nghị 2.1 Đối với doanh nghiệp Các thị trường nhập khẩu ngày càng khắt khe hơn với những qui định mới, với những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao… đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích ứng mới có thể thâm nhập sản phẩm sâu rộng vào đây. Mặc dù vậy hiện tại các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa ý thức rõ ràng về những thách thức mới này. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ quan tâm đến giá cả và lợi nhuận trước mắt, họ chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, chưa có sự đầu tư đúng mức cho xây dựng được thương hiệu riêng và tạo chỗ đứng vững chắc cho mình. Một số sản phẩm của ta đang được nuôi trồng với số lượng và quy mô lớn nhưng chưa có kế hoạch và phương hướng bao tiêu hợp lý nên dẫn đến việc các nhà xuất khẩu Việt Nam tự cạnh tranh với nhau ngay trên “sân nhà”, dẫn tới việc hàng của ta không đủ sức cạnh tranh với các nhà xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Chính vì vậy để có thể đưa hàng qua các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Nga… các doanh nghiệp xuất khẩu nên tự tìm cho mình một chiến lược an toàn trong lĩnh vực thanh toán, quan tâm đúng mức tới chất lượng sản phẩm, Điều cần thiết hiện nay là các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng chế biến, xây dựng một mối liên kết thực sự vững chắc giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu, thường xuyên quan tâm đến những khó khăn, bất cập mà người nuôi trồng và khai thác gặp phải, để hổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả từ khâu sản xuất đến khâu chế biến… Có như vậy mới tránh được những rủi ro tiềm ẩn từ các nước nhập khẩu và tăng giá trị cho thủy sản nước nhà. Bên cạnh đó, cần phải có kết hoạch tổ chức xúc tiến thương mại và công tác thị trường cho tốt, có chiến lược thị trường đàng hoàng, rõ ràng. Chiến lược thị trường cần chú ý đến nhu cầu, thị hiếu để cải tiến về quy trình sản xuất, đóng gói bao bì, xây dựng được mạng lưới phân phối tại thị trường bản xứ và bán những khách hàng cần. Buôn có bạn, bán có phường, phải có bạn bè khách hàng tình nghĩa chứ không theo kiểu chộp giật, có mới nới cũ thì mới có thể thành công. 2.2 Đối với nhà nước Với những lợi thế và khó khăn đang tồn tại hiện nay, ngành thủy sản cần có những giải pháp cụ thể để thủy sản có thể phát triển bền vững, và những chính sách từ các cơ quan nhà nước là sự hổ trợ đắt lực cho việc thực hiện những giải pháp này. Xuất khẩu ngày càng bị áp lực cạnh tranh, rào cản kỹ thuật các nước cứ gia tăng - trong khi chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của ta chưa đồng bộ. Nuôi trồng, đánh bắt xa bờ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, quy hoạch thủy sản còn chồng chéo… Vì vậy các cơ quan ban ngành cần có chính sách đầu tư và qui hoạch rõ ràng để có thể ổn định việc nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, đẩy mạnh thực thi mô hình liên kết “2 nhà” là nhà nông và doanh nghiệp, sau đó rút kinh nghiệm để nhân rộng. Không chỉ liên kết trong nước mà còn áp dụng liên kết ngoài nước. Theo đó phối hợp với các ngành liên quan kiểm soát chặt số lượng và chất lượng các sản phẩm thủy sản trong nước trước khi xuất khẩu, liên hệ với cơ quan quản lý nước nhập khẩu để thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả… rồi mới giao hàng. Làm chặt như vậy sẽ loại được tình trạng hàng kém