Cần ưu tiên cho sự phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hướng đầu tư phát triển vào các cây trông, vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của vùng, tận dụng đất trống đồi trọc, mặt nước, đồi gò để phát triển kinh tế tạo việc làm cho lạo động.Có thể thực hiện các giải phát sau:
* Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, tăng vụ, tăng vòng quay của đất nhất là vùng nông nghiệp ven đô, ven các trục giao thông vùng có ruộng đất thấp.
* Chuyển dịch cơ cấu, chủng loại cây trồng trên đất bãi, đất trũng, úng ngập, trồng lúa chi phí lớn hiệu quả mạng lại thấp sang cơ cấu nông nghiệp mới, cây ăn quả, rau xang, nuôi trồng thuỷ sản.
* Cải tạo vường tạp, ao hoa, chuồng trại, làm vườn thâm cnah, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi các loại gia súc, hình thành cơ cấu VAC, hệ sinh thái VAC, hệ cảnh quan nông thôn. Mặc dù, đất vườn ít, nhưng với cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ làm cho thu hập của nông dân cao lên tạo thêm nhiều việc làm.
* Thực hiện nông lâm kết hợp, chuyển đổi lâm nghiệp quốc doanh sang lâm nghiệp xã hội, bố trí cơ cấu hợp lý, rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủ sản. Đó là giải pháp hạn chế phá rừng, phát triển kinh tế xã hội miền núi.
* Hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, tín dụng và dịch vụ, hình thành cơ cấu kinh tế mới ở các vùng trung du miền núi, đưa nông nghiệp đi vào sản xuất hàng hoá, hoạt động theo cơ chế thị trường như Hiệp hội mía đường Lam Sơn là một minh chứng.
* Chuyển chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản theo kiểu tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ, với nhiều chủng loại phong phú: Nuôi lợn thịt, bò thịt, bò sửa, dê sửa, cá nước ngọt cá nước lợ.
Đây là một giải pháp mà nó mang tính tương thích cao đối với điều kiện nông thôn hiện nay và khả năng là có thể áp dụng thực hiện được. Là một xu thế phát triển hợp tính quy luật tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của từng vùng, sử dụng và khia thác triệt để đất trống đồi trọc, lợi thế về mặt nước. nhằm phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá.
Lựa chọn đúng những sản phẩm có ưu thế của nông nghiệp nước ta để tập trung đầu tư thích đáng cả về ứng dụng tiến bộ khoa học học và công nghệ chế biến, tạo cho một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực được chế biến có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nghiên cứu khẩn trương thị trường nông sản thực phẩm sạch đang tăng nhanh trên thế giới, trước hết là những nước phát triển kể cả gạo, thịt, chè, càfê rau quả mà ta có ưu thế cả về lao động cũng như điều kiện tự nhiên
79 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng lao động, việc làm ở nông thôn và thực trạng giải quyết lao động, việc làm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường ở nước ta hiện nay, việc giải quyết vấn đề việc làm và lao động ở nông thôn gặp phải không ít trở lực ngay trong bản thân nguồn nhân lực, cơ cấu và trình độ nghề nghiệp của người lao động ở khu vực này. Phần lớn lao động nông thôn là lao động thủ công, chưa qua đào tạo nghề nghiệp, thiếu hiểu biết kỹ thuật, kinh nghiệm và năng lực hoạt động trong cơ chế thị trường. Điều đó gây trở ngại cho việc tiếp cận, tìm kiếm và tạo lập việc làm của lao động nông thôn trong các lĩnh vực phi nông nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật và chất lượng lao động cao. Mặt khác đó cũng là trở lực đối với tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, mở rộng cơ hội việc làm trong nội tại nền kinh tế-xã hội ở nông thôn.
Với mặt bằng học vấn và đào tạo nghề nghiệp như hiện nay, lao động nông thôn khó có thể dịch chuyển nhanh vào lĩnh vực công nghiệp hiện đại và công nghiệp đô thị. Chẳng hạn, năm 1994 các cơ sở công nghiệp tại khu chế xuất Tân Thuận huyện Nhà Bè (Thành phố Hồ Chí Minh) có nhu cầu tuyển dụng 7.000 nhân công trong vùng (chủ yếu là lao động nông thôn) nhưng thực tế chỉ tuyển được chưa đầy 1.200 người (17%) trong khi cả huyện Nhà Bè đang có tới 12.000 người thuộc diện thất nghiệp. Như vậy, tại đây chỉ có 1/10 số lao động dư thừa có khả năng tìm được việc làm trong các cơ sở công nghiệp tập trung. Tình hình cũng tương tự như vậy đối với các khu công nghiệp Biên Hòa và các khu công nghiệp khác ở tỉnh Đồng Nai. Mặc dù các khu công nghiệp này có nhu cầu tuyển dụng lao động tại chỗ rất cao song khả năng đáp ứng yêu cầu về học vấn và nghề nghiệp của lao động từ các vùng nông thôn là hết sức hạn hẹp, khó khăn.
Năm là giải quyết việc làm nói chung và việc làm ở nông thôn nói riêng trong điều kiện thị trường lao động và thể chế của thị trường này còn manh nha, chưa dược tạo lập và hình thành đầy đủ. ở các vùng nông thôn hầu như còn thiếu vắng các tổ chức trung gian môi giới, giới thiệu việc làm hoặc thông tin, tư vấn về thị trường lao động. Việc thuê mướn lao động ở nông thôn diễn ra tự phát, giá nhân công tùy tiện và đặc biệt là thiếu các ràng buộc về mặt pháp lý (như chế độ bảo hiểm, trợ cấp tai nạn, chăm sóc sức khỏe…). Nhiều thể chế hành chính chưa phù hợp với nhu cầu dịch chuyển và mở rộng không gian tạo lập và tìm kiếm việc làm nhất là đối với sự dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị, từ địa phương này đến địa phương khác.
Sáu là sự khác biệt về giới trong việc tạo lập, tìm kiếm việc làm, cơ hội việc làm và thu nhập đã bộc lộ và có xu hướng gia tăng. Trong đó khả năng tiếp cận với giáo dục, dạy nghề, mở ngành nghề phi nông nghiệp của phụ nữ trên nhiều vùng nông thôn trở nên khó khăn nhiều hơn so với nam giới. ở nhiều nơi trong nhiều hộ gia đình vấn đề tạo việc làm ngoàinông nghiệp hầu như chưa được nhìn nhận từ phía lao động nữ trong khi lực lượng lao động này bị dồn vào lĩnh vực nông nghiệp từ đó dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, thu nhập của phụ nữ ở nông thôn trở nên gay gắt. Tiền công của lao động nữ ở hầu hết các vùng nông thôn thường thấp hơn 30-40% so với nam giới trong cùng một loại công việc với khối lượng ngang nhau, kể cả trong nông nghiệp.
Bảy là khả năng thu hút lao động nông thôn của công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế do thị trường chưa phát triển. Mặc dù lao động trong nông thôn dư thừa nhiều nhưng sức hút sang công nghiệp, dịch vụ còn yếu. Một mặt do chất lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất trong công nghiệp, dịch vụ, một mặt do các doanh nghiệp ở trong nước đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa nhiều và phát triển chưa mạnh nên nhu cầu sử dụng lao động dư thừa trong nông thôn chưa cao. Kinh nghiệm của một số nước như Trung Quốc, Đài Loan về giải quyết việc làm lao động nông thôn cho thấy việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một giải pháp hữu hiệu trong việc thu hút lao động thừa ở nông thôn.
