Chuyên đề Phương hướng và biện pháp hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I. 3 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 3 I. DOANH NGHIỆP VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP. 3 1. Doanh nghiệp và các giá trị đặc trưng của doanh nghiệp. 3 2. Giá trị doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp . 5 2.1 Khái niệm giá trị doanh nghiệp. 5 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. 5 2.2.1.Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh. 6 2.2.2.Các nhân tố thuộc nội tại doanh nghiệp. 9 2.3. Xác định giá trị doanh nghiệp . 14 1. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản thuần. 18 1.1. Cơ sở lý luận. 18 1.2. Phương pháp xác định. 18 1.3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp. 21 2. Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tài chính tương lai. 23 2.1. Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần. 23 2.1.1. Cơ sở lý luận. 23 2.1.2. Phương pháp xác định. 24 2.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp. 25 2.2. Phương pháp hiện tại hoá dòng tiền thuần. 27 2.2.1. Cơ sở phương pháp luận. 27 2.2.2. Phương pháp xác định. 27 2.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp. 29 2.3. Phương pháp định lượng Good will ( lợi thế thương mại ) 30 2.3.1. Cơ sở lý luận. 30 2.3.2. Phương pháp xác định. 31 2.3.3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp 33 PHẦN II. 35 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỔ PHẦN HOÁ 35 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM. 35 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY. 37 III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. 40 1. Mục tiêu cổ phần hoá 40 2. Nội dung cổ phần hoá. 41 2.1. Về đối tượng cổ phần hóa. 42 2.2. Về lựa chọn hình thức tiến hành. 42 2.3. Khâu xác định giá trị doanh nghiệp 42 2.4. Xác định đối tượng mua cổ phần và cách thức chia cổ phần. 43 3. Những kết quả đã thu được ở một số công ty sau khi cổ phần hoá. 44 Năm 1999 46 PHẦN III. 49 XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VẬT TƯ THIẾT BỊ GIAO THÔNG VẬN TẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN ĐỂ PHỤC VỤ CÔNG TÁC CỔ PHẦN HOÁ 49 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VTTB - GTVT 49 1. Lịch sử phát triển của công ty 49 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy sản xuất của Công ty thương mại và sản xuất VTTB. GTVT. 51 3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT. 53 II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN VÀO XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG TY. 54 1. Sơ lược về lý thuyết. 54 2. Phương pháp thực hiện 57 3. Các bước tiến hành. 57 4. Xác định giá trị doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. 77 PHẦN IV. 79 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 79 1. Hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động của thị trường chứng khoán. 79 2. Thành lập cơ quan độc lập chuyên thực hiện công tác định giá. 80 3. Xây dựng hệ thống thông tin giá cả thị trường. 81 4. Đào tạo các sinh viên khi tốt nghiệp đáp ứng các tiêu chí là định giá viên, đồng thời thực hiện đào tạo tại chỗ và nâng cao các cán bộ định giá hiện có. 81 KẾT LUẬN 83

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và biện pháp hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân được mua nhưng phải đảm bảo số cổ đông tối thiểu theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp. Trên đây là mức quy định cụ thể về đối tượng mua cũng như mức mua cổ phần, tuy nhiên nghị định 44/CP đã có sự điều chỉnh nhằm khuyến khích việc mua cổ phần. Cụ thể là mọi người mua cổ phần sẽ được vay một cổ phiếu khi mua một cổ phiếu bằng tiền mặt. Với người lao động, họ sẽ được nhà nước bán cổ phần với mức giá thấp hơn 30% so với giá bán cho các đối tượng khác, mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp được mua tối đa 10 cổ phần. Đối với người lao động nghèo trong doanh nghiệp cổ phần hoá, ngoài việc được mua cổ phần ưu đãi họ còn được hoàn trả tiền mua cổ phần trong 3 năm đầu mà vẫn được cổ tức, số tiền này sẽ được trả trong 10 năm không phải trả lãi. 3. Những kết quả đã thu được ở một số công ty sau khi cổ phần hoá. Sau khi tiến hành CPH, hầu hết các doanh nghiệp đều làm ăn có hiệu quả như: Theo thông tin từ bộ kế hoạch và đầu tư, một bộ phận doanh nghiệp nhà nước là phân xưởng Gạch cầu xây B của Công ty gốm xây dựng An Hoà thuộc Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng chuyển thành công ty cổ phần Cầu xây từ ngày 1/5/1999. Tính từ ngày bắt đâu triển khai CPH doanh nghiệp thì tình hình sản xuất - kinh doanh có bước tiến bộ đáng kể, cụ thể: Một số chỉ tiêu đánh giá Đơn vị tính Năm 1999 Năm 2000 Từ 1/1 - 30/4 Từ 1/5 - 31/12 1. Vốn chủ sở hữu 5.900 5900 5900 - Vốn Nhà nước triệu đồng 364 346 0 - Vốn cổ đông khác triệu đồng 4000 - Vốn vay và các khoản triệu đồng 5554 5554 1900 2. Doanh thu thực hiện triệu đồng 5858 2088 4562 3. Lợi nhuận thực hiện triệu đồng 520 260 780 4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu % 8.8 4.4 13.2 5. Thuế phải nộp vào NSNN triệu đồng 240 90 182 6. Tổng số lao động làm việc tại doanh nghiệp Người 125 125 127 7. Thu nhập của người lao động 1000đ/tháng 550 670 700 8. Thu nhập cổ tức - Nhà nước triệu đồng 130 32.5 97.5 - Cổ đông khác và tích luỹ Công ty triệu đồng 227.5 682.5 Tuy tiến hành cổ phần hoá mới triển khai trong thời gian ngắn, nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của phân xưởng gạch Cầu xây B đã có những biến đổi đáng kể, cụ thể các chỉ tiêu năm 2000 so với năm 1999 tăng đều hơn: doanh thu tăng 13,52%, lợi nhuận tăng 100%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 17,62%, số lao động làm việc tăng 1,6%, thuế phải nộp ngân sách nhà nước tăng 13,33%. Thu nhập bình quân của người lao động tăng 6,15%. Tóm lại các doanh nghiệp đã chuyển thành công ty cổ phần đều cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng lên rõ rệt. Nhờ hiệu quả được nâng cao nên tăng thêm được việc làm, tăng thêm thu nhập cho cổ đông (trong đó có cổ đông và người lao động) vừa được cổ tức ở mức cao, vừa tăng giá trị vốn góp tại công ty. Nhà nước ngoài việc tăng trưởng vốn góp, được chia cổ tức, các khoản nộp ngân sách nhà nước cũng tăng nhanh. Trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá và hoạt động có hiệu quả phải kể đến Công ty Cơ điện lạnh Tp HCM (REE). Đây là một doanh nghiệp quốc doanh được thành lập năm 1977. Đến tháng 10/1993, REE thực hiện cổ phần hoá theo Nghị định 202/CP của Chính phủ. Trước năm 1993, REE cũng là một doanh nghiệp làm ăn có lãi nên khi có chủ trương cổ phần hoá nhiều người không đồng tình vì chưa thật tin tưởng vào chủ trương chính sách này . Được sự hưởng của