a) Công tác quản lý tại DCPA
Mặc dù bộ máy kế toán đơn giản là phù hợp với quy mô của công ty nhưng điều đó cũng tạo khó khăn cho phân công công việc, gây chồng chéo trong việc thực hiện. Chẳng hạn thủ quỹ của công ty cũng kiêm luôn công việc của kế toán tiền lương.
b) Quy trình kiểm toán
Do thiếu về nhân sự, việc xét duyệt chấp nhận cuộc kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán không được thực hiện ở nhiều cấp, điều này gây hạn chế cho việc thực hiện cuộc kiểm toán
c) Quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro tại DCPA
Mặc dù được thiết lập bởi những kiểm toán viên giàu kinh nghiệm, công ty DCPA cũng là một công ty kiểm toán mới thành lập, quy trình kiểm toán chưa thể hoàn thiện, đặc biệt là với những với công việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm như quy trình đành giá rủi ro, trọng yếu.
Thứ nhất,có thể thấy mức rủi ro do công ty DCPA đánh giá chỉ có 3 mức: thấp, trung bình, cao. Trong một số trường hợp, mức rủi ro như vậy là không thoả đáng, cần được đánh giá chi tiết hơn.
Thứ hai, với tất cả các khách hàng, công ty DCPA đều áp dụng quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu như nhau, điều này là không phù hợp với những công ty có quy mô khác nhau.
Thứ ba, mức trọng yếu của công ty được đánh giá dựa trên tổng tài sản, trong một số trường hợp, điều này là chưa hợp lý.
104 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2520 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sổ doanh thu có căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ hợp lệ không?
Có
2. Hoá đơn bán hàng có được đánh số trước không?
Có
3. Chức năng giao hàng và viết hoá đơn có tách biệt nhau không?
Có
4. Các khoản chiết khấu, giảm giá, trả lại hàng bán có được sự phê chuẩn đúng thẩm quyền không?
Có
5. Việc hạch toán doanh thu có được thực hiện đúng kỳ không?
Có
6. Công ty A có theo dõi riêng từng loại doanh thu không?
Có
Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu
Thấp
Công ty thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục doanh thu. Do đó, rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu của công ty A được đánh giá ở mức thấp
Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí
Bảng 23. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí của công ty A
1. Các khoản chi phí có được đúng cấp có thẩm quyền phê duyệt không?
Có
2. Các khoản chi phí có đầy đủ giấy tờ hợp lệ không?
Có
3. Công ty A có theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí không?
Có
4. Chi phí có được hạch toán đúng kỳ kế toán không?
Có
Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí
Thấp
Công ty thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục chi phí. Do đó, rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí của công ty được đánh giá ở mức thấp.
Xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính
Như đã nói trong phần quy trình chung về đánh giá trọng yếu và rủi ro tại công ty DCPA. Mức rủi ro phát hiện đối với mỗi khoản mục được xác định căn cứ vào việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro phát hiện đối với từng khoản mục đó theo công thức
DR =
Với mức rủi ro mong muốn AR được đánh giá ở mức trung bình cho tất cả các khoản mục.
Bảng 24. Xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính
Khoản mục
Rủi ro tiềm tàng
Rủi ro kiểm soát
Rủi ro phát hiện
1. Tiền
Cao
Thấp
Trung bình
2. Phải thu
Trung bình
Trung bình
Trung bình
3. Hàng tồn kho
Trung bình
Trung bình
Trung bình
4. Tài sản lưu động khác
Trung bình
Thấp
Cao
5. Tài sản cố định
Trung bình
Thấp
Cao
6. Chi phí trả trước dài hạn
Thấp
Thấp
Cao
7. Nợ ngắn hạn
Thấp
Thấp
Cao
8. Nợ dài hạn
Thấp
Thấp
Cao
9. Nguồn vốn chủ sở hữu
Cao
Trung bình
Thấp
10. Doanh thu
Cao
Thấp
Trung bình
11. Chi phí
Cao
Thấp
Trung bình
2.2.1.2. Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng A
Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính
Căn cứ vào việc đánh giá rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính, kiểm toán viên xác định mức trọng yếu chung cho toàn bộ báo cáo tài chính. Như đã trình trong phần đặc điểm chung của quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu tại công ty DCPA, mức rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty A là mức trung bình, do đó, mức trọng yếu cho báo cáo tài chính của công ty A là:
0,5% * tổng tài sản của công ty A
= 0,5% * 20.847.080.486 = 104.235.402 VND
Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trong báo cáo tài chính
Bảng 25. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục
Khoản mục
Số dư từng khoản mục
Rủi ro phát hiện
Hệ số từng khoản mục
Số dư từng khoản mục đã nhân hệ số
1. Tiền
2.093.312.708
Trung bình
2
4.186.625.416
2. Phải thu
1.149.805.783
Trung bình
2
2.299.611.566
3. Hàng tồn kho
5.475.989.987
Trung bình
2
10.951.979.974
4. Tài sản lưu động khác
2.030.097.058
Cao
3
6.090.291.174
5. Tài sản cố định
8.956.947.972
Cao
3
26.870.843.916
6. Chi phí trả trước dài hạn
1.140.926.978
Cao
3
3.422.780.934
7. Nợ ngắn hạn
6.970.790.058
Cao
3
20.912.370.174
8. Nợ dài hạn
3.986.296.972
Cao
3
11.958.890.916
9. Nguồn vốn chủ sở hữu
9.889.993.456
Thấp
1
9.889.993.456
10. Doanh thu
21.987.059.060
Trung bình
2
43.974.118.120
11. Chi phí
16.438.954.358
Trung bình
2
32.877.908.716
Tổng
173.435.414.362
Mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty A
Tổng số dư các khoản mục đã nhân hệ số
104.235.402
= = 0,000601004
173.435.414.362
Bảng 26: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục
Khoản mục
Số dư từng khoản mục đã nhân hệ số
Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục
1. Tiền
4.186.625.416
2.516.179
2. Phải thu
2.299.611.566
1.382.076
3. Hàng tồn kho
10.951.979.974
6.582.184
4. Tài sản lưu động khác
6.090.291.174
3.660.289
5. Tài sản cố định
26.870.843.916
16.149.485
6. Chi phí trả trước dài hạn
3.422.780.934
2.057.105
7. Nợ ngắn hạn
20.912.370.174
12.568.418
8. Nợ dài hạn
11.958.890.916
7.187.341
9. Nguồn vốn chủ sở hữu
9.889.993.456
5.943.926
10. Doanh thu
43.974.118.120
26.428.621
11. Chi phí
32.877.908.716
19.759.755
Tổng
173.435.414.362
104.235.402
2.2.1.2. Ảnh hưởng của đánh giá rủi ro, trọng yếu đối với việc thiết kế chương trình kiểm toán
Căn cứ vào mức trọng yếu và rủi ro đã xác định, kiểm toán viên thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp đối với từng khoản mục. Đối với các khoản mục được đánh giá mức rủi ro phát hiện được đánh giá càng thấp, mức trọng yếu cao, kiểm toán viên càng cần tiến hành nhiều thử nghiệm cơ bản nhằm phát hiện ra các sai phạm trọng yếu.
Đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty A, rủi ro phát hiện được đánh giá ở mức trung bình, mức trọng yếu là 6.582.184 (quy mô khoản mục là 5.975.489.487), kiểm toán viên thiết kế chương trình kiểm toán kết hợp thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.
Bảng 27. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho khách hàng A
Thủ tục
Người thực hiện
Ngày thực hiện
Tham chiếu
1. Phân tích
- So sánh các giá trị hàng tồn kho với các niên độ kế toán trước và kế hoạch
- Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng và tìm hiểu nguyên nhân nếu có đột biến.
2. Thử nghiệm kiểm soát và kiểm tra chi tiết
- Chứng kiến các cuộc kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán.
+ Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê hàng tồn kho không.
+ Tập trung vào những khoản mục có giá trị lớn.
+ Ghi lại trên giấy tờ làm việc các khoản mục hàng tồn kho đã quá hạn, hư hỏng, chậm luân chuyển hoặc hàng thừa.
+ Thực hiện xác nhận đối với các mặt hàng do người khác hoặc khách hàng giữ, xem xét việc kiểm kê thực tế các mặt hàng này nếu có thể.
+ Đối chiếu kết quả kiểm kê với số liệu trên Báo cáo tài chính ngày 31/12
- Thu thập danh mục hàng tồn kho tại thời điểm khoá sổ và thực hiện các công việc đối chiếu số dư của từng loại mặt hàng trên sổ kế toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp, Báo cáo tài chính và số liệu kiểm kê.
- Kiểm tra phương pháp tính giá.
+ Xem xét cơ sở xác định giá trị hàng tồn kho.
+ Đánh giá tính hợp lí của giá trị hàng tồn kho cuối kì bằng cách so sánh giữa số lượng hàng tồn kho ghi sổ và giá hàng tồn kho theo kết quả kiểm kê và giá hàng nhập kho, xuất bán cuối năm.
+ Ước tính giá trị thực hiện thuần bằng cách dùng giá bán tại thời điểm khoá sổ trừ đi chi phí ước tính để hoàn thiện và bán các mặt hàng đã được kiểm tra (ước tính chi phí cần thiết để hoàn thành sản phẩm và chi phí bán hàng).
+ So sánh giá trị ghi sổ với với giá bán mà doanh nghiệp thực hiện tại thời điểm cuối năm (có thể tham khảo giá bán trong kì).
- Xem xét việc xử lí và hạch toán các khoản thừa thiếu phát sinh trong kiểm kê.
- Xem xét các tài liệu liên quan để có được bằng chứng hàng tồn kho được đem ra thế chấp hoặc hàng tồn kho không thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
3. Kết luận.
- Hoàn thiện giấy tờ làm việc (tham chiếu) và giải quyết những vấn đề còn tồn tại (nếu có).
- Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập đến trong thư quản lý.
- Lập bảng tổng hợp nhận xét cho các khoản mục thực hiện.
2.2.2.Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên không phát hiện thấy những vấn đề bất thường làm thay đổi đánh giá của kiểm toán viên về mức rủi ro, trọng yếu của công ty A.
2.3. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN KHÁCH HÀNG B
2.3.1. Đánh giá trọng yếu, rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng B
2.3.1.1. Đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng B
Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Công ty TNHH B là khách hàng thường xuyên của công ty DCPA, để đánh giá rủi ro của việc tiếp tục chấp nhận kiểm toán khách hàng B, công ty DCPA tiến hành tiếp xúc với ban Giám đốc, quan sát những biến động lớn trong bộ máy quản lý, hoạt động kinh doanh của khách hàng B.
Những tìm hiểu ban đầu về khách hàng B được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung có thể khái quát như sau:
CÔNG TY TNHH B
Loại hình doanh nghiệp: Công ty B thuộc loại hình công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, được thành lập năm 2003 theo giấy phép số 56349/GP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp.
Lĩnh vực hoạt động : nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm.
Ban Giám đốc:
Ông Phan Mạnh Tuấn – Giám đốc
Bà Phạm Minh Ngọc – Phó giám đốc
Ông Đỗ Thanh Bình – Phó giám đốc.
Cuộc kiểm toán năm trước: đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính của công ty B
Nhận định ban đầu: Từ khi ra đời, công ty TNHH B chưa có những sai phạm lớn, doanh thu của công ty tăng đáng kể qua các năm kể từ khi thành lập. Hội đồng quản trị và ban Giám đốc công ty có thái độ hợp tác tích cực với kiểm toán viên. Những cuộc kiểm toán năm trước đều cho thấy hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty hoạt động hiệu quả.
Qua tiếp xúc và quan sát với khách hàng B, kiểm toán viên nhận thấy cơ cấu quản lý, hoạt động kinh doanh của khách hàng B không có thay đổi gì đáng kể so với năm trước.
Để đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán, công ty DCPA lập bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên như sau:
Bảng 28. Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán công ty TNHH B năm 2007
STT
Câu hỏi
Trả lời
Có
Không
1
Kiểm toán viên có phải thành viên hội đồng quản trị của công ty B không?
X
2
Kiểm toán viên có góp vốn vào công ty B không?
X
3
Kiểm toán viên có cho công ty B vay tiền không?
X
4
Kiểm toán viên có ký hợp đồng cung cấp hàng hoá dịch vụ với công ty B không?
X
5
Kiểm toán viên có vay tiền của công ty B không?
X
6
Kiểm toán viên có trực tiếp ghi sổ, giữa sổ kế toán và lập báo cáo tài chính cho khách hàng B không?
X
7
Kiểm toán viên có họ hàng thân thiết giữ các chức vụ quản lý trong công ty B không?
X
8
Kiểm toán viên tham gia kiểm toán khách hàng B có đảm bảo nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên không?
X
Qua tìm hiểu về khách hàng B và đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên, công ty DCPA xét thấy tính liêm chính của ban Giám đốc công ty B được đánh giá cao, hoạt động kinh doanh của công ty tốt, kiểm toán viên của DCPA hoàn toàn độc lập với công ty B, do đó DCPA có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao cho khách hàng B và quyết định ký kết hợp đồng kiểm toán.
b) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn
Để xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn đối với cuộc kiểm toán khách hàng B, kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin về quy mô, tình hình hoạt động, tình hình tài sản, công nợ… của khách hàng thông qua giấy phép đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo kiểm toán năm trước, quan sát thực tế hoạt động… Có thể khái quát những thông tin kiểm toán viên thu thập và tiến hành phân tích như sau:
Về mặt quy mô, tổ chức của khách hàng B, không có thay đổi đáng kể so với năm trước, có thể khái quát thông tin thu được từ hồ sơ kiểm toán chung như sau
CÔNG TY TNHH B
Vốn đầu tư: 1.200.000.000 VND
Ban giám đốc:
Ông Phan Mạnh Tuấn - giám đốc : tốt nghiệp đại học ngoại thương, có 7 năm kinh nghiệm quản lý.