Tám là chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn rất lớn và ngày càng cách xa.
Mặc dù nông dân đã thâm canh tăng vụ quay vòng đất nhanh, kinh doanh tổng hợp nhưng việc làm, thu nhập, đời sống của nông dân vẫn còn nhiều khó khăn. Năm 1994, thu nhập của người nông dân nông thôn chỉ bằng 63% của người dân thành thị, năm 1995 giảm xuống còn 55% và năm 1996 là 54%. Hiện nay chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn là khoảng 5 lần.
Tình trạng này có nhiều lý do, trong đó phải kể đến: Sự khác biệt về cơ cấu đầu tư, sự khác biệt về lao động sử dụng và đặc biệt là do số người ăn theo trong nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 1997 đã có 193 dự án FDI trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp với tổng vốn đầu tư là 1,56 tỷ USD; 127 dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản với số vốn là 2,06 tỷ USD và 43 dự án vào ngành thủy sản với số vốn 146 triệu USD. Tỷ trọng vốn FDI trong ngành nông nghiệp rất thấp so với đầu tư chung của toàn quốc (11,8% số dự án và 5,1% số vốn). Từ sự khác biệt về cơ cấu vốn đầu tư ( đặc biệt là vốn FDI) đã dẫn đến sự khác biệt về lao động sử dụng. Từ đó dẫn đến sự chênh lệch về năng suất lao động ngày càng lớn giữa thành thị và nông thôn. Mặt khác trong nông thôn một lao động phải nuôi tới 2-3 người ăn theo, điều này càng làm cho chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn.
Từ thực tế giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn thời gian qua và những kinh nghiệm của các nước trong khu vực, Nhà nước cần khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu dùng hàng nội; cần có chính sách đất đai, thuế, lãi suất, xuất nhập khẩu để phát triển các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tóm lại, từ thực trạng việc làm của lao động nông thôn và những vấn đề đặt ra trên đây đòi hỏi phải có những quan điểm và hệ thống các chính sách, giảI pháp mang tính tổng thể, chiến lược và đồng bộ cho việc giải quyết vấn đề
Chương iii:
một số giải pháp và kiến nghị giải quyết vấn đề lao động, việc làm ở nông thôn trong thời kỳ cnh-hđh
i. mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ
1/ Mục tiêu giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn từ nay tới năm 2020
1.1/ Mục tiêu chiến lược đến 2020
Mục tiêu đến năm 2020 chung cho cả nước là toàn dụng lao động (tỷ lệ có việc làm là 97%). Chuyển dịch mạnh trong cơ cấu phân công lao động theo ngành. Tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao trang bị kỹ thuật lao động và tăng năng suất lao động xã hội.
1.2/ Mục tiêu ngắn hạn
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ giải quyết việc làm nói chung trong giai đoạn từ nay đến năm 2005 là: “Tạo việc làm nhiều hơn số lao động tăng thêm hàng năm”, “Tạo điều kiện cho mọi người lao động tự tạo, tự tìm việc làm. Mỗi năm thu hút thêm 1,3-1,4 triệu lao động có chỗ làm việc. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75%, tăng tỷ lệ lao động được qua đào tạo kỹ thuật lên 22 %”.
Như vậy hàng năm sẽ phải tạo thêm cho lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn hàng triệu chỗ làm việ mới cho những người đến tuổi lao động, bộ đội xuất ngũ, công nhân viên chức chuyển về, đồng thời phải tạo thêm một khối lượng việc làm lớn để có thể thu hút, sử dụng thêm quỹ thời gian lao động xã hội hiện có ở khu vực này tương đương với khoảng 1,2 đến 1,5 triệu chỗ làm việc khác. Đó là một khối lượng việc làm rất lớn, tương đương với khối lượng việc làm 10% lực lượng lao động hiện nay.
Theo định hướng phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sẽ là 50-25-25. Như vậy, lao động thuần nông ngày càng giảm nhưng vẫn có tới khoảng 50% lao động nông thôn sẽ còn gắn bó với ruộng đất để làm nông nghiệp. Để đáp ứng công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, yêu cầu ở họ phải có trình độ sản xuất cao để có thể làm ra lượng sản phẩm thay thế cho số lao động chuyển sang làm nghề phi nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và tham gia xuất với số lượng và chất lượng gày càng cao. 50% số lao động còn lại gồm cả những người đang và sẽ chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn cũng cần phải được đào tạo nghề. Tuy nhiên việc đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn cần được xác định rõ về hình thức đào tạo tốc độ phát triển quy mô đào tạo, danh mục ngành nghề, cơ chế tuyển sinh và mỗi hoạt động đều phải bám sát nhu cầu sử dụng và tình hình phát triển các loại nghề ở nông thôn trên các vùng kinh tế lãnh thổ cả nước.
Nếu tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 4,5-5% thì vấn đề giải quyết việc làm sẽ phải trông đợi phần lớn vào nỗ lực phát triển ngành nghề tiêủ thủ công nghiệp và dịch vụ cũng như khả năng thu hút lao động nông thôn của khu vực thành thị, công nghiệp tập trung và các khu vực kinh tế xã hội khác. Trong đó, sự phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tại chỗ gắn với phát triển công nghiệp và đô thị hoá nông thôn là một trong những hướng giải quyết chính yếu.
2/ Phương hướng và nhiệm vụ
Để khắc phục tình trạng thiếu việc làm, từng bước giải quyết vấn đề lao động ở nông thôn trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, tăng cường các giải pháp có tính chiến lược, đồng bộ và để thực hiện các mục tiêu trên cần dựa trên những phương hướng và nhiệm vụ giải quyết vấn đề lao động, việc làm ở nông thôn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo như sau:
Một là tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng đa canh, đa dạng hoá vật nuôi, cây trồng; khai thác tốt hơn các tiềm năng và lợi thế to lớn về điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp nhiệt đới. Điều đó đòi hỏi:
ã Phải mở rộng và tăng cường khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai. Khai hoang phục hoá và đưa vào canh tác 3-4 triệu ha đất có khả năng nông nghiệp hiện còn hoang hoá, đồng thời với việc trồng rừng và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, khai thác hàng vạn ha đất bồi, sình lầy và đất ngập mặn ven biển, nuôi trồng thuỷ hải sản. Mặt khác phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và sử dụng đất canh tác. Trong những năm tiếp theo, có thể và cần phải đưa hệ số sử dụng đất canh tác trung bình của cả nước lên 2 lần, thay vì mới ở mức 1,4-1,5 lần như hiện nay. Riêng vấn đề này đã có thể tạo thêm việc làm cho hàng chục vạn lao động trên nhiều vùng nông thôn, nhất là đối với lao động dư thừa thời vụ.