cấp ngành, công ty đã mạnh dạn thực hiện cổ phần hoá. Một mặt công ty làm ăn có lãi, mặt khác công ty đưa ra được những đề án hấp dẫn, có khả năng phát triển lâu dài nên chỉ trong một thời gian ngắn công ty đã thu hút được rất nhiều cổ đông tham gia mua cổ phần. Thực tế qua 5 năm thực hiện cổ phần hoá, REE cho thấy những bước nhảy vọt vượt bậc về hiệu quả làm ăn. Nếu năm 1993 tổng vốn của REE là 16 tỉ, sản xuât kinh doanh có lãi 5,4 tỉ đồng, thì đến năm 1997 tổng vốn đã tăng lên 97 tỷ (gồm vốn tự bổ sung và 55 tỷ do huy động) và lãi đạt 43 tỷ. Hàng năm REE đóng thuế cho nhà nước một khoản không nhỏ và năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể về cổ tức (24%) nếu năm 1993 là 422 triệu thì năm 1997 là 12,2 tỷ đồng; thuế lợi tức năm 1993 là 1,9 tỷ, năm 1997 là 11 tỷ. Hiện nay nhà nước có 30% vốn tại công ty, đội ngũ cán bộ công nhân viên của REE có 300 cán bộ công nhân viên (CBCNV) thì năm 1997 có 800 người . Mức thu nhập của cán bộ công nhân viên của REE là 2 triệu/người/ tháng. Năm 1998 công ty sẽ tiếp tục bán cổ phiếu cho 2/3 số công nhân mới được tuyển vào làm việc nhằm thu hút thêm số người có tay nghề cao. Do yêu cầu của phát triển sản xuất REE đã được nhà nước cho làm thử việc phát hành trái phiếu chuyển đổi bằng ngoại tệ và bán cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 5 triệu USD, lãi suất 4,5%/năm. Nhưng không hẳn DNNN nào khi thực hiện CPH cũng hoàn toàn thuận lợi như REE. Một trong những doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiến hành CPH có thể kể đến công ty cổ phần nước mắn Kiên Giang, tiền thân là một xí nghiệp chế biến nước mắm, một doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa, hoạt động ổn định, nhưng hiệu quả không cao. Ngày 1/5/1994, xí nghiệp này đã được cổ phần hoá hoàn toàn. Doanh nghiệp có số vốn điều lệ 620 triệu đồng, nhà nước giữ 20% cổ phần, phần còn lại do 47 cổ đông của công ty mua. Điều đáng nói là vào thời điểm cổ phần hoá, công ty đang phải đối diện với một thách thức không nhỏ: vốn lưu động của công ty là 286 triệu nhưng đã có đến 90 triệu đồng là nợ khó đòi của doanh nghiệp cũ chuyển sang: vốn cố định là 334 triệu đồng. Ngoài ra, công ty còn gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu tăng lên liên tục. Do vậy, 8 tháng cuối năm 1994, tỷ suất lợi tức cổ phần bình quân chỉ đạt 1,14%, thấp hơn lãi suất gửi tiết kiệm. Đầu năm 1995 có 8 cổ đông không tin tưởng vào phương hướng sản xuất mới đã chuyển nhượng 338 cổ phiếu cho các nhà đầu tư bên ngoài. Nhiều người cho rằng hoạt động của công ty đứng trên bờ vực thẳm… Nhưng thực tế đã không phải như vậy, công ty chẳng những không vỡ nợ mà còn làm ăn hiệu quả. Năm 1995, tỷ suất lợi tức cổ phần bình quân mỗi tháng là 2,6%, tăng gấp đôi so với năm trước, còn lợi nhuận trước thuế của năm 1996 và 1997 đều đạt trên 629 triệu đồng, bằng 100% vốn điều lệ. PHẦN III. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VẬT TƯ THIẾT BỊ GIAO THÔNG VẬN TẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN ĐỂ PHỤC VỤ CÔNG TÁC CỔ PHẦN HOÁ I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VTTB - GTVT 1. Lịch sử phát triển của công ty Công ty thương mại và sản xuất VTTB – GTVT tên giao dịch là: TRADING AND MANUfACTURING EQUIPMENT MATERIALS FOR TRANSPORTATION COMPANY. Tên viết tắt : T.M.T Công ty được thành lập từ năm 1976 theo quyết định số 410 QĐ/TCCB – LĐ ngày 27/10/1976 với tên gọi : “Công ty vật tư thiết bị cơ khí giao thông vận tải” hoạt động theo cơ chế bao cấp. Trụ sở đóng tại 83 phố Triều Khúc – Quận Thanh Xuân Bắc – Thành phố Hà Nội. Đến năm 1993 theo sự sắp xếp lại của các doanh nghiệp nhà nước, bộ GTVT ra quyết định số 602QĐ/TCCB – LĐ ngày 05/04/1993 thành lập doanh nghiệp nhà nước: Công ty vật tư thiết bị cơ khí GTVT trên cơ sở công ty vật tư thiết bị cơ khí GTVT cũ và trực thuộc liên hiệp xí nghiệp cơ khí GTVT. Doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức quốc doanh hạch toán độc lập, với ngành, nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất và cung ứng vật tư thiết bị cơ khí GTVT. Với năm 1998 với sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, cùng với những quy định về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ GTVT, để đáp ứng kịp thời yêu cầu của một nền kinh tế mở, Bộ GTVT đã ra quyết định số 2195/1998/QĐ-BGTVT ngày 1/9/1998 đổi tên DNNN: “ Công ty vật tư thiết bị cơ khí GTVT ” thành: “ Công ty vật thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT ” trực thuộc Tổng công ty cơ khí GTVT. Đây là thời kỳ thay đổi cơ bản về tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyển đổi từ mô hình quản lý “ Liên hiệp xí nghiệp ” sang mô hình quản lý ” Tổng công ty ” với ngành, nghề bổ sung: Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, nông sản và hàng tiêu dùng; Đại lý, kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng, vật liệu xây dựng và dịc vụ vận tải hàng hóa. Với chức năng và nhiệm vụ của một DNNN, nhất là trên lĩnh vực sản xuất và thương mại trong cơ chế của DNNN, nhất là trên lĩnh vực sản xuất và thương mại trong cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt, bên cạnh đó những tồn tại cũ để lại không ít, nhưng Công ty luôn chủ động tìm kiếm thị trường dần khắc phục những khó khăn bất cập để tìm chỗ đứng trong hoàn cảnh mới. Với ngành nghề phong phú và đa dạng, cùng với sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, Công ty đã từng bước khẳng định mình và ngày càng phát triển. Các chỉ tiêu như: Doanh thu, nộp ngân sách và thu nhập bình quân của Công ty luôn tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Năm Các chỉ tiêu 2000 2001 2002 KH 2003 - Doanh thu 164 tỷ đồng 333 tỷ đồng 380 tỷ đồng 385 tỷ đồng - Nộp NSNN 40 tỷ đồng 58 tỷ đồng 60 tỷ đồng 70 tỷ đồng - TNBQ 1,8 tr.đ 2,0 tr.đ 2,2 tr.đ 2,6 tr.đ Ngày nay, với cơ chế quản lý mới hiệu quả sản xuất là yêu cầu hàng đầu bắt buộc Công ty phải cải tiến sản phẩm và hoàn thiện công tác quản ký. Thực tế trong những năm gần đây Công ty luôn bảo toàn nguồn vốn trong kinh doanh và ciố gắng phấn đấu để sử dụng nguồn vốn của mình sao cho có hiệu quả nhất. 