Chuyên đề Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020

Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ, tự tạo việc làm thông qua chính sách hỗ trợ cụ thể về vốn, thuế và thông tin. Ưu tiên, khuyến khích phát triển ngành nghề gia công sản xuất hàng hóa tiêu dùng cho xuất khẩu sử dụng nhiều lao động nữ. Đây là một trong những hướng quan trọng trong khai thác thế mạnh lao động nữ. Với lực lượng lao động đông đảo, người lao động lại cần cù khéo tay và nguyên vật liệu thị trường phong phú Do đó Nhà nước, các cấp chính quyền cần có những chính sách khuyến khích, ưu đãi các cơ sở gia công xuất khẩu đặc biệt là phát triển ngành nghề truyền thống, đồng thời tạo thêm việc làm cho lao động nữ, tạo điều kiện cho họ chăm sóc con cái, phục vụ gia đình. Do trong nông nghiệp sử dụng rất nhiều lao động nữ. Vì vậy, cần có chính sách phát triển nông nghiệp một cách hợp lý để tận dụng nguồn lao động phong phú này. Đầu tư vốn và khuyến khích lao động sản xuất theo hướng tập chung và theo quy mô lớn. Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp được nhiều nước trên thế giới quan tâm khai thác tối đa. Thông qua xuất khẩu lao động sẽ làm giảm bớt gánh nặng về việc làm đồng thời người lao động tiếp nhận được kỹ thuật hiện đại, phương pháp lao động tiên tiến của các nước phát triển. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh khai thác và ký hợp đồng cung ứng lao động đi các nước trong đó xuất khẩu lao động nữ cho các ngành công nghiệp nhe, phục vụ gia đình Để xuất khẩu lao động có kết quả tốt cần thực hiện các biện pháp sau: + Các cơ sở hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh, thành phố được quyền ký với các cơ sở kinh tế nước ngoài, các hợp đồng cung ứng và sử dụng lao động. + Tổ chức tốt việc tuyển chọn lao động, đi học và đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động. Cần cải tiến các thủ tục tuyển chọn lao động đi hợp tác lao động ở các nước trên cơ sở công khai. + Tăng cường các dự án liên doanh liên kết với nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài vào Việt Nam để tạo việc làm cho lao động và lao động nữ trong nước (xuất khẩu lao động tại chỗ). + Chuẩn bị tốt lực lượng lao động đặc biệt là lao động nữ (sức khỏe, trình độ văn hóa và tay nghề) nhằm đáp ứng đầy đủ kịp yêu cầu của thị trường lao động quốc tế.

doc81 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tác động của việc Việt Nam hội nhập kinh tế đến việc làm của lao động nữ đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột sức ép canh tranh lớn với các doanh nghiệp nước ngoài. - Do giảm nguồn thu từ thuế, chính phủ không có nguồn chi, buộc phải giảm cung cấp dịch vụ này. Việc cắt giảm các đối tượng hưởng lợi dịch vụ công cộng/xã hộ theo truyền thống thường do phụ nữ đảm nhiệm. - Việc tăng giá thuốc chữa bệnh, ảnh hưởng đến ngân sách và tài sản của hộ gia đình, trong đó người phụ nữ sẽ chịu tác động lớn. 3. Những tác động tích cực hay tiêu cực của hội nhập dưới góc độ giới còn phụ thuộc vào các đặc điểm riêng của từng quốc gia/ vùng/ khu vực. Theo tôi, tác động của việc gia nhập WTO tới lao động nữ ở các nước đang phát triển là tác động tổng hợp. Những tác động này khác nhau theo vùng, khu vực địa lý và chịu ảnh hưởng của các đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, trình độ của lực lượng lao động… của quốc gia/ khu vực. Do vậy khi xem xét những tác động của việc làm, tiền lương, gánh nặng công việc và nghèo đói dưới góc độ giới cần được nghiên cứu, xem xét trong bối cảnh , hoàn cảnh cụ thể. 4. Những kênh tác động của quá trình hội nhập dưới góc độ giới. Kinh nghiệm của các nước Nam Á và Trung Quốc cho thấy những tác động trên được thể hiện qua những kênh sau: (a) Kênh tác động thông qua việc làm và tiền lương. Tạo thêm /mất đi cơ hội việc làm ở khu vực chính thức/phi chính thức/hộ gia đình, đặc biệt các ngành/khu vực có đông lao động nữ đang làm việc; (b) Kênh tác động thông qua tiêu dùng. Tác động đến toàn bộ nền kinh tế hay chỉ tác động tới một số ngành, đặc biệt các ngành có sử dụng nhiều lao động nữ? Có tác động đến những nữ doanh nhân của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ hay không? (c) Kênh tác động thông qua thu – chi ngân sách nhà nước TƯ/địa phương: Giảm thu ngân sách do giảm thu từ thuế nhập khẩu sẽ tác động đến chi tiêu chính phủ. Kinh nghiệm cho thấy rằng khi ngân sách chính phủ bị suy giảm, các Chính phủ thường có xu hướng cắt giảm các chi phí cho mục đích công cộng như nước sạch, sức khỏe và giáo dục. Hậu quả là gánh nặng công việc của phụ nữ sẽ gia tăng. Khi số lượng và chất lượng các dịch vụ công trên bị suy giảm cũng sẽ có tác động đến hộ gia đình, mà trước hết sẽ tác động đến phụ nữ và trẻ em, đặc biệt trẻ em gái. 5. Những tác động của hội nhập tới việc làm của lao động nữ. (a) Các nhóm lao động nữ có trình độ khác nhau sẽ chịu nhiều tác động khác nhau: Theo lý thuyết của Hecksker-Ohlin, toàn cầu hóa sẽ làm chuyển dịch các ngành sản xuất có hàm lượng sử dụng vốn, công nghệ thấp nhưng lại đang sử dụng nhiều lao động từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Do vậy, ở các nước đang phát triển sẽ có xu hướng tăng cầu lao động phổ thông (không có trình độ CMKT) và tiền lương của nhóm lao động này cũng có xu hướng tăng lên, góp phần thu hẹp khoảng cách tiền lương giữa lao động không có trình độ CMKT và lao động có trình độ CMKT. Như vậy, theo mô hình của Hecksker-Ohlin, lao động nữ và lao động nữ và lao động phổ thông sẽ được hưởng lợi từ toàn cầu hóa nói chung và gia nhập WTO nói riêng nhiều hơn do họ có nhiều cơ hội việc làm với tiền lương cao hơn, khoảng cách giới về việc làm và thu nhập được thu hẹp. Tuy nhiên, cũng có một số lý thuyết khác đưa ra những nhận định trái ngược với Hecksker-ohlin. Lý thuyết về sử dụng công nghệ cho rằng, toàn cầu hóa sẽ làm chuyển dịch cả vốn, công nghệ, công cụ sản xuất tiên tiến từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, như vậy sẽ làm tăng năng suất lao động và tăng nhu cầu lao động có trình độ CMKT. Kết quả của sự chuyển dịch này sẽ làm giảm cầu lao động không có trình độ CMKT, tiền lương của nhóm lao động này có xu hướng giảm tương đối và khoảng cách tiền lương giữa lao động có trình độ CMKT/không có CMKT, giữa lao động nam/lao động nữ sẽ gia tăng. Như vậy, lao động nữ và lao động phổ thông lại đứng trước nguy cơ mất việc làm và giảm thu nhập nhiều hơn lao động nam, khoảng cách về giới trong việc làm sẽ gia tăng thêm. (b) Tác động của gia nhập WTO tới việc làm và tiền lương của lao động nữ khác nhau giữa khu vực/ngành. - Gia nhập WTO sẽ mang lại lợi