Bà Phạm Minh Ngọc - phó giám đốc phụ trách tài chính: tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân, có 5 năm kinh nghiệm làm quản lý cho tập đoàn Unilever.
Ông Đỗ Thanh Bình – phó giám đốc phụ trách kinh doanh: tốt nghiệp đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm.
Kế toán trưởng : Bà Trần Lan Anh: tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân, có 8 năm kinh nghiệm làm kế toán trưởng.
Ban giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính kế toán
Kho hàng
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Sơ đồ 9: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty B
Nhận xét: công ty B có bộ máy tổ chức tương đối hợp lý, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, ban giám đốc và người đứng đầu các bộ phận đều có trình độ quản lý, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của công ty và có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan. Bộ máy kế toán được phân chia đầy đủ các phần hành, các kế toán viên đều được đào tạo chính quy. So với năm trước, trong năm 2007, công ty B không có biến động đáng kể về cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ 10: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH B
Kế toán trưởng
Kế toán mua hàng
Kế toán tiền và các khoản phải trả
Kế toán bán hàng
Kế toán hàng tồn kho
Kế toán tổng hợp
Sau khi tìm hiểu khái quát về công ty B, kiểm toán viên tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty B thông qua số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.
Bảng 29: Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty TNHH B
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Số tiền
Chênh lệch
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
A. Tài sản
I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
3.356.484.115
3.800.136.662
443.652.547
13,22
1. Vốn bằng tiền
196.448.425
230.050.960
33.602.535
17,11
- Tiền mặt
61.778.755
84.006.050
22.227.295
35,98
- Tiền gửi ngân hàng
134.669.670
146.044.910
11.375.240
8,45
2. Hàng tồn kho
2.134.985.690
2.329.976.805
194.991.115
9,13
- Công cụ dụng cụ
354.096.789
270.896.040
(83.200.749)
(23,5)
- Hàng hoá
1.780.888.901
2.059.080.765
278.191.864
15,62
3. Phải thu
875.050.000
970.058.897
95.008.897
10,86
-Phải thu khách hàng
875.050.000
970.058.897
95.008.897
10,86
4.Tài sản lưu động khác
150.000.000
270.050.000
120.050.000
80,03
- Chi phí trả trước ngắn hạn
150.000.000
270.050.000
120.050.000
80,03
II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
197.046.000
387.050.000
190.004.000
96,43
1. Tài sản cố định
197.046.000
387.050.000
190.004.000
96,43
- Tài sản cố định hữu hình
197.046.000
387.050.000
190.004.000
96,43
Tổng tài sản
3.553.530.115
4.187.186.662
633.656.547
17,83
B. Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
1.755.836.115
1.806.286.575
50.450.460
2,87
1. Nợ ngắn hạn
1.105.836.115
1.156.286.575
50.450.460
4,56
-Vay ngăn hạn
450.540.000
421.098.807
(29.441.193)
(6,53)
- Phải trả người bán
655.296.115
735.187.768
79.891.653
12,19
2. Nợ dài hạn
650.000.000
650.000.000
0
0
- Vay dài hạn
650.000.000
650.000.000
0
0
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
1.797.694.000
2.380.900.087
583.206.087
32,44
1. Nguồn vốn kinh doanh
1.200.000.000
1.200.000.000
0
0
- Vốn góp
1.200.000.000
1.200.000.000
0
0
2. Nguồn kinh phí, quỹ
147.000.000
230.450.000
83.450.000
56,77
- Quỹ khen thưởng phúc lợi
147.000.000
230.450.000
83.450.000
56,77
3. Lợi nhuận chưa phân phối
450.694.000
950.450.087
499.756.087
110,89
Tổng nguồn vốn
3.553.530.115
4.187.186.662
633.656.547
17,83
Bảng 30: Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty B
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Số tiền
Chênh lệch
2006
2007
Số tiền
%
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.567.890.000
4.470.048.950
1.902.158.950
74,07
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
-
180.000.000
180.000.000
100
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.567.890.000
1.722.158.950
67,07
4 Giá vốn hàng bán
1.250.785.894
2.450.857.987
1.200.072.093
95,95
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.317.104.106
1.839.190.963
522.086.857
39,64
6 Doanh thu hoạt động tài chính
-
-
-
-
7 Chi phí hoạt động tài chính
134.089.907
160.897.967
26.808.060
19,99
8 Chi phí bán hàng
234.908.000
445.098.890
210.190.890
89,48
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp
256.060.000
247.098.870
(8.961.130)
(3,5)
10Thu nhập khác
-
-
-
-
11 Chi phí khác
-
-
-
-
12 Lợi nhuận khác
-
-
-
-
13 Tổng lợi nhuận trước thuế
692.046.199
986.095.236
294.049.037
42,49
14 Chi phí thuế TNDN
193.772.936
276.106.666
82.333.730
42,49
15 Tổng lợi nhuận sau thuế
498.273.263
709.988.570
211.715.307
42,49
Bảng 31: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty B
Chỉ tiêu
2006
2007
Chênh lệch
Số tuyệt đối
Số tương đối (%)
1.Hệ số khả năng thanh toán nhanh
1,1
1,27
0,17
15,45
2. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
0,18
0,2
0,02
11,11
3. ROA
0,1947
0,2355
0,4047
20,93
4. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
0,194
0,1588
(0,0352)
(18,14)
Qua phân tích các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty B, có thể thấy tốc độ gia tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp cao, tình hình tài chính khả quan, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt.
Kết luận: Mức rủi ro mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mức thấp.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính
Các câu hỏi kiểm toán viên sử dụng để đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính đước thể hiện qua bảng 19
Bảng 32: Câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty TNHH B
Câu hỏi
Trả lời
1. Kiểm toán viên có nghi ngờ tính liêm chính của ban giám đốc công ty B không?
Không
2. Đánh giá của kiểm toán viên về trình độ của Ban Giám đốc công ty B?
Các thành viên trong Ban Giám đốc đều có trình độ quản lý tốt, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh.
3. Sự thay đổi thành phần Ban Giám đốc của công ty TNHH B trong năm 2007?
Không
4. Trình độ của kế toán trưởng và các nhân viên kế toán chủ yếu?
Kế toán trưởng là người có nhiều năm kinh nghiệm, các nhân viên kế toán chủ yếu đều được đào tạo chính quy, ý thức làm việc tốt.