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy sản xuất của Công ty thương mại và sản xuất VTTB. GTVT. Sau quá trình nghiên cứu và cải tiến bộ máy quản lý đến nay Công ty tổ chức bộ máy quản theo sơ đồ trực tuyến gồm 3 phòng ban, 2 trung tâm, 1 chi nhánh và 1 xí nghiệp. Sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất của công ty BAN GIÁM ĐỐC Phòng kinh doanh XNK Trung tâm XKLĐ Trung tâm bảo hành SP Phòng tài chính kế toán Xí nghiệp lắp ráp xe máy Phòng tổ chức hành chính Chi nhánh TP. HCM Ban giám đốc gồm giám đốc và phó giám đốc Giám đốc : Là người đứng đầu trong Công ty, có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, vừa đại diện cho nhà nước, vừa đại diện cho cán bộ công nhân viên trong công ty, Giám đốc chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, các khoản giao nộp nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên toàn công ty. Bên cạnh đó, Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và pháp luật về điều hành công ty, là đại diện pháp nhân của công ty. Phó Giám đốc: giúp Giám đốc điều hành công ty theo sự phân công uỷ quyền của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc giao. Các phòng ban khác có chức năng: Phòng tổ chức hành chính + Có chức năng hành chính, bảo vệ, pháp chế. + Tổ chức đời sống, khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên. + Tổ chức lao động, tiền lương, tuyển dụng, bố trí, đào tạo cán bộ quản lý nhân sự, chế độ chính sách, đào tạo bồi dưỡng huấn luyện cán bộ công nhân viên. + Thực hiện thi đua khen thưởng và bảo hộ lao động. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu + Lập kế hoạch sản xuất, tổ chức phối hợp các phòng ban khác để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra. + Ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế đầu ra, đầu vào theo kế hoạnh. + Tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình sản xuất của xí nghiệp. - Phòng tài chính kế toán. + Thực hiện chức năng tài chính, hạch toán kế toán thống kê. + Thực hiện chức năng kiểm tra, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. - Trung tâm xuất khẩu lao động. - Trung tâm bảo hành sản phẩm: một cửa hàng bán lẻ hàng hoá xe gắn máy. - Xí nghiệp lắp ráp xe máy: gồm 2 phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng lắp ráp động cơ và phân xưởng lắp ráp xe máy. Có nhiệm vụ lắp ráp thành xe thành phẩm theo kế hoạch của phòng kinh doanh đề ra. - Chi nhánh TP HCM: hiện nay là một cửa hàng giới thiệu và bán hàng hoá cho công ty tại TP HCM. 3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT. * Nhiệm vụ chính của công ty là kinh doanh XNK và lắp ráp xe gắn máy 02 bánh hoàn chỉnh, sau đó tiêu thụ trên thị trường. Công ty chủ yếu thuê ngoài sản xuất lắp ráp xe, do vậy công tác tổ chức sản xuất của công ty khá đơn giản. Tổ chức sản xuất ở công ty gồm 2 phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng lắp động cơ và phân xưởng lắp ráp xe máy. Mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ khác nhau, kết hợp với nhau trong việc chế tạo xe máy thành phẩm. Sản phẩm xe gắn máy trải qua hai giai đoạn chủ yếu: Từ lắp ráp động cơ chuyển sang lắp ráp xe máy hoàn chỉnh. Máy móc trang thiết bị phục vụ cho sản xuất là dây chuyền lắp ráp động cơ và dây chuyền lắp ráp xe máy. * Quá trình đó có thể khái quát như sau: Các linh kiện, bộ phận của xe được nhập từ hai nguồn: nhập khẩu và sản xuất trong nước. Khi xuất kho để lắp ráp, xuất theo từng lô vật liệu nhập, xuất cho xí nghiệp lắp ráp theo kế hoạch của phòng kinh doanh XNK. Mọi hoạt động ở xí nghiệp do các tổ nhóm lắp ráp xe tự quản lý, công ty giao khoán cho từng tổ, khoán cho 1 xe lắp ráp hoàn thiện. * Về trang thiết bị kỹ thuật: sản phẩm của công ty trải qua hai giai đoạn chủ yếu, vì vậy máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất là dây chuyền lắp ráp động cơ và dây chuyền lắp ráp xe máy. * Về nguyên vật liệu chính: Là các linh kiện xe máy được cung cấp từ hai nguồn: nhập khẩu và sản xuất trong nước. Như vậy nguồn cung cấp vật liệu cho công ty là rất phong phú cho phép công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh. II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN VÀO XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG TY. 1. Sơ lược về lý thuyết. 1.1. Đối tượng áp dụng: là các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị phụ thuộc của DNNN hoạt động trong các ngành nghề sản xuất kinh doanh trừ các doanh nghiệp được định giá theo giá trị dòng tiền chiết khấu. 1.2. Giá trị thực tế của doanh nghiệp: được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê đánh giá lại giá trị thực tế của toàn bộ tài sản để cổ phần hoá của doanh nghiệp theo giá thị trường tại thời điểm định giá. 1.2.1. Đối với tài sản là hiện vật: chỉ đánh giá lại là những tài sản của doanh nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục sử dụng sau khi chuyển thành công ty cổ phần không đánh giá lại những tài sản của doanh nghiệp không cần dùng, tài sản ứ đọng chờ thanh lý. Giá thị trường dùng để xác định giá trị thực tế của tài sản là giá đang mua bán trên thị trường, cộng với chi phí vận chuyển lắp đặt nếu có, nếu là tài sản đặc thù không có lưu thông trên thị trường thì tính theo giá mua của tài sản cùng loại có cùng công suất hoặc tính năng tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá của tài sản ghi trên sổ sách kế toán. 1.2.2. Tài sản bằng tiền: tính theo số dư vốn bằng tiền đã kiểm quỹ hoặc đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp nếu số dư là ngoại tệ thì phải đánh gía lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam công bố. 1.2.3. Đối với các khoản nợ phải thu: là các khoản nợ đã đối chiếu xác nhận hoặc đang luân chuyển tại thời điểm định giá. 1.2.4. Đối với các khoản chi phí dở dang: bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí sự nghiệp, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, tính theo số dư chi phí thực tế trên sổ kế toán. 1.2.5. Đối với các tài sản ký quỹ, ký cược ngắn và dài hạn: tính theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. 1.2.6. Đối với tài sản vô hình: tính theo giá trị còn lại trên sổ kế toán nếu có. 1.2.7. Đối với các khoản đầu tư tài chính ngắn và dài hạn: nếu là các khoản mà công ty cổ phần tiếp tục kế thừa được tính theo số dư trên sổ kế toán. Đối với các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác thì xác định lại giá trị cổ phần và giá trị vốn góp theo giá trị vốn chủ sở hữu, thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cổ phần hoá góp vốn hoặc mua cổ phần tại thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. 1.2.8. Đối với doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh: Với những doanh nghiệp có lợi thế như vị trí địa lý, uy tín của doanh nghiệp, tính chất độc quyền về sản phẩm mẫu mã, thương hiệu và tỷ suất tài chính sau thuế cao hơn kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm định giá và phải tính thêm giá trị lợi thế kinh doanh vào giá trị thực tế của doanh nghiệp. Giá trị lợi thế Giá trị phần vốn Tỷ suất lợi nhuận Lãi suất kinh doanh của = nhà nước theo x sau thuế trên vốn - trái phiếu doanh nghiệp sổ kế toán nhà nước bq 3 năm chính phủ kỳ thời điểm định giá hạn 10 năm Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận bq sau thuế ba năm trước TĐĐG sau thuế trên vốn = ---------------------------------------------------- x 100% nhà nước bq 3 năm Vốn nhà nước theo sổ kế toán bq 3 năm trước thời điểm định giá Trường hợp doanh nghiệp có giá trị thương hiệu đã được xác nhận hoặc được thị trường chấp nhận cao hơn giá trị lợi thế kinh doanh theo quy định trên thì căn cứ vào giá trị thương hiệu tong sổ kế toán để tính vào giá trị doanh nghiệp. 