Chuyên đề Phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn Thanh Hoá từ nay tới 2010

Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Trong những năm qua, công nghiệp Thanh Hoá đã có bước phát triển vượt bậc, từng bước đưa nền kinh tế của tỉnh đi lên. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của nền kinh tế tỉnh và của ngành công nghiệp tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập đòi hỏi tỉnh phải có những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để đưa công nghiệp tỉnh nhà tiến chắc, tiến mạnh vào thế kỷ 21. Trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh em đã được tạo điều kiện nghiên cứu ngành công nghiệp của tỉnh từ đó thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn cuả công ngiệp Thanh Hoá. Với những kiến thức đã học được ở trường và những hiểu biết trong thời kỳ thực tập tại cơ quan, em đã xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhà. Hy vọng rằng sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh.

doc66 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn Thanh Hoá từ nay tới 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ gìn cảnh quan thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững. Sáu là: Phát triển công nghiệp Thanh Hóa là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của toàn dân Thanh Hóa trong đó ngành công nghiệp là bộ phận trực tiếp triển khai thực hiện. 2. Các mục tiêu phát triển. 2.1. Mục tiêu tổng quát của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Từ nay đến năm 2020 xây dựng nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp, có lực lượng sản xuất phát triển vào loại trung bình trong khu vực, quan hệ sản xuất - phân phối tiến bộ, cơ cấu kinh tế tiên tiến trong đó tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt 90% GDP (công nghiệp đạt trên dưới 40%). Thời kỳ 2001-2010 có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu của thời kỳ này là đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, giữ nhịp độ tăng trưởng khá và ổn định, thực hiện đổi mới về cơ bản cơ cấu kinh tế theo hướng xây dựng nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hoàn thiện cơ chế thị trường ở Việt Nam. 2.2. Mục tiêu phát triển của tỉnh Thanh Hóa. Căn cứ vào quan điểm phát triển, những tiềm lực ,lợi thế so sánh, thời cơ và thách thứcđặt ra đối với Thanh Hoá, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh thời kì 2001-2010 là:Phấn đấu thoát khỏi tụt hậu, đuổi kịp mức trung bìnhcả nước. Tiếp tục tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất vói tốt độ tăng trưởng bình quân Tỏng sản phẩm trong tỉnh (GDP) của Thanh Hoá 10 năm 2001- 2010 là 10,5 trở lên. Đối với ngành công nghiệp, mục tiêu của phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là tạo ra sự vượt trội của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, có hiệu quả và bền vững của toàn bộ nền kinh tế, phù hợp với xu thế chung của cả nước theo cơ chế kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, đi tắt đón đầu để tranh thủ nắm bắt những cơ hội mới của nền kinh tế tri thức của nhân loại nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thanh Hóa và đất nước. Để đạt mục tiêu trên, công nghiệp Thanh Hóa cần phải đi lên với nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm theo giá trị gia tăng là 16,5-20% thời kỳ 2001-2010. Nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 26% hiện nay lên 33-35% năm 2005 và từ 39-41% năm 2010. Từ nay đến 2005 cần tập trung đầu tư phát triển mạnh công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến Nông Lâm Thủy sản, công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy, công nghiệp đóng sửa tàu thuyền, công cụ nông nghiệp, công nghiệp sử dụng nhiều lao động: dệt, may, giày... tổ chức sắp xếp lại các xí nghiệp quốc doanh, xác định đầu tư, thay đổi thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng sản xuất. Hình thành một số doanh nghiệp mới đủ sức hợp tác, liên doanh với nước ngoài. Thúc đẩy công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển, nhất là tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn. Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm và những ngành nghề truyền thống như mây, tre đan, thêu, ren, dệt, may, gốm, sứ, sơn màu, đúc đồng, nhôm. 2.3. Mục tiêu cụ thể phát triển công nghiệp. 2.3.1. Về cơ cấu ngành: Dự định như sau: (chi tiết xem biểu tổng hợp số ). - Về cơ bản số lượng các ngành cấp II ít thay đổi, chỉ tăng thêm ngành sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính, điện tử nhưng về cơ cấu giá trị các ngành có thay đổi mạnh. + Ngành khai thác mỏ: Tỷ trọng ít biến đổi: 5,3% năm 2000, 2005 còn 5,2%, năm 2010 là 5,1%, nhưng tốc độ vẫn tăng bình quân 16% giai đoạn 2001-2010 trong đó các năm 2001-2005 tăng 16,6%/ năm. + Ngành chế biến: Vẫn là ngành chủ lực. Tỷ trọng giảm nhẹ từ 94,5% năm 2000 còn 93,7% năm 2005 và 94% năm 2010. Tốc độ tăng bình quân 2001-2010 bằng 16%/ năm trong đó 2001-2005 tăng 16,4%/ năm. + Ngành điện nước: Có đột biến lớn; tỷ trọng tăng từ 0,24% năm 2000 lên 1,45% năm 2005 và 1,08% năm 2010 do tăng thêm ngành mới là sản xuất điện. Tốc độ tăng bình quân 2001-2010 đạt 35%, giai đoạn 2001-2005 tăng 67%/ năm. Sở dĩ tăng nhanh như vậy là do hiện nay Thanh Hóa đang chuẩn bị xây dựng 2 nhà máy điện ở Nghi Sơn và Cửa Đạt - Trường Xuân nhằm đáp ứng điện cho những năm tới. 2.3.2. Hướng phát triển một số ngành chính. + Nhóm ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản: có tiềm năng lớn về tài nguyên tại chỗ và lao động dồi dào, cần phát triển mạnh, coi như một mũi nhọn của công nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 15 cơ sở quốc doanh (trong đó TW có 2 cơ sở) và 7.826 cơ sở là tổ, đội, hợp tác xã, xí nghiệp tư nhân, công ty tránh nhiệm hữu hạn chuyên ngành vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xây dựng cơ bản của nhà nước. Những năm tới nhu cầu về xây dựng cơ bản rất lớn. Dự báo tỷ trọng công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong cơ cấu công nghiệp tỉnh qua các năm như sau: đạt 46,0% (năm 1995), 52,0% (năm 2000) và 40% (năm 2010). Để đạt được cơ cấu trên phải phát triển mạnh công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cả trong và ngoài quốc doanh. Cần đầu tư nâng công suất nhà máy Xi măng Bỉm Sơn lên 1,8-2,4 triệu tấn/ năm, đưa nhanh vào sản xuất nhà máy Xi măng Nghi Sơn 2,3 triệu tấn/ năm đạt công suất thiết kế, gạch Trường Lâm, nhà máy gạch chịu lửa thành phố Thanh Hóa, xí nghiệp liên hiệp sản xuất đá xây dựng và đáp ốp lát Đông