Chuyên đề Quy chế pháp lý về quản lý nợ trong hoạt động tín dụng ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Vĩnh Yên

Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn tiền tệ, là chiếc cầu nối giữa các đơn vị, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân hay kinh tế hộ gia đình, Ngân hàng là chủ thể trung gian để cung ứng, điều hoà vốn trong hoạt động của nền kinh tế. Nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Chính vì vậy mà mỗi ngân hàng cần phải quan tâm đến việc quản lý, bảo toàn vốn hạn chế rủi ro. Việc quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng hết sức đa dạng phức tạp xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy ngân hàng cần có sự quan tâm đúng mức. Việc quản lý, nghiên cứu đánh giá rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng là vấn đề lớn có ý nghĩa nhiều mặt và lâu dài đối với ngân hàng. NHNo & PTNT với mục tiêu kinh doanh là hướng tới phát triển các vùng kinh tế nông thôn Việt Nam, đây là một thị trường kinh doanh rộng lớn, và nhiều tiềm năng phát triển trong nền kinh tế nước ta. Khách hàng Ngân hàng có đặc diểm : số người đi vay đông, nguồn vốn vay không lớn, trình độ học vấn của người đi vay chưa cao; như vậy càng phải đẩy mạnh công tác quản lý để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên khi tham gia vào các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng.

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy chế pháp lý về quản lý nợ trong hoạt động tín dụng ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Vĩnh Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và thực hiện tốt dịch vụ Ngân hàng, coi trọng chiến lược khách hành…Bên cạnh đó có cơ cấu nguồn vốn đa dạng như: tiền gửi không kì hạn; tiền gửi kì hạn 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 12 tháng, phát hành kỳ phiếu 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 12 tháng; tiền gửi tiết kiệm bậc thang; tiết kiệm gửi góp; tiết kiệm dự thưởng…đã tạo điều kiện thu hút khách hàng cả về số lượng và chất lượng. -Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân có kỳ hạn đa dạng, linh hoạt. -Phát hành trái phiếu và kỳ phiếu. +Hoạt động sử dụng vốn : Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn là điều sống còn của Ngân hàng, từ nhận thức đó chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên xác định phát triển tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung cho vay đầu tư vào các dự án đến tất cả các thành phần kinh tế, đã di sâu vào bám sát địa bàn nông thôn, và tạo uy tín đối với khách hàng là nhiệm vụ cực kì quan trọng. Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên đã đa dạng hoá các hình thức tín dụng phù hợp với nhiều loại vay như cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, …và đầu tư theo hướng có chọn lọc trên cơ sở phân loại khách hàng, đầu tư vào các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, các hộ sản xuất, các hộ có người đi lao động nước ngoài, cho vay tiêu dùng… 2.3. Dịch vụ ngân hàng đối ngoại: Bảng 03 : Tình hình kinh doanh ngoại tệ Đơn vị : ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Huy động ngoại tệ (USD) 2.696 3.026 4.083 Chuyển tiền kiều hối (USD) 1.200 5.755 2.723 Mua ngoại tệ (USD) 2.150 5.027 9.006 Thanh toán quốc tế 70 4.979 4.010 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế ngày càng được chú trọng chỉ đạo thực hiện về cả công tác huy động nguồn vốn ngoại tệ, chi trả kiều hối, mở rộng hoạt động thanh toán chuyển tiền trong nước bằng các phương tiện thanh toán hiện đại Dịch vụ thanh toán trong nước: Mở tài khoản cá nhân và các tổ chức kinh tế; chuyển tiền nhanh thanh toán trong nước; thu chi tại chỗ theo khả năng và yêu cầu của khách hàng; chi trả kiều hối. + Dịch vụ ngân hàng điện tử: Chuyển tiền điện tử trong hệ thống Ngân hàng NHNo & PTNT và ngoài hệ thống đảm bảo nhanh, an toàn chính xác. Năm 2004 thu dịch vụ chỉ chiến có 2% trong tổng thu, năm 2006 thu dịch vụ là 8% trong tổng thu và sẽ ngày càng phát triển trong những năm tới phù hợp với xu thế phát triển của Ngân hàng thương mại trong cơ chế hội nhập. 2.4.Tình hình lao động tại chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên : Bảng 04 : Lao động và tiền lương tại chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên stt Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng quỹ tiền lương (trđ) 408 408 2 Tổng số lao động hưởng lương bình quân (người) 12 12 3 Nộp BHXH (trđ) 19,619 23,957 4 Nộp BHYT (trđ) 2,625 3,194 5 Nộp KPCĐ (trđ) 7,864 10,078 6 Chi đào tạo huấn luyện nghiệp vụ (trđ) 4,192 11,064 Con người là yếu tố trung tâm, quyết định hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung, vì vậy việc đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, có đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm với công việc là vấn đề chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên đặc biệt chú trọng đầu tư. Cùng với việc tổ chức đào tạo cán bộ, ngân hàng đã đề ra những tiêu chuẩn về bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ hay khả năng giao tiếp làm cơ sở cho việc tuyển chọn cán bộ, không ngừng khuyến khích các cán bộ cũ tự học hỏi, tự bồi dưỡng trao đổi kiến thức năng lực. Bên cạnh đó các cấp lãnh đạo trong ngân hàng còn xây dựng một môi trường làm việc thân thiện cởi mở, quan tâm chăm lo đến đời sống của cán bộ nhân viên, không chỉ từng nhân viên mà còn cả gia đình của họ. 3.Tình hình quản lý nợ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên. 3.1. Tình hình quản lý nợ tại NHNo&PTNN Bắc Vĩnh Yên. Để hiểu hơn về quá trình phát sinh nợ ta nhìn sơ qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ PHÁT SINH NỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ xin vay, thẩm định, quyết định, cho vay và theo dõi hợp đồng tín dụng Cán bộ tín dụng lập và giữ báo nhắc thu nợ để khách hàng chuẩn bị trả nợnợ Khách hàng xin gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Hạn trả nợ Khách hàng trả dược nợ Nợ quá hạn Các biện pháp xử lý Được ngân hàng đồng ý Thanh lý hợp đồng Khách hàng khi muốn vay vốn của ngân hàng tìm đến ngân hàng đề nghị cấp tín dụng phải có hồ sơ vay vốn, trong hồ sơ vay nhất thiết phải có một hợp đồng tín dụng, và một số giấy tờ khác như : đăng kí kinh doanh, quyết định thành lập (nếu là doanh nghiệp), giấy phép hành nghề, giấy phép đầu tư,quết dịnh bổ nhiệm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc(Giám đốc), kế toán trưởng, biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập(nếu là công ty TNHH, công ty cổ phần) giấy nhận nợ; đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn nhu cầu đời sống hoặc hợp đồng tín dụng kiêm hợp đồng cầm cố chứng từ có giá.