Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

MỤC LỤC Mở đầu ã Lý do chọn đề tài 1 ã Giới hạn đề tài 1 ã Phương pháp nghiên cứu 2 ã Kết cấu đề tài 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TM – CP AN BÌNH 3 1.1 Quá trình hình thành và phát triển 4 1.2 Sơ đồ tổ chức 7 1.3 Tình hình nhân sự 9 1.4 Nghiệp vụ kinh doanh của ABBANK 10 1.5 Kết quả kinh doanh trong thời gian qua 11 1.6 Phương hướng phát triển trong những năm tới 12 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH 14 2.1 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại 14 2.1.1 Tổng quan về tín dụng ngan hàng 14 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 14 2.1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng 16 2.1.1.3 Vai trò tín dụng cá nhân trong nền kinh tế 17 2.1.1.4 Rủi ro tín dụng - iện pháp phòng ngừa và hạn chế 18 2.1.2 Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay cá nhân 26 2.1.2.1 Khái niệm về cho vay cá nhân 27 2.1.2.2 Mục đích của cho vay cá nhân 27 2.1.2.3 Đối tượng của cho vay cá nhân 27 2.1.2.4 Các sản phẩm cho vay cá nhân 28 2.1.2.5 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân 29 2.2 Phân tích thực trang hoạt động cho vay cá nhân tại ABBANK 29 2.2.1 Những quy định chung về tín dụng cá nhân tại ABBANK 29 2.2.1.1 Điều kiện vay vốn 29 2.2.1.2 Các hình thức cho vay 30 2.2.1.3 Trả nợ gốc và lãi vốn vay 30 2.2.1.4 Giới hạn cho vay 31 2.2.2 Quy trình tín dụng 32 2.2.3 Một số sản phẩm cho vay cá nhân tại ABBANK 35 2.2.3.1 Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm 35 2.2.3.2 Cho vay mua xe ôtô 36 2.2.3.3 Cho vay mua nhà, đất, xây sửa nhà 38 2.2.3.4 Cho vay tiêu dùng, tín chấp 40 2.2.3.5 Cho vay cán bộ công nhân viên thuộc EVN mua cổ phần 42 2.2.4 Tình hình huy động và sử dụng vốn tại ABBANK 45 2.2.5 Phân tích các khoản nợ của khách hàng cá nhân 47 2.2.6 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động cho vay cá nhân tại ABBANK 52 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI ABBANK 55 3.1 Xu thế phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam và định hướng phát triển kinh doanh tín dụng của ABBANK 55 3.1.1 Cơ sở phát triển hoạt động kinh doanh tiền tệ 55 3.1.2 Đánh giá tình hình hoạt động của các ngân hàng TMCP mấy năm gần đây 57 3.1.3 Các mục tiêu cụ thể của ABBANK đến năm 2010 60 3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân tại AABANK 60 3.2.1 Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu 60 3.2.2 Liên kết hợp tác chiến lược với các tổ chức kinh tế khác 61 3.2.3 Nâng cao chuyên môn cho CB-CNV 61 3.2.4 Đa dạng hoá sản phẩm 61 3.2.5 Mở rộng mạng lưới hoạt động 61 3.2.6 Mở rộng mạng lưới thẻ ATM 61 3.2.7 Mở rộng và nâng cao dĩch vụ tín dụng qua mạng 61 3.3 Kiến nghị 62 3.3.1 Đề nghị đối với cấp quản lý vĩ mô 62 3.3.2 Đề nghị đối với cấp quản lý ABBANK 62

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC 1.3 TÌNH HÌNH NHÂN SỰ 1.4 NGHIỆP VỤ KINH DOANH CỦA ABBANK 1.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỜI GIAN QUA 1.6 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ABBANK TRONG NHỮNG NĂM TỚI 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tên gọi đầy đủ: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình. Tên tiếng anh: AN BINH Commercial Joint Stock Bank. Tên viết tắt: Ngân hàng TM-CP An bình. Tên đăng ký thương hiệu: ABBANK. ABBANK có hội sở chính tại 78 – 80 Cách Mạng Tháng Tám, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ngân hàng TM_CP An Bình tiền thân là ngân hàng TMCP nông thôn An Bình, hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2005. ABBANK đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) cấp Giấy phép hoạt động Ngân hàng số 0031/NH-GP ngày 15 tháng 4 năm 1993, có hiệu lực từ ngày 18 tháng 9 năm 1997 trong thời hạn 20 năm. Theo quyết định chấp thuận số 1333 ngày 07 tháng 09 năm 2005 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, ABBANK đã được phép chuyển đổi từ Ngân hàng cổ phần nông thôn thành Ngân hàng TMCP Đô Thị. Do đó ABBANK được phép tiến hành đầy đủ các hoạt động Ngân hàng bao gồm hoạt động huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các cá nhân, tổ chức khác nhau, hoạt động cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân khác nhau dựa vào đặc tính và năng lực nguồn vốn của Ngân hàng, tiến hành các giao dịch ngoại hối, các dịch vụ hỗ trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác: cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng với nhau và các hoạt động Ngân hàng khác khi Nhà Nước cho phép. Kể từ ngày thành lập, tốc độ tăng vốn điều lệ của ABBANK tăng qua các thời kỳ như sau: Vốn điều lệ từng kỳ Được NHNN Việt Nam ngày (triệu đồng) chấp nhận theo 1.200 Quyết định số 102/QĐ-NHNN5 21 tháng 03 năm 1998 5.000 Quyết định số 986/NHTP.2001 12 tháng 10 năm 2001 26.804 Quyết định số 494/NHTP.2003 05 tháng 05 năm 2003 35.104 Quyết định số 1338/NHNN-HCM02 26 tháng12 năm 2003 71.544 Quyết định số 967/NHNN-HCN02 22 tháng 06 năm 2004 165.000 Quyết định số 1513/NHNN-HCM02 13 tháng 07 năm 2005 500.000 Quyết định số 677/NHNN-HCM02 02 tháng 06 năm 2006 990.000 Quyết định số 1254/NHNN-HCM02 15 tháng 09 năm 2006 1.131.951 Quyết định số 1517/NHNN-HCM02 06 tháng 11 năm 2006 2.300.000 Quyết định số 863/NHNN-HCM02 13 tháng 06 năm 2007 2.700.000 Quyết định số 280/NHNN-HCM02 15 tháng 08 năm 2008 Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta cũng thấy được phần nào tốc độ phát triển của ABBANK. Tốc độ tăng vốn điều lệ rất nhanh và đều đặn. Để thu hút và phát triển mạng lưới khách hàng, ABBANK không những chú trọng đến việc đào tạo nhân lực mà còn tạo nên một thương hiệu khác biệt với những Ngân hàng khác bằng việc luôn cung ứng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất theo nhu cầu luôn biến đổi của khách hàng. Với việc tổ chức mô hình kinh doanh, tổ chức phù hợp, trang thiết bị hiện đại, thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng và đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng chuyên nghiệp và tận tình. Nhờ đó mà hiện nay ABBANK đã phát triển mạng lưới gồm Hội sở chính và 05 chi nhánh cấp một và 50 PGD rải khắp toàn quốc. Nhưng chủ yếu là ở địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Hội sở và chi nhánh cấp một toạ lạc ở: - Hội sở chính: Địa chỉ: 78-80 Cách Mạng Tháng 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (84- 8) 9300 797 Fax: (84- 8) 9300798 -Các chi nhánh: ABBANK Hà Nội Địa chỉ: 101 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84- 4) 5622828 Fax: (84- 4) 9262870 ABBANK Đà Nẵng Địa chỉ: 174 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Điện thoại: (84-511) 225 262 Fax: (84-511) 255 265 ABBANK Cần Thơ Địa chỉ: 74-76 Hùng Vương, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Điện thoại: (84- 71) 732555 Fax: (84- 71) 732558 ABBANK Bình Dương Địa chỉ: 470, Đại Lộ Bình Dương, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Điện thoại: (84-650) 872 218 Fax: (84-650) 872 217 ABBANK Vũng Tàu Địa chỉ: 08 Hoàng Diệu, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Điện thoại: (84- 64) 512480 Fax: (84- 64) 9262870 Và các chi nhánh Khánh Hoà, Quảng Ninh, Sơn La, Gia Lai, Bạc Liêu. 1.2 Sơ đồ tổ chức Với sơ đồ tổ chức hợp lý như sau tạo cho ABBANK thuận lợi trong việc kiểm soát mọi hoạt động của Ngân Hàng trên toàn hệ thống. Hệ thống các phòng ban khá đầy đủ, tổ chức phân định rõ ràng, sự liên kết giữa các phòng ban khá chặt chẽ đã tạo động lực cho ABBANK phát triển không ngừng trong suốt thời gian qua: KHỐI K/H CÁ NHÂN KHỐI K/H D/NGHIỆP KHỐI K/H ĐỊÊN LỰC KHỐI NGUỒN VỐN TRUNG TÂM THẺ PHÒNG ĐẦU TƯ TRUNG TÂM CNTT TRUNG TÂM TT QUỐC TẾ KHỐI MARKETING KHỐI NHÂN SỰ KHỐI HỖ TRỢ PHÁP LÝ KHỐI QUẢN TRỊ RỦI RO KHỐI P/T MẠNG LƯỚI PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TT&QL TIỀN TỆ PHÒNG HÀNH CHÁNH PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG CHI NHÁNH HÀ NỘI CHI NHÁNH VŨNG TÀU 58 PHÒNG GIAO DỊCH BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT BAN THƯ KÝ HĐQT Sơ đồ tổ chức của ABBANK (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh) CHI NHÁNH GIA LAI CHI NHÁNH QUANG NINH CHI NHÁNH KHÁNH HOẢ CHI NHÁNH BẠC LIÊU CHI NHÁNH SƠN LA 1.3 Tình hình nhân