Sơn, gạch Ceramic, công nghiệp sau xi măng v.v... Về công nghiệp khai thác kim loại màu: Hiện tại có 3 cơ sở TW, 1 cơ sở khai thác, chế biến chủ yếu là thủ công kết hợp với bán cơ giới là chính. Năng suất và hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Những năm tới cần tập trung đẩy mạnh khai thác và chế biến các loại khoáng sản quý (vàng, thiếc, đá quý, nguyên tố hiếm), bán đá quý như tô pa, thạch anh, Imenhit, quặng Grôm. Dự kiến đến năm 2010 khai thác 150.000 tấn Crôm, 150 tấn thiếc và 150.000 tấn quặng sắt. + Nhóm ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản và công nghiệp giấy. - Công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản hiện nay có 2 xí nghiệp quốc doanh, 8 xí nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn, hơn 4300 cơ sở tổ hợp và cá thể sản xuất ngành hàng này. Những năm tới sản lượng gỗ khai thác không tăng nhưng nếu chấm dứt tình trạng xuất gỗ tròn, gõ bán thành phẩm thì cần đầu tư thiết bị mới cho các cơ sở chế biến để nâng cao tỷ lệ gỗ thành phẩm. Dự kiến đến năm 2002 có thể đạt sản lượng 8-10.000m2 gỗ xẻ, 1.000m2 gỗ dán và 5.000m2gỗ dân dụng. + Nhóm ngành chế biến nông, thủy sản và đồ uống. Hiện nay có 1 cơ sở quốc doanh và 522 cơ sở ngoài quốc doanh về chế biến lương thực: công nghiệp thực phẩm có 9 cơ sở quốc doanh và 13.621 cơ sở ngoài quốc doanh - giá trị tổng sản lượng công nghiệp chế biến lương thực và công nghiệp thực phẩm năm 1995 đã chiếm 35,0% giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn tỉnh. Hướng phát triển của ngành công nghiệp này chủ yếu phải dựa trên cơ sở xây dựng hàng loạt các cơ sở chế biến với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm trong và ngoài nước Dự báo tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 1991-1995 là 9,4%, 1996-2000 là 120%, 2001-2010 là 115%. Trong thời kỳ 1996-2000 đã đầu tư xây dựng nhà máy Đường ở Thạch Thành 6.000 tấn mía/ ngày, mở rộng nhà máy Đường Lam Sơn từ 1.500 tấn mía/ ngày lên 6.500 tấn mía/ ngày và xây dựng nhà máy Đường Nông Cống 2.500 tấn mía/ ngày (năm 2000 đã đi vào sản xuất chính thức), xây dựng nhà máy Hoa quả hộp và nước quả, xây dựng nhà máy Súc, hải sản đông lạnh, xây dựng xí nghiệp chế biến tinh bột sắn v.v... nước dứa cô đặc. + Nhóm các ngành công nghiệp dệt - da, may mặc, cơ khí - điện tử - tin học và các ngành công nghiệp khác. Đây là những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp, giải quyết việc làm và đóng góp một phần cho xuất khẩu. + Về cơ khí cần tập trung vào một số cơ khí lớn sản xuất các mặt hàng tiêu dùng trọng yếu. Những mặt hàng cơ khí nhỏ giao cho khu vực kinh tế công nghiệp ngoài quốc doanh. Mở rộng cơ khí sửa chữa, dịch vụ và lắp ráp các sản phẩm điện tử và tin học, sản xuất sản phẩm phụ tùng thay thế cho các máy móc công tác phục vụ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trong tỉnh. Trước mắt đã tập trung đầu tư dây chuyền công nghệ luyện cán thép, dây chuyền đúc bi thép hợp kim có mác cao cho công nghiệp sản xuất xi măng, mở rộng công suất đóng mới tầu sông biển, xà lan và sửa chữa phương tiện thủy, đầu tư dây chuyền lắp ráp ti vi màu. + Công nghiệp hóa chất và phân bón: Bao gồm sản xuất thuốc chữa, điều trị bệnh cho nhân dân, sản xuất phân bón và các sản phẩm tiêu dùng bằng nhựa khác. Hiện tại có 3 xí nghiệp quốc doanh và 25 cơ sở là tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ cá thể tư nhân có sản xuất loại sản phẩm thuộc ngành công nghiệp này. Trong những năm tới cần phát triển mạnh sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu (nhất là phân bón hữu cơ vi sinh và thuốc sâu sinh học để đáp ứng nhu cầu thâm canh trong nông nghiệp. Trước mắt đã đầu tư xây dựng xí nghiệp nhựa phục vụ sản xuất công nghiệp, đầu tư xây mới cơ sở xử lý rác thải đô thị bằng công nghệ hiện đại tại thành phố Thanh Hóa, đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh tại xí nghiệp phân lân Hàm Rồng Thanh Hóa... + Công nghiệp sành sứ, thủy tinh là ngành nghề truyền thống có từ lâu đời. Hiện tại có 2 xí nghiệp quốc doanh, 14 cơ sở hộ cá thể, tổ hợp sản xuất ngành hàng này, những năm qua do sức ép của hàng ngoại nhập nên ngành hàng này gặp nhiều khó khăn. Hướng tới cần phải đầu tư lại trang thiết bị cùng với việc nâng cao tay nghề bậc thợ để sản xuất được hàng sứ mỹ nghệ xuất khẩu, sứ cách điện, sứ vệ sinh và thủy tinh cao cấp. Trước mắt đầu tư xây dựng cơ sở mới sản xuất thủy tinh cao cấp tại thành phố Thanh Hóa. + Công nghiệp may và công nghiệp dẹt, công nghiệp giả da: Sản phẩm may, dệt, da, giả da có tầm quan trọng trong việc cung cấp hàng tiêu dùng cho nhân dân và xuất khẩu. Đối với Thanh Hóa đây là một lợi thế vì có nhiều lao động trẻ và nguyên liệu da cho công nghiệp da, giả da phát triển. Hiện tại về may có 03 xí nghiệp may quốc doanh, 89 tổ hợp cá thể, về dệt có 3.457 tổ hợp, cá thể sản xuất dệt chiếu day, thảm các loại, ngành da và giả da có một số cơ sở ngoài quốc doanh. Hướng tới cần phát triển mạnh ngành nghề này tăng cường đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng hàng may xuất khẩu, đã đầu tư xây dựng mới xí nghiệp sản xuất giày da và giầy vải, cần nhanh chóng xây dựng các xí nghiệp dệt kim và dệt vải tại thành phố Thanh Hóa để đón đầu cho việc xây dựng một tổ hợp gồm môđun từ: kéo sợi - dệt vải, dệt kim - nhuộm, hoàn tất - máy của ngành dệt - may Việt Nam. Theo chiến lược "tăng tốc" phát triển ngành dệt - may Việt Nam đến năm 2010 đã trình Chính phủ năm 2000 thì Thanh Hóa (KCN Lễ Môn) là một trong 10 địa điểm được chọn đầu tư tập trung cụm công nghiệp dệt phía Bắc bao gồm 7 N/M và 1 N/M xử lý nước thải 8.000m3/ ngày đêm với tổng vốn đầu tư ước tính trên 2.000 tỷ VNĐ. Và Thanh Hóa cũng là 1 trong 2 tỉnh ở miền Bắc (Sơn La) có thể phát triển trồng cây bông vải năm 2000 sẽ trồng 100ha, năm 2005 tăng lên 1.500ha và năm 2010 phải đạt 10.000ha. Tổng vốn đầu tư dự tính cho chương trình này trong cả nước khoảng 1.505 tỷ VNĐ. Bảng 17 : Chương trình phát triển công nghiệp (tỷ trọng các ngành trọng điểm). Thời kỳ Mục tiêu GDP (tỷ đồng) Vật liệu xây dựng Lương thực thực phẩm Gỗ, giấy xenluylô Cơ khí công nghiệp công nghệ cao 1995 245 46,5% 35,% 7% - 2000 770-800 52% 29% 9% - 2010 2.900-3.000 40% 24% 3% 20% - Xi măng - Đường trắng - Giấy - Gạch xây Bia, nước ngọt - Bột giấy - Tấm lợp - Thuốc lá, chè - Gỗ ép, ván ép - Đá xây dựng - Hải, súc sản đông lạnh - Bao bì giấy - Đá ốp lát - Thịt cá hộp - Gỗ, cót - Cát xây dựng - Hoa quả hộp - Vôi - Bánh kẹo - Gạch men ốp, lát - Rượu, cồn - Gạch chịu lửa - Thức ăn chế biến - Bê tông đúc sẵn - Muối - Kính, sành