ích cho lao động nữ nông thôn nghèo Theo mô hình phổ biến của lý thuyết thương mại quốc tế, việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan và trợ cấp của chính phủ sẽ dẫn đến việc gia tăng xuất khẩu, gia tăng vốn đầu tư nước ngoài sẽ làm gia tăng nhu cầu về lao động, mở rộng các cơ hội việc làm và tăng thu nhập của người lao động. Những việc làm mới trong các ngành công nghiệp xuất khẩu có thể không tốt bằng những việc làm ưu đãi đã bị mất đi trong các ngành từng được bảo hộ , tuy nhiên đối với lao động nông thôn, lao động nữ thì đây vẫn là cơ hội việc làm tốt hơn hẳn những sự lựa chọn khác. Gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động nữ tuy nhiên chỉ tập trung trong lĩnh vực/ngành có tiền lương/tiền công thấp, các ngành sử dụng nhiều lao động và khu vực phi chính thức. Nghiên cứu của tổ chức UNIFEM hợp tác với chính phủ Trung Quốc về các thách thức đối với lao động nữ khi Trung Quốc ra nhập WTO đã chỉ ra rằng việc Trung Quốc gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động nữ trong các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến,… Do đó việc làm cho lao động nữ trong các ngành này có cơ hội tăng lên. - Lao động nữ ít có cơ hội tiếp cận việc làm ở các ngành/khu vực sử dụng nhiều vốn/công nghệ và có tiền lương cao. Theo kinh nghiệm Trung Quốc, khi gia nhập WTO lao động nữ gặp nhiều khó khăn hơn so với lao động nam khi tiếp cận với các cơ hội việc làm trong các ngành kỹ thuật, tập trung nhiều vốn và có lương cao như công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy, điện tử. (c) Tác động của gia nhập WTO tới việc làm, thu nhập của lao động nữ trong một số lĩnh vực/ngành sử dụng nhiều lao động nữ: Nông nghiệp: khi ra nhập WTO, do sức cạnh tranh giữa sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu và sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong nước dẫn đến hạ giá thành sản phẩm. Điều đó sẽ có lợi cho người tiêu dùng nhưng sẽ giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. Điều đáng lưu ý là đại bộ phận lao động nữ nghèo đang sống ở vùng nông thôn và đang làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Do vậy, việc làm và thu nhập của một bộ phận lao động nữ đang tham gia sản xuất nông nghiệp. Do vậy, việc làm và thu nhập của một bộ phận lao động nữ đang tham gia sản xuất các sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ trước đây hoặc các sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh sẽ có nguy cơ giảm sút. Dệt-may: Trước mắt sẽ có nhiều cơ hội mở rộng việc làm cho lao động nữ, tuy nhiên đang xuất hiện những nguy cơ, thách thức mới do hàng rào phi thuế quan (chính sách chống bán phá giá, chế độ theo dõi đặc biệt,…) của các nước nhập khẩu. Dịch vụ: gia nhập WTO cũng là cơ hội để phát triển dịch vụ, đồng thời cũng là cơ hội tăng việc làm cho lao động nữ vì tỷ lệ lao động nữ trong hầu hết các ngành dịch vụ đều cao hơn nam giới (du lịch, công nghệ thông tin, y tế và giáo dục). Sự phát triển nhanh chóng của ngành dịch vụ ở nhiều nước đang phát triển như Tanzania, Maldives, Nepal và Uganda đã tạo thêm được rất nhiều việc làm mới cho lao động nữ ở cả khu vực kết cấu và phi kết cấu. Ở Philippin, rất nhiều phụ nữ tìm được việc làm ở nước ngoài trong lĩnh vực y tế. Rất nhiều phụ nữ ở châu Á đã tìm được việc làm mới trong lĩnh vực dịch vụ ở cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt trong ngành giúp việc gia đình và dịch vụ giải trí. Ở ngành dịch vụ công nghệ cao như công nghệ thông tin, viễn thông, công nghiệp phần mềm cũng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 40% đến 70% lao động nữ làm việc trong lĩnh vực phân tích và xử lý dữ liệu ở Ấn Độ và 20% lao động có trình độ làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm ở các nước Châu Á và Châu Mỹ La tinh là lao động nữ. Mặc dù lao động nữ chiếm tỷ trọng khá cao trong nhiều ngành dịch vụ, tuy nhiên, một phần lớn trong số này đảm nhận các công việc có tiền lương thấp, bán thời gian, việc làm tạm thời. Rất ít lao động nữ có vị trí quản lý hoặc các vị trí cao cấp như trong ngành này. Điều quan trọng là cần tăng cường đào tạo cho lao động nữ trong ngành dịch vụ để họ có cơ hội lớn đảm nhận các công việc có chất lượng hơn trong lĩnh vực dịch vụ. Theo một nghiên cứu khác của UNDP, UNIFEM, phụ nữ được coi là một bộ phận chủ yếu của lực lượng lao động dich vụ. Tuy nhiên, khu vực dịch vụ lại có quy mô nhỏ, hẹp và không chính thức. Việc làm cho lao động nữ trong lĩnh vực này cũng thường không ổn định, tạm thời với tiền lương thấp và ít được hưởng lợi ích từ chế độ ưu đãi và phúc lợi xã hội. IV.Thực trạng tác động của quá trình hội nhập tới việc làm của lao động nữ thời kỳ 2000-2006. 1. Lực lượng lao động nữ (LLLĐ) LLLĐ nữ có lợi thế về số lượng: trong nhiều năm qua, LLLĐ nữ luôn chiếm xấp xỉ 50% tổng LLLĐ, đây là một tỷ lệ cao so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, là lợi thế của LLLĐ nữ trong bối cảnh gia nhập WTO. Năm 2006, LLLĐ nữ là 22.149,2 ngàn người, chiếm tỷ lệ 48,59% trong tổng LLLĐ cả nước. Mặc dù tỷ lệ tham gia LLLĐ của LLLĐ nữ có xu hướng giảm nhẹ, xấp xỉ 2% trong thời kỳ 2000-2006, tuy nhiên lại là một xu thế tốt do có một bộ phận đáng kể LLLĐ trẻ chưa vào thị trường ngay mà tiếp tục học lên cao hơn, tạo điều kiện chất lượng LLLĐ cho những năm tới. Chất lượng LLLĐ nữ vẫn hạn chế, tuy nhiên đã thấy xu hướng cải thiện trong giai đoạn 2000-2006: Trình độ học vấn của LLLĐ nữ vẫn thấp hơn so với LLLĐ nam, đây là một bất lợi lớn trong bối cảnh gia nhập WTO vì làm giảm khả năng cạnh tranh của lao động nữ trong thị trường lao động, đặc biệt ở những phân khúc thị trường “tốt”. Năm 2006 có 52,74% LLLĐ nữ có trình độ học vấn tiểu học trở xuống, cao hơn so với tỷ lệ chung của LLLĐ. Ở các mức học vấn thấp, LLLĐ nữ vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trong tổng số LLLĐ mù chữ, nữ chiếm 61,12%; trong tổng số LLLĐ chưa TN TH, nữ cũng chiếm tới 53,79%). Trái lại, ở các cấp trình độ học vấn cao hơn, tỷ lệ LLLĐ nữ lại thấp hơn đáng kể.