1.2.9. Giá trị quyền sử dụng đất. Đối với doanh nghiệp có diện tích đất đi thuê sau khi chuyển sang công ty cổ phần vẫn kế thừa hợp đồng thuê đất và kế thừa trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng đất đai của nhà nước. Trường hợp DNNN đã mua các quyền sử dụng đất của các cá nhân và pháp nhân khác bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì phải chuyển sang thuế đất. Khi thực hiện cổ phần hoá chỉ tính vào giá trị doanh nghiệp phần chi phí làm tăng giá trị sử dụng đất như chi phí đền bù giải toả san lấp mặt bằng. Đối với diện tích đất doanh nghiệp được nhà nước giao để kinh doanh nhà và hạ tầng mà doanh nghiệp không phải nộp hoặc đã nộp tiền thu về chuyển quyền sử dụng đất thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất hoặc khoản chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định trên cơ sở khung giá chuyển quyền sử dụng đất hiện hành do cấp có thẩm quyền công bố. 2. Phương pháp thực hiện 2.1. Trước khi kiểm kê, xác định lại giá trị tài sản phải khoá sổ kế toán, xác định số lượng, giá trị lại giá trị tài sản phải khoá sổ kế toán, xác định số lượng, giá trị từng tài sản, nguồn vốn kiện có ghi trên sổ kế toán có đến ngày 31 tháng 12 năm 2002. 2.2. Tiến hành kiểm kê theo phương pháp kiểm kê thực tế, đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán cụ thể: + Phải thực hiện cân đo, đong, đếm từng tài sản để xác định giá trị tài sản. + Đối với các khoản công nợ phải thu, phải trả phải đối chiếu với hoá đơn chứng từ phát sinh các khoản nợ, đối chiếu từng khoản nợ và có xác nhận của khách nợ và chủ nợ liên quan. + Đối với vốn chủ sở hữu thì căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản và chứng từ, sổ kế toán để xác định nguồn vốn chủ sở hữu. + So sánh giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu đang ghi trên sổ kế toán. Xác định chênh lệch, nguyên nhân, trách nhiệm đối với việc thừa thiếu. 3. Các bước tiến hành. Căn cứ theo quyết định số 150 QĐ/TTg của thủ tướng chính phủ về việc tổng kiểm kê và xác định lại giá trị tài sản của DNNN để cổ phần hoá công ty Thương mại và sản xuất VTTB - GTVT. Hình thức chuyển đổi giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại công ty đồng thời phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn thêm. Do vậy, công tác xác định giá trị tài sản công ty là việc xác định giá trị thực tế của công ty mà giá trị thực tế của công ty là toàn bộ tài sản hiện có thuộc công ty gồm TSCĐ và TSLĐ tại thời điểm cổ phần hoá, có người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được. Giá trị thực tế của công ty được xác định theo phương pháp giá trị tài sản. 3.1. TSCĐ Bước1: Điều chỉnh nguyên giá theo thời điểm hiện tại 12/2002 qua các căn cứ: - Đối với nhà cửa vật kiến trúc phải dựa vào bảng kiểm kê tài sản của công ty để xác định nguyên giá. - Đối với tài sản là máy móc thiết bị (MMTB) hay phương tiện vận tải, sau khi tính nguyên giá mới có thể thu thập các bảng báo giá trên thị trường của các nhà cung cấp chính hiệu chứ không phải là báo giá của các nhà đại lý, ký gửi, nhỏ lẻ vì giá của những cửa hàng này không có tính thuyết phục cao. Đối với những loại tài sản mà không có bảng báo giá mới do tài sản quá cũ hiện trường không có hoặc ít có loại đó thì dựa vào giá tài sản cùng loại mà đơn vị hay cá nhân nào đó mua trên thị trường gần thời điểm TĐG. Tuy nhiên việc đưa ra mức giá phải căn cứ vào thực tế và có tính thuyết phục, lập luận rõ ràng. Bước 2: Đánh giá chất lượng còn lại của tài sản căn cứ vào các bảng kiểm kê tài sản hàng năm của công ty, căn cứ vào sự đánh giá của các chuyên gia nhà cửa, vật kiến trúc và cảm quan của người thẩm định. Đánh giá sự giảm giá qua các năm sử dụng (có tính tương đối) rồi suy ra sự giảm giá trong một năm qua các công thức: Bước 3: Xác định giá trị còn lại của tài sản đã qua sử dụng Giá trị còn lại = Nguyên giá mới x Tỷ lệ còn lại của TS Riêng đối với máy móc thiết bị và phương tiện vận tải cần thiết xác định giá trị thay thế (nếu có). Do đó: Giá trị thẩm định = Giá trị còn lại - Giá trị thay thế 3.1.1. Nhà cửa vật kiến trúc. *Nhà làm việc: công ty xây dựng năm 1998 có diện tích 1700 2 được kết cấu rầm trần tốt kiểu nhà cấp 2, cửa sổ bằng kính khung nhôm, có thiết kế xây dựng. Dự kiến sử dụng trong 20 năm theo sổ sách. Theo sổ sách nguyên giá của ngôi nhà là 1.964.051.165đ. Tại thời điểm 31/12/2002 xác định tính giảm giá qua 4 năm sử dụng: 264.850.275đ. Nhà làm việc chưa có ý định thay thế. Sự giảm giá 1 năm = 264.850.275 : 4 = 66.212.568 đ. Tỷ lệ giảm giá 1 năm = (66.212.568 : 1.964.051.165) x 100% = 3,4% Tỷ lệ giảm giá trong 4 năm = 3,4% x 4 = 13,6% Tỷ lệ còn lại của nhà = 100% - 13,6% = 86,4%. Giá trị còn lại của nhà là: 1.964.051.165 x 86,4% = 1.696.940.206. Giá trị thẩm định = giá trị còn lại - chi phí thay thế = 1.696.940.206 - 0 = 1.696.940.206đ. * Nhà xưởng: được xây dựng bên cạnh nhà làm việc, được xây dựng lại và đưa vào hoạt động từ đầu năm 2002. Theo sổ sách nguyên giáo của nhà xưởng này 847.063.000đ. Tại thời điểm 31/12/2002 xác định giảm giá nhà xưởng là: 152.845.815đ Tỷ lệ giảm giá = (152.845.815 : 847.063.000) x 100% = 18% Tỷ lệ còn lại của nhà xưởng = 100% - 18% = 82%. Giá trị còn lại của nhà xưởng = 847.063.000 x 82% = 694.591.660đ. Do nhà xưởng chưa có ý định thay thế nên giá trị thẩm định = giá trị còn lại = 694.591.660đ. Vậy tổng giá trị nhà cửa vật kiến trúc là: 2.391.531.866đ. 3.1.2. Máy móc thiết bị: của công ty đều nhập khẩu từ Trung Quốc, không phổ biến trên thị trường. Do vậy, khi thu thập giá trên thị trường thì hầu nguyên giá mới đều tăng điều này có thể giải thích rằng vì đây là hàng hoá ngoại nhập, không có nhiều trên thị trường nước ta. Để tính được nguyên giá mới ta phải dựa vào thông tin từ các bảng báo giá (thông tin về bảng báo giá lấy của Sở Giao thông Hà Nội). Ta có bảng sau: Bảng tính tỷ lệ điều chỉnh một số máy móc qua báo giá STT Tên tài sản Số lượng Năm sử dụng N.gía sổ sách Báo giá 2003 Tỷ lệ điều chỉnh Máy nén khí Đài Loan 1 chiếc 2000 111.832.901 120.000.000 1,07 Dây truyền lắp rá xe máy 1 chiếc 2001 472.626.926 480.100.000 1,01 Máy dập thuỷ lực 1 chiếc 2001 1.153.655.360 1.165.500.000 1,01 Dây truyền lắp ráp động cơ 1 chiếc 2000 874.231.289 918.600.000 1,05 Trạm biến áp 1 chiếc 2002 423.114.286 430.216.000 1,02 Dây truyền lắp ráp côn 1 chiếc 2002 3.321.054.000 3.321.054.000 1 thiết bị SX khung xe và bình xăng 1 chiếc 2002 1.374.829.400 1.374.829.400 1 Máy khoan phay KF 120. 