sự Với các cán bộ quản lý trung cấp và sơ cấp. ABBANK tập trung việc tuyển dụng các ứng viên đã có kinh nghiệm từ các Ngân hàng khác và các nhân sự đã tốt nghiệp sau đại học từ nước ngoài. Với nhân viên, ABBANK đã tuyển dụng một lượng lớn nhân sự từ các trường đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế. Các nhân viên mới đều được tuyển dụng kỹ lưỡng theo các quy trình tuyển dụng chuẩn. Sau khi tuyển dụng được tham gia các chương trình đào tạo nghiệp vụ, quy trình phục vụ khách hàng và kỹ năng giao tiếp trong thời gian thử việc. Kết quả đạt được trong năm 2008, nguồn nhân lực của ABBANK tăng cả về số và chất lượng. Tính đến ngày 31/12/2008, tổng số nhân viên của ABBANK là 1200 người. Cơ cấu lao động theo trình độ như sau: Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Sau đại học 44 3.70% Đại học 843 70.25% Cao đẳng 279 23.25% Trung cấp 34 2.80% (Nguồn: Phòng nhân sự Hội sở) 1.4 Nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng TM-CP An Bình ABBANK được NHNN Việt Nam cấp phép cho các hoạt động: Được phép huy động vốn (thường xuyên và không thường xuyên) bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ (vàng) tự do chuyển đổi với các tổ chức trong và ngoài nước dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không có kỳ hạn, kể cả ký kết vay vốn với Ngân hàng nước ngoài. Được phép tiếp nhận vốn đầu tư hay hùn vốn liên doanh.Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán quốc tế giúp cho các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam thực hiện tốt công tác xuất nhập khẩu hàng hoá, thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá, mua bán chứng khoán. Sử dụng các nguồn vốn tự có, vốn huy động và vốn vay chủ yếu cung cấp tín dụng phục vụ sự phát triển kinh tế theo phương thức cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Được phép thực hiện các dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng và kinh doanh ngoại tệ vàng bạc. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với và tổ chức, các cá nhân Việt Nam và người nước ngoài. Thực hiện đồng bộ và đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng hiện đại như: dịch vụ về ngân quỹ, dịch vụ chi lương hộ các doanh nghiệp, giữ hộ và bảo đảm các giấy tờ có giá, dịch vụ thanh toán quốc tế với đầy đủ các phương thức thanh toán mới nhất đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam cũng như trong khu vực và trên thế giới.. 1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian vưà qua Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: triệu đồng. STT Chỉ tiêu Năm Năm SO SÁNH 2008/2007 2007 2008 +/- % I Tổng tài sản 17.174.119 13.393.838 -3.780.281 -22% II. Vốn điều lệ 2.300.000 2.705.882 405.882 18% III. Cho vay 6.878.135 6.538.980 -339.155 -4% IV. Huy động 6.776.279 7.145.068 368.789 5% Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 1.102.138 1.494.823 392.685 35% Chi phí lãi và các khoản chi tương tự 777.777 1.223.981 446.204 57%  V Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 275.277 90.431 -184.846 -67% VI Chi phí dự phòng ruỉ ro tín dụng 44.510 25.018 -19.492 -43% VII Lợi nhuận truớc thuế 230.767 65.413 -165.354 -72% VIII Chi phí thuế TNDN 69.017 16.006 -53.011 -77% IX Lợi nhuận sau thuế 161.750 49.407 -112.343 -69% ( Nguồn: Tổng kết năm 2008 của ABBank) Thu nhập dịch vụ: tăng trưởng 290%, một phần nhờ hoạt động thu phí tín dụng, phí ngoại hối tăng trưởng gấp 3 lần năm trước, bảo lãnh tăng trưởng 4 lần năm trước. Thu nhập đầu tư giảm 54% so năm trước do tình hình khó khăn chung của thị trường. Chi phí hoạt động tăng 68% so với năm 2007: + Do chiến lược phát triển mạng lưới tập trung vào cuối năm 2007 làm cho chi phí hoạt động năm 2008 tăng so với năm 2007. + Do chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN nên lượng tiền huy động khan hiếm; các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh do ảnh hưởng của lạm phát khiến lượng tiền gửi thanh toán (khoản tiền gửi trả lãi không kỳ hạn) giảm mạnh. Để bù đắp lượng tiền thiếu hụt, ngân hàng phải tăng cường huy động tiền gửi có kỳ hạn từ các tổ chức