5. Những áp lực bất thường đối với Ban Giám đốc và nhân viên kế toán?
Không
6. Lĩnh vực hoạt động của công ty B?
Nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm
7. Các đơn vị thành viên
Công ty không có chi nhánh, chỉ mở các văn phòng giao dịch tại Hà Tây.
9. Sự thay đổi chính sách kế toán?
Từ năm 2007, công ty áp dụng chế độ kế toán mới ban hành kèm theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC
10. Những biến động về thị trường, cạnh tranh?
Gần đây trên thị trương xuất hiện nhiều nhà phân phối mỹ phẩm, cạnh tranh có xu hướng gia tăng.
Kết luận về mức rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty B
Trung bình
Với những tìm hiểu như trên, tính liêm chính của ban Giám đốc công ty B được đánh giá cao, trình độ của ban Giám đốc và các nhân viên kế toán tốt, hoạt động của công ty ổn định, không có những biến động đáng kể. Tuy nhiên, có một vấn đề cần xem xét, trong năm vừa qua, thị trường đầu ra của công ty gia tăng cạnh tranh, chế độ kế toán được áp dụng mới từ năm 2007. Do đó, mức rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty B được đánh giá ở mức trung bình.
Đánh giá rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính
Kiểm toán viên lập bảng câu hỏi về từng yếu tố trong hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty để đánh giá
Môi trường kiểm soát
Để đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty B, kiểm toán viên chủ yếu dựa vào việc xem xét các chính sách, thủ tục quản lý trong công ty, phỏng vấn Ban Giám đốc và quan sát thực tế hoạt động của công ty.
Bảng 33: Đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty TNHH B
Câu hỏi
Trả lời
1. Phân chia trách nhiệm quản lý giữa các thành viên trong Ban Giám đốc?
Tổng giám đốc và phó giám đốc phụ trách.
2. Kiểm toán viên có nghi ngờ tính trung thực của các thành viên trong ban Giám Đốc không?
Không
3. Doanh nghiệp có các văn bản cụ thể quy định về phân cấp quyền hạn, trách nhiệm phê chuẩn các nghiệp vụ không?
Có
4. Việc phê chuẩn các nghiệp vụ có được tiến hành theo đúng cấp có thẩm quyền không?
Có
5. Có sự chồng chéo về quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ phận không?
Không
6. Có sự phân chia rành mạch 3 chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi sổ và bảo quản tài sản không?
Có
7. Có những nghiệp vụ bị bỏ sót trong phân chia quyền hạn và trách nhiệm không
Không
8. Công ty có văn bản quy định cụ thể về chính sách tuyển dụng không?
Có
9. Có nhân viên kế toán của công ty chưa được đào tạo qua trường lớp chính quy không?
Không
10. Nhân viên kế toán có thái độ hợp tác với kiểm toán viên không?
Có
11. Các chính sách của công ty có được phổ biến rộng rãi tới các nhân viên của công ty không?
Có
12. Đường lối chiến lược của công ty có được lập cụ thể, rõ ràng không?
Có
13. Kế hoạch của công ty có được thực hiện khoa học và nghiêm túc không?
Có
14. Ban giám có theo dõi thường xuyên việc thực hiện kế hoạch và có những điều chỉnh phù hợp khi cần thiết không?
Có
15. Trong năm kiểm toán, có những thay đổi về chế độ chính sách ảnh hưởng đến hoạt động của công ty không?
Không
Đánh giá chung về môi trường kiểm soát của công ty TNHH B
Tốt
Có thể thấy thành viên hội đồng quản trị và ban Giám đốc công ty B được đánh giá cao về tính trung thực và trình độ, cơ cấu tổ chức của công ty tương đối hợp lý, góp phần hiệu quả vào việc ngăn chặn các sai phạm, năng lực của các nhân viên trong công ty phù hơp với công việc. Do đó, môi trường kiểm soát của công ty B được đánh giá tốt.
Hệ thống kế toán
Bảng 34: Đánh giá hệ thống kế toán trong công ty TNHH B
Câu hỏi
Trả lời
1.Nhân sự kế toán trong công ty B
Phòng kế toán gồm 6 người: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán hàng tồn kho, kế toán tiền và các khoản phải trả, kế toán bán hàng, kế toán mua hàng. Phân chia công việc giữa các nhân viên không bị chồng chéo.
2. Chính sách kế toán được doanh nghiệp áp dụng
Công ty B áp dụng chế độ kế toán được ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Trong năm 2007, không có sự thay đổi về chính sách kế toán đối với công ty.
3. Nguyên tắc ghi nhận ngoại tệ
Ghi theo tỷ giá hạch toán
4. Nguyên tắc tính khấu hao tài sản cố định
Công ty A tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần
5. Tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá
Theo phương pháp FIFO
6. Công ty có quy định cụ thể về quy trình luân chuyển chứng từ không?
Có
7. Quá trình luân chuyển chứng từ có theo đúng quy định của công ty không?
Có
8. Hình thức ghi sổ kế toán được áp dụng trong công ty
Chứng từ ghi sổ
9. Có tồn tại các bút toán không thường xuyên ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính của công ty không?
Không
10. Có tồn tại số lượng lớn các giao dịch tại thời điểm trước và sau kết thúc niên độ kế toán không?
Không
Đánh giá chung về hệ thống kế toán của công ty B
Tốt
Có thể thấy hệ thống kế toán của công ty B hoạt động hữu hiệu, đảm bảo các mục tiêu kiểm soát chi tiết: tính có thực, sự phê chuẩn, tính đầy đủ, sự đánh giá, sự phân loại, tính đúng kỳ, tính chính xác cơ học. Do đó, hệ thống kế toán của công ty B được đánh giá tốt.
Các thủ tục kiểm soát
Bảng 35: Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty TNHH B
Câu hỏi
Trả lời
1.Công ty có quy định cụ thể về phân công chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người trong bộ phận không?
Có
2. Quy định của công ty về phân công chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người trong bộ phận có được thực hiện khoa học và nghiêm túc không?
Có
3. Các chức năng nhiệm vụ có được phân chia cho những nhân viên khác nhau để đảm bảo không ai thực hiện toàn bộ các khâu trong một quá trình quản lý không?
Có
4. Công ty có quy định rõ về nhiệm vụ phê chuẩn và chế độ uỷ quyền không?
Có
5. Những quy định về chế độ phê chuẩn và uỷ quyền của công ty có được thực hiện nghiêm túc không?
Có
6. Công ty có quy định cụ thể về chứng từ, sổ sách, quá trình kiểm soát đối với tài sản và các hoạt động của đơn vị không?
Có
7. Quy định của công ty về chứng từ, sổ sách, quá trình kiểm soát đối với tài sản và các hoạt động của đơn vị có được thực hiện nghiêm túc không?