XD Vốn đầu tư (triệu USD): thời kỳ: 1988-1990: 600-700 2000-2010: 2.900-3.000 2.3.3. Định hướng phát triển công nghiệp theo 3 vùng kinh tế của tỉnh. - Mỗi vùng kinh tế của tỉnh sẽ hoạt động sản xuất công nghiệp theo lợi thế và đặc điểm riêng của mình .Phương châm có tính nguyên tắc nhằm tạo ra tính năng động lực của công nghiệp Thanh Hóa đối với phát triển kinh tế xã hội chung toàn tỉnh dựa trên chiến lược phát triển công nghiệp theo các khu công nghiệp, tụ điểm công nghiệp, các "cụm công nghiệp - cực tăng trưởng công nghiệp" và các "tuyến cực công nghiệp". Vì vậy, khu vực đồng bằng vẫn giữ vai trò chủ đạo chung, nhưng tỷ trọng khu vực ven biển và miền núi tăng dần, chủ yếu là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Cụ thể như sau: Bảng 18 : Tỷ trọng và tăng trưởng công nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo vùng kinh tế thời kỳ 2001-2010 Vùng kinh tế 2000 2005 2010 2001-2005 2001-2010 Vùng đồng bằng tỷ trọng (%) tăng trưởng (%) 66,14 66,1 68,3 16,2 16,4 Vùng ven biển tỷ trọng (%) tăng trưởng (%) 28,7 24,8 20,8 15,5 13,6 Vùng miền núi: tỷ trọng (%) tăng trưởng (%) 8,1 9 11 19 19,2 (Nguồn:Sở công nghiệp tỉnh Thanh Hoá) a. Vùng miền núi. Đây là vùng có ưu thế về phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, chè, cây ăn quả. Vùng đồi thấp có khả năng phát triển cây công nghiệp ngắn ngành như mía, đậu tương... Trong vùng có đường 15A xuyên suốt vùng. Có đường 217 sang tỉnh Húa Phăn (CHDCND Lào), các tuyến đường ngang nối với các huyện đồng bằng ven biển. Có điều kiện mặt bằng xây dựng công nghiệp thuận lợi. Đây là vùng đất rộng, người thưa, địa hình hiểm trở chia cắt mạnh, trình độ dân trí thấp, điều kiện sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Vì vậy hướng phát triển vùng này là: Tập trung đầu tư xây dựng khu công nghiệp chế biến mía đường, hoa quả, bánh kẹo... gắn với vùng sản xuất nguyên liệu ở Thạch Thành, xây dựng vùng chuyên canh đậu tương ở Bá Thước, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, vùng chè ở Như Xuân, vùng cao su ở Ngọc Lặc, Thạch Thành, Như xuân và vùng cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến. Xét về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội các vùng cao nên phát triển cây tinh dầu như quế, xả, trẩu, lai, long não... cùng với các cơ sở chế biến tinh dầu quy mô vừa và nhỏ. Ngành nghề có lợi thế phát triển ở vùng này là tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ - sửa chữa cơ khí nông nghiệp nhỏ, sơ chế nguyên liệu, chế biến một số nông sản thực phẩm, sản xuất một số vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, là đầu mối mở quan hệ khai thác, trao đổi hàng hóa với nước bạn Lào và khu vực Tây Bắc Việt Nam. Trên trục đường Hồ Chí Minh nghiên cứu sản xuất một số mặt hàng tận dụng tuyến vận tải Bắc - Nam. Vùng này sẽ được bố trí phát triển một khu công nghiệp và 42 tụ điểm công nghiệp. Tuy nhiên việc thực hiện phát triển công nghiệp vùng này còn rất khó khăn, nhất là đối với các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn... vì điều kiện giao thông rất kém và trình độ dân trí thấp, chủ yếu là dân tộc thiểu số quen sống du canh du cư, mức sống thấp. Vì vậy cần phải tập trung phát triển xây dựng, đồng bộ từ các ngành đến kết cấu hạ tầng đặc biệt ưu tiên cho việc mở rộng và nâng cấp mạng lưới giao thông. Vùng đồng bằng: + Đây là vùng có điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp: Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí và điều kiện sống dân cư cao. Giao lưu thuận lợi: Có đường sắt, quốc lộ 1A chạy qua, có các tuyến đường ngang nối với vùng núi và ven biển. + Hướng phát triển vùng này là tăng cường đầu tư xây dựng các vùng lúa cao sản để đảm bảo an toàn lương thực cho toàn tỉnh, vùng chuyên canh mía ở Thọ Xuân, Triệu Sơn, vùng chuyên canh đậu tương ở Thọ Xương, Thiệu Yên, Đông Sơn vùng chuyên canh thuốc lá ở Vĩnh Lộc, Hà Trung, vùng cây ăn quả ở Thiệu Yên, Hà Trung, Bỉm Sơn... gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển mạnh khác khu công nghiệp tập trung Lễ Môn (chế biến lương thực thực phẩm dịch vụ gia công lắp ráp) Bỉm Sơn - Thạch Thành (sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp mía đường) Mục Sơn - Lam Sơn (mía đường, giấy và chế biến lâm sản). Vùng này sẽ bố trí tập trung 5 KCN và 25 tụ điểm công nghiệp. Vùng ven biển. Đây là vùng có ưu thế về phát triển nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp và dịch vụ. Mạng lưới giao thông vận tải thủy, bộ và đường sắt đều thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác, các tỉnh bạn và nước ngoài, có điều kiện xây dựng cảng biển nước sâu Nghi Sơn gắn với phát triển khu công nghiệp tập trung. Hướng phát triển công nghiệp vùng này là: Xây dựng khu công nghiệp tập trung Nghi Sơn - Tỉnh Gia, vật liệu xây dựng, dịch vụ cảng biển, chế biến hải sản, cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền... gắn với xây dựng cảng chuyên dụng xi măng, cá và lọc - hóa dầu sau này. Vùng này ngoài một khu công nghiệp tập trung, bố trí 19 tụ điểm công nghiệp chủ yếu. 2.4: Định hướng tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp. .Từ phân bố ngành như trên sẽ hình thành 4 khu công nghiệp tập trung là: 2.4.1. Khu công nghiệp tập trung Lễ Môn (Thanh Hóa - Sầm Sơn). Diện tích 3.000ha chạy dọc theo Sông Mã từ Hàm Rồng qua Lễ Môn đến Hới, gắn thành phố Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn và đường 8 tạo thành khu công nghiệp tập trung để thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn tỉnh. Dưới đây đề cập tới khu công nghiệp sau: * KCN Lễ Môn: Thuộc Thành phố Thanh Hóa. - Diện tích: Tổng số 150ha, trong đó đến 2005 thực hiện lấp đầy 62ha, đến 2010 lấp đầy khoảng 70% diện tích. - Ngành nghề chủ đạo: Công nghiệp nhẹ, công nghiệp gia công, thực phẩm, dịch vụ công nghiệp... nói chung là công nghiệp sạch. - Đã có chính sách bước đầu khuyến khích đầu tư vào KCN Lễ Môn. - Năm 2000 có GTSX chiếm 1,1% công nghiệp toàn tỉnh, năm 2005 khoảng 8%, năm 2010 khoảng 13,6%. - Công nghiệp dịch vụ gia công lắp ráp (cơ khí, điện và điện tử, giầy da, giả da, dệt, sợi và may mặc,...). Ngoài ra có một số ngành công nghiệp khác tham gia như phân bón, cơ khí, luyện cán thép, đóng sửa tầu thuyền, công nghiệp dịch vụ cảng, vật liệu xây dựng. * KCN Đình Hương: Thuộc TP. Thanh Hóa. - Diện tích: Khoảng 25ha, dựa trên quy mô sẵn có của hiện trạng năm 2000, có phát triển thêm không nhiều diện tích. - Ngành nghề chủ đạo: Đa ngành theo hiện trạng, có bổ sung một số dự án mới. - Cần lập và duyệt quy