( biểu 1) Biểu 1:tỷ lệ tham gia LLLĐ theo giới tính giai đoạn 2000-2006 Năm Dân số từ 15 tuổi trở lên (1000ng) LLLĐ (1000ng) Tỷ lệ tham gia LLLĐ(%) Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 2000 25.961,7 28.322,7 19.760,0 19.493,3 76,1 68,8 2001 26.291,8 28.618,1 20.201,6 19.906,1 76,8 69,5 2002 27.221,2 29.402,2 20.753,7 20.279,7 76,2 68,9 2003 28.169,8 30.328,8 21.361,6 20.763,1 75,8 68,5 2004 29.221,8 31.334,9 22.059,1 21.182,9 75,4 67,6 2005 30.143,4 32.298,0 22.757,9 21.624,2 75,4 66,9 2006 31.367,5 33.499,7 23.430,1 22.149,2 74,6 66,1 (Nguồn: số liệu thống kê Việc làm-thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005, NXB LĐXH, 2006; số liệu điều tra lao động – việc làm 2006, bộ LĐ-TBXH). Tuy nhiên điểm đáng mừng là tỷ lệ LLLĐ nữ có trình độ học vấn thấp có xu hướng giảm, tỷ lệ học vấn cao từ THPT có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2000-2006 (biểu 2). Biểu 2: Tình độ học vấn của lực lượng lao động nữ Đơn vị : % Trình độ học vấn 2000 2005 2006 Nam Nữ Nữ/TS Nam Nữ Nữ/TS Nam Nữ Nữ/TS Toàn quốc 100,0 100,0 49,65 100,0 100,0 48,72 100.0 100,0 48,59 Mù chữ 2,97 5,06 62,67 3,06 5,06 61,09 2,64 4,40 61,12 Chưa TNTH 14,65 18,33 55,24 11,98 14,25 53,05 11,13 13,70 53,79 TNTH 29,53 29,04 49,24 28,93 29,23 48,97 33,01 34,64 49,80 TN THCS 33,90 32,07 48,26 33,27 31,84 47,62 28,19 25,42 46,01 TN THPT 18,95 15,50 44,64 22,76 19,62 45,03 24,58 22,27 46,14 (Nguồn: số liệu thống kê Việc làm-thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005, NXB LĐXH, 2006; số liệu điều tra lao động – việc làm 2006, bộ LĐ-TBXH). Trình độ CMKT của LLLĐ nữ vẫn thấp hơn đáng kể so với LLLĐ nam. Năm 2006 có 73,63% LLLĐ nữ chưa qua đào tạo, trong khi đó chỉ có 5,48% LLLĐ nữ có trình độ từ ĐH-CĐ trở lên. So với LLLĐ nam, tỷ lệ LLLĐ nữ chưa qua đào tạo cao hơn gần 10 điểm % nhưng trình độ CĐ, ĐH lại thấp hơn gần 0,5 điểm % (biểu 3). Biểu 3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ theo giới tính năm 2005-2006 Đơn vị: % CMKT 2005 TS Nam Nữ TS Nam Nữ Toàn quốc 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Chưa qua đào tạo 74,67 70,38 79,18 68,45 63,55 73,63 Sơ cấp, học nghề và CNKT không bằng (đào tạo ngắn hạn) 11,56 13,83 9,17 19,35 23,88 14,55 CNKT có bằng 3,54 5,31 1,66 1,91 2,97 0,78 Trung học nghề, THCN 4,73 4,73 4,72 4,55 4,34 4,78 CĐ-ĐH trở lên 5,50 5,74 5,26 5,74 5,98 5,48 (Nguồn: số liệu thống kê Việc làm-thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996-2005, NXB LĐXH, 2006; số liệu điều tra lao động – việc làm 2006, bộ LĐ-TBXH). 2.Việc làm của lao động nữ 2000-2006 Kết quả điều tra Lao động – Việc làm 1/7/2006 cho thấy cả nước có 44,55 triệu lao động nữ từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân, trong đó có 21,66 triệu lao động nữ, chiếm 48,61%. Trong giai đoạn 200-2006, tốc độ tăng trưởng việc làm của lao động nữ thấp hơn tốc độ chung (2,2%/năm so với 2,59%/năm), chất lượng tăng trưởng lại chưa cao, làm cho khoảng cách giới về việc làm giai đoạn 2000-2006 không giảm. Đây có thể là những tác động bất lợi đầu tiên của quá trình hội nhập tới nhóm lao động “hạn chế” hơn về năng lực cạnh tranh như lao động nữ,…Nguyên nhân là do: (i) trình độ học vấn và trình độ CMKT của lao động nữ đang làm việc vẫn thấp hơn so với lao động nam, (ii) định kiến giới trong việc làm, trong tuyển dụng vẫn tồn tại, như tình trạng thích tuyển lao động nam hơn, chỉ tuyển lao động nữ ở ngành nghề mà lao động nam không thích làm. Chất lượng tăng trưởng việc làm của lao động nữ trong giai đoạn 2000-2006 thấp, thể hiện ở 2 điểm: (i) Tỷ trọng việc làm ở những nhóm nghề/công việc giản đơn vẫn rất cao và tiếp tục có xu hướng gia tăng (biểu đồ 1); (ii) Tỷ lệ việc làm ở khu vực tự tạo việc làm, việc làm tại nhà không hưởng lương cũng rất cao (xấp xỉ một nửa việc làm của lao động nữ là ở khu vực này) và xu thế giảm chậm (biểu đồ 2) Tóm lại, giai đoạn đầu hội nhập đã đem lại nhiều cơ hội việc làm cho lao động nữ, góp phần làm cho việc làm của lao động nữ tiếp tục tăng trưởng, mặc dù chỉ là những nghề/công việc giản đơn, kém hấp dẫn ở khu vực tự tạo việc làm, khu vực phi chính thức…Cũng vì vậy, tác động của hội nhập tới việc làm của lao động nữ trong giai đoạn này chưa trầm trọng. Tuy nhiên, theo các mô hình lý thuyết và kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy khi chuyển sang giai đoạn hội nhập sâu hơn, sẽ giảm bớt sử dụng lao động về trình độ, giảm những định kiến giới trong việc làm thì tình trạng mất việc làm, thất nghiệp của lao động nữ rất có thể gia tăng. 3. Xu thế việc làm của lao động nữ trong các ngành theo mức độ ảnh hưởng của hội nhập giai đoạn 1998-2004. (Tính toán từ số liệu VHLSS 1998,2002,2004 và Điều tra Doanh nghiệp GSO) Theo mức độ ảnh hưởng của hội nhập (căn cứ vào tỷ trọng Xuất khẩu của ngành) Trong giai đoạn 1998-2004, việc làm của lao động nữ chưa chịu nhiều tác động của hội nhập vì có tới 3/4 số việc làm của họ thuộc nhóm ngành “không chịu tác động của hội nhập” và “ít chịu tác động hội nhập” (2004). Các ngành có “truyền thống” sử dụng nhiều lao động nũ (như dịch vụ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, hành chính sự nghiệp, hoạt động dịch vụ xã hội cộng đồng, nông – lâm – ngư nghiệp…) lại chính là những ngành ít/không tham gia vào xuất khẩu, hoặc những ngành có mức độ mở cửa thấp theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Vì vậy trong những năm đầu, việc làm của lao động nữ chưa có biến động lớn. Biểu đồ 3: cơ cấu việc làm của lao động nữ trong các ngành theo tỷ trọng XK(%) Nguồn: tính toán của nhóm nghiên cứu, sử dụng số liệu VHLSS,1998,2002,2004 Tuy nhiên, đã xuất hiện xu thế chuyển dịch mạnh việc làm của lao động nữ sang ngành “chịu tác dộng nhiều của hội nhập” như công nghiệp chế biến… Trong cơ cấu việc làm của lao động nữ năm 1998, tỷ trọng việc làm ở ngành có “Chịu tác động nhiều của hội nhập” chỉ đạt 3,3%, đến năm 2002 đã tăng mạnh lên 12,2%, tuy có giảm chút ít xuống 11,2% năm 2004 (biểu ddooi3). Xét về tốc độ tăng trưởng, việc làm của lao động nữ trong ngành “Chịu tác động nhiều của hội nhập” tăng tới 22,4% trong giai đoạn 1998-2004, cao hơn rất nhiều so với tốc độ này của lao động nam là 4,57% (biểu đồ 4) Đáng chú ý là trong nhóm ngành sử dụng nhiều lao động nữ (trung bình 80%). Do vậy, cùng với xu thế chuyển dịch việc làm sang các ngành “chịu nhiều tác động nhiều của hội nhập”, tình hình việc làm của lao động nữ sẽ ngày càng nhạy cảm hơn với hội nhập. Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng việc làm của lao động nữ trong các nhóm ngành theo mức độ hội nhập (%). Nguồn: sử dụng hàm Power để tính toán, sử dụng số liệu VHLSS, 1998,2002,2004. Các ngành “chịu nhiều tác động nhiều của hội nhập”, nói cách khác là ngành có tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu cao có xu hướng sử dụng ít lao động không có trình độ CMKT. Các ngành này chỉ sử dụng 73,78% lao động nữ không có trình độ CMKT, so với tỷ lệ 92,73% của các ngành “chịu tác động ít của hội nhập” (biểu đồ 5). Xu thế này cũng phù hợp với lý thuyết kinh tế cho rằng hội nhập sẽ nhập khẩu công nghệ tiên tiến, sử dụng nhiều lao động có trình độ CMKT. Trong tình hình trình độ CMKT của lao động nữ hiện tại vẫn thấp hơn lao động nam thì đây là xu thế bất lợi cho việc làm của lao động nữ. Biểu đồ 5: tỷ lệ sử dụng lao động chưa qua đào tạo ở các nhóm ngành theo tỷ lệ XK, năm 2004 (%). Nguồn: tính toán của nhóm nghiên cứu, sử dụng số liệu điều tra MSHGĐ, 2004 b) Theo mức độ ảnh hưởng của hội nhập (căn cứ vào tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu của ngành, ngành có tỷ trọng NK càng cao càng chịu nhiều tác động của hội nhập). Trong số lao động nữ làm công ăn lương, 86% làm việc ở các ngành “không chịu tác dộng của hội nhập” hoặc “ít chịu tác dộng của hội nhập”. Tỷ lệ này vẫn có xu thế tăng nhẹ qua các năm. Trong nhóm ngành “ không chịu tác động của hội nhập”, có rất nhiều ngành sử dụng nhiều lao động nữ như dịch vụ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, hành chính sự nghiệp và hoạt động dịch vụ xã hội cộng đồng. Trong nhóm ngành “ít chịu tác động của hội nhập”, các ngành sử dụng nhiều lao động nữ là nông- lâm nghiệp (98%), ngư nghiệp (100%), SX và phân phối điện, nước, ga (84%). Biểu đồ 6: Cơ cấu việc làm của lao động nữ trong các ngành theo mức độ tác động của hội nhập (theo tỷ trọng hàng hóa NK) (%) Nguồn: tính toán của nhóm nghiên cứu, sử dụng số liệu VHLSS, 1998,2002,2004 Các ngành “chịu tác động của hội nhập” có xu hướng giảm mạnh sử dụng lao động nữ chưa qua đào tạo thấp nhất (80,65%), trong khi đó các ngành “ít chịu tác động của hội nhập” có tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo rất cao (gần 90%). Biểu đồ 7: tỷ lệ sử dụng lao động chưa qua đào tạo ở các nhóm ngành theo mức độ tác động của hội nhập theo tỷ lệ NK, năm 2004 (%). Nguồn: tính toán của nhóm nghiên cứu, sử dụng số liệu điều tra MSHGĐ, 2004. Tóm lại, trong giai đoạn đầu của hội nhập/gia nhập WTO, lao động nữ ít có cơ hội tham gia và cũng ít được thụ hưởng những lợi ích mà hội nhập đem lại. Lao động nữ ít có cơ hội làm việc trong ngành hội nhập sớm, mức độ hội nhập cao (tỷ trọng hàng hóa xuất/nhập khẩu lớn) như công nghiệp (trừ công nghiệp chế biến), xây dựng, …Nguyên nhân: (i) các ngành sử dụng nhiều lao động nữ lại thường có mức độ mở cửa chậm hơn (dịch vụ,…); (ii) các ngành có mức độ hội nhập cao thường sử dụng nhiều lao động có trình độ CMKT.Lao động nữ có trình độ CMKT thấp hơn lao động nam sẽ ít có cơ hội tham gia các ngành này. V. Dự báo cung lao động nữ đến năm 2020. 1. Thu thập số liệu Từ số liệu thống kê tại thời điểm 1/4/2009 ta có: Nhóm tuổi Dân số Nam Nữ 0-4 7172242 3682743 3489499 5-9 9033162 4634400 4398762 10-14 9066562 4654315 4412247 15-19 8222280 4141058 4081222 20-24 6925387 3430084 3495303 25-29 6568174 3281300 3286874 30-34 6033706 3003421 3030285 35-39 5586620 2726540 2860080 40-44 4550060 2180363 2369697 45-49 3137258 1465289 1671969 50-54 2104316 964240 1140076 55-59 1787007 782143 1004864 60-64 1747308 759708 987600 65-69 1646775 725600 921175 70-74 1211104 500522 710582 75-79 821749 307069 514680 80+ 709463 230322 479141 Cả nước 76323173 37469117 38854056 Bảng 1.Dân số cả nước tại thời điểm 1/4/1999 theo nhóm tuổi và phân theo giới tính Đơn vị tính: Người Bảng 2. Dân số Việt Nam qua các con số thống kê Năm Dân số trung bình (nghìn người) Tốc độ tăng (%) 1990 66016.7 1.92 1991 67242.4 1.86 1992 68450.1 1.80 1993 69644.5 1.74 1994 70824.5 1.69 1995 71995.5 1.65 1996 73156.7 1.61 1997 74306.9 1.57 1998 75456.3 1.55 1999 76596.7 1.51 2000 77635.4 1.36 2001 78685.8 1.35 2002 79727.4 1.32 2003 80902.4 1.47 2004 82031.7 1.40 2005 83106.3 1.31 2006 84136.8 1.24 2007 85154.9 1.21 2. Xử lý số liệu Từ bảng số liệu dân số năm 1999, tiến hành dự báo dân số trong tương lai bằng cách chuyển dân số theo từng nhóm tuổi từ năm 1999 sang năm 2000, bằng phương pháp ngoại suy xu thế (dạng hàm cấp số nhân) từ đó lấy cơ cấu dân số năm 2000 làm dân số gốc để dự báo cơ cấu dân số năm 2005, bằng phương pháp chuyển tuổi. 2.2.1 Xác định cơ cấu dân số năm 2000 Từ bảng số liệu 1 và 2 ta tính tốc độ tăng dân số trung bình qua các năm 1999-2000 Tõ b¶ng sè liÖu 1 vµ 2 ta tÝnh tèc ®é t¨ng d©n sè trung b×nh qua c¸c n¨m 1999 - 2000. Cơ cấu dân số năm 2000 được tính bằng cách nhân từng nhóm tuổi của năm 1999 với hệ số điều chỉnh: h = 1+r = 1.01356. Ta có bảng kêt quả sau: Bảng 3. Dân số cả nước theo nhóm tuổi và lực lượng lao động nữ năm 2000 Đơn vị: Người Nhóm tuổi Dân số Nữ 0-4 7269498 3536817 5-9 9155652 4458409 10-14 9189505 4472077 15-19 8333775 4136564 20-24 7019296 3542700 25-29 6657239 3331444 30-34 6115523 3071376 35-39 5662375 2898863 40-44 4611759 2401830 45-49 3179800 1694641 50-54 2132851 1155536 55-59 1811239 1018490 60-64 1771002 1000992 65-69 1669106 933666 70-74 1227527 720218 75-79 832892 521659 80+ 719084 485638 Cả nước 77358123 39380920 Từ bảng 3 ta thấy: Tỷ lệ %(nữ/Σdân số)=*100%=50,9% Từ bảng cơ cấu dân số năm 2000 sẽ được lấy làm dân số gốc để dự báo dân số cho năm 2005 bằng phương pháp chuyển tuổi. Bảng 4. Kết quả dự báo dân số và lực lượng lao động nữ năm 2005 Đơn vị tính: người Nhóm tuổi Năm 2000 Hệ số sống (Px) Năm 2005 Dân số Nữ Dân số Nữ 0-4 7269498 3536817 0.99265 5-9 9155652 4458409 0.99909 7216067 3510822 10-14 9189505 4472077 0.99906 9147320 4454352 15-19 8333775 4136564 0.99859 9180867 4467874 20-24 7019296 3542700 0.99845 8322024 4130732 25-29 6657239 3331444 0.99818 7008416 3537209 30-34 6115523 3071376 0.99717 6645123 3325381 35-39 5662375 2898863 0.99559 6098216 3062684 40-44 4611759 2401830 0.9928 5637404 2886079 45-49 3179800 1694641 0.98765 4578554 2384537 50-54 2132851 1155536 0.97917 3140529 1673713 55-59 1811239 1018490 0.96455 2088424 1131467 60-64 1771002 1000992 0.94149 1747031 982385 65-69 1669106 933666 0.91269 1667381 942424 70-74 1227527 720218 0.86081 1523376 852148 75-79 832892 521659 0.779 1056668 619971 80+ 719084 485638 0.64763 648822.9 406373 Tính số trẻ em được sinh ra từ 0-4 tuổi trong giai đoạn 2000-2005: Theo số liệu thống kê ta có: tổng tỷ suất sinh (TFR) Việt Nam 1990 1995 2000 2005 2010 2015 TFR 3.8 3.6 2.88 2.39 2.2 2.1 : Hệ số sinh đặc trưng theo tuổi : số phụ nữ trong nứa tuổi (x,x+n) : số phụ nữ trung bình B(00-05): số trẻ em được sinh ra trong giai đoạn 2000-2005 Bảng 5: tính số trẻ em được sinh ra trong giai đoạn 2000-2005 Nhóm tuổi % Tlệ (Nữ/ΣDS) F(00) F(05) B(00-05) 15-19 0.005 0.01195 0.496 4136564 4553710 4345137 51924.39 20-24 0.373601 0.892906 0.505 3542700 4202622 3872661 3457922 25-29 0.5463 1.305657 0.5 3331444 3504208 3417826 4462508 30-34 0.0311 0.074329 0.502 3071376 3335852 3203614 238121.4 35-39 0.0152 0.036328 0.512 2898863 3122287 3010575 109368.2 40-44 0.0044 0.010516 