Có
Đánh giá chung về các thủ tục kiểm soát của công ty B
Tốt
Có thể thấy công ty có đầy đủ các quy định và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định nhằm đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng các thủ tục kiểm soát: nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm và chế độ uỷ quyền. Do đó, các thủ tục kiểm soát của công ty B được đánh giá tốt.
Kiểm toán nội bộ
Công ty TNHH B là một công ty nhỏ, không có bộ phận kiểm toán nội bộ
Kết luận về rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty : qua tìm hiểu, có thể thấy môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát của công ty B đều được đánh giá ở mức tốt, do đó, rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty B được đánh giá ở mức thấp.
Xác định mức rủi ro phát hiện cho toàn bộ báo cáo tài chính
Theo đánh giá của kiểm toán viên, rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty B ở mức trung bình, rủi ro kiểm soát thấp, do đó, để rủi ro kiểm toán mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính ở mức thấp, kiểm toán viên xác định rủi ro phát hiện cho toàn bộ báo cáo tài chính ở mức trung bình.
c) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán
Trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo cáo tài chính
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo cáo tài chính
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền
Số dư khoản mục tiền chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản (5,49%), mức biến động trong năm 2007 không lớn (17,11%), không chứa đựng các ước tính kế toán và các nghiệp vụ phức tạp, kết quả kiểm toán năm 2006 không phát hiện ra sai phạm trọng yếu đối với khoản mục này. Tuy nhiên, tiền là khoản mục dễ xảy ra sai phạm (tăng tiền để tăng khả năng thanh toán, biển thủ…). Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền của công ty B được đánh giá ở mức trung bình
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục phải thu
Khoản mục các khoản phải thu của công ty B không chứa đựng các ước tính kế toán và các nghiệp vụ phức tạp, các chính sách liên quan đến các khoản phải thu không thay đổi trong năm 2007, kết quả kiểm toán năm trước đối với khoản mục này không có sai phạm trọng yếu. Tuy nhiên, so với năm 2006, số dư khoản mục phải thu tăng đáng kể (10,86%), khoản mục này lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Mặt khác, trên bảng cân đối kế toán của công ty không tồn tại khoản mục phải thu nội bộ, cần chú ý khả năng cộng các khoản phải thu nội bộ vào phải thu khách hàng.
Với phân tích như trên, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục phải thu của công ty B được đánh giá ở mức trung bình.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối v ới khoản mục hàng tồn kho
Khoản mục hàng tồn kho của công ty B không chứa đựng các ước tính kế toán, các nghiệp vụ phức tạp, không có thay đổi về chính sách kế toán trong năm 2007, kết quả kiểm toán năm 2006 đối với khoản mục này không có sai phạm trọng yếu. Tuy nhiên, khoản mục này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản (55,65%), lại biến động tương đối trong năm qua (tăng 9,13%), cần chú ý khả năng ghi tăng hàng tồn kho. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty B trong năm 2007 được đánh giá ở mức trung bình.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản lưu động khác
Khoản mục tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản (6,45%), không chứa đựng các nghiệp vụ phức tạp và các nghiệp vụ bất thường. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản lưu động khác được đánh giá ở mức thấp.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản cố định
Trong năm 2007, khoản mục này không chứa đựng các bút toán phức tạp và các nghiệp vụ bất thường, kết quả kiểm toán năm trước không có sai phạm trọng yếu. Tuy nhiên, khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản (9,24%) và chứa đựng nhiều ước tính kế toán. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục này được đánh giá ở mức trung bình.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nợ ngắn hạn
Khoản mục nợ ngắn hạn không chứa đựng các ước tính kế toán, các nghiệp vụ phức tạp và các nghiệp vụ bất thường, kết quả kiểm toán năm trước không có sai phạm trọng yếu với khoản mục này. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục này được đánh giá ở mức thấp.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nợ dài hạn
Khoản mục nợ dài hạn của công ty B không biến động trong năm 2007, không chứa đựng các nghiệp vụ phức tạp và các nghiệp vụ bất thường. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nợ dài hạn của công ty B được đánh giá ở mức thấp.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu
Khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu của công ty B không chứa đựng các bút toán phức tạp và các nghiệp vụ bất thường, không có sai phạm trọng yếu trong cuộc kiểm toán năm trước. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục này được đánh giá ở mức thấp.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục doanh thu và khoản mục chi phí
Tỷ lệ doanh thu và chi phí so với tổng tài sản là lớn, các khoản mục này lại là những khoản mục dễ xảy ra gian lận. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục doanh thu và khoản mục chi phí của công ty B đều được đánh giá ở mức cao
Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo cáo tài chính
Bảng 25: Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính của công ty TNHH B
