Chuyên đề Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Toàn Cầu

Đề tài: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty bảo hiểm Toàn Cầu MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤTNHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1.SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỆN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1.1 Vai trò xuất nhập khẩu hàng hóa 1.1.2 Vai trò và đặc điểm vận tải bằng đường biển 1.1.2.1 Vai trò 1.1.2.2 Đặc điểm 1.1.3 Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1.2. BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.2.1 Rủi ro và tổn thất được bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1.2.1.1 Các rủi ro 1.2.1.2 Các tổn thất 1.2.2 Các điều kiện bảo hiểm 1.2.2.2 Theo Bộ Tài Chính ban hành ngày 9/8/1990 1.2.3 Nội dung bảo hiểm 1.2.3.1 Đối tượng bảo hiểm 1.2.3.2. Hợp đồng bảo hiểm 1.2.3.3 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm 1.2.4. Giám định và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1.2.4.1 Giám định tổn thất 1.2.4.2. Bồi thường tổn thất CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU 2.1.1 Giới thiệu chung 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của GIC 2.2 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại GIC 2.2.1 Công tác khai thác bảo hiểm 2.2.2 Công tác giám định và bồi thường tổn thất tại GIC 2.2.2.1 Nhận yêu cầu giám định 2.2.2.2 Tiến hành thực hiệm giám định 2.2.2.3 Lập biên bản giám định 2.2.2.4 Kết quả công tác giám định tổn thất BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển tại GIC năm 2007 - 2008 2.2.3 Công tác giải quyết khiếu nại bồi thường tổn thất đối với bảo hiểm hh xnk vận chuyển bằng đường biển tại GIC 2.2.3.1 Giải quyết khiếu nại bồi thường 2.2.3.2 Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại bồi thường 2.2.3.3 Xét số tiền bồi thường 2.2.3.4 Thanh toán bồi thường tổn thất 2.2.3.5 Công việc sau bồi thường 2.2.3.6 Kết quả và hiệu quả giải quyết bồi thường tổn thất BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển tại GIC năm 2007- 2008 2.2.4 Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại GIC năm 2007- 2008 CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU 3.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ 3.1.1 Những thuận lợi 3.1.2 Những mặt còn hạn chế 3.2. GIẢI PHÁP 3.2.2 Với công tác kinh doanh 3.2.3 Với công tác giám định 3.2.4 Với công tác bồi thường 3.2.5 Công tác nhân sự 3.3 KIẾN NGHỊ 3.3.1 Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng 3.3.2 Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Toàn Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tàu già) Lúc này tổng phí bảo hiểm sẽ là: I = Igốc + Itàu già Tỷ lệ phụ phí tàu già mà GIC đang áp dụng là vào khoảng 0,125% - 0,375% tuỳ theo nhóm tuổi tàu (căn cứ vào biểu phí tính thêm cho mỗi tàu già của hiệp hội bảo hiểm London). Việc xác định tỷ lệ phí không chỉ dựa vào kết quả của tính toán, thống kê hay các quy định phổ biến trên thế giới, mà để đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tế, chi nhánh còn thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường, khách hàng, nhằm đưa ra mức phí cạnh tranh hợp lý. Việc điều chỉnh này không những đảm bảo được lợi ích kinh doanh của công ty mà còn nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như hiệu suất công việc của cán bộ làm công tác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Mặt khác đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Công tác giám định và bồi thường tổn thất tại GIC Ngay khi nhận được thông báo tai nạn, tổn thất từ khách hàng qua bất cứ hình thức nào, GIC phải cử ngay nhân viên thu thập thông tin ban đầu liên quan đến tổn thất và mở số theo dõi tổn thất, sổ nhận khai báo tổn thất. Sơ đồ 2: Quy trình giám định BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển Thu phí giám định Nhận yêu cầu giám định Thông báo kết quả giám định Lập biên bản giám định và lập hồ sơ giám định Thực hiện giám định Nhận yêu cầu giám định Khi phát hiện ra tổn thất, người được bảo hiểm phải gửi ngay giấy yêu cầu giám định đến GIC, yêu cầu ban đầu có thể bằng điện thoại, fax nhưng sau đó phải bổ xung giấy yêu cầu chính thức theo mẫu để lưu vào tập hồ sơ giám định. Đồng thời, người yêu cầu giám định phải bổ xung đầy đủ các giấy tờ có liên quan cần thiết cho GIC: Hợp đồng bảo hiểm, vận đơn, hợp đồng mua bán hàng hóa, phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại, biên bản giao nhận giữa chủ tàu và chủ hàng, và các chứng từ khác liên quan chứng minh tổn thất nếu giám định viên yêu cầu. Dựa trên các chứng từ thu thập được, giám định viên phân tích yêu cầu giám định, xem xét các điều kiện bảo hiểm, loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển…GIC cần phải xem xét tổn thất để đánh giá sơ bộ tổn thất có được bảo hiểm hay không, có thuộc phạm vi trách nhiệm của GIC hay không? Nếu tổn thất không được bảo hiểm hoặc có thể khẳng định ngay không thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì phải trả lời ngay cho khách hàng, để khách hàng có biện pháp thích hợp đối với hàng hóa của mình, tránh tổn thất hàng hóa phát sinh. Nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm hoặc trách nhiệm bảo hiểm chưa xác định được ngay hoặc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm chưa rõ ràng, GIC tiến hành các công việc tiếp theo. Tiến hành thực hiệm giám định Việc tiến hành giám định có thể là do GIC tự tổ chức giám định (tự giám định) hay thuê các công ty giám định chuyên nghiệp Thuê giám định: Việc GĐTT nếu như được thực hiện bởi các nhân viên của công ty bảo hiểm chưa hẳn sẽ tạo ra hiệu quả cao. Bởi giám định hàng hóa tổn thất là một công việc rất khó khăn đòi hỏi các giám định viên phải có một trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì có rất nhiều loại hàng hóa với các đặc điểm và tính chất khác nhau, do đó có thể xảy ra các loại tổn thất khác nhau do các nguyên nhân khác nhau và việc xác định ra nguyên nhân, mức độ tổn thất là rất khó khăn, phức tạp. Vì vậy việc thuê các giám định chuyên nghiệp là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác giám định. Ngoài ra, việc thuê một bên trung gian thực hiện giám định tạo ra sự khách quan hợp lý đối với tất cả các bên có liên quan. Tránh hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi” khi chính nhân viên bảo hiểm vừa là người giám định tổn thất, vừa là người bồi thường, sẽ mất khách quan đối với người khiếu nại bồi thường. Do đó, GIC cũng như các công ty bảo hiểm thường thuê các công ty giám định chuyên nghiệp để giám định hàng hóa tổn thất. GIC làm việc với các Công ty giám định chuyên nghiệp trong nước như VinaControl, Công ty giám định Đại Việt (DavidControl), Công ty Giám định – thẩm định Kim An (KIMAN)… Ngoài ra, GIC còn