ã Thay đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá vật nuôi, cây trồng và phát triển kinh doanh tổng hợp. “Trên cơ sở đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, chủ yếu là lúa, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm và đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản”. (Văn kiện Đại hội Đảng IX). Cần quy hoạch có tiềm năng và giá trị kinh tế cao như cao su, chè, cà phê, điều, lạc,... gắn với trồng rừng, phấn đấu đến năm 2005 đưa tỷ trọng các loại cây công nghiệp nói chung lên 40-45% tổng giá trị sản phẩm ngành trồng trọt. Trong chăn nuôi cần đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản trong các hộ gia đình theo mô hình kinh tế VAC và kinh tế trang trại. Mô hình này trên thực tế có thể thu hút một lực lượng lao động rất lớn thuộc mọi lứa tuổi, mọi đối tượng và thành phần khác nhau với mọi khoảng thời gian nhàn rỗi, dư thừa ở nông thôn.
ã Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt là các biện pháp cải tạo, chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, cây trồng cho năng suất, hiệu quả cao và việc áp dụng công nghệ sinh học hiện đại. Đây là cơ sở để gắn giải quyết việc làm với nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Đương nhiên ở đây cũng phải nhấn mạnh tới sự cần thiết chuyển nhanh nền nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hai là phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội ở nông thôn.
Đây là hướng giải quyết việc làm cơ bản lâu dài gắn với quá trình phân công lại lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển từ lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp. Thực tế cho thấy, ở phần lớn các làng xã và vùng nông thôn đều ít nhiều có các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Các lĩnh vực này đang được phục vụ và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là những làng nghề truyền thống, những vùng nông thôn ven đô thị, gần các trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Tiềm năng phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp còn rất lớn và đa dạng, từ nghề mộc, rèn, xây dựng, dệt may, gia công, mây tre đan đến xay xát, chế biến, vận tải, sửa chữa, buôn bán, dịch vụ sinh hoạt... Nhiều nơi kết hợp phát triển các nghề truyền thống với các ngành nghề, dịch vụ mới thu hút tới 60-80% số hộ và người lao động tham gia thường xuyên. Cho đến những năm gần đây, tỷ lệ hộ phi nông nghiệp trong nông thôn cả nước chiếm khoảng 20%, cao nhất miền Đông Nam Bộ (40%) và Đồng bằng sông Cửu Long (27,9%). Nếu giả định đến năm 2005 tỷ lệ hộ ngành nghề phi nông nghiệp cả nước nâng lên 30-35% thì có thể giải quyết việc làm cho nhiều triệu lao động. Hơn nữa, hiệu ứng việc làm do phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp tạo ra cũng rất lớn do rút bớt được lao động ra khỏi nông nghiệp sẽ làm tăng khối lượng công việc cho số người còn lại; Mặt khác do các ngành phi nông nghiệp có khả năng làm tăng nhanh thu nhập của một bộ phận dân cư, tạo ra tích luỹ để tái đầu tư mở rộng việc làm. Đây là mục tiêu và nhiệm vụ hết sức quan trọng đang đặt ra cho cả nước, đặc biệt là đối với các tỉnh phía Bắc - nơi đất chật người đông, ngành nghề chậm phát triển.
Ba là tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức tổ chức kinh doanh trong nông nghiệp và nông thôn, quá trình này tạo cơ sở cho việc mở rộng cơ hội việc làm, xã hội hoá giải quyết việc làm dựa trên các quan hệ kinh tế thị trường. Hiện nay trong nông thôn đã cơ bản hình thành các loại hình kinh tế là:
+ Kinh tế Nhà nước (bao gồm chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh nông, lâm, ngư nghiệp, các trạm trại kỹ thuật, cơ sở chế biến, thương mại, dịch vụ...)
+ Kinh tế tập thể và các loại hình kinh tế hợp tác kiểu mới.
+ Kinh tế hộ gia đình.
+ Kinh tế tư nhân, cá thể và các loại hình kinh tế khác.
Trên thực tế khu vực kinh tế Nhà nước trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp vắng hàng ngàn đơn vị, doanh nghiệp của cả Trung ương và địa phương nhưng chỉ mới thu hút, tuyển dụng trên 300 ngàn lao động (1994), chưa đầy 1,3% so với tổng số lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp nói chung. Khả năng sử dụng lao động nông thôn của các doanh nghiệp Nhà nước về công nghiệp, chế biến, thương mại, dịch vụ... trên địa bàn cũng không nhiều. Song ý nghĩa tạo việc làm của khu vực kinh tế này chính là ở chỗ tạo ra môi trường và điều kiện chung, thuận lợi cho sự phát triển của các khu vực kinh tế khác, mà qua đó có thể tạo ra cơ hội việc làm lớn hơn. Việc mở rộng liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Nhà nước với kinh tế hợp tác, kinh tế hộ gia đình và tư nhân đang là một xu hướng tích cực trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy mở rộng việc làm. Đặc biệt trong việc liên kết tạo vùng nguyên liệu, thu mua chế biến, cung cấp giống, vốn đầu tư, tổ chức mạng lưới phân phối vật tư, phân bón, dịch vụ điên, thuỷ lợi,... Sự chuyển đổi và phát triển các doanh nghiệp Nhà nứoc trên địa bàn nông thôn theo hướng nói trên cần phải tiếp tục khuyến khích, đẩy mạnh hơn nữa trong những năm tới.
Kinh tế tập thể và các hình thức hợp tác kiểu mới ở nông thôn cũng là một hướng giải quyết việc làm trên phương diện cộng đồng. Khả năng tạo việc làm ở đây tuy còn nhiều mặt hạn chế do bản thân các loại hình kinh tế còn chưa được định hình, song triển vọng và xu thế phát triển kinh tế hợp tác là tất yếu, kể cả trong sản xuất lẫn liên doanh phân phối và hoạt động dịch vụ. Kinh tế hợp tác bổ sung những thiếu hụt về yếu tố và điều kiện sản xuất kinh doanh cho hộ gia đinhf làm tăng năng lực nội tại của hộ gia đình và cộng đồng trong sự phát triển sản xuất và giải quyết việc làm.
Hiện tại cũng như trong tương lai, khu vực kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư nhân, cá thể vẫn là hững khu vực đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc tạo lập và giải quyết việc làm tại chỗ trong nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt là thông qua phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại, đồi rừng, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, các tổ hợp và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ như đã nói ở trên.
Tuy nhiên sự phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và kinh tế hộ gia đình ở nông thôn cũng như khả năng mở rộng việc làm ở đây gặp không ít trở lực khó khăn đó là:
+ Thiếu vốn đầu tư.
+ Thiếu hiểu biết kỹ thuật, nghề nghiệp và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh; thiếu thông tin định hướng thị trường và bản lĩnh kinh nghiệm của người sản xuất kinh doanh hàng hoá.
+ Thiếu điều kiện tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ công cộng.
+ Rủi ro do thiên tai và biến động thị trường...
Điều đó đòi hỏi phải có sự tác động, hỗ trợ lớn từ phía nhà nước cũng như của các thành phần và khu vực kinh tế khác.