0.521 2401830 2937087 2669459 28072.03 45-49 0.0242 0.057838 0.533 1694641 2440369 2067505 119580.4 Tổng 8467479 Một số công thức được tính toán ở bảng trên: = (%)*TFR F(2005)=( ΣDân số trong lứa tuổi năm 2005)* tỷ lệ (nữ/Σdân số trong lứa tuổi 2005) = [F(00)+F(05)] = *(x,x+n) Từ bảng 5: ta có số trể em nữ được sinh ra trong giai đoạn 2000-2005 = 8467479*0.509= 4309947(người) Để dự báo lực lượng lao động nữ năm 2010 ta lấy lực lượng lao động nữ năm 2005 làm gốc bằng phương pháp chuyển tuổi. Nhóm tuổi Năm 2005 Hệ số sống (Px) Năm 2010 Nữ Nữ 0-4 4309947 0.99265 5-9 3510822 0.99909 4278269 10-14 4454352 0.99906 3507628 15-19 4467874 0.99859 4450165 20-24 4130732 0.99845 4461575 25-29 3537209 0.99818 4124330 30-34 3325381 0.99717 3530772 35-39 3062684 0.99559 3315971 40-44 2886079 0.9928 3049178 45-49 2384537 0.98765 2865300 50-54 1673713 0.97917 2355088 55-59 1131467 0.96455 1638850 60-64 982385 0.94149 1091357 65-69 942424 0.91269 924906 70-74 852148 0.86081 860141 75-79 619971 0.779 733538 80+ 406373 0.64763 482958 Bảng 6. Kết quả dự báo lực lượng lao động nữ năm 2010 Đơn vị tính: người Để dự báo lực lượng lao động nữ năm 2015 ta lấy lực lượng lao động nữ năm 2010 làm gốc bằng phương pháp chuyển tuổi ta có: Bảng 7. Kết quả dự báo lực lượng lao động nữ năm 2015 Đơn vị tính: người Nhóm tuổi Năm 2010 Hệ số sống (Px) Năm 2015 Nữ Nữ 0-4 0.99265 5-9 4278269 0.99909 10-14 3507628 0.99906 4274376 15-19 4450165 0.99859 3504331 20-24 4461575 0.99845 4443891 25-29 4124330 0.99818 4454660 30-34 3530772 0.99717 4116824 35-39 3315971 0.99559 3520780 40-44 3049178 0.9928 3301348 45-49 2865300 0.98765 3027224 50-54 2355088 0.97917 2829914 55-59 1638850 0.96455 2306032 60-64 1091357 0.94149 1580753 65-69 924906 0.91269 1027502 70-74 860141 0.86081 844153 75-79 733538 0.779 740418 80+ 482958 0.64763 571427 Để dự báo lực lượng lao động nữ năm 2020 ta lấy lực lượng lao động nữ năm 2015 làm gốc bằng phương pháp chuyển tuổi ta có: Bảng 8. Kết quả dự báo lực lượng lao động nữ năm 2020 Đơn vị tính: người Nhóm tuổi Năm 2015 Hệ số sống (Px) Năm 2020 Nữ Nữ 0-4 0.99265 5-9 0.99909 10-14 4274376 0.99906 15-19 3504331 0.99859 4270358 20-24 4443891 0.99845 3499390 25-29 4454660 0.99818 4437003 30-34 4116824 0.99717 4446553 35-39 3520780 0.99559 4105173 40-44 3301348 0.9928 3505253 45-49 3027224 0.98765 3277578 50-54 2829914 0.97917 2989838 55-59 2306032 0.96455 2770967 60-64 1580753 0.94149 2224283 65-69 1027502 0.91269 1488263 70-74 844153 0.86081 937790.8 75-79 740418 0.779 726655.3 80+ 571427 0.64763 576785.6 Lưu ý: Để dự báo lực lượng lao động nữ năm 2020 ta có thể không cần phải tính số trẻ em sinh ra ở các thời kỳ 2006-2010; 2011-2015; 2016-2020 vì trong giai đoạn này số trẻ em chưa đủ tuổi tham gia vào hoạt động kinh tế (hay chưa đủ tuổi lao động mà pháp luật Việt Nam cho phép). 3. Kết quả dự báo số lượng lao động nữ đến năm 2020 Từ kết quả bảng 8 ta có: Lực lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động: Nữ (15-55 tuổi): W = 30.531.146 người Kiểm định độ tin cậy: Do lực lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động không phải là mọi người đều tham ra hoạt động lao động, vì vậy giả thiết tỷ lệ có khả năng lao động của Nữ giới là 97.5% (giả thiết rằng độ tin cậy ở mức tỷ lệ này là cao nhất) Nguồn nhân lực nữ năm 2020 là: Nữ (15-55 tuổi): W = 29.767.867 người Vậy bằng phương pháp dự báo ( phương pháp chuyển tuổi) ta có thể biết tổng nguồn nhân lực nữ của nước ta năm 2020 là 29.767.867 người ( với giả sử rằng luồng di dân đến và đi trong tuổi lao động thời kỳ này là ít biến động với số lượng di dân đến sấp xỉ bằng lượng di dân đi ) VI. Sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá sự tác động của hội nhập đến việc làm của lao động nữ. Trên thực tế các yếu tố tác động đến xu thế có thể thay đổi, đặc biệt khi hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và ra nhập WTO sâu và rộng hơn nữa sẽ có cú sốc về vốn, công nghệ và các yếu tố hội nhập khác tác động mạnh đến lao động việc làm của người lao động. Do đó, chúng tôi phải kết hợp với dự báo của các nhà kinh tế học để điều chỉnh số liệu dự báo từ phương pháp chuyển tuổi một cách hợp lý nhất. Đánh giá của các chuyên gia về lượng cung của lao động nữ đến năm 2020 Bằng kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia về lao động việc làm (những chuyên gia có khả năng dự báo về lao động nữ một cách tốt nhất). Vì vậy kết quả dự báo của lao động nữ có thể bị điều chỉnh theo hướng phù hợp với thực tế hơn. Do số liệu đưa vào mô hình không phản ánh hết sự tác động của hội nhập đến lao động nữ (các tác động mang tính định tính). Theo kết quả dự báo của tôi về cung lao động nữ đến năm 2020 là 29.767.867 người, các chuyên gia đánh giá là hơi cao so với kết quả dự báo của các chuyên gia về cung lao động nữ. Vì vậy, theo dự báo của các chuyên gia Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội đến năm 2020, cung của lao động nữ là 28.367.000 (người). Tác động mang tính chất định tính của hội nhập đến việc làm Tác động của hội nhập làm cho việc làm của lao động nữ tiếp tục gia tăng trong những ngành có mức độ xuất khẩu trung bình và cao và có sử dụng nhiều lao động nữ như dệt may, da giày, chế biến… Ở những ngành sử dụng ít lao động nữ như ngành thủy sản, sản xuất và phân phối điện - nước – ga, việc làm của lao động nữ cũng có xu hướng gia tăng. Ngoại trừ, ngành nông – lâm nghiệp, là ngành sử dụng nhiều lao động nữ và có mức độ xuất nhập khẩu thấp, do quá trình đô thị hóa, sẽ ngày càng bị thu hẹp lại. Đây là ngành sử dụng nhiều lao động nữ duy nhất có tỷ lệ và số lượng lao động nữ đang giảm dần. Ngày càng có xu hướng chuyển dịch lao động từ khu vực nông-lâm nghiệp sang các ngành khác, đặc biệt là ngành xuất khẩu. Bên cạnh, ngành công nghiệp khai thác mỏ là ngành có mức độ xuất nhập khẩu trung bình, lao động nữ của ngành có xu hướng giảm nhẹ đến năm 2020 với tốc độ giảm bình quân hàng năm là 0,.3%/năm và số lao động nữ trong ngành chiếm khoảng 0,5% trong tổng số việc làm của lao động nữ. Ngoài ra, các chuyên gia dự báo rằng đến năm 2020 quá trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Vì vậy, khi hội nhập theo chiều sâu đòi hỏi kỹ năng của lao động là rất cao. Chính vì thế theo dự báo của các chuyên gia hội nhập sẽ tác động đến lao động nữ có kỹ năng theo xu hướng tăng, còn lao động giản đơng có xu hướng giảm. Lao động nữ trong khu nông nghiệp có xu hướng giảm, lao động nữ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ có xu hướng gia tăng. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ 1. Phương hướng chủ yếu giải quyết việc làm của lao động nữ trong thời gian tới Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã góp phần to lớn giải phóng tiềm năng lao động nói chung trong đó lao động nữ nói riêng. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, trong số các vấn đề chủ yếu tác động mạnh và dồn lên vai người phụ nữ cần chú ý tới khía cạnh: - Trong cơ chế thị trường, về mặt lao động, tất yếu hình thành và phát triển thị trường lao động, người lao động có việc làm và thất nghiệp do quan hệ cung cầu lao động, nên người lao động thường xuyên yếu thế hơn người sử dụng lao động. Còn người lao động phải chấp nhận cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng gay gắt. Trong cuộc cạnh tranh này, người lao động nữ thường xuyên yếu thế và bất lợi hơn với nam giới. Cụ thể là: + Quá trình sắp xếp lao động khu vực nhà nước, một lực lượng lớn bị dôi ra, trong đó hơn 60% nữ phải chuyển ra ngoài. Những người này chủ yếu là lao động phổ thông và yếu sức khỏe do điều kiện lao động không đảm bảo và họ cũng rất khó có cơ hội tìm việc làm ở cơ quan khác. + Trong cơ chế thị trường, người sử dụng lao động là người quyết định trong việc tuyển dụng lao động và theo cơ chế hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động không muốn nhận nữ vào làm việc , do chi phí xã hội lớn (bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội…) Theo khảo sát, khoản chi phí này thường tăng hơn so với người sử dụng lao động nam từ 10% đến 15%. + Lao động nữ có tính cơ động không cao, việc đào tạo lại, di chuyển nghề thường khó khăn hơn nam. Mà khả năng tìm việc làm của lao động nữ trong cơ chế thị trường là khó hơn nam giới khả năng mất việc lớn hơn, do đó để có việc làm phụ nữ có thể chấp nhận những công việc đơn giản, thu nhập thấp. - Với chính sách mở cửa, mấy năm gần đây một bộ phận dân cư do có vốn, kỹ thuật và biết làm ăn đã giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận dân cư nghèo đói. Trong diện đói nghèo chủ yếu rơi vào gia đình phụ nữ neo đơn, đông con, ít lao động, gia đình thương binh liệt sĩ, chủ hộ là phụ nữ…Hộ gia đình nghèo thì mọi cực khổ, thiếu thốn đổ lên đầu phụ nữ là chính. - Khi chuyển sang cơ chế thị trường, tệ nạn xã hội có điều kiện và môi trường thuận lợi để phát triển và đã trở thành vấn đề xã hội nhức nhối nhất hiện nay ở nước ta. Tệ nạn xã hội thường rơi vào lứa tuổi thanh niên và đặc biệt là nữ thanh niên, đa số là chưa có việc làm, đặc biệt nguy cơ thảm họa AIDS, gây thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở vật chất, làm suy giảm đạo đức con người, suy giảm giống nòi, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình gây mất trật tự và an toàn xã hội, tệ nạn phát triển dẫn đến những hậu quả cực kì nghiêm trọng mà người phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Từ sự phân tích trên ta thấy cần có phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nữ nhằm đạt được mục tiêu là mỗi năm giải quyết được 28.800 chỗ làm việc cho lao động nữ chiếm 48% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm. Để tiếp tục giải phóng tiềm năng lao động nữ trong cơ chế thị trường, vấn đề then chốt và cơ bản nhất là phải bằng mọi biện pháp làm tăng sức cạnh tranh của lao động nữ trên thị trường lao động, để lao động nữ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, có thu nhập cao đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. Muốn vậy phải lưu ý vấn đề sau: + Khuyến khích người chủ tăng cường tuyển dụng và sử dụng lao động bằng những chính sách cụ thể, đặc biệt lĩnh vực thu hút nhiều lao động nữ. Trong đó, trước hết là chính sách tín dụng với lãi suất ưu đãi miễn giảm thuế trong thời gian đầu thành lập mới thành lập doanh nghiệp. + Ưu đãi các lĩnh vực ngành nghề khu vực hoạt động phù hợp với hoạt động của lao động nữ (may mặc xuất khẩu, khu vực phi kết cấu, làm việc tại nhà, gia công xuất khẩu, hình thức làm việc với thời gian biểu linh hoạt…) - Đảm bảo thực tế quyền bình đẳng của lao động nữ trong mối quan hệ lao động (tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động thời gian làm việc…) thuộc mọi thành phần kinh tế, trong mọi hình thức sản xuất kinh doanh và ngành nghề. Điều đó có nghĩa là mọi quyền lợi và nghĩa vụ lao động nữ đều được đảm bảo như nam. Song phụ nữ cong phải thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ, tái sản xuất sức lao động xã hội, vì vậy mọi chi phí xã hội chỉ có ở lao động nữ (thai sản, chăm sóc con…), phải tách ra khỏi chi phí sản xuất và phải được bù đắp bằng ngân sách nhà nước, có như vậy người sử dụng lao động mới quan tâm tới việc thu hút lao động nữ vào làm việc. Nếu tính trong chi phí sản xuất phải giảm thuế lợi tức cho người sử dụng lao động với mức tương ứng. - Cần phải có những chính sách quan tâm, trợ giúp những phụ nữ gặp hoàn cảnh éo le, bất trắc, khó khăn đặc biệt là phụ nữ nghèo, tàn tật…trong đó đặc biệt là chính sách tín dụng cho vay với lãi suất phù hợp để tạo việc làm xóa đói giảm nghèo cho các hộ gia đình nói chung. 2. Giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ trong thời gian tới. Để có thể tạo nhiều việc làm cho lao động nữ theo phương hướng trên thì chúng ta phải có những biện pháp tác động cả cung và cầu lao động. Do vậy những giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ được chia làm 2 nhóm giải pháp chính: nhóm giải pháp đối với cung lao động và nhóm giải pháp đối với cầu lao động. 2.1 Giải pháp đối với cung lao động Hoàn thiện kỹ năng lao động cho lao động nữ nhằm tăng sức cạnh tranh của lao động nữ trên thị trường lao động và phù hợp với nền kinh tế đang chuyển đổi. Đào tạo lao động kỹ thuật là một yêu cầu cấp bách, không những nâng cao chất lượng nguồn lao động mà còn giúp cho mỗi người tự tìm, tạo được việc làm phù hợp. Gải pháp này cần thực hiện các công việc sau: + Quy hoạch hệ thống các trường đào tạo, cơ sở dạy nghề ở mọi nơi, phát triển các cơ sở dạy nghề và dịch vụ việc làm để đào tạo các nghề ngắn hạn theo yêu cầu của thị trường lao động như các trung tâm xúc tiến việc làm ở địa phương và thành phố, các tổ chức xã hội. + Đầu tư có trọng điểm cho một số trường để nâng cấp cơ sở hạ tầng. Dàn nhiều vốn đầu tư cho việc trang bị các thiết bị, các công cụ giảng dạy hiện đại khắc phục tình trạng bị lạc hậu hơn so với các chủ cơ sở sản xuất có. + Đổi mới nội dung phương hướng đào tạo, đặc biệt hệ thống giáo trình của các trường, gắn đào tạo với các cơ sở sản xuất kinh doanh. + Có kế hoạch và biện pháp để đào tạo, bồi dưỡng nân cao tay nghề cho số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. + Phát triển