hợp tác với nhiều công ty giám định chuyên nghiệp trên thế giới. Khi có thông báo tổn thất, GIC hoặc người nhận hàng gửi giấy yêu cầu giám định đến đại lý giám định gần hiện trường nhất đến giám định. Các đại lý sẽ đến hiện trường làm việc với các bên liên quan để tiến hành giám định. Kết quả giám định cùng những giấy tờ liên quan được lập thành hồ sơ giám định gửi cho GIC và các bên có liên quan. Chi phí giám định được các đại lý tính toán và gửi thông báo thu phí kèm hồ sơ giám định. Nếu tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của GIC, GIC phải chịu chi phí giám định đó. Nếu tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm của GIC, người yêu cầu giám định phải chịu chi phí này. Trong một vụ tổn thất xảy, có thể liên quan đến nhiều bên, đặc biệt trong những vụ đâm va, những sự việc liên quan đến trách nhiệm dân sự thường việc phân chia trách nhiệm của các bên rất phức tạp, đòi hỏi công tác giám định phức tạp chính xác. Ngoài việc các công ty bảo hiểm thuê giám định thì hội P & I cử đại diện giám định của mình đi giám định. Mọi kết quả đều phải dựa trên kết quả giám định của hội P & I. Quỳ trình giám định được thực hiện như sau: Giám định viên cần phải phối hợp với các bên liên quan để thu thập thông tin, xét nghiệm hiện trường một cách chính xác. Các giấy tờ có liên quan đến vụ giám định tổn thất thường gồm: Giấy chứng nhận bảo hiểm Vận tải đơn ( B/L) Chi tiết đóng gói (P/L). Hóa đơn mua hàng (Invoice). Hợp đồng mua bán ( Sale Contract). Giấy chứng nhận phẩm chất. Biên bản hàng hóa hư hỏng, đổ vỡ do tàu gây nên. Sơ đồ xếp hàng. Nhật ký hàng hải. Giấy chứng nhận kín chắc hầm tàu trước khi xếp hàng. Giấy chứng nhận vệ sinh hầm tàu trước khi xếp hàng. Giấy chứng nhận ôn độ. Tùy thuộc vào đối tượng hàng hóa tổn thất mà các giấy tờ có liên quan cần thiết là khác nhau. Công tác giám định tại hiện trường Giám định viên cùng đại diện của chủ tàu, chủ hàng đến nơi hàng tổn thất để tiến hành giám định. Kiểm tra miệng hầm: + Xem xét tình trạng niêm chì, ký hiệu niêm chì, vị trí cặp chì. + Cách che đậy miệng hầm, tình trạng miệng hầm. Kiểm tra hàng trước khi dỡ hàng, xem xét tình trạng lớp hàng xếp mặt trên. Kiểm tra tình hình chèn lót, sắp xếp hàng, thông gió, thiết bị của tàu và các yếu tố có thể gây nên tổn thất. Nếu thấy hàng ướt, phải xem ngay ống dẫn nước, dẫn dầu, đường thông gió, hàng lỏng xung quanh. Nếu hàng bị rách vỡ, phải kiểm tra khả năng do dụng cụ xếp dỡ hàng xuống tàu, cách chèn lót sắp xếp của tàu, bao bì đóng gói, khả năng va chạm của tàu. Giám định bên ngoài kiện hàng. Giám định viên cần kiểm tra ký mã hiệu xem đúng trong hợp đồng hay không, các ký hiệu đề phòng hạn chế tổn thất. Bao bì: Vật liệu bao bì, cách thức đóng gói, dấu vết tổn thất của bao bì… Giám định bên trong kiện hàng. Tùy thuộc tình trạng tổn thất loại hàng, số lượng tổn thất nhiều hay ít, đề nghị tàu và người yêu cầu mở toàn bộ hoặc một số kiện hàng bên trong để xem xét: + Xem cách đóng gói bao bì, sắp xếp chèn hàng hóa. + Số lượng, khối lượng có trong mỗi kiện + Tình trạng tổn thất của hàng hóa + Các dấu vết biểu hiện hư hỏng, thiệt hại, các vật lạ và các hiện tượng khả nghi. Lấy mẫu và chụp ảnh: + Cần phải lấy mẫu để xét nghiệm và phân tích lý hóa để xác định được nguyên nhân tổn thất, xác định giá trị hàng hóa có đủ phẩm chất hay không, hay để so sánh, xác định mức độ tổn thất. + Khi điều kiện cho phép, Giám định viên nên chụp ảnh về hàng hóa. Tuy nhiên, bắt buộc phải chụp ảnh khi: Chủ tàu không chịu ký vào biên bản giám định, lô hàng bị tổn thất lớn, hay dùng lời không thể diễn tả được tình trạng và mức độ tổn thất. Xác định mức tổn thất, ghi rõ số lượng hàng bị hư hỏng, ước tính chi phí để khắc phục, tỷ lệ giảm giá, giá trị còn lại của hàng hóa. Lập biên bản giám định Khi giám định xong, Giám định viên phải ghi toàn bộ nội dung chi tiết của cuộc giám định, kết quả giám định được lập thành biên bản giám định để khách hàng, người bảo hiểm và các bên có kiên quan có cơ sở pháp lý phân bổ trách nhiệm, người được bảo hiểm có cơ sở để khiếu nại giải quyết bồi thường. Biên bản giám định phải ghi rõ: Nguyên nhân, mức độ tổn thất Tình trạng sắp xếp, chèn lót thiết bị của tàu Số lượng kiện, số thứ tự kiện hàng bị tổn thất Tình trạng tổn thất và tổn thất của bao bì Biên bản giám định phải được tiến hành tại hiện trường giám định và có chữ kỹ của các bên có liên quan xác nhận. Ngoài ra, trong biên bản còn phân chia trách nhiệm giữa các bên nếu có.  Nếu một bên không đồng ý kết quả giám định thì mời một trung gian Giám định riêng độc lập. Nội dung của biên bản giám định yêu cầu phải đảm bảo yêu cầu: trung thực, chính xác, rõ ràng, cụ thể, các số liệu ghi trong biên bản phải phù hợp với tổn thất thực tế. Biên bản được lập giám định được lập nên làm cơ sở cho việc giải quyết bồi thường. Đối với trường hợp thuê giám định, các công ty giám định chuyên nghiệp sau khi lập biên bản giám định, tạo thành hồ sơ giám định gửi về cho GIC, và kèm theo thông báo thu phí GIC. Nếu chấp nhận, GIC thanh toán phí giám định và tiến hành giải quyết bồi thường. Để rõ hơn về công việc này, chúng ta có thể đi xem xét cách giải quyết thực tế một vụ tổn thất hàng hóa được bảo hiểm tại GIC: Ví dụ minh họa: Kết quả công tác giám định tổn thất BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển tại GIC năm 2007 - 2008 Bảng 2: Chi giám định và bồi thường tổn thất hàng hóa trong BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển tại GIC năm 2007 - 2008 Đơn vị: triệu đồng Năm Chi GĐTT thuộc trách nhiệm bảo hiểm Số tiền bồi thường Tổng chi bồi thường Số vụ Chi phí 2007 12 96 1.294 1.390 2008 35 280 4.350 4.630 ( Nguồn GIC ) Năm 2007, do mới được thành lập nên công ty chưa nhận được nhiều hợp đồng bảo hiểm, doanh thu phí cũng chưa cao, tổng chi bồi thường là 1.390 triệu đồng, trong đó tổng chi giám định trong bồi thường là 240 triệu đồng chiếm 17,27% trong tổng chi bồi thường. Sau hơn hai năm hoạt động năm 2008, GIC đang dần khẳng định mình trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, các hợp đồng BHHHXNK tăng lên nhiều, và cùng theo đó các vụ tổn thất cũng tăng lên từ 13 vụ năm 2007 đến 33 vụ năm 2008. Trong đó, số vụ tổn thất không thuộc trách nhiệm bảo hiểm của GIC là 5 vụ năm 2007, 8 vụ năm 2008 chi phí giám định cũng tăng lên 74 triệu đồng. Số vụ thuộc trách nhiệm bồi thường của GIC tăng từ 8 vụ lên 25 vụ, chi phí mà GIC phải bỏ ra là 1.054 triệu đồng. Như vậy, chi phí giám định bồi thường tăng lên là do: Các hợp đồng GIC khai thác được năm 2008 tăng lên nhiều so với năm 2007. Công tác giám định đã được chú trọng hơn, bởi công việc này giúp GIC phân chia được trách nhiệm và quyền lợi các bên một các rõ rang. Điều đó góp phần đảm bảo quyền lợi hợp lý cho khách hàng cũng như loại trừ những tổn thất không thuộc trách nhiệm của