Chuyên đề Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng sản xuất gỗ công ty cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KINH DOANH TỔNG HỢP HềA BèNH 5 1.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hũa Bỡnh 5 1.1.1. Thông tin chung về công ty 5 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 8 1.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 – 2009 12 1.2. Quy trỡnh lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng sản xuất 16 1.2.1. Nghiên cứu và dự báo 16 1.2.2. Thiết lập các mục tiêu 17 1.2.3. Phát triển các tiền đề 18 1.2.4. Xây dựng các phương án 18 1.2.5. Đánh giá các phương án 19 1.2.6. Lựa chọn phương án 19 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng 19 CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT GỖ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KINH DOANH TỔNG HỢP HOÀ BèNH 25 2.1. Thực trạng việc thực hiện kế hoạch 25 2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch tại phân xưởng 29 2.2.1. Thực tế công tác lập kế hoạch sản xuất của phân xưởng 30 2.3. Đánh giá chung công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng 36 2.2.1. Ưu điểm 36 2.2.2. Hạn chế 39 2.2.3. Nguyên nhân 41 CHƯƠNG III - ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT GỖ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KINH DOANH TỔNG HỢP HềA BèNH 45 3.1. Định hướng phát triển của phân xưởng 45 3.2.1. Định hướng phát triển chung 45 3.2.2. Định hướng về công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng 46 3.2. Giải pháp chủ yếu để hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng 47 3.2.1. Nõng cao trỡnh bộ đội ngũ cán bộ quản trị công ty/phân xưởng 47 3.2.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 48 3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa phân xưởng với các bộ phận sản xuất khác của công ty 49 3.2.4. Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ việc lập kế hoạch sản xuất 51 3.2.5. Chú trọng hơn nữa việc tổ chức thực hiện và đánh giá các kế hoạch 52 3.2.6. Cải thiện điều kiện làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho công nhân lao động 54 KẾT LUẬN 57 PHỤ LỤC 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng sản xuất gỗ công ty cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90 128.6 100 75 75.0 - Tay vịn cầu thang Chiếc 0 50 53 106.0 76 50 65.8 55 28 50.9 - Tủ hồ sơ Chiếc 45 15 25 166.7 25 30 120.0 35 25 71.4 - Gia công chế biến Lượt 15 50 77 154.0 100 64 64.0 70 80 114.3 (Nguồn: Số liệu tại phân xưởng) Bước 1: Xác định định nhu cầu của các yếu tố sản xuất như vốn, trang thiết bị,… Cơ sở để xác định các nhu cầu, các yếu tố sản xuất là kết quả dự báo sản lượng, doanh thu qua việc nghiên cứu thị trường về các sản phẩm của công ty và các dự kiến chủ quan về lợi nhuận, chi phí, tiền lương của cán bộ công nhân. Dựa vào nguyên tắc tính toán, phân xưởng sẽ có được những con số cụ thể về nhu cầu từng yếu tố. Bước 2: Xác định các khả năng đang và sẽ có của phân xưởng về các yếu tố, những con số này sẽ được thể hiện qua số liệu cuối năm của báo cáo tài chính và dự kiến tăng giảm của phân xưởng. Bước 3: Lập bảng so sánh giữa nhu cầu và khả năng của các yếu tố sản xuất nếu bằng nhau hoặc có sự chênh lệch ít thì tốt. Ngược lại, nếu có sự chênh lệch lớn đòi hỏi phải có những điều chỉnh. Cân đối nhu cầu và khả năng của các yếu tố sản xuất. Thực hiện cân đối liên hoàn, tức là tiến hành nhiều cân đối liên tiếp nhau để bổ sung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với thay đổi của môi trường. Trước hết cần có thông tin dự kiến về sản phẩm, về nhu cầu sản phẩm của thị trường, đó là trách nhiệm của bộ phận thu thập và xử lý thông tin. Sau đó đánh giá, cân đối của từng mảng, từng loại chi phí liên quan, xem xét các yếu tố như nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, công nhân, tay nghề hiện tại, hàng trong kho, nguyên vật liệu và nguồn cung ứng nguyên vật liệu đó. Việc quan trọng nhất để đánh giá các kết quả cân đối là độ tin cậy của các thông tin thu thập được từ các dự báo, kết quả nghiên cứu và đánh giá đúng năng lực hiện tại của phân xưởng. Ngoài việc tự hoạch toán, tìm kiếm khách hàng và hợp đồng sản xuất. Phân xưởng còn nhận được các đơn đặt hàng từ công ty. Đặc trưng là một công ty xây dựng cơ bản, nên trong các hợp đồng, đấu thầu công ty thực hiện có các gói mà như xây dựng hội trường của các sở ban ngành của tỉnh, trường học ở các huyện, các công trình khác,… trong đó trang bị như bàn ghế, cửa, ốp tường, sàn công ty đặt hàng từ phân xưởng. Các công trình này thường có thời gian thi công dài thường là vài tháng, có khi đến hàng năm. Vì vậy, phân xưởng sẽ có kế hoạch sản xuất các đơn hàng này đều trong năm. Căn cứ vào thời gian cần giao hàng, phân xưởng tổ chức sản xuất và chạy máy. Sau khi lập được kế hoạch tổng thể với các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, VAT, thu nhập bình quân,… phân xưởng tiến hành lập các kế hoạch tác nghiệp hang ngày, hàng tuần, kế hoạch cho các đơn hàng và kế hoạch chạy máy. Hộp 2.1 – Kế hoạch chạy máy của tổ xẻ (ngày 01/03/2010) Xẻ khuân gỗ nghiến cho anh Hiền 225*13*6 = 32T 160*13*6 = 18T 150*13*6 = 8T 140*13*6 = 10T 130*13*6 = 1T 80*13*6 = 1T 95*13*6 = 16T Xẻ gỗ phay cho anh Hiền Dài từ 50 cm trở lên Rộng 4,5 cửa đi Soạn con tiện gỗ nghiến trai: 100con Xẻ gỗ keo cho em Đăng để đóng cửa Dài 250 * Rộng tùy ý * dầy 4,5 cửa đi = 8 thanh Xe đai ngắn hay dài: xẻ 4,5 cửa đi Xẻ khuân dầy 4,5cm đậu, cao 2,25cm rộng 14cm = 4T Rộng 80*14 = 2T Còn đâu xẻ cái cửa theo bộ dầy 4,5 đậu Kế hoạch hàng ngày của phân xưởng là các kế hoạch được tách ra từ kế hoạch đơn hàng, kế hoạch tháng. Trong quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất, một phần kế hoạch sẽ nhận tư công ty. Nghĩa là các hợp đồng xây dựng của công ty thường là xây dựng cơ bản, trong đó có trang bị và thiết kế nội thất, cửa, bàn ghế,… Đây là những kết quả đã có từ đầu năm hoặc đầu quý. Khi tiếp nhận các kế hoạch này, phân xưởng tiến hành cân đối và có kế hoạch sản xuất. Nếu trong thời kỳ, nhiều hợp đồng, nhiều đơn hàng thì phân xưởng chưa sản xuất đến các đơn hàng của công ty giao. Xưởng cân đối, lập lịch trình và tiến hành sản xuất đơn hàng của công ty trong khoảng thời gian mà hợp đồng cần giao. Nếu các đơn hàng của công ty lớn, phân xưởng tiến hành tăng ca, làm thêm giờ và tuyển thêm công nhân. Trong những khoảng thời gian này, máy móc và công nhân toàn phân xưởng làm việc toàn thời gian. Từ sự nghiên cứu tình hình thực tế, phân xưởng đã tiến hành sản xuất và vận hành đạt hiệu quả. Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ Trong kế hoạch sản xuất và tiêu thụ có hai chỉ tiêu chủ yếu là giá trị sản xuất và giá trị doanh thu, giá trị này được cấu thành từ hai giá trị là giá trị đơn hàng sản xuất của phân xưởng và đơn hàng cung cấp cho công ty. Căn cứ vào sự hoàn thành kế hoạch của năm trước, căn cứ vào dự báo thị trường, số lượng của các hợp đồng, các đơn đặt hàng và nhu cầu cung cấp của công ty cho các gói thầu xây dựng. Các chỉ tiêu trên được tính như sau: Dự kiến các chỉ tiêu trên là x% thì ta nhân các chỉ tiêu của kế hoạch năm trước với số % tăng theo các chỉ tiêu có thể tăng giảm là theo ý kiến của người đứng đầu phân xưởng và của lãnh đạo công ty. Giá trị sản xuất = Giá thành * Số lượng sản phẩm Giá trị doanh thu = Đơn giá một sản phẩm * Số lượng sản phẩm Công tác lập kế hoạch năm thường được phân xưởng tiến hành vào tháng 11 sau khi đã có số liệu của 3 quý và thông tin về thị trường. Chủ xưởng sẽ trực tiếp cùng cán bộ phân xưởng lập kế hoạch cho năm dựa trên những thông tin về dự báo, thông tin về thị trường, sản phẩm,… Sau khi lập xong kế hoạch, xưởng báo cáo công ty để cùng phối hợp thực hiện. Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ này là kết quả nỗ lực của cán bộ, công nhân viên phân xưởng, để nó được thực hiện đạt hiệu quả cao nhất cần có sự giúp đỡ, phối hợp của tất cả các phòng ban trong công ty. Hiện tại, phương pháp lập kế hoạch sản xuất và tiêu thu của phân xưởng còn dựa quá nhiều vào số liệu của tháng, quý,… đây là những số liệu của quá khứ mà môi trường cạnh tranh ngày nay luôn thay đổi, cũng như nhu cầu thường xuyên muốn được đổi mới và nâng cao chất lượng của khách hàng. Bởi vậy, việc sử dụng số liệu quá khứ nhiều sẽ dẫn đến các quyết định đưa ra thiếu chính xác. Vì vậy, trong thời gian tới, phân xưởng cần tiến hành thu thập thông tin và tiến hành nghiên cứu thị trường tốt hơn nữa. Hộp 2.2 – Kế hoạch chạy máy của tổ xẻ (ngày 01/03/2010) Xẻ khuân gỗ nghiến cho anh Hiền 225*13*6 = 32T 160*13*6 = 18T 150*13*6 = 8T 140*13*6 = 10T 130*13*6 = 1T 80*13*6 = 1T 95*13*6 = 16T Xẻ gỗ phay cho anh Hiền Dài từ 50 cm trở lên Rộng 4,5 cửa đi Soạn con tiện gỗ nghiến trai: 100con Xẻ gỗ keo cho em Đăng để đóng cửa Dài 250 * Rộng tùy ý * dầy 4,5 cửa đi = 8 thanh Xe đai ngắn hay dài: xẻ 4,5 cửa đi Xẻ khuân dầy 4,5cm đậu, cao 2,25cm rộng 14cm = 4T Rộng 80*14 = 2T Còn đâu xẻ cái cửa theo bộ dầy 4,5 đậu Kế hoạch cung ứng vật tư Hiện tại, phân xưởng chủ yếu là sản xuất và kinh doanh sản phẩm sản xuất từ gỗ. Nguyên vật liệu để có sản phẩm chủ yếu là nguyên liệu gỗ và các nguyên phụ liệu như: đinh, đai ốc, bản lề, sơn, giấy nháp, dầu mỡ,… Trong kỳ lập kế hoạch, phân xưởng cân đối nguyên vật liệu tồn kho, dựa vào kế hoạch sản xuất để có kế hoạch tìm kiếm, mua nguyên vật liệu, sản phẩm phụ trợ và vật tư. Nhu cầu vật tư dùng cho xưởng sản xuất được tính theo công thức sau: Trong đó: Vi là tổng nhu cầu vật tư i Dij là định mức tiêu hao vật tư i cho một đơn vị sản phẩm j Qj là số lượng sản phẩm j theo kế hoạch sản xuất n là chủng loại sản phẩm có dùng vật tư i Hàng tháng, phân xưởng giao cho mỗi tổ sản xuất nguyên vật liệu theo định mức. Về giá cả hiện hành của các loại nguyên vật liệu và năng lượng thì phân xưởng lấy theo từng thời điểm trên thị trường, phù hợp với lượng cung trên thị trường tiêu thụ. Với mỗi loại sản phẩm thì phân xưởng tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm. Về nguyên liệu gỗ tròn định mức là 60%, nghĩa là 1m3 nguyên vật liệu nhập về, sau quá trình sơ chế phân xưởng sử dụng được 600cm3 gỗ thành phẩm. Đánh giá chung công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng Để đánh giá được hiệu quả của công tác lập kế hoạch ở phân xưởng ta dựa vào tình hình thực hiện kế hoạch kế hoạch sản xuất so với kế hoạch đề ra trong những năm qua. Qua Bảng 2.1 – Tình hình thực hiện kế hoạch tại phân xưởng trên ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ở phân xưởng là tương đối, một số chỉ tiêu vượt kế hoạch nhưng cũng có một số chỉ tiêu chưa đạt được kế hoạch đề ra. Nhìn chung trong những năm qua phân xưởng cũng đã cơ bản hoàn thành được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, sản xuất kinh doanh cũng đã đạt được kết quả ban đầu, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, năng lực sản xuất được nâng lên. Ưu điểm Bảng 2.3 - Định mức khối lượng gỗ cho một sản phẩm STT Tên sản phẩm Gỗ xẻ sử dụng cho 1 sản phẩm (m3) Kích thước sản phẩm A Nhóm bàn 1 Bàn làm việc 1 ô kéo 0,0656 1.300 x 700 x 800 2 Bàn làm việc 2 ô kéo 0,0553 1.300 x 700 x 800 3 Bàn làm việc 1 buồng 1,1012 1.400 x 780 x 800 4 Bàn làm việc 2 buồng 0,1660 1.00 x 550 x 700 5 Bàn Sa lông 0,328 1.000 x 550 x 500 6 Bàn ăn 0,244 700 x 700 x 700 B Nhóm ghế 1 Ghế Sa Lông 0,0307 500 x 550 x 300 2 Ghế tựa 3 nan 0,0143 420 x 400 x 830 3 Ghế đẩu 1,0071 300 x 300 x 450 C Nhóm giường 1 Giường đôi Mô Đéc 0,2297 1.900 x 600 x 550 2 Giường hộp đôi 0,1240 1.900 x 600 x 480 3 Giường cá nhân 0,0747 1.900 x 850 x 800 4 Giường cá nhân song tròn 0,0775 D Nhóm tủ 1 Tủ hồ sơ 0,1787 1.200 x 450 x 1.800 2 Tủ gia đình 0,2182 1.200 x 550 x 1.800 3 Tủ cá nhân 0,0615 980 x 600 x 1.100 4 Chạn đựng thức ăn 0,0792 900 x 500 x 1.400 Bước đầu ở phân xưởng, công tác lập kế hoạch đã được coi trọng. Nó sẽ thúc đẩy góp phần tạo động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng và của toàn công ty ngày một đi lên. Kế hoạch tạo ra đường lối và bước đi đúng đắn cho phân xưởng, tạo thêm được nhiều trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất, tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao thu nhập của công nhân viên và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Các cán bộ của phân xưởng đã thường xuyên xem xét các nhân tố có liên quan đến sản xuất từng loại sản phẩm để xây dựng được một kế hoạch khả thi, mang lại hiệu quả cao. Nhờ những sự cố gắng của toàn thể công nhân viên, một kế hoạch khả thi đã mang lại cho phân xưởng những kết quả bước đầu. Doanh thu thực hiện của 2007 so với 2006 tăng đáng kể. Cụ thể năm 2007 đạt 2,939,973 (nghìn đồng) so với năm 2006 là 758,217 (nghìn đồng), tăng 2.181.756 (nghìn đồng) tương đương với tăng 387,7%. Sang năm 2007, tình hình thực hiện kế hoạch đề ra phân xưởng đã vượt mức chỉ tiêu. Năm 2007, là năm kinh tế nước ta đang trên đà khởi sắc, tỉnh Hòa Bình cũng trong giai đoạn đó. Nhiều công trình xây dựng được thực hiện, khu công nghiệp trong tỉnh bắt đầu đi vào hoạt động. Điều này tạo đà cho các doanh nghiệp có bước tiến mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế hoạch doanh thu 2007 là 2.750.000 (nghì đồng), phân xưởng thực hiện đạt 2.939.973 (nghìn đồng) tăng 189.793 (nghìn đồng) tương đương vượt mức kế hoạch là 