các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài trợ giúp về kỹ thuật, thông tin thị trường, vốn … cần tổ chức đào tạo các lớp chủ doanh nghiệp, các chủ hộ kinh tế gia đình đang có khả năng và điều kiện phát triển thành doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển đồng thời quản lý thống nhất được hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm nói chung và của lao động nữ nói riêng như trung tâm giáo dục, dạy nghề và tạo việc làm cho phụ nữ thuộc các đối tượng tệ nạn xã hội. Các hoạt động của các tổ chức này phải hoạt động vì mục tiêu xã hội, theo đúng tinh thần của bộ lao động, tạo thành thể thống nhất, củng cố và hoàn thiện để có thể đáp ứng được nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn khu vực. Ngoài những trung tâm dịch vụ việc làm và dạy nghề cho lao động nữ. Cần khuyến khích phát triển thêm các trung tâm thuộc loại này đồng thời có kế hoạch kiểm tra giám sát để hoạt động ngày càng có hiệu quả. Có thể quy hoạch kiểm tra giám sát để hoạt động ngày càng có hiệu quả. Có thể quy hoạch sắp xếp lại, đầu tư nâng cao năng lực của trung tâm việc làm này, tranh thủ các nguồn vốn từ các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước cho hoạt động của trung tâm. 2.2 Giải pháp đối với cầu lao động Đó là giải pháp nhằm phát triển kinh tế tạo mở việc làm. Phát triển kinh tế là hoạt động có ý nghĩa quyết định đến số lượng và chất lượng chỗ làm việc. Do đó, việc xác định đúng hướng và có các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân, phát triển có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực giải quyết việc làm. Một số giải pháp thu hút lao động: Phát triển du lịch dịch vụ: đây là hướng quan trọng và có nhiều tiềm năng có thể khai thác. Trước hết là các dịch vụ du lịch danh lam thắng cảnh, các khu vui chơi giải trí…đáp ứng cho các lứa tuổi khác nhau, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tạo việc làm trong khu vực kinh tế quốc doanh. Cần phát triển các ngành các xí nghiệp có vốn đầu tư không lớn nhưng sử dụng lợi thế về nguồn lao động dồi dào như: dệt may, lắp ráp sản phẩm điện tử…và những ngành nghề có khả năng thu hút được nhiều lao động nữ. Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động. Muốn thế cần phải khuyến khích phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với vấn đề tạo việc làm cho lao động nữ, cũng như vấn đề phát triển là làm sao phải tạo niềm tin của các thành phần kinh tế này đối với chủ trương của nhà nước, để kích thích các doanh nghiệp này phát triển , thu hút được nhiều lao động nữ thì nhà nước cần có chính sách khuyến khích và trợ giúp các doanh nghiệp này hi vọng họ sử dụng số đông là lao động nữ bằng cách miễn hoặc giảm thuế cho họ, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi từ quỹ quốc gia phát triển việc làm, cho thuê hoặc mượn mặt bằng lâu dài để sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu cho phép một số chủ doanh nghiệp có điều kiện trực tiếp quan hệ với nước ngoài để liên doanh, liên kết, nhận viện trợ từ đầu tư nước ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi cho những lao động nữ làm việc khu vực phi chính thức và khuyến khích họ tự tạo việc làm bằng cách tham gia khu vực này. Đây là giải pháp mang tính chất tình thế trong khi việc khai thác và huy động vốn còn khó khăn chỗ làm việc còn ít. Trong khi khuyến khích các loại hình kinh doanh và dịch vụ quy mô nhỏ phát triển có nhiều ưu thế về sử dụng lao động tại chỗ, khai thác và phát huy được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, năng động trong cơ chế thị trường. Hình thức kinh tế này đã, đang và sẽ phát triển, phát huy được ưu thế trong việc tạo ra nhiều chỗ làm việc, trong khi nhà nước chưa có đủ khả năng thu hút được nhiều lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ, tự tạo việc làm thông qua chính sách hỗ trợ cụ thể về vốn, thuế và thông tin. Ưu tiên, khuyến khích phát triển ngành nghề gia công sản xuất hàng hóa tiêu dùng cho xuất khẩu sử dụng nhiều lao động nữ. Đây là một trong những hướng quan trọng trong khai thác thế mạnh lao động nữ. Với lực lượng lao động đông đảo, người lao động lại cần cù khéo tay và nguyên vật liệu thị trường phong phú…Do đó Nhà nước, các cấp chính quyền cần có những chính sách khuyến khích, ưu đãi các cơ sở gia công xuất khẩu đặc biệt là phát triển ngành nghề truyền thống, đồng thời tạo thêm việc làm cho lao động nữ, tạo điều kiện cho họ chăm sóc con cái, phục vụ gia đình. Do trong nông nghiệp sử dụng rất nhiều lao động nữ. Vì vậy, cần có chính sách phát triển nông nghiệp một cách hợp lý để tận dụng nguồn lao động phong phú này. Đầu tư vốn và khuyến khích lao động sản xuất theo hướng tập chung và theo quy mô lớn. Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp được nhiều nước trên thế giới quan tâm khai thác tối đa. Thông qua xuất khẩu lao động sẽ làm giảm bớt gánh nặng về việc làm đồng thời người lao động tiếp nhận được kỹ thuật hiện đại, phương pháp lao động tiên tiến của các nước phát triển. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh khai thác và ký hợp đồng cung ứng lao động đi các nước trong đó xuất khẩu lao động nữ cho các ngành công nghiệp nhe, phục vụ gia đình…Để xuất khẩu lao động có kết quả tốt cần thực hiện các biện pháp sau: + Các cơ sở hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh, thành phố được quyền ký với các cơ sở kinh tế nước ngoài, các hợp đồng cung ứng và sử dụng lao động. + Tổ chức tốt việc tuyển chọn lao động, đi học và đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động. Cần cải tiến các thủ tục tuyển chọn lao động đi hợp tác lao động ở các nước trên cơ sở công khai. + Tăng cường các dự án liên doanh liên kết với nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài vào Việt Nam để tạo việc làm cho lao động và lao động nữ trong nước (xuất khẩu lao động tại chỗ). + Chuẩn bị tốt lực lượng lao động đặc biệt là lao động nữ (sức khỏe, trình độ văn hóa và tay nghề) nhằm đáp ứng đầy đủ kịp yêu cầu của thị trường lao động quốc tế. 3. Điều kiện thực hiện giải pháp. Để thực hiện các giải pháp trên thì chúng ta cần có các đề xuất các chương trình (chính sách) về việc làm cho lao động nữ một cách cụ thể đó là: Chương trình hỗ trợ thúc đẩy việc làm đàng hoàng cho lao động nữ, thu hẹp khoảng cách giới trong việc làm. Mục tiêu là nâng cao chất lượng lao động nữ, từng bước thu hẹp khoảng cách giới về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chương trình Đối tượng Hoạt động TG/KP Cơ quan thực hiện Chương trình ưu tiên hỗ trợ dạy nghề cho lao động nữ Lao động nữ chưa qua