GIC, giảm bớt thiệt hại cho công ty. Ngoài ra, do các vụ tổn thất xảy ra phức tạp hơn nhiều, và xảy ra ở nước ngoài do đó GIC thường phải thuê các đai lý giám định, và đó cũng chính là một nguyên nhân làm tăng chi phí giám định bồi thường. Công tác giải quyết khiếu nại bồi thường tổn thất đối với bảo hiểm hh xnk vận chuyển bằng đường biển tại GIC Giải quyết khiếu nại bồi thường Sơ đồ 3: Quy trình giải quyết khiếu nại bồi thường Thu thập hồ sơ bồi thường Kiểm tra sơ bộ hồ sơ chứng từ Công việc sau bồi thường Thông báo tổn thất Xét tiền bồi thường Đánh giá sơ bộ tổn thất Thanh toán bồi thường Chỉ định giám định Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại Đòi người thứ ba Bán cứu vớt tái sản Đòi tái bảo hiểm Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại bồi thường Ngay sau khi việc giám định được tiến hành xong và đã có kết quả giám định, nhân viên công ty phải yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ khiếu nại. Sau khi nhận hồ sơ khiếu nại bồi thường , bồi thường viên cấp cho người khiếu nại hồ sơ bồi thưòng. Và tiến hành những công việc sau: 1, Kiểm tra hồ sơ - bộ chứng từ: Bồi thuờng viên kiểm tra xem xét bộ chứng từ được cung cấp có thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết, các chứng từ có hợp pháp hợp lệ hay không, và phải được ghi nhận lại. - Xác minh phí + Trước tiên, bồi thường viên phải xác minh phí: Công ty chỉ xem xét khiếu nại khi có xác minh phí bảo hiểm, trừ khi có thoả thuận bằng văn bản về vấn đề quyết định thời hạn đóng phí. Mọi trường hợp chưa đóng phí vào thời điểm xảy ra tai nạn thì hợp đồng chưa có hiệu lực tức là khiếu nại tổn thất thuộc hợp đồng đó không thuộc phạm vi bồi thường bảo hiểm. + Sau đó cán bộ kế toán xác nhận việc đóng phí, phải ghi rõ số hợp đồng, số tiền đã đóng vào thời điểm khiếu nại. + Trường hợp có thoả thuận thời gian đóng phí thì phải sao văn bản đính kèm hồ sơ khiếu nại. 2, Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ khiếu nại - Xem xét tổn thất có thuộc phạm vi trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm hay không? Vào thời điểm khiếu nại., người khiếu nại có quyền lợi bảo hiểm hay không? Thông thường, người khiếu nại bồi thường là chủ hàng, và họ phải chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của hàng hóa, như hợp đồng mua bán, vận tải đơn, phiếu vận chuyển, chứng từ xác nhận thanh toán tiền hàng, nếu làm hộ phải có giấy ủy quyền theo pháp luật. Xem xét tổn thất có xảy ra trong thời hiệu của hợp đồng bảo hiểm không? Tổn thất có phải là những rủi ro loại trừ gây ra hay không? Tổn thất có vi phạm các thỏa thuận riêng của được quy định trong đơn bảo hiểm không? Tổn thất có được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm hay không? Sau khi xác nhận được người khiếu nại có quyền lợi, tổn thất trong thời hiệu bảo hiểm, không vi phạm các thoản thuận riêng và tổn thất không phải là do những rủi ro loại trừ gây ra thì lúc này cần kiểm tra xem tổn thất có được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm được thỏa thuận trong đơn bảo hiểm hay không? Trên cơ sở xem xét các điểm trên để đánh giá có hay không trách nhiệm bảo hiểm đối với khiếu nại của người khiếu nại. Nếu có điểm chưa rõ ràng cần bổ xung chứng từ để hoàn thiện chứng từ để làm sáng tỏ những điểm trong hồ sơ khiếu nại. Sau đó tiến hành xét bồi thường Xét số tiền bồi thường Sau khi xem xét các bước trên, cùng với biên bản giám định tổn thất, bồi thường viên tiến hành lập tờ trình bồi thường, và xét số tiền bảo hiểm và trình lãnh đạo duyệt. Nếu không đồng ý bồi thường thì bồi thường viên phải gửi công văn để giải thích rõ về việc từ chối bồi thường tổn thất mà người được bảo hiểm khiếu nại. Sau khi lãnh đạo duyệt bồi thường, bồi thường viên lập Thông báo bồi thường tổn thất cho khách hàng, khi khách hàng chấp nhận Thông báo tổn thất, cán bộ bồi thường tiến hành thanh toán bồi thường. Thanh toán bồi thường tổn thất. Cán bộ bồi thường vào sổ theo dõi hồ sơ bồi thường và chuyển cho kế toán thực hiện việc thanh toán bồi thường. Thời hạn thanh toán của GIC trong thông báo bồi thườn là 07 ngày kể từ khi có xác nhận bằng văn bản của khách hàng về số tiền bồi thường. Công việc sau bồi thường a, Đòi nhà tái bảo hiểm Đối với các trường hợp tổn thất thuộc trách nhiệm của nhà Tái bảo hiểm, cần thông báo cho nhà tái để nhà tái bảo hiểm thực hiện bồi thường thuộc trách nhiệm. Thông thường, Các nhà Tái đảm nhận việc bồi thường cho khách hàng toàn bộ, sau đó, GIC sẽ chuyển số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm của mình cho nhà Tái bảo hiểm. b, Đòi người thứ ba Đối với những hồ sơ liên quan đến việc đòi người thứ ba: Sau khi thanh toán bồi thường, bồi thường viên gửi 04 bản thông báo và thế nhiệm, tiến hành lập hồ sơ đòi người thứ ba cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký trả lại 03 bản. Việc đòi người thứ ba căn cứ vào trách nhiệm đối với tổn thất do họ gây ra. c, Bán cứu vớt Tiến hành bán cứu vớt hàng hóa bị tổn thất thu hồi sau khi bồi thường 100% nếu chưa được tiến hành trong quá trình giám định và xét bồi thường. Khi nhận thông báo từ bỏ hàng, tùy từng trường hợp mà GIC có chấp nhận hay không. Nếu GIC chấp nhận trách nhiệm về hàng từ bỏ này thì phải tiến hành bán cứu vớt nhằm hạn chế tổn thất. Việc bán đấu giá phải theo quy định bán đấu giá của công ty. Kết quả và hiệu quả giải quyết bồi thường tổn thất BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển tại GIC năm 2007- 2008 Bảng 2: Tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển tại GIC Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng phí thu Chi bồi thường Tỷ lệ bồi thường 2007 2.380 1.390 58,40% 2008 36.518 14.644 40,1% (Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh GIC) Qua số liệu trên cho ta thấy, năm 2007 do mới đi vào hoạt động nên số hợp đồng mà GIC ký kết được còn thấp, do đó số tiền chi bồi thường thấp. Tuy nhiên với tỷ lệ bồi thường là 58,40% thì không phải là con số nhỏ. Bởi các cán bộ trong phòng hàng hải chưa có kinh nghiệm hoạt động còn chưa tốt, công tác đề phòng hạn chế tổn thất chưa cao. Năm 2008, cùng với kinh nghiệm hoạt động, các mối quan hệ cũng tăng lên theo uy tín của doanh nghiệp, các hợp đồng BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển tăng lên nhiều so với năm 2007. Số tiền bồi thường cũng tăng lên đến 14.644 triệu đồng, nhưng tỷ lệ bồi thường so với năm 2007 đã giảm xuống còn 40,1%. Điều đó cho thấy chất lượng công tác đề phòng hạn chế tổn thất ngày càng tốt hơn, các nhân viên bảo hiểm đã chú ý hơn trong việc từ chối những hợp đồng có độ rủi ro cao. Đồng thời, công tác giám định tổn thất được chú trọng hơn, đã góp phần xác định rõ những tổn thất không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường. Từ đó giảm bớt những thiệt hại cho công ty và vẫn đảm bảo quyền lợi hợp lý cho khách hàng. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại GIC năm 2007- 2008 Nền kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô, lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng đầu năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát gia tăng. Cuối năm, khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm ảnh hưởng tới nền kinh tế nước ta, tăng trưởng chậm lại, tốc độ tăng trưởng năm 2008 là 6,23%, đầu tư toàn xã hội trên 673.000 tỷ đồng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 22,97%. Những yếu tố trên ảnh hưởng lớn tới ngành bảo hiểm, khai thác bảo hiểm nhân thọ khó khăn hơn do lãi suất ngân hàng cao. Tuy nhiên, do lãi suất ngân hàng tăng mạnh nên nhiều doanh nghiệp bảo hiểm hưởng lợi từ việc đầu tư vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ vào tiền gửi ngân hàng bù đắp dược nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm. Năm 2008, toàn ngành bảo hiểm đạt doanh thu trên 27.000 tỷ đồng bằng 2.2% GDP, Bảo hiểm nhân thọ đạt 10.339 tỷ đồng tăng 9,3%, bảo hiểm Phi nhân thọ đạt 10.879 tỷ đồng tăng 30,13%, Tái bảo hiểm đạt 1.050 tỷ đồng, doanh thu từ các hoạt động đầu tư 5.700 tỷ đồng, đầu tư vào nền kinh tế trên 57.000 tỷ đồng. Thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ đạt 10.879 tỷ đồng tăng 30,13% vượt chỉ tiêu phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2010 là 20,9%. Dẫn đầu là Bảo Việt 3.320 tỷ đồng, tiếp đó là PVI 2.021 tỷ đồng, Bảo Minh 1.88 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng lớn là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 3.183 tỷ đồng, bảo hiểm tài sản kỹ thuật 2.024 tỷ đồng. Toàn thị trường đã giải quyết bồi thường 4.511 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường là 1,465%. Các nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao là bảo hiểm xe cơ giới 1.830 tỷ đồng chiếm 58%, bảo hiểm thân tàu và TNDS của chủ tàu là 583 tỷ đồng chiếm 46%. Tỷ lệ bồi thường trên nếu so với số phí được hưởng (50% phí thực thu trong năm) là cao, có nhiều nghiệp vụ và DNBH đến mức lo ngại. Lãi có được từ kết quả kinh doanh chủ yếu từ lãi đầu tư trong đó có tiền gửi ngân hàng. Doanh thu từ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt 972 tỷ đồng, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm 2007. Dẫn đầu là Bảo Việt 267 tỷ đồng, PJICO bồi 137 tỷ đồng, Bảo Minh 13 tỷ đồng. Tổng số tiền đã giải quyết là 370 tỷ. Ta đánh giá kết quả kinh doanh BHHH vận chuyển của GIC thông qua bảng số liệu sau: Đơn vị: tỷ đồng Năm Toàn thị trường bảo hiểm GIC DT phí STBT Tỷ lệ BT (%) DT phí STBT Tỷ lệ BT (%) Thị phần DT (%) 2007 711 198 27,8 2,640 1,390 52,65 0,37 2008 972 370 38 12,488 4,89 39,1 3,94 (Nguồn: Báo cáo thống kê của GIC) Qua bảng biểu trên ta thấy: Năm 2007, Doanh thu BHHH vận chuyển mà GIC đạt được là 2,640 tỷ đồng, với thị phần nhỏ bé là 0,37%. Do doanh nghiệp mới thành lập, hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao, tỷ lệ bồi thường còn rất cao chiếm 52,65% doanh thu, so với tỷ lệ bồi thường chung của toàn thị trường là 27,8 % thì tỷ lệ này là rất cao. Nguyên nhân là năm 2007 là năm hoạt động đầu tiên của GIC, do vậy còn nhiều thiếu sót từ khâu khai thác đến hạn chế tổn thất và giám định – bồi thường. Năm 2008, doanh thu phí nghiệp vụ này mà GIC đạt được đã tăng lên 12,88 tỷ đồng, lúc này hị phần của GIC đã tăng lên đáng kể 3,94 %. Tuy nhiên tỷ lệ bồi thường vẫn ở mức cao là 39,1%, cao hơn so với tỷ lệ bồi thường toàn thị trường. Và đây cũng là một trong những nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao nhất. Do vậy công ty cần chú ý hạn chế chi phí này bằng cách đề phòng hạn chế tổn thất tốt và giám định tổn thất chặt chẽ, chính xác. Kết quả và hiệu quả kinh doanh BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển của GIC : Đơn vị: tỷ đồng Năm Doanh thu phí Chi phí Lợi nhuận DP/CP LN /CP Chi BT GĐBT ĐPHCTT Chi khác Tổng chi 2007 2,380 1,294 0,096 0,022 0,357 1,779 0,601 1,34 0,34 2008 11,500 4,350 0,280 0,074 1,367 6,071 5,429 1,89 0,89 (Nguồn: Báo cáo thống kê của GIC) Từ bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2007, doanh thu phí GIC đạt được trong nghiệp vụ này là 2,380 tỷ đồng, tổng chi cho nghiệp vụ BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển là 1,779 tỷ đồng, trong đó, số tiền bồi thường cho khách hàng là 1,294 tỷ đồng, chiếm 54,4% doanh thu phí, tương ứng với nó tỷ lệ bồi thường là 58,4% đây là những con số khả lớn trong nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm; chi phí Giám định tổn thất là 0,096 tỷ; chi đề phòng hạn chế tổn thất là 0,022 tỷ đồng. Chi đề phòng hạn chế tổn thất bao gồm: chi phí giám định, theo dõi quá trình bốc xếp hàng hóa… Chi phí cũng chiểm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu chi, là 20%. Chi phí này bao gồm chi hoa hồng đại lý, chi quản lý, chi hoạt động bán hàng, ch văn phòng phẩm…tổng chi này lên đến 357 triệu đồng. Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ nghiệp vụ này là 0,601 tỷ đồng. Ta thấy, tuy mới thành lập nhưng GIC hoạt động vẫn có hiệu quả, với một đồng chi phí bỏ ra GIC kiếm được 1,34 đồng doanh thu phí, và cũng tạo ra 0,34 đồng lợi nhuận - Năm 2008, doanh thu đạt được là 11,500 tỷ đồng, tăng 483% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên tổng chi cũng tăng lên tương ứng là 6,071 tỷ đồng, tăng 341 % so với năm trước. Trong đó, chi đề phòng hạn chế tổn thất tăng lên 0,074 tỷ đồng, tăng lên tương ứng với số hợp đồng được khai thác. Đó là những chi phí được chi ra nhằm hạn chế các tổn thất xảy ra trong quá trình vận chuyển. Đánh giá về hiệu quả kinh doanh ta thấy: một đồng chi phí bỏ ra, GIC có thể thu lại được 1,89 đồng doanh thu tăng, và 0,89 đồng lợi nhuận. Như vạy ta có thể thấy rằng, trong năm hoạt đông 2008, GIC đã hoạt động kinh doanh tốt hơn, việc sử dụng một đồng chi phí đã tỏ ra có hiệu quả hơn năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ bồi thường vẫn còn khá cao là 40,3%, số tiền bồi thường chiếm 37,8 % doanh thu. Điều này đòi hỏi GIC cần phải có những giải pháp không chỉ nhằm tăng doanh thu mà còn phải giảm tỷ lệ bồi thường xuống thấp hơn nữa. CHƯƠNG III NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM TOÀN CẦU NHỮNG THUẬN LỢI VÀ NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ Những thuận lợi - Trong xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã thúc đẩy nền kinh tế đất nước lên một bước phát triển mới, quan hệ giao lưu buôn bán giữa nước ta và các nước trên thế giới ngày càng phát triển, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên qua từng năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong năm 2008 đạt 143,4 tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2007, trong đó xuất  khẩu đạt 62,69 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm trước, vượt 7% kế hoạch năm và nhập khẩu là 80,71 tỷ USD, tăng 28,8%, thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu. Tình hình nhập siêu của Việt Nam là 18,03 tỷ USD đạt con số kỷ lục từ trước đến nay, tăng 27,7% so với con số 14,12 tỷ USD của năm 2007. Như vậy, tình hình xuất nhập khẩu tại Việt Nam đang diễn ra rất sôi động, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao, đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt Nam. Hoạt động XNK từng bước nâng cao vị thế của Viêt Nam trên trường quốc tế. Điều đó chính là một cơ hội tốt cho sự phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. - Chiến lược của Đảng và Nhà nước ta là phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Với môi trường chính trị ổn định đã tạo điều kiện cho sự thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Trên con đường hội nhập của mình, mối quan hệ hợp tác kinh tế và buôn bán giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng mở rộng và phát triển, kim ngạch XNK hàng năm tăng mạnh (cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP), tạo ra nhiều cơ hội cho ngành bảo hiểm, ngành vận tải phát triển. Hơn thế nữa, thị trường tiềm năng về bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam còn rất lớn (95% với hàng xuất khẩu, 67% với hàng nhập khẩu). - Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế hàng hải: bờ biển dài hơn 3200km cùng với nhiều cảng biển chạy dọc từ Bắc xuống Nam, nằm trên tuyến đường quốc tế chạy từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Đội tàu biển của nước ta đã khá lớn mạnh. Ngành công nghiệp tàu biển hàng năm mạng lại một nguồn thu lớn cho đất nước. Với lợi thế này sẽ cho phép chủ hàng ngoại thương Việt Nam hoặc nước ngoài dễ dàng kết hợp bảo hiểm và thuê tàu cho hàng hóa. - Chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã khá hoàn chỉnh, tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng giữa các DNBH thuộc mọi thành phần kinh tế. Và theo xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Nhà nước đã có những định hướng để các DNBH dần thay đổi và thích nghi với điều kiện thị trường bảo hiểm mở. Năm 2007, chế độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được hoàn thiện thêm một bước với việc ban hành NĐ45, NĐ46 ngày 20/12/2007... Các văn bản pháp quy trên cùng với bộ luật hàng hải được ban hành vừa có tác dụng nâng cao chế độ quản lý Nhà nước theo xu hướng minh bạch, công khai, vừa tạo tính chủ động, sáng tạo cho DNBH, vừa bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm và góp phần tích cực trong việc phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển nói riêng. Năm 2007, ngành bảo hiểm Việt Nam đã đạt được tầm cao mới cả về qui mô lẫn chất lượng doanh nghiệp. Tất cả các công ty đều bổ sung vốn theo quy định của Chính phủ (tối thiểu 300 tỷ đồng), chất lượng dịch vụ và trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên bảo hiểm đã được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt một số công ty đã tìm kiếm và ký kết các thoả thuận hợp tác toàn diện đối với các đối tác chiến lược có năng lực tài chính và trình độ chuyên môn ở cấp độ toàn cầu để có thể tranh thủ khả năng chuyên môn cũng như tiềm năng tài chính của họ. Những mặt còn hạn chế Bước sang giai đoạn 2006-2008, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển, các nhà bảo hiểm Việt Nam mới chỉ bảo hiểm được khoảng 5% tổng kim ngạch hàng xuất khẩu và 33% kim ngạch hàng nhập khẩu. Đây là con số nhỏ bé không phản ánh đúng tiềm năng XNK của nước ta. Việc bán bảo hiểm hàng hoá và trách nhiệm sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã gặp khó khăn thì hiện nay vẫn tiếp tục khó khăn và chưa thể cải thiện nhanh trong thời gian tới. - Thực trạng này đã tồn tại trong một thời gian dài, chủ yếu là do các thói quen mua FOB bán CIF trong hoạt động ngoại thương tức là, việc mua bảo hiểm thường thuộc trách nhiệm của bên bán (nếu phía Việt Nam nhập) và bên mua (nếu phía Việt Nam xuất). Và một phần do năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế. Việc thay đổi tập quán cũ này khó thực hiện trong một sớm một chiều. Tập quán kinh doanh xuất - nhập khẩu ở nước ta đang hoàn toàn ngược lại với thông lệ quốc tế đã dẫn đến hậu quả là: các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam gần như hoàn toàn mất thị phần bảo hiểm trong lĩnh vực này. Đó là điều không có gì khó hiểu khi cả xuất khẩu và nhập khẩu, các thương nhân nước ngoài đều giành lấy quyền thuê tàu và giao hàng tại cảng Việt Nam. Khi quyền thuê tàu là của thương nhân nước ngoài (kể cả khi một đại lý vận tải của Việt Nam làm thủ tục thuê tàu theo hợp đồng ủy quyền) thì quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa tất yếu cũng thuộc quyền của thương nhân nước ngoài. Việc thương nhân nước ngoài tìm đến và mua bảo hiểm của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Việt Nam cho hàng hóa của họ có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay. - Cũng giống như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm hàng hóa phải đối mặt với một thực tế là khách hàng cùng một lúc san sẻ dịch vụ cho nhiều công ty bảo hiểm khác nhau để tranh thủ việc cạnh tranh về phí bảo hiểm. Đặc biệt đối với một số công ty bảo hiểm mới ra đời khi thương hiệu còn chưa được nhiều người biết đến và thiếu đội ngũ cán bộ nghiệp vụ có kinh nghiệm lại phải “chạy” doanh thu nên cách chào giá cạnh tranh đến mức phi kỹ thuật là gần như bắt buộc. - Trình độ cán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung không những bất cập so với đòi hỏi của thị trường mà còn non yếu so với mặt bằng thế giới. Theo đánh giá khách quan, các nhà XNK nước ngoài chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam và điều này làm giảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thương yêu cầu đối tác nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm. Thuận lợi và khó khăn của GIC Thuận lợi Tuy mới thành lập nhưng GIC đã tạo lập được những mối quan hệ nhất định, do đó số lượng khách hàng tham gia BHHHXNK tương đối ổn định, và thường tham gia hợp đồng bao, đem lại doanh thu ổn định cho công ty. Khó khăn Cũng không ngoài khó khăn chung của thị trường bảo hiểm xuất nhập khẩu, GIC cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, là một doanh nghiệp mới thành lập, GIC không những gặp khó khăn về thị trường cạnh tranh gay gắt, về tập quán ngược của Việt Nam… mà còn gặp khó khăn về tài chính công ty chưa lớn do đó khả năng nhận bảo hiểm còn thấp, tỷ lệ giữ lại chưa cao, phần lớn các hợp đồng lớn phải tái đi. - Mạng lưới của GIC còn mỏng, do đó việc tiếp xúc và gặp gỡ khách hàng còn nhiều hạn chế, điều này gây khó khăn cho công ty trong việc khai thác, tăng doanh thu. - Trên thị trường bảo hiểm hiện nay còn thiếu nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Đội ngũ cán bộ nhân viên là hết sức quan trọng đối với GIC cũng như bất kỳ một doanh nghiệp bảo hiểm nào. Đặc biệt, khả năng tài chính của GIC còn nhiều hạn chế, nên các chính sách thu hút nguồn nhân sự của GIC còn chưa cạnh tranh. Quá trình tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ còn chưa tốt. Do đó đây chính là một khó khăn lớn đối với GIC. 3.2. GIẢI PHÁP Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm là rất lớn và có xu hướng tăng nhanh. Chẳng hạn, năm 2008, xuất khẩu của nước ta đạt khoảng 62 tỷ USD, nhập khẩu xấp xỉ 90 tỷ USD. Phí bảo hiểm cho lượng hàng hóa này là một số khổng lồ. Vì vậy, để "tuột khỏi tay" quyền thu phí bảo hiểm với lượng hàng hóa đó là một thiệt hại vô cùng lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm mà còn với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 3.2.1 với công tác khách hàng: Trong nền kinh tế thị trường khách hàng là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động dựa trên quy luật số đông thì vai trò của yếu tố khách hàng càng trở lên quan trọng hơn. Tiếp tục tuyên truyền, vận động khách hàng tham gia bảo hiểm. Đây là một biện pháp tiếp cận truyền thống nhưng nó vẫn mang lại hiệu quả một cách thiết thực đốí với những đối tượng là những khách hàng mới, nhỏ, lẻ không tập trung. Tăng cường hoàn thiện hơn nữa trách nhiệm phục vụ khách hàng, đáp ứng các điều kiện bảo hiểm mà khách hàng yêu cầu, thường xuyên củng cố quan hệ và tạo mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, giải quyết bồi thường nhanh chóng, kịp thời và thoả đáng khi có tổn thất xảy ra. Thường xuyên nghiên cứu đưa ra các mức phí hợp lý. Việc thay đổi linh hoạt hay nghiên cứu hạ tỷ kệ phí bảo hiểm là rất cần thiết vừa là để bảo đảm lợi ích cho khách hàng vừa khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm hay tái tục hợp đồng bảo hiểm với công ty. Tuy nhiên việc hạ tỷ lệ phí bảo hiểm phải được tính toán dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá của từng chủng loại hàng hoá được bảo hiểm. Như vậy tránh được việc tạo ra tâm lý xấu cho khách hàng, đồng thời không ảnh hưởng đến khả năng giữ lại của công ty và gây ra mất ổn định đối với thị trường trong nước. Đẩy mạnh hoạt động khai thác, khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nâng cao ý thức trách nhiệm đối với hoạt động của mình, vừa bảo vệ tài sản cũng như mang lại nguồn ngoại tệ cho nhà nước thông qua hoạt động bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm trong nước. Cần tìm hiểu nhu cầu xuất nhập khẩu để phân chia khách hàng thành từng nhóm: nhóm khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu thường xuyên và không thường xuyên và nhóm khách hàng chuyên xuất hay nhập các mặt hàng, chủng loại hàng hoá nào đó. Trên cơ sở đó công ty có thể đề ra các biện pháp, chiến lược tiếp cận khai thác thích hợp và xây dựng mức phí chào hợp lý để khuyến khích họ tham gia, tạo lập mối quan hệ lâu dài. Tổ chức hệ thống thông tin phản hồi đối với mọi yêu cầu, kiến nghị góp ý, đề xuất của khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Công ty nên tiến hành việc mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ cho phù hợp với xu thế chung nhằm phục vụ tốt nhất khách hàng truyền thống và khách hàng tương lai nhằm tạo uy tín cho công ty trên thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế. Để thực hiện có hiệu quả công ty cần tích cực nghiên cứu đưa ra các sản phảm mới bổ sung đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: bảo hiểm gián đoạn kinh doanh cho các hoạt động liên quan đến việc bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm thuê mua, bảo hiểm tín dụng xuất nhập khẩu. Cải tiến hoàn thiện chính sách khách hàng như: chính sách chi hoa hồng cho các đại lý, chi phí giao dịch bán hàng, giảm phí bảo hiểm cho các khách hàng thường xuyên hay làm tốt công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Tiến hành việc chào phí tới các công ty xuất nhập khẩu một cách thường xuyên và bên cạnh đó công ty còn thực hiện tư vấn miễn phí về các vấn đề có liên quan đến việc mua bảo hiểm, tạo lòng tin cho khách hàng đối với công ty. Nên tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ vì đây là cơ hội gặp gỡ, trao đổi giữa công ty và một số khách hàng lớn tham gia bảo hiểm ở công ty thường xuyên nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tiễn trong việc ký kết hợp đồng, đánh giá và quản lý rủi ro, vận chuyển hàng hoá, công tác giám định, đề phòng và hạn chế tổn thất và công tác bồi thường. 3.2.2 Với công tác kinh doanh: Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng gia tăng vì thế nhu cầu về bảo hiểm ngày càng lớn đòi hỏi GIC cần phải có một mạng lưới các chi nhành rộng khắp trong cả nước đáp ứng kịp thời, nhanh chóng nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi mà vẫn đảm bảo bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt và có hiệu quả. Do tính chất đặc thù của nghiệp vụ nên ngoài việc mở rộng các chi nhánh, công ty cần mở rộng tăng cường mạng lưới đại lý, cộng tác viên và giám định viên nhằm khai thác triệt để nhu cầu bảo hiểm của khách hàng chú trọng thu hút đối tượng này là các công nhân viên các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, đơn vị vận tải. Như vậy thì việc nắm bắt thông tin từ khách hàng sẽ rất nhanh chóng và kịp thời. Vị trí phân bố đội ngũ này nên ở một số khu vực cảng biển hay một số trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ tạo điều kiện cho việc tiếp cận khách hàng và đây là những nơi có nhu cầu về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu lớn. Củng cố, phát triển và cải tiến tổ chức quản lý ở công ty và các chi nhánh sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, yêu cầu của cạnh tranh. Cải tiến lề lối cộng việc, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, xây dựng chính sách khách hàng. Hoàn thiện hơn nữa các quy định cụ thể về phân cấp quyền hạn và trách nhiệm của các chi nhánh, phòng ban, đại lý và cộng tác viên của công ty nhằm đảm bảo sự thống nhất thông suốt trong quản lý điều hành, tránh sự trùng lập, chồng chéo về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên từ đó nâng các hiệu quả của công tác quản lý cũng như hiệu quả kinh doanh nói chung. Luôn luôn duy trì và tăng cường quan hệ với các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm trong và ngoài nước để nghiên cứu và tham khảo đưa ra các nghiệp vụ mới bổ xung và lựa trọn đối tác cho nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu có hiệu quả. Tăng cường hợp tác giữa bảo hiểm, chủ hàng và người vận chuyển để thực hiện mục tiêu mua theo giá FOB, CF hoặc CFR đối với hàng hoá nhập khẩu và bán theo giá CIF đối với hàng hoá xuất khẩu. Trường hợp chủ hàng có khó khăn trong việc