Chuyên đề Quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu trong kiểm toán tài chính tại Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán – AASC

Qúa trình nghiên cứu quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu trong kiểm toán báo cáo tài chính taị Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế koán và kiểm toán (AASC) thực sự là có ích với bản thân em. Đó là sự tiếp cận giữa lý thuyết được trang bị tại trường đại học và thực tiễn sinh động đang diễn ra tại công ty kiểm toán AASC. Từ đó cho em có cái nhìn sâu sắc hơn về những kiến thức đã được học tập và những kiến thức thực tiễn về kiểm toán tài chính, không dừng lại ở những quy trình chung mà chuyên sâu về quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu.

doc126 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu trong kiểm toán tài chính tại Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán – AASC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết các nghiệp vụ phát sinh trong năm liên quan đến quỹ phúc lợi hình thành tài sản cố định kiểm toán viên có một số phát hiện sau: Bảng số 17: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Khách hàng: Công ty X Kỳ kế toán: 31/12/2002 Nội dung khoản mục: 43130 Bước công việc: Một số điều chỉnh Tham chiếu: 019 Người thực hiện: Hùng Ngày thực hiện: 27/012/2002 Tài sản phúc lợi được hạch toán tăng từ các năm trước (Tháng 5 năm 2000) chuyển cho Công ty cổ phần vận tải bao gồm. Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Nguyên giá Hao mòn luỹ kế Tủ lạnh 6.857.138 4.285.041 Hệ thống tăng âm 8.534.790 5.463.626 Đầu VIDIO SHARP 790 10.159.679 6.047.753 Máy chụp hình CANON 7.172.697 2.184.643 Ti vi SONY 25 inch 15.597.054 7.583.451 Tổng 48.320.831 25.563.414 Đơn vị đã hạch toán Nợ TK 214: 25.563.414 Nợ TK 43130: 22.757.417 Có TK 211: 48.320.831 Do những tài sản cố định này được đơn vị đầu tư từ năm 1990 và đã được tăng nguồn vốn kinh doanh, nay điều chỉnh lại. Nợ TK 4112: 22.756.917 Có TK 4313: 22.756.917 Người kiểm tra: NTT Ngày kiểm tra:15/03/03 Tiếp tục kiểm tra chi tiết tăng giảm quỹ phúc lợi hình thành tài sản cố định KTV liệt kê những khoản tăng giảm quỹ này như sau: Bảng số 18: Chi tiết tăng giảm quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ tại công ty X Đơn vị tính: đồng Chi tiết Số tiền 1. Số dư đầu năm 580.354.933 2. Tăng trong kỳ 120.340.571 - Tăng do tích từ quỹ phúc lợi sang 120.340.572 3. Giảm trong năm 200.632.501 - Chu mua máy móc thiết bị cho công nhân viên 200.632.501 4. Số dư cuối kỳ 500.063.003 Kiểm tra các quyết định trích bổ sung từ quỹ phúc lợi sang quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ và các chứng từ chi mua máy móc KTV thấy quá trình phên duyệt là đúng thủ tục, số tiền chi ra là đúng do vậy đưa ra kết luận quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ được trình bày hợp lý, trung thực. - Kiểm toán viên tiếp tục xem xét chi tiết tăng giảm quỹ khen thưởng phúc lợi năm hiện hành, nhận thấy nguồn quỹ này được hình thành từ lợi nhuận năm nay là chính tỷ lệ tích hai quỹ này là như nhau trên tổng lợi nhuận năm hiện tại. Chi tiết tăng giảm quỹ phúc lợi khen thưởng được KTV tập hợp và theo dõi (ghi chép) trên giấy tờ làm việc. Bảng số19: Chi tiết tăng giảm quỹ khen thưởng phúc lợi tại công ty X Khách hàng: Công ty X Kỳ kế toán: 1/1-31/12/2002 Bước công việc: Kiểm tra chi tiết quỹ khen thưởng phúc lợi Tham chiếu: 017 Người thực hiện: TA Ngày thực hiện: 27/01/2003 Sự biến động quỹ khen thưởng Số tiền 1. Số dư đầu kỳ 3442328443 2. Tăng trong kỳ 10.187.396.044 - Trích từ lợi nhuận để lại 10.1169.146.044 - Tổng Công ty cấp 18.250.000 3. Giảm trong năm 12.402.375.025 - Trả thưởng cho công nhân 12.402.375.025 -Mua sắm máy móc sử dụng trong phúc lợi trong công ty 120.340.571 4. Số dư cuối kỳ 2010897450 Người kiểm tra: NTT Ngày kiểm tra: 20/03/03. Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu số nghiệp vụ trả thưởng cho công nhân viên để kiểm tra chi tiết nhằm đảm bảo các mục tiêu: Phản ánh đúng số tiền, hiệu lực, đúng kỳ. Dùng phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ kiểm toán viên thu được kết quả sau đây. Bảng số 20: Kiểm tra chi tiết quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2002 của Công ty X. Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán. Tên khách hàng: Công ty X Niên độ: 31/12/2002 Khoản mục: 431 Bước công việc: Kiểm tra quỹ phúc lợi khen thưởng Tham chiếu: 011 Người thực hiện: Trang Ngày thực hiện: 26/11/2002 Đơn vị tính: Đồng TT Chứng từ Diễn giải Số tiền VTT STT 1 02/02/2002 32 Thưởng cho Vũ Văn Chung theo QĐ 03 ngày 26/01/2002 của giám đốc Công ty (QĐ03/QĐ TCKT) 382.560(L) 2 05/02/2002 39 Lê Quang Hưng – Thưởng cho CNV theo QĐ số 12/QĐTCKT ngày 28/01/2002 153.285.000(L) 3 12/04/2002 58 Ngô Phương Nga-Thưởng cho CNV theo QĐ số 210/QĐTCKT ngày 01/04/2002 256.375.000(L) 4 21/11/2002 365 Hồ Trọng Lân-Chi nghỉ mát cho CNV 492.585.000(L) (L) Khớp đúng giữa sổ sách và kết quả kiểm toán của KTV. Kết luận: Quỹ khen thưởng phúc lợi đã được trình bày trung thực hợp lý Người kiểm tra: NTT Ngày kiểm tra: 21/03/03.. Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra đối với nguồn vốn xây dựng cơ bản của công ty X trong năm 2002. Nhận thấy số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cuối năm tăng lên 24.525.593.720 số liệu này được KTV soát xét từ chỉ tiêu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong bảng số 14. Cụ thể sự tăng giảm nguồn vốn xây dựng cơ bản được ghi chép trên giấy tờ của KTV như sau: Bảng số 21: Giấy tờ làm việc của KTV. Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Tên khách hàng: Công ty X Niên độ: 31/12/2002 Khoản mục: 441 Bước công việc: Tổng hợp phát sinh Tham chiếu: 015 Người thực hiện: Hùng. Ngày thực hiện: 20/12/2002 Đơn vị tính: đồng Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2002 Số tiền 1. Số đầu năm 12.079.673.970 - Nguồn vốn ngân sách - - Nguồn vốn tự bổ sung 12.079.673.970 2. Tăng trong năm 27.064.608.164 - Tăng do được cấp từ tổng công ty 27.064.608.164 3. Giảm trong năm 2.539.034.444 - Bàn giao công trình cho đơn vị sử dụng - - Nộp Tổng công ty 2.539.034.444 4. Số dư cuối kỳ 36.605.267.690 Người kiểm tra: NTT Ngày kiểm tra: 25/02/03. Kiểm toán viên xem xét việc sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có đúng theo quy định không, xem xét việc hạch toán có đúng chế độ không? xem xét nguồn bổ sung có phù hợp với quy định củ tổng công ty hay không?. Đối chiếu số liệu giữa các chứng từ được lưu trữ với tổng số chi tiết theo dõi nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản với sổ cái và báo cáo kết quả kinh doanh, KTV thấy khoản mục nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được trình bày hợp lý, trung thực. Khảo chi tiết tài khoản chênh lệch tỷ giá. Tiến hành so sánh số dư tài khoản 413 trên số tổng hợp với số dư trên bảng cân đối, KTV sử dụng kết quả của kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, chu trình mua vào và thanh toán, nợ phải trả để xác định tính đúng đắn của các nghiệp vụ và tính chính xác của việc hạch toán các nghiệp vụ nợ, có TK 413. Kiểm toán viên tiến hành tính toán lại một số nghiệp vụ chênh lệch tỷ giá theo phương pháp chọn mẫu và thể hiện trên giấy tờ làm việc của mình như sau: Bảng số 22: Giấy làm việc của KTV Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán kiểm toán Tên khách hàng: Công ty X Niên độ kế toán: 31/12/2002 Tài khoản: 413 Bước công việc: Xác định chênh lệch tỷ giá Tham chiếu: 016 Người thực hiện: TA Ngày thực hiện: 26/01/2003 Tài khoản Số dư nguyên tệ Số liệu trước khi đánh giá lại (1) Số liệu đánh giá lại theo tỷ giá của đơn vị 14.516đ/USD(2) Chênh lệch tỷ giá đơn vị đã đánh giá (3) = (2)-(1) Đánh giá theo tỷ giá BQ liên ngân hàng 14504đ/USD (4) Chênh lệch tỷ giá theo quy định (5)=(4)-(1) TK 1122110-NHCTVN-Chi nhánh TP.HCM 4021,22 58.307.722 58.372.030 64.308 58.323.775 1603 TK 1122250-ABN-AMBRO 35,38 513.201 513.576 375 513.152 -49 TK 1122190-Ngân hàng đầu tư và phát triển 27,12 393.674 393.674 - 393.348 -326 TK 1122230-ANZ 3104,04 45.160.680 45.058.245 102.435 45.020.996 -139.684 TK 3112500-Vay Ngân hàng ABN AMBRO 915.000 13281225000 Không Không 1.327.116.000 -10.065.000 TK 3313100-Công ty Fam-Đức 121.405 1701284250 1.762.314.980 61.030.730 1.760.858.120 59.573.870 TK 3313200 Công ty FCB-Pháp 319.760 4418513554 4.641.636.160 223.122.606 4.637.799.040 219.285.486 TK 3313300 -công ty Havel and Bockes-Đức 86.350 1198010242 125.345.600 55.446.358 1.252.420.400 54.410.158 TK 3412800- Banyue de Nevflfe 5447668,23 78991189335 7.907.835.227 87.162.692 79.012.980.008 21.790.673 Ký hiệu V: Khớp với chứng từ gốc và sổ chi tiết. Người kiểm tra: NTT Ngày kiểm tra: 20/02/03. Đơn vị đã hạch toán có TK 413 là : 87.162.692 đ. Số liệu chênh lệch tỷ giá đánh giá lại kiểm toán xác định lại là : 21.790.673 đ. Như vậy chênh lệch một lượng: 65.372.019 đ. Kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh: Nợ TK 1122,311,331,341 : 65.372.019 đ Có TK 413 : 65.372.019 đ. Sau khi đưa ra bút toán điều chỉnh và được khách hàng chấp nhận công việc kiểm toán khoản mục chênh lệch tỷ giá được hoàn tất, KTV kết luận số dư trên tài khoản 413 được phản ánh trung thực và hợp lý trên Báo cáo tài chính. - Soát xét chi tiết tài khoản lãi chưa phân phối: Thực chất việc kiểm tra là chưa phân phối là tiến hành đối chiếu kiểm tra sự tăng giảm lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh, sổ cái theo các bước cụ thể: + Kiểm tra tính chính xác của chỉ tiêu lợi nhuộn thực hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Kiểm tra tình hình sử dụng lợi tích trong năm của công ty. + Kiểm tra tính chính xác của các số hiệu trên Báo cáo tình hình phân phối lợi tức. Kiểm tra viên tiến hành tính toán lại chỉ tiêu doanh thu, chi phí trên Báo cáo kết quả kinh doanh sau khi đã điều chỉnh các nghiệp vụ có sai sót được phát hiện trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính từ đó tính ra số lợi tức thực hiện sau đó so sánh với chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của Công ty X. Song song với việc tính toán lại KTV cũng kiểm tra việc thực hiện (sử dụng) lợi tức trong năm cuả Công ty X (Dựa trên các biểu bảng phân chia lợi tức của ban giám đốc). Bảng số 23: Chi tiết tăng giảm lợi nhuận chưa phân phối của Công ty X. Khách hàng: Công ty X Tham chiếu: 0.12 Niên độ kế toán: 31/12/2001 Người thực hiện: TA Tài khoản: 412 Ngày thực hiện 6/12/2003 Bước công việc: Xác định lợi nhuận chưa phân phối Đơn vị: đồng Lợi nhuận chưa phân phối Số tiền 1. Tăng trong năm 193.954.811.182 - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 188.371.665.161 - Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính - - Lợi nhuận bất thường 5.583.146.021 2. Giảm trong năm 86.010.393.367 - Nộp thuế 54.562.000.000 - Trích lập quỹ 31.448.393.336 - Nộp lên Công ty - Số dư cuối kỳ 107.944.417.815 ý kiến của kiểm toán viên: Đơn vị đã hạch toán theo đúng quy định và đầy đủ lợi nhuận chưa phân phối. Người kiểm tra: NTT. Ngày kiểm tra: 12/03/03 Công ty Cổ phần Y: Chương trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần có sự điều chỉnh linh hoạt và tập trung vào những đặc điểm sở hữu vốn của công ty cổ phần. Tuy nhiên các công việc trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán cũng được tiến hành tương tự như công ty X. Với loại hình là công ty cổ phần, KTV tập trung soát xé sự hình thành vốn, tình hình tăng giảm nguồn vốn kinh doanh trong năm, trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận. Theo đó phương pháp kiểm toán được sử dụng là kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ trên sổ chi tiết, các chứng từ, đối chiếu so sánh với sổ tổng hợp kết hợp phân tích tính toán tìm ra chênh lệch và đưa ra các bút toán điều chỉnh. Do công ty cổ phần Y được thành lập từ việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước, do vậy nguồn vốn bao gồm từ nguồn vốn tự có (vốn nhà nước chuyển sang) và vốn của các cổ đông để kiểm toán nguồn vốn, quỹ trước hết kiểm toán viên thu thập bảng tổng hợp nguồn vốn chủ sở hữu tại điểm cuối năm và xem xét sự biến động của nó. Mặt khác thời điểm thực hiện cổ phần hoá là ngày 31/03/2001 do vậy chương trình kiểm toán của các KTV được tiến hành cho niên độ kế toán từ 31/03/2001 đến 31/12/2002. Trong bảng 29 cho thấy tình hình tăng giảm nguồn vốn và quỹ trong năm. KTV tiến hành thu thập các chỉ tiêu của nguồn vốn, quỹ được thể hiện trên giấy tờ làm việc. Bảng số 24: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Khách hàng: Công ty Y Tham chiếu: 0.1.8 Niên độ kế toán: 31/12/2001 Người thực hiện: Trang. Khoản mục: Nguồn vốn chủ sở hữu Ngày thực hiện 21/12/2002 Bước công việc: Kiểm tra chi tiết Đơn vị: Đồng Nguồn vốn chủ sở hữu Số tiền (VNĐ) I. Nguồn vốn, quỹ 19139032438 1. Nguồn vốn kinh doanh 15253300121 2. Chênh lệch tỷ giá 167061232 3. Chênh lệch đánh giá lại tài sản. - 4. Quỹ đầu tư phát triển 1.697.807.187 5. Quỹ dự phòng tài chính 444.198.495 6. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm - 7. Lợi nhuận của phân phối 470.323.223 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 1106342180 9. Nguồn vốn đầu tư XDCB. - II. Kinh phí sự nghiệp - 1. Quỹ quản lý của cấp trên - 2. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ Tổng 19139032438 Người kiểm tra: NTT. Ngày kiểm tra: 10/03/03. Trong năm, để kiểm tra sự tăng giảm của các tài khoản liên quan đến nguồn vốn, quỹ, kiểm toán viên tập hợp các chứng từ liên quan đến nguồn vốn, quỹ, xem xét các nghiệp vụ liên quan đến sự biến động đến nguồn vốn, quỹ. Trong kỳ với quỹ đầu tư phát triển có sự tăng lên trong quý I đó là: Do trích từ lợi nhuận: 386.750.000 đồng, do Bộ thương mại thưởng số tiền 30.000.000 đồng và trích từ quỹ khen thưởng phúc lợi số tiền 220.485.499 đồng. Kiểm toán viên thu thập đủ chứng từ và quyết định tăng số tiền 619.235.199 đồng cho quỹ đầu tư phát triển. Trong quá trình thu thập xem xét, kiểm toán viên lưu giữ vào hồ sơ kiểm toán quyết định trích lập quỹ đầu tư phát triển của Hội đồng quản trị tại công ty Y. Kiểm toán viên thu thập bảng tổng hợp vốn chủ sở hữu. Bảng số 25: Tình hình tăng giảm vốn, quỹ Chỉ tiêu Số đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Số cuối năm Tổng số Quý I 3 quý cuối năm Tổng số Quý I 3 quý cuối năm I. Nguồn vốn kinh doanh 10800000000 6690573348 4078464102 26121092246 1517273227 - 1517273217 15253300121 II. Các quỹ 3803961477 7789133490 1788879621 6000253869 9261504443 2174971640 7086532803 2142005682 1. Quỹ đầu tư phát triển 2517207611 7563697256 1697807187 5865890069 9261504443 2174971640 7086532803 1697807187 2. Quỹ dự phòng tài chính 218762261 225436234 91072434 134363800 - - - 444198495 III. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - - - - - - - - Bảng số 26: Lợi nhuận chưa phân phối Đơn vị: Đồng Nội dung Quý 1 3 quý trong cuối năm Tổng cả năm 1. Lợi nhuận chưa phân phối còn đầu kỳ 470323223 - 470323223 2. Lợi nhuận sau thuế TNDN thực hiện trong kỳ 1983190981 9888511127 - - Lợi nhuận sau thuế từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1983190981 8615239487 10598430468 - Lợi nhuận thu được từ tính bán cổ phiếu - 1273271640 1273271640 3. Phân phối lợi nhuận trong kỳ 2453514204 9888511127 1234225331 - Tạm chia cổ tức cho cổ đông 641284400 2586503000 3227787400 - Tạm trích quỹ đầu tư phát triển 619235199 6944462057 7563697256 - Tạm trích quỹ dự phòng tài chính 125003000 319195495 444198495 - Tạm trích quỹ khen thưởng 1067991605 38350575 1106342180 4. Lợi nhuận còn lại cuối kỳ. - - - Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết tài khoản nguồn vốn kinh doanh và được tổng hợp trên bảng tổng hợp tài khoản 411 như sau: Bảng số 27: Bảng tổng hợp khoản mục "nguồn vốn kinh doanh" Đơn vị: Đồng TK đối ứng Tổng (QII+QIII+QIV) Quý II Quý III Quý IV Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có 414 837123908 6690573348 - 6198610 - 1756097690 873123908 4919277048 421 644149319 - - - - - 644149319 - ồ 1517273227 6690573348 - 6198610 - 1756097690 1517273227 4919277048 Dư đầu kỳ (dư có) : 10800000000 Phát sinh tăng : 6.690.573.348 Phát sinh giảm : 1.517.273.227 Dư cuối kỳ : 15253300121. Kiểm toán viên kết luận dư cuối kỳ của nguồn vốn kinh doanh là trung thực và được trình bày hợp lý. Dùng phương pháp kiểm tra chi tiết với tài khoản 413 được tiến hành tương tự tài khoản nguồn vốn kinh doanh kiểm toán viên thu được kết quả sau: Bảng 28: Giấy tờ làm việc của kế toán viên Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Tên khách hàng: Công ty Y Tham chiếu: O11 Niên độ: 31/12/2002 Người thực hiện:TA Khoản mục: 413 Ngày thực hiện: 31/12/2002 Bước công việc: Kiểm tra chi tiết TK đối ứng Tồng Quý II Quý III Quý IV Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có 331 12.829 47.823 - 35.715 12.829 - - 12.108 711 35.715 - 35.715 - - - - - 811 - 12.829 - - - 12.829 - - 1122 23151664 167059624 23151664 42793650 - 12117793 - 122548181 Tổng 23210208 167120276 23187379 42429365 12.829 12130622 - 122560289 Đối chiếu với bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31/3/2002 bảng số 29, 30 kiểm toán viên thu được: Dư đầu kỳ (dư có): 23.141.164 Phát sinh tăng: 167.120.276 Phát sinh giảm: 23.210.208 Dư cuối kỳ: 167.061.232 Kiểm toán viên đưa ra kết luận: Khoản mục chênh lệch giá được trình bày trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính. Người kiểm tra: NTT. Ngày kiểm tra:12/01/03. Đối với quỹ dự phòng tài chính là một quỹ bắt buộc theo Thông tư số 11/2000/ TT - BTC ngày 01/2/2002 của Bộ Tài chính. Do vậy kiểm toán viên kiểm tra sự phối hợp và trung thực của quỹ dự phòng tài chính Bảng số 29: Giấy làm việc của kiểm toán viên Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán, kiểm toán Tên khách hàng: Công ty Y Tham chiếu: O.13 Niên độ: 31/12/2002 Người thực hiện: Hùng Khoản mục: 415 Ngày thực hiện: 31/12/2002 TK đối ứng Tổng Quý II Quý III Quý IV Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có 412 - 134.363.800 - 97.000.000 - 37.363.800 - - ồ - 134.363.800 - 97.000.000 - 37.363.800 - - Tài khoản 415 "quỹ dự phòng tài chính" sau khi soát xét Dư có: 218.762.261 Phát sinh tăng: 225436234 Phát sinh giảm: 0 Dư cuối kỳ: 444.198.495 Kiểm toán viên nhận thấy quỹ dự phòng tài chính đã được tính toán và trình bày trung thực, hợp lý. Người kiểm tra: NTT. Ngày kiểm tra: 2/02/03. Tiếp tục công việc kiểm toán tại Công ty Y kiểm toán viên tiến hành thu thập các chỉ tiêu tài chính liên quan đến các quỹ để tiến hành đối chiếu so sánh làm cơ sở để ra kết luận. Bảng số 30: Giấy tờ làm việc của kiểm toán Công ty tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Tên khách hàng: Công ty Cổ phần Y Tham chiếu: O16. Niên độ kế toán: 31/12/2001 Người thực hiện: Trang. Khoản mục: Nguồn vốn, quỹ Ngày thực hiện 31/12/2002 Bước công việc: Tổng hợp. Nguồn vốn chủ sở hữu Số tiền I. Nguồn vốn, quỹ 19139032438 1. Nguồn vốn kinh doanh 12253300121 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - 3. Chênh lệch tỷ giá 167.061.232 4. Quỹ đầu tư phát triển 1.697.807.187 5. Quỹ dự phòng tài chính 444.198.495 6. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm - 7. Lãi chưa phân phối 470.323.223 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 1.106.942.180 9. Nguồn vốn đầu tư XDCB - II. Kinh phí sự nghiệp - 1. Quỹ quản lý của cấp trên - 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp - 3. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ - Tổng 19139032438 KTV kết luận nguồn được trình bày hợp lý trên sổ sách. Người kiểm tra: NTT. Ngày kiểm tra: 10/01/03. Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết đối chiếu với tài khoản 414 "Quỹ đầu tư phát triển" công việc kiểm toán hướng vào việc trích lập quỹ đầu tư phát triển có đúng quy định và sự biến động quỹ đầu tư phát triển có trung thực, chính xác không. Trong năm quỹ đầu tư phát triển được bổ sung và chi tiêu hợp lý, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, mua cổ phiếu, góp cổ phần, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công nhân viên. Soát xét quỹ đầu tư phát triển kiểm toán viên thu thập quyết định về trích lập qũy đầu tư phát triển. Bảng số 31: Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Khách hàng: Công ty X Tham chiếu: O.21 Niên độ kế toán: 31/12/2001 Người thực hiện: Thọ Khoản mục: 414 Ngày thực hiện 31/2/2002 Bước công việc: Kiểm tra chi tiết Đơn vị: 1000 đ Tài khoản đối ứng Tổng Quý I Quý II Quý III Quý IV Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có 411 6690573348 873123908 - - 619861 - 1765097690 - 4919277048 873123908 521 873123908 6208408895 - 1697807187 - 1475029454 - 709912200 873123908 2325660054 3388 - 2174971640 - - - - - - - 217997164 Tổng 7563697256 9261504443 - 1697807187 619861 1475029454 1765097690 709912200 579240045 6537875562 Soát xét chứng từ và thực hiện tính toán kiểm toán viên thu thập được số dư cuối kỳ của tài khoản 414 là 1.697.801.187 đồng. Từ đố kiểm toán viên đưa ra kết luận, quỹ đầu tư phát triển đã được trình bày trung thực hợp lý. Người kiểm tra: NTT. Ngày kiểm tra:15/02/03. Về công việc kiểm toán cổ tức. Trọng tâm của cuộc kiểm toán cổ tức là nhằm vào các nghiệp vụ hơn là nhằm số dư cuối kỳ. Theo đó kiểm toán viên đặc biệt quan tâm đến nghiệp vụ ghi sổ phải được phê chuẩn trước đó. Sự phê chuẩn được kiểm toán viên kiểm tra bằng cách xem xét các biên bản họp của hội đồng quản trị về số tiền cổ tức của mỗi cổ phiếu và về ngày của mỗi cổ phiếu. Kiểm toán viên có thể tính toán lại cổ tức đã trả dựa trên các sổ theo dõi cổ tức của khách hàng mà công ty lưu giữ. Việc kiểm tra là không phức tạp và được các kiểm toán viên thực hiện thông qua số lượng cổ phiếu được hưởng lợi nhuận và phần trăm lợi nhuận được hưởng. Chẳng hạn trong năm 2002, Hội đồng quản trị tại Công ty đã họp và đưa ra quyết định về mức lợi nhuận cho cổ phiếu, theo đó tỷ lệ lợi nhuận được trả số là 6,8% tương đương. Số tiền là: 10,08 tỷ x 6,8% = 0,68544 tỷ đồng. Thông qua kiểm tra sổ chi tiết theo dõi cổ tức phải trả cho phòng kế toán quản lý, kiểm toán viên xác nhận cổ tức đã được chi trả đúng kỳ và đúng giá trị. Để kiểm tra quá trình chi trả có đúng đối tượng và số tiền cho từng nhà đầu tư có đúng không, kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ chi trả cổ tức dựa trên sự xét đoán của kiểm toán viên thu được kết quả sau: Bảng số 32: Giấy tờ làm việc của kế toán viên Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Khách hàng: Công ty Y Tham chiếu:O.16 Niên độ: 31/12/2001 Người thực hiện: Vinh. Khoản mục: Kiểm toán cổ tức. Ngày thực hiện: 31/12/2002 Nội dung: Chọn mẫu TT Chứng từ Diễn giải Số tiền 01 25/09/01 53 Chi trả cổ tức cho Lê Văn Năm theo QĐ của HĐBT 918.000(l) 02 02/09/01 41 Chi trả cổ tức cho Vũ Hồng Cường theo QĐ của HĐBT 4.184.612(l) 03 3/10/01 76 Chi trả cổ tức cho Nguyễn Trọng Thanh theo QĐ của HĐBT 6.422.328(l) 04 15/10/01 92 Chi trả cổ tức cho Công ty Giấy An Sơn theo QĐ của HĐBT 91.800.0009(l) 05 02/12/01 132 Chi trả cổ tức cho HTX dịch vụ vận tải HAPACO theo QĐ của HĐBT 70.355.520(l) l: Cộng dồn trên sổ nhập ký chi tiền đúng Kiểm toán viên kết luận: Các nghiệp vụ chi trả lợi nhuận cổ phiếu được tích luỹ và phản ánh trung thực. Người kiểm tra: NTT. Ngày kiểm tra:20/02/03. * Kết thúc kiểm toán: Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán, được tiến hành sau khi kiểm toán đưa ra các bài toán điều chỉnh chênh lệch, xem xét các sự kiện phát sinh sau khi lập báo cáo tài chính, đánh giá tính đầy đủ hợp lý của các bằng chứng kiểm toán và soát xét xem xét lần cuối giấy tờ làm việc của kiểm toán viên, để đi đến lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý. KTV tiến hành thảo luận với ban lãnh đạo khách hàng để đi đến thống nhất từ đó hoàn thiện và phát hành chính thức báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Trong trường hợp đơn vị khách hàng trong quá trình được kiểm toán KTV phát hiện ít sai sót và không ảnh hưởng trọng yếu, KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần được thể hiện trên báo cáo kiểm toán. Dưới đây là một mẫu báo cáo kiểm chấp nhận toàn phần toán do AASC lập gửi cho công ty khách hàng. Bảng số 33: Báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán Về Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc Ngày 31/12/2002của Công ty Kính gửi : Ban Giám đốc Công ty X Chúng tôi đã kiểm toán Báo cáo tài chính gồm: Bảng Cân đối kế toán tại ngày 31/12/2002, Kết quả hoạt động kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2002 của Công ty X được lập ngày 28/02/2003 không từ trang 3 đến trang 32 kèm theo. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính thuộc trách nhiệm của Giám đốc Công ty X. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các Báo cáo này căn cứ trên kết quả kiểm toán của chúng tôi. Chúng tôi đã thực hiện việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực Kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý rằng các Báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Chúng tôi đã thực hiện việc kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trong Báo cáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát các Báo cáo tài chính. Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra các cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi. ý kiến của kiểm toán viên Theo ý kiến của chúng tôi, xét trên các khía cạnh trọng yếu, Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Công ty X tại ngày 31/12/2002, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính 2002; các báo cáo được lập phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các qui định pháp lý có liên quan Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Giám đốc Kiểm toán viên Phần III Những bàI học kinh nghiệm và phương pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tàI chính tại AASC 3.1 Những bài học kinh nghiệm thực tiễn trong kiểm toán chủ sở hữu tại Công Ty Dịch Vụ Tư Vấn Tài Chinh Kế Toán và Kiểm Toán (AASC). Sự hình thành và phát triển của công ty AASC đã sang năm thứ 13, đưa công ty thành một trong những công nghiệp hàng đầu và dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao tại Việt Nam. Để đạt được những thành công đó một phần công ty không ngừng hoàn thiện chương trình kiểm toán của mình, xây dựng ngày một tốt hơn chương trình kiểm toán. Trong quá trình phát triển công ty luôn quan tâm đến chiến lược xây dựng chương trình kiểm toán. Có thể thấy những điểm mạnh trong chương trình kiểm toán cuả AASC được thể hiện những điểm sau: *Việc cụ thể hoá các giai đoạn của một cuộc kiểm toán được phù hợp. Một cuộc kiểm toán tài chính thông thường được chia làm ba giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Công việc cụ thể được tiến hành bao gồm: Việc thực hiện trước kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, lập kế hoạch kiểm toán cụ thể, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và công việc thực hiện sau kiểm toán. Đây là chuỗi công việc gắn kết với nhau xuyên suốt cuộc kiểm toán, có mối quan hệ mật thiết với nhau vì một mục đích cuộc kiểm toán được thực hiện tốt. - Công việc thực hiện trước kiểm toán. Trong bước công việc này, kiểm toán viên nhanh chóng tiến hành để thu thập các thông tin về ngành ngề kinh doanh của doanh nghiệp, giúp KTV phát hiện ra các lĩnh vực quan trọng của rủi ro kiểm toán. Các thông tin này sẽ giúp KTV đề ra các lĩnh vực quan trọng để tìm ra các rủi ro. Các thông tin được thu thập bao gồm: Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp, các thông tin chung về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, các thông tư, quy định, quy định chế độ mà doanh nghiệp đang áp dụng, môi trường kiểm soát nội bộ, các số dư tài khoản quan trọng …các tài liệu này được thu thập và lưu trữ và đối chiếu trong suốt cuộc kểm toán. Công ty xây dựng được hồ sơ kiểm toán chuẩn để lưu trữ và theo dõi các giấy tờ là việc của KTV giúp cho các KTV và người soát xét công việc kiểm toán tiến hành nhanh, chính xác. - Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát: Kế hoạch kiểm toán tổng quát liên quan nhiều đến việc thu thập tài liệu đã nêu trong bước chuẩn bị. Kiểm toán viên phải xem xét các thông tin đó để xác định các lĩnh vực rủi ro kiểm toán và để sơ bộ đánh giá tầm quan trọng của các thông tin do việc đánh giá rủi ro và xác định tầm quan trọng của các thông tin. Được thực hiện bằng cách xem xét các thông tin đã thu thập được trong bước khảo sát. Kiểm toán viên đặc biệt chú ý tới các hoạt động mới có thể làm phát sinh các nhu cầu hạch toán hay nghiệp vụ báo cáo mới. Ơ bước công việc này Công ty kiểm toán đã đưa ra được một chiến lược chung cho cuộc kiểm toán bao gồm mục đích cuộc kiểm toán, nghành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, rủi ro và tầm quan trọng, các yêu cầu về việc bố trí nhân sự phù hợp cho cuộc kiểm toán. -Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể. Đây là công việc quan trọng có tính chất quyết định đến thành công của cuộc kiểm toán, và đã được các chuyên gia thiết kế chương trình kiểm toán tiến thành cẩn thận và quan tâm đặc biệt. AASC đã thực hiện tốt việc lập kế hoạch kiểm toán cụ thể xây dựng các kế hoạch kiểm toán chuẩn cho nhiều cuộc kiểm toán, làm tốt công việc từ xác định mục tiêu của từng lĩnh vực, khoản mục, giao trách nhiệm cho từng thành viên kiểm toán và phối hợp các công việc trong lập kế kế hoạch cụ thể được chặt chẽ. Việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết dựa trên một phương pháp kiểm toán thích hợp về bản chất, thời gian và phạm vi của cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó do Công ty có mối quan hệ mật thiết với nhiều chuyên gia trong vầ ngoài nghành kiểm toán nên thuận lợi cho công việc lấy ý kiến chuyên gia trong những lĩnh vực mà KTV còn hạn chế. Kế hoạch kiểm toán cụ thể là chương trình kiểm toán cụ thể nhất được thể hiện trên giấy tờ, tuy nhiên không cứng nhắc và rập khuôn mà có những điểm mở cho phép KTV tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp từng cuộc kiểm toán. -Thực hiện kiểm toán: Đây là giai đoạn thứ hai trong cuộc kiểm toán với mục đích là thu thập các bằng chứng kiểm toán hình thành các kết luận chuẩn bị cho báo cáo kiểm toán. Việc thu thập các bằng chứng kiểm toán tại công ty AASC mang tính đầy đủ và xác đáng. Tại công ty đã thực hiện tốt giai đọan thực hiện kiểm toán từ việc thực hiện các thủ tục kiểm soát, thực hiện các thủ tục phân tích, thực hiện các kiểm tra chi tiết trong báo cáo tài chính của công ty khách hàng từ đó đưa ra những bằng chứng tin cậy. Trong quá trình thực hiện công ty đã có sự linh hoạt trong cách thức thu thập bằng chứng kiểm toán và xắp xếp theo thứ tự ưu tiên của bằng chứng kiểm toán giúp cho quá trình kiểm toán thực hiện một cách khoa học và người soát xét cũng tiến hành dễ dàng. - Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán. Kết thúc kiểm toán, KTV tiến hành soát xét lại các kết quả đã thu được chuẩn bị lập Báo cáo kiểm toán. Một thực tế đó là nếu KTV chỉ thu thập các bằng chứng thôi thì điều đó không đủ làm cơ sở cho Báo cáo kiểm toán. KTV phải rút ra các kết luận từ các bằng chứng đó, quá trình này được AASC đánh giá quan trọng và hoàn thiện tốt ngay từ khâu xắp xếp các bằng chứng thu thập được phân tích mối liên hệ giữa các bằng chứng thu thập được đưa ra ý kiến xác đáng hình thành nên kiến nghị. Báo cáo kiểm toán và thư quản lý là kết quả của cuộc kiểm toán được quan tâm xây dựng nhằm cung cấp cho khách hàng những nhận xét xác đáng, những tư vấn có chất lượng trong hoạt động của khách hàng. Thông qua cuộc kiểm toán khách hàng sẽ được chấn chỉnh tình hình tài chính kế toán được tốt hơn và áp dụng các chế độ tài chính kế toán đúng đắn và kịp thời. - Công việc thực hiện sau kiểm toán. Công việc kiểm toán được xem là kết thúc sau khi công ty kiểm toán gửi báo cáo kiểm toán và thư quản lý cho khách hàng, tiến hành thanh lý hợp đồng giữa hai bên. Tuy nhiên hoạt động kiểm toán tại AASC có nét đặc thù riêng, đó là sau khi kết thúc cuộc kiểm toán AASC vẫn có sự liên hệ với khách hàng. Sự liên hệ này một mặt là xem xét các kiến nghị của kiểm toán viên được thực hiện như thế nào tại đơn vị, mặt khác là có sự điều chỉnh cần thiết khi đơn vị khách hàng có những biến động lớn nào vào thời điểm sau lập báo cáo kiểm toán như khoản nợ vay không phải trả nữa, có sự khai khống trên báo cáo tài chính của đơn vị…Tại công ty hồ sơ kiểm toán được lưu trữ tốt tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc kiểm toán các năm sau. *Về quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu do AASC thực hiện. Quy trình kiểm toán vốn chủ sở hữu của AASC được xây dựng dựa trên các quy định của nhà nước về nguồn vốn chủ sở hữu và không ngừng được hoàn thiện trong quá trình thực hiện kiểm toán thực tiễn. Xác định nguồn vốn chủ sở hữu là một khoản mục quan trọng trên bảng cân đối kế toán, cũng như khách hàng cần kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu ngày một tăng. Xuất phát từ đặc điểm của nguồn vốn chủ sở hữu là những nghiệp vụ lớn xong ít xảy ra trong suốt quá trình kinh doanh, do đó trong quá trình kiểm toán phải tiến hành kiểm toán toàn diện, kiểm tra chi tiết trên sổ sách kế toán với tiến hành điều tra phỏng vấn, thu thập các quyết định, điều lệ có liên quan đến vốn chủ sở hữu. Tại AASC đã xây dựng và hoàn thiện chi tiết cho khoản mục vốn chủ sở hữu cho từng loại hình doanh nghiệp. Theo đó, đối với các doanh nghiệp nhà nước KTV cần kiểm tra các quyết định cấp vốn ban đầu, các quyết định cấp vốn từ tổng công ty. Các quyết định cấp vốn bổ xung chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp được giao thêm nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh, điều ngược lại khi vốn của doanh nghiệp bị giảm đi. Đối với Công ty cổ phần, bên cạnh việc xem xét hệ thống sổ sách kế toán thì điều quan trọng là các quyết định phát hành cổ phiếu, quyết định xem xét các quyết định phân chia lợi nhuận cổ phiếu của Hội đồng quản trị… Đối với công ty liên doanh cần xem xét các biên bản góp vốn liên doanh, tiến hành gửi thư xác nhận đến các bên tham gia liên doanh, xem xét các biên bản chuyển nhượng góp vốn liên doanh giữa các bên cũng như hình thức phân phối lợi nhuận của công ty. Trên cơ sở có được những vấn đề chính như vậy, Công ty đã xây dựng được quy trình thực hiện kiểm toán hợp lý cho quá trình thực hiện kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu. Tại công ty trong quy trình xây dựng đề cương kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu đánh giá cao các mục tiêu của cuộc kiểm toán vốn chủ sở hữu: Sự tồn tại tính trọn vẹn, sự phân loại. Theo đó, khi tiến hành kiểm toán mục đích đã được xác định rõ đó là chỉ tiêu nguồn vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán đã thể hiện tất cả và duy nhất các nguồn vốn, quỹ của doanh nghiệp tại thời điểm trong bảng cân đối kế toán không? Nguồn vốn, quỹ đã được phân loại và miêu tả chính xác không? Quyền và nghĩa vụ về nguồn vốn, quỹ có đảm bảo không? Kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu là một mắt xích trong kiểm toán báo cáo tài chính, nó có liên quan đến các phần hành kiểm toán khác, được sử dụng làm kết quả, sự phối hợp cho các cuộc kiểm toán khác. Nghiên cứu về quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu tại AASC cho em những bài học kinh nghiệm quý giá về nội dung của quy trình được thực hiện trong thực tế kiểm toán. Tuy nhiên nó cũng giúp em thấy được những điểm còn tồn tại mà dưới đây em có một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại AASC. 3.2. Hoàn thiện quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính tại AASC. 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu tại AASC. Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức kinh tế hoạt động hết đa dạng và phức tạp. Kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp nhạy bén trong kinh doanh và chấp nhận cạnh tranh và tìm cách chiến thắng để tồn tại và phát triển. Vấn đề đặt ra là ngày càng có nhiều người quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhà nước, chủ đầu tư, khách hàng… Do đó đòi hỏi hệ thống thông tin nhất là thông tin về tình hình tài chính kế toán phải được cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời. Vì thế đòi hỏi hoạt động kiểm toán phải thực sự phát triển, mang tính độc lập cao, đóng vai trò là bên thứ ba đưa ra nguồn thông tin khách quan tin cậy. Quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu cũng không nằm ngoài quy luật đó, do đó việc hoàn thiện là yêu cầu cần thiết và cấp bách. Xu thế hội nhập khu vực và thế giới ngày càng diễn ra sâu sắc, dịch vụ kiểm toán, kế toán cũng không nằm ngoài xu thế đó. Do vậy trong vài năm tới AASC không chỉ cạnh tranh dịch vụ của mình cung cấp với các công ty cùng ngành trong nước mà sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài với công nghệ kiểm toán tiên tiến. Để đứng vững trong cạnh tranh, chiếm được thị phần lớn trong dịch vụ mạng nhiều yếu tố chuyên môn sâu như vậy đòi hỏi ngay từ bây giờ Công ty phải hoàn thiện các quy trình kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu nói riêng. Hoạt động trong một lĩnh vực mới, đi sau các nước phát triển hàng thế kỉ do đó các quy định, chế tài pháp luật liên quan điều hành sự hoạt động của dịch vụ kiểm toán còn thiếu và bất cập. Cùng với xu thế hội nhập, nhà nước ban hành nhiều chuẩn mực, quy định đến kiểm toán do đó quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu cũng phải cập nhật bổ sung cho và thay đổi cho hoàn thiện với tình hình thực tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nhà nước đang trong quá trình xắp xếp lại và đổi mới doanh nghiệp, cũng như thị trường chứng khoán đã hình thành, đòi hỏi quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu phải điều chỉnh phù hợp, đưa ra các thủ tục kiểm toán phù hợp, phát hiện các gian lận, sai sót, đưa ra ý kiến trung thực, tin cậy cho những người quan tâm. 3.2.2. Phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu trong kiểm toán tài chính thực hiện tại AASC. Việc lập kế hoạch kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán được đánh giá là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của cuộc kiểm toán. lập kế hoạch trong kiểm toán đòi hỏi trình độ của những kiểm toán viên giàu kinh nghiệm, dự đoán trước được các tình huống xảy ra. Một kế hoạch kiểm toán là không giống nhau cho các cuộc kiểm toán với những khách hàng khác nhau. Đối với những khách hàng lớn, quy trình lập kế hoạch phải được thực hiện chi tiết và tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, điều đó lại gây lãng phí nếu khách hàng là những đơn vị quy mô không lớn. Ngay trong quá trình thực hiện lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thấy rằng các quy trình dự kiến trong kế hoạch không đem lại bằng chứng phù hợp do ảnh hưởng khách quan và chủ quan. Đó là hạn chế bởi phạm vi cuộc kiểm toán. Mặt khác kiểm toán viên có thể thực hiện được tất cả các quy