đào tạo - Giảm học phí học nghề cho lao động nữ chưa có trình độ CMKT (chưa qua đào tạo): 10-20% - Ưu tiên lựa chọn ngành/nghề đào tạo - Ưu tiên lựa chọn liên thông lên cấp đào tạo cao hơn. - Ưu tiên giới thiệu việc làm sau đào tạo. 2010-2015 5 tỷ đồng Bộ LĐ-TBXH Chương trình hỗ trợ cho các nhóm lao động nữ yếu thế. Mục tiêu là đưa ra hệ thống giải pháp hỗ trợ các nhóm lao động nữ chịu tác động tiêu cực của gia nhập WTO (mất việc làm, phải chuyển đổi việc làm, rơi nghèo) và các nhóm yếu thế (dân tộc thiểu số, tàn tật…) Chương trình Đối tượng Hoạt động TG/KP Cơ quan thực hiện Chương trình hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nhóm lao động nữ bị mất việc làm, phải chuyển đổi việc làm ở các ngành chịu tác động của hội nhập Lao động nữ bị mất việc làm, phải chuyển đổi việc làm do thu hồi đất, đô thị hóa, phá sản doanh nghiệp - Giảm học phí học nghề 20-50% - Ưu tiên lựa chọn ngành/nghề đào tạo - Ưu tiên lựa chọn liên thông lên cấp đào tạo cao hơn. - Ưu tiên giới thiệu việc làm sau đào tạo. 2010-2015 5 tỷ đồng Bộ LĐ-TBXH Chương trình hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, khả năng tiếp cận thị trường lao động cho lao động nữ tàn tật - Người lao động nữ tàn tật, không có trình độ CMKT, chưa có việc làm - Giảm học phí học nghề 20-25% - Ưu tiên lựa chọn ngành/nghề đào tạo - Ưu tiên lựa chọn liên thông lên cấp đào tạo cao hơn. - Ưu tiên giới thiệu việc làm sau đào tạo 2010-2015 5 tỷ đồng - Bộ LĐ-TBXH - TW hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi - Hội LHPN Việt Nam - Các tổ chức quốc tế và nhà tài trợ. Chương trình hỗ trợ lao động nữ di cư trong quá trình tìm việc làm (tiếp cận thông tin thị trường lao động, kinh nghiệm tìm việc…) - Lao động nữ di cư tìm việc làm - Xây dựng hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm cho lao động nữ di cư ở các cửa ngõ thành phố: + Hỗ trợ GTVL miễn phí cho LĐ nữ di cư. + Cung cấp dịch vụ tư vấn việc làm và học nghề miễn phí cho lao động nữ di cư 2010-2015 2,5 tỷ đồng - Bộ LĐ-TBXH - Phòng thương mại và công nghiệp - Tổng liên đoàn LĐ Việt Nam - LM HTX VN - Hiệp hội, DN, nhà tài trợ Chương trình hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động việc làm cho lao động nữ nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa, nhóm dân tộc ít người sinh sống. - Lao động nữ vùng thuần nông, thu nhập thấp. - LĐ nữ nghèo là người dân tộc ít người, vung sâu vùng xa. - Tư vấn miễn phí chuyển đổi việc làm, đào tạo nghề. - Giảm học phí học nghề 20-25%. - Hỗ trợ GTVL sau đào tạo nghề. 2010-2015 2,5 tỷ đồng Ủy ban Dân tộc miền núi, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hội nông dân Việt Nam, Bộ LĐ-TBXH. KẾT LUẬN Việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, đặc biệt là lao động nữ. Giải quyết việc làm trong thời kỳ hội nhập cho lao động nữ không những có ý quyết định trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước, mà còn thể hiện năng lực tổ chức quản lý bộ máy Nhà nước và bản chất chính trị của nước ta. Để làm rõ sự tác động của hội nhập tới việc làm cho lao động nữ, chuyên đề đã tập trung phân tích thực trạng sự tác động của hội nhập đến việc làm của lao động nữ thông qua việc phân tích đánh giá cung lao động nữ về mặt số lượng và chất lượng. Tiếp đó, đề tài phân tích thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động nữ trong các khu vực kinh tế, từ đó đưa ra phương hướng và các giải pháp để tạo việc làm cho lao động nữ đạt kết quả cao trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Quá trình giải quyết việc làm cho lao động nữ đòi hỏi phải có trung tâm phân tích dự báo một cách chính xác sự tác động hội nhập kinh tế tới lao động việc làm của lao động nữ, để từ đó đưa ra các đề xuất, chính sách, phương hướng và những giải pháp có tính chất khả thi cao phù hợp với tình hình nền kinh tế ngày càng biến động. Việc triển khai thực hiện các chính sách, các giải pháp cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều các chức năng như tài chính, tín dụng, giáo dục, công an…và nhiều cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương. Có như vậy mới mong giúp cho phụ nữ có việc làm phù hợp, tiến tới nâng cao địa vị trong gia đình và ngoài xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế phát triển, GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng Giáo trình kinh tế lao động, trường ĐHKTQD – nhà xuất bản giáo dục Giáo trình dân số và phát triển – nhà xuất bản Nông nghiệp. Viện khoa học lao động và xã hội. Đề án dự báo, đánh giá tác động đến lao động, việc làm và đời sống của lao động khi Việt Nam gia nhập tổ thức thương mại thế giới. Hà Nội 2008 Viện khoa học lao động và xã hội. Báo cáo về các kịch bản về lao động, việc làm và xã hội giai đoạn 2006-2020. Hà Nội 2008 Cục việc làm. Bộ lao động – thương binh và xã hội. Báo cáo dự báo, đánh giá tác động đến lao động, việc làm và xã hội khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Hà Nội 2008 www.gso.org.vn . Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia. Tác động của kinh tế thế giới tới chiến lược kinh tế Việt Nam 2008 Bộ kế hoạch và đầu tư. Bối cảnh trong nước và quốc tế và nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011-2020. Hà Nội 2008 Số liệu lấy từ tổng cục thống kê. Chu Tiến Quang, “Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải pháp”. NXB Nông nghiệp năm 2001. Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 20/9/1999 về qui định người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Kết quả điều tra lao động việc làm, bộ lao động TBXH Báo cáo tổng hợp đề án nhánh. “đánh giá, dự báo những tác động đối với việc làm, thu nhập và đời sống lao động nữ khi Việt Nam là thành viên của WTO và đề xuất giải pháp”. Số 11 - chuyên đề lao động nữ và giới. “lao động nữ Việt Nam 2000-2005 hiện trạng và xu hướng” LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn: Th.s Đặng Thị Lệ Xuân. Nhân đây em xin gửi tới cô lời cám ơn trân trọng nhất. Em cũng xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.s Trịnh Thu Nga và các cán bộ của trung tân nghiên cứu khoa học lao động nữ - viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội đã hướng dẫn và cung cấp cho em những tài liệu bổ ích để em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp đúng tiến độ quy định. Xin cảm ơn các ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Do khuôn khổ thời gian thực tập có hạn do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2009 Sinh viên Thạch Bùi Xuân Thạch LỜI NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21443.doc
Tài liệu liên quan