Câu hỏi
Trả lời
I. Đối với khoản mục tiền
1. Các nghiệp vụ liên quan đến tiền có được ghi chép thường xuyên, đúng thời điểm phát sinh nghiệp vụ không?
Có
2. Các khoản tiền thu có được nộp vào két hoặc gửi vào tài khoản ngân hàng đúng thời gian quy định không?
Có
3. Các khoản chi tiền có được phê duyệt đúng cấp có thẩm quyền không?
Có
4. Số dư tiền của công ty B có được coi là hợp lý không?
Có
5. Có sự cách ly hợp lý giữa người ghi sổ và người giữ tiền không?
Có
6. Công ty có thực hiện việc đối chiếu hàng tháng với ngân hàng không?
Có
7. Việc đối chiếu với ngân hàng có do nhân viên phòng kế toán thực hiện không?
Không
Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục tiền
Thấp
II. Đối với khoản mục phải thu
1. Các khoản phải thu có được theo dõi riêng cho từng khách hàng không?
Có
2. Các khoản phải thu có thường xuyên được đối chiếu với khách hàng không?
Có
3. Công ty có lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi không?
Không
4. Việc hạch toán các khoản phải thu có đúng kỳ không?
Có
5. Việc phê duyệt các khoản phải thu không thu hồi được có được thực hiện đúng cấp có thẩm quyền không?
Có
Kết luận về mức rui ro kiểm soát đối với khoản mục phải thu
Trung bình
III. Đối với khoản mục hàng tồn kho
1. Thủ kho có kiêm nhiệm vụ ghi sổ kế toán về hàng tồn kho không?
Không
2. Hàng tồn kho có được kiểm kê định kỳ không?
Không
3. Việc xuất hàng tồn kho có được phê chuẩn đúng cấp có thẩm quyền không?
Có
4. Các hoạt động nhập, xuất kho có đầy đủ các chứng từ hợp lệ không?
Có
5. Kho hàng có an toàn không?
Có
6. Công ty có thực hiện việc phân loại hàng tồn kho chậm luân chuyển, lỗi thời và để riêng ra không?
Có
7. Phiếu nhập kho, xuất kho có được ghi sổ kế toán kịp thời không?
Có
8. Có lập sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng tồn kho không?
Có
9. Công ty có lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không?
Không
10. Các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho có được ghi sổ kịp thời không?
Có
Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục hàng tồn kho
Cao
IV. Đối với khoản mục tài sản lưu động khác (chi phí trả trước ngắn hạn)
1. Các khoản chi phí trả trước có được phê duyệt đúng cấp có thẩm quyền không?
Có
2. Có đầy đủ giấy tờ hợp lệ đối với chi phí trả trước không?
Có
3. Các khoản chi phí trả trước có được ghi sổ kịp thời không?
Có
4. Các ước tính kế toán có theo đúng quy định của công ty không?
Có
Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục tài sản lưu động khác
Thấp
V. Đối với khoản mục tài sản cố định
1. Công ty có quy định rõ ràng tách biệt công tác bảo quản và việc ghi chép các nghiệp vụ không?
Có
2. Việc mua sắm, chuyển nhượng, thanh lý tài sản cố định có được đúng cấp có thẩm quyền phê duyệt không?
Có
3. Công ty có quy định cách ly quyền phê chuẩn và bảo quản tài sản cố định không?
Có
4. Tài sản cố định có được bảo quản đúng tiêu chuẩn không?
Có
5. Công ty có mở sổ theo dõi chi tiết cho từng tài sản cố định không?
Có
6. Doanh nghiệp có quy định rõ ràng về thời gian sử dụng đối với mỗi loại tài sản cố định không?
Có
7. Doanh nghiệp có thực hiện việc ghi chép riêng, quản lý các tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh không?
Có
8. Phương pháp tính khấu hao có được áp dụng thống nhất không?
Có
9. Các nghiệp vụ mua sắm, thanh lý, nhượng bán, khấu hao tài sản cố định có được ghi sổ kịp thời không?
Có
Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục tài sản cố định
Thấp
VI. Đối với khoản mục nợ ngắn hạn
1. Các khoản nợ có thường xuyên được đối chiếu không?
Có
2. Lãi vay có được theo dõi thường xuyên không?
Có
3. Công ty B có tính toán chi tiết hiệu quả của đồng vốn vay không?
Có
4. Thời hạn trả nợ có thường xuyên được theo dõi không?
Có
5. Có đầy đủ các hợp đồng vay không?
Có
6. Các khoản vay nợ có được hạch toán đúng kỳ không?
Có
7. Các khoản vay nợ có được phân loại hợp lý không?
Có
8. Công ty B có mở sổ chi tiết cho từng đối tượng cho vay không?
Có
Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí nợ ngắn hạn
Thấp
VII. Đối với khoản mục nợ dài hạn
1. Các khoản nợ có thường xuyên được đối chiếu không?
Có
2. Lãi vay có được theo dõi thường xuyên không?
Có
3. Công ty B có tính toán chi tiết hiệu quả của đồng vốn vay không?
Có
4. Thời hạn trả nợ có thường xuyên được theo dõi không?
Có
5. Có đầy đủ các hợp đồng vay không?
Có
6. Các khoản vay nợ có được hạch toán đúng kỳ không?
Có
7. Các khoản vay nợ có được phân loại hợp lý không?
Có
8. Công ty B có mở sổ chi tiết cho từng đối tượng cho vay không?
Có
9. Các khoản nợ dài hạn đến hạn trả có được theo dõi và phân loại hợp lý không?
Có
Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí nợ dài hạn
Thấp
VIII. Đối với khoản mục nguồn vốn chủ sỏ hữu
1. Công ty có thường xuyên theo dõi các nguồn kinh phí, quỹ, phân loại hợp lý không?
Có
2. Các nguồn kinh phí, quỹ của công ty có tạo ra hiệu quả hoạt động cho công ty không?
Có
Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục vốn chủ sỏ hữu
Thấp
IX. Đối với khoản mục doanh thu
1. Việc ghi sổ doanh thu có căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ hợp lệ không?
Có
2. Hoá đơn bán hàng có được đánh số trước không?
Có
3. Chức năng giao hàng và viết hoá đơn có tách biệt nhau không?
Có
4. Các khoản chiết khấu, giảm giá, trả lại hàng bán có được sự phê chuẩn đúng thẩm quyền không?
Có
5. Việc hạch toán doanh thu có được thực hiện đúng kỳ không?
Có
6. Công ty B có theo dõi riêng từng loại doanh thu không?
Không
Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu
Trung bình
X. Đối với khoản mục chi phí
1. Các khoản chi phí có được đúng cấp có thẩm quyền phê duyệt không?
Có
2. Các khoản chi phí có đầy đủ giấy tờ hợp lệ không?
Có
3. Công ty B có theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí không?
Có
4. Chi phí có được hạch toán đúng kỳ kế toán không?
Có
Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục chi phí
Thấp
Xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính
Mức rủi ro phát hiện được xác định căn cứ vào việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro phát hiện đối với từng khoản mục đó
Bảng 26. Xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính của công ty B
Khoản mục
Rủi ro tiềm tàng
Rủi ro kiểm soát
Rủi ro phát hiện
1. Tiền
Trung bình
Thấp
Trung bình
2. Phải thu
Trung bình
Trung bình
Trung bình
3. Hàng tồn kho
Trung bình
Cao
Thấp
4. Tài sản lưu động khác
Thấp
Thấp
Cao
5. Tài sản cố định
Trung bình
Thấp
Cao
6. Nợ ngắn hạn
Thấp
Thấp
Cao
7. Nợ dài hạn
Thấp
Thấp
Cao
8. Nguồn vốn chủ sở hữu
Thấp
Thấp
Cao
9. Doanh thu
Cao
Thấp
Trung bình
10. Chi phí
Cao
Thấp
Trung bình
2.3.1.2. Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng B
Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính
Căn cứ vào việc đánh giá rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính, kiểm toán viên xác định mức trọng yếu chung cho toàn bộ báo cáo tài chính. Mức rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty A là mức trung bình, do đó, mức trọng yếu cho báo cáo tài chính của công ty A là:
0,5% * tổng tài sản của công ty A
= 0,5% * 4.187.186.662 = 20.935.933 VND
Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trong báo cáo tài chính
Bảng 27. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục
Khoản mục
Số dư từng khoản mục
Rủi ro phát hiện
Hệ số từng khoản mục
Số dư từng khoản mục đã nhân hệ số
1. Tiền
230.050.960
Trung bình
2
460.101.920
2. Phải thu
2.329.976.805
Trung bình
2
4.659.953.610
3. Hàng tồn kho
970.058.897
Thấp
1
970.058.897
4. Tài sản lưu động khác
270.050.000
Cao
3
810.150.000
5. Tài sản cố định
387.050.000
Cao
3
1.161.150.000
6. Nợ ngắn hạn
1.156.286.575
Cao
3
3.468.859.725
7. Nợ dài hạn
650.000.000
Cao
3
1.950.000.000
8. Nguồn vốn chủ sở hữu
2.380.900.087
Cao
3
7.142.700.261
9. Doanh thu
4.470.048.950
Trung bình
2
8.940.097.900
10. Chi phí
3.303.953.714
Trung bình
2
6.607.907.428
Tổng
Mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty A
Tổng số dư các khoản mục đã nhân hệ số
20.935.933
= = 0.000578805
36.170.979.741
Bảng 28: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục
Khoản mục
Số dư từng khoản mục đã nhân hệ số
Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục
1. Tiền
460.101.920
266.309
2. Phải thu
4.659.953.610
2.697.204
3. Hàng tồn kho
970.058.897
561.475
4. Tài sản lưu động khác
810.150.000
468.919
5. Tài sản cố định
1.161.150.000
672.079
6. Nợ ngắn hạn
3.468.859.725
2.007.793
7. Nợ dài hạn
1.950.000.000
1.128.670
8. Nguồn vốn chủ sở hữu
7.142.700.261
4.134.231
9. Doanh thu
8.940.097.900
5.174.573
10. Chi phí
6.607.907.428
3.824.690
Tổng
36.170.979.741
20.935.933
2.3.2. Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên không phát hiện thấy những vấn đề bất thường làm thay đổi đánh giá của kiểm toán viên về mức rủi ro, trọng yếu của công ty A.