chất lượng xuất ra bên ngoài. Tình trạng thiếu nguyên liệu đang diễn ra nghiêm trọng, các nhà máy chỉ chạy 30-40% công suất. Trong thời gian tới, nếu như Nhà nước có các chính sách mới như nhập nguyên liệu tạm thời từ bên ngoài phục vụ sản xuất thì có thể cải thiện được tình trạng trên. Ngoài ra với xu thế thị trường thuận lợi hiện nay, các cơ quan ban ngành cần có những chính sách đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại nước ngoài với nội dung và hình thức đổi mới. Thông qua các hội chợ triển lãm, các cơ hội xúc tiến đầu tư... tổ chức các sự kiện quảng bá nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ giá trị của sản phẩm thủy sản Việt Nam, tạo dựng vị thế vững chắc cho thủy sản việt Nam trên thương trường. 2.3 Đối với người nuôi trồng thủy hải sản Không chỉ đối mặt với những khó khăn về giá thành, nguyên liệu đầu vào, ngành thủy sản Việt Nam còn phải đối mặt với những rào cản thương mại mang tính bảo hộ ngày càng nhiều từ các nước nhập khẩu. Khách hàng không chỉ tìm hiểu kỹ điều kiện của cơ sở chế biến, kinh doanh thủy hải sản mà họ còn muốn biết tường tận nguồn gốc của sản phẩm như được đánh bắt hay nuôi từ vùng nào, sử dụng những loại thuốc gì, thức ăn ra sao, cách thức chăm sóc, các vấn đề về môi trường trong quá trình nuôi…Chính vì vậy, người nuôi trồng cần phải thường xuyên nắm bắt thông tin về yêu cầu đối với chất lượng những sản phẩm mình đang làm ra. Đặc biệt người nuôi nên chú trọng tất cả các khâu trông nuôi trồng, từ khâu con giống cho đến khi xuất bán, đảm bảo việc bảo vệ môi trường trong quá trình nuôi. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu đang diễn ngày càng rõ rệt, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất nuôi trồng. Vì thế người nuôi nên thường xuyên theo dõi vấn đề này, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ ngày càng nhiều hơn vào nuôi trồng để năng suất và chất lượng luôn được đảm bảo. Ngoài ra, thời vụ thả nuôi cũng rất quan trọng,vì nếu thả nuôi đúng thời điểm người nuôi có thể tránh được tình trạng treo ao chờ giá gây tổn thất lớn cho các hộ nuôi, và góp phần ổn định nguồn nguyên liệu cho chế và xuất khẩu, đồng thời tránh được sự ép giá từ các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hồng Hà (2010). “Xuất khẩu thủy sản hứa hẹn một năm bội thu”, Tạp chí thủy sản Việt Nam 8(84), 22-23. Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến (2007). Quản trị học, NXB Thống Kê, Ba Đình Hà Nội "&HYPERLINK ""idmid=3HYPERLINK ""&HYPERLINK ""ItemID=8739 ttp://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID=8732"idmid=3HYPERLINK ""&HYPERLINK ""ItemID=8732 ""&HYPERLINK ""idroot=20HYPERLINK ""&HYPERLINK ""idcat=60HYPERLINK ""&HYPERLINK ""id=3757HYPERLINK ""&HYPERLINK ""stt=3 ""&HYPERLINK ""idroot=20HYPERLINK ""&HYPERLINK ""idcat=60HYPERLINK ""&HYPERLINK ""id=3706HYPERLINK ""&HYPERLINK ""stt=3 ttp://vneconomy.vn/20090223032840928P0C10/thi-truong-tom-xuat-khau-moi-tang-cu-giam.htm ""&HYPERLINK ""ID=1245 ""&HYPERLINK ""ID=1659 ""&HYPERLINK. ""actitle=2541 ""&HYPERLINK ""op=viewstHYPERLINK ""&HYPERLINK ""sid=86 ""&HYPERLINK ""actitle=2449 ""&HYPERLINK ""thangtk=12/2008 ""&HYPERLINK ""thangtk=12/2009 ttp://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID=8732"&HYPERLINK ……

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctinh_hinh_xuat_khau_thuy_san_cua_viet_nam_2007_2009_0672.doc
Tài liệu liên quan