(Có mẫu sẵn ở phần phụ lục), giấy uỷ quyền cho người đại diện của khách hàng nếu người đại diện giao dịch không phải là đại diện theo pháp luật. Khi ngân hàng nhận được hồ sơ, khách hàng cùng cán bộ tín dụng thoả thuận những điều khoản trong hợp đồng, cán bộ tín dụng sẽ cần có thời gian để thẩm định những thông tin mà khách hàng đã đưa ra, khi cán bộ tín dụng thấy nhu cầu vay vốn của khách hàng là chính đáng và có thể cho vay, ngân hàng sẽ cho khách hàng vay và theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng. Khi khách hàng đến hạn trả nợ một phần hay toàn bộ khoản vay nhưng tạm thời chưa có khả năng trả cần phải làm đơn xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Khi được ngân hàng đồng ý khách hàng sẽ có thêm một khoản thời gian để trả nợ, khi khách hàng trả được nợ hợp đồng sẽ bị thanh lý, còn khách hàng không trả được nợ, nợ của khách hàng sẽ chuyển thành nợ quá hạn, khi đó ngân hàng sẽ có các biện pháp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ. *Hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng Ngân hàng là hình thức pháp lý bằng văn bản xác lập quyền nghĩa vụ pháp lý cụ thể của mỗi bên trong việc cấp và hoàn trả vốn vay. Một khách hàng khi muốn vay vốn của ngân hàng thì phải có hợp đồng tín dụng, thông qua hợp đồng tín dụng ngân hàng quản lý được các khoản nợ của mình, giải quyết tranh chấp khi có phát sinh. Do vậy để thực hiện quản lý nợ tốt cần hiểu rõ về hợp đồng tín dụng. Chủ thể của hợp đồng tín dụng bao gồm bên cho vay là Ngân hàng (các tổ chức tín dụng ) và bên đi vay là các thành phần kinh tế. Theo khoản 2, Điều 2, cơ chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì khách hàng vay của tổ chức tín dụng bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 Bộ luật Dân sự Cá nhân Hộ gia đình Doanh nghiệp tư nhân Công ty hợp danh Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài Tất cả các khách hàng nói trên khi vay tại các ngân hàng thương mại đều trở thành chủ thể của hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên pháp luật quy định khách hàng vay vốn tại ngân hàng phải có đủ điều kiện sau: + Có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. + Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. + Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. + Có phương án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi và có hiệu quả. + Thực hiện các quy định tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước b) Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng. Theo điều 7, quy chế cho vay đối với khách hàng thì hợp đồng tín dụng ngân hàng phải có đủ các nội dung bắt buộc sau: điều kiện vay vốn, mục đích sử dụng vốn, cách thức giải ngân và sử dụng vốn vay, lãi suất, thời hạn vay, phương thức và kỳ hạn trả nợ, bảo đảm tiền vay, biện pháp xử lý tài sản, chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng hợp đồng tín dụng, cam kết do hai bên thoả thuận. Hợp đồng tín dụng phải được người đại diện hợp pháp ký kết nếu được uỷ quyền phải có căn cứ pháp lý và giấy uỷ quyền. Hợp đồng tín dụng thường được căn cứ vào thời gian để phân loại và có ba loại: Hợp đồng tín dụng ngắn hạn: nhu cầu tài trợ ngắn hạn của các doanh nghiệp xuất phát từ độ lệch lưu chuyển tiền tệ; tức là lưu chuyển tiền vào, ra thường không ăn khớp về mặt thời gian và quy mô. Đây là hiện tượng tất yếu do chu kỳ hoạt động và ngân quỹ của doanh nghiệp quyết định. Xuất phát từ thực tế đó đòi hỏi phải có nguồn tài trợ ngắn hạn về ngân quỹ để đáp ứng mức chêch lệch đó. Hợp đồng tín dụng ngắn hạn là hợp đồng có thời hạn dưới một năm. Hợp đồng tín dụng trung hạn: đây là loại hợp đồng có thời hạn từ 1-5 năm, mục đích vay trung hạn thường là để sửa chữa, cải tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, hoặc đầu tư vào việc xây dựng cơ sở sản xuất có quy mô đầu tư nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Hợp đồng tín dụng dài hạn: là loại hợp đồng có thời hạn trên 5 năm, khoản tín dụng này thường cấp cho khách hàng có nhu cầu đầu tư chiều sâu, có thời gian thu hồi vốn chậm và thường là các công trình lớn. Trong thời gian qua mặc dù nợ quá hạn có xu hướng giảm song thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn còn tiềm ẩn rủi ro. Chính vì vậy,việc giải quyết vấn đề nợ quá hạn luôn là vấn đề cấp bách với Ngân hàng. Năm 2004, nợ quá hạn là 5,1 tỷ, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,46% ; đến 31/12/2005 là 6,7 tỷ, tuy nhiên đến năm 2006 nợ quá hạn tăng lên mức 17,1 tỷ đồng, do việc phân loại nợ và chuyển nợ quá hạn theo quyết định 493. Đây là biểu hiện không tốt của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Vĩnh Yên trong việc quản lý nợ, chất lượng tín dụng được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế. Bảng 05 :Tình hình dư nợ và nợ quá hạn của chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên Đơn v ị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 1.101 1.548 1.856 Nợ quá hạn 5.1 0.46 6.7 0.43 17.1 0.9 Bảng 06 : Phân tích nợ quá hạn theo thời gian Đơn v ị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ qh<6t 877 17,2 1.239 18,6 9.406 52,9 Nợ qh 6t-12t 2.500 49,0 2.916 43,5 4.788 28 Nợ qh >12t 1.723 33,8 2.545 37,9 2.906 19,1 Qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù nợ quá hạn có tăng nhưng nợ xấu, nợ khó đòi, nợ quá hạn của Ngân hàng từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ lệ thấp, có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động Ngân hàng đã được khống chế. Ngân hàng cần chú ý trong việc thẩm định và đánh giá khách quan khách hàng khi cho vay, phải theo dõi quá trình sử dụng để nắn bắt tình hình từ đó có phương pháp khắc phục . Bảng 07 : Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân đến 31/12/2006 CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. nguyên nhân chủ qua 0 0 0 0 0 0 1, do CBNH cho vay sai 0 0 0 0 0 0 2, Do CBNH xâm tiêu 0 0 0 0 0 0 II. Nguyên nhân khách quan 5.100 100 6.700 100 17.100 100 1. Do bất khả kháng và CCCS 1.537 30,1 4.287 64 8.800 51,5 - Do thiên tai bệnh dịch 1.439 28,2 4.215 62,9 8.800 51,5 - Do cơ chế chính sách 98 1,9 72 1,1 0 0 2. Do khách hàng vay vốn 3.563 69,9 2.413 36 8.300 48,5 -Do sử dụng vốn sai mục đích 877 17,2 65 1 3.890 48,6 -Do kinh