1 chiếc 2002 73.880.000 73.880.000 1 Tỷ lệ điều chình TB 1,02 - Máy nén khí Đài Loan mua năm 2000 được Công ty đưa vào sử dụng cùng năm. Qua 2 năm sử dụng đã phải sửa chữa cho sử dụng quá tải lại không thường xuyên bảo dưỡng, hao mòn theo sổ sách: 45.875.184đ. Tại thời điểm xác định tính giảm giá của thiết bị 50.500.000. Máy nén đã được thay thế một số phụ tùng:trị giá 850.000đ. Nguyên giá mới của máy móc nén = nguyên giá sổ sách x tỷ lệ điều chỉnh trung bình. = 111.832.901 x 1,02 = 114.069.559đ. Sự giảm giá 1 năm = 50.500.000 : 2 = 25.250.000đ. Tỷ lệ giảm gía 1 năm = (25.250.000 : 114.069.559) x 100% = 22% Tỷ lệ giảm giá trong 2 năm = 22% x 2năm = 44% Tỷ lệ còn lại của máy nén = 100% - 44% = 56% Giá trị còn lại của máy móc = 114.069.559 x 56% = 63.878.953đ. Giá trị thẩm định = giá trị còn lại - chi phí thay thế = 63.878.953 - 850.000 = 63.028.953đ. - Dây truyền lắp ráp xe máy: mua năm 2001 được đưa vào sử dụng cùng năm 2001. Qua 1 năm sử dụng hao mòn theo sổ sách: 146.137.320đ. Tại thời điểm xác định giảm giá của dây truyền là 152.230.000đ. Nguyên giá mới của dây truyền lắp ráp xe máy = nguyên giá sổ sách x tỷ lệ điều chỉnh trung bình = 472.626.929 x 1,02 = 482.079.467đ. Tỷ lệ giảm giá 1 năm = (152.230.000 : 482.079.467) x 100% = 31,5%. Tỷ lệ còn lại của dây truyền = 100% - 31,5% = 68,5%. Giá trị còn lại của dây truyền = 482.079.467 x 68,5%= 330.224.435đ Vì dây truyền không thay thế phụ tùng nào nên giá trị còn lại = giá trị thẩm định. - Máy dập thuỷ lực: mua năm 2001 đưa vào sản xuất cùng năm.Qua 1 năm sử dụng hao mòn theo sổ sách là: 314.566.795đ. Tại thời điểm xác định giảm giá của máy dập: 320.454.000đ. Máy không thay thế phụ tùng nguyên giá mới của máy dập = 1153.655.360 x 1,02% = 1.476.728.467. Giá 1 năm = (320.454.000 : 1.176.728.467) x 100% = 27,2%. Tỷ lệ còn lại của máy dập = 100% - 27,2% = 72,8% Giá trị còn lại của máy dập = 1.176.728.467 x 72,8% = 856.658.324đ. Giá trị thẩm định = giá trị còn lại. - Dây truyền lắp ráp động cơ mua năm 2000 đưa vào sản xuất cùng năm. Qua 2 năm sử dụng hao mòn theo sổ sách là: 590.508.763đ. Tại thời điểm xác định tính giảm giá của dây truyền: 600.320.000đ.Dây truyền đã được thay thế một số phụ tùng: trị giá 1.000.000đ. Nguyên giá mới của dây truyền = nguyên giá sổ sách và tỷ lệ điều chỉnh. = 874.231.289 x 1,02% = 891.715.914đ. Sự giảm giá 1 năm = 600.320.000 : 2 = 300.160.000đ Tỷ lệ giảm giá 1 năm = (300.160.000 : 891.715.914 ) x 100% = 33,7%. Tỷ lệ giảm giá trong 2 năm = 33,7% x 2 = 67,4%. Tỷ lệ còn lại của dây truyền = 100% - 67,4% = 32,6%. Giá trị còn lại của dây truyền = 891.715.914 x 32,6% = 290.699.388đ Giá trị thẩm định = 290.699.388 - 1.000.000 = 289.699.388đ. - Trạm biến áp: mua năm 2002 đưa vào sản xuất cùng năm. Qua 1 năm sử dụng hao mòn theo sổ sách là: 216.223.326đ. Tại thời điểm xác định giảm giá của trạm biến áp: 22.100.000đ. Trạm biến áp không thay thế phụ tùng. Nguyên giá mới của trạm biến áp = 423.114.286 x 1,02 = 431.576.572đ. Tỷ lệ giảm giá 1 năm = (22.100.000 : 431.576.572) x 100%=5,1%. Tỷ lệ còn lại của trạm biến áp = 100% - 5,1% = 94,9%. Giá trị còn lại của biến áp = 431.576.572 x 94,9% = 409.566.166đ. - Dây truyền lắp ráp côn: mua năm 2002 đưa vào sản xuất cùng năm . Qua 1 năm sử dụng hao mòn theo sổ sách là: 226.434.542đ. Tại thời điểm xác định giảm giá của trạm biến áp: 230.642.000đ. Dây truyền lắp ráp không thay thế phụ tùng. Nguyên giá mới của dây truyền = 3.321.054.000 x 1,02% = 3.387.475.080đ. Tỷ lệ giảm giá 1 năm = (230.642.000 : 3.387.475.080) x 100% = 6,8%. Tỷ lệ còn lại của dây truyền = 100% - 6,8% = 93,2%. Giá trị còn lại của dây truyền = 3.387.475.080 x 93,2% = 3.157.126.774đ. - Thiết bị sản xuất khung xe và bình xăng: mua năm 2002 đưa vào sản xuất cùng năm. Qua 1 năm sử dụng hao mòn theo sổ sách là: 133.663.969đ. Tại thời điểm xác định giảm giá của thiết bị sản xuất khung xe và bình xăng: 140.200.000.đ. Thiết bị không thay thế phụ tùng. Nguyên giá mới của thiết bị sản xuất khung xe và bình xăng = nguyên giá sổ sách x tỷ lệ điều chỉnh trung bình = 1.374.829.400 x 1,02 = 1.402.325.988đ. Tỷ lệ giảm giá 1 năm = (140.200.000 : 1.402.325.988) x 100% = 10%. Tỷ lệ còn lại của thiết bị sản xuất = 100% - 10% = 90%. Giá trị còn lại của thiết bị sản xuất = 1.402.325.988 x 90% = 1.262.093.389đ. - Máy khoan phay KF 120: mua năm 2002 đưa vào sản xuất cùng năm. Hao mòn theo sổ sách là: 7.876.322đ. Tại thời điểm xác định giảm giá của máy khoan: 8.112.000đ. Nguyên giá mới của máy khoan = nguyên giá sổ sách x tỷ lệ điều chỉnh = 73.880.000 x 1,02 = 75.357.600đ. Tỷ lệ giảm giá = (8.112.000 : 75.357.600) x 100% = 10,8%. Tỷ lệ còn lại của máy khoan = 100% - 10,8% = 89,2%. Giá trị còn lại của máy khoan = 75.357.600 x 89,2% = 67.218.979đ. Vậy giá trị thẩm định của máy móc thiết bị là: 6.435.616.408đ. 3.1.3.Phương tiện vận tải. - Xe ô tô 4 chỗ TOYOTA: mua 6/1999 được Công ty đưa vào sử dụng cùng năm. Nguyên giá của xe này theo sổ sách là: 498.777.143. Tại thời điểm xác định giảm giá của xe ô tô này: 290.953.333đ. Sự giảm giá 1 năm = 290.953.333 : 3 = 96.984.444đ. Tỷ lệ giảm giá 1 năm = (96.984.444 : 498.777.143) x 100% = 19% Tỷ lệ giảm giá trong 3 năm = 19% x 3 = 57%. Tỷ lệ còn lại của tài sản = 100% - 57% = 43% Giá trị còn lại = 498.777.143 x 43% = 214.474.171đ. - Xe ô tô 12 chỗ TOYOTA: mua 1999 được Công ty đưa vào sử dụng cùng năm. Theo bảng kiểm kê tài sản hàng năm của Công ty nguyên giá của xe ô tô 12 chỗ này là: 389.152.667đ. Tại thời điểm giảm giá của xe ô tô này: 205.386.125đ. Sự giảm giá 1 năm = 205.386.125 : 3 = 68.462.042đ. Tỷ lệ giảm giá 1 năm = (68.462.042 : 389.152.667) x 100% = 17,6% Tỷ lệ giảm giá trong 3 năm = 17,6% x 3 = 52,8%. Tỷ lệ còn lại của tài sản = 100% - 52,8% = 47,2% Giá trị còn lại của ô tô 12 chỗ ngồi: 389.152.667 x 47,2% = 183.680.058đ. - Xe ô tô Merceder Beure 240: mua 3/2002 được Công ty đưa vào sử dụng cùng năm theo bảng kiểm kê tài sản hàng năm của Công ty. Nguyên giá của xe ô tô là: 637.947.619. Tại thời điểm xác định giảm giá của xe ô tô này là: 79.743.452đ. Tỷ lệ giảm giá = (79.743.452 : 637.947.619) x 100% = 12,5% Tỷ lệ còn lại của tài sản = 100% - 12,5% = 87,5% Giá trị của xe là: 637.947.619 x 87,5% = 558.204.166đ. - Xe ô tô tải TRANSINCO - THT được mua 8/2002 được Công ty đưa vào sử dụng cùng năm theo bảng kiểm kê tài sản hàng năm của Công ty. Nguyên giá của xe ô tô này là: 142.945.000đ. Tại thời điểm xác định giảm giá của xe ô tô này là: 7.941.386đ. Tỷ lệ giảm giá = (7.941.386 : 142.945.000) x 100% = 5,5% Tỷ lệ còn lại của xe là: 100% - 5,5% = 94,5% Giá trị của xe là: 142.945.000 x 94,5% = 135.083.025đ. Xe ô tô LANDCRUISER.GX đưa vào sử dụng từ 8/2002 theo bảng kiểm kê tài sản hàng năm của Công ty. Nguyên giá của xe ô tô này là: 760.337.143đ. Tại thời điểm xác định giảm giá của xe ô tô này là: 42.240.952 đ. Tỷ lệ giảm giá = (42.240.952 : 760.337.143) x 100% = 5,5% Tỷ lệ còn lại của xe là: 100% - 5,5% = 94,5% Giá trị của xe là: 760.337.143 x 94,5% = 418.185.428đ. - Xe ô tô TOYOTA CAMRY 2,4G đưa vào sử dụng từ tháng 12/2002 nên nguyên giá của xe này chính là giá trị còn lại của xe. Tức là = 539.017.429đ. Vậy tổng giá trị phương tiện vận tải là: 2.048.644.277đ. 2.4.3.2. Tài sản cố định khác: Là thiết bị văn phòng (máy vi tính, điện thoại, máy faxl 300, máy in…), theo tính toán từ sổ sách nguyên giá của các thiết bị văn phòng này là: 672.145.914đ và giá trị của các thiết bị thẩm định này là: 339.243.268đ. 3.2. Xác định tài sản lưu động của Công ty: Tài sản lưu động của công ty nên chia ra thành các nhóm tài sản để xác định dựa trên cơ sở sổ sách kế toán, các bảng kiểm kê tiền, báo cáo tài chính cần xác định chi tiết trên từng tài khoản. 