Bốn là về khả năng và xu hướng chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp tập trung, chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị và hợp tác xuất khẩu lao động:
Đây là xu hướng chuyển dịch tất yếu diễn ra ở mọi quốc gia trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, nhất là ở các nước đang phát triển. ở nước ta như đã nói ở trên khả năng thu hút lao động nông thôn của công nghiệp, thương mại và dịch vụ đô thị chưa mạnh như ở nhiều nước Công nghiệp hoá khác, song xu hướng chuyển dịch tự phát của lao động nông thôn vào tìm kiếm việc làm ở các thành phố, thị xã cũng đang diễn ra khá sôi động. Mặc dù vậy, so với tổng số lao động dư thừa, thiếu việc làm ở nông thôn thì ý nghĩa giải quyết việc làm ở đây thực sự chưa nhiều nếu như không muốn nói là qua ít
Để làm tăng tác động của Công nghiệp hoá và đô thị hoá đối với phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung, góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực này nói riêng, đồng thời làm giảm xu hướng bùng nổ dân số ở các đô thị lớn và những tiêu cực của nó tạo ra. Do đó, cần lưu ý đến sự phát triển của công nghiệp và quá trình đô thị hoá trên các hướng sau:
+ Phát triển các cơ sở công nghiệp trên địa bàn nông thôn. Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ theo hướng đô thị hoá gắn với phát triển mạng lưới giao thông, điện và các cơ cấu hạ tầng. Gắn phát triển công nghiệp với thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, hình thành các vùng nguyên liệu, vùng nông nghiệp hàng hoá tập trung và mở rộng thị trường nông thôn.
+ Theo đó cần phát triển mạnh ở nông thôn các ngành công nghiệp chế biến lấy nguyên liệu từ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và tài nguyên sẵn có trên địa bàn. Đồng thời phát triển các cơ sở công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp và phát triển sản xuất kinh doanh ở nông thôn như phân bón, vật liệu xây dựng, cơ khí, sửa chữa... Trong đó, lưu ý đến các ngành công nghiệp có khả năng thu hút sử dụng nhiều lao động tại chỗ.
+ Kết hợp giữa phát triển các cơ sở công nghiệp, thương mại và dịch vụ tập trung với phát triển tổ hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mỗi làng, xã và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các hộ gia đình; tạo thành mạng lưới rộng khắp trên các vùng nông thôn.
Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về hướng phát triển công nghiệp và đô thị hoá trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước, song nếu nhìn từ góc độ Công nghiệp hoá và giải quyết việc làm, lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn thì các hướng đi trên đây là hết sức quan trọng và cần thiết.
II/ một số quan điểm giải quyết việc làm, lao động ở nông thôn
1. Xu hướng tạo việc làm cho lao động nông thôn
Để khắc phục tình trạng thiếu việc làm và dư thừa lao động nông thôn có hai hướng đi:
Thứ nhất: “di chuyển lao động ra bên ngoài”. Đó là quá trình đưa lao động dư thừa ở nông thôn đặc biệt là lao động trẻ, sang các ngành công nghiệp, khai thác, chế biến, dịch vụ, xuất khẩu lao động hoặc các hoạt động khác ở các trung tâm công nghiệp, thành phố lớn.
Thứ hai: “di chuyển lao động tại chỗ”. Là quá trình bố trí sắp xếp lại lao động và việc làm ngay trên địa bàn nông thôn dựa trên cơ sở đa dangj hoá ngành nghề trong nông nghiệp nông thôn.
Phương hướng di chuyển lao động tại chỗ, nó gắn liền với yêu cầu phát triển nông thôn toàn diện, khắc phục tính thần nông, hướng tới xây dựng nông thôn phi nông nghiệp. Đối với Việt Nam hiện nay thì việc chọn hướng giải quyết việc làm tại chỗ là điều tốt nhất, vì tính phù hợp của phương hướng này thể hiện ở chỗ:
Trước hết theo các mô hình giải quyết công ăn, việc làm thì khi di chuyển lao động nông thôn ra thành thị tạo việc làm ở thành thị sẽ dẫn đến:
+ Mất cân đối các cơ hội về kinh tế cũng như việc làm giữa nông thôn và thành thị.
+ Thất nghiệp ở thành thị lại trở nên nhiều hơn do một công việc tạo ra ở đây lại có thể thu hút 3 đến 4 lao động ở nông thôn di chuyển ra.
+ Sản lượng ở nông thôn cũng như nền kinh tế giảm do hầu hết những người lao động giỏi đã di cư ra thành thị mang theo cả vốn và do mức thất nghiệp lên cao.
+ Tệ nạn xã hội gia tăng do không đủ việc làm.
Đối với điều kiện ở Việt Nam:
Một là dân số và lao động nông thôn nước ta quá lớn khiến cho thành thị không thể thu nhận kịp thời số người ra từ nông thôn. Với một nền kinh tế có tới 75% tổng số lao động việc làm trong khu vực nông nghiệp và 80% dân cư sống ở nông thôn thì dù công nghiệp dịch vụ ở thành thị có phát triển đến đâu thì cũng không thể thu nạp hết số ldd dư thừa quá lớn như hiện nay.
Hai là trình độ lao động trong khu vực nông thôn còn rất thấp, phần đông chưa được qua hình thức đào tạo nào. Với trình độ và khả năng như vậy thì dù các ngành công nghiệp, dịch vụ có phát triển và mở ra khả năng thu hút lao động vào cũng chưa thể sử dụng được ngay số lao động dôi ra từ nông thôn.
Ba là quá trình tự do di chuyển lao động nông thôn ra thành thị gây sức ép lớn cho các khu vực thành thị, đó là sự phức tạp về an ninh xã hội của tình trạng di dân ồ ạt ra đô thị, sự quá tải về dân số kéop theo sự quá tải về các vấn đề liên quan đến đời sống con người: môi trường, cơ sở hạ tầng, y tế, trường học, và các vấn đề đặt ra là các tệ nạn xã hội ngày càng phát triển...
Còn nhiều lý do khác cho thấy sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động tạih chỗ như: vốn đầu tư tạo thêm chỗ làm việc mới trong nông thôn thường thấp hơn so với thành thị, trong nông nghiệp thấp hơn so với công nghiệp và dịch vụ, vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng còn thấp...
2. Quan điểm khai thác tiềm năng lao động, kinh tế nông thôn tạo việc làm cho nông dân nhằm sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian
Để giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn phải dựa trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen vào nhau làm cho thị trường lao động trở nên sôi động và linh hoạt hơn.
Đối với nước ta hiện nay, khả năng thu hút lao động vào các ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn còn khá lớn. Hiện nay nông nghiệp nước ta vẫn mang nặng tính thuần nông, hầu hết các vùng nông thôn dân số đều đông, nếu chúng ta tích cực chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, mở rộng sản xuất rau quả và chăn nuôi thì vẫn có thể nâng cao thu nhập, tạo thêm việc làm ở địa phương.
Bên cạnh đó, tiềm năng về đất trống, đồi núi trọc, tài nguyên thiên nhiên còn rất lớn đều chưa được sử dụng và phát huy hết khả năng.
Để giải quyết được vấn đề này, điều mấu chốt là nhà nước cần tiếp tục bằng mọi biện pháp tạo điều kiện và môi trường, chuyển nhanh nông thôn sang nền sản xuất đa dạng phù hợp với tiềm lực từng vùng, đặc biệt là chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách vốn và công nghệ, chính sách ruộng đất, trợ giá nông sản, chính sách thị trường...