hoạch, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng. * KCN Tây Ga: Thuộc TP. Thanh Hóa. - Diện tích: Khoảng 20ha, hiện có một số cơ sở sản xuất công nghiệp, sắp tới bố trí thêm dự án mới. - Ngành nghề chủ đạo: Sản xuất đa ngành, VLXD, cơ khí, công nghiệp nhỏ - TTCN. - Cần lập quy hoạch, hoàn chỉnh xây dựng kết cấu hạ tầng. 2.4.2. Khu công nghiệp tập trung Bỉm Sơn - Thạch Thành. Nằm ở phía Bắc tỉnh, có điều kiện giao thông thuận tiện (quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường tỉnh lộ 7, đường sông Bưởi và Tam Điệp) diện tích 350ha. o KCN Bỉm Sơn: Thuộc TX. Bỉm Sơn. - Diện tích: Khoảng 200ha. - Ngành nghề chủ đạo: sản xuất VLXD các loại, khai thác mỏ, một số hóa chất, hàng tiêu dùng... - Năm 2000 có GTSX chiếm 20% công nghiệp toàn tỉnh, năm 2005 khoảng 22%, năm 2010 chiếm khoảng 29%. - Xây dựng liên hợp vật liệu xây dựng: Xi măng, bê tông đúc sẵn, cấu kiện bê tông, gạch, ngói... - Cần lập quy hoạh và xây dựng bổ sung kết cấu hạ tầng. o KC Vân Du: Thuộc huyện Thạch Thành. - Diện tích: 150ha, gắn với đô thị Vân Du (Đô thị loại V năm 2010). - Ngành nghề chủ đạo: Chế biến nông sản thực phẩm các loại, hàng tiêu dùng, hàng gia công... - Năm 2000 có GTSX chiếm 6,8% công nghiệp toàn tỉnh, năm 2005 khoảng 6%, năm 2010 chiếm khoảng 4%. - Xây dựng liên hợp mía đường: Đường kính, bán kẹo, cồn, rượu, thức ăn gia súc và phân bón vi sinh). - Công nghiệp dịch vụ gia công lắp ráp (cơ khí, điện và điện tử, may mặc, da, giầy, dệt vải,...). - Cần lập quy hoạch và xây dựng bổ sung kết cấu hạ tầng. 2.4.3. Khu công nghiệp tập trung Mục Sơn - Lam Sơn: Thuộc lãnh thổ huyện Thọ Xuân, nằm về phía tây tỉnh. Hạt nhân là thị trấn Lam Sơn và các vệ tinh là Sao Vàng, Bái Thượng, diện tích 350ha. Dưới đây là: ³ KCN Mục Sơn: Thuộc huyện Thọ Xuân. - Diện tích: Tổng số khoảng 320ha, đến năm 2010 thực hiện xây dựng khoảng 100ha, gắn với đô thị Mục Sơn - Sao Vàng. - Ngành nghề chủ đạo: sản xuất thực phẩm, giấy, chế biến lâm sản khác, phân bón, công nghiệp nhỏ, hàng tiêu dùng... Xây dựng tại đây 2 liên hiệp. - Liên hiệp giấy bao bì, bao bì giấy, bao bì gỗ, bao bì cót, chế biến gỗ luồng, ván ép phôi bào... - Liên hiệp mía, đường, rượu, cồn, thức ăn gia súc và phân bón vi sinh. - Năm 2000 có GTSX chiếm 13% công nghiệp toàn tỉnh, năm 2005 chiếm 8%, năm 2010 chiếm khoảng 5% Trong vùng còn có ngành công nghiệp dịch vụ hàng không phục vụ cho sân bay Sao Vàng. 2.4.4. Khu công nghiệp tập trung Nghi Sơn - Tĩnh Gia o KCN Nghi sơn: Thuộc huyện Tĩnh gia, nằm về phía nam tỉnh, giáp với tỉnh Nghệ An. - Diện tích: Tổng số 1.400ha, trong đó KCN tập trung 110ha, còn lại dành cho các dự án ngoài KCN và dịch vụ cảng và du lịch, dịch vụ khác. Gắn với đồ thị Nghi Sơn (loại III năm 2010). - Ngành nghề chủ đạo: Công nghiệp nặng: VLXD, công nghiệp chế tạo, luyện kim, hóa chất, đóng cửa tàu thuyền. Công nghiệp khác cơ chế biến thủy hải sản, may mặc, dệt vải, kéo sợi... Năm 2000 có GTSX chiếm 13% công nghiệp toàn tỉnh, năm 2005 chiếm 24%, năm 2010 chiếm khoảng 18%. (Chưa tính sản phẩm lọc dầu và hóa dầu). Đối với các tụ điểm công nghiệp (khu công nghiệp phân tán), sẽ bố trí tương đối tập trung tại các thị trấn, thị tứ và phân tán đều khắp các huyện nhằm thu hút chủ yếu CN NQD, công nghiệp nhỏ, làng nghề, dịch vụ công nghiệp... Mỗi KCN loại này có diện tích khoảng 2-20ha, nhà nước chỉ cần dành quỹ đất và có chính sách khuyến khích, xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản đến khu vực KCN. Việc đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất do các chủ doanh nghiệp thực hiện. Các tụ điểm công nghiệp tuy có GTSX không đáng kể so với công nghiệp toàn tỉnh, nhưng đóng vai trò quan trọng, là các điểm có sản xuất công nghiệp và dịch vụ công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp nhỏ, TTCN) tại các địa bàn xa trung tâm công nghiệp, ngoài ra còn bổ sung năng lực sản xuất và làm vệ tinh cho các KCN tập trung, giải quyết khó khăn về đất đai nhà xưởng của các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp NQD..., nhất là các tụ điểm công nghiệp tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa. Các "cụm công nghiệp" tạo ra các "Cực tăng trưởng" của công nghiệp Thanh Hóa, mỗi cực bao gồm các KCN làm hạt nhân kèm theo các nhà máy lớn, các tụ điểm công nghiệp trên các địa phương lân cận. Tổng GTSX các cụm công nghiệp này chiếm khoảng 78% công nghiệp toàn tỉnh năm 2000, chiếm 98% năm 2005 và 97% năm 2010. Có 4 "cụm công nghiệp" - (4 "cực tăng trưởng") là: ơ Cụm trung tâm (gồm KCN Lễ Môn, Đình Hương, Tây Ga, các N/M khác trong TP. ThanhHóa và các huyện ven thành phố). GTSX chiếm khoảng 13% GTSX công nghiệp toàn tỉnh năm 2000, 23% năm 2005, 28% năm 2010. ơ Cụm phía Bắc (KCN Bỉm Sơn, Vân Du và các N/M, tụ điểm công nghiệp lân cận). GTSX chiếm khoảng 36% GTSX công nghiệp toàn tỉnh năm 2000, 33% năm 2005, 35% năm 2010. đ Cụm phía Nam (KCN Nghi Sơn và các N/M, tụ điểm công nghiệp xung quanh). GTSX chiếm khoảng 14% GTSX công nghiệp toàn tỉnh năm 2000; 29% năm 2005; 21% năm 2010. (Chưa tính sản phẩm chế biến dầu mỏ). ư Cụm phía Tây (KCN Mục Sơn và cá N/M, tụ điểm lân cận). GTSX chiếm khoảng 15% GTSX công nghiệp toàn tỉnh năm 2000; 13% năm 2005; 13% năm 2010. Sự hình thành các "cụm công nghiệp", các tụ điểm công nghiệp nhỏ lẻ khác gắn liền với sự hình thành và phát triển đô thị các loại tại các địa phương trong tỉnh và là nhân tố động lực hàng đầu tác động đến kinh tế - xã hội các vùng xung quanh theo phạm vi bán kính ảnh hưởng tương ứng với quy mô của hoạt động sản xuất công nghiệp; ngoài việc thu hút lao động công nghiệp trực tiếp, các cụm này còn giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, lao động dịch vụ... thông qua việc hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa các nhà máy sản xuất công nghiệp với các vùng cung cấp nguyên liệu nông - lâm - ngư nghiệp. Đến năm 2010 dự kiến sẽ phát triển tổng số 93 KCN và tụ điểm công nghiệp, trong đó có 7 KCN và 86 tụ điểm công nghiệp . Tổng diện tích đất sản xuất công nghiệp khoảng 3.022 ha, trong đó cho các KCN 2.185 ha, các tụ điểm công nghiệp 837 ha. Trong quá trình lập quy hoạch chi tiết, các huyện có thể bố trí thêm tụ điểm công nghiệp theo đặc điểm và yêu cầu riêng: Theo quan điểm mới, các tụ điểm công nghiệp không nhất thiết phải cắt riêng quỹ đất và chờ đầu tư mà chỉ cần có quy hoạch đất ở vị trí thích hợp cho các chủ đầu tư tự thực hiện xây dựng. Nhà nước đảm bảo cơ sở hạ tầng (điện, nước, đường sá). Tại các KCN cần dành sẵn đất và xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu tốt để gọi đầu tư dễ dàng hơn. Đặc biệt