7%. Nhìn chung, kế hoạch năm 2007 là sát với thực tế điều này nói lên việc thu thập thông tin và dự báo về các yếu tố tác động của phân xưởng sát với thực tế sản xuất kinh doanh. Đây một dấu hiệu rất đáng mừng trong công tác lập kế hoạch. Năm 2008, kế hoạch đặt ra là 2.000.000 (nghìn đồng) nhưng doanh thu chỉ đạt 1.755.805 (nghì đồng), không đạt so với kế hoạch là 244.195 (nghìn đồng), tương đương với đạt mức 88% kế hoạch. Sang năm 2008, kế hoạch của phân xưởng bắt đầu có vấn đề. Hầu hết các chỉ tiêu về: doanh thu, lợi nhuận, VAT, thu nhập bình quân đều không đạt chỉ tiêu đề ra. Điều này được lý giải trong Bảng 2.2 – Tình hình thực hiện kế hoạch các loại sản phẩm tại phân xưởng. Trong năm, việc thực hiện kế hoạch về các sản phẩm chỉ có 3/11 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch. Còn 8/11 chỉ tiêu sản phẩm sản xuất không đạt kế hoạch để ra. Điều này lý giải tại sao các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhận,… lại không đạt. Năm 2009, kế hoạch của phân xưởng là 1.200.00 (nghìn đồng) nhưng phân xưởng chỉ đạt được 814.544 (nghìn đồng), đạt 68% so với kế hoạch đề ra. Hàng loại chỉ tiêu về loại sản phẩm sản xuất không hoàn thành, dẫn đến việc doanh thu chỉ đạt 68%. Nếu như sản phẩm Ghế đẩu, năm 2008 chỉ đạt 50% nhưng sang 2009 sản phẩm này đạt 120%. Do năm 2009, công ty nhận được một đơn đặt hàng của Công ty Lắp máy 12 trang bị ghế ngồi cho cơ quan. Về gia công chế biến, nếu năm 2008 chỉ đạt 64% kế hoạch đặt ra thì sang 2009, phân xưởng đạt 114,3%. Phân xưởng đã chuyển hướng kinh doanh, có gắng khai thác khả năng chạy máy, tìm hiểu và nhận được các hợp đồng thuê gia công cho bên ngoài bởi vậy làm cho chỉ tiêu này vượt mức kế hoạch nhiều lần. Nhìn vào kế hoạch thực hiện các loại sản phẩm cho thấy rằng, các loại sản phẩm tiêu thụ có sự biến đổi rất nhiều, những sản phẩm đạt được kế hoạch đề ra là phân xưởng đã dự đoán đúng nhu cầu và khả năng thực hiện của mình nên giúp cho việc thức hiện vượt kế hoạch đề ra. Hạn chế Bên cạnh những điều đã làm được, trong công tác lập kế hoạch phân xưởng còn gặp phải những hạn chế sau cần được nhanh chóng khắc phục: Những hạn chế chung chủ yếu của phân xưởng trong công tác lập kế hoạch sản xuất là luôn bị động, các kế hoạch được lập ra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và các số liệu sẵn có, số liệu của quá khứ. Phân xưởng vẫn dựa vào các kết quả thực hiện với các đơn hàng, ký kết với khách hàng, các cơ quan để dự đoán cho năm sau nên dẫn đến nhiều chỉ tiêu không hoàn thành vì nhu cầu có sự thay đổi Tại phân xưởng vẫn chưa khai thác các tính năng của Internet vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chưa khai thác các công cụ của tin học để áp dụng vào việc phân tích các số liệu thu thập để phục vụ cho việc ra quyết định. Khi lập các kế hoạch còn sử dụng nhiều vào những con số chỉ tiêu của năm trước để áng trừng kế hoạch năm nay mà chưa sử dụng công cụ phân tích và điều tra thị trường. Công tác quản lý vật tư, tồn kho, theo dõi tình hình, tiến độ, chất lượng vật tư cung ứng yếu kém, số liệu tồn kho không chính xác, dòng thông tin liên lạc giữa bộ phận lập kế hoạch và cung ứng chưa tốt là nguyên nhân khiến cho thời hạn giao hàng bị xác định sai, những thời điểm giao hàng do bộ phận lập ấn định nó hầu như thiếu cơ sở thực tế, mang tính chủ. Có trường hợp chưa có vật tư trong kho, chưa xác định được ngày vật tư sẽ nhập kho, nhưng vẫn có được thời hạn giao hàng và yêu cầu thực hiện đúng thời hạn. Tiếp theo là phân xưởng vẫn máy móc tính toán ngược từ ngày giao hàng được ấn định trước, lên lịch ngày khởi công, căn cứ năng lực của mình mà không cần biết ngày nào thì sẽ bắt đầu được cung ứng vật tư, cũng như tiến độ cung ứng sẽ như thế nào. Tại phân xưởng, việc theo dõi tình trạng thiết bị hầu như không có, hoặc có nhưng không được thực hiện nghiêm chỉnh, công tác bảo dưỡng thiết bị yếu kém, tình trạng máy móc hư hỏng đột xuất thường xuyên xảy ra, khi có hỏng hóc đâu sửa đó dẫn đến luôn ở tình trạng bị động, khó khăn cho tính toán thời gian sản xuất và thời gian hoàn thành kế hoạch. Việc lưu trữ thông tin, các số liệu, tài liệu,… vẫn chưa được vi tính hóa. Các hóa đơn chứng từ, kết chuyển vẫn chủ yếu thực hiện thủ công bằng tay điều này dẫn đến hiệu suất chưa cao. Hiện nay, công tác lập kế hoạch còn sử dụng những công cụ và phương tiện phục vụ cho công tác lập kế hoạch còn chưa đầy đủ nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác lập kế hoạch của phân xưởng. Các kế hoạch đưa ra chưa được phổ biến hóa cho mọi cán bộ, nhân viên mà vẫn là “tài liệu mật” của cán bộ quản lý nên chưa thúc đẩy hết tinh thần làm việc và tính cần cù sáng tạo của toàn thể cán bộ, công nhân Phân xưởng chưa chú trọng vào việc hoạch định và xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, vị thế của mình trong tương lai mà chỉ chú tâm và ngắn hạn. Điều này thể hiện sự hạn chế trong tư duy, cách thức điều hành của cán bộ quản lý, sự chỉ đạo và lập kế hoạch chiến lược chưa được Công ty quan tâm đúng mức. Nguyên nhân Những hạn chế trên trong công tác lập kế hoạch tại phân xưởng chịu ảnh hưởng của những nguyên nhan sau: Nhân lực có vai trò quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh, vị thế của mỗi công ty trên trương trường. Hiện nay, xét về đội ngũ nhân sự của phân xưởng nói chung là rất yếu. Phân xưởng hiện tại có một cán bộ quả lý (xưởng trưởng) có trình độ đại học, một cán bộ làm công tác tổng hợp có trình độ trung cấp. Còn lại công nhân đều có trình độ PTTH hoặc THCS. Đội ngũ lao động của phân xưởng tuy vậy nhưng về tay nghề thì tương đối đồng đều, là những người đã gắn bó với phân xưởng lâu năm. Nhưng do hạn chế về trình độ dẫn đến việc triển khai, tham gia ý kiến rất khó đối với lao động của phân xưởng. Thiếu về nhân lực, yếu về trình độ và năng lực là một trong những nguyên nhân lớn trong công tác lập và thực hiện kế hoạch. Hệ thống thông tin: Hiện tại, phân xưởng có kết nối Internet xong việc khai thác và sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh thì rất ít. Hệ thống nghèo nàn, thu thập và khai thác dữ liệu chưa có, các công cụ hỗ trợ trong việc khai thác và xử lý chưa được áp dụng. Thông tin từ công ty được phân xưởng tiếp nhận một cách thụ động, chưa có hệ thống. Phân loại và xử lý còn yếu, nhiều khi tiếp nhận thông tin từ nhiều chiều dẫn đến tình trạng nhiễu tin trong cán bộ, công nhân tại phân xưởng. Hạn chế về trình độ dẫn đến khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin. Việc thực hiện kế hoạch trong giai đoạn 2006 -2009 nằm trong giai đoạn kinh tế có nhiều khó khăn. Năm 2008 là năm tình hình kinh tế có nhiều bất ổn, lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng liên tục leo thang điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng. Giá cả các nguyên vật liệu, phụ liệu, lương và các chi phí khác tăng cao cộng với sức tiêu dùng giảm làm cho kế hoạch không thực hiện được. Năm 2009, tình hình kinh tế đã có những mặt tích cực song vẫn chưa thể một sớm, một chiều hồi phục được. Trước tình hình kinh tế bất ổn này, phân xưởng đã không lường trước được, đã không có kế hoạch dự phòng cho các tình huống nên bị động và lúng túng trong việc giải quyết. Với đặc trưng là một công ty xây dựng, nhưng trong tình hình kinh tế bất ổn, giá cả leo thang dẫn đến nhiều công trình thi công của công ty không thực hiện được đúng kế hoạch. Nhiều công trình chủ đầu tư hết vốn, hay giá cả tăng cao phải dừng thi công. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hiện kế hoạch của phân xưởng. Các công trinh của công ty không đúng tiến độ thì những hợp đồng công ty giao về cho phân xưởng coi như cũng không hoàn thành. Điều này dẫn đến kế hoạch của phân xưởng bị đổi khác, nhiều sản phẩm tồn kho, liên quan đến các chi phí cho việc không hoàn thành kế hoạch đi theo rất nhiều. Tình hình kinh tế giai đoạn 2008 – 2009 ảnh hưởng rất nhiều đến công ty, phân xưởng. Với lạm phát tăng cao, các dự án không huy động được vốn. Đời sống công nhân bấp bênh, dẫn đến tình trạng sẵn sàng chuyển chỗ làm nếu không có chính sách giữ chân họ. Sự phối hợp giữa công ty và phân xưởng trong công tác lập kế hoạch của phân xưởng có ảnh hưởng không nhỏ. Các đội xây dựng, nếu phối hợp với phân xưởng tốt hơn trong việc dự báo, nghiên cứu và thông tin về dự án được thường xuyên, liên tục phản ánh về phân xưởng thì phân xưởng sẽ có những quyết định, điều chỉnh kế hoạch cho hợp lý. Giữa bộ phận lập kế hoạch của phân xưởng với phòng kế hoạch – nhân sự - kinh doanh của công ty còn chưa có sự bàn bạc, thảo luận trong việc phối kết hợp thực hiện lập và triển khai. Việc đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân còn chưa được đảm bảo. Đặc trưng là một phân xưởng sản xuất gỗ, công nhân hàng ngày phải tiếp xúc với tiếng ồn, bụi, và các hóa chất. Điều kiện làm việc, sức khỏe của công nhân là một yếu tố tác động đến kế hoạch không nhỏ. Chưa chú trọng đến công tác lập kế hoạch dài hạn. Nếu có kế hoach dài hạn sẽ có các phương án để đo lường rủi ro, hạn chế và khắc phục để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì điều này, nên các kế hoạch năm sẽ bị tác động, ảnh hưởng và sai lệch bởi không có các phương án và kế hoạch dự phòng, xửa lý. Trang thiết bị không đồng bộ cũng là một nhân tố làm cho kế hoạch sản xuất bị tác động. Các máy móc trang thiết bị được đầu tư đã lâu, hiệu suất làm việc không đạt như mong đợi dẫn đến năng suất không cao, tốn nhiều chi phí bảo trì, bảo dưỡng và thay thế. Ý thức làm việc và kỷ luật của người lao động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phân xưởng. Hòa Bình là một tỉnh miền núi, kinh tế vẫn trọng vào nông nghiệp. Một bộ phận công nhân của công ty là lao động của các tỉnh miền xuôi bởi vậy số công nhân này đến mùa gặt hái họ xin về để làm việc đồng áng xong mới về phân xưởng tiếp tục lao động, sản xuất. Điều này dẫn đến nhiều hợp đồng bị chậm tiến độ so với kế hoạch do không đủ nhân công lao động, tăng ca kíp để đẩy nhanh tiến độ trong những khoảng thời gian này. Trong quá trình lập kế hoạch, cán bộ quả lý chưa cân đối hết các nguồn lực, nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng. Giữa thực tế của công ty và những diễn biến của thị trường nên dẫn đến việc kế hoạch chưa sát với thực tế. Những điều này là những nguyên nhân chính tác động đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đến hiệu quả và chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch của phân xưởng. Bởi vậy, công tác lập kế hoạch cần chú trọng đến các nguồn lực, thực tiễn công tác và yêu cầu nhiệm vụ mà công ty đặt ra. CHƯƠNG III - ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT GỖ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KINH DOANH TỔNG HỢP HÒA BÌNH Định hướng phát triển của phân xưởng Định hướng phát triển chung Nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên địa bàn, mở rộng hơn nữa các lĩnh vực kinh doanh và củng cố sức mạnh của các lĩnh vực kinh doanh hiện tại. Đời sống của người dân trong tỉnh ngày một được nâng cao, tình hình kinh tế đang dần ổn định và ra khỏi khủng hoảng. Công ty định hướng xây dựng và củng cố phân xưởng thành một phân xưởng lớn mạnh, có sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện tại, nhằm phát hiêu hết công xuất và hệ thống máy móc, nhà xưởng công ty phải ra sức cùng cán bộ, công nhân của phân xưởng ra sức tìm kiếm đơn hàng, hăng say sản xuất để nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng và nâng cao đời sống cán bộ, công nhân. Công ty giao cho phân xưởng phải ra sức nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu thời gian máy không tải. Từ đó có thể hạ giá thành, giảm giá bán nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh. Tiếp tục nghiên cứu, đầu tư chiều sâu để sản xuất những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của người dân. Giữ vững vị thế, uy tín của mình với khách hàng. Ngày một củng cố và khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm dịch vụ trên thị trường tỉnh nhà. Đổi mới cơ chế quản lý, xây dựng và thực hiện tốt các nội quy, quy chế nhằm tạo động lực kích thích sản xuất, khuyến khích người lao động học hỏi, nâng cao tay nghề, tăng cường kỷ luật lao động để đảm bảo an toàn trong sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tăng cường và mở rộng liên doanh, liên kết với các công ty, phân xưởng trên địa bàn. Cùng nhau thực hiện hợp đồng, tăng cường giảm thiểu thời gian máy chết cho những máy móc thiết bị như gia tăng huy động, nhận sản xuất gia công cho bên ngoài. Ra sức phấn đấu để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tăng cường công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường trong và ngoài địa bàn. Tăng cường nâng cao công tác lập và thực hiện kế hoạch. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả năm sau cao hơn năm trước. Có mức tăng trưởng ổn định, đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Quản lý chất lượng và giảm thiểu sai hỏng trong quá trình sản xuất. Chất lượng sản phẩm là một yếu tố sống còn đối với sự tồn tại của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh nên điều này phải ngày càng phải được quan tâm và thực hiện tốt hơn nữa. Định hướng về công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng Mỗi doanh nghiệp đều phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh riêng cho mình, lập ra kế hoạch không phải do xu hướng chung mà phải vì mục đích và mục tiêu riêng của mỗi doanh nghiệp, mỗi phân xưởng. Mỗi kế hoạch này phải có những mục tiêu nhất định phù hợp với từng doanh nghiệp, từng phân xưởng và loại hình sản xuất riêng. Điều quan trọng là nó phải vì mục tiêu đạt được nhiều hơn, tốt hơn cho kết quả sản xuất kinh doanh. Công tác xây dựng và tổ chức quản lý, điều hành và triển khai kế hoạch kinh doanh là một điều quan trọng và có tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, công tác lập kế hoạch cần phải có những đổi mới để bắt kịp với những xu hướng của thị trường, yêu cầu thực tiễn của hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đổi mới và nâng cao công tác lập kế hoạch là đòi hỏi cấp thiết để có thể nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh. Triển khai đồng bộ các kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân lực, kế hoạch tài chính và các kế hoạch hỗ trợ khác. Trong quá trình thực hiện phải xem xét các kế hoạch này trong sự ràng buộc và tương hỗ lẫn nhau để tạo thành một kế hoạch mang tính tổng hợp phục vụ tốt hơn cho sản xuất kinh doanh của phân xưởng. Đảm bảo tổ chức thực hiện kế hoạch đúng thời gian, đúng tiến độ là một điều không đơn giản. Nhưng điều này là rất quan trọng, nó đóng góp vào việc có hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra hay không. Vậy nên, phải liên tục rà soát và đảm bảo kế hoạch đề ra có sự sai lệch là ít nhất, kết quả đạt cao nhất. Tạo động lực cho người lao động, giúp họ gắn bó với công việc ngày một khăng khít hơn. Nhất là những người làm kế hoạch. Khi có động lực cho họ làm việc, họ sẽ toàn tâm, toàn ý cho công việc và hiệu quả đạt được sẽ cao hơn gấp nhiều lần. Trong những giai đoạn tới, phân xưởng sẽ tập trung vào công tác nghiên cứu và dự báo nhiều hơn nữa. Mục tiêu của việc này là tạo tiền để và cơ sở làm phục vụ cho công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng. Từ việc dự báo và số liệu nghiên cứu phân xưởng sẽ tiến hành lập được các kế hoạch sản xuất hàng ngày, hàng tuần. Từ đây các kế hoạch sản xuất sẽ sát với thực tế và khả thi hơn. Giải pháp chủ yếu để hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại phân xưởng Nâng cao trình bộ đội ngũ cán bộ quản trị công ty/phân xưởng Lao động quản lý là lao động chất xám mà lợi ích của nó mang lại cao gấp nhiều lần lao động bình thường. Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập vai trò của cán bộ quả lý ngày một nâng cao. Chỉ có một người cầm lái giỏi, đủ bản lĩnh và trí tuệ cần thiết mới có thể chèo lái con thuyền doanh nghiệp cập bến an toàn và đúng kế hoạch trên con đường qua nhiều ghềnh thác. Các nhà quản lý phải nâng cao hơn nữa kỹ năng lập kế hoạch, có như vậy kế hoạch mới sát với thực tế, mới mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế hoạch sẽ cho biết phương hướng hoạt động trong tương lai, hạn chế những tác động từ môi trường, lường trước được các rủi ro và có phương án đối mặt với những khó khăn thử thách. Khi đó sẽ tránh được những lãng phí không cần thiết, huy động và cân đối được các nguồn lực, và thiết lập các điều kiện để triển khai và kiểm tra thường xuyên để có phương án điều chỉnh. Để làm được điều này, công ty sẽ phải có những chính sách và chương trình đào tạo cụ thể. Đưa những cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác lập và triển khai kế hoạch đi học các lớp kỹ năng, bồi dưỡng nghiệp vụ, tham quan mô hình,… Từ đó cộng với sự tìm tòi, sáng tạo của mỗi cán bộ, nhân viên làm công tác kế hoạch, vận dụng vào thực tế hoạt động sản xuất tại phân xưởng những bản kế hoạch sản xuất trong tương lai sẽ có kết quả tốt hơn. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường Để có thể có được những kế hoạch sát với thực tiễn, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng việc đầu tiên là phải nghiên cứu và dự báo thị trường, xu hướng biến đổi của nó. Vì vậy, công tác nghiên cứu và dự báo trị trường là khâu quan trọng đầu tiên mà những người lập kế hoạch cần xem xét để thiết lập các chỉ tiêu kế hoạch. Đó sẽ là căn cứ tin cậy để xác định mức tăng giảm các chỉ tiêu trong kỳ tới, đồng thời giúp ta có biện pháp, phương án để lập và thực hiện kế hoạch. Điều tra nghiên cứu thị trường là căn cứ quan trọng nhất trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Kết quả nghiên cứu nhu cầu có thể tập hợp theo định mức giá, định hướng mục tiêu kinh doanh phù hợp với mỗi loại sản phẩm, mỗi thị trường trong một thời gian kinh doanh nhất định hoặc theo khách hàng để đảm bảo gắn bó sản xuất kinh doanh với các yếu tố hỗ trợ khác. Trong những năm qua phân xưởng cũng tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường trước khi xây dựng kế hoạch nhưng chủ yếu mang tính kinh nghiệm của các nhân viên nghiên cứu thị trường và chỉ dừng lại ở mức độ sơ lược chưa xem xét đến tất cả các yếu tố tác động đến thị trường sản phẩm của mình, nên dẫn đến khi thực hiện kế hoạch thì có một số chỉ tiêu không đạt được so với kế hoạch đề ra do có sự biến động trên thị trường mà phân xưởng chưa tính đến. Vì vậy khi nghiên cứu thị trường thì phân xưởng phải xác định đúng thị trường mà phân xưởng đang tập trung nghiên cứu. Với Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình thì mảng xây dựng cơ bản cho các cơ quan đơn vị đem lại doanh thu lớn cho công ty. Điều này cũng tạo ra rất nhiều hợp đồng và đơn hàng cho phân xưởng. Do đó phân xưởng phải tìm hiểu được nhu cầu xây dựng và đầu tư trang thiết bị cho các sở ban ngành, và nhu cầu của người dân trong địa bàn, yêu cầu về chất lượng mẫu mã sản phẩm, xu hướng tiêu dùng, trang trí nội thất trong những năm gần đâu để đổi mới, cải tiến mẫu mã chất lượng. Tăng cường sự phối hợp giữa phân xưởng với các bộ phận sản xuất khác của công ty Hiệu quả của công tác lập kế hoạch không chỉ phụ thuộc vào trình độ năng lực của các cán bộ trong phòng kế hoạch mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ tương tác giữa các phòng, bộ phận khác trong công ty. Do đó lãnh đạo của công ty, phân xưởng cần quan tâm đến vấn đề duy trì và phát triển mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty để hoạt động của các bộ phận này phối hợp ăn ý với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của công ty. Khi chưa chuyển đổi sang công ty cổ phần, nhiệm vụ kinh doanh của công ty và của các bộ phận là ổn định. Mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh đều do cấp trên quản lý trực tiếp phân bổ xuống. Mối quan hệ ngang giữa các bộ phận không được chú trọng và các bộ phận hoạt động độc lập với