3. Quan điểm giải quyết việc làm, lao động với yêu cầu chuyển dịch kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá
Từ nay đến năm 2005 phải tạo bước đi làm thay đổi và chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng giảm hộ thuần nông, giải phóng đất đai, đa dạng hoá ngành nghề, thực hiện người nào giỏi việc gì làm việc đó, trên cơ sở giao đất sử dung lâu dài cho các hộ gia đinh, đồng thời có chính sách tập trung ruộng đất theo luật pháp cho các hộ có khả năng sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hoá. Đa dạng hoá việc làm, đa dạng hoá thu nhập phải trở thành phổ biến trong khu vực nông thôn.
Trong điều kiện của Việt Nam nhiều năm tới, kinh tế hộ gia đình vẫn là đơn vị kinh tế cơ bản tổ chức sản xuất kinh doanh và phân công lại lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động ngay trong quy mô hộ gia đình, song phải đặc biệt khuyến khích các hình thức hợp tác tự nguyện ở quy mô trên hộ, nhóm hộ, nhiều hộ liên kết hợp tác làm ăn, đồng thời mở rộng hình thức hợp tác sản xuất kinh doanh theo kiểu nông trại, trang trại là hình thức có hiệu quả và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó là phát triển mạnh các hoạt động phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.
4. Quan điểm giải quyết việc làm với phát triển nguồn nhân lực
Lao động trong nông thôn ở nước ta thiếu việc làm hầu hết là do không có nghề nghiệp. Vì vậy, chính sách giải quyết việc làm phải được đặt trong mối quan hệ thông nhất từ đào tạo, phổ cập nghề nghiệp để sử dụng hợp lý nguồn lao động. Chỉ có như vậy mới giảm dần sức ép về việc làm, tiến tới có việc làm đầy đủ cho lao động nông thôn.
Tuy nhiên, giải quyết việc làm không có nghĩa là bao cấp về việc làm. Xét về lâu dài chỉ khi nào người lao động có kiến thức, có nghề nghiệp và biết sử dụng nghề của mình trong cơ chế thị trường thì hoạt động của họ mới đamr bảo tồn tại lâu dài. Do đó sự kết hợp thống nhất từ trang bị kiến thức phổ cập nghề nghiệp, hướng dẫn và tạo điều kiện để người lao động có thể chủ động sử dụng nghề nghiệp trong cơ chế thị trường là tư tưởng cần phải được quán triệt trong chính sách giải quyết việc làm.
III/ một số giải pháp giải quyết vấn đề lao động, việc làm ở nông thôn trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
1. Giải pháp nhằm tạo cơ sở và môi trường cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việ làm cho lao động nông thôn.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cũng như phát triển kinh tế đòi hỏi ngày càng tăng về vốn đầu tư. Nhà nước cần tạo điều kiện hỗ trợ về vốn để sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện chính sách tín dụng lãi suất nâng đỡ cho vay đến cá nhân, hộ gia đình, chủ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế có khả năng tự tạo việc làm hoặc tạo việc làm mới thu hút thêm lao động. Đó là chính sách cơ bản nhất để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Thực trạng cho thấy hầu hết vốn đầu tư vào phát triển nông thôn là từ ngân sách nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn này chưa cho phép tăng nhịp độ phát triển, vì vậy mỗi vùng cần chủ động có các biện pháp huy động tạo thêm nguồn vốn để phát triển sản xuất, tạo việc làm, coi trọng nguồn vốn thu hút trong dân và nguồn vốn nước ngoài thông qua liên doanh, liên kết và thân nhân Việt Nam ở nước ngoài gửi về.
Thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở tăng trưởng kinh tế năm 2005 so với năm 2000 bình quân tăng 6%-8%/ năm, tạo chỗ làm việc mới cho 40 vạn người/năm như:
+ Chương trình trồng 5 triệu ha rừng (kế hoạch 1999-2010), trong đó kế hoạch năm 1999 đầu tư 450 tỷ đồng từ ngân sách và huy động vốn tín dụng ưu đãi 1070 tỷ đồng để trồng 24 vạn ha rừng tập trung, có thể giải quyết việ làm cho 24 vạn lao động.
+ Chương trình xoá đói giảm nghèo tạo việc làm mới cho 20 vạn người/năm, vốn vay của ngân hàng phục vụ người nghèo là 3050 tỷ đồng.
+ Chương trình giải quyết việc làm của các hộ đoàn thể quần chúng giải quyết việc làm cho 13 vạn người/năm...
Đối với một số địa phương có thuận lợi về giao thông, có lợi thế về truyền thống nghề nghiệp, nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cho người sản xuất ở đây, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước dưới các hình thức: gia công sản phẩm, sản xuất sản phẩm khối lượng nhỏ đòi hỏi yêu cầu kĩ, mỹ thuật cao, gia công một số chi tiết sản phẩm.
Tạo ra mô hình sản xuất mới phù hợp với tiềm năng tự nhiên của từng vùng, tạo ra cơ cấu sản xuất mới làm thay đổi cơ cấu lao động thông qua các hình thức:
ã Hỗ trợ tích cực việc làm chuyển dịch sản xuất nông nghiệp độc canh sang sản xuất hàng hoá bằng biện pháp cho phép nông dân chuyển diện tích trồng lúa sang làm vườn hay trồng cây nông sản hỗn hợp, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu nếu vùng đó có điều kiện về tự nhiên, về thị trường (đầu ra của sản xuất).
ã Phát triển và đa dạng hóa dịch vụ nông thôn dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau phù hợp với yêu cầu sản xuất và đời sống trong khu vực ở mỗi giai đoạn phát triển. Những năm tới, yêu cầu cấp bách đối với các hoạt động dịch vụ ở nông thôn là phải đảm nhiệm vai trò cung ứng các yếu tố của sản xuất và gắn sản xuất với thị trường.
Quan tâm đến những dịch vụ kết cấu hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông vận tải, thông tin liên lạc nhằm vừa tạo ra năng lực sản xuất mới, vừa tăng nhanh khả năng tiếp thị. Các loại dịch vụ quan trọng như dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật và công nghệ, từ giống, phân bón, thuốc trừ sâu đến công nghệ bảo quản sau thu hoạch, hệ thống kho tàng, bốc xếp chuyên chở, bao bì...
Các dịch vụ tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tài chính, pháp lý hướng nghiệp, đào tạo dạy nghề cũng ngày càng cần thiết với nông dân và sẽ thu hút ngày càng nhiều lực lượng lao động có tri thức trong nông thôn.
Tóm lại, việc giải phóng mạnh mẽ các yếu tố sản xuất, tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tăng thu nhập dân cư, tăng sức mua của nông dân, mở rộng thị trường trong nước. Với số hệ và nhân khẩu ở nông thôn lớn như vậy, nếu tăng sức mua, tổ chức mạng lưới dịch vụ, chắc chắn đây sẽ là thị trường lớn của ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Hoàn thiện chính sách đất đai theo hướng khuyến khích nông dân đầu tư khai phá và sử dụng có hiệu quả ruộng đất, tạo việc làm có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Cụ thể cần có chính sách từng bước thực hiện quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nông lâm, ngư nghiệp, tích tụ ruộng đất thông qua chuyển nhượng đúng pháp luật nhằm tập trung ruộng đất có điều kiện cho các hộ gia đình có khả năng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp theo hướng người nào giỏi nghề gì làm việc đó.
Thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp, các hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn (lành nghề) mới ra đăng ký một số năm đầu thu hút thêm được lao động. Ngoài ra cần có chính sách khôi phục và phát triển nghề cổ truyền để khuyến khích mở mang ngành nghề và giải quyết việc làm.
Đơn giản hoá việc cấp thủ tục giấy phép kinh doanh, thủ tục thành lập doanh nghiệp nhỏ dưới 10 lao động. Hình thành mạng lưới khuyến khích phát triển kinh tế: tư vấn về thị trường - giá cả - lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, thủ tục thành lập doanh nghiệp, phổ biến kiến thức quản lý, chuyển giao công nghệ, thủ tục vay vốn... khuyến khích hành nghề và thuê mướn nhiều lao động. Có chính sách miễn giảm thuế cho các chủ doanh nghiệp ở nông thôn trực tiếp tham gia đào tạo nghề thu hút lao động nông thôn vào làm việc tại các doanh nghiệp.
Có chính sách người giàu có ở thành thị về nông thôn thành lập doanh nghiệp nhằm khai thác các tiềm năng hiện có, nhất là khai thác các nguồn lao động dồi dào tại chỗ. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài liên doanh liên kết vào các tiểu vùng để trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp, nuôi tôm cua... Hướng ưu tiên này là giảm thuế và giảm giá cho thuế đất đai so với đầu tư và các lĩnh vực khác để thu hút các nguồn vốn có thể cũng như các công nghệ tiên tiến.
Trong đầu tư phát triển, phải tuân thủ các nguyên tắc đầu tư có trọng điểm, tập trung cho từng vùng, từng tỉnh, từng ngành, những hạng mục cơ bản, thiết yếu tạo nên sức bật cho sự phát triển của khu vực nông thôn. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn trước hết là giao thông, điện, thuỷ lợi.
Chú trọng trang bị lại thiết bị, máy móc hiện đại cho xí nghiệp công nghiệp thuộc lĩnh vực điện tử, cơ khí, chất xám, hàng tiêu dùng cao cấp ở nông thôn... Đầu tư nhanh phát triển giao thông đường thuỷ (sông, biển) lợi dụng các lợi thế có sẵn của vùng, cân đối với vận tải đường bộ theo hình thức quốc doanh, tập thể, cá thể với những loại tàu, thuyền vừa và nhỏ, tiến tới tổ chức các đội tàu biển đi dài ngày.
Thiết lập hệ thống chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào các hộ gia đình để sản xuất các hàng nông sản gắn với xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoa, chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp trên cơ sở tăng năng suất lao động và tạo nhiều việc làm mới có thu nhập cao. Sự phát triển chuyển giao công nghệ này tạo điều kiện cho các hộ trung bình trở thành hộ giàu, hộ giàu trở thành hộ giàu hơn và chính các hộ giàu là nhân tố tích cực tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn và thành thị. Trung bình mỗi hộ giàu mỗi năm tạo thêm hai chỗ làm viêc cho lao động làm thuê và do đó số hộ giàu càng nhiều thì số lượng làm việc càng tăng thêm. Vì vậy, khuến khích làm giàu chính đáng cũng là giải pháp lâu dài để chuyển đổi cơ cấu và tạo việc làm, chống thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn.
Như vậy, để đạt được mục tiêu đặt ra trước hết chúng ta phải làm tốt giải pháp tạo cơ sở và môi trường cần thiết cho quá trình chuyển dịch kinh tế, cơ cấu lao động, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn. Hay nói cách khác, đây là giải pháp vĩ mô mà nhà nước cần có chính sách giải quyết một cách kịp thời để tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn.
2. Giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn.
Con người có ý nghĩa quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế ở nông thôn nói riêng. Muốn phát huy nhân tố con ngưòi ở nông thôn phải chú trọng nâng cao chất lượng, lực lượng lao động về các mặt: thể lực, trí lực, truyền thông văn hoá... Thông qua mạng lưới giáo dục và đào tạo phổ thông song hành cùng giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp. Mặt khác, quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp và tăng lao động ngoài nông nghiệp. Do đó, phải nâng cao chất lượng lao động nông thôn để đáp ứng các yêu cầu đó.
Để nâng cao chất lượng lao động trước hết phải giảm tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số. Muốn vậy, phải nâng cao trình độ học vấn cho lao động nông thôn, phải đẩy mạnh làm tốt hơn, sâu rộng hơn các hoạt động để nâng cao nhận thức và ý thức của người dân đối với công tác kế hoạch hoá gia đình. Rõ ràng chính sách về dân số phải đồng bộ, phù hợp với từng địa phương để khuyến khích người nông dân thực hiên tốt công tác này, đồng thời hạn chế và đi đến ngăn chặn trường hợp vi phạm. Thúc đẩy hoạt động nâng cao trình độ dân trí, trình độ văn hoá và nghiệp vụ cho người lao động, đặc biệt là lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Giải pháp này thể hiện ở các việc sau:
ã Thực hiện việc dạy văn hoá một cách rộng rãi dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo điều kiện cho mọi người lao động có thể theo học văn hoá được. Đối với những học sinh là con em các hộ nông dân nghèo, con các đối tượng chính sách xã hội, nhà nước cần có sự hỗ trợ về tài chính như miễn học phí trong thời gian học PTCS, vận động sự giúp đỡ của cộng đồng, các tổ chức kinh tế trong vùng, trong nước và ngoài nước để tạo điều kiện về kinh phí học tập cho những học sinh này.
ã Khuyến khích mọi cá nhân có trình độ, mọi cán bộ, giáo viên tham gia vào việc dạy văn hoá cho người lao động tại địa phương. Tuyên truyền sâu rộng trong nông thôn để mọi người dân nông thôn nhận thức được sự cần thiết phaỉ học văn hoá. Nhà nước cần dựa vào đặc điểm của từng Tỉnh và kế hoạch phát triển của từng địa phương để mở dạy nghề, truyền nghề, đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn tại địa phương.
Nước ta đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước cũng như Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn cho nên đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng người lao động làm mục tiêu, nhiệm vụ rất quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Để làm tốt công tác dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, cần ưu tiên đẩy mạnh quy mô và tốc độ dạy nghề cho lao động nông thôn, mà trước hết là cho số lao động trẻ, để thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại đây. Mặt khác, để nâng cao hiệu quả dạy nghề, kế hoạch đào tạo nghề cần xuất phát từ chiến lược dạy nghề của địa phương, nhằm phát huy truyền thống và thế mạnh của từng vùng.
Hai là cần ưu tiên dành tỷ lệ thích đáng về ngân sách để chi cho dạy nghề ở nông thôn. Đây là một yêu cầu cấp bách do từ nhiều năm nay, chung ta chưa có chính sách đào tạo nghề tương xứng với tiềm năng lao động to lớn của khu vực này. Chính vì vậy, cơ sở vật chất giành cho dạy nghề như: hệ thống trường lớp, đội ngũ giáo viên, tài liệu học tập ở đây chưa được quan tâm thoả đáng. Việc dạy nghề và học nghề chủ yếu theo phương pháp truyền nghề, dạy nghề tại hộ gia đình hoặc trong các cơ sở sản xuât, nên chất lượng đào tạo chưa cao và chưa gắn việc đào tạo với định hướng chiến lược ngành nghề cuả đìa phương.