trình kiểm toán theo dự kiến thì kiểm toán viên phải nhận biết được rằng các quy trình này chỉ được quy định củ thể dựa trên sự hiểu biết về khách hàng tại thời điểm mà kế hoạch được lập ra. - Hướng giải quyết: Đối với khách hàng không giống nhau, trong các cuộc kiểm toán công ty cần có giải pháp xây dựng những kế hoạch kiểm toán phù hợp, sao cho trong quá trình tiến hành không bỏ qua những điểm cơ bản và hoàn thành cuộc kiểm toán chất lượng theo đúng hợp đồng đã ký kết. Công ty kiểm toán nên bồi dưỡng thêm trình độ cho kiểm toán viên để công tác lập kế hoạch kiểm toán được tiến hành nhanh và có hiệu quả, đồng thời triển khai kế hoạch cụ thể hơn cho các thành viên trong đoàn kiểm toán, để kế hoạch đã được lập được hiểu thấu đáo, tiết kiệm chi phí, nâng cao dịch vụ và hiệu quả làm việc *Về chọn mẫu trong kiểm toán Việc chọ mẫu xảy ra trong quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu khi tiến hành kiểm toán các quỹ. Đó là kiểm tra các chứng từ, nghiệp vụ liên quan xãy ra nhiều trong niên độ kế toán. Tại AASC việc chọn mẫu thường dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên thông qua kinh nghiệm hoặc nhận định về mức trọng yếu (do mức trọng yếu được quy định trong một khoảng). Việc chọn mẫu thường tiến hành theo các nghiệp vụ có số dư lớn, theo phương pháp phi sắc xuất. Như thế đối với các kiểm toán viên khi mới vào nghề thì tính mẫu chọn chưa cao, không đại diện cho tổng thể để đi đến kết luận hay thu thập những bằng chứng chứng chưa thuyết phục. - Hướng giải quyết. Công ty kiểm toán nên xây dựng phương pháp chọn mẫu phù hợp dựa trên đánh giá và xây dựng cụ trể mức trọng yếu, xem xét hệ số tin cậy, từ mối quan hệ đó đưa ra một mẫu chọn phù hợp. Trong trường hợp không thu thập các yếu tố chứng thực đầy đủ trên một mẫu chọn. Kiểm toán viên có thể thu thập các yếu tố chứng thực tương đối đầy đủ bằng cách áp dụng các thủ tục kiểm toán thay thế. Ngoài ra kiểm toán viên cũng cần xem xét nguồn gốc, bản chất của các loại sai sót, cũng như ảnh hưởng của các loại sai sót đó đến công tác kiểm toán. Dựa vào tính chất của mẫu đại diện có thể diển dịch các sai sót trong tập mẫu ngẫu nhiên cho tổng thể. Công ty cũng có thể sử dụng các hình thức chọn mẫu khác như chọn mẫu ngẫu nhiên sắc xuất, chọn mẫu theo đơn vi tiền tệ. *Về thu thập bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán được thu thập bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Kiểm tra, quan sát, thẩm vấn, xác nhận, tính toán, phân tích, chọn mẫu …theo ISA 240, các vấn đề làm ra tăng rủi ro, gian lận và sai sót, liên quan đến việc thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, bao gồm: Sổ sách chứng từ đầy đủ, các nghiệp vụ không được ghi chép phù hợp với các thủ tục bình thường, có chênh lệnh lớn giữa sổ sách kế toán và các xác nhận của bên thứ ba, có những mâu thuẩn giữa Báo cáo tài chính và những biến động không thể giải thích được về các tỷ số hoạt động. Trên thực tế hiện nay tại AASC các kiểm toán viên có lúc còn bỏ nhiều thời gian thu thập bằng chứng ở những nơi có độ tin cậy thấp, chưa thu thập được những bằng chứng có tính thuyết phục hoàn toàn. Bằng chứng hiện nay thu thập chủ yếu suất phát từ nội bộ đơn vị được kiểm toán thông qua sổ sạch kế toán, chứng từ hoá đơn tại đơn vị khách hàng. Kiểm toán chủ yếu thông qua các phương pháp kiểm tra tài liệu, tính toán để thu thập bằng chứng kiểm toán là chính, hạn chế dùng phân tích để thu thập bằng chứng kiểm toán. - Hướng giải quyết. -Để thu thập băng chứng đầy đủ, thích hợp đòi hỏi kiểm toán viên phải: +Xác định mục tiêu kiểm toán để đính hướng các bằng chứng cần thu thập. +Thuần thục trong việc sử dụng, kết hợp các phương pháp thu thập bằng chứng phục vụ cho mục tiêu kiểm toán. +Có thời gian nhất định và phương tiện vật chất để tiến hành công việc. +Hiểu biết rõ về hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán. +Có kế hoạch chi tiết phù hợp khi thực hiện thu thập bằng chứng. *Về giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Giấy tờ làm việc là tài liệu quan trọng của kiểm toán viên, được dùng để ghi chép các phát hiện trong quá trình kiểm toán. Dựa vào giấy tờ làm việc kiểm toán viên hình thành các kiến nghị cũng như chứng minh công việc kiểm toán đang thực hiện theo kế hoạch và chuẩn mực. Trong quá trình làm việc của mình, kiểm toán viên chỉ phản ánh trên giấy tờ làm việc các sai sót cùng các bút toán điều chỉnh mà không phản ánh các thông tin về nhiều vấn đề mà kiểm toán viên cho rằng không có sai sót, cũng như các phương pháp kiểm toán được áp dụng, nhiều khi giấy tờ làm việc tách rời không có sự liên kết logic tiện cho nghiệp vụ kiểm tra. -Hướng giải quyết. Để đạt được mục tiêu giấy tờ làm việc là tài liệu quan trọng trong kiểm toán, là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra ý kiến và kiểm tra của kiểm toán viên cao cấp, đòi hỏi việc thiết kế giấy làm việc phải khoa học hơn và ghi chép cụ thể hơn để nguồn thông tin được thể hiện nhiều hơn. Chẳng hạn giấy tờ làm việc của kiểm toán viên phải phản ánh thủ tục kiểm toán, mẫu kiểm toán, ghi lại những nghiệp vụ chênh lệch , nghiệp vụ đã xác minh và xác minh từ đầu. Như vậy kiểm toán viên có thể sử bảng kê chênh lệch và bảng kê xác minh để quá trình thu thập bằng chứng kiển toán được thực hiện có hiệu quả hơn. Dưới đây là mẫu hai bảng kê: Bảng số 34: bảng kê chênh lệch Chứng từ nghiệp vụ Diễn giải Số hiệu Ghi chú mức độ sai phạm Số hiệu Ngày tháng Sổ sách Thực tế Chênh lệch Bảng số 35: Bảng kê xác minh Chứng từ Diễn giải Số tiền đối tượng xác minh Ghi chú mức độ sai phạm Số hiệu Ngày tháng Trực tiếp Gián tiếp *Về kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu được đánh giá là khoản mục quan trọng do đó đòi hỏi cuộc kiểm toán phải tiến hành toàn diện. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, công việc thu thập bằng chứng kiểm toán là tương đối phù hợp thông qua: + Thu thập các bảng tổng hợp của tài khoản vốn chủ sở hữu, phản ánh số dử đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, và dử cuối kỳ, các nghiệp vụ ảnh hưởng đến tình hình tăng giảm vốn. . + Kiểm tra số tổng cộng, đối chiếu số tổng cộng với số các + Đối chiếu số phát sinh với các chứng từ, tài liệu pháp lý có liên quan như lịch trình góp vốn, biên bản góp vốn, biên bản họp Hội đồng quản trị, quyết định cấp vốn của cơ quan cấp trên … + Kiểm tra toàn bộ thay đổi liên quan đến vốn . Bên cạnh đó, trong kiểm toán các quỷ, kiểm toán viên thường tiến hành những thủ tục có sẵn mà rút ngắn việc kiểm tra chi tiết các khoản mục nhỏ trong các quỷ - Hướng giải quyết. Song song với việc thu thập các bằng chứng kiểm tra nguồn vốn, kiểm toán viên cần tiến hành các thủ tục phân tích các tỷ xuất tài chính có liên quan đối với tăng giảm các nguồn vốn đó. Thông qua quá trình phân tích sẽ phát hiện được những đột biến và tìm hiểu nguyên nhân gây nên. Xem xét tính hiệu quả của quá trình đầu tư, sự tăng giảm vốn, đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Các tỷ xuất tài chính mà các kiểm toán viên thường quan tâm là nhóm tỷ xuất bố trí vốn, nhóm tỷ xuất thanh toán, nhóm tỷ xuất đầu tư. Đối với các quỷ trong doanh nghiệp, bên cạnh việc áp dụng đúng quy trình kiểm toán được xây dựng, kiểm toán viên phải linh hoạt và cập nhật thông tin với những quy định trích lập quỷ mới nhất. Nghiên cứu sự biến động bất thường đối với các quỷ, tìm hiểu nguyên nhân. *Về chất lượng cuộc kiểm toán. Ngay tư khi ra đời, dịch vụ kiểm toán đã được nhà nước quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty kiểm toán hoạt động và học hỏi kinh nghiệm từ các Công ty kiểm toán quốc tế, liên đoàn kế toán. Thời điểm đó cùng với sự tăng trưởng của đầu tư nước ngoài, các công ty kiểm toán còn ít, đã tạo điều kiện cho các công ty kiểm toán an tâm trong việc nâng cao uy tín với khách hàng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây khi dịch vụ kiểm soát ngày một phát triển. Nhiều công ty xuất hiện, tinh hình kinh tế gặp nhiều tác động không tốt, để cạnh tranh các công ty kiểm toán thường giảm chi phi kiểm toán dẫn đến thời gian kiểm toán bị cắt giảm, cắt giảm các thủ tục kiểm toán, số lượng các bằng chứng kiểm toán bị thu hẹp lại. Kết quả này dẫn đến rủi ro kiểm toán cao. - Hướng giải quyết. Đây là vấn đề lớn có tính vĩ mô, đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ về phía nhà nước và các công ty kiểm toán. Đó là cần sớm xây dựng các chế tài đánh giá chất lượng kiểm toán và giải quyết các tranh chấp khi sảy ra rủi ro, quy đinh bắt buộc mua bảo hiểm nghề nghiệp kiểm toán cho các kiểm toán viên. Về phía nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp lý về trách nhiệm của công ty kiểm toán đối với chất lượng phục vụ khách hàng như ban hành luật kiểm toán, các quy định về bảo hiểm bắt buộc, các biện pháp chế tài đối với công ty kiểm toán và kiểm toán viên vi phạm. Bộ Tài chính cần sớm ban hành đầy đủ các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt nam, tạo điều kiện cho các công ty kiểm toán có đủ cơ sở hành nghề, trong đó đặc biệt chú trọng đạo đức nghề nghiệp của KTV. Sớm thành lập hiệp hội kiểm toán độc lập nhằm giúp Bộ Tài chính đánh giá và kiểm tra chất lượng của các kĩ thuật viên đang hành nhgề, hỗ trợ các công ty trong quá trình đào tạo KTV. Công ty kiểm toán mà đặc biệt là phòng kiểm soát chất lượng xác định rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn và nâng cao chất lượng kiểm toán, coi đây là tôn chỉ mục đích của toàn nghành, toàn công ty. Định kỳ các công ty kiểm toán cần có những cuộc trao đổi về chuyên môn và giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc phục vụ khách hàng như giá phí, hợp tác kiểm toán, điều chuyển KTV… Kết luận Kiểm toán độc lập thực sự mới xuất hiện ở Việt Nam vào những năm đầu thập kỷ 90, của thế kỷ 20, song với hai chức năng là xác minh và bày tỏ ý kiến hoạt động kiểm toán thực sự đã thực khẳng định vai trò của mình trong việc làm lành mạnh và hướng dẫn hoạt động tài chính kế toán và các dịch vụ có liên quan trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động chủ đạo trong quá trình kiểm toán các bảng khai tài chính. Quy trình kiểm toán khoản mục. Nguồn vốn chủ sở hữu là một công việc khó khăn, khức tạp và có quan hệ mật thiết đến các chu trình khoản mục khác trên báo cáo tài chính. Bởi vì nguồn vốn chủ sở hữu, là yếu tố cơ bản đầu tiên tạo nên các hoạt động kinh tế tại doanh nghiệp. Qúa trình nghiên cứu quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu trong kiểm toán báo cáo tài chính taị Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế koán và kiểm toán (AASC) thực sự là có ích với bản thân em. Đó là sự tiếp cận giữa lý thuyết được trang bị tại trường đại học và thực tiễn sinh động đang diễn ra tại công ty kiểm toán AASC. Từ đó cho em có cái nhìn sâu sắc hơn về những kiến thức đã được học tập và những kiến thức thực tiễn về kiểm toán tài chính, không dừng lại ở những quy trình chung mà chuyên sâu về quy trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu. Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Công ty AASC đã cho em những bài học thực tiễn từ đó đã có những đóng góp ban đầu để hoàn thiện quy trình. Điều đó có được là do nhận được sự chỉ bảo ân cần của thầy giáo Trần Mạnh Dũng, các thầy cô giáo trong khoa kế toán –kiểm toán, chị Thuý Anh trưởng phòng kiểm toán các nghành sản xuất vật chất, chị Phạm thị Hường phó trưởng phòng kiểm toán vật chất cùng các anh chị kiểm toán trong phòng kiểm toán các nghành sản xuất vật chất công ty kiểm toán AASC. Tuy đã có sự nỗ lực trong việc nghiên cứu song không tránh khỏi những thiếu sót do năng lực và thời gian nghiên cứu, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, các anh chị kiểm toán tại công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội tháng 5 năm 2003. Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Hải Tài liệu tham khảo Chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. Chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế. Hồ sơ kiểm toán mẫu tại AASC. Kiểm toán tài chính. Gs.Ts Nguyễn Quang Quynh – NXB Tài chính – tháng 7/2001. Lý thuyết kiểm toán. GS. TS Nguyễn Quang Quynh – NXB Giáo dục-Tháng7/1999. Kiểm toán. Vương Đình Huệ – NXB Tài chính – 1996. 7. Kiểm toán. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Kiểm toán. ALVIN A. ARENS (Tài liệu dịch) 9. Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Nghị định 07 / CP Ngày 29/11/1994. 10. Sổ tay kiểm toán viên AASC. 11. Thực hành kiểm toán báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp. – NXB Tài chính. 12.Tìm hiểu về kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Bùi Văn Mai – NXB Tài chính. 13.Tạp chí kiểm toán. Mục lục Các ký hiệu viết tắt KTV: Kiểm toán viên KSNB: Kiểm soát nội bộ XDCB: Xây dựng cơ bản AASC: Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán ISA: International standard of auditing (chuẩn mực kiểm toán quốc tế).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33566.doc
Tài liệu liên quan