doanh thua lỗ 2.170 42,5 1.724 25,7 2.523 28,7 - Do khách hàng chây ỳ 516 10,2 624 9,3 1.887 22,7 (Nguồn báo cáo tổng hợp nợ quá hạn theo nguyên nhân các năm 2004,2005, 2006) Theo số liệu trên phần lớn nợ quá hạn là do nguyên nhân khách quan. Cụ thể: năm 2003 nợ quá hạn do thiên tai dịch bệnh chiếm 28,2% và khách hàng làm ăn thua lỗ là 42,5%. Năm 2004 nợ quá hạn do thiên tai dịch bệnh là 62,9% và khách hàng làm ăn thua lỗ là 25,7%. Năm 2005 là 51,5% và 28,7%. Sở dĩ có tỷ lệ nợ quá hạn trên là do đặc thù kinh doanh của NHNo&PTNN Bắc Vĩnh Yên chủ yếu đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn như: chăn nuôi, trồng trọt, phát triển làng nghề, kinh doanh buôn bán nhỏ… Mặt khác, điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, thị trường kinh doanh không ổn định, đặc biệt là đợt bệnh dịch H5N1 gia súc gia cầm vừa qua làm ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng chủ yếu là vốn đi vay để đầu tư vào sản xuất hàng hoá nhưng không phù hợp do đó bị thua lỗ không có khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn dẫn đến quá hạn. Các nguyên nhân nợ quá hạn phát sinh do chủ quan từ cán bộ ngân hàng đã được khống chế, bởi nhiều năm NHNo&PTNN đã kiên trì quan điểm thực hiện quy trình cho vay trực tiếp đến khách hàng, bỏ các tổ chức dịch vụ ở các xã phường vận động khách hàng đến ngân hàng nhận nợ, trả nợ, trả tiền trực tiếp không thu nợ thu lãi, cho vay qua trung gian, kiên trì chiến lược đào tạo và đào tạo lại cán bộ, thực hiện nghiêm quy trình và quy chế cho vay, yêu cầu từng cán bộ tín dụng cam kết không đi thu nợ thu lãi một mình, không vay ké không được nhận tiền hoa hồng…thực hiện đổi từng địa bàn phụ trách của từng cán bộ tín dụng, xử lý nghiêm cán bộ vi phạm. 3.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ở NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên +Từ phía Ngân hàng: do trìng độ năng lực chuyên môn của cán bộ Ngân hàng còn hạn chế, khả năng tiếp cận với cái mới chậm; thiếu nguồn thông tin do sự phối hợp giữa các ngân hàng không được chặt chẽ; hiệu quả của công tác kiểm tra kiểm soát chưa cao, chưa kịp thời, thường xuyên để hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Đa phần những vụ việc đã rồi. +Từ phía khách hàng : khách hàng là doanh nghiệp gặp rủi ro, có những doanh nghiệp do chu kỳ kinh doanh kéo dài hoặc do khách hàng sử dụng vốn nhưng không may gặp thiên tai dẫn đến không trả được nợ Ngân hàng, hoặc cố tình lừa đảo… Và rất nhiều các nguyên nhân khác : Do chính sách cơ chế còn chưa đồng bộ, như thành lập trung tâm đấu giá tài sản đã được hình thành nhưng kém phát huy tác dụng dẫn đến quản lý phát mại tài sản thế chấp, cầm cố của Ngân hàng gặp khó khăn. Việc quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp( nhất là doanh nghiệp quốc doanh) nhiều sơ hở, lỏng lẻo, nhiều doanh nghiệp được cơ quan Nhà nuớc cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh với chức năng vượt quá năng lực tài chính, trình độ kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. Đây cũng là nguyên nhân sâu sa dẫn đến rủi ro trong quản lý tín dụng. 3.3. Công tác xử lý nợ tại NHNo&PTNN Bắc Vĩnh Yên. a) Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Đây là biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh bằng cách cho khách hàng thay đổi lại kỳ hạn trả nợ. Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ chỉ được ngân hàng áp dụng đối với những khoản vay trung và dài hạn, có chủ nợ là doanh nghiệp, cá nhân có uy tín, có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng nhưng do một số nguyên nhân khách quan làm cho nguồn vốn của họ bị đọng lại như việc tiêu thụ sản phẩm tạm thời gặp khó khăn, hoặc do chính sách của Nhà nước mà tạm thời ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh…dẫn đến khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng đúng hạn. Đây là những khoản nợ có khả năng thu hồi cao. Việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là biện pháp áp dụng phổ biến tại ngân hàng góp phần làm giảm tỉ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng. Cụ thể năm 2004 tỉ lệ dư nợ quá hạn là 1,9% giảm 1,7% so với năm 2000. Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nọ là 0,66% giảm xuống 1,24% so với năm 2006.Việc xử lý nợ bằng biện pháp gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ góp phần tích cực vào việc giảm nợ quá hạn, song nó cũng gây ra những khó khăn vì việc xử lý gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ làm thay đổi từ nợ quá hạn sang nợ trong hạn, hơn nữa khi đã xử lý gia hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả nợ cho ngân hàng theo thời hạn đã được gia hạn thì là nguy cơ tiềm ẩn của những khoản nợ khó đòi. Khi đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác xử lý nợ vì vậy việc xét gia hạn nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ phải được xem xét rất cẩn thận và đảm bảo khách hàng có thể trả được nợ sau thời gian được gia hạn đặc biệt là việc xét gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần thứ hai. Thanh lý tài sản Thanh lý tài sản là việc ngân hàng cho thuê hoặc áp dụng các biện pháp xử lý tài sản khác đối với tài sản cầm cố, thế chấp… thuộc quyền định đoạt của ngân hàng hoặc ngân hàng và bên đảm bảo xử lý tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Ngân hàng áp dụng các biện pháp thanh lý tài sản đối với những khoản nợ có tài sản bảo đảm. Hồ sơ, thủ tục thanh lý tài sản được thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay, thông tư liên tich số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-TCĐC ngày 23/4/2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng. Năm 2004, NHNo&PTNN chi nhánh Bắc Vĩnh Yên xử thế chấp tài sản của công ty TNHH Trung Thành, theo hình thức bán đấu giá công khai trên thị trường, thu hồi một khoản 127 triệu đồng. Mặc dù đã thu hồi được khoản nợ nhưng ngân hàng đã gặp không ít những kho khăn do thiếu hợp tác của khách hàng nợ, thời gian xử lý nợ kéo dài, chi phí xử lý còn cao… Uỷ thác cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHNo&PTNN Việt Nam Thực hiện chủ trương thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản theo Quyết định 150/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm nợ vay trong hệ thống NHNo&PTNN, mua bán nợ với các tổ chức tín dụng, các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản bảo đảm khác. Khi Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản NHNo&PTNN được thành lập và đi vào hoạt động thì NHNo&PTNN Bắc Vĩnh Yên uỷ thác cho Công ty xử lý một số khoản nợ tồn đọng mà ngân hàng gặp khó khăn trong việc xử lý. Năm 2004 ngân hàng đã uỷ thác cho Công ty xử lý tài sản thế chấp của công ty Nhật Anh để thu hồi 500 triệu. Trong các năm tới ngân hàng sẽ tăng cường áp dụng biện pháp uỷ quyền cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản xử lý nợ tồn đọng khó thu hồi để giảm nhẹ công tác xử lý nợ tại ngân hàng, tập trung xử lý những khoản nợ quá hạn thông thường, khả năng thu hồi cao. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản – NHNo&PTNN Việt Nam ra đời góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ quá hạn tại ngân hàng, các chi nhánh trong toàn hệ thống và NHNo&PTNN Bắc Vĩnh Yên nói riêng. Đây thực sự là một giải pháp cho vấn đề xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng có thể tập trung hơn vào các hoạt động kinh doanh của mình. Khởi kiện, yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp Khởi kiện áp dụng đối với khách hàng cố ý lừa đảo vốn của NHNo&PTNN Bắc Vĩnh Yên không hoàn trả ngân hàng hoặc các doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp áp dụng đối với những doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng thì yêu cầu Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xem xét tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong năm 2004 NHNo&PTNN Bắc Vĩnh Yên đã khởi kiện Công ty Hồng Mai vì cố tình chây ỳ không trả nợ với khoản nợ giá trị 700 triệu đồng tứ năm 2000 không thu hồi được. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thu hồi được nợ của công ty này vì thủ tục tiến hành tại toà án còn quá rườm rà phức tạp cần rất nhiều thời gian và tiền của. Hơn nữa việc giải quyết tại toà án còn vướng phải những khó khăn do sự thiếu hợp tác của phía con nợ. e) Những biện pháp xử lý khác Ngoài các biện pháp đã áp dụng ở trên thì ngân hàng còn áp dụng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ khác nhau như : phân công cán bộ thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ của các khách hàng - tới từng nhà của khách hàng thông báo về thời hạn thu hồi nợ khi nợ đến hạn. Nếu khách hàng thực sự gặp những khó khăn vướng mắc trong việc trả nợ thì có thể hướng dẫn họ làm thủ tục gia hạn nợ. Thành lập, chỉ đạo tổ xử lý nợ đối với khoản nợ khó thu hồi, tiến hành cơ cấu lại nợ để có biện pháp xử lý nợ tốt nhất … g) Đối với nợ quá hạn đến ngày 31/12/2000 Thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, NHNN, theo hướng dẫn của NHNo&PTNN, chi nhánh Bắc Vĩnh Yên tiến hành cơ cấu lại nợ tồn đọng đến thời điểm ngày 31/12/2000, cụ thể là: Nhóm 1 : nợ có tài sản bảo đảm 310.451 tỷ đồng (Năm 2006) : Trong đó bao gồm : nợ tồn đọng ngân hàng đã thu giữ tài sản, nợ tồn đọng ngân hàng chưa thu giữ tài sản. Các hình thức bảo đảm tài sản tại ngân hàng là: Cầm cố : là hình thức phổ biến hiện nay đối với các ngân hàng vì khi cầm cố khách hàng thường phải giao tài sản kiêm các tài sản cho ngân hàng giữ cho do vậy đối với các ngân hàng đây là hình thức bảo đảm vững chắc nhất. Thế chấp tài sản bao gồm : Bất động sản, giá trị quyền sử dụng đất.( Ngoài ra tàu biển và may bay cũng được sử dụng để thế chấp theo quy định của pháp luật) Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Bảng 08 : Bảng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản Đơn vị : tỷ đồng Hình thức bảo đảm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh số tỷ trọng Doanh số tỷ trọng Doanh số tỷ trọng Thế chấp tài sản 77.706 61,88% 91.212 48% 130.948 42,18% Cầm cố tài sản 33.679 26,82% 37.055 19,5% 48.834 15,73% Bảo lãnh tài sản của bên thứ ba 14.190 11,3% 17.292 9,1% 41.787 13,46% Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay 0 0 44.466 23,4% 88.882 28,63% Nhóm 2 : nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng thu hồi nợ 135.977 tỷ đồng bao gồm : nợ xoá thiên tai, nợ khoanh doanh nghiệp giải thể, phá sản; nợ doanh nghiệp có quy định giải thể, phá sản từ năm 2001 có dư nợ từ trước 31/12/2000; nợ khoanh doanh nghiệp thuộc các vụ án; nợ khoanh thiên tai của hộ sản xuất; cho vay chính sách không co khả năng thu hồi. Nhóm 3 : nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm đối tượng thu hồi nợ còn tồn tại đang hoạt động là 950 tỷ đồng bao gồm : nợ khoanh doanh nghiệp khó thu hồi; nợ tín dụng chính sách còn khả năng thu; nợ quá hạn trên 360 ngày. Quyết định số 149 mới ban hành ngày 5/10/2002 nhưng nó đã thực sự trở thành văn bản pháp lý quan trọng về xử lý nợ tồt đọng tại các NHTM tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động xử lý các khoản nợ tại ngân hàng của mình thu hồi các khoản nợ, giảm tỷ lệ nợ quá hạn. CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNN BẮC VĨNH YÊN. 1. Các yếu tố chi phối hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2007 : Từ ngày 11/1/2001, Việt Nam chính thức gia nhập WTO là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hệ thống ngân hàng nói chung và NHNo&PTNN nói riêng. Hội nhập đồng nghĩa với việc nhà nước ta phải xoá bỏ chính sách bảo hộ các ngân hàng trong nước và dỡ bỏ dào cản thương mại đối với các ngân hàng nước ngoài theo lộ trình cam kết gia nhập WTO. Từ ngày 01/4/2007, nước ta sẽ cho phép các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài và cho phép các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam …lúc đó các ngân hàng nước ngoài có quyền bình đẳng với các ngân hàng Việt Nam. Gần đây, một số hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa ngân hàng Việt Nam với thương nhân nước ngoài có những điều khoản bất lợi cho ngân hàng Việt Nam, nhưng ngân hàng Việt Nam không phát hiện thấy và chấp nhận những điều khoản trong hợp đồng. Do đó, rủi ro pháp lý từ những điều khoản trong hợp đồng với thương nhân nước ngoài luôn tiềm ẩn như : a ) Luật điều chỉnh hợp đồng : Để tiến hành các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận, các doanh nghiệp phải xác lập với nhau và với người tiêu dùng những quan hệ nhất dịnh. Hình thức phát lý của quan hệ đó chính là hợp đồng. trong giai đoạn trước ngày 01/01/2006, phát luật Việt Nam còn phân biệt hợp đồng trong hoạt động kinh doanh thành hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự. Hợp đồng kinh tế là hợp đồng được kí bằng văn bản giữa pháp nhân với pháp nhân; pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh; pháp nhân với người hoạt động khoa học - kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, pháp nhân Việt nam với tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các bên. Nhưng hợp đồng không được coi là hợp đồng kinh tế được gọi là hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, việc phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự và pháp luật về hợp đồng kinh tế với pháp luật về hợp đồng dân sự đã nảy sinh nhiều bất cập, vướng mắc cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng của các doanh nghiệp. Chính vì thế, Bộ luật dân sự 2005 ra đời, thay thế Bộ luật dân sự 1995 và pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, đã thống nhất điều chỉnh pháp luật đối với mọi quan hệ hợp đồng. Theo đó, kể từ ngày Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực (01/01/2006), khái niệm hợp đồng kinh tế không còn nữa mà mọi hợp đồng đều được gọi chung là hợp đồng dân sự và chịu sự điều chỉnh chung của Bộ luật dân sự năm 2005. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đối với những quan hệ dân sự không có tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt định cư ở nước ngoài tham gia nhưng căn cứ để xác lập chấm dứt thay đổi, quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài , phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài, thì quan hệ đó vẫn được coi là quan hệ có yếu tố nước ngoài. Khi xác lập quan hệ giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ với thương nhân nước ngoài, ngân hàng Việt Nam và thương nhân nước ngoài có quyền thoả thuận lựa chọn luật nước ngoài làm luật điều chỉnh hợp đồng. Trong trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; trường hợp pháp luật đó dẫn chiếu trỏ lại pháp luật Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Việt Nam. Nếu ngân hàng Việt Nam và thương nhân nước ngoài không thoả thuận cụ thể luật điều chỉnh hợp đồng, thì pháp luật việt nam vẫn được áp dụng trong những trường hợp sau: hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam; hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam; hợp đồng được thực hiện ở Việt Nam nhưng hợp đồng không ghi rõ nơi thực hiện và doanh nghiệp Việt Nam là bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng . Trong hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ quốc tế, khi đàm phán hợp đồng, mỗi bên đều muốn chọn luật của nước mình làm luật điều chỉnh hợp đồng. Do đó, nếu nguyên tắc “bình đẳng và cùng có lợi “ không được các bên tôn trọng thì quan hệ mua bán hàng hoá dịch vụ giữa các bên khó có thể thực hiện được và hợp đồng không được xác lập. Cho nên để dung hoà lợi ích giữa các bên và đảm bảo tính khác quan, các bên lựa chọn luật của nước thứ ba làm luật điều chỉnh hợp đồng. Do việc lựa chọn một hệ thống pháp luật khác có thể không được phép hoặc bị hạn chế theo pháp luật của quốc gia nơi thực hiện hợp đồng, nên các bên thường chọn một hệ thống pháp luật phát triển minh bạch (như hệ thống pháp luật của vương quốc Anh) hoặc hệ thống pháp luật đã được áp dụng phổ biến trong thực tiễn thương mại quốc tế đối với một số giao dịch chuyên biệt. Thực tế, có một số giao dịch thương mại quốc tế, ngân hàng Việt Nam không quan tâm đến luật điều chỉnh hợp đồng mà chỉ quan tâm đến lợi ích thu được từ giao dịch đó với mong muốn, hy vọng không có tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cho nên, ngân hàng Việt Nam đã chấp nhận luật điều chỉnh là luật của nước nơi có trụ sở của bên đối tác nước ngoài, trong khi ngân hàng Việt Nam hầu như không biết pháp luật của nước được chọn làm luật điều chỉnh hợp đồng. Chỉ cho đến khi có tranh chấp xảy ra hoặc bên nước ngoài không tuân thủ đúng những cam kết, thoả thuận trong hợp đồng, ngân hàng Việt Nam mới hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc lựa chọn luật điều chỉnh hợp đồng. Do vậy, ngân hàng Việt Nam đã không chủ động khởi kiện bên nước ngoài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bị thua kiện trong vụ tranh chấp liên quan đến giao dịch thương mại đó vì đối chiếu với luật điều chỉnh hợp đồng, thì có lợi cho bên Việt Nam và bất lợi cho bên nước ngoài bị vô hiệu. b) Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng Để phòng ngừa một bên vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia, các bên thường thoả thuận trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia, thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Pháp luật Việt Nam quy định giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Căn cứ để bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại là: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, gần đây một số ngân hàng nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho ngân hàng Việt Nam đã yêu cầu đưa vào hợp đồng quy định bên Việt Nam có nghĩa vụ bồi hoàn cho bên nước ngoài tất cả thiệt hại phát sinh từ/hoặc liên quan hợp đồng trong trường hợp bên Việt Nam vi phạm hợp đồng dẫn đến gây thiệt hại cho bên nước ngoài và trường hợp bên nước ngoài phải bồi thường cho bên thứ ba trong thời gian ngân hàng tư vấn tài chính cho ngân hàng Việt Nam theo hợp đồng nói trên. Đối chiếu với quy định nêu trên của pháp luật Việt Nam, thì quy định trong dự thảo hợp đồng do bên nước ngoài đưa ra là không có lợi cho bên Việt Nam. Bởi vi, theo yêu cầu của ngân hàng nước ngoài, ngoài phí tư vấn theo thoả thuận trong hợp đồng, bên Việt Nam phải trả cho bên tư vấn nước ngoài cả những thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp liên quan đến hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính. Việc ngân hàng Việt Nam phải bồi hoàn cho bên tư vấn nước ngoài thiệt hại trực tiếp là có thể chấp nhận được vì thoả thuận này phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Nhưng đối với những thiệt hại gián tiếp (như trường hợp bên tư vấn nước ngoài bị mất cắp hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba), bên Việt Nam khó có thể kiểm soát được và không có nghĩa vụ bồi hoàn cho bên nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, trong trường hợp có thiệt hại gián tiếp, bên tư vấn nước ngoài có thể có lỗi khi gây thiệt hại cho bên thứ ba. Do vậy, lợi ích mà bên Việt Nam nhận được từ hợp đồng đó mang lại có thể không đủ bù đắp chi phí bồi hoàn phát sinh từ/ hoặc liên quan đến hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính trong trường hợp có rủi ro xảy ra và bên Việt Nam phải bồi hoàn cho bên nước ngoài theo thoả thuận trong hợp đồng (bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp). Chính vì những lẽ trên, ngay từ khi đàm phán hợp đồng, bên Việt Nam cần