thuê phương tiện chuyên chở, GIC sẽ phối hợp với người vận chuyển để giúp đỡ tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn phương tiện chuyên chở, phương thức xếp dỡ, vận chuyển nhằm đạt kết quả cao trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Với công tác giám định Bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển thường liên quan đến trách nhiệm của nhiều bên. Để tăng hiệu quả hoạt động của khâu giám định, thì các công ty bảo hiểm cần phải: - Luôn nhắc nhở giám định viên thực hiện theo đúng quy trình giám định mà công ty đã ban hành. - Nên chuyên môn hóa khâu giám định. Vì đây là nghiệp vụ phức tạp, liên quan đến nhiều bên khi có tổn thất xảy ra. Do đó, cần phải có đội ngũ giám định viên chuyên nghiệp mới đáp ứng được yêu cầu công việc. - Bên cạnh đào tạo và trang bị kiến thức cho các giám định viên thường xuyên; xử lý nghiêm cán bộ không hoàn thành công việc, thông đồng với khách hàng để trục lợi,... thì công ty bảo hiểm cũng phải có chế độ ưu đãi hợp lý đối với đội ngũ giám định viên vì họ thường xuyên phải làm việc ở hiện trường rất vất vả. - Phối hợp tốt với lãnh đạo cảng, bộ phận hải quan và cứu hộ trên biển để công việc giám định được tiến hành thuận lợi, chính xác. - Thiết lập và quan hệ chặt chẽ với các công ty giám định độc lập, các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm,... trên phạm vi toàn cầu để có thể được sự hợp tác lâu dài, bền vững để khi tổn thất xảy ra ở vị trí địa lý xa hoặc tổn thất quá phức tạp, khả năng của công ty nhận bảo hiểm không thể giám định được cần thuê các Công ty giám định chuyên nghiệp. Điều này vừa giúp công ty tiết kiệm được chi phí, vừa nâng cao mối quan hệ hợp tác quốc tế. Đồng thời, các cán bộ của công ty phải theo dõi sát sao quá trình giám định, đưa ra các nội dung cần giám định, để đại lý giám định cung cấp thông tin bổ sung vào hồ sơ giải quyết bồi thường. Với công tác bồi thường Trong công tác bồi thường thì công ty bảo hiểm cần chú trọng hơn tới các vấn đề sau: Khi nhận được hồ sơ khiếu nại của khách hàng thì người người được phân công phải thực hiện thật đúng theo quy trình bồi thường hàng hóa, không được làm tắt, làm ẩu. Nếu thấy nghi ngờ một loại giấy tờ nào đó hoặc không rõ về thời gian, không gian thì phải xác minh lại ngay. Nếu thấy cần thiết thì phải báo ngay với cấp trên. Khi bồi thường, GIC cần giải thích rõ với khách hàng căn cứ tính mức bồi thường của khách hàng như trong điều kiện bảo hiểm của hợp đồng, tổn thất xảy ra đối với hàng hóa thuộc rủi ro được bảo hiểm hay rủi ro loại trừ... Nhân viên phải phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo, tránh những trường hợp gây khó dễ cho khách hàng khi đến nhận tiền bồi thường. Công ty bảo hiểm cần thực hiện phân cấp bồi thường theo cơ cấu doanh thu. Do đó, hàng năm công ty bảo hiểm nên dựa vào doanh thu các chi nhánh để thực hiện phân cấp lại theo nguyên tắc tăng giảm dựa theo doanh thu. Công tác nhân sự Đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là ngành dịch vụ, do vậy nhân tố con người là nhân tố quan trọng và quyết định nhất tới sự thành công của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm. Không ngoài yêu cầu chung, các cán bộ nhân viên bảo hiểm nghiệp vụ BHHHXNK phải là những con người hiểu biết rộng về trình độ chuyên môn cũng như việc am hiểu về hàng hóa, tàu biển cũng như tập tục, tập quán, tình hình chính trị của các quốc gia trên thế giới… Bởi nghiệp vụ này mang tính quốc tế cao, hàng hóa được vận chuyển qua nhiều quốc gia. Vì vậy, cán bộ bảo hiểm phải nắm rõ đặc điểm, tính chất hàng hóa, khả năng xảy ra tổn thất của hàng hóa, các con tàu và các chuyến hành trình đi biển…để có thể đưa ra mức phí hợp lý và cạnh tranh so với thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Đối với nhân viên giám định, công việc giám định rủi ro cũng như giám định tổn thất là vô cùng quan trọng. Việc đánh giá rủi ro chính xác giúp doanh nghiệp hạn chế nhận những hợp đồng bảo hiểm có độ rủi ro cao, tỷ lệ phí thấp. Từ đó, giảm thiểu được tiền chi bồi thường tổn thất. Quá trình đó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cũng như việc xác định phí cho năm tài chính tiếp theo sẽ không chính xác ảnh hưởng đến khả năng nhận bảo hiểm và nhận tái bảo hiểm. Đối với công tác giám định tổn thất, nếu việc giám định không chính xác dẫn đến khả năng phải bồi thường cho những tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc tình trạng trục lợi bảo hiểm có thể xảy ra. Ngoài ra, các nhân viên cần phải có trình độ giao tiếp và đàm phán tốt để có thể thỏa thuận với các bên có liên quan như chủ tàu, chủ hàng, các đại lý giám định, hội P & I…để đạt được kết quả tốt nhất trong việc phân chia trách nhiệm tổn thất giữa các bên. Hiện nay, tại GIC, các cán bộ công tác tại phòng hàng hải còn tương đối trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, trình độ ngoại ngữ còn chưa tốt. Số lượng còn ít trong khi phải đảm đương với khối lượng công việc lớn từ khâu khai thác đến giải quyết khiếu nại bồi thường cho các nghiệp vụ: Bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm tàu sông, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm vận chuyển nội địa, do vậy chất lượng công việc bị ảnh hưởng nhiều. Để giải quyết vấn đề này, công ty cần có chiến lược đào tạo nâng cao chất lượng của đội ngũ này bằng cách: Đối với cán bộ chủ chốt: xây dựng chương trình đào tạo cơ bản, không những giỏi về nghiệp vụ mà cần có khả năng lãnh đạo, vạch ra hướng chiến lược của doanh nghiệp phù hợp với tình hình nền kinh tế trong nước. Đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Đối cới các cán bộ nhân viên: Doanh nghiệp cần tuyển những người có trình độ chuyên môn phù hợp, có chương trình đào tạo hợp lý nâng cao hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ cũng như tình hình thị trường trong nước và thế giới. Cử cán bộ nhân viên có triển vọng đi học ra nước ngoài học hỏi nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ áp dụng khoa học công nghệ, học hỏi kinh nghiệm từ những nước có thị trường bảo hiểm phát triển như Anh, Đức, Thụy Sỹ… để tiếp thu cái mới về áp dụng vào tình hình thực tế công ty mình. Tuy nhiên việc đào tạo các cán bộ cần phải gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm. Và họ cần phải cam kết, làm việc cho công ty trong thời gian nhất định sau khi được đào tạo. Công ty cần có chính sách đãi ngộ thích đáng để giữ chân các cán bộ nhân viên giỏi, nhiều kinh nghiệm. Bởi để đào tạo lại một cán bộ giỏi như vậy đòi hỏi công ty phải bỏ ra nhiều thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, họ có những mối quan hệ nhất định đối với khách hàng, khi thay thế họ, có thể làm giảm cơ hội kinh doanh. Việc đánh giá chính xác năng lực của mỗi người là cơ sở tốt để đào tạo và khai thác năng lực tạo ra