có nhiều KCN, tụ điểm công nghiệp tại các điểm biên giới với các tỉnh bạn và nước ngoài là đô thị thương mại - công nghiệp đầu mối quan trọng, là cửa khẩu của Thanh Hóa trong giao lưu hàng hóa trong nước và thương mại quốc tế (gồm: Lễ Môn, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Điền Hộ, Phố Cát, Na Mèo, Bát Mọt, Phú Thanh, Tén Tần, Bãi Trành). Các chuỗi "cụm công nghiệp" và "Tụ điểm công nghiệp" phân bố dọc các tuyến giao thông tạo nên các "tuyến lực công nghiệp" có vai trò kết nối các cực tăng trưởng, các vùng trong tỉnh và với thị trường trong nước, nước ngoài. Gồm 3 tuyến lực cấp I (tuyến có phạm vi đến ngoài tỉnh, ngoài nước) là: 1. Tuyến dọc quốc lộ 1A nối 3 cụm công nghiệp trung tâm, phía Bắc và phía Nam. 2. Tuyến dọc đường Hồ Chí Minh gồm cụm công nghiệp phía Tây và các tụ điểm công nghiệp phân bố dọc đường Hồ Chí Minh. 3. Tuyến bám theo đường quốc lộ 47 và đường quốc tế 217 nối liền thị trường Lào với Thanh Hóa. Các tuyến lực cấp II nối các vùng kinh tế trong tỉnh với nhau và với các tuyến cấp I theo các trục tỉnh lộ và sông Mã, sông Chu. Có thể hình thành tiếp các tuyến lực cấp II liên huyện, liên các khu vực nhỏ với nhau. Chiến lược phát triển theo "cực tăng trưởng" là sự lựa chọn phù hợp với đặc điểm địa lý kinh tế tỉnh Thanh Hóa, tiềm lực kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng tập hợp theo 2 hướng Bắc - Nam và Đông - Tây. II. Những giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 1. Giải pháp huy động và phân phối vốn đầu tư. Để tạo nên sự chuyển biến về chất trong phát triển công nghiệp Thanh Hóa trong những năm tới. Nhu cầu về đầu tư sẽ gia tăng với tốc độ cao. Hơn nữa, bên cạnh việc tiếp tục phát triển theo chiều rộng, việc phát triển theo chiều sâu sẽ ngày được chú trọng theo yêu cầu của tiến bộ khoa học - công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh để hội nhập có hiệu quả và đời sống kinh tế của khu vực và thế giới. Vì vậy mà làm cho hệ số ICOR của kinh tế sẽ cao hơn kỳ trước. Xuất phát từ quan điểm đó có thể xác định tổng vốn đầu tư cho công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 20.680 tỷ đồng. Và để phát huy công nghiệp theo những mục tiêu đã nêu trên đòi hỏi phải giải quyết đồng thời ba vấn đề: Huy động; phân phối và sử dụng. Nhằm tạo điều kiện cho công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững, trong việc xác định chủ trương đầu tư không chỉ chú trọng đầu tư trực tiếp vào công nghiệp mà cần chú ý thỏa đáng đến đầu tư vào các mục tiêu phục vụ cho phát triển công nghiệp. Đây là vấn đề mang tính quan điểm chi phối chính sách huy động và phân phối vốn đầu tư. Đồng thời việc huy động vốn đầu tư phải gắn liền với chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Tập trung phát triển các lĩnh vực, các ngành giữ vai trò then chốt, trọng yếu với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh và gắn với các mục tiêu của tỉnh trong mỗi thời kỳ phát triển. - Về nguồn vốn từ ngân sách trung ương và nguồn vốn ODA. Đây là nguồn vốn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đối với nguồn vốn này tính trên phân bổ cho các mục tiêu sau đây: + Đầu tư phát triển, cải tạo và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng từ nay tới 2010, tập trung đầu tư cải tạo và nâng cấp mạng điện cao thế tới các địa bàn phát triển công nghiệp tập trung, xây dựng cảng nước sâu Nghi Sơn, hệ thống đường bộ nên các huyện trung du miền núi, hệ thống thủy lợi cho các vùng trồng cây công nghiệp tập trung. + Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng cơ sở cho khu công nghiệp Bỉm Sơn, Thạch Thành, TP. Thanh Hóa - Sầm Sơn, Tỉnh Gia - Nghi Sơn làm cơ sở thu hút đầu tư từ bên ngoài vào phát triển công nghiệp. + Đầu tư vào các công trình lớn công nghiệp lớn mang tính chất trọng điểm quốc gia (công nghiệp dệt may, da - giầy, giấy - bột giấy, VLXD...). - Về nguồn vốn từ ngân sách địa phương. Nguồn vốn này cũng cần được tập trung cho việc nâng cấp, cải tạo và phát triển kết cấu hạ tầng. Một phần khác được giành để hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ thông qua quỹ tín dụng ưu đãi hỗ trợ. - Về nguồn vốn khác. + Thứ nhất nên mạnh dạn thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước không thuộc lĩnh vực then chốt trọng yếu trên địa bàn tỉnh sẽ tạo nên nguồn vốn quan trọng đẻ phát triển công nghiệp. Nhà nước sử dụng vốn từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực then chốt trọng điểm, tạo điều kiện cho chúng phát huy vai trò kinh tế nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đồng thời huy động vốn từ các cá thể nhân và pháp nhân trong và ngoài tỉnh, kể cả nguồn vốn ngoài nước vào phát triển công nghiệp. + Bằng các chính sách thông thoáng và nhất quán, các thủ tục hành chính đơn giản, sự tuyên truyền sâu rộng và thiết thực, khuyến khích phát triển mạnh mẽ những người có khả năng kinh doanh mạnh dạn bỏ vốn đầu tư và phát triển công nghiệp dưới những hình thức khác nhau. Đầu tư vào lĩnh vực này sẽ được khuyến khích mạnh mẽ hơn là đầu tư vào các lĩnh vực thương mại và dịch vụ. + Chú trọng thêm việc thu hút các nguồn vốn từ địa phương khác vào phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bởi vì nếu chỉ dựa vào nguồn lực của mình và của ngân sách nhà nước hỗ trợ thì không thể phát triển được công nghiệp để khai thác tiềm năng của mình. Việc tranh thủ các nguồn đầu tư từ các địa phương khác, trước hết từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cần được coi là tất yếu. Ngoài đảm bảo những điều kiện về cơ chế, chính sách, việc lựa chọn hình thức liên kết kinh tế để thu hút đầu tư có vị trí quan trọng. + Tranh thủ đến mức tối đa việc thu hút các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo kinh nghiệm của một số địa phương (như Đồng Nai, Bình Dương) cho thấy rằng nếu có chính sách và điều kiện cụ thể thỏa đáng, có thể thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc xây dựng các dự án có tính khả thi cao, việc cải tạo và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đội ngũ lao động được đào tạo tốt và những thủ tục hành chính giảm, thuận lợi là những điều kiện quan trọng cần làm để thu hút nguồn này. Tóm lại, để thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư đa dạng và ngày càng lớn cho phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, cần chú trọng một số giải pháp sau: + Tiếp tục nghiên cứu tạo môi trường đầu tư thông thoáng và ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. + Coi việc cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng là một trong những trọng điểm đầu tư từ nguồn vốn của ngân sách nhà nước, địa phương và có sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế. + Trên cơ sở khung pháp lý chung của nhà nước, chủ động tạo nên những ưu đãi tạo động lực thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp. + Cơ quan xúc tiến đầu tư nhằm xúc tiến, kêu gọi và tư vấn đầu tư phát triển kinh tế xã hội trong đó có phát triển công nghiệp. 