có thái độ kiên quyết đề nghị sửa đổi điều khoản nói trên theo hướng bên Việt Nam chỉ bồi thường cho bên nước ngoài thiệt hại trực tiếp và thực tế phát sinh từ/ hoặc liên quan đến hợp đồng vì yêu cầu của bên nước ngoài trong dự thảo hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, đối với dịch vụ tư vấn tài chính, thông tin mà ngân hàng Việt Nam cung cấp cho bên tư vấn nước ngoài và thời hạn hoàn thành công việc theo đúng thoả thuận trong hợp đồng là rất quan trọng, nên bên Việt Nam cần chủ động đưa vào hợp đồng điều khoản phạt vi phạm hợp đồng với mức tối đa bằng 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm vì phạt vi phạm là một điều khoản tuỳ nghi do các bên không có thoả thuận phạt vi phạm, thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. c) Cơ quan giải quyết tranh chấp và nơi giải quyết tranh chấp Pháp luật Việt Nam không quy định điều khoản về giải quyết tranh chấp, là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng, nhưng điều khoản này khá phổ biến trong các hợp đồng mua bán hàng hoá - dịch vụ quốc tế vì trong thương mại quốc tế, không phải bất cứ bên nước ngoài nào cũng đều thực hiện đúng những cam kết, thoả thuận trong hợp đồng để giữ uy tín của mình với bạn hàng. Có không ít trường hợp, vì lý do chủ quan hoặc khách quan, bên nước ngoài đã vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên Việt Nam. Trong những năm qua, một số doanh nghiệp Việt Nam, khi tham gia quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ với thương nhân nước ngoài, đã khởi kiện bên nước ngoài tại cơ quan giải quyết tranh chấp vì bên nước ngoài vi phạm hợp đồng. Khi đó, cơ quan giải quyết tranh chấp và nơi giải quyết tranh chấp được thoả thuận trong hợp đồng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi của bên Việt Nam trong quá trình khởi kiện (nguyên đơn). Chẳng hạn như trong hợp đồng, các bên thoả thuận cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ/ hoặc liên quan đến hợp đồng là trung tâm trọng tài quốc tế tại Singapore nhưng điều khoản về bồi thường thiệt hại cho bên Việt Nam khi bên nước ngoài có lỗi, vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho bên Việt Nam và có bản án, quyết định có hiệu lực của toà án. Rõ ràng với thoả thuận này, bên Việt Nam không thể yêu cầu bên nước ngoài bồi thường thiệt hại được vì để được bồi thường, bên Việt Nam phải khởi kiện bên nước ngoài ra toà án, trong khi các bên đã thoả thuận trong hợp đồng cơ quan giải quyết tranh chấp là trung tâm trọng tài quốc tế tại Singapore. Cho nên, căn cứ thoả thuận của các bên trong hợp đồng, toà án sẽ không có cơ sở để thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của bên Việt Nam (các bên chưa thoả thuận chọn toà án là cơ quan giải quyết tranh chấp). Vì vậy, phần thoả thuận trong hợp đồng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên nước ngoài đối với bên Việt Nam nói trên sẽ bị vô hiệu (hợp đồng bị vô hiệu từng phần). Mặt khác, nơi giải quyết tranh chấp cũng là nội dung mà các bên rất quan tâm khi thương lượng và đàm phán hợp đồng. Lý do là ở chỗ nếu nơi giải quyết tranh chấp là nước nơi bên nước ngoài có trụ sở giao dịch hoặc nước có lệ thuộc về kinh tế với nước nơi bên nước ngoài được thành lập, hoạt động, thì e rằng bản án, quyết định của trọng tài sẽ không bảo đảm tính khách quan. Hơn nữa, khi tham gia giải quyết tranh chấp tại những địa điểm này, bên Việt Nam phải chịu nhiều chi phí phát sinh hơn bên nước ngoài, như: chi phí ăn ở, đi lại trong quá trình tham gia tố tụng… Trường hợp bên Việt Nam và bên nước ngoài đều có trụ sở tại Việt Nam (bên nước ngoài ký hợp đồng với bên Việt Nam là chi nhánh của bên nước ngoài hoặc công ty 100% vốn trực thuộc tại Việt Nam ), thì sau khi tranh chấp được giải quyết tại toà án nước ngoài hoặc trọng tài nước ngoài, một bên có quyền làm đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài hoặc quyết định của trọng tài nước ngoài. Toà án Việt Nam không xét xử lại vụ tranh chấp đã được toà án nước ngoài hoặc trọng tài nước ngoài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài hoặc quyết định của trọng tài nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan để ra quyết định. Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài hoặc quyết định của trọng tài nước ngoài phải không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Pháp luật Việt Nam quy định rõ những bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài hoặc quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, như: bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước nơi toà án đã ra bản án, quyết định đó; vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của toà án Việt Nam; các bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thoả thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên; vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam … (Điều 356 và Điều 370 Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam năm 2004). Do đó, co những trường hợp quyền và lợi ích của bên Việt Nam được bảo đảm , ghi nhận trong bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài hoặc quyết định của trọng tài nước ngoài nhưng không được công nhận, cho thi hành tại Việt Nam. Vì vậy, khi đàm phán và thoả thuận về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng (cơ quan giải quyết tranh chấp), các doanh nghiệp Việt Nam cần đánh giá các cơ sở không công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài hoặc quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như tiên liệu các rủi ro theo quy định của pháp luật liên quan (pháp luật Việt Nam , pháp luật của nước nơi tiến hành hoạt động xét xử hoặc pháp luật điều chỉnh hợp đồng). Trường hợp không biết hoặc chưa hiểu, thì ngân hàng Việt Nam cần có chuyên gia pháp luật có năng lực và kinh nghiệm hỗ trợ, giúp đỡ. d ) Ngôn ngữ của hợp đồng Hình thức giao dịch thương mại quốc tế phổ biến và chủ yếu hiện nay là văn bản. Ở nước ta, mặc dù Quốc hội đã thông qua Luật giao dịch điện tử nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành đạo luật vẫn chưa được thi hành đầy đủ, nên các ngân hàng vẫn chưa dám mạo hiểm mua bán hàng hoá, dịch vụ với các ngân hàng nước ngoài bằng các giao dịch địên tử. Khi xác lập hợp đồng, tuỳ từng giao dịch thương mại quốc tế cụ thể mà các bên có thể thoả thuận ngôn ngữ của hợp đồng bằng tiếng nước ngoài hay tiếng Việt. Thực tế, các hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ mà bên nước ngoài là bên bán hàng