Ba là, đa dạng hoá các hình thức dạy nghề với từng loại hình sản xuất thích hợp. Khuyến khích các loại hình mở rộng, đào tạo nghề tới các địa phương có nhu cầu đào tạo nghề. Kết hợp các hình thức và phương thức đào tạo theo các lớp tại các trung tâm, tại trường... Với các hình thức đào tạo di động tới tận các làng xã có nhu cầu đào tạo nghề. Khuyến khích hình thức đào tạo nghề từ xa. Nhà nước cần đầu tư hỗ trợ xây dựng mới hay nâng cấp một số trung tâm dạy nghề ở các tỉnh, thành phố, thị xã để các trung tâm này có thể đảm nhận các chức năng dạy nghề cho lao động của các quận huyện trong vùng.
Bốn là, cần có cơ chế và chính sách thoả đang với các giáo viên, lao động có tay nghề và tận tâm với việc truyền nghề. Hiện nay, ngoài các danh hiệu nghề nghiệp như: nghệ nhân, lao động giỏi... Nhà nước cần có chính sách khuyến khích giáo viên, lao động giỏi về nông thôn dạy nghề.
Năm là, để việc dạy nghề phát huy được tác dụng thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá trong nông nghiệp nông thôn, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về: vốn, kỹ thật, nhất là trong việc tiêu thụ sản phẩm để các cơ sở sản xuất ở đây không chỉ trụ vững được trong cơ chế thị trường, mà còn có thể vươn lên phát triển được quy mô sản xuất, thu hút thêm được lao động.
Sáu là, song song với việc phát triển quy mô đào tạo, Nhà nước cũng cần tăng cường công tác quản lý của mình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, nhằm hỗ trợ và mở rộng hệ thống đào tạo nghề nghiệp tới các cụm dân cư, các địa phương có tiềm năng phát triển nhanh và từng bước đưa việc dạy nghề ở khu vực này vào nề nếp. Khuyến khích các trường, các cơ quan khoa học, trung tâm và cơ sở dạy nghề của Nhà nước biên soạn giáo trình dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển dạy nghề ở nông thôn đặc biệt là các nghề truyền thống, các nghề mới do áp dụng tiên tiến, các nội dung quản trị kinh doanh, nhằm thông nhất những nội dung cơ bản đối với giáo trình dạy nghề, nâng cao chất lượng trang thiết bị phục vụ cho dạy và truyền nghề, nhằm định hướng việc thu kinh phí học nghề của người lao động nhằm đảm bảo lợi ích của cả người dạy nghề và người học nghề.
Để nâng cao chất lượng lao động ở nông thôn về sức khoẻ, thể lực, Nhà nước cần có biện pháp nhằm nâng cao thu nhập, mức sống của cư dân nông thôn qua các chương trình, dự án và chính sách xoá đói giảm nghèo: hỗ trợ vốn cho người nghèo, đào tạo nghề cho người nghèo, hỗ trợ ruộng đất cho người nghèo đồng thời có chế độ ưu đãi về thuế và các khoản đóng góp....
Để đảm bảo sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn không thể lơ là việc tăng cường không ngừng chất lượng lao động trong nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Trong quá trình khôi phục các ngành nghề truyền thống và mở rộng các ngành nghề hiện đại cần liên tục đào tạo tay nghề cho lực lượng lao động, tăng nhanh lực lượng lao động tay nghề giỏi, có trình độ nắm bắt công nghệ tiên tiến. Sự phát triển chất lượng của nguồn lao động trong ngành này quyết định quá trình chuyển sang Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông thôn nhanh hay chậm. Vì thế , nguồn lao động trong ngành này cần có sự hỗ trợ thường xuyên cả về tinh thần lẫn vật chất để liên tục được đào tạo và đào tạo lại các cơ sở sản xuất, xây dựng dù tư doanh hay quốc doanh cần bố trí cho họ thời gian thích đáng để rèn luyện vươn lên có tay nghề cao hơn. Với mong muốn là cơ cấu lao động nông thôn trong tương lai sẽ có tỷ lệ cao giữa các nhóm ngành ngày càng hợp lý hơn vì số lao động cần phải đào tạo riêng tay nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp ở nông thôn sẽ phải tăng dần hàng năm.
3. Giải pháp về tài chính để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Nhà nước cần tăng cường nguồn vốn cho vay thông qua hệ thống tín dụng ngân hàng với lãi suất và thời hạn phù hợp với thực tế, tăng mức cho vay trung hạn và giảm bớt các thủ tục phiền hà. Khuyến khích các hộ và người lao động vay vốn để mở nghề mới, phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại và hình thành các tổ hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, trên cơ sở các chương trình quốc gia về hỗ trợ việc làm, xoá đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai và các tệ nạn xã hội... để phối hợp hình thành và từng bước mở rộng hệ thống quỹ an ninh xã hội, hoạt động theo cơ chế và hệ thống tổ chức dân sự mang tính xã hội, cộng đồng. Phương thức hoạt động chủ yếu của hệ thống quỹ này là huy động các nguồn tài chính tự nguyện trong dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội đẻ trợ giúp, tài trợ trực tiếp, cho vay không lấy lãi hoặc lãi suất thấp đốivới người lao động và các nhóm xã hội thực sự khó khăn trong việc tiếp cận, tạo lập và tìm kiếm việc làm, thu nhập.
Nhà nước cần hoàn thiện thủ tục, cơ chế cho vay vốn cũng như các đối tượng và thời hạn cho vay theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp lý. Tránh tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích, cho vay không đúng đối tượng dẫn đến thất thoát vốn hoặc vốn vay không hiệu quả.
4. Giải pháp phát triển các nghành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn nhằm tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn
Các ngành nghề ngoài nông nghiệp có thể bao gồm: công nghiệp chế biến nông sản; dệt, may, thêu ren; thủ công mỹ nghệ (kim hoàn, đồ gỗ cao cấp, trạm khắc gỗ, khảm trai, sơn mài, trạm khắc đá, gốm sứ mỹ nghệ, đan lát mây tre,...); làm chiếu, làm giấy...; xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí; dịch vụ khoa học kỹ thuật (tín dụng, thông tin, dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất...). Trong đó đặc biệt coi trọng đến việc phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống gắn liền vơí việc hình thành và phát triển các làng nghề.
Việc phát triển các ngành nghề ngoài nông nghiệp không những tạo thêm việc làm mới cho lao động nông thôn mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động ở nông thôn nói riêng và cơ cấu kinh tế, lao động cả nước nói chung. Qua đó sẽ tăng tỷ trong ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp ở nông thôn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cũng như Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Để với phát triển làng nghề truyền thống, cần thực hiện các giả pháp cơ bản sau:
Một là chu động xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả ở các làng nghề: mô hình tổ chức sản xuấ kinh doanh phổ biến hiện nay ở các làng nghề là hộ gia đình. Sau một số năm hoạt động trong cơ chế thi trường, một số hộ gia đình giỏi đã vươn lên, mở rộng sản xuất, thuê mướn thêm nhân công, vay vốn ngân hàng, thành lập công ty TNHH. Nhà nước nên giúp đỡ, hỗ trợ tiếp tục phát triển và từ hoạt động của họ rút kinh nghiệm để nhân rộng thêm.