2. Giải pháp về thị trường. Để phát triển công nghiệp trên địa bàn tình có thể thực hiện có hiệu quả trong điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thị trường cho phát triển công nghiệp được coi là một trong những giải pháp quan trọng. Thị trường cho phát triển công nghiệp được xem xét trên hai mặt: thị trường các yếu tố sản xuất, trước hết là thị trường các loại nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất và thị trường tiêu thụ hàng hóa. 2.1. Thị trường nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp. Bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất là một trong những điều kiện thiết yếu cho sản xuất công nghiệp có hiệu quả. Vì vậy những giải pháp chủ yếu bảo đảm phát triển thị trường nguyên liệu cho công nghiệp cần thực hiện là: - Đẩy mạnh phát triển nông - lâm - thủy sản theo hướng tập trung chuyên canh, tăng tỷ trọng nông sản hàng hóa. Trong việc phát triển các loại nguyên liệu này cần chú ý đồng thời cả ba mặt: đầu tư thỏa đáng cho phát triển vùng nguyên liệu theo yêu cầu sản xuất lớn; phân bố các cơ sở chế biến công nghiệp gần các vùng nguyên liệu tập trung, tổ chức tốt quan hệ liên kết chặt chẽ giữa những người sản xuất nguyên liệu nông, lâm, hải sản và các cơ sở chế biến nguyên liệu này. - Đẩy mạnh phát triển các ngành khai thác khoáng sản cho các ngành chế biến nguyên liệu tương ứng. Đầu tư phát triển khai thác đá vôi, đất sét cho sản xuất vật liệu xây dựng. Đẩy mạnh khai thác một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao như serpentine, cromit, khí đốt, than bùn... vừa phục vụ công nghiệp trong tỉnh vừa phục vụ xuất khẩu và nhu cầu ở địa phương khác. - Chú trọng đầu tư phát triển các cụm công nghiệp liên hoàn để sử dụng tổng hợp nguyên liệu, như cụm công nghiệp mía đường - giấy - cồn công nghiệp - thức ăn gia súc hoặc chế biến rau quả - thịt - thức ăn gia súc. 2.2. Đẩy mạnh tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành công nghiệp. Thị trường này sẽ được xem xét ở những phạm vi và góc độ khác nhau. * Thị trường nội tỉnh. Với dân số trên 3,5 triệu người và là một tỉnh đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thanh Hóa là một thị trường tiềm năng rộng lớn cho phát triển công nghiệp. Thị trường này lại được chia ra. + Thị trường tư liệu sản xuất cho nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh. + Thị trường tư liệu sản xuất nội bộ công nghiệp. + Thị trường hàng tiêu dùng của dân cư. * Thị trường nội địa quốc gia; trước hết là các tỉnh Nam Bắc Bộ và Bắc trung Bộ. * Thị trường xuất khẩu hàng hóa sang các nước trong khu vực và thế giới. Hai loại thị trường này, về nguyên tắc có dung lượng lớn và yêu cầu ngày càng cao tạo khả năng rộng rãi cho công nghiệp trên địa bàn phát triển. Điều hết sức quan trọng là phải có giải pháp chính sách có hiệu quả để thâm nhập và mở rộng phần thị trường cho công nghiệp tỉnh. Những giải pháp quan trọng nhất cần chú trọng là: - Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên các phương diện chất lượng, mẫu mã, giá cả, phương thức phục vụ khách hàng. Đây là giải pháp cơ bản hàng đầu. Để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng việc lựa chọn thị trường để hoạch định chính sách sản phẩm thích hợp, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. - Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng liên kết trong việc tổ chức tiêu thụ hàng hóa: liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp công nghiệp với nông nghiệp, thương mại, liên kết giữa doanh nghiệp công nghiệp địa bàn với các tổ chức kinh tế của các địa phương khác,... - Đẩy mạnh các hình thức xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh: thông tin, giới thiệu sản phẩm công nghiệp tỉnh, tổ chức hội chợ - triển lãm hàng công nghiệp trên địa bàn tỉnh, lựa chọn để tham gia có hiệu quả các hội chợ - triển lãm ở các địa phương khác và quốc tế. - Tổ chức các đoàn doanh nhận trên địa bàn tỉnh khảo sát thị trường và giới thiệu sản phẩm công nghiệp của tỉnh với thị trường nước ngoài. 3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Là một địa phương có lợi thế về nguồn nhân lực: Nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao, có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời... Song bên cạnh những lợi thế đó, lao động Thanh Hóa về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Tỷ lệ lao động giản đơn cao, lao động được đào tạo có hệ thống, có kỹ năng lao động sáng tạo còn chiếm tỷ lệ thấp. Hơn nữa, sức ép về lao động và dân số gây nên áp lực mạnh với đời sống kinh tế - xã hội tỉnh. Để phát triển công nghiệp một cách hiệu quả, thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư vào phát triển công nghiệp. Đội ngũ lao động cho phát triển công nghiệp của tỉnh trong những năm tới cần phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây: Có trình độ chuyên môn thành thạo, có khả năng tiếp thu và làm chủ các loại công nghệ với những trình độ khác nhau trang bị ở các doanh nghiệp; có khả năng sáng tạo trong việc thực hành các công việc được phân công. Có ý thức, phương pháp và tác phong lao động theo yêu cầu của nền công nghiệp hiện đại. Có cơ cấu hợp lý trên cả hai phương diện: cơ cấu nghề nghiệp và cơ cấu trình độ. Bảo đảm sự gắn bó giữa đào tạo nhân lực và thị trường lao động. Để đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đó, cần chú trọng những giải pháp sau đây: Thứ nhất, điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là các ngành nghề mới sẽ phát triển như công nghệ thông tin. Bảo đảm cung ứng đủ đội ngũ công nhân kỹ thuật có chất lượng cao. Để thực hiện được điều này, một mặt phải tạo nên sự thay đổi nhận thức của người lao động về các cấp bậc đào tạo; mặt khác, cần thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo công nhân kỹ thuật; củng cố và nâng cao chất lượng các trường dạy nghề hiện có; gửi lao động đi đào tạo tại các trường dạy nghề ở các địa phương khác, kể cả ở nước ngoài; sử dụng hình thức xuất khẩu lao động như một cách đào tạo nghề cho người lao động trong thời gian tới;mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp, các huyện, thị xã , và các