3.2.1. Đối với tài sản là tiền (tiền mặt, TGNH): trước khi cổ phần hoáDNNN phải chốt, khoá sổ sách kế toán tại một thời điểm nhất định có thể theo quý hoặc theo kỳ kế toán. Sau đó tiến hành kiểm kê thực tế xem có bao nhiêu đồng loại 100.000đ, 50.000đ… Lập biên bản kiểm kê, có chữ ký của GĐ, KTT, Thủ quỹ, riêng đối với TGNH phải có xác nhận, có đối chiếu của Ngân hàng. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------****---------- BIÊN BẢN KIỂM KÊ QUỸ TIỀN MẶT Vào hồi 5 giờ ngày 31/12/2002 tại Văn phòng TC - KT Công ty Thương mại và sản xuất VTTB GTVT. Địa chỉ 199b Minh Khai - HBT - HN chúng tôi gồm có: 1. Phạm Văn Công - Trưởng phòngTC - KT. 2. Đinh Thị Thoa - Thủ quỹ 3. Bùi Thị Thuỳ - kế toán thanh toán. Cùng tiến hành kiểm quỹ như sau: I. Số tiền trên sổ sách: - Phiếu thu từ số 21 đến số 570, từ ngày 04/01/2002 đến ngày 31/12/2002. - Phiếu chi từ số 01 đến số 1196 từ ngày 03/01/2002 đến ngày 31/12/2002. - Tồn quỹ đến ngày 31/12/2002 số tiền là: 139.049.402đ. (Bằng chữ: Một trăm ba mươi chín triệu, bốn trăm lẻ chín nghìn, bốn trăm linh hai đồng). II. Số tiền thực tế kiểm kê: Loại tiền 100.000đ gồm có 920 tờ = 92.000.000đ 50.000đ 80 tờ = 29.000.000đ 20.000đ 610 tờ = 12.200.000đ 10.000đ 480 tờ = 4.000đ 5.000đ 800 tờ = 1.000đ 2.000đ 100 tờ = 200.000đ 1.000đ 20 tờ = 206.000đ 500 08 tờ = 4.000đ Tổng cộng 139.410. .000đ III. Chênh lệch: - Số tiền trên sổ sách: 139.410.402đ - Số tiền thực tế kiểm kê: 139.410.000đ. Chênh lệch thừa 598đ vò trong quá trình thu chi không có tiền lẻ. Vậy tiền mặt tồn tại quỹ còn 139.409.402đ. TGNH còn: 182.580.130đ khớp với sổ kế toán. 3.2.2. Các khoản phải thu: bao gồm các khoản: a. Phải thu của khách hàng (TK 131): 16.380.776.583đ. TRÍCH CHI TIẾT BẢNG KÊ TÀI KHOẢN 131 Đến tháng 12/2002. STT Đối tượng Dư 31/12/2002 Nợ Có I Phía Bắc (Hà Nội) 1.792.763.492 5.005.849.000 Bán lẻ 2.000.000 Bùi Minh Hiệp 20.000.000 Công ty Cơ khí 420 88.033.000 Công ty TNHH Đạt Ngọc 1.305.479.000 DNTN Đông Tuyết 1.964.265.000 Công ty TNHH TM Hùng Oanh 49.629.995 1.678.072.000 Tổng Công ty Cơ khí GTVT 1.734.840.030 DNTN Trọng Tín 6.293.467 II Phía Bắc (các tỉnh) 334.675.066 497.146.000 9. Công ty TNNH Cường Ngoan 376.426.000 10. Trạm vật tư NN Hưng Yên 334.675.066 120.720.000 III Phía Nam 28.793.391 11. Chi nhánh Công ty tại Tp Hồ Chí Minh 7789.440 12. Công ty TNHH Hải Ninh 21.003.951 IV Khác 14.224.544.634 13. Công ty TNHH Nam Vang (Phôi thép) 14.224.544.634 Cộng: 16.380.776.583 5.502.995.000 Nợ: 10.877.781.583 b. Trả trước cho người bán (TK 132): 4.399.105.483đ. Có giấy xác nhận, chữ ký của bên bán và bên mua. c. Phải thu nội bộ (TK 134): - Vốn KD ở các đơn vị trực thuộc (TK 135): 83.293.047đ. d. Các khoản phải thu: 20.864.113.413đ. Tên đơn vị báo cáo: Công ty TM và sản xuất VTTB - GTVT. Thuộc tỉnh, thành phố: Hà Nội. Thuộc Bộ ngành: Bộ Giao thông Vận tải. BÁO CÁO KIỂM KÊ NỢ PHẢI THU CỦA DNNN. có đến ngày 31/12/2002. STT Các khoản phải thu Mã số Theo sổ kế toán Thực tế kiểm kê Phải thu của khách hàng 131 16.380.776.583 16.380.776.583 Trả trước cho người bán 132 4.399.105.483 4.399.105.483 Thuế GTGT được khấu trừ 133 Phải thu nội bộ 134 84.231.647 84.231.647 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 83.293.047 83.293.047 - Phải thu nội bộ khác 136 938.300 938.300 5. Phải thu khác 138 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 Tổng cộng 20.864.113.413 20.864.113.413 3.2.3. Đối với hàng tồn kho: Tên đơn vị báo cáo: Công ty TM và sản xuất VTTV - GTVT. Thuộc đơn vị quản lý: Tổng Công ty Cơ khí GTVT. Thuộc tỉnh, thành phố: Hà Nội Thuộc Bộ, ngành: Bộ GTVT. BÁO CÁO KIỂM KÊ VẬT TƯ, HÀNG TỒN KHO CỦA DNNN Có đến ngày 31/12/2002 STT Tài sản Mã số Theo sổ kế toán Thực tế kiểm kê Hàng mua đang đi trên đường 141 646.909.200 646.909.200 Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 98.861.594.228 98.861.594.228 Công cụ, dụng cụ trong kho 143 51.754.860 51.754.860 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 81.019.980 81.019.980 Thành phẩm tồn kho 145 313.139.872 313.139.872 Hàng hoá tồn kho 146 1.028.001.284 1.028.001.284 Hàng gửi đi bán 147 258.891.167 258.891.167 Dự phòng giảm giảm giá hàng tồn kho 149 (7.348.701.603) (7.348.701.603) Tổng cộng 93.919.609.528 93.919.609.528 Chốt số liệu sổ sách và chốt sổ xuất nhập hàng trong kho. Sau khi kiểm kê thực tế số lượng hàng hoá tồn kho là: 93.919.609.528đ, khớp với sổ kế toán. 3.3.4. Tài sản lưu động khác, bao gồm: a. Tạm ứng (TK 141): 28.170.000đ. b. Chi phí trả trước (TK 142): trong Công ty này không có. c. Chi phí chờ kết chuyển (TK 1422): không có. d. Tài sản thiếu chờ xử lý (TK 138): không có. e. Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn (TK 144): 4.503.951.900đ. Vậy tổng tài sản lưu động khác là: 4.532.121.900đ khớp với sổ kế toán. 3.3.5. Các khoản chi phí sản xuất dở dang (bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí sự nghiệp, chi phí đầu tư xây dựng) thì tính theo số dư chi phí thực tế trên sổ kế toán. Trích từ bảng cân đối kế toán, chi phí xây dựng cơ bản dở dang là: 5.474.203.241đ. 3.3.6. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Trích từ bảng cân đối kế toán tài sản đầu tư dài hạn là: 6.148.700.00đ. 3.3.7. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp. Theo phương pháp giá trị tài sản áp dụng để xác định Công ty Thương mại và sản xuất VTTB - GTVT. Giá trị tài sản cố định cần dùng và tài sản lưu động cần dùng là giá trị thực tế của Công ty từ đó xác định được: Giá trị thực tế = Tổng giá trị tài sản = Tổng giá trị TSCĐ + Tổng giá trị TSLĐ của công ty đang dùng cần dùng cần dùng Bảng tổng hợp giá trị thực tế của Công ty STT Chỉ tiêu Số liệu sổ sách giá trị thẩm định Chênh lệch 1 2 3 4 5 = 3 - 4 I TSCĐ cần dùng 1 TSCĐ hữu hình A Nhà cửa, vật kiến trúc 2.811.114.165 2.391.531.866 419.582.299 B Máy móc thiết bị 7.805.224.165 6.435.616.408 1.369.607.757 C Phương tiện vận tải 2.968.177.001 2.0483.644.277 919.532.724 2 TSCĐ khác 672.145.914 393.243.268 278.902.646 II TSLĐ cần dùng 1 Tiền 321.989.532 321.990.130 598 2 Các khoản phải thu 20.864.113.413 20.864.113.413 0 3 Giá trị hàng tồn kho 93.919.609.258 93.919.609.258 0 4 TSLĐ khác 4.532.121.900 4.532.121.900 0 5 Các khoản chi phí sản xuất dở dang 5.474.203.241 5.474.203.241 0 6 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 6.148.700.000 6.148.700.000 0 Tổng cộng tài sản (I+II) 145.517.398.589 142.964.773.761 2.552.624.828 Qua số liệu trên ta thấy giá trị thẩm định của Công ty là:142.964.773.761 đ. Chênh so với sổ sách là: 2.552.624.828đ. 3.3.7. Nợ phải trả Riêng các khoản nợ phải trả, phải xác định cụ thể, chính xác vì các khoản phải trả được trừ đi trong giá trị phần vốn Nhà nước tại Công ty. Do vậy, các DNNN thường lợi dụng điểm này để dấu lỗ, dấu lãi nhằm qua mặt các cơ quan chức năng. Vì thế trách nhiệm của tổ chuyên viên càng nặng nề khi phải tìm ra những khoản mà các Công ty muốn dấu. Tên báo cáo đơn vị: Công ty Thương mại và sản xuất VTTB - GTVT. Thuộc tỉnh, thành phố: Hà Nội Thuộc Bộ, ngành: Bộ GTVT. BÁO CÁO KIỂM KÊ NỢ PHẢI TRẢ CỦA DNNN có đến ngày 31/12/2002. STT Nợ phải trả Mã số Theo sổ kế toán Thực tế kiểm kê I Nợ ngắn hạn 310 136.750.977.897 136.750.977.897 1 Vay ngắn hạn 311 34.425.422.749 34.425.422.749 2 Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3 Phải trả cho người bán 313 69.143.007.177 69.143.007.177 4 Người mua trả tiền trước 314 5.502.955.000 5.502.955.000 5 Phải nộp thuế 315 24.696.708.605 24.696.708.605 6 Phải trả công nhân viên 316 1.428.053.582 1.428.053.582 7 Phải trả các đơn vị nội bộ 317 16.324.100 16.324.100 8 Phải trả khác 318 1.538.466.634 1.538.466.634 II Nợ dài hạn 320 1 Vay dài hạn 321 2 Nợ dài hạn 322 III Nợ khác 330 545.362.465 545.362.465 1 Chi phí phải trả 331 545.362.465 545.362.465 2 tài sản thừa chờ xử lý 332 3 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 Tổng cộng 137.296.340.362 137.296.340.362 Tổng nợ phải trả thực tế kiểm kê là: 137.296.340.362đ. Không chênh lệch so với sổ kế toán. 3.3.8. Số dư quỹ phúc lợi khen thưởng: a. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: Theo sổ sách kế toán là: 170.339.024đ. b. Quỹ khen thưởng phúc lợi: Theo sổ sách kế toán là: 714.879.059đ. Vậy tổng quỹ phúc lợi khen thưởng là: 885.218.083đ. 3.3.9. Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp. Theo nghị định 64/2000/NĐ-CP thì lợi thế của doanh nghiệp được tính theo công thức: Giá trị lợi thế Giá trị phần vốn Tỷ suất lợi nhuận Lãi suất kinh doanh của = nhà nước theo x sau thuế trên vốn - trái phiếu doanh nghiệp sổ kế toán nhà nước bq 3 năm chính phủ kỳ thời điểm định giá hạn 10 năm Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận bq sau thuế ba năm trước TĐĐG sau thuế trên vốn = ---------------------------------------------------- x 100% nhà nước bq 3 năm Vốn nhà nước theo sổ kế toán bq 3 năm trước thời điểm định giá Lãi xuất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm chưa được phát hành do vậy thay bằng lãi suất công trái kỳ hạn 5 năm: 10%/năm. Ta có chỉ tiêu của công ty từ năm 2000 à2002 Đơn vị: (triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 - Lợi nhuận sau thuế 231 299 3.400 - Vốn Nhà nước 724 1.724 1.724 Lợi nhuận sau thuế bq 3 = 231+1724+1724 = 1310 năm liền kề trước CPH 3 Vốn nhà nước theo sổ kế = 724+1724+1724 = 4172 toán 3 năm liền 3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên = 1310 x 100% = 94% vốn N2 bq 3 năm liền kề trước CPH 1391 Giá trị vốn N2 tại DN theo sổ sách tại thời điểm định giá = Tổng giá trị thực tế của DNtheo sổ sách - Nợ phải trả - Quỹ KT,PL. = 145.517.398.589 - 137.296.340.362 - 885.218.083 = 7.335.840.144đ Lợi thế kinh doanh của DN là = 7.335.840.144 x (94% - 10%) = 6.162.105.720 đ 4. Xác định giá trị doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Giá trị phần vốn = Giá trị thực tế - Tổng nợ - Số dư quỹ Nhà nước tại CTy của Công ty phải trả KT, PL Đơn vị: Đồng STT Nội dung Giá trị sổ sách Giá trị thẩm định Chênh lệch 1 2 3 4 5=4-3 1 TSCĐ cần dùng 14.256.661.245 11.704.035.819 - 2.552.625.426 2 TSLĐ cần dùng 131.260.737.344 131.262.737.942 + 598 3 Giá trị lợi thế kinh doanh của DN 6.162.105.720 I Tổng giá trị thực tế của DN (1+2+3) 145.517.398.589 149.128.879.481 +3.611.480.892 1 Nợ phải trả 137.296.340.362 137.296.340.362 - 2 Quỹ KT, PL 885.218.083 885.218.083 - II Giá trị thực tế phần vốn NN (i-1-2) 7.335.840.144 10.947.321.036 +3.611.480.892 Trên đây là báo cáo giá trị thực tế doanh nghiệp và giá trị phần vốn Nhà nước tại Công ty Thương mại và sản xuất VTTB - GTVT tại thời điểm ngày 31/12/2002. Giá trị thực tế của Công ty thương mại và sản xuất VTTB - GTVT sau khi đánh giá lại là:149.128.879.481đ và giá trị thực tế phần vốn nhà nước là:10.947.321.036đ , số liệu này đã được giám đốc trong công ty và bộ Giao Thông Vận Tải phê duyệt. Công ty dự định cuối năm nay sẽ tiến hành cổ phần hoávà chuyển công ty Thương mại và sản xuất VTTB - GTVT thành công ty cổ phần Thương mại và sản xuất VTTB-GTVT. PHẦN IV. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Vấn đề đa dạng hoá các hình thức sở hữu, tái cơ cấu các doanh nghiệp ngày càng có ý nghĩa lớn tại nhiều nước trên thế giới khi khu vực này quá lớn và kém hiệu quả. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu của mình nhằm giảm đi sức ép tài chính, nợ nần và gánh nặng quản lý. Người ta cũng nhìn nhận việc tái cơ cấu DNNN như một phương pháp để tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế trong nền kinh tế quốc doanh phát triển năng động hơn để đáp ứng tốt hơn cho người tiêu dùng. Trong quá trình sắp xếp tổ chức lại doanh nghiệp vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp là một hoạt động không thể không thực hiện. Trên tinh thần đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến như sau: 1. Hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động của thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp cổ phần hoá là nơi cung ứng hàng hoá đầu vào cho thị trường chứng khoán. Hiện tại đã có 120 doanh nghiệp đã cổ phần hoá và hơn 500 doanh nghiệp dự kiến cổ phần hoá vào năm 2003; điều đó đã chứng tỏ "hàng hoá' cho thị trường chứng khoán không đến nỗi thiếu. Việc ra đời các trung tâm giao dịch chứng khoán cũng là một động lực thúc đẩy tiến trình cổ phân hoá, để các doanh nghiệp mau chóng đem hàng hoá của mình tham gia vào thị trường. Điều đó khắc phục tình trạng hiện nay là các đơn vị cổ phần hoá không biết bán cổ phần của mình cho ai ngoài việc bán nội bộ doanh nghiệp. Để tao điều kiện cho các cổ đông mua bán cổ phiếu của mình, cũng như các doanh nghiệp tuy nhỏ nhưng làm ăn có hiệu quả tham gia thị trường chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cần cân nhắc tiêu chuẩn tham gia vào thị trường chứng khoán là doanh nghiệp phải có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng vì thực ra các doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng theo quy định này không phải là nhiều. 