và/hoặc cung ứng dịch vụ, thì hợp đồng thường chỉ lập bằng tiếng nước ngoài. Nhưng đối với hợp đồng hàng hoá, dịch vụ giữa ngân hàng Việt Nam với bên nước ngoài mà hợp đồng được thực hiện ở Việt Nam MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Để hạn chế rủi ro và thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia mua bán hàng hoá, dịch vụ với thương nhân nước ngoài trong điều kiện hội nhập quốc tế, xin có một số kiến nghị như sau: + Ngân hàng Việt Nam cần tìm hiểu thương nhân nước ngoài trước khi xác lập giao dịch thương mại mua bán hàng hoá, dịch vụ với thương nhân đó. Có nhiều cách để làm công việc này như: kiểm tra đối tác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi có trụ sở của đối tác đó, thông qua các tổ chức tư vấn quốc tế có mặt tại Việt Nam … +Ngân hàng Việt Nam cần làm quen với công việc thuê luật sư độc lập bên ngoài hoặc sử dụng chuyên gia pháp luật nội bộ có năng lực, kinh nghiệm để soạn thảo hợp đồng hoặc rà soát, góp ý dự thảo hợp đồng do bên nước ngoài cung cấp. Trong quá trình đàm phán hợp đồng với bên nước ngoài, ngân hàng Việt Nam cũng cần có luật sư hoặc chuyên gia pháp luật nội tham gia để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. +Các ngân hàng cần xây dựng quy định/ quy chế nội bộ hướng dẫn thủ tục phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ kinh doanh với bộ phận pháp chế để nâng cao trách nhiệm của từng bộ phận và tiết kiệm thời gian… +Ngân hàng Việt Nam cần có đội ngũ cán bộ giỏi về ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh) và hiểu biết về tập quán thương mại quốc tế. +Để tránh hợp đồng bị vô hiệu hoá hoặc không được công nhận và cho thi hành tại nước nơi có trụ sở của bên nước ngoài, trước khi ký kết hợp đồng, bên Việt Nam cần kiểm tra thẩm quyền của đại diện bên nước ngoài ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ với mình cũng như kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng theo quy định của pháp luật của nước nơi bên nước ngoài được thành lập, hoạt động. Bên Việt Nam có thể yêu cầu bên nước ngoài cam kết trong hợp đồng và cung cấp ý kiến pháp lý của văn phòng luật sư độc lập có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước nơi bên nước ngoài được thành lập và hoạt động đối với những vấn đề trên 2. Mục tiêu phát triển kinh doanh năm 2007 của ngân hàng Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh doanh ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng quản lý, dịch vụ Ngân hàng tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu tiền công, lương của người lao động theo chính sách của chính phủ, quan tâm hàng đầu là các mặt nguồn vốn - dư nợ - tài chính. Mục tiêu cụ thể là : nguồn vốn huy động tăng tối thiểu 20-30%; Dư nợ tín dụng tăng tối đa 12% trong đó ngắn hạn 60% và trung hạn 40%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%. 2. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ tại chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên -Phải xây dựng có chất lượng chiến lược phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng hàng năm và nhiều năm dựa trên cơ sở nhu cầu và khả năng của khách hàng, của ngân hàng. Phải có các giải pháp có hiệu quả về hoạt động quản lý nợ, kiên trì chỉ đạo các giải pháp đó, thật sự coi trọng chất lượng quản lý nợ vì đó quyết định đến sự ổn định và phát triển của ngân hàng, là thước đo trình độ năng lực của người lãnh đạo trong ngân hàng. -Nâng cao quản lý nợ, phân tán rủi ro trong kinh doanh tín dụng : Phân tán rủi ro chính là việc thực hiện nguyên tắc trong kinh doanh : ‘không nên bỏ tất cả trứng của bạn vào cùng một rổ’, đa dạng hoá danh mục đầu tư là nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư vào nhiều ngành kinh tế khác nhau, tránh sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp ở một số ngành đang phát triển, tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế một số ngành nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó. Trong những nămn ngần đây Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao của cả nước, số lượng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạng tăng nhanh và tăng mạnh trong thời gian qua do đó nhu cầu vốn là rất lớn, đó cũng là cơ hội và cũng là thách thức đối với NHNo&PTNN chi nhánh Bắc Vĩnh Yên với đặc điểm khách hàng lâu nay vẫn là các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp nhỏ. -Cho vay đồng tài trợ : trong thực tế có những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một ngân hàng không thể đáp ứng được đó thường là nhu cầu đầu tư cho dự án lớn và có xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. -Thực hiện các biện pháp quản lý bảo đảm tiền vay : Theo luật các tổ chức tín dụng, theo quy định của Nghị định 178/NĐ-CP và thông tư 06 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng có quyền lựa chọn, quyết định cho vay có bảo đảm tài sản hay cho vay không bảo đảm tài sản. Trong trường hợp khách hàng có đủ điều kiện được vay, không có tài sản bảo đảm bằng tài sản khi quyết định cho vay cần chú ý phải xác định được những tài sản có khả năng bảo đảm để trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ buộc họ thực hiện đúng hợp đồng. Trường hợp vay có tài sản bảo đảm : Phải xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của người vay, giám sát quá trình sử dụng tài sản để có biện pháp xử lý thích hợp khi cần thiết(khi nào cần xử lý bằng cách gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn –đây là cách thường áp dụng đối vối các hộ gia đình sản xuất nhỏ không may gặp rủi ro trong sản xuất chưa kịp trả nợ). -Tăng cường công tác xử lý nợ quá hạn. Có biện pháp rà soát lại khách hàng và toàn bộ số dư và đặc biệt là nợ quá hạn, chấn chỉnh lại các khâu trong quá trình xem xét thẩm định vay, kiểm tra quy trình cho vay. Ngân hàng cùng phối hợp với các ngân hàng khác kiểm tra chéo về thực trạng dư nợ ít nhất 6 tháng một lần, tổ chức phân tích nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn tồn đọng lâu dài. Có chế độ khuyến khích vật chất thoả đáng đối với các cán bộ, tập thể có nhiều thành tích trong công tác giúp ngân hàng xử lý nọ quá hạn, cho dù đó là cán bộ, cá nhân trong hay ngoài ngành. -Xử lý nợ khó đòi : Chấp hành nghiêm túc các quy định về hoạt động tín dụng, pháp hiện và kiến nghị kịp thời những bất hợp lý, không phù hợp với thực tiễn để có biện pháp khắc phục. phát hiện kịp thời những trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích ngăn chặn kịp