và cá nhân khiến chi phí trả lãi tăng nhanh, riêng chi phí bảo hiểm tiền gửi tăng 233%. Lợi nhuận trước thuế năm 2008 là 65,4 tỉ đồng, đạt 88% kế hoạch điều chỉnh. Do những khó khăn trong năm 2008, Ngân hàng đã thực hành tiết kiệm và cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí hành chính 15%. Toàn ngân hàng thực hiện cắt giảm lương từ 3% đến 9% từ cấp nhân viên đến Ban điều hành. Trong đó, Hoạt động tín dụng: Năm 2008 hoạt động tín dụng của khối ngân hàng đều bị ảnh hưởng và giảm so với năm trước do thực hiện chủ trương thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, NHNN điều chỉnh lãi suất bất thường, các doanh nghiệp đều bị đình trệ sản xuất kinh doanh và các ngân hàng đều gặp khó khăn về nguồn vốn và giải ngân. Bảng 2: Cơ cấu nợ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 S/S 2008/2007 +/- % Ngắn hạn 3.532.854 3.391.161 -141.639 -4% Trung hạn 1.810.768 1.421.688 -389.080 -22% Dài hạn 1.514.512 1.726.131 211.619 14% Tổng dư nợ 6.858.134 6.538.980 -319.154 -5% ( Nguồn: Tổng kết 2008 của ABBANK) 1.6 Định hướng hoạt động cho năm 2009: - Năm 2009 ABBANK phải xây dựng các kịch bản phòng ngừa khủng hoảng và các kế hoạch hành động sẵn sàng ứng phó với sự biến động của nền kinh tế. Có chính sách hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khủng hoảng. - Tập trung phát triển chiều sâu, trọng tâm chuyển từ mở rộng phạm vi hoạt động sang nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động. Xây dựng định vị mới của ABBANK, tập trung vào bán lẻ, phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời gắn kết hình ảnh ABBANK với hình ảnh của cổ đông chiến lược, đẩy mạnh tiếp thị trực tiếp và liên kết với các thương hiệu lớn. - Khai thác tối đa quan hệ với các cổ đông chiến lược và các thành viên thuộc nhóm An Bình như EVN, Maybank, công ty Chứng khoán An Bình, công ty Quản lý Quỹ An Bình cùng nhau chia xẻ thế mạnh và vượt qua khó khăn để cùng phát triển. - Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, giám sát và đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động. Ban hành các tiêu chuẩn chất lượng với các chỉ tiêu định lượng, được đánh giá từ cả phía nội bộ ngân hàng và khách hàng để đảm bảo tính khách quan. - Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro toàn diện bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Những năm trước đây thị trường tiền tệ khá ổn định nên hệ thống này chưa được xem trọng, nay Ngân hàng cần phải chuẩn hóa hoạt động này và xác định mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng để dựa vào đó xây dựng được kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển trung / dài hạn. Tập trung đầu tư và phát triển nguồn nhân lực và công nghệ thông tin, đây là hai khâu then chốt trong việc xây dựng, chuẩn hóa và nâng cao năng lực canh tranh của ngân hàng. Chỉ đạo xây dựng Trung tâm dữ liệu tại TPHCM. Đầu tư cho công nghệ theo lộ trình, đảm bảo ABBANK không lạc hậu về công nghệ. Ngân hàng tiếp tục tăng trưởng dư nợ nhưng phải dựa trên cơ cấu nguồn vốn tránh nguy cơ mất cân đối nguồn vốn. Mục tiêu phục vụ khách hàng cá nhân của ABBANK đòi hỏi Ngân hàng phải tăng cường mọi phương án có thể huy động được nguồn trung / dài hạn ngoài nguồn huy động tiết kiệm dân cư. Ban hành “Hệ thống chất lượng sản phẩm” để các đơn vị trên toàn hệ thống triển cung cấp dịch vụ đồng nhất cho khách hàng nhằm nâng cao thương hiệu ABBANK, tiến đến triển khai ISO trong hoạt động ngân hàng. Xem xét đầu tư mua sắm thêm trụ sở cho chi nhánh lớn, nâng cấp mô hình hoạt động phù hợp cho một số đơn vị qui mô lớn. Tiến hành tái cấu trúc và xây dựng đầy đủ các khối, ban.. theo mô hình Ngân hàng hiện đại phù hợp với mô hình quản lý của ABBANK.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 1.doc
  • docBIA NGOAI.doc
  • docBIA TRONG.doc
  • docBIA TRONG_1.doc
  • docCHUONG 2.doc
  • docCHUONG 3.doc
  • docDANH SACH BIEU DO.doc
  • docKET LUAN.doc
  • docloi cam on.doc
  • docmodau.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docnhanxet.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
Tài liệu liên quan