2. Thành lập cơ quan độc lập chuyên thực hiện công tác định giá. Thành lập cơ quan độc lập chuyên thực hiện công tác định giá bao gồm những chuyên gia giỏi được đào tạo để đảm bảo việc xác định giá trị doanh nghiệp nhanh chóng và chính xác là một việc vô cùng quan trọng. Để thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp, Nghị định 44/CP đã không yêu cầu nhất thiết phải thuê kiểm toán độc lập. Chỉ những doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê thì cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp xem xét thuê kiểm toán viên độc lập xác định. Tuy nhiên, dù thuê kiểm toán độc lập hay không thì khi xác định giá trị doanh nghiệp phải hết sức thận trọng, chú ý đến cả tài sản hữu hình (tài sản) và tài sản vô hình (lợi thế và bất lợi thế) tại doanh nghiệp. ở các nước phát triển việc xác định giá trị tài sản do tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp thực hiện, các cơ quan này ngoài việc tiến hành kiểm toán doanh nghiệp còn phải thực hiện việc định giá và đưa ra ý kiến độc lập của mình về giá trị tài sản định giá. Họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả định giá của mình và đôi khi phải tự bảo vệ trước toà án nếu có đơn kiện của bất cứ bên nào về kết quả định giá của họ. Thực tế ở Việt Nam không có kiểu cơ quan loại này chính vì vậy nhiều trường hợp kết quả định giá đưa ra không phản ánh giá trị của doanh nghiệp, không được người mua và người bán chấp nhận dẫn đến tình trạng dây dưa kéo dài quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, không có cơ quan chức năng nào chịu trách nhiệm xử lý việc đưa ra kết quả định giá không chính xác của cơ quan định giá hoặc của ngay các thành viên trong doanh nghiệp. Từ thực tế trên tôi xin kiến nghị Chính phủ ta nên thành lập các cơ quan tổ chức định giá độc lập giống như ngành kiểm toán. Bước đầu cơ quan này có thể thuộc nhà nước sau đó sẽ được công ty hoá trở thành công ty kinh doanh độc lập chuyên xác định giá trị tài sản doanh nghiệp nói riêng và giá trị tài sản nói chung. Sau khi công ty này phát triển, mô hình hoạt động công ty thành công thì nhà nước sẽ để tư nhân thành lập các công ty định giá độc lập để việc xác định giá trị tài sản có tính chất cạnh tranh và người sử dụng dịch vụ có quyền lựa chọn công ty tư vấn cung cấp dịch vụ này cho mình. 3. Xây dựng hệ thống thông tin giá cả thị trường. Một trong những yếu kém trong công tác định giá của nước ta hiện nay là thiếu thông tin. Để công tác định giá được tiến hành thuận lợi, luôn theo kịp với các tiến bộ về khoa học và thông tin trong nền kinh tế thị trường và thời đại thông tin bùng nổ cần phải đầu tư xây dựng và lắp đặt một hệ thống cơ sở dữ liệu phần cứng và phần mềm lưu giữ và cập nhật các thông tin về giá cả, các vụ giao dịch buôn bán và đấu gía tài sản và máy móc thiết bị trong và ngoài nước. Hệ thống cơ sở dữ liệu này phải được bổ sung, cập nhật thường xuyên và có sự phối kết hợp của các cơ quan tổ chức của nhà nước thông qua việc nối mạng trong nước và kết nối với mạng internet. 4. Đào tạo các sinh viên khi tốt nghiệp đáp ứng các tiêu chí là định giá viên, đồng thời thực hiện đào tạo tại chỗ và nâng cao các cán bộ định giá hiện có. Tất cả các cán bộ khác đang thực hành công tác định giá cũng cần được đào tạo lại để đáp ứng các yêu cầu của việc định giá mới trong nền kinh tế thị trường. Các định giá viên ngoài việc nắm vững các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn phải hiểu rõ các tiêu chuẩn định giá đang áp dụng trên thế giới và biết cách vận dụng vào hoàn cảnh của Việt Nam. Ngoài ý kiến trên đây còn có một vài kiến nghị khác nữa. Nhưng trong khuôn khổ có hạn của khoa luận, tôi chỉ xin nêu một vài quan điểm về phía cá nhân rút ra từ việc nghiên cứu quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và định giá doanh nghiệp trong thời gian qua. KẾT LUẬN Có rất nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, xong phương pháp giá trị tài sản này nó minh chứng cho các nhà đầu tư và các bên liên quan thấy được rằng đầu tư vào doanh nghiệp luôn luôn được đảm bảo bằng gía trị của các tài sản hiện có chứ không phải bằng cái có thể như phương pháp khác. Phương pháp này còn giúp cho người đánh gía chỉ ra mức độ độc lập về mặt tài chính, khả năng tự chủ trong điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn là căn cứ thích hợp để các nhà đầu tư đánh giá khả năng an toàn của đồng vốn bỏ ra, đánh gía vị thế tín dụng của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT được tiếp xúc với bộ máy kế toán của công ty cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ phòng TC-KT tôi nhận thấy rằng là một DNNN chuyên sản xuất hàng tiêu dùng, công ty Thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT luôn luôn phấn đấu không ngừng trong việc tìm kiếm thị trường và khách hàng, thu hút đầu tư mở rộng sản xuất và nâng cao trình độ kiến thức chung cho toàn thể cán bộ công nhân viên cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Những năm gần đây trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước cũng như ngoài nước, công ty vẫn đứng vững và tự khẳng định mình trong việc nắm bắt nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng nhằm đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với thị trường. Cùng chung với sự phát triển đó của doanh nghiệp, xác định gía trị doanh nghiệp là một hoạt động không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt là quá trình đổi mới, cải cách doanh nghiệp nhà nước ở nước ta, xác định giá trị doanh nghiệp là một vấn đề then chốt để thực hiện sắp xép lại doanh nghiệp, cổ phần hoá và đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Do quỹ thời gian học tập và nghiên cứu còn hạn hẹp cho nên khả năng tiếp thu và nhìn nhận bao quát còn yếu kém. Tuy vậy tôi đã cố gắng vận dụng kiến thức của mình đi sâu vào thực tế xác định giá trị công ty và mạnh dạn đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác xác định gía trị doanh nghiệp. Song không tránh khỏi những khiếm khuyết trong bản chuyên đề vậy tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và của cán bộ phòng tài chính của công ty để chuyên đề đạt kết quả cao. Tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo T.Đ.T đã hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thiện chuyên đề này. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1117.doc
Tài liệu liên quan