thời cá hành vi khách hàng làm ảnh hưởng tới mức độ an toàn của khoản cho vay, cán bộ tín dụng cho vay vượt quá mức quy định; xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các bộ phận tham gia, xét duyệt cho vay thông qua 3 hệ thống đầu mối : cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay, trưởng phòng tín dụng và đại diện ban lãnh đạo. -Phải làm thật tốt công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, để có một đội ngũ cán bộ có chuyên môn tín dụng,có đạo đức tốt có trình độ nghiệp vụ giỏi. Trong mỗi bộ phận, mỗi phòng tổ chức công tác cần phải có những cán bộ có kinh nghiệm để dẫn dắt phong trào đi lên, hàng năm tổ chức các cuộc tập huấn nghiệp vụ, hàng tháng duy trì phản ánh công tác tín dụng, đối chiếu kiểm tra công tác tín dụng thường xuyên, thăm dò chất lượng công tác, uy tín đạo đức của cán bộ tín dụng thông qua trính quyền địa phương, khách hàng, thực hiện bình xét khen thưởng kịp thời. -Phải làm thật tốt việc theo dõi khách hàng, xếp loại khách hàng theo các tiêu thức để có chính sách đối xử hợp lý, phải có biện pháp kiên quyết xử các khoản nợ đến ngày quá hạn. - Chú ý chấp hành nghiêm cơ chế cho vay, quy trình cho vay, coi trọng tất cả các bước trong quá trình cho vay, thu nợ thu lãi. - Chú ý các thông tin kinh tế, chính trị trong và ngoài địa phương , cả nước và thế giới. Tăng cường mối quan hệ với cấp uỷ chính quyền địa phương : hiện nay ở NHNo&PTNN Bắc Vĩnh Yên đã cho vay 152/152 xã, phường trong toàn tỉnh với số dư nợ 1.856 tỷ đồng, giữa ngân hàng với chính quyền địa phương và công tác tín dụng có mối quan hệ tác động mật thiết với nhau. Nơi nào chính quyến mạnh, phối hợp tố với ngân hàng trong việc đầu tư tín dụng thì nơi đó dư nợ tốt, chất lượng tín dụng cao, và ngược lại. -Xây dựng phong cách giao dịch, văn hoá doanh nghiệp theo mục tiêu kinh doanh : “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất luợng, hiệu quả” . KẾT LUẬN Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn tiền tệ, là chiếc cầu nối giữa các đơn vị, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân hay kinh tế hộ gia đình, Ngân hàng là chủ thể trung gian để cung ứng, điều hoà vốn trong hoạt động của nền kinh tế. Nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Chính vì vậy mà mỗi ngân hàng cần phải quan tâm đến việc quản lý, bảo toàn vốn hạn chế rủi ro. Việc quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng hết sức đa dạng phức tạp xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy ngân hàng cần có sự quan tâm đúng mức. Việc quản lý, nghiên cứu đánh giá rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng là vấn đề lớn có ý nghĩa nhiều mặt và lâu dài đối với ngân hàng. NHNo & PTNT với mục tiêu kinh doanh là hướng tới phát triển các vùng kinh tế nông thôn Việt Nam, đây là một thị trường kinh doanh rộng lớn, và nhiều tiềm năng phát triển trong nền kinh tế nước ta. Khách hàng Ngân hàng có đặc diểm : số người đi vay đông, nguồn vốn vay không lớn, trình độ học vấn của người đi vay chưa cao; như vậy càng phải đẩy mạnh công tác quản lý để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên khi tham gia vào các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng. Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy PGS . TS Trần Văn Nam cùng các thầy cô giáo trong khoa Luật và các cô, anh chị trong chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên . Danh mục tài liệu tham khảo Luật Ngân hàng Nhà Nước - 12/1997 Luật các tổ chức tín dụng - 12/1997 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng – 15/06/2004. Các quy chế về tổ chức và hoạt động, cho vay của chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên. Thông tư liên tịch số 03/1997/TTLT-NHNN-BTC về xử lý nợ quá hạn trong các ngân hàng thương mại . Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hành quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng. Quyết định 448/2000/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNNvề quy chế phân loại tài sản có trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro. Quyết định số 150/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM. Luật Phá sản doanh nghiệp 15/6/2004. Quyết định 1627/2001/QĐ-TTg của thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Quyết định 149/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xử lý nợ tại các ngân hàng thương mại. Chỉ thị số 01/2002/CT-NHNN của Thống đốc NHNN xề xử lý nợ quá hạn tại các NHTM. Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-BTP-BCA-BTC-TCĐC của NHNN, Bộ tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, và Tổng cục địa chính hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng. Các tài liệu Báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo tổng kết, sơ kết của NHNo&PTNT Bắc Vĩnh Yên Các văn bản pháp lý về mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ chế nghiệp vụ về tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và X. Giáo trìng Luật ngân hàng Việt Nam - trường Đại học Luật Hà Nội Một số vấn đề pháp lý cơ bản của ngân hàng – Ngô Quốc Kỳ Ngân hàng thương mại - của GS.TS Lê Văn Tư, Lê Tường Vân, Lê Nam Hải – Nhà xuất bản Thống Kê Tạp chí Ngân hàng số 2-3 + Một số rủi ro pháp lý đối với ngân hàng trong thương mại quốc tế - Nguyễn Phương Linh + Gia nhập WTO những cơ hội và thách thức đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. - Đỗ Tất Ngọc Ph MỤC LỤC Phô lôc 1. Hîp ®ång tÝn dông. 2. GiÊy nhËn nî. 3. GiÊy ®Ò nghÞ kiªm ph­¬ng ¸n vay vèn nhu cÇu ®êi sèng (dïng trong tr­êng hîp kh¸ch hµng kh«ng thuéc ®èi t­îng h­ëng l­¬ng, trî cÊp x· héi.) 4. §¬n yªu cÇu ®¨ng ký thÕ chÊp quyÒn sö dông ®Êt, tµi s¶n g¾n liÒn víi ®Êt. Danh môc b¶ng biÓu vµ s¬ ®å Bảng 01: Tình hình cho vay tại chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên 36 Bảng 02: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên 37 Bảng 03 : Tình hình kinh doanh ngoại tệ 38 Bảng 04 : Lao động và tiền lương tại chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên 39 Bảng 05 :Tình hình dư nợ và nợ quá hạn của chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Vĩnh Yên 44 Bảng 06 : Phân tích nợ quá hạn theo thời gian 44 Bảng 07 : Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân đến 31/12/2006 45 Bảng 08 : Bảng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản 50 SƠ ĐỒ PHÁT SINH NỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 40

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32012.doc
Tài liệu liên quan