nhau. Chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, khi nhiệm vụ cụ thể của từng thời điểm là không cố định mà tuỳ thuộc vào việc nắm bắt và sử dụng các cơ hội kinh doanh, do vậy mà đặt ra yêu cầu về sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng để có thể tạo lập sự liên kết mọi nỗ lực nhằm tạo ra phản ứng nhanh của công ty, phân xưởng với những biến đổi của môi trường kinh doanh. Tốc độ biến đổi của môi trường càng nhanh thì càng đòi hỏi phải tăng cường tác động qua lại hay sự phối hợp theo chiều ngang của các phòng ban, bộ phận trong công ty. Các phòng ban, bộ phận trong công ty có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch về lĩnh vực mà mình phụ trách, sau đó chuyển cho Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Kinh doanh - Thị trường và xây dựng thành bản kế hoạch chung cho toàn công ty. Phân xưởng dựa vào bản kế hoạch này để phối hợp với các bộ phận và xây dựng bản kế hoạch tác nghiệp cho phân xưởng minh. Sự phối kết hợp giữa các bộ phận sẽ giúp cho người lập kế hoạch biết được tình hình thực tế sản xuất kinh doanh ra sao. Họ là những người tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất, biết được xu hướng tiêu dùng, nhu cầu mong muốn của khách hàng ra sao. Sự phản ánh và kết hợp của từng bộ phận sẽ giúp cho người lập kế hoạch có cái nhìn tổng quan hơn, toàn diện hơn và hiệu quả mang lại từ công tác lập kế hoạch sẽ cao hơn. Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ việc lập kế hoạch sản xuất Nhà kinh tế học người Anh Rorey cho rằng: “Một công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trường muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì trước hết phải nắm được thông tin, tiếp đó phải xây dựng cho mình các chiến lược và kế hoạch đầy tham vọng”. Trong quá trình lập các kế hoạch, thông tin sẽ giúp bộ phận lập kế hoạch có được quyết định đúng đắn, kịp thời trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và phức tạp như hiện nay. Vì vậy, việc thu thập và xử lý thông tin là rất cần thiết cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mỗi công ty. Các thông tin sẽ bảo đảm được lợi thế cạnh tranh. Chỉ có thể trên cơ sở thu thập được thông tin đầy đủ, chính xác thì phân xưởng mới lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả. Để nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, phân xưởng cần thu thập một số hệ thống thông tin sau: Thông tin về môi trường kinh doanh, văn hóa xã hội, kinh tế chính trị, đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Thông tin về tình hình sử dụng sản phẩm và xu hướng sử dụng sản phẩm của phân xưởng. Các sản phẩm tương đồng của các công ty, phân xưởng sản xuất khác như thế nào, giá cả cạnh tranh ra sao? Thông tin về nhà cung ứng các nguyên liệu, phụ liệu. Hiện giờ tình hình sản xuất kinh doanh của họ ra sao, quan hệ xây dựng như thế nào? Thông tin về xu hướng hàng nhập và các sản phẩm thay thế. Thông tin về giá cả các sản phẩm hiện tại trên thị trường, mẫu mã chủng loại. Cần đầu tư đồng bộ cho máy móc trang thiết bị và kinh phí cho công tác thu thập và xử lý thông tin. Các trang thiết bị như máy vi tính, mạng Internet,.. là tối quan trọng đối với việc khai thác thông tin thứ cấp và là công cụ để xử lý thông tin sơ cấp. Bởi vậy, có một hệ thống máy tính mạnh, đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và kỹ năng thì việc khai thác và xử lý thông tin sẽ có hiệu quả hơn. Có hệ thống Internet tốt, cán bộ nhân viên biết cách khai thác sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thu thập thông tin. Qua internet, cán bộ lập kế hoạch có thể biết được các sản phẩm chủ yếu, giá cả các nguyên phụ liệu, thông tin về các đối thủ và xu hướng tiêu dùng, mua sắm của khách hàng. Trong thời gian tới, phân xưởng cần phối hợp với công ty trong công tác tổ chức thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường. Khi phối hợp với công ty, phân xưởng sẽ thu thập được những thông tin có ý nghĩa, được bổ sung thêm cán bộ bởi vậy việc xử lý thông tin sẽ hiệu quả hơn. Khi đã phối hợp và cùng tổ chức thì mỗi cán bộ nhân viêc trong toàn công ty đều có trách nhiệm thu thập thông tin về thị trường, khách hàng tổng hợp báo cáo với bộ phận kế hoạch của công ty hoặc trực tiếp cho phân xưởng. Chú trọng hơn nữa việc tổ chức thực hiện và đánh giá các kế hoạch Chức năng chính của một nhà lãnh đạo, một nhà quản trị gồm lãnh đạo, tổ chức, hoạch định và kiểm tra. Nếu thiếu hoặc yếu một trong bốn chức năng chính này thì việc quản trị và điều hành của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh sẽ gặp phải những khó khăn. Hộp 3.1 – Kế hoạch ngày tại bộ phận của phân xưởng Xẻ gỗ phay ông Hương 1*2*4 = 120T Bào 4 mặt xẻ cho Nghĩa gỗ Hồng Sắc dài 30*21*2,5 = 12T bào 3 mặt xẻ gỗ xoan Hương Rộng (tùy ý) * dầy 2,2cm hết hộp Xẻ gỗ cho Cương (14/10/2009) Gỗ say, sồi Dài 2,5 * Rộng 18->20 *dầy 3cm = 1m3 Bào 3 mặt, k bào cạnh Xẻ gỗ đóng cửa cho Trường Chính trị (cửa ván ghép) Dài 170cm * rộng 60cm * dầy 3cm = 7 cánh Sơn xanh Xẻ đóng phản cho chị Thanh chị Thanh dài 20 rộng 80*2 = 1,6m cao 10 ván dầy 2,5 xẻ Dũng gỗ sồi dài 60*6*12 = 2 thanh 4,6*6*12 = 10 thanh Cốt pha = 1m3 Ván từ 15 dài 20 Xẻ gỗ sồi Dài 2,5 rộng 2,5*5 = 120m 5*5 = 50m (xẻ cái này trước, tối lấy) Tại phân xưởng, công tác đánh giá và kiểm tra chưa được coi trọng một cách đúng mức. Việc thực hiện kế hoạch gặp nhiều khó khăn một phần cũng do điều này. Nếu trong quá trình thực hiện công tác đánh kiểm tra, đánh giá được chú trọng thì sẽ có những điều chỉnh, bổ sung để kết quả đạt cao hơn. Tổ chức thực hiện kế hoạch chưa có bài bản, chuyên nghiệp, mới chỉ đưa ra các con số, bảng công việc. Tổ chức thực hiện được nâng cao sẽ giúp cho mọi cán bộ, nhân viên và người lao động hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện kế hoạch. Sẽ chú tâm, tập trung trí và sức để hoàn thành kế hoạch đặt ra. Thường xuyên đánh giá, kiểm tra để kịp thời phát hiện ra chỗ yếu, khâu nào là nguyên nhân của việc không hoàn thành kế hoạch, bộ phận nào cần được nâng cao hay bổ sung nhân lực. Máy móc, thiết bị nào cần được đầu tư để nâng cao công suất, tiến độ. Khi chú trọng vào công tác thực hiện và kiểm tra, lãnh đạo phân xưởng sẽ trả lời được những câu hỏi và khắc phục được điểm yếu, kịp thời điều chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt cho sát với tình hình và đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu đề ra. Cải thiện điều kiện làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho công nhân lao động Điều kiện làm việc là yếu tố có tính quyết định đến năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó có ảnh hưởng đến công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của phân xưởng. Vì vậy, cải thiện điều kiện làm việc là việc hết sức cần thiết và phải được quan tâm. Đi đôi với việc duy trì và phát triển sản xuất là phải làm tốt công tác bảo hộ lao động, tạo điều kiện làm việc và môi trường tốt nhất cho người lao động. Với điều kiện làm việc tại phân xưởng, công nhân luôn phải làm việc trong môi trường, kí hậu xấu, tiếp xúc với bụi gỗ, tiếng ồn thường xuyên,… điều này ảnh hưởng xấu đến người lao động. Để đảm bảo sức khỏe và điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động, phân xưởng cần phối hợp với công ty tiến hành thực hiện một số công việc sau: Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, công ty và phân xưởng cần lập kế hoạch và các biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện làm việc. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo hộ lao động và thực hiện đầy đủ, đúng các chế độ chính sách về an toàn lao động. Vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định. Tham gia các lớp bồi dưỡng, huấn luyện tổ chức kiểm tra các quy trình, quy phạm về an toàn lao động đối với công nhân sản xuất. Duy trì tốt mạng lưới an toàn vệ sinh trên của phân xưởng. Là một phân xưởng sản xuất gỗ, công nhân luôn phải chạy các máy cưa, máy bào vì vậy rất dễ xảy ra tai nạn nếu công nhân không tập trung. Vì vậy, việc tổ chức đôn đốc, kiểm tra và nâng cao ý thức làm việc tự bảo vệ an toàn cho bản thân và của phân xưởng. Xây dựng nội quy, quy trình sản xuất an toàn trong lao động sản xuất. Thường xuyên kiểm tra các dụng cụ, thiết bị an toàn cho máy móc thiết bị, các phương tiện phòng chống cháy nổ. Đặc trưng các sản phẩm của xưởng là các sản phẩm dễ cháy nổ vì vậy công tác phòng cháy và ý thức phòng cháy chữa cháy của mỗi cán bộ, công nhân là hết sức cần thiết. Phân xưởng phối hợp với các cán bộ chuyên trách về phòng cháy chữa cháy tổ chức tập huấn, nâng cao ý thức và cách phòng chống cháy nổ trong phân xưởng. Phân xưởng phải tạo ra môi trường làm việc thực sự lành mạnh cho toàn thể cán bộ, công nhân trong phân xưởng. Để có được môi trường lao động lành mạnh phân xưởng càn phải làm tốt một số điều sau như: Phải tạo được sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân trong phân xưởng. Phải tạo cho mọi người lao động đều có cơ hội được tự do lao động, phát triển nhân cách và cống hiến hết khả năng và tay nghề cho phân xưởng để tạo ra các sản phẩm tinh tế nhất, đẹp và chất lượng nhất. Phải đảm bảo tính bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người lao động, đánh giá chính xác kết quả của từng người lao động để thực hiện khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất và tình thần cho họ thỏa đáng với công sức và năng lực của họ bỏ ra. Việc lập và tổ chức thực hiện không chỉ là của mỗi cán bộ cốt cán mà phải là sự góp ý, đồng thuận đồng lòng của tất cả cán bộ, công nhân để cùng nhau quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. KẾT LUẬN Một doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả thì việc đầu tiên phải làm là lập kế hoạch. Bởi lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động, làm giảm sự tác động của những thay đổi, tránh được sự lãng phí dư thừa và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận lợi cho công tác kiểm tra. Dự trên cơ sở những luận giải và trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong quá trình quản lý của doanh nghiệp, chuyên đề đã bước đầu phân tích trên nhiều góc độ khác nhau để đánh giá đúng những thành quả, hạn chế và những nguyên nhân làm cản trở hoạt động lập kế hoạch tại phân xưởng sản xuất gỗ Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình. Dựa vào kết quả phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động lập kế hoạch tại phân xưởng, chuyên đề cũng đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng cao chất lượng của công tác lập kế hoạch tại phân xưởng. Các biện pháp được đề cập là: Nâng cao trình bộ đội ngũ cán bộ quản trị công ty/phân xưởng, Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, Tăng cường sự phối hợp giữa phân xưởng với các bộ phận sản xuất khác của công ty, Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ việc lập kế hoạch sản xuất, Chú trọng hơn nữa việc tổ chức thực hiện và đánh giá các kế hoạch, Cải thiện điều kiện làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho công nhân lao động. Được thực hiện trong sự giới hạn về thời gian, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng, khả năng và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên chuyên đề chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chưa thể nghiên cứu một cách hoàn chỉnh những vấn đề đã đặt ra. Vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quí thầy cô và các cô chú ở Công ty cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình để tiếp tục hoàn thiện chuyên đề của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Bùi Thành Trung PHỤ LỤC Bảng phụ lục 1 – Kế hoạch tài chính năm 2008 Đơn vị tính: 1000 đồng STT Nội Dung Số tiền Ghi chú I Doanh thu 21,500,000 1 Kinh doanh vật liệu xây dựng 3,500,000 2 Xây dựng 14,500,000 3 SXKD đồ gỗ, lâm sản 2,000,000 4 Giống cây trồng và thu khoán NN 300,000 5 Sửa chữa ô tô 1,100,000 6 Thu khác 100,000 II Tổng thu lợi nhuận 900,000 1 Thu lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh 810,000 * Văn phòng công ty 100,000 * Xưởng chế biến gỗ ( Đạo ) 94,000 *Xưởng sản xuất mộc dân dụng, cao cấp 80,000 * đội XD số 1 ( Lâm ) 100,000 * Đội XD số 2 ( Quý ) 100,000 * Đội XD số 3 ( Dũng ) 55,000 * Chi nhánh XD Sơn La (Minh ) 110,000 * Chi nhánh XD Sơn La (Vĩnh ) 100,000 * Xưởng sửa chữa ô tô (Hưng) 60,000 * Trại sx- KD giống cây trồng (Hoà) 11,000 2 Lợi nhuận khác 90,000 III Các khoản chi phí 685,000 1 Lương và phụ cấp trách nhiệm 187,000 2 Trích nộp BHXH&KPCĐ 64,000 3 Hành chính, VPP 14,000 4 Tiếp khách 11,500 5 Xăng xe 11,000 6 Phụ cấp điện thoại cho cán bộ 25,000 7 Phụ cấp công tác phí cho cán bộ 2,500 8 Sửa chữa ô tô 10,000 9 Tiền điện, nước 24,000 10 Tiền điện thoại cố định 11,000 11 Trích trợ cấp mất việc làm 12,000 12 Nộp tiền thuê đất 251,500 13 Nộp thuế môn bài 1,500 14 Trích KHCB tài sản cố định 60,000 IV Lợi nhuận trớc thuế: ( II-III ) 215,000 ( Trong đó : Năm 2007 còn : 90 triệu chưa nộp) V Thuế TNDN năm 2008 60,200 VI Lợi nhuận sau thuế 154,800 Trong đó : * Lợi tức cổ phần 150,000 * Quỹ dự phòng tài chính 3,000 * Quỹ khen thởng - Phúc lợi 1,800 VII Kế hoạch sử dụng vốn SXKD 1 Nguồn vốn quỹ 252,613 * Vốn trích từ KHCB 139,344 * Vốn từ quỹ dự phòng tài chính 8,000 * Vốn từ quỹ trợ cấp mất việc làm 29,601 * Quỹ Phúc lợi - khen thởng 2,200 * Nguồn vốn quỹ PTSX 73,468 2 Nguồn vốn góp từ các cổ đông 1,200,000 * Vốn lu động 561,000 * Vốn cố định 639,000 3 Vốn vay từ Ngân hàng 7,000,000 4 Vốn vay huy động từ các tổ chức khác 500,000 (Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán) Bảng phụ lục 2 – Kế hoạch tài chính năm 2009 Đơn vị tính: 1000 đồng TT Nội dung Số tiền Ghi chú I Tổng doanh thu 23,050,000 1 Kinh doanh vật liệu xây dựng 4,000,000 2 Xây dựng cơ bản các công trình 16,000,000 3 Sản xuất kinh doanh đồ gõ , lâm sản 1,200,000 4 Sản xuất kinh doanh giống cây trồng 300,000 5 Sửa chữa ôtô 1,400,000 6 Thu khác 100,000 7 Giám sát các công trình XD 50,000 II Tổng thu lợi nhuận 896,500 1 Thu lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh 764,080 * Văn phòng công ty 30,000 * Xưởng chế biến gỗ ( Đạo ) 83,640 * Xưởng SX mộc , cao cấp và kinh doanh vật liệu XD 79,440 * Đội xây dựng số 1 ( Lâm ) 100,000 * đội XD số 2 ( Quý ) 75,000 * Đội XD số 3 ( Dũng ) 100,000 * Chi nhánh XD sơn la ( Minh ) 130,000 * Chi nhánh XD sơn la ( Vĩnh ) 80,000 * Xởng sửa chữa ôtô ( Hng ) 60,000 * Trại SX - KD giống cây trồng ( Hoà ) 11,000 * Giám sát các công trình xây dựng 15,000 2 Lợi nhuận khác 132,420 III Các khoản chi phí 616,500 1 Lơng và phụ cấp trách nhiệm 200,000 2 Trích nộp BHXH & KPCĐ 65,000 3 Hành chính - Văn phòng phẩm 16,000 4 Tiếp khách 10,000 5 Xăng xe 15,000 6 Phụ cấp điện thoại cho cán bộ 25,000 7 Phụ cấp công tác phí cho cán bộ 3,000 8 Sửa chữa ôtô 10,000 9 Tiền điện, nước 15,000 10 Tiền điện thoại cố định 13,000 11 Trợ cấp mất việc làm 6,500 12 Nộp tiền thuê đất 161,500 13 Nộp thuế môn bài 1,500 14 Trích KHCB tài sản cố định 75,000 IV Lợi nhuận trớc thuế ( II - III ) 280,000 V Thuế TNDN năm 2009 70,000 VI Lợi nhuận sau thuế 210,000 Trong đó : * Lợi tức cổ phần 198,000 * Quỹ dự phòng tài chính 10,500 * Quỹ khen thưởng phúc lợi 1,500 VII Kế hoạch sử dụng vốn SXKD 1 Nguồn vốn quỹ 413,042 * Vốn trích từ KHCB 240,325 * Vốn từ quỹ dự phòng tài chính 23,731 * Vốn từ quỹ trợ cấp mất việc làm 27,459 * Quỹ Phúc lợi - Khen thưởng 10,191 * Nguồn vốn quỹ PTSX 111,336 2 Nguồn vốn góp từ các cổ đông 1,800,000 * Vốn lưu động 917,940 * Vốn cố định 882,060 3 Vốn vay từ Ngân hàng 7,000,000 4 Vốn vay huy động từ các tổ chức khác 500,000 (Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán) Phụ lục 3 – Bảng định mức nguyên vật liệu Bàn Oval STT TÊN CHI TIẾT QUI CÁCH TINH QUI CÁCH PHÔI K.L THEO BỀ DÀY Dày Rộng Dài Số C.Tiết Khối lượng Dày Rộng Dài Số C.Tiết Khối lượng Dày Khối lượng 1 Khung mặt dọc 22 100 1185 2 0.00521 27 110 1220 2 0.00725 27 278.55 2 Khung mặt hai đầu 22 100 392 6 0.00517 27 110 420 6 0.00748 17 354.00 3 Khung mặt ngang 22 70 860 2 0.00265 27 80 890 2 0.00384 29 318.00 4 Nan lớn hai đầu 10.5 100 574 2 0.00121 17 110 610 2 0.00228 5 Nan nhỏ hai đầu 10.5 53 574 8 0.00256 17 60 610 8 0.00498 6 Nan số 1 10.5 53 391 4 0.00087 17 60 420 4 0.00171 7 Nan số 2 10.5 53 455 4 0.00101 17 60 490 4 0.00200 8 Nan số 3 10.5 53 510 4 0.00114 17 60 540 4 0.00220 9 Nan số 4 10.5 53 574 4 0.00128 17 60 610 4 0.00249 10 Nan lớn giữa 10.5 100 367 1 0.00039 17 110 400 1 0.00075 11 Nan nhỏ giữa 10.5 53 367 12 0.00245 17 60 400 12 0.00490 12 Đỡ nan giữa 11.5 40 320 2 0.00029 17 48 360 2 0.00059 13 Đỡ nan hai đầu 11.5 40 840 2 0.00077 17 48 870 2 0.00142 14 Bổ lỗ dù 11.5 80 160 1 0.00015 17 90 360 0.5 0.00028 15 Vai dọc 24 35 1610 2 0.00270 29 45 1650 2 0.00431 16 Chân 24 65 613 4 0.00383 29 73 650 4 0.00550 17 Đế 24 100 800 2 0.00384 29 110 840 2 0.00536 18 Vai ngang 24 50 430 2 0.00103 29 58 460 2 0.00155 19 Bọ góc 24 60 200 4 0.00115 29 68 450 2 0.00177 20 Xà 24 80 1010 1 0.00194 29 90 1040 1 0.00271 TỔNG KHỐI LƯỢNG 0.03964 0.06337 950.55 Phụ lục 4 - Định mức khối lượng gỗ cho một sản phẩm STT Tên sản phẩm Gỗ xẻ sử dụng cho 1 sản phẩm (m3) Kích thước sản phẩm A Nhóm bàn 1 Bàn làm việc 1 ô kéo 0,0656 1.300 x 700 x 800 2 Bàn làm việc 2 ô kéo 0,0553 1.300 x 700 x 800 3 Bàn làm việc 1 buống 1,1012 1.400 x 780 x 800 4 Bàn làm việc 2 buồng 0,1660 1.00 x 550 x 700 5 Bàn Sa lông 0,328 1.000 x 550 x 500 6 Bàn ăn 0,244 700 x 700 x 700 B Nhóm ghế 1 Ghế Sa Lông 0,0307 500 x 550 x 300 2 Ghế tựa 3 nan 0,0143 420 x 400 x 830 3 Ghế đẩu 1,0071 300 x 300 x 450 C Nhóm giường 1 Giường đôi Mô Đéc 0,2297 1.900 x 600 x 550 2 Giường hộp đôi 0,1240 1.900 x 600 x 480 3 Giường cá nhân 0,0747 1.900 x 850 x 800 4 Giường cá nhân song tròn 0,0775 D Nhóm tủ 1 Tủ hồ sơ 0,1787 1.200 x 450 x 1.800 2 Tủ gia đình 0,2182 1.200 x 550 x 1.800 3 Tủ cá nhân 0,0615 980 x 600 x 1.100 4 Chạn đựng thức ăn 0,0792 900 x 500 x 1.400 Phụ lục 5 - Định mức kinh tế kỹ thuật gỗ xẻ - Trường hợp chưa rọc rìa (Còn có bìa bắp) Cáp kính gỗ tròn Cỡ lớn Cỡ trung bình Các loại cỡ khác Bìa bắp chưa rọc Tổng cộng < 35cm 36+49cm 50+59cm 60_69cm >70cm 29% 35% 38% 39% 42% 16% 19% 21% 22% 23% 7% 8% 9% 9% 10% 5% 3% 4% 5% 4% 57% 65% 72% 75% 79% Phụ lục 6 - Định mức kinh tế kỹ thuật gỗ xẻ - Trường hợp đã rọc bìa Cấp kính gỗ tròn Cỡ lớn Cỡ trung bình Các loại cỡ khác Tổng cổng < 35cm 36+49cm 50+59cm 60+69cm > 70cm 29% 35% 38% 39% 42% 16% 19% 21% 22% 23% 7% 8% 8% 9% 10% 52% 62% 68% 70% 75% TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS. Lưu Thị Hương (Chủ biên): Tài chính Doanh nghiệp, NXB Kinh tế Quốc dân, năm 2007. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền và GS.TS. Nguyền Thành Độ (đồng chủ biên): Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2007. PGS.TS.Lê Công Hoa: Giáo trình phương pháp nghiên cứu kinh doanh, tập bài giảng lưu hành nội bộ - Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. PGS.TS.Lê Công Hoa: Giáo trình Quản trị hậu cần kinh doanh, Lưu hành nội bộ, Hà Nội – 2009. PGS.TS.Lê Thế Giới, TS.Nguyễn Thanh Liêm, ThS.Trần Hữu Hải: Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, năm 2007. PGS.TS.Trương Đoàn Thể: Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2007. ThS.Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quân (chủ biên): Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Kinh tế Quốc dân, năm 2007. www.bwportal.com www.dpihoabinh.gov.vn www.hoabinh.gov.vn www.neu.edu.vn www.quantri.com.vn www.saga.vn www.tailieu.vn www.youtemplates.com CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …………o0@0o………… NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Công ty Cổ phần xây dựng kinh doanh tổng hợp Hòa Bình Sinh viên: Bùi Thành Trung Lớp: Quản trị kinh doanh – K47 Khoa: Quản trị kinh doanh Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân Nhận xét của cơ quan thực tập: Hòa Bình, ngày … tháng 05 năm 2010 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2359.doc