động lực mạnh mẽ, động viên khích lệ nhân viên làm viêc hăng say có hiệu quả, và cống hiến sức lực hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra, Công ty cần tạo điều kiện cho nhân viên của mình nâng cao trình độ ngoại ngữ để phục vụ tốt cho công việc của mình. KIẾN NGHỊ Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng - Luật bảo hiểm ra đời năm 2000 góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp hơn cho thị trường bảo hiểm Việt Nam, tuy đã được bổ sung, chỉnh sửa nhưng bộ luật này tỏ ra còn nhiều thiếu sót, một số nghị định, điều khoản còn chồng chéo nhau. Đặc biệt, với bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển liên quan đến nhiều doanh nghiệp nước ngoài, các điều khoản cũng như các thông lệ quôc tế, do đó các điều luật cần phải hoàn thiện hơn theo hướng quốc tế hóa để tăng khả năng thu hút thêm nhiều hợp đồng. Đồng thời việc giải quyết bồi thường cho các bên hợp lý, đảm bảo quyền lợi khách hàng, cũng như chính bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm. - Ngoài ra, cũng do bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu mang tính quốc tế hóa cao, nên Việt Nam cần phải chú trọng việc đào tạo các luật sư, thẩm phán hiểu sâu, hiều rõ về các lĩnh vực bảo hiểm, xuất nhập khẩu và vận chuyển bằng đường biển để việc phân chia trách nhiệm và quyền lợi quyền lợi một cách chính xác công bằng, giúp Việt Nam không bị thua thiệt trong các vụ kiện. Nhà nước phải có các chính sách hỗ trợ cho các luật sư đi học tập nâng cao trình độ, ngang tầm quốc tế. - Vấn đề luật hàng hải, trong tình hình hiện nay, do các mối quan hệ, thương mại ngày càng được mở rộng, sự giao lưu hàng hải ngày càng phát triển. Do đó, các nhà làm luật Việt Nam cần phải bổ sung, đổi mới thêm cho luật hàng hải, để đáp ứng với sự phát triển nhanh của thế giới, tạo hành lang pháp lý an toàn, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các tổ chức và cá nhân khi tham gia vào quan hệ hàng hải. - Thói quen xuất FOB, nhập CIF đã làm cho Việt Nam mất đi phần lớn thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vào tay các công ty bảo hiểm nước ngoài. Do đó, đối với các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam cần phải thay đổi tập quán cũ, chuyển dần sang nhập FOB, xuất CIF. Điều này không chỉ có lợi cho nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải mà còn làm lợi cho cả nền kinh tế quốc dân, tạo ra cơ hội cho sự phát triển ngành vận tải biển. Sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các lĩnh vực xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hải và vận tải biển có ý nghĩa rất quan trọng, thúc đẩy nhau phát triển. Nhà nước cần có những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu như việc giảm thuế xuất cũng như thuế nhập khẩu. - Việt Nam được đánh giá là nước có độ rủi ro hàng hải cao. Qua một số vụ đâm va nhau dẫn đến tổn thất cả tàu và hàng, có thể thấy rằng, trình độ của đội ngũ thủy thủ, thuyền viên của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Việc hạn chế tổn thất hàng hóa khi xảy ra tai nạn còn kém, do đó hàng hóa tổn thất nhiều. Ngành hàng hải nói chung và các đội tàu biển cần có đầu tư thích đáng nâng cao trình độ các thuyền viên và thủy thủ đoàn. Đặc biệt là thuyền trưởng người chỉ huy con tàu đến đích, nâng cao trình độ quản lý, điều hành an toàn tàu. Ngoài ra, cần phải xây dựng những đội tàu có chất lượng tốt, những con tàu được đăng kiểm chất lượng đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Tổn thất xảy ra càng ít, uy tín ngành hàng hải và các công ty Bảo hiểm trong nước ngày càng được nâng lên. Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam Hiệp hội bảo hiểm cần nâng cao vai trò của mình hơn nữa trong việc phát triển ngành bảo hiểm trong nước. Hiệp hội cần phát huy vai trò là cầu nồi liên kết các công ty bảo hiểm, đưa ra các nội dung cam kết chung và có biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp nào vi phạm điều lệ hiệp hội về cạnh tranh. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp chặt chẽ sẽ giảm được việc cạnh tranh không lành mạnh, tránh tình trạng hạ thấp phí như hiện nay. Điều đó rất quan trọng khi các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, họ sẽ sẵn sang hạ thấp phí, chịu thua lỗ để có thị phần, do họ đã có kinh nghiệm lâu đời và có một nền tài chính vững mạnh. Đối với tình hình bồi thường của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cao như hiện nay, Hiệp hội và Bộ Tài Chính cần mở rộng những cuộc hội thảo dành riêng cho các cán bộ giám định và bồi thường tổn thất, khuyến cáo về những rủi ro có thể xảy ra đối với hàng hóa và việc khắc phục tổn thất. Ngoài ra, hiệp hội khuyến cáo thêm việc thu phí tàu già, khấu trừ với hàng xá. Cần chú ý đến việc ngấm nước, chú ý mất trộm, mất cắp đối với hàng nguyên liệu thức ăn gia súc, phân bón, lương thực, thực phẩm sắt thép bó theo thanh, gỗ tròn trở trên xà lan,…. Đó là những lưu ý trong những vụ tổn thất đã xảy ra, các cán bộ giám định viên, cũng như bồi thường viên cần quan tâm để giám định và bồi thường cho chính xác, tránh thất thoát, bồi thường ngoài phạm vi bảo hiểm. Hiệp hội cần có những biện pháp cụ thể để các khuyến cáo trên được chú ý hơn… KẾT LUẬN Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với kinh tế khu vực cũng như nền kinh tế thế giới, chính vì vậy hoạt động thông thương buôn bán quốc tê đang diễn ra nhộn nhịp góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập của nước ta. Với vai trò là tấm lá chắn cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo hiểm hàng hóa nói chung và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng đã không ngừng phát triển và góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Trong khi tiềm lực của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt là rất lớn. Làm thế nào chúng ta có thể tận dụng được tiềm lực đó. Đó chính là câu hỏi đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam . Tuy nhiên, đây là câu hỏi mang tính lâu dài và chưa có lời giải đáp. Tµi liÖu tham kh¶o 1. Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm, TS. Nguyễn Văn Định, NXB Thống kê - 2004 2. Giáo trình Quản trị kinh doanh Bảo hiểm, TS. Nguyễn Văn Định, NXB Thống kê - 2004 3. Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành (Insurance Principle and Practice) – Học viện Hoàng gia Anh. 4. Incorterms 2000 5. Các tạp chí thông tin thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm, VINARE. 6. Tạp chí bảo hiểm. 7. Tài liệu của phòng bảo hiểm Hàng hải – Công ty Bảo hiểm toàn cầu 8. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo hiểm toàn cầu giai đoạn 2006-2009 9. Website: GIC.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2727873 tamp224i Th7921c tr7841ng tri7875n khai nghi7879p v7909 b7843o h.doc
Tài liệu liên quan