Hai là tăng cườngv ai trò tổ chức quản lý của Nhà nước để thúc đẩy sự phát triển của làng nghề truyền thống: Nhà nước cần có một tổ chức vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo, cung cấp thông tin vừa làm tham mưu các chính sách cho Nhà nước. Nhà nước cần có một loạt các chính sách giúp đỡ các làng nghề như: chính sách về vốn; chính sách giúp đỡ về nghuyên liệu; chính sách về khoa học và công nghệ; chính sách thuế; chính sách huy động đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng tại chỗ và xử lý ô nhiễm môi trường; chính sách xuất khẩu hàng hoá đặc chủng; chính sách bảo hiểm, chính sách đối với các nghệ nhân; chính sách thuê mướn lao động... Nhà nước thông qua chính quyền và các đoàn thể địa phương có những biện pháp thúc đẩy, giúp đỡ hoạt động của làng nghề, quy hoạch địa bàn; giải quyết cân đối vấn đề kinh tế và xã hội nảy sinh do hoạt động ngành nghề tạo ra.
Ba là tìm mọi cách mở rộng thị trường tiêu thụ hàng thủ công truyền thống.
Tóm lại, bước vào thời kì mới, phát triển nông thôn lại đặt ra yêu cầu mới, trên tầm vĩ mô cần có chủ trương tổng kết xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp nhằm phát triển mạnh các hoạt động xây dựng, công nghiệp, ngành nghề thủ công, dịch vụ gồm: cụ htể hoá luật đất đai năm 1993 nhằm mở đường rút bớt lao động ra khỏi hoạt động nông nghiệp như chuyẻen quyền sử dụng đất, chuyển đất cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Chính sách về hộ khẩu, về vốn, về thuế và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và chính sách về thị trường. Làm được như vậy sẽ góp phần tạo ra động lực thúc đẩy nông thôn phát triển. Một khi các ngành nghề ngoài nông nghiệp phát triển sẽ xuất hiện nhiều tụ điểm kinh tế, hình thành thị trường lao động tạo ra ưu thế sản xuất hàng hoá quy mô lớn . Đến lúc đó kinh tế nông thôn sẽ liên kết với các thị trấn, thị xã, thành phố, hình thành cụm công nghiệp với quy mô lớn. Vậy công nghiệp, dịch vụ nông thôn mới có điều kiện đưa công nghệ mới phục vụ quá trình đa dạng hoá sản xuất ở nông thôn, thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông thôn.
5. Giải pháp khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Khai thác các thế mạnh và tiềm năng của đất nước, đem lại lợi ích kinh tế nhanh như: khai thác và chế biến dầu khí, khai thác mỏ, khai thác và chế biến hải sản, nông sản. Các hình thức khai thác này thông qua liên doanh với các công ty của các nước công nghiệp phát triển.
Khai thác triệt để nguồn lao động dồi dào nhờ mở rộng kinh tế đại chúng và phát triển các dự án đầu tư thông qua biện pháp thích hợp như tăng cường hoạt động của các trung tâm xúc tiến việc làm, các trung tâm hướng nghiệp. Nhờ đó tăng cường khả năng chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất nông nghiệp của khu vực nông thôn.
Để khai thác được tiềm năng thế mạnh của vùng nhằm tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, trước hết chúng ta phải đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn và phát triển các trung tâm công nghiệp, chế xuất và dịch vụ ở nông thôn. Tăng cường các mối liên hệ mật thiết của các trung tâm này với các trung tâm của trung ương, tăng cường liên doanh với nước ngoài. Giải pháp này có tác dụng nhiều mặt đối với quá trình đổi mới cơ cấu lao động nông thôn. Một mặt chuyển họ từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tạo điều kiện và môi trường cho các hoạt động ngành nghề dịch vụ nông thôn phát triển, tạo thị trường mới tiêu thụ nông sản phẩm cho nông nghiệp. Mặt khác các thị trấn, thị xã đóng vai trò là trunmg tâm kinh tế văn hoá, xã hội của mỗi vùng sau này là động lực thúc đẩy mạnh mẽ thêm quá trình đổi mới cơ cấu loa động nông thôn tạo công ăn việc làm.
Cần ưu tiên cho sự phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hướng đầu tư phát triển vào các cây trông, vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của vùng, tận dụng đất trống đồi trọc, mặt nước, đồi gò để phát triển kinh tế tạo việc làm cho lạo động.Có thể thực hiện các giải phát sau:
* Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, tăng vụ, tăng vòng quay của đất nhất là vùng nông nghiệp ven đô, ven các trục giao thông vùng có ruộng đất thấp.
* Chuyển dịch cơ cấu, chủng loại cây trồng trên đất bãi, đất trũng, úng ngập, trồng lúa chi phí lớn hiệu quả mạng lại thấp sang cơ cấu nông nghiệp mới, cây ăn quả, rau xang, nuôi trồng thuỷ sản.
* Cải tạo vường tạp, ao hoa, chuồng trại, làm vườn thâm cnah, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi các loại gia súc, hình thành cơ cấu VAC, hệ sinh thái VAC, hệ cảnh quan nông thôn. Mặc dù, đất vườn ít, nhưng với cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ làm cho thu hập của nông dân cao lên tạo thêm nhiều việc làm.
* Thực hiện nông lâm kết hợp, chuyển đổi lâm nghiệp quốc doanh sang lâm nghiệp xã hội, bố trí cơ cấu hợp lý, rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủ sản. Đó là giải pháp hạn chế phá rừng, phát triển kinh tế xã hội miền núi.
* Hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, tín dụng và dịch vụ, hình thành cơ cấu kinh tế mới ở các vùng trung du miền núi, đưa nông nghiệp đi vào sản xuất hàng hoá, hoạt động theo cơ chế thị trường như Hiệp hội mía đường Lam Sơn là một minh chứng.
* Chuyển chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản theo kiểu tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ, với nhiều chủng loại phong phú: Nuôi lợn thịt, bò thịt, bò sửa, dê sửa, cá nước ngọt cá nước lợ...
đây là một giải pháp mà nó mang tính tương thích cao đối với điều kiện nông thôn hiện nay và khả năng là có thể áp dụng thực hiện được. Là một xu thế phát triển hợp tính quy luật tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của từng vùng, sử dụng và khia thác triệt để đất trống đồi trọc, lợi thế về mặt nước... nhằm phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá.
Lựa chọn đúng những sản phẩm có ưu thế của nông nghiệp nước ta để tập trung đầu tư thích đáng cả về ứng dụng tiến bộ khoa học học và công nghệ chế biến, tạo cho một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực được chế biến có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nghiên cứu khẩn trương thị trường nông sản thực phẩm sạch đang tăng nhanh trên thế giới, trước hết là những nước phát triển kể cả gạo, thịt, chè, càfê rau quả mà ta có ưu thế cả về lao động cũng như điều kiện tự nhiên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0102.doc