trừng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, trước mắt là đào tạo công nhân kỹ thuật. Thứ hai, chú trọng việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý. Mục tiêu là cung cấp cho họ những tri thức mới thuộc các lĩnh vực đã được đào tạo trước đây, nâng cao khả năng thích ứng với sự phát triển của khoa học và công nghệ va yêu cầu công việc. Thứ ba, tổ chức các lớp ngắn hạn về quản trị kinh doanh trong đó đề cập tới các vấn đề về tìm hiểu các cơ hội kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp vừa và nhỏ quản trị kinh doanh trong cơ chế thị trường... Thu hút rộng rãi mọi người tham gia, coi đó là cách trang bị kiến thức cơ bản cho những người có khả năng và có ý tưởng thực hiện kinh doanh công nghiệp và dịch vụ. Thứ tư, thu hút đội ngũ lao động có trình độ cao, gồm cả cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, quê hương Thanh Hóa và từ nơi khác, kể cả Việt kiều ở nước ngoài, về ThanhHóa góp phần cùng nhân dân Thanh Hóa xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Sự đóng góp này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:trực tiếp làm việc tại các cơ quan nguiên cức,cơ quan quản lí hoặc các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; tham mưu, tư vấn cho các cơ quan lãnh đạo và quản lí của tỉnh, cho các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bànvề xây dựng vàphát triển cong nghiệp, về giải quyết các vấn đề kinh tế và kỹ thuật liên quan đến sản xuất- kinh doanh cong nghiệp; giới thiệu cô hội đầu tư phát triển công nghiệp Thanh Hoá; trực tiếp đầu tư hoặc góp phần đầu tư phát triển công nghiệp bằng tiền vốn, tài sản, sáng chế phát minh, quyền sở hữu công nghiệp... Để thu hút được chất xám từ các nơi vào phát triển công nghiệp Thanh Hóa, cần thực hiện tốt 3 giải pháp quan trọng hàng đầu là: 1). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư vào phát triển công nghiệp Thanh Hóa. 2).Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, tạo động lực thu hút lao động có trình độ cao với Thanh Hóa, thậm chí có thể có những biệt đãi với một số chuyên gia hàng đầu. 3). Hằng năm tổ chức các buổi gặp gỡ với tri thức, các nhà kinh doanh và các chuyên gia người Thanh Hóa đang làm việc tại địa phương khác và ở nước ngoài để tranh thủ ý kiến của họ về định hướng phát triển và cá giải pháp phát triển công nghiệp tên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thứ năm, cùng với việc đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và cơ bản hơn việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng và đánh giá lao động thích ứng với từng đơn vị theo hướng tiêu chuẩn hóa lao động. Cần phải lưu ý rằng: Trong nền kinh tếthị trường mở cửa và hội nhập người ta quan tâm chủ yếu đếnchất lượng lao động chú không phải là khai thác số lượng lao động. Nếu người lao động không biết nghề thì bản thâ họ rất khó tìm việc làm, nhương toàn bộ nền kinh tếcũng khó phát triển được. Mhững thiếu hụt trong nhân tố con người sẽ là trở ngại lớn nhất trên con đừng đi tới mục tiêu đề ra. Nhân tố con người càng quan trọng bao nhiêu thì sự yếu kém trong nhân tố con người lại càng gây hâụ quả tiêu cực bấy nhiêu. Đặc biệt coc người ấy lại là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý. Nếu không sớm khắc phục được sự yếu kém đó thì nền kinh tế nói chung và công nghiệp Thanh Hoá nói riêng chỉ phát triển rầm rộ lúc ban đầu, còn sau đó mọi nguồn lực sẽ tuột khỏi tai và nền kinh tế của tỉnhkhông tránh khỏi rơi vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng. Nhung việc bù dắp những thiếu hụt về nhân tố con người không thể ngày nột ngày hai là làm được. Xây dựng một doanh nghiêp, một nhà máy có thể chỉ một vài năm, thậm chí chỉ mấy tháng, nhưng có được những con người lãnh đạo, quản lí, điều hành và lao động giỏi trong doanh nghiệp và nhà máy đó thì phải mất hàng chục năm và nhũng ddiều này chỉ có thể thực hiện được thông qua đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thừng xuyên cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý. Và việc này đã được nhiều nước coi là công tác trọng tâm hàng đầu. Viêt Nam cũng đang được coi trọng. 4. Giải pháp về khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường. Trong điều kiện ngày nay, khoa học - công nghệ và môi trường là những vấn đề hàng đầu của phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Với việc phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, những vấn đề này cần được quán triệt nghiêm túc nhưng phải phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh, nơi mà trình độ phát triển công nghiệp chưa cao. Đây là vấn đề phức tạp, cần có cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề hợp lý và thực tế, kết hợp giữa điều kiện và khả năng trong ngắn hạn với yêu cầu phát triển bền vững và có hiệu quả trong dài hạn. Những vấn đề cơ bản cần phải giải quyết trong quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp của Thanh Hóa là: Thứ nhất: Xác định định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp. Công nghệ được lựa chọn phải đảm bảo: - Tạo khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường mục tiêu của từng doanh nghiệp. - Phù hợp với khả năng quản lý và sử dụng để đem lại hiệu quả cao nhất. - Phù hợp với khả năng bảo đảm vốn của mỗi chủ đầu tư. Thứ hai: Chú trọng các giải pháp về khoa học và công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Theo đó những việc quan trọng nhất cần làm là: - Đổi mới từng bước và có trọng điểm trang bị công nghệ của các doanh nghiệp, thay dần thiết bị công nghệ lạc hậu bằng những thiết bị công nghệ có trình độ và năng suất cao hơn. - Đổi mới công tác quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công nghiệp. - Chú trọng việc nghiên cứu đổi mới và phát triển sản phẩm, bảo đảm các doanh nghiệp bám sát nhu cầu thị trường và đưa ra thị trường những sản phẩm thích ứng nhất với thị hiếu của khách hàng. - Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng lao động, bảo đảm các doanh nghiệp có đội ngũ lao động có năng lực làm chủ công nghệ được trang bị có ý thức lao động tốt và có khả năng sáng tạo, hoàn thiện và cải tiến công nghệ hiện có. Thứ ba là đẩy mạnh công tác thông tin và phổ biến khoa học - công nghệ trong quá trình phát triển công nghiệp và quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Coi đây là giải pháp quan trọng tiết kiệm chi phí cho khoa học - công nghệ và ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học - công nghệ mới vào sản xuất công nghiệp tỉnh. Thứ tư là chú trọng kết hợp việc phát triển công nghiệp với việc bảo đảm môi trường sinh thái. Đây là yêu cầu của phát triển công nghiệp theo quan niệm hiện đại hóa mà việc phát triển công nghiệp Thanh Hóa phải tuân thủ. Sự kết hợp này được đảm bảo bằng các giải pháp chủ yếu sau: - Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trang bị các công nghệ sạch và các thiết bị xử lý chất thải công nghiệp. Giành tính dụng ưu đãi cho mục tiêu này. - Chú trọng việc xây dựng và phát triển các khu và tiểu khu công nghiệp trong đó bố trí các doanh nghiệp phối hợp với nhau đầu tư xử lý các chất thải khí, rắn, lỏng và có khả năng sử dụng phế liệu, phế phẩm của nhau như liên hiệp chế biến mía đường - giấy - thức ăn gia súc và phân bón vi sinh. - Trong mỗi doanh nghiệp bố trí lại mặt bằng sản xuất, tạo không gian xanh bằng cách đầu tư cho việc xây dựng vườn hoa, trồng cây xanh. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý tình trạng doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư và sản xuất kinh doanh của các ngành khác. 5. Các chính sách lớn để phát triển công nghiệp Thanh Hóa. 5.1. Chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong công nghiệp Thanh Hóa. Cơ cấu công nghiệp của tỉnh là một cơ cấu đa thành phần kinh tế, trong đó mỗi thành phần có vai trò và vị trí riêng và giữa các thành phần kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau. Các chính sách khuyến khích cần thực hiện để hình thành cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần và nâng cao hiệu quả đó là: 1. Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp thuộc lĩnh vực then chốt, trọng yếu bằng thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2. Đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước còn lại, đa dạng hóa sở hữu của chúng bằng các hình thức cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê. Qua đó thực hiện việc tham gia đầu tư của các thể nhân và pháp nhân vào các doanh nghiệp nhà nước này. 3. Xây dựng các dự án đầu tư, kêu gọi sự đóng góp vốn của nhiều thành phần kinh tế, hình thành một cách phổ biến loại hình công ty cổ phần. 4. Khuyến khích các chủ đầu tư tư nhân đầu tư mạnh mẽ vào công nghiệp bằng những chính sách ưu đãi về sử dụng mặt bằng, tín dụng, thuế và cam kết về mặt pháp lý việc bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của các chủ đầu tư tư nhân. 5. Hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế về thông tin, về đào tạo nhân lực và vè thị trường xí nghiệp hàng hóa. 6. Thực hiện ưu đãi đầu tư để thu hút rộng rãi các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp tỉnh. Cho phép họ quyền lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp. 7. Thực hiện các chính sách ưu đãi theo mục tiêu và lĩnh vực kinh doanh, xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Đảm bảo bình đẳng, giữa các doanh nghiệp. 5.2. Chính sách đất đai cho phát triển công nghiệp. - Công bố công khai quy hoạch sử dụng đất đai tạo cơ sở cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển công nghiệp lâu dài. - Có chính sách đền bù và giải tỏa mặt bằng hợp lý cho phát triển công nghiệp ở địa điểm có liên quan đến dân cư địa phương. - Thực hiện chính sách giá cho thuê đất ưu đãi với các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào công nghiệp, đặc biệt là các dự án đầu tư vào các ngành khuyến khích phát triển. - Ưu tiên đầu tư phát triển các khu công nghiệp động lực và có các chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp động lực của tỉnh. - Kiến nghị với nhà nước cho phép hình thành thị trường chính thức về chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai và bất động sản cho phát triển công nghiệp. 5.3. Chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp. Phát triển loại hình doanh nghiệp này tạo điều kiện huy động các nguồn lực nhỏ và phân tán trong dân cư, tạo thêm nhiều việc làm, phù hợp với khả năng quản lý. Cần coi đây là hướng quan trọng phát triển công nghiệp tỉnh. Tuy nhiên loại hình này có những yếu thế trong cạnh tranh nên cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ chúng trong sản xuất kinh doanh: các vấn đề cần quan tâm là: - Cung cấp kiến thức kinh doanh cơ bản cho các chủ đầu tư vừa và nhỏ, đơn giản hóa các thủ tục đăng ký kinh doanh. - Cung cấp thông tin kinh tế - xã hội cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ lựa chọn cơ hội kinh doanh phù hợp và đưa ra các quyết sách kinh doanh đúng đắn, giảm rủi ro. - Bảo đảm chính sách tín dụng và chính sách thuế ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp trong suốt thời gian hoạt động. - Khuyến khích và trợ giúp mở rộng quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường sự trợ giúp của doanh nghiệp lớn. 5.4. Chính sách phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống. - Để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, cần chú ý tới một số giải pháp sau: - Định hướng phát triển các ngành nghề thể hiện tính độc đáo, bản sắc riêng của vùng, các ngành nghề gắn bó chặt chẽ với các vùng nguyên liệu tại chỗ. - Định hướng và trợ giúp từng bước đưa công nghệ tiên tiến vào sử dụng xen kẽ với công nghệ truyền thống ở những khâu sản xuất nặng nhọc, hao phí nhiều lao động nhưng không làm ảnh hưởng đến tính độc đáo của sản phẩm. - Khuyến khích phát triển các hình thức liên kết thích hợp giữa các hộ, các cơ sở sản xuất trong các làng nghề nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh. - Dành các chính sách ưu đãi về vốn, hỗ trợ đầu tư mặt bằng sản xuất, thuế, tín dụng và các chính sách ưu đãi khác cho phục hồi và phát triển các làng nghề và ngành nghề mới. Tạo điều kiện để truyền nghề cho các thế hệ trẻ. Kết luận Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Trong những năm qua, công nghiệp Thanh Hoá đã có bước phát triển vượt bậc, từng bước đưa nền kinh tế của tỉnh đi lên. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của nền kinh tế tỉnh và của ngành công nghiệp tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập đòi hỏi tỉnh phải có những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để đưa công nghiệp tỉnh nhà tiến chắc, tiến mạnh vào thế kỷ 21. Trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh em đã được tạo điều kiện nghiên cứu ngành công nghiệp của tỉnh từ đó thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn cuả công ngiệp Thanh Hoá. Với những kiến thức đã học được ở trường và những hiểu biết trong thời kỳ thực tập tại cơ quan, em đã xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhà. Hy vọng rằng sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29155.doc
Tài liệu liên quan