2.4. SO SÁNH QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO, TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN A VÀ CÔNG TY TNHH B
2.4.1. Điêm giống nhau trong quy trình đánh giá rủi ro trọng yếu 2 công ty A và B
Để đảm bảo có thể cung cấp một cuộc kiểm toán chất lượng cao cho khách hàng, công ty DCPA luôn tuân theo quy trình đánh giá trọng yếu rủi ro hết sức chặt chẽ, gồm đầy đủ các bước theo đúng quy định của công ty, bao gồm:
Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán;
Đánh giá rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính;
Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính;
Đánh giá rủi ro cho từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính;
Xác định mức trọng yếu cho từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính;
Cân nhắc về việc đánh giá lại rủi ro, trọng yếu nếu phát hiện thấy những vấn đề bất thường trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Quá trình đánh giá rủi ro đối với báo cáo tài chính của hai công ty A và B đều được kiểm toán viên tiến hành suôn sẻ, kiểm toán viên đều đánh giá cao hệ thống kiểm soát nội bộ của hai công ty, cả hai công ty đều đáp ứng được hầu như toàn bộ những yêu cầu kiểm toán viên đặt ra trong các câu hỏi đánh giá rủi ro. Xét trên phương diện toàn bộ báo cáo tài chính, cả hai công ty đều được kiểm toán viên đánh giá rủi ro mong muốn ở mức thấp, rủi ro tiềm tàng ở mức trung bình, rủi ro kiểm soát ở mức thấp, rủi ro phát hiện ở mức trung bình.
2.4.2. Điểm khác nhau trong quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu của hai công ty A và B
Mặc dù cùng được công ty DCPA kiểm toán với quy trình thống nhất nhưng hai công ty A và B có nhiều điểm khác biệt về quy mô, ngành nghề kinh doanh, do đó, quy trình kiểm toán hai công ty cũng có những khác biệt nhất định.
Thứ nhất, công ty B là khách hàng thường niên của DCPA, những thông tin cơ bản về công ty B được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung, kiểm toán viên chỉ tìm hiểu những thay đổi trong năm 2007, việc đánh giá rủi ro, do vậy, cũng dễ dàng hơn. Còn đối với công ty A, năm 2007 là năm đầu tiên DCPA tiến hành kiểm toán, do đó, DCPA phải tìm hiểu toàn bộ thông tin cơ bản về công ty A.
Thứ hai, công ty B là một công ty TNHH, lãnh đạo cao nhất là ban Giám đốc, trong khi công ty A là một công ty cổ phần, có hội đồng quản trị và ban kiểm soát, do đó, kiểm toán viên cần tìm hiểu rất kỹ bộ phận này.
Thứ ba, công ty A là một công ty lớn, có bộ phận kiểm toán nội bộ trong khi công ty B không có, kiểm toán viên có thể dựa rất nhiều vào bộ phận này để đánh giá rủi ro, trọng yếu cũng như để thực hiện kiểm toán.
Thứ tư, công ty là một công ty lớn, có văn phòng đại diện ở nhiều nơi, để đưa ra đánh giá về rủi ro, trọng yếu, kiểm toán viên cần tìm hiểu hoạt động của cả những văn phòng này, điều này không phải thực hiện ở công ty B.
PHẦN III. HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO, TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DCPA
3.1. Đánh giá
3.1.1. Ưu điểm
a) Công tác quản lý tại công ty DCPA
Công ty DCPA là một công ty nhỏ. Sự đơn giản trong bộ máy quản lý là cần thiết để phù hợp với yêu cầu quản lý trong công ty. Tuy nhiên, công ty cũng tổ chức được bộ máy hành chính gồm đầy đủ các phòng ban, bộ phận với những nhân viên có trình độ chuyên môn cao, hoạt động hiệu quả, góp phần vào thành công của công ty trong những năm qua.
b) Quy trình kiểm toán tại DCPA
Quy trình kiểm toán được ban Giám đốc công ty và các kiểm toán viên áp dụng thống nhất và chặt chẽ cho mọi cuộc kiểm toán, đảm bảo cung cấp những cuộc kiểm toán chất lượng cao cho khách hàng.
c) Quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro tại DCPA
Quy trình đánh giá rủi ro và trọng yếu được công ty DCPA thiết lập chặt chẽ, các bước thực hiện tương đối khoa học.
Việc đánh giá trọng yếu, rủi ro trong công ty DCPA đều do những kiểm toán viên cấp cao thực hiện, có sự trao đổi, thống nhất chặt chẽ, do đó đảm bảo tính hiệu quả cao.
Các kiểm toán viên thực hiện quy trình đánh giá rủi ro và trọng yếu với từng khách hàng cụ thể đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chung của công ty, tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra, giám sát. Đồng thời việc tuân thủ chặt chẽ quy trình chung nhằm đảm bảo tính khách quan cao, giảm thiểu ý kiến chủ quan của kiểm toán viên trong việc đưa ra quyết định.
3.1.2. Nhược điểm
a) Công tác quản lý tại DCPA
Mặc dù bộ máy kế toán đơn giản là phù hợp với quy mô của công ty nhưng điều đó cũng tạo khó khăn cho phân công công việc, gây chồng chéo trong việc thực hiện. Chẳng hạn thủ quỹ của công ty cũng kiêm luôn công việc của kế toán tiền lương.
b) Quy trình kiểm toán
Do thiếu về nhân sự, việc xét duyệt chấp nhận cuộc kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán không được thực hiện ở nhiều cấp, điều này gây hạn chế cho việc thực hiện cuộc kiểm toán
c) Quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro tại DCPA
Mặc dù được thiết lập bởi những kiểm toán viên giàu kinh nghiệm, công ty DCPA cũng là một công ty kiểm toán mới thành lập, quy trình kiểm toán chưa thể hoàn thiện, đặc biệt là với những với công việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm như quy trình đành giá rủi ro, trọng yếu.
Thứ nhất,có thể thấy mức rủi ro do công ty DCPA đánh giá chỉ có 3 mức: thấp, trung bình, cao. Trong một số trường hợp, mức rủi ro như vậy là không thoả đáng, cần được đánh giá chi tiết hơn.
Thứ hai, với tất cả các khách hàng, công ty DCPA đều áp dụng quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu như nhau, điều này là không phù hợp với những công ty có quy mô khác nhau.
Thứ ba, mức trọng yếu của công ty được đánh giá dựa trên tổng tài sản, trong một số trường hợp, điều này là chưa hợp lý.
3.2. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO, TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DCPA
3.2.1. Xây dựng các mức rủi ro kiểm toán cụ thể hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xác định mức trọng yếu, thiết kế chương trình kiểm toán.
Mức rủi ro sẽ được công ty DCPA sử dụng để xác định mức trọng yếu, thiết kế chương trình kiểm toán, do đó, công ty nên xác định mức rủi ro cụ thể hơn nhằm thể hiện chính xác hơn ý kiến của kiểm toán viên về mức rủi ro của cuộc kiểm toán. Công ty DCPA có thể xác định mức rủi ro theo tỷ lệ từ 0% đến 100% thay vì chỉ có đánh giá ở 3 mức thấp, trung bình, cao. Mặt khác, đánh giá rủi ro bằng tỷ lệ từ 0% đến 100% sẽ giúp kiểm toán viên sáng tạo hơn trong việc đánh giá, dễ dàng thích nghi với những khách hàng khác nhau.
3.2.2. Áp dụng quy trình kiểm toán khác nhau với những khách hàng khác nhau
Với những khách hàng có quy mô khác nhau, kiểm toán viên có thể áp dụng quy trình xác định rủi ro kiểm toán khác nhau để vẫn đảm bảo hiệu quả cao nhưng tiết kiệm được chi phí. Chẳng hạn, với những khách hàng có quy mô lớn như công ty A, DCPA có thể đánh giá rủi ro theo tỷ lệ từ 0% đến 100% nhưng với những khách hàng nhỏ như công ty B, DCPA có thể đánh giá rủi ro theo 3 mức thấp, trung bình, cao.
3.2.3. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu đa dạng làm cơ sở cho việc xác định mức trọng yếu
Chỉ tiêu được sử dụng để làm cơ sở cho việc xác định mức trọng yếu nên là một chỉ tiêu ổn định qua các năm, chỉ tiêu tổng tài sản trong một số trường hợp không đảm bảo được yêu cầu này. Công ty DCPA có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu bao gồm:
Lợi nhuận trước thuế;
Doanh thu thuần;
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Nợ ngắn hạn;
Tổng tài sản.
Việc lựa chọn chỉ tiêu cho từng khách hàng cụ thể căn cứ vào chỉ tiêu có mức trọng yếu nhỏ và ổn định qua các năm.
KẾT LUẬN
Mặc dù chưa thực sự hoàn thiện nhưng những thành quả mà DCPA đạt được trong những năm qua đã cho thấy sự đúng đắn của công ty trong việc xây dựng quy trình kiểm toán cho riêng mình. Quá trình thực tập tại DCPA đã giúp em hiểu thêm nhiều về thực tế công việc kiểm toán, giúp em hoàn thiện những kiến thức đươc học tại trường, đặc biệt là về quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Việt Nam đang trên đường hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, vẫn còn rất nhiều khía cạnh cần sửa đổi, hoàn thiện để bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới.
Với những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế, chuyên đề thực tập của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự hướng dẫn, sửa đổi của các thày cô để hoàn thiện hơn chuyên đề “quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA”.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Thuý, giáo viên hướng dẫn nhóm thực tập và các anh, chị nhân viên công ty DCPA đã nhiệt tình hướng dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề.
Hà Nội ngày 15 tháng 4 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Đặng Huyền Trang
Danh mục tài liệu sử dụng
Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3)
Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4)
Giáo trình Lý thuyết kiểm toán (DH Kinh tế quốc dân)
Giáo trình Kiểm toán tài chính (DH Kinh tế quốc dân)
Auditing – A systematic approach
kiemtoan.com.vn
MỤC LỤC
Danh mục từ việt tắt được sử dụng
STT
1
BCTC
Báo cáo tài chính
2
TSCD
Tài sản cố định
3
HTK
Hàng tồn kho
4
BCDKT
Bảng cân đối kế toán
5
BCKQKD
Báo cáo kết quả kinh doanh
Danh mục sơ đồ được sử dụng
Sơ đồ 1. Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính tại công ty DCPA 7
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty DCPA 9
Sơ đồ 3: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ kế toán 10
Sơ đồ 4: Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty DCPA 11
Sơ đồ 5: Quy trình kiểm toán tại công ty DCPA 13
Sơ đồ 6: Sơ đồ phân chia cấp bậc nhân viên tại công ty DCPA 26
Sơ đồ 7: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty A 39
Sơ đồ 8: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty cổ phần A 39
Sơ đồ 9: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty B 70
Sơ đồ 10: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH B 71
Danh mục bảng được sử dụng
Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 5
Bảng 2. Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán công ty cổ phần A năm 2007 37
Bảng 3: Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty cổ phần A 40
Bảng 4: Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty A 41
Bảng 5: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty A 43
Bảng 6: Câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính 43
Bảng 7: Đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty A 45
Bảng 8: Đánh giá hệ thống kế toán trong công ty A 47
Bảng 9: Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty A 48
Bảng 10: Đánh giá bộ phận kiểm toán nội bộ trong công ty A 49
Bảng 11: Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo cáo tài chính 50
Bảng 12: Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính 55
Bảng 13. Xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính 62
Bảng 14. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục 63
Bảng 15: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục 64
Bảng 16. Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán công ty TNHH B năm 2007 68
Bảng 17: Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty TNHH B 71
Bảng 18: Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty B 73
Bảng 19: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty B 74
Bảng 20: Câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty TNHH B 74
Bảng 21: Đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty TNHH B 76
Bảng 22: Đánh giá hệ thống kế toán trong công ty TNHH B 77
Bảng 23: Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty TNHH B 78
Bảng 24: Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo cáo tài chính
Bảng 25: Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính của công ty TNHH B 82
Bảng 26. Xác định mức rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trong báo cáo tài chính của công ty B 87
Bảng 27. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục 88
Bảng 28: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục 89
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11124.doc